Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quan điểm quân sự của võ nguyên giáp trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.37 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***

PHAN TRẮC THÀNH ĐỘNG

QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ CỦA VÕ NGUYÊN GIÁP
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945-1954)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2018
0


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***

PHAN TRẮC THÀNH ĐỘNG

QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ CỦA VÕ NGUYÊN GIÁP
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945 - 1954)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Đình Lê



Hà Nội – 2018
1


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Nguyễn Đình Lê. Các số liệu, tài liệu sử dụng
trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung
Luận văn này của mình.

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2018
Tác giả

Phan Trắc Thành Động

2


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, quan tâm giúp
đỡ và góp ý nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngồi đơn vị.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa và
các thầy, cô trong Khoa Lịch sử đã tạo điều kiện tốt nhất và tận tình giảng dạy,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành tốt khố học này.
Tơi xin cảm ơn Đảng ủy, Thủ trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Ban

Sau Đại học, Bộ môn Lịch sử Tư tưởng quân sự, các đồng nghiệp đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình được học tập, cơng tác và hồn
thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Đình Lê. Người thầy
đã ln tận tình, chu đáo hướng dẫn, chỉ bảo và động viên kịp thời giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè
đã ln động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự thơng cảm cùng những nhận xét,
góp ý quý báu của các thầy, cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2018
Tác giả

Phan Trắc Thành Động

3


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................

3

1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................

3


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................................

5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................

11

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..............................................................

12

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu..............................................

12

6. Đóng góp của luận văn................................................................................

13

7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................

14

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ CỦA
VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP (1945-1954)...............................................................................................................

15


Xuất phát từ truyền thống quê hƣơng, gia đình và năng lực bản thân.

15

1.1.1. Truyền thống quê hương......................................................................

15

1.1.2. Truyền thống gia đình và năng lực bản thân......................................

18

1.1.

1.2.

Xuất phát từ truyền thống quân sự của dân tộc và tinh hoa quân
sự của nhân loại....................................................................................

21

1.2.1. Truyền thống quân sự của dân tộc.......................................................

21

1.2.2. Tinh hoa quân sự thế giới.....................................................................

23

1.3.


Xuất phát từ đƣờng lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam và
tƣ tƣởng quân sự Hồ Chí Minh...........................................................

24

1.3.1. Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam...............................

24

1.3.2. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh...........................................................

29

Tiểu kết Chƣơng 1................................................................................

32

CHƢƠNG 2: QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ VÕ NGUYÊN GIÁP (1945-1949)

33

2.1. Những hoạt động quân sự chủ yếu của Võ Nguyên Giáp (1945-1949)...

33

4


2.1.1. Tham gia chỉ đạo kháng chiến, đánh bại chiến lược “đánh nhanh,

thắng nhanh” của thực dân Pháp (1945- 1947)....................................

33

2.1.2 . Cùng Bộ Tổng tư lệnh phát triển chiến tranh du kích, tiến lên vận
động chiến, đưa cuộc kháng chiến bước sang thời kỳ mới (1948-1949)..

45

2.2. Nội dung quan điểm quân sự chủ yếu của Võ Nguyên Giáp (1945-1949)

48

2.2.1. Quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến
tranh nhân dân........................................................................................

48

2.2.2. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân và phát huy vai
trò chiến lược của từng lực lượng........................................................

52

2.2.3. Phát động chiến tranh du kích, khéo kết hợp giữa chiến tranh du
kích và chiến tranh chính quy...............................................................

56

2.2.4. Phương châm “đại đội độc lập - tiểu đoàn tập trung” – nét đặc sắc
trong tư duy quân sự Võ Nguyên Giáp.................................................


62

Tiểu kết Chƣơng 2................................................................................

64

CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ VÕ NGUYÊN GIÁP (1950-1954)

66

3.1. Những hoạt động quân sự chủ yếu của Võ Nguyên Giáp (1950-1954)

66

3.2. Nội dung quan điểm quân sự chủ yếu của Võ Nguyên Giáp (1950-1954)

80

3.2.1. Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến cơng, đẩy mạnh chiến tranh
nhân dân, phát huy có hiệu quả từng hình thức tác chiến, chiến
tranh thích hợp .......................................................................................

80

3.2.2. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân phát triển theo
hướng chính quy....................................................................................

84


2.2.3. Sáng tạo, phát huy có hiệu quả nghệ thuật quân sự của chiến tranh
nhân dân Việt Nam giành thắng lợi quyết định...................................

88

Tiểu kết Chƣơng 3................................................................................

95

KẾT LUẬN......................................................................................................

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................

101

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà quân sự kiệt xuất của dân tộc, một
danh tướng mang tầm vóc huyền thoại trong lịch sử chiến tranh cách mạng Việt
Nam và lịch sử quân sự thế giới. Trong hơn 30 năm trên cương vị Tổng Tư lệnh
Quân đội nhân dân Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương, tài năng, năng lực
chỉ đạo thực tiễn và những đóng góp to lớn về lý luận của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp trên lĩnh vực quân sự là một trong những nhân tố nổi bật, quan trọng góp
phần tạo nên thắng lợi vĩ đại của quân đội và nhân dân Việt Nam trong hai cuộc
kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Theo Từ điển bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam: Tư tưởng quân sự là
hệ thống quan điểm, luận điểm của cá nhân, giai cấp, chính đảng về quân sự và
các vấn đề liên quan đến Quân sự như: quan hệ giữa chiến tranh và chính trị,
chiến tranh và hịa bình, chính trị với qn sự, xây dựng lực lượng vũ trang, xây
dựng quốc phòng và tiến hành chiến tranh, tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật quân sự,
xây dựng căn cứ địa và hậu phương chiến tranh...; một bộ phận của hệ tư tưởng,
cơ sở tư tưởng của học thuyết qn sự. Tư tưởng qn sự có tính giai cấp, chịu
ảnh hưởng sâu sắc của những điều kiện lịch sử, địa lí, kinh tế, văn hóa của dân
tộc và thời đại; đồng thời kế thừa tinh hoa tư tưởng quân sự của dân tộc và nhân
loại. Tư tưởng quân sự của cá nhân khi được giai cấp, chính đảng chấp nhận sẽ
trở thành một bộ phận cấu thành của đường lối quân sự, chính sách quân sự...
Theo định nghĩa của từ điển thì: Quan điểm là điểm xuất phát quy định
phương hướng suy nghĩ, cách xem xét và hiểu các hiện tượng, các vấn đề: Quan
điểm giai cấp, quan điểm yêu nước, quan điểm quân sự...
Như vậy có thể hiểu Quan điểm quân sự thể hiện suy nghĩ, ý kiến, chính
kiến, của cá nhân, tập thể giai cấp, nhà nước về các vấn đề quân sự và các vấn đề
liên quan đến quân sự như: quan hệ giữa chiến tranh và chính trị, chiến tranh và
hịa bình, chính trị với quân sự, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quốc

