Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) sự đổi mới trên bình diện phong cách của bộ phận thơ trào phúng chính trị trong văn học việt nam những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.69 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA XÃ HỘI & NHÂN VĂN

LÊ THỊ DUNG

SỰ ĐỔI MỚI TRÊN BÌNH DIỆN PHONG CÁCH CỦA
BỘ PHẬN THƠ TRÀO PHÚNG CHÍNH TRỊ TRONG
VĂN HỌC VIỆT NAM NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU
TIÊN CỦA THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội, 2011


MôC LôC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài .......................... 4
3.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
3.4. Đóng góp của luận văn............................................................................... 6
3.5. Bố cục của luận văn ................................................................................... 6
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI ......................................................... 7
Chương 1: Tiến trình vận động phát triển của thơ trào phúng Việt Nam trước
thế kỷ XX .......................................................................................................... 7
1. Thơ trào phúng – Sự khác nhau cơ bản giữa thơ trào phúng với thơ
trữ tình .......................................................................................................... 7
1.1 Thơ trào phúng ............................................................................................ 7


1.2. Sự khác nhau cơ bản của thơ trào phúng với thơ trữ tình............... 12
1.2.1. Thơ trữ tình: .......................................................................................... 12
1.2.2. Sự khác nhau cơ bản giữa thơ trào phúng và thơ trữ tình ................... 13
2. Sự ra đời và phát triển của bộ phận thơ trào phúng Việt Nam trước
thế kỷ XX .................................................................................................... 14
2.1. Các tiền đề phát triển................................................................................ 15
2.1.1. Tiền đề văn học .......................................................................... 15
2.1.2 .TiỊn ®Ị xã hội............................................................................. 18
3. Diện mạo thơ trào phúng chính trị Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX..... 20
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG – NGHỆ THUẬT ............................... 24
1. Những đặc điểm nổi bật về kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam những
năm đầu thế kỷ XX cơ sở ra đời của mảng thơ trào phúng giai đoạn này.... 24
2. Sù đổi mới trên bình diện phong cách của bộ phận thơ trào phúng
chính trị đầu thế kỉ XX : ........................................................................... 29
2.1.Thơ trào phúng tr-ớc thế kỉ XX: ............................................................. 29
2.2.Thơ trào phúng từ những thập niên đầu tiên của thế kỉ XX. ................. 31
3.Những đổi mới cụ thể trên bình diện phong cách của thơ trào phúng
chính trị trong những thập niên đầu tiên của thế kỉ XX: ......................... 34
3.1. Đề tài: Đả kích những tên bán n-ớc đến lên án quan tr-ờng, phê phán xÃ
hội: .................................................................................................................. 34
3.2.1. Đối t-ợng đả kích: ..................................................................... 34
3.2.1.1 Tội theo Tây của các cụ lớn: ............................................... 34
3.2.1.2. Các nhà khoa bảng: ........................................................... 39
3.2.1.3. Tội phản đảng và làm mật thám: ...................................... 47
3.2.1.4. giới quan tr-ờng: ............................................................... 51
4. Thơ trào phúng Công cụ đấu tranh chính trị sắc bén: ...................... 56
4.1 Bóc trần những âm m-u chính trị và sự xấu xa của xà hôị thuộc địa nửa
phong kiến. ...................................................................................................... 56



5. Nghệ thuật: ............................................................................................. 60
5.1.Trào phúng là đả kích bằng cái c-ời. ...................................................... 60
5.2.Nghệ thuật chơi chữ : ............................................................................... 61
5.3. Thủ pháp ngôn ngữ trào phúng: ............................................................. 63
5.3.1.Phóng đại( ngoa dụ). .................................................................. 63
5.3.2. Vật hoá: ..................................................................................... 64
6.Mối quan hệ giữa thơ ca trào phúng chính trị với thơ ca cách mạng: .. 65
6.1. Thơ ca cách mạng: .................................................................................. 67
Ch-ơng 3. ................................................................................................... 72
1. Thơ trào phúng chuẩn bị cho văn học hiện thực phê phán ra đời: ...... 72
2. Thơ trào phúng hỗ trợ thơ ca yêu n-ớc và duy tân: ............................. 73
Phần Thứ ba: Kết luận. ....................................................................... 79
Th- mục tài liƯu tham kh¶o .......................................................... 83


PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đÒ tài
1.1. Thơ trào phúng là một bộ phận quan trọng của thơ ca Việt Nam. Bắt
nguồn và kế thừa những đặc sắc từ văn học dân gian, sáng tạo và phát huy
nh÷ng truyền thống quý báu của dân gian, bộ phận thơ ca này tạo nên một dòng
văn học riêng biệt, độc đáo và cá tính trong nền văn học bác học.
1.2. “Cho ®Õn cuối thế kỷ XIX, văn chương Việt Nam, bao gồm cả văn
chương bác học và bình dân, tồn tại trong khuôn khổ nhất định – theo những
quan niệm văn học nhất định, truyền bá theo những cách nhất định, phản ánh
cuộc sống “ngủ đêm” của nông thơn và cung đình.
Sự xuất hiện của thơ ca tun truyền u nước và duy tân đã khuấy động
khơng khí im lìm, phá vỡ khn khổ của văn, thơ, phú, lục cũ. Vào những năm
bản lề của hai thế kỷ XIX và XX, thơ trào phúng phát triển mạnh, không những
số lượng mà chất lượng cũng nâng cao. Có thể nói, đến đây (đầu thế kỷ XX), thơ
trào phúng đã phát triển thành một dịng riêng, có những nhà thơ tiêu biểu và

đặc biệt tài năng có hứng thú viết trào phúng.
Thơ trào phúng phát triển mạnh mẽ như vậy là dấu hiệu phá vỡ khuôn
khổ của văn chương nhà nho. Nó đã vượt qua giai đoạn chỉ là tiếng cười khôi
hài và vặt vãnh để đi vào những vấn đề có nội dung chính trị, xã hội, có ý nghĩa
phê phán, đấu tranh rộng hơn. Tiếng cười trào phúng đã trở thành sắc bén,
hiểm ác và đa dạng, có hiệu quả phê phán cao hơn.
Thơ trào phúng đầu thế kỷ XX thể hiện ở nhiều phương diện: Thay đổi đề
tài, nội dung, nghệ thuật, thay đổi về quan niệm văn học, thay đổi về mối quan
hệ giữa tác giả và cơng chúng dẫn đến thay đổi cả tính chất chung ca nn vn
hc dõn tc.( GS. Trần Đình H-ợu). Trong luận văn này, chúng tôi tán thành
nhận xét trên vµ triển khai luận văn theo hướng mơ tả, chứng minh sự đổi mới
trên bình diện phong cách của thơ trào phúng chính trị trong văn học Việt Nam
ba m-ơi năm đầu thế kỉ XX mà cố giáo s- ch-a ®Ị cËp tíi.
Trước thế kỷ XX, trong cuộc sống im lìm của chế độ chun chế Phương
Đơng, cái cười của người nông dân thường hạn chế trong những đề tài vụn vặt
1


