Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

Lê Thị Kim Dung

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CHUYỂN ĐỔI CƠ
CẤU CÂY TRƠNG THÍCH HỢP Ở HUYỆN THẠCH HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------

Lê Thị Kim Dung

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CHUYỂN ĐỔI CƠ
CẤU CÂY TRƠNG THÍCH HỢP Ở HUYỆN THẠCH HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải
2. TS. Nguyễn Ngân Hà

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ khoa học: “Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất
nông nghiệp và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp ở huyện Thạch Hà,
tỉnh Hà Tĩnh” được hoàn thành tại Khoa Môi trường thuộc trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 11 năm 2018, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải và TS. Nguyễn Ngân Hà.
Tác giả tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TSKH. Nguyễn Xuân
Hải và TS. Nguyễn Ngân Hà người đã tận tình hướng dẫn, luôn lắng nghe, định
hướng cũng như hỗ trợ tác giả rất nhiều trong suốt quá trình tác giả thực hiện
luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo trong Khoa Môi
trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Anh Hùng đã hỗ trợ và giúp đỡ
tác giả rất nhiều về chuyên môn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động
viên tác giả rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn khơng tranh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ
thầy cô và những độc giả quan tâm.
TÁC GIẢ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................3
1.1 Khái niệm chung ...................................................................................................3
1.1.1 Định nghĩa hán hán ............................................................................................3
1.1.2 Phân loại hạn hán ...............................................................................................4
1.1.3. Một số công thức tính tốn các chỉ số hạn hán trên Thế giới và ở Việt Nam ..5
1.2. Tổng quan về tình hình hạn hán và các nghiên cứu về hạn hán ..........................8
1.2.1 Tình hình hạn hán và các nghiên cứu về hạn hán trên thế giới ..........................8
1.2.2 Khái quát tình hình hạn hán tại Việt Nam .......................................................10
1.3.Tổng quan về đất và sản xuất nông nghiệp .........................................................14
1.3.1.Đặc trưng đất tỉnh Hà Tĩnh ..............................................................................14
1.4. Đặc điểm khu vực nghiên cứu............................................................................19
1.4.1 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................19
1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................28
2.2.Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................29
2.3.1. Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu .........................................29
2.3.2. Phương pháp tính chỉ số MI ............................................................................29
2.3.3. Phương pháp điều tra phiếu nông hộ. .............................................................30
2.3.4. Phương pháp đánh giá đất ...............................................................................31
2.3.5. Phương pháp xây dựng bản đồ ........................................................................33
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................34
3.1 Tài nguyên đất và thực trạng sử dụng tài nguyên đất huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
Tĩnh. ......................................................................................................................34



3.1.1. Tài nguyên đất huyện Thạch Hà .....................................................................34
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thạch Hà .........................................................45
3.2 Thực trạng hạn hán của huyện Thạch Hà ............................................................53
3.3 Ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp huyện Thạch Hà .................56
3.3.1 Hoạt động sản xuất nông nghiệp huyện Thạch Hà ..........................................56
3.3.2. Ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp huyện Thạch Hà .............58
3.4 Đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp của
huyện Thạch Hà ........................................................................................................64
3.4.1. Đánh giá sự thích hợp đất với các loại hình sử dụng cây trồng ......................64
3.4.2. Đề xuất sử dụng đất huyện Thạch Hà .............................................................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................82


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các chỉ số hạn thường dùng trên thế giới .................................................6
Bảng 2.1: Phân cấp mức độ hạn theo chỉ số ẩm ......................................................30
Bảng 3.1: Phân loại đất huyện Thạch Hà năm 2017 ...............................................34
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của huyện Thạch Hà ..........................46
Bảng 3.3: Diện tích đất phân theo đơn vị hành chính năm 2017 .............................48
Bảng 3.4: Chỉ số ẩm của các trạm quan trắc tỉnh Hà Tĩnh .......................................53
Bảng 3.5: Khảo sát hoạt động SXNN tại 6 xã điển hình của huyện Thạch Hà ........57
Bảng 3.6: Thực trạng HH và ảnh hưởng đến diện tích đất SXNN ở một số xã đại
diện của huyện Thạch Hà ..........................................................................................60
Bảng 3.7: Sự thay đổi về diện tích đất một số cây trồng của huyện Thạch Hà .......61
Bảng 3.8: Sự thay đổi về sản lượng một số cây trồng của huyện Thạch Hà ...........62
Bảng 3.9: Sự thay đổi năng suất một số cây trồng của huyện Thạch Hà .................62
Bảng 3.10: Tỷ lệ các hộ mất mùa do ảnh hưởng của một số yếu tố trong 5 năm gần
đây tại 6 xã đại diện cho vùng nghiên cứu ................................................................64
Bảng 3.11: Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất chính ..............................66

Bảng 3.12: Diện tích các kiểu thích hợp đất vùng nghiên cứu .................................70
Bảng 3.13: Tổng hợp diện tích mức độ thích hợp đất huyện Thạch Hà ...................73
Bảng 3.14: Đề xuất cơ cấu sử dụng đất vùng nghiên cứu.........................................75


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ mơ tả mối quan hệ giữa các loại hạn (Nguồn: WMO) .....................5
Hình 2.1: Vị trí huyện Thạch Hà trong tỉnh Hà Tĩnh ................................................19
Hình 2.2: Sơ đồ trình tự đánh giá và đề xuất sử dụng đất .........................................32
Hình 3.1: Bản đồ đất huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 2017 ......................................36
Hình 3.2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 2017 .......50
Hình 3.3: Bản đồ mức độ HH huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh .................................55
Hình 3.4: Biều đồ thể hiện sự thay đổi diện tích cây trồng từ 2013-2017 ................61
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi năng suất cây trồng từ năm 2013-2017 ......63
Hình 3.6: Bản đồ thích hợp đất huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ...............................72
Hình 3.7: Sơ đồ đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Thạch Hà ...................72
Hình 3.8: Bản đồ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 77