6


phòng và tiến hành chiến tranh, tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật quân sự, xây dựng
căn cứ địa và hậu phương chiến tranh...
Quan điểm, sự nghiệp quân sự, phẩm chất đạo đức, tài năng và bản lĩnh
của Võ Nguyên Giáp được hình thành bởi nhiều yếu tố. Nhưng chính năng lực,
tư duy và thực tiễn hoạt động cách mạng là những nhân tố quan trọng hình thành
nên tư duy quân sự Võ Nguyên Giáp. Qua quá trình phấn đấu và tôi rèn trong
thực tiễn đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp đã tổ chức và xây dựng Quân đội nhân dân

Việt Nam không ngừng lớn mạnh, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực
hiện thắng lợi cuộc trường chính đánh thắng hai tên đế quốc đầu sỏ là thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã hoàn thiện và hình thành những quan điểm, luận điểm về khởi
nghĩa vũ trang, chiến tranh nhân dân và về xây dựng lực lượng vũ trang, quân
đội nhân dân và nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng, xây dựng nền
quốc phịng tồn dân…
Cuộc đời, sự nghiệp qn sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với
từng bước trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam, gắn với những sự kiện
lịch sử tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Những luận điểm, quan
điểm quân sự của Võ Nguyên Giáp đặc biệt là trong thời kỳ cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) khơng chỉ được thể hiện trong các
tác phẩm, bài nói, bài viết mà cịn được phản ánh hết sức tồn diện, cụ thể và rõ
nét thông qua những chỉ đạo chiến lược, chiến dịch của Đại tướng trên thực tế
chiến trường.
Với những giá trị đó, trong điều kiện hiện nay khi tình hình thế giới, khu
vực cịn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn
định, khó lường; nguy cơ đe dọa hịa bình, ổn định, chủ quyền quốc gia dân tộc
vẫn tồn tại, việc tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thân thế, cuộc đời và sự nghiệp quân
sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng như việc tiếp tục nghiên cứu những giá

7


trị lý luận, thực tiễn của hệ thống quan điểm, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là vấn đề rất
cần thiết và cấp bách.
Với ý nghĩa đó, chúng tơi lựa chọn “Quan điểm quân sự của Võ Nguyên
Giáp trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)” làm đề tài luận văn.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là Tổng Tư lệnh - Người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, cuộc
đời, sự nghiệp và những chức tác của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) thu hút nhiều sự quan tâm nghiên
cứu của giới sử gia trong nước và các học giả nước người.
2.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Với các cơng trình xuất bản trong nước, tiêu biểu trong các tác phẩm
nghiên cứu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải kể đến Võ Nguyên Giáp trong
cuộc trường chinh thế kỷ của tác giả Trần Thái Bình, Nhà xuất bản Văn hóa Sài
Gịn, 2007. Cuốn sách được viết dưới dạng tiểu sử một cách tồn diện khơng chỉ
giới hạn ở trong binh nghiệp. Tuy vậy phần luận giải về sự nghiệp quân sự của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tác giả chưa đi sâu, luận giải ở góc độ tiếp cận là
những quan điểm, tư tưởng quân sự lớn của Đại tướng. Cùng với đó là tác phẩm
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh của tác giả Trần
Trọng Trung, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010. Nội dung cuốn sách được
tác giả tập trung trình bày dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực hiện cuộc trường chinh đánh
thắng hai đế quốc sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sách Đại tướng Võ
Nguyên Giáp thời trẻ của tác giả Phạm Hồng Cư, Nhà xuất bản Thanh Niên,
2009. Trung tướng Phạm Hồng Cư cùng sự cộng tác của Đặng Bích Hà - phu
nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã dày cơng tìm hiểu, dựa vào các nguồn
tư liệu lịch sử đặc biệt là các bức thư của gia đình Đại tướng - những kỷ vật quý

8


báu đã được lưu giữ hơn nửa thế kỷ - đã phác họa lại một quãng đời của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp - tuổi thơ và thời trai trẻ với những tư liệu chân thực và
xúc động - qua đó, tác giả mong được góp thêm tư liệu về cuộc đời của Đại
tướng - người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam; Đại tướng Võ Nguyên

