Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

(Luận án tiến sĩ) quan điểm của c mác về phát triển con người và sự vận dụng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 213 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN VĂN SƠN

QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN VĂN SƠN

QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số :
62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đặng Hữu Toàn
2. TS. Cung Thị Ngọc

HÀ NỘI - 2013




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

Chƣơng 1. QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI ........................... 17
1.1. Quan niệm duy vật của C.Mác về con người với tư cách cơ sở nền tảng để xây
dựng quan điểm về phát triển con người ......................................................... 17
1.1.1. Quan niệm của C.Mác về con người và bản chất con người ......................... 17
1.1.2. Quan niệm của C.Mác về con người với tư cách chủ thể sáng tạo lịch sử.... 34
1.2. Những nội dung căn bản trong quan điểm của C.Mác về phát triển con người .... 41
1.2.1. Phát triển con người một cách toàn diện ....................................................... 42
1.2.2. Phát triển con người gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, thông qua
lao động sản xuất và hoạt động thực tiễn của con người ................................ 52
1.2.3. Phát triển con người vì mục tiêu giải phóng con người ................................ 58
Chƣơng 2. SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................... 66
2.1. Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh ......................................................................................... 66
2.1.1. Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác về con người với tư cách
cơ sở nền tảng cho việc xây dựng quan điểm phát triển con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh ......................................................................................... 66
2.1.2. Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người
trong tư tưởng Hồ Chí Minh ........................................................................... 73
2.2. Sự vận dụng, phát triển quan điểm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới ........... 84
2.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trị của con người
trong cơng cuộc đổi mới đất nước ................................................................... 84
2.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người tồn
diện trong cơng cuộc đổi mới đất nước ........................................................... 90

2.3. Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người ở Việt Nam
hiện nay .............................................................................................................. 100
2.3.1. Thực trạng phát triển con người ở Việt Nam hiện nay................................ 100


2.3.2. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người ở Việt Nam hiện nay ....... 121
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI VIỆT NAM
HIỆN NAY ...................................................................................................... 140
3.1. Phương hướng phát triển con người Việt Nam hiện nay ..................................... 140
3.1.1. Phát triển con người Việt Nam giàu tính nhân văn trên cơ sở phát huy
giá trị văn hóa, truyền thống và lịch sử dân tộc ...............................................141
3.1.2. Phát triển con người Việt Nam gắn với việc cải thiện thể chất, phát triển
trí lực và nhân cách, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội ..........................................................................146
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển con người Việt Nam hiện nay ................ 152
3.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội bền vững với tư cách cơ sở nền tảng để phát
triển con người .............................................................................................. 152
3.2.2. Gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội để con người có điều kiện phát triển
bình đẳng ....................................................................................................... 156
3.2.3. Phát triển văn hóa - xã hội với tư cách tiền đề cho sự phát triển con
người về mặt tinh thần................................................................................... 164
3.2.4. Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp
luật, nâng cao ý thức pháp luật - cơ sở mở rộng dân chủ nhằm tạo điều
kiện cho sự phát triển con người với tư cách công dân xã hội ...................... 174
3.2.5. Đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo vì mục tiêu phát triển con người
tồn diện ........................................................................................................ 181
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 191
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ... 195
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 196

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 207


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học và
cơng nghệ với những tác động sâu sắc của nó tới đời sống kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia dân tộc nói riêng, của cả cộng đồng nhân loại nói chung. Sự phát triển của
khoa học và cơng nghệ mang lại cho người ta cảm giác rằng, sự cơng bằng, bình
đẳng và phát triển hài hịa của các nước đang trở thành xu thế chung của nhân loại,
và lơgíc của sự phát triển phải là như vậy. Nhưng, trên thực tế, sự phân hóa khoảng
cách giữa nhóm các nước giàu và nhóm các nước nghèo ngày càng gia tăng. Xét
trong một chừng mực nào đó, từ điểm khởi đầu trong lịch sử, có thể nói rằng, các
nước đều có điểm xuất phát tương tự như nhau về phương diện kinh tế. Song hiện
nay, sự phát triển không đồng đều giữa các nước lại đang phản ánh một thực tế
rằng, khơng phải điểm xuất phát giống nhau thì đều cho kết quả như nhau. Sự phát
triển không đều này có nhiều nguyên nhân, trong đó điều kiện tự nhiên, trình độ
phát triển của khoa học và cơng nghệ được xem là một trong những nguyên nhân
quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia. Vậy, phải chăng, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển khoa học, cơng
nghệ là thành tố quyết định đến sự phát triển hay không phát triển, thành công hay
không thành công của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã mang lại
những thành tựu về mặt kinh tế cho nhiều nước và nhiều khu vực. Nhưng, tình trạng
bạo lực, xung đột sắc tộc, tơn giáo, giai cấp, đói nghèo, lạc hậu, dịch bệnh, cạn kiệt
tài nguyên, thất nghiệp, phân hóa xã hội ngày càng gia tăng... Bên cạnh đó, các vấn
đề đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giới chủ, khủng hoảng kinh tế - có
nguyên nhân từ các mâu thuẫn nội tại của xã hội, quan niệm về giá trị, quan điểm về
phát triển, tiến bộ xã hội đã có những thay đổi sâu sắc. Những vấn đề này có nguyên
nhân trực tiếp từ kinh tế, song, nguyên nhân sâu xa và gốc rễ của nó là những vấn đề

gắn liền với giá trị người trong chiến lược phát triển. Thế giới nói chung và các nước
đang phát triển nói riêng đang phải lựa chọn con đường hoặc là ưu tiên phát triển kinh
tế, hoặc là phát triển hài hòa giữa kinh tế với tiến bộ xã hội gắn liền với việc phát

