Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu phân loại họ chè (theaceae d don) ở tỉnh lâm đồng và đề xuất biện pháp bảo tồn một số loài bị đe dọa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.58 MB, 230 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------

LƯƠNG VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌ CHÈ (THEACEAE)
Ở TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN
MỘT SỐ LOÀI BỊ ĐE DỌA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------

LƯƠNG VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌ CHÈ (THEACEAE)
Ở TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN
MỘT SỐ LOÀI BỊ ĐE DỌA
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 62420111

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. TRẦN NINH


2. PGS.TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận án này là trung thực. Một phần kết quả được công bố
trong các báo cáo khoa học của tôi. Luận án chưa từng được công bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Nghiên cứu sinh

Lương Văn Dũng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc
đến PGS.TS. Trần Ninh, PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, là những người thầy
hướng dẫn trực tiếp tôi thực hiện luận án.
Tôi xin cám ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Khoa Sinh
học –Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cám ơn
Ban lãnh đạo Khoa Sinh học – Trường Đại học Đà Lạt.
Tôi xin trân trọng cám ơn các thầy cô đã tham gia giảng dạy, hướng
dẫn, đánh giá chuyên đề cho lớp cao học QH 2014. Xin cám ơn các thầy cô
Khoa Sinh học –Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận án tại khoa. Cám
ơn các bạn học viên trong khóa học đã chia sẻ thơng tin, tài liệu học tập.
Tôi cũng xin cám ơn lãnh đạo và nhân viên các Vườn quốc gia, Khu bảo
tồn thiên nhiên và Ban quản lý rừng thuộc tỉnh Lâm Đồng, nơi tôi đến điều tra,
thu thập mẫu vật. Xin cám ơn lãnh đạo và nhân viên phòng tiêu bản thực vật

thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Bản tàng thiên nhiên, Viện Dược liệu, Viện
Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Sinh học nhiệt đới – Tp. Hồ Chí Minh và
Trường Đại học Đà Lạt. Xin cám ơn sự hỗ trợ về kinh phí của Đề án 911.
Cuối cùng tơi xin cám ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Nghiên cứu sinh

Lương Văn Dũng


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục ...................................................................................................................... 1
Danh mục bảng ......................................................................................................... 4
Danh mục hình .......................................................................................................... 5
Bảng ký hiệu chữ viết tắt ......................................................................................... 7
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết của luận án ....................................................................................... 8
2. Mục tiêu của luận án ............................................................................................... 8
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................................. 8
4. Những điểm mới của luận án ................................................................................. 8
5. Bố cục của luận án .................................................................................................. 9

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 10
1.1. VỊ TRÍ HỌ CHÈ (THEACEAE D. Don) TRONG NGÀNH MỘC LAN
(MAGNOLIOPHYTA) ............................................................................................ 10
1.2. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU HỌ CHÈ TRÊN THẾ GIỚI .................................. 11
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỌ CHÈ Ở VIỆT NAM VÀ LÂM ĐỒNG ....... 17
1.4. SƠ LƯỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH LÂM ĐỒNG ................................ 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 34
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 34
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 34
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 34
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 34
2.4.1. Phương pháp kế thừa ...................................................................................... 34
2.4.2. Phương pháp hình thái so sánh ....................................................................... 35
2.4.2.1. Nghiên cứu ngồi thực địa ...................................................................... 35
2.4.2.2.Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ........................................................ 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 39
3.1. LỰA CHỌN HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HỌ CHÈ (THEACEAE D. Don) Ở
LÂM ĐỒNG ............................................................................................................. 39
1


3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HỌ CHÈ Ở LÂM ĐỒNG ........................................ 39
3.3. KHÓA PHÂN LOẠI CÁC TAXON THUỘC HỌ CHÈ Ở LÂM ĐỒNG ........ 44
3.4. ĐẶC ĐIỂM CÁC TAXON THUỘC HỌ CHÈ Ở LÂM ĐỒNG ...................... 44
3.4.1. Subfam.1. Theoideae – Phân họ Chè.............................................................. 44
3.4.1.1. Trib.1. Pyrenarieae – Tông Thạch châu .................................................. 44
3.4.1.2. Trib.2. Gordonieae – Tơng Gị đồng ....................................................... 46
3.4.1.3. Trib.3. Theeae – Tông Chè ..................................................................... 49
3.4.2. Subfam.2. Ternstroemioideae – Phân họ Giang núi ....................................... 86

3.4.2.1. Trib.4. Ternstroemieae – Tông Giang núi............................................... 87
3.4.2.2. Trib.5. Adinandreae – Tông Dương đồng ............................................... 92
3.5. GIÁ TRỊ CỦA CÁC LOÀI THUỘC HỌ CHÈ Ở LÂM ĐỒNG .................... 106
3.5.1. Giá trị khoa học ............................................................................................ 106
3.5.2. Giá trị sử dụng .............................................................................................. 106
3.5.2.1. Cây gỗ ................................................................................................... 106
3.5.2.2. Cây dược liệu ........................................................................................ 106
3.5.2.3. Cây cảnh ................................................................................................ 107
3.5.2.4. Giá trị sử dụng khác .............................................................................. 108
3.6. HIỆN TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI THUỘC HỌ
CHÈ Ở LÂM ĐỒNG .............................................................................................. 109
3.6.1. Hiện trạng họ Chè ở Lâm Đồng ................................................................... 109
3.6.1.1. Hiện trạng phân bố ................................................................................ 109
3.6.1.2. Hiện trạng quần thể ............................................................................... 110
3.6.1.3. Mức độ nguy cấp ................................................................................... 111
3.6.2. Các yếu tố tác động đến quần thể ................................................................. 112
3.6.2.1. Mở rộng diện tích đất nơng nghiệp ....................................................... 112
3.6.2.2. Phá rừng, cháy rừng .............................................................................. 112
3.6.2.3. Khai thác lấy gỗ và làm cây cảnh ......................................................... 113
3.6.2.4. Xây dựng thủy điện, hồ chứa nước, đường giao thông ......................... 114
3.6.2.5. Chăn thả gia súc .................................................................................... 114
3.6.3. Giải pháp bảo tồn.......................................................................................... 114
3.6.3.1. Nghiên cứu vùng phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái ...................... 114
3.6.3.2. Khoanh bảo vệ loài trong tự nhiên ........................................................ 114
2


3.6.3.3. Thử nghiệm nhân giống ........................................................................ 116
3.6.3.4. Xây dựng mô hình bảo tồn .................................................................... 119
3.6.3.5. Phát triển cây lâm nghiệp, cây dược liệu, cây cảnh .............................. 119

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 121
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 123
PHẦN PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Danh sách các chi thuộc họ Chè (Theaceae D.Don)

13

Bảng 1.2. Hệ thống phân loại chi Camellia theo Orel & Curry (2015)

22

Bảng 1.3. Danh sách các loài và thứ thuộc họ Chè (Theaceae D. Don) ở
Lâm Đồng (thống kê đến năm 2016)

24

Bảng 2.1. Danh sách tuyến điều tra

37

Bảng 3.1. Hệ thống phân loại họ Chè ở Lâm Đồng


39

Bảng 3.2. So sánh đặc điểm loài Camellia luteocerata và Camellia
dormoyana

58

Bảng 3.3. So sánh đặc điểm loài Camellia dongnaiensis và Camellia
vidalii

66

Bảng 3.4. So sánh đặc điểm loài Camellia cattienensis và Camellia longii

67

Bảng 3.5. So sánh đặc điểm loài Camellia duyana và Camellia
furfuracea

72

Bảng 3.6. So sánh đặc điểm loài Camellia ligustrina và Camellia kissii

76

Bảng 3.7. Hàm lượng polyphenol tổng số trong lá một số loài Trà
(Camellia) ở Lâm Đồng

