Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

(Luận án tiến sĩ) chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THÚY VÂN

CHèNG CHñ NGHÜA Cá NHÂN
TRONG CáN Bộ, ĐảNG VIÊN ở NƯớC TA HIệN NAY
THEO T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THÚY VÂN

CHèNG CHñ NGHÜA Cá NHÂN
TRONG CáN Bộ, ĐảNG VIÊN ở NƯớC TA HIệN NAY
THEO T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH
Chun ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số:

62 31 02 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. BÙI ĐÌNH PHONG
PGS, TS. TRẦN THỊ HẠNH


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình luận án này là của riêng tôi. Các tư liệu sử dụng
trong luận án là trung thực; những kết luận khoa học chưa được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình khoa học nào.

Tác giả luận án

Phạm Thị Thúy Vân

i


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

i

MỤC LỤC

ii

MỞ ĐẦU

1


Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI

6

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

6

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án

25

Chƣơng 2

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
VÀ CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

32

2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân

32

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân

48


Chƣơng 3

CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ THỰC TRẠNG CHỐNG CHỦ
NGHĨA CÁ NHÂN THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

733

3.1. Hình thức biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân trong cán
bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay

733

3.2. Thực trạng chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí
Minh trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay và nguyên
nhân
Chƣơng 4

855

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG CHỦ NGHĨA
CÁ NHÂN TRONG CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1122

4.1. Phương hướng đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân cán bộ
đảng, viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1122


4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm chống chủ nghĩa cá nhân trong
cán bộ đảng, viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

ii

1177


149

KẾT LUẬN
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1511

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

153

iii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt
Nam và cùng với Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Trong suốt
quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán
bộ cách mạng vẹn toàn tài, đức, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân

dân, thật sự là người chiến sĩ cách mạng chân chính. Vì vậy, Người thường xun
chú ý đến cơng tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, coi đó là cuộc đấu tranh trực tiếp liên quan tới vận
mệnh của Đảng và quyết định đến thành cơng của sự nghiệp cách mạng. Bởi theo Hồ
Chí Minh, nắm trong tay “chìa khóa” của quyền lực, lại phải thường xuyên đối mặt
với cạm bẫy và cám dỗ về lợi ích vật chất, nên đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ, đảng viên có chức, có quyền ln đứng trước nguy cơ bị thối hóa, biến
chất về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống. Trong điều kiện Đảng cầm quyền,
nguy cơ đó sẽ ngày càng tăng nếu mỗi cán bộ, đảng viên xem thường việc rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân. Do đó, chỉ khi nào đẩy mạnh nâng cao đạo
đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cán bộ, đảng viên mới giữ vững được vị
trí then chốt của mình, xứng đáng với lời khen ngợi “Đảng viên đi trước, làng nước
theo sau” của quần chúng nhân dân.
Để chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã vạch rõ nguồn gốc xuất hiện, bản chất, biểu hiện, tác hại nghiêm trọng của chủ
nghĩa cá nhân về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, con người và đề ra
những nguyên tắc, biện pháp cụ thể để đẩy lùi, tẩy trừ căn bệnh nguy hiểm này. Di
sản Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân, bao gồm cả hệ thống quan điểm lý
luận, chỉ đạo thực tiễn và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã kết tinh thành giá trị
bền vững, có ý nghĩa to lớn đối với công tác xây dựng Đảng, góp phần làm trong
sạch, lành mạnh hệ thống cơ quan quyền lực nước ta. Cho đến nay, hệ thống tư
tưởng đó vẫn cịn ngun giá trị, trở thành ngọn đuốc soi đường giúp chúng ta luận
chứng một cách xác đáng về diện mạo, tác hại, thực trạng chống chủ nghĩa cá nhân,
để từ đó đề ra những giải pháp cơ bản nhằm ngăn chặn và khắc phục sự gây hại của
căn bệnh này trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

1


Sau hơn 30 năm, công cuộc đổi mới ở nước ta đã và đang đạt được những thành

tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Tuy vậy, sự nghiệp hơn 30 năm đổi mới cũng cho
thấy mặt đối lập của đạo đức cách mạng - chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán
bộ, đảng viên đang diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhiều
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên có chức, có quyền do thiếu sự tu dưỡng
rèn luyện đạo đức cách mạng đã sa vào chủ nghĩa cá nhân, để cho chủ nghĩa cá
nhân chi phối. Vì sa vào chủ nghĩa cá nhân, họ sẵn sàng “giày xéo” lên lợi ích của
cộng đồng, làm ăn phi pháp kiếm lời bằng mọi giá, bất chấp đạo đức và luật pháp.
Chủ nghĩa cá nhân hiện nay đang ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi, nghiêm
trọng về tính chất và mức độ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, gây thiệt hại lớn đến
tiền bạc tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Lợi ích của cộng đồng, của quốc gia
đang bị chà đạp, xem nhẹ. Về điều này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa
XII (10/2016) vừa qua của Đảng cũng nhấn mạnh: “Tình trạng suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
chưa được đẩy lùi, có mặt, có bộ phận cịn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn cịn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức
vụ trong bộ máy nhà nước” [41, tr. 184]. Những suy thối đó có ảnh hưởng lớn đến
sức chiến đấu, vai trị lãnh đạo của Đảng, nếu khơng được đẩy lùi sẽ là thách thức
đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
Thực tế này đang đặt ra vấn đề về nhân cách đạo đức của người cán bộ, đảng
viên, đặc biệt là những người có chức, có quyền, thậm chí có quyền cao chức trọng
trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của họ có ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín của Đảng, đến lịng tin của nhân dân với
Đảng, với chế độ. Vì vậy, hơn lúc nào hết, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong
cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay càng trở nên cấp bách. Cuộc đấu tranh đó đòi
hỏi phải được nhận thức và thực thi trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tế. Do
đó, trước yêu cầu của tình hình mới hiện nay, mặc dù đã có một số cơng trình
nghiên cứu có liên quan, nhưng việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về chống chủ nghĩa cá nhân, nhằm góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh này là
một yêu cầu quan trọng và cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn
đề tài “Chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay


2


theo tư tưởng Hồ Chí Minh” để làm luận án Tiến sỹ Chính trị học, chuyên ngành
Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là làm r nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ
nghĩa cá nhân, thực trạng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ,
đảng viên, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản góp phần
nâng cao hiệu quả chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm r những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá
nhân và chống chủ nghĩa cá nhân.
- Làm rõ hình thức biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ,
đảng viên ở nước ta hiện nay.
- Phân tích thực trạng chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước
ta hiện nay; đồng thời, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả chống chủ
nghĩa cá nhân trong cán bộ đảng, viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân trong
cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân, từ đó
vận dụng vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở
nước ta từ năm 2011 đến nay.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
uận án dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - ênin, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về chống chủ nghĩa cá nhân và phương pháp luận
chính trị học.

