Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Một số nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong xã hội hiện đại ở thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.08 KB, 8 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 201-208
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0081

MỘT SỐ NÉT VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mai Trọng An Vinh

Cơng ti trách nhiệm Hữu hạn Thương mại – Dịch vụ An Trung
Tóm tắt. Cũng như mọi dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam từ xa xưa đã có rất
nhiều hình thái tín ngưỡng dân gian, trong đó thờ cúng tổ tiên là một trong những hình thái
tín ngưỡng mang tính phổ biến của người Việt trên tồn lãnh thổ Việt Nam nói chung và
người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trở thành phong tục
truyền thống, là một trong những yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa của người Việt trong đó
có người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh. Nó là sự biểu hiện của niềm tin, lịng thành kính đối với
tổ tiên và là sự tôn thờ của những người đang sống đối với các bậc tổ tiên, ngồi ra đó cịn
là sự nhắc nhở con cháu lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành. Tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên đã trở thành một trong những yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa của người Việt, nhưng
bản sắc khơng phải là một thứ gì đó cố định khơng thay đổi mà bản sắc ln có sự tiếp xúc
và biến đổi qua thời gian như là một lẽ tất yếu.
Từ khóa: Thờ cúng tổ tiên, xã hội hiện đại, thờ cúng tổ tiên của người Việt, người Việt ở
Tp. Hồ Chí Minh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

1.

Mở đầu

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những hình thức tơn giáo phơi thai đầu tiên của
lồi người. Tổ tiên hiểu theo nghĩa hẹp trước nhất là những người cùng một huyết thống như: ông


bà, cha mẹ,. . . là những người đã chết. Tổ tiên nếu hiểu theo nghĩa rộng thì cũng bao gồm cả những
vị công thần lập quốc và bảo vệ tổ quốc. Nhưng trong phạm vi một bài báo khoa học tơi chỉ nghiên
cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo nghĩa hẹp, phạm vi nghiên cứu là tại Tp. Hồ Chí Minh
Từ trước đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt ở rất nhiều góc độ khác nhau như hai bài viết của tác giả Trần Đăng Sinh Giá trị đạo
đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam [14] và Nguồn gốc và bản chất của tín
ngưỡng thờ cũng tổ tiên [15], bài viết của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc Biến đổi của tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên trong xã hội việt nam đương đại [13], bài biết của tác giả Đinh Kiều Nga Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bản sắc văn hóa của người Việt [11]. . . Ngồi ra rải rác trên các báo, các
tạp chí cũng có những bài viết ít nhiều đề cập tới đề tài này, tuy nhiên chưa có cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong xã hội hiện đại ở Tp. Hồ Chí Minh.
Bài viết này nghiên cứu khoảng trống khoa học đó nhằm mục đích góp một phần nhỏ bé vào việc
bảo tồn giá trị văn hóa của người Việt trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Ngày nhận bài: 15/1/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017
Liên hệ: Mai Trọng An Vinh, e-mail:

201


Mai Trọng An Vinh

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam đồng thời
cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của
Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương cùng với thủ đô

Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam
Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện
tích 2.095,06 km2 . Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014 thì dân số thành phố Hồ Chí
Minh là 7.981.900 người [7], qua đến năm 2015 tăng lên 8.224.400 người [8]. Tuy nhiên nếu tính
những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 10 triệu người, tồn
Thành phố có 52 tộc người cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó đơng nhất là người Việt
với khoảng hơn 90 tổng dân số tồn Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên một loại hình tín ngưỡng dân gian

