Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phát triển sinh kế và tác động đến giảm nghèo của cộng đồng ven biển đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.35 KB, 11 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 182-192
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0079

PHÁT TRIỂN SINH KẾ VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIẢM NGHÈO
CỦA CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Trần Thị Hồng Nhung

Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt. Vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) là một vùng kinh tế tương đối phát triển
của cả nước với sự ưu thế của các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, sự phân hóa
giữa các địa phương tương đối rõ rệt do sự khác biệt về các điều kiện phát triển. Vùng ven
biển ĐBSH nhờ những lợi thế về nguồn tài nguyên tự nhiên và dân cư đã phát triển mạnh
các ngành nghề nông nghiệp, thủy sản bên cạnh các lĩnh vực phi nông nghiệp. Các ngành
nghề này đã tác động mạnh đến sinh kế của người dân và cho đến nay, sinh kế của người
dân vùng ven biển vẫn phụ thuộc nhiều vào các hoạt động nông, ngư nghiệp. Chính điều
này đã hạn chế những thành quả của công cuộc giảm nghèo tại đây. Dựa trên việc phân tích
các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế và dân cư, bài báo tập trung làm rõ hiện trạng phát triển
của các sinh kế chủ yếu của người dân vùng ven biển ĐBSH và những tác động của sinh
kế đến q trình giảm nghèo tại địa phương.
Từ khóa: Ven biển ĐBSH, sinh kế, giảm nghèo.

1.

Mở đầu

Vùng ven biển ĐBSH bao gồm địa bàn của 4 tỉnh, thành: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định
và Ninh Bình. Diện tích của vùng là 6.129 km2 , chiếm 41,0% tổng diện tích của toàn vùng ĐBSH


và dân số vùng ven biển là 6.516,1 nghìn người (33,4% tồn vùng) [1]. Đây là khu vực có vị trí
quan trọng, là cửa ngõ ra biển của tồn bộ khu vực phía Bắc nước ta, đồng thời là cầu nối trực tiếp
giữa hai khu vực phát triển kinh tế năng động: Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Được bồi đắp bởi
hai hệ thống sông lớn, nền nông nghiệp lúa nước trong vùng đã tồn tại và phát triển lâu đời với
trình độ thâm canh cao. Với hơn 400km đường bờ biển, vùng có điều kiện phát triển tổng hợp các
ngành kinh tế biển. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời cùng với nguồn nhân lực dồi dào cho phép
vùng phát triển nền kinh tế với cơ cấu ngành đa dạng. Điều này đã tạo điều kiện cho cư dân trong
vùng tiếp cận và lựa chọn những ngành nghề đa dạng, để hình thành nên hệ thống sinh kế phong
phú với nhiều quy mơ và trình độ phát triển khác nhau.

Ngày nhận bài: 15/1/2017. Ngày nhận đăng: 25/7/2017
Liên hệ: Trần Thị Hồng Nhung, e-mail:

182


Phát triển sinh kế và tác động đến giảm nghèo của cộng đồng ven biển Đồng bằng sông Hồng...

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến sinh kế vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Địa hình ven biển ĐBSH tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía biển, độ dốc nhỏ, dao
động từ 0,04 đến 0,05 m/km, nhưng phần lớn diện tích chỉ cao dưới 1m so với mực nước biển. Quá
trình hình thành đồng bằng vẫn đang tiếp diễn nhờ vào việc bồi tụ phù sa của sông Hồng và các
chi lưu chuyển ra biển. Một đặc điểm tương đối nổi bật trong địa hình của khu vực là sự hình thành
các cồn cát, với độ cao khoảng trên 1m, là địa bàn để xây dựng các làng mạc. Giữa các cồn cát là