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH:

Biến đổi khí hậu

BĐSDĐ:

Biến động sử dụng đất

ĐKTN:


Điều kiện tự nhiên

ĐKXH:

Điều kiện xã hội

FAO:

Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp của Liên hợp quốc)

HMH:

Hoang mạc hóa

HH:

Hạn hán

KTTV:

Khí tượng thủy văn

KHCN:

Khoa học cơng nghệ

KH&CNVN: Khoa học và công nghệ Việt Nam
KT–XH:


Kinh tế - xã hội

PRA:

Điều tra nông hộ

RDI:

Reclamation Drought Index (Chỉ số cải tạo hạn hán)

SI:

Severity Index (Chỉ số mức độ nghiêm trọng)

SPI:

Standardized Precipitation Index (Chỉ số lượng mưa tiêu chuẩn hóa)

SWSI:

Surface Water Supply Index (Chỉ số cung cấp nước mặt)

SXNN:

Sản xuất nông nghiệp

SMH:

Sa mạc hóa


UN/ISRD:

United Nations International Strategy for Disaster Reduction (Chiến
lược của Liên hợp quốc về giảm nhẹ thiên tai)

UBND:

Ủy ban nhân dân

VAC:

Vườn ao chuồng

WMO:

World Meteorological Organization (Tổ chức Khí tượng Thế giới)


MỞ ĐẦU
Hạn hán (HH) là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm
giảm hàm lượng ẩm trong khơng khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt
dịng chảy sơng suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước
dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm mơi trường suy
thối gây đói nghèo dịch bệnh… Khuynh hướng HH gần đây đã tăng nhanh trên
toàn thế giới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) từ áp lực gia tăng dân số
và sự phát triển công nghiệp. HH có tác động to lớn đến mơi trường, kinh tế, chính
trị xã hội và sức khoẻ con người. HH là ngun nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật
thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước. HH tác động đến môi trường như
huỷ hoại môi trường sống của các loài động thực vật, quần cư hoang dã, làm giảm
chất lượng khơng khí, nước, làm tăng cao nguy cơ cháy rừng và xói mịn, sạt lở.

Các tác động này có thể kéo dài và khơng khơi phục được. Ngồi ra, HH tác động
nhiều mặt đến kinh tế xã hội (KT-XH) như làm giảm diện tích gieo trồng, giảm
năng suất và sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. HH cũng
làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp (SXNN), giảm thu nhập của lao động nông
nghiệp, đồng thời làm tăng giá thành và giá cả các lương thực, giảm tổng giá trị sản
phẩm chăn nuôi.
Thạch Hà là một trong những huyện điển hình chịu ảnh hưởng bởi HH ở tỉnh
Hà Tĩnh, nơi chính quyền địa phương đang phải đương đầu với thách thức di cư của
người dân do cuộc sống khó khăn và khơng ổn định trên vùng đất hạn này. Thạch
Hà là một huyện nông nghiệp với diện tích đất tồn huyện 35.391,47 ha. Trong đó
có 23.579,06 ha đất nơng nghiệp; 9.602,52 ha đất phi nông nghiệp và 2.210 ha đất
chưa sử dụng. Do điều kiện tự nhiên (ĐKTN) khơng thuận lợi, nên nhìn chung đời
sống người dân ở đây vơ cùng khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo xấp xỉ 50% [2], ngành
nghề phụ kém phát triển, thu nhập từ đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản khơng đáng kể.
Đất có chất lượng kém, điều kiện canh tác khó khăn nên năng suất cây trồng, vật
ni thấp, người dân làm ăn khơng đủ sống, vì vậy đã làm gia tăng tình trạng người
dân phải rời bỏ quê hương, đi nơi khác làm thuê. Hiện nay, HH, thu nhập thấp và di

1


dân tự do đang là vấn đề bức xúc mang tính xã hội ở vùng này. Vì vậy cần có những
giải pháp toàn diện và đồng bộ, từng bước hỗ trợ cho người dân sử dụng hợp lý đất
đai HH, hạn chế hiện tượng suy thoái đất canh tác, ổn định cuộc sống người dân
trong vùng, góp phần xố đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã
hội của vùng.
Xuất phát từ những thực tế đó đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán
đến sản xuất nông nghiệp và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp ở
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” đã được lựa chọn với mong muốn góp phần hồn
thiện hơn nữa những nghiên cứu về ảnh hưởng của HH đến hoạt động SXNN huyện

Thạch Hà, đồng thời đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với
khu vực trước thực trạng HH đang xảy ra.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1

Khái niệm chung

1.1.1 Định nghĩa hán hán
HH là một hiện tượng khí hậu bình thường, mang tính quy luật. Nhưng nhiều
khi HH được hiểu lầm là sự kiện hiếm thấy và ngẫu nhiên. HH xuất hiện ở tất cả các
vùng khí hậu với các đặc trưng hạn rất khác nhau. HH là một dị thường tạm thời,
khác với sự khô cằn ở vùng có lượng mưa thấp và là đặc tính thường xun của khí
hậu khơ và sự khan hiếm nước (D.A Wilhite, 2000).
HH rất khác với các hiện tượng khác, bởi nó diễn ra từ từ song có thể kéo dài
vài tháng đến vài năm và HH xảy ra ảnh hưởng đáng kể đến nhiều lĩnh vực. Hơn
nữa, HH lại mang tính đặc trưng theo vùng, các đặc trưng của nó biến đổi đáng kể
từ vùng này sang vùng khác. Chính sự phức tạp của hiện tượng này mà cho đến nay
vẫn chưa có một sự thống nhất về định nghĩa hạn và phương pháp xác định HH.
Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đã có hơn 150 định nghĩa khác nhau về hạn
[32]. Gần đây, một số tác giả cũng đưa ra các định nghĩa hạn như sau: Theo Kramer
P. J (1983), HH được định nghĩa là “sự thiếu hụt của lượng mưa trong một khoảng
thời gian đủ dài dẫn đến sự thiếu hụt lượng nước trong đất và tổn thương đến cây
trồng” [24]. Theo Sivakumar (2005) “HH là hậu quả của sự giảm lượng mưa tự
nhiên trên thời kỳ dài, thường là một mùa hoặc lâu hơn, thường kết hợp với các
nhân tố khí hậu khác như nhiệt độ cao, gió mạnh và độ ẩm thấp, các nhân tố này có
thể làm trầm trọng thêm mức độ của sự kiện hạn” [29]. HH là khoảng thời gian kéo

