Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học phân bổ nguồn nước lưu vực sông dựa trên giá trị kinh tế sử dụng nước, áp dụng cho lưu vực sông vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.22 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN NGỌC HÀ

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
DỰA TRÊN GIÁ TRỊ KINH TẾ SỬ DỤNG NƯỚC,
ÁP DỤNG CHO LƯU VỰC SÔNG VỆ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN NGỌC HÀ

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
DỰA TRÊN GIÁ TRỊ KINH TẾ SỬ DỤNG NƯỚC,
ÁP DỤNG CHO LƯU VỰC SÔNG VỆ

VỆ

Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 62.44.02.24
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang
2. PGS.TS. Phạm Quý Nhân

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện tại Khoa Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang – Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, ĐHQGHN và PGS. TS. Phạm Quý Nhân – Trường Đại học TNMT Hà Nội.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới hai Thầy hướng dẫn đã
chỉ bảo, hướng dẫn, tạo động lực và giúp đỡ rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện
và hoàn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Thanh Sơn, PGS.TS Trần
Ngọc Anh, TS. Nguyễn Quang Hưng và các Thầy, Cô Khoa Khí tượng, Thủy văn và

Hải dương học về sự quan tâm giúp đỡ và có những chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi
cho NCS trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Tống Ngọc Thanh, TS. Nguyễn Chí Cơng,
TS. Vũ Thanh Tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu của tác giả cùng với
sự gợi mở nội dung nghiên cứu, hỗ trợ tìm kiếm tài liệu về quy hoạch phân bổ tài
nguyên nước, kết nối các chuyên gia nghiên cứu từ nước ngoài.
Tác giả chân thành cảm ơn TS. Claudia Ringler – Viện Nghiên cứu Chính sách
Nơng nghiệp Quốc tế, Hoa Kỳ vì những chỉ dẫn nghiên cứu, giải đáp một số vấn đề
quan tâm của luận án về kinh tế và phân bổ nguồn nước, chia sẻ tài liệu, giải thuật toán
GAMS của bài toán tối ưu hóa. Cảm ơn TS. Long Chu – Đại học Quốc gia Úc vì
những trao đổi, gợi mở và giải đáp một số vấn đề nghiên cứu của luận án liên quan đến
kinh tế nước. Cảm ơn đề tài KC.09.04/16-20 “Đánh giá tiềm năng, biến động tài
nguyên nước mặt, nước ngầm và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước
phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở một số đảo trọng điểm” đã hỗ trợ tài liệu và kinh
phí trong q trình thực hiện luận án.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn Ông Đỗ Trường Sinh, nhóm nghiên cứu G’s
Group - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ông Christian (BGR – CHLB Đức), Bà
Tara Lucy (Đại học quốc gia Úc), dự án NICHE-HUNRE, Đại học Cơng nghệ Delft,
Hà Lan vì những hỗ trợ tài liệu, giáo trình nghiên cứu liên quan lĩnh vực kinh tế vi mô,
kinh tế thủy lợi.
Tác giả cảm ơn các đồng nghiệp tại Ban điều tra cơ bản tài nguyên nước mặt và
bạn bè đã ủng hộ, động viên NCS hoàn thành luận án.
Con xin cảm ơn Bố, Mẹ hai bên đã luôn cổ vũ, động viên và là chỗ dựa tinh
thần, tạo điều kiện tốt nhất để con hoàn thành được việc học. Cảm ơn vợ và các con vì
những hy sinh thầm lặng, luôn ở bên cạnh, sẻ chia và động viên kịp thời những lúc khó
khăn nhất.
Một lần nữa, NCS xin được trân trọng cảm ơn những sự giảng dạy, chỉ bảo, ủng
hộ và giúp đỡ vô cùng quý báu đó.!

ii



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

............................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết ............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ................................................................... 5
5. nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................................... 6
6. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................ 7
7. Cơ sở tài liệu, thông tin, số liệu được sử dụng ......................................................... 7
8. Cấu trúc Luận án ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ NGUỒN
NƯỚC VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ SỬ DỤNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG .............................. 9

1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 9
1.2. Tổng quan nghiên cứu phân bổ nguồn nước lưu vực sơng ................................ 11
1.2.1. Mục tiêu, vai trị của phân bổ nguồn nước................................................... 11
1.2.2. Nguyên tắc phân bổ nguồn nước lưu vực sơng............................................ 12
1.2.3. Tiêu chí phân bổ ........................................................................................... 13
1.2.4. Cơ chế phân bổ............................................................................................. 14
1.2.5. Ưu tiên phân bổ ............................................................................................ 15
1.2.6. Mơ hình tốn ứng dụng trong phân bổ nguồn nước..................................... 15
1.2.7. Quá trình phân bổ nguồn nước..................................................................... 19
1.2.8. Nghiên cứu về phân bổ nguồn nước lưu vực sông ...................................... 20
1.2.9. Tối ưu PBNN và lựa chọn phương án PBNN .............................................. 25
1.3. Tổng quan nghiên cứu giá trị kinh tế sử dụng nước ........................................... 26

1.3.1. Vai trò giá trị kinh tế sử dụng nước trong phân bổ nguồn nước .................. 26
1.3.2. Quá trình nghiên cứu giá trị kinh tế sử dụng nước ...................................... 27
1.3.3. Phân loại giá trị kinh tế sử dụng nước ......................................................... 29
1.3.4. Phương pháp và phân loại phương pháp xác định GTKTSDN ................... 31
1.3.5. Nghiên cứu giá trị kinh tế sử dụng nước ...................................................... 36
1.4. Những khoảng trống chưa được nghiên cứu ...................................................... 42
1.5. Kết luận chương 1............................................................................................... 43
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ SỬ DỤNG NƯỚC ............................ 46

2.1. Hướng tiếp cận nghiên cứu................................................................................. 46
2.2. Phương pháp phân bổ nguồn nước lưu vực sông ............................................... 50
2.2.1. Xác định phạm vi lưu vực, phân vùng tính tốn .......................................... 52
2.2.2. Đánh giá hiện trạng nguồn nước, khai thác sử dụng và quản lý .................. 52
2.2.3. Dự báo xu thế diễn biến nguồn nước đến và nhu cầu sử dụng nước ........... 53
2.2.4. Xây dựng kịch bản phân bổ nguồn nước ..................................................... 58
2.2.5. Mơ hình thủy văn ......................................................................................... 59
2.2.6. Mơ hình cân bằng nước, lập kế hoạch phân bổ nguồn nước ....................... 60
2.2.7. Lập các phương án phân bổ nguồn nước ..................................................... 61
2.3. Phương pháp ước tính giá trị kinh tế sử dụng nước ........................................... 61
2.3.1. Lựa chọn phương pháp ước tính giá trị kinh tế sử dụng nước ..................... 62
2.3.2. Ước tính giá trị kinh tế sử dụng nước ngành nông nghiệp .......................... 63
iii


2.3.3. Ước tính giá trị kinh tế sử dụng nước ngành Cơng nghiệp .......................... 64
2.3.4. Ước tính giá trị kinh tế sử dụng nước ngành Thủy sản................................ 66
2.3.5. Quy trình xác định giá trị kinh tế sử dụng nước .......................................... 67
2.3.6. Số liệu đầu vào phục vụ tính GTKTSDN .................................................... 69
2.4. Lựa chọn phương án phân bổ nguồn nước ......................................................... 70

2.4.1. Liên kết cơng cụ mơ hình mơ phỏng và tối ưu PBNN LVS ........................ 71
2.4.2. Tối ưu phân bổ nguồn nước cho các đối tượng sử dụng .............................. 73
2.4.3. Phân tích độ nhạy của lời giải tối ưu phân bổ nguồn nước lưu vực sơng .... 75
2.4.4. Tiêu chí lựa chọn phương án phân bổ .......................................................... 76
2.5. Tích hợp quá trình PBNN với quy trình xác định GTKTSDN và cơ sở khoa học
lựa chọn phương án PBNN ......................................................................................... 77
2.6. Kết luận chương 2............................................................................................... 79
CHƯƠNG 3. PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VỆ DỰA TRÊN GIÁ TRỊ
KINH TẾ SỬ DỤNG NƯỚC ................................................................................................. 81