khu vực đất trũng thấp hơn dùng để canh tác nông nghiệp.
Về khí hậu, các tỉnh ven biển mang đặc điểm chung của khí hậu tồn vùng là tính chất nhiệt
đới ẩm gió mùa. Nhưng do vị trí ở gần biển nên độ ẩm được tăng cường khá nhiều. Tổng lượng
bức xạ lớn (95 – 105 Kcal/cm2 /năm), tổng nhiệt độ khoảng 8000 – 85000 C và có sự khác biệt giữa
hai mùa. Vào mùa đông, nhiệt độ của khu vực cao hơn so với vùng trung tâm, tuy nhiên sự chênh
lệch nhiệt độ không nhiều (dưới 10 C) và lượng mưa cũng có sự gia tăng do ảnh hưởng của biển.
Vào mùa hè, ảnh hưởng của bão gây tác hại rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trong
vùng, đặc biệt là ngư dân.
Tổng lượng dòng chảy ở vùng ven biển là 1,964 tỉ m3 nước và tổng lượng mưa là 4,073
tỉ m3 . Vùng này hàng năm nhận được lượng phù sa lớn của sông Hồng và sơng Thái Bình (sơng
Hồng 115 triệu tấn, sơng Thái Bình 17 triệu tấn/năm) [2]. Điều này đã tạo nên khả năng bồi đắp
phù sa làm cho diện tích đồng bằng được mở rộng hơn.
Tài nguyên nước mặt dải ven biển ĐBSH dồi dào song nước bị nhiễm mặn chiếm một tỉ lệ
lớn. Nước ở đây thích hợp cho ni trồng thủy sản và phát triển giao thông thủy hơn là phát triển
nông nghiệp. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thủy triều và biển ở vùng này yếu hơn so với ảnh hưởng
của sơng, nước mặn vào khơng sâu, dịng chảy ngược kém. Đây cũng là nơi tiếp nhận các nguồn
thải từ lục địa đưa ra nhưng cho đến nay, mức độ ô nhiễm chưa đến mức báo động. Mặt khác, khu
vực này là nơi tương tác giữa nước mặn và nước ngọt nên đã xảy ra các phản ứng hóa học gây hiện
tượng ngưng keo kết bông làm lắng đọng các chất bẩn
Tài nguyên đất trong vùng chủ yếu là những vùng đất mới, luôn biến động dưới tác động
của tự nhiên và con người. Loại đất phổ biến nhất ở ven biển ĐBSH là đất mặn, tuy nhiên, so với
trước, diện tích có xu hướng giảm xuống do bị phèn hóa và được cải tạo (rửa mặn thành đất phù sa)
hoặc sử dụng cho các mục đích phi nơng nghiệp. Thay vào đó, diện tích đất phèn lại tăng lên. Đất
phù sa có diện tích tương đối hạn chế (đứng thứ hai sau đất mặn) là loại đất tốt nhất cho canh tác
nông nghiệp nhưng hiện nay phần lớn được phân bố ở trong đê, ít được bồi đắp hàng năm. Dưới
tác động của q trình canh tác nơng nghiệp, chất lượng đất đang ngày càng biến đổi theo chiều
hướng tiêu cực do việc sử dụng nhiều loại phân bón hóa chất quá mức cho phép.
Với đặc trưng của một vùng nông nghiệp trù phú, gần một nửa diện tích đất tự nhiên của
vùng ven biển ĐBSH vẫn được dành cho sản xuất nơng nghiệp. Diện tích đất rừng trong khu vực
còn tương đối hạn chế, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Là khu vực ven biển nên có

tới 8% diện tích được khai thác cho nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua, diện tích đất ni
trồng thủy sản có xu hướng tăng lên và thay thế cho đất làm muối. Diện tích đất muối đang giảm đi
rõ rệt và đến năm 2015 chỉ còn khoảng 970ha, tập trung tại Nam Định và Hải Phòng. Đất chuyên
dùng chiếm một tỉ lệ đáng kể và hiện là nhóm đất đứng thứ hai trong cơ cấu sử dụng đất của vùng
ven biển do sự gia tăng dân số và sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực sản xuất phi nông nghiệp.
183


Trần Thị Hồng Nhung

Biểu 1. Cơ cấu sử dụng đất vùng ven biển Đồng bằng Sơng Hồng
(Nguồn: Tính tốn theo Niên giám thống kê các tỉnh năm 2015)

Là vùng đất được khai thác lâu đời, lại có số dân đơng nên dễ hiểu tại sao diện tích đất chưa sử
dụng của vùng ven biển ĐBSH lại rất thấp. Do đó khả năng mở rộng diện tích đất sản xuất của
vùng hầu như không thể.
Tài nguyên sinh vật của vùng ven biển tương đối đa dạng với 250 loài thực vật (trong đó có
19 lồi sống trong bãi lầy mặn, 25 loài cây gỗ bờ biển, 6 loài ưa mặn trên cạn, 12 loài chịu mặn, 10
loài đất chua, 82 loài đất cát, 12 loài ở núi đá sát đầm lầy mặn, 6 loài cây nước lợ [2]. Các loài thực
vật này có thể được sử dụng trong cơng nghiệp nhuộm, thuộc da, dược phẩm, in, làm gỗ củi, thức
ăn gia súc và nuôi trồng thủy sản, là môi trường cho nghề ni ong và cánh kiến, làm dược liệu.
Ngồi ra thực vật ven bờ cịn có vai trị to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, chống xói lở bờ, bảo tồn
đa dạng sinh học. Về động vật có 166 lồi chim, 44 lồi thú, 33 lồi bị sát, 7 lồi ếch nhái trong
đó có nhiều lồi q hiếm có giá trị kinh tế và khoa học cao (5 loài chim, 6 lồi thú, 9 lồi bị sát)
có thể sử dụng làm dược liệu, thực phẩm và nguyên liệu cho hàng mỹ nghệ. Đặc biệt ở đây có một
số lồi đặc hữu như Voọc đầu trắng và những lồi có giá trị bảo tồn đặc biệt và có ý nghĩa kinh tế
cao như cị mỏ thìa, sơn dương, đồi mồi là thế mạnh cho việc bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển
du lịch sinh thái và ngành chăn nuôi động vật đặc sản. Các loài thủy sinh cũng thống kê được 227
loài thực vật nổi, 125 loài động vật nổi, 143 loài rong biển, 440 loài động vật đáy vùng triều, 258
loài cá [2].


