Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

(Luận án tiến sĩ) đặc điểm của thơ nữ thế hệ chống mỹ cứu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 170 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chiến tranh là mảng đề tài lớn chiếm vị trí quan trọng trong nền thơ ca
hiện đại Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ, gian khổ
nhưng vô cùng oanh liệt, hào hùng là nguồn cảm hứng sáng tác của biết bao thế hệ
nhà thơ. Hình ảnh cuộc chiến đã đi vào trang thơ của những nhà thơ “vừa làm thơ
vừa đánh giặc” như Lưu Quang Vũ, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Lê Anh
Xuân, Nguyễn Duy... Cùng thời, các nhà thơ nữ: Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh
Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lê Thị Mây, Trần Thị
Thắng... cũng cất lên tiếng thơ từ hậu phương góp phần tạo nên hào khí của thời đại
anh hùng. Trong số đó ba nhà thơ nữ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị
Thanh Nhàn cùng xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với những phong cách riêng, tiêu
biểu và độc đáo, góp phần làm phong phú nền thi ca hiện đại Việt Nam.
1.2. Mỗi nhà thơ đều có phong cách biểu hiện riêng nhưng xuyên suốt như
một sợi chỉ đỏ làm gắn kết giữa ba hồn thơ tiêu biểu ấy là tiếng nói sẻ chia với
những con người kháng chiến, là tấm lòng canh cánh của hậu phương hướng ra mặt
trận. Bao nhiêu tình yêu, tình đồng đội, tình thân, nỗi niềm suy tư, day dứt, trăn trở
về lẽ sống và hạnh phúc riêng tư các chị gửi trọn trong thơ. Qua những sáng tác của
Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ và Phan Thị Thanh Nhàn chúng ta thấy hiện lên chân
dung ba nhà thơ nữ giản dị, giàu nữ tính, nhân hậu và thuần khiết, sáng tạo và trẻ
trung lấp lánh tình đời, tình người và lẽ sống. Những trang thơ của các chị góp phần
làm sống lại những năm tháng gian khổ và hào hùng của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của quân và dân ta. Tình yêu quê hương, đất nước, con người và triết
lý nhân sinh được các chị chắt lọc từ cuộc sống dung dị đời thường thành thơ sâu
lắng và hấp dẫn người đọc bởi sự tinh tế, giản dị.
1.3. Tìm hiểu thơ chống Mỹ với những sáng tác của Xuân Quỳnh, Lâm Thị
Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn là vấn đề mang tính thời sự trong hoạt động nghiên
cứu, lí luận phê bình nói chung và trong hoạt động học tập của các sinh viên, học
sinh nói riêng. Vấn đề giới tính của chủ thể sáng tạo cũng là những nhân tố quan
trọng góp phần tạo nên cá tính sáng tạo và chân dung người nghệ sĩ. Khi những điều
1




đó được kiến giải qua sáng tác chúng ta sẽ thấy vẻ đẹp độc đáo của tâm hồn các nhà
thơ nữ Việt Nam, từ chiến tranh sang thời hậu chiến. Đây cũng là những dấu ấn rõ
nét của lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại về một thời đại anh hùng của dân tộc, trong
đó có những đóng góp quan trọng của các nhà thơ nữ Việt Nam. Vì thế chúng tôi
lựa chọn Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nƣớc (qua sáng tác thơ của Xuân
Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn) làm đề tài nghiên cứu.
2. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đới tượng nghiên cứu
Trong cơng trình nghiên cứu này, luâ ̣n án của chúng tôi tập `trung khảo sát các
đă ̣c điể m về nội dung và hình thức của thơ nữ thế hê ̣ chống Mỹ cứu nước qua các sáng
tác của các cây bút tiêu biểu: Xuân Quỳnh, Lâm Thi ̣Mỹ Da, ̣ Phan Thi ̣Thanh Nhàn.
2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Xuân Quỳnh, Lâm Thi My
Nhàn đều là các tác giả trưởng
̣ ̃ Da ̣, Phan Thi Thanh
̣
thành trong kháng chiế n chớ ng Mỹ . Hành trình thơ của cá c chi ̣tiế p tu ̣c kéo dài sang
thời kỳ hâ ̣u chiế n . Nghiên cứu thơ của các chi ̣là nghiên cứu trong cả tiế n tr ình đó
(từ chiến tranh sang hịa bình) để thấy được sự phát triển về phong cách , những nỗ
lực làm mới mình để tiến kịp thời đại của mỗi tác giả trước những đòi hỏi ngày
càng cao của đời sống nghệ thuật.
Với định hướng, mục đích chung như vậy, luận án đặt ra nhiệm vụ cụ thể đối
với từng phần và từng chương. Chương tổng quan tình hình nghiên cứu cung cấp
một bức tranh khái quát những nghiên cứu về thơ chống Mỹ nói chung, thơ nữ thế
hệ chống Mỹ cứu nước và những nghiên cứu cụ thể về Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ
Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, đồng thời đặt nghiên cứu về các nhà thơ nữ này trong
tình hình nghiên cứu phê bình nữ quyền ở Việt Nam. Nhiệm vụ đặt ra với chương 2
là phác họa những hình dung về thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước trong dòng chảy

của lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Chương 3 của luận án cần làm rõ cảm hứng
chủ đạo của thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước và những đặc điểm riêng có của cái
tơi trữ tình gắn liền với chủ thể sáng tạo là các nhà thơ nữ. Chương 4 khai thác
những nét đặc sắc nghệ thuật của thơ nữ thời kì chống Mỹ, gắn những đặc sắc nghệ
thuật đó với lối viết nữ, cảm quan của các nhà thơ nữ.
2


2.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận án của chúng tôi tập trung làm rõ đặc điểm thơ nữ về nội dung và đặc
sắc nghệ thuật, thể hiện tiêu biểu qua các sáng tác của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ
Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn ở thời kỳ kháng chiế n chố n g Mỹ bước sang thời kỳ
hâ ̣u chiế n . Trong q trình nghiên cứu chúng tơi liên hệ đến sáng tác của các nhà
thơ nữ Việt Nam ở các giai đoạn trước để làm nổi rõ trọng tâm nghiên cứu.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận về cá tính sáng tạo, đặc điểm giới tính của chủ thể và sự
phát triển phong cách của người nghệ sĩ nói chung, chúng tơi soi chiếu vào thành tựu
sáng tác của các nhà thơ nữ từ thời kì chiến tranh bước sang thời hậu chiến để thấy
được thành công của mỗi cây bút trưởng thành trong đời sống và nghệ thuật. L ̣n án
của chúng tơi có sự phối hợp đồng bộ nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương
pháp hệ thống, phương pháp loa ̣i hin
̀ h, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
so sánh, phương pháp tiếp cận thi pháp học kết hợp với đối chiếu, thống kê, phân loại
để làm rõ mục tiêu nghiên cứu.
4. Đóng góp của luận án
Đây là cơng trình đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm sáng tạo nghệ thuật của ba
nhà thơ nữ Việt nam tiêu biểu từ thế hệ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thời hậu
chiến nằm trong chỉnh thể hệ thống thơ ca Việt Nam giai đoạn từ chống Mỹ cứu nước
bước sang hậu chiến. Trên nền thơ chống Mĩ, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ những nét đặc
sắc riêng về sở trường sáng tạo và phong cách của các nhà thơ nữ Việt Nam tiêu biểu.

Luận án đồng thời đưa ra cái nhìn bao quát về thành tựu của các nhà thơ nữ
thế hệ kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả hai phương diện nội dung phản
ánh và các hình thức thể hiện. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp
thêm tiếng nói trong việc nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về giai đoạn văn
học kháng chiến chống Mĩ cứu nước nói riêng và lịch sử văn học Việt Nam giai
đoạn 1945 -1975 nói chung.
5. Cấu trúc của luận án
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, luâ ̣n án gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
3


Chương 2: Thơ ca Việt Nam 1955-1975 và sự xuất hiện của các nhà thơ nữ thế
hệ chống Mỹ cứu nước.
Chương 3: Cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ nữ thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.
Chương 4: Đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện của thơ nữ thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.

4


Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan những nghiên cứu về thơ kháng chiến chống Mỹ
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi qua với bao dư âm để lại trong cả lịch
sử dân tộc và lịch sử văn học. Những vần thơ ra đời trong thời đại máu lửa, hào hùng
ấy đã và đang trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều cơng trình mang tính quy mơ.

