Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu thành phần loài và đặc trưng phân bố của kiến (hymenoptera formicidae) tại thạch thất, hà nộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.61 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

VŨ XUÂN TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƯNG
PHÂN BỐ CỦA KIẾN (HYMENOPTERA: FORMICIDAE)
TẠI THẠCH THẤT, HÀ NỘI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

VŨ XUÂN TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƯNG
PHÂN BỐ CỦA KIẾN (HYMENOPTERA: FORMICIDAE)
TẠI THẠCH THẤT, HÀ NỘI.

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60420103
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng

Hà Nội - 2017




LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn Quảng, Bộ môn
Động vật Không xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
tận tâm chỉ dạy và hướng dẫn em trong suốt q trình hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy (cô) giáo của Khoa Sinh học, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên đã nhiệt tình giảng dạy cho em trong suốt quá trình học
tập tại trường, đặc biệt là quý Thầy (cô) trong Bộ môn Động vật Không xương sống
đã tạo điều kiện và giúp đỡ em rất nhiều trong q trình hồn thành khóa luận tốt
nghiệp tại Bộ mơn.
Để hồn thiện luận văn như hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Bùi
Thanh Vân, Bộ môn Sinh học, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, TS. Bùi
Tuấn Việt, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và PGS. Katsuyuki Eguchi, Phịng thí
nghiệm Hệ thống học Động vật, Khoa Khoa học Sinh học, Trường đại học Thủ đơ
Tokyo đã nhiệt tình giúp đỡ về chuyên môn cho em.
Em cũng gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn, anh chị em trong phòng thí nghiệm,
bạn bè đồng nghiệp đã khích lệ tinh thần, quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ em thực
hiện đề tài.
Cuối cùng, cho em được gửi lời cảm ơn đến Bố, Mẹ, Vợ và người thân, những
người đã luôn bên cạnh em, hết lòng giúp đỡ, động viên và tiếp sức cho em trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hồn chỉnh nhất,
song em cũng khơng thể tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự thơng
cảm và những góp ý của q Thầy (cơ), các bạn để luận văn được hồn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày

tháng


Học viên

i

năm


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. Nghiên cứu về thành phần loài và đặc trưng phân bố của kiến trên thế giới
.................................................................................................................................3
1.2. Nghiên cứu về thành phần loài và đặc trưng phân bố của kiến ở Việt Nam
.................................................................................................................................8
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ....12
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................12
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................12
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................17
2.3.1. Phương pháp thu mẫu thu mẫu ngồi thực địa ....................................17
2.3.2. Phương pháp phân tích và định loại mẫu vật ........................................21
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................28
3.1. Thành phần loài kiến tại Thạch Thất, Hà Nội ...........................................28
3.2. Phân tích cấu trúc thành phần lồi kiến khu vực nghiên cứu ..................36

3.3. So sánh thành phần loài kiến .......................................................................40
3.4. Đặc trưng phân bố của kiến ở Thạch Thất, Hà Nội ..................................43
3.4.1. Đặc trưng phân bố theo sinh cảnh .........................................................43
3.4.2. Đánh giá mức độ đa dạng của kiến trong các sinh cảnh nghiên cứu ..48
KẾT LUẬN ..............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60

ii


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu,
viết viết
tắt tắt
Ký hiệu,

Giải nghĩa

CAQ

Cây ăn quả

CNNDN

Cây nông nghiệp dài ngày

CNNNN

Cây nông nghiệp ngắn ngày


CBTC

Cây bụi, trảng cỏ

KBT

Khu bảo tồn

KDC

Khu dân cư

NTHN

Nội thành Hà Nội

RT

Rừng trồng

sc

Sinh cảnh
Loài chưa định loại được thuộc
bộ mẫu của Xuân Trường

sp of XT
TP


Thành phố

VQG

Vườn quốc gia

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các địa điểm thu mẫu ..............................................................14
Bảng 3.1. Số lượng các taxon kiến thu bằng các phương pháp thu mẫu khác nhau .28
Bảng 3.2. Danh sách thành phần loài kiến thu được ở khu vực nghiên cứu .............29
Bảng 3.3. Cấu trúc thành phần các phân họ kiến ở khu vực nghiên cứu ..................36
Bảng 3.4. Số lượng và tỷ lệ % số loài của các giống kiến tại khu vực nghiên cứu ..38
Bảng 3.5. Cấu trúc thành phần phân họ kiến tại Thạch Thất ....................................40
Bảng 3.6. Số lượng các taxon kiến tại Thạch Thất và các địa điểm nghiên cứu khác ở
Hà Nội .......................................................................................................................41
Bảng 3.7. Cấu trúc thành phần phân họ kiến tại các vùng khác nhau của Hà Nội ...41
Bảng 3.8. Số lượng giống, loài và cá thể kiến thu được ở các sinh cảnh điều tra ....43
Bảng 3.9. Số loài thuộc các phân họ kiến thu được trong các sinh cảnh nghiên cứu
...................................................................................................................................45
Bảng 3.10. Số loài của các phân họ kiến tương ứng với số các sinh cảnh nghiên cứu
...................................................................................................................................47
Bảng 3.11. Những loài kiến có độ thường gặp ≥ 50% trong ít nhất một sinh cảnh ..48
Bảng 3.12. Chỉ số tương đồng Bray-Curtis về thành phần loài kiến giữa các sinh cảnh
nghiên cứu .................................................................................................................54
Bảng 3.13. Các chỉ số đa dạng sinh học của quần xã kiến trong các sinh cảnh nghiên
cứu ............................................................................................................................56


iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu và địa điểm thu mẫu ..............................13
Hình 2.2. Một số sinh cảnh được lựa chọn để thu mẫu.............................................15
Hình 2.3. Một số sinh cảnh được lựa chọn để thu mẫu (tiếp) ...................................16
Hình 2.4. Bẫy hố (pitfall trap) được đặt ở thực địa ...................................................18
Hình 2.5. Một bẫy chìm ở sinh cảnh Cây ăn quả ......................................................19
Hình 2.6. Thu mẫu trực quan bằng chổi lơng ở sinh cảnh Rừng trồng .....................20
Hình 2.7. Phân tích mẫu vật tại phịng thí nghiệm ....................................................21
Hình 2.8. Sơ đồ cấu tạo cơ thể kiến ..........................................................................22
Hình 2.9. Sơ đồ cấu tạo phần đầu kiến .....................................................................23
Hình 2.10. Các đặc điểm hình thái phần đầu của kiến khi nhìn trực diện ................23
Hình 2.11. Các đặc điểm hàm trên bên trái của kiến ................................................24
Hình 3.1. Tỷ lệ % số giống của các phân họ kiến ở khu vực nghiên cứu ................37
Hình 3.2. Tỷ lệ % số loài của các phân họ kiến ở khu vực nghiên cứu ....................37
Hình 3.3. So sánh số lượng giống và loài ở các sinh cảnh nghiên cứu .....................44
Hình 3.4. Biến đổi tỷ lệ % số lồi thuộc các phân họ kiến trong các sinh cảnh nghiên
cứu ............................................................................................................................46
Hình 3.5. Nhóm các lồi có giá trị độ phong phú trên 2,0% trong mỗi sinh cảnh nghiên
cứu .............................................................................................................................51
Hình 3.6. Nhóm các lồi có giá trị độ phong phú trên 2,0% trong mỗi sinh cảnh nghiên
cứu (tiếp) ...................................................................................................................52
Hình 3.7. Sự tương đồng về thành phần loài kiến giữa các sinh cảnh nghiên cứu ...55
Hình 3.8. Sơ đồ biểu diễn các chỉ số đa dạng sinh học của kiến tại các sinh cảnh trong
khu vực nghiên cứu ...................................................................................................57

v



MỞ ĐẦU
Kiến (Formicidae, Hymenoptera) là nhóm cơn trùng đa dạng, phong phú và
có vai trị quan trọng trong các hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế
giới. Kiến có vai trị chức năng quan trọng tại nhiều bậc dinh dưỡng trong các hệ
sinh thái. Chúng là những động vật ăn thịt, là con mồi và là sinh vật phân giải các
xác hữu cơ làm giàu cho đất. Kiến được sử dụng như là những công cụ trong các
biện pháp đấu tranh sinh học, phòng trừ các loài sâu hại bảo vệ cây trồng (Wilson,
2000) [73]. Một số lồi kiến có thể được nhân ni và khai thác làm thực phẩm và
thuốc chữa bệnh cho con người. Bên cạch đó, các lồi kiến cịn khá nhạy cảm với
những sự thay đổi của điều kiện môi trường, nên chúng có thể được sử dụng như
một yếu tố chỉ thị để giám sát tác động môi trường, quản lý các hệ sinh thái và đánh
giá sự phục hồi của các hệ sinh thái (Andersen & Majer, 2004) [16].
Theo thống kê của Antwiki, hiện nay trên thế giới đã phát hiện được khoảng
15.339 loài và phân loài kiến thuộc 404 giống và 17 phân họ [83]. Ở Việt Nam
cũng đã phát hiện được khoảng 302 loài thuộc 88 giống, trong khi các nhà khoa
học đã dự đốn Việt Nam có khoảng hơn 500 loài (Bùi Tuấn Việt, 2003; Zryanin,
2011) [13, 79]. Dù các nghiên cứu về thành phần loài ở Việt Nam được tiến hành
từ khá sớm nhưng phần lớn chỉ tập chung ở các khu bảo tồn (KBT) và vườn quốc
gia (VQG), do đó nhà khoa học mới chỉ phát hiện được khoảng 60% tổng số loài
dự kiến.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Năm 2008, Hà Nội sát nhập tỉnh Hà Tây và
một vài xã thuộc tỉnh lân cận (Hịa Bình, Vĩnh Phúc), từ đó diện tích thủ đơ được
mở rộng gấp 3,6 lần.Về địa hình, Hà Nội bao gồm cả vùng núi (vùng Ba Vì), vùng
đồi (Thạch Thất, Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức) và vùng đồng bằng (nội thành
Hà Nội). Vì vậy đa dạng sinh học của Hà Nội cũng trở nên phong phú hơn nhiều
so với trước đây (khi chưa sát nhập). Việc phát triển Hà Nội theo hướng bền vững
không chỉ bằng các kế hoạch phát triển về kinh tế, cơ sở hạ tầng hay dân số mà vấn

1



đề bảo tồn, cân bằng sinh thái cũng cần phải được quan tâm. Nhiều điều tra đa dạng
sinh học các nhóm sinh vật khác nhau đã được triển khai ở Hà Nội. Theo số liệu
của Sở Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội hiện nay đã thống kê và xác định được
655 loài thực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn, 595 lồi cơn trùng, 61 lồi động vật
đất, 33 lồi bị sát – ếch nhái, 103 lồi chim, 40 loài hú, 476 loài thực vật nổi, 125
loài động vật khơng xương sống thủy sinh, 118 lồi cá và 48 loài cá cảnh nhập nội.
103 loài chim, 40 loài thú, 118 lồi cá, 33 lồi bị sát-ếch nhái, 125 lồi động vật
khơng xương sống ở nước [15]. Riêng về nhóm chân khớp ở đất, nghiên cứu của
Nguyễn Văn Quảng và cộng sự đã ghi nhận 362 lồi, trong đó có 94 lồi kiến [8].
Tuy nhiên, các điều tra về nhóm kiến mới chỉ được tiến hành ở khu vực vùng núi
và vùng đồng bằng, còn khu vực vùng đồi hầu như cịn chưa có dẫn liệu đầy đủ,
nhất là các dẫn liệu về phân bố của kiến theo sinh cảnh.
Thạch Thất là khu vực có địa hình vùng đồi, nằm giữa vùng núi Ba Vì và nội
thành Hà Nội. Vì vậy, để góp phần bổ sung cho sự đầy đủ đa dạng sinh học của
kiến khu vực Hà Nội chúng tơi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần lồi và
đặc trưng phân bố của kiến (Hymenoptera: Formicidae) tại Thạch Thất, Hà
Nội” với các mục tiêu chính:
-

Xác định được thành phần loài kiến ở khu vực Thạch Thất, Hà Nội.