3


4.2. Phương pháp nghiên cứu
uận án vận dụng các phương pháp như: Phương pháp logic, phương pháp
lịch sử và kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, cấu trúc, so sánh,
v.v.. Các phương pháp được sử dụng phù hợp yêu cầu của từng nội dung cụ thể của
luận án.
Trong luận án, phương pháp logic và các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ
thống, cấu trúc,.v.v.., được vận dụng để làm sáng tỏ nội hàm các khái niệm cơ bản
của đề tài; nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và chống
chủ nghĩa cá nhân. Đồng thời làm rõ bản chất, đặc điểm, hình thức biểu hiện và tác
hại của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên; phân tích luận giải những
phương hướng và giải pháp chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ đảng, viên ở
nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp lịch sử và các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích văn
bản,.v.v.., được vận dụng để làm r quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân
và chống chủ nghĩa cá nhân theo tiến trình thời gian; làm rõ thực trạng chống chủ
nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta theo tiến trình thời gian từ năm
2011 đến nay.
Các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt hố, phân tích dự báo, v.v.,
được vận dụng nhằm làm rõ thực trạng chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng
viên ở nước ta hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.

5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những nội dung cơ bản trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân.
- Luận án làm r hơn hình thức biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân
trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn góp phần đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh.

4


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1.

nghĩa hoa học

ết quả nghiên cứu của luận án làm r những nội dung cơ bản trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân, qua đó góp phần
khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng và Nhà nước về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ,
đảng viên ở nước ta hiện nay.
. .

nghĩa th c ti n

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, từ đó
góp phần vào việc đề ra chủ trương, chính sách, biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân
trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. Những giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ

Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân mà luận án đề xuất có ý nghĩa thiết thực góp
phần vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên hiện nay.
Ngoài ra, luận án cịn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy
và nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh và xây dựng Đảng.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục cơng trình khoa học của tác giả
liên quan đến luận án và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án kết cấu thành 4
chương 9 tiết.

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và
chống chủ nghĩa cá nhân
Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức cách
mạng và chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng. Người coi đó là cuộc đấu tranh trực
tiếp liên quan tới vận mệnh của Đảng và quyết định đến thành công của sự nghiệp
cách mạng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng của Người về khái
niệm, nguồn gốc, bản chất, biểu hiện, tác hại của chủ nghĩa cá nhân đã được các nhà
chính trị, các nhà khoa học quan tâm sâu sắc. Trong số các tác phẩm đã công bố liên
quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân, có những cơng trình tiêu
biểu sau:
Cuốn “Chống chủ nghĩa cá nhân” của tác giả Nguyễn Chí Thanh [124], trên cơ
sở quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị, sức mạnh của vũ khí tư tưởng nhằm
phát huy ý chí và tinh thần cộng sản, tác giả đã chỉ rõ nguồn gốc, hoàn cảnh phát
sinh chủ nghĩa cá nhân trong Đảng, trong quân đội ta; đồng thời nêu nên những biểu

hiện, hình thái và sự phát triển của nó và đề ra phương hướng để khắc phục. Về
nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân, tác giả cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân không phải
là tư tưởng của một giai cấp nào thuần túy, mà là sản phẩm của chế độ tư hữu và
chủ yếu là của giai cấp bóc lột” [124, tr.9]; chủ nghĩa cá nhân có trong tất cả mỗi
con người, “khơng gặp dịp thì nó lắng xuống, có cơ hội thì nó lại lồng lên” [124,
tr.9]. Về biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân và sự phát triển của nó, tác giả chỉ rõ:
“Chủ nghĩa cá nhân thể hiện ra từng nơi, từng lúc khác nhau và từng trình độ,
cương vị của từng người khác nhau nữa... Ở nông thôn biểu hiện ra ở chỗ tự tư tự
lợi trong vấn đề thuế khóa, diện tích, sản lượng... Cịn trong qn đội ta, thì có khi
nó biểu hiện bằng tham ơ, lãng phí, cơng thần, kiêu ngạo, địa vị, đòi hỏi hưởng
thụ,…” [124, tr.10]. Cũng theo tác giả, muốn nhận dạng được chủ nghĩa cá nhân
phải xuất phát từ: “Cách xem xét và giải quyết vấn đề quan hệ giữa cá nhân và tổ

6


chức, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cách mạng theo lập trường, quan điểm và tư
tưởng nào?” [124, tr.11]. Có thể thấy, đây là một luận điểm quan trọng về tư duy,
phương pháp luận của tác giả, bằng cách nhìn nhận, xem xét chủ nghĩa cá nhân trên
cơ sở giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và tập thể để thấy rõ bản chất và
sự biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Về tác hại của chủ nghĩa cá nhân, theo tác giả:
“Chủ nghĩa cá nhân dù lớn hay nhỏ tuy mức độ có khác nhau, nhưng đều là một thứ
vi trùng đục khoét tư tưởng của người cách mạng, gây ra một thứ tác hại cho cách
mạng và làm cho người đó ăn cũng khơng ngon, ngủ khơng n” [124, tr.57]. Do
đó, để chống lại chủ nghĩa cá nhân, làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác
giả nhấn mạnh, phải dùng thứ vũ khí hữu hiệu nhất là “phê bình và tự phê bình”.
Như vậy, trên cơ sở đưa ra những quan điểm sâu sắc về phương pháp nhận diện chủ
nghĩa cá nhân, về bản chất, về sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân và cách thức tiêu
diệt nó, cuốn sách chính là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu sinh tìm hiểu nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân.

