HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 213-222
This paper is available online at
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0167
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐĨNG VAI
TRONG DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CƠNG DÂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Phạm Việt Thắng
Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục cơng dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Ở Việt Nam những năm gần đây, xu hướng đổi mới dạy học theo hướng phát triển
cho người học kĩ năng xử lí các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, công việc hơn là cung
cấp kiến thức đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong bối cảnh đó, phương pháp đóng vai
đã cho thấy nhiều ưu điểm và tính tích cực trong dạy học, đồng thời cũng đang được vận
dụng vào dạy học ở nhiều bộ môn khác nhau trong nhà trường phổ thơng. Chính vì vậy, bài
viết muốn đi vào phân tích những lợi thế trong việc sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học mơn Giáo dục cơng dân ở trường trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học những mơn này.
Từ khóa: Dạy học Giáo dục cơng dân, phương pháp đóng vai, dạy học đóng vai trong dạy
học GDCD.
1.
Mở đầu
Trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục và của thực tiễn dạy học, việc đổi mới phương
pháp và phương tiện dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) đã và đang được đẩy mạnh nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn học này trong nhà trường phổ thơng. Mặt khác, trước sự tăng
lên nhanh chóng khối lượng tri thức của nhân loại cũng như tốc độ ứng dụng tri thức vào mọi lĩnh
vực đời sống xã hội, đã dẫn đến tồn tại hai xu hướng dạy học: thứ nhất, dạy học trang bị cho người
học một lượng kiến thức làm nền tảng vững chắc cho các hoạt động nghề nghiệp sau này; thứ hai,
dạy học giúp hình thành và phát triển cho người học kĩ năng xử lí các vấn đề nảy sinh trong cuộc
sống, công việc hơn là cung cấp kiến thức [1; 237].
Ở Việt Nam những năm gần đây, xu hướng thứ hai đã thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu
của các nhà giáo dục học, trong đó đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học được coi là một khâu
quan trọng. Trong bối cảnh đó, phương pháp đóng vai (PPĐV) đã và đang thu hút được nhiều sự
quan tâm nghiên cứu, đồng thời cũng đang được vận dụng vào dạy học ở nhiều bộ môn trong nhà
trường phổ thông. Các tác giả mặc dù đều xem xét PPĐV trong việc dạy học ở những môn khác
nhau, những đơn vị kiến thức khác nhau, nhưng đều có chung nhận định về ưu điểm của PPĐV
trong việc nâng cao chất lượng dạy học hiện nay, nhất là dạy học ở phổ thông. Chẳng hạn, tác giả
Ngày nhận bài: 7/5/2017. Ngày nhận đăng: 2/9/2017
Liên hệ: Phạm Việt Thắng, e-mail:
213
Phạm Việt Thắng
Nguyễn Văn Ninh trong Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử ở trường THPT
nhằm phát triển toàn diện học sinh nhận định: “vận dụng phương pháp này vào quá trình dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông sẽ là một giải pháp phát triển toàn diện học sinh cả về nhận thức, tư
tưởng, thái độ cũng như năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn” [2; 45]. Các tác giả
trong các cơng trình khác cũng đều có những đánh giá tương tự, như: tác giả Mai Thị Kim Xuân
với nghiên cứu Vận dụng PP đóng vai trong dạy học Lịch sử Việt Nam (thế kỷ X – giữa thế kỷ XIX,
Lớp 10, THPT - Chương trình chuẩn [3]; Sử dụng PPĐV trong dạy học tiếng Việt để rèn kĩ năng
nói cho học sinh lớp 2 của tác giả Lê Thị Ngọc Hà [4], v.v...
Từ thực tế như vậy, bài viết muốn đi vào phân tích việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn
GDCD ở trường trung học phổ thông (THPT) nhằm nâng cao chất lượng dạy và học những môn
này.
2.
2.1.
Nội dung nghiên cứu
Phương pháp đóng vai trong dạy học
2.1.1. Phương pháp đóng vai và các hình thức đóng vai
* Phương pháp đóng vai
Thuật ngữ “đóng vai” hiện nay đang được chúng ta sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Theo Từ
điển Tiếng Việt của tác giả Hồng Phê: “Đóng vai là thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu
hay màn ảnh bằng cách hành động, nói năng như thật” [5, tr.337].
Trong cuốn Dạy học và PPDH trong nhà trường, tác giả Phan Trọng Ngọ cho rằng: “Phương
pháp đóng kịch trong dạy học là giáo viên (GV) cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành
động theo các vai diễn. Qua đó họ học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành động cũng
như các kĩ năng ứng xử khác của nhân vật trong kịch bản” [6; 283].
