Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tác động của phát thanh tiếng dân tộc của đài PT – TH lạng sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.98 KB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÀNH THỊ YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT THANH TIẾNG DÂN TỘC
CỦA ĐÀI PT – TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÀNH THỊ YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT THANH TIẾNG DÂN TỘC
CỦA ĐÀI PT – TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Chun ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. VŨ QUANG HÀO

HÀ NỘI - 2019



Chủ tịch hội đồng

PGS. TS Đinh Văn Hƣờng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn với đề tài “Tác động của phát thanh tiếng
dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Vũ
Quang Hào. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ
ràng, trung thực và chưa được dùng cho nghiên cứu khoa học nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.
Hà Nội, tháng 6, năm 2019
Tác giả luận văn

Lành Thị Yến


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin
được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Ban Lãnh đạo Khoa, Phòng liên quan của
Trường cùng tập thể giảng viên chuyên ngành phát thanh truyền hình đã dày
công dạy bảo tôi trong thời gian học tập ở trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Quang Hào đã tận tình hướng
dẫn tơi nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc
của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” (Khảo sát
tại Đài PT-TH Lạng Sơn từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018).
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo và các
bạn đồng nghiệp ở Đài PT&TH Lạng Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Trong phạm vi thời gian và tài liệu hạn chế, việc nghiên cứu khơng tránh
khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của
các thành viên Hội đồng chấm luận văn để tơi tiếp tục hồn thiện đề tài, đúc
rút kinh nghiệm hay, có thể áp dụng vào thực tiễn thực hiện chương trình phát
thanh dân tộc tại Đài PT&TH Lạng Sơn đạt hiệu quả tốt hơn.
Trân trọng!
Hà Nội, tháng 6, năm 2019
Tác giả luận văn
Lành Thị Yến


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 6
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 15
3.1. Mục đích .................................................................................................. 15
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 16

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 16
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................. 16
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 17
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 17
5.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 17
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 18
6. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 20
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .............................................. 20
7.1. Ý nghĩa lý luận ........................................................................................ 20
7.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 21
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 22
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT THANH TIẾNG DÂN TỘC
......................................................................................................................... 23
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 23
1


1.1.1. Chƣơng trình phát thanh .................................................................. 23
1.1.2. Chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc, truyền thông tiếng dân tộc
......................................................................................................................... 25
1.1.2.1. Khái niệm .......................................................................................... 25
1.1.2.2. Yêu cầu về nội dung chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc ...... 26
1.1.3. Cơng chúng ngƣời dân tộc.................................................................. 27
1.1.3.1. Đặc điểm công chúng ngƣời dân tộc............................................... 27
1.1.3.2. Đặc điểm công chúng ngƣời Tày, Nùng, Dao ở Lạng Sơn ........... 29
1.2. Chƣơng trình phát thanh tiếng Tày - Nùng, Dao ............................... 32
1.2.1. Chƣơng trình phát thanh tiếng Tày - Nùng, Dao ............................ 32
1.2.2. Vai trò của chƣơng trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao
đối với ngƣời bản địa .................................................................................... 34
1.3. Ảnh hƣởng tích cực của phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng đồng

dân tộc địa phƣơng........................................................................................ 35
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH
TIẾNG DÂN TỘC ĐÀI PT&TH LẠNG SƠN ........................................... 40
2.1. Chƣơng trình phát thanh tiếng Tày – Nùng, Dao ............................... 40
2.1.1. Sơ lƣợc về chƣơng trình phát thanh tiếng Tày - Nùng, Dao ở Đài
PT&TH Lạng Sơn ......................................................................................... 40
2.1.2. Hoạt động sản xuất chƣơng trình phát thanh tiếng Tày - Nùng, Dao
ở Đài PT&TH Lạng Sơn ............................................................................... 43
2.1.2.1. Phƣơng pháp, quy trình sản xuất chƣơng trình ........................... 43
2.1.2.2. Nội dung chƣơng trình..................................................................... 45
2.1.2.3. Thời lƣợng và thời gian phát sóng chƣơng trình .......................... 48
2.2. Tác động của chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng
đồng dân tộc ................................................................................................... 51
2


2.2.1. Thực trạng chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc ở Đài PT-TH
Lạng Sơn ........................................................................................................ 51
2.2.1.1. Quy trình sản xuất ........................................................................... 51
2.2.1.2. Nội dung chƣơng trình..................................................................... 53
2.2.1.3. Thời lƣợng chƣơng trình và thời gian phát sóng .......................... 61
2.2.1.4. Yếu tố hỗ trợ ..................................................................................... 63
2.2.2. Sự tác động của chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng
đồng dân tộc địa phƣơng: ............................................................................. 64
2.3. Đánh giá chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Đài PT-TH Lạng
Sơn .................................................................................................................. 70
2.3.1. Điểm mạnh ........................................................................................... 70
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 74
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 87

CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TIẾNG DÂN TỘC
......................................................................................................................... 88
3.1. Những vấn đề đặt ra hiện nay cho chƣơng trình phát thanh tiếng dân
tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn nhằm tạo ảnh hƣởng tích cực đối với cộng
đồng dân tộc địa phƣơng .............................................................................. 88
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình phát thanh tiếng dân
tộc, tăng cƣờng tác động tích cực đối với cộng đồng dân tộc địa phƣơng90
3.2.1. Đổi mới nội dung và hình thức chƣơng trình ................................... 90
3.2.2. Tăng thời lƣợng và tần suất phát sóng .............................................. 96
3.2.3. Đầu tƣ trang thiết bị phục vụ sản xuất chƣơng trình...................... 96
3.2.4. Thay đổi phƣơng thức sản xuất ......................................................... 97
3.2.5. Đào tạo, bồi dƣỡng, liên kết................................................................ 99
3.2.6. Hỗ trợ kinh phí, nâng cao cơ chế chính sách, chế độ..................... 101
3


Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTV

Biên tập viên


DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐHKHXH&NV

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

GSTS

Giáo sư tiến sĩ

KTV

Kỹ thuật viên

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

PT-TH

Phát thanh - Truyền hình

PTTT

Phát thanh trực tiếp

PTV


Phát thanh viên

PV

Phóng viên

TNVN

Tiếng nói Việt Nam

TS

Tiến sĩ

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết cấu chương trình thời sự tổng hợp của phát thanh dân tộc của
Đài phát thanh truyề n hình Lạng Sơn ........................................................... 46
Bảng 2.2: Đánh giá của cơng chúng về nội dung mà họ thích xem nhất trong
chương trình .................................................................................................. 53
Bảng 2.3: Ý kiến thính giả về chương trình phát thanh Thời sự tổng hợp bằng
tiếng dân tộc .................................................................................................. 55
Bảng 2.4: Sự vận dụng vào đời sống sản xuất khi xem chương trình phát
thanh .............................................................................................................. 57
Bảng 2.5: Ý kiến thính giả về chương trình phát thanh ca nhạc bằng tiếng dân
tộc .................................................................................................................. 58
Bảng 2.6: Kết quả đánh giá chất lượng về đề tài và chủ đề trong chương trình

phát thanh tiếng dân tộc ................................................................................ 58
Bảng 2.7: Ý kiến thính giả về thời điểm phát sóng chương trình thích hợp . 63
Bảng 2.8: Tổng hợp các ý kiến về các tiêu chí ............................................. 64
Bảng 2.9: Tổng hợp ý kiến về chương trình, nội dung được yêu thích nhất 65
Bảng 2.10: Tổng hợp ý kiến về việc vận dụng kiến thức từ chương trình vào
đời sống sản xuất ........................................................................................... 66
Bảng 2.11: Tổng hợp ý kiến về thời điểm phát sóng phù hợp ...................... 68

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay Chương trình phát thanh tiếng dân tộc là phương tiện truyền
tải đắc lực, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và đồng bào dân tộc thiểu số. Ở
góc độ của Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương,
phát thanh tiếng dân tộc từ lâu đã trở thành một trong những cơng cụ của cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý,
điều hành để phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
khó khăn trên cả nước. Ở góc độ đồng bào dân tộc, phát thanh được coi là
kênh thông tin tuyên truyền giúp nhân dân nắm bắt được các chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương.
Sự hiểu biết của các dân tộc thiểu số về các chính sách của Đảng và Nhà nước
dành cho họ có tầm quan trọng to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Nếu không hiểu đúng và đầy đủ người dân không thực hiện
theo các chủ trương, chính sách đề ra, hoặc có thể có những hành vi vi phạm,
gây hậu quả xấu, nghiêm trọng hơn có thể tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng,
xuyên tạc gây ra chia rẽ dân tộc, mất ổn định khu vực. Do vậy, một chương
trình phát thanh bằng tiếng dân tộc hay, có tác động tích cực đến đồng bào
dân tộc thiểu số là điều rất cần thiết, bằng những tin, phóng sự của phóng viên

thực hiện, thông qua giọng đọc của phát thanh viên sẽ truyền tải trực tiếp đến
thính giả là những người ở vùng dân tộc, từ đó, tạo ra hiệu ứng, liên kết của
khán giả với các chương trình cũng như thơng qua đó để họ thực hiện trong
cuộc sống hàng ngày. Là một trong những kênh truyền thông hữu hiệu nhất
tới đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình phát thanh dành cho nhóm đối
tượng cơng chúng là người dân tộc thiểu số hay cịn gọi là cơng chúng chun
biệt đang ngày một phát triển.
7


