Luận văn thạc sỹ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN
-----------------------
Nguyễn Thu Hà
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN GIAO THỦY,
TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2012
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[i]
Luận văn thạc sỹ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN
-----------------------
Nguyễn Thu Hà
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN GIAO THỦY,
TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
PGS. TS NGUYỄN VĂN THẮNG
Hà Nội - 2012
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[i]
Luận văn thạc sỹ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU __________________________________________________________1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN _____________________________________________2
1.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới ______________________________________2
1.1.1. Những khái niệm cơ bản _______________________________________2
1.1.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu trên thế giới ___________________________5
1.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới ________________________7
1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam _____________________________________12
1.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam _______________________12
1.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển ở Việt Nam __________________15
1.2.2.1.Các kịch bản nhiệt đợ trung bình ____________________________15
1.2.2.2.Các kịch bản nhiệt đợ cực trị _______________________________16
1.2.2.3.Các kịch bản lượng mưa năm _______________________________17
1.2.2.4.Các kịch bản nước biển dâng _______________________________18
1.2.2.5.Nguy cơ ngập theo các kịch bản nước biển dâng ________________19
1.2.3. Tác đợng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam _______________________21
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ___________________________________23
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ___________________________________________45
1.3.2. Điều kiện kinh tế – xã hội _____________________________________48
1.3.3. Các lợi thế và hạn chế của huyện Giao Thuỷ ______________________50
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU _____________64
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ____________________________________________64
2.2. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu ___________________________________64
2.3. Nội dung nghiên cứu ____________________________________________64
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ________________________________________65
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, sớ liệu có liên quan _________________65
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[ii]
Luận văn thạc sỹ
2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn thực địa ________________________66
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN __________________67
3.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ___________________23
3.1.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trên thế giới _______23
3.1.2. Những đặc điểm chính của thích ứng với BĐKH trên thế giới ________26
3.1.3. Bài học và thách thức trong thích ứng dựa vào cợng đồng ___________31
3.1.4. Thích ứng với BĐKH dựa vào cợng đồng ở Việt Nam ______________37
3.2. Biến đổi khí hậu tại Nam Định _____________Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Nam Định __Error! Bookmark not defined.
3.2.1.1. Xu thế diễn biến nhiệt độ _________________________________52
3.2.1.2. Xu thế diễn biến lượng mưa _______________________________54
3.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Nam Định ______57
3.2.2.1.Kịch bản về nhiệt đợ trung bình và lượng mưa trung bình ________57
3.2.2.2.Nước biển dâng _________________________________________61
3.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở huyện Giao Thủy __67
3.3.1. Tác động của BĐKH tới huyện Giao Thủy _______________________67
3.3.2. Nỗ lực của chính quyền địa phương trong thích ứng với BĐKH _______72
3.3.3. Kiến thức truyền thống về các hiện tượng khí hậu __________________76
3.3.4. Nhận thức của người dân về BĐKH và các nguy cơ từ thiên tai _______78
3.3.5. Biến động của thiên tai và tác động của chúng ____________________79
3.3.6. Nỗ lực hiện thời của cộng đồng trong công tác phịng chớng thiên tai __82
3.3.7. Tác đợng của BĐKH và biện pháp thích ứng ______________________88
3.3.8. Các mơ hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở Giao Thủy ___90
3.3.8.1.Mô hình phát triển thủy sản bền vững ________________________91
3.3.8.2.Mơ hình tăng sinh kế cho người dân địa phương ________________94
3.3.8.3.Trung tâm học tập cợng đồng về BĐKH ______________________97
3.4.Đề xuất giải pháp thích ứng dựa vào cộng đồng tại huyện Giao Thủy ____98
3.4.1. Phát huy và nhân rợng những mơ hình hiện có ____________________98
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[iii]
Luận văn thạc sỹ
3.4.2. Giải pháp về công cụ tiếp cận trong thích ứng dựa vào cợng đồng ____101
3.4.3. Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cợng đồng
trong thích ứng với BĐKH ________________________________________103
3.4.4. Xây dựng mơ hình giảm nhẹ rủi ro thiên tai cấp hợ gia đình _________106
3.4.5. Nâng cao năng lực cợng đồng trong thích ứng BĐKH______________108
3.4.6. Các giải pháp về mặt chính sách của địa phương __________________109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ________________________________________111
Kết luận _________________________________________________________111
Kiến nghị ________________________________________________________112
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[iv]
Luận văn thạc sỹ
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 1.1. Tác đợng của BĐKH trên thế giới ..............................................................8
Hình 1.1. Kịch bản mức tăng nhiệt đợ trung bình năm cho các thời kỳ (oC) ...........16
Hình 1.2. Kịch bản mức tăng các nhiệt đợ cực trị trung bình năm vào ći thế kỷ
(oC) và sớ ngày nắng nóng trên 35oC ................................................................17
Hình 1.3. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21 theo các kịch bản 17
Bảng 1.2. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp B1 (cm) .....................18
Bảng 1.3. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình B2 (cm) ............18
Bảng 1.4. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao A1 (cm) ......................19
Bảng 1.5. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng ....................20
