Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tinh Thần Sinh Thái Trong Truyện Đồng Thoại Ở Nam Bộ Đầu Thế Kỉ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thùy Lan

TINH THẦN SINH THÁI
TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI Ở NAM BỘ
ĐẦU THẾ KỈ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thùy Lan

TINH THẦN SINH THÁI
TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠI Ở NAM BỘ
ĐẦU THẾ KỈ XXI
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 82201 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. BÙI THANH TRUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS. TS. Bùi Thanh Truyền. Các số liệu thống kê cũng như các
ý kiến nhận xét nếu khơng có chú thích trích dẫn, đều được rút ra từ q trình
tìm hiểu đối tượng của bản thân người viết, và chưa từng được cơng bố trong
bất cứ cơng trình nào khác. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình
nghiên cứu của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 4 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Lan


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Bùi Thanh Truyền, người thầy đã tận
tình chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến q báu giúp tơi hồn thành
luận văn thạc sĩ trong điều kiện tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo khoa Ngữ văn, Phòng Sau Đại học, Thư
viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tơi rất
nhiều trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn quý thầy cơ, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Lan



MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG

QUAN

VỀ

TINH

THẦN

SINH

THÁI

VÀ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ... 13
1.1. Khái lược về tinh thần sinh thái............................................................ 14
1.1.1. Khái niệm tinh thần sinh thái ........................................................ 14
1.1.2. Biểu hiện của tinh thần sinh thái trong văn học............................ 15
1.1.3. Tinh thần sinh thái trong phê bình văn học Việt Nam
đương đại ...................................................................................... 17
1.2. Khái niệm và đặc điểm của truyện đồng thoại ..................................... 19
1.2.1. Khái niệm truyện đồng thoại ......................................................... 19
1.2.2. Đặc điểm của truyện đồng thoại .................................................... 21

1.3. Truyện đồng thoại – mảng sáng tác quan trọng của văn học
Nam Bộ đầu thế kỉ XXI ...................................................................... 24
1.3.1. Cách hiểu về văn học Nam Bộ...................................................... 24
1.3.2. Truyện đồng thoại trong đời sống văn học Nam Bộ đương đại ... 27
1.3.3. Triển vọng tiếp cận truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ
XXI từ góc nhìn phê bình sinh thái............................................... 28
Tiểu kết Chương 1 ....................................................................................... 31
Chương 2. TINH

THẦN

ĐỒNG THOẠI

SINH

THÁI

TRONG

TRUYỆN

Ở NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XXI

NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI
VÀ THẾ GIỚI PHI NHÂN LOẠI ........................................... 32
2.1. Quan hệ cộng sinh, hòa hợp giữa con người và thế giới
phi nhân loại ........................................................................................ 33


2.1.1. Con người trân quý, sẻ chia với tự nhiên, muôn thú .................... 33

2.1.2. Con người nỗ lực bảo vệ mn lồi, tái thiết lại tự nhiên ............ 38
2.1.3. Con người ăn năn, sám hối về những lỗi lầm
trước Mẹ Thiên nhiên ................................................................... 43
2.2. Quan hệ bất hòa, thù địch giữa con người và thế giới phi nhân loại ... 44
2.2.1. Con người là tác nhân hủy diệt muôn thú, chối bỏ môi sinh......... 44
2.2.2. Con người là nạn nhân của tiến trình đơ thị hóa ........................... 53
2.3. Thơng điệp nghệ thuật từ mối quan hệ giữa con người và thế giới
phi nhân loại ........................................................................................ 57
2.3.1. Thức tỉnh sự tôn trọng, hòa điệu với tự nhiên ............................... 57
2.3.2. Khơi dậy trách nhiệm của con người đối với môi trường ............. 60
2.3.3. Trao gởi những bài học giáo dục nhẹ nhàng, sâu sắc .................... 61
Tiểu kết Chương 2 ....................................................................................... 64
Chương 3.

TINH

THẦN

SINH

THÁI

TRONG

TRUYỆN

ĐỒNG THOẠI Ở NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XXI
NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ................................ 65
3.1. Tinh thần sinh thái trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................... 65
3.1.1. Hệ thống nhân vật .......................................................................... 66

3.1.2. Các biện pháp xây dựng nhân vật .................................................. 70
3.2. Tinh thần sinh thái trong khắc họa không gian nghệ thuật .................. 80
3.2.1. Không gian thôn dã ........................................................................ 81
3.2.2. Không gian hoang dã ..................................................................... 83
3.2.3. Không gian kì ảo ............................................................................ 86
3.3. Tinh thần sinh thái trong ngơn từ nghệ thuật ....................................... 88
3.3.1. Ngôn từ mang phong cách ngụ ngơn hóa ...................................... 88
3.3.2. Ngơn từ đậm tính đối thoại và giễu nhại ....................................... 90
3.4. Tinh thần sinh thái trong tổ chức cốt truyện ........................................ 95
3.4.1. Kiểu cốt truyện đối thoại ............................................................... 96


3.4.2. Kiểu cốt truyện phiêu lưu .............................................................. 97
Tiểu kết Chương 3 ..................................................................................... 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhiệt độ Trái đất tăng, băng tan ở hai cực, khơng khí ngày càng ô nhiễm,
sự thay đổi của khí hậu,… tất cả như lời cảnh báo nghiêm trọng mà Mẹ Thiên
nhiên đang gửi đến cho con người.
Mất đi tương lai của mình khơng giống như thua 1 cuộc bầu cử, hay mất
đi vài điểm trên sàn chứng khốn. Tơi ở đây để nói thay cho tất cả các
thế hệ tương lai. Tôi ở đây để nói thay cho những đứa trẻ đang chết đói
mà khơng ai có thể nghe được tiếng khóc của chúng. Tơi ở đây để nói

thay cho vơ số lồi động vật đang chết dần trên cả hành tinh này
vì khơng có nơi nào để đi (Bài phát biểu của Severn Suzuki về mơi
trường, 2014).