Lạng Sơn là một tỉnh biên giới nằm ở phía Đơng Bắc nước ta có các
dân tộc ít người chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung
sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó người Nùng chiếm 42,8%, người
Tày chiếm 35,4%, người Kinh chiếm 17,11%, người Dao chiếm 3,5%, dân
tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,19%.
Với đặc thù là tỉnh biên giới, lại có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số,
nên cơng tác tun truyền giáo dục chính trị, tư tưởng của tỉnh Lạng Sơn được
Đảng và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Cơng tác truyền thông tới
đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh vẫn bao gồm 3 kênh chính: truyền hình,
phát thanh và báo chí.
Tuy nhiên, với tình hình phát triển kinh tế cịn nhiều hạn chế, số lượng
đồng bào tại tỉnh tiếp cận kênh thơng tin này khơng nhiều. Đối với kênh báo
chí, mặc dù có nhiều tờ báo in được cấp miễn phí cho đồng bào, nhưng tỷ lệ
người đọc báo khơng cao, nhiều bài viết đề cập đến những vấn đề vĩ mơ trong
khi đồng bào dân tộc thiểu số có lối sống tư duy đơn giản, mộc mạc, muốn
biết những gì gần gũi với cuộc sống của mình. Do vậy, kênh truyền thông
thông dụng và hiệu quả nhất vẫn là kênh phát thanh, cần tăng cường việc điều
tra thính giả để nắm bắt nhu cầu, thói quen, tâm lý tiếp cận của đồng bào dân
tộc để điều chỉnh nội dung, phương thức truyền tải thông tin cho hợp lý, phù
hợp với đồng bào dân tộc của địa phương. Đặc biệt, cần đổi mới, nâng cao

chất lượng, tăng thời lượng các chương trình phát thanh dân tộc.
Hiện nay, Đài PT&TH Lạng Sơn đang phát các chương trình thời sự,
chương trình tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao buổi trưa và buổi tối. Các chương
trình phát thanh tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao phát sóng chủ yếu phục vụ bà
con vùng sâu, vùng xa, những địa phương cịn khó khăn. Cùng với sự phát
triển, đổi mới theo yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền hiện nay các chương trình
8


phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT&TH Lạng Sơn đã được nâng cao về chất
lượng, nội dung và thời lượng phát sóng. Tuy nhiên, trong các chương trình
phát thanh tiếng dân tộc vẫn còn một số hạn chế nhất định như chương trình
phát nguội, chưa có phát trực tiếp, âm nhạc của chương trình phát thanh dân
tộc ít. Các chương trình văn nghệ mới bằng tiếng dân tộc ít, chỉ có một số bài
hát là thu từ các chương trình văn nghệ quần chúng, nên bài hát phát trong
chương trình văn nghệ vẫn chủ yếu các bài cũ trong kho tư liệu. Tin, phóng sự
chủ yếu được dịch từ chương trình phát thanh tiếng kinh và chương trình thời
sự truyền hình, chưa có sự sáng tạo. Điều này dẫn đến các chương trình phát
thanh tiếng dân tộc chưa thật sự thu hút được sự quan tâm, chú ý của bà con.
Với mong muốn đánh giá đúng về sự cần thiết tồn tại, vai trò và các tác
động của chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao của Đài
PT&TH Lạng Sơn; đồng thời tìm ra các giải pháp tích cực, có tính khả thi
nhằm nâng cao chất lượng, số lượng của chương trình phát thanh phục vụ
đồng bào, góp phần vào sự thành cơng của ngành phát thanh truyền hình đối
với đối tượng là cơng chúng chun biệt cũng như hồn thiện các sứ mệnh
của chương trình phát thanh trong cơng tác tun truyền giáo dục chính trị, tư
tưởng của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, tác giả quyết
định chọn đề tài “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT-TH
Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” làm đề tài cho luận văn
Thạc sĩ Báo chí học của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng
Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” là một nghiên cứu mới. Lượng
luận văn thạc sĩ viết về phát thanh dân tộc là rất ít. Chủ yếu viết về vấn đề
nhỏ, xoay quanh vấn đề của các Đài địa phương, đài cấp huyện hoặc các luận
văn chỉ viết về chương trình truyền hình tiếng dân tộc. Hiện nay, chưa có
9


