Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

(Luận án tiến sĩ) vai trò của quốc hội trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

TRẦN THỊ MAI

VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

TRẦN THỊ MAI

VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 62 31 02 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. GS.TSKH. Phan Xuân Sơn


2. PGS.TS. Trần Kim Đỉnh

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực, có căn cứ khoa học, đƣợc trích dẫn từ
nguồn tƣ liệu tin cậy. Những kết luận khoa học của luận án là chính xác, chƣa
từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Thị Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................... 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án..................................... 9
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ........................ 9
5. Đóng góp mới của luận án…………………………………………… 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án …………………………… 11
7. Kết cấu của luận án ………………………………………………….. 12
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ............................................................................................................ 13
1.1. Những nghiên cứu về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền; lý luận và
thực tiễn về Quốc hội trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ………....13
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng vai trò của Quốc hội Việt Nam
trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ……………… 30

1.3. Những nghiên cứu về quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp phát
huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam ………………………………………………….. 36
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề
luận án sẽ giải quyết ……………………………………………………. 40
1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài …………….. 40
1.4.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết …………………….. 43
Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………...44
Chƣơng 2: VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ
NƢỚC PHÁP QUYỀN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ………………46

1


2.1. Quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền và đặc trƣng của Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ……………………………………………46
2.1.1. Một số quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền trong lịch sử……….46
2.1.2. Đặc trƣng của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam……………………………………………………………………….52
2.2. Những nội dung cơ bản trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam ……………………………………………………………..58
2.3. Vị trí, vai trị của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ……………………………………………67
2.3.1. Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất, cơ quan đại biểu
cao nhất của tồn dân ……………………………………………………68
2.3.2. Vai trị của Quốc hội trong xây dựng hệ thống pháp luật ……….70
2.3.3. Vai trò của Quốc hội trong quyết định những vấn đề quan trọng
của đất nƣớc ……………………………………………………………...76
2.3.4. Vai trò của Quốc hội trong thực hiện quyền lực nhà nƣớc là thống
nhất có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nƣớc

trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp …………78
2.3.5. Vai trò của Quốc hội với thực hiện các công ƣớc, hiệp ƣớc, hiệp
định, các cam kết quốc tế ………………………………………………..82
2.4. Những nhân tố tác động đến vai trò của Quốc hội trong xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam …………………...84
2.4.1. Các nhân tố trong nƣớc …………………………………………...84
2.4.2. Các nhân tố quốc tế ……………………………………………….88
Tiểu kết chƣơng 2 ………………………………………………………..91
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI
TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM (2001 - 2018) …………………………………..93

2


3.1. Quốc hội trong thực hiện vai trò đại biểu cao nhất của toàn dân….93
3.1.1. Bầu cử đại biểu Quốc hội - một hình thức ủy quyền của Nhân
dân………………………………………………………………………...93
3.1.2. Đại biểu Quốc hội với việc phản ánh và thực hiện quyền, lợi ích, ý
chí của Nhân dân........…………………………………………………. 96
3.2. Thực trạng vai trò của Quốc hội trong xây dựng hệ thống pháp luật
theo yêu cầu của quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam ……………………………………………………….103
3.3. Thực trạng vai trò của Quốc hội Việt Nam trong quyết định những
vấn đề quan trọng của đất nƣớc ...……………………………………. 111
3.4. Thực trạng vai trò của Quốc hội Việt Nam trong thống nhất, phân
cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực nhà nƣớc ................................ 114
3.4.1. Quốc hội với việc thống nhất, phân công, phối hợp các cơ quan
nhà nƣớc trong thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp ........ 114
3.4.2. Quốc hội với việc kiểm soát quyền lực trong thực thi quyền lực

nhà nƣớc ............................................................................................. 119
3.5. Thực trạng vai trò của Quốc hội với việc thực hiện các công ƣớc,
hiệp ƣớc, hiệp định, các cam kết quốc tế .......................................... 129
3.6. Một số vấn đề đặt ra đối với vai trò của Quốc hội trong xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ............. 132
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................... 137
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
HUY VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .... 139
4.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng phát huy vai trò của Quốc hội trong xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ............ 139
4.1.1. Quan điểm ................................................................................. 139

3


4.1.2. Phƣơng hƣớng ........................................................................... 142
4.2. Giải pháp phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ............................................................... 147
4.2.1. Đổi mới hoạt động bầu cử ......................................................... 147
4.2.2. Đổi mới nhận thức về đại biểu Quốc hội, tăng số lƣợng đại biểu
chuyên trách ........................................................................................ 148
4.2.3. Nâng cao chất lƣợng hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội
Việt Nam ............................................................................................. 150
4.2.4. Chế định rõ việc thống nhất, phân công, phối hợp các cơ quan nhà nƣớc
trong thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp; tăng cƣờng vai trò của
Quốc hội trong thực thi quyền lập pháp ……………………………… ...... 154
4.2.5. Nâng cao vai trị của Quốc hội với việc kiểm sốt quyền lực trong
thực thi quyền lực nhà nƣớc ................................................................ 155
4.2.6. Nâng cao vai trị của Quốc hội trong thực hiện các cơng ƣớc, hiệp