Đó là những lời phát biểu đầy ấn tượng của Severn Suzuki, 12 tuổi, tại
Hội thảo vì mơi trường năm 1992. Có thể thấy khơng phải đến thời điểm hiện
tại, chúng ta mới nói đến vấn đề sinh thái mà đã từ rất lâu rồi những người
thực sự quan tâm đến môi trường vẫn đang cố gắng tìm mọi cách để cứu lấy
thiên nhiên, cứu lấy chính mơi trường sống của chúng ta.
Những biến đổi về khí hậu diễn ra trên tồn thế giới đang đe dọa trực
tiếp đến sự sống của các loài sinh vật nói chung và con người nói riêng. Các
nhà khoa học đã chứng minh biến đổi khí hậu diễn ra bởi hai nguyên nhân
chủ yếu: do những quá trình tự nhiên và do ảnh hưởng của con người. Trong
đó, nguyên nhân cốt lõi là sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển
dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là lượng khí CO2 được tạo thành
trong quá trình khai thác và sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (dầu
mỏ, than đá, khí tự nhiên,…), phá rừng, chuyển đổi sử dụng đất. Đứng trước
những nguy cơ ấy, tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đã có những động thái tích
cực nhằm hạn chế, khắc phục và bảo vệ môi trường sống. Văn chương cũng


2

không ngoại lệ, đặc biệt là lĩnh vực sáng tác cho thiếu nhi, trong đó có truyện
đồng thoại.
Từ lâu truyện đồng thoại được biết đến như một người bạn thân thiết của
mọi trẻ em. Những câu chuyện ấy khơng có những mệnh lệnh, những bài học
khô khan mà mọi thông điệp giáo dục đều được lồng ghép vào trong câu chữ
một cách tự nhiên để cho người đọc tự nhận ra. Chính sự khác biệt đó mang
đến cho người đọc, đặc biệt là trẻ em, sự thích thú về một thế giới mà ở đấy

các sự vật là những người bạn, sự sống và quyền lợi của chúng ngang bằng
với con người. Thế giới đồng thoại tinh khôi ấy chứa đựng cả một hành trình
đi tìm kiếm bản thân, tìm về với bản thể của cả những người lớn đang ngày
ngày phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh, thậm chí vì mưu sinh, lợi ích và
lịng tham mà sẵn sàng hi sinh sự sống của loài khác. Truyện đồng thoại khiến
con người hiểu hơn, hay đúng hơn là đặt mình vào vị trí của những lồi vật
trong tự nhiên để hiểu và yêu thương, tôn trọng chúng như yêu thương, tơn
trọng chính bản thân, đồng loại của mình.
Có thể nói truyện đồng thoại là một trong những đối tượng nghiên cứu
vơ cùng thích hợp và tiềm năng của phê bình sinh thái. Khi mơi trường sống
của chúng ta và các lồi vật đang ngày càng bị đe dọa, thì việc giáo dục cho
trẻ tình yêu với thiên nhiên là vô cùng cần thiết. Hướng đi này sẽ giúp cho
chúng ta có cái nhìn mới hơn về truyện đồng thoại. Nó khơng chỉ là những
câu chuyện viết cho trẻ em mà cịn là những thơng điệp về bảo vệ mơi trường.
Để rồi qua những câu chuyện như thế, các em nhỏ và cả người lớn đọc đồng
thoại cũng sẽ tự ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của con người đối với tự
nhiên, cùng chung tay bảo vệ vạn vật trong tự nhiên, góp phần duy trì cân
bằng sinh thái.
Nhận thấy hướng nghiên cứu truyện đồng thoại Việt Nam đương đại
dưới góc nhìn của tinh thần sinh thái là một hướng nghiên cứu cần thiết, có
phần nào đóng góp cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn, chúng tôi quyết định


3

chọn đề tài: Tinh thần sinh thái trong truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ
XXI.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tơi nhận thấy có
nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan. Để tiện theo dõi và tra cứu, chúng

tơi sắp các cơng trình đó thành ba nhóm gồm: Những cơng trình nghiên cứu
về truyện đồng thoại Việt Nam; Những cơng trình tiếp cận văn học Việt Nam
từ góc độ phê bình sinh thái; Những cơng trình đề cập đến tinh thần sinh thái
trong truyện đồng thoại đương đại ở Nam Bộ.
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về truyện đồng thoại Việt Nam
Ở Việt Nam, truyện đồng thoại xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XX,
nhanh chóng phát triển và đạt được những thành tựu nhất định với các tác giả
tiêu biểu như: Tơ Hồi (Dế mèn phiêu lưu kí, Võ sĩ Bọ Ngựa), Võ Quảng (Bài
học tốt, Những chiếc áo ấm, Mắt Giếc đỏ hoe), Nguyễn Đình Thi (Cái Tết của
Mèo con),… Gần một thế kỉ qua, những sáng tác này cũng là đối tượng tìm
hiểu của khơng ít cơng trình nghiên cứu.
Trong luận văn Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại và ý nghĩa giáo
dục đối với học sinh tiểu học (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2010),
Lương Thị Thu Huyền đã khảo sát những truyện đồng thoại trong Tuyển tập
truyện viết cho thiếu nhi từ sau cách mạng tháng Tám, trong chương trình
sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 để làm rõ những đặc điểm về nhân vật, kết
cấu cốt truyện, thời gian nghệ thuật, khơng gian nghệ thuật. Qua đó, tác giả
chỉ ra giá trị và vai trò của các bài học giáo dục được lồng ghép trong các
truyện đồng thoại đối với học sinh tiểu học.
Luận án Thể loại truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại của
Lê Nhật Ký (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh, 2011) đã tập trung làm rõ khái niệm, quá trình hình thành và phát
triển của truyện đồng thoại. Sau đó phân tích hai phương diện nội dung (cảm


