Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.3 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ MỸ HẠNH

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ
CON NGƢỜI TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ MỸ HẠNH

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ
CON NGƢỜI TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60220308

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lương Thùy Liên


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, các kết luận chưa được
cơng bố trong bất cứ một cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Đinh Thị Mỹ Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T.S Lương Thùy Liên, đã
tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tơi hồn thành tốt
luận văn này.
Xin cám ơn Khoa Triết học, Phòng đào tạo sau đại học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành
bảo vệ tốt luận văn thạc sĩ.
Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã ln bên tơi, cổ
vũ và động viên tơi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hồn thành tốt
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của luận văn .......................................................................... 4
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................... 5

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. ......................................................... 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 12
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 12
6. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 13
7. Kết cấu ........................................................................................................ 13
NỘI DUNG .................................................................................................... 14
Chƣơng 1. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CON NGƢỜI TRONG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN CHUNG .................................................................................................. 14
1.1. Khái niệm nhân tố con ngƣời và phát triển bền vững .................... 14
1.1.1. Khái niệm nhân tố con người ........................................................ 14
1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững ...................................................... 20
1.2. Phát huy vai trò của nhân tố con ngƣời trong phát triển bền vững ở
Việt Nam hiện nay: Nội dung và những yếu tố tác động ...................... 26
1.2.1. Phát huy vai trò nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt
Nam hiện nay: Một số nội dung cơ bản ................................................... 26
1.2.2. Những yếu tố tác động đến phát huy vai trò nhân tố con người
trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay ...................................... 33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................. 42
Chƣơng 2. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CON NGƢỜI TRONG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG,
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ................................................... 43

1


2.1. Thực trạng phát huy vai trò của nhân tố con ngƣời trong phát triển
bền vững ở Việt Nam hiện nay ................................................................. 43
2.1.1. Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở
Việt Nam hiện nay: Những thành tựu đã đạt được .................................. 43

2.1.2. Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triền bền vững ở
Việt Nam hiện nay: Những mặt còn hạn chế ........................................... 51
2.2. Phát huy vai trò của nhân tố con ngƣời trong phát triển bền vững ở
Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra ............................................... 58
2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhân tố con ngƣời
trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay .................................... 70
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................. 82
KẾT LUẬN ................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 85

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm trong nước)

GNP

Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc gia)


HDI

Human Development Index (Chỉ số phát triển con người)

IUCN

International Union

for Conservation

of

Nature

and

Natural Resources
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên
PTBV

Phát triển bền vững

UNEP

United Nations Environment Programme
Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc

3



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Phát triển bền vững (PTBV) là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, mang tính chất tồn cầu trong giai đoạn hiện nay.
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất lần thứ hai họp tại Johannesburg, Nam phi
vào năm 2002 (thường được gọi là Hội nghị cấp cao về phát triển bền vững
của trái đất), xác nhận một tình trạng chung đang diễn ra ở các nước trên thế
giới, mặc dù kinh tế đã phát triển và đạt được thành tựu đáng kể, nhưng mất
cân bằng về xã hội và ô nhiễm môi trường lại diễn ra trầm trọng. Điều này
đang đe dọa trực tiếp đến sự sinh tồn của toàn thể nhân loại.
Phát triển đất nước theo định hướng phát triển bền vững, Việt Nam
cũng giống như một số nước khác trên thế giới rơi vào tình trạng nền kinh tế
có tăng trưởng nhưng chưa thực sự ổn định, lạm phát, nghèo đói vẫn cịn tồn
tại. Song song với kinh tế, tệ nạn xã hội gia tăng, trình độ dân trí thấp, tình
trạng thất nghiệp… đã làm cho xã hội mất ổn định. Hơn nữa, do những
nguyên nhân khác nhau trong hoạt động sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, nhất
là tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật bị suy thối, ơ nhiễm nghiêm trọng.
Như vậy, kéo theo hậu quả là nền kinh tế phát triển chậm, xã hội mất ổn định,
mơi trường bị suy thối kéo dài đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế
- xã hội, là một khó khăn rất lớn đối với Việt Nam trong tiến trình thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững. Vấn đề gốc rễ là làm sao khắc phục những khó
khăn trên một cách có hiệu quả, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào việc phát huy
vai trị của nhân tố con người.
Nhận thức được quy luật đó, Đảng và Nhà nước ta ln coi trọng vai
trị của con người trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề môi
trường, nhằm thực hiện thành công chiến lược PTBV. Nghị quyết Đại hội XI
của Đảng chỉ rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời


4


là chủ thể phát triển” [26, 76]; “Phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định
sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [26, 41]. Từ những nhận định trên,
chúng tôi đi đến khẳng định: Con ngƣời thực sự là nhân tố, là nguồn lực
nội sinh quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của chiến lƣợc
phát triển bền vững. Với vai trò quan trọng như vậy, nhân tố con người cần
được tập trung phát huy tối đa, để đạt được hiểu quả cao nhất. Mặc dù vậy,
trên cơ sở tổng quan một số công trình nghiên cứu về nhân tố con người, phát
huy vai trị nhân tố con người, chúng tơi thấy rằng, tuy đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu cơng phu và hệ thống về nhân tố con người, nhưng chưa có
cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề phát huy vai trò của nhân
tố con người trong chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề phát
huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện
nay là cần thiết. Hơn nữa, việc làm rõ thực trạng phát huy vai trò của nhân tố
con người và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò nhân tố con
người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề cần được
quan tâm sâu sắc. Không những thế, đây là một vấn đề mới, có giá trị và cần
được khuyến khích cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, mà học viên
lựa chọn đề tài “Phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển
bền vững ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Các tài liệu liên quan đến luận văn có thể chia ra làm hai nhóm:
Nhóm những nghiên cứu về nhân tố con người và phát huy nhân tố
con người trong phát triển kinh tế - xã hội.


5


Nhân tố con người là một trong những vấn đề từ lâu đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Có nhiều cơng trình, bài viết, đề tài nghiên
cứu về nhân tố con người. Cần kể đến một số bài viết, cơng trình nghiên cứu
như: “Phát huy con người – tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta” [55] của Nguyễn Duy Q (Tạp chí cộng sản số
19/1998), “Vai trị của Đảng trong việc phát huy nhân tố con người” của Đào
Duy Cận, (Tạp chí Cộng sản, số 4/1987) [7]. “Bàn về nghiên cứu con người
Việt Nam hiện nay” của Lê Thi, (Tạp chí Triết học, số 3/1992) [62]. “Phát
huy nhân tố con người trong lực lượng sản xuất” của Nguyễn Đình Hịa, (Tạp
chí Triết học số 1/1993) [35]. Phạm Cơng Nhất, “Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế” (Tạp chí Cộng sản số
768/2008) [48]. “ Phát triển con người: Những điều cần làm rõ” [53] của Hồ
Sĩ Quý (Tạp chí cộng sản số 10/2000)…
Ngồi ra cịn một số Luận án tiến sĩ như: Luận án Tiến sĩ Triết học của
Trần Thị Thủy. “Nhân tố con người và những biện pháp phát huy nhân tố con
người trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay” (2000), Luận án Tiến sĩ
Triết học [63], “Nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam
hiện nay” [67], Luận án Tiến sĩ Triết học của Hồng Thái Triển. “Vai trị
quản lý Nhà nước đối với nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế
ở nước ta hiện nay” [77] Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị Phi Yến.
Một số sách chuyên khảo như: Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa [31], Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1996. Phạm Cơng Nhất, Phát huy nhân tố con người trong phát triển
lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay [49], Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2007.
Trong đó“Nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam
hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học của Hoàng Thái Triển. Trong luận án


6


này, tác giả đề cập chủ yếu đến vấn đề phát huy có hiệu quả nhân tố con
người trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để
phát huy vai trị của nhân tố con người trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, luận án chủ yếu đề cập tới vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc
đưa ra những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn. Đồng
thời, nhấn mạnh vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện
có hiệu quả, hiện thực hóa những quan điểm mà Đảng và Nhà nước đã đưa ra
để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
“Vai trị quản lý Nhà nước đối với nhân tố con người trong quá trình
phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn
Thị Phi Yến. Trong luận án, tác giả đã nêu ra một cách khái quát vai trò quản
lý của Nhà nước đối với nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế,
nhấn mạnh đến tác động biện chứng giữa sự quản lý của Nhà nước với việc
phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế.
Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Cuốn sách này đề cập
đến đặc điểm, vai trò nguồn lực con người; khảo sát thực trạng và đề xuất một
số giải pháp phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước.
Phạm Công Nhất, Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực
lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
Nội dung cuốn sách này thể hiện vai trò quan trọng của nhân tố con người
trong lực lượng sản xuất; thực trạng và giải pháp nhằm phát triển lực lượng
sản xuất thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Trong bài “Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc
tế” Tạp chí Cộng sản số 768/2008, tác giả Phạm Cơng Nhất đã phân tích làm