Trong Dạy và học môn GDCD ở trường THPT, những vấn đề lí luận và thực tiễn các tác
giả Nguyễn Văn Cư và Nguyễn Duy Nhiên đã định nghĩa: “PPĐV là PP tổ chức cho HS thực hành
một số cách ứng xử nào đó trong tình huống giả định để nắm vững nội dung bài học” [7; 22].
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh trong cuốn Giáo dục học tập 1 lại định nghĩa: "Đóng kịch là
phương pháp dạy học (PPDH), trong đó GV tổ chức q trình dạy học bằng cách xây dựng kịch
bản và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp học sinh (HS) hiểu sâu sắc nội dung học tập" [8; 227].
Trong tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT cho
rằng: “Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử
nào đó trong một tình huống giả định” [9; 17]. Trong định nghĩa này, các tác giả đã đề xuất GV
nên xây dựng các tình huống mở và người học sẽ tự xây dựng kịch bản, lời thoại liên quan đến nội
dung kiến thức, thái độ, kĩ năng cần đạt được của bài học để đóng vai.
Có thể thấy, các quan điểm nêu trên đều có điểm chung, đó là coi PPĐV là phương pháp
mà trong đó GV hoặc HS xây dựng kịch bản có nội dung học tập, yêu cầu người học đóng các vai
diễn. Bản chất của nó là vai trò chủ đạo của GV trong việc biên tập nội dung dạy học thành kịch
bản hoặc tình huống phù hợp để người học sử dụng kịch bản hoặc tự xây dựng kịch bản và nhập
vai, lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, đóng vai có các
hình thức phản ánh mức độ, u cầu và mang lại hiệu quả khác nhau. Do đó, dạy học bằng PPĐV
khơng chỉ dừng lại ở việc đóng kịch. Bởi nó bao gồm việc xác định, lựa chọn kiến thức, xây dựng
kịch bản, phân vai và thể hiện vai diễn. Điều quan trọng hơn là từ việc đóng kịch ấy rút ra bài học
về nhận thức, thái độ và kĩ năng cho người học.
214
Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học mơn giáo dục cơng dân ở trường trung học...
Vì vậy, có thể định nghĩa: PPĐV là phương pháp dạy học trong đó, HS thơng qua hình thức
đóng kịch, nhập vai vào những nhân vật trong kịch bản để thể hiện nhận thức, thái độ, hành vi ứng
xử của những nhân vật, nhờ đó có thể thực hành, trải nghiệm và rút ra những kiến thức, thái độ và
kĩ năng phù hợp, mang tính tích cực.
Nếu đứng trên quan điểm dạy học dựa theo thuyết kiến tạo, PPĐV có thể giúp HS khơng
những chủ động lĩnh hội tri thức mới, mà cịn tìm ra cách thức và con đường đến tri thức đó. Mặt
khác, nó cịn giúp người học phát triển tư duy sáng tạo, tư duy phê phán thông qua phân tích và
giải quyết các tình huống, đồng thời giúp HS tích cực tham gia bài học, thể hiện bản thân. HS
thơng qua đóng vai, sẽ học cách cách ứng xử, giải quyết vấn đề, v.v.. qua đó tác động sâu sắc tới
suy nghĩ và hành động của cả người dạy và người học.
* Các hình thức đóng vai
- Căn cứ theo thời gian chuẩn bị có thể chia thành: đóng vai trực tiếp (xây dựng kịch bản
và đóng vai ngay trong tiết học) và đóng vai có sự chuẩn bị trước từ ở nhà (theo quy trình đã được
phân cơng từ khi kết thúc tiết học trước và được thực hiện ở tiết học sau)
- Căn cứ vào yêu cầu nắm kiến thức - mục đích học tập thì có: đóng vai tái hiện - ghi nhớ
(đóng vai dựa trên nền kiến thức đã biết, xây dựng nội dung kịch bản với những tình huống, vai
diễn đơn giản); đóng vai suy luận - phát triển (đóng vai mà kịch bản, lời thoại, những vấn đề đặt ra
trong kịch bản và vai diễn được xây dựng, phát triển từ những kiến thức đã biết suy luận mở rộng
ra nội dung kiến thức và những cách ứng xử mới) và đóng vai liên hệ - ứng dụng (đóng vai trong
đó nội dung kịch bản được xây dựng chủ yếu dựa trên những tình huống, những hành vi ứng xử
diễn ra phổ biến trong cuộc sống nhưng được hình tượng hố, kịch bản hố)
- Căn cứ theo tiêu chí sự tương tác giữa HS với HS, HS với GV trong quá trình thực hiện
thì có: đóng vai độc lập (đóng vai trong đó việc xây dựng kịch bản và thể hiện vai diễn chủ yếu
được thể hiện bởi một cá nhân); đóng vai theo nhóm (đóng vai bao gồm các hoạt động chuẩn bị,
xây dựng kịch bản, thể hiện kịch bản dựa trên sự tương tác của nhóm HS. Đây là hình thức đóng
vai diễn ra phổ biến nhất).