4

hứng về thế giới tự nhiên và thế giới con người trong truyện đồng thoại), nghệ
thuật (phân tích hệ thống nhân vật, cốt truyện, ngơn ngữ) và vị trí trể loại của
truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại.

Phát triển và tiếp nối những nghiên cứu của luận án Tiến sĩ năm 2011
với đề tài Thể loại truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại
(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh,
2011), Lê Nhật Ký đã mang đến cho người đọc cái nhìn tồn diện và đầy đủ
hơn về cảm hứng hiện thực, thông điệp giáo dục, hệ thống nhân vật, cốt
truyện trong truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại qua công trình nghiên cứu
Truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại (Nxb Giáo dục Việt Nam,
2016). Tác giả còn chỉ ra được sự hình thành và phát triển của chất thơ trong
truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại. Phân tích những phong cách tiêu biểu
trong sáng tác như Tơ Hồi, Võ Quảng, Viết Linh, Trần Đức Tiến. Qua đó,
đưa ra những đóng góp quan trọng của thể loại này trong nền văn học
nước nhà.
Trong luận văn Đặc điểm ngôn ngữ truyện đồng thoại tiếng Việt (Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2013), Phan Thanh Hịa đã chỉ ra
những đặc điểm ngôn ngữ của thể loại đồng thoại tiếng Việt một cách cụ thể
theo hai cấp độ là đặc điểm ngôn ngữ ở cấp độ câu trở xuống (từ ngữ, câu)
và đặc điểm ngôn ngữ trên câu (tổ chức văn bản: kết cấu và liên kết của
văn bản).
Luận văn Truyện đồng thoại của Tơ Hồi và ý nghĩa giáo dục đối với
học sinh tiểu học (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2014) của Nguyễn Thị
Thoa tập trung phân tích các truyện đồng thoại của Tơ Hồi từ đó làm nổi bật
ý nghĩa giáo dục của những tác phẩm này đối với học sinh tiểu học.
Khóa luận Thế giới nhân vật trong truyện đồng thoại Có hai con mèo
ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
2017) của Hà Thị Hoa chủ yếu phân tích về đặc điểm tính cách của hệ thống


5

nhân vật trong truyện Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ từ đó chỉ ra nghệ thuật

xây dựng nhân vật của truyện.
Trong bài báo “Nhà văn Bình Định với truyện đồng thoại” (Tạp chí Văn
nghệ Bình Định, số 55 tháng 11.2017), Hà Nhật Lê đã cho thấy được quá
trình phát triển, những thành tựu và sự đóng góp của các nhà văn Bình Định
với thể loại truyện đồng thoại trên các phương diện: sáng tác, dịch và nghiên
cứu phê bình.
Luận văn Hàm ngơn hội thoại trong truyện đồng thoại của Tơ Hồi
(Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2017) của Lâm Hồng Linh tập trung làm
rõ về nghĩa hàm ẩn, các phương thức tạo ra hàm ngôn hội thoại trong truyện
đồng thoại của tác giả Tơ Hồi.
Trong “Vì sao trẻ em thích đồng thoại?” (Tạp chí Văn nghệ Bình Định,
số 55 tháng 11.2017), Châu Minh Hùng cho rằng trẻ em u thích truyện
đồng thoại bởi vì “mỗi câu chuyện mở ra một chân trời khám phá và mộng
mơ cho trẻ em”, góp phần giúp thể loại “mở ra vơ hạn trong sáng tạo và tiếp
nhận thẩm mỹ”. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định: “Tôi tin đồng thoại sẽ là
cảm hứng của sáng tác văn học xanh (Green writing) và là đối tượng chính
của Phê bình sinh thái (Ecocriticism)”.

Có thể thấy các cơng trình nghiên cứu kể trên thường tập trung nghiên
cứu và phân tích về nội dung, nghệ thuật của truyện đồng thoại để làm rõ
những đặc trưng của thể loại này. Các tác giả hầu như chưa đề cập đến vấn đề
sinh thái trong truyện đồng thoại, hoặc nếu có thì cũng chỉ đưa ra những định
hướng cho nghiên cứu. Tuy vậy, những tư liệu này cũng giúp chúng tơi có
một cái nhìn đầy đủ hơn về thể loại truyện đồng thoại trong quá trình thực
hiện đề tài.