Giáp - Danh tướng thế kỷ XX qua tư liệu nước ngoài của dịch giả Nguyễn Văn
Sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2011. Bằng việc chắt lọc một số tác phẩm
tiêu biểu của các nhà sử học phương tây đã nghiên cứu một cách khách quan, chân
thực, cơng phu, tồn diện và sâu sắc, nói lên tình cảm và sự kính phục đối với Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, qua đó người đọc có được cái nhìn khá tồn diện, tổng
thể về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Hai con
người làm nên huyền thoại của tác giả Phạm Hưng, Nhà xuất bản Đồng Nai,
2011. Sách khái lược về tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Đại tướng của
những trận đánh lớn. Giới thiệu những mẫu chuyện kể của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nhật lệnh,thư, lệnh động viên của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp; Những bức ảnh lịch sử về Bác Hồ và Đại tướng Võ
Nguyên Giáp; Võ Nguyên Giáp người lính vì dân, vị tướng của hịa bình của
Hồng Nghĩa Khánh, Hoàng Minh Thảo, Nhà xuất bản Lao động, 2009. Cuốn
sách giới thiệu những bài viết, bài nói chuyện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
qua các thời kỳ và ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cuốn Võ Nguyên Giáp vị tướng vì hịa bình, người học trị xuất sắc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhớ về một con người huyền thoại, người anh cả của
Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng của nhân dân của nhóm tác giả Lê
Trung Kiên, Vũ Hoa Tươi chủ biên, Nhà xuất bảnThời đại, 2013. Cuốn sách khái
lược tiểu sử và những nhận xét đánh giá của chính khách, nhà nghiên cứu, các vị
lãnh đạo trong và ngoài nước về Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tập hợp những bài
viết của Đại tướng, những mẫu chuyện kể của Đại tướng về Chủ tịch Hồ Chí
Minh; những bài viết về Đại tướng.

9


Tác giả Nguyễn Thành viết tác phẩm Hoạt động báo chí của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, 2005. Cuốn sách giới thiệu về

cuộc đời hoạt động báo chí sơi nổi và phong phú của Đại tướng cũng như những
đóng góp to lớn của ơng đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam. Những bài
báo của Đại tướng được tập hợp thành một hệ thống tác phẩm đồ sộ, có giá trị về
nhiều mặt.
Sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp khoa học, giáo dục và đào
tạo của nhiều tác giả, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, 2014. Cuốn sách có một
phần tuyển tập một số bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về khoa học, giáo
dục và đào tạo; một phần tuyển tập một số bài viết về Đại tướng Võ Nguyên
Giáp của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà khoa học, nhà giáo, nhà sử học...
Cuốn sách Võ Nguyên Giáp vị Tướng huyền thoại, Nhà xuất bản Thông
Tấn, 2013. Cuốn sách là tập hợp những tư liệu quý về quê hương Quảng Bình
của Đại tướng, những bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh quân
đội, các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa, nhà văn, nhà báo trong nước và nước
ngoài, của đồng bào chiến sỹ và kiều bào về vị Tổng Tư Lệnh người Anh cả của
các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ, về Đại tướng của nhân dân.
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Người Anh Cả của Quân đội nhân
dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2010. Nội dung cuốn sách là tập
hợp các bài viết riêng lẻ của các tác giả nhằm đề cập, phân tích nhiều điều, nhiều
góc cạnh về Võ Nguyên Giáp trong đó khẳng định: Võ Nguyên Giáp là người
cộng sản kiên trung, vị tổng tư lệnh lỗi lạc, văn võ song tồn, có công lao to lớn
đối với dân tộc, với đất nước, là một con người có nhân cách lớn, vị tướng tồn
năng, có cơng lao to lớn trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thư quân;
tổ chức chiến tranh và chỉ huy tác chiến xuất sắc, góp phần xây dựng nên học
thuyết quân sự và nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo, giải quyết thành công
đáp án một nước đất không rộng, người không đông, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu
vẫn có thể đánh thắng kẻ thù xâm lược dù chúng giàu mạnh và hiện đại đến mấy.

10



Năm 2011, Nhà xuất bản Thanh niên đã xuất bản bộ sách Võ Nguyên Giáp vị tướng “văn đức quán nhân tâm” của nhóm nhiều tác giả sưu tầm, tuyển chọn.
Bộ sách gồm 9 cuốn: “Hỏi đáp về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp”; “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một trí tuệ thuyết phục”; “Đại
tướng Võ Nguyên Giáp với nụ cười hiều hậu trong đời thường”; “Đại tướng Võ
Ngun Giáp qua góc nhìn báo chí”; “Đại tướng Võ Ngun Giáp qua góc nhìn
của người nước ngồi”; “Đại tướng Võ Ngun Giáp qua góc nhìn của trí thức
và văn nghệ sĩ”; “Từ tuyển tập nhật ký 50 năm tìm về”; “Võ Nguyên Giáp - Vị
tướng của hịa bình”; “Đại tướng Võ Ngun Giáp - Một con người viết hoa
hoàn hảo”. Bộ sách mang lại cho bạn đọc những tư liệu q, những góc nhìn
chân thực và những câu chuyện cảm động về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ngồi ra cịn các cuốn sách ảnh như: Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên
Giáp của tác giả Trần Mạnh Thường biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin,
2011. Sách ảnh tập hợp gần 500 bức ảnh tư liệu quý, giới thiệu khá đầy đủ về
thân thế, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo chủ đề: Quê hương, tuổi
trẻ và cách mạng; Cuốn sách đã phác họa một cách khái quát, chân thực về cuộc
đời xuyên qua hai thế kỷ và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp - vị tướng tài ba được nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ngưỡng
mộ; Sách Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp của nhiều tác giả, Nhà xuất
bản Truyền thông, 2014. Đây là một cuốn sách ảnh vô cùng quý giá về cuộc đời
và sự nghiệp của vị Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Với gần 300 bức ảnh trắng
đen và ảnh màu, một biên niên sử về cuộc đời và sự nghiệp của vị Đại tướng
nhân dân. Ngồi ra cịn một số tác phẩm tiêu biểu như: Đại tướng Võ Nguyên
Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ của tác giả Phạm Gia Đức, Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, 2004; Võ Nguyên Giáp - Hào khí trăm năm của tác giả Trần
Thái Bình, Nhà xuất bản Trẻ, 2011; Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chân dung một
huyền thoại, Nhà xuất bản Đồng Nai, 2013; Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tư lệnh
của các Tư lệnh, Chính ủy của các Chính ủy của tác giả Vũ Trọng Đại (chủ

