Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của enso đến bão hoạt động trên khu vực việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

Nguyễn Thị Thu Loan

ẢNH HƢỞNG CỦA ENSO ĐẾN BÃO HOẠT ĐỘNG
TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội-Năm 2014

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

Nguyễn Thị Thu Loan

ẢNH HƢỞNG CỦA ENSO ĐẾN BÃO HOẠT ĐỘNG
TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Khí tƣợng và khí hậu học
Mã số
: 604487

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BÙI HOÀNG HẢI

Hà Nội-Năm 2014

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện, luận văn đã được sự quan tâm, giúp đỡ của thầy
giáo TS. Bùi Hồng Hải, các thầy cơ giáo Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải Dương
học, các đồng nghiệp tại Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa
học Khí tượng Thuỷ văn và Mơi trường, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia,
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong luận văn là khá mới đối với Học viên. Với khả năng
và hiểu biết còn hạn chế, luận văn chỉ mong muốn đóng góp những cơ sở khoa học
chính để bước đầu đánh giá được ảnh hưởng của ENSO đến bão hoạt động trên khu
vực Việt Nam.
Kết quả của Luận văn chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, hạn chế, Học viên
mong muốn nhận được sự đóng góp quý báu của các đồng nghiệp.
Trong quá trình học tập cũng như trong q trình làm luận văn, em xin bày
tỏ lịng cám ơn chân thành tới TS. Bùi Hoàng Hải - Người thầy đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cơ giáo Khoa Khí
tượng - Thủy văn - Hải dương học đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn.
Học viên cao học

Nguyễn Thị Thu Loan

iii



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 1
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ẢNH HƢỞNG CỦA ENSO ĐẾN XOÁY THUẬN
NHIỆT ĐỚI ................................................................................................................. 6
1.1. Ngoài nƣớc ..........................................................................................................6
1.2. Trong nƣớc..........................................................................................................8
Chƣơng 2. SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 12
2.1. Nguồn số liệu .....................................................................................................12
2.1.1. Nguồn số liệu về xoáy thuận nhiệt đới ..........................................................12
2.1.2. Số liệu xác định thời kỳ ENSO ......................................................................14
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................19
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................19
2.2.2. Phương pháp kế thừa.....................................................................................19
2.2.3. Phương pháp phân tích, thống kê tổng hợp số liệu .....................................22
Chƣơng 3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ........................................................................... 25
3.1. XTNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông ....................................................25
3.1.1. Tần số XTNĐ hoạt động trên Biển Đông .....................................................25
3.1.2. Số ngày hoạt động của XTNĐ trên Biển Đông ............................................27
3.2. XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam ..............................................................................27
3.2.1. Tần số XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam ................................................................27
3.2.2. Số ngày hoạt động của XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam .....................................33
3.3. Ảnh hƣởng của ENSO đến các đặc trƣng của XTNĐ trên khu vực Biển
Đông ..........................................................................................................................33
3.3.1. Ảnh hưởng của ENSO đến số lượng XTNĐ hoạt động trên Biển Đông ........33
3.3.2. Ảnh hưởng của ENSO đến số ngày hoạt động của XTNĐ trên Biển Đông ........37

3.4. Ảnh hƣởng của ENSO đến các đặc trƣng XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam .......38
3.4.1. Ảnh hưởng của ENSO đến số lượng XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam ...............38
3.4.2. Ảnh hưởng của ENSO đến số ngày hoạt động của XTNĐ đổ bộ vào Việt
Nam ...........................................................................................................................44

iv


3.4.3. Ảnh hưởng của ENSO đến cường độ XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam ..............45
3.4.4. Ảnh hưởng của ENSO đến vị trí hình thành các XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam
...................................................................................................................................51
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 56
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 59

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: SSTA (NINO3.4) đƣợc công bố hàng tháng trên mạng internet của CPC18
Bảng 2.2: Các thời kỳ El Nino (theo cách xác định của CPC) ................................. 20
Bảng 2.3: Các thời kỳ La Nina (theo cách xác định của CPC) ................................. 21
Bảng 2.4: Các năm ENSO ......................................................................................... 22
Bảng 3.1: Thời kỳ xuất hiện và kết thúc XTNĐ trên Biển Đơng ............................. 25
Bảng 3.2: Tần số trung bình tháng của XTNĐ và bão mạnh hoạt động trên Biển
Đông .......................................................................................................................... 26
Bảng 3.3: Phân bố số ngày XTNĐ và bão mạnh hoạt động trên Biển Đông theo
tháng .......................................................................................................................... 27
Bảng 3.4: Tần số trung bình theo tháng của XTNĐ và bão mạnh đổ bộ vào Việt
Nam ........................................................................................................................... 28

Bảng 3.5: Số lƣợng XTNĐ đổ bộ vào các khu vực đất liền Việt Nam ..................... 29
Bảng 3.6: Phân bố số ngày XTNĐ và bão mạnh đổ bộ vào nƣớc ta theo tháng ....... 33
Bảng 3.7: Đặc trƣng XTNĐ hoạt động trên Biển Đông ứng với các năm ENSO .... 34
Bảng 3.8: Đặc trƣng số ngày XTNĐ hoạt động trên Biển Đông theo các pha ENSO37
Bảng 3.9: Đặc trƣng số ngày bão mạnh hoạt động trên Biển Đông theo các pha
ENSO ........................................................................................................................ 38
Bảng 3.10: Đặc trƣng XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta theo các pha ENSO ...................... 39
Bảng 3.11: Đặc trƣng số ngày hoạt động của XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta theo các pha
ENSO......................................................................................................................... 44
Bảng 3.12: Đặc trƣng số ngày hoạt động của bão mạnh đổ bộ vào nƣớc ta theo các pha
ENSO ......................................................................................................................... 45
Bảng 3.13: Hệ số tƣơng quan giữa ACE với SSTA-Nino34 ứng với các thời kỳ
ENSO ........................................................................................................................ 46