dài của lượng mưa thiếu hụt dẫn đến thiệt hại về cây trồng và mất năng suất. HH là
một đặc trưng thường xuyên của khí hậu, liên quan đến sự thiếu hụt lượng mưa
trong một thời kỳ dài, dẫn đến giảm nguồn nước trong các hoạt động, các cộng
đồng hoặc các hệ sinh thái dưới nước [30].
Nhìn chung, các định nghĩa đều chỉ ra nhân tố ảnh hưởng chính đến HH là
lượng mưa. Do vậy, HH thường liên quan đến thời điểm mưa (sự bắt đầu đầu muộn
hoặc kết thúc sớm của mùa mưa, sự xuất hiện mưa trong mối liên hệ với các giai
đoạn phát triển chính của mùa màng) và hiệu quả của mưa (bao gồm cường độ mưa,

3


số lần mưa). Bên cạnh đó, các nhân tố khí hậu khác như nhiệt độ cao, gió mạnh và
độ ẩm tương đối thấp cũng là nguyên nhân gây ra HH ở nhiều khu vực trên thế giới,
làm tăng tính khốc liệt của HH một cách đáng kể.
1.1.2

Phân loại hạn hán

Theo tác giả Nguyễn Đức Ngữ (2002), Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO,
1975) đã phân định HH gồm các loại sau [11, 33]:


Hạn khí tượng là sự thiếu hụt nước trong cán cân lượng mưa - lượng bốc hơi.

Lượng mưa đặc trưng cho phần thu và lượng bốc hơi đặc trưng cho phần chi của
cán cân nước. Do lượng bốc hơi đồng biến với cường độ bức xạ, nhiệt độ, tốc độ
gió và nghịch biến với độ ẩm nên HH gia tăng khi nắng nhiều, nhiệt độ cao, gió
mạnh, thời tiết khơ ráo.



Hạn nơng nghiệp là sự thiếu hụt mưa dẫn tới mất cân bằng giữa hàm lượng

nước thực tế trong đất và nhu cầu nước của cây trồng. Hạn nông nghiệp thực chất là
hạn sinh lý được xác định bởi điều kiện nước thích hợp hoặc khơng thích hợp của
cây trồng, hệ canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên,… Ngồi lượng mưa,
hạn nơng nghiệp chịu ảnh hưởng bởi ĐKTN và điều kiện xã hội (ĐKXH).


Hạn thuỷ văn là sự thiếu hụt dịng chảy sơng suối so với trung bình nhiều

năm và sự hạ thấp mực nước ở các tầng chứa nước dưới đất. Ngoài lượng mưa, hạn
thủy văn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như dịng chảy mặt, nước ngầm tầng
nơng, nước ngầm tầng sâu…


Hạn kinh tế xã hội là nước không đủ cung cấp cho nhu cầu của các hoạt động

KT-XH.
Về mối quan hệ giữa các loại hạn [31], hạn khí tượng xảy ra trước tiên do
không mưa hoặc mưa không đáng kể trong thời gian đủ dài, kết hợp với sự thay đổi
của các đặc trưng khí hậu như số giờ nắng nhiều, nhiệt độ cao, tốc độ gió lớn, độ ẩm
tương đối thấp,… dẫn đến bốc thoát hơi nước gia tăng. Sự thiếu hụt mưa và gia tăng
bốc hơi sẽ dẫn đến sự suy giảm độ ẩm đất, xảy ra hạn nông nghiệp. Sự suy kiệt độ
ẩm đất cũng đồng thời dẫn đến sự suy giảm nước ngầm làm giảm lưu lượng và hạ

4


thấp mực nước ngầm. Sự suy giảm đồng thời cả dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm

dẫn đến hạn thủy văn (Hình 1.1).

Hình 1.1 Sơ đồ mơ tả mối quan hệ giữa các loại hạn (Nguồn: WMO)[31]
HH có tác động to lớn đến mơi trường, kinh tế, chính trị, xã hội và sức khỏe
con người. HH làm giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản
lượng cây trồng, tăng chi phí sản suất nơng nghiệp, giảm thu nhập của lao động
nông nghiệp, tăng giá thành và giá cả lương thực, các nhà máy thủy điện gặp nhiều
khó khăn trong q trình vận hành... Chính vì vậy, cơng tác nghiên cứu dự báo,
cảnh báo HH luôn luôn được quan tâm và đầu tư tại nhiều quốc gia trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Dự báo, cảnh báo HH giúp các cơ quan quản lý cũng như
người sản xuất chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, nhằm tăng khả năng chống
chịu của hệ thống trong điều kiện HH, điều chỉnh hợp lý việc dùng nước và tăng
cường tiết kiệm nước.
1.1.3. Một số cơng thức tính tốn các chỉ số hạn hán trên Thế giới và ở Việt Nam
Dưới đây là một vài chỉ số hạn thường dùng trên Thế giới, đã áp dụng ở Việt
Nam và khu vực Nam Trung Bộ.