1


triển con người. Việc lựa chọn hướng ưu tiên sẽ quyết định đến sự phát triển ổn định,
bền vững của các quốc gia dân tộc, đặc biệt là đối với nước ta. Sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta chỉ có ý nghĩa và thành cơng khi vấn đề con người được
coi trọng, phát triển và các mục tiêu phát triển phải gắn với phát triển con người và
giải phóng con người. Do đó, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực
tiễn chiến lược phát triển con người và lấy đó làm cơ sở để xây dựng, hoạch định
chiến lược phát triển cho các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội, cho các giai
đoạn phát triển ngắn hạn và dài hạn, trước mắt và lâu dài là cần thiết.
Việt Nam, xét về địa chính trị, kinh tế và văn hóa, là một nước có nhiều
thuận lợi. Ở vị trí trung tâm của khu vực Đơng Nam Á, cửa ngõ của châu Á - nơi có
đời sống kinh tế sơi động và năng động. Việt Nam có một thềm lục địa phong phú
và đa dạng, với những điều kiện thuận lợi về khí hậu, diện tích đất nơng nghiệp, đất
trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, khai thác tài nguyên từ thềm lục
địa, có truyền thống lịch sử hào hùng, với nền văn hóa “thống nhất mà đa dạng” mở
ra nhiều triển vọng để phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả những thuận lợi này đã có
thể đặt Việt Nam vào bản đồ kinh tế thế giới. Nhưng, vấn đề đặt ra là, những điều
kiện đó - sức mạnh của một dân tộc - có phải là điều kiện đủ giúp chúng ta trở thành
một cường quốc kinh tế hay không?
Mặt khác, Việt Nam tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những thành tựu vượt bậc, tạo ra
sức sản xuất mạnh mẽ đã tạo cơ hội cho Việt Nam hội nhập và phát triển. Những
vấn đề mà các nước đi trước phải mất nhiều năm mới đạt được, thì ngày nay, chúng
ta dễ dàng tiếp cận hơn mà không phải mất quá nhiều thời gian. Sự phát triển của

khoa học và công nghệ, của nền sản xuất thế giới hiện nay đang góp phần giúp
chúng ta giải quyết tốt các vấn đề về vốn, khoa học và công nghệ, quản lý, thị
trường... Những vấn đề này từng bước trở thành vấn đề có tính tồn cầu, mở ra
nhiều thời cơ và thách thức cho tất cả các nước không kể giàu hay nghèo, phát triển
hay đang phát triển. Và, một vấn đề nữa được đặt ra là, phải chăng những cơ hội đó
- sức mạnh của thời đại - là mấu chốt cho sự thành công của công cuộc công nghiệp

2


hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế của Việt
Nam?
Những vấn đề trên cho chúng ta thấy rằng, sự vận động của các nhân tố
khách quan khơng thể tự chuyển hóa thành những mong muốn chủ quan, mà nó
phải thơng qua hoạt động thực tiễn của con người để cải tạo, chuyển hóa từ những
thuận lợi, tiềm năng, thế mạnh thành hiện thực. Và, tự thân chúng khơng có, khơng
thể kết hợp và biến thành sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của thời đại để tạo nên
thành công cho công cuộc phát triển đất nước.
Như vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta thấy rằng, nếu những điều kiện thuận
lợi, cơ hội tự nó chuyển hóa thành hiện thực thì nhiều nước trên thế giới, trong đó
có Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế vững mạnh mà không cần phải chú trọng
vào việc tìm kiếm, xây dựng mơ hình và định hướng con đường phát triển. Rằng,
nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới hiện nay sẽ trở thành kém phát triển do chỗ
chúng khơng có những điều kiện thuận lợi ấy. Tất cả những yếu tố trên đây chỉ là
những nhân tố khách quan, việc chuyển hóa từ khách quan thành hiện thực khơng
có nguồn gốc tự thân. Mặt khác, sức mạnh và những nhân tố thời đại được tạo ra
đối với các dân tộc là như nhau; và cũng chỉ có một số dân tộc đi đến được thành
cơng nhờ sức mạnh đó. Điều này một lần nữa đã chỉ ra rằng, để đi đến thành công
không chỉ dựa vào sức mạnh của thời đại, mà địi hỏi phải có những con người cụ
thể với việc xây dựng chiến lược phát triển, xác định mục tiêu, tìm kiếm mơ hình

phát triển đúng đắn mới giúp cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia tận dụng được những
ưu thế về tự nhiên và sức mạnh của thời đại để khai thác, phát huy tiềm năng, thế
mạnh của mình, nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức để đi đến sự phát triển bền
vững, làm tiền đề cho sự nghiệp giải phóng con người. Điều này tiếp tục khẳng định
rằng, con người mới là nhân tố quyết định đối với sự phát triển. Và hơn thế nữa, do
con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử, nên quan điểm về
phát triển con người phải được đặt trên một nền tảng lý luận khoa học làm cơ sở để
xây dựng triết lý phát triển nói chung, triết lý phát triển con người nói riêng, từ đó
xây dựng chiến lược phát triển con người một cách đúng đắn làm cơ sở cho sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững.

3


Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với
quan điểm lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho mọi hành động, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn. Tuy
nhiên, so với tiềm năng hiện có và so với các nước có điều kiện tương đồng thì Việt
Nam cần phải tiếp tục làm sáng tỏ nhiều vấn đề có tính lý luận, đặc biệt là triết lý về
phát triển con người. Do vậy, có thể nói, với Việt Nam hiện nay, việc tiếp tục làm
sáng tỏ các quan điểm về phát triển con người để lấy đó làm cơ sở, làm nền tảng
xây dựng chiến lược phát triển con người trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế là một vấn đề cần thiết và
cấp bách. Và, để có được cơ sở khoa học về phát triển con người, cần phải tiếp tục
nghiên cứu sâu sắc hơn quan điểm của C.Mác về phát triển con người để lấy đó làm
tiền đề lý luận, làm xuất phát điểm cho việc xây dựng chiến lược phát triển con
người Việt Nam. Thêm nữa, việc làm rõ và sâu sắc thêm tính cách mạng, tính khoa
học trong quan điểm của C.Mác càng có ý nghĩa hơn trong điều kiện mà một số học
giả phương Tây đang ra sức truyền bá những luận điểm xuyên tạc quan điểm của
C.Mác về phát triển con người. Do vậy, việc nghiên cứu, làm rõ quan điểm của

C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng quan điểm đó trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, trong chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề
cần thiết trong tình hình hiện nay. Cơng việc nghiên cứu này không chỉ giúp chúng
ta bảo vệ và phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người trong điều kiện
mới, khẳng định giá trị, ý nghĩa thời đại của nó trong sự nghiệp giải phóng con
người, mà cịn giúp chúng ta định hướng và tìm ra những giải pháp khả thi cho việc
thực hiện chiến lược phát triển con người Việt Nam hiện nay. Vì thế, chúng tôi đã
chọn “Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam
hiện nay” làm đề tài cho luận án của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phát triển con người được các nhà tư tưởng bàn đến từ rất sớm trong
lịch sử tư tưởng triết học nhằm làm rõ vai trò, vị trí của nó đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội, đặc biệt là khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành,
với nền sản xuất hàng hóa mang lại sự giàu có cho xã hội. Tuy nhiên, sự giàu có về