2.1.2. Dân cư và lao động
Vùng ven biển chiếm 40,9% diện tích của tồn vùng ĐBSH nhưng dân số chỉ bằng 33,4%,
và như vậy có mật độ dân số thấp hơn so với trung bình tồn vùng. Điều này liên quan đến các đặc
điểm về tự nhiên và kinh tế vùng ven biển. Về mặt tự nhiên, khu vực phía Nam của vùng, phần tiếp
giáp với Bắc Trung Bộ, ngồi đồng bằng cịn có một diện tích khá lớn đồi núi (tập trung tại một số
huyện, thị của Ninh Bình).
Bảng 1. Diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh ven biển ĐBSH năm 2015 [1]
Diện tích (km2 )
Hải Phịng
Thái Bình
Nam Định
Ninh Bình
ĐBSH

184

1.527,4
1.570,8
1.653,2
1.377,6
14.957,7

Dân số trung bình (Nghìn
người)
1.963,0
1.789,2
1.850,6
994,4
19.505,8


Mật độ dân số
(Người/km2 )
1.274,0
1.139,0
1.116,0
679,0
1.300


Phát triển sinh kế và tác động đến giảm nghèo của cộng đồng ven biển Đồng bằng sông Hồng...

Về mặt kinh tế, cơ cấu kinh tế của tiểu vùng phía Nam ĐBSH phụ thuộc nhiều vào các hoạt
động nông, lâm, ngư nghiệp nên sức thu hút dân cư kém hơn so với phía Bắc vốn là khu vực đang
phát triển mạnh các lĩnh vực cơng nghiệp và dịch vụ. Chính vì vậy, ngay trong phạm vi vùng ven
biển cũng có sự phân hóa giữa khu vực phía Bắc và phía Nam.
Trong khi vùng ĐBSH có tỉ lệ đơ thị hóa thấp hơn so với mức trung bình tồn quốc thì ở
khu vực ven biển, con số này còn thấp hơn nhiều. Mới chỉ có chưa đến 1/4 số dân vùng ven biển
sống ở thành thị. Việc tập trung quá nhiều người dân ở nông thôn trong điều kiện đất chuyên dùng
và đất khu dân cư ngày càng được mở rộng khiến cho khu vực nơng thơn của vùng cũng có mật độ
dân số rất cao, hiện tượng đất chật, người đông biểu hiện rõ rệt.
Dân số đông nên vùng ven biển ĐBSH có lực lượng lao động dồi dào. Tính đến năm 2015,
lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của các tỉnh ven biển là 4.260.418 người, chiếm 64,58% dân
số của khu vực. Đây là một nguồn lực quan trọng, một thuận lợi lớn cho quá trình phát triển kinh
tế của vùng. Tuy nhiên, chất lượng lao động vẫn đang là một điểm hạn chế. Mặc dù trong một số
lĩnh vực lao động của vùng có chun mơn khá nhưng nhìn chung cịn chưa đáp ứng được nhu cầu
của quá trình phát triển trong thời kì hội nhập, khi mà tri thức và trình độ của người lao động mới
là nhân tố quan trọng hàng đầu. Hầu hết các nhà đầu tư khi tiếp nhận người lao động mới đều phải
qua quá trình đào tạo hoặc đào tạo lại (với cả đối tượng lao động không phức tạp cũng như lao
động trình độ cao). Điều này đã làm tăng chi phí và thời gian đối với các cơng ti, làm giảm sức hấp

dẫn đầu tư vào vùng.

2.1.3. Sự phát triển kinh tế
Bảng 2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế các tỉnh ven biển ĐBSH năm 2015

Chỉ tiêu
Tổng GRDP (tỉ đồng)
Tốc độ tăng trưởng (%)
GRDP bình quân đầu người
(triệu đồng/người)
Cơ cấu kinh tế (%)
- Nông, lâm, ngư nghiệp
- Cơng nghiệp – xây dựng
- Dịch vụ

Hải Phịng
88.468,3
10,24

Thái Bình
41.587
8,75

Nam Định
34.984,5
6,42

Ninh Bình
25.759,5
9,13


Cả nước
4.192.862
6,68

64,57

29,46

34,94

34,77

45,7

7,52
35,23
24,0
14,28
17,0
40,92
27,237
41,0
42,68
33,25
51,56
37,54
35,0
43,04
49,75

(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2015 của các tỉnh ven biển)