107


Bảng 3.8. Danh lục các lồi có giá trị thuộc họ Chè ở Lâm Đồng

108

Bảng 3.9. Danh sách loài bị đe dọa thuộc họ Chè ở Lâm Đồng

111

Bảng 3.10. Danh sách các loài đề nghị khoanh bảo tồn trong tự nhiên

115

4


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí tuyến điều tra họ Chè ở Lâm Đồng
Hình 3.1. Hình thái lá
Hình 3.2. Kiểu hoa
Hình 3.3. Hình thái bao phấn
Hình 3.4. Hình thái bầu
Hình 3.5. Hình thái quả
Hình 3.6. Hình thái hạt
Hình 3.7a,b. Pyrenaria jonquieriana Pierre
Hình 3.8a,b. Schima superba Gard. & Champ.
Hình 3.9a,b. Polyspora microphylla Luong, Nguyen et Truong
Hình 3.10a,b. Polyspora huongiana Orel, Curry & Luu
Hình 3.11. Polyspora tonkinensis (Pit.) B. M. Barthol. & T. L. Ming
Hình 3.12a,b. Polyspora bidoupensis (Gagnep.) Orel, Peter G. Wilson, Curry & Luu
Hình 3.13a,b. Camellia capitata Orel, Curry & Luu

Hình 3.14a,b. Camellia luteopallida Luong, T.Q .T. Nguyen & Luu
Hình 3.15a,b. Camellia dormoyana (Pierre ex Laness.) Sealy
Hình 3.16a,b. Camellia dalatensis Luong, Tran & Hakoda
Hình 3.17a,b. Camellia langbianensis (Gagnep.) Phamh.
Hình 3.18a,b. Camellia piquetiana (Pierre) Sealy
Hình 3.19a,b. Camellia cattienensis Orel
Hình 3.20a,b. Camellia furfuracea (Merr.) Cohen-Stuart
Hình 3.21a,b. Camellia kissii Wall.
Hình 3.22a,b. Camellia inusitata Orel, Curry & Luu
Hình 3.23a,b. Camellia dilinhensis Tran & Luong
Hình 3.24a,b. Camellia ninhii Luong & Le
Hình 3.25a,b. Camellia thuongiana Luong, Anna Le & Lau
Hình 3.26a,b. Camellia sinensis (L.) Kuntze var. assamica (Mast.) Pierre sec. Phamh

Hình 3.27a,b. Camellia vidalii Rosmann
Hình 3.28a,b. Anneslea fragrans Wall.
Hình 3.29. Anneslea dongnaiensis (Gagnep.) Kobuski
Hình 3.30a,b. Ternstroemia japonica (Thunb.) Thun
Hình 3.31a,b. Ternstroemia kwangtungensis Merr.
Hình 3.32a,b. Adinandra dongnaiensis Gagnep.
Hình 3.33a,b. Adinandra hongiaoensis H. T. Son & L. V. Dung
Hình 3.34a,b. Adinandra poilanei Gagnep.
Hình 3.35a,b. Adinandra integerrima T. Anders. ex Dyer in Hook. f.
Hình 3.36a,b. Eurya trichocarpa Korth.
Hình 3.37. Eurya acuminata DC. var. euprista Korth.
5


c1


Hình 3.38a,b. Eurya japonica Thunb. var. japonica
Hình 3.39a,b. Eurya japonica Thunb. var. harmandii Pierre
Hình 3.40. Trà bạc (Camellia dormoyana) tái sinh dưới tán rừng cao su
Hình 3.41. Nơi phân bố Trà di linh (Camellia dilinhensis)
Hình 3.42. Kết quả chiết cành một số lồi trà ở Lâm Đồng
Hình 3.43. Kết quả giâm hom một số lồi trà ở Lâm Đồng
Hình 3.44. Sự hìnhc1thành rễ lồi Trà piquet (Camellia piquetiana)
Hình 3.45. Mơ hình bảo tồn trà ở trường Đại học Đà Lạt

6


BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

A

Herbarium, Arnold Arboretum, Harvard University, Cambridge, USA

BM

British Museum of Natural History, London, England

CAS

Herbarium, California Academy of Sciences

CDK

Công dụng khác


CR

Critically Endangered

DD

Data Deficient

DL

Dược liệu

DLU

Herbarium , Dalat University, Dalat, Vietnam

EN

Endangered

HN

Hanoi Herbarium, Institute of Ecology and Biological Resources, Hanoi,
Vietnam

HNU

Herbarium, Hanoi National University, Hanoi, Vietnam

K


The Herbarium and Library, Royal Botanic Gardens, Kew, Surrey, UK

LC

Làm cảnh



Mới ghi nhận phân bố ở Lâm Đồng

LE

The Herbarium of Vascular Plants, Komarov Botanical Institute

LG

Lấy gỗ

NSW

National Herbarium of New South Wales

NYBG

The William and Lynda Steere Herbarium, New York Botanical Garden

P

Muséum National d'Histoire Naturelle, Paris, France


S

Swedish Museum, Natural History Department of Botany

SGN

Herbarium, Southern Institute of Ecology, Ho Chi Minh City, Vietnam

US

The

United

States

National

Herbarium,

Smithsonian

Institution,

Washington, USA
VAFS

Herbarium, Vietnamese Academy of Forest Science, Vietnam


VNM

Ho Chi Minh City Botanical Museum, Ho Chi Minh City, Vietnam

VU

Vulnerable

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Khoa học phân loại thực vật là một ngành khoa học cơ bản, là tiền đề cho
nghiên cứu ứng dụng về thực vật. Việc nghiên cứu phân loại họ Chè (Theaceae D.
Don) sẽ đặt nền móng cho những nghiên cứu bảo tồn và phát triển tài nguyên cây
họ Chè trong tương lai.
Theo thống kê, họ Chè trên thế giới có khoảng 600 lồi, Việt Nam có hơn
130 lồi và Lâm Đồng có 47 lồi và dưới lồi (Bảng 1.3), trong số đó có nhiều loài
mới ghi nhận chỉ phân bố ở khu vực này (Anneslea dongnaiensis, Adiandra
dongnaiensis, Camellia langbianensis, Camellia nervosa...). Các nghiên cứu về họ
Chè ở Lâm Đồng trong thời gian gần đây mới chỉ có một số nghiên cứu về chi
Camellia, hơn thế nữa chưa có sự thống nhất về thành phần lồi trong chi giữa các
tác giả nghiên cứu. Vì vậy cần có nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về
phân loại họ Chè ở Lâm Đồng.
Lâm Đồng n m ở Nam Tây Nguyên, chiếm khoảng 3,1 diện tích cả nước
và 17,
diện tích v ng Tây Ngun, có địa hình dạng “cao nguyên xếp tầng” phân
bậc rõ rệt từ Bắc xuống Nam, chế độ khí hậu nhiệt đới gió m a với hai m a mưa và
m a khô đặc trưng ở Tây Nguyên.Việc nghiên cứu phân loại họ Chè ở Lâm Đồng