(truyện tiếu lâm thường chế giễu tính keo kiệt, bủn xỉn, tham lam của một tên
phú hào, sợ vợ, tham ăn, thèm rượu của anh tá điền cũng như quan huyện, thói
hống hách, cửa quyền của tên tri huyện; sự ngu dốt, đểu giả của một số loại
thầy: thầy bói, thầy đồ, thầy lang…). Các nhà nho trung đại lại không coi trọng
việc mô tả sự vật khách quan, mà thường chú ý nhiều đến tâm sự của người viết,
thơ chủ yếu là trữ tình, tâm sự của mình, viết cho mình giãi bày, bộc lộ tâm sự
thầm kín của mình chứ khơng viết cho cơng chúng. Trước cái xấu, họ thường
làm thơ cảm thán, có chế giễu thì cũng chỉ nói bóng, nói gió, can gián một cách
gián tiếp, khuyên răn nhẹ nhàng.
Với quan niệm như vậy, không thể có thơ trào phúng đích thực, bởi lẽ thơ
trào phúng là một thứ vũ khí sắc bén, lợi hại chĩa vào những đối tượng nằm ở
“mặt đối lập”, tức nhắm chủ yếu vào kẻ thù, nhằm phanh phui, bóc trần sự thật

và tìm sự tán thưởng của cơng chúng.
Sự thay đổi đầu thế kỷ không chỉ là sự thay đổi trong công chúng. Đội
ngũ tác giả cũng đã khác trước, từ Nguyễn Khuyến, Tú Xương đến Nguyễn
Thiện Kế, Kép Trà, Phan Điện đều là những nhà nho, nhưng cũng đã có sự khác
nhau; trật tự mới cũng đã đủ thời gian để xác lập. Quan trọng hơn phong trào
Duy Tân đã kêu gọi nhân dân học theo phương Tây, định hướng cái nhìn khắt
khe, hẹp hịi, bảo thủ. Sống trong phong trào Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục
sục sôi, những nhà thơ căm ghét thực dân và tay sai, dù khơng hoạt động cứu
nước, thì cũng có cảm tình, ủng hộ và hưởng ứng cũng như chịu ảnh hưởng ca
phong tro yờu nc.
2. Lch s vn
ĐÃ có khá nhiều nhà nghiên cứu dành tâm huyết cho mảng nghiên cứu về
thơ trào phúng chính trị đầu thế kỉ XX, có thể coi thơ văn trào phúng phát triển
thành mét dßng”. Bắt đầu từ đầu những năm sáu mươi ca th k XX, nhiều bi
nghiờn cu xut hin, đánh giá cao các sáng tác của các nhà thơ trào phúng giai
đoạn này, chng hn nh-:
Trờn tp chớ Nghiờn cu vn hc s 7/ 1960, Nguyễn Đình Chú viết bài:
Nguyn Thiện Kế một nhà thơ trào phúng có giá trị.
2


Trong bài báo này, Nguyễn Đình Chú chỉ ra Nguyễn Thiện Kế là người
hay nôm, chính ông đà góp phần tác thành thi nghiệp của Tản Đà Nguyễn
Khắc Hiếu. iu quan trng nht, l không thể phủ nhận giá trị to lớn trong thơ
văn trào phúng của ông đối với nền thơ ca dân tộc và sự khác biệt rõ rệt gia
sỏng tỏc ca ụng vi các nhà văn “cùng trang lứa” như Nguyễn Khuyến (sớm
hơn) hay Trần Tế Xương (muộn hơn).…
Đến số 10 của tờ tạp chí cùng nm, Nguyễn Công Hoan viết bài: Một vài
ý kiến về thơ của Nguyễn Thiện Kế. Trong bài viết này Nguyễn Công Hoan
khẳng định hn na thơ trào phúng của Nguyễn Thiện Kế, bài nào cũng giáng

một chuỳ thật mạnh vào đầu bọn quan lại thối mọt, và cũng là tay biết nhiều
miếng võ, nên tuỳ từng người mà đánh từng kiểu khác nhau
Tip theo, n s 3 năm 1961, Hoàng Ngọc Phách viết bài: Góp thêm ý
kiến về thơ của Nguyễn Thiện Kế : Ngoài việc đồng tình với ông Chú, ông Hoan
nh- đà nói ở trên, ông Phách còn tip tc chỉ ra cả những -u, nh-ợc điểm của thơ
Nguyễn Thiện Kế đó là: Chỉ đánh vào bọn quan lại tay sai của thực dân mà
không hề đánh một cú nào vào sọ thực dân, bọn chủ cầm đầu và dung túng
tội ác của bọn tay sai đắc lực. Tất cả các bài thơ chúng ta đà đọc không có câu
nào đánh đòn thẳng vào đầu bọn thực dân.
Mun hn, v sau trong Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 6: văn học thế
kỉ XIX, nh nghiờn cu hoàng Hữu Yên viết: Thơ Nguyễn thiện Kế là thơ hay,
nhất là thơ trào phúng, đả kích táo bạo bọn quan lại cao cấp, tay sai đắc lực của
thực dân Pháp.
V tỏc gi phan Điện, nhà s-u tầm, tuyển chọn và giới thiệu Thái Kim Đỉnh
viết: Phan Điện là một ông đồ Nghệ, khá điển hình: Là ng-ời có tài học nh-ng
lận đận mÃi chốn khoa tr-ờng. Điều đó làm cho ông phẫn chí day dứt đến già:
đời chỉ tức nỗi thua đời!, là ng-ời có tâm huyết, mang trong máu truyền
thống yêu nước, luôn luôn muốn giữ trọn phẩm cách, nên ở cái buổi Tây - tàu
nhố nhăng, ông chịu không nổi : Ngoài đau của nước Tây, Tàu chén, phú
quý ngày nay một cục ngu và vì thế mà ông điên. Nhưng điên vì chữ nghĩa
văn bài mÃi say.
3


Vi Kép Trà - nhà thơ trào phúng xuất sắc Trọng Văn ( nguyễn Duy
My) viết về ông với niềm cảm kích bởi cây bút cng khỏ lừng lẫy một thời về lối
thơ trào phúng, hay đả kích những kẻ quyền thế hách dịch, những tên giàu sang
hợm hĩnh, làm càn, làm bậy, hại n-ớc hại dân. Thơ Kộp Tr ngoài tính trào lộng
sâu sắc còn rất hiện thực và thời sự.
n Trần Đình H-ợu vi bi vit Thơ trào phúng phát triển thành một

dòng, đà nhận định về sự đột phá ở ph-ơng diện phong cách cũng nh- nội dung
phản ánh của thơ trào phúng thơ trào phúng chính trị. Ông đà phân chia ranh
giới và sự t-ơng tác của thơ trào phúng chính trị đối với thơ cách mạng, văn học
hiện thực phê phán.
Gần đây nhất, trong luận án tiến sĩ của mình, Trần Thị Hoa Lê đà nghiên
cứu về Thơ trào phúng Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX nửa đầu thế kỉ XX ở
mặt diện mạo và đặc điểm. Luận án cũng đà chỉ rõ có hai quan niệm phân kì lịch
sử thơ trào phúng Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, nửa đầu thế kỉ XX.
Tuy nhiên cố giáo s- Trần Đình H-ợu và nhà nghiên cứu Trần Thị
Hoa Lê ®Ịu ch-a thËt sù chó ý ®Õn sù vËn ®éng và đặc biệt là sự đột phá đổi mới
ở ph-ơng diện phong cách của thơ trào phúng chính trị trong Văn học Việt Nam
những thập niên đầu tiên của thế kỉ XX, đặc biệt khoảng từ 1900 đến 1930. Vì
vậy luận văn của chúng tôi là nỗ lực nhằm chỉ rõ về sự đổi mới này.
3. Phm vi, i tng và mục đích nghiên cứu của đề tài
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Từ cái nhìn tổng quát về quá trình phát triển của thơ trào phúng Việt
Nam, đề tài tập trung nghiên cứu mảng thơ trào phúng chính trị Việt Nam trong
những năm đầu thế kỷ XX, chủ yếu là 30 năm đầu thế kỷ: từ 1900 đến 1932
dừng trước ngưỡng 1932. Khi phong trào thơ mới có mặt trên thi đàn văn học
dân tộc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Thơ trào phúng chính trị Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX.
- Các tác giả:

Nguyễn Thiện Kế ( 1858- 1917)
Kép Trà ( 1873- 1928)
4


Từ Diễn Đồng ( 1866- 1922)

Phan Điện ( 1874- 1945)
- Các tác phẩm:

- “Thơ văn Kép Trà”.
- “Thơ văn Phan Điện”
- “Đại viên thập vịnh, tiểu viên tam thập vịnh”.