Thơ chống Mỹ cứu nước được trình bày trong các cuốn sách, các cơng trình mang tính
tổng kết một chặng đường, một giai đoạn lịch sử văn học, chẳng hạn như: Nửa thế kỷ
thơ Việt Nam 1945-1995: nhìn từ phƣơng diện sự vận động của cái tơi trữ tình (Vũ
Tuấn Anh), Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nƣớc (Hoàng Trung Thông, Vũ Tuấn
Anh, Phong Lê biên soạn), Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Phan Cự Đệ); trong các giáo
trình Văn học Việt Nam 1945-1975 (ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN, ĐHSPHN), Tƣ duy
thơ hiện đại Việt Nam (Nguyễn Bá Thành) của các trường đại học; trong các sách
chuyên khảo như Giọng điệu thơ trữ tình (Nguyễn Đăng Điệp), Thơ và mấy vấn đề
trong thơ Việt Nam hiện đại (Hà Minh Đức), Thơ – hình thành và tiếp nhận (Mã Giang
Lân); Mấy ghi nhận về thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Nhà văn hiện thực đời
sống và cá tính sáng tạo (Trần Đăng Suyền) và trong rất nhiều bài báo nhận diện một
hoặc một vài đặc điểm của Thơ chống Mỹ như: Thơ chống Mỹ – thành tựu và kinh
nghiệm nghệ thuật (Nguyễn Đăng Điệp), Giọng điệu thơ chống Mỹ (Nguyễn Bá
Long)... Thơ chống Mỹ còn là đối tượng nghiên cứu trong nhiều luận văn Thạc sĩ và
luận án Tiến sĩ trong suốt thời gian qua…
Nhìn lại một chặng đường thơ đã qua, các nhà nghiên cứu đã đánh giá vai trị
và vị trí quan trọng của thơ chống Mỹ cứu nước trong lịch sử văn học dân tộc. Vũ
Tuấn Anh trong Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995: Nhìn từ phƣơng diện sự vận
động của cái tơi trữ tình khẳng định rằng thơ chống Mỹ là tiếng nói cổ vũ, truyền
tải âm hưởng hào hùng của một thời đại, là tiếng kèn xung trận. Đồng thời thơ
chống Mỹ cũng nói lên tâm tình, suy tư riêng của những con người sống trong bão
táp của chiến tranh, những cảm nhận rất tinh tế khi “giữa chiến trường nghe tiếng
bom rất nhỏ”. Do đó, Hồng Kim Ngọc hay Mai Hương đều coi thơ chống Mỹ cứu
5


nước là hiện tượng “độc đáo một đi không trở lại”. Mã Giang Lân cho rằng “thơ
chống Mỹ cứu nƣớc cũng chỉ là một mảng trong nền thơ chung nhƣng lại là mảng
tiêu biểu nhất, quan trọng nhất” [60; tr.35].
Bên cạnh cách nhìn khái qt về vai trị của thơ chống Mỹ cứu nước trong tiến

trình vận động của lịch sử văn học dân tộc, các nhà nghiên cứu còn đề cập tới từng
phong cách, khám phá những nét riêng của mỗi nhà thơ để thấy được sự đa dạng
trong thống nhất của thơ chống Mỹ cứu nước. Tác giả Trần Đăng Suyền khẳng
định: Mỗi nhà thơ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là “một cây bút tiêu
biểu có bản sắc và giọng điệu riêng”. Chính vì vậy Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo,
Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều cơng
trình, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ. Hầu hết các cơng trình, bài báo đều thống
nhất nhận định: Phạm Tiến Duật tài hoa, hóm hỉnh; thơ Nguyễn Khoa Điềm suy tư,
triết lí; Hữu Thỉnh tinh tế và đầy trăn trở…
Rất nhiều đặc điểm của thơ chống Mỹ cứu nước được nêu ra trong các cơng
trình và bài nghiên cứu, song các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi xác định một
điểm “mấu chốt”, “chìa khóa” quan trọng, “đầu mối” để đi tìm những đặc điểm trên
cả phương diện nội dung và hình thức biểu hiện đó chính là cảm hứng sử thi. Cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước được coi như một mảnh đất để sử thi phát triển và
kéo theo đó tính chất sử thi xâm nhập vào mọi loại hình nghệ thuật. Tác giả Nguyễn
Đăng Điệp trong Thơ chống Mỹ - thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật, Lê Thị Bích
Hồng trong bài viết Về thế hệ nhà thơ trƣởng thành trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nƣớc và Nguyễn Bá Long trong Giọng điệu trong thơ chống Mỹ đều cho rằng
cảm hứng sử thi là cảm hứng chính của thơ ca chống Mỹ cứu nước. Cảm hứng sử
thi được thể hiện rõ nhất thông qua sự xuất hiện của cái tơi sử thi. Đó chính là “cái
tơi trữ tình cơng dân phát triển đến đỉnh cao” [43; tr. ] (Lê Thị Bích Hồng), “giữa
cái tơi và cái ta chung có sự thống nhất gắn bó, các nhà thơ ý thức rằng phát ngơn
của mình chính là phát ngơn mang tính đại diện – đại diện cho tƣ tƣởng của thời
đại, cho khát vọng của một dân tộc để tên của Tổ quốc vang xa ngoài bờ cõi” [28;
tr. ] (Nguyễn Đăng Điệp) và “những cái gì thuộc về cá nhân dƣờng nhƣ quá “nhỏ
bé” thƣờng ít đƣợc đề cập trong thơ”. Theo Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long,
cái tơi của thơ chống Mỹ cịn là “cái tơi thế hệ” - một thế hệ tôi luyện trong chiến
6



tranh, sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân, tình yêu, chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc.
Hiện thực chính được miêu tả trong thơ kháng chiến chống Mỹ theo đó chính là
hình ảnh của Tổ quốc trong những năm kháng chiến hào hùng và vĩ đại, một đất
nước bi tráng. Nguyễn Bá Thành nhận xét cách phản ánh hiện thực, sự hình thành
của cái tơi hướng nhiều đến và hòa lẫn với cái ta là biểu hiện của “tƣ duy hƣớng
ngoại trực tiếp” và cho rằng: “Hình tƣợng thơ nảy sinh từ sự tác động trực tiếp của
những màu sắc và âm thanh của cuộc sống. Sự vận động của hình ảnh là sự vận
động của lịch sử” [112; tr. 219]. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong Văn học Việt
Nam thế kỉ XX khái quát: “Đề tài Tổ quốc là đề tài bao quát, trung tâm của thơ
chống Mỹ cứu nước. Cảm xúc chân thành nồng cháy và suy nghĩ chín chắn, các nhà
thơ biểu hiện như là sự nhận thức lại Tổ quốc mình một cách sâu sắc, đầy đủ về
nhiều mặt. Từ đấy hiện lên một hình tƣợng Tổ quốc Việt Nam có bề dày lịch sử và
chiều cao hiện tại, có truyền thống vinh quang và sự tích anh hùng cách mạng” [19;
tr.475]. Điều quan trọng, viết về cuộc kháng chiến, về Tổ quốc với cảm hứng sử thi,
các nhà thơ chống Mỹ đã truyền đến cho người đọc “luồng điện” cảm xúc mãnh
liệt, chân thật, mang hào khí của thế hệ và thời đại từ chính những trải nghiệm, cảm
xúc thực của mình. Vì thế cảm xúc, cảm hứng sử thi, hình tượng cuộc kháng chiến,
đất nước, thời đại đó vừa lớn lao nhưng cũng rất gần gũi và có sức lay động.
Nguyễn Đăng Điệp đã lí giải điều đó rất thuyết phục bằng nhận định “các nhà thơ
đã dám sống đến cùng với số phận của đất nƣớc và nhân dân” [29; tr. 1].
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiện thực đời sống được các
nhà thơ chống Mỹ đề cập đến ở nhiều phương diện khác nhau. Theo Nguyễn Đăng
Điệp “việc mở rộng biên độ để có thể tiếp xúc đƣợc với nhiều chiều kích khác nhau
của đời sống cũng là một nỗ lực đáng trân trọng của thơ ca thời chống Mỹ” [29; tr.
1]. Nguyễn Đăng Điệp cũng nhấn mạnh hiện thực đưa vào thơ cần được tinh lọc, “đó
khơng chỉ là thứ hiện thực đƣợc nhìn thấy mà còn là thứ hiện thực cảm thấy”. Do vậy
thơ chống Mỹ cứu nước, theo nhà nghiên cứu, ngoài những vần thơ rất tinh tế, nhuần
nhuyễn vẫn có những bài hơi sa đà vào việc kể lể, dài dòng, sống sượng bởi quá ôm
đồm khi miêu tả hiện thực, cuộc sống xung quanh.
Bên cạnh việc nhấn mạnh cảm hứng sử thi, Nguyễn Đăng Điệp trong các cơng

trình của mình ln khẳng định cảm hứng sử thi luôn gắn liền với cảm hứng lãng
7


mạn. Vì thế, nhà nghiên cứu cho rằng “cảm hứng về dân tộc là cảm hứng mê say”,
các nhà thơ thời kì chống Mỹ cứu nước nhìn dân tộc với cái nhìn chiêm ngưỡng và
mĩ học của thời đại này là cái cao cả, cái hùng, cái tráng. Ý tưởng này cũng phần nào
được Lê Thị Bích Hồng chia sẻ. Tác giả cho rằng “Khi nói về Tổ quốc, dân tộc, nhà
thơ thƣờng sử dụng cái tôi sử thi với hai bình diện: Một mặt, đó là sự tự khẳng định,
tự biểu hiện của cộng đồng dân tộc, nhân dân; mặt khác, nhà thơ tách mình ra khỏi
đối tƣợng để chiêm ngƣỡng, ngợi ca với tất cả lịng thành kính, tự hào” [43; tr. 1].
Cảm hứng sử thi và lãng mạn đã chi phối rất nhiều đến yếu tố giọng điệu thơ.
Hầu hết các nhà nghiên cứu, các cơng trình nghiên cứu khi nhắc đến thơ chống
Mỹ cứu nước đều khẳng định hào sảng lạc quan là âm hưởng chủ đạo. Theo
Nguyễn Bá Long, giọng hào sảng, lạc quan được toát lên ngay từ những tiêu đề
của các thi phẩm đến bút pháp huyền thoại, cách điệu hóa. Các nhà thơ thường tìm
đến “những gam màu sáng, những âm thanh mạnh, những biểu tƣợng gợi cảm
giác về sự kỳ vĩ, tự hào” [65; tr.1]. Do đó giọng thơ ln đầy hào khí, cái hùng lấn
át cái bi, sự tin tưởng vượt lên trạng thái đau thương. Lê Thị Bích Hồng cịn chỉ ra
tính sử thi, giọng sử thi thể hiện cả trong hình tượng những con đường, trong cách
tạo dựng thời gian, khơng gian nghệ thuật…
Tìm hiểu thơ chống Mỹ cứu nước, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng bên cạnh giọng
điệu hào sảng, lạc quan thơ chống Mỹ còn có những giọng điệu khác như giọng trữ
tình thống thiết, giọng triết lí suy tưởng. Bởi các nhà thơ chống Mỹ khơng chỉ phản ánh
hào khí của cuộc chiến tranh mà còn suy tư về chiến tranh, về số phận con người trong
chiến tranh, về cuộc sống đời thường và sẻ chia cả nỗi cơ đơn của con người trong
chính những vần thơ sáng tác vào những năm tháng bom đạn khốc liệt. Khi nói về tính
triết lí triết luận của thơ kháng chiến chống Mỹ cứu nước cả Nguyễn Đăng Điệp,
Nguyễn Bá Thành, Lê Thị Bích Hồng, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Bá Long,… đều
dẫn thơ Chế Lan Viên, Lưu Quang Vũ, Tố Hữu… như là những trường hợp điển hình.