Tác giả Phạm Huy Kỳ trong “Quan hệ cá nhân - xã hội trong tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo,
quản lý hiện nay” [63], bằng cách nhìn nhận, xem xét chủ nghĩa cá nhân trên cơ sở
nghiên cứu về quan niệm đạo đức của người cán bộ, đảng viên trong việc giải quyết
mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội, giữa lợi ích riêng - lợi ích chung, tác giả cũng
cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm tất yếu của chế độ chiếm hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất” [63, tr.71]. “ à sản phẩm của chế độ cũ - chế độ bóc lột, cho nên
trong chế độ mới - xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cá nhân tồn tại với tư cách là tàn dư
của quá khứ. Nhưng nếu chế độ mới chưa có một cơ sở kinh tế - xã hội mang đặc
trưng riêng, vững chắc và hồn thiện, vẫn cịn sử dụng những hình thức phát triển
kinh tế của chế độ cũ, nghĩa là cơ sở kinh tế của chủ nghĩa cá nhân vẫn cịn tồn tại,
thì đương nhiên chủ nghĩa cá nhân khơng chỉ tồn tại với tư cách là tàn dư nữa mà nó
vẫn tiếp tục nảy sinh và phát triển” [63, tr.76]. Tác giả nhấn mạnh, “đặc trưng nổi
bật của chủ nghĩa cá nhân là tính ích kỷ, hẹp hịi, thiển cận, chỉ chăm lo vun vén cá
nhân, thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của riêng mình mà khơng quan tâm đến lợi ích của
người khác, lợi ích của cộng đồng, xã hội. Đặc trưng ấy thể hiện tính chất vơ đạo

7


đức của chủ nghĩa cá nhân, nó đối lập hồn toàn với bản chất chế độ xã hội chủ
nghĩa” [63, tr.73]. Theo đó, tác giả cho rằng, hậu quả của những việc làm vô đạo
đức của những người cá nhân chủ nghĩa không đơn giản chỉ ảnh hưởng đến một vài
cá nhân mà còn tác động xấu đến một bộ phận lớn trong xã hội, thậm chí tồn xã
hội. Như vậy, bằng cách nhìn nhận, xem xét chủ nghĩa cá nhân trên cơ sở sự giải
quyết mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội, chủ nghĩa cá nhân qua những luận
giải của tác giả Phạm Huy Kỳ được hiểu là:
Thứ nhất, chủ nghĩa cá nhân luôn tuyệt đối hóa cái “tơi”, lấy bản thân mình
làm trung tâm, đối lập cá nhân với cộng đồng xã hội; con người cá nhân chủ nghĩa
vì thế ln sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, bất chấp cả đạo đức và luật pháp để thỏa

mãn những nhu cầu, lợi ích của mình.
Thứ hai, chủ nghĩa cá nhân coi lợi ích cá nhân là mục đích cơ bản của hoạt
động và là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá, xem xét mọi hiện tượng xung quanh; do
đó, động cơ và mục đích của người cá nhân chủ nghĩa trong hoạt động của mình
bao giờ cũng tuân theo nguyên tắc có lợi cho bản thân.
Thứ ba, trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, chủ nghĩa cá nhân dẫn dắt
con người đến chỗ nhận thức phiến diện, một chiều, cá nhân chỉ địi hỏi quyền lợi từ
phía xã hội mà khơng ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với xã hội.
Tiếp cận từ góc độ văn hóa, tác giả Phạm Ngọc Anh trong “Quan điểm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân - Nhìn từ góc độ văn hóa” [62], đã nêu nên những nét khái quát về biểu hiện
của chủ nghĩa cá nhân, như: “Chủ nghĩa cá nhân làm tha hóa các quan hệ cơ bản
nhất của một con người: Với mình, với người, với việc, được thể hiện ra thành các
hình thức rất đặc thù: Tham ơ, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham dạnh trục lợi, thích địa
vị, quyền hành, độc đốn, chun quyền, coi khinh nhân dân, xa rời thực tế…” [62,
tr.288]. Theo đó, tác giả cho rằng, xét về bản chất, chủ nghĩa cá nhân làm tha hóa
các quan hệ cơ bản nhất của một con người, làm hủy hoại các quan hệ mang tính
nhân bản vốn là một biểu hiện đặc trưng nội tại của bất kỳ nền văn hóa chân chính
nào. Hậu quả của chủ nghĩa cá nhân “là làm thay đổi, đảo lộn các giá trị xã hội, các
giá trị làm người, biến dạng thang bậc giá trị mà cách mạng dày công vun trồng,
nuôi dưỡng” [62, tr.288].

8


Với cách tiếp cận này, chủ nghĩa cá nhân được xem xét, nhìn nhận trong ba
mối quan hệ chủ yếu của mỗi người - đối với mình, đối với người và đối với việc.
Cụ thể:
Đối với mình: Người cá nhân chủ nghĩa coi mình là trung tâm của thế giới, đối
lập “cái tơi” riêng biệt, tự thân với tồn bộ thế giới cịn lại, đề cao “cái tơi” lên đến

