Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

(Luận án tiến sĩ) đảng bộ tỉnh bình dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

BÙI THANH XUÂN

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƢƠNG
LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN ÁN TIẾN SI LỊCH SỬ

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

BÙI THANH XUÂN

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƢƠNG
LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên nghành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 03 15

LUẬN ÁN TIẾN SI LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đoàn Ngọc Hải


Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học nghiên cứu của riêng tơi.
Cơng trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận án này là trung thực, đảm bảo
tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà nội, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận án

Bùi Thanh Xuân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .........................................................................................................7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ....................................7
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về phát triển nơng nghiệp, nơng
thơn và chuyển dịch cơ cấu kinh tề nông nghiệp trong phạm vi cả nước .......7
1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở các vùng miền, địa phương .............................................................16
1.1.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thơn ở tỉnh Bình Dương ......................................21
1.2. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình liên quan đến đề tài luận án
và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu ...........................................24
1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình liên quan đến đề tài, luận án
có thể kế thừa và phát triển ..............................................................................24
1.2.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu ....................................25

Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................25
Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
BÌNH DƢƠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000 ...........................................................26
2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng .....................................................26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .....................................................26
2.1.2. Thực trạng nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nơng nghiệp ở Bình
Dương khi tái lập tỉnh năm 1997 ...................................................................35
2.1.3. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của Đảng từ năm 1997 đến năm 2000 ......................................38
2.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
của Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng từ năm 1997 đến năm 2000 ............................47


2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương .........................................47
2.2.2. Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2000.......................................................53
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................73
Chƣơng 3. ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƢƠNG LÃNH ĐẠO CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM
2010 ...........................................................................................................................75
3.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của Đảng ........................................................................................75
3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử mới .........................................................................75
3.1.2. Chủ trương của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .....79
3.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
của Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng từ năm 2001 đến năm 2010 ............................84
3.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp .......................................................................................84

3.2.2. chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của Đảng bộ tỉnh
Bình Dương ...................................................................................................92
3.2.2.2. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu vùng ...................................................105
Tiểu kết chƣơng 3..............................................................................................112
Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ....................................................114
4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 ...............................114
4.1.1. Ưu điểm, nguyên nhân.......................................................................114
4.1.2. Hạn chế, nguyên nhân .......................................................................128
4.2. Một số kinh nghiệm ...................................................................................137
4.2.1. Thường xuyên quán triệt vận dụng đường lối của Đảng vào thực
tiễn địa phương, đề ra chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp tỉnh Bình Dương phù hợp ................................................................137


4.2.2. Phát huy sức mạnh tổng hợp của địa phương, tranh thủ tối đa
nguồn lực bên ngoài để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp có hiệu
quả ................................................................................................................139
4.2.3. Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho
nông nghiệp, nông thôn ...............................................................................141
4.2.4. Luôn luôn chú trọng nghiên cứu và ứng ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa
phương .........................................................................................................143
4.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý điều hành
của chính quyền các cấp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ....144
Tiểu kết chƣơng 4..............................................................................................146
KẾT LUẬN ............................................................................................................148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................151
PHỤ LỤC ...............................................................................................................178



DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH : Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
CCKT

: Cơ cấu kinh tế

GTSX

: Giá trị sản xuất

HTX

: Hợp tác xã

KH-CN

: Khoa học và Công nghệ

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KT-XH


: Kinh tế - Xã hội

KTTT

: Kinh tế tập thể

KTTN

: Kinh tế tư nhân

Nxb

: Nhà xuất bản

THT

: Tổ hợp tác

UBND

: Uỷ ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia ln địi hỏi phải có một CCKT hợp lý,

trong đó cần xác định rõ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các ngành, các vùng
kinh tế, lãnh thổ và các thành phần kinh tế, các yếu tố bộ phận, lĩnh vực trong nền kinh
tế quốc dân. Xây dựng CCKT hợp lý là một trong những nội dung cơ bản của CNH,
HĐH. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh nơng nghiệp ln đóng vai trò to lớn đối với
sự ổn định và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia dân tộc. Bởi nông nghiệp tạo ra lương
thực, thực phẩm cần thiết đủ để ni sống cho dân tộc mình và tạo ra nền tảng để các
ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển.
Nông ngiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành trồng trọt và chăn nuôi (2
ngành này cùng với dịch vụ sản xuất nông nghiệp hợp thành nông nghiệp theo
nghĩa hẹp), lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đây là ngành sản xuất vật chất cơ bản, cung
cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của
ngành công nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích lũy ban đầu cho sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Chuyển dịch CCKT nơng nghiệp là q trình tất yếu để chyển một nền nông
nghiệp lạc hậu thành một nền nông nghiệp hiện đại. Trong thời đại ngày nay,
chuyển dịch CCKT nơng nghiệp, nơng thơn cịn là cách thức ứng xử khoa học và
tích cực với q trình CNH và đơ thị hóa đang diễn ra ngày một mạnh mẽ. Trên thế
giới, quá trình này đã diễn ra thành công ở nhiều nước và được khái quát thành
những kinh nghiệm, mơ hình hấp dẫn
Từ khi thành lập đến nay, Đảng luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề
nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân. Từ vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông
thôn và nông dân, Đảng coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và coi CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn là nhiệm và hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH với điểm xuất phát thấp, từ một
nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún và phân tán. Dó đó, chuyển dịch
CCKT nơng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống nông dân là một