1


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tác động của La Nina đến khả năng xuất hiện XTNĐ trên khu vực tây
bắc Thái Bình Dƣơng .................................................................................................. 8
Hình 2.1: Phạm vi khu vực Biển Đơng đƣợc nghiên cứu ......................................... 13
Hình 2.2: Dị thƣờng nhiệt độ bề mặt biển trong pha ElNino .................................... 16
Hình 2.3: Dị thƣờng SST trong pha La Nina ............................................................ 16
Hình 3.1: Số lƣợng XTNĐ và các cấp bão trên khu vực Biển Đơng ........................ 26
Hình 3.2: Số lƣợng XTNĐ và các cấp bão đổ bộ vào Việt Nam .............................. 28
Hình 3.3: Các XTNĐ đổ bộ vào khu vực Bắc Bộ ..................................................... 30
Hình 3.4: Các XTNĐ đổ bộ vào khu vực Bắc Trung Bộ .......................................... 30
Hình 3.5: Các XTNĐ đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ từ Quảng Bình - Thừa
Thiên Huế .................................................................................................................. 31
Hình 3.6: Các XTNĐ đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ từ Đà Nẵng - Bình Định31

Hình 3.7: Các XTNĐ đổ bộ vào khu vực Nam Trung Bộ ........................................ 32
Hình 3.8: Các XTNĐ đổ bộ vào khu vực Nam Bộ ................................................... 32
Hình 3.9: Biến trình năm của tần số XTNĐ ứng với các pha ENSO ....................... 35
Hình 3.10: Biến trình năm của tần số bão mạnh hoạt động trên Biển Đông ứng với các
pha ENSO .................................................................................................................. 36
Hình 3.11: Biến trình năm tần số XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam ứng với các pha
ENSO ........................................................................................................................ 40
Hình 3.12: Biến trình năm của tần số bão mạnh đổ bộ vào Việt Nam ứng với các
pha ENSO .................................................................................................................. 41
Hình 3.13: Số lƣợng XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam theo khu vực trong các năm
ENSO ........................................................................................................................ 42
Hình 3.14: Các XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong thời kỳ El Nino ......................... 43
Hình 3.15: Các XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong thời kỳ La Nina ......................... 43
Hình 3.16: Các XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong thời kỳ trung gian...................... 43
Hình 3.17: Tƣơng quan giữa ACE với SSTA thời kỳ El Nino ................................. 46
Hình 3.18: Tƣơng quan giữa ACE với SSTA thời kỳ La Nina................................. 47
Hình 3.19: Tƣơng quan giữa ACE với SSTA thời kỳ trung gian ............................. 47
Hình 3.20: Diễn biến ACE của XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam qua các năm................. 48
Hình 3.21: Diễn biến ACE của XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam qua các năm ............... 48

2


Hình 3.22: Phân bố ACE trung bình trong năm El Nino của XTNĐ đổ bộ vào Việt
Nam ........................................................................................................................... 49
Hình 3.23: Phân bố ACE trung bình trong năm La Nina của XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam50
Hình 3.24: Phân bố ACE trung bình trong năm trung gian của XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam50
Hình 3.25: Tọa độ phát sinh XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong năm El Nino ......... 51
Hình 3.26: Tọa độ phát sinh XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong năm La Nina ......... 52
Hình 3.27: Tọa độ phát sinh XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong năm trung gian ..... 52


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XTNĐ:

Xoáy thuận nhiệt đới.

ATNĐ:

Áp thấp nhiệt đới

ENSO:

El Nino và Southern Ossilation.

BEI:

The Best index

TBD:

Thái Bình Dƣơng.

SST:

Nhiệt độ mặt nƣớc biển.

SSTA:

Chuẩn sai nhiệt độ mặt nƣớc biển


SSTAs

Dị thƣờng nhiệt độ mặt nƣớc biển

SO:

Dao động nam

SOI:

Chỉ số dao động nam

QBO:

Dao động tựa hai năm

IPO:

Dao động nhiều chục năm

NINO3:

50N-50S; 900W-1500W

NINO3.4

50N-50S; 1200W-1700W

ACE:


Năng lƣợng tích lũy

WMO:

Tổ chức Khí tƣợng Thế giới

CPC:

Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ

JTWC:

Trung tâm hỗn hợp cảnh báo bão của Hải quân Hoa Kỳ

NOAA:

Cơ quan quản lý đại dƣơng và khí quyển quốc gia Hoa Kỳ

HVCH:

Học viên cao học

3


MỞ ĐẦU
Việt Nam là nƣớc nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng mạnh của ổ bão Tây
Bắc Thái Bình Dƣơng. Trong những thập kỷ gần đây, hàng năm có trung bình 5 - 6
xốy thuận nhiệt đới đổ bộ vào các vùng biển nƣớc ta, năm nhiều nhất có tới 12
cơn bão (1964), năm ít nhất khơng có cơn bão nào (1976). Diễn biến của tần suất

xoáy thuận nhiệt đới ảnh hƣởng tới Việt Nam nói chung và của mùa bão đối với các
khu vực ven biển nói riêng cũng khá phức tạp. Những thiệt hại do bão gây ra hàng
năm ở nƣớc ta lên tới con số hàng tỷ đồng với hàng chục ngƣời chết, mất tích và bị
thƣơng, thậm chí có năm xốy thuận nhiệt đới đã gây ra những thảm họa đối với
một số vùng nhƣ năm 1985 đối với khu vực ven biển Trung Trung Bộ; năm 1997
đối với khu vực Nam Bộ.
Nhƣ ta đã biết, ENSO là hiện tƣợng tƣơng tác biển - khí quyển xảy ra chủ
yếu trên khu vực Thái Bình Dƣơng nhƣng có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến thời tiết, khí
hậu khơng chỉ trên khu vực Thái Bình Dƣơng mà cả tới nhiều nƣớc trên thế giới,
khơng chỉ có quan hệ với những yếu tố khí hậu cơ bản nhƣ diễn biến của nhiệt độ,
lƣợng mƣa mà còn tác động đến nhiều hiện tƣợng khí hậu cực đoan trong đó có
hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới. Điều đáng quan tâm là vấn đề dự báo khí hậu
đối với hiện tƣợng này đã đƣợc nghiên cứu và đƣa vào nghiệp vụ dự báo có kết quả
ở nhiều Trung tâm dự báo lớn nhƣ: Mỹ, Anh, Australia, Trung Quốc... Kết quả dự
báo về ENSO ở ra một khả năng mới về dự báo hạn dài đối với một số hiện tƣợng
khí hậu cực đoan nhƣ hạn hán, mƣa lũ, xốy thuận nhiệt đới.
Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hƣởng của ENSO đến bão hoạt động trên vùng
biển nƣớc ta là rất cần thiết, nó khơng chỉ cung cấp những thơng tin khí hậu cần
thiết về hai hiện tƣợng đã nêu mà có thể hy vọng tạo dựng từ đó các mơ hình dự báo
một số đặc trƣng của bão nhờ vào những dự báo khí hậu đối với hiện tƣợng ENSO
mà hiện nay có thể nhận đƣợc khơng mấy khó khăn từ các Trung tâm khí tƣợng
nhiều nƣớc. Do đó, HVCH đã mạnh dạn nghiên cứu Luận văn với đề tài “Ảnh
hƣởng của ENSO đến bão hoạt động trên khu vực Việt Nam”. Bố cục của Luận văn
ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo và phụ lục, gồm có 3 chƣơng sau:

4


Chƣơng 1: TỔNG QUAN ẢNH HƢỞNG CỦA ENSO ĐẾN XOÁY
THUẬN NHIỆT ĐỚI

Trong chƣơng này, học viên tập trung trình bày những nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc trong những năm gần đây về ảnh hƣởng của ENSO đến xoáy thuận
nhiệt đới trên khu vực Biển Đông.
Chƣơng 2: SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chƣơng này, học viên tập trung trình bày các phƣơng pháp nghiên cứu
đƣợc thực hiện để xây dựng bộ số liệu sử dụng tính tốn.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Trong chƣơng này, học viên sẽ tập trung phân tích các kết quả chủ yếu của
luận văn về ảnh hƣởng của ENSO đến một số đặc trƣng của XTNĐ hoạt động trên
Biển Đông và đổ bộ vào Việt Nam.

5


Chƣơng 1: TỔNG QUAN ẢNH HƢỞNG CỦA ENSO ĐẾN XOÁY
THUẬN NHIỆT ĐỚI

1.1. Ngoài nƣớc
Các nhà khoa học ngoài nƣớc trong những năm gần đây đã có khá nhiều
những nghiên cứu giải thích mối quan hệ giữa ENSO với hoạt động xốy thuận
nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dƣơng (TBD) nói chung, Biển Đơng nói
riêng cũng đã đƣợc triển khai nghiên cứu ở một số nƣớc, chủ yếu là Trung Quốc,
Mỹ,… Có thể nêu ra một số kết quả đã đƣợc công bố của các tác giả nhƣ: Li
Chongyin (1987), William Gray (1994), Dong K (1988), Lander M.A (1994), PaoShin Chu, Jianxin Wang (1997), Tetsuya T.Fujita and Sumiko Fujita (1998), Johny
C.L.Chan (1999), N. Nicholls (1999), Landsea C.W (2000), Wang & Chan (2002),
K.S. Liu & Johny C.L.Chan (2002)...
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa ENSO với hoạt động của XTNĐ trên vùng
biển tây nam TBD phía bắc Australia, Nicholls [15], [16] đã phát hiện mối quan hệ
khá chặt giữa tần số hàng năm của XTNĐ hoạt động trên khu vực với chỉ số dao
động nam (SOI) nhƣng là mức biến động của chỉ số này từ 2 năm liên tiếp trƣớc

mùa bão cần dự báo. Từ đó đã kiến nghị một mơ hình dự báo khá đơn giản dựa trên
phƣơng pháp hồi quy tuyến tính đơn. Kết quả dự báo đạt độ chính xác 65%.
Tây bắc TBD là ổ bão lớn nhất hành tinh, có hoạt động khá phức tạp. Một số
cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ này đã đƣợc triển khai trong những năm gần
đây ở một số nƣớc. Tƣơng đối sớm có thể kể đến cơng trình của Li Chongyin
(1987) [12]. Trong cơng trình này, tác giả đã đƣa ra một số nhận xét về mối quan hệ
giữa hoạt động của XTNĐ và hiện tƣợng ENSO dựa trên lịch xuất hiện của ENSO.
Trong cơng trình của Pao shin Chu, Jiangxin Wang (1997) [17], các tác giả
đã phân tích sự xuất hiện của XTNĐ trên khu vực quần đảo Hawoai trong những
năm có El Nino và La Nina. Kết quả cho thấy những năm El Nino khả năng xuất
hiện XTNĐ thấp hơn so với những năm khơng có ENSO hoạt động, nhất là những
năm La Nina, khu vực phát sinh XTNĐ cũng khác.

6


Năm 1996, ba tác giả là Zhang Guangzhi, Zang Xiangong, Wei Fengying
cũng nêu trong cơng trình nghiên cứu “Nghiên cứu diễn biến của tần số năm XTNĐ
trên khu vực tây bắc TBD trong 100 năm qua” [24] đã đƣa ra những so sánh về tần
số hoạt động của XTNĐ theo các mùa trong những năm El Nino và La Nina đã đi
tới nhận xét là: tần số năm của XTNĐ có khuynh hƣớng giảm vào thời kỳ đơng
xn trong những năm El Nino, nhƣng lại có khuynh hƣớng tăng vào mùa hè thu
nhất là khi gió vĩ hƣớng xuất hiện pha hƣớng đơng. Khi có La Nina khuynh hƣớng
sẽ ngƣợc lại.
Jose và Cruz (1999) [11] đã chỉ ra rằng XTNĐ ảnh hƣởng tới Philippin có
mối quan hệ bởi các đặc trƣng của ENSO, với điều kiện khô (ẩm) không thƣờng
xuyên tƣơng ứng với những năm ENSO ấm (lạnh) trong hầu hết các năm. Lyon và
các công sự (2006) [13] đã chỉ ra rằng lƣợng mƣa trong mùa tƣơng ứng ứng với
các năm ENSO có sự thay đổi trái ngƣợc giữa mùa hè bắc bán cầu (tháng VI-tháng
IV) và mùa thu (tháng X-XII) trong suốt pha ENSO.

Trong các tác giả Trung Quốc nghiên cứu về XTNĐ nói chung về mối quan
hệ giữa XTNĐ với ENSO thì Johnny C.L Chan và các cộng sự làm việc tại Đại học
Hồng Kông là tác giả có nhiều kết quả nghiên cứu từ cơ bản đến ứng dụng vào dự
báo. Trong các cơng trình: “Hiện tƣợng ENSO mạnh ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến
hoạt động của bão nhiệt đới trên vùng biển Tây Bắc TBD” [8], “Mối quan hệ giữa
hoạt động của XTNĐ ở tây bắc TBD với hiện tƣợng El Nino/dao động nam” [9],
“Hoạt động của XTNĐ ở tây bắc TBD liên quan đến hiện tƣợng El Nino và La
Nina” [10], các tác giả đã dựa vào nguồn số liệu “phân tích lại” khá phong phú của
Hoa Kỳ, tiến hành phân tích khơng chỉ đối với tần số xuất hiện XTNĐ trên khu vực
tây bắc TBD mà cả trên khu vực Biển Đông, không chỉ với XTNĐ mà cả đối với
một số trƣờng khí tƣợng có liên quan nhƣ trƣờng đƣờng dịng trên mực 850mb và
500mb. Tác giả đi đến nhận xét là vào các tháng 9, 10 của những năm trƣớc năm El
Nino cũng nhƣ năm El Nino, hoạt động của XTNĐ trên Biển Đông giảm nhƣng ở
phần đông của tây bắc TBD lại tăng. Xu thế ngƣợc lại đối với với năm La Nina
nhƣng với phần còn lại của vùng này lại giảm từ tháng 8 đến tháng 11. Từ những