4


vật chất dưới phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khơng những con người khơng
được giải phóng, mà cịn bị “nơ dịch” và “tha hóa”. Sự ra đời học thuyết Mác giữa
thế kỷ XIX đã góp phần xây dựng thế giới quan khoa học và trở thành vũ khí lý
luận trong cơng cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi sự “tha hóa”, từng bước
đưa con người từ “vương quốc của tất yếu” sang “vương quốc của tự do”. Từ đó,
việc nghiên cứu, làm sáng tỏ những luận điểm trong học thuyết Mác về phát triển
con người đã được nhiều học giả nghiên cứu. Trong những năm gần đây, nhân loại
đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, cùng với sự
phát triển của lịch sử, nhận thức của con người ngày càng sâu sắc hơn về các lĩnh
vực khoa học xã hội. Vấn đề đặt ra đối với sự phát triển khơng chỉ thuần túy về mặt
kinh tế, mà cịn gắn với việc phát triển con người và “giá trị người”. Xu hướng này
đã chứng minh luận điểm của C.Mác: khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học

về con người và khoa học về con người bao hàm trong nó các khoa học tự nhiên tất cả sẽ trở thành một khoa học. Do đó, khơng chỉ có các học giả trong giới nghiên
cứu lý luận mácxít, mà cịn nhiều học giả có tư tưởng tiến bộ tiếp cận, nghiên cứu,
làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác về phát triển con người.
Ở Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng cơng cuộc đổi mới
tồn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với các lĩnh vực của đời
sống xã hội, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác về phát triển con
người tiếp tục được nghiên cứu một cách sâu rộng. Đặc biệt, việc nghiên cứu, làm
sáng tỏ sự vận dụng và phát triển quan điểm của C.Mác về phát triển con người
trong tư tưởng Hồ Chí Minh và chiến lược phát triển con người của Đảng Cộng sản
Việt Nam trên cơ sở sự vận dụng, phát triển học thuyết Mác và tư tưởng Hồ Chí
Minh khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn làm cơ sở, nền tảng hoạch định
chiến lược phát triển con người trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Liên quan đến đề tài này ở nước ta,
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn cao
học. Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến nhóm các cơng trình sau:

5


Một là, những cơng trình liên quan đến học thuyết Mác về phát triển con
người được tiếp cận ở nhiều khía cạnh, nhiều thời điểm khác nhau đã làm sáng tỏ
nhiều luận điểm của C.Mác về phát triển con người, trong đó phải kể đến:

“Mác - Người vượt trước thời đại” (1998) của Đanien Benxaiđơ. Trong
tác phẩm này, tác giả đã phác hoạ những nét cơ bản nhất của học thuyết Mác
và những cống hiến đích thực của C.Mác về mặt khoa học, những giá trị lớn
lao của học thuyết Mác. Tác giả nhấn mạnh rằng, C.Mác không quan niệm
lịch sử như một định mệnh, mà lịch sử là do con người làm ra. Tác giả cũng đã
nêu rõ thực trạng giai cấp trong xã hội tư bản hiện đại, quan hệ bóc lột và bị bóc lột,
sự bất cơng xã hội dưới chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, tác giả còn làm nổi bật hai vấn

đề được coi là mối quan tâm của tồn thể lồi người. Đó là vấn đề vai trị của khoa
học với tính cách là lực lượng sản xuất trực tiếp và vấn đề môi sinh, môi trường
sống cho con người.
“Triết học Mác-Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001) của tác giả Vũ Thiện Vương.
Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích quan điểm của triết học Mác-Lênin về bản
chất con người - cái bản chất luôn tồn tại một cách hiện thực, với phương thức đặc
thù là hoạt động có ý thức mà bằng hoạt động này, con người sáng tạo ra lịch sử.
Tác giả cũng phân tích những luận điểm cơ bản của Mác-Lênin về giải phóng con
người. Đồng thời, tác giả cịn phân tích u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đối với việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại. Đánh giá thực
trạng và đặt ra những vấn đề đối với việc xây dựng con người Việt Nam trước và
trong đổi mới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 3 phương hướng và 4 nhóm giải pháp
để xây dựng con người Việt Nam.
“Chủ nghĩa Mác-Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam” (2002) của tác giả
Đặng Hữu Toàn. Cuốn sách gồm 6 phần, đi sâu phân tích các vấn đề, như vai trị
của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam; quan niệm của
các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội và vấn
đề phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; vấn đề dân

6


chủ, tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay; vấn đề văn hóa, giá trị đạo đức trong
chủ nghĩa xã hội và trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã dành
riêng một phần của cuốn sách để luận giải học thuyết Mác về con người, giải phóng
con người và vấn đề phát triển con người Việt Nam. Cuốn sách đã góp phần làm
sáng tỏ thêm sự phát triển trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta về phát
triển con người với tư cách cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển con người

Việt Nam.
“Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và
Ph.Ăngghen” (2003) do Hồ Sĩ Quý làm chủ biên là kết quả nghiên cứu của nhánh
đề tài KX.05 “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa” giai đoạn 2001 - 2005. Cuốn sách gồm 2 phần: Phần thứ
nhất, các tác giả đã trình bày tương đối có hệ thống và chi tiết những trích dẫn tư
tưởng cơ bản của C.Mác về con người và phát triển con người; trong đó có những
luận điểm về con người tự nhiên, con người cá nhân, con người cá thể và những tư
tưởng ở thời kỳ “Mác trẻ” - thời kỳ ít được đề cập đến. Phần thứ hai, tập hợp những
bài viết của các tác giả, trong đó chủ yếu phân tích, làm sáng tỏ quan điểm của
C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề con người nhìn từ góc độ thời đại ngày nay, ý
nghĩa thế giới quan và phương pháp luận đối với nhận thức và phát triển con người.
Đặc biệt, trong phần này, tác giả Đặng Hữu Tồn đã phân tích, làm rõ học thuyết
Mác về con người và giải phóng con người; đồng thời khẳng định chủ nghĩa Mác đã
tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người và bản chất con người,
về mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội, vị trí và vai trị của con người trong
tiến trình phát triển lịch sử nhân loại và sự nghiệp giải phóng con người. Tác giả
cũng khẳng định chủ nghĩa Mác là học thuyết về con người và giải phóng con
người.
Ngồi ra, các cơng trình, như “Chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa nhân đạo hiện
thực mang đặc trưng khoa học và cách mạng” (1986) của tác giả Hồng Chí Bảo;
“Vấn đề con người, cá nhân và xã hội trong học thuyết Mác” (1994) của tác giả
Trần Hữu Tiến; “Về tư tưởng giải phóng con người của học thuyết Mác” (1996) của
tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh; “Marx - nhà tư tưởng của cái có thể” (1996) gồm 2