3.1. Giới thiệu lưu vực sông Vệ................................................................................. 81
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 81
3.1.2. Mạng lưới sơng suối..................................................................................... 81
3.1.3. Tài nguyên nước mưa .................................................................................. 83
3.1.4. Tài nguyên nước mặt.................................................................................... 83
3.1.5. Đặc điểm kinh tế-xã hội ............................................................................... 84
3.1.6. Các vấn đề về tài nguyên nước, sử dụng nước trên lưu vực sơng Vệ.......... 85
3.1.7. Nghiên cứu lượng hóa giá trị kinh tế sử dụng nước lưu vực sông Vệ ......... 86
3.1.8. Nghiên cứu phân bổ nguồn nước trên lưu vực sơng Vệ .............................. 86
3.1.9. Thiết lập bài tốn phân bổ và tính tốn mơ phỏng hệ thống PBNN ............ 86
3.2. Phân vùng tính tốn ............................................................................................ 87
3.2.1. Cơ sở phân vùng tính cân bằng nước ........................................................... 87
3.2.2. Kết quả phân vùng tính cân bằng nước ........................................................ 88
3.3. Tính tiềm năng tài nguyên nước mặt trên các tiểu lưu vực ................................ 89
3.4. Nhu cầu sử dụng nước hiện trạng 2013 và dự báo 2020 .................................... 95
3.4.1. Nhận diện các đối tượng sử dụng nước chính trên lưu vực ......................... 95
3.4.2. Tiêu chuẩn cấp nước cho các đhuẩn cấp nước ch ........................................ 95
3.4.3. Tổng hợp nhu cầu dùng nước ...................................................................... 96
3.5. Mơ hình cân bằng nước hệ thống tài ngun nước lưu vực sông Vệ ................. 97
3.5.1. Thiết lập sơ đồ tính trong mơ hình WEAP .................................................. 97

3.5.2. Chỉnh lý mơ hình cân bằng nước ................................................................. 99
3.6. Cân bằng nước hiện trạng lưu vực sơng Vệ ....................................................... 99
3.7. Tính tốn cân bằng nước theo các kịch bản ..................................................... 102
3.8. Tính tốn giá trị kinh tế sử dụng nước ............................................................. 108
3.8.1. Số liệu đầu vào tính tốn giá trị kinh tế sử dụng nước .............................. 108
3.8.2. Kết quả tính giá trị kinh tế sử dụng nước................................................... 109
3.8.3. Kiểm định kết quả xác định GTKTSDN .................................................... 110
3.9. Lựa chọn kịch bản phân bổ nguồn nước lưu vực sơng Vệ ............................... 111
3.10. Tính tốn phương án phân bổ nguồn nước lưu vực sông Vệ ........................... 113
3.10.1. Các phương án phân bổ nguồn nước ......................................................... 113
3.10.2. Tính cân bằng nước theo các phương án phân bổ nguồn nước ................. 114
iv


3.11. Tối ưu PBNN dựa trên GTKTSDN và lựa chọn phương án PBNN lưu vực sông
Vệ .......................................................................................................................... 115
3.11.1. Khai báo các biến, hệ số đầu vào ............................................................... 115
3.11.2. Hàm mục tiêu ............................................................................................. 118
3.11.3. Các ràng buộc............................................................................................. 118
3.11.4. Chuyển đổi giá trị trung bình về giá trị biên của ngành cơng nghiệp ........ 119
3.11.5. Kết quả tính tối ưu...................................................................................... 120
3.11.6. Phân tích độ nhạy của lời giải tối ưu PBNN lưu vực sơng Vệ .................. 124
3.11.7. So sánh kết quả tính toán giữa các phương án ........................................... 128
3.11.8. Lựa chọn phương án phân bổ ..................................................................... 132
3.12. Thảo luận giá trị kinh tế sử dụng nước và phân bổ nguồn nước: lý luận và thực
tiễn .......................................................................................................................... 135
3.13. Kết luận Chương 3 ............................................................................................ 136
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 138

4.1. Kết luận .............................................................................................................. 138

4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 143
PHỤ LỤC

............................................................................................................................ 1

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14

Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23
Bảng 3.24
Bảng 3.25
Bảng 3.26
Bảng 3.27
Bảng 3.28
Bảng 3.29
Bảng 3.30
Bảng 3.31
Bảng 3.32
Bảng 3.33
Bảng 3.34
Bảng 3.35
Bảng 3.36
Bảng 3.37
Bảng 3.38
Bảng 3.39
Bảng 3.40

Các yếu tố phân bổ nguồn nước ............................................................................ 12
Mục tiêu và nguyên tắc phân bổ nguồn nước ........................................................ 13
Nhóm phương pháp xác định GTKTSDN ............................................................. 33

Ưu nhược điểm của một số phương pháp xác định GTKTSDN ........................... 34
Yêu cầu và điều kiện áp dụng các phương pháp ước tính GTKTSDN ................. 35
Ví dụ về sàng lọc khả năng đáp ứng thơng tin ...................................................... 68
Các đặc trưng thống kê dòng chảy năm tại trạm An Chỉ....................................... 84
Phân phối dịng chảy trung bình tháng nhiều năm thời kỳ 1981-2013 .................. 84
Dân số trên địa bàn lưu vực sông Vệ năm 2013 .................................................... 84
Phân vùng tính cân bằng nước lưu vực sơng Vệ [9].............................................. 88
Lượng mưa bình quân tại các trạm quan trắc sử dụng trong tính tốn .................. 90
Trọng số các trạm mưa tính tốn cho các tiểu lưu vực .......................................... 91
Đánh giá chỉ tiêu các sai số.................................................................................... 92
Các đặc trưng thống kê dòng chảy năm đến các tiểu lưu vực ............................... 94
Các đối tượng sử dụng nước chính trên lưu vực sơng Vệ [9]................................ 95
Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt trên lưu vực sông Vệ ..................................... 95
Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực sông Vệ ......................................... 97
Ký hiệu các đối tượng sử dụng nước thiết lập trong mô hình WEAP ................... 98
Tổng hợp lượng nước thiếu năm 2013 và 2020 (triệu m3) .................................. 100
Cân bằng nước theo tiểu lưu vực năm hiện trạng 2013 và năm 2020 ................. 101
Cân bằng nước theo đối tượng năm hiện trạng 2013 và năm 2020 ..................... 101
Thống kê các kịch bản nghiên cứu PBNN lưu vực sông Vệ ............................... 104
Tổng hợp các kịch bản tính cân bằng nước giai đoạn 2013-2020 ....................... 105
Số liệu đầu vào tính tốn GTKTSDN nơng nghiệp ............................................. 108
Số liệu đầu vào tính tốn GTKTSDN cơng nghiệp ............................................. 108
Số liệu đầu vào tính tốn GTKTSDN ni trồng thủy sản .................................. 109
Kết quả tính GTKTSDN cho nơng nghiệp trên lưu vực sơng Vệ........................ 109
Kết quả tính GTKTSDN cho cơng nghiệp trên lưu vực sơng Vệ ........................ 110
Kết quả tính GTKTSDN cho thủy sản trên lưu vực sông Vệ .............................. 110
Các chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn kịch bản PBNN LVS Vệ ............................... 112
Lượng nước được phân bổ theo ngành và khả năng đáp ứng .............................. 114
Lượng nước được phân bổ theo tiểu lưu vực và khả năng đáp ứng .................... 114
Các hệ số đầu vào trên các tiểu lưu vực tính tốn ............................................... 115

Các biến đầu ra trên các tiểu lưu vực tính tốn ................................................... 117
Các hàm ràng buộc biến đầu ra............................................................................ 118
Tối ưu phân bổ theo tiểu lưu vực -PA3 ............................................................... 122
Tối ưu phân bổ theo ngành sử dụng nước -PA3 .................................................. 123
Giới hạn xác định thay đổi các hệ số hàm mục tiêu ............................................ 125
Kết quả phân tích độ nhạy các hệ số hàm mục tiêu ............................................. 126
Kết quả phân tích độ nhạy đối với các ràng buộc ................................................ 128
So sánh lượng nước phân bổ và khả năng đáp ứng theo đối tượng sử dụng nước .... 130
So sánh lượng nước phân bổ và khả năng đáp ứng theo các tiểu lưu vực ........... 130
Giá trị kinh tế PBNN và mức đóng góp theo các tiểu lưu vực ............................ 130
Giá trị kinh tế PBNN và mức đóng góp theo đối tượng sử dụng nước ............... 130
Ma trận các tiêu chí lựa chọn phương án PBNN ................................................. 133
Kết quả lựa chọn phương án phân bổ nguồn nước lưu vực sông Vệ năm 2020 .. 134

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 2.15
Hình 2.16
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 3.18