7


nghiên cứu này, các tác giả đã đi đến xây dựng mơ hình dự báo mùa và năm đối với
XTNĐ dựa trên những nhân tố dự báo, trong đó nhân tố liên quan đến hiện tƣợng
ENSO góp phần quan trọng. Hình 1.1 cho kết quả mơ phỏng tác động của La Nina
đến khả năng xuất hiện của XTNĐ trên khu vực tây bắc TBD.
Số lƣợng XTNĐ trong năm La Nina

Số lƣợng bão mạnh trong năm La Nina

Trên mức bình thƣờng
Mức bình thƣờng
Dƣới mức bình thƣờng


Hình 1.1: Tác động của La Nina đến khả năng xuất hiện XTNĐ trên khu vực tây bắc Thái
Bình Dương

Nghiên cứu về XTNĐ hoạt động trên phạm vi tồn cầu nói chung, mối quan
hệ của nó với hiện tƣợng ENSO nói riêng và cuối cùng là xây dựng mơ hình dự báo
nó cho nhiều khu vực phải kể đến những kết quả nghiên cứu của M.A. Saunder và
các cộng tác viên trong nhóm “Hiểm họa bão nhiệt đới” [14]. Những kết quả nghiên
cứu của nhóm này cũng cho thấy hiện tƣợng ENSO đã có những ảnh hƣởng khá rõ
nét đến hoạt động của XTNĐ trên các khu vực của thế giới. Nói chung, vào những
năm El Nino, hoạt động của El Nino ít hơn so với chuẩn và ngƣợc lại khi La Nina
hoạt động. Từ những nghiên cứu này, các tác giả đã xây dựng đƣợc các mơ hình dự
báo hạn dài cho ba khu vực tây bắc TBD, Đại Tây Dƣơng và nam TBD phía bắc
Austrlia.
1.2. Trong nƣớc
Ở Việt Nam cũng đã có khơng ít nghiên cứu về XTNĐ hoạt động trên khu
vực tây bắc TBD, Biển Đông và ảnh hƣởng tới Việt Nam.
Trong công trình nghiên cứu của Hồng Minh Hiền - Nguyễn Hữu Ninh
(1988) [2] và một số nghiên cứu của Trần Việt Liễn [3], [21] về XTNĐ đã bƣớc đầu
có những đánh giá về mối quan hệ của nó với hiện tƣợng ENSO. Tuy nhiên, do

8


những hạn chế của những nghiên cứu này, việc đánh giá chi tiết, định lƣợng mối
quan hệ ENSO - XTNĐ cịn rất hạn chế.
Trong cơng trình nghiên cứu của tác giả Phan Văn Tân (2002) [18] “Ảnh
hƣởng của ENSO tới hoạt động của XTNĐ ở khu vực tây bắc Thái Bình Dƣơng và
Biển Đơng” thời kỳ 1945 - 2000 cho thấy hiện tƣợng ENSO có ảnh hƣởng đến tần
suất xuất hiện và vị trí hình thành của XTNĐ. Nhìn chung, trên khu vực tây bắc

TBD, số lƣợng XTNĐ không khác biệt nhiều giữa năm El Nino và năm La Nina,
nhƣng ở khu vực Biển Đông, số lƣợng XTNĐ xuất hiện và hình thành có xu hƣớng
tăng trong những năm La Nina và giảm trong những năm El Nino. Trong thời kỳ El
Nino, bão mạnh có xu hƣớng gia tăng, cịn áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có xu hƣớng
giảm so với thời kỳ La Nina trên toàn khu vực. Đối với vị trí hình thành XTNĐ, tác
giả cho thấy thời kỳ El Nino có xu hƣớng dịch chuyển về phía Đơng, cịn trong thời
kỳ La Nina lại có xu hƣớng dịch chuyển về phía Tây trên tồn khu vực. Tuy nhiên,
lại có sự khác biệt về sự thay đổi vị trí hình thành XTNĐ theo hƣớng bắc - nam
giữa vùng biển tây bắc Thái Bình Dƣơng và khu vực Biển Đơng trong thời kỳ El
Nino. Đó là trên khu vực Biển Đơng, XTNĐ có xu hƣớng dịch về phía bắc, cịn ở
vùng tây bắc Thái Bình Dƣơng lại có xu hƣớng dịch chuyển về phía Nam.
Trong cơng trình nghiên cứu “Đánh giá quy luật biến động dài hạn và xu thế
biến đổi số lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, Biển
Đơng và ven biển Việt Nam” của tác giả Đinh Văn Ƣu (2009) [7] thời kỳ 1959 2008 cho thấy số lƣợng trung bình năm của bão và siêu bão ở khu vực tây bắc Thái
Bình Dƣơng, Biển Đơng cũng nhƣ đổ bộ vào dải ven biển Việt Nam dao động theo
các chu kỳ dài từ hai năm đến nhiều chục năm nhƣng chƣa rõ ràng. Đó là, chƣa thấy
xu thế gia tăng số lƣợng bão và siêu bão ở những khu vực nêu trên, thậm chí số
lƣợng siêu bão cịn có xu thế giảm. Trong 5 thập niên gần đây, số lƣợng bão gây
ảnh hƣởng trực tiếp đến ven bờ vịnh Bắc Bộ giảm, trong khi ở Nam Trung Bộ và
Nam Bộ lại gia tăng. Những dao động này cho thấy có khả năng sự hoạt động của
bão trên khu vực chịu tác động của các dao động quy mô lớn nhƣ tựa 2 năm (QBO),
El Nino và nhiều chục năm Thái Bình Dƣơng (IPO).

