Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích và đánh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy tới sức khỏe người dân tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

TRẦN VĂN TRẤN

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG NHUỆ - ĐÁY TỚI SỨC KHỎE
NGƯỜI DÂN TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

TRẦN VĂN TRẤN

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG NHUỆ - ĐÁY TỚI SỨC KHỎE
NGƯỜI DÂN TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Môi trường trong Phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRỊNH THỊ THANH


Hà Nội – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
(i) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi,
(ii) Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực,
(iii) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Trần Văn Trấn

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
trong chương trình Cao học Ngành Khoa hoc mơi trường – Trung tâm nghiên cứu
tài nguyên và môi trường (Cres), những người đã truyền đạt cho tơi những kiến thức
hữu ích về môi trường để làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trịnh Thị Thanh đã tận tình hướng dẫn
cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong q trình thực hiện luận
văn có giai đoạn khơng được thuận lợi nhưng những gì Cơ đã hướng dẫn, chỉ bảo đã
cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô đang công tác tại Trung
tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường đã tận tình giúp đỡ trong quá trình tiến
hàng làm luận văn và bảo vệ luân văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và đơn vị tôi
công tác đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình học cũng như
thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận

văn còn nhiều thiếu, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh chị
học viên.

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................. 1
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................. 2
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1. Khái niệm và mối liên quan giữa các khái niệm trong đề tài ............................. 4
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 8
1.3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................... 14
CHƯƠNG 2: 20ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 20
2.1. Thời gian và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 20
2.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 20
2.3.1.Phương pháp phân tích ................................................................................. 20
2.3.2.Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: ................................... 22

2.3.3.Phương pháp tham vấn cộng đồng, điều tra khảo sát thực địa ....................... 23
2.3.4.Phương pháp tính tốn chỉ số chất lượng nước tổng hợp WQI ...................... 24
2.3.5.Phương pháp chi phí y tế .............................................................................. 27
2.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................................................................ 28
2.4.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 28
2.4.2 Kinh tế xã hội ................................................................................................ 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 31
iii


3.1. Hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ – Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam ... 31
3.2 Diễn biến chỉ số WQI tại các điểm quan trắc sông Nhuệ, sông Đáy năm 2010 –
2014 .................................................................................................................... 36
3.3. Một số vấn đề môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân tỉnh Hà Nam. 38
3.3.1. Hiện trạng nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt của tỉnh Hà Nam .......... 38
3.3.2. Kết quả điều tra phỏng vẫn về thực trạng mục đích sử dụng nước sơng Nhuệ,
sơng Đáy của người dân Hà Nam .......................................................................... 45
3.3.3. Hiện trạng ô nhiễm rau muống trồng tưới bằng nước sông Đáy .................. 50
3.4. Kêt quả điều tra các bệnh liên quan đến nước ô nhiễm.................................... 52
3.4.1. So sánh các bệnh liên quan đến nước ô nhiễm giũa tỉnh Hà Nam và tỉnh Hưng
Yên 2011 – 2012 .................................................................................................... 52
3.4.2. So sánh các bệnh liên quan đến nước ơ nhiễm có khả năng gây ra cho người
dân giữa các xã xa sông và gần sông tại Hà Nam 2013. (Sở Y tế Hà Nam (2014)). 55
3.5. Chi phí y tế cho bệnh tiêu chảy tại tỉnh Hà Nam ............................................. 59
3.6. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức khoẻ người dân khu vực nghiên cứu
và bảo vệ môi trường lưu vực sông ........................................................................ 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 64
PHỤ LỤC


iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Những yếu tố nguy cơ truyền thống và hiện đại từ môi trường tác động
lên sức khỏe con nguời ............................................................................. 5
Bảng 1.2. Lựa chọn các yếu tố, tác nhân cần xem xét khi thực hiệnđánh giá sức
khoẻ môi trường ..................................................................................... 13
Bảng 1.3. Ma trận quan hệ giữa các yếu tố môi trường và bệnh tật ....................... 14
Bảng 2.1.Phương pháp phân tích nước mặt ............................................................ 21
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích nước ngầm ........................................................ 22
Bảng 2.3. Các điểm khảo sát và thu lấy mẫu dọc sông Nhuệ-Đáy .......................... 23
Bảng 2.4. Bảng quy định các giá trị qi, BPi ............................................................ 25
Bảng 2.5. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ........................... 25
Bảng 2.6. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH......................... 26
Bảng 3.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Nhuệ 2010 - 2014 ................... 32
Bảng 3.2. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Đáy 2010 - 2014 ..................... 35
Bảng 3.3. Tỉ lệ số người được sử dụng nước sạch và độ dài sông Nhuệ – Đáy chảy
qua các huyện thuộc tỉnh Hà Nam........................................................... 40
Bảng 3.4. Chất lượng nước sông Đáy (điểm cấp nước nhà máy nước) 5/2015 ...... 41
Bảng 3.5. Chất lượng nước ngầm Hà Nam ........................................................... 43
Bảng 3.6. Tổng hợp số phiếu điều tra thực trạng mục đích sử dụng nướcsơng Nhuệ,
sơng Đáy của người dân Hà Nam............................................................ 45
Bảng 3.7. Kết quả điều tra phỏng vấn về mức độ quan trọng mục đích sử dụng nước
sơng Nhuệ, sơng Đáy ............................................................................. 46
Bảng 3.8. Kết quả phân tích kim loại nặng E.Coli và Salmonella trong rau muống
trồng tại Hà Nam .................................................................................... 51
Bảng 3.9. Số ca/100.000 người mắc một số bệnh đường ruột của tỉnh Hà Nam từ
năm 2011 – 2012 .................................................................................... 55