cơng trình nghiên cứu nào chun sâu về lý thuyết tác động của chương trình
phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng đồng dân tộc địa phương, chưa có
những cuốn sách, giáo trình chuyên về tác động của chương trình phát thanh
tiếng dân tộc đối với cộng đồng dân tộc địa phương…
Có thể khẳng định cho đến nay, những cơng trình nghiên cứu khoa học
viết về chương trình phát thanh tiếng dân tộc cịn ít và hiếm hoi, dường như
chưa được khảo sát kỹ lưỡng, chưa được nghiên cứu cơ bản, đã có những
cơng trình ở mức độ khác nhau đề cập đến nhưng chưa cụ thể, chi tiết. Qua
tìm hiểu từ thư viện của Khoa Báo chí & Truyền thông, thư viện số của
Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, thu thập kiến thức, tài liệu từ
Internet, tác giả luận văn nhận thấy có một số tác giả đã nghiên cứu về
chương trình phát thanh tiếng dân tộc theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Cụ thể:
Về các cơng trình nghiên cứu, lý luận, giáo trình đã xuất bản thành sách
đã có:
- Cuốn chuyên luận Nghề báo nói của tác giả Nguyễn Đình Lương do
Nhà xuất bản Văn hố - Thơng tin ấn hành năm 1993. Nội dung sách gồm bảy
phần, trong đó đã đề cập một cách tổng quát về đặc trưng, phương pháp, thể
tài và những vấn đề thuộc về nguyên lý, kỹ năng và quy trình nghề báo phát
thanh; phát thanh với thính giả,… [20]
- Tài liệu Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh" của Lois

Baird, Trường Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Ơxtrâylia, do Đài Tiếng
nói Việt Nam (TNVN) dịch và lưu hành nội bộ năm 2000. [34]
Cuốn Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp cũng đã nêu một vài
lời khun về sử dụng ngơn ngữ phát thanh nói chung và ngơn ngữ cho người
dẫn chương trình trực tiếp nói riêng. Chẳng hạn, các tác giả nêu yêu cầu: viết
ngắn gọn, dễ hiểu, từ rõ nghĩa, dùng câu ngắn, không diễn đạt vòng vo, dùng
10


từ giàu hình ảnh, làm trịn số, dùng từ phù hợp với từng đối tượng thính giả.
Các tác giả cũng đưa ra một số lời khuyên đối với phát thanh viên như: nhấn
âm chính xác, ngắt hơi chuẩn xác, chuẩn bị trước văn bản bằng các ký hiệu
hỗ trợ việc đọc; ngữ điệu phải tự nhiên, cách phát âm phải rành mạch, tốc độ
nói phải phù hợp với từng thể loại, từng nội dung thông tin. Các tác giả cũng
đề cao vai trò của việc nhấn âm, ngừng nghỉ, sự khác biệt về độ cao thấp của
giọng, tốc độ, âm lượng trong thể hiện lời nói trên sóng [32]
Trong cuốn Ngơn ngữ báo chí của Vũ Quang Hào, tác giả dành một
chương viết về Ngơn ngữ phát thanh. Trong đó, tác giả cũng đề cập đến nhiều
nội dung của ngôn ngữ phát thanh, như: đặc tính của ngơn ngữ phát thanh,
chuẩn mực của ngôn ngữ phát thanh, những yếu tố chi phối tính hiệu quả của
ngơn ngữ phát thanh. Đáng chú ý, tác giả khẳng định: ngôn ngữ phát thanh là
một thứ ngôn ngữ kết hợp phức tạp các chuẩn của cả ngơn ngữ nói và ngơn
ngữ viết, và, để tăng tính hiệu quả của ngơn ngữ phát thanh, khơng thể khơng
tính đến các yếu tố nghệ thuật đọc hoặc nói; sự điều chỉnh cao độ, cường độ
và tốc độ của giọng đọc. Tác giả cũng lược khảo và nhận xét về ngôn ngữ của
văn bản phát thanh ở các khía cạnh: độ dài câu, cấu trúc câu, vấn đề âm
hưởng trong văn bản phát thanh, vấn đề dùng chữ tắt, danh pháp, số liệu, ký
hiệu trong văn bản phát thanh. [15]
- Giáo trình Báo chí phát thanh do 13 tác giả ở Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền và Đài TNVN viết (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thơng tin ấn

hành năm 2002) có tổng cộng 20 chương, đề cập một cách khá toàn diện về
những vấn đề của phát thanh Việt Nam hiện đại. [17]
- Chuyên luận: Lý luận báo phát thanh của Đức Dũng (do Nhà xuất bản
Văn hố - Thơng tin ấn hành năm 2003) gồm 9 chương, trong đó đề cập đến
những vấn đề của đặc trưng loại hình và các thể loại báo phát thanh.[2]