1



nhiệm vụ chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân cả
trước mắt cũng như lâu dài. Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển dịch CCKT nông
nghiệp một cách hợp lý và phù hợp với xu thế chung của thời đại cũng như điều kiện
cụ thể của từng vùng, từng địa phương. Theo đó, CCKT nông nghiệp Việt Nam tập
trung chuyển dịch theo cả ba hướng: chuyển dịch cơ cấu theo ngành, chuyển dịch cơ
cấu theo vùng, lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế.
Cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã
thu được những thành tựu to lớn. Trong những thành tựu đó, có sự đóng góp lớn
của mặt trận nơng nghiệp và góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân nói
chung và nơng dân nói riêng, tăng tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân, từng bước xây
dựng và hồn thiện quan hệ sản xuất mới trong nơng nghiệp. Chính những thắng lợi
trên mặt trận nơng nghiệp đã góp phần đưa nước Việt Nam ra khỏi khủng hoảng
KT-XH, giữ vững ổn định chính trị, góp phần tạo ra bộ mặt nông thôn mới, tạo tiền
đề và cơ sở bước đầu cho cơng cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Bình Dương, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước.
Diện tích tự nhiên 2.718,5 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích tự nhiên của cả nước
và khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ, dân số 679.044 người (1997). Là một
vùng đất rất đa dạng, phong phú về chủng loại và rất màu mỡ, là tỉnh có những điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt phát triển nền nơng nghiệp
hàng hóa hóa quy mơ lớn với các loại cây cơng nghiệp dài ngày, có lợi ích kinh tế
cao như cao su, hồ tiêu, điều...
Nhận thức được điều đó, từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2010 trong
lãnh đạo chuyển dịch CCKT nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Bình Dương quán triệt, vận
dụng đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương, đề ra chủ trương chuyển dịch
CCKT nông nghiệp phù hợp. Đồng thời từng bước khắc phục khó khăn, phát huy
lợi thế, khơi dậy mọi tiềm năng, phát triển KT-XH, thực hiện chuyển dịch CCKT
nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, đưa kinh tế tỉnh Bình Dương phát triển mạnh
mẽ, góp phần hồn thiện mục tiêu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh là sớm đưa Bình

Dương trở thành đơ thị hiện đại, văn minh, giàu đẹp như Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX (2011 - 2015) đề ra.

2


Thực tiễn chuyển dịch CCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, bên
cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế nơng nghiệp Bình Dương đang đứng trước
những thách thức to lớn, có nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nơng dân đang
nổi lên gay gắt, địi hỏi phải có chuyển biến mạnh mẽ về chất để nâng cao năng
suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa nơng sản, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người dân.... Mặt khác, về mặt lý luận cũng còn nhiều vấn đề
cần được làm rõ, nhất là về nội dung, mơ hình, bước đi, tổ chức thực hiện chuyển
dịch CCKT nông nghiệp.
Thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm thành cơng…
khơng chỉ là vấn đề quan tâm riêng của tỉnh Bình Dương nói riêng mà nó cịn thực
sự hữu ích cho Đảng nói chung. Do đó, việc nghiên cứu, tổng kết sự lãnh đạo của
mỗi Đảng bộ địa phương trong quá trình vận dụng chủ trương chung của Đảng vào
điều kiện thực tiễn của địa phương về chuyển dịch CCKT nông nghiệp, khơng chỉ
góp phần làm rõ một sự vận động lịch sử đã và đang diễn ra trên mỗi địa bàn, đúc
rút những kinh nghiệm của mỗi địa phương, mà còn cung cấp thêm cơ sở khoa học
để giải quyết những vấn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối
với sự phát triển kinh tế của đất nước hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tơi chọn đề tài “Đảng bộ Tỉnh Bình Dương
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010”
làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về chuyển
dịch CCKT nơng nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010. Nêu lên nhận xét và rút ra một

số kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào hiện thực tốt hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Sưu tầm, xử lý và đánh giá tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan
đến luận án.
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương
về chuyển dịch CCKT nơng nghiệp.