11



biên), Nhà xuất bản Thế giới, 2013; Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những chiến
công chấn động địa cầu do Nhà xuất bản Thời đại, 2014…
2.2. Cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài
Tên tuổi Võ Nguyên Giáp được ghi đậm trong các từ điển bách khoa của
cả hai nước đã từng đem quân xâm lược Việt Nam với những lời đánh giá rất
trân trọng mà khơng hề có sự thiên vị.
Đại bách khoa toàn thư Pháp (xuất bản 1987) viết: “Là người tổ chức
Quân đội nhân dân Việt Nam, ông Võ Nguyên Giáp đã thực hiện thành công một
sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự mácxít kết hợp nhuần nhuyễn với
truyền thống kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc và vận dụng khôn khéo
vào những điều kiện của một quốc gia tương đối hẹp” [73, tr. 51]. Cuốn Bách
khoa tồn thư qn sự, Bộ Quốc phịng Mỹ (1993) đã nhận xét: “Tài thao lược
của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần
nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt
về cơng nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các
quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng
từng một thời là thầy giáo dạy sử. Ông là hình ảnh rực sáng, là tượng đài sừng
sững trong lịng cán bộ, chiến sĩ, những người đào hào trong chiến dịch Điện
Biên Phủ, những người đã xẻ dọc Trường Sơn, đào địa đạo Củ Chi đánh Mỹ”.
Ngồi ra cịn có một số tác phẩm tiêu biểu viết về Đại tướng Võ Nguyên
Giáp được xuất bản ở nước ngoài như: Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh
Đông Dương của Peter Macdonald được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất
bản, 2004. Trong cuốn Tướng Giáp qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương, Peter
Mac Donald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh đã đánh giá:
“Từ năm 1944 đến 1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu
và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những vị thống soái lớn của mọi
thời đại. Với hơn 30 năm làm Tổng Tư lệnh và 50 năm tham gia chính sự ở cấp
cao nhất, ơng tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của


12


chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ơng trong việc kết hợp chiến
tranh du kích với chiến tranh chính quy, sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có”.
Cuốn Chiến thắng bằng mọi giá: Thiên tài quân sự Việt Nam - Đại tướng
Võ Nguyên Giáp, (1996) của Cecil. Currey. Bằng nhãn quan của một giáo sư
Lịch sử quân sự trường Đại học Nam Florida tại Hoa Kỳ, với quá trình hơn 30
năm giảng dạy và nghiên cứu lịch sử quân sự Mỹ và thế giới, Currey đã đánh
giá: “Tướng Giáp là một trong những vị tướng tài năng nhất của thế kỷ XX, một
chuyên gia vĩ đại nhất của chiến tranh nhân dân. Trải qua năm tháng, tướng Giáp
không những là một huyền thoại mà là một thiên tài quân sự duy nhất của thế kỷ
XX và là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của mọi thời đại” [78, tr. 21].
Ngay trong lời mở đầu cuốn sách, Currey đã khẳng định một cách chắc chắn:
“Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự. Trong suốt sự nghiệp của mình, ơng
vạch ra chiến lược, chiến thuật và nghệ thuật quân sự đã giúp đất nước ông chiến
thắng những kẻ thù mạnh nhất. Nghiên cứu những hồn cảnh, yếu tố nào đã giúp
ơng bộc lộ, phát triển tài năng hiếm có ấy chính là chủ đề của cuốn sách này”[78,
tr. 21]. Cuối cùng Currey đánh giá: “Những thử thách mà Tướng Giáp phải vượt
qua đã khiến ông trở thành bậc thầy chiến lược, chiến thuật và nghệ thuật quân
sự... Tướng Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân...”
[78, tr. 21]. Cuốn sách đã được dịch và xuất bản ở Trung Quốc, Anh, Braxin và
nhiều nước khác.
Võ Nguyên Giáp hay cuộc chiến tranh nhân dân của nhà nghiên cứu
người Pháp gốc Việt Gerard Le Quang, Nhà xuất bản Thế giới và Công ty sách
Thái Hà, 2014. Tác giả người Pháp gốc Việt đã nhận định Võ Nguyên Giáp “là
người sáng lập Quân đội nhân dân, ông là người đề ra chiến lược, chiến thuật
chắc chắn và đánh dấu nghệ thuật qn sự độc đáo của Việt Nam”... Ngồi ra
cịn có một số tác phẩm khác như: “Võ Nguyên Giáp - Một cuộc đời” của giáo sư
sử học người Pháp Alain Ruscio do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật


13


xuất bản năm 2011; “Võ Nguyên Giáp” của nhà nghiên cứu người Pháp Georges
Boudarel do Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2012.
Như vậy, qua tìm hiểu có thể thấy các tác phẩm viết về Đại tướng - Tổng
Tư lệnh Võ Nguyên Giáp chủ yếu tồn tại dưới hai dang: Thứ nhất là tập hợp các bài
nói, bài viết của các nguyên thủ quốc gia, nhà chính trị, nhà văn, nhà báo, nhà
nghiên cứu, nhà sử học... và những bài viết của Đại tướng về các vấn đề mà nội
dung cuốn sách có đề cập; thứ hai là các tác phẩm thể hiện dưới dạng cơng trình
nghiên cứu khoa học, nghiên cứu một cách cách toàn diện cuộc đời, sự nghiệp của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp hoặc nghiên cứu chuyên sâu một vấn đề cụ thể về Đại
tướng. Trong đó, có nhiều tài liệu nghiên cứu rất sơ lược khơng thể hiện được tồn
bộ cống hiến của Đại tướng và tư liệu chủ yếu là tập hợp từ nguồn báo chí cũng
khơng mang tính chất nghiên cứu, chỉ là sự giới thiệu khái lược về cuộc đời của Đại
tướng chủ yếu trong hai cuộc chiến tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Cũng có
những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về một giai đoạn trong cuộc đời hoặc một
lĩnh vực cụ thể trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Võ Nguyên Giáp.
Tuy vậy, có thể thấy, dù nghiên cứu tổng thể cuộc đời hay một giai đoạn,
một vấn đề về Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì các tác phẩm nói chung vẫn chưa
đi sâu tìm hiểu cặn kẽ về sự nghiệp quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
dưới dạng những quan điểm, luận điểm về quân sự một cách rõ ràng. Nói cách
khác, trong các cơng trình nghiên cứu trước, chưa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách đầy đủ, toàn diện về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp quân sự của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp dưới dạng thức là những mệnh đề, luận điểm, quan điểm
hay tư tưởng quân sự của Đại tướng. Dù vậy, những cuốn sách này là tư liệu cần
thiết để ban đề tài tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Bước đầu nghiên cứu, hệ thống hóa một số quan điểm về quân sự trên cơ
sở đó làm rõ và khẳng định vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc

14


kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). Qua đó, làm cơ sở để
tiếp tục nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp quân sự và tư tưởng quân sự của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Bám sát diễn trình lịch sử, luận văn làm rõ cơ sở hình thành quan điểm
qn sự Võ Ngun Giáp; khơi phục lại một cách tương đối khách quan, toàn
diện quá trình hoạt động và những cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Khái quát những quan điểm về quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)
Khẳng định những công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với
cách mạng Việt Nam đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1945 - 1954).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các quan điểm về quân sự của Võ Nguyên Giáp trong kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn xác định giai đoạn 1945-1954 là chính, cụ thể là
khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tái chiếm nước ta ngày 23 tháng 9 năm 1945,
kết thúc bằng sự kiện Hiệp định Giơnevơ được ký kết (21.7.1954).
Về không gian: Luận văn chỉ đi sâu tìm hiểu những hoạt động, đóng góp
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên địa bàn trong nước là chính.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Tư liệu
Các tài liệu của Đảng các cấp, cụ thể là của Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy,
Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam...

15


Các bài nói, viết, các bức thư, diễn văn, diễn từ, điện, chỉ thị, báo cáo,
nghị quyết, kế hoạch tác chiến, tổng kết tác chiến… được lưu trữ tại Trung tâm
Lưu trữ Bộ Quốc Phòng, Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Văn phòng
Trung ương Đảng. Các nguồn tư liệu này được xác định là tài liệu gốc.
Các cơng trình nghiên cứu, biên niên sự kiện có liên quan đã được biên
soạn, công bố như: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ...
Đặc biệt là một số tài liệu hồi ký của những người từng tham gia cuộc
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Trong đó, những
tác phẩm Tổng tập Hồi ký, Tổng tập Luận văn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là
quan trọng hơn cả.
5.2. Phương pháp
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu kết hợp với phương
pháp lơgic. Ngồi ra, các phương pháp so sánh, thống kê, phân tích tổng hợp
cũng được sử dụng nhằm làm bật quá trình hoạt động và những cống hiến nổi bật
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1945-1954).
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về tư liệu
Sưu tầm và hệ thống hóa tư liệu từ nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau,
nhiều tư liệu gốc từ những trung tâm lưu trữ lớn của Nhà nước, Bộ Quốc Phòng
về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đó trọng tâm là
thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).

6.2. Về nội dung
Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp người đọc hiểu rõ hơn hoạt động và
những cống hiến về mặt quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); Bước đầu nghiên cứu những quan điểm
quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong kháng chiến chống Pháp làm cơ

16


sở cho việc nghiên cứu tư tưởng quân sự Võ Nguyên Giáp và tư tưởng quân sự
Việt Nam, góp phần vào công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử quân sự nói
chung và lịch sử tư tưởng quân sự nói riêng.
Luận văn cung cấp thêm những luận cứ khoa học; khái quát những quan
điểm quân sự là cơ sở để cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ nghiên cứu, học tập và
đồng thời vận dụng vào thực tiễn xây dựng qn đội nhân dân, xây dựng nền
quốc phịng tồn dân; sẵn sàng đánh bại mọi kẻ thù xâm lược; bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở hình thành quan điểm quân sự của Võ Nguyên Giáp
trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
Chương 2. Quan điểm quân sự Võ Nguyên Giáp giai đoạn (1945-1949)
Chương 3. Quan điểm quân sự Võ Nguyên Giáp giai đoạn (1950-1954)

17


Chƣơng 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ CỦA VÕ NGUYÊN GIÁP

TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
1.1. Xuất phát từ truyền thống quê hƣơng, gia đình và năng lực bản thân
1.1.1. Truyền thống quê hương
Quảng Bình - vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời, nơi chứa đựng nhiều giá
trị văn hóa vật chất và tinh thần độc đáo. Nói đến Quảng Bình là nói đến vùng
đất có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, khơng gian văn hóa đa dạng, với nhiều
biến động khơn lường của lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhưng cũng chính mơi
trường khắc nghiệt, thử thách cam go đó đã tơi luyện, hun đúc và sản sinh ra các
thế hệ hiền nhân Quảng Bình với những giá trị đặc sắc, những con người vượt
lên số phận để gánh vác những trọng trách của cộng đồng trong cuộc chiến để
tồn tại và phát triển.
Quảng Bình nhìn trên bản đồ Việt Nam ở vào đoạn thắt đáy lưng ong của
hình đất nước. Đó là một dải đất hẹp có dãy Trường Sơn tiến gần tới biển. Trong
tiến trình lịch sử hình thành và phát triển, vùng đất Quảng Bình cũng là nơi ghi
dấu tích nhiều những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Nhiều sự kiện lịch sử của
đất nước còn in đậm dấu trên vùng đất Quảng Bình với câu ca: “Lũy Thầy ai đắp
mà cao/ Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu!”. Câu ca ấy lắng đọng nỗi đắng cay
của hai thế kỷ đất nước bị chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Trong quá vận động và phát triển của vùng đất Quảng Bình,
nơi đây đã sản sinh ra nhiều bậc hiền tài, góp phần làm rạng danh quê hương, đất
nước. Những bậc danh nhân đó cũng chính là niềm tự hào của dân tộc nói chung
và của bao thế hệ cộng đồng cư dân Quảng Bình nói riêng. Người dân Quảng
Bình khơng những tự hào về cảnh sắc núi non hùng vĩ mà còn tự hào vì những
người con của quê hương đã trở thành những quan lại đầu triều, quan võ cận
thần của nhà vua, những nhà thơ, nhà nho lỗi lạc, những bậc hiền triết được vua
vời vào để dạy dỗ các hoàng tử...

