Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu thu nhận gen mã hóa kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư tiền liệt tuyến EPCA bằng công nghệ gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN KIM HỒN

NGHIÊN CỨU THU NHẬN GEN MÃ HĨA KHÁNG THỂ ĐẶC HIỆU
KHÁNG NGUYÊN UNG THƢ TIỀN LIỆT TUYẾN EPCA BẰNG CÔNG
NGHỆ GEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Kim Hồn

NGHIÊN CỨU THU NHẬN GEN MÃ HĨA KHÁNG THỂ ĐẶC HIỆU
KHÁNG NGUYÊN UNG THƢ TIỀN LIỆT TUYẾN EPCA BẰNG CÔNG
NGHỆ GEN

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm.
Mã số: 60 42 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:



PGS.TS LÊ QUANG HUẤN

Hà Nội - 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN...................................................................................2
1.1.

TUYẾN TIỀN LIỆT VÀ BỆNH UNG THƢ TUYẾN TIỀN LIỆT.............2

1.1.1. Giới thiệu chung về tuyến tiền liệt...........................................................2
1.1.2. Bệnh ung thƣ tuyến tiền liệt......................................................................4
1.1.2.1. Khái niệm về ung thư tuyến tiền liệt................................................5
1.1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh....................................................................5
1.1.2.3. Triệu chứng.....................................................................................5
1.1.2.4. Các kĩ thuật chẩn đoán bệnh...........................................................6
1.1.3. Các phƣơng pháp điều trị ung thƣ tiền liệt tuyến.....................................9
1.1.3.1. Điều trị phẫu thuật..........................................................................9
1.1.3.2. Phương pháp xạ trị.......................................................................10
1.1.3.3. Hormone điều trị UTTLT..............................................................10
1.1.3.4.

Liệu pháp lạnh.............................................................................11

1.1.3.5. Phương pháp xạ trị.......................................................................12
1.1.3.6.

1.2.

Phương pháp sử dụng thảo dược hay các phương thuốc............13

KHÁNG NGUYÊN....................................................................................13

1.2.1. Khái niệm...............................................................................................13
1.2.2. Kháng nguyên EPCA..............................................................................13
1.3.

KHÁNG THỂ.............................................................................................14

1.3.1. Cấu trúc..................................................................................................14
1.3.2. Mảnh kháng thể......................................................................................16
1.3.3. Kháng thể tái tổ hợp..............................................................................18
1.3.4. Kháng thể đặc hiệu các loại kháng nguyên............................................19


1.3.4.1. Kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư...................................19
1.3.4.2.

Kháng thể đặc hiệu kháng nguyên cụm biệt hóa..........................20

1.3.4.3. Kháng thể đặc hiệu các thụ thể bề mặt tế bào..............................20
1.3.4.4. Kháng thể đặc hiệu kháng nguyên tế bào gốc...............................21
1.3.4.5. Kháng t hể đặc hiệu các yếu tố phát triển.....................................21
1.3.4.6. Kháng thể đặc hiệu cytokine.........................................................21
1.3.4.7. Kháng thể đặc hiệu kháng nguyên virus.......................................22
1.3.5. Các phƣơng pháp tạo kháng thể.............................................................22
1.3.5.1. Phương pháp tạo dòng tế bào lai hybridoma...............................22

1.3.5.2. Phương pháp tái tổ hợp................................................................23
1.3.5.3. Phương pháp phage display..........................................................25
1.4.

THƢ VIỆN KHÁNG THỂ BỘC LỘ TRÊN THỰC KHUẨN THẾ..........25

1.4.1. Giới thiệu chung.....................................................................................25
1.4.2. Thực khuẩn thế M13...............................................................................27
1.4.2.1. Cấu tạo..........................................................................................27
1.4.2.2. Chu kì sống....................................................................................29
1.4.2.3. Vector tách dịng phagemid..........................................................30
1.4.3. Các kiểu thƣ viện kháng thể thực khuẩn thể...........................................31
1.4.3.1. Thư viện tự nhiên..........................................................................31
1.4.3.2. Thư viện sau miễn dịch.................................................................32
1.4.3.3. Thư viện tổng hợp.........................................................................33
1.4.4. Tạo thƣ viện kháng thể bộc lộ trên thực khuẩn thể................................34
1.4.5. Sàng lọc thƣ viện kháng thể bộc lộ trên thực khuẩn thể.........................36
1.4.5.1. Khuếch đại thư viện và tạo phage.................................................36
1.4.5.2. Cho phage tiếp xúc với đích..........................................................36
1.4.5.3. Rửa và tách...................................................................................38
1.4.5.4. Tái xâm nhiễm vào vi khuẩn chủ...................................................38
CHƢƠNG 2 : VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................39
2.1. VẬT LIỆU....................................................................................................39


2.1.1. Sinh phẩm.............................................................................................39
2.1.2. Hóa chất................................................................................................39
2.1.3. Trang thiết bị........................................................................................39
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................40
2.2.1. Phƣơng pháp nhân bản gen bằng kĩ thuật PCR....................................40

2.2.2. Phƣơng pháp cắt và gắn DNA..............................................................41
2.2.3. Phƣơng pháp tế bào khả biến E.coli TG1.............................................42
2.2.4. Phƣơng pháp biến nạp..........................................................................42
2.2.5. Phƣơng pháp nuôi cấy vi sinh vật.........................................................43
2.2.6. Phƣơng pháp giữ chủng........................................................................43
2.2.7. Phƣơng pháp điện di trên gel agarose...................................................43
2.2.8. Xác định trình tự DNA.........................................................................44
2.2.9. Chuẩn bị thƣ viện phage.......................................................................45
2.2.10. Bộc lộ mảnh kháng thể scFv trên phage M13....................................46
2.2.11. Phƣơng pháp ELISA...........................................................................46
CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................49
3.1. Kết quả nhân bản gen mã hóa mảnh kháng thể scFv bằng PCR...................49
3.2. Kết quả tạo vector tái tổ hợp pHEN2-scFv...................................................50
3.3. Chọn dòng phagemid tái tổ hợp mang gen scFv đặc hiệu UTTLT...............52
3.4. Xác định trình tự gen scFv trong phagemid tái tổ hợp..................................54
3.5. Kết quả bộc lộ mảnh kháng thể scFv trên phage M13..................................55
3.6. Kết quả phản ứng ELISA..............................................................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................61
KẾT LUẬN.............................................................................................................61