Bảng 3.10. Tỷ lệ trung bình mắc bệnh do nước ơ nhiễm gây nên tại các huyện/ xã
ven và xa sông tỉnh Hà Nam, 2013 (%) ................................................... 56
Bảng 3.11. Dân số, thu nhập bình quân và tỉ lệ mắc bệnh ...................................... 59
Bảng 3.12. Chi phí và tổn thất liên quan đến bệnh tiêu chảy .................................. 60
Bảng 3.13. Kết quả tính tốn tổn thất kinh tế do mắc bệnh tiêu chảy ..................... 60
v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Số lượng và mơ hình gánh nặng bệnh tật ở nhóm nước đang phát triển và
nhóm nước phát triển ................................................................................ 6
Hình 1.2. Ảnh hưởng sức khỏe do thiếu nước và điều kiện vệ sinh hợp lý trên tồn
cầu .......................................................................................................... 11
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam ............................................................ 30
Hình 3.1. Diễn biến chỉ số WQI tại các điểm quan trắc sông Nhuệ năm 2010 –
2014 ....................................................................................................... 37
Hình 3.2. Diễn biến chỉ số WQI tại các điểm quan trắc sông Đáy năm 2010 – 2014 ..... 37
Hình 3.3. Sơ đồ lấy mẫu nước sơng Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam ................... 41
Hình 3.4: Thực địa tại nhà máy nước số 2 Kim Bảng, Hà Nam.............................. 42
Hình 3.5. Điều tra thực trạng sử dụng nước sơng Đáy tại khu vực Cầu Phao Kiện
Khê ......................................................................................................... 46
Hình 3.6. Người dân sử dụng nước sông Đáy cho mục đich sinh hoạt khu vực chân
Cầu Quế.................................................................................................. 48
Hình 3.7. Khu vực chợ xả nước bẩn xuống sông Đáy tại TT. Quế ......................... 49
Hình 3.8. Số ca/100.000 người mắc các bệnh sốt rét tại tỉnh Hà Nam và Hưng Yên
năm 2011, 2012 ...................................................................................... 53
Hình 3.9. Số ca/100.000 người mắc các bệnh da liễu tại tỉnh Hà Nam và Hưng Yên
năm 2011 , 2012 ..................................................................................... 53
Hình 3.10. Số ca/100.000 người mắc các bệnh da liễu ........................................... 54
Hình 3.11: Số ca/100.000 người mắc các bệnh về mắt tại tỉnh Hà Nam và Hưng Yên

năm 2011 , 2012 ..................................................................................... 54
Hình 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh trực trùng tại các xã ven và xa sông tỉnh Hà Nam, 2013 .. 57
Hình 3.13. Tỷ lệ mắc bệnh lỵ a míp tại các xã ven và xa sơng tỉnh Hà Nam, 2013 . 57
Hình 3.14. Tỷ lệ trung bình mắc bệnh tiêu chảy các xã ven và xa sơng tỉnh Hà
Nam, 2013 .............................................................................................. 57
Hình 3.15. Tỷ lệ trung bình mắc bệnh da liễu các xã ven và xa sơng tỉnh Hà Nam,
2013 ....................................................................................................... 58
Hình 3.16. Tỷ lệ trung bình mắc bệnh phụ khoa các xã ven và xa sông tỉnh Hà
Nam, 2013 .............................................................................................. 58

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

VLXD

Vật liệu xây dựng

KCN

Khu công nghiệp


TT

Thị trấn

UBND

Uỷ ban nhân dân

GD$ĐT

Bộ giáo dục và đào tạo

ƠNMT

Ơ nhiễm mơi trường

ƠNKK

Ơ nhiễm khơng khí

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

WQI

Water Quality Index

COI


The cost of illness

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

GHCP

Giới hạn cho phép

NN

Nước ngầm

YHLĐ$VSMT

Y học lao động và vệ sinh môi trường

TN$MT

Tài nguyên và mơi trường

NGK

Nước giếng khoan

CNH

Cơng nghiệp hóa


vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề ô nhiễm mơi trường nước, trong đó ơ nhiễm các dịng sơng đang là
một trong những vấn đề bức xúc cần giải quyết. Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là
một trong 3 lưu vực có mức độ ơ nhiễm cao, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và
môi trường.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 24% bệnh tật và số
ca tử vong trên thế giới có căn nguyên từ môi trường. Trong số 102 loại bệnh
thường gặp được thống kê ở báo cáo “Sức khỏe toàn cầu của WHO ”có tới 85 bệnh
có căn nguyên từ mơi trường. Trong đó, các loại bệnh do ơ nhiễm nước gây ra như
tiêu chảy, hội chứng lỵ, ghẻ, viêm kết mạc...
Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Y tế bước đầu
đã có nghiên cứu mang tính hệ thống hóa về sức khỏe mơi trường, trong đó nghiên
cứu về thiết lập kế hoạch triển khai chương trình đánh giá tác động sức khỏe mơi
trường ở khu vực ơ nhiễm. Chương trình được thực hiện năm 2008 và đã đưa ra
danh mục các loại bệnh do mơi trường ơ nhiễm, trong đó có các các loại bệnh liên
quan đến môi trường nước bị ô nhiễm nước.
Nhiều quốc gia cùng các tổ chức y tế trên thế giới đã nỗ lực xây dựng và
hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá sức khỏe cộng đồng tại các
khu vực môi trường bị ô nhiễm trong đó có ơ nhiễm chất lượng nguồn nước. Tuy
nhiên ở nước ta những nghiên cứu đề cập đến vấn đề này cịn ít. Xuất phát từ những
vấn đề trên,tơi đã tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích và đánh giá chất lượng
nước sông Nhuệ - Đáy tới sức khỏe người dân tỉnh Hà Nam”.Đây được xem là
một hướng nghiên cứu mới có ý nghĩathực tiễn cao
2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích, thực trạng chất lượng nước sơng Nhuệ - Đáy và một