Trong những năm qua, kinh tế của vùng ven biển ĐBSH đã có những chuyển biến tích cực.
Quy mơ kinh tế vùng ven biển phát triển theo chiều hướng tích cực và đã có sự chuyển dịch cơ
cấu theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp lớn vào xuất khẩu, thu ngoại tệ. Kết cấu
hạ tầng vùng ven biển được cải thiện nhờ đầu tư tương đối đồng bộ; xây dựng được hệ thống các
đường dẫn đến các cảng biển, sân bay, khu du lịch, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu dân cư.
Trong giai đoạn 2010-2015, kinh tế vùng ven biển đạt tốc độ tăng trưởng bình qn 7,0%/năm,
trong đó ngành nơng nghiệp tăng 3,5%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7,3%/năm và
ngành dịch vụ tăng 8,1%/năm [3]. Tuy nhiên, nhìn chung so với khu vực trung tâm đồng bằng,
kinh tế của các tỉnh ven biển nhìn chung kém phát triển hơn cả về tổng sản phẩm, tốc độ tăng
trưởng cũng như cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế ven biển ĐBSH vẫn phụ thuộc nhiều vào nông, lâm, ngư nghiệp (trừ Hải
Phòng). Đây là đặc điểm nổi bật của vùng, phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như tập quán sản
xuất của người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công nghiệp – xây dựng trong vùng đã
185


Trần Thị Hồng Nhung

phát triển tương đối mạnh mẽ. Đến nay, công nghiệp đã trở thành khu vực kinh tế quan trọng nhất
trong vùng và tỉ trọng này cũng cao hơn so với mức chung của toàn quốc. Lĩnh vực dịch vụ cịn
có vị trí khá khiêm tốn trong nền kinh tế toàn vùng và so với cả nước, tỉ trọng của ngành dịch vụ
vùng ven biển ĐBSH còn thấp hơn khá nhiều (trừ Hải Phòng là một trung tâm kinh tế, một cảng
biển quan trọng của miền Bắc). Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn của các địa phương còn khá
nhỏ mặc dù trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình tồn quốc.

2.2.

Các sinh kế chủ yếu của cộng đồng ven biển Đồng bằng Sông Hồng


2.2.1. Khái quát chung
Sự phát triển kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm, giúp cho lao động trong vùng có cơ hội tiếp
cận với nhiều loại hình sinh kế. Trong những năm gần đây, lao động đang có q trình chuyển
dịch mạnh từ lĩnh vực nơng nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Đây là xu hướng đáng
mừng của vùng ven biển, tuy nhiên thị trường lao động còn nhiều bất cập, chưa thực sự là cầu nối
giữa người lao động và người sử dụng nên cơ cấu lao động cịn chưa hợp lí [3]. Việc đào tạo người
lao động được chú ý nhiều nhưng nhìn chung cịn tỏ ra thiếu hiệu quả khi các ngành nghề đào tạo
chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Bảng 3. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm các tỉnh ven biển ĐBSH năm 2015 [5]
Tên tỉnh
Hải Phịng
Thái Bình
Nam Định
Ninh Bình
ĐBSH

Tỉ lệ thất nghiệp (%)
4,37
1,98
1,66
1,17
2,82

Tỉ lệ thiếu việc làm (%)
4,63
3,12
3,54
2,67
2,51


Tình trạng thất nghiệp tại đơ thị khơng lớn lắm (trừ Hải Phịng) nhưng thiếu việc làm ở
nông thôn là một hiện tượng đáng lo ngại khi tỉ lệ này cao hơn nhiều so với mức chung của ĐBSH.
Điều này có thể được lí giải khi tỉ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp khá lớn, mà
nơng nghiệp của vùng lại mang tính chất chun canh lúa nước điển hình với tính mùa vụ cao và
thời gian nơng nhàn kéo dài. Thêm vào đó, diện tích đất canh tác ngày càng giảm khiến lực lượng
lao động dư thừa nhiều. Một bộ phận lao động khơng có khả năng đào tạo hoặc đào tạo lại để bắt
kịp với sự thay đổi của thị trường lao động mới (nhất là các lao động từ 30 tuổi trở lên và xuất
phát điểm là nghề nơng). Vì vậy, trong khi nhiều ngành cần lao động có trình độ khơng tuyển dụng
được số người cần thiết thì tìm kiếm việc làm luôn là thách thức đối với người lao động vùng ven
biển ĐBSH. Trong điều kiện vùng ven biển có tỉ lệ đơ thị hóa thấp, phần lớn người dân sống ở
nông thôn, tỉ lệ thiếu việc làm cao thực sự là một bài tốn khó đối với các nhà quản lí và hoạch
định chính sách.