11


- Sách chuyên luận Các thể loại báo chí phát thanh (của V.V. Xmirnôp,
Nga), được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004. [35]
- Hai tài liệu: Phát thanh - Truyền thanh nông thôn và Cẩm nang
hướng dẫn phát thanh trực tiếp, (do Ban Địa phương và Trung tâm Đào tạo,
Bồi dưìng nghiệp vụ phát thanh của Đài TNVN dịch và lưu hành nội bộ) đều
đã được tái bản năm 2005. [13]
- Tài liệu: 261 phương pháp đào tạo phát thanh viên và người dẫn
chương trình, (Học viện Truyền thơng Bắc Kinh, Đồn Như Trác biên dịch)
đã được Đài TNVN phát hành năm 2005. [8]
- Giáo trình: Phát thanh trực tiếp, (do GS,TS. Vũ Văn Hiền và TS. Đức
Dũng chủ biên) Nhà xuất bản Lý luận chính trị in và phát hành năm 2007. [28]
Gần đây nhất là cuốn “Truyền thông phát triển – Truyền thông dân tộc”
do PGS.TS Đặng Thị Thu Hương chủ biên cùng tập thể biên soạn nghiên cứu
trường hợp vùng Tây bắc Việt Nam có một số chương nói về truyền thơng
phát triển, truyền thơng dân tộc và vai trị của báo chí; Truyền thơng phát triển
và truyền thơng dân tộc dưới góc nhìn cơng chúng tiếp nhận. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội. [18]
Hay như một loạt các bài về phát thanh dân tộc của Vũ Quang Hào:
Bài viết “Đề xuất một hướng tiếp cận cho phát thanh dân tộc” Trên tạp
chí Tạp chí Người làm báo điện tử đăng ngày 05/10/2017; TS. Trần Quang
Hào cùng nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Nếu

khơng có radio”. 30 phút chương trình chất chứa những câu chuyện, những
chi tiết ấm lịng về một cơ quan truyền thơng quốc gia đồng hành cùng lịch sử
dân tộc, người ban của nhân dân. (Khách đến chơi nhà 6/9/2015);...
Về các nghiên cứu khoa học, các bài báo chuyên sâu có đề cập đến
những vấn đề phát thanh tiếng dân tộc, đến nay đã có một số cơng trình sau:

12


Trịnh Thị Hà Oanh (2012), Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc
thiểu số bản địa Kon Tum, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học,
trường ĐH KHXH&NV. Nội dung luận văn nói về thực tế, thực trạng về đời
sống kinh tế, xã hội của người dân tộc thiểu số ở Kon Tum, trong đó xác định
cơng tác truyền thông đã trở thành công cụ đắc lực để xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân. Việc đầu tư phát triển chương trình phát thanh tiếng dân tộc đã
chứng tỏ tầm quan trọng của báo chí trong đời sống của người dân tộc bản địa
Kon Tum. Luận văn của tác giả Trịnh Thị Hà Oanh đi sâu nghiên cứu về vai
trị, vị trí cũng như những thuận lợi, khó khăn của phát thanh tiếng dân tộc đối
với người DTTS Kon Tum. Tìm ra những ưu và khuyết điểm của những
chương trình này. Tuy nhiên, tác giả của luận văn cũng chỉ ra những hạn chế
về sóng phát thanh, chất lượng chương trình chưa cao, đội ngũ cán bộ cịn ít.
Vấn đề đổi mới chất lượng thông tin, nâng cao vai trị của chương trình phát
thanh tiếng dân tộc đối với đồng bào DTTS Kon Tum là một trong những yếu
tố quan trọng hàng đầu với người làm truyền thông. [28]
Cao Minh Châu (2002) làm chủ nhiệm đã cùng với Mùa A Phềnh, Và
A Vừ và Nguyễn Thị Thanh Vân thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “KX03-2001” với tên gọi “Đổi mới và nâng cao chất lượng , nội dung chương
trình phát thanh tiếng H’ Mơng ở tỉnh Sơn La”. Trong nghiên cứu này, các tác
giả đã phân tích, đánh giá nội dung các chương trình phát thanh tiếng
H’Mơng ở tỉnh Sơn La; phân tích đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư địa
phương cũng như tình hình kinh tế xã hội và các chủ trương, chính sách của