tận cùng giới hạn, ngồi “cái tơi” ra, khơng có gì là giá trị.
Đối với người: Tỏ thái độ quan liêu, hống hách với quần chúng, vi phạm
nghiêm trọng quyền làm chủ của nhân dân, lên mặt “quan cách mạng”.
Đối với việc: Con người cá nhân chủ nghĩa không chịu được kỷ luật, ln thể
hiện tính tự do vơ tổ chức, khơng có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, việc gì
khó thì đùn cho người khác, gặp việc nguy hiểm thì tìm cách trốn tránh.
Mặc dù mới chỉ đề cập một cách khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa cá nhân, nhưng với việc xem xét chủ nghĩa cá nhân trong các mối quan
hệ cơ bản của con người, tác giả đã làm toát lên bản chất, đặc trưng chủ yếu và hậu
quả nghiêm trọng của căn bệnh nguy hiểm này.
Trong Luận án Tiến sĩ về “Ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ
cán bộ ở các doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - thực trạng và
giải pháp ngăn chặn, khắc phục” [133], tiếp cận từ góc độ triết học - chính trị, tác
giả Vũ Cơng Tồn đã nghiên cứu tương đối kỹ các mặt căn bản làm thành diện mạo
của chủ nghĩa cá nhân, đó là: hái niệm, cấu trúc, đặc điểm và tác hại của chủ nghĩa
cá nhân đối với đội ngũ cán bộ ở các doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay. Tác giả chỉ rõ, chủ nghĩa cá nhân là tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, tách rời,
coi thường và đối lập với lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng và xã hội. Chủ
nghĩa cá nhân, theo tác giả được cấu trúc bởi hai bộ phận: một là, về tâm lý, ý thức
(bao gồm ở cấp độ bậc thấp - về tâm lý và ở cấp độ bậc cao - về ý thức); hai là, về
hành vi (thể hiện trong sinh hoạt và trong chính trị). Trong Luận án, tác giả Vũ
Cơng Tồn cịn cho rằng, chủ nghĩa cá nhân là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử
nên nó có những đặc điểm chung và đặc điểm riêng tương ứng với mỗi loại hình xã
hội cụ thể. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh đến những ảnh hưởng nghiêm trọng của chủ
nghĩa cá nhân đối với toàn xã hội, trong đó có đội ngũ cán bộ ở các doanh nghiệp

9


Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Theo đó, do ảnh hưởng của chủ nghĩa cá

nhân, một bộ phận không nhỏ cán bộ doanh nghiệp Quân đội bị cuốn theo những
tính tốn cá nhân vị kỷ, sa sút về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thậm chí một số cán
bộ có biểu hiện phai nhạt niềm tin, đánh mất dần phương hướng, bản lĩnh chính trị
trong q trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Vì thế, để ngăn chặn, đẩy
lùi những ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, tác giả đã đưa ra một hệ thống
giải pháp khả thi nhằm góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển những phẩm chất
cách mạng cao đẹp của đội ngũ cán bộ ở các doanh nghiệp quân đội Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay. Như vậy, trong luận án này, vấn đề chủ nghĩa cá nhân và những
ảnh hưởng của nó đã được tác giả Vũ Cơng Toàn đề cập khá hệ thống và toàn diện.
Tuy nhiên, Luận án này khơng phải là một cơng trình chun bàn đến tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân, do vậy nội dung này chỉ được đề cập với tính cách
là một bộ phận cấu thành của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và mới
chỉ tập trung phân tích một số biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa cá nhân trong tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Cuốn “Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, cơng chức theo tư
tưởng Hồ Chí Minh” [117] do tác giả Thang Văn Phúc làm chủ biên. Cuốn sách này
là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về phẩm chất, tư cách đạo đức
của người cán bộ, cơng chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo đó, cuốn sách đã chỉ
ra những nguy cơ suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống đối với đội ngũ này
nếu họ không thường xuyên rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết
quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Đồng thời, cuốn sách cũng đưa ra những biện pháp cụ
thể dựa trên sự vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức đáp ứng nhiệm vụ cải cách hành chính hiện nay, góp phần xây
dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Đáng chú ý hơn trong cuốn sách này là bài viết của tác giả Trần Xuân Sầm về
“Phòng ngừa và chữa trị các bệnh nguy hiểm với người cán bộ, đảng viên” có giá trị
gợi ý quan trọng đối với luận án. Bài viết của tác giả đề cập đến một vấn đề “tuy
không xa lạ về ngôn từ nhưng lại rất dễ bị nhiễm phải ở mỗi con người… đó là những
căn bệnh nguy hiểm rất có thể mắc phải ở mỗi cán bộ, đảng viên” [117, tr.30]. Từ đó,


10


tác giả đã nêu ra 8 căn bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân theo quan điểm Hồ Chí
Minh, như: bệnh tham lam; bệnh lười biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh; bệnh
thiếu kỷ luật; bệnh óc hẹp hịi; bệnh óc địa phương. Nhưng điểm đặc sắc là ở chỗ,
tác giả đã có những luận giải khá thuyết phục về những đặc trưng, tính chất của
những căn bệnh này, đồng thời, chỉ ra nguyên nhân và tác hại nghiêm trọng của nó
đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Tác giả còn
nhấn mạnh: “Có thể khẳng định rằng, nếu là những đồng tiền bằng lao động chính
đáng, do mồ hơi nước mắt làm ra thì khơng ai có thể ăn tiêu xa xỉ như vậy. Tiếc
thay đây là “của chùa”, “của chung”. Những vụ việc này hầu như rơi vào những
người cán bộ, đảng viên giữ chức trách trong bộ máy, cả những người nhân danh
bảo vệ pháp luật” [117, tr.32]. Vì thế, theo tác giả, để chữa trị được căn bệnh trên,
trước hết phải tăng cường công tác sinh hoạt, rèn luyện trong tổ chức. Lấy chất
lượng, hiệu quả công việc là thước đo giá trị của mỗi con người. Đồng thời, phải
nâng cao trình độ dân trí để mọi người hiểu được rằng, giá trị cao hay thấp ở mỗi
con người hồn thồn khơng phải ở chức vụ cao hay thấp mà là ở chất lượng hồn
thành cơng việc của người đó được đánh giá cao hay thấp.
Như vậy, qua các cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
cá nhân nêu trên, ở những góc độ và mức độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đạt
được một số kết quả nhất định khi đi vào nghiên cứu về khái niệm, biểu hiện, nguồn
gốc và tác hại của chủ nghĩa cá nhân đối với xã hội, trong đó có đội ngũ cán bộ, đảng
viên. Tuy nhiên, do mới chỉ dừng lại ở các khía cạnh cụ thể nhất định nên những
nghiên cứu này vẫn chưa phản ánh được một cách hệ thống, toàn diện nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân.
Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân
Trong thời gian qua, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá
nhân đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Trong đó, có thể kể đến
những cơng trình tiêu biểu như:

Cuốn “Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng
quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ
tịch, Viện Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cùng phối hợp xuất

11


bản) [62]. Cuốn sách là tập hợp của 45 bài viết nghiên cứu vấn đề nâng cao đạo đức
cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân theo tinh thần tác phẩm “Nâng cao đạo đức
cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên cơ sở
những quan điểm cụ thể về chống chủ nghĩa cá nhân đã được Hồ Chí Minh đề cập
khá sâu sắc trong tác phẩm này, các tác giả đều đi đến nhận định, chống chủ nghĩa
cá nhân là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu dài và gian khổ bằng nhiều hình
thức phong phú gắn với những điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội cụ
thể. Vì vậy, chống chủ nghĩa cá nhân là một nhiệm vụ vơ cùng cần thiết, góp phần
làm cho Đảng ta thật sự “là đạo đức, là văn minh”. Cũng theo các tác giả, để giữ
vững vai trò lãnh đạo và uy tín của Đảng trước quần chúng nhân dân, hơn lúc nào
hết cần thực hiện những giải pháp cơ bản và thiết thực của Hồ Chí Minh về chống
chủ nghĩa cá nhân. Cụ thể, về phía Đảng, cần tăng cường giáo dục trong toàn Đảng
về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng về nhiệm vụ và
đạo đức của người đảng viên; thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh
trong Đảng; chế độ sinh hoạt và kỷ luật đảng phải nghiêm minh. Về phía cán bộ,
đảng viên, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của
nhân dân lên trên hết, trước hết; phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật
sự tôn trọng quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của
nhân dân. Từ đó, các tác giả đều thống nhất khi cho rằng, đối với mỗi cán bộ, đảng
viên, thực hiện các giải pháp chống chủ nghĩa cá nhân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
đưa ra cũng chính là cách thức hoàn thiện nhân cách làm người, vươn tới các giá trị
phổ biến Chân, Thiện, Mỹ, từng bước hình thành một xã hội theo lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa: Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả

mọi người. Đến lúc đó, mọi người sẽ sống có đạo đức, khơng cịn những biểu hiện
của chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, đúng như tên gọi, cơng trình này nghiêng nhiều
về việc tìm hiểu những giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm Nâng cao đạo đức
cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó, hầu hết
các bài viết của các nhà khoa học trong cuốn sách này mới chỉ xem xét nội dung
quan điểm Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân
ở một khía cạnh cụ thể, có liên quan đến tác phẩm của Hồ Chí Minh. Vì vậy, quan
điểm của Người về vấn đề trên cũng chưa mang tính tồn diện và hệ thống.

12


Cơng trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và đấu tranh chống
chủ nghĩa cá nhân” của tác giả Trương Minh Dục [23]. Trong cơng trình, tác giả đề
cập một cách khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn gốc, tác hại của
chủ nghĩa cá nhân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Theo đó,
tác giả đã nêu nên những giải pháp cụ thể về chống chủ nghĩa cá nhân của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, đó là: Chủ nghĩa tập thể là nguyên tắc đạo đức mới cao đẹp đối lập
với chủ nghĩa cá nhân; Đảng cần kêu gọi cán bộ, đảng viên và nhân dân ra sức tăng
gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu; thực hiện tự phê bình
và phê bình một cách nghiêm túc để tăng cường sự đoàn kết và thống nhất trong
Đảng, xây dựng tình đồng chí u thương lẫn nhau. Khơng những vậy, tác giả cịn
nhấn mạnh: “Đó là những giải pháp quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển. Vừa nâng cao được tư tưởng, đạo đức đồng thời làm cho Đảng ta giữ gìn sự
trong sạch, vững mạnh và có uy tín với quần chúng nhân dân” [23, tr.32]. Hơn lúc
nào hết, chống chủ nghĩa cá nhân trở thành một cuộc đấu tranh không khoan
nhượng vì nó ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng, của dân tộc và chế độ xã hội
chủ nghĩa.
Công trình“Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân trong
điều kiện Đảng cầm quyền” của tác giả Bùi Đình Phong [111]. Trong cơng trình

này, tác giả đề cập đến hai nội dung lớn theo quan điểm Hồ Chí Minh, đó là: thứ
nhất, Đảng cầm quyền phải chú ý hàng đầu đến đạo đức cách mạng; thứ hai, nâng
cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Cụ thể, tác giả đã đưa ra những
luận giải sâu sắc về sự giống và khác nhau giữa khi Đảng ta trở thành đảng cầm
quyền và khi chưa cầm quyền. Theo tác giả, điểm giống là Đảng đều giữ vai trò
lãnh đạo để đạt được mục tiêu cách mạng là độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa
xã hội; điểm khác là khi Đảng cầm quyền thì cán bộ, đảng viên có quyền lực. Từ
đó, tác giả đi đến nhấn mạnh, điều Chủ tịch Hồ Chí Minh bận tâm chính là hai mặt
của quyền lực. Nếu quyền lực được trao cho người có trí tuệ, đạo đức, bản lĩnh,
phẩm chất, năng lực thì quyền lực đó sẽ phát huy được tác dụng tích cực, phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp cách mạng. Ngược lại, quyền lực trao vào tay người thiếu
tâm, dưới tầm thì rất dễ bị tha hóa, biến chất; quyền lực sẽ biến thành sức mạnh

13


phục vụ cho mưu đồ cá nhân, lũng đoạn tổ chức, phá hoại Đảng. Vì vậy, tác giả
nhấn mạnh, theo Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá
nhân là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết. Để thực hiện nhiệm vụ này, tác giả đã đi
vào phân tích những giải pháp cụ thể của Hồ Chí Minh nhằm góp phần nâng cao
đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, như:
Để nâng cao đạo đức cách mạng, Đảng phải nâng cao ý thức phục vụ nhân dân
ngang quyền lực chính trị của Đảng; cán bộ, đảng viên cần nâng cao ý thức và thực
hành cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, khơng tham lam tiền của, đặc biệt
không tham địa vị, quyền hành; mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của Tổ quốc,
của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích cá nhân; đồng thời, phải nêu cao ý thức phục
vụ nhân dân. Để chống suy thoái về đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, trước hết,
phải tăng cường công tác giáo dục, công tác tư tưởng về chống tham nhũng, tham
quyền; kết hợp giáo dục đạo đức với thực hành pháp luật, mà quan trọng là tính
khoa học và minh bạch của bộ máy tổ chức Đảng và hệ thống chính trị.