2.2.2. Sinh kế nơng nghiệp
Mặc dù tỉ trọng của khu vực nông, lâm, thủy sản đang ngày càng giảm trong nền kinh tế
và tỉ trọng của ngành nơng nghiệp (theo nghĩa hẹp) cũng có xu hướng giảm trong khu vực I, nông
nghiệp vẫn là sinh kế quan trọng nhất của cư dân vùng ven biển ĐBSH. ĐBSH là vùng trọng điểm
lương thực - thực phẩm thứ hai của cả nước, trong đó có phần đóng góp quan trọng của các tỉnh
ven biển, nhất là Nam Định và Thái Bình.
Sự phát triển của nơng nghiệp đã thu hút một lực lượng lớn lao động tại khu vực ven biển.
Một nét đặc biệt là ngay tại các thôn, xã giáp biển, tỉ lệ lao động làm nông nghiệp (cả trong trường
186


Phát triển sinh kế và tác động đến giảm nghèo của cộng đồng ven biển Đồng bằng sông Hồng...

hợp là sinh kế chính hay sinh kế bổ sung) rất lớn.
Bảng 4. Một số tiêu chí ngành nơng nghiệp của các tỉnh ven biển năm 2015


Tiêu chí
Tỉ trọng nơng nghiệp trong nông, lâm, ngư
nghiệp (%)
Cơ cấu nông nghiệp (%)
- Trồng trọt
- Chăn ni
- Dịch vụ nơng nghiệp

Hải Phịng

Thái Bình

Nam Định

Ninh Bình

66,08

69,9

76,2

88,9

48,9
52,8
54,4
63,5
46,0
44,3

42,5
34,1
5,1
2,9
3,1
2,4
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh ven biển năm 2015)

Điều này rất khác so với vùng Bắc Trung Bộ hay Duyên hải Nam Trung Bộ và được quy
định bởi điều kiện tự nhiên. Ở khu vực ven biển ĐBSH, do đường bờ biển bị lõm vào, lại có nhiều
sơng và các cửa sông nên rất dễ được cải tạo thành các đồng ruộng cấy lúa. Tâm lí “dĩ nơng vi bản”
vẫn là một tâm lí phổ biến của người dân địa phương nên dù có đường bờ biển dài nhưng người
dân ở đây vẫn giữ truyền thống sản xuất nông nghiệp. Hầu như địa phương nào người dân cũng
được chia ruộng (trừ một vài thôn xã đặc thù do biển lở và đất mặn quá nhiều không thể trồng cấy
được) và phần lớn diện tích này vẫn được dành để canh tác lúa.
Một khó khăn đối với người dân khu vực ven biển ĐBSH trong phát triển sinh kế nông
nghiệp là hiện tượng thiếu đất canh tác. Trong khi mỗi ha đất canh tác nơng nghiệp của cả nước
có 2,7 lao động và phải ni 6,4 người thì ở vùng này con số tương ứng là 6,2 lao động và 15,7
người. Trung bình mỗi ha ruộng canh tác lúa cả nước có 6 lao động thì ở vùng này là 9 người. Đặc
biệt ở các vùng thuần nông và độc canh lúa nước, mỗi lao động nơng nghiệp chỉ có một mảnh đất
khoảng 111m2 nên việc phát triển sản xuất gặp nhiều trở ngại, nhất là quá trình chuyển đổi sản
xuất quy mô lớn [6].

Biểu 2. Giá trị sản xuất nơng nghiệp bình qn hộ ở các tỉnh ven biển
(Nguồn: Tính tốn từ Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2012)

Tại Nam Định và Ninh Bình, các hộ đã tích cực thay đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nên hiệu
quả sản xuất cao. Đồng thời trong những năm gần đây, xu hướng thay đổi quy mô và phương thức
sản xuất theo hướng “dồn điền đổi thửa”, tiến lên sản xuất quy mô lớn đã giúp người dân tiết kiệm
chi phí đầu vào, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất. Trong khi

đó, phần đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân tại khu vực phía Bắc tương đối hạn
chế nên tốc độ tăng giá trị bình quân tương đối chậm.
187


Trần Thị Hồng Nhung

2.2.3. Sinh kế thủy sản
Đây là loại hình sinh kế đặc trưng cho khu vực ven biển. Dựa trên những thế mạnh do thiên
nhiên mang lại, ngành thủy sản ở khu vực ven biển đã phát triển và đạt được nhiều kết quả đáng
ghi nhận.
Có thể nói, trong những năm gần đây sản lượng cũng như giá trị sản xuất của ngành thủy
sản các tỉnh đều đạt mức tăng trưởng khá. Nhưng nghề cá của các tỉnh này vẫn mang đặc trưng của
nghề cá quy mô nhỏ:
Bảng 5. Các tiêu chí ngành thủy sản ven biển ĐBSH năm 2015

Tiêu chí
Giá trị sản xuất (tỉ đồng)
Cơ cấu ngành (%)
- Đánh bắt
- Ni trồng
- Dịch vụ
Diện tích ni trồng (ha)
- Nước ngọt
- Nước mặn, lợ
Sản lượng ni trồng (nghìn tấn)
Số tàu thuyền (chiếc)
Tổng công suất (CV)
Sản lượng đánh bắt (nghìn tấn)


Hải Phịng
6.123,5

Thái Bình
5.315,9

Nam Định
5.240,0

Ninh Bình
1.041

36,0
60,7
3,3

28,2
68,9
2.9

38,5
59,4
2.1

8,1
89,9
2,0

5.659,0
8.526

9.408
7.953
6.606,2
6.766
6.451
3.024
51,7
107,0
66,4
32,7
3.375
1.169
1.964
580
146.736
78.264
97.198
55
58,6
44,5
5,67
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh ven biển năm 2015)