Theo Từ điển Hán - Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải thích là “Lịng
ngưỡng mộ mê tín đối với một tơn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1]. Tương tự, trong quyển Từ điển
Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng được định nghĩa là “Tin tưởng vào một tơn giáo:
Tự do tín ngưỡng” [17]. Như vậy, ở nghĩa từ nguyên, tín ngưỡng chính là niềm tin tơn giáo ở mỗi
con người. Ngồi ra có một số nhóm quan điểm khác nhau về khái niệm tín ngưỡng, ví dụ như tín
ngưỡng dưới góc nhìn Tơn giáo học, nhân học, văn hóa học. . . Tín ngưỡng này mọi niềm tin đều
mang tính nguyên thuỷ, chất phác khơng thơng qua các giáo chủ, giáo lí và giáo hội nào. Giáo sư
Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam nằm trong hệ thống tôn giáo dân tộc [18].
Ơng cịn khẳng định, đó chính là một tơn giáo chính thống của người Việt Nam cịn theo Ngơ Đức
Thịnh thì tín ngưỡng là: “Một niềm tin có hệ thống. mà con người tin vào để giải thích thế giới và
để mang lại sự bình n cho bản thân và mọi người. Tín ngưỡng cịn là thể hiện giá trị của cuộc
sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững. đôi khi được hiểu là tôn giáo [15]. Khi nói đến tín ngưỡng
người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung
cịn tơn giáo thì thường là khơng mang tính dân gian.
Cơ sở của tín ngưỡng là niềm tin của con người vào những cái gọi là “cái thiêng” là cái đối
lập với cái “trần tục”. Niềm tin vào “cái thiêng” thuộc về bản chất con người, nó ra đời, tồn tại
và phát triển cùng với con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người.
Phong tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là tục lập bàn thờ để cúng những người thân đã chết ở trong

nhà, sau đó thực hiện việc cúng bái hàng ngày và trong những dịp sóc vọng, giỗ, Tết... Nhiều người
Việt ngồi tơn giáo của mình thường có thờ cúng cả tổ tiên [2].
Đối với người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, gần như khơng gia đình nào khơng có bàn thờ tổ tiên trong nhà, nhưng không phải
là một tôn giáo mà là do lịng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kị [2]. Đây là
một tín ngưỡng rất quan trọng và khơng thể thiếu trong phong tục Việt Nam và là một trong các
thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam [9]. Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục đã viết:
“Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lịng bất vong bản, cũng là
một việc nghĩa vụ của người” [4]. Phong tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin cho rằng linh
hồn của người đã khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của con
cháu [10]. Người Việt cho rằng chết chưa phải là hết, tuy thể xác tiêu tang nhưng linh hồn bất diệt
và thường ngự trên bàn thờ để gần gũi, giúp đỡ con cháu, do đó cũng ảnh hưởng đến hành động và
202


Một số nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong xã hội hiện đại ở thành phố...

cách cư xử của những người còn sống trong gia đình, họ thường tránh làm những việc xấu vì sợ
vong hồn cha mẹ buồn, đôi khi muốn quyết định việc gì đó cũng phải cân nhắc xem liệu khi cịn
sinh tiền thì cha mẹ có đồng ý như thế hay khơng [2]. Họ cũng tin rằng cõi dương sao thì âm vậy,
khi sống cần những gì thì khi chết cũng cần những thứ ấy, cho nên dẫn đến tục thờ cúng [9], với
quan niệm thế giới vơ hình và hữu hình ln có sự quan hệ liên lạc với nhau và sự thờ cúng chính
là mơi trường trung gian để hai thế giới này gặp gỡ [2]. Ngồi ra, hình thức thờ cúng tổ tiên còn là
biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội
nguồn của mình, đồng thời cũng là nền tảng cơ sở cho quan hệ gia đình [10].

2.3.