có thể được xem là đại diện và tạo cơ sở cho nghiên cứu họ Chè toàn v ng Tây
Nguyên. Nghiên cứu họ Chè ở Lâm Đồng là vấn đề cấp thiết, điều này lại càng cấp
thiết khi môi trường sống đang bị phá hủy, bị thu hẹp do mở rộng diện tích đất nơng
nghiệp, chặt phá rừng tự nhiên, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, có nhiều
lồi thuộc họ Chè, trong đó có những loài quý hiếm ở Lâm Đồng sẽ rơi vào nguy cơ
tuyệt chủng nếu không được điều tra, tư liệu hóa và có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Việc nghiên cứu phân loại họ Chè ở Lâm Đồng sẽ là tiền đề cho việc nghiên
cứu bảo tồn, phát triển dược liệu, xây dựng vườn sưu tập, công viên... Với những lý
do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phân loại họ Chè (Theaceae) ở tỉnh Lâm
Đồng và đề xuất biện pháp bảo tồn một số loài bị đe dọa”.
2. Mục tiêu của luận án
Nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về phân loại cũng như đề xuất biện pháp bảo
tồn một số loài bị đe dọa thuộc họ Chè ở tỉnh Lâm Đồng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung thông tin về họ Chè ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài sẽ tạo cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển
một số loài chè ở địa phương.
4. Những điểm mới của luận án
- Là nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về phân loại họ Chè ở Lâm Đồng với 2
phân họ, 5 tơng, 8 chi, 42 lồi và 10 thứ.
- Góp phần phát hiện và cơng bố 5 lồi mới cho khoa học, đó là các lồi:
8


Adinandra hongiaoensis H. T. Son & L. V. Dung; Camellia luteopallida Luong,
T.Q.T. Nguyen & Luu; Camellia ninhii Luong & Le; Camellia thuongiana Luong,
Anna Le & Lau và Polyspora microphylla Luong, Nguyen et Truong.
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài bị đe dọa
thuộc họ Chè ở Lâm Đồng.
5. Bố cục của luận án

Luận án bao gồm các phần:
Mở đầu (2 trang).
Chương 1. Tổng quan tài liệu (24 trang).
Chương 2. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu (5
trang).
Chương 3. Kết quả nghiên cứu (82 trang).
Kết luận và kiến nghị (1 trang).
Danh mục cơng trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án (1 trang).
Tài liệu tham khảo (8 trang).
Phụ lục:
- Phụ lục 1. Hệ thống phân loại họ Chè trong ngành Mộc lan
(Magnoliophyta).
- Phụ lục 2. Hệ thống phân loại các taxon trong họ Chè.
- Phụ lục 3. Bản đồ phân bố các loài thuộc họ Chè ở Lâm Đồng.
- Phụ lục 4. Tổng hợp thông tin về các taxon thuộc họ Chè ở Lâm Đồng
- Phụ lục 5. Bảng tra cứu tên Việt Nam.
- Phụ lục 6. Bảng tra cứu tên Latin.

9


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. VỊ TRÍ HỌ CHÈ (THEACEAE D. Don) TRONG NGÀNH MỘC LAN
(MAGNOLIOPHYTA)
Đến thời điểm hiện nay, thông qua các tài liệu đã phát hành, danh pháp họ
Chè có những thay đổi theo thời gian: Theaceae Mirb., 1813; Theaceae Mirb. ex
Gawl., 1816; Camelliaceae DC., 1816; Ternstroemiaceae Mirb. ex DC., 1816;
Theaceae D. Don, 1825; Gordoniaceae DC. ex Spreng., 1826.
Năm 1813, trong cuốn sách “Botanical Register” lần đầu tiên Mirbel đề xuất
tên Theaceae (Théacées) và Ternstroemieae (Ternstroemiées), trong đó Theaceae có

chi Thea và Camellia cịn Ternstroemieae có chi Ternstroemia và Freziera (dẫn
theo Keng , 1962). Ker Gawler (1816) trên cơ sở đề xuất của Mirbel (1813) đã mô
tả lại họ Theaceae (dẫn theo Takhtajan, 2009) và De Candolle (1816) mô tả họ
Camelliaceae. Theo Takhtajan (2009) Camelliaceae là tên đồng danh của Theaceae.
Tên Ternstroemiaceae được đề xuất lần đầu bởi De Candolle (1816) về sau
theo các tác giả: Cronquist (1981), Young (1982), Dahlgren (1983), Thorne (1983),
Takhtajan (1987) (dẫn theo Brummitt, 1992) Ternstroemiaceae cũng là tên đồng
danh của Theaceae.
Mười hai năm sau kể từ thời điểm năm 1813, D. Don (1825) đã xếp họ
Theaceae và Ternstroemieae thành một họ và lấy tên là Theaceae (chi chuẩn danh
pháp của họ là Camellia L.) và đây là tên chính thức được chấp nhận theo luật danh
pháp (dẫn theo Keng, 1962). Trong thời điểm này, De Candolle (1926) lại đề xuất
tên Gordoniaceae cho họ Chè, và theo Takhtajan (200 ) tên này cũng là đồng danh
của Theaceae.
Như vậy, tên khoa học chính thức của họ Chè là Theaceae D. Don, các tên
đồng danh là: Camelliaceae Mirbel, Gordoniaceae DC. ex Spreng và
Ternstroemiaceae Mirb. ex DC.
Vị trí họ Chè trong ngành Mộc lan được các tác giả thống nhất xếp trong lớp
Hai lá mầm (Dicotyledoneae) hoặc lớp Mộc lan (Magnoliopsida) (Phụ lục 1) tuy
nhiên trong các taxon dưới lớp lại có nhiều quan điểm khác nhau, Bentham &
Hooker (1862-1883) đặt vị trí họ chè vào phân lớp Polypetalae (nhiều cánh hoa).
Dalla Torre & Harms (1900-1907) và Melchior (1864) xếp họ Chè vào phân lớp
Archichlamydeae (cánh hoa rời). Các tác giả Cronquist (1981), Young (1982) và
Takhtajan (1987, 2009) xếp vào Dilleniidae (phân lớp Sổ) (dẫn theo Brummitt,
1992) theo nhánh có lối đính nỗn trung trụ, hoa tiến tới có cánh hợp. Hệ thống
APG.IV (The Angiosperm Phylogeny Group IV, 2016) xếp họ Chè trong phân lớp
Superasterids, bộ Ericales (bộ Đỗ quyên).
Đến nay phần lớn các tác giả đều thống nhất xếp họ Chè thuộc phân lớp Sổ
(Dilleniidae), liên bộ Chè (Theiflorae/Theanae) và trong bộ Chè (Theales) với đặc
điểm hình thái cơ bản của bộ là: chủ yếu là cây gỗ và cây bụi, đôi khi là dây leo gỗ