ƣớc, hiệp định, các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu của quá trình xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ................... 165
Tiểu kết chƣơng 4 ............................................................................... 168
KẾT LUẬN ......................................................................................... 170
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................. 173
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 174

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ( Association of
South East Asian Nations)

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

NNPQ

Nhà nƣớc pháp quyền


NXB

Nhà xuất bản

WTO

Tổ

chức Thƣơng

mại

Organization)
XHCN

Xã hội chủ nghĩa

5

thế

giới

(World

Trade


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhà nƣớc pháp quyền (NNPQ) là nhà nƣớc mà chủ thể quyền lực thuộc
về Nhân dân, luật pháp của NNPQ phản ánh và bảo vệ các quyền con ngƣời,
quyền công dân, quyền các cộng đồng và quyền của dân tộc. Sự ra đời, phát triển
của NNPQ phản ánh xu thế tiến bộ chung của nhân loại và ngày càng thể hiện
vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội. Trong NNPQ, các cơ quan
quyền lực nhà nƣớc đƣợc tổ chức hợp lý, thống nhất, phối hợp và kiểm soát
trong thực thi quyền lực nhà nƣớc nhằm tránh sự chuyên quyền và lạm quyền.
Tính khách quan, giá trị phổ biến cũng nhƣ vai trò của NNPQ đã và đang thể
hiện ngày càng rõ trong thực tiễn chính trị thế giới.
Ở Việt Nam, quá trình hình thành nhận thức, chủ trƣơng, tổ chức thực
hiện xây dựng NNPQ trải qua nhiều giai đoạn. Từ năm 1991, chủ trƣơng “xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền” lần đầu tiên đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam đề
cập tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ Hai khóa VII. Đến Hội
nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII tháng 1 năm 1994, cùng với các Đại hội VIII,
IX, X, XI, XII, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xác định: “xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và làm rõ thêm nhiều nội dung mới. Luận
điểm quan trọng này lần đầu tiên đã đƣợc thể chế hóa thành quy định tại điều
2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001):
Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất
cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa
các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tƣ pháp [68, tr. 67].
6


Đến Hiến pháp năm 2013, những nội dung này tiếp tục đƣợc khẳng
định, đồng thời bổ sung luận điểm quan trọng về “kiểm soát quyền lực” giữa

các cơ quan nhà nƣớc trong NNPQ XHCN.
Để xây dựng NNPQ cần phải có đầy đủ luật và luật tốt, các cơ quan
nhà nƣớc phải thực hiện đƣợc sự phân cơng và kiểm sốt quyền lực trong
thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp; phải tạo đƣợc một trạng
thái xã hội tốt; phải có một trật tự pháp quyền năng động, linh hoạt để có
thể đáp ứng đƣợc những biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội. Với
tính chất của NNPQ, để có thể xây dựng thành cơng NNPQ với những
nhiệm vụ cơ bản nêu trên, vai trò của Quốc hội rất quan trọng. Đặc biệt,
với tƣ cách là cơ quan đại biểu cao nhất của toàn dân, cơ quan quyền lực
nhà nƣớc cao nhất của nƣớc CHXHCN Việt Nam, Quốc hội thực hiện
quyền lực nhà nƣớc trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nƣớc khác và
với chính mình. Quốc hội cũng là nơi để Nhân dân vừa học vừa thực hành
dân chủ.
Trong những nhiệm kỳ qua ở nƣớc ta, việc xây dựng và phát huy vai
trò của Quốc hội một cách hiệu quả phù hợp với quá trình xây dựng NNPQ
XHCN đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, có thể thấy trên
tất cả các bình diện, chúng ta còn nhiều yếu kém trong việc đáp ứng các yêu
cầu của một NNPQ. Năng lực làm luật của Quốc hội còn hạn chế, luật pháp
chƣa đủ để điều chỉnh các hành vi của Nhà nƣớc và xã hội, chất lƣợng hệ
thống pháp luật cịn thấp, tính khả thi của luật còn chƣa cao và xung đột pháp
luật còn nhiều. Quốc hội nƣớc ta trong những nhiệm kỳ gần đây đã có những
tiến bộ ấn tƣợng, nhƣng vẫn cịn hoạt động hình thức, thiếu chun nghiệp,
thực hiện vai trò đại diện, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc,
giám sát tối cao còn lúng túng, chƣa thực sự hiệu quả.
Việc nghiên cứu về chức năng, vai trị của Quốc hội nói chung, vai trị
của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam nói riêng đã có khá
7