Theo các nhà nghiên cứu, giọng triết lí suy tưởng của thơ chống Mỹ thường được thể
hiện qua thể thơ tự do, ít gieo vần, qua hệ thống hình tượng và biểu tượng. Cũng vì thế
khi nhận diện tiến trình vận động của thơ chống Mỹ xét từ cả phương diện cảm hứng
lẫn giọng điệu các nhà nghiên cứu như Vũ Tuấn Anh, Lê Thị Bích Hồng đều thấy rằng
cảm hứng sử thi càng về sau càng mờ nhạt hơn và cảm thức cô đơn ngày càng rõ rệt
8


đặc biệt là thơ giai đoạn 1965-1975 với sự góp mặt của Lưu Quang Vũ. Nói như
Nguyễn Bá Thành trong giáo trình Tƣ duy thơ hiện đại Việt Nam trong thơ chống Mỹ
cứu nước giai đoạn sau “cái riêng đƣợc chú ý nhiều hơn” [112; tr. 268].
Trong hầu hết các cơng trình nghiên cứu, những giá trị nghệ thuật của thơ chống
Mỹ cứu nước cũng được đề cập đến. Phần lớn các nhà nghiên cứu như Phan Cự Đệ,
Nguyễn Đăng Điệp, Mã Giang Lân, Nguyễn Bá Thành… đều đặt thơ chống Mỹ cứu
nước trong sự vận động chung của thơ ca dân tộc, đồng thời những chi phối của thời
đại lịch sử để chỉ ra cái mới, nét riêng về phương diện nghệ thuật của thơ ca giai đoạn
này. Điểm độc đáo của thơ chống Mỹ cứu nước được Phan Cự Đệ nhấn mạnh chính
là “bản sắc dân tộc hiện đại” hay nói như Nguyễn Đăng Điệp đó là quá trình “tìm về
với văn học dân gian để học lấy cái minh triết của lục bát, vận dụng thứ ngôn ngữ
dân dã nhƣng hết sức mềm dẻo và linh hoạt, tái tạo những biểu tƣợng nghệ thuật có
khả năng biểu đạt lớn” hoặc “nuôi dƣỡng ý thức trở về với văn học cổ điển (bác học)
để tạo nên sự sang trọng” [29; tr.1]. Phan Cự Đệ đã chứng minh luận điểm về “bản
sắc dân tộc hiện đại” thông qua các motif dân gian quen thuộc, các hình tượng thơ
dân dã, qua việc sử dụng tiếng ru, lối so sánh ví von. Mã Giang Lân trong Thơ - hình
thành và tiếp nhận đã chứng minh rõ hơn trên các phương diện hình tượng thơ, ngơn
ngữ thơ. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh kiểu ngôn ngữ đời thường, giản dị như lời ăn
tiếng nói hằng ngày của nhân dân, những khẩu ngữ được dùng đúng nơi, đúng lúc và
ngôn ngữ đối thoại, ngơn ngữ định danh tăng thêm tính xác thực, dân dã cho thơ.
Nguyễn Bá Thành trong cơng trình của mình còn nêu thêm rằng thơ chống Mỹ cứu
nước nằm trong mạch vận động đổi mới thể loại của thơ Việt Nam đi từ cổ điển đến

tự do. Nhà nghiên cứu cho rằng phá vỡ câu thơ, đổi mới dòng thơ, sự giảm dần các
thể thơ truyền thống và liên kết vần, liên kết ý là những biểu hiện của xu hướng tư do
đó. Theo Mã Giang Lân sự đổi mới của thơ chống Mỹ xuất phát từ chỗ các nhà thơ
đã có sự chuyển biến trong tư tưởng, đi vào kháng chiến, bám sát cuộc chiến, sự
chuyển mình của dân tộc.
Song khơng phải sự nhìn nhận về văn học chống Mỹ nói chung và thơ ca
chống Mĩ nói riêng đã hoàn toàn thống nhất. Ngay sau cuộc chiến một thời gian,
đã có những ý kiến nhìn nhận khác nhau về thơ ca chống Mỹ. Đa số các nhà
nghiên cứu phê bình đều đánh giá cao những thành quả của văn học chống Mĩ, ra
9


đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của dân tộc “cả nước hành quân”. Song
một số ý kiến khác như Tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong bài “Về một nền văn nghệ
của ta trong giai đoạn vừa qua” (1979) cho rằng: Nền văn học của ta là nền văn
học “phải đạo”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng cho đây là thời kì văn học
“minh họa”... Cho nên vấn đề văn học chống Mỹ nói chung trong đó có thơ ca
chống Mĩ vẫn chưa được nhìn nhận khách quan thỏa đáng. Thực tiễn cho hay
những sáng tác của thơ ca chống Mỹ của các nhà thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn
Khoa Điềm, Trần Đăng Khoa, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh
Nhàn... vẫn sống động trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc, trong đó nhiều bài thơ đã
và đang được bè bạn trong và ngoài nước quan tâm.
Gần đây nhất, ngày 22/12/2014, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức cuộc Hội
thảo Khoa học có qui mơ lớn với chủ đề: “Thế hệ Nhà văn trƣởng thành trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc”. Trong 46 báo cáo khoa học, các tác giả đều
đánh giá cao ý nghĩa văn học và gía trị lịch sử của dân tộc qua các tác phẩm văn học
giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhiều bản báo cáo đã nhắc tới thành
tựu của các nhà thơ nữ Việt Nam nói chung và các nhà thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị
Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, xem đó là những đóng góp tích cực cho tiến trình
phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại.

Tóm lại các cơng trình nghiên cứu khác nhau đã cho người đọc thấy một bức
tranh khái quát về thơ chống Mỹ cứu nước. Lực lượng sáng tác trong giai đoạn này chủ
yếu là những người trẻ, những người lính đang tham gia chiến đấu ở chiến trường và
đặc biệt hơn nữa, bên cạnh các cây bút Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy,
hồng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa… cịn có thơ của những nhà thơ nữ thể hiện
những nét mềm mại, nhẹ nhàng, tinh tế nhưng đầy sức sống, sức mạnh của niềm tin
vào tương lai tất thắng trong sự ồn ã, khốc liệt của đạn bom những năm tháng chiến
tranh. Tiếng thơ của họ đã góp thêm những sắc thái riêng cho thơ chống Mỹ cứu nước.
1.2. Nghiên cứu về thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nƣớc
Trong hành trình thơ chống Mỹ, các nhà thơ nữ ln đồng hành với từng bước
đi của thơ ca dân tộc, mong muốn được phản ánh những vấn đề mang tính xã hội,
đang được cả nước quan tâm và thơ ca đang tập trung thể hiện. Trong sáng tác của
các nhà thơ nữ, ta phần nào thấy được dấu ấn của thời đại chống Mỹ cứu nước. Và
10


điều đáng quan tâm nhất ở các nhà thơ nữ là họ đã mang đến một tiếng nói trữ tình và
một tiếng thơ đầy cảm xúc dạt dào, đằm thắm giàu tính nữ trong thơ.
Khơng nằm ngồi quỹ đạo văn học đó, các nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn,
Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi, Lê Thị Mây… bằng tâm hồn, tình cảm và ý
chí đêu hướng sáng tác của mình tới đời sống chiến đấu của nhân dân. Xuân Quỳnh
viết Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất; Ý Nhi có Trái tim
nỗi nhớ (viết chung với Lâm Thị Mỹ Dạ); Phan Thị Thanh Nhàn có Hương thầm,
Chân dung người chiến thắng… Chiến tranh không chỉ phản ánh một cách trực
diện mà được cảm nhận qua độ lùi thời gian tạo nên những cảm xúc ngậm ngùi qua
Hương cau, Tiếng sáo trúc, Bóng mát (Lâm Thị Mỹ Dạ); Nỗi nhớ con đường (Ý
Nhi); Tiếng quê, Xóm đê, Từ Khâm Thiên (Phan Thị Thanh Nhàn); Dải đất thuộc
về tôi, Tháng ba, Viết cho chị, Tiếng gà trưa, Mái phố, Đêm cuối năm (Xuân
Quỳnh). Bằng cách nhìn về quá khứ với những kỷ niệm ngọt ngào, các nhà thơ nữ
đã gián tiếp phản ánh hiện thực chiến tranh bằng cái nhìn và nỗi buồn về chiến

tranh. Các chị đã có những bài thơ thực sự có giá trị và được đánh giá cao.
Đọc sáng tác của các nhà thơ nữ, tác giả Mã Giang Lân đã đưa ra nhận xét xác
đáng:“Lớp trẻ đông đảo, xuất hiện hàng loạt, nhiều khả năng đáng quý, có cái nhìn
tƣơi trẻ, cụ thể, phong phú, có tƣ tƣởng vững vàng và nghệ thuật mới mẻ” [60; tr.28].
Đồng thời, tác giả Hà Minh Đức cũng khẳng định các gương mặt nữ thời chống Mỹ
cứu nước đều là những “cây bút trẻ có năng lực” và họ đã “có những đóng góp riêng
đáng quý tạo cho nền thơ một sự phát triển cân đối, có tiềm lực, có bộ mặt mới rất tƣơi
trẻ” [23; tr.160]. Trong số các nhà thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước thì Xuân Quỳnh,
Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn là ba gương mặt tiêu biểu, thu hút sự quan tâm
của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Hà Minh Đức cho rằng ưu thế của các nhà thơ
nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước vẫn thuộc về mảng thơ tình “Nếu xem tình cảm sâu lắng
chân thực nhƣ một phẩm chất quan trọng của thơ tình thì chính thơ tình của các tác
giả nữ dễ ƣu trội hơn về phƣơng diện này” [26; tr. 36]. Đoàn Thị Đặng Hương trong
Lời tựa cho Tuyển tập thơ nữ 1945-1995 cũng chia sẻ quan điểm đó, tác giả cho rằng
“Những bài thơ tình của các chị có nhan sắc riêng của mình: dịu dàng, đam mê và
mãnh liệt. Chinh phục thế giới vĩ mô, các chị cịn chinh phục thế giới vi mơ của tình
u. Dẫu rằng thế giới ấy chỉ rộng bằng chu vi của một trái tim”. Thơ tình Xuân
11


Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ có sức hấp dẫn lớn, lơi cuốn lịng
người. Song bên cạnh đó, ở các chị cịn có những mảng thơ khác cần được khai thác,
góp phần làm nên diện mạo một giai đoạn thơ rất đặc biệt trong lịch sử thơ ca dân tộc.
Tìm hiểu thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước, chúng ta có thể nhận ra những nét
thơ riêng của từng tác giả. Một Phan Thị Thanh Nhàn “dịu nhẹ, duyên dáng mà kín
đáo”,một Xuân Quỳnh giàu cảm xúc, sôi nổi mà dịu êm, một Lâm Thị Mỹ Dạ giàu
sức sáng tạo, trong sáng, táo bạo, có nhiều tứ thơ lạ nhưng vẫn giàu nữ tính , một Ý
Nhi có nhiều suy ngẫm về cuộc sống. Họ đã góp phần làm nên khơng khí sơi nổi cho
thơ ca thời chống Mỹ. Mặc dù không phải tất cả các sáng tác của thơ nữ giai đoạn
này đều tập trung viết về chiến tranh song những sáng tác về chiến tranh vẫn chiếm vị

trí quan trọng nhất. Đặc biệt, nhiều bài thơ, tập thơ có giá trị định hình phong cách và
khẳng định vị trí của họ trên văn đàn đều là những bài thơ viết về đề tài chiến tranh.
Sự giản dị, kín đáo trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn chỉ đến Hƣơng thầm, Xóm đê
mới được bộc lộ rõ; Xuân Quỳnh lại là một cây bút trải nghiệm, nổi bật và có giá trị
định hình phong cách hơn cả. Trong phạm vi quan sát của mình, chúng tơi nhận thấy
chưa có một chuyên luận nào nghiên cứu đồng thời sáng tác của ba nhà thơ Xuân
Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn một cahs toàn diện và hệ thống.
1.3. Nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mĩ Dạ
1.3.1. Nghiên cứu về Xuân Quỳnh
Chế Lan Viên đánh giá về Xuân Quỳnh là một trong Những tâm hồn đáng yêu
bên cạnh Bằng Việt, Văn Thảo Nguyên, Lưu Quang Vũ, với tâm hồn trẻ trung, yêu
đời, khát vọng. Tác giả Mai Hương có nhận xét: “Thơ Xuân Quỳnh trƣớc hết là sự thể
hiện, ngòi bút Xuân Quỳnh chủ yếu đi vào khai thác tâm trạng của chính bản thân nhà
thơ. Nét riêng ấy của ngòi bút Xuân Quỳnh đậm hơn cả và phát huy đƣợc mặt mạnh
của nó khi chị đi vào khai thác những vấn đề của chính mình....” [51; tr. 45].
Vương Trí Nhàn cùng với nhà thơ Phạm Tiến Duật đã ghi lại những cảm xúc, suy
nghĩ về Xuân Quỳnh và cho rằng thơ chị là một thứ “hoa dại” bởi cái chất “vừa dân
gian, vừa cổ điển”. Sau khi khẳng định đóng góp riêng của Xuân Quỳnh cho nền thi ca
Việt Nam những năm đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Vương Trí Nhàn đi đến
khẳng định: “Chƣa phải lúc tổng kết về thơ Xuân Quỳnh vì tác giả đang viết nhƣng có
thể tin chỉ với những bài thơ hơm nay Xuân Quỳnh mới có điều cần thiết nhất đối với
12


một tác giả thơ, một cách nghĩ một cách nói của riêng mình” [89; tr. 79]. Bao nhiêu bài
nghiên cứu, nhận xét là bấy nhiêu lời trân trọng xuất phát từ tấm lịng u mến thơ
Xn Quỳnh, cảm thơng với cuộc đời nhiều bất hạnh hơn là hạnh phúc của chị. Có thể
kể ra rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh đã được công bố: Lưu
Khánh Thơ với Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh; Chu Văn Sơn với Thơ Xuân Quỳnh,
Nguyễn Xuân Nam với Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh; Chu Nga với Xuân Quỳnh – một chồi

thơ sắc biếc, Vương Trí Nhàn với Xuân Quỳnh với những buồn vui của kiếp hoa dại,
Vũ Kim Xuyến với Thơ Xuân Quỳnh với niềm khao hát hạnh phúc đời thƣờng…
Lưu Khánh Thơ trong bài viết của mình đã đưa ra những nhận định rất khái
quát về thơ Xuân Quỳnh từ “giọng điệu của một ngƣời đàn bà từng trải, có độ sâu
về kinh nghiệm sống, có bề dày về sự hiểu biết, năng lực nhận thức”, một tứ thơ hay
“có khi chỉ bắt đầu từ một xúc động hoặc nhẹ nhàng kín đáo hoặc da diết, sơi nổi”
đến “tâm trạng của một con ngƣời yêu thƣơng, luôn khao khát và trăn trở lo âu.
Cái tôi của nhà thơ hạnh phúc nhƣng khơng hề bình n thỏa mãn. Cái tơi đó ln
ở trạng thái xao động, đang chờ đợi, đang băn khoăn” [122; tr. ].
Các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến nỗi ám ảnh về thân phận trong thơ
Xuân Quỳnh, một người phụ nữ ln cảm thấy mình như “một cánh chuồn mỏng
manh trong giông bão”, luôn day dứt trăn trở với “những buồn vui của kiếp hoa
dại”. Những ý tưởng, nhận định chung về thơ Xuân Quỳnh còn được cụ thể hóa
bằng việc phân tích những tác phẩm cụ thể, tiêu biểu của nhà thơ. Chẳng hạn: Đôi
điều về “Hoa cỏ may” - Lê Lưu Oanh, Mùa hoa doi - Vũ Quần Phương, Bình bài
thơ Sóng - Trần Đăng Suyền, Lại đọc “Sóng” - Chu Văn Sơn, “Thuyền và biển”,
một tâm sự yêu thƣơng- Đào Duy Hiệp….
Lại Nguyên Ân trong bài Nghĩ về Xuân Quỳnh, con ngƣời và nhà thơ đã khái
quát đặc điểm “tự truyện” trong thơ Xuân Quỳnh: “Tính chất tự truyện là nét đậm,
quán xuyến hàng loạt bài thơ, tập thơ và cũng là nét khác biệt rõ rệt so với thơ của
nhiều ngƣời cùng thế hệ. Gần nhƣ chị trở thành nhân vật văn học của chính thơ chị.
Chị đam mê sống, đam mê yêu, đam mê trong thiên chức làm vợ làm mẹ − những điều
ấy, nhân vật kia nói lên giúp. Mọi sự vẫn nhƣ thế thôi, nhƣng đã là sang một thế giới
khác, dịu nhẹ hơn, có thể dệt thêm màu vẻ cho cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Vẫn chỉ là
mình và ngƣời mình u đấy thơi, nhƣng đó đã nhƣ mơ ƣớc của mình về mình và cho
13


mình. Phải chăng đấy là cái “cuộc đời khác nữa” mà Xuân Quỳnh tìm thấy trong văn
học, nơi thăng hoa và giải thoát độc đáo cho tấn kịch của chị? Nói một cách giản dị,