- Căn cứ vào nội dung bài học có thể chia thành: đóng vai cùng chủ điểm, chủ đề (đóng vai
mà các nhóm cùng chuẩn bị, thể hiện kịch bản, diễn xuất theo một chủ đề xác định, sau đó việc
nhận xét, thảo luận, đánh giá được thực hiện chung của cả lớp) và đóng vai khác chủ điểm, chủ đề
(đóng vai mà mỗi nhóm xây dựng, thực hiện kịch bản, vai diễn theo những chủ điểm, chủ đề khác
nhau).
Việc phân loại hình thức đóng vai chỉ có ý nghĩa tương đối theo những cách tiếp cận hay
tiêu chí khác nhau. Do đó, trong q trình vận dụng vào dạy học, GV có thể lựa chọn, thay đổi
hình thức cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức, từng tiết học và bài hoc cụ thể.
2.1.2. Quy trình và yêu cầu sư phạm trong việc sử dụng PPĐV
* Quy trình sử dụng PPĐV trong dạy học
- Quy trình dạy học đóng vai trực tiếp diễn ra trong cùng một tiết học
Trong quy trình này, việc lựa chọn nội dung kiến thức, định hình kịch bản, lời thoại, phân
vai chuẩn bị, diễn xuất,. . . cho đến thảo luận đóng góp ý kiến, nhận xét, kết luận, rút ra bài học
nhận thức, kĩ năng đều diễn ra trong cùng một tiết học. Quy trình này gồm 5 bước:
+ Bước 1: GV căn cứ vào nội dung kiến thức của bài, giới thiệu tình huống. Chia nhóm và
giao tình huống đóng vai cho từng nhóm, quy định rõ thời gian chuẩn bị kịch bản và thời gian thể
hiện kịch bản của từng nhóm.
215
Phạm Việt Thắng
+ Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và phân vai, thành viên nhóm chuẩn bị
nhanh việc thể hiện các vai được phân công và phối hợp với các vai diễn khác trong nhóm để hình
thành kịch bản - diễn xuất.
+ Bước 3: Các nhóm thể hiện kịch bản (có thể sáng tạo linh hoạt cả về lời thoại và cách
thức, hình thức thể hiện).
+ Bước 4: GV cùng các thành viên còn lại của lớp cùng quan sát, thảo luận, đánh giá về
các vai diễn và đưa ra các câu hỏi phản biện, thảo luận hướng vào nội dung kiến thức liên quan
mà việc đóng vai thể hiện hoặc truyền tải, khơng q chú trọng vào năng lực thể hiện các vai diễn.
Trong bước này, GV và HS khác có thể phỏng vấn, đặt các câu hỏi cho các vai diễn.
+ Bước 5: Kết luận và rút ra bài học nhận thức, kĩ năng. Trên cơ sở đánh giá nội dung, ý
nghĩa và năng lực thể hiện kịch bản, HS tự rút ra các bài học nhận thức và ứng dụng kĩ năng dưới
sự điều hành và vai trò “hướng đạo” của GV.
- Quy trình dạy học đóng vai có sự chuẩn bị trước ở nhà
Quy trình đóng vai này được bắt dầu từ cuối tiết học của buổi học lần trước cho đến khi kết
thúc tiết học của buổi học lần sau. Quy trình này bao gồm:
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ: sau khi kết thúc tiết học trước, căn cứ vào nội dung bài học của
tiết học sau, GV có thể xây dựng chủ đề, chủ điểm và giao nhiệm vụ cho HS (có thể chia nhóm)
về nhà chuẩn bị trước về: kịch bản, luyện tập thể hiện các vai diễn. . . (có sự liên lạc, chia sẻ thơng
tin với GV). Các nhóm có thể cùng chuẩn bị thực hiện đóng vai theo một chủ đề, chủ điểm hoặc
có sự khác nhau về nội dung, chủ điểm và phải chú trọng đến sự phân bố thời lượng, thời gian đối
với kịch bản sẽ thể hiện. Việc phân công giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm có tạo ra hứng thú
học tập cho HS hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nắm bắt, phát hiện và định hướng vấn
đề của GV.