* Nhiệm vụ chính:
- Sưu tầm, tập hợp các tác phẩm thơ trào phúng Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ
XX( Từ 1900-1930) hiện có trên các thư tịch, báo chí Việt Nam từ trước tới nay.
- Chỉ ra sự đổi mới ở phương diện phong cách của bộ phận thơ trào phúng chính
trị trong Văn học Việt Nam 30 năm đầu tiên của thế kỉ XX.
- Khẳng định vị trí của thơ trào phúng chính trị 30 năm đầu thế kỉ trong lịch sử
thơ trào phúng Việt Nam nói chung.
* Nhiệm vụ phụ:
- Tìm hiểu cơ sở xã hội , tư tưởng đã làm nền cho sự phát triển và quy định tính
đặc thù của thơ trào phúng chính trị đầu thế kỉ XX.
- Mở rộng đối tượng nghiên cứu tới thơ trào phúng chính trị là tiền đề cho văn
học hiện thực phê phán ra đời.
* Phạm vi tư liệu khảo sát:
- Tuyển tập, chùm bài của các nhà thơ trào phúng chính trị Việt Nam giai
đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX đã được giới nghiên cứu khẳng nh: Nguyn
Khuyến,Trần Tế X-ơng, Kộp Tr, Nguyn Thin K, T Diễn Đồng, Phan
Điện,...
- Tác phẩm thơ trào phúng chính trị của các tác giả giai đoạn 30 năm đầu
thế kỷ XX được đăng tải trên các báo, tạp chí ở cả 3 miền.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Do đề tài của luận văn là một vấn đề lịch sử văn học, nên phương pháp sử
dụng chủ yếu là phương pháp phân tích văn học sử gồm các phương pháp bộ phận:
- Phương pháp văn bản học: (chủ yếu là sưu tầm, phân loại).

- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Phương pháp phân tích tổng hợp theo yêu cầu của văn học sử
5


- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp liên ngành ngơn ngữ văn học – văn hóa.
4. Đóng góp của luận văn
- Sưu tầm một khối lượng thơ trào phúng chính trị 30 năm đầu thế kỉ XX.
- Tìm ra đặc trưng nội dung, nghệ thuật của thơ trào phúng 30 năm đầu
thế kỉ XX.
- Tạo nên một cách so sánh có tính hệ thống, tổng thể về các tác giả trào
phúng.
5. Bố cục của luận văn
- Ngoài các phần mở đầu - kết luận – Tài liệu tham khảo. Phần chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương1: Tiến trình vận động phát triển của thơ trào phúng Việt Nam
trước thế kỉ XX.
Chương 2: Đặc điểm nội dung, nghệ thuật thơ trào phúng chính trị 30 năm
đầu tiên của thế k XX.
Chng 3: Những thành tựu nổi bật, những đóng góp có ý nghĩa sâu sắc
của bộ phận thơ trào phúng chính trị đầu thế kỉ XX đối với nền văn học dân tộc.

6


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Chương 1: Tiến trình vận động phát triển của thơ trào phúng Việt Nam trước
thế kỷ XX

1. Thơ trào phúng – Sự khác nhau cơ bản giữa thơ trào phúng với
thơ trữ tình
1.1 Thơ trào phúng
Thơ trào phúng là một thể loại thơ có những đặc điểm phổ quát của thể
loại thơ. Thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con
người chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thối hóa, rởm đời hoặc để đ¶ kích, vạch mặt
kẻ thù, đánh vào tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người.
Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực
chất bên trong để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật
là cách làm chủ yếu trong thơ trào phúng, cho nên thơ trào phúng thường sử
dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ, dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay.
(Từ điển thuật ngữ văn học tr. 316).
Trào phúng là một từ gốc Hán bao gồm 2 từ tố: Trào: cười nhạo, giễu cợt;
Phúng: mượn lời bóng bẩy để cảm hóa người, nói mát, nói thác một chuyện
khác. Trào phúng là nói ví để cười nhạo, dùng lời nói có tác dụng gây cười
nhằm châm biếm, phê phán. Trào phúng luôn bao hàm cả hai yếu tố đan xen
trộn lẫn nhau, yếu tố tiếng cười, cái cười và yếu tố văn bản, đấu tranh chống lại
tội lỗi xấu xa.
Thơ trào phúng: còn gọi là thơ châm biếm, thơ đả kích, thơ nhại, thơ vui,
thơ khơi hài, thơ hài hước, thơ phúng thích.
Xét nghĩa gốc: Châm: cái kim khâu, kim tiêm
Biếm: chêm, đè xuống, giáng chức quan.
Như thế châm biếm nguyên nghĩa ban đầu chỉ là lời nói, hành động răn
điều lỗi, trị thói xấu, hồn tồn khơng có yếu tố tiếng cười trong đó. Ngày nay

7


người Việt Nam coi châm biếm gần nghĩa như trào phúng (chữ la tinh: Satira,
TiÕngViƯt có nghĩa là châm biếm, nhưng cũng có nghĩa trào phúng).

Văn học trào phúng nói chung, thơ trào phúng nói riêng, có thể coi là
“một loại hình đặc biệt của sáng tác văn học, gắn liền với phạm trù mĩ học “cái
hài” với các cung bậc tiếng cười...”. Cái hài – một phạm trù mĩ học phản ánh
một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra tiếng cười
ở những cung bậc sắc thái khác nhau. Nhà văn, nhà tư tưởng Nga Secnưsépxki
định nghĩa: “Cái hài là sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy
bằng một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự”.
Cái hài gắn với cái buồn cười, nhưng không phải cái buồn cười nào cũng
trở thành cái hài. Mà cái hài bao hàm một ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng
định lý tưởng thẩm mĩ cao cả. Nó là sự phê phán mang tính cảm xúc sáng tạo
tích cực, và có sức cơng phá mạnh mẽ đối với những cái xấu xa lỗi thời. Sức
mạnh phê phán của nó vừa có tính phủ định lại mang ý nghĩa khẳng định. Nó
phủ định cái lỗi thời xấu xa nhân danh cái cao đẹp.
Cái hài là cơ sở quy định đặc trưng của xung đột nghệ thuật trong thể loại
hài kịch. Trong văn học nghệ thuật, tiếng cười thường có nhiều cung bËc và
mang nh÷ng sắc thái khác nhau. Người ta coi hài hước là cung bậc đầu tiên và
châm biếm là cung bậc cuối cùng. Trong hài hước có phép biện chứng của trí
tưởng tượng phóng khống hé mở cho ta thấy đằng sau cái tầm thường là cái cao
quý, sau cái điªn rồ là cái anh minh, sau cái buồn cười là nỗi đau. Trái lại, trong
châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư tật xấu, nên nổi bật lên là giọng
đả kích, phủ định, tố cáo. Tiếng cười cịn mang nh÷ng sắc thái phong phú đa
dạng: cười khinh bỉ, cười thiện cảm, cười nghiêm khắc, cười chua chát…
Đối với cái hài, dù ở cung bậc nào của tiếng cười cũng cần có ba yếu tố
tạo thành sau đây: Một là: Bản chất mang tính hài của đối tượng mà ai cũng dễ
dàng cảm nhận được. Đây là yếu tố cơ bản. Hai là: Sự cường điệu những đường
nét, kích thước và những liên hệ của chúng trong việc mô tả đối tượng. Ba là: Sự
sắc bén ý nhị, hóm hỉnh của người thể hiện nhằm làm tăng thêm hiệu quả của
tiếng cười.
8