3


- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo chuyển dịch CCKT nông
nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2010.
- Nhận xét ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm lịch sử từ quá trình
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo chuyển dịch CCKT nông nghiệp từ năm 1997
đến năm 2010 để vận dụng vào hiện thực.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình
Dương về chuyển dịch CCKT nơng nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 1997 đến năm 2010, qua hai giai đoạn:
Giai đoạn năm 1997 đến năm 2000. Năm 1997 là mốc thời gian tỉnh Bình Dương
được tái lập và Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI (1997 - 2000), năm
2000 là mốc kết thúc Đại hội VI. Giai đoạn: 2001 - 2010: Năm 2001 là năm tiến
hành Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, đồng thời là năm bắt đầu thực hiện đường
lối của Đảng Về đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp và nông
thôn thời kỳ 2001 - 2010, năm 2010 là năm kết thúc Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
VIII (2006 - 2010). Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu luận án nghiên cứu sinh
có sử dụng một số tài liệu có liên quan trước năm 1997 và sau năm 2010 để đảm

bảo tính hệ thống.
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Bình Dương về chuyển dịch CCKT nơng nghiệp theo nghĩa hẹp. Cụ thể, nghiên cứu
chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về chuyển dịch CCKT
ngành, CCKT thành phần và CCKT vùng. Đưa ra những nhận xét về ưu điểm, hạn
chế, đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh
đạo chuyển dịch CCKT nơng nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa vào các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế
và chuyển dịch CCKT, trong đó có CCKT nông nghiệp.

4


4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và logic, kết hợp hai
phương pháp đó với một số phương pháp khác như thống kê, phân tích, so
sánh.
- Phương pháp lịch sử trình bày các sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử
liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về chuyển dịch
CCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 thể hiện chủ yếu ở chương 2,
chương 3 của luận án.
- Phương pháp logic, nhằm khái quát những kết luận, luận điểm từ các
sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo chuyển
dịch CCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 ở cả các chương, nhưng
chủ yếu là ở chương 4 (nhận xét và kinh nghiệm).
- Các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh được sử dụng trong

luận án bảo đảm tính hệ thống, khoa học trong q trình hoạch định chủ
trương, sự chỉ đạo, nhận xét Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo chuyển dịch
CCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.
4.3. Nguồn tư liệu
- Văn kiện các kỳ đại hội Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban chấp hành
Trung ương Đảng, Ban Bí thư, Bộ chính trị và của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về
chuyển dịch CCKT nơng nghiệp; Các nghị quyết, chỉ thị, chương trình của Chính
phủ, các bộ ngành liên quan; Các chương trình, kế hoạch, báo cáo của Ủy ban nhân
dân, Hội đồng nhân dân, của các cơ quan, ban ngành và các địa phương. Niên giám
thống kê của tỉnh Bình Dương qua các năm đã được xuất bản, đang lưu trữ tại các
cơ quan Trung ương và địa phương cũng là nguồn tư liệu gốc quan trọng để triển
khai thực hiện luận án.
- Các sách chuyên khảo tham khảo, các luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu
khoa học cùng những bài báo đăng trên các tạp chí đã được cơng bố liên quan đến
chuyển dịch CCKT nông nghiệp cũng là nguồn tư liệu cần thiết cho việc thực hiện
luận án.

5


5. Đóng góp khoa học của luận án
- Luận án là một cơng trình khoa học góp phần hệ thống chủ trương, sự chỉ
đạo thực hiện chuyển dịch CCKT nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ
năm 1997 đến năm 2010.
- Tái hiện khách quan, trung thực quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh
đạo chuyển dịch CCKT nơng nghiệp của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2010.
- Những số liệu được thống kê, phân tích; nhận xét và những kinh nghiệm
được rút ra sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học để Đảng bộ, chính quyền các
cấp trong tỉnh tham khảo trong quá trình hoạch định chủ trương, chỉ đạo chuyển
dịch CCKT nơng nghiệp ở tỉnh Bình Dương trong những năm tiếp theo.

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, biên soạn
lịch sử Đảng bộ, lịch sử ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương và những ai quan tâm
nghiên cứu đến các vấn đề mà luận án đề cập.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục các cơng trình nghiên cứu khoa
học của tác giả; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được cấu trúc
thành 4 chương, 8 tiết:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010
Chương 3: Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chuyển dịch CCKT nói chung và CCKT nơng nghiệp nói riêng, là một trong
những chủ trương lớn về phát triển kinh tế của Đảng trong sự nghiệp đổi mới tồn
diện đất nước. Vì vậy, chuyển dịch CCKT nơng nghiệp, nông thôn theo hướng
CNH, HĐH, là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Do
đó, đề tài đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu khơng chỉ giới khoa học mà
cịn cả những nhà hoạt động thực tiễn. Đã có nhiều cơng trình khoa học được cơng
bố, có thể khái qt thành các nhóm cơ bản sau:
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nông thôn
và chuyển dịch cơ cấu kinh tề nông nghiệp trong phạm vi cả nước