Biểu 3. Giá trị sản xuất thủy sản bình quân hộ các tỉnh ven biển ĐBSH
(Nguồn: Tính tốn từ Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2012)

Nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở nhóm thủy sản truyền thống, nhóm đặc sản chiếm
tỉ trọng thấp; phần lớn các tàu thuyền có cơng suất nhỏ, đánh bắt ven bờ. Nhìn chung ngành thủy
sản của khu vực chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.
Người dân ven biển chưa thực sự có tâm lí “hướng biển”. Sự hạn chế về nguồn vốn đầu tư

khiến ngư dân không thể trang bị các tàu thuyền có cơng suất lớn có thể vươn khơi và do đó bị giới
hạn trong vùng lộng vốn khơng mấy giàu có về nguồn lợi hải sản. Điều kiện sản xuất khó khăn
cũng khơng cho phép họ tiếp cận với những loại thủy hải sản có giá trị cao trong ni trồng. Và
điều đó đã ảnh hưởng đến thu nhập của họ.
188


Phát triển sinh kế và tác động đến giảm nghèo của cộng đồng ven biển Đồng bằng sông Hồng...

2.2.4. Nghề thủ công
Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp lúa nước và đánh bắt thủy sản có tính mùa vụ cao,
với thời gian nông nhàn nhiều, không mấy ngạc nhiên khi cư dân vùng ven biển ĐBSH lựa chọn
các nghề thủ công như là một chiến lược sinh kế bổ sung cho gia đình. Dưới sự hỗ trợ của chính
quyền địa phương, số lượng các làng nghề ngày càng tăng.

Biểu 4. Số lượng các làng nghề ở ĐBSH
(Nguồn: Báo cáo của Sở công thương các tỉnh năm 2014)

Các tỉnh ven biển có thế mạnh về các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, đan lát (phục
vụ cho việc đánh bắt và chế biến các sản phẩm từ đay, cói. . . ) và thủ công mỹ nghệ [8]. Các nghề
thủ công đã giúp người dân vùng ven biển tạo thêm việc làm và cải thiện thu nhập. Tại các làng
nghề, số hộ, lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nghề tiếp tục được duy trì, đạt 57-58%/làng.
Thu nhập của người lao động ổn định với mức thu nhập bình quân 1,5 - 4,2 triệu đồng/người/tháng
tùy từng ngành nghề và địa phương. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, làng nghề được
chú ý phát triển như là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp tạo thêm việc làm, cải thiện thu
nhập và giảm nghèo tại các địa phương, Tuy nhiên, một số làng nghề, nhất là các làng nghề thủ
công truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một do những điều kiện khó khăn trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm. Đây khơng chỉ là khó khăn của riêng vùng ven biển ĐBSH mà cũng là vấn
đề bức thiết của các vùng khác trong việc đa dạng hóa sinh kế cho người dân vùng ven biển.


2.2.5. Công nghiệp
Đối với người dân vùng ven biển ĐBSH, công nghiệp cũng là một sinh kế quan trọng.
Ngành công nghiệp của vùng có lịch sử phát triển lâu đời và là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong
cơ cấu nhiều tỉnh ven biển. Cho đến nay, dù khơng cịn giữ được vị trí và sự phát triển như trước,
nhưng vùng ven biển ĐBSH vẫn có nền cơng nghiệp khá với thế mạnh là các ngành luyện cán thép,
đóng tàu, sản xuất xi măng, hóa chất, da giày và dệt may... Hàng loạt các khu, cụm công nghiệp
công nghệ cao đã và đang hình thành góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương
và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, cơng nghiệp nặng của vùng đang có
xu hướng phát triển dựa trên thế mạnh tự nhiên, nhất là ở vùng phía Nam. Với những thế mạnh ấy,
giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hộ của vùng cao hơn hẳn so với thủy sản hay nông nghiệp.
Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các lao động vẫn tập trung ở các lĩnh vực sản xuất có tiền
lương thấp như lắp ráp máy móc, dệt may, da giày. . . Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu ngành công
nghiệp cũng vẫn là vấn đề cần quan tâm trong vùng hiện nay.
189


Trần Thị Hồng Nhung

Biểu 5. Giá trị sản xuất công nghiệp bình qn hộ các tỉnh ven biển ĐBSH
(Nguồn: Tính toán từ Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2012)

2.2.6. Dịch vụ và du lịch
Thế mạnh của du lịch vùng ven biển ĐBSH là hướng kết hợp du lịch biển với du lịch sinh
thái (tại một số vườn quốc gia như Cát Bà, Xuân Thủy) hay với du lịch văn hóa, du lịch tâm linh
(như tại Nam Định, Ninh Bình). Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, việc khai thác một số điểm du
lịch mới ở phía Nam đã giúp cho vùng thu hút được khá nhiều khách du lịch với tốc độ tăng trưởng
khá nhanh, đem lại nguồn thu lớn cho các địa phương và tạo được nhiều việc làm cho các lao động
(cả trực tiếp và gián tiếp).
Bảng 6. Lượng khách và doanh thu du lịch các tỉnh ven biển ĐBSH năm 2015