7


tập của tác giả Milchel Vadée; “Phát triển vì con người trong quan niệm của Mác
và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu phát triển con người ở

nước ta hiện nay” (1997) của tác giả Đặng Hữu Toàn; “Chủ nghĩa Mác - Frớt về
con người” (1998) của M.S. Kelner và K.F. Tarasov; “Những quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về tiềm năng con người và phát huy tiềm năng trí tuệ của con
người” (1998) của tác giả Nguyễn An Ninh; “150 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản:
Lý luận và thực tiễn” (1998) do GS. TSKH Nguyễn Duy Quý làm chủ biên; “Tư
tưởng vì con người và giải phóng con người ở các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác”
(1998) của tác giả Bùi Bá Linh; “Mối quan hệ con người - tự nhiên trong triết học
Mác” (2007) của tác giả Đặng Hữu Toàn,... cũng đề cập đến những khía cạnh nhất
định trong quan điểm của C.Mác về phát triển con người và có sự liên hệ với tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về cơ bản, các cơng trình trên đây đã phân tích ở những mức độ nhất định và
làm rõ tính khoa học trong quan điểm của C.Mác về phát triển con người. Các cơng
trình có giá trị về lý luận và thực tiễn làm tiền đề cho việc xây dựng chiến lược phát
triển con người. Các cơng trình trên đây đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn trong thời kỳ đổi mới và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hai là, nhóm các cơng trình nghiên cứu về sự vận dụng, phát triển quan
điểm của C.Mác về phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể kể ra
những cơng trình:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội” (1996) của tác
giả Lê Sĩ Thắng. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích, làm rõ vấn đề con người
trong truyền thống tư tưởng dân tộc và khẳng định: Chủ nghĩa yêu nước truyền
thống của dân tộc và chủ nghĩa Mác là hai nguồn gốc chính của tư tưởng Hồ Chí
Minh về con người và chính sách xã hội đối với con người. Ngoài hai nguồn gốc ấy,
tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cịn tiếp thu tinh hoa văn hóa của lồi người. Tác
giả cũng phân tích quan niệm về con người và những phẩm chất của con người và
con người cách mạng theo quan niệm của Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh về
chức năng, nhiệm vụ của chính sách xã hội và vai trị của nó đối với cơ cấu xã hội,
quản lý xã hội, công bằng xã hội và cơ chế thực hiện chính sách xã hội. Từ đó, tác

8



giả kết luận rằng: Bước ngoặt lớn, có ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng Hồ Chí Minh là
nhận thức rõ sự nghiệp giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng xã hội, giải
phóng con người.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện” (2001) của tác giả Thành Duy. Cuốn sách đề cập đến những quan điểm cơ
bản về mối quan hệ giữa văn hóa với việc xây dựng con người phát triển toàn diện, đề
cập đến nguồn gốc và q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người phát
triển toàn diện, về đặc điểm, bản chất, quan niệm và giải pháp xây dựng con người
phát triển toàn diện. Cuốn sách cũng tập trung làm rõ hệ thống các luận điểm trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người. Tuy nhiên, cơng trình chưa phản ánh đầy đủ, tồn
diện tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt trong lĩnh vực
văn hóa - nơi biểu hiện tập trung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người” (2005) do GS.
Đặng Xuân Kỳ làm chủ biên là kết quả nghiên cứu của đề tài KHXH.04
(KHXH.04-01) giai đoạn 1996 - 2000. Cuốn sách gồm 3 phần tập trung luận giải tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người trong dịng chảy chung của lịch sử; sự
kế thừa, phát triển những giá trị của dân tộc trong điều kiện mới. Đồng thời, cuốn
sách cũng tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con
người mới; sự vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào việc phát triển văn hóa và
xây dựng con người Việt Nam.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người tồn diện” (2010) của tác
giả Nguyễn Hữu Công. Tác giả đã phân tích, làm rõ chủ nghĩa Mác-Lênin là tiền đề
lý luận cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người tồn diện.
Qua cơng trình này, tác giả chỉ rõ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người
toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có trên tất cả các mặt
đạo đức, trí tuệ, thể lực, tình cảm, năng lực nhận thức và hành động và tác giả đã đi
đến khẳng định: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người phát triển tồn
diện là đỉnh cao trong q trình phát triển của con người, là bước đi tất yếu của

nhân loại để giải phóng con người một cách triệt để nhất. Tuy nhiên, trong công

9


trình này chưa có sự gắn kết chặt chẽ, xun suốt từ học thuyết Mác đến tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngoài các cơng trình trên, các cơng trình, như “Quan điểm Hồ Chí Minh về
con người và bản chất con người” (2002) của tác giả Đặng Xuân Kỳ; “Cội nguồn
và bản chất tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” (1996) của tác giả Nguyễn Văn
Huyên; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người” (1997)
của tác giả Trần Thành và một số cơng trình của các tác giả khác đã góp phần làm
sáng tỏ sự kế thừa, phát triển học thuyết Mác trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt
Nam. Các cơng trình trên đây cũng xây dựng một số định hướng trên cơ sở vận
dụng, liên hệ với thực tiễn góp phần định hướng chiến lược phát triển con người
Việt Nam.
Ba là, nhóm các cơng trình nghiên cứu về sự phát triển con người tiếp cận
trên cơ sở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và đánh
giá về thực trạng phát triển con người Việt Nam, bao gồm:
“Một số vấn đề về phát triển con người ở Việt Nam” (1999) của tác giả
Edouard A.Wattez đã phân tích, chỉ ra tình trạng đói nghèo là thách thức cấp bách
nhất về phát triển con người ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những
thành tựu đạt được trong việc phát triển con người ở Việt Nam và đưa ra một số giải
pháp như tiếp tục cải cách kinh tế, xã hội là điều kiện để mở rộng cơ hội lựa chọn
giúp người dân thoát nghèo; “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001) của tác giả Phạm Minh Hạc. Trong tác phẩm này,
tác giả đã phân tích đặc điểm lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, sự tác động của khoa
học, cơng nghệ và phân tích thành tựu, kinh nghiệm của một số nước phát triển;
phân tích, làm rõ vai trị phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với việc
nghiên cứu con người; tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và quan điểm của Đảng