Hình 3.19
Hình 3.20
Hình 3.21
Hình 3.22
Hình 3.23
Hình 3.24
Hình 3.25
Hình 3.26
Hình 3.27
Hình 3.28

Quá trình quy hoạch phân bổ nguồn nước trên thế giới (R. Speed et al., 2013) ................ 20
Sơ đồ nội dung phân bổ nguồn nước ................................................................................. 24
Sơ đồ nội dung phân bổ nguồn nước (Thông tư số 42) ..................................................... 25
Hai giai đoạn nghiên cứu về giá trị kinh tế sử dụng nước ................................................. 29
Phân loại giá trị của nước (R Kerry Turner, 2004) ............................................................ 30
Các thành phần giá trị của nước (Roger, P. et al, 1998) .................................................... 30
Các thuộc tính sử dụng nước (Agudelo, 2001) .................................................................. 30
Nguyên tắc chung của chi phí nước (Rogers et al, 1998) .................................................. 36
Ba vấn đề luận án cần giải quyết ....................................................................................... 46
Bốn thành phần đặc trưng của tiếp cận phân tích hệ thống nguồn nước ........................... 49
Ba hệ thống con của một hệ thống nguồn nước................................................................. 49
Phân cấp thứ bậc của hệ thống nguồn nước lưu vực sông ................................................. 49
Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu của luận án .............................................................................. 50
Sơ đồ quá trình lập phân bổ nguồn nước lưu vực sơng ..................................................... 51
Tính nhất qn và phương pháp phân bổ........................................................................... 52
Nguyên tắc xác định lượng nước có thể phân bổ............................................................... 55
Sơ đồ xây dựng kịch bản PBNN ........................................................................................ 59
Cơ sở thiết lập các phương án PBNN ................................................................................ 61
Quy trình áp dụng để ước tính giá trị kinh tế sử dụng nước .............................................. 67

Số liệu đầu vào tính GTKTSDN ........................................................................................ 70
Liên kết cơng cụ mơ hình mơ phỏng và tối ưu .................................................................. 72
Hệ công cụ, kỹ thuật được đề xuất sử dụng trong luận án ................................................. 72
Sơ đồ tích hợp quá trình PBNN với xác định GTKTSDN ................................................ 78
Cơ sở khoa học PBNN dựa trên GTKTSDN ..................................................................... 78
Vị trí lưu vực sơng Vệ ....................................................................................................... 82
Sơ đồ phân vùng tính tốn cân bằng nước lưu vực sông Vệ ............................................. 89
Thiết lập các lưu vực và nhập số liệu đầu vào cho mơ hình NAM .................................... 91
Kết quả tính tốn trọng số các trạm mưa theo phương pháp đa giác Theissen.................. 91
So sánh đường q trình lưu lượng tính tốn và thực đo tại trạm An Chỉ ......................... 92
Kết quả mô phỏng chuỗi dòng chảy liên tục cho các tiểu lưu vực 1977-2013 .................. 93
Tỷ lệ tổng lượng dòng chảy năm của các tiểu lưu vực thuộc lưu vực sông Vệ ................. 94
Tổng lượng dòng chảy các mùa trên từng tiểu lưu vực ..................................................... 94
Sơ đồ tính tốn cân bằng nước lưu vực sông Vệ trong WEAP ......................................... 98
Biểu đồ lưu lượng tính tốn từ WEAP và thực đo tại trạm An Chỉ năm 2013 .................. 99
Khả năng đáp ứng nhu cầu nước theo tiểu lưu vực ......................................................... 101
Khả năng đáp ứng nhu cầu nước theo ngành sử dụng ..................................................... 102
Khả năng đáp ứng nhu cầu nước theo từng đối tượng sử dụng ....................................... 102
Sơ đồ tổng hợp kịch bản và các phương án tính tốn ...................................................... 105
Lượng nước thiếu trong các năm theo các kịch bản (triệu m3) ........................................ 106
Khả năng đáp ứng nhu cầu nước – Kịch bản phát triển cao ............................................ 106
Khả năng đáp ứng nhu cầu nước –Kịch bản phát triển nguồn nước ................................ 106
Khả năng đáp ứng nhu cầu nước –Kịch bản quản lý nhu cầu.......................................... 107
Khả năng đáp ứng nhu cầu nước – Kịch bản tổng hợp .................................................... 107
Dạng đường (a) chi phí biên, chi phí trung bình và (b) lợi ích biên GTKTSDN............. 120
Sử dụng OpenSolver ........................................................................................................ 122
Khả năng đáp ứng nhu cầu nước – PA3 .......................................................................... 123
Cơ cấu sử dụng nước và tỷ lệ đóng góp GTKT trước và sau khi tối ưu- năm 2020 ........ 123
Kết quả phân tích độ nhạy của lời giải tối ưu PBNN lưu vực sông Vệ ........................... 125
Tỷ lệ khả năng đáp ứng nhu cầu nước theo đối tượng sử dụng -năm 2020 ..................... 131

Tỷ lệ khả năng đáp ứng nhu cầu nước theo các tiểu lưu vực nước -năm 2020 ............... 131
Giá trị kinh tế theo tháng của các phương án PBNN – năm 2020 ................................... 131
Tổng giá trị kinh tế theo 3 phương án phân bổ nguồn nước – năm 2020 ........................ 132

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACM
AEM
CBA
CEA
CEM
CM
COI
CVM
FAO
GIS
GTKTSDN
HPM
ICWE
IQQM
KCN
KTSD
LVS
MIKE BASIN
MITSIM
MP
NAM

NCS
PBNN
PFA
PTHT
QHTNN
QHPBNN
RCM
RIM
PFA
TCM
TEV
TNN
UNESCAP
WEAP
WTA
WTP

: Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được
: Phương pháp tiêu dùng đảm bảo
: Phân tích chi phí lơị ích
: Phân tích chi phí-hiệu quả
: Phương pháp thí nghiệm lựa chọn
: Phương pháp lựa chọn mơ hình
: Chi phí cho bệnh tật
: Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
: Hệ thống thông tin địa lý
: Giá trị kinh tế sử dụng nước
: Phương pháp giá cả hưởng thụ
: Hội nghị quốc tế về nước và Môi trường

: (Integrated water Quantity and Quality simulation Model) Mơ hình tính tốn cân bằng nước
: Khu cơng nghiệp
: Khai thác sử dụng
: Lưu vực sơng
: Mơ hình tính toán cân bằng nước
: (Massachusett Institute of Technology Simualation Model) Mơ hình tính tốn cân bằng nước
: Giá thị trường
: (Nedbor- Afstromming-Model) Mơ hình mưa – chảy
: Nghiên cứu sinh
: Phân bổ nguồn nước
: Phương pháp tiếp cận hàm sản xuất
: Phân tích hệ thống
: Quy hoạch tài nguyên nước
: Quy hoạch phân bổ nguồn nước
: Phương pháp chi phí thay thế
: Phương pháp số dư
: Phương pháp tiếp cận hàm sản xuất
: Phương pháp chi phí du lịch
: Tổng giá trị kinh tế nước
: Tài nguyên nước
: Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc
: (Water Evaluation And Planning System) Hệ thống quy hoạch và đánh giá nguồn nước
: Sẵn sàng chấp nhận
: Sẵn sàng chi trả