chính là sống trọn vẹn tấn kịch của chính mình, ghi lại bằng thơ những động thái tâm
hồn mình, chị trở thành nhà thơ đƣợc cơng chúng thừa nhận” [6; tr. 4].
Và mới đây, Báo Dân Việt ngày 23/10/2012 có bài viết Xuân Quỳnh - ngƣời
và thơ hòa khối yêu thƣơng viết về cuộc tọa đàm do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức để
kỷ niệm 70 năm ngày sinh của thi sĩ Xuân Quỳnh. Trong hơn 2 tiếng, 13 tham luận
và bài phát biểu đã gửi tới người nghe những cách tiếp cận, đánh giá mới về đóng
góp của thơ Xuân Quỳnh với rất nhiều kỷ niệm vui buồn, xúc động.
Nhà văn Lê Minh Khuê - người từng nhiều năm gắn bó với Xuân Quỳnh tại
Nhà xuất bản Tác phẩm mới (nay là Nhà xuất bản Hội Nhà văn) cho rằng: “Tơi đánh
giá đó là những ngƣời phụ nữ có tài năng phi thƣờng nhƣng cuộc sống lại rất bình
thƣờng, trong đó tơi u q nhất là chị Xuân Quỳnh. Chị có đời sống nội tâm vô cùng
sâu sắc, phong phú và cực kỳ thông minh, có chị ở đâu là có tiếng cƣời ở đó. Thơ của
chị khơng cần quảng cáo, khơng ồn ào nhƣng sức sống thì dai dẳng, ám ảnh bởi vì
càng lặng lẽ thì càng thẳm sâu, đó chính là sức mạnh của văn chƣơng”[109; tr. 1].
Nhà thơ Trần Ninh Hồ phát biểu: “Trong làng thơ khơng nhiều người có cái nhìn sắc
sảo như chị Quỳnh, chỉ cần một lời nói, một chi tiết của chị cũng đủ để khắc họa chân dung
một người bạn văn, bạn thơ. Trong những nhà thơ viết về biển, tôi đánh giá Xuân Quỳnh là
một trong những người xuất sắc nhất khi chị viết: Chỉ có thuyền mới hiểu/Biển mênh mơng
nhƣờng nào/Chỉ có biển mới biết/Thuyền đi đâu về đâu. Vì thuyền dũng cảm lao ra biển,
mới biết biển rộng, chỉ có biển mở lịng ra đón thuyền nên mới biết thuyền đi tới đâu, đó là
một cái nhìn vừa có tình vừa có lý, vừa nên thơ lại vừa biện chứng” [109; tr.1].
Cùng quan điểm với Trần Ninh Hồ, nhà thơ Phạm Khải cho biết: “Thơ Xuân Quỳnh
là thơ trọng ý, có cảm tƣởng nhà thơ chủ yếu quan tâm tới ý nên dồn hết ý tứ vào khn
khổ bài thơ đến nỗi có lúc quên đi những sức mạnh của ngôn từ, bởi vậy khi dịch thơ chị
sang bất cứ ngôn ngữ nào cũng có thể gây nên sự xúc động sâu sắc” [109; tr. 2].
Theo Nguyễn Thị Minh Thái: “Xuân Quỳnh yêu trong thơ đến hết và đến chết.
Thành tựu lớn nhất của Xuân Quỳnh là đã trở thành một nữ thi sĩ của thơ tình, mà
trong thơ, chị ln là một ngƣời yêu đơn phƣơng, ngƣời cả đời chỉ săn đuổi một thứ
14



duy nhất là hạnh phúc. Khắc khoải lớn nhất trong đời Xn Quỳnh là khơng biết
mình có đƣợc u hay không. Hơn ai hết, trái tim nhạy cảm và khối óc thơng thái
của một ngƣời đàn bà đích thực trong Xuân Quỳnh hiểu, hạnh phúc chỉ là tƣơng
đối, hôm nay cầm nắm đƣợc trong tay nhƣng ngày mai có thể sẽ tuột khỏi nên chị
yêu thƣơng tất cả những thứ gần gũi xung quanh mình, nhƣ một bơng hoa cúc, một
ít nƣớc nóng trong phích trên bàn. Xn Quỳnh ln cơ đơn trong hành trình kiếm
tìm hạnh phúc nên nỗi cô đơn ấy lay động trái tim tất cả những ngƣời phụ nữ đọc
thơ chị bằng một giọng thơ ám ảnh ” [109; tr.2].
Với nhiều ý kiến xúc động khác của nhà thơ Vân Long, nhà giáo Đặng Hiển,
nhà nghiên cứu Vân Thanh, nhà phê bình Lại Nguyên Ân, Hồ Thế Hà, nhà văn Lê
Phương Liên... cũng đã làm nổi bật hình ảnh một Xuân Quỳnh tài hoa, hết mình
trong tình yêu và khắc khoải trong cuộc kiếm tìm hạnh phúc. Đời người và đời thơ
của Xuân Quỳnh đã hòa vào thành một khối thống nhất của yêu thương.
1.3.2. Nghiên cứu về Lâm Thị Mỹ Dạ
Lâm Thị Mỹ Dạ và Phan Thị Thanh Nhàn là hai nhà thơ nữ cùng thời với nhà thơ
Xuân Quỳnh. Trong kháng chiến chống Mỹ, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được đánh giá là
gương mặt thơ tiêu biểu, dám xông xáo nơi chiến trường. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ mang vẻ
đẹp nữ tính thuần khiết, dịu dàng, đằm thắm khiế n những trang thơ ln lơi cuốn và hấp
dẫn độc giả. Điều đó lý giải vì sao có nhiều người u thích và đọc thơ của chị.
Viết về Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh trong Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX (Nhà
xuất bản Hội Nhà văn 2000) đã nhấn mạnh: “Thơ Dạ càng về sau càng hƣớng mạnh
vào nội tâm, tìm về sự tự hỏi, cật vấn, sự đối thoại với chính mình trƣớc cuộc sống
đầy lo âu, khắc khoải” [19; tr. 57].
Hồ Thế Hà cũng có một số bài viết về Lâm Thị Mỹ Dạ, tác giả tập trung nghiên
cứu và luôn chú ý đến tính triết luận trong thơ chị: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ thƣờng
mang dáng dấp của những hồi ức tự thú, sống thực với chính mình, khơng cần ngụy
biện, qua đó chị triết luận về tình u và cuộc sống” [36; tr.59]. Tinh tế hơn, Hồ Thế
Hà còn phát hiện nét mới, sức hấp dẫn đặc biệt của ngòi bút Lâm Thị Mỹ Dạ: “Sức
hấp dẫn và giá trị thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nằm trong đƣờng biên giới của cái tôi và cái

ta, giấc mơ và hiện thực, sự tự chôn vùi và sự tự nổ tung giữa những gì đã qua và
15


những gì sẽ đến, bên cạnh cái hƣ ảo mong manh ta bắt gặp cái biếc xanh bỡ ngỡ và
vì vậy nó là tiếng nói của sự va chạm , sinh thành. Thơ Lâm Thi ̣ Mỹ Dạ không xa rời
thi pháp truyề n thống nhƣng luôn phá và thay để làm giàu có cái phần hiện đại cần
thiế t của thơ. Thơ chi ̣ tƣ̣ nhiên cƣ́ tƣởng thố t ra là thành , không cầ n sƣ̉a chƣ̃a nhiề u
lắ m nhƣng đó là cái tƣ̣ nhiên của một tâm hồ n đã chín , của những tứ thơ câm lặng,
lãng quên đƣợc đánh thức sau giấc ngủ mặt trời, lúc mà cái tôi nghệ sĩ đƣợc lên ngôi
cùng với những giấc mơ phát sáng màu huyền thoại”[36; tr. 64].
Bên cạnh những chuyên luâ ̣n nghiên cứu về nội dung và phong cách biểu hi ện
thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cịn có những bài viết trên các báo, tạp chí.
Ngơ Minh trên báo Văn nghệ số 53/2000 đã cảm nhận: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
sinh ra từ trái tim đa cảm, từ tấm lịng thành ln rộng mở trƣớc cuộc đời và con
ngƣời, từ tâm hồn trong trẻo nhƣ ánh mai, nhƣ lá non, nhƣ tiếng chim trong vƣờn
nắng... Chất trực cảm mạnh mẽ và lâu bền ấy có khởi nguồn từ chính cuộc đời của
chị, một cuộc đời khơng mấy bình an” [81; tr. 15].
Phạm Phú Phong trong Nhà văn Việt Nam thế kỷ thứ XX cũng cho rằng:
“Ngƣời đọc có thể cảm nhận ra đằng sau câu chữ ẩn hiện bên dƣới những chi
tiết bình thƣờng nhƣ chỉ dùng để mơ tả, là hình tƣợng tác giả đầy ƣớc mơ, khát
vọng đến cháy bỏng trƣớc đời không thiếu những eo xèo, nhiễu nhƣơng và bất
trắc” [92; tr. 147].
Khác với những bài viết trên, trong Chuyện thơ, Hoài Thanh lại đề cao nghệ
thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ “Giọng thơ dân gian hồn nhiên vốn là một ƣu thế riêng
của thơ Mỹ Dạ” [111;15]. Cũng bị phong cách nghệ thuật riêng của Mỹ Dạ chinh
phục, Hồng Diệu trong bài viết của mình đã khẳng định: “Nét riêng trong thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ xuất phát từ giọng điệu trầm nhẹ, không ồn ào. Khi triển khai ý thơ,
Mỹ Dạ thƣờng bám sát nội dung hơn là chạy theo vần điệu” [15; tr.4].
"Hành trình chân thật và dữ dội..." Đó là nhận xét của Hồ Thế Hà khi bình về

Những rung cảm mới trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Ông viết: "Sau Trái tim nỗi
nhớ (1974), Bài thơ không năm tháng (1983), thơ chị lặng lẽ đi theo một hƣớng
mới với ý thức cần có tiếng nói mới, trƣớc hết cho chính mình. Hái tuổi em đầy tay
(1988), Đề tặng một giấc mơ (1998) và những bài thơ gần đây chính là sự quay về
16