số yếu tố khác có liên quan (chất lượng nước ngầm, tính chất rau trồng tưới bằng
nước sơng), ảnh hưởng đến sức khỏe và chi phí bệnh tật của người dân tỉnh Hà
Nam.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước sông Nhuệ - Đáy nhằm nâng
cao sức khỏe người dân tại Hà Nam.
1


2.2. Đối tượng
ng nghiên ccứu
- Chất lượng
ng nước
nư mặt lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạạn chảy qua tỉnh Hà
Nam.
- Hiện trạng sứcc khỏe
kh người dân liên quan đến việc sử dụ
ụng nước sông tại Hà
Nam.
3. Phạm vi nghiên cứ
ứu
- Chất lượng
ng nước
nư : nước mặt và nước ngầm tại tỉnh
nh Hà Nam
Nam.
- Tính chấtt rau mu
muống tưới bằng nước sông tại tỉnh
nh Hà Nam.
Nam


Sơ đồ lấy mẫu lưu vvực sông Nhuệ-Đáy (nguồn: Tổng cụ
ục môi trường)
4. Ý nghĩa khoa họcc và ý nghĩa
ngh thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa họcc
Luậnn văn phân tích, đánh giá chất
ch lượng nước tạii sông Nhuệ
Nhu - Đáy, tạo điều
kiện cho những
ng nghiên cứu
c tiếp theo liên quan đến ô nhiễm nướcc ttại các lưu vực khác.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
n
Luậnn văn đưa ra những
nh
giải pháp và kiến nghị góp phần
n bbảo vệ môi trường
nước sông và sức khỏee người
ngư dân tại Hà Nam.
2


5. Kết cấu của luận văn
Luận văn: “Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy tới
sức khỏe người dân tỉnh Hà Nam” gồm những nội dung chính như sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Địa điểm, thời gian. phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm và mối liên quan giữa các khái niệm trong đề tài
Chiến lược sức khoẻ môi trường quốc gia (Australian Environmental Health
Council, 1999)đề cập sức khỏe kiểmvàmơi trường bao gồm những khía cạnh về sức
khoẻ, cả chất lượng cuộc sống, được xác định bởi các yếu tố vật lý, hoá học, sinh
học, xã hội và các yếu tố tâm lý trong môi trường. Định nghĩa này cũng ám chỉ tới
cả lý thuyết và thực tiễn của việc quyết định, kiểm và phòng ngừa đối với những
yếu tố trong môi tường, những yếu tố có thể ảnh hưởng tiềm tàng bất lợi đối với sức
khỏe các thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ tương lai .
Cho đến này nhiều tác giả đưa ra khái niệm về sức khỏe môi trường như sau:
Sức khỏe mơi trường là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững để
nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Mối liên quan giữa mơi trường, sức khỏe
Ơ nhiễm môi trường gây thiệt hại cho con người và các lồi sinh vật, xét về
bản chất các loại ơ nhiễm này do các chất gây ơ nhiễm có trong khơng khí như
CO2, CO, SO2, bụi..., có trong nguồn nước như các chất vô cơ, chất hữu cơ... và
trong đất như kim loại nặng, thuốc trừ sâu... vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nguyên
nhân gây ô nhiễm do con người hoặc thiên nhiên nhưng chủ yếu là do hoạt động
của con người xả thải và môi trường từ hoạt động sản xuất, xây dựng, giao thơng
vận tải hay sinh hoạt.
Ơ nhiễm môi trường gây tác hại xấu đến sức khỏe con người, làm tăng chi
phí khám, chữa bệnh, làm giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉ
ốm đau và chết non. Bên cạnh việc ước tính các chi phí cho chăm sóc sức khỏe,

khái niệm “gánh nặng bệnh tật” còn được sử dụng khi đánh giá tác động sức khỏe.
“Gánh nặng bệnh tật” được hiểu là tổng số năm sống bị mất đi vì mang bệnh, tai
nạn thương tích và số năm bị mất đi vì chết non so với tuổi thọ cao nhất, tính trên
100.000 người dân sống trong khu vực điều tra. Môi trường khu vực bị ô nhiễm
khiến “gánh nặng bệnh tật” cộng đồng tại đó sẽ gia tăng, điều này gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới đời sống của người dân.
Mọi hoạt động nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa tác động của môi trường
đối với sức khỏe đều nhằm mục tiêu xác định những mối nguy hại, lượng hóa các
4


rủi ro về sức khỏe môi trường và những hậu quả về sức khỏe, trên cơ sở đó đưa ra
các giải pháp hạn chế tác động. Để nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa tác động của
mơi trường đối với sức khỏe thì cần phải xác định rõ các yếu tố mơi trường có ảnh
hưởng (Bảng 1.1) đưa ra các yếu tố nguy cơ truyền thống (thường ở các nuớc đang
phát triển) và các nguy cơ hiện đại (ở các nước phát triển).
Bảng 1.1. Những yếu tố nguy cơ truyền thống và hiện đại từ môi trườngtác
động lên sức khỏe con nguời (WHO (2002),Global Health Report)
Loại