5


Bảng 1.1: Các chỉ số hạn thường dùng trên thế giới [9]
STT

Tên chỉ tiêu tính tốn

Cơng thức tính/Điều kiện khí hậu
SI = ∑(R- Rtb)/ ∑R

1


SI (Severity Index)

R : Lượng mưa thời đoạn tính;
Rtb: Lượng mưa trung bình thời đoạn tính

Ngưỡng của chỉ tiêu

0,75 – 1,0

Hạn nặng

0,50 – 0,74

Hạn vừa

0,25 – 0,49

Hạn nhẹ

0,0 – 0,24

Không hạn

SPI = (R - Rtb)/
Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa R: Lượng mưa thời đoạn tính
2

SPI

(Standardized Rtb : Lượng mưa trung bình thời đoạn tính


Precipitation Index)

Ngưỡng của chỉ tiêu

: Độ lệch chuẩn lượng mưa thời đoạn tính

>2

Quá ẩm ướt

1,5 – 1,99

Rất ẩm

1,0 – 1,49

Ẩm vừa phải

(-0,99) – 0,99

Gần trung bình

(-0,1) – (-1,49)

Hơi khơ hạn

(-1,5) – (-1,99)

Hạn nặng


≤ (-2)

Hạn cực nặng

H = PET/R
3

Chỉ số khô Penman

PET: Bốc thốt hơi tiềm năng thời đoạn tính
R: Lượng mưa thời đoạn tính

Ngưỡng của chỉ tiêu

4

Chỉ số Sazonov (SA.I)

< 0,5

Rất ẩm ướt

0,5 - 1,0

Ẩm ướt

1,0 - 3,0

Ẩm


3,0 - 7,0

Khô hạn

> 7,0

Hạn

Sa.Ii = (Ti/Ti) - (Ri/Ri)

6


STT

Tên chỉ tiêu tính tốn

Cơng thức tính/Điều kiện khí hậu
T: Chuẩn sai nhiệt độ thời kỳ i
T: Độ lệch chuẩn nhiệt độ thời kỳ i
R: Chuẩn sai lượng mưa thời kỳ i
R: Độ lệch chuẩn lượng mưa thời kỳ i

Ngưỡng của chỉ tiêu

5

Úng ngập


< -1

Dư thừa nước

< 1,0

Không khô hạn

≥ 1,0

Khô hạn

≥ 2,0

Hạn nặng

Chỉ số cấp nước mặt SWSI SWSI = (aPtuyết + bPmưa + cPdòng chảy +
(Surface Water Supply Index)

Ngưỡng của chỉ tiêu

Chỉ số khô hạn cán cân nước K
6

< -2

(Tỉ số giữa phần thu chủ yếu và
phần chi chủ yếu của cán cân
nước)
Ngưỡng các chỉ tiêu


dPdung tích hồ chứa – 50)/12
≤ (- 4,0)

Hạn cực nặng

(-4) – (-3)

Hạn rất nặng

(-2,9) – (-2)

Hạn vừa

(-1,9) – (-1,0)

Hơi khô

(-0,99) – 0,99

Gần như bình thường

1,0 – 1,9

Hơi ẩm

2,0 – 2,9

Ẩm vừa


3-4

Rất ẩm

> 4,0

Cực ẩm

Ki = Ei/Ri
Ei: Lượng bốc hơi Piche thời đoạn tính
Ri: Lượng mưa thời đoạn tính
< 0,5

Rất ẩm

0,5 - 1,0

Ẩm

7


STT

Tên chỉ tiêu tính tốn

Cơng thức tính/Điều kiện khí hậu
1,0 - 2,0

Hơi khô


2,0 - 4,0

Khô

> 4,0

Rất khô

MI = X/PET
7

Chỉ số ẩm MI

X: Lượng mưa
PET: Lượng bốc thoát hơi tiềm năng

Ngưỡng các chỉ tiêu

1.2.

MI < 0.4

Nghiêm trọng

0.4 < MI < 0.8

Nhẹ

0.8 < MI < 1.2


Đủ ẩm

MI > 1.2

Thừa ẩm

Tổng quan về tình hình hạn hán và các nghiên cứu về hạn hán

1.2.1 Tình hình hạn hán và các nghiên cứu về hạn hán trên thế giới
- Tình hình HH trên thế giới
Trong những thập kỷ gần đây HH đã xảy ra nhiều nơi trên thế giới, gây nhiều
thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng tới đời sống con người và môi trường sinh thái. Hàng
năm có khoảng 21 triệu ha đất biến thành đất khơng có năng suất kinh tế do HH.
Trong gần 1/4 thế kỉ vừa qua, số dân gặp rủi ro vì HH trên những vùng đất khơ cằn
đã tăng hơn 80%. Hơn 1/3 đất đai thế giới đã bị khơ cằn mà trên đó có 17,7% dân
số thế giới sinh sống. Đồng hành với HH, hoang mạc hóa (HMH) và sa mạc hóa
(SMH) trên thế giới cũng ngày càng lan rộng từ các vùng đất khô hạn, bán khô hạn
đến cả một số vùng bán ẩm ướt. Diện tích HMH đã lên đến 39,4 triệu km2, chiếm
26,3% đất tự nhiên thế giới và có trên 100 quốc gia đang chịu ảnh hưởng. Nguy cơ
đói khát do HH uy hiếp 250 triệu con người trên trái đất, kèm theo đó nó cịn ảnh
hưởng tới mơi trường khí hậu chung toàn cầu. Theo số liệu của Trung tâm giảm nhẹ
HH quốc gia Mỹ, hàng năm HH gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ khoảng 6-8 tỷ
USD (so với 2,41 tỷ USD do lũ và 1,2 - 4,8 tỷ USD do bão). Đợt HH lịch sử ở Mỹ
xảy ra vào năm 1988 - 1989 gây thiệt hại 39 - 40 tỷ USD, lớn hơn nhiều so với thiệt