10


và hiếm khi là cây thảo. Lá đơn, mọc cách, ít khi mọc đối hay mọc vịng, thường
khơng có lá kèm. Hoa thường lưỡng tính, hoa đều, bao hoa xếp xoắn vòng hoặc
vòng, mẫu 5. Lá bắc nhỏ 2 hoặc nhiều. Đài xếp lợp, rời hoặc dính một phần ở gốc.
Cánh hoa xếp lợp hoặc vịng, rời hoặc dính một phần ở gốc. Nhị nhiều, chỉ nhị rời
hoặc dính gốc, bao phấn 2 ơ, màng hạt phấn có 3 rãnh-lỗ. Nhụy gồm nhiều lá noãn
rời hoặc 2 đến nhiều lá nỗn hợp nhau thành bầu trên, ít khi là bầu dưới hoặc bầu
giữa. Nỗn đảo, hướng xuống dưới, đính nỗn trung trụ. Hạt có nội nhũ hoặc khơng
có nội nhũ (theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978).
1.2. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU HỌ CHÈ TRÊN THẾ GIỚI
Các đối tượng thuộc họ Chè được nghiên cứu từ đầu thế kỷ 18, Kaempfero
(1712) được xem là một trong những người đầu tiên mô tả cây họ Chè, trong tài liệu
“Amoenitatum Exoticarum” ông có mơ tả chi tiết và vẽ hình các cây Tsja (Thea),
Tsubakki, (Camellia) và Mokokf (Ternstroemia gymnanthera). Về mặt hệ thống
học, Linné (1753) là người đầu tiên phân chia các đối tượng trong họ Chè thành các
lớp (classe): Polyandra monogynia = một bộ nhị nhiều nhị (chi Thea), Monodelphia
polyandria = nhiều nhị một bó nhị (chi Camellia, Stewartia), Polydelphia
polyandria = nhiều nhị nhiều bó nhị (chi Hypericum = Gordonia), trong đó chi
Camellia mang tên Georg Joseph Kamel, người có cơng đưa giống chè từ Nhật về
Châu Âu, mở ra một thời kỳ phát triển các vườn trà mi (Camellia Garden) trên thế
giới.
Jussieu (1789) trong “Genera Plantarum” đã mô tả 4 chi thuộc họ Chè:
Ternstroemia, Tonabea, Thea và Camellia. Jussieu cũng cho r ng các chi họ Chè có
mối quan hệ gần gũi với chi Aurantia (Citrus) và Melia, sau này chi Thea là đồng
danh của chi Camellia.
Hệ thống phân loại họ Chè có nhiều quan điểm khác nhau và cũng thay đổi
theo thời gian (Phụ lục 2). Năm 1813, lần đầu tiên Mirbel đề xuất tên họ Théacées
(Theaceae) và Ternstroemiées (Ternstroemieae), trong đó Théacées có hai chi:

Camellia và Thea; Ternstroemiées có hai chi: Freziera và Ternstroemia. Tiếp sau
đó, De Candolle (1816) trên cơ sở của Mirbel đề xuất tên họ Ternstroemiaceae bao
gồm hai chi: Freziera, Ternstroemia. Như vậy đến năm 1 16, có hai tên họ
Theaceae và Ternstroemiaceae chứa đựng các đối tượng của họ Chè. Năm 1825, D.
Don trong “Prodromus Florae Nepalensis” đã kết hợp hai họ trên thành một họ và
lấy tên là Theaceae, có 4 chi: Camellia, Gordonia, Ternstroemia (bao gồm Cleyera,
Saurauja) và Thea. Đây là giai đoạn khởi đầu về phân loại họ chè và cũng là giai
đoạn đưa ra những quan điểm cơ sở cho việc phân loại họ Chè sau này theo nghĩa
rộng (sensu lato = s.l.) hay nghĩa hẹp (sensu stricto = s.s).
Danh pháp Theaceae là tên khoa học chính thức của họ Chè nhưng một số
tác giả như Sweet (1830), Bentham & Hooker (1862) vẫn dùng tên họ
Ternstroemiaceae. Bentham và Hooker là những tác giả đầu tiên phân loại họ Chè
một cách có hệ thống, có 6 tơng và 32 chi được đề cập:
11


Trib. 1. Rhizoboleae: Caryocar và Anthodiscus.
Trib. 2. Marcgravieae: Marcgravia, Norantea và Ruyschia.
Trib. 3. Ternstroemieae: Anneslea, Visnea, Ternstroemia, Adinandra,
Cleyera, Freziera, Eurya và Pentaphylax.
Trib. 4. Sauraujeae: Actinidia, Saurauja và Stachyurus.
Trib. 5. Gordonieae: Stuartia, Schima, Pyrenaria, Omphalocarpum,
Pelliciera, Gordonia, Laplacea, Camellia và Microsemma.
Trib. 6. Bonnetieae: Bonnetia, Archytaea, Kielmeyera, Caraipa, Mahurea,
Marila và Haploclathra.
Qua thế kỷ 20, sự phân loại họ Chè vẫn được kế thừa và phát triển, nhưng sự
phân loại vừa mang tính chi tiết (phân chia taxon dưới tơng) vừa mang tính khái
qt (phân chia taxon trên tông). Melchior (1925) đã phân loại họ Chè thành 6 tông
và 5 dưới tông (dẫn theo Keng 1962):
Trib. 1. Camellieae

Subtrib.Camelliinae:Franklinia,Piquetia,Stereocarpus,Camellia,
Stewartia, Tutcheria.
Subtrib. Gordoniinae: Gordonia, Laplacea, Pyrenaria.
Subtrib. Schiminae: Hartia, Schima.
Trb. 2. Ternstroemieae
Subtrib. Ternstroemiinae: Anneslea, Ternstroemia.
Subtrib. Adinandrinae: Adinandra, Eurya, Patascoya, Visnea.
Trib. 3. Bonnetieae: Archytaea, Bonnetia, Ploiarium.
Trib. 4. Asteropeieae: Asteropeia.
Trib. 5. Tetrameristeae: Tetramerista.
Trib. 6. Pelliciereae: Pelliciera.
Keng (1 62) đã khái quát các tông và phân chia họ chè thành hai phân họ:
Ternstroemioideae và Camellioideae, sự phân chia các taxon trong phân họ được cụ
thể như sau:
Subfam. Ternstroemioideae
Trib. Ternstroemieae: Anneslea, Ternstroemia.
Trib. Adinandreae: Adinandra, Archboldiodendron, Cleyera, Eurya,
Freziera, Killipiodendron, Melchiora, Patascoya, Symplococarpon,
Visnea.
Trib. Sladenieae: Sladenia.
Subfam. Camellioideae
Trib. Stuartieae: Hartia, Stuartia.
Trib. Gordonieae
Subtrib. Gordoniinae: Gordonia, Laplacea.
Subtrib. Schimiinae: Franklinia, Schima.
Trib. Camellieae
12


Subtrib. Camellinae: Camellia, Piquetia, Stereocarpus,

Yunnanea.
Subtrib. Pyrenariinae: Pyrenaria, Tutcheria.
Vị trí phân loại và số lượng của các chi trong họ cũng có những thay đổi, từ 4
chi vào năm 1825 (D. Don, 1825) tăng lên 32 chi vào năm 1862 (Bentham &
Hooker, 1862), rồi lại giảm xuống 25 chi vào năm 1 62 (Keng, 1962), nguyên nhân
số lượng chi tăng lên là do những phát hiện chi mới, sau đó lại giảm xuống là do
một số chi được chuyển qua họ khác hoặc một số chi là đồng danh. Brummitt (1992)
đã thống kê họ chè trên thế giới có 25 chi trên tổng số 52 tên gọi cho các chi, như
vậy có 27 tên đồng danh (Bảng 1.1). Đây là kết quả thống kê tồn diện nhất đến thời
điểm đó vì Brummitt đã phân tích, thống kê trên cơ sở các hệ thống phân loại của G.
Bentham & J.D. Hooker (1862 - 1883), Dalla Torre & H. Harms (1900 - 1907), H.
Melchior (1964), A. Cronquist (1981), D.A. Young (1982), R. F. Thorne (1983),
R.M.T. Dahlgren (1983) và A. Takhtajan (1987). Trong bảng 1.1 cũng cho thấy chi
Thea L. – chi chuẩn danh pháp của họ Chè là đồng danh của chi Camellia L. và chi
Dankia Gagnep. là một chi chính thức của họ Chè, tên chi này là địa danh thôn
Dankia, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Bảng 1.1. Danh sách các chi thuộc họ Chè (Theaceae D. Don)
(theo Brummitt, 1992)
TT

Tên chính thức

1.

Adinandra Jack

2.

Anneslea Wall.


3.

Apterosperma H.T.Chang

4.