Nước sạch,
thức ăn và
VSMT

Mối nguy hiểm truyền thống
(chủ yếu ở các nước đang phát
triển)
- Thiếu tiếp cận với nguồn nước
hợp vệ sinh
- Thực phẩm bị ô nhiễm

- Vector gây bệnh
- Thiếu những yếu tố vệ sinh cơ
bản
- Uống nước có tác nhân gây bệnh
- ƠNKK đô thị từ phương tiện
giao thông, trạm nhiệt điện và các
khu công nghiệp

Mối nguy hiểm hiện đại
(chủ yếu ở các nước
phát triển)
- Ơ nhiễm nước từ các khu đơng
dân cư, khu công nghiệp và khu
nông nghiệp thâm canh
- Phụ gia thực phẩm và chất bảo
quản

- Vật liệu xây dựng (sơn và các
dung mơi)
Khơng khí
- ƠNKK đơ thị từ phương tiện
giao thông, trạm nhiệt điện và
các khu công nghiệp
- Tái xuất hiện các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm
- Hóa chất, phóng xạ và sự tiếp
- Hóa chất, phóng xạ và sự tiếp
xúc với các yếu tố sinh học, vật lý xúc với các yếu tố sinh học, vật
nguy hiểm (trong nông nghiệp và lý nguy hiểm (dây chuyền sản
Nơi

tiểu thủ công nghiệp)
xuất và những sản phẩm hiện
làm việc
đại)
- Chất thải rắn không được xử lý
- Tích lũy chất thải rắn và chất
Các yếu tố
- Tai nạn giao thông
thải nguy hại
môi trường
- Thiên tai, lũ lụt, hạn hán và
- Phá rừng và suy thối đất
bên ngồi
động đất
- Biến đổi khí hậu
khác
- Tai nạn giao thông
5


Nhóm nước đang phát triển –
có tỷ lệ tử vong cao

Nhóm nước đang phát triển
có tỷ lệ tử vong thấp

Nhóm nước phát triển

Nhóm 1: các bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân do bà mẹ, những quá
trình phát sinh trong quá trình sinh đẻ và suy d

inh dưỡng
Các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng
Điều kiện bà mẹ và trẻ em
Nhiễm trùng hơ hấp
Thiếu dinh dưỡng
Nhóm 2: Bệnh khơng lây nhiễm
Bệnh tim mạch
Ung thư
Hơ hấp mạn tính
Thần kinh
Các bệnh khơng lây nhiễm khác

Nhóm 3: Các thương tíc
Thương tích khơng chủ ý
Thương tích chủ ý

Hình 1.1. Số lượng và mơ hình gánh nặng bệnh tật ở nhóm nước đang
phát triển và nhóm nước phát triển

6


Nước mặt ở tỉnh Hà Nam đang bị ô nhiễm chủ yếu là do nhận nước từ các
sông Nhuệ, Đáy, Duy Tiên, Châu Giang và sông Sắt. Ảnh hưởng của ô nhiễm
nước sông đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Nam là rõ rệt:
Các cánh đồng bị ô nhiễm do nguồn nước sông cung cấp đã làm cho nhiều
ruộng rau bị thất thu vì khơng thể bán được, người dân ăn rau thường có nguy cơ bị
tiêu chảy cấp. Qua khảo sát thực tế tại địa bàn xã Tiên Nội, Duy Tiên, những khi có
nguồn nước sông Duy Tiên về các kênh mương, đồng ruộng qua trạm bơm Chợ
Lương, nước trên đồng có màu đen, mùi khó chịu, ảnh hưởng lớn tới việc trồng rau