Các tác giả PGS.TS. Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ đồng chủ biên
(1994) về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế
giới”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận của
chuyển dịch CCKT theo hướng hội nhập, khảo sát thực tiễn chuyển dịch CCKT ở
một số vùng và địa phương; nêu các giải pháp chuyển dịch CCKT ở nước ta trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;
“Nơng nghiệp, nơng thơn trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
Trung tâm tư vấn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn VACVINA
(CECARIDE), do PTS Đặng Thọ Xương chủ biên (1997), NXB Chính trị quốc gia,
Há Nội. Cuốn sách tập hợp nhiều nguồn tài liệu, đã đưa ra những nhận xét đánh giá
thực trạng nông nghiệp, nông thôn, thực chất của những thành tựu đã đạt được. Từ
đó, nêu lên một số giải pháp đưa nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển theo
hướng CNH, HĐH trong thời gian tới;
“Nông nghiệp và nông thôn trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hợp tác hóa, dân chủ hóa” của Vũ Oanh (1998), NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội. Nội dung cuốn sách, tập hợp những bài viết tiêu biểu của chính tác giả trong
thời kỳ trực tiếp chỉ đạo các hoạt động kinh tế nông nghiệp, đã đề cập những vấn đề

7


có tính lý luận được thể hiện trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời nêu lên những kinh
nghiệm có tính tổng kết qua việc chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,
nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế nông nghiệp;
Cuốn sách “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam” của
TS. Trương Thị Tiến (1999), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách nêu quá
trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp được khởi đầu từ Nghị quyết
Trung ương 6 (khóa IV) và sự ra đời của Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương

Đảng. Đây là thời kỳ nơng nghiệp có sự chuyển biến rõ nét, nhất là sau Đại hộ VI
của Đảng. Ở thời kỳ này, Đảng có sự phát triển mới về lý luận, đưa ra những quan
điểm tư tưởng chỉ đạo phù hợp với cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển trong KT-XH
trong nông thôn. Đồng thời, thực tiễn cũng bộc lộ những mâu thuẫn, những vấn đề
gay gắt đòi hỏi tiếp tục giải quyết. Những mâu thuẫn vốn có từ mơ hình hợp tác hóa
dựa trên cơ sở tập thể hóa triệt để về tư liệu sản xuất và sức lao động. Do vậy, đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp Việt Nam, là xuất phát từ thực tiễn và là
quá trình chuyển đổi từ mơ hình quản lý HTX sang quản lý hộ và HTX;
“Chính sách phát triển nơng nghiệp và nơng thơn sau Nghị quyết 10 của Bộ
Chính trị”, của Lê Đình Thắng (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách
bàn về chủ trương đổi mới kinh tế nông nghiệp và nơng thơn từ sau Nghị quyết 10
của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (1988) đến trước Đại hội
IX (4/2001) của Đảng. Tác giả khẳng định q trình đổi mới kinh tế nơng nghiệp
của Đảng đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và ngày càng hồn thiện
những chủ trương lớn về nơng nghiệp, nơng thơn đã góp phần quyết định tăng
trưởng và phát triển liên tục trong nông nghiệp ở Việt Nam;
“Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Hương chủ biên
(2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Theo tác giả, kinh tế trang trại là một
bước phát triển cao của kinh tế hộ. Thừa nhận kinh tế trang trại, là thừa nhận q
trình chuyển nhượng - tích tụ ruộng đất, phát huy mạnh mẽ tính chủ động, năng

8


động và khả năng sáng tạo của hộ nông dân trong việc phát huy những lợi thế so
sánh để làm giàu cho gia đình mình, cho xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát
triển của quê hương, đất nước. Tuy nhiên, thực trạng kinh tế trang trại ở Việt Nam
còn nhiều hạn chế như: Sự thiếu quy hoạch, kế hoạch, đất sản xuất trang trại đều là
đất thuê, mướn, thầu với thời gian ngắn, không ổn định; quy mô trang trại chưa ổn