8


hại kỷ lục của lũ (15 - 27,6 tỷ USD, 1993) và bão (25 - 33,1 tỷ USD, 1992). Hạn

cũng gây những tổn thất lớn về kinh tế và môi sinh ở nhiều quốc gia khác như Ấn
Độ, Pakistan, Australia... Hạn dưới tác động của El Nino vào năm 1997 - 1998 đã
gây cháy rừng trên diện rộng ở Indonesia, không chỉ làm thiệt hại rất lớn về kinh tế
của nước này mà cịn là một thảm họa mơi sinh cho nhiều nước thuộc khu vực
Đơng Nam Á [26].
Theo tính tốn của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2025 sẽ có 2/3 diện tích đất canh
tác ở châu Phi, 1/3 diện tích đất canh tác ở châu Á và 1/5 diện tích đất canh tác ở
Nam Mỹ khơng cịn sử dụng được. Khoảng 135 triệu người có nguy cơ phải rời bỏ
nhà cửa đi kiếm sống ở nơi khác [26]. Vì vậy trên thế giới đã có rất nhiều các
nghiên cứu về HH.
- Các nghiên cứu về hạn hán trên thế giới:
Nghiên cứu định tính thực trạng và các ảnh hưởng của HH đến SXNN có một
số cơng trình tiêu biểu như: Đánh giá biến động sử dụng đất (BĐSDĐ), biến động
năng suất cây trồng theo các kịch bản xói mịn và những tác động của chúng đến
suy thoái đất và SXNN ở 3 nước Urugoay, Achentina, Kenia (S.Mantel V.W.P.van
Engelen, 1997) [28]; Đánh giá các điều kiện khí hậu, xu hướng, diễn biến và lịch sử
HH của Namibia, những tác động của HH đến chăn nuôi được nghiên cứu nhằm đề
xuất những giải pháp cứu trợ HH cụ thể cho quốc gia này (Jim Sweet, 1998) [23];
Phân tích tình hình SXNN của Kamataka trong đợt HH năm 2003 - 2004, thống kê
những thiệt hại do HH gây ra ở Kamataka ở Tây Nam Ấn Độ (Nagaratra Biradar
and K.Sridhar, 2009) [24]; Phân tích thực trạng hạn nơng nghiệp trong vịng 16 năm
kể từ 1989 - 1990 đến 2004 - 2005, ảnh hưởng của HH đến SXNN ở Zambia đặc
biệt là các tỉnh phía Nam và phía Đơng được tái hiện (Thamana Lekprichakul,
2008) [27]. Nhìn chung, các cơng trình kể trên khơng chỉ phân tích, đánh giá những
thực trạng, biến động của HH mà còn thống kê thiệt hại của SXNN do HH. Tuy
nhiên, những đánh giá dự tính về những tác động của HH đến SXNN vẫn còn bỏ
ngỏ.

9



Các nghiên cứu trên thế giới đều thống nhất nguyên nhân của HH là do tự
nhiên và con người. Các yếu tố tự nhiên gây hạn như sự dao động của các dạng
hồn lưu khí quyển ở phạm vi rộng và các vùng xoáy nghịch, hoặc các hệ thống áp
thấp cao, sự BĐKH, sự thay đổi nhiệt độ mặt nước biển như El Nino) và các nguyên
nhân do con người như nhu cầu nước ngày càng gia tăng, phá rừng, xây dựng đập
thủy điện, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới nguồn nước, quản lý đất và nước kém
bền vững, gây hiệu ứng nhà kính... Hiện nay, rất nhiều chỉ số/hệ số hạn khác nhau
đã được phát triển và ứng dụng ở các nước trên thế giới như: Chỉ số ẩm Ivanov
(1948), chỉ số khô Budyko (1950), chỉ số khô Penman, chỉ số gió mùa GMI, chỉ số
mưa chuẩn hóa SPI [22], chỉ số Sazonov, chỉ số Koloskov (1925), hệ số khô, hệ số
cạn, chỉ số Palmer (PDSI), chỉ số độ ẩm cây trồng (CMI), chỉ số cấp nước mặt
(SWSI), chỉ số RDI (Reclamation Drought Index), chỉ số SI (Severity Index), hệ số
thủy nhiệt, hệ số khô, hệ số cạn nước sông, chỉ số cán cân nước K... Kinh nghiệm
trên thế giới cho thấy hầu như khơng có một chỉ số nào có ưu điểm vượt trội so với
các chỉ số khác trong mọi điều kiện. Do đó, việc áp dụng các chỉ số/hệ số hạn phụ
thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng cũng như hệ thống cơ sở dữ liệu quan trắc
sẵn có ở vùng đó (UN/ISRD, 2007) [9].
1.2.2

Khái quát tình hình hạn hán tại Việt Nam

- Tình hình hạn hán ở Việt Nam
Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc
điểm của mưa rất đa dạng, phân bố theo mùa, và không đồng đều giữa các khu vực.
Theo số liệu thống kê trong khoảng 50 năm (1961 - 2010), số năm bị HH là 36 năm
chiếm 73,5%, với các mức độ khác nhau (hạn vụ đông xuân 13 năm, vụ mùa 11
năm, vụ hè thu 12 năm) [16].
Trong những thập niên gần đây, do ảnh hưởng của BĐKH, nhiệt độ tăng, khả
năng bốc hơi lớn, phân bố mưa có diễn biến cực đoan hơn, lượng mưa tăng chủ yếu

vào mùa mưa, trong khi đó lượng mưa mùa khơ có xu hướng giảm rõ rệt làm cho
HH ngày càng trở lên phổ biến và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến
SXNN và đời sống của người dân ở nhiều vùng trên cả nước.