và ni cá của người dân.
Ơ nhiễm mơi trường nước sơng làm cho việc nuôi trồng thuỷ sản không phát
triển được. Nghề đánh bắt cá trên sông suy giảm, làm ảnh hưởng đến đời sống kinh
tế của nhân dân lưu vực sơng. Ước tính thiệt hại đối với ơ nhiễm nước sơng đến
ni trồng thuỷ sản, bình qn dọc các sơng Nhuệ, sông Đáy, sông Châu Giang là
trên 50 lồng cá, mỗi lồng cá hàng năm thu nhập khoảng 10.000.000 đồng. Khi nước
sơng bị ơ nhiễm thì nhân dân mất nguồn thu nhập khoảng 500.000.000 đồng. Khi
nước sông bị ô nhiễm, việc xử lý để cấp nước cho sinh hoạt gặp nhiều khó khăn và
tốn kém hơn so với khi nước sơng khơng bị ơ nhiễm. Trong khi đó nước ngầm ở Hà
Nam đang bị ô nhiễm một số chất như Amơniac, As, nitrit, nitrat… vì thế khơng thể
chọn là nguồn nước khai thác thay thế để cấp nước sinh hoạt được vì xử lý rất khó
khăn.
Trước đây, sơng Nhuệ-Đáy phát triển giao thơng thuận lợi, khơng chỉ vận tải
hàng hố mà cịn là tuyến du lịch sơng nước nội vùng và liên tỉnh. Hai bên bờ sơng
Nhuệ-Đáy có di tích, nhiều tụ điểm bến bãi giao lưu sông nước, hấp dẫn du lịch.
Sơng Nhuệ-Đáy cịn có tiềm năng phát triển du lịch chứ khơng phải là cơng trình
thuỷ nơng thuần túy. Môi trường nước bị ô nhiễm đã làm mất đi những giá trị của
các hoạt động văn hoá vốn có của cư dân ven sơng. Trong tương lai, để có thể phục
hồi được những giá trị đó, trước hết phải ngăn chặn, phịng ngừa ơ nhiễm nguồn
nước kịp thời để lấy lại và phục hồi những giá trị vốn có của dịng sơng.
Các yếu tố nguy cơ truyền thống thường đi kèm với sự kém phát triển và có
tác động ngay lập tức đối với sức khỏe con người, còn những mối nguy cơ hiện đại
lại gắn liền với sự phát triển, tác động của nó kéo dài theo thời gian vì vậy rất khó
7


xác định tác động của nó lên sức khỏe con người.(Hiện trạng môi trường nước tỉnh
Hà Nam năm (2011))
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên tồn cầu có 4 tỷ ca

mắc bệnh tiêu chảy và 1,5 triệu ca tử vong do bệnh tiêu chảy vì nước khơng an tồn,
vệ sinh mơi trường và vệ sinh cá nhân kém.Trên thế giới, cứ mỗi 8 giây lại có một
trẻ em chết vì nước ơ nhiễm. Đây là một con số kinh hồng, cao hơn bất kì tỉ lệ
bệnh dịch nào. Tại các quốc gia nghèo như Ấn Độ, khoảng 80% rác thải đô thị được
đổ trực tiếp xuống sông Hằng.
Theo thông tin đăng tải trên trang tin tức về các vấn đề nhân đạo IRIN ngày
18/6, Ngân hàng Thế giới ước tính, nền kinh tế Pakistan thiệt hại 4,9 tỷ USD mỗi
năm (tương đương 3,4% GDP) vì những tổn thất về năng suất và chi phí điều trị do
các dịch bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm gây ra.
Các nghiên cứu được thực hiện bởi Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Quỹ
Bảo vệ đời sống thiên nhiên thế giới cũng chỉ ra rằng, có tới 40% số bệnh nhân ở
các bệnh viện của Pakistan bị mắc các bệnh do uống nước khơng an tồn.
Số liệu của UNICEF cho thấy khoảng một nửa số ca tử vong ở trẻ dưới 5
tuổi xảy ra ở năm quốc gia: Ấn Độ, Nigiêria, Cộng hịa Dân chủ Cơng Gơ, Pakistan
và Trung Quốc. Hai quốc gia - Ấn Độ (24%) và Nigiêria (11%) - chiếm hơn 1/3 số
ca tử vong ở trẻ dưới năm tuổi. Những quốc gia này cũng có một số lượng lớn
người dân khơng được sử dụng nước sạch và không được hưởng điều kiện vệ sinh
môi trường phù hợp.( www.unicef.org)
Việc cải thiện tình hình nước sạch và vệ sinh mơi trường sẽ góp phần đáng
kể làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ em và góp phần giải quyết vấn đề bắt
bình đẳng ở các quốc gia này.
Sông Ravi là một lời nhắc nhở về thách thức trong việc thực thi luật pháp
lĩnh vực môi trường ở Pakistan. Chất thải từ 16.000 nhà máy và từ khu vực sinh
hoạt của 10 triệu công dân trong thành phố Lahore đều đã xả trực tiếp vào con sông
này mà không hề qua xử lý.
Ở Pakistan, các loại hóa chất gây ơ nhiễm trong nước uống, chẳng hạn như
florua, asen và nitrat được phát hiện tại nhiều địa phương khác nhau. Ô nhiễm asen
8