KIẾN NGHỊ.............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................62


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT

Từ viết tắt


Viết đầy đủ

1

cDNA

Complementary deoxyribonucleic acid

2

DNA

Deoxyribonucleic acid

3

EPCA

Early prostate cancer antigen

4

HAMA

Human anti-mouse antibody

5

KTĐD


Kháng thể đơn dòng

6

MHC

Major histocompatibility complex

7

PBS

Phosphate buffered saline

8

PCR

Polymerase chain reaction

9

PSA

Prostate cancer specific antigen

10

RNA


Ribonucleic acid

11

scFv

Single chain variable fragment

12

UTTLT

Ung thƣ tiền liệt tuyến


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ung thƣ đƣợc coi là căn bệnh đe dọa nguy hiểm và trầm trọng nhất đối
với con ngƣời. Trong số đó, ung thƣ tuyến tiền liệt là loại ung thƣ thƣờng gặp và có tỉ
lệ tử vong cao ở nam giới. Ung thƣ tuyến tiền liệt gây ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe và
sinh hoạt của nam giới, nhƣng nếu đƣợc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế
đƣợc rất nhiều tác hại của bệnh. Ngày nay cùng với sự phát triển của y học và sinh
học phân tử, đã có thêm nhiều phƣơng pháp chẩn đoán cũng nhƣ điều trị mới. Một
trong các phƣơng pháp hữu hiệu đó là phƣơng pháp sử dụng kháng thể phage-scFv
đặc hiệu kháng nguyên ung thƣ tuyến tiền liệt trong chẩn đoán và điều trị một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
Kháng thể scFv là chuỗi hợp nhất giữa một vùng biến thiên trên chuỗi nặng (VH)
và một vùng biến thiên trên chuỗi nhẹ (VL) của kháng thể nhờ chuỗi peptide ngắn (1025 axit amin). Với cấu trúc này, scFv vẫn giữ đƣợc các đặc trƣng của kháng thể nhƣ
ban đầu, mặc dù đã loại bỏ các vùng hằng định và có thêm sự xuất hiện chuỗi peptide
làm cầu nối giữa vùng VH và VC.

Kháng thể phage-scFv không những có độ bền cao, tạo ra lƣợng lớn với chi phí
thấp mà cịn có những ƣu điểm tuyệt vời mà khơng có một loại kháng thể nào có
đƣợc, đó là có sự kết hợp giữa kiểu gen và kiểu hình ngay trong một phân tử kháng
thể.
Do đó, với mong muốn góp phần nghiên cứu nhằm đƣa kháng thể vào ứng dụng
trong chẩn đoán và điều trị ung thƣ tiền liệt tuyến chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu thu nhận gen mã hóa kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thƣ tiền liệt
tuyến EPCA bằng công nghệ gen.”


CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1.

TUYẾN TIỀN LIỆT VÀ BỆNH UNG THƢ TUYẾN TIỀN LIỆT
1.1.1. Giới thiệu chung về tuyến tiền liệt.

Tuyến tiền liệt là một cơ quan nằm ở bụng dƣới hay cổ bàng quang (hình 1). Là
tuyến bao quanh đoạn đầu niệu đạo. Tuyến tiền liệt là một khối hình nón mà đáy ở
trên, đỉnh ở dƣới. Tuyến rộng 4cm, cao 3cm và dày 2,5cm, nặng trung bình 15-20g và
thƣờng to lên theo tuổi (hình 2) [1].

Hình 1 : Vị trí tuyến tiền liệt ở nam giới.
Tuyến tiền liệt tiết ra chất dịch có màu trắng sữa, mang tính kiềm và chứa acid
citric, calcium, acid phosphat, enzyme làm đông vón và profibrinolysin. Trong thời
gian phóng tinh, các túi của tuyến tiền liệt co bóp cùng với co bóp của ống dẫn tinh để
đẩy dịch tiết của nó gộp với dịch từ ống dẫn tinh làm tăng thể tích tinh dịch. Dịch tiết
của nó có tính kiềm sẽ trung hịa bớt độ acid trong tinh dịch (độ acid do sự hiện diện
của các sản phẩm trao đổi chất của tinh trùng), vì vậy mà giúp tinh trùng đạt đƣợc khả
năng vận động và thụ tinh ở mức tối ƣu.
Một chức năng khác của tuyến tiền liệt là giúp kiểm soát nƣớc tiểu bằng cách tạo

áp lực trực tiếp đối với phần niệu đạo mà tuyến tiền liệt bao quanh [5,3,2].


Hình 2: Hình dạng tuyến tiền liệt
Những rối loạn của tuyến tiền liệt có thể là sự tăng kích thƣớc gọi là phì đại
tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt và ung thƣ tuyến tiền liệt.
 Phì đại tuyến tiền liệt:
Đây là bệnh rất thƣờng gặp ở những ngƣời sau tuổi 45, trong đó phì đại lành tính là
thƣờng gặp hơn cả, mặc dù lành tính nhƣng lại ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng
cuộc sống (hình 3).
Khi mới sinh tuyến tiền liệt có kích
thƣớc bằng hạt đậu Hà Lan. Tuyến này
tiếp tục lớn cho đến khi 20 tuổi cũng là
lúc nó đạt đến kích thƣớc trƣởng thành

bình thƣờng. Đến 45 tuổi, tuyến tiền
liệt lại tiếp tục lớn thêm, chèn ép niệu
đạo và dòng nƣớc tiểu, ảnh hƣởng đến
khả năng tiểu tiện [13,21].
 Viêm tuyến tiền liệt: Đây là
bệnh khá phổ biến ở thanh niên, có
phân ra cấp và mạn tính. Viêm tuyến tiền liệt mạn tính biểu hiện chủ yếu là cảm giác
khó chịu vùng bụng dƣới, đau vùng dƣới thắt lƣng, đi tiểu nhiều lần.


 Ung thƣ tuyến tiền liệt : Đây là bệnh ngày càng phổ biến với tỉ lệ bị mắc bệnh
tăng cao ở các nƣớc (hình 4) [8].

Hình 4: Bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
1.1.2. Bệnh ung thƣ tiền liệt tuyến.