6

2.2. Những cơng trình tiếp cận văn học Việt Nam từ góc độ phê bình

sinh thái
Tuy phê bình sinh thái vẫn còn là một ngành nghiên cứu nhiều mới mẻ ở
Việt Nam nhưng đã có một số cơng trình nghiên cứu về lí thuyết phê bình
sinh thái đáng chú ý từ các bài báo, tạp chí đến những chuyên luận nghiên
cứu, phê bình,… Những tài liệu này đã cung cấp những hiểu biết, những kiến
thức nền tảng cũng như giúp người viết biết được các cách tiếp cận và hướng
phát triển của phê bình sinh thái. Một số cơng trình nổi bật:
Chuyên luận Con người và tự nhiên trong văn xi Việt Nam sau 1975
từ góc nhìn phê bình sinh thái (Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016) của Trần Thị
Ánh Nguyệt – Lê Lưu Oanh được phát triển từ Luận án Tiến sĩ cùng tên đã
mang đến một cái nhìn bao quát về văn học Việt Nam sau năm 1975 dưới góc
nhìn của phê bình sinh thái. Chun luận cũng chỉ ra sự thay đổi vị thế trong
mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Từ đó gợi ra những vấn đề mới
cho phê bình văn học theo hướng phê bình sinh thái.
Rừng khơ, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh
Thy (Nxb Khoa học xã hội, 2017) đã đem đến cho người đọc một cái nhìn đầy
đủ về phê bình sinh thái. Tác giả đã chỉ ra những khái niệm về sinh thái học,
văn học sinh thái, phê bình sinh thái một cách tồn diện, cũng như phân tích
và chỉ ra được tiềm năng phát triển của văn học sinh thái tại Việt Nam.
Phê bình sinh thái là gì? do Hồng Tố Mai chủ biên (Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội, 2017) đã khái quát sự phát triển của phê bình sinh thái cũng như
trường ảnh hưởng của nó trên tồn thế giới. Những tri thức lí thuyết mang
tính nền tảng về phê bình sinh thái đã được nhóm nghiên cứu cung cấp thơng
qua việc chọn dịch, tổng thuật một số cơng trình nổi tiếng của về phê bình
sinh thái có uy tín trên tồn thế giới.
Mới đây nhất là cuốn Phê bình sinh thái với văn xuôi Nam Bộ của Bùi
Thanh Truyền chủ biên (Nxb Văn hóa – Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh,


7


2018) đã cho thấy sự phát triển đầy tiềm năng của khuynh hướng nghiên cứu
phê bình sinh thái tại Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu văn xuôi Nam Bộ hiện
đại.
Từ những cơng trình nghiên cứu đầy tâm huyết trên có thể thấy những
nỗ lực khơng ngừng nghỉ trong việc nghiên cứu về sinh thái trong văn học
Việt Nam.
Ngoài ra cịn có hàng loạt các luận văn, luận án, các bài báo nghiên cứu
về sinh thái trong văn học như:
- Trần Thị Ánh Nguyệt (2014), Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái, đăng trên Tạp chí Phát triển khoa
học và cơng nghệ, tập 17 số X3-2014.
- Phạm Ngọc Lan (2016), Tìm về với Mẹ Thiên Nhiên: “Cánh đồng bất
tận” của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn nữ quyền luận sinh thái. Bài nghiên
cứu đăng trên Văn hóa Nghệ An.
- Nguyễn Thị Thúy (2016), Thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác
giả Việt Nam thời trung đại – nhìn từ phê bình sinh thái, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
- Nguyễn Thị Quế Vân – Lâm Hồng Phúc (2017), Sinh thái mơi trường
trong văn xi Đồn Giỏi, Tạp chí Khoa học, Đại học Văn Hiến, số 1,
tr.64-69.
- Nguyễn Thị Mai Hương (2018), Chủ đề sinh thái trong truyện ngắn
của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn Thạc sĩ, Đại học
Thái Nguyên.
- Phạm Thị Thanh Thủy (2019), Văn xi Trần Bảo Định dưới góc nhìn
phê bình sinh thái, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
thành phố Hồ Chí Minh.
-…



8

Những cơng trình kể trên chính là những tiền đề quan trọng để giúp
chúng tơi nhìn nhận đầy đủ, tồn diện hơn trong quá trình tìm hiểu và làm
sáng tỏ về tinh thần sinh thái trong truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ
XXI.
2.3. Những cơng trình đề cập đến tinh thần sinh thái trong truyện đồng
thoại đương đại ở Nam Bộ
Một số bài viết nghiên cứu về truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ
XXI dưới góc nhìn phê bình sinh thái:
Bài viết của Nguyễn Khắc Phê, Trần Bảo Định – một tác giả đặc sắc
trong dòng “văn học sinh thái” đăng trên Tạp chí Sơng Hương năm 2017 đã
phần nào cho chúng ta thấy được tinh thần sinh thái vẫn luôn tồn tại trong các
sáng tác của các nhà văn Nam Bộ, đặc biệt là Trần Bảo Định. Nhắc đến Trần
Bảo Định, ta sẽ nhớ ngay đến những tập truyện mang đậm sắc màu sinh thái
của nhà văn như: Kiếp Ba Khía, Đời Bọ Hung, Phận lìm kìm, Chim phương
Nam,… Nguyễn Khắc Phê đã phân tích và chỉ ra:
Trần Bảo Định cũng “mượn loài vật” để gửi gắm những triết lý về nhân
sinh, thời cuộc, nhưng bằng sự tập trung toàn truyện các loài chim trong

Chim phương Nam và nhiều truyện về nhiều loài vật khác trong 3 cuốn
sách trước, Trần Bảo Định đã liên tục phát tín hiệu S.O.S kêu cứu cho
mơi trường sinh thái đang bị con người hủy hoại với một tốc độ khủng
khiếp […] (Nguyễn Khắc Phê, 2017).