Bên cạnh cái hài - Cái bi - một phạm trù mĩ học phản ánh hiện tượng có
tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh
không ngang sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ vi cỏi
phn ng ... trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn những cái tr-ớc. Đó là
sự trả giá tự nguyện cho những chiến thắng và sự bất tử về tinh thần bằng nỗi đau
và cái chết của nhân vật chính diện. Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp
bao gồm cả nỗi xót xa, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hÃi khủng khiếp. Cái bi th-ờng
đi liền với nỗi đau và cái chết, song nỗi đau và cái chết ch-a phải là cái bi.
Chúng chỉ trở thành cái bi khi h-ớng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh
thần của con ng-ời.
Theo Secnsộpxki, cái xấu là nguồn gèc của cái hài. Thật vậy, cái hài
trong nghệ thuật bao giờ cũng hiện ra như là “một sự phê phán đặc biệt” mà chủ
thể phê phán luôn giương cao quan điểm thÈm mĩ cao quý, với cảm xúc mãnh
liệt, tấn công mạnh mẽ vào cái đáng bị phê phán do những thuộc tính khách
quan của chúng.
Các lý thuyết về văn học trào phúng nhìn chung thống nhất trong cách
phân chia giọng điệu tiếng cười về các cấp độ: hài hước, mỉa mai, châm biếm và
cái lớn là đ¶ kích.
* Hài hước
Là một phạm trù thẫm mĩ, một dạng cña cái hài, mang sắc thái cười nhạo
nhẹ nhàng, nụ cười vui đùa, thiện ý trước những mâu thuẫn buồn cười vô hại.
Gôgôn cho rằng: qua tiếng cười hài hước chúng ta nhìn thấy được những giọt
nước mắt thầm lặng, nó thanh lọc tâm hồn, nhân tính. Vì vậy, tiếng cười hài
hước là dấu hiệu của tài năng và tinh thần lạc quan của con người. Gôgôn (1809
- 1852) và Sêđrin (1826 - 1889) hai nhà văn Nga đều chĩa mũi nhọn ngòi bút
trào phúng vào chế độ nông nô và chuyên chế Nga, nhưng mỗi nhà văn lại được
định danh khác nhau, một người được coi là “nhà hài hước vĩ đại nhất” (Gôgôn),
người kia là “Nhà châm biếm vĩ đại nhất” (Sêđrin), bởi vì hai ông khác nhau
trong cách thể hiện, mức độ tiếng cười của mình. Gơgơn thiên về quan điểm lý

tưởng đạo đức – cơng dân; cịn Sêđrin bộc lộ trong tiếng cười của mình về
9


những suy tư chính trị, những trăn trở tìm lối thốt để triệt phá chính quyền
chun chế địa chủ, cải tạo xã hội theo con đường dân chủ cách mạng. Bên cạnh
đó “hài hước” cũng cịn bao hàm giai điệu vui đùa, vơ tư, mang tính giải trí, giải
phóng con người khỏi khó khăn, trang nghiêm đời thường, cũng có khi con
người muốn hồn thiện mình, hoặc một cái mới nào đó vừa ra đời cịn chưa
mang tính hồn chỉnh.
Mỉa mai (irony) bắt nguồn từ tiếng Hy Loạp cổ Eironia – nghĩa gốc bắt
nguồn từ tên một thằng hề luôn giả vờ nói những lời ngốc nghếch trước những
kẻ thơng thái, nhưng những lời ngốc nghếch đó là chân lý cịn những lời của
những kẻ thơng thái kia lại hết sức ngốc nghếch. Vì vậy “Eironia” cịn mang
nghĩa là giả vờ, là thái độ của một người làm ra vẻ ngc nghch. Trong ngôn
ngữ hc, ma mai l mt dng của cái hài, mà ở đó sự khơi hài ẩn nấp dưới vẻ
nghiêm túc để ngầm dấu đi thái độ chê bai, giễu cợt đối với đối tượng.
“Mỉa mai” là một phương thức thể hiện của cái hài trong văn học trào
phúng. Lối nói ngược của mỉa mai như nén sức mạnh phản đối lại để cho nó
bùng lên mạnh mẽ trong ý thức người tiếp nhận, nhưng lại tạo được một bề
ngồi “mát mẻ”, “dí dỏm”, “nhẹ nhàng”.
Các nhà lãng mạn Đức đã nâng mỉa mai lên thành nguyên tắc sáng tác,
khi họ có lý tưởng hóa các nhân vật hiện thực bất chấp trạng thái khách quan
của nó để hạ thấp hiện thực đó. Nhiều nhà văn hiện thực, trong đó có B.Brếch
n©ng mỉa mai lên thành ngun tắc “lạ hóa”, tạo hiệu quả mỉa mai với thực tại
quen thuộc. “Chủ nghĩa hiện sinh” tạo hiệu quả mỉa mai bằng cách nhìn tồn bộ
tri thức chủ quan của con người dưới ý thức về sự tồn tại. (TĐVH – Tr. 196).
Khoa học về ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật, mỉa mai cịn là “phản
ngữ”, “nói ngược”, là những hình thức ngơn ngữ gắn liền với tư tưởng mĩ học
chân chính, coi trọng phương diện tiếng cười của đời sống. Nổi bật của mỉa mai

là “giọng điệu tán dương vờ vĩnh”; “sự châm chọc cay độc”, “sự châm biếm chí
tử” thành thứ vũ khí mạnh mẽ, sắc bén.
Châm biếm: (Tiếng la tinh: Satura, tiếng Pháp: Satire: cười cợt). Xuất
phát điểm ban đầu dùng để đặt tên cho những tác phẩm văn học thời Cổ đại La
10


Mã có đặc điểm chế nhạo, răn dạy, những truyện ngụ ngơn, tiếu lâm, hài kịch.
Về sau, nói được định nghĩa là: “một dạng thức của cái hài”, “một phương thức
miêu tả thực tại”, “một phương thức xây dựng mang tính ước lệ cao.” Nó khác
với hài hước, mỉa mai bởi ngay từ định nghĩa nó đã được khẳng định là: “Một
dạng của văn học trào phúng” dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thúy để vạch
trần thực tại xấu xa của những đối tượng vµ những hoạt động này hay hoạt động
khác trong xã hội. Châm biếm gắn liền với tính chất xã hội như yêu nước, yêu lẽ
phải, tình yêu con người. Châm biếm khác với mỉa mai, hài hước ở mức đé của
sự phê ph¸n gay gắt hơn, ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật.
“Về phương diện xã hội, phần lớn những tác phẩm châm biếm thường
chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của nhân dân, của tư tưởng tiến bộ trong lịch sử. Các
nhà văn, nhà thơ trào phúng thường có tài châm biếm và đã viết nhiều tác phẩm
có giá trị đã kích bọn thống trị tàn bạo, hà khắc, bọn xâm lược và bè lũ phản
bội, bán nước cầu vinh…” (TĐVH – tr. 54).
Về phương diện nghệ thuật: Châm biếm mang đặc điểm cơ bản là “màu
sắc tiêu cực được tô đậm của khách thể thÈm mĩ”. Thông qua các biện pháp:
Cường điệu, phóng đại, ngoa dụ, nghịch dị…, hình tượng châm biếm có chủ
đích, từ đó “kích thích và làm sống dậy cái trí nhớ về những giá trị cao (chân,
thiện, mỹ)”. Đặc tính nổi bật là châm biếm khơng khoan nhượng, đúng như
Gơgơn nói: “Cái cười hệ trọng và sâu sắc hơn người ta tưởng rÊt nhiều… cái
cười đào sâu vào đối tượng, buộc nó phải bộc lộc rõ ra những gì mà nếu thiếu
một sức mạnh xuyên thấm qua nó, thì nó sẽ trơi tuột đi và những điều nhỏ nhặt,
trống rỗng sẽ không làm cho người ta kinh s (Gôgôn Toàn tập, tp1, tr. 195,