Ung thƣ tiền liệt tuyến (UTTLT) là loại ung thƣ phổ biến ở nƣớc ta cũng nhƣ các
nƣớc trên thế giới. Bệnh chiếm 10% trong số các ung thƣ ở nam giới, ở các nƣớc tiên
tiến tỷ lệ này là 15% và là nguyên nhân tử vong thứ hai của bệnh ung thƣ, sau ung thƣ
phổi. Theo thống kê, hàng năm ở Mỹ có đến 132.000 ngƣời Mỹ bị UTTLT, và khoảng
34.000 ngƣời tử vong vì căn bệnh này.
Tỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau ở các sắc dân. Theo thống kê của Mỹ, tỷ lệ UTTLT
ở đàn ông ngƣời da đen là 181 ngƣời trên 100.000 dân, tức là cao gấp 4,5 lần so với
đàn ông ngƣời gốc Việt Nam (40 trên 100.000 dân). Đàn ông ngƣời da trắng cũng có
tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ngƣời Việt Nam, nhƣng thấp hơn ngƣời Mỹ da đen (khoảng
135 trên 100.000 dân). Tỷ lệ mắc bệnh UTTLT cũng tăng theo độ tuổi. Chẳng hạn
nhƣ đàn ông ở độ tuổi 70 trở lên, cứ 100.000 ngƣời thì có 402 ngƣời Việt Nam, hay
1265 ngƣời Mỹ da trắng, hay 958 ngƣời Nhật, hay 504 ngƣời Trung Quốc mắc bệnh
UTTLT [20].


1.1.2.1. Khái niệm về ung thƣ tuyến tiền liệt.
Ung thƣ tuyến tiền liệt là khối u ác tính phát triển từ tế bào của tuyến tiền liệt.
Khối u thƣờng phát triển chậm và kéo dài trong nhiều năm. Trong suốt thời gian này,
khối u thƣờng có rất ít hoặc khơng có biểu hiện triệu chứng bất thƣờng khi khám
bệnh. Tuy nhiên, khi ung thƣ tiến triển, khối u lớn lên và xâm lấn sang mô xung
quanh (lan rộng tại chỗ). Hơn nữa, ung thƣ cũng có thể di căn (lan xa hơn) đến các
vùng khác của cơ thể nhƣ xƣơng, phổi, gan. Triệu chứng ở những nơi di căn kết hợp
với triệu chứng của UTTLT [8].
1.1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra UTTLT vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu rõ, UTTLT khơng liên
quan đến phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Các yếu tố nguy cơ bị UTTLT bao gồm: lớn
tuổi, di truyền, ảnh hƣởng của nội tiết tố cũng nhƣ chất độc trong mơi trƣờng, hóa
chất và các sản phẩm cơng nghiệp.
Nguy cơ bị UTTLT tăng theo tuổi. Vì vậy UTTLT hiếm gặp ở ngƣời dƣới 40
tuổi, trong khi nó lại rất thƣờng gặp ở đàn ơng trên 80 tuổi. Một số nghiên cứu cho

thấy rằng 50-80% đàn ông trên 80 tuổi bị UTTLT.
Yếu tố môi trƣờng nhƣ hút thuốc lá, ăn nhiều mỡ bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ bị
UTTLT. Tất cả những chất hay độc tố trong môi trƣờng hay từ chất thải của ngành
công nghiệp nặng có thể khởi phát bệnh UTTLT.
1.1.2.3. Triệu chứng
Vào giai đoạn sớm, UTTLT thƣờng không gây ra triệu chứng trong suốt vài năm.
UTTLT thƣờng đƣợc phát hiện bởi những bất thƣờng trong xét nghiệm máu (xét
nghiệm chất PSA) hoặc sờ thấy khối cứng ở tiền liệt tuyến.
Trƣớc tiên, theo thông lệ bác sỹ sẽ dùng ngón tay trỏ đƣa vào trực tràng, qua đó
sờ thấy đƣợc tuyến tiền liệt (tuyến tiền liệt nằm trƣớc trực tràng). Khi khối ung thƣ
lớn gây chèn ép vào niệu đạo làm cho ngƣời bệnh khó đi tiểu, tiểu lắt nhắt, phải rặn.
Ngƣời bệnh có thể có cảm giác tiểu rát, tiểu ra máu. Nếu khối ung thƣ tiếp tục phát


triển có thể gây bí tiểu hồn tồn, làm cho ngƣời bệnh đau vùng bụng dƣới, bàng
quang căng to vì không thể đi tiểu đƣợc.
Về sau, khối UTTLT xâm lấn sang các cơ quan lân cận, hay đi xa hơn đến các
hạch bạch huyết vùng chậu. Khi đó ung thƣ có thể lan xa hơn (cịn gọi là di căn) đến
các vùng khác của cơ thể. Bác sỹ khám trực tràng đơi khi cũng có thể phát hiện đƣợc
sự xâm lấn tại chỗ sang các mô lân cận. Ung thƣ này sờ thấy cứng, không di động.
UTTLT thƣờng di căn đến các đốt sống thắt lƣng thấp hay xƣơng chậu, là nguyên
nhân gây ra đau lƣng hay đau vùng chậu. Ung thƣ có thể lan đến gan, phổi. Di căn
ung thƣ đến gan gây ra đau bụng và vàng da. Ung thƣ di căn đến phổi gây ra đau ngực
và ho.
1.1.2.4. Các kỹ thuật chuẩn đoán bệnh.
Tầm soát UTTLT là việc cần đƣợc làm thƣờng xuyên và cách đều nhằm phát
hiện UTTLT giai đoạn sớm. Nếu kết quả tầm soát bình thƣờng thì coi nhƣ hiện tại
khơng mắc bệnh, nếu kết quả bất thƣờng thì nghi ngờ có bệnh và cần làm thêm một số
xét nghiệm khác để chẩn đoán. Khi có một hoặc hai xét nghiệm tầm sốt có bất
thƣờng thì UTTLT đƣợc nghi ngờ đầu tiên. Các thăm khám tầm soát này bao gồm:

 Thăm khám tuyến tiền liệt bằng ngón tay qua ngả trực tràng: Qua ngả trực tràng,
ngƣời thăm khám có thể sờ thấy bề mặt sau chiếm đến 75% diện tích chung của
tuyến, nằm phần cuối của ruột già. Qua đó có thể sờ thấy khối u to ra, mật độ
không đều, chỗ cứng chỗ mềm rất dễ phát hiện [7].
 Siêu âm nội trực tràng: để tìm chính xác độ lớn, vị trí khối u giúp bác sỹ chích
sinh thiết và tế bào tuyến để khám nghiệm cơ thể bệnh lý học [7].
 Xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến): Đây là xét nghiệm
đơn giản, dễ thực hiện và tƣơng đối chính xác.
PSA là một enzyme glucỏpotein, đƣợc tiết ra duy nhất của biểu mơ tuyến tiền liệt,
có trọng lƣợng phân tử khoảng 30.000, chứa 240 axit amin với 7% carbonhydrat, có
vai trị làm lỗng tinh dịch. Đây là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt, trong
bệnh nhân bị UTTLT thì nồng độ PSA thƣờng tăng cao và tỷ lệ với thể tích khối ung


thƣ. Tuy nhiên không chỉ đặc hiệu riêng với UTTLT, nồng độ PSA còn tăng khi bị
viêm tuyến tiền liệt.
Xét nghiệm dùng để phát hiện lƣợng PSA, tuy nhiên PSA có giá trị nhƣ một xét
nghiệm tầm sốt UTTLT. Vì vậy các bác sỹ thƣờng khuyên những ngƣời đàn ông
trên 50 tuối nên đi làm xét nghiệm PSA mỗi năm một lần để phát hiện sớm bệnh
UTTLT. Ở những ngƣời có nguy cơ UTTLT bác sỹ khuyên nên bắt đầu làm xét
nghiệm PSA sớm hơn ngay ở tuổi 40.
1.1.2.5. Các giai đoạn của ung thƣ tiền liệt tuyến.
Việc phân chia giai đoạn của UTTLT dựa vào mức độ lan rộng của ung thƣ.
UTTLT đƣợc đánh giá dựa vào sinh thiết, thêm vào đó là đánh giá ung thƣ đã di căn
hay chƣa, bằng cách sinh thiết các cơ quan lân cận nhƣ trực tràng, bàng quang, hay
các hạch vùng chậu. Thêm vào đó cần làm thêm các xét nghiệm chuẩn đốn bằng hình
ảnh, chẳng hạn chụp phim xƣơng để xác định ung thƣ có di căn đến xƣơng hay khơng.
Ngồi ra có thể chụp CT Scan, MRI để xác định xem ung thƣ dƣới mô hay cơ quan
nhƣ bàng quang hay trực tràng, hay một nơi nào khác của cơ thể nhƣ gan hoặc phổi.
Tóm lại, các bác sỹ chia giai đoạn UTTLT trƣớc tiên là dựa trên kết quả sinh

thiết tuyến tiền liệt và có thể là trên các mẫu sinh thiết khác, và chụp phim. Để chia
giai đoạn ung thƣ, các bác sỹ sẽ dùng những chữ in hoa và số khác nhau để xác định
kích thƣớc khối ung thƣ, và mức độ lan rộng của ung thƣ. Việc phân chia giai đoạn
ung thƣ giúp tiên lƣợng bệnh và chọn lựa phƣơng pháp điều trị thích hợp.
Có hai hệ thống chính đƣợc sử dụng để phân chia giai đoạn ung thƣ:
Theo hội ung thƣ Mỹ về sắp xếp giai đoạn thì UTTLT chia thành 4 giai đoạn A,
B, C, D:
 Giai đoạn A: Ung thƣ còn rất nhỏ không thể sờ đƣợc khi bác sỹ khám bệnh,
cũng không thể thấy đƣợc khi làm các xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh, tổn
thƣơng này chỉ có thể phát hiện khi quan sát dƣới kính hiển vi.
 Giai đoạn B: Khối u lớn hơn, có thể sờ thấy đƣợc nhƣng chỉ nằm khu trú ở tiền
liệt tuyến.


 Giai đoạn C: Khối ung thƣ ăn lan ra các cơ quan lân cận.
 Giai đoạn D1: Ung thƣ lan ra gần ở hạch chậu.
 Giai đoạn D2: Ung thƣ lan xa hơn (di căn) đến gan, phổi vv...

Hình 5: Các giai đoạn của bệnh UTTLT
Gđ T1: Khối u rất nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
Gđ T2: Khối u lớn hơn, có thể sờ thấy được nhưng chỉ nằm khu trú ở tuyến.
Gđ T3: Ung thư lan ra khỏi bao của tuyến tiền liệt.
Gđ T4: Ung thư lan ra mô xung quanh.
Một hệ thống khác phân chia giai đoạn UTTLT gọi là u, hạch, di căn. Theo cách
chia này, T1 và T2 tƣơng đƣơng với 2 giai đoạn A và B nhƣ hệ thống phân loại ở trên.
T3 đƣợc mô tả là ung thƣ lan ra khỏi bao của tiền liệt tuyến và T4 là ung thƣ lan ra
các mô xung quanh [7].
1.1.3. Các phƣơng pháp điều trị bệnh UTTLT.
Để quyết định điều trị cho bệnh nhân, bác sỹ sẽ xếp loại UTTLT nhƣ còn tại
chỗ, u lớn nhƣng chƣa lan ra hay di căn. Chọn lựa điều trị tùy theo mức độ lan ra của

ung thƣ, nếu ung thƣ khu trú tại chỗ điều trị bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hormone liệu
pháp, đông lạnh và các biện pháp này có thể kết hợp với nhau. Còn đối với các trƣờng
hợp UTTLT đã di căn thƣờng không điều trị đƣợc. Điều trị UTTLT di căn bao gồm:


hormone liệu pháp, hóa trị, tuy nhiên vẫn chỉ là tạm thời. Mục tiêu của điều trị tạm
thời là làm cho khối u chậm phát triển, giảm triệu chứng cho ngƣời bệnh.
1.1.3.1. Điều trị phẫu thuật UTTLT.
Điều trị phẫu thuật UTTLT thƣờng là phẫu thuật cắt bỏ tận gốc, tức là lấy đi
toàn bộ tuyến tiền liệt. Phẫu thuật này đƣợc làm ở khoảng 36% bệnh nhân bị UTTLT
còn khu trú tại chỗ. Tai biến xảy ra khi mổ ung thƣ là tai biến lúc gây mê, chảy máu
chỗ mổ, liệt dƣơng chiếm tỷ lệ 30 – 70%, tiểu không tự chủ chiếm 3 – 10% bệnh
nhân.
Những tiến bộ gần đây giúp làm giảm biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ tận gốc.
Các tiến bộ này xuất phát từ việc hiểu rõ hơn về chìa khóa giải phẫu, sinh lý năng lực
tình dục và tiểu tiện. Đặc biệt các kỹ thuật cắt tiền liệt tuyến mới đây giúp làm giảm tỷ
lệ liệt dƣơng và tiểu khơng kiểm sốt.
Nếu sau mổ mà bệnh nhân bị liệt dƣơng có thể điều trị bằng sildenafil (Viagra)
viên uống, hoặc chích thuốc alprostadil (Caverject) vào dƣơng vật bằng phƣơng pháp
bơm hoặc dùng dụng cụ tác động lên dƣơng vật (dƣơng vật giả). Nếu không kiểm soát
thƣờng hồi phục theo thời gian, đặc biệt là luyện tập và dùng thuốc để kiểm sốt són
tiểu. Tuy nhiên, đơi lúc tiểu khơng kiểm sốt địi hỏi phải cấy ghép loại cơ vòng nhân
tạo quanh niệu đạo.
1.1.3.2. Phƣơng pháp xạ trị
Mục tiêu của xạ trị là nhằm phá hủy các tế bào ung thƣ và ngăn không cho chúng
phát triển hay tiêu diệt chúng. Vì tế bào ung thƣ phân chia nhanh cho nên nó sẽ bị tổn
thƣơng hơn các tế bào xung quanh. Các thử nghiệm lâm sàng đã hƣớng tới việc dùng
tia xạ để điều trị UTTLT còn khu trú. Thử nghiệm này cho thấy rằng xạ trị mang lại
kết quả sống sót sau 10 năm tƣơng đƣơng với phƣơng pháp mổ. Tiểu khơng kiểm sốt
và liệt dƣơng xảy ra do xạ trị sẽ thấp hơn phƣơng pháp mổ. Nhƣng nguy cơ tái phát

ung thƣ sau xạ trị có thể xảy ra. Khoảng 30% bệnh nhân bị UTTLT khu trú tại chỗ
đƣợc điều trị bằng xạ trị. Xạ trị có thể là xạ trị ngồi trong thời gian 6 – 7 tuần hoặc có
thể là xạ trị trong, tức là cắm chất phóng xạ trực tiếp vào tiền liệt tuyến.


Phƣơng pháp xạ trị ngồi là dùng tia X có năng lƣợng cao chiếu thẳng trực tiếp
vào khối ung thƣ, còn xạ trị trong là dùng kim cắm xuyên qua khối u tuyến tiền liệt
ung thƣ dƣới hƣớng dẫn của siêu âm. Về mặt lý thuyết, lợi ích của xạ trị trong hơn xạ
trị ngoài ở chỗ tia xạ của xạ trị trong phóng thẳng vào khối ung thƣ làm giảm tối thiểu
thƣơng tổn cho các mô và cơ quan lân cận.
1.1.3.3. Hormone điều trị UTTTL
Hormone nam còn gọi là testosterone, hormone này kích thích tế bào tiền liệt
tuyến bị ung thƣ làm u to thêm ra. Bình thƣờng, testosterone đƣợc tinh hoàn sản xuất
trong đáp ứng với hormone khác là LH-RH (luteinizing hormone – releasing
hormone), còn gọi là hormone hƣớng sinh dục. Hormone này đƣợc sản xuất trong não
vào máu đến tinh hồn và nó kích thích tinh hồn sản xuất và phóng thích
testosterone. Điều trị bằng hormone cũng đƣợc kể đến nhƣ là biện pháp làm giảm
lƣợng testosterone trong máu, cũng có thể bằng mổ hoặc bằng thuốc. Điều trị phẫu
thuật tinh hoàn là phƣơng pháp làm giảm hormone. Phẫu thuật này là cắt bỏ tận gốc
nơi sản xuất ra testosterone của cơ thể. Điều trị bằng hormmone bao gồm dùng một
hoặc hai loại thuốc. Một loại thuốc đƣợc chọn lựa là thuốc kháng LH-RH. Thuốc này
có tác dụng cạnh tranh với LH-RH từ não. Một loại thuốc khác cũng đƣợc chọn lựa, là
loại thuốc có tác dụng kháng androgenic, là thuốc kháng nội tiết tố nam. Thuốc này ức
chế tác dụng của testosterone tại tuyến tiền liệt.
Ngày nay, đàn ông thƣờng lựa chọn phƣơng pháp điều trị bằng nội tiết tố hơn là
phẫu thuật. Cả hai phƣơng pháp điều trị bằng hormone này đều có tác dụng loại bỏ sự
kích thích tế bào ung thƣ của testosterone. Tuy nhiên, một số u tuyến tiền liệt không
đáp ứng với các hình thức điều trị này. Đó là các dạng UTTLT không phụ thuộc
androgen (nội tiết tố nam). Tác dụng phụ chủ yếu của các phƣơng pháp điều trị
hormone do mất đi nội tiết tố nam là làm vú ngƣời đàn ông to ra và liệt dƣơng.

Thƣờng phƣơng pháp điều trị bằng hormone dành cho những bệnh nhân bị
UTTLT đã tiến triển xa hoặc ung thƣ đã di căn. Đơi khi ngƣời bệnh chỉ bị UTTLT cịn
khu trú nhƣng vẫn điều trị bằng phƣơng pháp hormone vì ngƣời bệnh có thêm những
bệnh nặng khác phối hợp, hay đơn giản hơn là ngƣời bệnh từ chối mổ hay xạ trị. Điều