Tinh thần sinh thái trong thế giới đồng thoại của Trần Đức Tiến của Văn
Thành Lê, được in trong cuốn Phê bình sinh thái với văn xuôi Nam Bộ xuất
bản năm 2018 do Bùi Thanh Truyền chủ biên. Trong bài viết của mình, Văn
Thành Lê đã nhận định các sáng tác viết cho thiếu nhi của Trần Đức Tiến rất
gần với thiên nhiên, thiên nhiên chính là thế giới của các em. Tác giả đã chỉ ra

rằng trong những truyện đồng thoại của Trần Đức Tiến tinh thần sinh thái vẫn


9

luôn tồn tại để giúp cho các em hiểu được vai trò và nghĩa vụ đối với tự nhiên,
cũng như đưa ra những thông điệp về sinh thái.
Tuy những bài viết nghiên cứu được kể ở trên có đề cập đến vấn đề sinh
thái trong truyện đồng thoại của một số tác giả ở Nam Bộ nhưng do giới hạn
của một bài báo nghiên cứu nên vấn đề còn chưa được bàn đến một cách
thấu đáo.
Trên cơ sở kế thừa các cơng trình đi trước, chúng tơi sẽ cố gắng mang
đến một cái nhìn bao quát và thấu đáo hơn về tinh thần sinh thái trong truyện
đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ XXI trên cả phương diện nội dung lẫn
nghệ thuật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn là Tinh thần sinh thái trong truyện đồng thoại ở Nam Bộ
đầu thế kỉ XXI. Do đó, chúng tơi tập trung nghiên cứu đối tượng là tinh thần
sinh thái trong truyện đồng thoại được sáng tác bởi các nhà văn sống và làm
việc ở Nam Bộ đầu thế kỉ XXI. Những truyện này đều đã được in ấn và xuất
bản nên có thể đảm bảo độ chính xác về nội dung và hình thức. Danh mục các
truyện khảo sát được liệt kê cụ thể trong bảng riêng của phần Phụ lục.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dựa trên những lí thuyết về phê bình sinh thái, khảo sát nghiên cứu tinh
thần sinh thái trong các truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ XXI, chủ yếu
tập trung khảo sát các sáng tác của các tác giả: Đặng Chương Ngạn, Lê Hữu
Nam, Lưu Thị Lương, Lý Lan, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Trần Thiên Lộc,
Trần Bảo Định, Trần Đức Tiến, Võ Diệu Thanh như:
- Đặng Chương Ngạn: Chiếc vòng cổ màu xanh (2019).

- Lê Hữu Nam: Mật ngữ rừng xanh (2015), Cuộc phiêu lưu kỳ thú của
Ếch Xanh cùng những người bạn tuyệt vời (2016), Cuộc phiêu lưu của bầy
thần khuyển (2019).


10

- Lưu Thị Lương: Xóm đồ chơi (2008), Trái mận hở rốn (2014).
- Lý Lan: Ba người và ba con vật (2002), Bí mật giữa tơi và Thằn Lằn
Đen (2008).
- Nguyễn Nhật Ánh: Tơi là Bêtơ (2007), Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ
(2012), Chúc một ngày tốt lành (2014), Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng
(2016).
- Nguyễn Trần Thiên Lộc: Lắng nghe muông thú (2007), Những cuộc
phiêu lưu của Mũi Đỏ và Răng Nhỏ (2012).
- Trần Bảo Định: Kiếp Ba Khía (2015), Đời Bọ Hung (2016), Phận lìm
kìm (2017), Chim phương Nam (2017), Ông già Nam Bộ nhiều chuyện – Dấu
chưn lưu dân (2017), Ông già Nam Bộ nhiều chuyện – Góc khuất dưới chân
đèn (2017).
- Trần Đức Tiến: Làm mèo (2003), Xóm Bờ Giậu (2018).
- Võ Diệu Thanh: Tiền của thần cây (2016), Bảng đỏ cho xứ Bìm Bìm
(2016).
Do phạm vi đề tài rộng và có sự giới hạn về thời gian, nên chúng tôi chỉ
tập trung nghiên cứu những tác phẩm của các tác giả tiêu biểu trên để đảm
bảo chất lượng luận văn. Các tác phẩm được lựa chọn đều được sáng tác trong
khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2020 (thời điểm luận văn được thực
hiện). Nội dung của các tác phẩm thể hiện được các vấn đề về môi trường,
nguy cơ sinh thái, hình thức thể hiện mang tính đặc trưng của truyện đồng
thoại. Tuy nhiên, mức độ thể hiện của tinh thần sinh thái trong các tác phẩm
sẽ khác nhau tùy theo dung lượng, đối tượng mà tác phẩm hướng đến.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích được sử dụng trong luận văn nhằm phân tích các
tác phẩm cụ thể từ đó chỉ ra tinh thần sinh thái trong tác phẩm. Sau đó, người


11

viết sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp thành các luận điểm nhằm
đưa ra cái nhìn tồn cảnh.
4.2. Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống là một trong những phương pháp cơ bản của thi
pháp học. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, phương pháp này góp
phần vào việc tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật tạo nên tư tưởng sinh thái. Cụ
thể, người viết đặt truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ XXI trong lịch sử
hình thành và phát triển của truyện đồng thoại Việt Nam để thấy được nét
tương đồng và điểm khác biệt, độc đáo.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Dưới góc nhìn của phê bình sinh thái, so sánh về loại hình trong cách
xây dựng kết cấu truyện, nhân vật để thấy được sự tương đồng và khác biệt
trong cách thể hiện tư tưởng sinh thái của từng tác giả. Đồng thời đối chiếu
các truyện đồng thoại ở thế kỉ XXI với truyện đồng thoại ở thể kỉ XX để thấy
được sự phát triển của thể loại.
4.4. Phương pháp liên ngành
Phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu liên ngành, kết hợp giữa văn
học và khoa học, dùng việc phân tích các tác phẩm văn học để chỉ ra những
cảnh báo về mơi trường. Do đó, trong đề tài này, chúng tôi đã vận dụng một
cách linh hoạt các kiến thức của các ngành khoa học khác như sinh thái học,
dân tộc học, xã hội học,… để hiểu và lí giải các khía cạnh tư tưởng về sinh
thái của tác phẩm.