Nguồn gốc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên


Xét từ góc độ tâm linh
Người Việt từ xa xưa có quan niệm “vạn vật hữu linh”, theo đó mọi vật đều ẩn chứa linh
hồn bên trong, từ niềm tin rằng, ln có sự tồn tại của linh hồn và có mối liên hệ hiển nhiên giữa
người chết và người sống. Con người tuy chết đi nhưng bằng linh hồn của mình trở về chứng kiến,
dõi theo con cháu của mình và có thể trừng phạt khi con cháu mình làm điều gì sai trái hoặc phù
hộ khi con cháu của mình làm điều gì tốt đẹp. Ngồi niềm tin vào linh hồn thì ý thức tơn trọng cội
nguồn và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt cũng là ngun nhân quan trọng
hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Xét từ góc độ giáo dục
Người Việt có lối sống trọng tình, trọng nghĩa. Vì thế khi thờ cúng tổ tiên giúp cho người ta
luôn hướng về cội nguồn nhớ ơn tổ tiên, thơng qua đó nhằm giáo dục đạo lí làm người cho các thế
hệ sau, thờ cúng tổ tiên có nội dung giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế
hệ đi trước nêu tấm gương cho các thế hệ sau tiếp nối khơng chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc tiền
nhân mà còn là để giáo dục dạy dỗ con cháu đời sau. Trong quá trình thực hành nghi lễ, lời khấn
vái cũng rất gần gũi đời thường, nội dung thường là những lời cầu xin tổ tiên che chở, phù trợ cho
cuộc sống hàng ngày của các thế hệ con cháu được bình yên và đạt được mọi điều tốt lành. Thông
qua thờ cúng tổ tiên, con người cảm thấy vững tâm về mặt tâm lí và đó là điểm tựa tinh thần quan
trọng cho những người đang sống.
Xét từ góc độ xã hội
Khi chuyển dần qua chế độ phụ hệ, vai trị của người đàn ơng trong gia đình và xã hội ngày
càng trở nên quan trọng. Trong gia đình con cái được mang họ cha, người con trai luôn ý thức được
về trách nhiệm, uy quyền của mình. Ngồi ra tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cịn chịu ảnh hưởng một
phần từ ba tơn giáo chính ở Việt Nam là Nho, Phật, Đạo.
Trong Nho giáo, Khổng Tử cho rằng sự sống của con người không phải do tạo hóa sinh ra,
càng khơng phải do bản thân tự tạo ra mà là do cha mẹ tạo ra, còn sự sống của cha mẹ lại gắn với
ông bà và cứ tương tự như thế các thế hệ sau tiếp nối các thế hệ trước. Vì thế mà như một lẽ đương
nhiên các thế hệ sau phải biết ơn các thế hệ trước. Trong Nho giáo, hai lễ nghi phổ biến nhất, từ
đấng quân vương cho đến kẻ thứ dân ai cũng thực hiện và được Nho giáo rất xem trọng là tang lễ
và lễ cúng tế tổ tiên. Tăng Tử nói: “Phải cẩn thận làm tốt tang lễ cho cha mẹ khi qua đời; thành
tâm, thành ý khi cúng tế tổ tiên. Được như vậy, dân chúng được cảm hóa, phong tục đạo đức của

dân chúng ngày một tốt đẹp và thuần hậu” [16].
Phật giáo với quan niệm về cái chết, kiếp luân hồi và về nghiệp báo đã ảnh hưởng đến sự
phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Phật giáo quan niệm rằng, đời này con
người đau khổ hay hạnh phúc là do nghiệp đã gieo từ kiếp trước. Thờ cúng tổ tiên trong Phật giáo
theo nghĩa rộng chính là thờ Phật. Phật thường được dân gian hiểu một cách nôm na là người sáng
203