Hình 3.1. Lồng ghép những kiến thức bản địa trong thích ứng với BĐKH dựa vào
cợng đồng ..........................................................................................................26
Bảng 3.1. Một số công cụ tham vấn được sử dụng trong thích ứng dựa vào cợng
đồng ...................................................................................................................28
Bảng 3.2. Các hình thức tham gia của cợng đồng địa phương .................................34
Hình 3.2. Cách thức tiếp cận trong thích ứng với BĐKH dựa vào cợng đồng .........43
Hình 3.3. Xu thế diễn biến nhiệt đợ trung bình năm.................................................52
Hình 3.4. Xu thế diễn biến nhiệt đợ trung bình tháng 1 ............................................53
Hình 3.5. Xu thế diễn biến nhiệt đợ trung bình tháng 7 ............................................54
Hình 3.6. Xu thế diễn biến lượng mưa trung bình năm ............................................55
Hình 3.7. Xu thế diễn biến lượng mưa trung bình tháng 4 .......................................56
Hình 3.8. Xu thế diễn biến lượng mưa trung bình tháng 10 .....................................56
Bảng 3.3. Mức tăng nhiệt đợ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với
thời kỳ 1980 - 1999 của Nam Định ứng với các kịch bản phát thải .................57
Bảng 3.4. Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với năm
1980 - 1999 của Nam Định ứng với các kịch bản phát thải từ thấp đến cao ....59
Hình 3.9. Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm ở Nam Định ..................61
Bảng 3.5. Kịch bản nước biển dâng cho thành phố Nam Định đến năm 2030 .........62
Bảng 3.6. Diện tích đất bị ngập ứng với mức nước biển dâng khác nhau ................62
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[v]
Luận văn thạc sỹ
Hình 3.10. Diện tích bị ngập nếu nước biển dâng 1m ..............................................63
Hình 3.11. Sự biến đợng của các loài ngao qua thời gian .........................................72
Hình 3.12. Thi cơng kè đê biển Giao Phong (Giao Thuỷ). .......................................74
Bảng 3.7. Kiến thức truyền thống về nhận biết với các hiện tượng khí hậu ............77
Bảng 3.8. Nhận thức của cợng đồng về các nguy cơ thiên tai ..................................78
Bảng 3.9. Những biện pháp được người dân sử dụng để ứng phó với lũ lụt ............83
Bảng 3.12. Các hoạt động tập thể phổ biến nhất ở cấp cộng đồng ...........................87
Bảng 3.13. Tác động của BĐKH huyện Giao Thủy theo đánh giá của người dân ...88
Bảng 3.14. Biện pháp thích ứng theo lựa chọn của người dân địa phương ..............89
Hình 3.13. Mơ hình ni ngao sạch - Nam Định ......................................................94
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[vi]
Luận văn thạc sỹ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH
Biến đổi khí hậu
CBA
Thích ứng dựa vào cợng đồng
MTQG
Mục tiêu q́c gia
MDC
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng
GEF
Quỹ mơi trường toàn cầu
IPCC
Ban liên Chính phủ về BĐKH
KHKTTVMT
Viện Khoa học Khí tượng, Thủy Văn và Mơi trường
UNDP
Chương trình Phát triển Liên hợp q́c
UNEP
Chương trình Mơi truờng Liên hợp q́c
UNFCCC
Cơng ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[vii]
Luận văn thạc sỹ
MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm.
BĐKH đã và đang tác động trực tiếp tới đời sống, kinh tế - xã hội và môi trường
toàn cầu. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước trên thế giới sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất do BĐKH, trong đó đồng bằng sơng Cửu Long và đồng
bằng sơng Hồng là những khu vực có tính tổn thương đặc biệt cao do nước biển
dâng.
Huyện Giao Thủy là một huyện ven biển của tỉnh Nam Định, mức đợ nhạy
cảm và tính tổn thương với tác động của BĐKH và thiên tai rất lớn. Với BĐKH và
kèm theo nó là sự dâng lên của mực nước biển, chắc chắn ảnh hưởng của thiên tai
tại khu vực này sẽ gia tăng. Mực nước biển dâng có thể gây hậu quả nghiêm trọng
tới sinh kế và cuộc sống của người dân tại khu vực ven biển. Mức độ ảnh hưởng tới
kinh tế, xã hội của nước biển dâng là rất rộng lớn.
Cộng đồng địa phương ở các quốc gia đang phát triển là thành phần đặc biệt
dễ bị tổn thương nhất bởi sự thay đổi khí hậu, phải hứng chịu những ảnh hưởng
nghiêm trọng liên quan đến những hiện tượng thời tiết cực đoan mỗi năm ở cả thành
thị lẫn nông thôn. Đồng thời, cợng đồng địa phương ln có những sáng kiến thích
ứng với những trường hợp thay đổi nhất định. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu về
những kinh nghiệm thích ứng mà người dân đã tích lũy cũng như những biện pháp
thích ứng tương lai.
Từ những nhận thức trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu và đề xuất
các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định”. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những biện pháp cợng đồng địa
phương sử dụng để đới phó với BĐKH và các hình thức thiên tai nguy hiểm khác
nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào người dân. Thích ứng với
BĐKH dựa vào cộng đồng là một cách thức tiếp cận mới trên thế giới và ở Việt
Nam. Đây được xem là hướng tiếp cận bền vững.
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[1]
Luận văn thạc sỹ
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1.
Biến đổi khí hậu trên thế giới
1.1.1. Những khái niệm cơ bản
Khí hậu – Climate: Đặc trưng của thời tiết được đặc trưng bởi các trị sớ thớng
kê dài hạn (trung bình, xác xuất các cực trị,…) của các yếu tớ khí tượng biến đổi
trong mợt khu vực địa lý. Thời kỳ tính trung bình thường là vài thập kỷ. Theo định
nghĩa của Tổ chức khí tượng thế giới: Khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết
của một khu vực nhất định hoặc đặc trưng bởi các thống kê dài hạn của các biến sớ
của trạng thái khí quyển ở khu vực đó.
Xốy thuận nhiệt đới: là những hệ thớng áp thấp được hình thành trên các
vùng đại dương nhiệt đới có hoàn lưu xoáy thuận (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc
Bán cầu). Các xốy thuận nhiệt có tớc gió duy trì cực đại nhỏ hơn 17 m/s được gọi
là áp thấp nhiệt đới (tropical depression), từ 17 m/s đến 33 m/s được gọi là bão
nhiệt đới (tropical cyclone hoặc tropical storm). Ở Việt Nam, các xốy thuận nhiệt
đới đổ bợ vào Biển Đông thường khá yếu. Bão được phân loại dựa trên cấp gió
Beaufort. Nó bao gồm áp thấp nhiệt đới (có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và
có thể có gió giật.) và bão nhiệt đới (có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể
có gió giật. Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được
gọi là bão rất mạnh).