+ Bước 2: Chuẩn bị trước đóng vai - tìm tịi, phát hiện vấn đề và xây dựng kịch bản. Căn cứ
vào nội dung hay chủ điểm được phân cơng, học sinh tìm tịi, phát hiện vấn đề, thảo luận đưa ra và
lựa chọn tình huống, tiến hành xây dựng kịch bản.
+ Bước 3: Tập luyện thể hiện kịch bản.
+ Bước 4: Thể hiện vai diễn và kịch bản trước lớp. Tiết học mới của buổi học mới bắt đầu,
theo thứ tự được phân công hoặc theo tự nguyện, xung phong, các nhóm sẽ lần lượt lên thể hiện
kịch bản đóng vai.
+ Bước 5: Thảo luận, nhận xét, kết luận và rút ra bài học nhận thức.
Đây là bước quan trọng nhất của quy trình thực hiện PPĐV, nó thể hiện sự chú tâm quan
sát, lắng nghe và tham gia vào hoạt động dạy học, đánh giá và tiếp nhận, vận dụng kiến thức, kĩ
năng của cả GV và HS. Sau khi các nhóm thể hiện kịch bản, dưới sự định hướng của GV, HS sẽ
nêu ý kiến nhận xét về sự thể hiện của các vai diễn, nội dung thông điệp truyền tải, ý nghĩa kịch
bản; HS nêu các câu hỏi phản biện hoặc mở rộng vấn đề, cùng tranh luận, lí giải với theo hướng
mở; GV kết luận và cùng thống nhất với HS về các nội dung kiến thức cần nắm bắt, kĩ năng cần
thực hành, rèn luyện từ trải nghiệm đóng vai.
Trong quy trình dạy học đóng vai, mỗi bước đều có vị trí, vai trị nhất định. Nếu như các
bước 1, 2, 3 có ý nghĩa tiên quyết đến thành công của việc thể hiện vai diễn, kịch bản, đảm bảo
phản ánh hay bộc lộ nội dung, chủ đề, chủ điểm học tập, bước 4 là sự trải nghiệm, thể hiện bản
lĩnh và năng lực của học sinh trong diễn xuất và xử lí tình huống, thì bước 5 có ý nghĩa như một
sự chốt lại các kiến thức và kĩ năng cần đạt được thơng qua dạy học bằng hình thức đóng vai.
216
Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học mơn giáo dục công dân ở trường trung học...
* Yêu cầu sư phạm trong việc sử dụng PPĐV
- Tình huống đưa ra phải rõ ràng, vừa gắn với bài học vừa gắn với thực tế và phát huy được
trải nghiệm của HS. Việc lựa chọn nội dung bài học để xây dựng tình huống phụ thuộc vào khả
năng sư phạm của người dạy, nhưng kịch bản và lời thoại nên giao cho HS xây dựng để phát huy
sự chủ động và sáng tạo của HS.
- Mọi HS đều được phải tham gia vào quá trình thảo luận, xây dựng kịch bản, được đóng
vai hoặc phục vụ cho cơng việc đóng vai của các bạn trong nhóm. GV nên khích lệ các HS còn
chưa mạnh dạn giao tiếp tham gia vào các vai diễn.
- Thời gian chuẩn bị phải phù hợp (nếu là đóng vai trực tiếp trong tiết học). Trong khi các
nhóm chuẩn bị, GV nên bao quát các nhóm, quan sát, lắng nghe để có thể kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ
khi cần thiết.
- Định hướng cho học sinh xây dựng kịch bản phải có kịch tính (các xung đột, các mâu
thuẫn) để gây hứng thú, gây sự chú ý và mang tính giáo dục về nhận thức, định hướng hành vi.
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong kịch bản để có thể kết hợp - tương tác với
các bạn diễn khác một cách hiệu quả nhất.
- Khi thấy cần thiết GV có thể thơng báo dừng cảnh diễn để chuyển sang nhiệm vụ khác.
- Sau khi diễn, cần thực hiện đàm thoại, thảo luận để rút ra những kết luận sư phạm cho
HS. Việc bình luận sau cảnh diễn phải tạo bầu khơng khí thân thiện, cởi mở, cầu thị và xây dựng.
Ở đây, GV phải chú ý sao cho lời bình luận của những người quan sát không quá gay gắt và chệch
mục tiêu bài học.
- Chẩn bị tốt những điều kiện vật chất, phương tiện hỗ trợ dạy học.