18


Trong lĩnh vực quân sự và mở mang lãnh thổ, công lao to lớn đầu tiên

thuộc về danh tướng Lý Thường Kiệt với sự kiện năm 1069 đánh thắng quân
Chiêm Thành sáp nhập ba châu: Bố Chinh, Địa Lý, Ma Linh vào Đại Việt. Đây
là mốc lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với vùng đất Quảng Bình nói
riêng và quốc gia Đại Việt nói chung. Đánh dấu việc mở đầu cho công cuộc mở
rộng lãnh thổ về phương Nam. Lý Thường Kiệt có nhiều đóng góp trong việc
khai canh mở cõi, xứng đáng được ghi danh là bậc tinh anh, hiền tài khai khẩn
vùng đất Quảng Bình.
Kế tục sự nghiệp của Lý Thường Kiệt, dưới các triều đại Trần, Lê, nhiều
danh nhân đã có cơng tiếp tục khai mở đất đai, lập ấp, phát triển các cộng đồng
làng xã của q hương Quảng Bình, đó là danh tướng Trần Bang Cẩn. Sau khi
thống lĩnh một đạo quân vào phía Nam của quốc gia Đại Việt đánh thắng nhiều
trận và dẹp yên quân Chiêm Thành ở vùng đất hạ lưu hai bờ sông Gianh, ông đã
tụ tập dân binh, chiêu dân, hướng dẫn khai phá đất đai, lập ra hai xứ Đơng, Đồi
của xã Quảng Lộc và một phần xã Quảng Hịa, huyện Quảng Trạch; đó cịn là
Hồ Cưỡng - vị tướng tài, đánh giặc nhiều nơi, thắng nhiều trận giịn giã ở cửa
sơng Nhật Lệ, Bàu Tró, Phú Hội... Nơi đây, ơng đã chiêu dân lập ấp, khai khẩn
đất đai, mở mang sản xuất và đã trở thành thần tổ họ Hồ khai canh vùng Lý
Trạch - Nhân Trạch - Nam Trạch của huyện Bố Trạch; và Hoàng Hối Khanh với
tư cách là một quan lại tại địa phương Quảng Bình thời nhà Trần, ơng đã có
những chính sách phát triển kinh tế vùng đất này bằng mơ hình điền trang và góp
phần cho vùng đất Lệ Thủy có điều kiện phát triển về mọi mặt.
Đồng hành cùng hoạt động mở mang lãnh thổ, việc bảo vệ củng cố an
ninh - quốc phòng cho vùng đất mới không kém phần quan trọng. Dưới các triều
đại Trần, Lê, Nguyễn, nhiều danh nhân đã có cơng tiếp tục khai mở và giữ vững
vùng đất Quảng Bình. Đó là danh nhân Đào Duy Từ - người đã giúp chúa
Nguyễn vạch ra nhiều kế sách quân sự quan trọng để đối phó có hiệu quả từ chúa
Trịnh ở Đàng Ngồi. Đặc biệt là tổ chức xây dựng hệ thống lũy Đào Duy Từ với

19



các lũy Nhật Lệ, Trường Dục. Đây là cơng trình quân sự góp phần quan trọng
giúp chúa Nguyễn đẩy lùi những cuộc tấn công xâm lấn của chúa Trịnh ở Đàng
Ngồi, giữ n bờ cõi Đàng Trong.
Quảng Bình cũng là mảnh đất của truyền thống yêu nước, hiếu học, của ý
chí tiến thủ để vượt qua mọi khó khăn của thiên nhiên, thời cuộc. Từ trong khó
khăn gian khổ đã sinh ra người Quảng Bình với đức tính cần cù, nhẫn nại, chịu
thương chịu khó, biết lấy sự học làm con đường khai sáng. Chính truyền thống
hiếu học, lịng khát khao học tập đã đánh dấu bằng việc hình thành nhiều làng
khoa bảng nổi tiếng với “Bát danh hương” - “Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ Cổ - Kim”.
Trong lịch sử dân tộc, nhiều thế hệ người Quảng Bình, nhiều dịng họ lập
nên những “kỷ lục” hiếm thấy trong học hành khoa cử, như: Dòng họ Nguyễn
Đăng ở làng Phù Chánh, huyện Lệ Thủy, cả 5 đời từ ông tổ Nguyễn Đăng Tuân
đến hậu duệ kế tục đều đỗ đạt cao, làm quan và có cơng lớn; dịng họ Nguyễn
Hữu ở làng Vạn Xn, huyện Quảng Ninh với những tên tuổi nổi tiếng có cơng
xây dựng, mở mang vùng đất Quảng Bình xưa và danh nhân Lễ Thành hầu
Nguyễn Hữu Cảnh - người có cơng khai mở đất phương Nam; dòng họ Nguyễn
Duy ở làng Lý Hòa, huyện Bố Trạch, từ cụ tổ Nguyễn Duy Cần cùng các con
cháu là một nhà học tài, tiếng tăm lừng lẫy…
Danh nhân Quảng Bình nổi tiếng qua các thời kỳ lịch sử không chỉ bởi tài
năng xuất chúng trên lĩnh vực quân sự, mở mang bờ cõi và tài học mà hội tụ
những tri thức đa văn, quảng kiến, bộc lộ trong nhiều lĩnh vực, nhiều hoàn
cảnh. Tiến sĩ Dương Văn An là người đầu tiên đã chỉ cho ta cái nhìn thống đạt
về văn hóa vùng thơng qua cơng trình khảo cứu “Ơ châu cận lục”. Đây là cơng
trình biên khảo về vùng đất Thuận - Quảng. Tên tuổi của ông được xem như là
nhà biên khảo dư địa chí sớm nhất và có nhiều giá trị nhất vùng đất “Ô Châu”.
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, mảnh đất Quảng Bình cũng có nhiều
văn sĩ có sự sáng tạo mang tính đột phá trong văn chương nghệ thuật nổi tiếng