viii


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết
Tài nguyên nước Việt Nam bị hạn chế trong khi gia tăng cao nhu cầu khai thác
sử dụng nước khơng cịn là nhận thức mà là một thực tế hiện hữu trên hầu hết các lưu
vực sông. Những thách thức trên ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp, cơ quan
quản lý lúc này cần phải chia sẻ lượng nước giữa các đối tượng sử dụng nhằm thỏa
mãn các yêu cầu sử dụng, bảo đảm tối đa hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội thông
qua việc sử dụng nguồn nước được cấp (Ariel Dinar et al., 2013).
Quy hoạch phân bổ nguồn nước lưu vực sơng ngày càng có ý nghĩa quan trọng
trong giải quyết các tranh chấp nguồn nước giữa các địa phương, vùng miền và cả
phạm vi quốc tế. Trong bối cảnh đó, cách thức phân bổ nguồn nước đang ngày càng có
vai trị quan trọng, đồng thời là một chủ đề "nóng" đang được quan tâm trong những
năm gần đây. Tuy nhiên, phân bổ nguồn nước (PBNN) lưu vực sông trong hầu hết các
trường hợp chưa mang lại kết quả mong muốn. Một phần nguyên nhân có thể do: i)
quá trình chia sẻ nguồn nước thường bị ràng buộc bởi các quy định trong khuôn khổ
pháp lý, thể chế quản lý và ii) yếu tố hiệu quả về kinh tế chưa được quan tâm đúng
mức.
Quan điểm thể chế, công cụ giá cả hay dựa vào thị trường được sử dụng để
phân bổ tài nguyên nước là những chủ đề nổi bật trong bối cảnh hiện nay. Những hạn
chế về quản lý và PBNN trong quá khứ đang đẩy ngành nước ngày càng trở nên khó
khăn, phức tạp trong việc đáp ứng đủ nguồn nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội. Lượng nước khai thác thực tế đã chạm tới ngưỡng giới hạn có thể khai thác nước
trên hầu hết các lưu vực sông. Một cách tiếp cận mới, như quản lý nhu cầu, các lựa
chọn thỏa hiệp (trade-off) giữa các đối tượng sử dụng nước cạnh tranh địi hỏi phải có
hiểu biết tốt hơn, phân tích sâu hơn về các giá trị của nước. Nói cách khác, giá trị kinh
tế sử dụng nước (GTKTSDN) phải được nhìn nhận và quan tâm đúng mức trong bối
cảnh hiện tại.
Trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước, thước đo GTKTSDN được xem là
tiêu chí tối ưu phân bổ nguồn nước, đánh giá hiệu quả sử dụng nước tới các đối tượng
sử dụng. Yếu tố kinh tế sử dụng nước đã được đưa vào quan điểm chỉ đạo của ngành
nước ở Việt Nam thông qua quy định sử dụng nước phải tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên,

1


trong một thời gian dài, GTKTSDN vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đúng
mức.
Khi xem xét nguồn nước trên lưu vực sông, các n

n t thường quan tâm

đến giá trị kinh tế sử dụng của nguồn nước, cụ thể là mục đích sử dụng nào mang lại
giá trị kinh tế cao nhất và cách xác định các giá trị kinh tế đó (Robert A. Young,
2005), Robert A. Young, B Loomis, 2014). Đối với các nhà kỹ thuật tài nguyên nước
thì thường tập trung vào cách thức và tỉ lệ phân bổ cho các đối tượng sử dụng, đặc biệt
trong trường hợp thiếu nước. Khi áp lực về cung cầu tài nguyên nước ngày càng tăng,
các n

quản lý phải đưa ra được các quyết định cụ thể về phương án phân bổ được

chọn để đảm bảo tính khả thi và mang lại hiệu quả lợi ích kinh tế cho tất cả các bên
liên quan.
Một hàng hóa, hay tài sản có giá trị thì các chủ thể ln có ý thức gìn giữ, bảo
vệ. Đối với nguồn nước, ngồi việc đã được thừa nhận như một hàng hóa có giá trị
kinh tế (của cộng đồng thế giới từ sau tháng 1 năm 1992) còn được xem là tài sản ở
Việt Nam (đã được đưa vào Hiến pháp 2013). Điều này có nghĩa là:
Thứ nhất, tài sản đó phải được định giá – giá trị kinh tế sử dụng nước để bảo vệ,
bảo tồn, lưu giữ và phát triển.
Thứ hai, phải được phân bổ hài hòa, hợp lý giữa các đối tượng sử dụng để bảo
đảm việc khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
Khi nguồn nước trở nên khan hiếm, thường xuyên xảy ra vấn đề thiếu nước thì
hai khía cạnh trên lại càng trở nên cấp bách. Để tiến hành phân bổ nguồn nước đạt

được tiêu chí cơng bằng và hiệu quả kinh tế đối với các mục đích sử dụng thì cần phải
dựa trên giá trị kinh tế sử dụng nước. Đây được xem là cơ sở quan trọng để hiểu rõ
cách mà nguồn nước thực sự được sử dụng như thế nào. Cả hai khía cạnh trên cần một
cách tiếp cận và sử dụng phương pháp khoa học – tư duy phân tích hệ thống mà trong
đó, sự kết hợp giữa mơ phỏng, tối ưu và cơng cụ kinh tế đóng vai trị đặc biệt quan
trọng trong quyết định PBNN lưu vực sông.
Lưu vực sơng được xem là đơn vị thích hợp cho việc quản lý và PBNN, điều
này phù hợp cách tiếp cận của cộng đồng thế giới, đồng thời tuân theo nguyên tắc
quản lý tài nguyên nước ở trong nước được quy định trong Luật tài nguyên nước năm
2012 (Quốc Hội khóa 13, 2012). PBNN ngày càng nhấn mạnh việc áp dụng các công cụ,
kỹ thuật tiên tiến, xem xét đa tiêu chí, đóng vai trị quan trọng trong quản lý tổng hợp
2


TNN. GTKTSDN phải được định lượng cụ thể, có căn cứ kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo chặt
chẽ, cùng với PBNN, việc xác định GTKTSDN phải phù hợp thực tiễn và dễ áp dụng.
Ở trong nước, đặt trong bối cảnh về quyền khai thác sử dụng nước, các nguyên
tắc, kỹ thuật lập PBNN đã được pháp quy hóa. Mặc dù vậy, qua hơn 15 năm công tác
ngành nước tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, nổi bật lên trong số những vấn đề/ thách
thức thường trực trong quản lý và quy hoạch tài nguyên nước cần phải giải quyết đó là:
(1) Cơng tác lập quy hoạch phân bổ nguồn nước lưu vực sơng trong bối cảnh
hiện nay, trình tự nội dung, phương pháp thực hiện;
(2) Giá trị kinh tế sử dụng nước, cách xác định và áp dụng vào quá trình lập quy
hoạch phân bổ nguồn nước; và,
(3) Phương án phân bổ nguồn nước, cách lựa chọn và ra quyết định.
Hiện tại, ba vấn đề trên mang tính thời sự - phân bổ nguồn nước lưu vực sông, với
đại diện là nhà kỹ thuật; tính mới-xác định giá trị kinh tế sử dụng nước, với đại diện là nhà
kinh tế và tính ứng dụng-lựa chọn phương án phân bổ, với đại diện là nhà quản lý.
Ba vấn đề thực tiễn đặt ra cần phải được nghiên cứu, làm rõ, với đầy đủ cơ sở
khoa học, phù hợp bối cảnh, tình hình thực tế ở các lưu vực sơng trong nước và điều

kiện năng lực của cơ quan lập quy hoạch. Yêu cầu cần thể hiện được các nội dung cơ
bản như: (i) xác lập rõ ràng trình tự nội dung, bước đi phù hợp cho quá trình lập quy
hoạch phân bổ nguồn nước lưu vực sông, các giai đoạn lập quy hoạch cần tiến hành, nội
dung, phương pháp và công cụ lập quy hoạch PBNN; (ii) chỉ ra phương pháp tính giá trị
kinh tế sử dụng nước và cách thức tích hợp giá trị này trong lập quy hoạch phân bổ nguồn
nước; (iii) xác lập một khuôn khổ, phương pháp phân tích, đánh giá để lựa chọn và quyết
định phương án phân bổ nguồn nước khả thi thực tiễn và có thể áp dụng ngay.
Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để xác lập quá trình PBNN cần phải thực hiện, chi
tiết hóa các nội dung yêu cầu?. Xác định GTKTSDN và giá trị này sẽ được người ra
quyết định PBNN xem xét như thế nào dựa trên các quy định đã có và nhu cầu tích
hợp trong q trình PBNN. Cần phải có thêm thơng tin, cơng cụ để phân bổ hiệu quả
và tối đa hóa lợi ích sử dụng nước trong phương án phân bổ được chọn là những vấn
đề quan tâm chính của luận án này.
Từ những luận cứ trên, nghiên cứu sinh đã xác định và lựa chọn đề tài luận án
“Nghiên cứu cơ sở khoa học phân bổ nguồn nước lưu vực sông dựa trên giá trị