Những yêu cầu trên là những yêu cầu cơ bản để có thể đảm bảo cho một giờ dạy học sử dụng
PPĐV đạt hiệu quả. Tuy nhiên, để vận dụng tốt phương pháp này trong giảng dạy mơn GDCD vai
trị của GV vơ cùng quan trọng. Do vậy, bản thân đội ngũ giáo viên GDCD phải đáp ứng các yêu
cầu sau:
- GV phải được được đào tạo đúng chuyên môn và luôn cập nhật các kiến thức chuyên
ngành. Biết khai thác, tìm hiểu kiến thức các bộ mơn khác có liên quan để làm phong phú thêm
hiểu biêt của mình và phục vụ đắc lực cho bài giảng. GV có kiến thức chun mơn vững vàng sẽ
tạo phong cách tự tin trong dạy học, có thể tư vấn và định hướng cho HS trong việc xử lí các tình
huống, xây dựng kịch bản, v.v..
- GV phải được bồi dưỡng nghề nghiệp thường xuyên, đặc biệt là các chương trình bồi
dưỡng về lí luận dạy học hiện đại, PPDH hiện đại, các kĩ thuật dạy học tích cực theo hướng phát
huy tồn diện năng lực của HS.
- GV phải có hiểu biết đúng đắn và sâu sắc về PPĐV. Trong quá trình sử dụng, GV phải
đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình và các yêu cầu sư phạm. Trong q trình điều hành các
nhóm diễn xuất và đánh giá, nhận xét, GV cần phải thể hiện sự chủ động, nhiệt tình, khách quan,
gợi mở, định hướng (nhận thức và hành vi) và biết động viên, khích lệ HS.
2.1.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đóng vai
* Ưu điểm
- PPĐV tạo mơi trường sư phạm tương tác, trong đó HS có thể trực tiếp trao đổi, nhận xét
và bình luận các ý kiến của nhau, đồng thời GV cũng có thể trực tiếp thu nhận các thông tin phản
hồi. Sự tương tác giữa GV với HS và giữa HS với nhau sẽ giúp cho cả GV lẫn HS cùng điều chỉnh
217
Phạm Việt Thắng
q trình dạy học theo hướng tích cực.
- PPĐV dễ gây hứng thú và chú ý cho HS, các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc, hình thành
những kĩ năng giao tiếp, đồng thời tạo điều kiện cho các em phát huy tư duy sáng tạo và trí tưởng
tượng.
- Phương pháp này góp phần rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể, đám
đông. Mặt khác, việc thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong mơi trường an tồn,
được giám sát bới GV sẽ góp phần điều chỉnh, định hướng giáo dục sự thay đổi thái độ, hành vi
của HS theo hướng tích cực.
- Hình thành thói quen, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm thơng qua sự phối hợp chặt chẽ của
các nhân với nhóm và với tập thể. Tạo cơ hội cho các cá nhân học hỏi và đánh giá lẫn nhau, qua đó
có thể tự rút ra các bài học cho bản thân.
* Hạn chế
- Là phương pháp tốn nhiều thời gian, có thể ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học;
- PPĐV đòi hỏi việc xây dựng tình huống và giao nhiệm vụ phải phù hợp và rõ ràng, cho
nên nếu không đảm bảo hoặc thiếu sự giám sát, đơn đốc của GV thì HS sẽ khó thực hiện, hoặc
thực hiện khơng thành cơng, khơng hiệu quả.
- Một số HS còn rụt rè, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn kiến thức, kinh nghiệm sống,
từ ngữ cịn hạn chế sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng kịch bản và thực hiện vai diễn.
- Sử dụng phương pháp này dễ gây ồn ào, có thể ảnh hưởng đến lớp khác.
2.2.
Đặc điểm kiến thức môn GDCD ở trung học phổ thông
Nội dung môn GDCD ở cấp THPT tập trung ở 5 modul kiến thức, bao gồm: Cơng dân với
việc hình thành thế giới quan và phương phương pháp luận khoa học, Công dân với đạo đức, Công
dân với kinh tế, Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội và Cơng dân với pháp luật.
- Về kiến thức: môn GDCD trang bị cho HS những hiểu biết ban đầu về một số vấn đề thế
giới quan, phương pháp luận; những phạm trù cơ bản của đạo đức học, giúp học sinh nhận biết
được vai trò của đạo đức đối với sự tồn tại, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, gia
đình và xã hội. . . Hiểu một số phạm trù, quy luật kinh tế và đường lối chính sách kinh tế của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay. Hiểu biết về pháp luật và vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh hành
vi của con người và sự quản lí của Nhà nước đối với xã hội. Đồng thời, giúp cho HS nhận thức
được trách nhiệm của bản thân với tư cách công dân trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước.