-

Phân tích được đặc trưng phân bố của kiến tại các sinh cảnh trong khu vực
nghiên cứu.

2



CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nghiên cứu về thành phần loài và đặc trưng phân bố của kiến trên thế giới
Các loài kiến nằm trong một họ duy nhất, Formicidae, thuộc tổng họ
Vespoidea, bộ cánh màng Hymenoptera [42]. Đây là nhóm cơn trùng có tổ chức xã
hội cao, sống theo quần tộc với số lượng có thể từ vài chục đến vài triệu cá thể. Trong
những quần tộc kiến lớn, thường gồm đa số là đẳng cấp kiến thợ, thực hiện hầu hết
các chức năng như chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, ni dưỡng kiến con,
tìm kiếm thức ăn, xây dựng tổ và những nhóm chuyên biệt khác như nhóm có chức
năng canh gác tổ (kiến lính), kiến cánh, … (Oster và Wilson, 1978) [55].
Kiến được biết đến là một sinh vật nhỏ bé, có kích thước thay đổi từ 0,75mm
đến 52mm (0,030 đến 2,0inch), nặng trung bình 15mg [64], lồi lớn nhất là hóa thạch
của Titanomyrma giganteum, kiến chúa có chiều dài 60mm (2,4inch) với sải cánh
150mm (5,9inch). Hầu hết các lồi kiến có màu đen hoặc vàng đỏ, một số lồi có màu
lục hoặc các lồi ở rừng nhiệt đới có ánh kim loại.
Hóa thạch được tìm thấy sớm nhất của lồi kiến là ở kỷ Phấn Trắng, cùng thời
với loài khủng long cách đây 110 – 130 triệu năm. Trải qua hàng trăm triệu năm,
nhiều lồi cùng thời đã bị tuyệt chủng thì lồi kiến vẫn tồn tại và duy trì sự thống trị
về mặt sinh thái như hiện nay [44].
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp kiến ở các hệ sinh thái trên cạn.
Theo Hưlldobler và Wilson (1990), có đến 1/3 (33%) sinh khối động vật trên cạn là
kiến và mối. Ở rừng rậm nhiệt đới Amazon, Brazil có đến 8.000.000 cá thể kiến trên
một hecta [46], ước tính sinh khối của loài kiến tại đây gấp đến 4 lần tổng sinh khối
của các động vật có xương sống khác [49]. Một báo cáo khác cũng của hai tác giả
này chỉ ra rằng kiến có mặt ở gần như tất cả các hệ sinh thái trên cạn trên trái đất - trừ
Nam Cực và khi kết hợp sinh khối của chúng lại có thể bằng sinh khối của tồn bộ
lồi người. Chúng là lồi phong phú nhất trong các lồi cơn trùng xã hội, thể hiện
3



nhiều hành vi xã hội, tập tính kiếm mồi, các thói quen đang chú ý so với các lồi sinh
vật xã hội khác. Kiến đóng vai trị quan trọng trong các hệ sinh thái, chúng là mắt
xích của nhiều chuỗi thức ăn, có quan hệ hỗ trợ, cộng sinh hay cạnh tranh với nhiều
lồi. Nhiều lồi kiến cịn tham gia vào quá trình mở rộng phân bố của thực vật qua
khả năng phát tán hạt và tham gia góp phần làm tơi xốp đất.
Nhà nghiên cứu người Thụy Điển Carolus Linnaeus là người đầu tiên tiến hành
công bố về thành phần lồi kiến vào năm 1758. Trong cơng bố này ông đã mô tả 17
loài kiến và được đặt trong 1 giống duy nhất là Formica [51]. Các loài kiến được mô
tả bởi Linnaeus đã được công nhận và sử dụng trong một thời gian và đến nay, khi hệ
thống phân loại dần hoàn thiện, 17 loài này đã được xếp trong 10 chi khác nhau và
thuộc 4 phân họ. Mặc dù vậy, tên giống Formica vẫn được sử dụng với 279 lồi được
cơng bố, trong đó có 4 lồi của Linnaeus: Formica saccharivora, Formica omnivora,
Formica obsoleta, Formica fusca [83].
Từ năm 1758 đến 1850, tỷ lệ các loài mới được phân loại và mơ tả cịn khá
thấp, ngồi nghiên cứu của Linnaeus cịn có các nghiên cứu của De Geer (1773,
1778), Drury (1773, 1782), Fabricius (1775, 1782, 1787, …), Retzius (1783),
Geoffroy (1785), Latreille (1787, 1798, 1802, …), Westwood (1839, 1840, 1842),
Nylander (1846, 1849) và một số nhà nghiên cứu khác. Sau gần 100 năm này, danh
sách thành phần loài kiến mới chỉ bao gồm 315 loài thuộc 31 giống [83].
Việc phát hiện các lồi mới được mơ tả tăng mạnh bắt đầu từ năm 1850 trở đi,
với hàng loạt các công bố của nhiều nhà nghiên cứu như Smith (1851, 1852, 1857,
…), Heer (1867), Mayr (1855, 1861, 1865, …) và đạt đỉnh điểm vào cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX với các hoạt động nghiên cứu của Emery (1914, 1915, …, 1925), Forel
(1874, 1899, 1917, …), Santschi (1919, 1922, 1924, …) và Wheeler (1915, 1920,
1922, …). Sau đó, hoạt động này bị giảm dần vào những năm 1930 – 1950 do ảnh
hưởng của chiến tranh. Tuy nhiên với sự ra đời của “hệ thống phân loại mới” trong
các năm 1940 và 1950, các nhà phân loại kiến như Creighton, Brown và Wilson đã
bắt đầu một cái nhìn mới, tinh tế hơn về các loài kiến (Buhs, 2000) [26].