được tìm thấy ở khu vực miền namPunjab và miền trung Sindh. Ơ nhiễm nước uống
là ngun nhân chính của nhiều căn bệnh nghiêm trọng gây tử vong tại Pakistan.
Ở Ấn Độ, cũng tại con sông được coi là linh thiêng với đạo Hindus, người ta
cịn trực tiếp chơn xác người thân đã qua đời. Vì vậy mỗi ngày có khoảng 1000 trẻ
em tử vong vì bệnh liên quan tới ô nhiễm nước.
Một quốc gia đang phát triển khác là Trung Quốc cũng khơng phải ngoại lệ.
Có khoảng 700 triệu người Trung Quốc, tương ứng với 50% dân số quốc gia này,
hiện đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Hiện nay mức fluoride trong nguồn nước uống của hơn 1.000 quận huyện ở
Trung Quốc quá cao, trong khi mức arsenic đang ở mức đe dọa cuộc sống của
600.000 người ở đất nước này. Truyền thông quốc gia Trung Quốc gần đây cũng
báo động hàng chục triệu người ở Trung Quốc đang bị nhiễm độc từ nguồn nước
uống khơng an tồn, dù giới lãnh đạo cấp cao nước này đã có những động thái cam
kết cải thiện cung cấp nước sạch cho dân. Hiện nay gần 21 triệu người bị các bệnh
liên quan đến xương do phơi nhiễm với chất fluoride quá nhiều.
Trong khi đó, khoảng 87 triệu người đang đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh.
Các vùng bị ảnh hưởng nặng nề từ nguồn nước uống khơng an tồn phần lớn là
đồng bằng phía bắc Trung Quốc, trong đó tỉnh Hà Nam chịu thiệt hại nhiều nhất.
Theo chuyên gia trên, chất arsenic cũng đang đe dọa đến cuộc sống của hàng trăm
nghìn người ở 131 quận, huyện trên khắp Trung Quốc. Nếu phơi nhiễm với loại
chất này trong thời gian dài, con người có thể bị ung thư da, thận và phổi. Trong khi
đó, hơn 30 triệu người đang có nguy mắc các loại bệnh liên quan đến bướu cổ do
uống nước có hàm lượng iodine q cao.
Q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã làm gia tăng chất thải ra
môi trường nước làm tăng việc ô nhiễm nguồn nước. Sự phơi nhiễm các chất gây ô
nhiễm ở nguồn nước đã làm gia tăng số lượng các ca bệnh tật (Moeller, 2004). Việc
nghiên cứu mối liên hệ giữa ô nhiễm nguồn nước với sức khoẻ con người bắt đầu từ
đầu những năm 1800. Một trong những nhà nghiên cứu chú ý sớm nhất về vấn đề
này đó là John Snow. Snow đã xác định dòng thải từ hệ thống nước thải của
LonDon đi qua vùng cung cấp nước uống cho người dân bị nhiễm dịch tả (Snow,

2002). Từ khi phát minh khoa học của Snow về dịch bệnh và sức khoẻ môi trường
9


được phát triển thì có thể đánh giá các thành phần có thể nhìn thấy trong ơ nhiễm
mơi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng (Hình 1.2).
Chất lượng nước ngọt có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe
con người. Rất nhiều bệnh truyền nhiễm đe dọa sự sống và sức khỏe con người
được truyền qua nước hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn. Khoảng 80% các bệnh tật của
các nước đang phát triển là do thiếu nước sạch và thiếu các phương tiện phù hợp để
xử lý phân ( WHO(1992)) . Có khoảng một nửa dân số thế giới mắc phải các bệnh
do thiếu nước hoặc nước bị nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng chủ yếu đối với các tầng lớp
người nghèo ở tất cả các nước đang phát triển. Có khoảng 2 tỷ người trên trái đất có
nguy cơ mắc các bệnh ỉa chảy lây lan qua đường nước hoặc thực phẩm, đây là
nguyên nhân chính gây ra tử vong khoảng 4 triệu trẻ em mỗi năm. Các vụ dịch tả
thường được truyền qua nước uống bị nhiễm bẩn, đang gia tăng nhanh chóng về
mặt tần suất. Bệnh sán máng (200 triệu người nhiễm bệnh) và bệnh giun (10 triệu
người bị nhiễm bệnh) là 2 dạng bệnh phổ biến trầm trọng nhất có liên quan tới
nước. Các vevto côn trùng sinh sản nhờ nước cũng truyền các bệnh đe dọa đến sự
sống của con người, chẳng hạn như sốt rét (267 triệu người nhiễm), giun chỉ (90
triệu người nhiễm), sốt xuất huyết (30 – 60 triệu người nhiễm) (WHO,(1997)Health
and environment in a sustainable, Earth Summit) .
Trong khi đó theo Viện Nước quốc tế Stockholm (SIWI), do sử dụng nước
bẩn, khoảng 3,6 triệu người - trong đó có 1,5 triệu trẻ em - đã tử vong mỗi năm vì
bệnh tả, tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn...

10


Kết quả nghiên cứu của WHO các khu vực năm 2000, trình

bày trong Báo cáo Sức khỏe Tồn cầu năm 2002

Hình 1.2 - Ảnh hưởng sức khỏe do thiếu nước và điều kiện vệ sinh hợp lý trên
toàn cầu
(WSH deaths/million - Deaths from unsafe water, sanitation and hygiene: Số
người chết do thiếu nước và nước không hợp vệ sinh/triệu người)
Trên hình ta thấy số lượng người chết tập chung nhiều tại các nước, khu vực
đang phát triển. Do kinh tế và trình độ khoa học kém phát triển nên các vấn đề về
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vẫn chưa được chú trọng, đặc biệt
nhu cầu và chất lượng nước vẫn chưa được đáp ứng.
Hiểu biết về mối liên hệ giữa sức khoẻ cộng đồng và ô nhiễm là vô cùng
quan trọng trong việc phát triển các hoạt động quản lý ô nhiễm và nâng cao chất
lượng cuộc sống, sức khỏe cho người dân. Việc xác định các chất ơ nhiễm sinh học,
hố học mà các chất này đã tạo ra nguy cơ lớn nhất tới sự điều chỉnh sức khoẻ con
người để đưa ra quyết định đúng đắn trong việc xác định diện tích các nguồn được
cho phép (Ritter et al, 2002). Mặc dù vậy thì khi xây dựng sự quản lý các nguồn
nước cần có sự phối hợp hoạt động của các bộ, ban ngành liên quan như Bộ Y tế
trong việc quan trắc chất lượng nước và chiến lược, chính sách quản lý.
Theo một nghiên cứu do Chương trình giám sát chung (JMP) thuộc Tổ chức
Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) công bố hiện 87% dân số
thế giới (tức 5,9 tỉ người) đã được sử dụng nguồn nước uống an toàn.