Biến đổi khí hậu (theo Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH UNFCCC): sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động
của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm
vào sự biến đợng khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Ngoài ra,
BĐKH xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của mợt tham sớ
hay thớng kê khí hậu, trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời
gian xác định, thường là vài thập kỷ.
Nóng lên toàn cầu – Global warming: Nói mợt cách chặt chẽ, sự nóng lên và
lạnh đi toàn cầu là các xu thế nóng lên và lạnh đi tự nhiên mà Trái đất đã trải qua
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[2]
Luận văn thạc sỹ
trong śt q trình lịch sử của nó. Tuy nhiên, hiện nay, thuật ngữ này được dùng
để chỉ sự tăng dần nhiệt độ của Trái đất do sự gia tăng nồng đợ các khí nhà kính.
Nước biển dâng – Sea level rise: Là sự dâng lên của mực nước của đại dương
trên toàn cầu, trong đó khơng bao gồm triều dâng, dâng do bão,… Nước biển dâng
tại mợt vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có
sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH – UNFCCC: Thường gọi tắt là
cơng ước khí hậu, được hơn 150 quốc gia ký tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất
đươc tổ thức ở Rio de Janeiro năm 1992. Mục tiêu ći cùng cuả nó là “ổn định
nồng đợ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp
nguy hiểm của con người vào hệ thớng khí hậu”. Cơng ước khơng nêu rằng buộc
pháp lý về mức phát thải mà chỉ nêu các nước thuộc Phụ lục 1 cần phải quay lại
mức phát thải vào năm 1990 và năm 2000. Công ước có hiệu lực vào tháng 3/1998
sau khi nhận được sự phê chuẩn của 50 q́c gia. Hiện nay, đã có hơn 180 quốc gia
phê chuẩn.
Nghị định thư Kyoto – Kyoto Protocol: Nghị định thư được soạn thảo theo
cam kết Berlin, khi có hiệu lực sẽ địi hỏi các nước trong phụ lục B (các quốc gia
phát triển) đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải ở mức khác nhau trong giai đoạn
2008 – 2012 đới với khí nhà kính nêu trong Nghị định thư so với mức phát thải năm
1990. Nghị định thư này được các bên của Công ước khí hậu (UNFCCC) thơng qua
ở Kyoto, Nhật Bản tháng 12 năm 1997.
Ban liên chính phủ về BĐKH – Intergovermental Panel on Climate Change
(IPCC): Là tổ chức quốc tế hàng đầu về đánh giá BĐKH do Tổ chức khí tượng thế
giới (WMO) và Chương trình mơi trường Liên Hợp Q́c (UNEP) thành lập năm
1998. Là tổ chức khoa học liên chính phủ của tất cả các nước là thành viên của Liên
Hợp Q́c và Tổ chức Khí tượng Thế giới. Các nhà khoa học của các nước đều có
thể đóng góp cơng sức của mình vào hoạt đợng của IPCC trên cơ sở tự nguyện.
IPCC không thực hiện các nghiên cứu và chỉ tổng quan, đánh giá cac thông tin khoa
học, kỹ thuật, kinh tế - xã hội cập nhật nhất được công bố rộng rãi trên thế giới liên
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[3]
Luận văn thạc sỹ
quan tới BĐKH. Ban này chuẩn bị những báo cáo đánh giá và hướng dẫn mới nhất
về khoa học BĐKH và các tác động tiềm tàng về môi trường, kinh tế và xã hội,
những phát triển về cơng nghệ, khả năng ứng phó của các q́c gia và quốc tế với
BĐKH; và các vấn đề liên quan giữa chúng. IPCC được tổ chức thành 3 nhóm cơng
tác chuyên trách gồm: 1- Đánh giá khoa học của BĐKH; 2- Đánh giá tác động của
BĐKH đế môi trường, kinh tế và xã hội; và 3- Đề xuất các chiến lược ứng phó với
BĐKH. Ngoài ra cịn có mợt nhóm cơng tác về kiểm kê khí nhà kính.
Quỹ Mơi trường toàn cầu – Global Environment Facility (GEF): Mợt chương
trình tài trợ chung do các nước phát triển lập ra để thực hiện nghĩa vụ cuả họ theo
các hiệp ước môi trường quốc tế. GEF phục vụ như cơ chế tài chính lâm thời cho
Cơng ước Khí hậu, đặc biệt để trả chi phí xây dựng báo cáo của các nước khơng
tḥc phụ lục I. Nó cung cấp nguồn hỗ trợ, tài trợ cho phát triển truyền thống bằng
các chi trả “các chi phí gia tăng đã được nhất trí” của các nước không thuộc phụ lục
I phải chịu khi xây dựng một dự án phát triển nhằm hướng tới những mục tiêu môi
trường toàn cầu.
Kịch bản BĐKH: Climate Scenario: Là giả định có cơ sở khoa học và đợ tin
cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP,
phát thải khí nhà kính, BĐKH và mực nước biển dâng.
Ứng phó với BĐKH – Responding to Climate change: Là các hoạt động của
con người nhằ m thić h ứng và giảm nhe ̣ các tác nhân gây ra BĐKH.
Giảm nhẹ BĐKH – Climate change mitigation: Là những hoạt động nhằm
giảm mức đợ hoặc cường đợ phát thải khí nhà kính.
Thích ứng với BĐKH – Climate change adaption: Thích ứng là sự điều chỉnh
các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường mới hoặc môi
trường bị thay đổi. Sự thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh các hệ thớng tự nhiên
và con người để ứng phó với tác động trong hiện tại và những tác động tiềm tàng
trong tương lai của BĐKH, do đó làm giảm bớt tác đợng có hại và tận dụng những
mặt có lợi.