chuyn dn theo).
* Th trào phúng: gồm các yếu tố: Thơ – trào – phúng
- Thơ: (Tiếng Pháp: Poesie) – hình thức sáng tác văn học phản ảnh cuộc
sống, thể hiện những tâm trạng, những xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm
súc, giàu hình ảnh và có nhịp điệu: Sóng Hồng viết: “thơ là một hình thái nghệ
thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự
nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tác phẩm mà tình cảm và lí trí kết hợp một
11


cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt bằng
những hoạt động đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác
thường” (TĐVH, tr.310).
Thơ thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm súc, cơ đọng, ngơn ngữ có nhịp điệu
là đặc trưng cơ bản của thơ, phân biệt với các thể loại tự sự như truyện, ký, tiểu
thuyết, kịch…
Trào: Trào lộng, cười cợt, tiếng cười: “Một trong những cơ chế tâm lý chủ
yếu tạo nên tiếng cười là mối kết hợp giữa sự mâu thuẫn cộng với sự hạ giá,
giáng cấp” (TS. Trần Thị Hoa Lê).
Phúng: Phúng thích, phúng dụ bằng ngụ ngơn, giáo huấn, mang tính chất
đạo đức xã hội, hướng tới một đối tượng nhất định.
Như vậy, “Thơ trào phúng là loại tác phẩm hợp nguyên các trạng thái hết
sức trái ngược nhau, những rung động cảm xúc sáng tạo, sự phê phán và tiếng
cười. Các trạng thái tâm lý này hòa trộn, thẩm thấu lẫn nhau, triệt tiêu nhau tạo
nên hiệu quả cataxit nghệ thuật. Và như vậy, về mặt định vị thể loại, thơ trào
phúng mang tích phức hợp, pha trộn nhiều loại hình, thể loại, vừa trữ tình, vừa
tự sự, vừa mang cả “chất kịch”. Trong đó, tiếng cười là yếu tố cơ bản quyết
định những loại hình (văn) thơ trào phúng khác nhau”. (TS. Trần Thị Hoa Lê).
Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng: Thơ trào phúng là một dạng đặc biệt
của thơ trữ tình, nghĩa là hội tụ những đặc trưng của thơ trữ tình: hình tượng,

cảm xúc, giọng điệu, tâm trạng, nhân vật trữ tình, vần và nhạc điệu… song thực
chất do mang yếu tố tiếng cười và nhằm mục phóng thích xã hội rõ rệt, thơ trào
phúng có điểm gặp gỡ một số thể loại văn học (không vần) khác ở tính chất trí
tuệ, triết lý.
1.2. Sự khác nhau cơ bản của thơ trào phúng với thơ trữ tình
1.2.1. Thơ trữ tình: (Tiếng Pháp: Poésie lyrique): “Những cảm xúc và suy
tư của nhà thơ hoặc nhân vật trữ tình trước các hiện tượng được sống, được thể
hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ
quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng
hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của
12


thế giới nội tâm, từ các cung bậc của tình cảm cho tới những chính kiến, những
tư tưởng triết học” (TĐVH – tr.317).
Thơ trữ tình bộc lộ rõ thế giới nội tâm, với những cảm xúc, suy tư nỗi
niềm sâu lắng từ chính tâm hồn nhà thơ. Thơ trữ tình là thơ của tâm trạng, của
cảm xúc, là tiếng nói của trái tim, ngoại cảnh là điểm tựa, là cái cớ để nhà thơ tự
giãi bày, tự nói về mình.
1.2.2. Sự khác nhau cơ bản giữa thơ trào phúng và thơ trữ tình
Như trên đã nói, thơ trào phúng có điểm gặp gỡ, giao thoa với một số thể
loại văn học; Thơ trào phúng vừa là thơ trữ tình lại vừa vượt khái phạm vi thơ
trữ tình thơng thường, theo tôi – cái khác biệt cơ bản trước hết là “quan niệm về
đối tượng phản ánh của tác phẩm”. Thơ trữ tình thuần túy coi thế giới nội tâm,
cảm xúc, tâm trạng, tiếng nói của trái tim là đối tượng phản ánh chủ yếu. Còn
tác giả trào phúng – thường chủ yếu nhằm vào đối tượng và chủ yếu là khái quát
lên một vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh – đạo lý. Cái khác biệt thứ hai: đó là
quan niệm về đối tượng thưởng thức. Thơ trữ tình đến với người đọc bởi những
“rung động”, “đồng cảm”, “đồng điệu” nhằm được giải bày, chia sẻ gửi gắm tâm
tư, tình cảm, cảm xúc thì đối tượng của thơ trào phúng phức tạp hơn, trước hết

viết cho người “đồng minh” để cùng nhìn nhận, đánh giá, tán thưởng vào cái
nhìn sắc sảo, thơng minh, hóm hỉnh; mặt khác viết cho tiếng cười đối tượng chủ
yếu là những kẻ “bất đồng”: từ quan niệm sống, quan niệm thẩm mĩ, chí hướng,
tư cách đạo đức, lối sống, thói quen sinh hoạt đời thường…
Thơ trào phúng trong một phạm vi hẹp, chứa đựng thái độ, quan điểm
phản kháng trước những điều xấu xa – là một thứ vũ khí sắc bén, lợi hại. Căn cứ
trên thực tế thơ trào phúng đầu thế kỷ XX, đặc biệt trong các sáng tác của Phan
ĐiƯn, Ngun ThiƯn KÕ, KÐp Trµ, Tõ DiƠn Đång… Chúng tơi quan niệm: thơ
trào phúng bao hàm nhiều cung bậc khác nhau của tiếng cười, từ tiếng cười phản
kháng nhằm mục đích phóng thích chính trị xã hội cho đến tiếng cười chủ yếu
mang ý nghĩa giải trÝ, giải thoát năng lượng hoặc chứng tỏ sự tự do về tinh thần,
từ tiÕng cười “đậm chất cười” đến tiếng cười pha nước mắt (nụ cười cảm thán);
tiếng cười hiện rõ trên câu chữ, tiếng cười ẩn sâu đằng sau hình tượng phúng dụ,
13


đến tiếng cười là thứ vũ khí lợi hại sắc bén chĩa thẳng vào kẻ thù, làm cho kẻ thù
phải run sợ, kinh hãi. Với định nghĩa, tính chất “trào phúng” rộng như trên,cã
thĨ đưa ra các tiêu chí nhận diện cơ bản về thơ trào phúng, chúng tôi cho đó là
xác đáng, trên 3 phương diện:
Thứ nhất, thơ trào phúng có ý nghĩa vui chơi, gi¶i trÝ, giải thốt con người
khỏi trạng thái trang nghiêm, quan phương thông thường.
Thứ hai, tiếng cười được bộc lộ qua các kỹ thuật gây cười khác nhau, mà
trong đó nổi bật là kỹ thuật nhào nặn biến đổi một cách sáng tạo, bất ngờ mối
quan hệ - tương quan tỉ lệ giữa các chất liệu lấy từ hiện thực đời sống, nói cách
khác là kỹ thuật “đắp mặt nạ” cho đối tượng khiến người thưởng thức bật cười
khoái trá bởi vẫn phát hiện được đối tượng “giấu” đằng sau cái “mặt nạ” méo
mó, kỳ quặc tưởng như không thể nhận ra.
Thứ ba, đối với thơ trào phúng, các kỹ thuật gây cười luôn gắn liền với
các thủ pháp ngôn ngữ trào phúng như: chơi chữ, phóng đại (ngoa dụ), nói mỉa,