định, việc tiếp thu kỹ thuật cịn chậm; trình độ quản lý, tiếp cận thị trường của nhiều
chủ trang trại còn yếu kém; lao động chủ yếu có trình độ phổ thơng đơn giản; nhiều
trang trại thiếu vốn sản xuất... Từ đó, tác giả nêu một loạt các giải pháp nhằm phát
triển trang trại thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam;
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp
Việt Nam theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thế kỷ XX đến thế kỷ
XXI của thời đại kinh tế tri thức” của Lê Quốc Sử (2001), NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội. Cuốn sách nêu rõ lý luận cơ bản về CCKT nói chung và CCKT nơng
nghiệp nói riêng theo hướng CNH, HĐH trong thời đại kinh tế tri thức. Những mơ
hình về phát triển kinh tế nơng nghiệp xưa và nay trên thế giới. Dường lối, chủ
trương và chính sách đối với nơng nghiệp của Đảng từ năm 1975 đến năm 2001.
Cuốn sách giới thiệu một cách khá tồn diện về vấn đề chuyển dịch CCKT nơng
nghiệp theo hướng CNH, HĐH, lý luận, chủ trương và đường lối trong nước; khảo
sát thực tiễn điều tra nghiên cứu nơng nghiệp, nơng thơn ngoại thành Thành phố Hồ
Chí Minh;
“Nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986- 2002)”, của
PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc (2002), NXB Thống Kê, Hà Nội. Tác giả của cuốn sách
khẳng định sau gần 20 năm đổi mới, nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam
đã đạt nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Song, bên cạnh những thành tựu, nông
nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta cũng đã xuất hiện những khó khăn, thách
thức mới như: vấn đề ruộng đất ở nông thôn, vấn đề lao động, việc làm của nông
dân, vấn đề thu nhập và đời sống của nông dân, khoảng cách thu nhập giữa nông
thôn và thành thị gia tăng, vấn đề phương thức sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nơng
sản hàng hóa cho nơng dân... Những vấn đề trên cần được Đảng đưa ra những chủ
trương mới, tìm ra giải pháp phù hợp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế;

9


“Phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”

do tác giả Trần Xuân Châu chủ biên (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn
sách tập trung làm rõ thực trạng nền nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm đổi mới
vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún, trong khi đó đất nơng nghiệp ngày
càng bị thu hẹp do q trình đơ thị hóa, ơ nhiễm mơi trường… Từ đó, tác giả nêu
một số giải pháp phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam ở tầm vĩ mô;
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI”,
do TS Nguyễn Trần Quế làm chủ biên (2004), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. đã
đi sâu phân tích và đánh giá một cách tổng quát sự chuyển dịch CCKT Việt Nam
trong những năm đầu thế kỷ XXI. Qua đó, rút ra những ưu điểm, hạn chế, xu
hướng chuyển dịch và các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKT nhanh hơn. Tác
giả đã sử dụng những số liệu phong phú và có nguồn gốc từ Tổng cục Thống kê
Việt Nam, các báo, tạp chí, cơ quan trong nước kết hợp với luận giải khoa học,
cung cấp một bức tranh tổng quát về chuyển dịch CCKT Việt Nam trong những
năm đầu thế kỷ XXI;
“Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam”, của tác giả
Nguyễn Xuân Thảo (2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách
gồm những vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn mang tính chiến lược, những vấn đề sử
dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế, vấn đề việc làm ở
nơng thơn, lợi ích người lao động; phân tích, luận giải đóng góp ý kiến cho vấn đề
sản xuất lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế, vấn đề việc làm ở nông thôn…
Đây không phải là cuốn sách viết chuyên về chiến lược phát triển nông nghiệp,
nông thơn, nhưng có một bài đã đề cập đến các phần là những vấn đề lớn ở tầm
chiến lược đối với phát triển nông nghiệp, chuyển dịch CCKT nông nghiệp;
“Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Lưu Văn Sùng (2004),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày mơ hình tiên tiến trên con
đường hợp tác, sáng tạo thực hiện công cuộc đổi mới trong nông nghiệp, tiêu biểu
như: Con đường hợp tác lên chủ nghĩa xã hội từ một tỉnh của đồng bằng sông Hồng
(Hải Dương); Con đường phát triển nông nghiệp, nông thôn của một đơn vị tiê tiến


10


- Hợp tác xã Duy Sơn 2 (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam); Com
đường phát triển của nông trường quốc doanh sông Hậu; đặc biệt, tác giả đã nghiên
cứu và phản ánh sâu sắc quá trình đổi mới tư duy lãnh đạo, chuyển dịch CCKT của
mơ hình mía đường Lam Sơn - điểm sáng trong chuyển dịch CCKT của một vùng
rộng lớn trung du miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa... Qua đó, đúc kết những kinh
nghiệm và những gợi mở về những giải pháp đưa nông nghiệp, nông thôn lên
CNXH trong thời kỳ CNH, HĐH;
“Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” của PGS,TS Bùi Tất Thắng
chủ biên, (2006), NXB Khoa học Xã hội, được biên soạn trên kết quả nghiên cứu
của đề tài khoa học cấp Nhà nước KX02-05; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” nằm trong Chương trình khoa học
cấp Nhà nước KX-02; “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ
nghĩa: con đường và bước đi” cuốn sách đã nghiên cứu tập trung vào vấn đề chuyển
dịch cơ cấu ngành, trình bày tổng quan một số vấn đề lý luận về chuyển dịch CCKT
ngành trong thời kỳ CNH, những tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế, những kinh nghiệm và bài học chính rút ra về chuyển dịch CCKT trong một
số mơ hình CNH. Cuốn sách cũng nêu lên những đánh giá quá trình chuyển dịch
CCKT Việt Nam trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới kinh tế. Trên cơ sở so
sánh với nhóm NIEs trong khu vực Đơng Á, đưa ra những tình hình về chuyển dịch
CCKT vĩ mơ của Việt Nam. Những phân tích từ cách phân loại thống kê của các
khu vực kinh tế vĩ mô theo thông lệ quốc tế và từ góc độ của chỉ tiêu về cơ cấu lao
động cho thấy rõ hiện trạng CCKT Việt Nam còn rất lạc hậu. Cuốn sách cịn phân
tích, đánh gia tác động ảnh hưởng của những nhân tố mới của thế giới và trong
nước đối với xu hướng chuyển dịch CCKT Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Những bước phát triển mạnh mẽ của KH-CN, của q trình thị trường hóa toàn cầu,
của sự điều chỉnh chiến lược kinh tế của các quốc gia, của những di sản kinh tế hiện
có…, bước chuyển dịch CCKT Việt Nam được đánh giá có những cơ hội rất to lớn.