gấp gáp và quyết liệt với nhu cầu khám phá những giá trị vĩnh hằng của con
ngƣời và cuộc sống. Hành trình ấy chân thật, dữ dội nhƣng đầy trách nhiệm, đến
nỗi nhà thơ phải trải lịng mình, trải hết vui buồn, tốt xấu của chính mình để từ đó
nhìn ra tha nhân, tâm tình cùng tha nhân..." [35; tr.106].
Hồ Thế Hà cũng chú ý nhấn mạnh vào sự sáng tạo của ngòi bút Lâm Thị Mỹ
Dạ: “Chất thơ ngọt ngào, trong trẻo nhƣng không dừng lại ở cảm xúc bề ngoài mà
bao giờ cũng đi sâu vào các đối tƣợng để khám phá, phát hiện bản chất của vấn đề,
thể hiện tài liên tƣởng, quan sát cả một hồn thơ dễ cảm xúc” [35; tr.108].
1.3.3. Nghiên cứu về Phan Thị Thanh Nhàn
Cùng thời với Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn cũng là
một trong những gương mặt tiêu biểu xuất hiện vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Chị có nét sáng tạo dồi dào và mang bản sắc tương đối rõ.
Trong bài viết Một nét thơ đáng yêu, Thiếu Mai đã đưa ra nhận định chính xác về
đặc điểm thơ Phan Thị Thanh Nhàn: “Dịu nhẹ, duyên dáng và kín đáo, không chỉ khác
nhau với những nhà thơ nam giới mà ngay cả với các nhà thơ phụ nữ cũng không thể
lẫn. Đọc là mến ngay. Và nhớ ngay” [74; tr. 95]. Nét dịu nhẹ, kín đáo vừa thể hiện
phong cách thơ độc đáo, giàu nữ tính song khơng kém phần sáng tạo, dồi dào.
Trên báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam ngày 30/8/2004, tác giả Nguyễn
Kim Anh trong bài: Hình nhƣ mình vẫn cơ đơn đã nói tới “ Chuyê ̣n thơ di ̣u dàng
hƣơng bƣởi”, “Chuyê ̣n hƣơng thầ m”, “Không thể ngờ bài thơ đã đúng nhƣ cái tên
Hƣơng thầ m cƣ́ lặng lẽ đế n mƣ́c ngay cả nhƣ̃ng ngƣời trong cuộc “tƣ̉ biê ̣t sinh ly”
cũng khơng hề biết . Và rồi ngƣời ta hình dung ra nữ thi sĩ đã làm bài thơ về cuộc
chia ly của chính mình . Họ cho rằ ng đó là mố i tình thầ m của chi ̣” [1; tr. 2]. Tác giả

đánh giá khá tinh tế về hồn thơ Thanh Nhàn: “Con ngƣời ấy giản dị và chân thực
đời thơ làm sao. Những kỹ thuật làm thơ chƣa bao giờ len lỏi vào hồn chị. Ngƣời ta
đọc thơ chị nhƣ tâm tình, thấy thƣơng mến chứ khơng lạc vào lối thơ trúc trắc” [1;
tr. 2]. Phan Thị Thanh Nhàn ln tìm thấy cảm hứng sáng tạo từ chất liệu của cuộc
sống thường nhật, khơng cố ép mình để có những chủ đề lớn vượt quá khả năng,
cảm xúc giản dị, chân thành song không kém phần sâu lắng.

17


Trong lời mở đầu tập thơ Thơ với tuổi thơ, Vũ Quần Phương đã dành sự yêu mến
cho thơ Thanh Nhàn: “Khơng gian quen thuộc của thơ Thanh Nhàn chính là đất ngoại
thành quê gốc, nơi sinh trƣởng - vùng Yên Phụ - Hồ Tây – Hà Nội. Những con ngƣời
làm nghề nghèo khổ đất ngoại ơ này: Ơng mù quét rác, bà ve chai đồng nát... chiếm
một tình cảm sâu nặng trong thơ Thanh Nhàn. Thơ Thanh Nhàn viết bằng những kỷ
niệm ấu thơ, và bằng chính chất liệu cuộc sống thƣờng nhật. Thanh Nhàn khơng tìm
thơ xa xơi, cũng không kiễng lên với những chủ đề lớn, thơ giản dị, cảm xúc với những
chủ đề lớn”. Đó chính là nét cốt cách nhất của thơ Phan Thị Thanh Nhàn.
Tựu chung lại, những bài viết phê bình ấy mang lại cho người viết cái nhìn
tổng quát về thơ nữ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước, khơi gợi nhiều vấn đề cho
người viết tiếp cận đề tài nghiên cứu của mình.
Sự đóng góp của thơ nữ chống Mỹ vào tiến trình phát triển lịch sử, phát triển văn
hóa dân tộc là một điều không thể không kể đến. Các nhà thơ nữ đã có nhiều đóng góp
cho thơ ca Việt Nam, mặc dù chưa tạo nên những cách tân mạnh mẽ trong sáng tác
nhưng ở mỗi một giai đoạn thơ họ đã tạo nên những vẻ đẹp riêng, đáng nhớ của cái tơi
mang nhiều tính nữ. Đặc biệt, các chị khơng ngừng tìm kiếm bản thân và khẳng định vị
trí của mình trong cuộc đời để rồi bộc lộ trong thơ một vẻ đẹp trong sáng tự nhiên và tràn
đầy niềm mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp mà không xa rời với những vấn đề thực tại.
Thơ họ là tiếng nói đồng vọng của cuộc sống này, chính những cảm xúc chân thành về
cuộc sống được lắng lọc qua trái tim của người phụ nữ mở ra một thế giới mới mẻ trong

thơ. Tìm hiểu thơ của các nhà thơ nữ giai đoạn chống Mỹ cứu nước chính là được tiếp
cận với một góc diện mạo thơ ca giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Những trang thơ của các
chị đã góp một ý nghĩa khơng nhỏ, làm đẹp hơn giá trị, vóc dáng nền thơ ca dân tộc.
Nghiên cứu về ba nhà thơ nữ, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh
Nhàn đã được thực hiện trong một số khóa luận, luận văn của sinh viên , học viên
cao ho ̣c. Tuy nhiên, những bài viết và nghiên cứu về ba nhà thơ nữ chỉ dừng lại ở
một số phương diện về thế giới nghệ thuật; phương thức biểu hiện, những chặng
đường thơ; đặc điểm thơ giai đoạn 1964 - 1975... chưa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện, khái quát và tổng thể về đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu
nƣớc (qua sáng tác của ba nhà thơ của Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị
Thanh Nhàn) thành chuyên luận tương xứng với đóng góp của các cây bút nữ trên .
18


Nhìn lại chặng đường ba nhà thơ nữ đã đi qua và những đóng góp của họ cho nền thơ
ca hiện đại Việt Nam, nên cần phải có một luận án có khả năng bao quát, khắc sâu và
nổi bật đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ nói chung và đặc điểm thơ nữ của ba nhà thơ
nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước nói riêng là điều rất cần thiết.
Nghiên cứu thành tựu thơ ca của các tác giả nữ khơng thể tách rời các vấn đề lí
luận về văn học nữ và lịch sử sáng tạo thơ ca của các nhà thơ nữ Việt Nam trong
quá khứ. Đồng thời những tác động của ý thức văn hóa xã hội thời đại mới đều ảnh
hưởng đến quá trình sáng tác của các văn nghệ sĩ nói chung và các nhà thơ nữ nói
riêng. Khi tìm hiểu về các nhà thơ nữ của nền văn học Việt Nam hiện đại phải đồng
thời khám phá những tiền đề tư tưởng và hoàn cảnh lịch sử thời đại mới thấy rõ vị
trí và chân dung của mỗi nhà thơ trong lịch sử.
1.4. Vấn đề lí luận phê bình nữ tính trong sáng tạo thơ ca
Khi đề cập tới vấn đề sáng tác văn học của phụ nữ nói chung và thơ ca nữ nói
riêng, ít nhà phê bình dành thời gian đi sâu khảo sát về đặc điểm giới tính trong sáng
tạo, do đó nhiều cơng trình chưa làm nổi bật được sở trường, cá tính, phẩm chất tài
hoa của những nhà thơ nữ trong lịch sử văn học nói chung và thơ nữ thời chống Mĩ

nói riêng. Trong văn học thế giới cho hay, nhiều tài năng cũng thuộc về những cây
bút nữ. Ở Việt Nam, nhiều nhà thơ nữ đã trở nên nổi tiếng và đi vào lịch sử thi ca dân
tộc như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Lê Ngọc Hân, Bà Huyện Thanh Quan...
Các nữ thi sĩ đã làm nên những áng thơ ca bất tử bằng cái tâm cái tài của mình trước
cuộc sống và thời đại. Điều đó có những nguyên nhân đặc biệt về chủ thể sáng tạo.
Nói đến thơ nữ Việt nam thời chống Mĩ, phải kể đến ý thức về vấn đề nữ quyền trong
xã hội và văn học được hình thành và phát triển trong các giai đoạn trước góp phần
đặt nền móng cho các quan niệm nghệ thuật ở các giai đoạn sau này.
Trong cơng trình Thời thế với văn chương, Nhà in Cộng Lực năm 1941 của
Hoàng Ngọc Phách có bài viết “Thân thế và văn chƣơng cơ Xn Hƣơng” viết từ năm
1928, tác giả đã quan tâm đến vấn đề nữ tính và cá tính sáng tạo của nhà thơ trong lịch
sử, đặc biệt đối với nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, trang 43 cuốn sách có đưa ra nhận xét:
“Một người thiếu nữ lúc bé ở với cha mẹ, lớn lên lấy chồng, làm vợ, làm dâu, làm mẹ
rồi làm mẹ chồng, làm bà bế cháu đến chết là hết chuyện đời. Việc đời có thế, khn
đời đúc ra trăm nghìn người cũng cứ thế mà xoay, khớp nào vào khớp ấy. Nhưng ai có
19


một cái tư cách đặc biệt, lỗi lạc phi thường thì lăn lộn với vịng đời mà khơng vào
khớp. Nàng Xn Hương cũng đủ thất tình như trăm nghìn cơ con gái khác, nhưng bởi
cái tư cách đặc biệt mà phải lăn lộn với đời, không thể xếp vào khuôn được:
Tựa vách chƣa hề chi một tiếng/Ôm đàn mà vắng cả năm cung.
Câu thơ vịnh bức tranh tố nữ gẩy đàn, mà chính nàng thổ lộ ra thân thế. Thật vậy,
nàng ôm đàn “nhân sự” mà vắng cả năm cung, cung chồng, cung con, cung nàng dâu,
cung mẹ chồng, nàng đều không gẩy cả... Ta xem thân thế Xuân Hương, ta biết cô là một
bực thông minh lỗi lạc, nhanh nhẹn khác thường, nhưng nhuộm vẻ buồn mà pha vị chua
chát, nên tính tình đã thổ lộ ra một nền văn đặc biệt, không ai bắt chƣớc đƣợc mà cũng
không bắt chƣớc ai. Nếu câu “Văn tức là người” mà đúng, thì đem so cái cốt cách với
văn thơ của Xuân Hương lại càng thấy rõ ràng lắm. Ta cứ xét kĩ hai nữ sĩ Việt Nam là bà
Thanh Quan với nàng Cổ Nguyệt, cùng tả một cảnh mà không ai giống ai: hai khuôn