rõ thực trạng nguồn nhân lực nước ta về số lượng và chất lượng. Nhấn mạnh

7


của tác giả về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang còn nhiều hạn chế,
yếu kém, cho dù nước ta có nguồn nhân lực dồi dào. Bên cạnh đó, tác giả
cũng chỉ ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên, đề xuất một số
giải pháp phát triển nguồn lực đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hướng tiếp cận nghiên cứu về nhân tố con người như là đối tượng của
quản lý – một thành phần quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. Thể hiện
một số cơng trình như: “Kích thích tính tích cực người lao động thơng qua lợi
ích cá nhân” của Lê Hữu Tầng (Tạp chí cộng sản số 10/1990) [58]; “Yếu tố
con người trong lực lượng sản xuất và việc phát huy yếu tố đó ở nước ta hiện
nay” Luận án PTS của Hồ Anh Dũng [18]; “Phát triển nguồn nhân lực – kinh
nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” của Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996 [68]; “Phát triển nguồn nhân lực và
phương pháp dùng người trong sản xuất kinh doanh” của Đặng Vũ Chư và
Ngô Văn Quế, NXB Lao động, Hà Nội 1996 [11]…
Nhìn chung, các bài viết, cơng trình nghiên cứu trên đã làm rõ những
vấn đề lý luận chung về nhân tố con người, coi nhân tố con người là nguồn
lực quan trọng nhất trong quá trình biến đổi và phát triển của xã hội. Nêu lên
phương hướng nâng cao chất lượng con người, bao gồm cả thể chất lẫn tinh
thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất; tìm kiếm những giải pháp
hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của con người trong q trình
đổi mới. Qua đó, có thể thấy các cơng trình nghiên cứu trên đã đem lại những
thành tựu quan trọng trong nghiên cứu con người và nhân tố con người. Tuy
nhiên, nghiên cứu con người là một vấn đề mn thủa, rộng lớn, cịn nhiều
vấn đề cần được nghiên cứu để làm rõ thêm về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là
vấn đề phát huy vai trò nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt

Nam hiện nay.

8


Nhóm những nghiên cứu về phát triển bền vững ở Việt Nam và phát
huy nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam.
Phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra trong mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội hiện nay, vì vậy có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về phát triển bền
vững. Một số cơng trình, bài báo nghiên cứu như: “Phát triển xã hội bền vững
và hài hòa – những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay” Lương Đình
Hải (Tạp chí Triết học số 2/ 2007), [32]. Nguyễn Đức Chiên, “Phát triển bền
vững – tiền đề lịch sử và nội dung khái niệm” [8] (Tạp chí con người, số 1,
2005). Lê Văn Khoa (2009), Môi trường và phát triển bền vững [38], NXB
Giáo dục, Hà Nội. Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa
con người với tự nhiên [36] (Tạp chí Triết học, số 3/2007) của Nguyễn Đình
Hịa. Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý Nhà nước đối với tự nhiên và mơi
trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội – nhân văn [66] (Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội); Hồng Chí Bảo với “Dân chủ, đoàn kết và đồng
thuận xã hội trong phát triển bền vững” [4] (Tạp chí triết học, số 7, 2008) ;
Nguyễn Ngọc Hà, “Đảm bảo công bằng xã hội vì sự phát triển bền vững”
[29] (Tạp chí triết học số 2, 2007)… Trong đó có thể chú ý tới một số cơng
trình tiêu biểu như sau:
Hồng Chí Bảo với “Dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội trong
phát triển bền vững” đã đưa ra và luận giải nền tảng của phát triển bền vững
chính là vấn đề dân chủ, đoàn kết, đồng thuận xã hội, và với tư cách như
những giá trị văn hóa trong phát triển bền vững, xây dựng và thực hành văn
hóa phát triển theo hệ dân chủ, đoàn kết, đồng thuận xã hội, trong đó phát
triển bền vững có kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội. “Tăng trường kinh tế là điều kiện thiết yếu của phát triển nhưng kinh tế

không phải là sự cứu cánh, nó phải hướng tới cơng bằng xã hội, làm cho con
người thốt đói, vượt nghèo, trở nên khá giả, giàu có bằng sức lao động chính