9


Trong cơng trình nghiên cứu “Xu hƣớng hoạt động của xốy thuận nhiệt đới
trên Tây Bắc Thái Bình Dƣơng và Biển Đông theo các cách phân loại khác nhau”
của tác giả Nguyễn Văn Tuyên (2007) [6] trong thời kỳ 1951 - 2006 cho thấy: khi
bão đƣợc phân loại theo vùng ảnh hƣởng thì nhìn chung, số lƣợng bão trên khu vực

tây bắc Thái Bình Dƣơng có xu hƣớng giảm, nhƣng trong đó chỉ có số cơn bão yếu
và trung bình có xu hƣớng giảm, cịn số cơn bão mạnh lại có xu hƣớng tăng lên. Đối
với khu vực Biển Đơng, số lƣợng những cơn bão vào Biển Đông nhƣng không ảnh
hƣởng đến đất liền nƣớc ta có xu hƣớng tăng. Số lƣợng bão có xu hƣớng tăng lên ở
hai vùng Trung Bộ và Nam Bộ, cịn vùng Bắc Bộ có xu hƣớng giảm. Khi phân loại
theo cƣờng độ thì bão có xu hƣớng giảm, trong đó thể hiện rõ nhất là các cơn bão
yếu.
Trong cơng trình nghiên cứu “Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, mơi
trƣờng và kinh tế-xã hội ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Ngữ (2007) [4], [5]
cho thời kỳ 1956 - 2000 đã đánh giá tác động của El Nino và La Nina đến các yếu
tố khí tƣợng thủy văn nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, tần số front lạnh, hoạt động của bão
và ATNĐ và một số ngành kinh tế xã hội ở Việt Nam. Trong đó, khi đánh giá về
ảnh hƣởng của ENSO tới hoạt động của XTNĐ, kết quả cho thấy số cơn bão trong
năm cũng nhƣ trong mùa bão có xu hƣớng giảm trong năm El Nino và có xu hƣớng
tăng trong năm La Nina. Ngoài ra, trong điều kiện El Nino, XTNĐ thƣờng tập trung
vào giữa mùa bão (tháng 7, 8, 9) và trong điều kiện La Nina, XTNĐ thƣờng nhiều
hơn vào nửa cuối mùa bão (tháng 9, 10, 11).
Gần đây nhất phải kể đến cơng trình nghiên cứu “Đặc điểm hoạt động của
bão ở vùng gần bờ biển Việt Nam giai đoạn 1945 - 2007” của các tác giả Vũ Thanh
Hằng, Ngô Thị Thanh Hƣơng và Phan Văn Tân (2010) [1] với việc xem xét đặc
điểm hoạt động của bão ở bảy vùng biển gần bờ Việt Nam cho thấy số lƣợng bão ở
các vùng biển gần bờ Việt Nam đều có xu thế tăng lên. Số lƣợng bão trong những
năm La Nina thƣờng nhiều hơn trong những năm El Nino. Hoạt động của bão có xu
hƣớng về phía nam nhƣng ở mức độ biến động nhỏ.

10


Từ những nghiên cứu trên cho thấy, ở những góc nhìn và nguồn tƣ liệu khác
nhau, các kết quả nghiên cứu hầu nhƣ đều khẳng định ENSO có những ảnh hƣởng

nhất định đến hoạt động của bão ở tây bắc TBD và trên Biển Đông nhƣng với mức
độ, phạm vi chịu ảnh hƣởng khơng hồn tồn giống nhau. Kết quả của các nghiên
cứu này cũng đều dừng lại ở việc thống kê để đƣa ra các đánh giá về ảnh hƣởng của
ENSO đến hoạt động của bão trên vùng biển tây bắc Thái Bình Dƣơng và khu vực
Biển Đơng với đặc trƣng chủ yếu là tần số hoạt động của XTNĐ trong những năm
El Nino và năm La NiNa hoặc với năm khơng có ENSO. Đối với tác động của
ENSO đến bão ảnh hƣởng trên khu vực Việt Nam hầu nhƣ chƣa có đánh giá cụ thể.

11


Chƣơng 2. SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn số liệu
2.1.1. Nguồn số liệu về xoáy thuận nhiệt đới
Theo Tổ chức Khí tƣợng thế giới (WMO) thì phạm vi ổ bão tây bắc TBD sẽ
kéo dài từ kinh tuyến 100 đến 180 độ Đơng, từ xích đạo 0 đến vĩ tuyến 60 độ Bắc.
Theo cơ quan khí tƣợng Nhật Bản, khu vực tây bắc TBD dùng trong dự báo bão
cũng đƣợc giới hạn tƣơng tự. Còn theo cơ quan Khí tƣợng Hải dƣơng Hoa Kỳ, khu
vực tây bắc TBD kéo thêm sang phía Tây tới kinh tuyến 80 độ Đông.
Trên khu vực tây bắc TBD, ngƣời ta thƣờng phân thành 3 khu vực theo kinh
độ:
- Khu vực phía tây kinh độ 120 độ Đông.
- Khu vực trung tâm từ kinh tuyến 120 độ Đông đến kinh tuyến 150 độ
Đông.
- Khu vực phía đơng kinh tuyến 150 độ Đơng.
Biển Đơng nằm ở phía cực tây của bắc TBD, tiếp cận với bờ biển phía đơng
nam của đại lục địa Châu Á mà chủ yếu là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia,
Thái Lan và Malaysia; phía nam là quần đảo Indonesia và đặc biệt phía đơng là
Philippin. Trong vùng Biển Đơng, Việt Nam và Philippin đƣợc coi là 2 bờ chính về
phía đông và tây.

Do Biển Đông nằm ở khu vực tây bắc TBD nên số liệu XTNĐ hoạt động
trên Biển Đông đƣợc chọn trong vùng tây TBD và đƣợc quy định nhƣ sau:
- Các XTNĐ hình thành và hoạt động ngay trên Biển Đơng;
- Các XTNĐ hình thành trên vùng biển tây bắc TBD và vƣợt qua kinh tuyến
120 độ Đông đi vào khu vực Biển Đơng, trong đó giới hạn khu vực Biển Đông đƣợc
xác định từ 5 đến 24 độ vĩ Bắc và từ 100 đến 120 độ kinh Đơng (hình 2.1).
Đối với XTNĐ hình thành trên Biển Đơng nhƣng có hƣớng di chuyển đi ra
khỏi Biển Đơng hoặc những XTNĐ đi từ vùng biển tây bắc TBD vào Biển Đơng
nhƣng sau đó lại đi ra khỏi Biển Đơng, thì XTNĐ đó đƣợc coi là hoạt động trên

12


Biển Đơng khi có từ 3 Obs quan trắc trở lên nằm trong giới hạn xác định trên khu
vực Biển Đơng.
Cịn XTNĐ đƣợc xác định là đổ bộ vào Việt Nam khi đƣờng đi của nó cắt
đƣờng biên giới quốc gia.