vật hóa…
Như đã nói về mặt lý luận và mỹ học mà nói, mối quan hệ giữa “cái hài”
và “cái bi” trong tác phẩm văn học là mối quan hệ có tính chất nhân quả tạo nên
giá trị nhân bản cho tác phẩm. Mặt khác, xét về hoàn cảnh xã hội - văn hóa Việt
Nam, khi Pháp bình định từ 1896, 1897, phong trào Cần Vương bị dập tắt, cả
dân tộc bị đánh bại, uất ức nhưng không cam chịu bước một cách nhục nhã vào
xã hội hiện đại, người dân yêu nước tự hào quyết không chịu nhục làm nô lệ của
kẻ thù mới. Vì vậy, tạo ra đỉnh cao trạng thái: cái cũ, cái mới lẫn lộn, không tiêu
diệt lẫn nhau. Trong đời thường người ta chưa thể giết nhau được thì bới móc,
rđa xả. Tác động đó đã “phản ánh chính cái bi đã làm nền tảng cảm xúc cho cái
hài, giọt nước mắt thấm sâu trong nỗi đau thất bại, mất chủ quyền dân tộc đã đúc
rút lại thành tiếng cười trào phúng – vũ khí chiến đấu. Cái bi – cái hài đan xen,
trộn lẫn vào nhau, cái bi ẩn sâu làm thi vị, mạnh mẽ hơn cái hài trong sự thưởng
thức của công chúng.
2. Sự ra đời và phát triển của bộ phận thơ trào phúng Việt Nam
trước thế kỷ XX
14


2.1. Các tiền đề phát triển
2.1.1. Tiền đề văn học
Tiếp thu ảnh hưởng của văn học dân gian (ca dao, truyện cười dân gian,
truyện tiếu lâm, khôi hài…, cách diễn đạt mộc mạc, hồn nhiên, giàu trí tuệ, khái
quát cao. Phê phán những gì trái với quy luật cuộc sống, trái với đạo lý của nhân
dân).
Thơ trào phúng Việt Nam ra đời (loại văn học thành văn – văn học viết)
từ khi chế độ phong kiến Việt Nam cơ bản đã chấm dứt vai trò lịch sử đối với
lịch sử dân tộc, đi ngược lại với quyền lợi của dân tộc, càng về sau càng bộc lộ
rõ bản chất xấu xa đê tiện đáng lên án của nó. Từ thế kỷ XVI bắt đầu sự đi
xuống, sự suy thoái của Nhà nước phong kiến chế độ phong kiến Việt Nam (từ

thời Lê Uy Mục, Lê Tương Dực trở đi…).
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) cây đại thụ của thơ ca dân tộc thế kỷ
XVI cũng là người khởi xướng, mở đầu cho loại thơ ca trào phúng Việt Nam.
Những bài thơ Nơm ẩn chứa tiếng cười cịn được lưu lại đầu tiên. Những suy
ngẫm chua chát của một nhà đạo đức kiêm triết gia về thói đời mặn nhạt. Thơ
ơng bộc lộ rõ thái độ chính trị của nhà nho, một người trí thức có tài năng lớn,
nhân cách lớn, đã từng làm quan 8 năm dưới triều nhà Mạc, nhưng đành cáo
quan về bảo tồn danh tiết. Thơ ơng bộc lộ rõ thái độ bất hợp tác với chế độ
phong kiến đương thời bằng những bài thơ vừa giàu chất triết lý, vừa giàu chất
trào lộng sâu xa.
“Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười
Có của thì hơn hết mọi lời
Trước đến tay khơng, nào thốt hỏi
Sau vµo gánh nặng , lại vui cười
Anh anh chú chú, mừng hơ hải
Rượu rượu chè chè, thết tả tơi
Người của lấy cân ta thử nhắc
Mới hay rằng của nặng hơn người”.
(Thơ Nôm, bài 74)
15


Tuy chưa có thể khẳng định Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác thơ trào phúng
theo định nghĩa nêu trên, song không thể phủ nhận yếu tố “trào” mỉa mai, kín
đáo ẩn hiện trong lối so sánh “cân” giữa “nhân nghĩa” và “vàng mười” giữa
“người” và “của” cũng như trong phương thức miêu tả hành động thái quá, vị
của cải đến mức lố bịch:
“Anh anh chú chú, mừng hơ hải
Rượu rượu chè chè, thết tả tơi”.
Sang giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, trên thi đàn dân

tộc xuất hiện một hiện tượng vô song của nền thi ca dân tộc, nữ sĩ Hồ Xuân
Hương – Bà chúa thơ Nơm, bên cạnh đó hàng loạt các tác giả khỏc Phạm Thái,
Nguyn Cụng Tr, Cao Bỏ Quỏt. Nguyn Quý Tân… đều khởi sắc víi tên tuổi
trên thi đàn. Riêng Hồ Xuân Hương được coi là tác giả đỉnh cao của thơ trào
phúng trung đại cho đến giữa thế kỷ XIX với khoảng 50 bài thơ Nôm truyền
tụng. Thơ bà thường trào phúng các đối tượng nam quyền, cường quyền, thần
quyền, hoặc hài hước trước đời sống sinh lý phản tự nhiên. Đặc biệt, có thể coi
đây là tác giả thơ trào phúng đầu tiên tập trung tiếng cười vào giới s- s·i, mở
đầu cho những tràng cười giòn giã tiếp theo trong thơ Tú Xương, Kép Trà, Phan
§iện, Từ Diễn Đồng… khi thực tại ngày càng nảy sinh nhiều kẻ mượn danh
Phật để kiếm lợi. Đặc biệt hơn, ngoài giá trị nhân đạo sâu sắc, thơ bà lên tiếng
bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ
phong kiến, nhiều bài thơ của bà cịn có ý nghĩa phê phán những thói đời giả
dối, bịp bợm nhân cách đạo đức mọi hạng người trong xã hội, kể cả bọn vua
chúa, sư s·i, trÝ thức rởm phong kiến.
Giọng điệu, cách thể hiện của Xuân Hương rất gần với thơ ca dân gian ở
sự bình dị, mộc mạc nhưng sâu sắc qua những hình ảnh ẩn dụ, mang ý nghĩa
biểu tượng.
Bài thơ: “VÞnh cái quạt”, với việc nhấn mạnh hành vi “Chúa dấu vua yêu
một cái này” phê phán thói đạo đức giả của vua, chúa phong kin.
u s hỏ phi gỡ.. b ct Đả kớch bọn sư sãi, giả danh vô đạo đức…

16


Bên cạnh Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) và Cao Bá
Quát (1809 - 1854) một người chuyên thơ Nôm, một người chuyên chữ Hán,
vốn xưa nay không được coi là nhà thơ trào phúng. Song qua tìm hiểu thơ văn
của hai ông, đặc biệt qua tập “Thơ văn Nguyễn Công Trứ ” ( NXB văn học Hà
Nội năm 1983), lại thấy có tới 60 bài mang sắc thái trào phúng trên tổng số 108