Cộng sản Việt Nam về phẩm chất của con người Việt Nam. Đồng thời, tác giả đưa
ra một số công cụ tiếp cận về phát triển con người như giá trị, hệ thống giá trị,
thước đo giá trị, định hướng giá trị. Tác giả cũng đánh giá kết quả nghiên cứu về
con người trong những năm cuối thế kỷ XX thơng qua việc phân tích một số trường
phái triết học phi mácxít, triết học tâm lý về con người như triết học duy vật máy

10


móc, triết học thực dụng, triết học nhân bản, thuyết hành vi, tâm lý học Phrớt. Đặc
biệt là cuốn sách đã tổng hợp các cơng trình nghiên cứu về con người trong thập kỷ
90 của thế kỷ XX và đánh giá cụ thể bằng việc đo đạc các chỉ số con người Việt
Nam, mức sống, tầm vóc và thể lực và phân tích một số chiến lược phát triển con
người. Về cơ bản, tác phẩm đã trình bày một cách khái quát lịch sử hình thành và
phát triển của ngành khoa học xã hội nghiên cứu con người trên thế giới và ở Việt
Nam, về chiến lược và chính sách nhằm phát triển toàn diện con người và nguồn
nhân lực Việt Nam những năm cuối của thế kỷ trước.
“Về phát triển tồn diện con người thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”
(2001) của tác giả Phạm Minh Hạc. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài
KHXH.04 (KHXH.04-04) giai đoạn 1996 - 2000 - “Phát triển văn hóa, xây dựng
con người trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nội dung cơ bản
của cuốn sách này là phân tích cơ sở khoa học của chiến lược phát triển toàn diện
con người Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000, đồng thời nêu lên một số định hướng
chiến lược và một số giải pháp nhằm xây dựng, phát triển con người Việt Nam về
mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ... Đặc biệt, cuốn sách đã cụ thể hóa trong một phạm
vi nhất định về mục tiêu đào tạo của nhà trường, chủ yếu ở hệ thống phổ thơng và
xây dựng chiến lược giáo dục tồn diện nhằm phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
“Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
(2002) của tác giả Nguyễn Thanh đã trình bày khái quát quan niệm của chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực; phân tích và làm rõ vai trị quyết
định của việc phát triển nguồn nhân lực đối với sự thành cơng của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả cũng đã chỉ rõ thực trạng nguồn nhân lực
ở nước ta hiện nay và phân tích một số định hướng trong việc phát triển nguồn nhân
lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; làm rõ vai trị của giáo
dục - đào tạo và khẳng định, giáo dục - đào tạo đóng vai trị quyết định trong chiến
lược phát triển con người.

11


Ngồi các cơng trình trên đây, cịn có một số cơng trình tiếp cận ở nhiều khía
cạnh và mục đích khác nhau, như “Vai trò của những điều kiện khách quan và nhân
tố chủ quan trong việc xây dựng con người mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam” - Luận án Phó tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thế Kiệt; “Một vấn đề
cần được quan tâm: Mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con
người” (1992) của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn; “Nguồn lực con người trong quá
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1995) của tác giả Phạm Ngọc Anh; “Các giá
trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” (1994 - 1996) của tác giả Phạm
Huy Lê và Vũ Minh Giang đồng chủ biên; “Mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và
yếu tố xã hội trong quá trình hình thành và phát triển con người” (1996) - Luận án
tiến sĩ của Vũ Tùng Hoa; “Mục tiêu con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” (1996) của tác giả Nguyễn Thanh; “Phát triển con
người Việt Nam toàn diện với tư cách là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (1997) của tác giả Đặng Hữu Toàn; “Đổi mới ở
Việt Nam. Một số vấn đề triết học về con người và xã hội” (1998) của tác giả Hồng
Chí Bảo; “Vấn đề xây dựng con người mới” (1998) của tác giả Phạm Như Cương;
“Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta” (1998) của tác giả Nguyễn Duy Quý; “Về phát triển văn hóa và xây

dựng con người thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2003); “Tâm lý người Việt
Nam đi vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những điều cần khắc phục” (2004) do
GS. Phạm Minh Hạc chủ biên; “Phát triển con người - thước đo nhân văn của tiến
bộ xã hội trong thời đại ngày nay và trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” (2005)
của tác giả Đặng Hữu Tồn,... Các cơng trình trên đây khơng hồn tồn tách rời học
thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển con người, song nội dung chính của các cơng trình này chủ yếu phân tích
vai trị, vị trí của con người, thực trạng con người Việt Nam và ít nhiều đưa ra một
số phương hướng hoặc giải pháp để phát triển con người Việt Nam.
Bốn là, ngồi các cơng trình nghiên cứu về phát triển con người tiếp cận
theo quan điểm mácxít, trong những năm gần đây, đã xuất hiện một số cách tiếp
cận mới theo phương pháp lượng hóa phát triển con người. Các cơng trình này ít
nhiều có giá trị nhất định giúp cho việc định hướng và điều chỉnh các chính sách ưu