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[4]
Luận văn thạc sỹ
Kế hoạch hành động quốc gia – National Action Plans (NAPs): Kế hoạch hành
động của các nước trình lên Hợi nghị các bên, vạch ra các bước nhằm hạn chế phát
thải khí nhà kính do con người gây ra. Các nước phải nộp các kế hoạch này như là
một điều kiện để được tham gia vào Công ước Khí hậu, và do đó, phải thơng báo
thường kỳ tiến trình của kế hoạch lên Hợi nghị các bên. Kế hoạch này là một phần
trong Thông báo quốc gia, bao gồm cả việc kiểm kê nguồn phát thải và bể hấp thụ
khí nhà kính.
1.1.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu trên thế giới
Bằng chứng về sự nóng lên của hệ thớng khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng
nhiệt đợ trung bình của khơng khí và đại dương trên toàn cầu, tình trạng băng tan và
tăng mực nước biển trung bình trở nên phổ biến. 11 trong sớ 12 năm từ 1995 đến
2006 được xếp vào những năm có nhiệt đợ bề mặt Trái đất nóng kỷ lục (từ năm
1850). Xu thế nhiệt độ tăng trong 100 năm (kể từ năm 1906 – 2005) là 0,740C
(0,560C đến 0,920C), lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3
của IPCC là 0,60C (từ 0,40C đến 0,80C) (kể từ năm 1901-2000). (IPCC, 2007)
Sự gia tăng nhiệt độ đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở
các khu vực vĩ độ cao ở phía bắc. Khu vực đất liền nóng lên nhanh hơn các khu vực
đại dương. Những thay đổi về nồng đợ khí nhà kính trong khí quyển, các sol khí, độ
che phủ đất và bức xạ mặt trời đã làm thay đổi cân bằng năng lượng của hệ thớng
khí hậu. Lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu do con người đã tăng khoảng 70% so
với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2004.
Khí CO2 là loại khí nhà kính quan trọng nhất do các hoạt động của con người tạo
ra. Từ năm 1970 đến năm 2004, phát thải hàng năm của loại khí này tăng khoảng 80%.
Xu thế giảm dài hạn khí thải CO2 trên một đơn vị năng lượng đã bị đảo ngược sau năm
2000.
Năm 2005, nồng đợ CO2 trong khí quyển là 379 ppm và CH4 là 1.774 ppm,
vượt xa mức tự nhiên trong hơn 650.000 năm qua (IPCC, 2007). Nồng độ CO2 trên
toàn cầu tăng chủ yếu do sử dụng nhiên liệu hố thạch và thay đổi mục đích sử
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[5]
Luận văn thạc sỹ
dụng đất (hoạt đợng này chỉ góp một phần nhỏ). Tăng nồng độ CH4 chủ yếu do
nông nghiệp và đớt nhiên liệu hóa thạch. Tớc đợ tăng CH4 cũng đã giảm kể từ
những năm đầu thập kỷ 90.
Kể từ năm 1750, nồng độ CO2, CH4, N2O trong khí quyển toàn cầu tăng rõ
rệt do các hoạt đợng của con người và hiện nay vượt xa so với mức của thời kỳ
trước cách mạng công nghiệp, làm tan chảy cả các khới băng đã tồn tại qua hàng
nghìn năm.
Hầu hết sự gia tăng nhiệt đợ trung bình trên toàn cầu quan sát được từ giữa
thế kỷ 20 có thể do tăng nồng đợ khí nhà kính. Trong hơn 50 năm qua, nhiệt độ ở
các lục địa (trừ Nam Cực) đã tăng lên đáng kể.
Nóng lên toàn cầu làm gia tăng mực nước biển. Từ năm 1961, mực nước
biển trung bình trên toàn cầu dâng cao với tớc đợ trung bình là 1,8 mm/năm (từ 1,32,3 mm/năm) và từ năm 1993 ở mức 3,1mm/năm (từ 2,4- 3,8 mm/năm) (IPCC,
2007), do sự giãn nở vì nhiệt, tan các mũ băng và những tảng băng ở vùng cực. Tốc
độ băng tan diễn ra nhanh nhất trong thời gian từ 1993 đến 2003 thể hiện sự biến
đổi trong một thập kỷ, chứ chưa phải là một xu thế tan chảy dài hạn rõ ràng.
Nóng lên toàn cầu làm giảm lượng băng và tuyết. Dữ liệu vệ tinh từ năm
1978 chỉ ra rằng, trung bình hàng năm, diện tích băng biển ở Bắc cực giảm khoảng
2,7%/thập kỷ (từ 2,1-3,3%/thập kỷ), mức giảm lớn nhất trong mùa hè là 7,4%/thập
kỷ (5,0-9,8%/thập kỷ). Độ che phủ băng và tuyết ở vùng núi nhìn chung giảm ở cả
hai bán cầu (Viện KHKTTVMT, Sổ tay biến đổi khí hậu, 2011).
Từ năm 1900 đến 2005, lượng mưa tăng đáng kể ở các khu vực phía đơng
của Bắc và Nam Mỹ, Bắc Âu, Bắc và Trung Á, nhưng giảm ở Sahel, Địa Trung
Hải, Nam Phi và các khu vực Nam Á. Tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi hạn hán đã
tăng lên từ những năm 1970.
Rõ ràng là trong hơn 50 năm qua số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá ít hơn
ở hầu hết các khu vực đất liền và tăng sớ ngày nóng, đêm nóng. Các đợt sóng nhiệt
trở nên thường xuyên hơn ở hầu hết các khu vực đất liền, tần suất của các hiện
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[6]
Luận văn thạc sỹ
tượng như mưa lớn tăng ở hầu hết các khu vực và kể từ năm 1975 phạm vi ảnh
hưởng của mực nước biển cao tăng trên toàn thế giới.