Mai Trọng An Vinh

lập ra Phật giáo còn theo nghĩa hẹp thì thờ cúng tổ tiên cũng có nghĩa là thờ cúng ơng bà, tổ tiên,
những người có cùng huyết thống với mình. Có lẽ vì thế mà chúng ta thấy rằng giữa Phật giáo và
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có những quan điểm tương đồng trong tư tưởng. Đây chính là cơ sở
cho sự giao thoa hội nhập giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Trong quan niệm của Lão Tử (người khởi xướng Đạo giáo), bản chất của “Đạo” chính là
nguồn gốc của mọi vạn vật trên thế giới, nó là quy luật vận động của tự nhiên, nó như một thứ
huyền bí, một ngun lí vơ hình tối thượng. Trong tư tưởng của Đạo giáo đã xây dựng nhiều nhân
vật siêu nhiên mang hình bóng của con người làm được những việc phi thường mà con người trần
tục không thể làm được. Đó cũng chính là khát vọng của con người đang sống trong thế giới thực
tại. Nếu như Khổng giáo đã đặt nền tảng lí luận về tư tưởng giá trị đạo đức, tư tưởng về trật tự kỉ
cương trong xã hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, thì Đạo giáo đã góp phần củng
cố niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn những người đã chết, hai thế giới này tiếp cận được với
nhau thông qua các nghi lễ thờ cúng như: tang ma, đám giỗ, mở cửa mả. . .
Xét từ góc độ nhận thức
Người Việt từ xa xưa đã quan niệm rằng con người ln ln gồm hai phần đó là phần thể
xác và phần linh hồn, theo đó con người sau khi chết thì phần thể xác sẽ tiêu tan nhưng phần linh
hồn thì tồn tại vĩnh cữu hiện hữu trong thế giới người đang sống. Họ quan niệm chết chưa phải là
hết. Quan niệm như thế ảnh hưởng đến hành động và cách cư xử của những người trong gia đình.
Người sống ln mong ước những điều tốt đẹp cho người đã chết thông qua những nghi lễ cúng.
Họ thường tránh làm những điều xấu vì sợ linh hồn của tổ tiên khơng hài lịng, đơi khi muốn quyết

định việc gì đó cũng phải cân nhắc xem liệu khi cịn sống thì tổ tiên có đồng ý như thế hay khơng!
Từ quan niệm thế giới vơ hình và hữu hình ln có sự liên hệ qua lại với nhau và nghi lễ thờ cúng
tổ tiên là trung gian.
Xét từ góc độ tâm lí
Sự sợ hãi: Trong cuộc sống con người khơng tránh khỏi sẽ có lúc gặp những điều khó khăn,
những trở ngại, những bế tắc. . . khiến cho họ thiếu tự tin vào chính bản thân mình trong đời sống
thực tại, vì thế họ cần một điểm tựa tinh thần là tổ tiên ở thế giới siêu nhiên để che chở, bao bọc
giúp họ vượt qua được những khó khăn, trở ngại đó và với tâm lí sợ hãi vì sợ tổ tiên trừng phạt khi
mình làm điều gì sai trái cũng là một trong những nguyên nhân hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên.
Sự biết ơn: Yếu tố đóng vai trị quyết định trong việc hình thành, duy trì tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt đó chính truyền thống biết ơn, là sự tơn kính và lòng hiếu thảo của con cháu
đối với các bậc tiền nhân, đó cũng là nền tảng cơ sở cho sự duy trì các quan hệ gắn bó với nhau
giữa các thành viên trong gia đình. Yếu tố tâm lí sợ hãi trong tư tưởng con người để hình thành tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên chỉ là yếu tố tâm lí phụ vì chỉ có như vậy thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
mới chứa đựng đầy ắp những giá trị giáo dục nhân văn sâu sắc vốn có như vậy.

2.4.

Ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Là sự thể hiện ý thức nhớ về cội nguồn của người đang sống đối với tổ tiên, cội nguồn dân
tộc của người Việt thơng qua đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước.
Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thông qua các nghi
lễ đã xác lập “sự liên hệ” giữa người chết với người sống. Ngoài ra đó cũng là sự thể hiện quan
niệm nhân sinh của người Việt về “sự sống, cái chết”, về “thể xác, linh hồn”. Tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên, tuy hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi trọng hiện tại và từ đó là động lực thúc
đẩy cho tương lai luôn tốt đẹp hơn.
204



Một số nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong xã hội hiện đại ở thành phố...