Cơng trình “Thực hành chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng và bộ máy Nhà
nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Ngọc Anh [1] đã phân tích một
cách cụ thể quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải chống chủ
nghĩa cá nhân, về nội dung chống chủ nghĩa cá nhân và những biện pháp cụ thể để
chống lại căn bệnh nguy hiểm này. Theo tác giả, do tính chất đặc biệt nguy hại của
chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập nhiều biện pháp kiên quyết
phòng, chống “thứ cỏ dại” này. Từ tác phẩm “Đường Kách mệnh” năm 1927, đến
tác phẩm cuối cùng “Di chúc”, Người đã có khoảng gần 200 bài nói, viết về cơng
tác xây dựng Đảng, về rèn luyện, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên. Tác giả cũng làm r hơn khi chỉ ra rằng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chống
lại chủ nghĩa cá nhân, biện pháp thiết yếu đầu tiên là mỗi cán bộ, đảng viên phải
luôn học tập để nâng cao và thấm nhuần đạo đức cách mạng, không ngừng nâng cao
trình độ chun mơn, trình độ lý luận để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra. Thứ
hai là, cần khơng ngừng nâng cao dân trí, thực hiện và phát huy quyền dân chủ thực
sự và rộng rãi, tăng cường mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng
nhân dân. Thứ ba là, phát huy và thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, thực hiện

14


nghiêm túc chế độ sinh hoạt Đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, thường xuyên đấu tranh
tự phê bình và phê bình. Cuối cùng là, nâng cao chất lượng cơng tác quản lý, kiểm
tra, thanh tra, giám sát cán bộ, đảng viên của các cơ quan nhà nước, thực hiện kỷ
luật nghiêm minh của các tổ chức đảng. Đó là hệ thống những quan điểm, biện pháp
hữu hiệu để chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng.
Cơng trình “Chống chủ nghĩa cá nhân, chống nguy cơ suy thoái của Đảng
cầm quyền” của tác giả Lê Mậu Hãn [50]. Bằng cách tiếp cận logic và lịch sử, tác
giả đã đề cập một cách sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Minh về nguy cơ, tác hại, sự
cần thiết phải chống chủ nghĩa cá nhân và giải pháp chống chủ nghĩa cá nhân trong

đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Tác giả nhận định, theo Hồ Chí Minh, khi đã
sa vào chủ nghĩa cá nhân, sa vào những đặc quyền, đặc lợi thì những kẻ thối hố
biến chất sẽ khơng có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ; họ
sẽ lạc hậu và thoái bộ, rời xa quần chúng, rời xa thực tế, vì vậy, nhất định sẽ bị quần
chúng bỏ rơi và mất đi quyền lãnh đạo của mình. Vì thế, để tránh những sai lầm,
chống nguy cơ suy thoái của Đảng cầm quyền, và xây dựng Đảng trong sạch vững
mạnh, tác giả cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những nhận thức rất sâu sắc
khi yêu cầu “phải kiên quyết gột rửa sạch những vết tích, tàn dư của chế độ cũ, đó
là trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình trên cơ sở
có tình đồng chí thương u lẫn nhau” [50, tr.36]. Từ đó, tác giả nhấn mạnh, chỉ có
làm được như vậy, mỗi người cán bộ, đảng viên mới tự cải tạo mình, tự tiến bộ; để
họ thực sự là những người cộng sản gương mẫu, ln “vì lợi ích chung của Đảng,
của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của lồi người mà khơng ngần ngại hy
sinh tất cả lợi ích của cá nhân mình”. Mặc dù đã có những phân tích khá sâu sắc
quan điểm của Hồ Chí Minh về tác hại và sự cần thiết phải chống chủ nghĩa cá nhân
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, song khi bàn đến giải pháp để ngăn chặn căn bệnh
nguy hiểm này, tác giả mới chỉ đề cập đến một giải pháp cơ bản là đẩy mạnh tự phê
bình và phê bình trong Đảng. Do đó, nó cần được tiếp tục nghiên cứu và bổ sung để
có một cách nhìn tồn diện và hệ thống khi chúng ta nghiên cứu về nội dung này.

15


Ngồi những cơng trình của các tác giả trong nước, nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về chống chủ nghĩa cá nhân, chống những biểu hiện suy thoái trong Đảng
cũng được nhiều tác giả nước ngoài quan tâm, nghiên cứu, như:
Trong cuốn “Người Nga nói về Hồ Chí Minh”, với bài viết có nhan đề “Về
người con vĩ đại của Việt Nam”, tác giả người Nga Épghênhi Côbêlép đã nhận định:
“Hồ Chí Minh là con người dân chủ đến “tận xương tủy”, Người luôn chống những
biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, trong đó có “lề lối lãnh đạo quan liêu - mệnh lệnh”