20



trên thi đàn Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm thơ văn của họ đều thể hiện tư
tưởng yêu nước thương dân và khát vọng về một cuộc sống bình dị, hướng tới
những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
chúng ta có thể khẳng định rằng những giá trị văn hóa mà quê hương đã ươm
mầm từ tấm bé và coi đó là điểm xuất phát cho những ý chí, nghị lực, để ơng đến
với cách mạng, đến với cuộc đấu tranh can trường vì nền độc lập của dân tộc. Và
thực tiễn cũng đã chứng minh, với những đóng góp to lớn cho cách mạng Việt
Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực sự là người con ưu tú và là niềm tự hào
đối với người dân Quảng Bình nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung.
1.1.2. Truyền thống gia đình và năng lực bản thân
Võ Nguyên Giáp tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25
tháng 8 năm 1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình trong một gia đình nhà nho nghèo làm ruộng. Võ Giáp là một cái tên có
nhiều ý nghĩa. Cái tên dịng họ Võ có nghĩa là sức mạnh, là võ lực, cịn Giáp có
nghĩa là một vật che chắn trước ngực khi xung trận [69, tr. 16].
Quê nội Võ Nguyên Giáp nằm ở hạ lưu sông Kiến Giang, đầu phá Hạc
Hải - vùng đất trù phú thuộc huyện Lệ Thủy, nơi mà bao đời nay dân gian vẫn tự
hào là vùng quê có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, là quê hương của những
anh hùng hào kiệt, đa văn, quảng kiến như Dương Văn An, Đặng Đại Độ, Đặng
Đại Lược, Võ Trọng Bình, Vũ Xuân Cần và gia tộc Nguyễn Đăng Giai... Quê
nội ở Lộc Thủy, quê ngoại ở Sơn Thủy đối diện qua vùng đầm phá Hạc Hải và
đồng ruộng. Với địa thế, lưng tựa vào hệ thống núi Trường Sơn hùng vĩ với
những dãy núi Đâu Mâu, An Mã (núi Yên Ngựa) đổ bóng xuống phá Hạc Hải
mênh mơng nên người đời vẫn có câu ví rằng: “Đâu Mâu vi bút, Hạc Hải vi
nghiên”. Và phải chăng chính cái hình thế “Bút, Nghiên”/ “n ngựa” đã gieo
vào tuổi thơ Võ Nguyên Giáp cái tố chất “Văn/ Võ” để rồi sau này đã hun đúc
thành bản lĩnh của một vị tướng “Văn - Võ song toàn” [72, tr. 8].


21


Thân sinh Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Quang Nghiêm là một nhà Nho có
uy tín trong vùng. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, cụ Võ Quang Nghiêm là
một sĩ phu, một người có học vấn uyên thâm, một bậc túc nho có uy tín trong
vùng nên ơng có nhiều ảnh hưởng, được người dân trong vùng yêu mến, nể
trọng. Khi tế ở ngồi đình làng, tuy khơng phải là tiên chỉ nhưng người ta thường
mời ông làm chủ tế [23, tr. 20]. Thường ngày, cụ Võ Quang Nghiêm ở nhà vừa
dạy học vừa bốc thuốc, sống giản dị, thanh bạch. Là người chịu ảnh hưởng sâu
sắc của nền giáo dục theo khuôn mẫu Nho giáo, cụ Võ Quang Nghiêm ln chú
ý giữ gìn nền nếp gia phong, giáo dục con cái trong gia đình rất nghiêm khắc.Võ
Nguyên Giáp được lĩnh hội những bài học mà thân phụ Võ Quang Nghiêm trang
bị cho trong cả hai vai trò là cụ đồ Nho - người thầy và người cha. Trên cả hai
vai, người thầy và người cha, Cụ đều rất nghiêm khắc và cơng bằng. Chính sự
nghiêm khắc và cơng bằng của nho sĩ Võ Quảng Nghiêm đã rèn giũa cho Võ
Giáp bản lĩnh trước những va đập của cuộc sống.
Thân mẫu Võ Nguyên Giáp - cụ Nguyễn Thị Kiên là một người tần tảo
công việc đồng áng để chăm chồng, ni con. Sinh ra trong gia đình có truyền
thống hiếu học và yêu nước, cha là một thủ lĩnh của phong trào Cần Vương nên
thẫn mẫu Võ Nguyên Giáp cũng rất am hiểu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp
của dân tộc; là người có trí nhớ tốt và thuộc nhiều áng thơ văn yêu nước. Chính
Võ Nguyên Giáp đã từng nhận xét rằng: “Bà cụ thân sinh ra tôi nhớ như in
những chuyện kháng chiến chống xâm lăng. Buổi tối dưới ánh sáng đèn dầu, bà
thường kể cho tôi các vụ án rất tàn bạo xử các nghĩa qn Cần Vương trong đó
có ơng ngoại, ơng nội tơi” [69, tr. 19]. Ông ngoại Võ Giáp là đề đốc chỉ huy
nghĩa quân Cần Vương chống Pháp dưới quyền của Hồng Phúc, ơng nội là
người phị vua Hàm Nghi, cịn chính cụ Võ Quang Nghiêm cũng là người giác
ngộ và đi theo cách mạng từ rất sớm [23, tr. 31]. Trong ký ức của Võ Nguyên