Thơng qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt gửi gắm sự biết ơn và thơng qua đó thể
hiện đồng thời lòng hiếu thảo đối với tổ tiên của mình là những người đã khuất.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên biểu hiện rõ giá trị văn hoá đạo đức của con người Việt, là sự
thể hiện cách ứng xử của người đang sống với tổ tiên của mình, qua đó là tấm gương sáng cho các
thế hệ sau noi theo và ngược lại các thế hệ con cháu phải phấn đấu làm sao cho xứng đáng với các
bậc tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là cầu nối, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình,
dịng tộc ngày càng gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc sống.
Một số nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội hiện đại
Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, phần lớn người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh ln tiếp
xúc, tiếp nhận nhiều luồng văn hóa mới đến từ nhiều đất nước khác nhau, trong quá trình đó lẽ
đương nhiên văn hóa truyền thồng ít nhiều cũng biến đổi theo thời gian, nhưng thường họ có thể
quên ngày sinh nhật của người thân và có khi qn ln cả ngày sinh nhật của chính mình nhưng
khơng thể nào quên ngày cúng giỗ của ông, bà, tổ tiên.
Người Việt xưa ln mong có người con trai để nối dõi tơng đường, có lúc người ta quan
niệm rằng, gia đình nào khơng có con trai nối dõi tơng đường thì sẽ khơng có người đảm trách việc
thờ cúng tổ tiên, vì thế trong gia đình người Việt truyền thống vai trị của người đàn ơng trong việc
thờ cúng tổ tiên thể hiện tương đối đậm nét. Trong xã hội hiện đại, đặc biệt là ở Tp. Hồ Chí Minh
vai trị của người đàn ơng trong việc thờ cúng tổ tiên trong rất nhiều gia đình có vẻ như ngày càng
nhạt dần, thay thế vào đó là vai trị của người phụ nữ (thường là người con dâu trong gia đình), bởi
lẽ việc chuẩn bị các bước để thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên gần như được giao phó cho người
phụ nữ, họ gần như đóng vai trị chính, cịn người đàn ơng thường chỉ đóng vai trị phụ. Có vẻ như
ý thức đó đã dần hình thành nên nếp sống trong rất nhiều gia đình ở Tp. Hồ Chí Minh. Phải chăng
người đàn ơng trong xã hội hiện đại thường là trụ cột gia đình gánh vác việc lo kinh tế cho cả gia
đình nên ít có thời gian để làm những phần việc đó? Phải chăng do nhịp sống hối hả tại Tp. Hồ
Chí Minh kéo theo cường độ làm việc ở mức cao nên người đàn ơng trụ cột trong gia đình ngày
càng có ít thời gian dành cho gia đình?
Trước kia, các gia đình người Việt truyền thống ở Việt Nam nói chung và ở Tp. Hồ Chí

Minh nói riêng thường có cấu trúc tam đại, tứ đại đồng đường. . . việc thờ cúng tổ tiên gần như
được mặc định trách nhiệm đó là của người con trai trưởng trong gia đình. Ngày nay trong xã hội
hiện đại, con cái thường không ở cùng với cha mẹ. Từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
nhưng phần lớn là do cuộc sống mưu sinh nên có một thực tế là trong rất nhiều gia đình ở Tp. Hồ
Chí Minh, ngày cúng giỗ tổ tiên khơng cịn là ngày để các thành viên trong gia đình tề tựu đơng đủ
như trước kia vì thế hình thức tổ chức ngày cúng tổ tiên mang tính tập thể của đại gia đình người
Việt truyền thống được chuyển dần sang hình thức mang tính cá nhân nhiều hơn. Theo đó, mỗi
thành viên trong gia đình thường thực hiện lễ cúng tổ tiên tại nhà riêng của mình, cứ như thế theo
thời gian quan niệm “đèn nhà ai nấy sáng” trong việc thờ cúng tổ tiên dần được hình thành. Gần
như mọi gia đình người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh ngày nay đều có bàn thờ tổ tiên tại nhà mình và
trọng trách thờ cúng tổ tiên thường khơng cịn mặc định là trách nhiệm của người con trai trưởng
trong gia đình nữa. Mặt khác, có thể nói rằng nhu cầu thờ cúng tổ tiên là nhu cầu của rất nhiều
thành viên đã trưởng thành trong gia đình bất kể là nam hay nữ vì thế việc thờ cúng tổ tiên trong
mỗi gia đình nhỏ dần được hình thành. Vì thế việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt ngày
nay ở Tp. Hồ Chí Minh rất ít khi được tập trung tại nhà của người con trai trưởng như xưa kia. Phải
chăng những yếu tố trên góp phần làm cho vai trị của người phụ nữ ngày càng quan trọng đối với
việc thờ cúng tổ tiên? Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số gia đình người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh
vẫn cịn giữ được “nếp xưa” truyền thống là đến ngày cúng giỗ tổ tiên thì mọi thành viên trong gia
đình tề tựu về đông đủ tại nhà của người con trai trưởng để cùng nhau thực hiện nghi lễ cúng tổ
205