10


Ở khu vực Miền núi và Trung du Bắc Bộ: Chủ yếu là hạn nhẹ, đôi khi xảy ra
hạn vừa nên ảnh hưởng không lớn so với các khu vực khác. Trong đó, thời kỳ xuất
hiện hạn ở vùng Tây Bắc chủ yếu tập trung vào vụ đông xuân và ít xuất hiện trong
các tháng mùa hè, mùa thu. Đối với vùng Đông Bắc, HH xảy ra nghiêm trọng hơn
so với các vùng khác trong khu vực. Thời kỳ hạn cũng tập trung chủ yếu vào vụ
đông xuân và rất ít xuất hiện trong các tháng mùa hè, mùa thu [11]. Các đợt hạn có
quy mơ lớn xảy ra trong các năm: 1988, 1990, 1991, 1992, 1993, 1994, 1996, 1998,
2000, 2004, 2010, 2011. Trong các năm kể trên, diện tích bị hạn trong mỗi vụ ước
tính từ 10.000 đến 60.000 ha. Trong đó, diện tích bị mất trắng từ 1.000 ha đến trên
9.000 ha, đặc biệt hạn vụ đông xuân năm 1998 đã làm cho khoảng 280.000 người
thiếu nước sinh hoạt [16].
Ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ: HH xuất hiện chủ yếu trong vụ đơng xn, tuy
nhiên cũng có một số ít năm xảy ra HH trong vụ mùa. Vào các tháng hạn, tần suất
hạn khá đồng đều trên tồn khu vực. Các đợt hạn quy mơ lớn xảy ra trong các năm:
1986, 1987, 1988, 1990, 1991, 1992, 2000, 2001, 2004, 2010. Diện tích bị hạn trong
mỗi vụ trên ước tính từ 30.000 đến 140.000 ha trong đó diện tích mất trắng từ 1.000
đến 2.000 ha. Ảnh hưởng của HH vào các thời điểm gay gắt cũng tạo nên những
khó khăn nhất định về KT-XH và mơi trường, ảnh hưởng đến giá cả thị trường cũng
như đời sống của nhân dân trong vùng, đồng thời còn ảnh hưởng dây chuyền đến
các vùng kinh tế khác trong cả nước [11, 16].
Ở khu vực Trung Bộ: Đây là nơi có HH xảy ra thường xuyên nhất trong cả
nước, cả ở vụ đông xuân, vụ mùa và vụ hè thu; HH thường xuất hiện khi lượng mưa
bị thiếu hụt, các hồ chứa khơng tích đủ dung tích thiết kế và có nắng nóng xảy ra,

trong đó:
- Tại Bắc Trung Bộ, HH xảy ra tương đối nghiêm trọng, tần suất hạn khá cao
trong các tháng mùa hè, nhất là tháng 6 đến tháng 7. Hạn cũng đáng kể vào cuối
mùa đông, mùa xuân và rất ít trong mùa thu và đầu mùa đơng. Các đợt hạn có quy
mơ lớn xảy ra trong các năm: 1991, 1992, 1993, 1994, 1995, 1996, 1998, 1999,
2002, 2003, 2004, 2009, 2010, 2014, 2015, 2016. Chỉ tính riêng đợt hạn nghiêm

11


trọng xảy ra năm 1993 đã làm ảnh hưởng 47.513 ha lúa đơng xn, trong đó 2.138
ha mất trắng; 73.088 ha lúa hè thu bị hạn, trong đó 12.305 ha bị mất trắng; đợt hạn
nặng năm 1998 đã làm cho 51.627 ha lúa vụ mùa bị ảnh hưởng trong đó 12.900 ha
bị mất trắng [1, 11, 16].
- Tại Nam Trung Bộ, nơi có lượng mưa ít nhất trong cả nước, thời kỳ mùa khơ
kéo dài. Đây là khu vực có mức độ khô hạn khắc nghiệt nhất trên cả nước. Hạn
nhiều không những trong các tháng mùa hè mà cả các tháng cuối mùa đông, mùa
xuân. Ở cực Nam Trung Bộ, hạn nhiều suốt thời gian từ tháng 1 đến tháng 8, nhất là
ở các trung tâm mưa ít như Ninh Thuận. Các đợt hạn có quy mơ lớn xảy ra trong
các năm: 1969 - 1971, 1977 - 1978, 1983 - 1984, 1993 - 1994, 1997, 1998, 1999,
2002, 2004, 2005, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016. Trong đó các
đợt hạn nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề đến SXNN và đời sống người dân xảy ra
vào năm 1993, 1998, 2005 và 2015 [1, 11, 16].
Ở khu vực Tây Ngun: Trước năm 1980, khu vực này ít khi có hạn nghiêm
trọng và hiếm khi xuất hiện hạn liền hai vụ. Tuy nhiên, kể từ sau năm 1980, cùng
với tình trạng lớp phủ thực vật bị huỷ hoại, diện tích rừng bị thu hẹp do phát triển
mạnh các cây công nghiệp cùng với BĐKH gia tăng là một trong những nguyên
nhân làm trầm trọng các đợt HH ở vùng này. Các đợt hạn quy mô lớn xảy ra trong
các năm: 1994, 1995, 1996, 1997, 1998, 2002, 2004, 2005, 2009, 2010, 2011, 2012,
2013, 2014, 2015, 2016. Trong các năm này, diện tích bị hạn ở mỗi vụ ước tính từ