4


Vào những năm tiếp theo, nhiều nghiên cứu về loài kiến được cơng bố trên thế
giới; một số lồi và giống kiến có phân bố rộng, phong phú đã được tu chỉnh thành
một hệ thống chung nhất cho toàn thế giới. Các giống này còn được sử dụng cho đến
hiện nay, cụ thể là các giống: Neivamyrmex Borgmeier 1940, Cataulacus Smith 1853,
Tetramorium Mayr 1855, Rogeria Emery 1894, Gnamptogenys Roger 1863,
Strumigenys Smith 1860, Pyramica Roger 1862, Proceratium Roger 1863 và
Acropyga Roger 1862 [83].
Tại Brazil, các nhà khoa học ghi nhận ở 1488 loài kiến, thuộc 111 giống nằm
trong 13 phân họ [83]. Ngoài nghiên cứu chủ yếu ở vùng rừng rậm Amazon, nước
này cịn có các báo cáo về thành phần kiến gây hại tại đô thị. Năm 2005, CamposFarinha đã cơng bố nghiên cứu điều tra thành phần lồi kiến trong các khu đô thị ở
tất cả 27 bang của nước này. Kết quả cho thấy sự phân bố của các lồi kiến trong các
khu đơ thị là khơng đồng đều, số lượng lồi kiến ở mỗi đơ thị dao động từ 20 đến 30
lồi; nghiên cứu cịn kết luận hai lồi kiến gây hại chính đối với người dân sống trong
các khu đô thị ở đây là Tapinoma melanocephalum và Paratrechina longicornis [27].
Tại châu Úc, các nghiên cứu về thành phần loài kiến cũng được các nhà khoa
học tại đây quan tâm rất lớn. Tiêu biểu phải kể đến New Guinea – hòn đảo nhiệt đới
lớn nhất thế giới (nơi có hệ động vật kết hợp của châu Á và châu Úc ), có thành phần
lồi kiến được coi là đa dạng nhất thế giới với 891 loài thuộc 96 giống và có ít nhất
530 lồi là đặc hữu [83]. Tuy nhiên, các nhà khoa học dự tính cịn khoảng 20% – 30%
các lồi kiến ở đây cịn chưa được mô tả. Theo một nghiên cứu của Milan Janda và
cộng sự có đến 120 lồi kiến sống trong 400 m2 rừng nhiệt đới tại hịn đảo này [48].
Tính riêng trên lãnh thổ của Australia cũng đã có 1622 lồi thuộc 109 giống được
phát hiện và mô tả [83]. Điểm đáng chú ý là tại đây có đến 1414 lồi đặc hữu chiếm
đến 87,2% tổng số lồi. Do đó, việc nghiên cứu chuyên sâu về khu hệ kiến tại đây
còn có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực khác.
Tại châu Á, nghiên cứu đa dạng thành phần loài kiến trước tiên phải kể đến

Nhật Bản. Cho đến nay, các nhà khoa học ở Nhật Bản đã thống kê được 286 loài kiến
thuộc 67 giống, trong đó có 106 lồi đặc hữu [83]. Một quốc gia Đông Á khác là Đài

5


Loan cũng có nhiều nghiên cứu về đa dạng lồi kiến. Thống kê số loài được phát hiện
tại Đài Loan là 171 loài, thuộc 61 giống. Năm 2017, tại Đài Loan cũng ghi nhận được
hai loài mới Protanilla jongi và Stigmatomma luyiae do Hsu và cộng sự công bố [83].
Nằm ở trung tâm châu Á, Trung Quốc là một trong 17 quốc gia có đa dạng
sinh học cao trên thế giới. Hiện nay, các nhà khoa học nước này đã mơ tả được khoảng
994 lồi, thuộc 117 giống, 10 phân họ. Tuy nhiên, các nhà khoa học nước ngoài lại
cho rằng việc nghiên cứu kiến ở trong nước của Trung Quốc cịn khá nghèo nàn, có
rất nhiều lồi kiến cịn chưa được ghi nhận hoặc phát hiện tại đây [83].
Ở Tây Nam Á, năm 1996, Collingwood và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
kiến tại các nước thuộc bán đảo Ả Rập. Nhóm tác giả đã ghi nhận 265 lồi kiến phân
bố ở khu vực nghiên cứu, trong đó đóng góp 56 lồi mới cho khoa học và xây dựng
khóa định loại đến loài cho khu vực này [28]. Quốc gia lớn nhất trong khu vực này là
Saudi Arabia ghi nhận được 138 loài với 33 loài đặc hữu [83]. Ghahari và cộng sự
(2009) đã tiến hành điều tra kiến ở khu đồng cỏ và ruộng lúa ở Mazandaran, phía bắc
Iran và ghi nhận được được 39 loài thuộc 17 giống kiến, trong đó nhiều lồi là thiên
địch của một số loài gây hại lúa ở khu vực này [44]. Nghiên cứu trên toàn lãnh thổ
Iran, các nhà khoa học đã cơng bố được 189 lồi thuộc 37 giống [83].
Tại khu vực Đơng Nam Á, các nước cũng có danh sách thành phần lồi cho
riêng mình. Do điều kiện địa lý, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa
khiến cho thiên nhiên nơi đây trở nên đa dạng chứ không khô cằn như các nơi khác
cùng vĩ độ. Trong ba năm, từ 2015 đến 2017, ở Malaysia ghi nhận sự bùng nổ về
nghiên cứu về thành phần lồi, đã có tới 564 lồi được phát hiện mới tại đây, nâng
tổng số loài phát hiện được tại nước này lên con số 939 lồi thuộc 112 giống, trong
đó có 88 lồi đặc hữu [83]. Malaysia cũng là nước có nghiên cứu cơng bố về thành

phần lồi kiến ở đơ thị. Năm 2002, trong nghiên cứu của mình, Lee đã đưa ra danh
sách 25 lồi kiến trong đơ thị, trong đó 4 lồi được tìm thấy nhiều nhất là Tapinoma
melanocephalum, Monimorium destructor (nay được đổi tên thành Trichomyrmex
destructor), Pheidole sp. và Paratrechina longicornis. Phần lớn các loài kiến thu
được trong khu vực điều tra làm tổ phía bên ngồi nhà, ngoại trừ 4 loài: Monimorium