Mai Trọng An Vinh

tiên.
Trong xã hội hiện nay, khi nhịp sống ở Tp. Hồ Chí Minh ngày càng trở nên sơi động và hối
hả, kéo theo đó là áp lực cuộc sống mưu sinh ngày càng gia tăng thì như lẽ hiển nhiên đời sống
tâm linh ngày càng trở nên đa dạng, chính điều đó là một trong những ngun nhân làm cho người
ta ngày càng cần có một chỗ dựa tinh thần. Có lẽ vì thế, thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt
ở Tp. Hồ Chí Minh ngày càng được chú trọng hơn cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Những gia

đình có điều kiện kinh tế khá giả thường dành riêng một phòng khang trang nhất, rộng nhất trong
ngơi nhà của mình để làm phịng riêng phục vụ cho việc thờ cúng tổ tiên, không gian thờ cúng cịn
được trang bị thêm hồnh phi, liễn câu đối, cặp lọng, cặp tàn, cặp phướn. . . được chế tác rất công
phu dựng hai bên bàn thờ. Bên cạnh đó điều kiện kinh tế trong nhiều gia đình người Việt ở Tp. Hồ
Chí Minh ngày càng tăng cao thì tâm lí “phú q sinh lễ nghĩa” xuất hiện, theo đó những bàn thờ
nhỏ xinh có khi chỉ là những bát nhang đặt tạm bợ trên nóc tủ, trên kệ xưa kia dần được thay thế
bằng những bàn thờ cố định được chế tác bằng nhiều loại gỗ đắt tiền với nhiều kiểu dáng đẹp mắt
hơn, bề thế hơn được trang trí bằng những vật dụng đắt tiền ngoại nhập, thậm chí ở một số gia đình
cịn trang bị cho bàn thờ tổ tiên của mình quá nhiều vật dụng thờ cúng vượt mức cần thiết, thiết
nghĩ điều đó vơ tình làm giảm đi tính chuẩn mực, tính thiêng cần có của một khơng gian thờ cúng.
Ví như trên bàn thờ tổ tiên, một số gia đình bố trí thêm tượng Tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), đá
quý. . . mà khơng cần biết là có phù hợp hay khơng! Có khi họ cịn bố trí đặt máy tụng kinh bằng
điện ngay trên bàn thờ tổ tiên hoạt động với cơng suất 24/24. . . những điều đó có khi vơ tình làm
giảm đi tính “thiêng” vốn có của khơng gian thờ cúng! Chưa kể có những món đồ có xuất xứ từ
các nước khác (ví dụ như Trung Quốc, Ấn Độ. . . ) nên không phù hợp văn hóa người Việt.
Đa số người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh quan niệm rằng linh hồn của người chết luôn hiện hữu
trong thế giới thực tại và ảnh hưởng đến cuộc sống của người đang sống, con người khi chết đi thì
thể xác tiêu tan nhưng linh hồn thì ln bất diệt và thường xun trú ngụ trên bàn thờ để dõi theo
những người thân để phù hộ họ khi nguy khó, mừng khi họ gặp may mắn, khuyến khích họ làm
những điều lành và cũng quở phạt khi họ làm những điều xấu, có lẽ vì thế mà việc xây dựng nhà
thờ để thờ cúng tổ tiên ngày càng được chú trọng hơn, khang trang hơn và hồnh tráng hơn. Đơi
khi kinh phí xây dựng lên đến hàng chục tỉ đồng, đó là điều rất đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó
ở một số gia đình có sự thể hiện quá mức cần thiết mang hơi hướng phơ trương thái q, cùng với
tâm lí “tranh đua” cho “bằng chị bằng em”, “nhà thờ của gia đình mình phải là nhất” họ đua nhau
xây dựng những phần mộ, những nhà thờ cúng tổ tiên có giá trị cao ngất ngưỡng vượt quá khả năng
kinh tế cho phép. Vì tâm lí như thế mà đã có rất nhiều gia đình sau khi xây xong hệ thống nhà thờ
dịng tộc, mộ phần cho tổ tiên xong đã lâm vào tình trạng kinh tế khánh kiệt vì những khoản nợ
vay.
Với quan niệm tin rằng rằng cõi dương sao thì cõi âm vậy, nên tục “hóa vàng” trong dân
gian là một nét giá trị văn hóa của người Việt, trong thời đại ngày nay ở Tp. Hồ Chí Minh nó đã