Hình 2.1: Phạm vi khu vực Biển Đơng được nghiên cứu

Trong những năm qua, việc quan trắc, theo dõi hoạt động về XTNĐ trên
phạm vi toàn cầu ngày càng tiến bộ. Trƣớc nửa cuối thế kỷ XX, những quan trắc từ
xa nhƣ radar, vệ tinh khí tƣợng,.. hầu nhƣ chƣa có nên nhiều XTNĐ có cƣờng độ và
phạm vi khơng lớn, hoạt động ở xa ngoài đại dƣơng dễ bị bỏ sót nhất là trên khu
vực tây bắc TBD khá rộng lớn. Trong những thập kỷ gần đây, nhờ sự ra đời của các
phƣơng tiện quan trắc từ xa, đặc biệt là vệ tinh khí tƣợng, hoạt động của XTNĐ đã
đƣợc phát hiện và theo dõi khá chính xác. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn số liệu
quỹ đạo bão của các trung tâm dự báo bão các nƣớc thƣờng cho số lƣợng thấp hơn,
do khi vào tới bờ biển nƣớc ta phần lớn XTNĐ đã giảm cƣờng độ xuống ATNĐ, vị
trí khơng thật rõ và cũng khơng cịn là đối tƣợng đƣợc các trung tâm dự báo bão

quan tâm. Đối với bão mạnh, việc phát hiện và theo dõi hoạt động dễ hơn nhiều nên
khả năng bị bỏ sót là ít hơn.

13


Do đặc điểm trên của chuỗi số liệu sử dụng nên khi đánh giá XTNĐ ảnh
hƣởng trên khu vực Việt Nam, trong luận văn này, học viên sử dụng bộ số liệu từ
năm 1950 và tận dụng đến thời điểm gần nhất có thể (hết năm 2013). Đồng thời,
luận văn cũng quan tâm nhiều hơn đến XTNĐ có cƣờng độ mạnh từ 63 knots trở
lên, tƣơng đƣơng với cấp 12 trở lên theo cấp gió Beaufort.
Để thực hiện thu thập XTNĐ hoạt động trên Biển Đông và đổ bộ vào Việt
Nam, trong luận văn này, nguồn số liệu chủ yếu dựa trên cơ sở dữ liệu bão của
Trung tâm hỗn hợp cảnh báo bão (JTWC) của Hải quân Hoa Kỳ tại trang website
. Tại website này, số liệu về XTNĐ đƣợc cập nhật liên tục
cho đến thời điểm hiện tại tại ba vùng biển Đại Tây Dƣơng, Đông TBD và tây TBD.
Ở đây, học viên thu thập số liệu tại vùng biển tây TBD.
2.1.2. Số liệu xác định thời kỳ ENSO
ENSO là là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El
Nino - Dao động Nam) để chỉ cả 2 hai hiện tƣợng El Nino và La Nina và có liên
quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đơng Thái Bình Dƣơng với phía Tây
Thái Bình Dƣơng - Đơng Ấn Độ Dƣơng (đƣợc gọi là Dao động Nam) để phân biệt
với dao động khí áp ở Bắc Đại Tây Dƣơng.
Hiện tƣợng El Nino xuất hiện gắn liền với sự đột biến của nhiệt độ nƣớc
biển, thƣờng bắt đầu từ khu vực ven bờ phía Đơng Thái Bình Dƣơng rồi lan truyền
sang phía Tây, song cũng có trƣờng hợp q trình bắt đầu từ khu vực trung tâm
Thái Bình Dƣơng rồi sau đó phát triển dần sang phía Đơng. Cịn Dao động Nam
(SO), về bản chất, là một hiện tƣợng dao động của hệ thống khí quyển dƣới dạng
sóng dài (sóng Rossby) tồn tại thƣờng xun trong khí quyển ở khu vực Nam Thái
Bình Dƣơng. Cƣờng độ Dao động Nam đƣợc đánh giá thông qua SOI (Southern

Osillation Index) là chỉ số phụ thuộc áp suất giữa hai trạm điển hình đó là trạm
Tahiti (17,50S-149,60W) thuộc quần đảo Polynesia và trạm Darwin (12,40S130,90E) thuộc bắc Australia. Nhƣ vậy, ENSO là khái niệm thể hiện tổng hợp của
cả hai hiện tƣợng đại dƣơng và khí quyển gắn kết chặt chẽ với nhau.

14


Theo quan điểm chung thì El Nino (La Nina) xuất hiện khi dị thƣờng nhiệt
độ nƣớc biển tầng mặt có dấu dƣơng (âm) vƣợt một giới hạn cho trƣớc và xảy ra
trong nhiều tháng liên tiếp. Vì vậy, để xác định các pha ENSO và cách xác định nhƣ
thế nào, nó rất cần thiết trong đánh giá tác động của ENSO cũng nhƣ nghiên cứu
quy luật diễn biến của nó.
Mặc dù ENSO là hiện tƣợng đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu trƣớc
đây, tuy nhiên lại khơng có sự thống nhất trong cách phân chia và định nghĩa về các
pha của nó. Một vài chỉ số thƣờng đƣợc sử dụng để phân chia ENSO thành các pha
khác nhau nhƣ chỉ số Dao động nam và dị thƣờng nhiệt độ mặt nƣớc biển (SSTAs)
ở các vùng Nino 3, Nino3.4 và Nino4. Để nghiên cứu về ảnh hƣởng của ENSO ở
vùng biển tây bắc Thái Bình Dƣơng, các nghiên cứu thƣờng sử dụng chỉ số SSTA
để phân chia pha ENSO. Tuy nhiên, cách phân chia các pha ENSO theo chỉ số này
cũng khơng giống nhau.
Trong cơng trình “Hiện tƣợng El Nino 1997 - 1998: một thể nghiệm khoa
học và kỹ thuật” đƣợc công bố năm 1999 của WMO-UNEP-ICSU-UNESCO [23]
đã nêu ra chỉ tiêu để xác định El Nino của Trenberth, 1997 [22] rằng: El Nino là
khoảng thời gian có trung bình trƣợt 5 tháng của SST vùng trung tâm TBD xích đạo
- khu vực NINO3.4 (50N-50S, 1200W-1700W) vƣợt giới hạn 0,40C ít nhất 6 tháng.
Tuy nhiên, theo Trenberth, định nghĩa này vẫn chƣa hoàn toàn thỏa đáng, cần đƣợc
nghiên cứu phát triển thêm.
Xuất phát từ nguồn gốc của hiện tƣợng El Nino, diễn biến của nhiệt độ mặt
biển (SST) đƣợc coi là biểu thị cơ bản nhất, trong đó, những thay đổi về nhiệt độ ở
nửa phần phía đơng và trung tâm của TBD là tiêu biểu, nhƣng thông thƣờng, ngƣời