6


pharaonis, Monimorium floricola, Tapinoma melanocephalum và Solenopsis molesta
[50]. Một nước khác cũng có số lượng lồi rất cao là Indonesia, theo thống kê, tại đây
đã ghi nhận được khoảng 1528 loài thuộc 127 giống với 405 loài đặc hữu [83]. Hai
nước trên sở dĩ có số lượng lồi lớn như vậy là do có diện tích lãnh thổ nằm chung
trên hịn đảo Borneo – đảo có điều kiện tự nhiên gần giống với New Guinea, là hòn
đảo nhiệt đới lớn thứ hai và cũng là nơi giao thoa khu hệ động, thực vật của châu Á
và châu Úc. Cùng nằm trên hịn đảo này cịn có nước Brunei, nhưng do diện tích q
nhỏ bé và chủ yếu là đơ thị nên nơi đây mới chỉ ghi nhận 47 loài thuộc 19 giống với
chỉ 1 loài đặc hữu [83].
Với những nước cịn lại ở khu vực Đơng Nam Á, cho đến nay các nhà khoa
học đã ghi nhận được 546 loài thuộc 100 giống với 205 loài đặc hữu ở Philippines;
377 loài thuộc 80 giống ở Thái Lan với 53 loài đặc hữu; 162 loài thuộc 55 giống với
23 loài đặc hữu ở Myanmar; ở Singapore có 139 lồi thuộc 59 giống với 44 lồi đặc
hữu; ở Lào có 125 lồi thuộc 47 giống và 9 loài đặc hữu, ở Cambodia là 102 lồi
thuộc 51 giống và có 18 lồi đặc hữu [83].
Song song với việc nghiên cứu về thành phần lồi kiến thì sự phân bố của kiến
cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Năm 1938, Dennis công bố kết quả nghiên
cứu về sự phân bố của các loài kiến ở tiểu bang Tennessee, Mỹ theo các nhân tố sinh
thái. Ông thu thập kiến ở hầu hết các sinh cảnh có mặt trong khu vực nghiên cứu, từ
đó đưa ra kết luận về yếu tố sinh thái quan trong nhất đối với việc phân bố của kiến
là nhiệt độ và độ ẩm [29]. Năm 2003, Reznikova đã tiến hành nghiên cứu sự phân bố

của kiến dọc theo đường kinh tuyến từ vùng sa mạc ở Kazakhstan đến rừng Taiga ở
Tây Siberia. Kết quả phân tích cho thấy kiến ở những vùng khơ cằn và vùng rừng –
thảo ngun có độ đa dạng lồi cao nhất; các lồi kiến có sự phân bố, thích nghi sinh
thái tại các vùng cũng rất khác nhau khi hơn một nửa số loài thu được của nghiên cứu
chỉ xuất hiện trong một vùng [61].
Ở Ấn Độ, năm 2016 các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu về sự phân
bố của kiến trong bốn loại sinh cảnh: sinh cảnh nông nghiệp, sinh cảnh đồng cỏ, sinh
cảnh rừng và sinh cảnh khu dân cư ở quanh KBT Gautala Autramghat. Khi tính tốn

7


chỉ số đa dạng Shannon-Weiner ở các sinh cảnh này đã cho thấy ở sinh cảnh rừng và
sinh cảnh đồng cỏ có độ đa dạng cao hơn so với sinh cảnh khu dân cư và sinh cảnh
nơng nghiệp [66].
Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về sự phân bố của kiến
như: sự phân bố của kiến ở vùng trồng dừa Hawaii, Mỹ (Phillips, 1934) [56], ở tiểu
bang Kansas, Mỹ (Dubois, 1985) [30], các VQG Haleakala và VQG Hawaii
Volcanoes, Mỹ (Medeiros et al., 1986) [54], Bắc Mỹ (Gregg, 1972) [45], vùng sa mạc
bán khô hạn ở tây bắc bang Victoria, Australia (Andersen, 1983) [21], ở giữa sa mạc
Namib, Nam Phi (Marsh, 1986) [53], quần đảo Wessel và quần đảo English
Company, Australia (Woinarski et al., 1998) [74], …
1.2. Nghiên cứu về thành phần loài và đặc trưng phân bố của kiến ở Việt Nam
Thành phần loài kiến ở Việt Nam bắt đầu được nghiên cứu từ những năm đầu
của thế kỉ XX bởi một số tác giả nước ngoài, cụ thể là các điều tra của Bingham
(1903) [23], Santschi (1910) [62], Wheeler (1927) [71]. Từ năm 1965 đến năm 1966,
chương trình điều tra cơn trùng tổng hợp ở miền Bắc Việt Nam của Bộ Nông nghiệp
đã thống kê được 36 loài kiến [12].
Năm 1993, Radchenko tiến hành tổng hợp và phân tích các mẫu kiến được thu
thập trong các năm 1959 và 1966 của Pisarski và cộng sự, kết quả đã xác định được