Archboldiodendron Kobuski

Tên đồng nghĩa

5. Balthasaria Verdc.

Melchiora Kobuski

6.
Camellia L.

Piquetia (Pierre) Hallier f.
Stereocarpus (Pierre) Hallier f.
Thea L., Yunnanea Hu

7.

Cleyera Thunb.

Sakakia Nakai (SUS), Tristylium Turcz.

8.

Dankia Gagnep.


9.

Eurya Thunb.

Pseudoeurya Yamam.

10. Ficalhoa Hiern
13


11. Franklinia W.Bartram ex
Marshall
12. Freziera Willd.

Patascoya Urb.

13. Gordonia Ellis
14. Killipiodendron Kobuski
15.

Haemocharis Salisb. ex Mart. & Zucc.
Closaschima Korth., Lindleya Nees
(SUH), Wikstroemia Schrad. (SUH)

Laplacea Kunth

16. Paranneslea Gagnep.
17.


Dubardella H.J.Lam, Glyptocarpa Hu,
Parapyrenaria H.T.Chang

Pyrenaria Blume

18. Schima Reinw. ex Blume
19. Sladenia Kurz
20.

Hartia Dunn
Stewartia L. (SUO)

Stuartia L.

21. Symplococarpon Airy Shaw
22.

Adinandrella Exell
Amphania Banks ex DC.
Dupinia Scop.
Erythrochiton Griff. (SUH)
Hoferia Scop.
Llanosia Blanco
Reinwardtia Korth. (SUH)
Taonabo Aubl. (= Mokofua Kuntze)
Voelckeria Klotzsch & Karst. ex Endl.

Ternstroemia Mutis ex L.f.

23. Ternstroemiopsis Urb.

24. Tutcheria Dunn
25. Visnea L.f.

Chang (1 8) cũng thống nhất quan điểm với Keng (1962) khi phân chia họ
Chè của hệ thực vật Trung Quốc thành hai phân họ: Theoideae và
Ternstroemioideae:
14


Subfam. Theoideae
Trib. Theeae: Camellia, Tutcheria
Trib. Gordonieae: Gordonia, Schima, Apterosperma
Trib. Stewartieae: Hartia, Stewartia
Trib. Pyrenarieae: Parapyrenaria, Pyrenaria
Subfam. Ternstroemioideae
Trib. Ternstroemieae: Ternstroemia, Anneslea
Trib. Adinandreae: Adinandra, Cleyera, Euryodendron, Eurya
Trong các chi trên, Euryodendron là một chi mới, được Chang công bố vào
năm 1 6 3, chi có một lồi duy nhất là Euryodendron excelsum và mới ghi nhận
phân bố ở Trung Quốc (Guangdong, Guangxi). Chi Parapyrenaria cũng được
Chang đề xuất là chi mới và được công bố năm 1 63 nhưng theo Brummitt (1 2)
Parapyrenaria là đồng danh của Pyrenaria, điều này cũng được Ming &
Bartholomew (2007) đồng ý khi biên tập lại họ Chè ở Trung Quốc.
Năm 2001, nghiên cứu về mối quan chủng loại phát sinh của họ Chè, Prince
& Parks đã đề xuất một hệ thống phân loại mới, có 3 tơng và 6 chi: 1) Trib. Theeae
(Camellia, Pyrenaria, Polyspora, Laplacea, Apterosperma), 2) Trib. Gordonieae
(Gordonia, Franklinia, Schima) và 3) Trib. Stewartieae (Stewartia). Trong hệ thống
này xuất hiện chi Polyspora bao gồm những lồi thuộc chi Gordonia phân bố ở
Đơng Á. Điều đó có nghĩa là các lồi trước đây thuộc chi Gordonia có phân bố ở
Đơng Á và Đơng Nam Á (chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và các nước

Đông Nam Á) nay chuyển qua chi Polyspora, chi này được G. Don đã mô tả đầu
tiên vào năm 1831 trên cơ sở đề xuất của Sweet (1830), giữa hai chi về mặt hình
thái có điểm khác biệt cơ bản: Gordonia – đài và cánh hoa phân biệt rõ ràng, hạt có
cánh, tối đa 2 hạt trong mỗi ơ. Polyspora – khơng có sự khác biệt giữa đài và cánh
hoa, hạt có cánh, nhiều hơn 2 hạt trong mỗi ơ (thường 5 hạt). Về mối quan hệ chủng
loại phát sinh, sử dụng trình tự matK và vùng phụ cận cho thấy hai chi Gordonia và
Polyspora hồn tồn khơng lập nhóm với nhau (Prince & Parks, 2001). Các tác giả
Yang et al. (2004), Bartholomew & Ming (2005, 2007), Prince (2007), Orel
(2013b), cũng thống nhất về sự phân bố của các loài thuộc chi Polyspora ở Đơng Á
và có sự khác biệt với các loài thuộc chi Gordonia ở Châu Âu. Chúng tôi cũng đồng
ý với các tác giả về việc chuyển các lồi thuộc chi Gordonia ở Đơng Á trong đó có
Việt Nam sang chi Polyspora. Như vậy các lồi thuộc chi Gordonia ở Đông Á sẽ là
đồng danh của chi Polyspora.
Đến thời điểm này, việc phân loại họ Chè có hai quan điểm: quan điểm theo
nghĩa rộng (s.l.) và quan điểm theo nghĩa hẹp (s.s.). Theo nghĩa rộng, họ Chè bao
gồm các phân họ Theoideae, Ternstroemioideae, Asteropeioideae và Sladenioideae,
ủng hộ quan điểm này có các tác giả Cronquist (1981), Dahlgren (1983), Goldberg
(1986), Thorne (1992) và Takhtajan (1997). Quan điểm theo nghĩa hẹp tức là họ
Chè chỉ còn một phân họ Theoideae (với các tông Camellieae hoặc Theeae,
15


Gordonieae, Stewartieae, Pyrenarieae, Schimeae) còn các đại diện của phân họ
Ternstroemioideae (Keng 1962, Chang 1998) chuyển qua họ Ternstroemiaceae.
Kubitzki (2004) là người sớm ủng hộ quan điểm phân loại họ Chè theo nghĩa
hẹp khi ông tách phân họ Ternstroemioideae ra khỏi họ Chè và trở thành họ
Ternstroemiaceae độc lập với họ Chè, họ Theaceae theo nghĩa hẹp có 7 chi:
Apterosperma, Camellia (bao gồm Thea), Laplacea, Polyspora, Pyrenaria (bao
gồm Tutcheria) ủng hộ quan điểm này cịn có các tác giả Luna & Ochoterena
(2004), Prince (2007), Takhtajan (2009), APG.III (2009), APG. IV (2016).