Bão nhiệt đới gia tăng, xuất hiện với cường độ mạnh ở Bắc Đại Tây Dương
từ khoảng năm 1970 và không thấy tăng lên ở những nơi khác. Cũng khơng có xu
thế rõ ràng về sớ lượng các cơn bão nhiệt đới hàng năm. Khó có thể xác định được
xu hướng lâu dài về hoạt động của bão, đặc biệt trước năm 1970.
Nhiệt đợ trung bình của Bắc bán cầu trong nửa sau của thế kỷ 20 cao hơn bất
kỳ giai đoạn 50 năm nào trong 500 năm gần đây và có thể cao nhất trong ít nhất
1300 năm qua (Sổ tay BĐKH, 2011). Bằng chứng quan sát được từ tất cả các châu
lục và hầu hết các đại dương chỉ ra rằng, nhiều hệ thống tự nhiên đang bị ảnh hưởng
bởi những BĐKH khu vực, đặc biệt là nhiệt đợ tăng.
1.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới
Những biến đổi về tuyết, băng và các vùng đất đóng băng, kích thước các hồ
băng và sự bất ổn ở các vùng núi và vùng đóng băng khác dẫn đến những thay đổi ở
một số hệ sinh thái ở Nam Cực và Bắc Cực.
Một số hệ sinh thái dưới nước cũng bị ảnh hưởng do tăng lưu lượng nước,
ảnh hưởng đến cấu trúc nhiệt và chất lượng nước sông hồ. Với các hệ sinh thái trên
cạn, mùa xuân đến sớm hơn, xu thế dịch chuyển lên các cực và dịch chuyển lên cao
đối với một số hệ đợng vật, thực vật có liên quan đến hiện tượng nóng lên gần đây.
Cịn với các hệ sinh thái biển và nước ngọt, những thay đổi về hệ động vật, thực vật
và sự phong phú của tảo, sinh vật phù du và cá liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ
của nước, cũng như liên quan đến những thay đổi về độ che phủ của băng, độ mặn,
hàm lượng ôxy và sự lưu thông của nước.
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[7]
Luận văn thạc sỹ
Có thể tóm lược những ảnh hưởng của BĐKH đến các khu vực trên thế giới
như sau:
Bảng 1.1. Tác động của BĐKH trên thế giới
Châu Phi
- Vào năm 2020, khoảng từ 75 - 250 triệu người sẽ phải chịu áp lực
lớn về nước do BĐKH.
- Vào năm 2020, ở một số nước, sản lượng nông nghiệp dựa vào nước
mưa có thể giảm tới 50%. Sản xuất nơng nghiệp tại nhiều nước châu
Phi sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu hơn tới an ninh
lương thực và tăng tình trạng suy dinh dưỡng.
- Đến ći thế kỷ 21, mực nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng tới các
vùng trũng ven biển, đơng dân cư. Chi phí thích ứng có thể chiếm ít
nhất từ 5%-10% tổng sản phẩm q́c nợi (GDP).
- Năm 2080, diện tích đất khơ cằn và bán khô cằn ở châu Phi sẽ tăng
từ 5%-8% theo các kịch bản khí hậu.
Châu Á
- Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở
Trung Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực
sông lớn sẽ giảm.
- Vùng ven biển, nhất là các vùng châu thổ rộng lớn đông dân ở Nam
Á, Đông Á và Đông Nam Á sẽ chịu rủi ro nhiều nhất, do lũ từ sông,
biển.
- BĐKH kết hợp đơ thị hố, cơng nghiệp hố và phát triển kinh tế
nhanh chóng gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Sự hoành hành của dịch bệnh và tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chủ yếu
liên quan đến lũ lụt và hạn hán sẽ gia tăng ở Đông Á, Nam Á và
Đông Nam Á do những thay đổi trong chu trình thuỷ văn.
Úc và
New
- Vào năm 2020, suy giảm đa dạng sinh học ở mức cao sẽ diễn ra tại
một số điểm giàu đa dạng sinh học, gồm có rạn san hơ Great Barrier
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[8]
Luận văn thạc sỹ
Zealand
và các vùng nhiệt đới ẩm ướt ở Queensland, Úc.
- Đến 2030, các vấn đề về an ninh nguồn nước sẽ trầm trọng hơn ở
miền nam và đông Úc, tại miền Bắc và một số vùng Đông New
Zealand .
- Vào năm 2030, sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ giảm ở hầu hết miền
đông nam Úc và các vùng miền đông New Zealand do hạn hán và
cháy rừng xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, một số vùng khác ở New
Zealand sẽ được hưởng những lợi ích ban đầu.
- Vào năm 2050, phát triển ven biển thuộc Úc và New Zealand sẽ làm
tăng nguy cơ mực nước biển dâng, tăng tần suất và cường độ của
bão, lũ ven biển.
Châu Âu
- BĐKH sẽ làm tăng sự khác biệt giữa các khu vực. Các tác động tiêu
cực bao gồm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét trong nội địa, lũ lụt ven
biển thường xun hơn và xói mịn mạnh hơn (do bão lớn và mực
nước biển dâng cao).
- Các vùng núi sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của sông băng, độ che
phủ của tuyết giảm và suy giảm số lượng lớn các loài (vào năm
2080, ở một số khu vực tỷ lệ suy giảm là 60% tuỳ theo các kịch bản
phát thải).
- Ở Nam Âu - vùng đã từng dễ bị tổn thưởng bởi tính bất thường của
khí hậu - BĐKH sẽ làm cho các điều kiện (nhiệt độ cao và hạn hán)
nghiêm trọng hơn và nhìn chung làm giảm khả năng sử dụng nước,
tiềm năng thuỷ điện, du lịch và năng suất cây trồng.
- BĐKH cũng sẽ làm tăng mới nguy hiểm tới sức khoẻ vì các đợt sóng
nhiệt và tần suất cháy rừng tự nhiên.