9


đáng của mình, dựa trên ngun lý về sự cơng bằng – đó là sự cơng bằng về
cơ hội phát triển cho tất cả mọi người” [4, 28]. Đồng thời, tác giả cũng khẳng
định, nhiều khi chính sự phát triển của văn minh vật chất, tiến bộ kỹ thuật –
công nghệ và sự bùng nổ dữ dội dịng thác thơng tin tồn cầu đã tạo ra những
tha hóa về cá thể và tập thể bởi sự lệch lạc về định hướng giá trị trong đạo
đức, lối sống của những cá thể và tập thể đó. Điều này đã gây những tổn
thương nghiêm trọng về môi trường sống, cả tự nhiên lẫn xã hội. Nó đe dọa
sự an tồn trong phát triển. Do đó, để có sự phát triển bền vững cần có sự kết
hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.
Trong bài báo: “ Phát triển xã hội bền vững và hài hòa – những vấn đề
lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay”, tác giả Lương Đình Hải sau khi đã sơ
lược qua các quan điểm về phát triển bền vững ở trên thế giới trong thời gian
qua và thực tiễn xã hội trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay
đã đi đến khẳng định: “… nội dung của quan điểm phát triển xã hội bền vững
và hài hòa giờ đây trở nền rộng hơn, phong phú hơn; tăng trưởng kinh tế, hiện
đại hóa hay phát triển xã hội gắn liền với việc giữ gìn, bảo vệ và cải thiện
(làm tốt hơn) môi trường xung quanh” [32, 33]. Như vậy, theo tác giả phát
triển bền vững phải bao gồm ba trụ cột: kinh tế - xã hội – sinh thái, nó được
đúc kết từ nhận định: “… về nguyên tắc, quan điểm phát triển bền vững và hài
hòa thừa nhận tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung có những giới hạn
xác định…” [ 32, 34].
Trong bài báo: “Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa
giữa con người với tự nhiên” tác giả Nguyễn Đình Hịa sau khi chứng minh
vai trò đặc biệt quan trọng của mơi trường tự nhiên, và từ sự phân tích những

nguy cơ, hiểm họa môi trường sinh thái ở phạm vi toàn cầu đã cho rằng, một
trong những cơ sở, nền tảng chủ yếu của sự phát triển xã hội bền vững chính
là sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên. Từ đó tác giả khẳng định rằng

10


“… có thể hiểu phát triển bền vững là sự phát triển mà trong đó, bảo đảm sự
kết hợp hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu bảo vệ mơi
trường” [36, 32].
Các cơng trình nghiên cứu về phát triển bền vững ở Việt Nam chủ yếu
nghiên cứu làm rõ nội dung khái niệm phát triển bền vững. Nhấn mạnh tầm
quan trọng của chiến lược phát triển bền vững, đồng thời khẳng định sự phát
triển bền vững về mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có kinh tế, văn hóa,
xã hội, mơi trường. Phát triển bền vững là một nội dung lớn, cần được tiếp tục
nghiên cứu và bổ xung hoàn thiện về mặt lý luận để ngày càng phù hợp, cũng
như phản ánh một cách sâu sắc hơn nữa tầm quan trọng của chiến lược phát
triển bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu vấn đề phát huy nhân tố con người trong phát triển bền
vững ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực
tiễn, mặc dù vậy chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu nào một cách hệ thống
về nó, chỉ có một số bài báo nhỏ liên quan đến vấn đề này, chẳng hạn như bài
báo: “Lấy việc phát huy con người làm nhân tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững” [30] của Phạm Minh Hạc (Tạp chí xây dựng Đảng số
7/1995). Tác giả Phạm Minh Hạc đã nhấn mạnh quan điểm xuyên xuốt của
Đảng và Nhà nước về phát triển nhanh và bền vững, trong đó con người là
nhân tố quyết định.
Như vậy, có thể thấy những cơng trình, bài báo, sách chun khảo
nghiên cứu về vấn đề nhân tố con người, đã và đang được quan tâm nhiều
trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu trực

tiếp và hệ thống về phát huy vai trò nhân tố con người trong phát triển bền
vững. Vì vậy, tác giả tập trung nghiên cứu đề tài “Phát huy vai trò của nhân
tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay”. Hi vọng luận
văn sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề này.