12


tiên xã hội của các nhà quản lý và hoạch định chiến lược. Trong nhóm cơng trình
này, có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu sau:
“Phát triển con người từ quan niệm đến chiến lược và hành động” (1999)
của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia. Cuốn sách này đã tập hợp
một số bài viết, cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về khái
niệm, thực tiễn chiến lược phát triển con người, đồng thời đưa ra các công cụ phân
tích, đánh giá trình độ phát triển con người. Trong cuốn sách này có đề cập đến
cơng trình của Amartya Sen - người đã được nhận giải thưởng Noben năm 1999
nhờ những cơng trình nghiên cứu của ơng trong lĩnh vực đói nghèo và phát triển
con người.
“Phát triển con người Việt Nam 1999 - 2004 - Những thay đổi và xu hướng
chủ yếu” (2006) của Viện Khoa học xã hội Việt Nam với nội dung cơ bản là nêu lên
những thành tựu phát triển con người đã đạt được trong q trình đổi mới; phân tích

những xu thế chủ yếu trong phát triển con người Việt Nam giai đoạn 1999 - 2004.
Dựa trên cơ sở phân tích thành tựu và hạn chế, cuốn sách so sánh các chỉ số phát
triển con người (HDI), chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI) và chỉ số phát triển giới
(GDI) ở cấp tỉnh, quốc gia, vùng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cuốn
sách cũng tổng hợp những kết quả chính của chính sách phát triển con người Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, các tổ chức phi chính phủ cũng như Liên
hợp quốc đã có nhiều báo cáo tiếp cận trên các khía cạnh, như văn hố, giáo dục, y tế,
mơi trường, kinh tế, xố đói giảm nghèo. Phương pháp tiếp cận này đã góp phần định
hình một triết lý phát triển mới mà ưu điểm của nó là khắc phục được một số hạn chế
của các quan điểm tiếp cận trên phương diện tự nhiên, xã hội, tâm lý, đạo đức... Hệ
Báo cáo Phát triển con người của Liên Hợp Quốc là công trình đánh giá khá tồn
diện về sự phát triển con người trên thế giới, khu vực và quốc gia. Các chỉ số được đề
cập đến trong hệ báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc thực hiện từ năm
1990 đến nay là các cơng trình phản ánh có tính khái quát nhất về phát triển con
người từng khu vực và trên phạm vi thế giới. Bên cạnh các cơng trình trên đây, cịn
có một số cơng trình cơng bố ở địa phương, các luận văn, khoá luận viết về vấn đề
phát triển con người. Các cơng trình này chủ yếu gắn với địa phương hay một phương

13


diện nào đó mà chưa khái quát sự xuyên suốt quan điểm về phát triển con người từ
quan điểm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam.
Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua, việc
nghiên cứu con người nói chung và phát triển con người nói riêng đã được các nhà
nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Số lượng cơng trình ngày càng phong phú về thể loại,
đa dạng về cách tiếp cận, ngày càng có chiều sâu và có tính tích hợp cao. Điều này
đã thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội cũng như sự nhận thức ngày càng sâu sắc

hơn về vai trò của con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự quan tâm này
cũng thể hiện mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh tiến tới mục tiêu cuối cùng là phát triển cho con người và vì con người.
Hay nói cách khác, con người là mục tiêu cuối cùng của sự nghiệp cách mạng. Với
ý nghĩa đó, vấn đề phát triển con người cần tiếp tục được quan tâm, nghiên cứu
trong điều kiện và hoàn cảnh mới; cần tiếp tục làm rõ hơn tính cách mạng, tính khoa
học trong học thuyết Mác về phát triển con người, sự vận dụng trong tư tưởng Hồ
Chí Minh và sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc vận dụng học
thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới. Hơn nữa, theo sự vận
động, phát triển của lịch sử, của điều kiện kinh tế - xã hội cũng như mục tiêu của
cách mạng, những nhận thức của Đảng ta, nhân dân ta đã có nhiều điểm mới vừa
thể hiện tính khoa học, vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Theo đó, cần thiết phải
có sự hệ thống lại nền tảng triết lý của sự phát triển, đánh giá đúng thực trạng phát
triển con người Việt Nam hiện nay. Do vậy, đề tài “Quan điểm của C.Mác về phát
triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài mới mà khơng
có sự trùng lặp với các cơng trình đã được công bố.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển con người và chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong
quan niệm của C.Mác về bản chất con người để làm cơ sở phân tích quan điểm của
ơng về phát triển con người. Luận án phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
và phát triển con người trên cơ sở kế thừa, phát triển quan điểm của C.Mác về phát

14


triển con người để làm rõ tính xuyên suốt trong quan điểm, chiến lược phát triển
con người cũng như mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là giải phóng con người
trong tư tưởng của Người. Đặc biệt, luận án tập trung vào chiến lược phát triển con

người của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu
Mục tiêu của luận án là luận giải quan điểm của C.Mác về phát triển con
người và sự vận dụng quan điểm này ở Việt Nam trên phương diện lý luận cũng
như thực tiễn để trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm góp phần
phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
4.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, luận giải quan điểm của C.Mác về phát triển con người.
Hai là, phân tích sự vận dụng và phát triển quan điểm của C.Mác về phát
triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong chiến lược phát triển con người
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ba là, phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển con người
ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển
con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận án, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp, như phân tích tổng hợp, lịch sử - lơgíc, khái qt hố. Ngồi ra, còn kết hợp một số phương pháp,
như hệ thống hoá, đối chiếu, so sánh... để làm rõ vấn đề mà luận án đề cập đến.

15



6. Đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa của luận án
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
Thứ nhất, trên cơ sở luận giải và làm rõ quan điểm của C.Mác về phát triển
con người, luận án góp phần chỉ ra và khẳng định ý nghĩa thời đại và giá trị vận
dụng quan điểm đó trong phát triển con người ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, luận án góp phần khẳng định sự vận dụng sáng tạo quan điểm của
C.Mác về phát triển con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong chiến lược phát
triển con người Việt Nam hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, luận án góp phần làm rõ những vấn đề hiện đang được đặt ra đối với
việc phát triển con người ở Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát
triển con người Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, thực hiện mục
tiêu giải phóng con người.
6.2. Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận, ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần
làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu một số
chuyên đề của chuyên ngành triết học về phát triển con người; làm cơ sở phương
pháp luận cho một số ngành khoa học xã hội khác đi vào nghiên cứu về con người.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng như
một tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chiến lược phát triển con người ở Việt
Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận án bao gồm 3 chương, 7 tiết.