nhiều cơng trình đề cập đến. Tuy nhiên, trƣớc u cầu của sự nghiệp đổi mới,

yêu cầu xây dựng một nền dân chủ XHCN, yêu cầu của hội nhập quốc tế, tác
động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và theo tinh thần của Hiến
pháp năm 2013, đòi hỏi cần có những nghiên cứu mới nhằm làm rõ hơn vai
trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN để đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu phát triển đất nƣớc trong thiên niên kỷ mới.
Với những lý do nhƣ trên, tác giả đã chọn đề tài: “Vai trò của Quốc
hội trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của Quốc hội trong
xây dựng NNPQ, thực trạng thực hiện vai trò của Quốc hội Việt Nam trong
xây dựng NNPQ XHCN, luận án đề xuất những quan điểm, phƣơng hƣớng,
giải pháp nhằm phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN
ở Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để hồn thành mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
+ Làm rõ những vấn đề lý luận về NNPQ, NNPQ XHCN và về vai trò
của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam.
+ Nghiên cứu, làm rõ thực trạng thực hiện vai trò của Quốc hội Việt
Nam trong xây dựng NNPQ XHCN từ năm 2001 đến năm 2018.
+ Đề xuất những quan điểm, phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm phát huy
vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.

8


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của
Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Luận án tập trung làm rõ vai trò của Quốc hội
Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN trên các nội dung nhƣ: Quốc hội
trong thực hiện vai trò đại biểu cao nhất của tồn dân; vai trị của Quốc hội
trong xây dựng hệ thống pháp luật, trong quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nƣớc, trong thống nhất, phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền
lực nhà nƣớc và trong thực hiện các công ƣớc, hiệp ƣớc, hiệp định, các cam
kết quốc tế.
+ Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu vai trò của Quốc hội trong
xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam.
+ Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu vai trò của Quốc hội Việt
Nam trong xây dựng NNPQ XHCN từ năm 2001 (lần đầu tiên luận điểm về
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân đƣợc thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001)) đến năm 2018.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu:
Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh; quan điểm, đƣờng lối của Đảng và phƣơng pháp luận chính trị học.
Ngồi ra, luận án cũng thực hiện trên cơ sở các lý thuyết chính trị học
về nhà nƣớc và pháp quyền, về quyền lập pháp và cơ quan lập pháp, về dân
chủ đại diện.

9


- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án:

Để hoàn thành luận án, tác giả luận án đã sử dụng các phƣơng pháp cụ thể
nhƣ: Phƣơng pháp logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê….
Việc sử dụng phƣơng pháp logic với mục đích là để tìm ra bản chất, tính
tất yếu, quy luật của sự vật, hiện tƣợng thơng qua hình thức lý luận trừu tƣợng
và khái quát. Với việc sử dụng phƣơng pháp logic, luận án đã nghiên cứu
những lý thuyết về NNPQ, NNPQ XHCN để khái quát lên những đặc trƣng
cơ bản của NNPQ XHCN Việt Nam; nghiên cứu quá trình xây dựng NNPQ
XHCN Việt Nam để khái quát thành những đặc trƣng của NNPQ XHCN ở
Việt Nam; nghiên cứu thực trạng hoạt động của Quốc hội để luận giải, khái
quát một cách sâu sắc những ƣu điểm, hạn chế trong hoạt động của Quốc hội
trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, phƣơng pháp
logic giúp luận án khái quát những vấn đề lý luận về NNPQ, NNPQ XHCN;
khái quát những ƣu điểm và hạn chế trong hoạt động của Quốc hội, từ đó thấy
đƣợc vai trị của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN.
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc hiểu là phƣơng pháp miêu tả tiến trình phát
triển của các hiện tƣợng, sự kiện lịch sử với những tính chất cụ thể của chúng.
Mục đích khi sử dụng phƣơng pháp này là nhằm thể hiện cái lịch sử với tính
cụ thể, tính hiện thực, tính sinh động của sự vật, hiện tƣợng. Từ đó có cơ sở
để nắm cái logic đƣợc sâu sắc, đúng đắn hơn. Với việc sử dụng phƣơng pháp
lịch sử, luận án đã tìm hiểu những hoạt động cụ thể của Quốc hội Việt Nam từ
năm 2001 đến 2018 để thấy đƣợc vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ
XHCN nhƣ: Hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động quyết định những vấn
đề quan trọng của đất nƣớc về kinh tế, chính trị, xã hội, hoạt động giám sát,
hoạt động thực hiện các cam kết quốc tế…. Sự kết hợp giữa phƣơng pháp
logic và lịch sử giúp tác giả luận án khái quát những vai trò của Quốc hội Việt
Nam trong xây dựng NNPQ XHCN hiện nay.