2.000 ha đến trên 130.000 ha lúa và diện tích lúa bị mất trắng từ vài chục hecta đến
5.000 ha [1, 11, 16].
Ở khu vực Nam Bộ: Hạn xảy ra chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (thời
kỳ giữa mùa đông đến hết mùa xuân). Các đợt hạn quy mô lớn xảy ra trong các năm
1987, 1992, 1994, 1997, 1998, 2002, 2004, 2009, 2010, 2011, 2014. Các năm HH
nêu trên, diện tích lúa bị hạn mỗi vụ ước tính từ 700 đến 2800 ha trong đó diện tích
mất trắng từ 300 - 760 ha [1, 11, 16].
Đối với Việt Nam, nơi có tiềm năng nguồn nước phong phú nhưng do tính
chất phân mùa sâu sắc nên thường xuyên xuất hiện khô hạn. Cũng như việc nghiên

12


cứu trên thế giới, nghiên cứu về HH ở Việt Nam chủ yếu tập trung đến hạn khí
tượng, hạn thủy văn và hạn nông nghiệp. Các đề tài nghiên cứu HH ở Việt Nam đã
được triển khai trong 10 năm trở lại đây, chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề chính:
(1)

Các nghiên cứu cơ bản về HH và tác động tới dân sinh, kinh tế, xã hội.

(2)

Các giải pháp, phịng chống và giảm nhẹ HH bao gồm:

-

Giải pháp cơng trình xây dựng các cơng trình thu trữ, điều tiết nước;

-


Các giải pháp phi cơng trình nghiên cứu xây dựng các hệ thống dự

báo, cảnh báo sớm, các giải pháp về thể chế chính sách giảm nhẹ HH, sử dụng tài
nguyên nước hiệu quả, hợp lý...
- Các nghiên cứu về HH ở Việt Nam
Đã có nhiều đề tài, đề án Nhà nước tập trung vào nghiên cứu HH bao gồm:
Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở
các tỉnh Duyên hải Miền trung từ Hà tĩnh đến Bình Thuận”, do GS.TS. Đào Xuân
Học – Trường Đại học Thuỷ lợi làm chủ nhiệm thực hiện từ năm 1999 – 2001 [5].
Đề tài đã đánh giá tình hình HH và ảnh hưởng của HH tới 7 vùng kinh tế của Việt
Nam, phân tích xác định nguyên nhân gây ra HH, phân loại và phân cấp hạn. Dựa
trên các nguyên nhân gây HH, đề tài đã đưa ra các biện pháp phòng chống và giảm
nhẹ HH [5].
Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống”, mã số KC.08.22, thực hiện năm
2003 - 2005, do PGS.TS. Nguyễn Quang Kim, trường Đại học Thủy lợi (cơ sở 2)
làm chủ nhiệm đã nghiên cứu hiện trạng HH, thiết lập cơ sở khoa học cho quy trình
dự báo hạn, cơ sở dữ liệu khu vực nghiên cứu để lập trình các phần mềm tính tốn
chỉ số hạn và phần mềm dự báo hạn khí tượng và thủy văn [6].
Dự án “Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam
Trung bộ và Tây Nguyên” do PGS.TS. Trần Thục (Viện Khoa học Khí tượng, Thủy
văn và Mơi trường) làm chủ nhiệm, thực hiện trong ba năm, từ 2005 - 2008, đã
đánh giá được mức độ HH và thiếu nước sinh hoạt ở 9 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây

13


Nguyên. Trên cơ sở đó dự án đã xây dựng được bản đồ HH thiếu nước sinh hoạt
trong vùng nghiên cứu [15].
Đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà nước, KC 08-23/06-10 do Viện Địa Lý,

Viện KH&CNVN thực hiện từ 2008 – 2010 và chủ nhiệm là TS. Nguyễn Lập Dân,
đã xây dựng hệ thống quản lý HH vùng đồng bằng sơng Hồng và hệ thống quản lý
sa mạc hố vùng Nam Trung Bộ và đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể
quản lý hạn Quốc Gia, phòng ngừa, ngăn chặn và phục hồi các vùng HMH, SMH,
sử dụng hiệu quả tài nguyên nước góp phần ổn định sản xuất, phát triển bền vững
KT – XH [3].
Trong báo cáo “Biến đổi của cực đoan khí hậu và tác động đến môi trường vật
lý tự nhiên”, Nguyễn Văn Thắng, Trương Đức Trí và cộng sự (2015) đã sử dụng
phương trình hồi qui tuyến tính để phân tích xu thế biến đổi của cực đoan khí hậu
trong quá khứ và tương lai trên các vùng lãnh thổ của nước ta [17].
1.3.

Tổng quan về đất và sản xuất nông nghiệp

Đất là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngành sản xuất nào.
Đất cần cho công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải... Nhưng với mỗi ngành,
đất có vai trị khơng giống nhau và tính chất đất cũng không giống nhau.
1.3.1.

Đặc trưng đất tỉnh Hà Tĩnh

Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Tĩnh là 599.717,66 ha, chiếm 1,8% tổng
diện tích cả nước, trong đó đất nơng nghiệp 477.000,55 ha, đất phi nông nghiệp
84.051,93 ha, đất chưa sử dụng 38.665,18 ha. Do đặc điểm cấu trúc địa chất, địa
hình và khí hậu, tài ngun đất tỉnh Hà Tĩnh có 9 nhóm đất với đặc điểm phát sinh
và sử dụng khá đa dạng. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng là nhóm phổ biến và chiếm ưu
thế nhất với tỷ lệ 51,6% so với tổng diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh [13]
* Nhóm đất cát
Nhóm đất cát có diện tích chiếm khoảng 6,3% diện tích tồn tỉnh, trong đó chủ
yếu là đất cát biển, cịn lại là đất cồn cát. Loại đất này thường được sử dụng để

trồng đậu, lạc, khoai, rừng phịng hộ… Nhóm đất này thường tập trung chủ yếu ở
vùng ven biển.