11


3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
a. Mục đích của luận văn:
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy vai trò của nhân
tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra
một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhân tố con người trong phát triển
bền vững ở Việt Nam hiện nay.
b. Nhiệm vụ của luận văn:
Để thực hiện được mục đích như trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ
thể như sau:
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận chung về: Nhân tố con người,
phát triển bền vững; nội dung cơ bản và một số yếu tố tác động đến việc phát
huy vai trò nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, khảo sát thực trạng, nêu lên một số vấn đề cơ bản đang đặt ra
trong việc phát huy vai trò nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt
Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò nhân tố
con người thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phát huy vai trò của nhân tố con người trong
phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả giới hạn nghiên cứu phát
triển bền vững ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1992 đến nay. Bởi vì, năm 1992 là năm
diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất. Tại đây, các đại biểu tham gia trong đó

có Việt Nam, đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản, phát động một chương trình
hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình nghị sự 21.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về con người, kết hợp

12


chặt chẽ với những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề phát huy
nhân tố con người trong quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn, tác giả sử dụng các
phương pháp như: phương pháp biện chứng duy vật, và các phương pháp
khác, tiêu biểu như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp khái quát hoá.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Về lý luận:
Luận văn nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận chung về phát huy
vai trò nhân tố con người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay,
đồng thời đã góp phần làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng và Nhà nước
Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước luôn quan tâm và ưu tiên phát
huy vai trò nhân tố con người, đặc biệt là trong tiến trình phát triển bền vững,
đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò của nhân tố con người
thực hiện thành công chiến lược phát triển vững ở Việt Nam hiện nay.
Về thực tiễn:
Nội dung nghiên cứu của luận văn góp phần nhìn nhận rõ vai trò quan
trọng của nhân tố con người, thực trạng phát huy vai trò của nhân tố con
người trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, giúp ích cho những ai

quan tâm, nghiên cứu đến vấn đề nhân tố con người và vai trò của nhân tố con
trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững hiện nay. Đồng thời, luận
văn cũng là tài liệu tham khảo trong các chuyên đề nghiên cứu về con người,
nhân tố con người, phát triển bền vững…
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chương, 5 tiết.

13


NỘI DUNG
Chƣơng 1
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CON NGƢỜI TRONG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN CHUNG
1.1. Khái niệm nhân tố con ngƣời và phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm nhân tố con người
Xuất phát từ con người hiện thực, chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: con
người là tổng thể các yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội cấu thành nên; con
người là chủ thể sáng tạo ra mọi quá trình lịch sử xã hội. Những quan điểm
này, đã đặt cơ sở phương pháp luận cho việc tiếp cận và nghiên cứu nhân tố
con người.
Theo quan điểm Mác xít, con người được coi là sản phẩm tiến hóa lâu
dài từ tự nhiên, là bộ phận của giới tự nhiên. Con người khác các loài vật khác
ở chỗ con người biết lao động. Chính lao động đã đảm bảo và duy trì cuộc
sống sinh vật của con người và làm biến đổi hàng loạt bản tính tự nhiên sinh
học của con người. Cũng chính lao động cũng hình thành nên những thuộc
tính xã hội của con người như: có ngơn ngữ, có ý thức, tư duy, giao tiếp…
hình thành nên các mối quan hệ xã hội như: kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo

đức, tơn giáo, nghệ thuật, khoa học, văn hóa…
Hơn nữa, con người thơng qua hoạt động lao động sản xuất đã tạo nên
của cải vật chất, tinh thần cho xã hội, cho nên có thể nói nhân tố con người là
nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại lâu dài của một xã hội nhất
định. Trong khi bàn về sản xuất, C. Mác phân biệt hai loại nhân tố vật và nhân
tố người “Những nhân tố vật, hay tư liệu sản xuất và nhân tố người, hay sức
lao động” [41, 276], “ Chúng tôi hiểu sức lao động (hay năng lực lao động) là
toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong

14


một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất
một giá trị sử dụng nào đó” [41, 251]. Như vậy, theo C. Mác, chính “lao động
là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến
một mức độ mà trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói: lao động đã sáng
tạo ra bản thân con người” [42, 641].
Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, vai trò quyết định của
nhân tố con người ngày càng được khẳng định. Đó cũng chính là lý do mà
nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm nghiên cứu về
vấn đề này. Do xuất phát từ các góc độ, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu
khác nhau nên có nhiều quan điểm khác nhau về nhân tố con người.
Ở Việt Nam trong những năm qua, một số quan điểm về nhân tố con
người chẳng hạn: “Nhân tố con người với tư cách là một phạm trù triết học xã
hội (gắn liền với thực tiễn), nói lên vai trị, vị trí và những ảnh hưởng của con
người trong hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo thế giới hiện thực, đồng thời tự
biểu hiện, tự khẳng định những sức mạnh tiềm năng của bản thân con người
trong q trình phát triển và hồn thiện bản chất xã hội của nó” [50, 32]. Hay
“Nhân tố con người là một hiện tượng nhiều mặt và phức tạp, liên quan đến
toàn bộ các hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [76, 30]. Theo