- Về thái độ: biết tôn trọng và ủng hộ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong xã hội; tôn trọng và
bảo vệ các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Về kĩ năng: HS sau khi học các kiến thức cơ bản nêu trên, có thể vận dụng các kiến thức
để phân tích, đánh giá các hiện tượng và các vấn đề thực tiễn diễn ra xung quanh trong đời sống xã
hội. Biết lựa chọn và thực hiện những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và phù
hợp với bản thân. Biết đấu tranh phê phán những hành vi sai trái, lệch chuẩn và các hiện tượng tiêu
cực khác trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, thực tế dạy học GDCD trong nhà trường phổ thơng hiện nay cịn nhiều hạn chế,
bất cập. Kết quả việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chưa rõ, chủ yếu vẫn dạy
chay, thuyết trình, đọc chép, độc thoại một chiều; ra rảng đạo lí; lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa
và tài liệu hướng dẫn giảng dạy, thiếu sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy học [11; 15].
218
Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học mơn giáo dục cơng dân ở trường trung học...
Vì thế, việc sử dụng PPĐV trong dạy học mơn GDCD sẽ góp phần khắc phục những hạn
chế nêu trên. PPĐV có thể giúp HS bước đầu thực hành kiến thức, trải nghiệm thử trên thực tế ảo
(qua kịch bản). Như thế, nội dung bài học sẽ bớt đi tính kinh viện, xa rời thực tiễn, xa lạ với HS,
đồng thời làm cho kiến thức trong sách vở dần trở nên thiết thực, những tình huống và bài học sẽ
sống động, gắn bó với cuộc sống hàng ngày của HS hơn.
PPĐV sẽ cập nhật những tình huống, những câu chuyện mang tính thời sự, bám sát vào mục
tiêu bài học, tạo cảm giác hứng thú của học sinh, giúp học sinh nhớ kĩ, từ đó giúp các em suy ngẫm
và vận dụng tri thức mà không cần các em phải học thuộc kiến thức.
PPĐV có thể giúp HS thực hành, rèn luyện kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi
trường an toàn trước khi thực hành trong thực tế cuộc sống. Những ứng xử trong tình huống được
thực hiện theo kịch bản hoặc không theo kịch bản (những ngẫu hứng, bất ngờ) trong bối cảnh có
sự đánh giá, góp ý, nhận xét, điều chỉnh, kết luận của GV và những người tham gia sẽ giúp cho HS
rút kinh nghiệm cho bản thân, hiểu được vấn đề và thực hiện các hành vi đúng, tránh được những
hành vi sai lầm mà tình huống câu chuyện đã đề cập đến.
Bên cạnh đó, phương pháp này cịn gây hứng thú, khích lệ tư duy sáng tạo, tính tích cực
tham gia vào bài giảng và sự chú ý của HS, bớt đi sự đơn điệu, buồn tẻ trong các giờ dạy học. Nhờ
đó khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo các chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật,
chính trị - xã hội.
PPĐV được sử dụng một cách linh hoạt, tuân thủ theo quy trình và các yêu cầu sư phạm sẽ
mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy môn GDCD, đặc biệt ở phần “Công dân với đạo đức” và
“Cơng dân với pháp luật”.
Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng PPĐV trong dạy học các nội dung kiến thức môn
GDCD ở THPT hiện nay là cần thiết, nhất là phần “Công dân với đạo đức” và “Cơng dân với pháp
luật”. Ở đó PPĐV thực sự thể hiện được vai trị quan trọng của nó, đồng thời nội dung kiến thức
về đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị - xã hội cũng được tái hiện một cách ý nghĩa, sinh động và
thiết thực hơn.
2.3.
Định hướng xây dựng kịch bản đóng vai cho học sinh
2.3.1. Các bước xây dựng kịch bản đóng vai
Quy trình xây dựng kịch bản cho PPĐV gồm có 3 bước cơ bản:
Bước 1: Căn cứ vào nội dung kiến thức của từng bài để xây dựng tình huống hoặc tìm kiếm
những câu chuyện thực tế phù hợp để làm chất liệu.
Bước 2: Xây dựng tiểu phẩm (hoặc tình huống đóng vai)
- Đối với những câu chuyện thực tế, GV phải cấu trúc lại các sự kiện, tình tiết, tình huống
gắn với các kiến thức của bài học.