10



Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng trong luận án để phân
tích, tìm hiểu các số liệu, tổng hợp những vấn đề lý luận về NNPQ, NNPQ
XHCN, về lý luận và thực tiễn hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Từ đó, chỉ rõ
những vai trị cơ bản của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN
hiện nay.
Bằng việc sử dụng phƣơng pháp so sánh, luận án đã so sánh các giai đoạn
hoạt động của Quốc hội. Từ đó, luận án khái qt những mặt tích cực, ƣu điểm
và cả những hạn chế trong quá trình Quốc hội Việt Nam thực hiện vai trị của
mình qua các giai đoạn khác nhau.
Với việc sử dụng phƣơng pháp thống kê, luận án đã tìm hiểu, thống kê các
tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án, thống kê những số liệu để
minh chứng cho vai trò của Quốc hội qua các giai đoạn, từ đó, làm tăng tính
khoa học, tính tin cậy của những nghiên cứu trong luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về NNPQ, NNPQ
XHCN.
- Luận án góp phần hệ thống hóa và luận giải những vấn đề về vai trò
của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện vai trị của Quốc hội, luận
án góp phần làm rõ những ƣu điểm và hạn chế của Quốc hội Việt Nam trong
xây dựng NNPQ XHCN từ năm 2001 đến năm 2018.
- Từ việc phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng thực hiện vai trị
của Quốc hội Việt Nam, luận án góp phần làm rõ quan điểm, phƣơng hƣớng
và giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy vai trò của Quốc hội trong xây
dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Qua việc phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về
NNPQ, vai trò của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam,
11



luận án góp phần làm rõ những đặc trƣng của NNPQ XHCN theo tinh thần
Hiến pháp 2013. Đặc biệt, luận án góp phần làm rõ một cách có hệ thống vai
trò của Quốc hội Việt Nam trong xây dựng NNPQ XHCN.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Luận án góp phần cung cấp những luận điểm phục vụ cho quá trình
nghiên cứu, giảng dạy lý luận về NNPQ, về vai trò của Quốc hội. Đồng thời,
luận án sau khi hồn thiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ quá
trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập lý luận về NNPQ, về chức năng, vai trò
của Quốc hội trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam.
+ Những đề xuất về phƣơng hƣớng, giải pháp đƣợc phân tích và trình
bày trong luận án có thể để tham khảo trong hoạt động thực tiễn hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận án đƣợc trình bày theo 4 chƣơng 16 tiết.

12


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong bộ máy của Nhà nƣớc ta, Quốc hội chiếm vị trí, vai trị đặc biệt
quan trọng. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội quyết định chủ yếu đến sự
phát triển của đất nƣớc, sự thành công của xây dựng NNPQ XHCN trong bối
cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Với tầm quan trọng đặc biệt đó, vai trị của Quốc
hội đã trở thành một vấn đề luôn đƣợc sự quan tâm của các nhà khoa học và
giới nghiên cứu. Các tác giả, các nhà nghiên cứu đã phân tích, luận giải, khái
quát, đánh giá hoạt động của Quốc hội dƣới nhiều góc độ, nhiều hƣớng tiếp
cận khác nhau.
1.1. Những nghiên cứu về xây dựng Nhà nước pháp quyền; lý luận

và thực tiễn về Quốc hội trong xây dựng Nhà nước pháp quyền
Liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng NNPQ đã
có nhiều nghiên cứu của các cá nhân và tập thể tác giả dƣới dạng bài viết,
sách chuyên khảo, tạp chí đề cập tới.
Cuốn sách Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân,
do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn của GS.VS.Nguyễn Duy Quý,
PGS.TS.Nguyễn Tất Viễn (đồng chủ biên); NXB Chính trị quốc gia, 2010, đã
đề cập đến tổng thể các vấn đề lịch sử tƣ tƣởng, lý luận và thực tiễn của quá
trình xây dựng NNPQ trên thế giới nói chung và NNPQ XHCN ở Việt Nam
nói riêng. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nƣớc, pháp luật, vai
trò của pháp luật, pháp chế XHCN, đƣợc coi là nền tảng cho việc xây dựng
NNPQ ở các nƣớc XHCN sau này. Các tác giả cũng dành sự chú ý nghiên cứu
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà
nƣớc và NNPQ. Nói về NNPQ Việt Nam, đóng góp có thể nói là khá sớm của
các tác giả là ở chỗ đã trình bày khái niệm, phân tích những đặc trƣng cơ bản
và chức năng của NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân. Cơng trình này là
13