PGS. T.S Phạm Công Nhất, “Nhân tố con người là tổng thể các yếu tố có liên
quan đến con người, là sự thống nhất biện chứng giữa các mặt chủ quan và
khách quan để tạo nên năng lực, phẩm chất và trí tuệ của con người được hình
thành và phát huy tác dụng vào thực tiễn sản xuất vật chất hay trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi cộng đồng, quốc gia trong những giai đoạn
lịch sử nhất định” [49, 25].
Kế thừa và tiếp thu chọn lọc các quan điểm trên, chúng tơi cho rằng:
Nói đến nhân tố con người là nói đến vai trị chủ thể của con người trong
quá trình phát triển và biến đổi xã hội. Qua đó, thể hiện rõ nhân tố con

15


người là tổng hòa những năng lực, phẩm chất của con người được khai
thác và sử dụng cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Vai trò chủ thể của con người (với tư cách là cá nhân hay cộng đồng)
được thể hiện ở tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của con người trong hoạt
động thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vai trị đó phục thuộc vào mức độ và khả
năng ý thức, nhận thức và ý chí của con người trong hoạt động thực tiễn.
Trước hết, nhân tố con người được xem xét chủ yếu dưới góc độ lực
lượng lao động sản xuất chính của xã hội. Trong quá trình sản xuất, nhân tố
con người là “đầu vào” trực tiếp, đồng thời nhân tố con người cũng là “đầu
ra” của q trình đó, bởi vì mục đích cuối cùng của mọi sự phát triển là hướng
đến phục vụ nhu cầu, lợi ích con người. Hoạt động lao động của con người
trên một ý nghĩa nào đó khơng chỉ tạo ra mọi của cải xã hội mà cịn góp phần
cải tạo chính bản thân mình.
Nhân tố con người khơng chỉ được xem xét dưới góc độ là lực lượng
sản xuất chính mà cịn được xem xét dưới góc độ nhân cách xã hội, địi hỏi
chúng ta nhìn nhận con người với tư cách là chủ thể của những hoạt động có ý
thức, hoạt động sáng tạo của con người. Ở bình diện nhân cách, nhân tố con

người thể hiện qua các chức năng và giá trị xã hội. Nhân cách của con người
bao gồm những phẩm chất, năng lực của cá nhân được hình thành, phát triển
và hiện thực hóa trong q trình thực hiện chức năng xã hội nhất định. Nhờ có
phẩm chất, năng lực con người với có khả năng thực hiện được chức năng xã
hội, sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần. Đến lượt mình các giá trị văn
hóa đó lại trở thành tiền đề, điều kiện để con người tự hoàn thiện bản thân,
tiếp tục sáng tạo ra giá trị văn hóa, giá trị nhân cách mới. Trong quá trình vận
động và phát triển đó con người chính là sự kết tinh của những giá trị văn hóa
và là chủ thể mang giá trị văn hóa cao nhất. Bởi vậy, trong chiến lược phát
triển, ngoài tập trung phát triển kinh tế, giữ ổn định xã hội, việc xây dựng văn

16


hóa và định hướng nhân cách giữ vị trí quan trọng, nhằm phát huy tối đa vai
trò nhân tố con người cho sự phát triển bền vững và không ngừng nâng cao
vai trị chủ thể của con người.
Tóm lại, nhân tố con người với tư cách là tổng hòa các năng lực, phẩm
chất kết hợp với hoạt động lao động tạo thành một bộ chỉnh thể thống nhất là
động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Cần biết sử dụng và khai thác
một cách hợp lý những năng lực, phẩm chất vốn có của con người mới đáp
ứng kịp thời yêu cầu đã đặt ra của chiến lược phát triển bền vững. Vai trò của
nhân tố con người được hiện thực hóa khi con người tham gia vào hoạt động
thực tiễn, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an
ninh quốc phòng. Đặc biệt phát triển kinh tế cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ
môi trường, nhằm đảm bảo cho con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, và
phát triển một cách toàn diện.
Nhân tố con người được xem xét thơng qua các tiêu chí bao gồm: thể
lực, trí lực và đạo đức.
Thể lực là năng lực thể chất của con người, đây là tiêu chí khá quan