5. Đóng góp của đề tài
Chỉ ra được những đặc điểm riêng của truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu
thế kỉ XXI trong đời sống văn học đương đại Nam Bộ, qua đó khẳng định vị
thế của mảng sáng tác này trong bức tranh chung của Văn học Việt Nam thời
đổi mới.


12

Khẳng định đóng góp của tinh thần sinh thái trong truyện đồng thoại ở
Nam Bộ đầu thế kỉ XXI đối với “văn học xanh”, khẳng định sự vận động thay
đổi của nền Văn học Việt Nam. Cơng trình có ý nghĩa đóng góp cho lĩnh vực
nghiên cứu văn học.
Đối với người nghiên cứu, luận văn có ý nghĩa tiền đề cho nghiên cứu
chuyên sâu về văn học đương đại Việt Nam sau này.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về tinh thần sinh thái và truyện đồng thoại Việt
Nam đương đại
Chương này đề cập tới một số vấn đề lí thuyết về tinh thần sinh thái và
truyện đồng thoại Việt Nam đương đại. Tất cả những kiến thức lí thuyết được
trình bày ở chương 1 sẽ cung cấp một cách nhìn khái qt, đóng vai trị nền
tảng giúp người viết triển khai hiệu quả chương 2 và chương 3 luận văn này.
Chương 2: Tinh thần sinh thái trong truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu
thế kỉ XXI nhìn từ mối quan hệ giữa con người và thế giới phi nhân loại
Dựa trên tiền đề chương 1, chúng tôi tiến hành phân tích những mối
quan hệ giữa con người với thế giới phi nhân loại được thể hiện qua các
truyện đồng thoại Việt Nam đương đại ở Nam Bộ.
Chương 3: Tinh thần sinh thái trong truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu

thế kỉ XXI nhìn từ nghệ thuật thể hiện
Chương này người viết phân tích làm rõ một số phương diện nghệ thuật
trong các tác phẩm truyện đồng thoại như kết cấu, giọng điệu, diễn ngơn,…
có chứa các vấn đề về sinh thái hoặc liên quan đến sinh thái.


13

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TINH THẦN SINH THÁI
VÀ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Sự phát triển nhanh chóng của nền văn minh công nghiệp mang đến cho
con người một cuộc sống hiện đại với đầy đủ tiện nghi về vật chất. Tồn tại
song song với sự hiện đại ấy là những nguy cơ về sinh thái mà con người phải
đối mặt. Ý thức được điều đó, các nhà văn đã đưa ra những lời cảnh báo môi
trường trong các sáng tác của họ. Lúc này, văn học trở thành nơi để thảo luận
và phản biện những thói quen văn hóa, phản biện thuyết lồi người là trung
tâm. Phê bình sinh thái đã đi tìm và chỉ ra tinh thần sinh thái trong các sáng
tác văn học ấy.
Đồng thoại là một trong những thể loại đặc biệt của văn học, nó thu hút
độc giả bởi sự kết hợp nhuần nhụy giữa hiện thực cuộc sống và ước mơ bay
bổng. Những tác phẩm đồng thoại đa phần đều có cốt truyện rõ ràng, hình
tượng sinh động, cụ thể, chứa đựng những tư tưởng cao đẹp. Lịch sử phát
triển của thể loại đã ghi nhận sự đóng góp của nhiều cây bút xuất sắc như: Tơ
Hồi, Võ Quảng, Vũ Tú Nam, Nguyễn Đình Thi,… Trong thành tựu chung
của văn học Việt Nam hiện đại, sự hình thành và phát triển của mảng truyện
đồng thoại có một ý nghĩa quan trọng.
Để làm rõ được những vấn đề liên quan đến tinh thần sinh thái trong
truyện đồng thoại, cụ thể là truyện đồng thoại ở Nam Bộ đầu thế kỉ XXI,
người viết cần có những tiền đề lí thuyết để làm căn cứ cho phân tích cũng

như lựa chọn các tác phẩm khảo sát. Vì thế, trong chương này, người viết tập
trung làm rõ các vấn đề cơ bản về tinh thần sinh thái và truyện đồng thoại
Việt Nam đương đại có liên quan đến đề tài nghiên cứu.


14

1.1. Khái lược về tinh thần sinh thái
1.1.1. Khái niệm tinh thần sinh thái
Phê bình sinh thái (ecocriticism) thuộc hệ hình của phê bình hậu hiện
đại, được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ XX. Có rất
nhiều cách định nghĩa về phê bình sinh thái. Một trong những định nghĩa đầy
đủ về phê bình sinh thái đã được đúc kết trong cuốn Rừng khô, suối cạn, biển
độc,… và văn chương như sau:
Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn
học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt
là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái thông qua việc khám phá thẩm mỹ sinh
thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm (Nguyễn Thị Tịnh
Thy, 2017, tr.157).