16



Chƣơng 1
QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI

1.1. Quan niệm duy vật của C.Mác về con ngƣời với tƣ cách cơ sở nền
tảng để xây dựng quan điểm về phát triển con ngƣời
1.1.1. Quan niệm của C.Mác về con người và bản chất con người
Lịch sử phát triển của loài người, theo quan điểm của C.Mác, là sự thay thế
hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn do sự
vận động của xã hội. Trong đó, con người với tư cách là chủ thể của xã hội đóng vai
trị quyết định và là động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển đó. Con người vừa là
sản phẩm của tự nhiên, vừa là chủ thể cải tạo, thay đổi giới tự nhiên nhằm thoả mãn
nhu cầu của mình, và như vậy, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá
trình nhận thức. Con người với tư cách một thực thể sinh học - xã hội, có ý thức
mới, có năng lực để nhận thức được bản chất, quy luật vận động của giới tự nhiên
và cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu của mình. Qua đó, con người cũng tự nhận
thức, tự cải biến mình trong thực tiễn. C.Mác đã dự đốn, khoa học tự nhiên bao
hàm trong nó khoa học về con người và khoa học về con người bao hàm trong nó
các khoa học tự nhiên - tất cả sẽ trở thành một khoa học.
Trong tiến trình phát triển lịch sử tư tưởng nhân loại, con người và bản chất
con người, mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và xã hội, vai trò chủ thể
lịch sử của con người và vấn đề phát triển con người là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học. Mỗi ngành khoa học lại tiếp cận trên một phương diện khác
nhau. Khoa học tự nhiên thường tiếp cận nghiên cứu con người từ bản thể sinh học,
cấu trúc của con người. Trong khi đó, các ngành khoa học xã hội lại tiếp cận từ lĩnh
vực tinh thần - một lĩnh vực phản ánh rõ nét và mang đậm tính người. Hai khoa học
này tiếp cận trên hai khía cạnh khác nhau đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề
trong việc khám phá bản chất của con người.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là bản chất con người là gì, con người có vai trị
như thế nào trong đời sống tự nhiên cũng như xã hội và đối với chính lịch sử phát


17


triển của mình thì khơng phải là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội có thể trả
lời được một cách đầy đủ và có tính thuyết phục.
Trên cơ sở quan niệm duy vật biện chứng, C.Mác đã đi tìm cội nguồn, gốc rễ
của vấn đề này. Và khi, C.Mác xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, ông đã tạo
ra bước ngoặt vĩ đại trong quan niệm về con người, bản chất con người và về mối
quan hệ con người với giới tự nhiên và xã hội. Với cách tiếp cận này, C.Mác đã
từng bước lý giải bản chất cũng như vai trò của con người đối với sự phát triển của
lịch sử. Đó là:
Thứ nhất, tồn tại người là sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên tự nó
và cái tự nhiên được sáng tạo bởi con người, giữa thực thể tự nhiên và thực thể xã
hội, giữa cái xã hội và cái cá nhân, giữa bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của
con người.
Trong học thuyết Mác về con người, tồn tại người là một quan niệm có tính
nền tảng mà từ đó, C.Mác đã đưa ra những luận điểm, quan điểm, tư tưởng duy vật
biện chứng về bản chất con người, mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội, vai trò
chủ thể sáng tạo lịch sử của con người và giải phóng con người. Xuất phát từ lập
trường duy vật biện chứng, trên cơ sở phê phán một cách có luận cứ khoa học quan
niệm của các nhà triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phê phán quan niệm duy tâm của
Hêghen coi con người chỉ là sự hiện thân của "ý niệm tuyệt đối" và quan niệm duy
vật siêu hình của Phoiơbắc coi con người như một thực thể tự nhiên thuần tuý,
C.Mác đã đưa ra một quan niệm độc đáo, đúng đắn và khoa học về tồn tại người khi
khẳng định con người là một thực thể sinh học - xã hội. Khi chỉ rõ những sai lầm về
phương diện khoa học trong quan niệm tôn giáo về tồn tại người - quan niệm coi
tồn tại người là "một tồn tại siêu nhân", một tồn tại ngồi con người và trên con
người, "trong tính hiện thực ảo tưởng" của con người ở thế giới bên kia, C.Mác đã
chỉ rõ "con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngồi thế
giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội", "gốc rễ của con

người chính là bản thân con người" [84, tr. 580], "người là sinh vật tối cao đối với
con người" [84, tr. 581], "bản thân con người là bản chất tối cao của con người" [84,
tr. 569]. Khi phê phán quan niệm duy tâm - tư biện về con người. C.Mác cho rằng,

18


những khái niệm trừu tượng, tư biện, những "ý niệm tuyệt đối" chẳng qua chỉ là sự
xuyên tạc mang tính tư tưởng hệ bản chất thực sự của con người. Rằng, để tìm ra
bản chất đích thực của con người và nhận thức đúng đắn đời sống hiện thực, người
ta không cần đến những khái niệm trừu tượng, tư biện ấy, mà cần phải nghiên cứu
một cách cụ thể đời sống sinh hoạt hiện thực của con người và chỉ bằng cách này
mới có thể lý giải được sự tồn tại của con người trong thế giới. C.Mác cho rằng, bản
thân đời sống sinh hoạt của con người vốn đã mang tính hiện thực, hoạt động cơ
bản của con người là hoạt động sản xuất vật chất của những cá nhân nắm quyền làm
chủ các lực lượng sản xuất nhất định, hoạt động trong khuôn khổ của những "quan
hệ giao tiếp" nhất định. Các khái niệm, dẫu có là khái niệm trừu tượng, tư biện thì
theo C.Mác, chúng cũng vẫn chỉ là những khái niệm phản ánh đời sống sinh hoạt
hiện thực, phản ánh hoạt động sản xuất vật chất của con người và tất yếu, chúng
phải mang tính khách quan, mang tính hiện thực. Do vậy, khi xem xét con người và
sự tồn tại của nó trong thế giới, cần phải chấm dứt những bàn luận chung chung,
trừu tượng về con người, phải xuất phát từ chính con người với tư cách "cá nhân
kinh nghiệm", từ những cá nhân mà trong đời sống sinh hoạt, trong mọi hoạt động
của họ đều luôn dựa vào những tiền đề hiện thực và trong những điều kiện thực tiễn
xác định. Đồng thời, phải xem xét hoạt động của con người trong tính quy định cụ
thể của nó, tức là trong tổng thể các lực lượng sản xuất, các quan hệ sản xuất, cũng
như các hình thức tổ chức xã hội của con người.
Từ quan niệm đó, C.Mác cho rằng, giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại một
cách hiện thực đối với con người và là đối tượng cho hoạt động của con người.
Song trong mọi hoạt động của mình, con người bao giờ cũng xuất phát từ những

nhu cầu của bản thân mình và đây cũng chính là cái tạo nên tính đặc thù cho sự vận
động lịch sử của đời sống sinh hoạt hiện thực của con người, cũng như cho việc
nhận thức vận động ấy. Và, khi phân tích đời sống sinh hoạt hiện thực của con
người trong xã hội tư bản trên cơ sở xem xét xã hội này với tính cách là một hệ
thống xã hội đặc thù, được đặc trưng bởi một sự phát triển nhất định của lực lượng
sản xuất và của các quan hệ sản xuất tương ứng, C.Mác đã phát hiện ra những đặc
trưng phổ biến trong đời sống sinh hoạt xã hội của con người. Trong xã hội tư bản,