đã nêu lên bảy đặc trƣng cơ bản của NNPQ XHCN Việt Nam, trong đó có hai
đặc trƣng mà theo tác giả luận án đây là hai đặc trƣng mới so với các cơng
trình cùng nghiên cứu về NNPQ XHCN ở cùng thời gian đó là:
Trách nhiệm qua lại giữa nhà nƣớc và công dân là mối quan hệ chủ đạo
trong xã hội, thể hiện vai trò của một nhà nƣớc “phục vụ”, đồng thời
thể hiện trách nhiệm của công dân trƣớc nhà nƣớc và xã hội; Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn với một xã hội dân sự định
hƣớng xã hội chủ nghĩa. [110, tr. 167 - 171].
Những phân tích này đã giúp tác giả luận án củng cố thêm căn cứ để
xác định nội hàm của NNPQ XHCN Việt Nam. Những giải pháp mà cuốn
sách đề xuất nhƣ: Đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc; đổi

mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với NNPQ XHCN; xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện pháp luật có hiệu quả... là những nội
dung có giá trị tham khảo đối với luận án.
Cuốn sách sách chuyên khảo Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam của tác giả Đào Trí Úc (chủ biên); NXB Chính trị quốc
gia, 2005 đã nghiên cứu, tìm hiểu về NNPQ, xây dựng NNPQ XHCN nhƣ:
Cơ sở lý luận, vấn đề dân chủ, nhân quyền, cải cách hành chính, cải cách tƣ
pháp, tăng cƣờng pháp chế XHCN. Tác giả đã phân tích, luận giải những tiền
đề cơ bản cho q trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. Đồng thời
khẳng định, do đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quá trình
xây dựng NNPQ XHCN phải vƣợt qua nhiều trở ngại, khó khăn, chịu sự chi
phối của những yếu tố về lịch sử, kinh tế, văn hóa…. Vì vậy, cần thiết phải có
những phƣơng hƣớng, biện pháp thích hợp để có thể xây dựng thành cơng
NNPQ XHCN ở Việt Nam.
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa:
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ mới,
NXB Chính trị quốc gia, 2006, bên cạnh chỉ ra tính tất yếu của quá trình xây
14


dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, các tác giả đã nêu và phân tích những
phƣơng hƣớng để xây dựng NNPQ nhƣ: Đổi mới hoạt động lập pháp của
Quốc hội; hoạt động hành pháp của Chính phủ; tổ chức và hoạt động của các
cơ quan tƣ pháp; mối quan hệ giữa ba cơ quan nhà nƣớc.
Cuốn sách Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, NXB
Lý luận chính trị, 2007 đã phân tích, luận giải những vấn đề cơ sở lý luận và
thực tiễn về Đảng lãnh đạo nhà nƣớc trong điều kiện xây dựng NNPQ. Đặc
biệt, tác giả đã phân tích vấn đề có tính ngun tắc trong q trình Đảng lãnh
đạo Nhà nƣớc trong điều kiện xây dựng NNPQ ở Việt Nam: Nhà nƣớc và

cơng dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật; Đảng và cán bộ, đảng
viên phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời,
tác giả cũng đã phân tích những định hƣớng cơ bản, thực trạng, những giải
pháp chủ yếu để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc trong
xây dựng NNPQ XHCN ở nƣớc ta hiện nay.
Tác giả Lê Minh Quân với cuốn Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp
ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 đã khái quát lịch sử tƣ
tƣởng về NNPQ trong mối quan hệ với sự phát triển của xã hội. Đồng thời,
tác giả đã phân tích và chỉ ra tính tất yếu của việc xây dựng NNPQ XHCN ở
Việt Nam hiện nay trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Để xây dựng NNPQ
XHCN ở Việt Nam hiện nay, tác giả cũng đã nêu và phân tích một số phƣơng
hƣớng cơ bản nhƣ: Tăng cƣờng dân chủ XHCN; đổi mới và nâng cao hiệu
quả quản lý của Nhà nƣớc; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật….
Cùng đề cập đến nội dung nhƣ: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển
học thuyết NNPQ; khẳng định giá trị phổ biến của học thuyết NNPQ; phân tích
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về NNPQ; khái niệm, những đặc trƣng cơ bản và chức
15


năng của NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân và các yếu tố quy định, chi phối
đến quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam có các cơng trình: Xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn của tác giả Nguyễn Văn Niên, NXB Chính trị quốc gia, 1996; Tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam của tác giả
Lý Thị Bích Hồng (chủ biên), NXB Lao động, 2003; Cơ sở lý luận và thực tiễn
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân của tác giả Trần Hậu Thành, NXB Lý luận chính trị, 2005; Một số
vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta của tác giả