được phát triển rất đa dạng, theo đó lễ vật “hóa vàng” ngày càng đa dạng mang tính thực dụng hơn
như nhà lầu, xe hơi, điện thoại. . . được cập nhật tính thời thượng rất nhanh với chi phí có khi lên
đến hàng chục triệu đồng, có thể nói những vật dụng, sản phẩm nào dành cho người sống vừa xuất
hiện trên thị trường thì ở những cửa hàng bán “vàng mã” dành cho người chết cũng có ngay những
vật dụng, sản phẩm đó. Thiết nghĩ tục “hóa vàng” là một trong những nét đẹp trong văn hóa truyền
thống của người Việt nhưng chỉ cần “hóa vàng” vừa phải, mang tính ước lệ là đủ vì như thế sẽ
tránh được những lãng phí khơng cần thiết, chưa kể nếu “hóa vàng” với số lượng quá nhiều, thời
gian “hóa vàng” kéo dài hàng giờ thì cịn gây ơ nhiễm mơi trường và nguy cơ cháy nổ ln rình
rập. Người viết bài đã từng chứng kiến có những gia đình ở Tp. Hồ Chí Minh khi thực hành nghi
lễ thờ cúng tổ tiên thì khoảng thời gian dành cho “hóa vàng” kéo dài từ một đến hai giờ đồng hồ
206


Một số nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong xã hội hiện đại ở thành phố...

vì số lượng vật phẩm để “hóa vàng” q nhiều.
Với quan niệm hai thế giới vơ hình và hữu hình ln có sự liên lạc qua lại với nhau thơng
qua môi trường trung gian là các nghi lễ thờ cúng, vì thế ngày nay ở Tp. Hồ Chí Minh có một số
người Việt do quá tin vào điều đó đã vơ tình tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội mê tín dị đoan lợi
dụng phát triển với diễn biến có khi phức tạp, ví dụ như lễ hầu đồng, lễ cầu hồn. . . Với niềm tin
linh hồn tổ tiên tồn tại vĩnh cửu có thể thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người đang sống thông
qua những lời cầu khấn nên người Việt xưa khi thực hành nghi lễ cúng tổ tiên thường viết những
lời muốn khấn vào một hay nhiều tờ sớ, sau khi khấn xong thì “hóa” tờ sớ với ngụ ý là tổ tiên sẽ
nhận được những lời khấn đó. Nhưng ngày nay cịn rất ít gia đình người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh
thực hiện điều đó, họ thường viết lời muốn khấn vào một tờ giấy hoặc họ tự nhớ những lời muốn
khấn và trực tiếp đọc ra khi thực hành nghi lễ cúng mà không cần chép vào bất cứ một tờ giấy nào,
nội dung bài khấn cũng mang tính thời đại và tính thực dụng ngày càng cao. Theo đó, ngồi những
lời khấn cầu xin sức khỏe, bình an cho gia đình thì đơi khi cịn kèm theo những lời khẩn cầu tổ
tiên phù hộ cho thăng quan tiến chức, thực hiện những phi vụ làm ăn được thuận lợi . . . ở một số
gia đình khi đọc bài khấn họ không quên khấn kèm theo câu Quốc hiệu và câu Tiêu ngữ: “Cộng

hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Độc lập Tự do Hạnh phúc” điều đó đã thể hiện tính thời đại, tính
thực dụng trong mỗi bài khấn của một số người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh ngày càng cao.