trị bằng hormone thƣờng áp dụng cho ít hơn 10% bệnh nhân bị UTTLT còn khu trú,
chỉ là tạm thời và mục đích là kiểm sốt bệnh hơn là chữa bệnh.
1.1.3.4. Liệu pháp “lạnh”
Liệu pháp “lạnh” là một trong những phƣơng pháp chữa trị mới mẻ đang đƣợc
thử nghiệm dùng trong chữa trị UTTLT giai đoạn sớm. Với phƣơng pháp này tế bào
ung thƣ sẽ đƣợc tiêu diệt bằng cách bị đông cứng lại. Sự đông cứng sẽ xảy ra khi tiêm
trực tiếp vào tuyến tiền liệt một dung dịch lạnh (ví dụ nhƣ nitơ hay argon ở thể lỏng).
Quá trình trên đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của siêu âm.
Hiện nay, phƣơng pháp “lạnh” đang đƣợc khuyến cáo sử dụng cho những bệnh
nhân UTTLT giai đoạn còn khu trú mà vì một lý do nào đó khơng thể thực hiện đƣợc
bất kỳ một phƣơng pháp chữa trị nào khác. Tuy nhiên, hiệu quả của phƣơng pháp này
còn chƣa đƣợc chứng minh cụ thể. Đôi khi dung dịch tiêm vào lại khơng tiêu diệt
đƣợc hết tế bào ác tính. Hơn nữa, phƣơng pháp này còn “âm thầm” gây những tổn
thƣơng lên bàng quang và niệu đạo. Những tổn thƣơng này có thể gây tắc nghẽn niệu
đạo, rị niệu đạo hoặc gây nhiễm trùng trầm trọng.
1.1.3.5. Phƣơng pháp hóa trị
Hóa trị là phƣơng pháp điều trị bằng thuốc, mà ở đây là những thuốc chống ung
thƣ. Đây đƣợc coi nhƣ là một phƣơng pháp điều
trị tạm thời dành cho những trƣờng hợp bệnh đã
tiến triển xa, không thể điều trị có hiệu quả. Các
thuốc này làm khối u phát triển chậm hơn và làm
giảm các triệu chứng của bệnh nhân. Thƣờng
khơng áp dụng hóa trị cho UTTLT giai đoạn cịn
khu trú bởi cịn nhiều phƣơng pháp khác tốt hơn.

Hóa trị thƣờng dùng trong trƣờng hợp UTTLT đã
di căn xa, tế bào ung thƣ đã xâm nhập đến những
nơi khác trong cơ thể và không đáp ứng với
những phƣơng pháp điều trị khác.

Hình 6: Thuốc hóa trị Abiraterone


Những tác dụng thƣờng thấy của hóa trị là mệt mỏi, buồn nơn, rụng tóc và gây
suy tủy. Đối với suy tủy thì lần lƣợt sẽ làm giảm hồng cầu (gây thiếu máu), giảm bạch
cầu (dễ nhiễm trùng) và giảm tiểu cầu (dễ chảy máu).
1.1.3.6. Phƣơng pháp sử dụng thảo dƣợc hay các phƣơng thuốc điều trị thay
thế khác.
Những thuốc điều trị thay thế nhƣ dùng thảo dƣợc, chế độ ăn uống kèm theo,
châm cứu. Vấn đề đáng quan tâm là trong phƣơng pháp dùng thảo dƣợc, những thành
phần của thuốc khơng đƣợc tiêu chuẩn hóa. Hơn nữa, cơ chế của các loại thảo dƣợc
cũng nhƣ tác dụng lâu dài của nó cịn chƣa đƣợc biết rõ.
1.2. KHÁNG NGUN
1.2.1. Khái niệm
Kháng nguyên (antigen) đƣợc định nghĩa là một chất tƣơng tác với các phân tử
kháng thể và thụ thể trên các tế bào lympho. Một chất gây miễn dịch là một kháng
nguyên đƣợc cơ thể nhận biết nhƣ một chất ngoại lai và kích thích phản ứng miễn
dịch thích ứng.
1.2.2. Kháng nguyên EPCA ( Early Prostate Canner Antigen).
EPCA là một protein có trong chất nền của nhân tế bào. Điều đặc biệt là EPCA
đƣợc biểu hiện mạnh trong các mô ung thƣ và các mơ bình thƣờng sát kề mơ ung thƣ
ở bệnh nhân ung thƣ tuyến tiền liệt, nhƣng lại không biểu hiện ở mô tuyến tiền liệt
của ngƣời không bị ung thƣ, do vậy xác định chỉ thị EPCA sẽ làm giảm nguy cơ các
trƣờng hợp âm tính giả khi sinh thiết. EPCA có khối lƣợng phân tử khoảng 40kDa và
điểm đẳng điện khoảng 6,73. Sử dụng kháng nguyên EPCA có thể phát hiện mầm

bệnh ở bệnh nhân sớm hơn 1-2 năm trƣớc khi có biểu hiện về hình thái ung thƣ tuyến
tiền liệt. Các kháng thể kháng EPCA có hiệu quả nhƣ một yếu tố góp phần nghiên cứu
bệnh lý của các mẫu sinh thiết tiền liệt tuyến để phát hiện ung thƣ tuyến tiền liệt sớm
hơn so với làm sinh thiết nhiều lần, cũng nhƣ có tiềm năng giới hạn số lần làm sinh
thiết ở một bệnh nhân [26].


EPCA nhuộm màu cả các tế bào ung thƣ và tế bào bình thƣờng ở những ngƣời
bị bệnh ung thƣ tuyến tiền liệt. EPCA chủ yếu nhuộm màu bên ngoài nhân tế bào
tuyến tiền liệt, đặc biệt là tế bào chất và màng tế bào.
EPCA có thể đƣợc sử dụng để tiên lƣợng sự xuất hiện của ung thƣ tuyến tiền
liệt và giám sát sự phát triển của ung thƣ tuyến tiền liệt. Mức độ EPCA biểu hiện ở
ung thƣ tuyến tiền liệt xâm lấn cao hơn so với ở ung thƣ tuyến tiền liệt khơng xâm
lấn. Nó nhuộm màu trong mô tuyến tiền liệt, các hạch bạch huyết và ống dẫn tinh của
bệnh nhân ung thƣ tuyến tiền liệt di căn. Đáng chú ý, EPCA nhuộm màu cả các mơ
lân cận bình thƣờng và các mơ bình thƣờng trong tuyến tiền liệt của ngƣời bị ung thƣ
tuyến tiền liệt [52]. Tuy nhiên, EPCA không đƣợc phát hiện trong tuyến tiền liệt của
những ngƣời không bị ung thƣ tuyến tiền liệt. Vì vậy, các phƣng pháp phát hiện sử
dụng EPCA nhƣ một dấu ấn sinh học ung thƣ tuyến tiền liệt làm giảm rủi ro các báo
cáo sinh thiết âm tính giả.
1.3. KHÁNG THỂ
1.3.1. Cấu trúc
Kháng thể là một sản phẩm đặc hiệu đƣợc hệ miễn dịch tổng hợp giúp cơ thể
tấn công các tác nhân gây bệnh. Các kháng thể là các immunoglobulin (có bản chất
glycoprotein), do các tế bào lympho B, các tƣơng bào (biệt hoá từ lympho B) tổng
hợp và tiết ra giúp hệ miễn dịch nhận biết và vơ hiệu hố các tác nhân lạ, chẳng hạn
các vi khuẩn hoặc virus [4].
Kháng thể đơn dòng là những kháng thể đồng nhất với nhau về bản chất đƣợc
tổng hợp từ một dòng tế bào lympho B, tế bào huyết thanh trong phản ứng đối với sự
tồn tại các kháng nguyên trong cơ thể. Nghĩa là kháng thể đơn dòng là tập hợp các