Phê bình sinh thái khẳng định tầm quan trọng của tự nhiên với con người
cũng như khẳng định vai trị của ngơn ngữ trong việc định hình và thay đổi
các quan niệm về tự nhiên. Phê bình sinh thái hiện nay thường được nghiên
cứu theo hai bình diện đó là sinh thái học tự nhiên và sinh thái học tinh thần.
Mục đích của phê bình sinh thái là tìm kiếm trong văn học những thơng điệp
mơi trường để khơi gợi nhu cầu tìm hiểu và khắc phục những thương tổn mà
con người đã gây ra cho tự nhiên.
Tinh thần sinh thái được hiểu đơn giản là các dấu vết của các vấn đề về
sinh thái được thể hiện qua tác phẩm, từ đó làm rõ mối quan hệ của con người
với thế giới phi nhân loại. Cốt lõi của tinh thần sinh thái trong văn chương là

thông qua trường thẩm mĩ ngôn từ để nêu lên, đặt ra những vấn đề quan thiết
về nhận thức, hành xử của con người đối với môi trường sống của bản thân,
đồng loại. Với nhiều tác giả, khi viết nên những sáng tác của mình, họ chưa
có những khái niệm về văn học sinh thái nhưng các tác phẩm của họ vẫn thấm


15

đượm tinh thần sinh thái khi mang đến cho người đọc một cái nhìn khác về
thế giới tự nhiên. Từ đó chỉ ra những vấn đề tiềm ẩn, những nguy cơ sinh thái
và nêu cao các thông điệp bảo vệ mơi trường, bảo vệ tự nhiên.
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm đầy đủ và chính xác về tinh thần
sinh thái. Vì thế, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tạm định
nghĩa: Tinh thần sinh thái là những vấn đề về sinh thái được thể hiện qua
trường thẩm mĩ ngôn từ của văn chương nhằm làm rõ mối quan hệ giữa con
người và thế giới phi nhân loại. Qua đó, nó góp phần thay đổi những tư
tưởng, quan niệm của con người về thế giới tự nhiên.
1.1.2. Biểu hiện của tinh thần sinh thái trong văn học
Tinh thần sinh thái thường được các nhà văn thể hiện qua những chuyện
đời thường, vụn vặt nhưng lại liên quan mật thiết đến những vấn đề mang tính
thời sự. Từ lăng kính của cuộc sống đời thường, những vấn đề về sinh thái
như: ô nhiễm môi trường, sự suy giảm thậm chí là diệt vong của hệ sinh
thái,… đã được đề cập, làm rõ. Qua những tác phẩm của mình, nhà văn muốn
gửi gắm ước mơ, mong muốn về một thế giới mà ở đó con người sống hịa
thuận với lồi vật, với thiên nhiên trên tinh thần tơn trọng, bình đẳng:
Trời sinh mn lồi chắc là, chẳng phải để giỡn chơi. Nếu chẳng phải để
giỡn chơi, chắc trời ban mỗi lồi có một giá trị về sinh thái và, nó cũng
chẳng thể tách rời cả hệ sinh thái trong trời đất. Người “nhân danh” sự
sống của mình, thay đổi hệ sinh thái thì chính sự thay đổi ấy sẽ từng
bước cướp đi sự sống con người (Trần Bảo Định, 2017, tr.49-50).


Ở phương diện thể loại, tinh thần sinh thái được thể hiện nổi bật qua các
thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và tản văn. Khơng khó để bắt gặp các trang
văn đầy tinh thần sinh thái trong sáng tác của Trần Đức Tiến, Trần Bảo Định,
Nguyễn Ngọc Tư, Lê Hữu Nam… Với một tấm lòng yêu thiên nhiên, muôn


16

loài, các nhà văn mượn con vật để nhắc nhở con người, mượn ánh nhìn của
lồi vật để cất lên những chất vấn về sinh thái.
Bên cạnh đó, tinh thần sinh thái thuộc phê bình sinh thái cịn được thể
hiện qua đặc điểm lệch tâm, tản quyền – một đặc điểm quan trọng của tính
giải cấu trúc trong văn học hậu hiện đại. Ta có thể dễ dàng thấy được sự phá
vỡ của luận thuyết “nhân loại trung tâm” trong các sáng tác văn học. Với đặc
điểm này, vị trí trung tâm được chuyển hướng đến giới tự nhiên, đến bối cảnh
xung quanh của con người, tạo thành “chủ nghĩa phi nhân loại trung tâm”.
Đồng thời nó phá vỡ quan niệm con người có khả năng thống trị, quyết định
vận mệnh của các lồi khác, có quyền thay đổi tự nhiên để bắt tự nhiên phục
vụ cho đời sống của mình. “Chủ nghĩa phi nhân loại trung tâm” hướng con
người đến với mối quan hệ hòa hợp với thế giới phi nhân loại. Con người
khơng cịn là trung tâm của vũ trụ, khơng có quyền đoạt đi mạng sống của bất
kì lồi vật nào.
Cùng với sự lệch tâm và tản quyền, cái chết của chủ thể là điều không
thể tránh khỏi. Con người khơng cịn là chủ thể, buộc họ phải từ bỏ những dục
vọng thống trị, cưỡng đoạt tự nhiên và đối diện với một thế giới tự nhiên đang
bị tàn phá, hủy diệt, những nguy cơ sinh thái nghiêm trọng. Từ cái chết của
chủ thể, tinh thần sinh thái mong muốn hạn chế những suy nghĩ, hành động
phi lí của con người với thế giới phi nhân loại.
Mặt khác, tinh thần sinh thái được thể hiện qua sự lật đổ và tái thiết các

quan niệm, tư tưởng. Thế giới là một hệ thống phức hợp của con người – xã
hội – tự nhiên. Vì thế, ngồi việc lật đổ chủ nghĩa nhân loại trung tâm, phủ
định quyền làm chủ của con người, tinh thần sinh thái còn tái thiết môi trường
thông qua việc thay đổi các quan niệm để chuộc lỗi với thiên nhiên. Xây dựng
một xã hội phát triển bền vững dựa trên mối quan hệ hòa hợp, tôn trọng giữa
con người và tự nhiên.