Châu Mỹ
La tinh
- Giữa thế kỷ này, ở miền Đông Amazôn, nhiệt độ tăng cao kết hợp
với suy giảm lượng nước sẽ dẫn đến sự thay thế rừng nhiệt đới bằng
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[9]
Luận văn thạc sỹ
các hoang mạc. Thảm thực vật bán khô hạn sẽ được thay thế bằng
thảm thực vật khô hạn.
- Nguy cơ mất đa dạng sinh học ở mức cao là do sự tuyệt chủng các
loài ở nhiều khu vực thuộc vùng nhiệt đới ở Mỹ La tinh.
- Năng suất của một số loại cây trồng quan trọng và khả năng sinh sản
của gia súc sẽ giảm gây hậu quả bất lợi tới an ninh lương thực. Nhìn
chung, sớ lượng người có nguy cơ bị đói gia tăng.
- Những thay đổi trong các mơ hình về lượng mưa và sự biến mất của
các sông băng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sử dụng nước phục vụ
cho con người, nơng nghiệp và thuỷ điện.
Bắc Mỹ
- Nóng lên ở các dãy núi miền tây sẽ làm giảm lớp tuyết phủ, tăng lũ
lụt mùa đông và giảm lưu lượng nước mùa hè khiến cho c̣c cạnh
tranh vì tài ngun nước phân bổ không đều diễn ra khốc liệt hơn.
- Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ này, BĐKH ở mức vừa phải sẽ
nâng tổng sản lượng của ngành nông nghiệp dựa vào nước mưa
thêm từ 5%-20%, nhưng sản lượng tăng thêm lại thay đổi theo vùng.
- Các thành phố đang trải qua các đợt sóng nhiệt sẽ gặp phải thách
thức lớn hơn vì trong śt thế kỷ này các đợt sóng nhiệt gia tăng về
sớ lượng, cường đợ và thời gian, gây tác động tiêu cực tới sức khoẻ.
- Các cộng đồng và nơi cư trú ven biển sẽ phải chịu ngày càng nhiều
áp lực do các tác động của BĐKH.
Các vùng
cực
- Các ảnh hưởng chủ yếu sẽ là giảm đợ dày và diện tích của các sơng
băng, mũ băng và băng biển, những thay đổi trong các hệ sinh thái
tự nhiên gây ảnh hưởng bất lợi tới nhiều sinh vật gồm các loài chim
di cư, đợng vật có vú và các loài ăn thịt.
- Đối với các cộng đồng ở Bắc cực, các tác động đặc biệt là những tác
động do thay đổi trạng thái của băng, tuyết sẽ phức tạp.
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[10]
Luận văn thạc sỹ
- Các tác động tiêu cực sẽ bao gồm tác động tới cơ sở hạ tầng và lối
sống truyền thống của các cộng đồng bản địa.
Các đảo
nhỏ
- Mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng lũ lụt, dơng bão, xói lở và các
thảm họa ven biển khác, đe dọa các hạ tầng cơ sở có ý nghĩa quan
trọng, nơi ở và các điều kiện hỗ trợ sinh kế của các cộng đồng trên
đảo.
- Phá huỷ hiện trạng ven biển, ví dụ xói lở bờ biển và làm suy giảm
các rạn san hô ven biển, ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên địa
phương.
- Vào giữa thế kỷ này, BĐKH sẽ làm suy giảm tài nguyên nước ở
nhiều đảo nhỏ, chẳng hạn như biển Caribê và Thái Bình Dương
khơng có đủ nước để đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mưa ít.
- Do nhiệt đợ cao hơn nên các loài ngoại lai sẽ tăng cường xâm lấn,
đặc biệt ở các đảo nằm ở vĩ đợ trung và cao.
Nguồn: IPCC, 2007
Nóng lên toàn cầu và nước biển dâng có thể tiếp diễn trong nhiều thế kỷ do
tính phức tạp và sự phản hồi của các q trình khí hậu, thậm chí ngay cả khi nồng
đợ các khí nhà kính đã ổn định. Sau năm 2100, sự thu hẹp của dải băng Greenland
sẽ tiếp diễn, góp phần làm cho mực nước biển dâng cao hơn. Các mơ hình hiện nay
cho thấy dải băng tan chảy hoàn toàn sẽ làm cho mực nước biển dâng cao khoảng
7m (Viện KHKTTVMT,BĐKH và tác động ở Việt Nam, 2011).
Các nghiên cứu mơ hình toàn cầu hiện nay dự báo, dải băng ở Nam cực vẫn
còn quá lạnh để tan chảy trên bề mặt rộng lớn và vẫn tiếp tục tích tụ do mưa tuyết
nhiều hơn. Tuy nhiên, khới lượng băng có thể thực sự giảm nếu xu thế tan chảy trội
hơn trong cân bằng khối của dải băng. Nóng lên toàn cầu do con người có thể dẫn
tới một số tác động đột ngột hoặc không thể đảo ngược, phụ thuộc vào tốc độ và
cường độ của BĐKH.
Mất một phần dải băng ở vùng cực nghĩa là mực nước biển sẽ dâng cao hàng
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[11]
Luận văn thạc sỹ
mét, đường bờ biển sẽ có nhiều thay đổi và các vùng thấp/trũng bị nhấn chìm, gây
ảnh hưởng lớn tới các vùng châu thổ sông và các đảo thấp. Những thay đổi này sẽ
diễn ra trong thiên niên kỷ nhưng cũng không loại trừ trong thế kỷ này mực nước
biển tăng nhanh hơn.
BĐKH có thể gây ra một số tác động lớn. Cho đến nay, theo ước tính,
khoảng từ 20-30% loài có nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt đợ trung bình toàn cầu
tăng khoảng 3oC (tương ứng từ năm 1980-1999). Khi nhiệt độ toàn cầu tăng hơn
3,5oC, dự báo mơ hình cho thấy trên toàn cầu sẽ có từ 40-70% loài tuyệt chủng.
1.2.