31 loài kiến thuộc 3 phân họ Dorylinae, Ponerinae và Pseudomyrmecinae, với 8 loài
được ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam là Aenictus laeviceps, Aenictus brevicornis,
Cerapachys sulcinodis, Cerapachys sauteri, Leptogenys minchini, Leptogenys
lucidula, Pseudoponera amblyops và Branchyponera jerdoni [57]. Cũng năm này,
Radchenko đã ghi nhận thêm 2 loài kiến mới thuộc phân họ Cerapachyinae cho khu
hệ kiến ở Việt Nam [58].
Sang thế kỷ XXI, hàng chục lồi kiến đã được ghi nhận mới hoặc mơ tả từ
Việt Nam. Radchenko và Elmes (2001) bổ sung 2 loài kiến mới cho khoa học thuộc
giống Myrmica [59]; Zryanin (2012) mơ tả một lồi mới thuộc giống Indomyrma
[80]; Yamane và Hosoishi (2014) mơ tả 2 lồi mới thuộc giống Lophomyrmex [78],
… Ngồi ra cịn có các nghiên cứu khác của Radchenko và cộng sự (2006) [60];
8


Dubovikoff (2004) [31]; Eguchi và Bui (2005, 2006) [33, 36]; Eguchi (2006) [35];
Eguchi và cộng sự, (2015) [41]; Zryanin (2016) [82]; Vùng phân bố của một số loài
kiến ở Việt Nam cũng được điều chỉnh đối với một số giống như Myrmica
(Radchenko và Elmes, 2001; Radchenko et al., 2006), Probolomyrmex (Eguchi et al.,
2006), Pheidole (Eguchi, 2008), Acanthomyrmex (Eguchi et al., 2008) và
Anillomyrma (Eguchi et al., 2009). Đáng chú ý, năm 2008, nhóm nghiên cứu kết hợp
giữa Nhật Bản và Việt Nam đã định loại và mô tả được 1 giống với một lồi kiến lần
đầu tiên được tìm thấy trên thế giới tại miền Trung Việt Nam, họ đã đặt cho tên khoa
học cho loài này là Opamyrma hungvuong, thuộc phân họ Amblyoponinae [77], đến
nay loài này đã chuyển sang phân họ Leptanillinae.
Các nghiên cứu về thành phần loài kiến ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các
Vườn Quốc gia (VQG) và các khu bảo tồn (KBT), cụ thể là: VQG Cúc Phương
(Yamane et al., 2002) [76], KBT thiên nhiên Hoàng Liên Sơn (Bùi Tuấn Việt và
Eguchi, 2003) [68], VQG Ba Vì và VQG Tam Đảo (Eguchi et al, 2004) [34], VQG
Cát Tiên (Bùi Tuấn Việt, 2005; Zryanin, 2011) [15, 79], KBT thiên nhiên Bình Châu
– Bình Phước (Eguchi et al, 2009) [38]; VQG Côn Đảo (Bùi Công Hiển và cộng sự,

2004) [5], VQG Cát Bà (Đặng Văn An và cộng sự, 2015) [2], KBT thiên nhiên Hòn
Bà (Nguyễn Thị Thu Hường và cộng sự, 2015) [6] và một số VQG và KBT khác (Bái
Tử Long, Cát Bà, Hữu Liên, Kim Hỷ, Phong Điền, Tây Yên Tử, Kỳ Thượng, …).
Ngồi ra, những năm gần đây, nghiên cứu kiến cịn mở rộng ra các sinh cảnh
đặc trưng khác nằm ngoài các vườn quốc gia và vùng bảo tồn. Chẳng hạn như nghiên
cứu thành phần loài kiến ở khu vực đồng bằng sông Mê Công (Van Mele và Nguyễn
Thị Thu Cúc, 2000; Zryanin, 2011) [67, 79], cao nguyên Đà Lạt (Zryanin, 2013) [81]
và ở các sinh cảnh nông nghiệp khác (Le Ngoc Anh et al., 2010) [20]; kiến ở vùng
đồi núi và đồng bằng (Nguyễn Văn Quảng và cộng sự, 2012; Bùi Thanh Vân và cộng
sự, 2011) [8,11]. Đặng Văn An và cộng sự cơng bố 42 lồi thuộc 24 giống thuộc trạm
đa dạng sinh học Mê Linh [1].

9


Năm 2007, Katsuyuki Eguchi và Bùi Tuấn Việt đã xây dựng trang web về kiến
đầu tiên ở Việt Nam, lấy tên là “antist2007.com”. Đây là một địa chỉ đáng tin cậy cho
các nhà nghiên cứu về kiến ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu, xây dựng khóa định loại cho các lồi kiến ở Việt Nam cũng
được các nhà khoa học quan tâm. Đáng chú ý là khóa phân loại của giống Myrmica
đến loài ở Việt Nam của Radchenko và cộng sự (2006) [60] gồm 5 lồi và khóa phân
loại đến lồi của giống Pheidole tại miền Bắc Việt Nam của Eguchi (2008) gồm có
35 lồi [37]; hay khóa phân loại đến giống của phân họ Cerapachyinae, Aenictinae,
Dorylinae, Leptanillinae, Amblyoponinae, Ponerinae, Ectatomminae và Ponerinae
của Eguchi và cộng sự (2014) [40]. Hiện nay, Bùi Tuấn Việt và cộng sự đang thực
hiện một dự án xây dựng khóa phân loại cho tất cả các phân họ kiến ở Việt Nam,
nhưng đến nay chưa kết thúc.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về đặc trưng phân bố của kiến cịn ít được quan tâm,
mới chỉ có một số ít các nghiên cứu về phân bố của kiến được tiến hành trong thời
gian gian gần đây. Năm 2015, Đặng Văn An và cộng sự đã phân tích sự phân bố của

kiến theo sinh cảnh và theo mùa ở VQG Cát Bà [2]. Cũng vào năm này, Nguyễn Thị
Thu Hường và cộng sự cũng đề cập đến sự phân bố của kiến ở các đai độ cao khác
nhau tại KBT thiên nhiên Hòn Bà [6].
Nghiên cứu về kiến tại khu vực Hà Nội đã được tiến hành trong thời gian gần
đây. Năm 2005, Eguchi và cộng sự đã tiến hành điều tra thành phần lồi kiến VQG
Ba Vì, ghi nhận 151 loài thuộc 46 giống và 9 phân họ [34]. Ngồi ra tác giả cịn tiến
hành phân tích sự phân bố của kiến theo sinh cảnh và theo các dải độ cao. Năm 2011,
trong nghiên cứu của mình, Bùi Thanh Vân và cộng sự đã phát hiện 39 loài kiến thuộc
25 giống trong khu vực thành phố Hà Nội, bổ sung thêm 18 loài kiến cho khu vực
nghiên cứu [11]. Gần đây (năm 2012) Nguyễn Văn Quảng và cộng sự đã tiến hành
điều tra thành phần loài chân khớp ở đất khu vực Hà Nội đã thống kê được 94 loài
kiến, bổ sung 6 giống và 33 loài cho khu vực nghiên cứu [8]. Ngoài ra, các giá trị về
chỉ số đa dạng của kiến như Margalef (d), Fisher (α), Shannon-Weiner (H') cũng được