11


Tóm lại nguồn nước ơ nhiễm gây ra các bệnh sau:
-Bệnh lây lan qua nước ăn uống: Những căn bệnh này xảy ra do ăn uống nước
bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh, như: các bệnh đường ruột (tiêu chảy, thương hàn, tả,
lỵ, …). Bệnh tiêu chảy đứng thứ hai về nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em,
chỉ sau bệnh viêm phổi (WHO(2005)).Bệnh tiêu chảy giết chết nhiều trẻ nhỏ hơn số

bị tử vong do các bệnh AIDs, sởi, sốt rét cộng lại (UNICEF/WHO, (2011) global
health report)
- Bệnh do tiếp xúc với nước ô nhiễm: Những bệnh này có thể lây truyền qua
tiếp xúc trực tiếp với các vi sinh vật gây bệnh trong nước. Ví dụ như: bệnh giun
Guinea và bệnh sán máng có thể xảy ra ở những người bơi lội dưới nước có lồi ốc
bị nhiễm những vi sinh vật gây các bệnh này sinh sống.
- Các bệnh liên quan đến nước: sốt rét, bếnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh giun
chỉ. Các bệnh này xuất hiện do các côn trùng trung gian truyền bệnh là các loại
muỗi, trong đó nước đóng vai trị là môi trường sống của các sinh vật truyền bệnh
(Bảng 1.2, 1.3).

12


Bảng 1.2 : Lựa chọn các yếu tố, tác nhân cần xem xét khi thực hiện
đánh giá sức khoẻ môi trường
Các yếu tố mơi trường tính đến

Các yếu tố khơng tính đến

• Ơ nhiễm khơng khí, nước và đất do • Thói quen hút thuốc, uống rượu, lạm
các chất hố học và các tác nhân sinh dụng thuốc;
học:

• Ăn kiêng;

• Bức xạ cực tím và ion hố;

• Các mơi trường tự nhiên mà khơng gây


• Tiếng ồn và trường điện từ;

biến đổi các lồi sinh vật (tác nhân sinh

• Rủi ro nghề nghiệp;

vật) truyền bệnh (sơng, hồ, đất ngập

• Mơi trường xây dựng (bao gồm cả nước);
các vấn đề về nhà ở, mơ hình sử dụng • Sử dụng màn (yếu tố không liên quan
đất và hệ thống giao thông);

đến mơi trường);

• Các phương thức canh tác nơng • Thất nghiệp (nếu tình trạng thất nghiệp
nghiệp, các hệ thống thuỷ nơng;

này khơng do thảm hoạ, thiên tai gây

• Biến đổi khí hậu và hệ sinh thái do nên);
con người;

• Tác nhân sinh học tự nhiên (ví dụ phấn

• Hành vi ứng xử của con người liên hoa ở môi trường khơng khí xung
quan đến khả năng cung cấp nước quanh);
sạch và các điều kiện vệ sinh (thói • Quan hệ, giao dịch giữa người với
quen rửa tay, ô nhiễm thực phẩm).

người mà khơng thể phịng ngừa một

cách hợp lý (như sửa nhà, áp dụng các
điều kiện vệ sinh hay cải thiện môi
trường lao động).

13


Bảng 1.3. Ma trận quan hệ giữa các yếu tố mơi trường và bệnh tật
Ơ nhiễm
Ơ

Ơ

Chất nước hoặc

nhiễm

Các vấn đề về sức

Tiếng

nhiễm

thải

quản lý

lương

khoẻ


ồn

khơng

sinh

yếu kém

thực,

khí

hoạt

nguồn

thực

nước

phẩm

Nhiễm trùng hơ hấp

*

Điều

Biến

đổi

kiện
nhà ở
khơng

mơi
trường

tốt

tồn
cầu

*

*
*

cấp tính
Bệnh tiêu chảy

*

*

*

*


Nhiễm trùng khác

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

Bệnh truyền nhiễm do


*

véctơ truyền bệnh
Bị thương và bị ngộ

*

độc
Bệnh về thần kinh

*

*

Bệnh tim, mạch

*

Ung thư

*

Các bệnh hô hấp mãn

*

*
*
*


*

*
*

*

tính
1.3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam chất lượng nguồn nước đang có nguy cơ nằm ngồi tầm kiểm
sốt do tác động của các hoạt động phát triển; sự mâu thuẫn trong khai thác, chia sẻ
tài nguyên nước giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế; từ công tác quản lý Nhà nước
và đặc biệt là chính sách, pháp luật chưa được hồn thiện, thiếu nhiều quy định và
các chế tài trong việc kiểm sốt chất lượng nguồn nước. Chính vì vậy việc bảo vệ
và quản trị tốt nguồn nước đã được coi là vấn đề ưu tiên trong mục tiêu phát triển
đất nước. Trong đó, chính sách, pháp luật về kiểm sốt nguồn nước phải được ưu
tiên hàng đầu. (Nguyễn Thanh Sơn (2005), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam)
Trong suốt 25 năm qua, chúng ta đã có sự tăng trưởng vượt bậc, nâng cao
mức sống cho hàng triệu người và đạt được sự giảm nghèo hiệu quả. Năm 2014,
14