Hệ thống AGP. III (Angiosperm Phylogeny Group III, 2009) cũng phân loại
họ Chè theo nghĩa hẹp nhưng có những thay đổi về vị trí phân loại của họ, trong
bộ Ericales (bộ Đỗ quyên) có họ Pentaphylacaceae (bao gồm cả Ternstroemiaceae)
và họ Theaceae. Hệ thống APG. III công nhận họ Pentaphylacaceae (theo nghĩa
rộng) có 11 chi: Adinandra, Anneslea (bao gồm cả Paranneslea), Balthasaria (bao
gồm cả Balthazaria, Melchiora), Cleyera (bao gồm cả Sakakia, Tristylium),
Euryodendron, Eurya (bao gồm cả Archboldiodendron, Pseudoeurya,
Ternstroemiopsis), Freziera, Symplococarpon, Visnea (bao gồm cả Vismea),
Ternstroemia (bao gồm cả Adinandrella, Amphania, Dupinia, Erythrochiton,
Hoferia, Llanosia, Reinwardtia, Taonabo, Tonabea, Voelckeria) và Pentaphylax.
Trước đây Pentaphylacaceae (theo nghĩa hẹp) chỉ có một chi: Pentaphylax
(Brummitt, 1992).
Đối với họ Theaceae, theo hệ thống APG. III chỉ có 9 chi: Apterosperma,
Camellia (bao gồm cả Camelliastrum, Dankia, Glyptocarpa, Parapiquetia,
Piquetia, Stereocarpus, Theopsis, Yunnanea), Laplacea (tách ra từ Gordonia),
Polyspora (các loài Đông Á tách ra từ Gordonia), Pyrenaria (bao gồm cả
Parapyrenia, Sinopyrenia, Tutcheria), Franklinia, Gordonia (trừ các loài thuộc chi
Laplacea và các loài chuyển sang chi Polyspora), Schima và Stewartia (bao gồm
cả Hartia).
Như vậy, đến hệ thống APG. III có 10 chi thuộc họ Theaceae trước đây được
chuyển sang họ Pentaphylacaceae. Họ Theaceae còn lại 9 chi, chi Polyspora được
tách ra từ chi Gordonia và loài Polyspora axillaris (Roxburgh ex Ker Gawler)
Sweet là loài chuẩn danh pháp của chi.
Cách phân chia của Takhtajan (2009) lại có những điểm khác, trong bộ Chè
(Theales) có các họ: Caryocaraceae, Oncothecaceae, Pentaphylacaceae,
Sladeniaceae, Stachyuraceae, Ternstroemiaceae và Theaceae (Phụ lục 2). Trong đó,
họ Theaceae có 9 chi: Apterosperma, Camellia (bao gồm Thea), Franklinia,
Gordonia, Laplacea, Polyspora, Pyrenaria (bao gồm Tutcheria), Schima và
Stewartia (bao gồm Hartia). Họ Ternstroemiaceae có 11 chi: Adinandra, Anneslea,
Archboldiodendron, Balthasaria, Cleyera, Eurya, Euryodendron, Freziera,

Ternstroemia, Symplococarpon, Visnea. Và họ Pentaphylacaceae có 1 chi duy nhất
là Pentaphylax. Như vậy, Takhtajan đã chuyển các chi trong họ Pentaphyllacaceae
16


(theo APG.III, 2009) sang họ Ternstroemiaceae, chỉ để lại họ Pentaphylacaceae
một chi duy nhất: Pentaphylax (c n g quan điểm với Brummitt, 1992). Takhtajan
cũng đồng ý với Kubitzki (2004) và hệ thống APG.III (2009) khi cho r ng họ
Ternstroemiaceae là một họ độc lập với họ Theaceae.
Năm 2016, hệ thống APG.IV một lần nữa khẳng định sự tồn tại độc lập của
họ Pentaphylacaceae (bao gồm Ternstroemiaceae) và Theaceae trong bộ Ericales.
Như vậy, đến thời điểm này, theo nghĩa hẹp, họ Ternstroemiaceae được tách ra và
có vị trí độc lập với họ Theacea trong bộ Theales hoặc Ericales.
Hiện tại hai quan điểm phân loại họ Chè theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng vẫn
song song tồn tại, không quan điểm nào phủ định quan điểm nào. Trong khuôn khổ
của luận án, chúng tôi theo quan điểm phân loại họ Chè theo nghĩa rộng và sử dụng
hệ thống phân loại họ Chè của Chang (1998) để nghiên cứu phân loại họ Chè ở
Lâm Đồng.
Qua tổng quan các nghiên cứu về họ Chè trên thế giới, chúng tơi thấy r ng:
Có nhiều quan điểm về hệ thống học đối với họ Chè nhưng ngày nay đa số các nhà
nghiên cứu đều thống nhất danh pháp khoa học chính thức của họ chè là Theaceae
D. Don. Chúng tôi thống nhất quan điểm với Brummitt (1992) về các chi trong họ
Chè (Bảng 1.1), như vậy cộng thêm hai chi mới (Euryodendron và Polyspora) và
chi Dankia là đồng danh của chi Camellia (Chang, 1981) thì tổng số chi trong họ
Chè trên thế giới đến thời điểm hiện nay là 26 chi. Các loài trong họ Theaceae phân
bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Phi; nhiệt đới Châu Mỹ; Đông Á, Nam
Á và Đông Nam Châu Á; Đơng Bắc Mỹ, các đảo Thái Bình Dương (Ming &
Bartholomew, 2007).
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỌ CHÈ Ở VIỆT NAM VÀ LÂM ĐỒNG
Những nghiên cứu phân loại đầu tiên về các loài thuộc họ Chè (Theaceae) ở

Việt Nam được thể hiện trong “Flore Cochinchinensis” của Loureiro (1790, 1793),
trong tập I, ơng có mơ tả các lồi thuộc chi Thea: T. cochinchinensis, T.
cantoniensis và T. oleosa. Tập II mô tả một loài thuộc chi Camellia là C. drupifera,
ở đây tác giả vẫn cho chi Thea và Camellia là khác biệt.
Gần 100 năm sau, Pierre (1887) mới công bố những nghiên cứu tiếp theo
về họ Chè ở Việt Nam, trong “Flore forestiere de la Cochinchine” họ Chè có
tên là Ternstroemiaceae, 13 lồi thuộc 9 chi đã được mơ tả: Adinandra,
Archytaea, Anneslea, Eurya, Pyrenaria, Saurauja, Schima, Thea và Ternstroemia.
Tiếp sau đó, C. J. Pitard (1 10) trong “Flore Gènèrale de L’Indo-Chine” do
M.H. Lecomte chủ biên (1907-1912), mô tả họ Ternstroemiaceae ở Đơng Dương,
có 9 chi được đề cập: Adinandra, Archytaea Martius, Anneslea, Eurya, Gordonia,
Pyrenaria, Schima, Ternstroemia và Thea. Các chi trên đều có lồi phân bố ở Việt
Nam, có 22 lồi và 15 dưới lồi được mơ tả.
Ganepain (1942) với tiêu đề “Ternstroemiacées Nouvelles d’Indochine”
trong cơng trình “Notulae Systematicae” do H. Humbert chủ biên, đã mô tả một loạt
17


lồi mới thuộc họ Chè ở Đơng Dương trong đó có Việt Nam. Chi Adinandra có 8
lồi mới (A. annamensis, A. caudate, A. donnaiensis, A. hirta, A. laotica, A.
microcarpa, A. petelotii, A. poilanei). Chi Anneslea có một lồi mới (A.
ternstroemioides). Chi Eurya có 5 lồi mới (E. annamensis, E. laotica, E.
persicaefolia, E. tonkinensis, E. turfosa). Chi Gordonia có 3 lồi mới (G.
bidoupensis, G. gigantiflora, G. intricata). Chi Hartia có một lồi mới (H. laotica).
Chi Pyrenaria có 2 lồi mới (P. laotica, P. poilaneana), Chi Ternstroemia có một
lồi mới (T. chapaensis). Chi Thea có 12 lồi mới (T. bachmaensis, T. bolovenensis,
T. brachystemon, T. coralline, T. fusiger, T. gaudichaudii, T. krempfii, T. laotica, T.
nematodea, T. nervosa, T. oxyanthera, T. pleurocarpa). Như vậy có 33 lồi mới
được cơng bố, trong đó có 27 loài phân bố ở Việt Nam (6 loài phân bố ở Lâm Đồng
= Haut-Donnai) nâng tổng số loài của họ Chè ở Việt Nam lên 49 lồi. Có thể xem