khổ, hai tinh thần, gương phản chiếu mỗi người mỗi vẻ. Bà Thanh Quan tả:
Bƣớc tới đèo Ngang bóng xế tà/Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Thật là một bà ung dung đạo mạo, thủng thỉnh từng bước đến bên đèo, lúc bóng
chiều đã xế, ngắm cảnh giời một cách rõ ràng, tĩnh mạc, cây chen đá, lá chen hoa.
Dừng chân đứng lại một mình ở chỗ giời, non, nước. Hồn thơ vướng vít biết bao từng.
Xn Hương thì khơng thế. Nàng vốn tính nhanh nhẹn mà tinh nghịch hơn nên tả:
Một đèo, một đèo, lại một đèo/Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Thật là một bức tranh tả chân, đơn sơ mà hoạt động lạ thường. Một nét bút vạch ra
thành ba cái chỏm núi: hai chỏm nhặt mà một chỏm lơi. Thật là chân thi sĩ, thấy cảnh là
nên thơ, làm thơ trông ngay thấy chỗ oái oăm mà giễu cợt, giễu cợt cả ông thợ trời đã tạo
ra lắm cảnh cheo leo, chẳng những ở quãng đường đời mà cheo leo cả trong đoạn lịng
người nữa...”. Theo đó tài năng sáng tạo ln đi liền vơi cuộc đời và cá tính người nghệ sĩ.
Kế đó, báo Phụ nữ Tân văn ra đời tại Sài Gòn từ 1929, đã nêu vấn đề “Văn
chƣơng với nữ giới” trong khi nước ta vẫn còn là thuộc địa, ý thức hệ phong kiến còn
nặng nề, nhưng trong đó đã có nhều ý kiến bàn về tiềm năng sáng tạo của phụ nữ với
văn học và thi ca. Điều đó góp phần tạo tiền đề nhận thức cho công cuộc cách tân văn
học trong giai đoạn 1930 -1945, đã đem đến những quan niệm mới cho độc giả đương
thời về vai trò nữ giới là chủ thể sáng tác, và vấn đề phụ nữ là đối tượng phản ánh. Cho
20


dù sáng tác có theo khuynh hướng nào chăng nữa vấn đề chủ thể sáng tác là một trong
những nhân tố đặc biệt mang tính quyết định những thành quả văn chương.
Trong lời khai trương tờ báo số 1 ra ngày 2-5-1929, bà Nguyễn Đức Nhuận viết:
“Hỡi ai là nhà nhả ngọc phun châu! Trƣờng văn trận bút ở trong Phụ nữ tân văn là để
dành cho chị em ta đó! Ai là nhà văn nữ lƣu trí thức. Diễn đàn này là của chung các chị
em ta đây! Thịnh hay suy, hay hay dở. Phụ nữ tân văn tất có quan hệ chung cho danh dự
nữ giới nƣớc nhà”. Có thể xem đây là lời tun ngơn cho văn nghệ nữ giới Việt Nam đầu
thế kỉ XX. Đồng thời, những ý kiến của tác giả Nguyễn Thị Kiêm trong số báo trên cho
thấy văn chương nữ có những đặc điểm riêng: “Theo lẽ sinh lí thì đàn bà thƣờng nặng về

phần hồn mà nhẹ về phần trí, cảm hứng thì sâu mà tƣ tƣởng thì hẹp nên trong văn
chƣơng thƣờng sở trƣờng về lối tả cảnh tạo tình mà ít hay về lối khách quan triết lí”.
Theo bà người phụ nữ nhạy cảm hơn nam giới: “Đem cặp mắt tinh thần mà thƣởng thức
đến những kì quan thắng cảnh của thiên nhiên vũ trụ; đem khối tình thân thiết mà hoà
theo với những mối đắng cay, bi thƣơng của nhân loại thế gian, để ai nói đƣợc rằng đàn
bà đã phải thua sút đàn ơng về chỗ đó”. Tác giả cịn cho hay văn sĩ nữ có tiềm năng sáng
tạo: “Đã sẵn có cặp mắt tinh thần ấy, đã sẵn có khối thân tình ấy, mà lại có văn tài đủ
hình dung đƣợc những cảnh mình coi, đủ tả diễn đƣợc những tình cảm thì khó gì mà
chẳng làm nên đƣợc những cơng trình tuyệt xảo về mĩ thuật văn chƣơng”.
Là một học giả sớm chú ý đến vai trò của nữ thi sĩ, cùng trên số báo đầu của Phụ
nữ tân văn, Phan Khôi đã phát biểu nhiều tâm huyết về nữ giới. Trong bài Về văn học
của phụ nữ Việt Nam, số ra ngày 2 tháng 5 năm 1929, Phan Khôi vừa phê phán quan
niệm cũ về “nam tôn nữ ti”vừa khẳng định những tiềm năng đặc biệt của phụ nữ, trong
đó có đoạn viết: “Chúng ta có những cái tánh trầm tĩnh, nhẫn nại, dùng những cái tánh
ấy mà nghiên cứu văn học, thì khơng có gì hạp cho bằng, có lẽ chúng ta theo nghề văn
học cịn dễ dàng hơn đàn ơng nữa. Cịn một điều thích hợp nữa là, văn học chuyên trọng
về đƣờng tình cảm, mà chúng ta là giống có tình cảm nhiều hơn đàn ơng, thì thật là tiện
lợi cho chúng ta biết mấy”. Theo đó, nữ tính là một phẩm chất đặc biệt trong sáng tạo
văn chương. Phan Khôi đã có cái nhìn xun suốt về vai trị sáng tạo của phụ nữ trong
lịch sử. Tiếp đó trong số báo Văn học với nữ tánh, số 2 ra ngày 9 tháng 5 năm 1929,
Phan Khơi đã trình bày mối quan hệ mật thiết giữa phụ nữ và văn học. Theo ông phụ nữ
còn là trung tâm phản ánh của nghệ thuật qua các tác phẩm văn chương cổ điển của
21


Trung Hoa, Việt Nam và phương Tây, rồi từ đó rút ra kết luận: “1. Vì cái đẹp là cái cốt
của văn học, mà đàn bà là biểu hiện cho sự đẹp, cho nên trong văn học hay tả về đàn bà,
cũng nhƣ trong mĩ thuật hay đắp hoặc vẽ hình mĩ nhân. 2. Vì văn học trọng đƣờng tình
cảm, mà nói chuyện đàn bà thì khiến cho ngƣời ta dễ cảm, cho nên nói về đàn bà nhiều
hơn. Nếu vậy thì nữ tánh trở thành ra trung tâm của văn học hay sao? Nữ lƣu sau này sẽ

trở nên ngƣời chủ trƣơng nền văn học hay sao? Biết đâu! Nếu văn học mà quả lấy nữ
tánh làm trung tâm thì đàn bà chủ trƣơng lấy nền văn học là phải, mà nhƣ vậy thì văn
học có lẽ lại tiến bộ hơn trƣớc. Bởi vì đàn ơng mà nói chuyện đàn bà làm sao cho tinh tế
bằng đàn bà nói lấy chuyện của mình? Giá có ngƣời cung phi nào làm lấy bài Cung ốn
ngâm khúc thì chắc cịn hay hơn bài của ơng Ơn Nhƣ Hầu? Và cơ nào kể lấy chuyện
mình hồi cịn nhỏ, hồi làm dâu, hồi vắng chồng, thì lại càng tỉ mỉ và đằm thắm hơn bài
Trƣờng can hành của ông Lý Bạch nữa”. Quan niệm trên đã thể hiện cái nhìn về tiềm
năng của người phụ nữ, đối lập với cái nhìn lạc hậu của Nho giáo còn tồn đọng đương
thời, mở đường cho cái nhìn mới về phụ nữ. Cùng với những hoạt động diễn thuyết của
bà Nguyễn Thị Kiêm ủng hộ tờ báo Phụ nữ tân văn ở các thành phố lớn trong nước vào
cuối những năm hai mươi và đầu những năm 30 ở nước ta, đã tạo nên một làn sóng mới
về ý thức nữ quyền ở Việt Nam. Ngồi xã hội, Phụ nữ nhiều người đã được đến trường
học, vấn đề tiếp nhận văn học đã thay đổi và ngày một tăng lên.
Từ thực tiễn sáng tác qua Giọt lệ thu (1921) của Tương Phố đến những ý kiến
bàn về thơ ca của các nhà thơ nữ và quan niệm mới của báo Phụ nữ Tân văn (1929)
thời kì đầu thế kỉ XX đã góp phần mở ra cái nhìn về tiềm năng của văn học nữ ở
nước ta thời kì đầu thế kỉ XX. Sự hình thành và tiếp nối những cây bút nữ thời kì
văn học trung đại, đến Tương Phố rồi Anh Thơ, Vân Đài, Mộng Tuyết... là những
nguồn động lực cho các thế hệ phụ nữ ở các giai đoạn văn học sau 1945 tiếp bước.
Ngồi ra, sáng tác cịn là vấn đề tâm lí học, đã sớm được bàn tới ở các nước
phương Tây có ảnh hưởng tới Việt Nam. Căng nhà mĩ học cổ điển Đức có nhận xét
về tâm lí phụ nữ: “Họ rất nhạy cảm với những sự xúc cảm dù là nhỏ nhặt nhất,
ngay đối với sự lạnh nhạt, thiếu tơn trọng khơng đáng kể, họ cũng cảm thấy tức
thì.” [68; tr. 256 ]. Điều đó có ý nghĩa quan trong giúp ta nhận ra những nét đặc thù
về thiên tính nữ trong sáng tạo thơ ca. Cũng bàn về đặc điểm của chủ thể sáng tác,
nữ văn hào G.Xăng đã tự bạch: “Nhiều lúc tơi thốt khỏi bản thân mình và nghiễm
22