10


tính tốn và cho thấy các giá trị này đạt mức cao ở những khơng gian xanh ít bị tác
động xáo trộn bởi con người. Tuy nhiên, các điều tra về nhóm kiến mới chỉ được tiến
hành ở khu vực vùng núi và vùng đồng bằng, còn khu vực vùng đồi hầu như cịn chưa
có dẫn liệu đầy đủ, nhất là các dẫn liệu về phân bố của kiến theo sinh cảnh. Đó cũng
là cơ sở để chúng tơi tiến hành thực hiện nghiên cứu của mình nhằm góp thêm dẫn
liệu bổ sung cho sự đầy đủ về đa dạng sinh học kiến khu vực Hà Nội.

11


CHƯƠNG 2.
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các loài kiến (Hymenoptera: Formicidae).

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017.
Mẫu vật được tiến hành thu thập từ tháng 06 đến tháng 08 năm 2016 tại 18
điểm thu mẫu thuộc 07 xã của huyện Thạch Thất: xã Cần Kiệm, Đồng Trúc, Tân Xã;
Bình Yên, Tiến Xuân, Yên Bình và Thạch Hòa (Bảng 2.1).
Các sinh cảnh đặc trưng được lựa chọn bao gồm: Sinh cảnh Rừng trồng (RT),
sinh cảnh Cây nông nghiệp dài ngày (CNNDN), sinh cảnh Cây nông nghiệp ngắn
ngày (CNNNN), sinh cảnh cây bụi, trảng cỏ (CBTC), sinh cảnh Cây ăn quả (CAQ)
và sinh cảnh khu dân cư (KDC). Mô tả một vài đặc điểm của các sinh cảnh:
-

Sinh cảnh RT: Cây lâm nghiệp được trồng là cây keo tai tượng, thời gian trồng
trên 15 năm, phía dưới tán là cây bụi và thảm lá mục; nền đất là đất nâu vàng và
đất nâu vàng pha sỏi.

-

Sinh cảnh CNNNN: Cây nông nghiệp được trồng là cây lúa nước, có thời gian
canh tác ngắn (khoảng 4 tháng); nền đất là đất phù sa, một phần ngập nước.

-

Sinh cảnh CNNDN: Cây nông nghiệp được trồng là cây chè, thời gian trồng trên
15 năm, phía dưới tán cây là thảm lá mục, rất ít cỏ; nền đất là đất nâu vàng.

-

Sinh cảnh CBTC: Thực vật chủ yếu là các cây bụi như cây sim, cây mua, xấu hổ,

… và các loại cỏ; nền đất là đất nâu vàng pha sỏi.

-

Sinh cảnh CAQ: Cây ăn quả được trồng chủ yếu là nhãn và xồi và một số lồi
cây khác như mít, bưởi, trứng gà, vải, …, thời gian trồng từ 5 đến 15 năm, phía
dưới tán cây có ít cỏ và thảm lá mục mỏng; nền đất là đất nâu vàng.

-

Sinh cảnh KDC: Thảm thực vật là các loại cây tạp bao gồm các loại rau, cây cảnh,
cây ăn quả và một số cây lồi bóng mát; nền đất là đất nâu vàng.

12


Hình 2.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu và địa điểm thu mẫu
(Nguồn: www.thudo.gov.vn và www.google.com)

13


Bảng 2.1. Danh sách các địa điểm thu mẫu

TT

1

2


3

4

5

6

Sinh cảnh

Điểm thu
mẫu

Địa điểm
thuộc xã

Tọa độ

RT1

Tiến Xuân

20°58'54.52"N 105°28'47.38"E

RT2

Thạch Hòa

20°59'49.01"N 105°31'2.91"E


RT3

Thạch Hòa

21°01'16.04"N 105°28'23.20"E

CNNDN1

Thạch Hòa

21° 0'4.40"N 105°29'25.99"E

CNNDN2

Thạch Hòa

21°00'58.52"N 105°29'29.91"E

CNNDN3

Thạch Hòa

20°59'59.02"N 105°30'43.17"E

CNNNN1

Tân Xã

21° 0'51.23"N 105°32'24.80"E


CNNNN2

Thạch Hịa

21°00'31.00"N 105°30'15.70"E

CNNNN3

Bình n

21° 2'5.97"N 105°32'26.87"E

CBTC1

Tiến Xn

20°59'25.03"N 105°29'53.75"E

Cây bụi, trảng
CBTC2
cỏ

Thạch Hịa

21° 0'30.09"N 105°29'13.07"E

CBTC3

n Bình


21° 0'18.87"N 105°28'24.44"E

CAQ1

Thạch Hịa

21° 1'16.86"N 105°31'17.89"E

CAQ2

Cần Kiệm

21° 1'50.26"N 105°33'59.11"E

CAQ3

Thạch Hịa

21° 0'59.80"N 105°29'50.53"E

KDC1

Đồng Trúc

20°59'36.31"N 105°34'36.00"E

KDC2

Bình n


21° 1'53.37"N 105°32'24.88"E

KDC3

Thạch Hịa

20°59'7.63"N 105°31'50.44"E

Rừng trồng

Cây nông
nghiệp dài
ngày

Cây nông
nghiệp ngắn
ngày

Cây ăn quả

Khu dân cư

Tổng

18

7 xã

14



Sinh cảnh Rừng trồng

Sinh cảnh Cây bụi, trảng cỏ

Sinh cảnh Cây nơng nghiệp ngắn ngày
Hình 2.2. Một số sinh cảnh được lựa chọn để thu mẫu
(Nguồn: Vũ Xuân Trường)