bài, nội dung trµo phúng đa dạng, phong phú như: Tự trào: 12/60; châm biếm
thói đời: 16/60, giễu cợt quan niệm sống của nhà nho 20/60, cười cợt tạo hóa
5/60, chơi chữ hài hước: 5/60.( TS. Trần Thị Hoa Lê) Qua kho sỏt trờn ta
thấy Nguyễn Công Trứ đặc biệt hứng thú trong việc trào phúng “thói đời đen
bạc” cũng như thế lực đồng tiền và đặc biệt quan niệm sống bó buộc của nh
nho. Bài hát nói Vịnh đồng tiền có thể coi là tiêu biểu cho phong cách trào
phúng Nguyễn Công Trứ bởi giọng điệu hài h-ớc phóng túng, lại cũng rất mỉa
mai rát mặt.
Hôi tanh chẳng thú vị gì
Thế mà ai cũng kẻ vì ng-ời yêu
Tạo vật bất thị vô để sự
Bòn chài ra một thứ quấy chơi
Đủ vuông, tròn, t-ợng đất, t-ợng trời
Khẳm hoạ, phúc, yên nguy, tử hoạt.
Trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát cũng có tới 32 bµi trµo phóng víi tỉng
sè 156 bµi, bao gåm nhiỊu nội dung trào phúng nh- : tự trào 17/32, châm biếm
chính trị 8/32, nhìn đời ngạo nghễ 4/32 , con mt hài hước 5/32 Ngoài ra còn
Nghè Tân (Nguyễn Quý Tân 1811- 1856) với tác phẩm : Tuý tiên thi tập ch-a
đ-ợc s-u tầm, hiện còn l-u lại một số bài thơ Nôm trào phúng đ-ợc giáo s- Vũ
Ngọc Khánh sưu tầm và in trong tập Thơ văn trào phúng Việt Nam.
Nhìn chung, văn học giai đoạn này càng ngày càng thiên về ý
phúng thích xà hội, c-ời nhạo những sự trớ trêu của ng-ời đời, của cuộc m-u
sinh hoặc của nền chính trị suy thoái. Nghệ thuật trào phúng nghiêng về tiếng
c-ời hài h-ớc mỉa mai, lối nói bóng gió, ch-a đến mức châm biếm trực tiếp gay
gắt. Giọng điệu mạnh mẽ và táo bạo có ở hai tác giả Hồ Xuân H-ơng và Nguyễn
17


Công Trứ . Cũng có thể do quan niệm văn ch-ơng nhà nho coi trọng tính trữ tình,
điển nhà của thơ ca . Thơ trào phúng trung đại Việt Nam xuất hiện muộn màng,

phát triển chậm chạp, không có ảnh h-ởng sâu rộng trong công chúng nh- thơ ca
trào phúng dân gian. Song không thể phủ nhận gía trị của những nét c-ời phảng
phất đây đó đà ẩn hiện trong thơ chữ Hán và chữ Nôm các thế kỉ XIV, XVI … vµ
tiÕng c-êi râ nÐt tõ thÕ kØ XVIII làm nên tiền đề thiết yếu cho dòng thơ trào
phúng phát triển lớn mạnh, đạt thành tựu rực rỡ khi xuất hiện những yếu tố xÃ
hội đặc biệt vào nửa sau thÕ kØ XX.
2.1.2 .TiỊn ®Ị xã hội
Cuối thế kỷ XIX, tình hình xã hội có ý nghĩa biến đổi căn bản, từ nhiều
góc độ: Kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như tín ngưỡng. Nó gắn liền với những
bước thăng trầm của triều đại phong kiến Việt Nam cuối cùng; Thực dân Pháp
xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng, bán nước làm tay
sai cho thực dân Pháp, những biến động âm Ø trong lòng đất nước trên con
đường chuyển từ chế độ trung đại Phương Đơng sang hình thái xã hội chịu sức
ép chính trị và ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây. Xã hội Việt Nam từng bước
tư sản hóa, q trình đơ thị hóa phát triển, hình thành các đơ thị dẫn đến sự ra
đời của nhiều tầng lớp xã hội trong đó có trí thức tư sản, tiểu tư sản.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, các nhà nho thất thế, cũng như các
nhà nho gặp thời, cùng với toàn xã hội đã lần đầu tiên tiếp xúc với một luồng gió
mới theo chân người Pháp đến luồng gió vừa văn minh, vừa cỈn bã “Văn minh”
du nhập qua con đường “Tân thơ”, cịn “Cặn bã” chính là hậu quả của chính
sách khai thác thuộc địa ngày càng tàn khốc, dã man của chế độ thực dân. Các
tầng lớp mới với đời sống đơ thị hóa cũng hồn tồn mới lạ, đương nhiên nảy
sinh những tâm lý xã hội khác trước, lối sống, thói quen, quan niệm cũng khác
trước, khơng phù hợp với truyền thống. Xã hội Việt Nam trải qua một cuộc đổi
thay tận gốc rễ và không thuận chiều. Các nhà nho từng thể nghiệm trí lực của
đất nước trước nạn đụng độ “tàu thiếc, tàu đồng, súng nổ” nay lại chứng kiến
nền Hán học cổ truyền bị ép chết với lối ch-íng tai gai mắt phơ bày một cách lố
lăng, kệch cỡm. Đặc biệt, việc chính quyền mới chấm dứt việc thi chữ Hán ở
18



Bắc Kỳ vào năm 1915 và ở Trung Kỳ 1919 đã đặt tầng lớp nhà nho trước tình
trạng “cáo chung”. Tuy nhiên, tư tưởng Nho giáo chưa vì thế mà chấm dứt ngay,
bởi cả thế hệ nhà nho còn sống đến mấy thập niên sau đó của thế kỷ XX. Bên
cạnh đó, tư tưởng Tây học đã hình thành và chiếm ưu thế trong xã hội. Mâu
thuẫn bùng phát ở nhiều phương diện: ở tầng lớp cũ – mới, giữa các luồng tư
tưởng, nền văn hóa. Những hiện tượng “dựa gió bẻ măng”, “đục nước, béo cị”,
nhố nhăng, điên đảo, mất đạo lý, tình người… Tất cả khiến nhà nho bất bình,
tìm đến vũ khí duy nhất cịn lại trong tay họ là tiếng cười. Tiếng cười bật lên
nhằm từ chối thực tế phũ phàng, chối bỏ thực trạng bế tắc, tự trấn an tinh thần,
chống lại việc đồng hóa - mua chuộc của các thế lực đến từ hoặc theo chân Phương
Tây, cứu vớt truyền thống.
Cơ cấu giai tầng phân hóa, cũ mới đan xen, xáo trộn, dẫn đến sự biến đổi
trong nhân sinh quan, quan niệm sáng tác và đội ngũ tác giả cũng như độc giả
thay đổi cả về số lượng và chất lượng.
Trên đây là những tiền đề xã hội - văn hóa ở bề sâu tư tưởng làm nở rộ
tiếng cười cña thơ trào phúng chính trị đầu thế kỷ XX. Cũng cịn phải kể đến
một số điều kiện xã hội cụ thể ở phương diện hình thức. Ảnh hưởng to lớn, đáng
kể đó là thành tựu báo chí những năm đầu của thế kỷ XX. Một loạt các tịa soạn
báo, tạp chí xuất hiện nối tiếp từ Nam ra Bắc. Trung Kỳ có “Tiếng dân”, Bắc kỳ
phong phú hơn cả với các báo Đại Nam (Đăng cổ tùng báo); Ngày nay, Phong
Hóa, Tiểu thuyết thứ bảy, Đơng Pháp thời báo, các tạp chí Đơng Dương, Nam
Phong, An Nam, Tri Tân, Thanh Nghị… Mục đích chính trị cũng như giá trị ảnh
hưởng của các báo và tạp chí có thể khác nhau, song tất cả có điểm chung là
thực hiện vai trị “kết nối” giữa thơ ca trào phúng với độc giả, vai trò “tuyên
truyền cổ động” này ở các thế kỷ trước ch-a có. “Nam Phong T¹p ChÝ” là cơ
quan xuất bản đầu tiên phát hành rộng rãi trong công chúng những tác phẩm thơ
Nơm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương, mà trước đó mới chỉ lưu hành quanh
hai vùng n §ỉ, Vị Xun. Rồi liên tiếp suốt 30 số tạp chí trong vịng 14 năm
(1918 - 1932) trên mục Văn uyển, Nam Phong đã giới thiệu cho chúng ta khoảng