14


* Nhóm đất mặn
Nhóm đất này chiếm khoảng 0,7 % diện tích tồn tỉnh, phân bố rải rác ven
theo các cửa sông của các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ
Anh. Đất bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của nước biển xâm nhập và tích luỹ trong đất,
do mặn tràn, hoặc ngầm theo mạch ngang trong đất.
* Nhóm đất phèn mặn
Ở Hà Tĩnh đất phèn khơng điển hình, chỉ xuất hiện đất phèn ít và trung bình,
nhưng thường đi đơi với đất mặn ít, hình thành nên đất phèn trung bình mặn ít. Đất
phèn mặn chiếm 2,9% diện tích tồn tỉnh, phân bố tập trung ở các dải đất phù sa gần
các cửa sơng ven biển có địa hình tương đối thấp. Hiện tại một số vùng được cải tạo
để trồng lúa, một số vùng chuyển sang ni trồng thuỷ sản.
* Nhóm đất phù sa
Nhóm đất phù sa có diện tích vào khoảng 17,7%, có đặc điểm chính là bề mặt
khá bằng phẳng, phân bố tập trung ở địa hình vùng đồng bằng ven biển, là sản phẩm
phù sa của các sơng suối chính như sơng La, sông Lam, sông Nghèn, sông Hội,
sông Rào Cái, sông Rác. Ngồi ra, có một diện tích nhỏ đất phù sa cổ tập trung ở
vùng thượng nguồn các sông như Hương Sơn, Đức Thọ và các dải phù sa hẹp của
các con sông suối nhỏ ở rãi rác các huyện trong tỉnh, phần lớn có thành phần cơ giới
nhẹ, độ phì thấp, lẫn nhiều sỏi sạn.
* Nhóm đất bạc màu
Nhóm này vào khoảng 0,7% diện tích đất tồn tỉnh, phân bố rải rác ở địa hình
ven chân đồi, có địa hình lượn sống nhẹ, thoát nước nhanh ở các huyện Kỳ Anh,
Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh, thích hợp với cây trồng cạn và các loại cây ăn quả.
* Nhóm đất đỏ vàng

Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất (51,6% diện tích tự nhiên của tỉnh),
bao gồm:
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét: Phân bố tập trung ở các huyện miền
núi. Đất được hình thành trên đá phiến sét, có màu đỏ vàng điển hình. Nhìn chung

15


loại đất này có tầng dày thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây
dài ngày, là loại đất có tiềm năng của tỉnh.
+ Đất đỏ vàng trên đá mácma axít: Phân bố rải rác ở các huyện Kỳ Anh,
Hương Sơn, Hương Khê. Loại đất này thích hợp với loại cây dài ngày như: cao su,
chè, cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát: Phân bố tập trung ở vùng đồi núi các huyện Kỳ
Anh, Hương Khê, Cẩm Xun. Nhóm đất này thích hợp với các loại cây trồng cạn
và cây dài ngày.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Phân bố ở 2 huyện Kỳ Anh và Hương Khê trên
nền địa hình lượn sóng. Loại đất này thích hợp các loại cây trồng cạn như rau, màu,
cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây lâu năm như chè, cao su, cây ăn quả.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Phân bố tập trung ở huyện Hương Khê,
trên địa hình chân đồi có dốc dưới 10°, được cải tạo để trồng lúa nước.
* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét: Phân bố trên địa hình đồi núi của các huyện
Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh, thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp.
+ Đất đỏ vàng trên granit: Phát triển trên đá granit ở độ cao trên 900m, thích
hợp cho trồng cây lâm nghiệp.
* Nhóm đất dốc tụ
Nhóm này vào khoảng 2% diện tích tồn tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện
Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Hương Khê và thị xã Hồng Lĩnh, ở địa hình thung lũng
xen giữa các dãy núi, thích hợp trồng 1 vụ lúa và có thể trồng màu.

* Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá
Chiếm 6,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố rải rác ở các huyện Hương
Khê, Hương Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh. Trên địa hình đồi núi, đất có tầng mỏng, dưới
10cm. Loại đất này chỉ dành để phát triển lâm nghiệp, trồng cây che phủ đất, cải tạo
môi sinh.

16


1.3.2.

Sản xuất nông nghiệp

1.3.2.1. Khái niệm về sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu
lao động chủ yếu, tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công
nghiệp. Nông nghiệp, theo nghĩa hẹp gồm trồng trọt, chăn nuôi, theo nghĩa rộng bao
gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp (Lê Văn Khoa, 1999) [8].
SXNN là ngành nuôi trồng các cơ thể sống bao gồm thực vật, động vật trực
tiếp hoặc gián tiếp trong điều kiện tự nhiên. Trong đó, “đất và khí hậu là những yếu
tố cơ bản và quan trọng nhất của nơng nghiệp đó là những điều kiện ban đầu và
không thể thiếu được của mùa màng” (V.V Đơkutraev). SXNN thường được ví như
“một phân xưởng hoạt động trực tiếp dưới bầu trời” [7] cho nên khí hậu, thời tiết
cùng với điều kiện đất đai đóng vai trò rất quan trọng đối với SXNN.
1.3.2.2. Đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp
SXNN có 4 đặc điểm chính [8] :
(1) Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Qui mô
sản xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất và tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng đất đai. Trong

q trình sử dụng đất đai ít bị hao mịn như các tư liệu sản xuất khác, song nếu
khơng sử dụng hợp lý và nâng cao độ phì cho đất thì tư liệu sản xuất này sẽ bị thối
hóa và suy giảm chất lượng ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp.
(2) Đối tượng của SXNN là các sinh vật, cơ thể sống phát triển theo qui luật
sinh học và chịu tác động nhiều của các qui luật tự nhiên. Các qui luật sinh học và
điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy,
nhận thức và tác động phù hợp với qui luật sinh học và qui luật tự nhiên là một yêu
cầu quan trọng nhất của bất cứ một quá trình SXNN nào.

17


×