3


kinh tế sử dụng nước, áp dụng cho lưu vực sông Vệ” để nghiên cứu với mục tiêu,
nội dung nghiên cứu được trình bày ở các mục tiếp theo như sau.
2. M c ti u n hi n c u
Mục tiêu tổng quát: xác lập được cơ sở khoa học lựa chọn phương án phân bổ
nguồn nước lưu vực sông có xét đến giá trị kinh tế sử dụng nước
Từ mục tiêu tổng quát, hai mục tiêu cụ thể của luận án là:
- Đưa ra được nội dung, phương pháp, cơng cụ và quy trình phân bổ nguồn
nước lưu vực sơng có xét đến giá trị kinh tế sử dụng nước;
- Lựa chọn được phương pháp phù hợp để tính giá trị kinh tế sử dụng nước
trong điều kiện, hoàn cảnh ở Việt Nam.
3. Đối t n ph

vi n hi n c u
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định: (1) q trình PBNN mặt lưu
vực sơng; (2) phương pháp tính GTKTSDN và (3) lựa chọn phương án PBNN. Trong
đó: PBNN mặt lưu vực sơng theo từng ngành sử dụng nước và theo từng tiểu lưu vực;
phương pháp tính GTKTSDN được xác định với các ngành cơng nghiệp, nông nghiệp
và thủy sản.
Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản được lựa chọn để tính
GTKTSDN và phân tích lựa chọn phương án PBNN với lý do: (1) đây là ba đối tượng
đặc trưng cơ bản nhất của sử dụng nước có tiêu hao, bắt gặp hầu hết trên các lưu vực
sơng; (2) với bài tốn phân bổ và lựa chọn phương án phân bổ cơ bản nhất, sau khi có
phương án bảo đảm ln cấp đủ nước cho sinh hoạt, tiếp đến luôn là ba đối tượng trên
được xem xét phân bổ theo các tiêu chí và thứ tự ưu tiên khác nhau; (3) với bài toán
xác định GTKTSDN, khi xét khả năng đáp ứng yêu cầu số liệu đặc thù về nguồn cung
– cầu, đặc biệt là số liệu về kinh tế ngành (các loại hình chi phí để sản xuất và phân
phối đến các đối tượng sử dụng nước theo đơn vị 1 m3 nước) là rất phức tạp, khó đáp
ứng trong điều kiện thực tế trong nước. Do đó, để có sự đồng nhất với bài tốn phân
bổ, luận án chọn 3 ngành cơng nghiệp, nơng nghiệp và thủy sản để tính GTKTSDN.
Phạm vi nghiên cứu khoa học là nguồn nước mặt lưu vực sông.
Phạm vi không gian ứng dụng là lưu vực sông Vệ. Lưu vực này được lựa chọn
để ứng dụng xuất phát từ các yếu tố sau:
- Đã có sự hiểu biết thực tế của NCS về địa bàn nghiên cứu:
4


Năm 2008, NCS là thành viên của nhóm thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch tài
nguyên nước vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (NAWAPI, 2010), trực tiếp đi khảo
sát tại tỉnh Quảng Ngãi, trong đó có lưu vực sơng Vệ.
Năm 2011, trong đề tài luận văn của mình, NCS đã có nghiên cứu áp dụng mơ
hình WEAP phân bổ nguồn nước lưu vực sông Vệ (Nguyễn Ngọc Hà, 2012). luận án
này là sự kế thừa và tiếp tục phát triển về phân bổ nguồn nước lưu vực sông Vệ.

- Tính đại diện của địa bàn nghiên cứu: lưu vực sơng Vệ là một lưu vực sơng
nhỏ, mang tính đại diện cho các lưu vực sông miền Trung. Kết quả nghiên cứu có thể
áp dụng và triển khai rộng cho các lưu vực khác có điều kiện tương tự trong cùng
vùng/ miền.
- Tính phù hợp: do lưu vực là nhỏ nên phù hợp cho việc giải quyết đồng thời ba
vấn đề luận án cần nghiên cứu có tính phức tạp và khá mới trong điều kiện nghiên cứu
ở trong nước. Việc tính tốn mơ hình thủy văn, cân bằng nước, phân tích các kịch bản,
phương án phân bổ nguồn nước, phân tích độ nhạy kết quả tính tối ưu cần một khối
lượng cơng việc tính tốn rất lớn trong mỗi giai đoạn giải quyết từng bài toán một cách
riêng rẽ hay tích hợp.
4. C ch tiếp c n ph n ph p n hi n c u
a) Cách tiếp cận
Ti p cận hệ thống: để xem xét mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống con trong
hệ thống nguồn nước gồm: (1) nguồn nước; (2) sử dụng nước; và (3) quản lý tài
nguyên nước thông qua bốn thành phần đặc trưng của phân tích hệ thống như mơ tả ở
Hình 2.2.
Ti p cận tổng hợp: dựa trên quan điểm “Phát triển bền vững” để xem xét đầy
đủ các yếu tố thời gian, khơng gian, cơ chế chính sách, nguồn nước và khai thác sử
dụng nước trên lưu vực sông nhằm đạt được các yêu cầu của ba trụ cột kinh tế, xã hội
và mơi trường.
Phân tích hệ thống (PTHT): hệ thống nguồn nước trên lưu vực sơng nói chung
và áp dụng đối với lưu vực sơng Vệ nói riêng, được phân tích, đánh giá bằng các cơng
cụ mang tính logic, định lượng và có cấu trúc. Đây là hướng tiếp cận nghiên cứu chủ
đạo của luận án.
Ti p cận dựa trên quan đ ểm quản lý n u cầu dùng nước: chuyển từ đáp ứng
nhu cầu sang phương thức quản lý nhu cầu trong quy hoạch và quản lý tài nguyên
5


nước: dựa trên những quy hoạch sử dụng nước, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và

xem xét các phương án phân bổ nguồn nước từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của các
phương án khai thác sử dụng nước, phục vụ luận chứng lựa chọn phương án phân bổ
nguồn nước.
Ti p cận thử nghiệm: tiến hành thử nghiệm, ứng dụng phương pháp thực
nghiệm ước tính GTKTSDN và quy trình phân bổ nguồn nước được đề xuất cho một
lưu vực sông cụ thể - lưu vực sông Vệ.
b) Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa các tài liệu đã có: Vấn đề nghiên cứu GTKTSDN trong
phân bổ nguồn nước của luận án đã được một số nhà khoa học trong và ngoài nước
nghiên cứu từ trước, đặc biệt là ở nước ngoài. Do vậy, trên quan điểm kế thừa, tổng
quan các nghiên cứu đã có, đồng thời tìm ra hướng nghiên cứu riêng trong luận án.
- Phương pháp mơ hình hóa: luận án sử dụng kết hợp hai cơng cụ mơ hình lưu
vực sơng cơ bản gồm mơ hình mơ phỏng và mơ hình tối ưu để xem xét giải quyết tồn
diện bài tốn PBNN và lựa chọn phương án PBNN;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê: các số liệu, tài liệu thu thập được
tiến hành phân loại, tổng hợp, phân tích nhằm mục đích tạo đầu vào cho tính tốn mơ
hình mơ phỏng (thủy văn, cân bằng nước) và tối ưu, phân tích lựa chọn phương án
phân bổ nguồn nước;
- Phương pháp GIS: dựa theo số liệu quan trắc nhiều năm về thủy văn, thảm phủ,
phân tích vị trí, quy mơ, diễn biến tài nguyên nước, diễn biến trong hoạt động khai thác
nông nghiệp, công nghiệp và thủy sản trên lưu vực nghiên cứu. Phương pháp này cũng
được sử dụng để xây dựng, biên tập và thể hiện các kết quả nghiên cứu của luận án.
5. Ý n hĩa h a học v thực tiễn c a u n n
Ý n hĩa h a học: luận án xác lập cơ sở khoa học của quá trình PBNN; lựa
chọn được phương pháp phù hợp để xác định GTKTSDN ở điều kiện trong nước làm
luận chứng lựa chọn phương án phân bổ nguồn nước lưu vực sông, cụ thể:
- Xác lập cơ chế, các phương pháp phân bổ tường minh, có cấu trúc trong q
trình phân bổ nguồn nước lưu vực sông theo tiếp cận phân tích hệ thống;
- Sử dụng kết hợp mơ hình mơ phỏng và mơ hình tối ưu hóa;
- Xác định giá trị kinh tế sử dụng nước được xây dựng thành quy trình cho ba