kháng thể đồng nhất cùng nhận biết và gắn kết với một epitope (hay còn gọi là quyết
định kháng nguyên là vị trí cấu trúc trên một phân tử kháng nguyên có thể phản ứng
với một kiểu cấu trúc hóa học của phân tử kháng thể hoặc phân tử thụ thể). Ngƣợc lại,
các kháng thể đa dịng là tập hợp nhiều loại kháng thể khơng đồng nhất và nhận biết
các epitope khác nhau [4].


Những hiểu biết cơ bản về cấu trúc kháng thể là cần thiết cho việc tách dịng
thành cơng các gen mã hóa kháng thể. Cấu trúc cơ bản của tất cả các kháng thể đều
bao gồm một cặp chuỗi nặng và một cặp chuỗi nhẹ giống hệt nhau đƣợc gắn với nhau
bằng cầu disulfide và liên kết khơng cộng hóa trị. Cả phân tử có cấu trúc đối xứng.
Chuỗi nhẹ
Có trọng lƣợng phân tử 25kDa,
chứa khoảng 211 – 221 axit amin. Có
hai loại chuỗi nhẹ là kappa (Қ) và
lambda (λ). Mỗi phân tử Ig chỉ chứa
hoặc hai chuỗi nhẹ Қ hoặc hai chuỗi
nhẹ λ mà không bao giờ chứa cả hai
loại. Mỗi chuỗi nhẹ của Ig chứa hai
vùng axit amin: vùng biến đổi (VL)
nằm ở đầu phía đầu amin (-NH2) của
phân tử và vùng cố định (CL) nằm ở
phía đầu cacboxyl (-COOH) [4,6].

Hình 7: Cấu trúc kháng thể
Chuỗi nặng
Trọng lƣợng phân tử của chuỗi nặng khoảng 50 kDa, chứa khoảng 450 axit
amin. Có 5 loại chuỗi nặng là γ, μ, α, δ và ε ứng với 5 lớp kháng thể IgG,
IgM, IgA, IgD và IgE [6]. Mỗi chuỗi nặng có 4 vùng axit amin: một vùng biến
đổi (VH) nằm ở phía đầu amin và ba vùng cố định nằm ở phía đầu cacboxyl ký hiệu là

CH1, CH2, CH3. Hai vùng biến đổi của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ nằm kề nhau tạo thành
vị trí kết hợp kháng nguyên hay paratop do vậy đảm bảo tính đa dạng của phân tử
kháng thể [6].


1.3.2. Mảnh kháng thể
Hai mảnh kháng thể đƣợc thiết kế gắn với kháng nguyên – Fab và Fv đƣợc tách
dòng và bộc lộ trên phage. Mảnh kháng thể lớn hơn – Fab gồm các phần VH – CH và
VL – CL liên kết với nhau bằng cầu disulfide, còn mảnh kháng thể nhỏ hơn – Fv chỉ
bao gồm vùng VH và VL. Dạng tái tổ hợp của Fv là mảnh biến đổi đơn chuỗi đƣợc nối
với nhau bằng một đoạn peptide, thƣờng gồm 15 axit amin có trình tự (Gly4Ser)3 và
đƣợc biểu hiện nhƣ một chuỗi polypeptide đơn. Đoạn nối cho phép vùng biến đổi của
chuỗi nặng (VH) kết hợp với vùng biến đổi của chuỗi nhẹ (VL) tạo thành phân tử đơn
chuỗi. Phân tử tái tổ hợp tạo ra vẫn bảo tồn hoạt tính nhận biết và liên kết đặc hiệu với
kháng nguyên đích [45]. Đặc điểm của các mảnh kháng thể khác nhau đƣợc tóm tắt
trong bảng 2.
Bảng 1: c im ca cỏc mnh khỏng th
Mảnh

Kích th-ớc

Số

kháng thể

(kDa)

paratop

ScFv


25-30

1

Vùng VH vµ VL nèi víi nhau b»ng mét
linker dµi 15 axit amin

Fv

25

1

Giữa VH và VL không có đoạn nối
(linker)

Minibody

80

2

Một protein dung hợp ở trạng thái nhị
phân gồm 2 mảnh scFv-CH3

Fab

50


1

Gồm hai chuỗi: VH-CH1 và VL-CL

F(ab)2

100

2

Gồm 2 phân tử Fab

IgG

150

2

Phân tử kháng thể mẹ gồm: 2 chuỗi nặng
(VH-CH1-CH2-CH3) và 2 chuỗi nhĐ (VLCL).

CÊu tróc


Hình 8: Cấu trúc chung của một số loại kháng thể.
Trong quá trình nghiên cứu về tác dụng của kháng thể đơn dòng các nhà khoa
học nhận thấy rằng mảnh Fv, Fab hay (Fab)2 vẫn giữ tính đặc hiệu epitope nhƣng có
khả năng xâm nhập mơ tốt hơn và thời gian bán thải ngắn hơn so với phân tử kháng
thể đơn dịng hồn chỉnh nên có ƣu điểm nhất định trong thâm nhập khối u và trong
trƣờng hợp gắn đặc hiệu bề mặt tiểu cầu [39].