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Trong 40 năm qua, các nhà khoa học đã quan sát thấy các hiện tượng thời
tiết cực đoan, thiên tai, bão lũ xảy ra nhiều hơn ở nước ta, đây là một trong số
những biểu hiện về BĐKH được khẳng định. Ngoài ra, cịn có các biểu hiện khác là
(BTNMT, 2009):
-
Nhiệt đợ trung bình hàng năm tăng 0,1oC mỗi thập kỷ trong giai đoạn từ
1931 tới 2000, và tăng trong khoảng từ 0,4 – 0,8oC ở 3 thành phố lớn của
Việt Nam (gồm Hà Nội, Đà Nẵng và thành phớ Hồ Chí Minh) từ năm 1991
tới 2000.
-
Lượng mưa thay đổi khác nhau tùy từng vùng, nhưng nhìn chung lượng mưa
cả năm vẫn tương đối ổn định. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trận mưa bất
thường với cường đợ lớn xảy ra hơn, gây ra lũ lụt.
-
Hạn hán xảy ra thường xuyên hơn ở khu vực phía Nam trong những năm gần
đây và có xu hướng kéo dài hơn.
-
Trong 50 năm qua, mực nước biển tăng trung bình từ 2,5 – 3cm, tùy từng
khu vực.
-
Bão nhiệt đới giảm về số lượng trong 40 năm qua, nhưng ghi nhận được
những cơn bão mạnh hơn ở khu vực phía Nam.
-
El Nino và La Nina xảy ra với cường độ mạnh hơn trong 50 năm qua, gây ra
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[12]
Luận văn thạc sỹ
nhiều cơn bão nhiệt đới, lũ lụt và hạn hán thường xuyên.
Trong năm 2007 – 2008, kiểu hình thời tiết bất thường xảy ra với những cơn
bão, lũ lụt và hạn hán gây ảnh hưởng tới hàng ngàn người ở nước ta. Ở các tỉnh
miền Trung, người dân ở đây cho biết có nhiều cơn mưa lớn hơn xảy ra trong mùa
lũ lụt cuối năm 2007. Ở miền Nam, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng triều cường lớn
nhất trong lịch sử 48 năm, làm phá hủy 40 điểm trên đê bao thành phố. Hàng trăm
học sinh phải nghỉ học, nhiều nhà cửa ruộng vườn bị phá hủy. Ở phía Bắc, Trung
tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia ghi nhận đợt lạnh kỷ lục đầu năm 2008,
kéo dài tới 38 ngày (kỷ lục cũ là đợt lạnh kéo dài 31 ngày năm 1989). Mới đây nhất,
miền Bắc cũng ghi nhận một mùa rét bất thường vào năm 2010 – 2011. Trong mùa
rét này, nhiều ngày nhiệt độ xuống thấp hơn 10oC, ở các điểm vùng cao như Sa Pa,
Bắc Hà cịn ghi nhận nhiệt đợ dưới 0oC, xuất hiện băng giá và tuyết. Đặc biệt hơn,
mùa rét kéo dài đến tận tháng 3 âm lịch làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất
nông nghiệp, nhất là cây lúa vụ đơng – xn. Nhiều diện tích lúa mới cấy do gặp
lạnh bị hỏng phải cấy lại, và hàng ngàn diện tích lúa đơng xn bị giảm năng suất.
Ngoài ra các đợt lạnh còn làm chết nhiều gia súc, gia cầm. Đợt lạnh kéo dài năm
2008 làm chết 60000 con gia súc, làm ảnh hưởng ít nhất tới 100.000 ha lúa, và thiệt
hại ước tính lên tới khoảng 700 tỷ đồng (tương đương khoảng 30 triệu USD)
(BTNMT, 2010).
Mặt khác, các nhà khoa học khẳng định hiện tượng nóng lên toàn cầu đang
làm gia tăng cường đợ và tính thường xuyên của các hiện tượng thời tiết bất thường,
thiên tai ở Việt Nam như bão nhiệt đới, lũ lụt và hạn hán. Ngoài ra còn những thay
đổi từ từ hơn như gia tăng mực nước biển, nhiệt độ tăng, xâm nhập mặn (Nguyễn
Văn Thắng, 2010).
Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tớ khí hậu ở Việt Nam có những
điểm đáng lưu ý sau:
Nhiệt độ. Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt đợ trung bình năm
ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961
- 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Nhiệt đợ trung
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[13]
Luận văn thạc sỹ
bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nợi, Đà Nẵng, thành phớ Hồ Chí Minh đều
cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6oC. Năm 2007,
nhiệt đợ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 1940 là 0,8 - 1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000: 0,4 - 0,5oC (Nguyễn Văn
Thắng, 2011).
Lượng mưa. Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình
năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) khơng rõ rệt theo các thời kỳ và trên các
vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống .
Mực nước biển. Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm
Cửa Ông và Hịn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm, phù
hợp với xu thế chung của toàn cầu.
Số đợt khơng khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập
kỷ gần đây (cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21). Năm 1994 và năm 2007, chỉ có 15-16
đợt khơng khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có sớ đợt
khơng khí lạnh trong mỗi tháng mùa đơng (XI - III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng
rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997). Một
biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bới cảnh BĐKH toàn cầu là đợt
khơng khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm
2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Văn Thắng, 2011).
Bão: Vào những năm gần đây, sớ cơn bão có cường đợ mạnh nhiều hơn, quỹ
đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc ṃn hơn,
nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nợi giảm dần trong thập kỷ 1981 1990 và chỉ cịn gần mợt nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây (Nguyễn Văn
Thắng, 2011).
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[14]
Luận văn thạc sỹ
1.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển ở Việt Nam
Dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính thấp B1, trung bình B2 và cao
A1 của IPCC, Việt Nam đã xây dựng các kịch bản BĐKH và nước biển dâng vào
năm 2009, kịch bản mới được cập nhật năm 2011. Theo kịch bản cập nhật, các yếu
tớ khí hậu sẽ thay đổi như sau:
1.2.2.1.