đối tượng sử dụng cơ bản;
6


Ý n hĩa thực tiễn: dựa trên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm áp dụng trên
lưu vực sông Vệ đã cho thấy:
- Kết quả của luận án có thể áp dụng ngay cho công tác quản lý và PBNN tại
địa phương là tỉnh Quảng Ngãi, và các lưu vực sơng khác có điều kiện tương tự. Đồng
thời, phương pháp PBNN và xác định GTKTSDN được luận án thực hiện có thể làm
hướng dẫn áp dụng tại các cơ quan có chức năng thực hiện việc lập quy hoạch tài
nguyên nước.
- Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng nhằm tăng cường chất lượng quy
hoạch nguồn nước và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn nước ở một số lưu
vực sông, cụ thể theo: địa giới hành chính hoặc tiểu lưu vực hoặc các hộ sử dụng nước
khác nhau.
- Xét trên khía cạnh hiệu quả xã hội, PBNN và GTKTSDN là cơng cụ quan
trọng, hữu ích cho các nhà quản lý TNN tác nghiệp. Hơn nữa, xem xét GTKTSDN cịn
giúp các cấp quản lý có những định hướng, giải pháp cụ thể trong việc phân bổ nguồn
nước đạt hiệu quả tốt nhất khi tiến hành PBNN theo từng lưu vực sơng, vùng, khu vực
hành chính quản lý.
6. Đón óp ới c a u n n
1. Đưa ra một phương pháp luận phân bổ nguồn nước lưu vực sông dựa trên giá
trị kinh tế sử dụng nước theo tiếp cận phân tích hệ thống (sử dụng tích hợp mơ phỏng
với tối ưu hóa).
2. Đưa ra quy trình xác định giá trị kinh tế sử dụng nước cho nông nghiệp, công
nghiệp, thủy sản làm cơ sở lựa chọn phương án phân bổ nguồn nước lưu vực sông và
ứng dụng thành công cho lưu vực sông Vệ.
7. C sở t i iệu th n tin số iệu
c sử d n
Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng các nguồn dữ liệu chính sau:

1) Nhóm tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và kinh tế ngành (công
nghiệp, nông nghiệp, thủy sản) thu thập từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi trong
các năm 2010-2014 và được tổng hợp, phân nhóm về các tiểu lưu vực trên sơng Vệ.
2) Nhóm tài liệu về khí tượng, thủy văn được thu thập từ Trung tâm thông tin
và dữ liệu khí tượng thủy văn thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia.
3) Tài liệu địa hình, mạng lưới sông suối được thu thập từ Cục đo đạc bản đồ,
Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ sở dữ liệu GIS 1/50.000).
7


4) Dữ liệu, tài liệu được thu thập, điều tra khảo sát, tổng hợp, phân tích và đánh
giá trong quá trình: thực hiện đề tài cấp Bộ (2013-2016) TNMT.02.49; luận văn Thạc
sỹ của NCS thực hiện năm 2011 (Nguyễn Ngọc Hà, 2011) [9] và từ một số cơng trình
nghiên cứu trước đó trên lưu vực sơng Vệ.
5) Một số kết quả nghiên cứu của luận án đã được thể hiện ở 05 cơng trình đã
được cơng bố mà NCS là tác giả và đồng tác giả.
8. Cấu tr c Lu n n
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, kiến nghị và các phụ lục kèm theo, nội
dung luận án được trình bày trong 3 chương sau:
Ch

ng 1. Tổng quan về tình hình n hi n c u phân bổ nguồn n ớc v

trị kinh tế sử d n n ớc

i

u vực s n : tổng hợp, phân tích các cơng trình nghiên

cứu có liên quan ở trong và ngồi nước về “giá trị kinh tế sử dụng nước”, “phân bổ

nguồn nước” và “lựa chọn phương án phân bổ nguồn nước” từ đó rút ra nhận định về
những khoảng trống chưa được nghiên cứu làm cơ sở hình thành hướng tiếp cận giải
quyết vấn đề nghiên cứu được đặt ra của luận án trong Chương 2.
Ch

n 2. C sở khoa học phân bổ nguồn n ớc

u vực s n v ph

n

ph p x c ịnh i trị kinh tế sử d n n ớc: trình bày khung tiếp cận nghiên cứu của
luận án. Chi tiết hóa cơ sở khoa học, nội dung, phương pháp và công cụ để thực hiện
đối với ba vấn đề nghiên cứu chính luận án cần giải quyết.
Ch

n 3. Phân bổ nguồn n ớc

u vực s n Vệ dựa tr n i trị kinh tế sử

d n n ớc: trình bày các kết quả nghiên cứu của luận án áp dụng cụ thể đối với phân
bổ nguồn nước lưu vực sông Vệ.

8


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ NGUỒN
NƯỚC VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ SỬ DỤNG NƯỚC LƯU VỰC SƠNG

Chương 1 trình bày hai nội dung trọng tâm nghiên cứu tổng quan về (i) phân bổ

nguồn nước (PBNN) lưu vực sông và, (ii) nghiên cứu xác định giá trị kinh tế sử dụng
nước (GTKTSDN), một số khái niệm có liên quan được trình bày ở phần đầu để dẫn dắt
vấn đề nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, những khoảng trống chưa
được nghiên cứu được luân án chỉ ra và cùng với những kết luận phần cuối chương 1 sẽ làm
cơ sở đề xuất hướng tiếp cận, nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận án trong
chương 2.
1.1. Một số h i niệ
1. T nguyên nước: bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và
nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Luật tài
nguyên nước năm 2012).
2. Nguồn nước: là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa
nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác (Luật tài nguyên nước
năm 2012).
3. P ân bổ nguồn nước (water allocation): là một quá trình chia sẻ nguồn tài
nguyên nước hữu hạn giữa các vùng và giữa các đối tượng sử dụng nước cạnh tranh
(OECD, 2015), R. Speed et al, 2013). Phát biểu một cách khác, phân bổ nguồn nước là
một cơ chế dùng để quyết định việc ai sẽ được cấp nước, được cấp là bao nhiêu, từ địa
điểm nào, khi nào và sử dụng cho mục đích gì (R. Speed et al, 2013).
4. Quy hoạc p ân bổ nguồn nước (water allocation planning): là quá trình
đánh giá lượng nước có thể sử dụng trong phạm vi một lưu vực (hay một vùng) và xác
định cách thức phân bổ cho các vùng, các ngành hay các đối tượng sử dụng nước khác
nhau (R. Speed et al, 2013).
6. Bản quy hoạc p ân bổ nguồn nước: là kết quả của một quy hoạch phân bổ
nguồn nước, đồng thời là công cụ của quản lý nhà nước về tài nguyên nước do cơ quan
quản lý ban hành. Một bản quy hoạch phân bổ nguồn nước có thể dùng để phân bổ nước
trực tiếp cho các vùng, các ngành và đối tượng sử dụng hoặc xác định một quy trình nguồn
nước sẽ được phân bổ. Có các loại quy hoạch PBNN cấp quốc gia; cấp LVS; cấp vùng/tỉnh.
9



7. Lượng nước có t ể sử dụng (utilizable water): xét trên một lưu vực sơng,
lượng nước có thể sử dụng trên lưu vực là lượng nước có thể được khai thác, phục vụ
cho các mục đích sử dụng. Lượng nước có thể sử dụng phụ thuộc vào: (1) chế độ thủy
văn, thủy lực trên lưu vực; (2) hạ tầng cơng trình trữ nước và (3) tổng lượng nước hiện có
trên lưu vực (chi tiết tại Hình 2.8).
8. Lượng nước có t ể p ân bổ (allocable water): R. Speed et al (2013) cho rằng
Lượng nước có t ể p ân bổ là lượng nước có thể sử dụng trừ lượng nước dành cho các
ưu tiên sử dụng, lượng nước quy định trong các thỏa thuận liên vùng, liên quốc gia và
lượng nước dành cho đảm bảo yêu cầu dòng chảy mơi trường (chi tiết tại Hình 2.8).
Trong luận án, lượng nước có t ể p ân bổ được xác định trên cơ sở tổng lượng nước có
thể sử dụng trừ đi lượng nước duy trì dịng chảy mơi trường.
9. G á trị kinh t nước (economic value of water): bao gồm (1) giá trị kinh tế sử
dụng nước; (2) lợi nhuận thực từ việc sử dụng nước gián tiếp; (3) lợi nhuận thực từ
việc sử dụng nước hồi quy và (4) điều chỉnh cho các mục đích xã hội (Peter Philips
Rogers, P. et al, 1998).