- Đối với câu chuyện mang tính giả định, GV phải xây dựng được cốt truyện có chứa nhân
vật, sự kiện, xung đột, mâu thuẫn hoặc tình huống có vấn đề để HS giải quyết với mục đích cuối
cùng là giúp HS lựa chọn hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Bước 3: GV hoặc HS (dưới dự hỗ trợ của GV) kiểm tra, hoàn thiện kịch bản để phục vụ cho
các mục đích khác nhau của bài học.
219
Phạm Việt Thắng
2.3.2. Ví dụ một số câu chuyện để xây dựng kịch bản đóng vai trong dạy học mơn GDCD ở
THPT
* Lớp 10, tiết 27 bài: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG, nội dung Nhân nghĩa
Tình huống: Trong một lần tổ chức trại hè, Kevin đã tình cờ bắt gặp một cậu bé ở lớp dưới
đang ngồi dưới bóng cây với dáng vẻ xấu hổ, rụt rè, mong manh và có phần yếu đuối. Kevin đã tiến
lại gần cậu bé và nói: “Chào em, anh tên là Kevin. Anh là một trong các phụ trách ở đây. Anh rất
vui được gặp em. Em khỏe khơng vậy?” Với một giọng nói run run bẽn lẽn, cậu bé cố sức trả lời,
“Dạ, em bình thường”. Kevin nhẹ nhàng hỏi cậu rằng cậu muốn tham gia những sinh hoạt và gặp
các bạn bè mới không. Cậu bé trả lời nhỏ “Dạ không, em khơng thích lắm” Kevin có thể cảm nhận
được rằng cậu đang ở trong một thế giới hoàn toàn riêng tư. Trại hè quá mới, quá xa lạ đối với cậu.
Nhưng bằng cách nào đó, tơi cũng biết rằng cũng khơng nên ép cậu bé. Cậu không cần một lời cổ
vũ, cậu cần một người bạn. Sau một lúc lâu im lặng, câu chuyện của chúng tôi chấm dứt. Sau bữa
trưa ngày thứ hai, Kevin lại có cơ hội gặp cậu bé, Kevin cố thử một lần nữa, với những câu nói hệt
như trước “Em có khỏe khơng? Em có sao không?” Và cậu bé lại trả lời “Dạ vâng, em khỏe. Em
chỉ chưa quen thôi.” Khi Kevin rời nơi cậu bé ngồi, Kevin hiểu rằng để cậu bé hòa đồng phải tốn
nhiều thời gian và công sức hơn – dù Kevin khơng biết rằng cậu và cậu bé có thể cởi mở được với
nhau hơn nữa không.
- Từ câu chuyện trên, GV yêu cầu HS xây dựng thành kịch bản, chia nhóm, yêu cầu các
nhóm thảo luận, đóng vai thể hiện cách làm của mình. Gợi ý thơng điệp: hãy dành sự quan tâm,
đồng cảm, sẻ chia với mọi người quanh bạn. Bạn sẽ không thể ngờ được mỗi cử chỉ ần cần, chân
thành của bạn có thể sẽ có ý nghĩa với người khác đến như thế nào).
- Cho các nhóm chuẩn bị vai diễn theo thời gian GV quy định, sau đó mời các nhóm lên
diễn. (Trong thời gian các nhóm chuẩn bị GV định hướng về các nhân vật như: Kevin, cậu bé, các
phụ trách khác, quần chúng. . . )
Câu hỏi sau phần diễn:
+ Em có nhận xét gì về thái độ, lời nói, việc làm của các bạn qua các vai diễn? (Các bạn đã
biết thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân trong tập thể, Khi thấy bạn vui đó là niềm vui
chung của cả tập thể)
+ Qua phần diễn của các bạn em rút ra được bài học gì? (Hạnh phúc khi được quan tâm,
chia sẻ. . . )
- Giáo viên bổ sung, kết luận.
* Lớp 12, tiết 9 bài: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống
xã hội, phần 1: Bình đẳng trong hơn nhân và gia đình
GV tổ chức cho học sinh đóng vai tình huống sau:
Gia đình Hoa có bốn chị em gái. Bố Hoa thì nghiện rượu. Hoa là chị cả, vừa tốt nghiệp
trung học phổ thông và thi đậu vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhưng bố Hoa bắt Hoa thôi
học, ở nhà để phụ giúp bố mẹ lao động kiếm tiền ni các em. Bố Hoa cịn nói, con gái không cần
học nhiều, ở nhà lấy chồng để bố mẹ được nhờ. Ngoài ra, cứ mỗi lần say rượu, bố Hoa lại chửi
mắng mấy mẹ và các chị em Hoa, bắt mẹ Hoa phải sinh tiếp để có con trai. Bố nói ở trong nhà này
con gái thì khơng ai có quyền lên tiếng.