Đảng, Nhà nước liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, các tác
giả cũng đã đề xuất những biện pháp để góp phần đổi mới và nâng cao chất
lượng chương trình phát thanh tiếng H’Mơng ở tỉnh Sơn La.
Đặng Thị Huệ (2006), “Cải tiến đổi mới chương trình phát thanh tiếng
dân tộc theo hướng nào?” Nghiệp vụ phát thanh, Nội san Đài TNVN, số 10,
13


tháng 9/2006. Bài báo đề cập đến một số tồn tại trong công tác phát thanh
tiếng dân tộc như nội dung chưa có tính chun sâu về đời sống của đồng bào
dân tộc, chưa đề cập đến các vấn đề bình đẳng giới, chưa có các nội dung về
tấm gương của lãnh đạo các cấp là người dân tộc thiểu số... Đồng thời cũng
đề xuất một số hướng đi mới cho cơng tác phát triển chương trình phát thanh
tiếng dân tộc, bao gồm việc đưa tin, phóng sự người thật việc thật, thêm các
chương trình khuyến nơng, hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới... vào nội dung
chương trình. [19]
Đào Thị Loan (2004) đã có đề tài nghiên cứu “Hiệu quả phát thanh
bằng tiếng dân tộc của Đài PT&TH Lai Châu” là khóa luận tốt nghiệp của
trường ĐH KHXH &NV Hà Nội. Tác giả khái quát về các chương trình phát
thanh bằng ba thứ tiếng dân tộc của Đài PT&TH Lai Châu là tiếng Thái, tiếng
Hà Nhì và tiếng H’mơng. Mặc dù chương trình 1 ngày chỉ phát 3 buổi sáng,
trưa và tối với tổng thời lượng 135 phút nhưng đã thu hút tới 75% lượng thính
giả là đồng bào thiểu số của tỉnh nghe. Luận văn cũng đề cập tới một số khó
khăn trong việc tổ chức thực hiện chương trình phát thanh tiếng dân tộc như ít
kinh phí, số cán bộ biết tiếng để tiếp cận người dân không nhiều, cơ sở hạ
tầng cho việc thu phát còn kém.... [23]
Nguyễn Đức Thành (2014) “Chương trình truyền hình tiếng H’Mơng
của Đài Phát thanh truyền hình Bắc Kạn” là luận văn Thạc sĩ báo chí. Tác giả
đã nêu khái quát quá trình hình thành, phát triển của chương trình truyền hình
tiếng H’Mơng Đài Phát thanh truyền hình Bắc Kạn. Đề tài nghiên cứu về

truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng tác giả của luận văn
mới chỉ đi sâu nghiên cứu về chương trình truyền hình tiếng H’Mơng của Đài
Phát thanh truyền hình Bắc Kạn chứ khơng đi sâu nghiên cứu về chương trình
phát thanh của Đài. [30]

14


Ngồi các cơng trình nghiên cứu, các bài viết, các tài liệu về phát thanh
dân tộc, có một số khóa luận của một số sinh viên khoa Báo chí, Trường Đại
học KHXH&NV Hà Nội liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số như : tác giả
Đào Kim Sơn với khóa luận “Báo chí với vấn đề cung cấp nước sạch cho
đồng bào dân tộc miền núi”, hay tác giả Trần Thị Minh với khóa luận “ Báo
chí với vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồng bào dân tộc miền núi”.
Các nội dung tham khảo trong các đề tài trước là nguồn tài liệu quý báu
cho tác giả trong quá trình hình thành ý tưởng thực hiện đề tài. Tuy nhiên,
thời gian thực hiện các nghiên cứu trước đã rất lâu, thêm vào đó, tình hình
kinh tế, xã hội, chính trị và đặc thù của từng địa phương có những đặc điểm
khác nhau, do vậy, các kết quả nghiên cứu trước đã khơng cịn phù hợp với
tình hình hiện tại của tỉnh Lạng Sơn. Thêm vào đó, cho đến thời điểm này,
chưa có bất cứ đề tài nào nghiên cứu về “Tác động của phát thanh tiếng dân
tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương”.
Do vậy, luận văn “ Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài
PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” là một nội dung
nghiên cứu mới, không trùng với các đề tài nghiên cứu trước đó, rất cần thiết
trong việc nghiên cứu về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn, phục vụ cho cơng
tác phát triển các chương trình phát thanh dân tộc của Đài PT&TH Lạng Sơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của Luận văn này là hệ thống những vấn đề lý luận

liên quan đến đề tài nghiên cứu, khảo sát, điều tra cơng chúng là đồng bào dân
tộc, phân tích chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài
Phát thanh truyền hình Lạng Sơn , trên cơ sở đó đánh giá những thành cơng
và chỉ ra những mặt hạn chế, phân tích hiệu quả những tác động của chương