Mảnh Fv có thể đƣợc tạo ra bằng cách dùng enzyme đặc hiệu cắt kháng thể đơn
dòng nhƣng theo phƣơng pháp này liên kết giữa V H và VL lỏng lẻo nên khả năng gắn
kháng ngun kém. Chính vì vậy cấu trúc biến đổi đơn chuỗi (Single chain variable
fragment- scFv) đã ra đời, và đƣợc coi là ABAF đơn giản nhất. Trong phân tử scFv,
VH và VL đƣợc nối với nhau qua một chuỗi peptide khoảng 15-18 acid amin gọi là
linker. Linker cần đủ dài để tạo khoảng cách giữa hai chuỗi và không ảnh hƣởng đến
sự hồn thiện cấu trúc khơng gian của VH, VL, linker đƣợc sử dụng phổ biến nhất là
(GGGGS)3 [23]. scFv đƣợc tạo ra thông qua kĩ thuật tái tổ hợp các đoạn gene mã hố
VH, linker, VL, sau đó đƣa vào hệ biểu hiện để cho ra sản phẩm là một chuỗi peptide
duy nhất.
Các biến thể của cấu trúc biến đổi đơn chuỗi :


Thành công của kĩ thuật tạo scFv đã mở đầu cho sự ra đời nhiều ABAF khác nhƣ
Fab, minibody (scFv- CH3), diabody ( dimer scFv), scFv- Fc.. . Các dạng này có thể
có một vùng gắn KN (monovalent binding) hoặc 2 vùng gắn KN (bivalent binding)
[10].
Trong số các ABAF, dạng gần với cấu trúc của phân tử kháng thể hoàn chỉnh
nhất là dạng scFv-Fc có hai vùng gắn KN. Phần Fc trong scFv-Fc thƣờng có nguồn
gốc từ ngƣời, do đó khi vào cơ thể scFv-Fc có đầy đủ khả năng nhƣ một phân tử
kháng thể hoàn chỉnh để gây các phản ứng miễn dịch cần đến phần Fc (nhƣ ADCC,
CDC, CDCC…) mà scFv không thể gây ra đƣợc.
Nguyên tắc chung để tạo ABAF gồm có hai bƣớc là sử dụng kĩ thuật tái tổ hợp
DNA để tạo ra đoạn gene mã hố, sau đó biểu hiện đoạn gene tái tổ hợp trong hệ biểu
hiện phù hợp, do đó một số tài liệu còn gọi chúng là các cấu trúc kháng thể tái tổ hợp
(recombinant antibody fragment) [42,12].
1.3.3. Kháng thể tái tổ hợp
Kháng thể tái tổ hợp là thuốc thử cần thiết cho nghiên cứu, chẩn đoán và điều
trị [25]. Nhu cầu sử dụng kháng thể trong nghiên cứu khoa học, trong chẩn đoán và
điều trị bệnh ngày càng lớn, đặc biệt là các kháng thể đặc hiệu có nguồn gốc từ ngƣời,

nhƣng nguồn kháng thể ngƣời thƣờng khó kiếm đƣợc. Vì vậy, phƣơng pháp chung để
thu nhận đƣợc các kháng thể là từ động vật gây miễn dịch và sau đó nhân tính hố để
hạn chế tối đa phản ứng miễn dịch khi sử dụng.
Nhằm làm tăng hiệu quả điều trị của các kháng thể đơn dòng, các nhà khoa học
đã kết hợp các gen từ các nguồn tế bào lympho B khác nhau (từ chuột, ngƣời) để tạo
các gen tái tổ hợp mã hố các kháng thể đơn dịng có vùng gắn kết kháng nguyên
đồng nhất, gắn kết với cùng một vị trí của kháng nguyên.
Các kháng thể đơn dịng có thể là kháng thể đơn dịng chuột, kháng thể đơn
dòng ngƣời, kháng thể đơn khỉ, kháng thể đơn dịng nhân hố... Các kháng thể đơn
dịng sản xuất theo phƣơng pháp Kohler và Milstein năm 1975 [29] có ứng dụng rất
lớn trong nghiên cứu khoa học để xác định sự tƣơng tác giữa các phân tử, xác định


các quyết định kháng nguyên... Tuy nhiên, khi ứng dụng trong điều trị lại gặp những
trở ngại về tính hiệu quả do chúng nhanh chóng bị trung hồ (cơ thể ngƣời bệnh sinh
kháng thể kháng lại nó, gọi tắt là hiện tƣợng HAMA). Để khắc phục vấn đề này, các
nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật gen để: (1) tạo kháng thể đơn dòng dạng ghép; (2)
sản xuất kháng thể có bản chất của ngƣời hồn tồn.
Kháng thể đơn dòng dạng ghép (Chimeric monoclonal antibody) là kháng thể
mang vùng biến đổi có nguồn gốc của chuột và vùng hằng định có nguồn gốc của
ngƣời. Kháng thể đơn dịng dạng ghép làm tăng hiệu quả điều trị và giảm hiện tƣợng
HAMA. Trên thực tế đã có 5 kháng thể đơn dòng dạng ghép đã đƣợc bán trên thị
trƣờng ở nhiều nƣớc để điều trị miễn dịch và ung thƣ. Các kháng thể hồn tồn có bản
chất của ngƣời mới đƣợc nghiên cứu trong những năm gần đây và đang trong giai
đoạn thử nghiệm.
1.3.4. Kháng thể đặc hiệu các loại kháng nguyên
Phản ứng kháng nguyên - kháng thể rất đặc hiệu, vì vậy để thu nhận đƣợc các
kháng thể đặc hiệu kháng nguyên đích ta cần hiểu rõ mối tƣơng tác kháng nguyên kháng thể, xác định nét đặc trƣng của kháng thể đối với các kháng nguyên có nguồn
gốc, bản chất khác nhau [4].
1.3.4.1. Kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư.

Rất nhiều ung thƣ biểu hiện phân tử trên bề mặt tế bào đặc hiệu, nghĩa là chúng
không biểu hiện hoặc biểu hiện với số lƣợng rất nhỏ trên các tế bào soma bình
thƣờng. Vai trị của các kháng nguyên này trong hình thành hoặc phát triển khối u vẫn
cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ. Tuy nhiên, chức năng sinh học của những kháng
nguyên này là đích để chẩn đốn và điều trị đã đƣợc xác định vì:
- Các kháng thể có thể cho phép xác định sớm khối u.
- Trong nhiều trƣờng hợp kháng thể gắn kết với tế bào khối u dẫn đến sự phá hủy
các tế bào này theo cơ chế gây độc tế bào phụ thuộc kháng nguyên.
- Kháng thể có thể gắn cộng hợp với đầu đạn chẳng hạn một độc tố hoặc một nhân
phóng xạ để hƣớng tới các tế bào ung thƣ đích nhằm phá hủy chúng mà khơng gây


×