10. G á trị kinh t sử dụng nước (economic value to users of water): là giá trị
kinh tế mang lại được quy đổi thành tiền của một đối tượng sử dụng nước.
11. Ưu t ên p ân bổ: Xét một lưu vực sông với nhiều tiểu lưu vực, mỗi tiểu lưu
vực có nhiều ngành/ đối tượng sử dụng nước hiện có khác nhau. Ưu tiên phân bổ lúc
này được hiểu là (1) có một số tiểu lưu vực và (2) có một số ngành nhất định sẽ được
đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước so với các tiểu lưu vực, các ngành khác trên một lưu
vực và được thể hiện thông qua lượng nước được phân bổ. Ví dụ, tất cả các vùng trong
lưu vực được phân bổ đầy đủ, thỏa mãn tất cả các nhu cầu của các ngành được ưu tiên
cao nhất. Chúng có thể là mục đích sinh hoạt, cơng nghiệp hay mơi trường. Lượng
nước cịn lại sẽ tiếp tục được phân bổ theo thứ tự ưu tiên sử dụng tiếp theo trong phạm
vi lưu vực như nông nghiệp, thủy sản, giải trí, giao thơng thủy.
12. T êu c í p ân bổ: Là những yếu tố hay các khía cạnh được xem xét, định
lượng cụ thể trong quá trình tiến hành xác định lượng nước được phân bổ cho mỗi

ngành, mỗi tiểu lưu vực trong một lưu vực sông. Điều này có nghĩa tiêu chí phân bổ
khơng cố định mà có sự kết hợp và mở rộng. Ví dụ, 3 tiêu chí phổ quát được nhắc đến
nhiều nhất là kinh tế - xã hội- môi trường, nhiều bản quy hoạch phân bổ nguồn nước

10


sử dụng các đánh giá lợi ích kinh tế, xã hội của tình hình sử dụng nước hiện tại như là
những tiêu chí quan trọng trong quyết định phân bổ nguồn nước lưu vực sông.
13. Kịch bản p ân bổ: Kịch bản phân bổ nguồn nước là các tình huống, khả
năng/ xu hướng hay bối cảnh có thể xảy ra trong kỳ quy hoạch trên lưu vực sông. Một
kịch bản PBNN mô tả một tương lai (trong kỳ quy hoạch ~ 10 năm sau) có thể xảy ra
và bối cảnh cho việc lập quy hoạch. Nó có thể bao gồm các thay đổi về nguồn cung,
nhu cầu, đối tượng và các biện pháp quản lý tài nguyên nước trên lưu vực. Xây dựng
kịch bản PBNN là việc mô tả, diễn giải chi tiết các tình huống/ khả năng đó, nó giúp
lường trước các biến động, bất định trong tương lai để ứng phó phù hợp.
14. P ương án p ân bổ: Phương án PBNN là những diễn giải cách thức xác
định lượng nước được phân bổ đến các đối tượng sử dụng nước, đến các tiểu lưu vực
và việc thực thi tiến hành phân bổ các nguồn nước đó được sử dụng. Về bản chất, đó là
việc chi tiết hóa các yêu cầu đầu ra của một bản quy hoạch PBNN gồm có khai thác ở
đâu, khi nào, bao nhiêu và cho mục đích sử dụng nào. Phương án PBNN được chọn
chính là nội dung quyết định PBNN của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.
Mối liên quan giữa G á cả (price)- C

p í (cost) – g á trị kinh t sử dụng

nước (value) được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu và tìm cách phân biệt để ứng
dụng trong các bài toán cụ thể. Tài liệu “Hướng dẫn kinh doanh để định giá nước” của
Hội đồng kinh doanh thế giới cho phát triển bền vững (WBCSD, 2013) cho rằng, mấu
chốt quan trọng để phân biệt các thuật ngữ cost-price-value trong định giá nước là yếu

tố lợi ích (benefit) như sau: price là giá nước mà người sử dụng phải trả cho bên cung
cấp; cost là chi phí cho việc sản xuất ra 1 m3 nước cung ứng đến đối tượng sử dụng;
liên kết cost và price đến người sử dụng sẽ có hai trường hợp: (1) người sử dụng nước
tạo ra các giá trị lợi ích (benefit) dương (+) thì đó chính là giá trị kinh tế sử dụng nước
mang lại (value) và (2) lợi ích (benefit) âm (-) thì đó là thiệt hại về kinh tế sử dụng
nước. Trong luận án, yếu tố kinh tế được xem xét là G á trị kinh t sử dụng nước –
economic value to user of water. Giá trị này được sử dụng làm cơ sở đánh giá hiệu quả
sử dụng nước và luận chứng lựa chọn phương án phân bổ nguồn nước giữa các đối
tượng, vùng, khu vực trên lưu vực sông.
1.2. Tổn quan n hi n c u phân bổ n uồn n ớc
1.2.1.

Mục tiêu, vai trò của phân bổ nguồn nước

11

u vực s n


Trong thực tế, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và tiệm cận dần đến các giới
hạn về kinh tế, kỹ thuật về nguồn cung dẫn đến khó đảm bảo khả năng cấp nước theo thời
gian và không gian. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, có nước nhưng khơng đảm bảo
chất lượng cho các mục đích sử dụng đã dẫn đến mặc dù có nước mà khơng thể sử dụng.
Điều này có nghĩa sử dụng tài ngun nước khơng được lãng phí mà phải góp phần đảm
bảo cho nhu cầu sử dụng nước hiện tại và cho tương lai (Savenije & Van der Zaag, 2000).
Mục tiêu của quy hoạch PBNN (R. Speed et al, 2013) là: (1) bảo đảm cơng bằng,
bình đẳng trong sử dụng nước giữa các đối tượng, giữa các vùng; (2) bảo vệ môi
trường trên cơ sở bảo vệ các hệ sinh thái thiết yếu phụ thuộc vào nguồn nước; (3) ưu
tiên và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, bao gồm hỗ trợ ưu tiên phát triển chiến lược
và bảo vệ hệ sinh thái; (4) cân bằng cung – cầu trong khai thác, sử dụng nước và (5)

thúc đẩy sử dụng nước có hiệu quả. Trong đó, các mục đích 4 và 5 là các mục đích
được xem là quan trọng hơn cả, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại.
1.2.2.

Nguyên tắc phân bổ nguồn nước lưu vực sông
Phân bổ nguồn nước lưu vực sông dựa trên ba nguyên tắc (principles) cơ bản:

hiệu quả, công bằng và bền vững nhằm tối đa hóa lợi ích cho xã hội, môi trường và
kinh tế (Jin F. Wang et al., 2007). Phân bổ hợp lý nguồn nước cần đảm bảo cân bằng
giữa cung và cầu; theo thời gian (tháng, năm, nhiều năm), không gian (vùng, tiểu
vùng, tiểu lưu vực) và cho các đối tượng sử dụng nước khác nhau (Yamout G et al.,
2005). Đặc biệt cần xem xét trên các vùng, tiểu vùng khí hậu khơ hạn và bán khô hạn
(Just R et al., 1998).
R. Speed et al (2013) đã đưa ra “mười quy tắc vàng” trong lập quy hoạch phân
bổ nguồn nước, trong đó nhấn mạnh phân bổ nguồn nước không chỉ xem xét quyền
của người sử dụng nước mà cịn liên quan đến các khía cạnh quản lý và kỹ thuật. Bảng
1.1 liệt kê một số hoạt động liên quan cần phải được xem xét đầy đủ trong bối cảnh
PBNN hiện tại (UNESCAP, 2000).
Bảng 1.1

Các yếu tố phân bổ nguồn nước

Cơ sở pháp lý

Các quyền sử dụng nước, khn khổ pháp lý và chính sách sử dụng
nước
Cơ sở thể chế
Chính phủ, phi chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm thúc đẩy và
giám sát việc sử dụng nước hiệu quả
Cơ sở kỹ thuật

Việc phân tích, đánh giá, giám sát và mơ hình hóa đặc điểm nguồn nước,
số lượng, chất lượng nước và xu thế diễn biến của nguồn nước
Các khía cạnh tài chính Việc xác định chi phí và cơng nhận những lợi ích đi cùng với quyền sử

12


và kinh tế

dụng nước, tạo thuận lợi cho việc kinh doanh, trao đổi, giao dịch về tài
nguyên nước
Nước với vai trò là hàng Các biện pháp để đảm bảo mục tiêu, vai trò an sinh xã hội, cải tạo và bảo
hóa, hàng hóa cơng cộng vệ mơi trường và các mục tiêu khác của nguồn nước
Sự tham gia
Cơ chế phối hợp giữa các tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham
gia xem xét, hỗ trợ các lợi ích của họ
Hạ tầng ngành nước
Các cơng trình cung cấp, điều tiết nước, chuyển nước và được điều hành,
quản lý bởi nhà nước. Các doanh nghiệp đóng vai trị sử dụng nước
Nguồn: UNESCAP (2000)

Mục tiêu tổng quát của phân bổ nguồn nước là tối đa hóa lợi ích của nước đối
với xã hội và được cụ thể hóa theo các lĩnh vực về xã hội, kinh tế và môi trường trong
hệ thống PBNN. Như có thể thấy trong Bảng 1.2, mỗi phân loại mục tiêu có nguyên
tắc và kết quả tương ứng đi kèm.
Bảng 1.2

Mục tiêu và nguyên tắc phân bổ nguồn nước

M c ti u


N uy n tắc

Kết quả

Mục tiêu xã hội

Cơng bằng

Mục tiêu kinh tế

Hiệu quả

Mục tiêu mơi trường

Tính bền vững

Cung cấp cho các nhu cầu thiết yếu:
- Nước uống
- Nước vệ sinh
- An ninh lương thực
Tối đa hóa giá trị kinh tế của sản xuất:
- Phát triển nông nghiệp và công nghiệp
- Sản xuất điện
- Phát triển vùng
- Kinh tế địa phương
Duy trì chất lượng mơi trường:
- Duy trì chất lượng nguồn nước
- Hỗ trợ và duy trì chức năng nguồn nước đối
với môi trường sống

- Giá trị cảnh quan tự nhiên
Nguồn: UNESCAP(2000)

1.2.3.