Tiêu chí
Tổng lượng khách (người)
- Khách quốc tế
- Khách nội địa
Doanh thu (triệu đồng)
- Cơ sở lưu trú
- Cơ sở lữ hành
Lao động du lịch

Hải Phịng
4.839.000
696.700
4.142.300
2.218.084
2.087.682
130.402
18.600

Thái Bình
Nam Định
Ninh Bình
806.800
1.835.000
5.933.000
48.300
58.000
600.000
758.500
1.827.000
5.393.000

105.300
560.000
1.421.000
95.600
291.557
195.773
9.700
13.828
6.000
11.000
20.000
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh năm 2015)

Du lịch phát triển đã giúp cho hơn 55.000 lao động trong vùng có việc làm với mức thu
nhập khá. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với vùng là tính mùa vụ khá rõ, trong năm hoạt động
du lịch chỉ tập trung vào khoảng 3-4 tháng mùa hè. Điều này đòi hỏi phải đa dạng hóa các sản
phẩm du lịch để gia tăng thời gian khai thác các điểm du lịch.
Các ngành dịch vụ khác như giao thông vận tải, thương mại. . . ngày càng phát triển, một
mặt góp phần phục vụ cho sản xuất và cải thiện điều kiện sống của người dân, mặt khác tạo thêm
nhiều việc làm cho người dân địa phương với mức thu nhập khá cao và ổn định.

2.3.

Tác động của phát triển sinh kế đến giảm nghèo vùng ven biển ĐBSH

Trong những năm qua, cùng với việc phát triển sinh kế của người dân, thu nhập bình quân
của hầu hết các hộ gia đình trong vùng ĐBSH cũng được nâng lên và cải thiện rõ nét. Thu nhập
bình qn của người dân ĐBSH ln cao hơn so với mức trung bình tồn quốc và chỉ sau Đơng
Nam Bộ. Vùng cũng có tốc độ tăng thu nhập cao nhất so với các vùng khác (năm 2014 thu nhập
gấp 4,9 lần năm 2006, cịn mức trung bình cả nước là 4,1 lần và Đông Nam Bộ là 3,6 lần).

190


Phát triển sinh kế và tác động đến giảm nghèo của cộng đồng ven biển Đồng bằng sông Hồng...

Bảng 7. Thu nhập bình quân đầu người một tháng
của ĐBSH và một số vùng (Nghìn đồng)

Tên vùng
Cả nước
Đồng bằng sơng Hồng
Đơng Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

2006
2008
2010
2012
2014
636
995
1387
2000
2640
666
1065
1580
2351
3278
1146

1773
2304
3173
4124
628
940
1247
1797
2326
(Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2014)

Cùng với sự gia tăng của thu nhập, chi tiêu cho đời sống của người dân vùng ĐBSH cũng
có xu hướng tăng lên nhanh. Nếu như năm 2006, tổng chi tiêu bình quân ở vùng ĐBSH là 418.000
đồng/người/tháng thì đến năm 2014 tăng lên là 2.089.000 đồng. Mức sống của người dân vùng ven
biển ngày càng được cải thiện, việc hưởng thụ các thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội được nâng
cao.
Do thu nhập bình quân đầu người tăng khá, đời sống các tầng lớp dân cư, đặc biệt tầng lớp
nghèo tiếp tục được cải thiện nên số hộ gia đình nghèo liên tục giảm. Tính theo chuẩn nghèo của
Chính phủ giai đoạn 2006-2010 thì tỉ lệ hộ nghèo ở vùng ĐBSH năm 2004 là 12,9%; năm 2006 là
10,1%; năm 2008 là 8,7% và năm 2010 là 6,5% (cả nước là 15,5%; 13,4% và 10,7%). Tính theo
chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 được cập nhật theo chỉ số giá tiêu dùng thì tỉ lệ hộ nghèo ở vùng
ĐBSH năm 2010 là 8,4%, năm 2012 là 6,0% và năm 2014 là 4,0% (cả nước là 14,2%, 11,1% và
8,4%) [4]. So sánh với các vùng khác trong cả nước thì thấy vùng ĐBSH có tỉ lệ hộ nghèo thấp,
chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ.
Bảng 8. Tỉ lệ nghèo của các tỉnh ven biển ĐBSH (%)

Tỉnh
Hải Phịng
Thái Bình
Nam Định

Ninh Bình
Đồng bằng Sơng Hồng
Cả nước

2010
6,5
9,16
9,95
12,4
8,3
14,2

2011
2012
2013
2014
2015
5,7
5,1
4,5
3,8
2,9
9,3
8,0
6,9
6,0
5,9
8,30
6,72
5,33

3,77
2,27
10,7
9,4
8,72
8,00
6,5
7,1
6,0
4,9
4,0
3,2
12,5
11,1
9,8
8,4
7,0
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh và cả nước năm 2015)