nhiên biến thành một cây cao, có lúc tơi lại tƣởng tƣợng là ngọn cỏ lùa, hoặc một

con chim đang bay, một luồng nƣớc chảy, có lúc là ngọn cây, là chòm mây, là nơi
tiếp giáp giữa đất trời, cũng có lúc tự thấy mình là màu sắc này, là hình thể kia
thống chốc biến hóa, đi về khơng vƣớng víu. Lúc thì đi, lúc thì bay, lúc thì lặn. Có
lúc đang hút những giọt sƣơng rơi...” [68; tr. 256]. Như vậy mỗi nghệ sĩ sáng tạo,
đặc biệt là nữ văn sĩ mang trong mình thế giới tâm hồn phong phú và phức điệu.
Vấn đề phê bình nữ quyền chỉ là sản phẩm của chủ nghĩa nữ quyền thời hiện đại, mở
đầu bằng cơng trình “Giới tính thứ hai” (1949) của nữ văn sĩ Pháp Simon de Beauvoir. Phê
bình nữ quyền diễn biến phức tạp theo từng thập kỉ theo ba dạng thái khơng tách rời nhau:
Một là phê bình hình tƣợng phụ nữ thịnh hành vào những năm 60 với những cây bút tiêu
biểu như T.Moi, E.Showalter, K.Millett, A.Kolodny lấy tư cách là giới tính thứ hai, loại
phê bình này đọc lại những sáng tác liên quan đến phụ nữ, vạch rõ địa vị thứ phụ của phụ
nữ trong văn học; thứ hai là phê bình lấy phụ nữ làm trung tâm thịnh hành vào những năm
70 mang màu sắc q khích của độc tơn nữ quyền. Ngồi những cây bút trước kia như
S.Gilbert… giai đoạn này cịn có những người tiêu biểu như P.M.Spacks; Thứ ba là phê
bình nhận diện xuất hiện từ những năm 80 trở đi với những cây bút như M.Eaglaton,
L.Robinson, chủ trương nhìn nhận người phụ nữ một cách tồn diện. Mặc dù lí luận phê
bình nữ quyền trên thế giới ít ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sáng tác và lí luận phê bình
Việt Nam, nhưng ít nhiều cũng chi phối các nhà nghiên cứu xã hội học, và hoạt động văn
hóa trong nước.
Các ý kiến trên cho thấy, sáng tác là vấn đề chủ thể, nữ thi sĩ là người có những
thiên tính riêng. Thuộc tính tâm hồn và sở trường, cá tính đã góp phần chi phối q
trình sáng tạo nghệ thuật. Do đó sản phẩm nghệ thuật thơ ca của người phụ nữ sẽ mang
âm hưởng riêng, đó là sự thực trong lịch sử sáng tác văn học. Các nhà thơ nữ Việt Nam
đều mang trong mình những phẩm chất truyền thống dân tộc, đó là tiền đề cho sáng tạo
những hình tượng nghệ thuật. Nói đến thơ ca nữ thời chống Mỹ, khơng thể khơng nói
đến đặc điểm riêng về thế giới tâm hồn người phụ nữ Việt Nam trong nền văn hóa Việt
Nam qua hoạt động sáng tạo thi ca.
Ngồi những tiền đề văn học, cịn phải kể đến sự phát triển của ý thức xã hội từ
sau 1945 trở đi. Trong nước và trên thế giới đã xuất hiện các tổ chức quốc tế về phụ
nữ qua các phương tiện truyền thông đại chúng cho thấy vai trò làm chủ xã hội và gia

23


đình của phụ nữ ngày càng cao. Trong nước đã lấy ngày 8/3 là ngày Phụ nữ Quốc tế
và ngày 20/10 là ngày kỉ niệm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Các sinh
hoạt tinh thần của phụ nữ đã thành trào lưu xã hội. Ý thức về nữ quyền đã được nâng
cao đối với toàn xã hội và đặc biệt đối với người cầm bút. Các chủ trương, chính sách
pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa dướii sự lãnh đạo của Đảng và Hồ
Chủ tịch đã đi vào lịng dân. Mỗi cơng dân nói chung và chị em phụ nữ nói riêng
ngày càng được nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Các khẩu hiệu như “giặc đến
nhà đàn bà cũng đánh” hay “Nam nữ bình quyền” xuất hiện nhiều trên các phương
tiện thơng tin đại chúng thời chống Mỹ... Ý thức xã hội góp phần tạo niềm tin cho
những người phụ nữ tài năng phát huy tiềm năng sáng tạo ở trong mình.
Ở phương diện đó các cơng trình nghiên cứu trước đây chưa quan tâm đầy đủ.
Trong cơng trình này chúng tơi sẽ bổ sung và kiến giải rõ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn
của sự hình thành một thế hệ các nhà thơ nữ Việt nam thời chống Mỹ và cá tính, sở
trường sáng tạo của họ đã làm nên những thành tựu văn học mới, làm tiền đề cho các nhà
thơ trẻ thời đổi mới đi lên trong hành trình khơng ngừng phát triển của thơ ca dân tộc.
Tiểu kết :
Từ cái nhìn bao quát về thơ ca chống Mỹ cứu nước nói chung và thơ ca của các
nhà thơ nữ tiêu biểu như Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, qua
các cơng trình nghiên cứu cho hay, thơ chống Mỹ cứu nước tuy nằm trong dòng chảy
chung của thơ ca dân tộc nhưng cũng có những nét riêng. Có thể nhận thấy, cảm
hứng sử thi, giọng điệu lạc quan hùng tráng luôn là đặc điểm rõ nét nổi lên trong thơ
ca giai đoạn này. Thơ của các nhà thơ nữ vẫn nằm trong mạch vận động chung đó,
song vẻ đẹp của “thiên tính nữ”, sự dịu dàng, đằm thắm, những nỗi niểm riêng của
mỗi nhà thơ, mỗi cá tính, sở trường sáng tạo đã khiến cho thơ nữ trong giai đoạn
chống Mỹ mang những đặc tính khơng trộn lẫn. Điều đó có những tiền đề văn hóa
với hồn cảnh lịch sử và tâm lí sáng tạo. Thơ nữ Việt Nam thời chống Mỹ đã kế thừa
những tinh hoa truyền thống dân tộc, kết hợp với thực tiễn của cuộc chiến tranh vĩ đại

vì độc lập và tự do cho Tổ Quốc đã tạo nên những bức tranh riêng. Cho dù những nhà
thơ nữ viết về chiến tranh hay tình yêu trong bom đạn vẫn mang nét duyên dáng, dịu
nhẹ, tinh tế, lắng sâu bên cạnh cái hào sảng, bi tráng của dàn đồng ca dân tộc.

24


Chƣơng 2
THƠ CA VIỆT NAM 1955-1975 VÀ SỰ XUẤT HIỆN
CỦA CÁC NHÀ THƠ NỮ THẾ HỆ CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC
2.1. Hoàn cảnh đất nƣớc và thơ ca Việt Nam 1955-1975
2.1.1. Hồn cảnh đất nước trong những năm tháng chớng Mỹ cứu nước
Hai mươi năm kháng chiến chống Mỹ (1955 – 1975) lâu dài, gian khổ và ác
liệt, là khoảng thời gian đất nước không ngớt tiếng súng. Dân tộc Việt Nam đã trải
qua một thời kì chiến tranh, mất mát và hi sinh nhưng vĩ đại. Hai mươi năm ấy như
một dấu son sáng chói, dân tộc ta đã viết nên những trang sử vẻ vang, hào hùng. Hai
mươi năm biết bao quả cảm, gian lao, vui buồn và hy vọng. Đó là những năm tháng
khơng thể nào qn.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, với chiến thắng
Điện Biên lẫy lừng thế giới, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Hiệp
nghị Giơnevơ đã công nhận nền độc lập tự chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
nước ta. Miền Bắc hịa bình bắt đầu cuộc sống lao động khẩn trương hàn gắn vết
thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song đế quốc Mỹ cố tình phá hoại
Hiệp định Giơ ne vơ, cả nước lên đường tiếp tục cuộc chiến đấu chống Mỹ - Ngụy,
thống nhất đất nước. Hào khí Điện Biên đã tiếp sức cho cả dân tộc chặng đường dài
hai mươi năm sau. Đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Để thực hiện lí
tưởng tự do và độc lập, con người Việt Nam tiếp tục chiến đấu, mở thêm những
trang sử chống xâm lăng sáng ngời lòng yêu nước đã kết thành bản hợp xướng
chiến đấu và chiến thắng của cả dân tộc.
Miền Bắc hịa bình, đó là những năm tháng chúng ta phải đương đầu với nhiều

khó khăn và thử thách. Trong mỗi bữa ăn, trong từng giấc ngủ, miền Bắc luôn
hướng về miền Nam ruột thịt, thường trực nỗi lo toan đêm ngày cho một nửa đất
nước chìm đắm trong khói lửa chiến tranh.
Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ cho máy bay bắn phá miền Bắc. Từ đầu năm 1965,
cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân của Mỹ ngày càng
ác liệt. Đồng thời đội quân viễn chinh của Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam. Cuộc
25


×