GDP của nước ta tăng 5,9%, trở thành nước tăng trưởng nhanh thứ hai sau Trung
Quốc.(Công bố của Tổng cục thống kê (12/2014)).
Tuy vậy, do nền kinh tế của nước ta còn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt là nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng. Sự
phụ thuộc này đã dẫn đến tình trạng suy thối hóa đất, suy thối rừng, suy thối
nguồn lợi hải sản ven bờ do khai thác đánh bắt cá q mức và nhất là suy thối mơi
trường đặc biệt là mơi trường nước.
Cùng với sự đơ thị hóa nhanh và phát triển công nghiệp, các vấn đề về môi

trường như rác thải, ô nhiễm ngày càng trở nên bức xúc, trong đó tình trạng ơ nhiễm
nước ngày càng trở nên trầm trọng, đã và đang gây ra vấn đề bất ổn trong xã hội.
Theo thống kê hiện Việt Nam có khoảng 2.360 con sơng dài trên 10 km và hàng
ngàn hồ, ao.
Điều không may là những nguồn nước của chúng ta dang ngày càng bị suy
thối, thậm chí một số nguồn nước bị phá hủy do ô nhiễm nghiêm trọng bởi các
hoạt động mang mục tiêu kinh tế và sự khai thác cho mục đích sinh hoạt của con
người. Ơ nhiễm mơi trường nước hiện nay của nước ta đã và đang có xu hướng phát
triển
Tình trạng ơ nhiễm nước mặt ở các đô thị, được thể hiện rõ nhất ở hai thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang ở mức báo động rất cao. Tại hai thành phố này,
nước thải sinh hoạt trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Rất
nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, nhiều bệnh viện và cơ sở y tế chưa có
hệ thống xử lý nước thải; một lượng lớn chất thải rắn trong thành phố khơng được
thu gom triệt để... Tình trạng ơ nhiễm nước mặt ở nông thôn, khu vực sản xuất nông
nghiệp không ngừng gia tăng. 76% số dân đang sinh sống ở nơng thơn, là nơi cơ sở
hạ tầng cịn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử
lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trơi làm cho tình trạng ơ nhiễm nguồn nước về mặt
hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao, nhất là việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật
trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô
nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe.
Tại một số địa phương, khi quan sát các trường hợp ung thư, viêm nhiễm phụ
khoa chiếm từ 40 đến 50% là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh
giá của các Bộ Y tế và Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, trung b́ ình mỗi năm ở
15


Việt Nam có khoảng chín nghìn người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh
kém; hằng năm có khoảng hơn 100 nghìn trường hợp mắc ung thư mới phát hiện
mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Tác hại

của ô nhiễm nguồn nước mặt đối với sức khỏe con người, chủ yếu do môi trường
nước bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ơ nhiễm các hợp chất hữu cơ, các hóa chất
độc hại và ô nhiễm kim loại nặng. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt đối với sức
khỏe cộng đồng chủ yếu thông qua hai con đường, do ăn uống phải nước bị ô nhiễm
hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm và tiếp xúc
với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động do con người
gây ra.
Nhằm từng bước giảm ô nhiễm nước mặt, cũng như nâng cao chất lượng
sống và sức khỏe của người dân, các cơ quan quản lý từ Trung Ương đến các địa
phương cần áp dụng các biện pháp hạn chế xả chất thải ra nguồn nước mặt. Xử lý
nước thải sinh hoạt ngay từ đầu nguồn bằng công nghệ sinh học hoặc đầu tư lắp đặt
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho các cụm dân cư. Đẩy mạnh nghiên cứu, xác
định rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mơi trường nước mặt có nguy cơ
cao đối với sức khỏe cộng đồng. Cần xây dựng và công bố Báo cáo Sức khỏe mơi
trường quốc gia, trong đó nêu chi tiết các nội dụng liên quan đến ô nhiễm nước mặt
và sức khỏe cộng đồng.
Đối với các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở có phát sinh nước thải, tăng cường
tái sử dụng nước trong sản xuất (quay vòng nước trong sản xuất); lắp đặt hệ thống
xử lý nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận, cũng như từng bước thay đổi công
nghệ sản xuất tiên tiến nhằm tiết kiệm nguồn nước trong quá trình sản xuất tại các
cơ sở này. Nâng cao trách nhiệm bảo vệ mơi trường của các cá nhân, hộ gia đình
bằng việc sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày; đồng thời người dân
không nên sử dụng nguồn nước mặt bị ô nhiễm cho ăn uống, sinh hoạt, nhất là hạn
chế sử dụng nguồn nước mặt bị ô nhiễm cho hoạt động chăn ni và trồng trọt...
Có thể thấy, ơ nhiễm môi trường không những ảnh hưởng đến đời sống xã
hội của con người, mà còn gây ra nhiều tổn thất cho nền kinh tế đất nước. Theo
đánh giá của Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam phải chịu thiệt hại ước tính
khoảng 17.500 tỷ đồng đối với các vấn đề sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi
trường. Nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con
16



×