ta không dùng trực tiếp trị số của SST mà dùng chuẩn sai của nó. Bên cạnh đó, thực
tế, diễn biến của SST không phải khi nào cũng phù hợp với diễn biến của SOI giống
nhƣ trong cơ chế đã nêu của hiện tƣợng ENSO. Vì thế, nếu coi sự xuất hiện và hoạt
động của ENSO phải đƣợc thể hiện đồng thời ở cả đại dƣơng và khí quyển thì chỉ
số xác định ENSO phải có sự liên kết của cả hai chỉ số chuẩn sai nhiệt độ mặt nƣớc
biển (SSTA) và SOI.

15


Hình 2.2: Dị thường nhiệt độ bề mặt biển trong pha ElNino
(nguồn: />
Hình 2.3: Dị thường SST trong pha La Nina
(nguồn: />
Theo quan niệm này, Smith, C.A and P. Sardeshmukh, 2000 [19] đã sử dụng
kết hợp giữa hai chỉ số SSTA-NINI3.4/SOI chuẩn hóa, tính ra chỉ số mới BEI (chỉ
số ENSO tốt nhất) tính cho từng tháng bằng trung bình trƣợt 5 tháng (1 và 3 tháng)
của thời kỳ 1871-2001. Theo các tác giả trên, BEI > 0 biểu thị pha nóng (El Nino)

16


và BEI < 0 biểu thị pha lạnh (La Nina). Tuy nhiên, để xác định các chu trình El
Nino (La Nina) thì BEI phải vƣợt giới hạn 1 sigma (độ lệch chuẩn) của chuỗi BEI
tháng, cụ thể sigma nhận giá trị ± 0,96.
Dựa vào chỉ số SSTA, cơ quan Khí tƣợng Nhật Bản đã đƣa ra định nghĩa
sau để xác định chu trình ENSO. “Chu trình El Nino là thời kỳ có giá trị trung bình
trƣợt 5 tháng của SSTA tại khu vực (40N-40S, 1500W-900W) vƣợt 0,50C kéo dài 6
tháng trở lên”.
Cũng sử dụng định nghĩa của Cơ quan Khí tƣợng Nhật Bản nhƣng có bổ

sung, PaoShinChu và Jianxin Wang đã nêu ra cách xác định các chu trình El NiNo
“Chu trình El Nino là thời kỳ có trung bình trƣợt 5 tháng của SSTA khu vực NINO3
vƣợt 0,50C kéo dài liền 6 tháng nhƣng trong đó phải có ít nhất 1 tháng SSTA >
10C”.
Trị số giới hạn của SSTA để xác định El Nino (La Nina) cũng không giống
nhau giữa các cơng trình nghiên cứu. Số đơng các cơng trình ở Mỹ dùng trị số 0,50C
làm giới hạn khi dùng SSTA của khu vực NINO3.4 làm chỉ tiêu. Ở Australia lại
dùng SSTA của NINO3 làm chỉ tiêu với giới hạn là 1,00C, còn trong dự báo của
BOM lại dùng 0,80C làm giới hạn khi dùng SSTA của NINO3 làm chỉ tiêu.
Trong các tài liệu của cơ quan khí tƣợng Autralia, tháng đƣợc coi là có biểu
hiện của El Nino khi SSTA của khu vực NINO3 vƣợt giá trị +10C và biểu hiện La
Nina khi chỉ số này giảm xuống dƣới giá trị -10C. Nhƣ vậy, chu trình ENSO sẽ gồm
những tháng có /SSTA/ của khu vực NINO3 vƣợt 10C. Đối với chỉ số SOI khi sử
dụng để xem xét xác định hoạt động của ENSO, một số tài liệu của Autralia đã lấy
10 làm giới hạn. Khi đó, SOI < 10, có hiện tƣợng El Nino. Ngƣợc lại, SOI > 10 có
hiện tƣợng La Nina.
Theo Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ (CPC), khi SSTA ≥ 0,50C có pha
nóng và ngƣợc lại SSTA ≤ -0,50C có pha lạnh trên khu vực TBD xích đạo. Đồng
thời, để xác định hiện tƣợng ENSO theo mùa (3 tháng liên tục), CPC đã dùng SSTA
khu vực này bằng cách tính trung bình trƣợt 3 tháng. Nếu trị số này vƣợt 0,50C (kéo

17


dài ít nhất 5 tháng) đƣợc coi là có El Nino và ngƣợc lại < -0,50C (kéo dài ít nhất 5
tháng) đƣợc coi là có La Nina.
Do hiện tƣợng ENSO có thể biểu hiện qua nhiều đặc trƣng khí tƣợng và hải
văn khác nhau, khơng hồn tồn đồng pha với nhau, một đặc trƣng có thể phản ánh
một góc cạnh nhất định của hiện tƣợng nên khi nghiên cứu diễn biến của hiện tƣợng
này các nhà khoa học đã nảy sinh ý tƣởng xây dựng những chỉ số tổng hợp bao gồm

nhiều đặc trƣng khác nhau đƣợc liên kết với nhau bằng một cơ cấu nào đó để có thể
phản ánh đƣợc đầy đủ hơn diễn biến thực của nó.
Ở Việt Nam, trong cơng trình của Nguyễn Đức Ngữ và CTV đã sử dụng định
nghĩa của Nhật, nhƣng với số liệu của khu vực NINO3 để xác định các chu trình ENSO.
Đó là thời kỳ có trung bình trƣợt của SSTA-NINO3 vƣợt 0,50C liên tục từ 6 tháng trở
lên. Trong luận văn này, học viên dựa vào chỉ số SSTA của khu vực NINO3.4 (5oN-5oS,
120o-170oW) thống kê từ website của Trung
tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ để xác định các pha ENSO. Bảng 2.1 cho ví dụ cụ thể kết
quả tính chỉ số SSTA của CPC cho các mùa (3 tháng liên tục).
Bảng 2.1: SSTA (NINO3.4) được công bố hàng tháng trên mạng internet của CPC
Year

DJF

JFM

FMA MAM AMJ

MJJ

JJA

JAS

ASO

SON

OND


NDJ

1950

-1.4

-1.3

-1.2

-1.2

-1.1

-0.9

-0.6

-0.5

-0.4

-0.5

-0.6

-0.7

1951


-0.8

-0.6

-0.4

-0.2

0.0

0.4

0.6

1.0

1.1

1.2

1.1

0.9

1952

0.6

0.4


0.3

0.3

0.3

0.1

-0.1

0.0

0.2

0.2

0.2

0.3

1953

0.5

0.6

0.6

0.7


0.7

0.7

0.7

0.7

0.8

0.8

0.8

0.8

1954

0.7

0.5

0.1

-0.4

-0.5

-0.5


-0.6

-0.7

-0.8

-0.7

-0.7

-0.7

1955

-0.7

-0.7

-0.7

-0.8

-0.8

-0.8

-0.8

-0.7


-1.1

-1.4

-1.7

-1.6

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..