cuốn sách cũng luận giải cơ sở của cách tiếp cận vấn đề chuyển dịch CCKT ngành
trong tình hình mới. Nêu rõ quá trình chuyển đổi ngành kinh tế được đặt trên nền
tảng của hội nhập và dựa vào hội nhập;

11


“Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở Việt Nam con
đường và bước đi”, của Nguyễn Kế Tuấn (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Cuốn sách được hình thành trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài khoa học “con
đường, bước đi và các giải pháp chiến lược để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp và nơng thơn” mã số KX-02 thuộc chương trình khoa học cấp nhà
nước “cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân ở Việt
Nam - con đường và bước đi” mã số KX-02. Theo tác giả thì sau hơn 20 năm đổi
mới, nơng nghiệp Việt Nam có sự chuyển biến vượt bậc, đời sống xã hội ở nơng
thơn đã có những chuyển biến quan trọng trên con đường hình thành và phát triển
một nơng thơn mới, hiện đại. Để tiếp tục q trình đổi mới, bưới đi của CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam phải từng bước giải quyết những hệ lụy, nảy
sinh trong quá trình CNH, HĐH như: chất lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp thấp, năng lực cạnh tranh quốc tế của các nơng sản hàng hóa Việt Nam hạn
chế do hệ quả của nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh mún, phân bố và sử dụng
đất đai còn nhiều bất cập… Đây là những vấn đề lớn, việc giải quyết chúng phải có
bước đi, cách làm phù hợp, thận trọng và quyết tâm của toàn Đảng, nhân dân và
tồn xã hội;
“Nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam - 20 năm đổi mới và phát triển”, của
TS. Đặng Kim Sơn (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã rút ra những
kết luận cơ bản sau khi nhìn lại nền nơng nghiệp Việt Nam thời kỳ trước đổi mới, đó
là: cơ chế quản lý tập trung bao cấp đã không tạo động lực phát triển, nông nghiệp
không được coi là mặt trận hàng đầu, đồng thời khẳng định thành tựu của kinh tế nông
nghiệp sau 20 năm đổi mới, làm cơ sở cho công nghiệp, dịch vụ phát triển, đảm bảo an

ninh lương thực, góp phần ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Tuy vậy, nơng nghiệp
Việt Nam cịn nhiều hạn chế, thách thức, cần có nhiều giải pháp khắc phục;
“Nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới: Quá khứ và
hiện tại” của PGS.TS. Nguyễn Văn Bích (2007), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đây là cuốn sách tham khảo có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận một cách
khá tồn diện lịch sử phát triển nơng nghiệp, nơng thôn và nông dân Việt Nam trong
thế kỷ XX, nhất là trong 20 năm đổi mới. Cuốn sách khái quát sự phát triển từng

12


bước của đổi mới nông nghiệp và nông thôn, trong đó kinh tế hộ gia đình có sự thay
đổi lớn từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn vị kinh tế tập thể, chỉ thừa nhận là
“kinh tế phụ”, sản xuất mang nặng tính tự cấp, tự túc theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, chuyển sang hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ đã thực sự “cởi trói” cho kinh
tế nơng nghiệp phát triển mạnh mẽ.
“Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nghiên cứu thống kê cơ cấu
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế” của tác giả Phan Công Nghĩa (2007),
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Cuốn sách trình bày lý luận, phương pháp
luận nghiên cứu thống kê CCKT nói chung và CCKT nơng nghiệp - nơng thơn nói
riêng, cụ thể theo thành phần kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất và chuyển dịch
theo hướng CNH, HĐH;
“Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn trong
thời kỳ mới”, của Lê Quang Phi (2007), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn
sách đã phân tích sự lãnh đạo của Đảng trước yêu cầu khách quan của q trình
CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Đảng lãnh đạo đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến năm 2006. Nêu lên một số kinh nghiệm Đảng
lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn;
“Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam hôm nay và mai sau”,
của TS. Đặng Kim Sơn (2008), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã nêu