15


trình phát thanh tiếng dân tộc đối với bà con vùng đồng bào dân tộc tại địa
phương.
Đồng thời tìm kiếm những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả
chương trình phát thanh dân tộc tại Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu tác giả của Luận văn cần phải hoàn
thành những nhiệm vụ sau đây:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát thanh dân tộc.
+ Khảo sát thực trạng chương trình phát thanh dân tộc tại Đài PT&TH
Lạng Sơn, những vấn đề về cách thức, kĩ năng, quy trình và vấn đề trong sản
xuất chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao ở Đài Phát thanh
truyền hình Lạng Sơn. (Có sự so sánh nghiên cứu vưới chương trình phát
thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài PT – Th tỉnh Cao Bằng).
Qua đó, chỉ ra những thành cơng, hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu trong
các chương trình phát thanh dân tộc. Phân tích những vấn đề thể hiện sự tác
động của các chương trình phát thanh tiếng dân tộc trên Đài Lạng Sơn đến
cộng đồng dân tộc địa phương.
+ Điều tra xã hội học về các chỉ số: người dân có đài nghe, thời gian
nghe và mức độ hài lòng, những sở thích và mong muốn của bà con dân tộc
thiểu số khi nghe chương trình.
+ Xác định xu hướng phát triển và vấn đề đặt ra đối với phát thanh dân
tộc của Đài Phát thanh truyền hình Lạng Sơn. Bước đầu nêu ra những giải

pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng chương trình phát
thanh tiếng dân tộc Đài PT&TH Lạng Sơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

16


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả tác động của chương
trình phat thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài PT – TH tỉnh Lạng
Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát các chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài
Phát thanh truyền hình Lạng Sơn từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018.
Hiện nay, các Đài trong khu vực cũng như tồn quốc đều có chương
trình phát thanh tiếng dân tộc. Tác giả chọn chương trình phát thanh tiếng Tày
– nùng và tiếng Dao của Đài PT - TH Lạng Sơn khảo sát bởi vì một số lý do
sau:
+ Đài PT – TH Lạng Sơn là nơi hiện nay tác giả đang làm việc nên việc
lựa chọn Đài PT – TH Lạng Sơn để khảo sát nghiên cứu luận văn này là điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình tìm kiếm thơng tin. Qua đó, đánh giá
được thực trạng và tìm ra được những mặt hạn chế cần khắc phục để nâng cao
chất lượng chương trình phát thanh dân tộc của Đài.
+ Bản thân tác giả cũng là người dân tộc Tày ở địa phương nên hiểu
được rõ phong tục, tập quán, nhu cầu và phản ứng của bà con dân tộc thiểu số
của địa phương và tác giả cũng biết tiếng dân tộc nên có thể giao tiếp nói
chuyện với bà con dân tộc để tìm hiểu về tác động của các chương trình phát
thanh dân tộc của Đài đối với bà con.
+ Chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài phủ sóng tồn tỉnh và
chủ yếu phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.

+ Nội dung các chương trình phát thanh dân tộc đều đảm bảo công tác
tuyên truyền của tỉnh và đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

17


Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận báo chí truyền thơng,
lý luận phát thanh nói chung, phát thanh dân tộc nói riêng. Lý luận về tâm lý
học, xã hội học để phân tích, đánh giá cụ thể từng thơng tin trong chương
trình phát thanh tiếng Tày - Nùng, tiếng Dao của Đài PT&TH Lạng Sơn. Phân
tích những tác động truyền thông tới công chúng chuyên biệt là người Tày –
Nùng, và người Dao.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả lựa chọn một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp quan trọng
giúp tác giả hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Từ đó rút
ra những thơng tin quan trọng có liên quan phục vụ việc thực hiện đề tài. Trên
cơ sở nghiên cứu, phân tích tài liệu, tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu
đã có, sử dụng để so sánh, đối chiếu, minh họa cho các kết quả nghiên cứu
của mình. Nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến phát thanh
dân tộc và đối tượng công chúng chuyên biệt và được sử dụng trong việc
nghiên cứu các sách, báo, tài liệu có liên quan đến cơ sở lý luận báo chí và
lý luận báo Phát thanh nhằm hệ thống hóa những vấn đề về lý luận làm cơ
sở cho quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp Nghiên cứu điều tra xã hội học: Nhằm thu thập, nhận
xét, đánh giá của công chúng về tác động của chương trình phát thanh tiếng
dân tộc của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lạng Sơn. Để đảm bảo tính

khách quan của kết quả nghiên cứu, tác giả dự kiến sẽ phát 300 phiếu. Đối
tượng điều tra bao gồm nhiều thành phần, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ. Địa
bàn điều là gồm thành phố và khu vực nông thôn. Khảo sát về công chúng
chuyên biệt đối với chương trình phát thanh dân tộc của Đài PT-TH Lạng