[102, tr.97]. Để làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân, tác
giả nhấn mạnh: “Người hoàn toàn xa lạ với sự cuồng tín tư tưởng, cái đã đem lại tổn
thất nghiêm trọng cho khơng chỉ một đảng. Sự hịa hợp dân tộc và những biện pháp
hịa bình có thể có, sự thỏa hiệp trên cơ sở tính đến các lợi ích khơng chỉ của đa số,
mà cịn cả của thiểu số - đó chính là lập trường chính trị ln song hành với bản tính
của Người” [102, tr.96]. Tuy nhiên, bài viết này chủ yếu nhằm ghi lại hồi ức của tác
giả trong những lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện tình cảm
u mến và kính trọng của tác giả về vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người
bạn gần gũi của nhân dân Liên Xơ, người đã đặt nền móng cho tình hữu nghị Nga Việt, vì vậy quan điểm của Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân mới chỉ được
tác giả đề cập một cách khái lược.
Dưới góc độ tiếp cận lịch sử - logic, trong cuốn sách “Đồng chí Hồ Chí Minh”,
tác giả Épghênhi Cơbêlép cũng đã có những ghi chép, đánh giá khá công phu về
những cống hiến của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam cũng
như phong trào cách mạng quốc tế. Trong cuốn sách này, tác giả đã khái quát những
quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ
nghĩa cá nhân trong Đảng. Tác giả khẳng định: “Người cương quyết yêu cầu những
đại diện mới của chính quyền phải đề phịng những thói hư tật xấu của bộ máy hành
chính cũ” [19, tr.135]. Để không sa vào chủ nghĩa cá nhân, “Người kêu gọi các
đảng viên phải thường xuyên tỉnh táo, thận trọng và kiên quyết; phải luôn luôn tự
chủ, đề xướng, mưu trí, giữ vững ngun tắc, vượt qua mọi khó khăn, đồng thời lúc
nào cũng phải khiêm tốn” [19, tr.197]. Cũng theo tác giả, đối với người cộng sản,
Chủ tịch Hồ Chí Minh địi hỏi rất cao. “Người cho rằng trong phẩm chất của mỗi

16


người cộng sản, cần phải hòa hợp được mấy đức tính: nhân đạo, cơng minh, dũng
cảm và trung thực” [19, tr.198]. Từ đó, tác giả nhận định, những quan điểm cụ thể
“về xây dựng Đảng, công tác giáo dục tư tưởng cho những người cộng sản... đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao vai trò lãnh đạo và chiến đấu của Đảng người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam” [19, tr.198]. Tuy

nhiên, do tập trung vào mục tiêu chính là viết một tiểu sử chính trị về lãnh tụ nhân
dân Việt Nam nên những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng một Đảng cách
mạng trong sạch, vững mạnh mới chỉ được tác giả đề cập một cách cụ thể, liên quan
đến những mốc lịch sử cụ thể trong hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuốn sách “Hồ Chí Minh - một cuộc đời” của tác giả người Mỹ William
J. Duiker [24] cũng là một cơng trình tiểu sử chính trị nổi bật trong những nghiên
cứu nước ngồi về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với độ dày hơn 700 trang, tác giả
William J Duiker đã dành gần 30 năm để thu thập tài liệu nghiên cứu về nội dung
này. Qua những số liệu và minh chứng cụ thể về cuộc đời hoạt động cách mạng của
Hồ Chí Minh, tác giả cho rằng, là thành viên của phong trào cộng sản quốc tế, kiến
trúc sư của thắng lợi cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh hẳn nhiên là một trong
những nhân vật chính trị có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh đã có
một vị trí trong ngôi đền các danh nhân cách mạng, những người đấu tranh kiên
cường để đưa lại cho những người cùng khổ trên tồn thế giới tiếng nói trung thực
của họ. Tuy khơng trực tiếp bàn đến quan điểm của Hồ Chí Minh về chống chủ
nghĩa cá nhân, về chống lại những lợi ích cá nhân vị kỷ, nhưng qua những ghi chép
và đánh giá sâu sắc của tác giả, có thể thấy: Trong suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng sôi nổi, cả trong suy nghĩ đến hành động, Hồ Chí Minh đều nhằm mục đích vì
con người và sự nghiệp giải phóng con người; “con người” là điểm xuất phát và
cũng là mục tiêu vươn tới trong lời nói và việc làm của Hồ Chí Minh. Do đó, trong
cuộc đấu tranh nhằm giải phóng đất nước mình và các dân tộc thuộc địa khác thoát
khỏi chủ nghĩa đế quốc phương Tây, Người luôn khơi dậy trong mỗi người sự tự ý
thức loại bỏ cái thấp hèn để vươn tới cái cao đẹp, loại bỏ cái ác, để hướng tới cái
thiện nhằm mục tiêu vì con người. Đối với cách mạng Việt Nam, Người yêu cầu
mỗi cá nhân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên phải ln đặt lợi ích chung lên trên hết và

17


trước hết. Trong cuộc đấu tranh này, Hồ Chí Minh cũng ln “ca ngợi Đảng đóng

vai trị hàng đầu trong cuộc cách mạng Việt Nam nhưng cũng kêu gọi phát động
chiến dịch phê và tự phê bình, chỉnh đốn Đảng nhằm dân chủ hoá tổ chức, nâng cao
đạo đức cho cán bộ Đảng sau khi chiến tranh kết thúc”.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã đề cập đến
vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh dưới những góc độ cụ
thể và đã đạt được những thành công nhất định khi chỉ ra quan điểm của Người về
sự cần thiết phải chống chủ nghĩa cá nhân và các biện pháp cụ thể để chống chủ
nghĩa cá nhân. Đó chính là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả luận án tiếp tục đi sâu
nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên, những cơng trình đó vẫn chưa nghiên cứu sâu và
hệ thống toàn bộ tư tưởng của Người về chống chủ nghĩa cá nhân. Do đó, chúng
đều chưa phản ánh một cách toàn diện, đầy đủ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh
về chống chủ nghĩa cá nhân.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu s

vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc

chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay
Khi nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc chống chủ nghĩa
cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay, tùy vào góc độ tiếp cận, các tác
giả có thể nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ khái quát hoặc có thể chỉ nghiên cứu
tập trung vào một nội dung cụ thể có liên quan đến chủ nghĩa cá nhân, như: tác hại,
đặc điểm, hay biểu hiện v.v.. của căn bệnh đó trong tình hình hiện nay. Từ đó, nhiều
tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu thực trạng của vấn đề mà mình nghiên cứu và đưa ra
được một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng ấy, tiêu biểu như:
Trong bài viết “Hãy học ở Hồ Chí Minh những phẩm chất đã thể hiện trong
suốt cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài của Người”, từ việc khẳng định chính những
phẩm chất cá nhân hiếm có đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc,
chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành những tư tưởng
đặc sắc của Người, tác giả người Úc Alan Axbon (Allan Asbolt) cho rằng, để ứng
phó với những thay đổi và sự phức tạp của thời đại ngày nay, chúng ta cần quay trở

lại học tập những phẩm chất cá nhân đáng quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi,
“Người khơng bao giờ có tham vọng cá nhân, phù phiếm; Người khơng cố công để