vai trị to lớn của nơng nghiệp, nơng dân và nơng thôn trong kinh tế xã hội Việt
Nam, khái quát thành tựu của nơng nghiệp Việt Nam trong q trình đổi mới. Tuy
nhiên, trong q trình CNH, HĐH đất nước, nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn
thường bị thiệt thịi và là khu vực chậm phát triển nhất trong nền kinh tế. Do đó, để
giúp các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách có thêm những thơng tin về
nơng nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam, cuốn sách là kết quả khảo cứu khoa
học của tác giả qua các nguồn tin cậy: Bộ số liệu khảo sát mức sống gia đình Việt
Nam (VHLSS) hàng năm; Tổng điều tra nông nghiệp, nông dân và thủy sản của
Tổng cục Thống kê 5 năm/lần… Cuốn sách cũng đề xuất những định hướng kiến
nghị chính sách nhằm đưa nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn Việt Nam ngày
càng phát triển;

13


“Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt
Nam”, của tác giả Nguyễn Từ (2008), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách
đề cập đến những vấn đề khái quát về hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định
thương mại khu vực và tồn cầu liên quan đến nơng nghiệp nói chung và liên quan
đến ngành nơng nghiệp Việt Nam nói riêng. Những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế
quốc tế đến phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Đống thời nêu lên
quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nền nông nghiệp Việt Nam
trong thời gian tới;
“Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân - kinh nghiệm Việt Nam, kinh
nghiệm Trung Quốc”, của Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia phối hợp thực hiện (2009), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung
cuốn sách bao gồm các tham luận của nhiều nhà khoa học nghiên cứu lý luận và
thực tiễn, những người làm công tác lý luận, tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuốn sách đã chỉ rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn đang đặt ra trong quá trình đổi mới, thực hiện CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng

dân và nông thôn; đồng thời khẳng định nông nghiệp, nông dân và nông thôn liên
hệ không tách rời nhau trong sự phát triển;
TS. Nguyễn Ngọc Hà (2012) với cuốn sách “Đường lối phát triển kinh tế
nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986- 2011)”,
NXB Chính trị - Hành chính. Tác giả đã khái quát đặc điểm tình hình (cơ sở hình
thành quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng) và quá trình thực hiện đường lối
về nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Tác giả đã đánh giá về hạn chế, yếu kém,
sai lầm, khuyết điểm trong q trình thực hiện chính sách đối với nơng nghiệp,
nơng dân qua đó gợi mở phương hướng, giải pháp thực hiện phát triển nông nghiệp,
nông thôn và xây dựng giai cấp nơng dân trong tình hình mới. Nhiều vấn đề được
tác giả làm sáng tỏ như: cơ chế quản lý, chính sách ruộng đất; chính sách giai cấp;
giải phóng sức lao động, phát huy sự năng động sáng tạo của người nơng dân nhằm
góp phần hồn thiện chủ trương của Đảng phát triển tồn diện nơng nghiệp, nông
dân và nông thôn Việt Nam;

14


“Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trong mơ hình tăng trưởng kinh tế mới
giai đoạn 2011- 2020” của TS. Nguyễn Thị Tố Quyên chủ biên (2012), NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách phân tích lý luận, đánh giá khách quan thực tiễn nông
nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam để chỉ ra những vấn đề tồn tại cũng như
xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông dân, nơng thơn trong mơ hình tăng trưởng
kinh tế giai đoạn 2011 - 2020. Qua đó, đề xuất một số chính sách nhằm giải quyết
những vấn đề tồn tại đang đặt ra trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt
Nam;
“Khoán chui hay là chết” của Nhà báo Thái Duy (2013), NXB Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách tập hợp các bài báo đã đăng trên báo Đại đoàn
kết về cuộc đấu tranh giữa hai hình thức khốn: khốn việc và khốn sản phẩm
“chui” trong đó tác giả khẳng định người nơng dân sáng tạo, gan góc, bản lĩnh và

kiên trì đã làm “khốn chui” trong suốt nhiều năm, là căn cứ thực tế cho Đảng quyết
tâm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đưa kinh tế nông nghiệp Việt Nam
không những vượt qua khủng hoảng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn
vững vàng phát triển vươn lên thế giới về xuất khẩu gạo;
“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn từ năm 1991 đến năm 2000”, của Lê Quang Phi
(2006), luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Luận án nêu những chủ trương lớn của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn từ sau Đại hội VII của Đảng và quá trình lãnh đạo thực hiện triển khai trong cả
nước từ 1991 đến năm 2000; những bài học kinh nghiệm được nêu ra trong q
trình lãnh đạo CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn của Đảng từ 1991 đến 2000;
Luận án tiến sĩ của Đặng Kim Oanh (2011) về “Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2006”,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả
đã trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về chuyển dịch
CCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH từ năm 1996 đến năm 2006; phân tích
góp phần làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng về chuyển dịch CCKT nông
nghiệp tác động đến sự phát triển KT-XH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Từ