Trần Thành, NXB Chính trị quốc gia, 2009.
NNPQ là vấn đề có tính thời sự, có tầm quan trọng đặc biệt, vì vậy đã
có nhiều luận án, luận văn lựa chọn chủ đề này làm đề tài nghiên cứu. Luận
án tiến sĩ triết học Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam của tác giả Đào Ngọc Tuấn mã số 5.01.02 năm 2002 tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã phân tích luận giải tính logic
của sự hình thành và phát triển khái niệm NNPQ; chỉ ra tính phổ biến về đặc
trƣng của NNPQ:
“1. Tính tối cao của pháp luật; 2. Cơ chế phân công quyền lực trong sự
chế ƣớc lẫn nhau: hành pháp, lập pháp, tƣ pháp; 3. Sự hiện diện của
một nền dân chủ; 4. Nhân quyền; 5. Năng lực giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa các điều ƣớc quốc tế và luật quốc tế; năng lực làm tƣơng
thích giữa luật nội địa với luật quốc tế [129, tr. 8].
Những đặc thù của NNPQ Việt Nam (1. đặc thù về truyền thống văn
hóa: tinh thần yêu nƣớc, văn hóa làng xã, tính cách ngƣời Việt; 2. Đặc thù về
kinh tế - xã hội (đặc thù nổi trội nhất là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
giai đoạn tƣ bản chủ nghĩa; 3. Đặc thù về chính trị (xây dựng NNPQ do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo). Đồng thời, tác giả đề xuất những giải pháp kết
hợp giữa tính đặc thù và tính phổ biến trong xây dựng NNPQ ở Việt Nam
16


nhƣ: 1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nƣớc; 2. Chuyển
dịch cơ cấu nhà nƣớc theo các giá trị phổ biến của NNPQ (cơ chế phân cơng
quyền lực nhà nƣớc, về Quốc hội, Chính phủ và hệ thống tƣ pháp); 3. Từng
bƣớc xây dựng xã hội công dân.
Một số luận án cũng đề cập đến những nội dung về NNPQ, xây dựng
NNPQ XHCN ở Việt Nam nhƣ: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006,
Luận án tiến sĩ Lịch sử, mã số 62.22.56.01 của tác giả Hồ Xuân Quang, Hà

Nội, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2008; Quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước với việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, mã số
62.22.80.05 của tác giả Trần Ngọc Liêu, Hà Nội, 2009, Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Triết
học mã số 62.22.80.05 của tác giả Hoàng Thị Hạnh tại Học viện Khoa học xã
hội năm 2013.
Nhiều bài viết đăng trên các tạp chí trong thời gian qua cũng đã đề cập
đến vấn đề NNPQ. Tiêu biểu là: Sự hình thành và phát triển quan điểm Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Đảng ta trong thời kỳ đổi
mới của tác giả Trần Thái Dƣơng, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số
2(202)/2005, tr. 7, 11, 23; Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của tác giả Lê Hữu Nghĩa, số 15, tr. 12 - 17, Tạp chí
Cộng sản, năm 2004; Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của tác giả Tô Huy Rứa, Tạp chí Cộng sản, năm
2005, số 22, tr. 23 - 27; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tác giả Hồ Xn Quang, Tạp
chí Lịch sử Đảng, 2008.

17


Trong những năm gần đây, đặc biệt khi Hiến pháp 2013 ra đời và có
hiệu lực, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về NNPQ, NNPQ XHCN, tiêu
biểu là các cơng trình nhƣ:
Hội đồng Lý luận Trung ƣơng (2015), Xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, NXB
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. Cơng trình là tập hợp các bài viết, bài phát
biểu của tập thể tác giả Đinh Thế Huynh, Trần Ngọc Đƣờng, Lƣu Kỳ Bảo, Lý

Tuyết Cần, Đinh Xn Thảo. Đây là cơng trình tổng hợp các vấn đề về kinh
nghiệm xây dựng NNPQ, NNPQ XHCN của Việt Nam và Trung Quốc. Các
tác giả đã tập trung phân tích những điều kiện, tiền đề, những đặc thù trong
xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. Các tác giả cũng chỉ ra những yêu cầu,
những vấn đề cơ bản trong xây dựng NNPQ XHCN nhƣ: Về xây dựng luật,
xây dựng Đảng, xây dựng Chính phủ, Tịa án….
Tác giả Trần Ngọc Đƣờng chủ biên cuốn Một số vấn đề về phân cơng,
phối hợp và kiểm sốt quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2015. Bên cạnh
việc phân tích những vấn đề lý luận về phân cơng, phối hợp và kiểm sốt
quyền lực trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, tác giả đã tập trung nêu
và phân tích thực trạng của q trình phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền
lực trong xây dựng NNPQ XHCN ở nƣớc ta hiện nay. Tác giả đã chỉ ra những
ƣu điểm và hạn chế cũng nhƣ chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu trong khi
thực hiện phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực trong xây dựng NNPQ
XHCN. Từ đó, tác giả cũng đã nêu lên những phƣơng hƣớng để xây dựng và
hoàn thiện sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực trong xây dựng
NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Ngồi ra cịn có các cơng trình của các tác giả nhƣ: Hồng Thị Ngọc
Loan (2015), Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường - Vấn đề và giải pháp,
18