18


trở thành một nhân vật xuất chúng, theo ngôn ngữ của các xã hội tư bản” [137,
tr.177]. Cũng theo tác giả, để chống lại những biểu hiện tiêu cực diễn ra trong đời
sống xã hội, để “đối phó một cách hợp lý và mạnh mẽ với những vấn đề mà chủ
nghĩa xã hội đang gặp phải, chúng ta phải học ở Hồ Chí Minh bằng cách phát triển
những phẩm chất đã thể hiện trong suốt cuộc đời đấu tranh lâu dài của Người: kiên
nhẫn và vững vàng theo đuổi mục đích và bình tĩnh trong những lúc khó khăn; linh
hoạt về tư duy và chính trị khi xây dựng khối đoàn kết xã hội chủ nghĩa; khiêm tốn
và gần gũi với nhân dân” [137, tr.183]. Điều này có nghĩa, đối với mỗi cá nhân con
người, để rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt, nhất thiết phải quay trở lại học
tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong cuốn “Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch” với bài viết có
nhan đề “Hồ Chí Minh, ngơi sao trên bầu trời cách mạng”, tác giả R.Arixmenđi
người Urugoay đã có một cách nhìn khá sâu sắc và tồn diện về những cống hiến
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam và phong trào
cộng sản quốc tế. Theo tác giả, với phong trào cộng sản quốc tế, Hồ Chí Minh là
một trong những hình ảnh thân yêu nhất, là tượng trưng cho khối đoàn kết của chủ
nghĩa xã hội và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước trên tồn thế giới.
Đối với dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh là tượng trưng cho cuộc đấu tranh của
nhân dân Việt Nam, tượng trưng cho những đức tính tốt đẹp nhất của con người và
phẩm chất của nhân dân Việt Nam. Riêng với Đảng Cộng sản Việt Nam mà Người
sáng lập, tác giả cho rằng, Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh đến vai trò quyết định của
Đảng đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Nhưng để Đảng luôn trong sạch,
vững mạnh và ln giữ vững được vai trị lãnh đạo của mình, tác giả nhấn mạnh:
theo Hồ Chí Minh, Đảng đó phải dựa hẳn vào quần chúng, bởi “khơng có quần

chúng thì một nhóm nhỏ táo bạo khơng thể nào làm cách mạng được” [2, tr.637] và
“cách mạng là sự nghiệp chung của quần chúng, nó phải được một chiến lược và
chiến thuật thích ứng lãnh đạo, phải thấm nhuần tư tưởng Mácxít- Lêninlít của
Đảng, của giai cấp cơng nhân” [2, tr.637] mà Người đã xây dựng và rèn luyện.
Trong cuốn “Hồ Chí Minh: Người đồng chí của chúng tơi”, nhà sử học người
Pháp Sáclơ Phuốcniô (Charles Fourniau) cũng cho rằng, Hồ Chí Minh đã xây dựng

19


những nguyên tắc dân chủ, đoàn kết trong Đảng để “xây dựng tác phong của đảng
viên, xây dựng thái độ của Đảng đối với nhân dân” [119, tr.26]. Theo tác giả, đây là
một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết khi Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền.
Trong cơng trình “Hồ Chí Minh, một nhà tư tưởng” [121, tr.82] giáo sư Nhật
Bản Singô Sibata đã mạnh mẽ bác bỏ những quan điểm, luận điểm cho rằng Hồ Chí
Minh chỉ là một nhà cách mạng thực tiễn, một người thực dụng lấy chủ nghĩa cộng
sản làm phương tiện để “nắm quyền cai trị độc tài”. Ông chứng minh rằng, Hồ Chí
Minh là nhà lý luận tài giỏi trên mọi lĩnh vực chính trị, qn sự, kinh tế, văn hóa, tư
tưởng,.v.v.. Lý luận của Người được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin,
song là sự phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Tác giả Nhật
Bản đã khẳng định rằng “Những cống hiến của Hồ Chí Minh đã thực sự mở ra một
giai đoạn mới trong những lý luận về dân tộc và thuộc địa”. Điều này khơng chỉ có
ý nghĩa đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc trong q khứ,
mà vẫn cịn ngun giá trị trong cơng cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Từ đó,
Singơ Sibata, rút ra kết luận: có rất ít người mácxít như Hồ Chí Minh sinh ra ở một
nước thuộc địa và bản thân trải qua cuộc sống ở Tổ quốc và nhiều nước khác những nước tư bản đế quốc, thuộc địa và phụ thuộc, đất nước Xơviết. Vì vậy sự am
hiểu của Người về chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa xã hội, v.v.. rất
sâu sắc và Người thực sự đã đóng góp cho cách mạng thế giới.
Cơng trình “Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn” của các tác giả Nguyễn Khánh Bật (chủ biên), Hoàng

Trang, Trần Minh Trưởng [13]. Đúng như tên gọi, cơng trình này đề cập đến vấn đề
nâng cao đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân theo quan điểm Hồ Chí
Minh - hai vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự sinh tử, tồn vong của Đảng và sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta. Cơng trình cho thấy, sau gần 30 năm đổi mới, thực hiện
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Bên cạnh những
thành tựu rất đáng tự hào, trong những năm đổi mới đã xuất hiện một thực tế là sự
suy thoái về đạo đức, lối sống và chủ nghĩa cá nhân,.v.v.. phát triển trong một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, kể cả một số cán bộ cấp

20


×