15


đó, tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng, bước đầu rút ra một một số
kinh nghiệm trong q trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT nơng nghiệp trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH;
Các cơng trình là các bài báo, tạp chí có: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, giải pháp cơ bản phát triển nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của TS. Phạm Thị Khanh,
tạp chí Phát triển kinh tế (9/1998) - bàn về thực trạng nông nghiệp của nước ta là
sản xuất hàng hóa chưa phát triển, lạc hậu, năng suất thấp... thực trạng này quy định

sự chuyển dịch CCKT nơng thơn, coi đó là giải pháp cơ bản phát triển nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam theo hướng CNH, HĐH; Tác giả Nguyễn Sinh Cúc trong bài:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thơn”, tạp chí Cộng sản,
tháng 5- 2002 - bàn về mối quan hệ giữa chuyển dịch CCKT với lao động ở nông
thôn; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sơng Cửu Long” của
Võ Hùng Dũng (6-2003), tạp chí nghiên cứu kinh tế (301); “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa” của
Đặng Kim Oanh (2005), tạp chí Lịch sử Đảng (1), tr. 52-56; “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong 20 năm đổi mới” của Nguyễn Sinh Cúc (2005), tạp chí Lịch sử Đảng
(2), tr 39 - 43; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa” của Lê Hiếu (2008), tạp chí quản lý Nhà nước (146), tr 14 - 18);
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp hiện nay” của Hồng Xn Nghĩa (2010),
tạp chí Cộng sản (8), tr 23 - 25; “Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Quan điểm và những định hướng
chính sách” của Đỗ Kim Chung (2010), tạp chí Nghiên cứu kinh tế (1), tr. 52 - 58).
1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở các vùng miền, địa phương
Các công trình khoa học đã cơng bố dưới dạng sách, đề tài khoa học và luận
án, tiêu biểu là cuốn: “Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI”, của
PGS,TS lâm Quang Huyên (2002), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách là
cơng trìợng (tấn)
Mía

179.463

194.856

186.205

144.605


Lạc

10.263

10.338

10.288

7.829

Thuốc lá

299

245

218

121



47

36

47

12


Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê 2000, Bình Dương, 2001,
tr. 138.

182


Phụ lục 8
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƢỢNG MỘT SỐ CÂY CƠNG NGHIỆP LÂU
NĂM (1997 - 2000)
Năm

1997

1998

1999

2000

Diện tích (ha)
Cà phê

459

475

491

615


Cao su

83.855

89.813

92.174

94.585

Hồ tiêu

244

249

262

786

Điều

17.824

16.890

15.113

13.849


Sản lƣợng (tấn)
Cà phê

174

227

297

705

Cao su

42.134

53.116

62.392

74.658

Hồ tiêu

305

329

334


688

Điều

5.707

2.286

2.282

3.252

Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê 2000, Bình Dương, 2001,
tr. 142-143.
Phụ lục 9
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƢỢNG MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ (1997 - 2000)

Năm

1997

1998

1999

2000

Diện tích (ha)
Cam, Qt, Bưởi


243

430

442

576

Nhãn, Vải

184

304

362

385

Xồi

76

139

187

680

Sản lƣợng (tấn)
Cam, Qt, Bưởi


1.226

2.077

2.186

3.421

Nhãn, Vải

596

1.039

1.337

1.564

Xồi

269

472

674

2.712

Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê 2000, Bình Dương, 2001,

tr. 148.

183


Phụ lục 10
SỐ LƢỢNG GIA SÚC VÀ GIA CẦM (1997 - 2000)

Năm

1997

1998

1999

2000

Trâu

18.855

18.366

18.045

16.663

Bị


28.937

28.951

28.958

27.128

Lợn

91.495

118.202

135.114

178.894

Ngựa

32

30

31

29

1.223


1.877

1.894

2.395

1.686.937

2.327.599

2.269.107

2.224.860


Gia cầm

Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê 2000, Bình Dương, 2001,
tr. 149.
Phụ lục 11
CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP (1997 - 2000)
(Theo giá thực tế)
Đơn vị tính %
Năm

Tổng số

Trồng và Ni
rừng


Khai thác gỗ
và lâm sản

Lâm nghiệp
khác

1997

100

2,0

91,8

6,3

1998

100

3,6

90,3

6,1

1999

100


5,6

76,8

17,6

2000

100

5,0

75,2

19.8

Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê 2000, Bình Dương, 2001,
tr. 152.

184


×