19


những đặc trưng phổ biến ấy, theo C.Mác, đã đạt tới trình độ phát triển cao và nhờ
vậy, cơ sở hiện thực của tồn tại người đã trở nên rõ ràng.
Xem xét tồn tại người bằng việc xác định tiền đề đầu tiên cho mọi sự tồn tại
của con người và do đó, cũng là tiền đề đầu tiên của lịch sử nhân loại là con người
phải có khả năng sống rồi mới có thể "làm ra lịch sử", mà để sống được, trước hết
con người phải sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình bằng cách tác
động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, C.Mác cho rằng, đặc tính hiện thực của con
người hay con người tồn tại hiện thực, tồn tại một cách khách quan chính là con
người tồn tại trong hoạt động thực tiễn của nó, là "những cá nhân hiện thực, là hoạt
động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ
thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra" [86, tr. 28 29], là "những con người, khơng phải những con người ở trong một tình trạng biệt
lập và cố định tưởng tượng mà là những con người trong quá trình phát triển - quá
trình phát triển hiện thực và có thể thấy được bằng kinh nghiệm - của họ dưới
những điều kiện nhất định" [86, tr. 38]. Và do vậy, theo C.Mác, tính hiện thực của
bản chất con người cũng được thể hiện trước hết ở chỗ, con người tồn tại thực, hiển
nhiên, cảm tính - con người tồn tại trong tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, giới
tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. C.Mác viết: "Con người là một sinh vật có
tính lồi... con người đối xử với bản thân mình như với một lồi hiện đang sống,...
như với một thực thể phổ biến và do đó là một thực thể tự do" [96, tr. 134]. Và, "về

mặt thể xác thì ở con người cũng như ở con vật, đời sống có tính lồi là ở chỗ con
người (cũng như con vật) sống bằng giới tự nhiên vô cơ", "giới tự nhiên là tư liệu
sinh sống trực tiếp đối với con người...là vật liệu, đối tượng và công cụ của hoạt
động sinh sống của con người". Giới tự nhiên với tư cách đó "là thân thể vơ cơ của
con người", thân thể mà với nó, "con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên
giao tiếp để tồn tại". Cả đời sống thể xác lẫn đời sống tinh thần của con người đều
gắn liền với giới tự nhiên. Và điều đó chẳng qua chỉ có nghĩa là "giới tự nhiên gắn
liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên" [96,
tr. 134 - 135].

20


Như vậy, rõ ràng là, trong quan niệm của C.Mác, sự tồn tại của con người
bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện tự nhiên nhất định, và hơn thế nữa, con
người tồn tại với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên, con
người là một bộ phận của giới tự nhiên, "thực vật, động vật, đá, khơng khí, ánh
sáng", v.v. cũng là "một bộ phận của ý thức con người,..., là giới tự nhiên tinh thần
vô cơ của con người" [96, tr. 135]. Sự tồn tại của con người trong tự nhiên là tồn tại
hiện thực, tồn tại với phương thức đặc thù của nó. Phương thức hoạt động sống hoạt động để tồn tại - của con người khác hoàn toàn với phương thức hoạt động sinh
tồn của vật. Hoạt động sinh tồn của con vật hồn tồn mang tính bản năng, vì sự tồn
tại thể xác và duy trì nịi giống. Hoạt động sinh tồn của con người thì khác, là hoạt
động của một "sinh vật có tính lồi có ý thức", là hoạt động bản chất của con người
- hoạt động sản xuất vật chất. Trong hoạt động sinh tồn của mình, "con vật chỉ sản
xuất ra bản thân nó, cịn con người thì tái sản xuất ra tồn bộ giới tự nhiên; sản
phẩm của con vật trực tiếp gắn với cơ thể thể xác của nó, cịn con người thì đối diện
một cách tự do với sản phẩm của mình" [96, tr. 137]. Hơn thế nữa, việc tái sản xuất
ra toàn bộ giới tự nhiên của con người không chỉ nhằm giải quyết những nhu cầu
vật chất, mà cịn vì những nhu cầu tinh thần. Về điểm này, C.Mác chỉ rõ, con vật
đồng nhất một cách trực tiếp với hoạt động sinh sống của nó; nó khơng tự phân biệt

với hoạt động sinh sống ấy của nó; "Nó là hoạt động sinh sống ấy. Cịn con người
thì làm cho bản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và
của ý thức của mình". Và do vậy, "hoạt động sinh sống của con người là hoạt động
sinh sống có ý thức", là "hoạt động tự do". Bản thân hoạt động sản xuất vật chất,
"bản thân hoạt động sinh sống, bản thân đời sống sản xuất" của con người "chỉ là
một phương tiện" mà nó sử dụng để thoả mãn "nhu cầu duy trì sự sinh tồn thể xác"
của mình. Song, đời sống sản xuất ấy của con người là "đời sống có tính chất lồi",
"đời sống đẻ ra đời sống" nên tính chất của hoạt động sinh sống của con người "bao
hàm toàn bộ tính chất của một chủng nhất định, tính lồi của nó" và do vậy, "hoạt
động tự do, có ý thức chính là tính chất lồi của con người" [96, tr. 136 - 137].
Hoạt động sinh tồn của con người là hoạt động mang bản chất người, hoạt
động của một "sinh vật có tính lồi có ý thức". Song, sự tồn tại của con người, theo
C.Mác, bắt nguồn không phải từ tinh thần, từ "ý niệm tuyệt đối", không phải từ sự

21


×