3.

Kết luận

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian tồn tại và phổ biến của
người Việt, thơng qua đó muốn nhắc nhở thế hệ sau phải luôn biết ơn những thế hệ đi trước. Điều
đó đã trở thành đạo lí, là nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt ở Việt Nam nói chung
và ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, có thể nói đó là bản sắc văn hóa của người Việt, tuy nhiên bản
sắc là cái của hiện tại, bản sắc khơng phải là cái gì bất biến mà bản sắc là cái biến đổi theo thời
gian qua q trình tiếp xúc với những nền văn hóa khác trong thời đại hội nhập ngày nay. Bên cạnh
những mặt tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh thì cịn có
những hạn chế mang biểu hiện tiêu cực ở một số người, đó chính là những điều đáng cho chúng ta
phải suy ngẫm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

Đào Duy Anh, 1996. Từ điển Hán-Việt. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội
Toan Ánh, 2001. Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam. Nxb Văn hóa dân tộc.
Toan Ánh, 2004. Tín ngưỡng Việt Nam, biên khảo. Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.
Phan Kế Bính, 2003. Việt Nam phong tục. Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
Phạm Văn Đồng, 1994. Văn hố và đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Thích Quảng Đại, 2010. Nghi lễ thờ cúng cổ truyền Việt Nam. Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà

Nội.
[7] Niên Giám Thống Kê (tóm tắt), 2014. Tổng cục Thống kê. Nxb Thống kê, Hà Nội.
[8] Niên Giám Thống Kê (tóm tắt), 2015. Tổng cục Thống kê. Nxb Thống kê, Hà Nội.
[9] Bùi Xuân Mỹ, 2001. Tục thờ cúng của người Việt. Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
[10] Phan Ngọc, 1998. Bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
[11] Đinh Kiều Nga, 2017. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bản sắc văn hóa của người Việt. Ban Tơn
giáo Chính phủ, Hà Nội.
[12] Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2016. Biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội Việt
Nam đương đại. Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
207


Mai Trọng An Vinh

[13] Trần Đăng Sinh, 1998. Giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.
Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 11/1998.
[14] Trần Đăng Sinh, 2010. Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên. Tạp chí Triết
học. Số 2/2010.
[15] Ngơ Đức Thịnh (chủ biên), 2001. Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội
[16] Dương Hồng, Vương Thành Trung (chủ biên), 2003. Tứ thư. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà
Nội.
[17] Nguyễn Văn Tân (chủ biên), 1994. Từ điển tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[18] Đặng Nghiên Vạn, 1996. Về tơn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay. Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
ABSTRACT
Some features of Vietnamese people’s ancestor worship
in modern society in Ho Chi Minh City
Mai Trọng An Vinh
An Trung Limited Trade Service Company

Like other peoples in the world, from time immemorial, Vietnamese people have had many
forms of folk beliefs, of which ancestor worship is one of the most popular with Vietnamese
people across Vietnam in general and Vietnamese people in HCMC in particular. Ancestor worship
has become a traditional custom, one of the factors that make up the cultural identity of the
Vietnamese, including the Vietnamese in Ho Chi Minh City. It is a manifestation of the living’s
faith, devotion to their ancestors, in addition to reminding children of their parents’ sacrifices.
Ancestor worship is considered to be one of the key elements of the Vietnamese’s cultural identity.
However, identity is not fixed. It always maintains contacts and undergoes transformations over
time.
Keywords: Worship ancestor worship, modern society, the Vietnamese’s ancestor worship,
Vietnamese people in Ho Chi Minh City.

208



×