trọng về chất lượng nhân tố con người, thường bao gồm tiêu chí về tình trạng
sức khỏe của con người như: chiều cao, cân nặng, bệnh tật, tuổi thọ, trạng thái
thoải mãi về tinh thần cũng như thể chất và xã hội của con người.
Trí lực biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ,
chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực, tinh thần, thái độ, tác phong làm
việc... đây là một tiêu chí có vai trị quan trọng trong đánh giá chất lượng
nhân tố con người.
Đạo đức biểu hiện thông qua hệ thống những giá trị và chuẩn mực.
Những giá trị, chuẩn mực đó phản ánh bản chất xã hội, lý tưởng đạo đức mà
xã hội vươn tới, được cá nhân lĩnh hội và thể hiện trong đời sống của mình,
nhất là trong hoạt động lao động, trong lối sống và nếp sống hàng ngày. Các

17


giá trị chuẩn mực đó phải thể hiện thành hiệu quả cơng việc, đóng góp vào sự
phát triển xã hội, vào sự hoàn thiện nhân cách của cá nhân, của chất lượng
nguồn nhân lực từ phương diện cá thể đến phương diện xã hội.
* Đặc trưng nhân tố con người Việt Nam
Khi xem xét vai trò của nhân tố con người với tư cách là lực lượng sản
xuất, thì nhân tố con người được xem xét dưới khía cạnh nguồn nhân lực, bao
gồm những tiêu chí về thể lực, trí lực, đạo đức. Hơn nữa, trong giới hạn của
luận văn, khi nghiên cứu về nhân tố con người, luận văn tập trung vào đối
tượng người lao động. Người lao động là những người có tri thức, kinh
nghiệp và kỹ năng lao động, có sức khỏe để tiến hành hoạt động lao động
nhằm thực hiện những nhu cầu, đáp ứng những lợi ích cho mình và tồn thể
xã hội. Cho nên, người lao động là lực lượng cơ bản, chủ yếu cho mọi quá
trình vận động và phát triển.
Về mặt thể lực, tầm vóc người Việt đã có những bước phát triển rõ rệt
về chiều cao, cân nặng. Những năm gần đây, người Việt Nam nói chung, đặc

biệt là lực lượng người lao động nói riêng được chăm sóc sức khỏe tốt, đem
lại hiệu quả công việc và năng xuất lao động cao hơn. Tuy nhiên, cũng có thể
thấy các yếu tố tác động từ môi trường sống, môi trường làm việc, cũng đang
ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
Về mặt trí lực, hiện nay trình độ học vấn và dân trí ở nước ta được nâng
cao nhờ phát triển mạnh nền giáo dục như là quốc sách hàng đầu. Đó là chìa
khóa quan trọng để tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra đầu tàu
của tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước. Tuy nhiên, các kết quả nghiên
cứu cho thấy, mặt bằng dân trí nước ta chưa cao. Số người lao động được đào
tạo có tay nghề đã tăng lên, nhưng việc sử dụng nguồn lực này chưa thực sự
hiệu quả. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, nền kinh tế thị trường đang đặt ra
nhiều thách thức, nhưng với tinh thần học hỏi, sáng tạo, cần cù, chăm chỉ sẽ là

18


những yếu tố tích cực để người lao động làm chủ trong điều kiện mới. Họ sẽ
có động lực sống và làm việc tốt hơn, chủ động tích cực tham gia lao động
sản xuất, tạo bước đà cho sự phát triển đất nước.
Đạo đức, con người Việt Nam bao gồm những giá trị truyền thống đạo
đức tốt đẹp: Tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, ý chí tự lực tự cường, tinh
thần đoàn kết dân tộc, truyền thống lao động cần cù, truyền thống hiếu học,
sáng tạo nhạy cảm với cái mới, linh hoạt ứng phó, mềm mỏng, biết thích nghi
và hội nhập, tinh thần tương thân tương ái, mang giá trị nhân văn nhân đạo…
Chỉ số (HDI) ở nước ta tăng nhanh, chất lượng con người Việt Nam
không ngừng tăng lên, vai trò chủ thể của nhân tố con người được tích cực
hóa trở thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước vững mạnh theo hướng
bền vững. Cùng với tính năng động và sức sáng tạo, cũng như truyền thống
lịch sử, nền văn hóa của dân tộc đã bồi đắp kết tinh trong mỗi cá nhân và cả
cộng đồng đã hun đúc nên bản lĩnh, ý chí tác phong của người lao động Việt