Tiêu chí phân bổ
Để đánh giá chính sách PBNN một tiêu chí quan trọng là (1) hiệu quả kinh tế

(Ariel Dinar et al., 1997). Tiêu chí này cho phép tái phân bổ nước từ việc chuyển giữa
các đối tượng có hiệu quả sử dụng nước thấp sang các đối tượng có hiệu quả sử dụng
nước cao. Bên cạnh đó trong một số trường hợp cụ thể, một vài tiêu chí khác cũng
được xem xét trong PBNN (Howe et al., 1986); (J. Winpenny, 1994); (Carraro et al.,
2005); (DK Weragala, 2010) đó là: (2) quyền sử dụng nước, (3) khả năng dự báo
cung- cầu về nguồn nước, (4) xem xét phát triển chiến lược, (5) tính linh hoạt trong hệ
thống PBNN, (6) yếu tố thể chế, chính sách và (7) sự đồng thuận của cộng đồng.

13


Trong q trình PBNN, các tiêu chí này đóng một vai trò quan trọng trong xây
dựng kịch bản PBNN, lựa chọn cơ chế, phương pháp PBNN, lựa chọn phương án
PBNN và phê duyệt bản quy hoạch PBNN. Mặc dù tiêu chí hiệu quả kinh tế được chấp
nhận và đạt được sự đồng thuận rộng rãi tuy nhiên, trong thực tế đã có những thời
điểm vai trị tiêu chí của hiệu quả kinh tế thường xếp sau một số tiêu chí liệt kê ở trên,
đặc biệt là khi quá trình PBNN có xét đến yếu tố chính trị, văn hóa và xã hội.
1.2.4.

Cơ chế phân bổ
Quá trình PBNN được thực hiện thông qua cơ chế phân bổ nguồn nước. Các cơ


chế phân bổ nguồn nước thường được phân loại thành ba nhóm (Dinar et al, 1997;
(Meinzen-Dick et al., 1996): (1) phân bổ dựa trên phạm vi hành chính, lưu vực sơng;
(2) phân bổ dựa trên các đối tượng sử dụng và (3) phân bổ dựa trên cơ chế thị trường.
Trên cơ sở nguyên tắc và tiêu chí PBNN được xác định trước, các cơ chế này sau đó
có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp trong quá trình PBNN. Những cơ chế nêu
trên được thảo luận ngắn gọn dưới đây.
Cơ c

PBNN dựa trên p ạm v

n c ín , lưu vực sông: cơ quan quản lý đưa

ra các ngưỡng giới hạn lượng nước được phân bổ về các đơn vị hành chính hay lưu
vực sơng ở quy mơ lưu vực lớn. Đây là cơ chế được sử dụng phổ biến trong các nước
đang phát triển (Meinzen- Dick et al, 1996; (Molle, 2004). Nhìn chung, cơ chế này
quan tâm nhiều hơn đến sự bình đẳng, quyền sử dụng nước và đáp ứng tốt hơn lợi ích
chung. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thực hiện PBNN theo cơ chế
này đã bộc lộ một số hạn chế và khó khăn như: (i) về phía cung, phân bổ thường vượt
quá nhu cầu thực tế dẫn đến mất cân đối khả năng nguồn nước; (ii) về phía cầu sử
dụng nước chưa hiệu quả, lãng phí và khơng khuyến kích được sử dụng nước tiết kiệm
và (iii) thiếu một khung pháp lý, trách nhiệm các bên giữa các cơ quan giám sát quá
trình PBNN (Johansson RC, 2000); (Repetto, 1986).
Cơ c

PBNN dựa trên các đố tượng sử dụng nước: Trên cơ sở hạn chế những

tồn tại trong PBNN theo phạm vi hành chính (Van Koppen et al., 2007). Cụ thể là cho
phép các đối tượng sử dụng có liên quan được tham gia vào các quyết định PBNN. Ưu
điểm của cơ chế này là có xét đến các yếu tố về điều kiện lưu vực, khả năng nguồn
nước, tập quán sử dụng nước và khả năng thích ứng. Hiện tại, nhiều lưu vực sông, các

hệ thống tưới, tiêu đã áp dụng khá thành công cơ chế này bằng cách thiết lập các hiệp
hội sử dụng nước ở các cấp độ quy mô khác nhau.
14


Cơ c

PBNN dựa trên t ị trường được hình thành chủ yếu ở một số nước phát

triển và đã có thị trường nước hoạt động cạnh tranh ví dụ như Mỹ, Mexico, Chile, Úc,
Đan Mạch. Cơ chế này thể hiện tính linh hoạt trong PBNN dưới các hình thức như để
thị trường nước hoàn toàn quyết định việc trao đổi, giao dịch và chuyển nhượng quyền
sử dụng nước, lượng nước được phân bổ trực tiếp giữa các đối tượng sử dụng, nhà
nước chỉ đóng vai trị điều phối và dẫn dắt chung. Cơ chế này cho phép người sử dụng
nước ưu tiên sử dụng nước cho những mục đích sử dụng có giá trị kinh tế cao hơn, đặc
biệt là trong các tình huống hạn hán, khan hiếm nước thơng qua trao đổi tự nguyện
giữa các bên với nhau. Nó cũng tạo ra động lực thúc đẩy việc bảo tồn nước và đầu tư
vào công nghệ sử dụng nước tiết kiệm. Mặc dù có những đặc điểm tích cực, nhưng
như phân tích ở trên, thị trường nước mới chỉ xuất hiện ở một số ít quốc gia phát triển
so với với phần cịn lại của thế giới vẫn chưa có điều kiện áp dụng.
1.2.5.

Ưu tiên phân bổ
Một yếu tố quan trọng trong 3 cơ chế phân bổ đó là ưu tiên phân bổ. Khi tình

huống thiếu nước xảy ra trong khi quyền được khai thác nước (nhu cầu tối thiểu sử
dụng nước của các đối tượng) và đáp ứng đủ lượng nước u cầu khơng cịn được bảo
đảm. Khi đó vấn đề đặt ra đối với quá trình phân bổ là xác định: đối tượng được phép
khai thác; lượng nước được phép khai thác và các mục đích sử dụng được phân bổ.
Ưu tiên phân bổ, như tên gọi của nó với bản chất là xác định thứ tự ưu tiên các đối

tượng sử dụng, được thể hiện dựa trên tỷ lệ phân bổ cho mỗi đối tượng. Khi các tình huống
thiếu nước xảy ra trên lưu vực, cùng với nguyên tắc phân bổ, thứ tự ưu tiên phân bổ phải
được xem xét để có sự thống nhất ngay trong giai đoạn đầu của quá trình PBNN. Các hình
thức ưu tiên phân bổ có thể được xem xét áp dụng gồm (Wurbs RA, 2003).
(1) Ưu tiên theo diễn biến tự nhiên của nguồn nước: phân bổ theo thứ tự ưu tiên
từ thượng nguồn về đến hạ nguồn;
(2) Ấn định ưu tiên: các đối tượng sử dụng được gán thứ tự ưu tiên;
(3) Ấn định thứ tự ưu tiên cùng với tỷ lệ phân bổ.
Một hệ thống PBNN được xét đầy đủ thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ sẽ cho
phép quản lý và giám sát việc sử dụng nước ở lưu vực sông. Ưu tiên phân bổ được sử
dụng để giải quyết một số vấn đề cụ thể phải đối mặt trong tình trạng khan hiếm nước
để đạt được các mục tiêu đặt ra giữa các bên liên quan.
1.2.6.

Mơ hình tốn ứng dụng trong phân bổ nguồn nước
15


×