…..


…..

…..

2010

1.6

1.3

1.0

0.6

0.1

-0.4

-0.9

-1.2

-1.4

-1.5

-1.5

-1.5


2011

-1.4

-1.2

-0.9

-0.6

-0.3

-0.2

-0.2

-0.4

-0.6

-0.8

-1.0

-1.0

2012

-0.9


-0.6

-0.5

-0.3

-0.2

0.0

0.1

0.4

0.5

0.6

0.2

-0.3

2013

-0.6

-0.6

-0.4


-0.2

-0.2

-0.3

-0.3

-0.3

-0.3

-0.2

-0.3

-0.4

2014

-0.6

-0.6

-0.5

-0.1

0.1


0.1

0.0

0.0

18


2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu là phƣơng pháp truyền thống luôn đƣợc thực hiện ở bất cứ
nghiên cứu nào và đƣợc tiến hành trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Mục tiêu
của việc thu thập tài liệu để đảm bảo có đầy đủ các tài liệu nghiên cứu có liên quan
đã đƣợc đầu tƣ thực hiện.
Hiện tƣợng ENSO và XTNĐ đƣợc nhiều tác giả đề cập đến, vì vậy có nhiều
cách đƣợc áp dụng để thu thập, chọn lọc các nguồn số liệu. Trong luận văn tác giả
đã dùng phƣơng pháp này vào việc thu thập các số liệu về ENSO và xoáy thuận
nhiệt đới ở khu vực tây bắc TBD và ở Biển Đông, giai đoạn 1950 đến 2013 để đánh
giá, phân tích và xây dựng mối tƣơng quan giữa các nhân tố này. Toàn bộ dữ liệu đã
thu thập sẽ đƣợc nhập vào Microsotf Exel dƣới dạng bảng tính tốn đƣợc tổ chức
hợp lý, để có thể thực hiện việc xử lý, tính tốn và xây dựng tƣơng quan một số đặc
trƣng của xoáy thuận nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đơng.
Nhìn chung, cơng tác thu thập tài liệu của luận văn đƣợc tiến hành rất chi tiết
và thuận lợi và ứng dụng có hiệu quả trong luận văn này. Kết quả thu thập tài liệu,
số liệu đƣợc tổng hợp và thể hiện trong phần phụ lục.
2.2.2. Phương pháp kế thừa
Đây là phƣơng pháp chọn lọc những sản phẩm đã đƣợc thực hiện trên thế
giới và trong nƣớc phục vụ đắc lực cho luận văn. Luận văn sẽ tận dụng tối đa lƣợng
thông tin của các sản phảm này.

Đề xác định phạm vi của ổ bão tây bắc TBD, luận văn đã dựa trên nền tảng
các nghiên cứu và đề nghị của Tổ chức Khí tƣợng thế giới và cơ quan khí tƣợng
Nhật Bản để xác định phạm vi.
Luận văn sẽ kế thừa hƣớng nghiên cứu theo hệ phƣơng pháp luận của Trung
tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ để xác định năm ENSO. Trong Luận văn này, Học
viên dựa vào SSTA của khu vực NINO3.4 (50N-50S, 1200 -1700W) thống kê từ
website của Trung tâm Dự báo Khí hậu
Hoa Kỳ để xác định năm ENSO. Theo CPC, khi SSTA ≥ 0,50C có pha nóng và

19


ngƣợc lại SSTA ≤ -0,50C có pha lạnh trên khu vực TBD xích đạo. CPC đã dùng
SSTA khu vực này để xác định hiện tƣợng ENSO theo mùa (3 tháng liên tục) bằng
cách tính trung bình trƣợt 3 tháng. Trị số này vƣợt 0,50C (kéo dài ít nhất 5 tháng)
đƣợc coi là có El Nino và ngƣợc lại < -0,50C (kéo dài ít nhất 5 tháng) đƣợc coi là có
La Nina và khi SSTA-NINO3.4 > 1,00C (< -1,00C) sẽ có El Nino (La Nina) trung
bình và khi SSTA > 1,50C (< -1,50C) sẽ có El Nino (La Nina).
Theo cách xác định của CPC, kết quả xác định các thời kỳ ENSO giai đoạn
1950 - 2013 đƣợc thể hiện trong Bảng 2.2 và Bảng 2.3.
Bảng 2.2: Các thời kỳ El Nino (theo cách xác định của CPC)
Các thời kỳ El Nino
TT

Tháng Năm

Tháng Năm

Ghi
chú


Kéo
dài

1
2
3

7
1
4

1951
1953
1957

1
2
7

1952
1954
1958

7
14
16

4
5


6
5

1963
1965

2
4

1964
1966

9
12

6
7
8
9
10
11
12

8
5
9
9
5
8

5

1968
1972
1976
1977
1982
1986
1991

1
3
2
2
6
2
6

1970
1973
1977
1978
1983
1988
1992

18
11
6
6

14
19
14

13
14

9
5

1994
1997

3
4

1995
1998

7
12

15
16
17

5
7
7


2002
2004
2009

2
1
4

2003
2005
2010

10
7
10

Trung
bình
Yếu
Mạnh
Trung
bình
Mạnh
Trung
bình
Mạnh
Yếu
Yếu
Mạnh
Mạnh

Mạnh
Trung
bình
Mạnh
Trung
bình
Yếu
Mạnh

20

Các thời kỳ El Nino mạnh
Tháng

Năm

Tháng

Năm

Kéo
dài

11

1957

2

1958


4

8

1965

12

1965

5

9

1972

1

1973

5

9
8
1

1982
1987
1992


3
10
2

1983
1987
1992

7
3
2

7

1997

2

1998

8

12

2009

1

2010


2


×