17

Biểu hiện cuối cùng của tinh thần sinh thái được thể hiện qua tính đối
thoại. Với chủ thể sáng tạo văn học là tự nhiên, tinh thần sinh thái phản đối sự
độc đốn, khẳng định tính đa chủ thể, đa thanh. Do đó, vận dụng lý luận đối
thoại vào văn học sinh thái giúp làm rõ mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, khiến chúng ta hiểu hơn về thế giới tự nhiên trước những nỗi khiếp sợ,
hoài nghi và sự chạy trốn con người.
Có thể thấy với những biểu hiện trên, tinh thần sinh thái đã đem đến cho
nghiên cứu văn học một diện mạo mới, đưa văn học vượt ra khỏi ranh giới
chuyên môn nhỏ hẹp trở thành một ngành khoa học mở.
1.1.3. Tinh thần sinh thái trong phê bình văn học Việt Nam đương đại
Trong cuốn Phê bình sinh thái với văn xi Nam Bộ, khi nói về tinh thần
sinh thái trong văn học Nam Bộ, Bùi Thanh Truyền (2018) đã nhận định:
“Tinh thần sinh thái – một yếu tính của văn xi hiện đại Nam Bộ” (tr.131).
Nó mang đến một cái nhìn nhân văn và toàn cảnh khi mà sự khủng hoảng sinh
thái diễn ra ngày càng trầm trọng.
Trước khi xuất hiện phê bình sinh thái, mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên trong văn học Việt Nam vẫn luôn tồn tại. Trong nghiên cứu văn học dân
gian, cảm thức trong mối quan hệ với tự nhiên của con người đó là niềm kính
sợ, tôn sùng tự nhiên trong những tác phẩm sử thi, thần thoại. Cảm thức của
sự thống nhất giữa con người và tự nhiên qua thế giới loài vật, thực vật trong

ca dao. Trong văn học trung đại, cảm thức giữa con người và tự nhiên là sự
hòa điệu. Con người đem thiên nhiên thành nơi trú ẩn, cứu rỗi cho tâm hồn
khi phải “lánh đục tìm trong”. Thiên nhiên cịn trở thành người bạn, người
chia sẻ nỗi niềm với con người. Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại ở mức độ “hòa
điệu”, thay thế con người bộc lộ tâm tư tình cảm, thiên nhiên vẫn chỉ làm nền
cho sự xuất hiện của con người. Trong những nghiên cứu về văn học lãng
mạn giai đoạn 1930 – 1945, con người vẫn giữ vị trí trung tâm, việc mơ tả tự
nhiên chỉ để làm nổi bật những nét đẹp của con người. Các cơng trình nghiên


18

cứu văn học Việt Nam sau năm 1975 cũng cho thấy văn học đã nhìn nhận con
người ở khía cạnh tự nhiên, sự gắn bó của con người với đất đai, thiên nhiên
xứ sở đã phần nào chạm đến vấn đề sinh thái. Tuy nhiên, phê bình sinh thái
chỉ thật sự xuất hiện và để lại dấu ấn trong phê bình văn học Việt Nam từ năm
2011. Phê bình sinh thái Việt Nam ngày càng thu hút sự chú ý của giới
chun mơn với nhiều cơng trình nghiên cứu chất lượng cũng như mở rộng
phạm vi xuất hiện, vươn mình ra thế giới với nhiều bài viết được công bố vào
tháng 8 năm 2016, khi Hiệp hội nghiên cứu liên ngành văn học và môi trường
Đông Nam Á (viết tắt là ASLE ASEAN) được thành lập. Những điều này đều
khẳng định khuynh hướng nghiên cứu phê bình sinh thái ở Việt Nam đã bắt
kịp và hòa nhịp cùng với các khuynh hướng đương đại thế giới.
Cùng với sự phát triển của khuynh hướng phê bình sinh thái, văn học
sinh thái ở Việt Nam cũng ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của thời đại,
phản ánh những sự suy thoái về môi trường sống, những thảm họa sinh thái
đang ngày càng rõ nét và nghiêm trọng hơn. Khi nhận thức của con người dần
thay đổi trước sự tác động bởi “cảm quan nhìn lại” của phê bình sinh thái thì
cách nhìn về tự nhiên cũng sẽ thay đổi. Nhận thức thay đổi, tạo tiền đề cho
hành động thay đổi, con người sẽ có cách ứng xử phù hợp hơn với thiên

nhiên. Việc truy tìm nguồn gốc của nguy cơ sinh thái đã đặt ra hàng loạt vấn
đề về khủng hoảng môi trường do sự phát triển, mặt trái của văn minh đô thị
tạo thành. Từ sau năm 1986 đến nay, văn học Việt Nam đã có sự chuyển
mình, thay vì đi khám phá vẻ đẹp của tự nhiên, lí tưởng hóa tự nhiên, hồi
cảm về những vẻ đẹp cổ truyền của làng quê sang xu hướng phản lãng mạn.
Các nhà văn lúc này nhìn trực diện vào cuộc sống, bóc tách những sự thật một
cách trần trụi về những tác hại mà con người đã đem đến cho tự nhiên và cho
chính bản thân mình. Từ đó, họ chỉ rõ trách nhiệm của con người đối với tự
nhiên, đồng thời kêu gọi con người phải hành động, phải bảo vệ tự nhiên, duy
trì cân bằng sinh thái.


×