Đến năm 2013, tỉ lệ nghèo của hầu hết các tỉnh ven biển đều cao hơn so với mức chung của
ĐBSH. Tuy nhiên, từ năm 2014, các tỉnh ven biển đã có những thành cơng quan trọng trong cơng
tác giảm nghèo, nên tỉ lệ nghèo của một số tỉnh đã thấp hơn trung bình tồn vùng. Tuy nhiên, sự
phát triển sinh kế nói chung và giảm nghèo nói riêng cịn nhiều hạn chế do chưa có tính chất đặc
thù mà vẫn chịu sự điều chỉnh chung của cả nước. Đặc biệt việc các sinh kế nông ngư nghiệp vẫn
tiếp tục duy trì ở nhiều hộ gia đình thực sự là trở ngại đối với các địa phương trong giảm nghèo khi
các sinh kế này tỏ rõ tính hiệu quả và tính bền vững chưa cao. Trong điều kiện nguồn tài nguyên,
môi trường tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội biến đổi liên tục như hiện nay, sinh kế của những
người nghèo bị tổn thương rõ rệt. Trong khi đó, một số chương trình, dự án được triển khai mới
chỉ mang tính chất giải quyết tình thế mà chưa mang tính bền vững, lâu dài. Cá biệt, xuất hiện tình
trạng người dân trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ trực tiếp của nhà nước, không muốn "tự thân vận

động" để cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này địi hỏi chính quyền địa phương của các tỉnh
cần nỗ lực hơn nữa trong việc hạn chế các điểm yếu, phát huy các thế mạnh tại chỗ để phối hợp
cùng với người dân trong đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
191


Trần Thị Hồng Nhung

3.

Kết luận

Những sinh kế của người dân ven biển ĐBSH đã có những bước phát triển trong những năm
gần đây nhờ vào các thế mạnh của tự nhiên và nhưng nỗ lực của dân cư các tỉnh. Trong các nhóm
sinh kế đó, những loại hình liên quan đến các tài nguyên biển và ven biển vẫn được phát triển và
được nhiều hộ gia đình lựa chọn dù hiệu quả cịn nhiều hạn chế. Điều đó gây trở ngại cho quá trình
giảm nghèo cho các địa phương hiện nay dù thành quả đạt được là tương đối đáng ghi nhận. Thực
tế ấy đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu cụ thể hơn để tìm ra các giải pháp phát triển sinh kế
bền vững lấy người nghèo làm trung tâm nhằm giảm nghèo có hiệu quả
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổng cục thống kê Việt Nam, 2016. Niên giám thống kê Việt Nam 2015.
[2] Phạm Hoàng Hải, 2009. Xây dựng cơ sở khoa học kĩ thuật cho việc đinh hướng phát triển bền
vững các khu công nghiệp, khai thác hợp lí và tồn diện tài ngun phục vụ các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm dải ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ. Báo cáo nhánh đề tài khoa
học công nghệ Nhà nước “Lập luận chứng khoa học kĩ thuật về mơ hình quản lí tổng hợp và
phát triển bền vững dải bờ Tây vịnh Bắc Bộ”.
[3] Phan Ngọc Mai Phương, 2014. Phát triển kinh tế ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ theo tinh thần
chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Tạp chí Thơng tin đối ngoại, số 124, tháng 07/2014.
[4] Vũ Thanh Hòa, 2015. Tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng
sông Hồng Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5] Tổng cục thống kê Việt Nam, 2016. Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2015.
[6] Bộ kế hoạch và đầu tư, 2012. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2020. Hà Nội, tháng 4/2012.
[7] Vũ Thị Hoài Thu, 2012. Sinh kế bền vững vùng ven biển Đồng bằng Sơng Hồng trong bối
cảnh biến đổi khí hậu: nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân.
[8] Lưu Thị Tuyết Vân, 2011. Nghề truyền thống vùng nông thôn Đồng bằng Sông Hồng trong
thời kì nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi. Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
ABSTRACT
Livelihood development and its impact on poverty reduction
of coastal communities in red river delta
Trần Thị Hồng Nhung
Faculty of Vietnamese Studies, Hanoi National University of Education
Red River Delta’s economy has relatively developed in recent years thank to the advantages
of the industrial and service sectors. However, the divergence among localities is remarkable
because of the difference in development conditions. Red River Delta’s coastal areas, due to the
advantages of natural resources and population, have grown agriculture and fisheries beside the
non-agricultural sectors. These trades have a strong impact on people’s livelihood development.
And so far, people’s livelihoods in coastal areas are highly dependent on agricultural and fishing
activities. This status has limited the achievements of poverty reduction in communities. Based
on the analysis of natural, economic and population strengths, this article focuses on defining the
development status of main livelihoods in Red River Delta’s coastal areas and its impact on poverty
reduction.
Keywords: Coastal communities, livelihoods, poverty reduction.
192



×