đây là thành tựu lớn nhất về nghiên cứu họ Chè ở Việt nam đến thời điểm đó.
Số chi họ Ternstroemiaceae được nâng lên vào năm 1 43 do bổ sung của
Gagnepain trong “Supplément à la Flore Gènèrale de L’Indo-Chine” (H. Humbert
chủ biên, 1938 - 1 50 ), 11 chi được xác định: Adinandra, Archytaea, Anneslea,
Eurya, Gordonia, Hartia, Pyrenaria, Schima, Ternstroemia, Thea và Tristylium.
Như vậy, hai chi mới được bổ sung là: Hartia và Tristylium. Số loài cũng được bổ
sung, nâng tổng số lên 78 loài. Riêng loài Dankia langbianensis Gagnep. xếp trong
họ Bixaceae, và đây là loài lần đầu tiên phát hiện ở vùng Dankia-Langbian của Lâm
Đồng (thời Pháp thuộc tỉnh Lâm Đồng thuộc Đồng Nai thượng – Haut Donnai) vì
vậy tác giả đã latin hóa tên địa danh để đặt tên khoa học cho loài này.
Năm 1 7 0, trong “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” Phạm Hoàng Hộ gọi tên
khoa học của họ Chè ở Việt Nam là Theaceae và đến năm 1 1, trong “Cây
cỏ Việt Nam” tác giả đã mơ tả và vẽ hình 75 lồi, 7 thứ thuộc 11 chi:
Adinandra, Anneslea , Archytea, Camellia, Eurya, Gordonia, Hartia, Pyrenaria,
Schima, Ternstroemia và Tristylium. Phạm Hoàng Hộ đã đồng quan điểm với
Gagnepain (1943) về số chi trong họ Theaceae ở Việt Nam, chỉ thay đổi tên chi
Thea b ng tên Camellia (theo luật danh pháp). Loài Dankia langbianensis
Gagnep., trước đây xếp trong họ Bixaceae (Gagnepain, 1 43) được đổi tên thành
Camellia langbianensis (Gagnep.) Phamhoang. và xếp trong họ Theaceae (Phạm
Hoàng Hộ, 1991). Năm 1 , “Cây cỏ Việt Nam” của tác giả Phạm Hoàng Hộ
được tái bản, 11 chi thuộc họ Chè ở Việt Nam vẫn được giữ nguyên, số loài
so với lần xuất bản năn 1 1 tăng lên 82 loài và 11 thứ, một số loài và thứ
được bổ sung, có một số tác giả vẫn chưa đồng tình với sự bổ sung này vì đặc
điểm khác biệt chưa rõ ràng, chúng tôi cũng đồng ý với điều này và sử dụng
tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” xuất bản năm 1 1 làm tài liệu trích dẫn.
Nghiên cứu về hệ thực vật Tây nguyên, trong đó có Lâm Đồng, có một cơng
trình tiêu biểu là “Danh lục thực vật Tây nguyên” do Nguyễn Tiến Bân chủ biên
(1984). Họ Chè ở Tây nguyên có 8 chi: Adinandra, Anneslea, Camellia, Eurya,
18



Gordonia, Pyrenaria, Schima và Ternstroemia. Trong đó, họ Chè ở tỉnh Lâm
Đồng cũng có 8 chi với 26 lồi.
Về thống kê các lồi trong họ Theaceae ở Việt Nam cịn có các tác giả:
Nguyễn Hữu Hiến (1994, 2003), Nguyễn Tiến Bân (1997). Theo Nguyễn Hữu
Hiến (1994) trong “Các loài cây họ Chè (Theaceae D. Don) trong hệ thực vật
Việt Nam” họ Theaceae có 111 lồi thuộc 10 chi: Adinandra, Anneslea,
Camellia, Eurya, Gordonia, Hartia, Pyrenaria, Schima, Ternstroemia và
Tristylium. Chi Archytea (trước đây Phạm Hoàng Hộ (1991) xếp trong Theaceae)
được đưa ra khỏi họ Chè, đến năm 2003 chính tác giả trong “Danh lục các loài
thực vật Việt Nam” thống kê họ Theaceae có 11 chi (Adinandra, Anneslea,
Camellia, Eurya, Gordonia, Hartia, Pyrenaria, Schima, Stewartia (bao gồm
Stuartia), Ternstroemia và Tristylium (bao gồm Cleyera), một chi được liệt kê bổ
sung là Stewartia, còn chi Archytea chuyển sang họ Bonnetiaceae. Theo Nguyễn
Hữu Hiến (2003), chi Stuartia là đồng danh của Stewartia, nhưng theo Brummitt
(1994) chi Hartia, Stewartia là đồng danh của chi Stuartia. Theo Kubitzki (2004),
Ming & Bartholomew (2007), Takhtajan (2009) và APG. IV (2017) chi Hartia là
đồng danh của chi Stewartia. Như vậy ba tên chi Hartia, Stewartia và Stuartia là
đồng danh của nhau. Theo luật danh pháp, chi Stuartia L’Hér. 178 ; Hartia Dunn,
1 02 là đồng danh của chi Stewartia L. 1753 (Kubitzki, 2004; Ming &
Bartholomew, 2007; Takhtajan, 2009; APG. IV, 2017).
Năm 1 7, theo Nguyễn Tiến Bân họ Theaceae ở Việt Nam có 11 chi:
Adinandra, Anneslea, Camellia (bao gồm Thea, Dankia), Eurya, Gordonia,
Hartia, Pyrenaria, Schima, Stuartia, Ternstroemia và Tristylium. Tuy nhiên, chi
Stuartia là tên chính thức chứ khơng phải là đồng danh của Stewartia (Nguyễn
Hữu Hiến, 2003), điều này cũng c ng quan điểm với Brummitt (1992). Nguyễn
Tiến Bân cũng xếp chi Archytea trong họ Bonnetiaceae, không thuộc họ Theaceae.
Như vậy, theo các tác giả Phạm Hoàng Hộ (1991), Nguyễn Hữu Hiến (1994,
2003), Nguyễn Tiến Bân (1997) chi Dankia là đồng danh của chi Camellia. Chúng
tôi cũng đồng ý với quan điểm này vì đặc điểm cơ bản của lồi Dankia

langbianensis mang đặc điểm của chi Camellia (lá đài 5, cánh hoa 5, tiểu nhụy
nhiều, nỗn sào 5 vịi nhụy, nang cho ra mảnh gắn như ngơi sao) (Phạm Hồng
Hộ, 1991). Cũng theo Nguyễn Hữu Hiến (1994, 2003) và Nguyễn Tiến Bân (1997)
chi Tristylium có một đại diện phân bố ở Việt Nam là loài Tam thư (Tristylium
ochnaceum), tuy nhiên theo Brummitt (1992) và Ming & Bartholomew (2007) chi
Tristylium là đồng danh của chi Cleyera.
Kết quả nghiên cứu nhiều nhất về họ chè ở Việt Nam là kết quả nghiên
cứu chi Trà (Camellia L.), đã có những khẳng định r ng Nam Trung Quốc và
Bắc Việt Nam là trung tâm phân bố của trà trên thế giới, đặc biệt là trà hoa
vàng (Chang Hung Ta, 1984; Trần Ninh, 2002; Lê Nguyệt Hải Ninh, 2016).
Tại Việt Nam, từ năm 1887, Pierre đã mơ tả 6 lồi Camellia, trong đó có 2
19