- GV chia nhóm, u cầu các nhóm thảo luận, đóng vai thể hiện cách xử lí của mình.
- Định hướng các kiến thức pháp luật liên quan (Luật Trẻ em, Công ước Quốc tế về Quyền
trẻ em, Luật Hơn nhân và Gia đình...).
220
Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học mơn giáo dục công dân ở trường trung học...
quan.
- Câu hỏi sau phần diễn:
+ Qua phần diễn của các bạn em rút ra được bài học gì? Nêu các kiến thức pháp luật liên
- Sau phần trả lời của các em, GV nhận xét, khen thưởng cá nhân, nhóm diễn tốt, bổ sung
và kết luận (gửi thơng điệp)
3.
Kết luận
Mơn GDCD có vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lí tưởng sống cho HS,
giúp các em có được những nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực đạo
đức, pháp luật và xã hội. Thực tế cho thấy, việc dạy và học môn GDCD tại trường THPT hiện nay
hiệu quả còn chưa cao là do nhiều nguyên nhân. Song một trong những nguyên nhân quan trọng
là do chất lượng GV còn chưa đồng đều, thiếu sáng tạo trong tổ chức hoạt động dạy học, chưa tích
cực đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, việc vận dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD hứa
hẹn sẽ mang lại kết quả tốt hơn đối với việc phát huy tính tích cực và phát triển năng lực của HS.
Từ những tình huống trong thực tế cuộc sống hay tình huống do GV đặt, HS xây dựng kịch bản,
nhập vai và thực hành vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Cũng trong q trình đó năng lực
sáng tạo, các kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm sẽ được rèn luyện và phát triển. Những giờ học như
vậy sẽ khơi gợi hứng thú cho HS và với những kiến thức rút ra từ việc giải quyết tình huống sẽ là
những hành trang bổ ích để các em vận dụng trong cuộc sống sau này.
Nếu GV thực sự quan tâm đầu tư chuẩn bị, thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, có sự kết
hợp một cách linh hoạt và hợp lí với các phương pháp dạy học khác trong từng kiến thức và từng
bài cụ thể thì sẽ tạo ra sự hứng thú, phát huy được tính tích cực của người học, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học các môn GDCD hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngô Tử Thành, 2008. Giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường Đại học ICT
hiện nay. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, 24(2008),
tr. 237 – 242.
[2] Nguyễn Văn Ninh, 2014. Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử ở trường
trung học phổ thơng nhằm phát triển tồn diện học sinh. Tạp chí Giáo dục, Số 334, tháng
5/2014, tr. 45-47.
[3] Mai Thị Kim Chi (luận văn thạc sĩ), 2014. Vận dụng PP đóng vai trong dạy học Lịch sử Việt
Nam (thế kỷ X – giữa thế kỷ XIX, Lớp 10, THPT – Chương trình chuẩn). Đại học Giáo dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[4] Lê Thị Ngọc Hà (luận văn thạc sĩ), 2015. Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học tiếng
Việt để rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 2. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
[5] Hoàng Phê, 1992. Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
[6] Phan Trọng Ngọ, 2005. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
[7] Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Duy Nhiên (đồng chủ biên), 2008. Dạy và học môn Giáo dục công
dân ở trường trung học phổ thơng, những vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[8] Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), 2005. Giáo trình Giáo dục học. Tập 1, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
221
Phạm Việt Thắng
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo
khoa lớp 10 Trung học phổ thông.
[10] Trần Bá Hồnh, Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Tạp chí Giáo dục, Số
32/2002, tr. 26-28.
[11] Nguyễn Vinh Hiển, 2013. Phát biểu khai mạc Hội thảo Quốc gia về giáo dục đạo đức – công
dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giáo dục đạo đức – công
dân trong giáo dục phổ thơng Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr. 15-18.
[12] Phó Đức Hịa, Ngơ Quang Sơn, 2016. Phương pháp và cơng nghệ dạy học trong môi trường
sư phạm tương tác, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
ABSTRACT
Applying the role play method in civic education at current high schools
Pham Viet Thang
Faculty of Politics - Civic Education, Hanoi University of Education
In recent years in Vietnam, the tendency of improving the teaching method, that developes
learners’ skills of solving their problems arising in work and life rather than the knowledge, is
becoming more popular. In this context, the role play method has shown many advantages and
positiveness in teaching, and is being applied to teaching in many different subjects in high
schools. Therefore, the article wants to analyze the advantages of using role play in teaching Civic
Education at high schools in order to improve the quality of teaching and learning this subject.
Keywords: Teaching civic education, role play methods, teaching the role play in civic
education.
222