15


Sinh cảnh Cây nông nghiệp dài ngày

Sinh cảnh Cây ăn quả

Sinh cảnh Khu dân cư
Hình 2.3. Một số sinh cảnh được lựa chọn để thu mẫu (tiếp)
(Nguồn: Vũ Xuân Trường)

16


2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
2.3.1.1. Phương pháp thu mẫu bằng bẫy
a. Phương pháp thu mẫu bằng bẫy hố
Thu mẫu bằng bẫy hố (pitfall trap) là phương pháp thu mẫu định lượng dựa
theo phương pháp của Agosti và cộng sự 2000 [18]; Bestelmeyer và cộng sự (2000)
[22]. Dụng cụ bao gồm: cốc nhựa (đường kính miệng 6,7cm, đường kính đáy 5,5cm,

chiều cao 12,8cm, thể tích 380ml), bay (dùng ở đất mềm) hoặc cuốc chim (dùng ở
nơi đất cứng, nhiều sỏi), găng tay, dung dịch muối (5%) (bảo quản mẫu tạm thời) và
dung dịch nước rửa bát (5%) (hạn chế kiến thốt ra ngồi), sổ ghi chép, bút chì, etiket,
panh, lọ nhựa (đường kính 8cm, chiều cao 8cm, thể tích 400ml), cồn 96%, dây nilon
màu, máy GPS. Quy trình đặt bẫy như sau:
 Bước 1: Xác định điểm đặt bẫy ở nơi đặc trưng của sinh cảnh.
 Bước 2: Sử dụng bay (hoặc cuốc chim) tạo các hố có độ sâu 15cm, đường
kính khơng q 10cm, tránh làm thay đổi quá nhiều hiện trạng môi trường
xung quanh bẫy.
 Bước 3: Đặt 2 cốc (chồng lên nhau) vào hỗ đã đào, lấp đất bằng với mặt cốc
ở dưới, miệng cốc hơi cao hơn so với mặt đất để tránh đất và các vật khác
rơi vào bẫy, rút cốc ở phía trên ra.
 Bước 4: Đổ dung dịch muối 5% vào cốc: với các bẫy ở dưới tán cây, có độ
ẩm cao thì đổ 2/5 cốc (tương đương 150ml), với các bẫy để ngồi trời hoặc
nơi có hanh khơ thì để nhiều hơn là 3/5 cốc (tương đương 230ml); sau đó
thêm 10ml dung dịch nước rửa bát 5%.
 Bước 5: Khôi phục trạng thái ban đầu vùng xung quanh bẫy; Đánh dấu bằng
dây mầu hoặc vẽ sơ đồ đặt mẫu; Sử dụng máy GPS đo tọa độ và độ cao vị
trí thu mẫu.
Mỗi điểm thu mẫu được đặt 10 bẫy hố, các bẫy bố trí cách nhau khoảng 5m.
Mẫu vật sẽ được thu sau 48 giờ bằng cách loại bỏ tương đối phần nước trong, phần
còn lại được cho vào lọ nhựa và định hình trong cồn (96%), ghi etiket: điểm thu mẫu,
thời gian, thứ tự của bẫy và người thu mẫu.
17


2.4B
2.4A
Hình 2.4. Bẫy hố (pitfall trap) được đặt ở thực địa
(Nguồn: Vũ Xuân Trường)

(2.4A-Bẫy hố ở sinh cảnh CBTC; 2.4B-Bẫy hố ở sinh cảnh RT)

Các mẫu vật thu được bằng bẫy hố được tiếp tục xử lý thô để loại bỏ rác bẩn
và các sinh vật thu được khác không phải là kiến. Dụng cụ sử dụng khi xử lý thơ là
vải lọc mẫu (kích thước mắt lưới nhỏ hơn 0.3mm), nịt, khay, lọ nhựa, cồn 75%, panh,
bút chì và etiket. Phương pháp xử lý thô:
 Bước 1: Lấy etiket ra khỏi lọ, sau đo khuấy nhẹ dung dịch chứa mẫu cho tan
bùn, đất mềm lắng ở đáy lọ.
 Bước 2: Bọc vải lọc vào miệng lọ mẫu, cố định chắc chắn bằng nịt.
 Bước 3: Xả nước mạnh vào miệng lọ, sát với vải lọc, giữ chặt miệng lọ để
cho nước bẩn đi ra, đến khi nước trong lọ chuyển thành trong.
 Bước 4: Mở vải lọc, đổ dung dịch chứa mẫu còn lại ra khay, dùng panh nhặt
hết các vật và sinh vật bám trên vải lọc.
 Bước 5: Sử dụng panh để nhặt kiến vào lọ mới, cố định bằng cồn 75%, ghi
lại etiket.
b. Phương pháp thu mẫu bằng bẫy chìm
Thu mẫu bằng bẫy chìm là phương pháp thu mẫu định tính dựa theo phương
pháp của Yamaguchi và Hasegawa (1996) [75]. Bẫy được thiết kế từ ống falcon 50ml
(đường kính 28mm, chiều cao 115mm) đáy nhọn, có nắp đậy; theo chiều dài của
thành ống, đục 02 hàng lỗ song song, đối diện nhau, lỗ có đường kính 3mm, cách
nhau 15mm (Hình 2.5A). Trên nắp có đục lỗ để buộc một đoạn dây màu dài khoảng
30cm. Dụng cụ cần thiết là: ống falcon, xà beng nhỏ, xúc xích, túi zip, lọ nhựa (đường
18


×