120 tác giả với hơn 400 bài thơ trào phúng.
19


Nói tóm lại, ở phương diện xã hội – văn hóa, đây là thời kỳ tập trung
nhiều mâu thuẫn, các mâu thuẫn đều lên tới đỉnh điểm mà chưa có hướng giải
quyết tạo nên những nghịch lý trên nhiều phương diện của đời sèng chính trị,
văn hóa, xã hội. Tiếng cười châm biếm cất lên từ giới trí thức cho đến giới bình
dân trở thành một thứ vũ khí đắc lực, phương thuốc hữu hiệu chống lại cái ác,
cái xấu.
3. Diện mạo thơ trào phúng chính trị Việt Nam 30 năm đầu thế kỷ XX
Việc thực dân Pháp xâm lược, chiếm nước ta, áp đặt chế độ thống trị thực
dân, uy hiếp vận mệnh đất nước và đời sống nhân dân, tác động sâu sắc đến mọi
tầng lớp xã hội và do đó gây một chuyển biến quan trọng trong văn học nước ta
từ 1858. Đất nước từ độc lập trë thành nơ lệ, từ thời bình sang thời chiến. Điều
đó thấy rõ trong cả văn học thành văn, văn học dân gian.
Bàn về lịch sử văn học, theo PGS.TS Trần Ngọc Vương là: “Vạch ra sự
vận động, sự chuyển biến, sự phát triển của một đối tượng là văn học; bàn về
văn học thì phải căn cứ vào tác phẩm, vào đời sống văn học, liên quan đến nó là
tác giả, là thể loại, là nội dung, hình thức, là thị hiếu công chúng, là môi
trường…”.
Bên cạnh văn học yêu nước quan hệ trực tiếp với cuộc đấu tranh dân tộc,
với đời sống chính trị, xã hội nên ta dễ thấy 3 chặng đường của lịch sử đấu tranh
cho c lp dõn tc.
- Vn hc yờu nc ca văn thân Cần Vương.
- Văn học u nước cđa các chí sĩ Duy Tân.
- Văn học yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng Cộng sản và Đảng cộng sản.
thì văn học trào phúng ra đời cùng các tên tuổi chói lồ trang văn học
như: Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Thiện Kế (1858- 191), Kép Trà
(1873- 1928), Phan Điện (1874-1945), Tõ DiÔn Đồng (1866- 1922) cũng là hiện

tượng mới. Thơ trào phúng hình thành chậm hơn, vào cuối thế kỷ XIX, chỉ phát
triển thành một dòng vào đầu thế kỷ XX, ở miền Nam có thể kể thêm Cử Trị,
Nhiêu Tâm, Học Lạc, … mà đặc điểm sáng tác có khác với những Tú Mỡ, Đồ
Phồn …sau này.
20


Xuất hiện trên thi đàn văn học dân tộc, với khơng ít các tên tuổi lớn, thơ
trào phúng chính trị có một vị thế đặc biệt trong lịng cơng chúng; bởi nó thay
lời cho những người có “tâm - đạo” (GS. Trần ỡnh H-ợu) phỏ nhng gỡ
b coi là “dơ dáng dại hình”, đã giáng những địn chí mng, mnh m n i
tng đả kớch..
Tỳ Xng ch giu:
Khn là bác nọ to tày rế
Váy lĩnh cô kia quét sạch hÌ.
Cơng đức tu hành sự có läng
Xu hào rđng rỉnh mán ngồi xe”
Cái lố lăng, hỵm của, trái tơn ti trật tự ấy trông chướng tai gai mắt, gây ra
bất bình phản ứng khơng phải cho riêng ai mà cho cả xã hội vốn tôn trọng tục lệ,
tôn trọng lễ giáo, phận vị trên dưới. Nhưng về sau khi quyền của “kẻ có của”
được thừa nhận, sự hưởng thụ thú vui vật chất được coi là quyền lợi tự nhiên - lễ
giáo tục lệ lùi bước - thì cái ngon, cái đẹp, cái tiện lợi, cái hào nhoáng trở thành
có sức hấp dẫn. Người ta khơng chê việc: “… lm ụng Phỏn để có đ-ợc ti
ru sõm banh, sỏng sữa bị” nữa mà giờ đây thành phố là n¬i:
“Nhà ngói bát úp đường bàn cờ
Đèn điện sao sa, nước máy dội”
Tất cả cái xã hội nhố nhăng, nhặng xị ấy, được đưa vào các trang viết của
Nguyễn Thiện Kế, Kép Trà, Phan Điện, Tõ DiÔn Đång… trở thành thứ v khớ
tip tc chinh phc ng-ời đọc và góp søc giải phóng dân tộc.
Phần lớn các tác giả trào phúng thuộc giai đoạn đó là những nhà nho, nhà

khoa bảng:
Nguyễn Khuyến: Đậu Hoàng Giáp, tam nguyên năm 1871, làm quan trải
các chức Đốc học, ăn sát, Bố chánh, Toàn tu sử quán, cáo quan về làng ở ẩn.
Tú Xương: Đi thi 8 lần, đỗ tú tài một lần dạy học ở nhà.
Kép Trà: (Hồng Thơy Phương), đỗ tú tài hai lần, dạy học và bốc thuốc.
Phan Điện: Hỏng liền mấy khoa thi, dạy học chủ yếu ở Hà Đông (quê gốc
Đức Thọ - Hà Tĩnh).
21


Nguyễn Thiện Kế: Đậu cử nhân năm 1888, từng làm quan tri huyện, tri
phủ, huấn đạo, bị cách chức mấy lần vì khinh thường quan trên.
Sáng tác của các ơng chủ yếu bằng truyền khẩu, sau đó được người thân
hoặc đời sau sưu tầm, giới thiệu bằng chữ quốc ngữ.
Dù sáng tác bằng Nôm hoặc qua truyền khẩu, sự xuất hiện của thơ trào
phúng chính trị đầu thế kỷ XX một khi đã “văn bản hóa”, thì chủ yếu đều ở dưới
dạng chữ quốc ngữ (được in ấn trên các tạp chí, sách, báo), sáng tác bằng chữ
Hán cũng dần được giới thiệu và dịch ra chữ quốc ngữ.
Một bộ phận các tác giả được xếp vào phong cách “Nho lì” (TS. Trần Thị
Hoa Lê), đó là nhóm tác giả học mà khơng hoặc ít thành đạt trên con đường
cơng danh, hoạn lộ, phong cách thiên về sử dụng tiếng cười dân gian, giọng điệu
chủ yếu là mỉa mai, châm biếm, ngơn từ sắc nhọn gay gắt, chØ trích trực tiếp vào
đối tượng. Các tác giả phần lớn sinh khoảng nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
* Tiểu kết chương 1
Xét đặc điểm thể loại cũng như quá trình vận động, thơ trào phúng là một
khuynh hướng văn học phức tạp, nhưng lại là một dạng đặc biệt của thơ trữ tình
– bên cạnh đó lại khác thơ trữ tình ở sự đan xen, pha trộn, tổng hợp nhiều yếu
tố: Cảm xúc, tâm trạng (thơ) tư duy phân tích duy lý, kỹ thuật gây cười bằng
hình tượng, nhân vật (trào) và thái độ khuyên răn, phê phán (phúng). Trong đó,
yếu tố tiếng cười đóng vai trị cơ bản để phân biệt thơ trào phúng với thơ trữ tình

thuần túy.
Thời kỳ văn học trung đại Việt Nam chưa có khái niệm thơ trào phúng,
nhưng thơ chữ H¸n thấp tho¸ng nét cười giải trí, trào từ cuối thế kỷ XIII đầu thế
kỷ XIV tiếng cười phê phán nhân tình thế thái đã có trong thơ Nơm thế kỷ XVI
và bùng lên, khởi sắc từ thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX.
Kế thừa truyền thống thơ ca trung đại mang yếu tố “trào” tiếp thu tinh hoa
phong phú của văn học dân gian, vận động trên cơ sở xã hội kinh tế đặc thù của
thời đại, thơ trào phúng đã phát triển “thành một dòng” với đội ngũ tác giả đông
đảo, phong cách đa dạng, số lượng tác phẩm đạt kỷ lục so với truyền thống.

22


×