Các kịch bản nhiệt độ trung bình
Theo kịch bản phát thải thấp, đến ći thế kỷ 21, nhiệt đợ trung bình năm
tăng từ 1,6 đến lớn hơn 2,2oC trên đại bộ phận diện tích phía Bắc (từ Thừa Thiên
Huế trở ra). Mức tăng nhiệt độ từ 1,0 đến 1,6oC ở đại bợ phận diện tích phía Nam
(từ Quảng Nam trở vào – Hình 1.1a) (Trần Thục, Cập nhật kịch bản BĐKH, 2011).
Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, trên đa phần diện
tích nước ta, nhiệt đợ trung bình năm có mức tăng từ 1,2 đến 1,6oC. Khu vực từ Hà
Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt đợ tăng cao hơn, từ 1,6 đến trên 1,8oC. Đa phần diện
tích Tây Ngun, cực nam Trung Bợ và Nam Bợ có mức tăng thấp hơn, từ dưới 1,0
đến 1,2oC (Hình 1.1b) (Trần Thục, Cập nhật kịch bản BĐKH, 2011).
Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 1,9 đến 3,1oC ở hầu khắp diện tích cả
nước, nơi có mức tăng cao nhất là khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị với mức tăng
trên 3,1oC. Mợt phần diện tích Tây Ngun và Tây Nam Bợ có mức tăng thấp nhất,
từ 1,6 đến 1,9oC (Hình 1.1c) (Trần Thục, Cập nhật kịch bản BĐKH, 2011).
Theo kịch bản phát thải cao, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt đợ trung bình năm
có mức tăng chủ yếu từ 2,5 đến cao hơn 3,7oC trên hầu hết diện tích nước ta. Nơi
có mức tăng thấp nhất, từ 1,6 đến 2,5oC là ở mợt phần diện tích tḥc Tây Ngun
và Tây Nam Bợ (Hình 1.1d) (Trần Thục, Cập nhật kịch bản BĐKH, 2011).
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[15]
Luận văn thạc sỹ
a)Kịch bản phát
b)Kịch bản phát
c)Kịch bản phát
d)Kịch bản phát
thải thấp, cuối thế
thải trung bình,
thải trung bình,
thải cao, cuối thế kỷ
kỷ 21
giữa thế kỷ 21
cuối thế kỷ 21
21
Hình 1.1. Kịch bản mức tăng nhiệt độ trung bình năm cho các thời kỳ (oC)
Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường
1.2.2.2.
Các kịch bản nhiệt độ cực trị
Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt đợ thấp nhất
trung bình năm tăng từ 1,0 đến 1,7oC trên đại bợ phận diện tích nước ta; tăng từ 1,7
đến 2,0oC ở một phần nhỏ diện tích Nam Tây Ngun và Nam Bợ. Nhiệt đợ cao
nhất trung bình năm tăng từ 1,0 đến 1,7oC trên phần lớn diện tích lãnh thổ; tăng từ
1,7 đến 2,2oC ở Đơng Bắc Bợ, mợt phần diện tích Nam Tây Ngun và Nam Bộ
(Trần Thục, Cập nhật kịch bản BĐKH, 2011).
Vào ći thế kỷ 21, nhiệt đợ thấp nhất trung bình năm tăng từ 2,2 đến 3,0oC;
trong đó, đa phần diện tích Bắc Bợ, Nam Tây Ngun và Nam Bợ có mức tăng cao
hơn so với các khu vực khác (từ 2,7 đến 3,0oC). Nhiệt đợ cao nhất trung bình năm
tăng từ 2,0 đến 3,2oC, trong đó khu vực Đơng Bắc Bợ và đa phần diện tích Nam Bợ
có mức tăng cao nhất, từ 2,7 đến 3,2oC (Hình 1.2b) (Trần Thục, Cập nhật kịch bản
BĐKH, 2011).
Vào cuối thế kỷ 21, số ngày nắng nóng (nhiệt đợ cao nhất trên 35oC) tăng từ
10 đến 20 ngày trên phần lớn diện tích cả nước. Đa phần diện tích Bắc Bợ và mợt
phần nhỏ diện tích Tây Ngun có mức tăng từ 1 đến 10 ngày (Hình 1.2c) (Trần
Thục, Cập nhật kịch bản BĐKH, 2011).
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[16]
Luận văn thạc sỹ
a) Nhiệt độ tối thấp TB
b) Nhiệt đợ tới cao TB
c) Sớ ngày nắng nóng
Hình 1.2. Kịch bản mức tăng các nhiệt độ cực trị trung bình năm vào cuối thế kỷ
(oC) và số ngày nắng nóng trên 35oC
Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường
1.2.2.3.
Các kịch bản lƣợng mƣa năm
Theo kịch bản phát thải thấp, lượng mưa tăng đến 5% vào giữa thế kỷ 21, và
trên 6% vào cuối thế kỷ 21. Mức tăng thấp nhất là ở Tây Nguyên, khoảng 2% vào
giữa và cuối thế kỷ 21. Theo kịch bản phát thải trung bình, mức tăng phổ biến của
lượng mưa năm trên lãnh thổ Việt Nam từ 1-4% (vào giữa thế kỷ) và từ 2-7% (vào
cuối thế kỷ). Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa năm vào giữa thế kỷ tăng phổ
biến từ 1-4%, đến ći thế kỷ mức tăng có thể từ 2 đến trên 10%. Khu vực Tây
Nguyên có mức tăng ít nhất, khoảng 2-4% cho cả thế kỷ (Hình 1.3) (Trần Thục,
2011).
a) phát thải thấp
b) phát thải thấp
c) phát thải thấp
Hình 1.3. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21 theo các kịch bản
Nguồn: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và mơi trường
Nguyễn Thu Hà – Khoa học môi trƣờng
[17]