Giáp, ông thường nhắc lại thời thơ ấu của mình, ơng đã được sống trong tình
cảm yêu thương sâu sắc của gia đình. Nhiều bài thơ yêu nước như vè Thất thủ

22


kinh đơ nói về người Pháp đã triệt hạ kinh thành Huế sau khi vua Hàm Nghi rời
vào rừng kêu gọi sĩ phu cả nước cùng toàn dân đứng lên chống Pháp năm 1885
vẫn in đậm trong tâm trí ơng.
Ngay từ nhỏ, Võ Nguyên Giáp đã được cha dạy chữ Nho và được rèn giũa
rất nghiêm khắc. Chính những bài dạy của cha về đạo lý, ứng xử, về chữ Nhân,
chữ Nghĩa... đã theo ông suốt cả cuộc đời và trở thành nền tảng cho những hành
động của ông sau này. Võ Nguyên Giáp mang trong mình truyền thống yêu
thương những thân phận người nghèo, ghét sự bất công và sống có trách nhiệm
với cộng đồng; từ có trách nhiệm với cộng đồng mới đến trách nhiệm với quê
hương, đất nước mà gia đình truyền cho ơng. Chính lịng u nước và ý thức độc
lập dân tộc trong tư tưởng của anh thanh niên Võ Giáp đã được hình thành từ
truyền thống gia đình, khi mà trong gia đình anh, cả họ nội, họ ngoại đều có
những người tích cực tham gia phong trào “Cần Vương” kháng Pháp.
Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
nhiều học giả đã đề cập đến những giá trị văn hóa mà quê hương đã ươm mầm từ
tấm bé và coi đó là điểm xuất phát cho những ý chí, nghị lực, để ơng đến với
cách mạng, đến với cuộc đấu tranh can trường vì nền độc lập của dân tộc. Với
Võ Nguyên Giáp, nếu nói rằng, “quê hương ươm mầm nhân tài” điều đó hồn
tồn đúng nhưng chưa đủ. Việc được tắm mình trong tinh thần yêu nước sục sơi
của cả gia đình, dịng họ chính là hành trang quý báu trên con đường dấn thân
đầy chông gai của Võ Nguyên Giáp. Và từ truyền thống gia đình cùng với trí
thơng minh thiên bẩm vẫn chưa đủ để hình thành ý chí và nhân cách của một con
người mà sau này trở thành vị tướng lừng danh thế giới. Với Võ Ngun Giáp
cịn có một nhân tố quan trọng đó là q trình vận động và phát triển, hồn thiện

tư duy, năng lực của bản thân khi ơng đến với “Cách mạng”. Chính ngọn cờ cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
tổ chức, dìu dắt đã dẫn đường để Võ Nguyên Giáp có thể phát triển tài năng, tư
duy của mình để trở thành một vị tướng huyền thoại của một dân tộc anh hùng.

23


1.2. Xuất phát từ truyền thống quân sự của dân tộc và tinh hoa quân
sự của nhân loại
1.2.1. Truyền thống quân sự của dân tộc
Việt Nam là một quốc gia được hình thành từ rất sớm. Trải qua mấy nghìn
năm dựng nước và giữ nước, đất nước Việt Nam đã trở thành Tổ quốc thiêng
liên của mỗi người dân Việt Nam. Tinh thần yêu nước, truyền thống văn hóa dân
tộc nổi bật là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân ái, cố kết cộng đồng dân tộc
đã trở thành đạo lý sống, niềm tự hào và là nhân tố đúng đầu trong bảng giá trị
tình thần của con người Việt Nam. Truyền thống đó đã được hun đúc qua hàng
ngàn năm đấu tranh kiên cường bất khuất, tự lực tự cường, thông minh sáng tạo
trong chống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ nền văn hiến
của đất nước, chống mọi âm mưu đồng hóa của các thế lực ngoại bang.
Là một quốc gia có lịch sử và nền văn hiếu lâu đời, Việt Nam cũng là
nước có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm vơ cùng oanh liệt. Có thể
khẳng định rằng, dịng chảy chính, xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam là lịch sử
kháng chiến chống ngoại xâm. Chính vì vậy, những đúc kết về truyền thống dân
tộc trong các cuộc chiến tranh vệ quốc và chiến tranh giải phóng trong lịch sử
nước nhà giúp cho Võ Nguyên Giáp nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích.
Truyền thống quân sự nổi bật của dân tộc ta là truyền thống cả nước
chung sức đánh giặc. Việt Nam nổi tiếng là một đất nước đất không rộng, người
không đông nhưng luôn phải đối mặt với các thế lực xâm lược ngoại bang hung
bạo nên luôn ln phải phát huy sức mạnh tồn dân tộc đề đánh giắc với truyền

thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Các nhà yêu nước thời xưa, khi lãnh đạo
chiến tranh, mặc dù không thể tránh khỏi những sự hạn chế về mặt giai cấp, thể
hiện trong mục đích chiến tranh mà họ theo đuổi, nhưng họ đã thấy được sức
mạnh vô địch của dân, phải dựa vào sức dân để chống giặc, giữ nước. Trong “di
chúc” của mình, Trần Quốc Tuấn vạch rõ: sỡ dĩ nước ta đã thắng được giặc
ngoại xâm qua nhiều thời đại, là do dân ta đã biết đồng lòng đánh giặc, cả nước

24


×