Nam. Bản lĩnh, ý chí đó giúp cho người lao động ln sẵn sàng thích nghi,
vươn lên trong mọi hồn cảnh, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập, tồn cầu hóa
hiện nay.
Như vậy, trong hoạt động sản xuất việc sử dụng và khai thác, bồi
dưỡng cả về trí lực, thể lực, đạo đức sẽ giúp cho người lao động có được sự
bền bỉ, sức chịu đựng dẻo dai, có được kiến thức và tầm hiểu biết nhất định
nhằm đáp ứng mục tiêu đặt ra của chiến lược phát triển bền vững.
Ngoài ra, bên cạnh những yếu tố tốt đẹp, vẫn tồn tại những tiêu cực ảnh
hưởng đến tính tích cực của nhân con người Việt Nam như: tâm lý tiểu nông
trong nhân dân còn phổ biến và lối tư duy phiến diện, thể hiện trong định
hướng hoạt động cũng như cách thức giải quyết vấn đề thiếu tổng quát, thiếu
toàn diện, thiếu tầm nhìn xa. Vì vậy, cách giải quyết thường mang tính chắp
vá. Bên cạnh những mặt tích cực, trong điều kiện kinh tế thị trường, thời kỳ

19


hội nhập, con người đã nảy sinh lòng tham, bất chấp thủ đoạn vì lợi ích trước
mắt của cá nhân mà quên đi lợi ích lâu dài của cả cộng đồng xã hội. Trong
hoạt động sản xuất, còn một số đơng người có lối sống thụ động, cầu may,
chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên. Dẫn đến việc thiếu sáng tạo, dựa vào lối
tư duy kinh nghiệm, tác phong tuỳ tiện, ý thức kỷ luật kém trong hoạt động
lao động. Vậy, cần có những biện pháp và phương hướng tiếp tục phát huy
những mặt tích cực của nhân tố con người Việt Nam hiện nay, cũng như hạn
chế mặt tiêu cực, sẽ là yếu tố đảm bảo thành công trong quá trình phát triển
đất nước bền vững.
1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững (PTBV) có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng
trong luận văn này chúng tôi tiếp cận khái niệm phát triển bên vững dựa trên
tinh thần duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên cơ sở khái quát

sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, quan điểm
duy vật biện chứng khẳng định: “Phát triển là một phạm trù triết học dùng để
chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật” [6, 187 – 188]. Nghĩa của
“bền vững” có thể hiểu đó là một thuộc tính, một phẩm chất thể hiện sự tồn tại
có tính lâu dài, nhưng cũng cần hiểu được rằng “bền vững” khơng có nghĩa là
bất biến, vĩnh hằng mà thực chất nó có giới hạn vận động là các q trình liên
tục mang tính chất trường tồn với cuộc sống của con người từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Từ đó, hiểu sự phát triển bền vững là quá trình vận động của sự
vật đảm bảo theo khuynh hướng ngày càng hoàn thiện hơn và giúp cho sự vật
đó được trường tồn.
Về mặt lịch sử, thuật ngữ “Phát triển bền vững” (Phát triển bền vững –
Sustainable Development) lần đầu tiên được sử dụng trong bản “Chiến lược
bảo tồn thế giới” do IUCN đề xuất năm 1980. Mục tiêu tổng thể của Chiến

20


lược là đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh
vật và thuật ngữ phát triển bền vững ở đây được đề cập tới với một nội dung
hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi
việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung
của chúng ta”, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển lần đầu tiên đã đưa ra
một định nghĩa tương đối đầy đủ về phát triển bền vững là: Sự phát triển đáp ứng
được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ
tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ. Trong Tun ngơn Riô
1992 khẳng định rằng “Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành
mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp
ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi tới thế hệ
tương lai trong việc thỏa mãn những nhu cầu của họ” [1].

Xét về mặt nội dung: Theo Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới
của Liên Hợp Quốc (Ủy ban Brundtland) thì PTBV là sự đáp ứng các nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương
lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ. Với quan niệm này, PTBV phải là
sự kết hợp có hài hịa giữa sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại với cả nhu
cầu của tương lai, tuyệt đối không vì thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
vi phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau.
Theo quan điểm của các tổ chức IUCN, UNEF thì PTBV phải là sự
phát triển đem lại sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người nhưng nó
phải nằm trong khả năng chịu đựng của hệ sinh thái. Quan niệm này nhất
mạnh PTBV là sự cân bằng giữa việc cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc
sống con người với khả năng chịu đựng, giới hạn tồn tại của hệ sinh thái,
không hủy hại sự tồn tại của sinh thái.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững
nhóm họp tại Johannesburg, Hội nghị đã tổng kết, đánh giá lại 10 năm thực

21


×