NXB Tƣ pháp, Hà Nội; Phạm Minh Tuấn, Hoàng Thị Ngọc Loan (2015), Xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Quan điểm và nhận thức, NXB
Tƣ pháp, Hà Nội; Hoàng Thị Hạnh (2016), Xây dựng Nhà nước pháp quyền
trong điều kiện đặc thù ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Những
điểm mới trong Hiến pháp 2013 về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, của
PGS.TS. Đinh Xuân Lý, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2015, tr 30 - 34; Vũ

Trọng Lâm (2017), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2018), Cơ chế pháp lý kiểm soát
quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
Nhìn chung, những cơng trình kể trên của các tác giả về NNPQ, NNPQ
XHCN đã đƣợc nghiên cứu một cách khá toàn diện, phong phú, từ quan điểm
của các nhà kinh điển cho đến thực trạng xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam
với sự lãnh đạo của Đảng. Nhiều cơng trình, bài viết đã luận giải, đƣa ra
những kiến nghị, giải pháp đảm bảo cho việc xây dựng thành công NNPQ
XHCN. Với những nội dung trên, những cơng trình nghiên cứu đƣợc tổng
quan ở mục này đã cung cấp những cơ sở khoa học tin cậy cho việc nghiên
cứu về vấn đề xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốc hội Việt Nam
trong xây dựng NNPQ XHCN cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu với
nhiều nội dung khác nhau.
Một là, các cơng trình nghiên cứu luận giải những khái niệm cơ bản
trong cơ cấu, tổ chức, hoạt động của Quốc hội nhƣ: Khái niệm hoạt động lập
pháp, hoạt động giám sát, cơ chế giám sát của Quốc hội; tiêu chí đánh giá
chất lƣợng hoạt động lập pháp, giám sát của Quốc hội; những yếu tố khách
quan và chủ quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của Quốc hội….

19


Cuốn sách Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái niệm của tác
giả Nguyễn Sĩ Dũng, đƣợc NXB Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản vào
tháng 8 năm 2017 đã phân tích về cơ sở lý luận, những khái niệm trong hoạt
động của Quốc hội. Tác giả đã nêu lên nhiều khái niệm cơ bản nhƣ: 1. Quốc
hội trong khung khái niệm của việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc; 2. Đại

diện nhƣ một chức năng; 3. Chức năng lập pháp; 4. Chức năng giám sát; 5.
Hƣớng đến một Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp. Bên cạnh việc thay đổi
nội hàm các khái niệm, một loạt các thuật ngữ, các khái niệm chƣa từng có
ở nền kinh tế tập trung đƣợc trình bày trong cuốn này đó là: Quy trình lập
pháp, các quy tắc đề xuất ý kiến của các đại biểu, khi nào đề xuất của
ngƣời đại biểu đƣợc Quốc hội đƣa vào chƣơng trình làm việc, khi nào thì
khơng.... Tất cả những quy tắc đó đƣợc gọi là Luật Nghị viện, cho đến nay
vẫn chƣa có ở Việt Nam. Tác giả đã đƣa ra những quan điểm, những giải
thích độc đáo, sáng tạo. Đặc biệt, tác giả đã đƣa ra sáng kiến khắc phục
những hạn chế trong hoạt động của Quốc hội hiện nay bằng cách đƣa ra
cách thành lập đơn vị bầu cử thốt ly khỏi đơn vị hành chính địa
phƣơng. Với những nội dung mà cuốn sách bàn tới, giúp chúng ta có thể
hiểu sâu hơn về bản chất và q trình chuyển dịch của Quốc hội Việt Nam;
vai trò giám sát của Quốc hội trong vận hành bộ máy nhà nƣớc; hay khái
niệm “đại diện” của các đại biểu Quốc hội đối với các thành phần trong xã
hội.... Cuốn sách đã có những đóng góp sâu sắc đối với việc nhận thức vị
trí, vai trị của Quốc hội Việt Nam.
Trên cơ sở tập hợp các bài viết đƣợc đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp trong 5 năm (2000 - 2005), cơng trình Quốc hội Việt Nam - những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Văn phòng Quốc hội, NXB Tƣ pháp, Hà Nội, 2005 tập
trung vào các vấn đề về quá trình đổi mới của Quốc hội trên phƣơng diện lý
luận và thực tiễn. Cơng trình đã đƣa ra nhiều luận điểm khoa học và bài học
thực tiễn góp phần vào quá trình đổi mới của Quốc hội, đặc biệt trong các dịp
20


sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ban hành Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 và các
nghị quyết của Quốc hội về Quy chế hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của
Quốc hội. Nhiều vấn đề nêu lên trong cơng trình này đƣợc chấp nhận, đƣợc
hiện thực hóa bằng mơ hình tổ chức và quy trình hoạt động mới của Quốc hội.

Nhiều vấn đề đã và đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu để vận dụng vào quá trình
xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
Cùng đi sâu phân tích, luận giải trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn
về cơ cấu tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu
của thời kỳ đổi mới có Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Cơ cấu tổ chức và phương
thức hoạt động của Quốc hội trong thời kỳ đổi mới đất nước” do tác giả
Nguyễn Văn Thuận làm chủ nhiệm đề tài, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội,
(2000 - 2004) và cuốn sách Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi
mới của PGS.TS. Phan Trung Lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Các
tác giả đã phân tích, chứng minh tổ chức Quốc hội Việt Nam là sự thể hiện
đúng đắn tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc. Đồng thời, các tác giả đi sâu
phân tích địa vị pháp lý của Quốc hội trong cơ chế quyền lực nhà nƣớc. Các
cơng trình đã cung cấp một cách chi tiết những vấn đề về lý luận và thực tiễn
trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội Việt Nam.
Sách Quốc hội Việt Nam - 60 năm hình thành và phát triển, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, là cơng trình tập hợp gần 50 bài phát
biểu, các bài tham luận tại Hội thảo Quốc hội Việt Nam - 60 năm hình
thành và phát triển. Các bài viết trong cuốn sách đã nêu bật đƣợc ý nghĩa
và những bài học kinh nghiệm về sự ra đời, hoạt động của Quốc hội; q
trình phát triển của Quốc hội; vai trị, vị trí và những vấn đề đang tồn tại
đối với tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.
Luận án Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương
thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Thanh
Vân (bảo vệ năm 2003) chuyên ngành Lý luận Nhà nƣớc và pháp quyền,
21


mã số: 5.05.01, đã tập trung vào các nội dung nhƣ: 1) Nghiên cứu tổ chức
quyền lực nhà nƣớc, vị trí, tính chất của Quốc hội, đƣa ra các khái niệm về
cơ cấu tổ chức, phƣơng thức hoạt động, vai trò của Quốc hội trong các hoạt

động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc;
2) Phân tích, hệ thống hóa những giá trị lịch sử thông qua thực tiễn cơ cấu
tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Quốc hội; 3) Trên cơ sở những lý
luận và thực tiễn, cơng trình đã nêu lên những đánh giá, những giải pháp
nhằm phục vụ trực tiếp cho q trình đổi mới và hồn thiện cơ cấu tổ chức
và hoạt động của Quốc hội Việt Nam hiện nay. Cơng trình đã có đóng góp
quan trọng trong việc xây dựng các khái niệm về cơ cấu tổ chức, phƣơng
thức hoạt động của Quốc hội. Từ đó, luận án chỉ ra những đặc điểm riêng
trong phƣơng thức hoạt động của Quốc hội Việt Nam hiện nay nhƣ:
Phƣơng thức hoạt động của Quốc hội nƣớc ta xuất phát từ đặc điểm của hệ
thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; phƣơng thức hoạt
động của Quốc hội dựa trên nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc là thống nhất
có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp; phƣơng thức hoạt động của
Quốc hội phụ thuộc và chi phối bởi nguyên tắc tập trung dân chủ, là
nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong quá trình tổ chức và hoạt động của nhà
nƣớc ta; phƣơng thức hoạt động của Quốc hội xuất phát từ chính bản thân
vị trí, tính chất của Quốc hội trong điều kiện hình thức tổ chức nhà nƣớc
đơn nhất và Quốc hội hoạt động không thƣờng xuyên; phƣơng thức hoạt
động của Quốc hội còn phụ thuộc vào những điều kiện đặc thù của nƣớc ta:
Trƣớc đây phải trải qua các cuộc chiến tranh liên miên và ngày nay đang
trong giai đoạn xây dựng và củng cố nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng
XHCN.
Hai là, các cơng trình nghiên cứu cho thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt
động của Quốc hội, quá trình phát triển cả về tổ chức và hoạt động của Quốc
22


×