loài mới cho k h o a h ọ c v à đ ặ c h ữ u c ủ a Việt Nam, đó là Camellia
dormoyana và Camellia piquetiana, hai lồi này đều có phân bố ở Lâm Đồng (Haut
Donnai). Đến năm 1910, Pitard cơng bố hai lồi trà mi vàng đầu tiên của Việt nam
là Thea tonkinensis Pitard. và Thea flava Pitard. (sau chuyển qua chi Camellia), và
đến năm 1 43, Gagnepain đã mơ tả 28 lồi thuộc chi Camellia phân bố ở Việt
Nam, trong đó có 6 lồi phân bố ở Lâm Đồng, đó là các lồi: C. dormoyana ; C.
furfuracea; C. kissi; C. nervosa; Camellia piquetiana và Camellia tsaii.
Người có nhiều nghiên cứu và cơng bố mới về chi Camellia ở Việt Nam là
tác giả Trần Ninh, từ năm 1 8 đến năm 2016 đã công bố 17 lồi mới thuộc chi
Camellia cho khoa học, trong đó có 2 lồi đặc hữu của Lâm Đồng: Camellia
dalatensis Tran, Luong & Hakoda (2012) và Camellia dilinhensis Tran & Luong
(2013).
Trong năm 2017, có hai cơng trình lớn của tác giả Lê Nguyệt Hải Ninh
và Nguyễn Hữu Hiến nghiên cứu về họ Chè ở Việt Nam. Lê Nguyệt Hải Ninh
nghiên cứu chi Camellia thông qua luận án tiến sĩ với tên đề tài: “Nghiên cứu
phân loại chi Trà (Camellia L.) thuộc họ Chè (Theaceae D. Don) ở Việt

Nam”. Trong luận án, tác giả đã sử dụng hệ thống của Chang (1 8) để sắp
xếp phân loại chi Camellia ở Việt Nam thành 4 phân chi (subgenus), 20 nhánh
(section), 70 loài và 1 thứ. Tác giả đã không bổ sung hệ thống của Orel & Curry
(2015), trong khi đó lại tham khảo nhiều loài mới của chi Camellia thuộc hệ thống
này.
Tác giả Nguyễn Hữu Hiến (2017), thông qua ấn phẩm thực vật chí Việt
Nam, Họ chè – Theaceae D. Don đã được xuất bản. Tác giả đã sử dụng hệ thống
của Takhtajan (1987) phân loại họ Chè ở Việt Nam thành 2 phân họ, 5 tơng, 11
chi, 124 lồi, 15 thứ và 2 dạng. Các chi được nghiên cứu là: Adinandra, Anneslea,
Camellia, Cleyera, Eurya, Gordonia, Hartia, Pyrenaria, Schima, Ternstroemia và
Tutcheria. Theo tác giả, chi Tristylium là đồng danh của chi Cleyera. Chi Hartia
độc lập với chi Stewartia và chi này khơng có ở Việt Nam. Chi Tutcheria lần đầu
ghi nhận ở Việt Nam có 3 lồi và 1 thứ. Ngồi ra, tác giả cũng đưa ra quan điểm về
mối quan hệ giữa chi Gordonia và Polyspora, theo tác giả tên chi Gordonia đã
được bảo tồn, hơn thế nữa giữa hai chi chưa có sự khác nhau về hình thái cơ bản
(đều có quả hình thn hoặc hình trụ, hạt có cánh một bên), vì vậy tác giả vẫn giữ
tên chi Gordonia là tên chính thức và tên chi Polyspora là đồng danh. Chúng tơi
khơng đồng tình với quan điểm này, vì b ng chứng sinh học phân tử đã cho thấy
Polyspora khác biệt với Gordonia, chi Polyspora được coi như một chi hẹp của họ
Theaceae (theo Minh & Bartholomew, 2007).
Cũng tại địa bàn Lâm Đồng và vùng phụ cận đã có nhiều cơng bố mới về
các lồi thuộc họ Chè. Rosmann (1999) phát hiện và cơng bố Trà vidal (Camellia
vidalii), lồi này phân bố ở Bảo Lộc.
Từ năm 2006-2014, nhóm tác giả Curry, Orel, Richards, Wilson và Lưu
20


Hồng Trường đã cơng bố 10 lồi mới cho khoa học thuộc chi Camellia và một
loài mới thuộc chi Polyspora (Polyspora huongiana), như vậy các tác giả đã ghi
nhận sự tồn tại của chi Polyspora thuộc họ Theaceae trong hệ thực vật Việt Nam.

Tiếp sau đó, năm 2013 nhóm tác giả trên đã cơng bố hai lồi mới thuộc chi
Polyspora (P. ampla và P. nivea) và chuyển một số loài thuộc chi Gordonia ở
Đông Nam Á sang chi Polyspora (Orel et al. 2013). Sự chuyển đổi này được củng
cố thêm khi nhóm tác giả Lưu Hồng Trường, Nguyễn Thiện Tịch, Trần Hợp
(2015) cơng bố một lồi mới có tên là Đa tử trà giỏi (Polyspora gioii), phân bố ở
Hòn Bà, tỉnh Khánh Hịa. Như vậy, đến thời điểm này, có thể khẳng định r ng có
sự tồn tại của chi Polyspora thuộc họ Chè trong hệ thực vật Việt Nam.
Việc nghiên cứu chi Camellia ở Lâm Đồng còn được thể hiện qua đề tài
“Điều tra, sưu tập và nhân giống các loài Trà mi (Camellia) ở Lâm Đồng” do
trường Đại học Đà Lạt chủ trì (2012-2014). Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở
dữ liệu về các loài Trà mi, tạo tiền đề cho việc bảo tồn, ứng dụng và phát triển tài
nguyên cây họ Chè (Theaceae) ở Lâm Đồng. Kết quả đề tài đã thu thập, định danh
được 11 loài thuộc chi Camellia, thử nghiệm nhân giống thành cơng 9 lồi, xây
dựng một mơ hình bảo tồn chuyển vị (Nguyễn Văn Kết & Lương Văn Dũng, 2014).
Tập hợp các kết quả nghiên cứu về chi Camellia ở Việt Nam và Trung Quốc,
nhóm tác giả Orel & Curry (2015) đã xuất bản cuốn sách “In Pursuit of Hidden
Camellias”, có 32 lồi mới thuộc chi Camellia được phát hiện, trong đó có 14 lồi
phân bố ở Lâm Đồng (11 lồi đã cơng bố trên các tạp chí chun ngành, 3 lồi có
mơ tả trong sách nhưng chưa cơng bố trên tạp chí), đây là một thành tựu lớn về
nghiên cứu chi Camellia ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng, ngồi thành
tựu về phát hiện các lồi mới cho khoa học, nhóm tác giả cũng đã bổ sung và đề
xuất một hệ thống phân loại mới cho chi Camellia (Bảng 1.2), hệ thống này đã kế
thừa các hệ thống phân loại trước đây của Sealy (1958), Chang & Bartholomew
(1984) và Minh & Bartholomew (2007). Chúng tôi sẽ kế thừa hệ thống của Orel &
Curry (2015) khi nghiên cứu chi Camellia trong họ Chè ở Lâm Đồng. Tuy nhiên
cuốn sách cũng để lại nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu, như sự tương đồng
của loài Camellia luteocerata so với Camellia dormoyana; sự giống nhau giữa hai
loài Camellia cattienensis và Camelia longii; sự tương đồng của loài Camellia
dongnaiensis so với Camellia vidalii; sự tương đồng của loài Camellia duyana so
với Camellia furfuracea và sự tương đồng của loài Camellia ligustrina so với

Camellia kissi. Những vấn đề tranh luận trên, chúng tôi sẽ bàn luận kỹ hơn ở phần
kết quả nghiên cứu.

21


×