18


Sơn. Từ đó, thu thập những ý kiến thực tế, cung cấp cho việc triển khai các
luận điểm khoa học cần thiết trong luận văn.
- Các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh: Được sử
dụng trong việc xem xét, đánh giá, phân tích và chỉ ra những ưu điểm, nhược
điểm các chương trình phát thanh tiếng Dân tộc ở đài mà tác giả khảo sát. Từ
đó, rút ra những kết luận khoa học cần thiết phục vụ cho các luận điểm được
triển khai trong luận văn.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Được sử dụng để khảo sát thực tế các
chương trình phát thanh tiếng dân tộc Tày - Nùng và tiếng Dao của Đài
PT&TH Lạng Sơn. Tác giả cũng sẽ sử dụng phương pháp khảo sát thực tế để
nghiên cứu về khả năng và điều kiện tiếp nhận thơng tin cũng như tác động
của chương trình phát thanh tiếng dân tộc đối với đồng bào dân tộc trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển
của chương trình tiếng Tày - Nùng, tiếng Dao của Đài PT&TH Lạng Sơn.
- Phương pháp quan sát: Tác giả đi thực tế tại các vùng đồng bào dân
tộc Tày – Nùng, Dao để quan sát đời sống và tìm hiểu về việc nghe đài, đặc
biệt là nghe các chương trình tiếng Tày - Nùng, tiếng Dao phát trên sóng phát
thanh của Đài PT&TH Lạng Sơn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được sử dụng để phỏng vấn trưởng
phịng Chương trình tiếng dân tộc, Biên tập viên, Biên dịch viên Đài PT – TH
Lạng Sơn trực tiếp biên tập, biên dịch các chương trình phát thanh tiếng Tày –

Nùng, tiếng Dao hàng ngày. Cán bộ thực hiện chương trình phát thanh tiếng
dân tộc ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Mục đích sử dụng phương pháp này là để
thu thập các ý kiến, nhận xét, đánh giá về các chương trình phát thanh tiếng
dân tộc và tác động của nó. Trong điều kiện cho phép và trong phạm vi của
Luận văn, tác giả đã phỏng vấn 5 người là những người trực tiếp làm chương
19


trình và liên quan đến quy trình sản xuất chương trình. Trong đó, tác giả
phỏng vấn 1 người của Đài Tiếng nói Việt Nam; phỏng vấn 4 người của Đài
PT - TH Lạng Sơn gồm 1 trưởng phòng, 2 biên tập viên và 1 biên dịch viên
chuyên biên tập và biên dịch các chương trình phát thanh tiếng dân tộc của
Đài. Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại và
qua mail (thư điện tử).
Tất cả các phương pháp trên được sử dụng một cách có chọn lọc, nhằm
có đầy đủ thơng tin, cơ sở lý luận và thực tiễn, để rút ra kết luận khoa học và
có tác động tích cực, hiệu quả cho luận văn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Đây là đề tài Luận văn đầu tiên về “Tác động của phát thanh tiếng dân
tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương”. Qua
đó, có những đóng góp nhất định cả về phương diện lý luận cả về vận dụng
trong hoạt động thực tiễn.
Luận văn đã kế thừa lý luận về phát thanh dân tộc của các nhà nghiên
cứu trước. Đây là vấn đề mới, là một trong những đề tài hiếm hoi đến nay
chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống. Qua khảo sát thực tiễn
các chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài PT – TH
Lạng Sơn, Luận văn cũng khẳng định phát tiếng dân tộc có vai trò rất quan
trọng tác động đến cộng đồng dân tộc địa phương. Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu, Luận văn chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những giải pháp nâng cao
chất lượng phát thanh dân tộc của Đài PT- TH Lạng Sơn với những tác động

đối với cộng đồng dân tộc địa phương.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức về lý luận báo chí,
truyền thơng đã được trang bị trong chương trình đào tạo thạc sĩ để giải quyết
20


những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn. Luận văn là cơng trình khoa học đầu
tiên nghiên cứu về tác động của phát thanh dân tộc của Đài PT –TH Lạng Sơn
với cộng đồng dân tộc địa phương dựa trên việc khảo sát các chương trình
phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài PT – TH Lạng Sơn. Cụ
thể, luận văn khẳng định được vai trò quan trọng của phát thanh tiếng dân tộc
của Đài đối với cộng đồng dân tộc địa phương. Phương pháp, giải pháp để
cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và phát thanh viên
làm chương trình phát thanh tiếng dân tộc hàng ngày vận dụng vào thực tiễn
sản xuất chương trình. Từ đó, nâng cao chất lượng chương trình cũng như
nâng cao hiệu quả, tác động đến đồng bào dân tộc thiểu số.
Vì vậy, Nếu thực hiện thành cơng luận văn có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho các nhà trường, các trung tâm có đào tạo về phát thanh trong
cả nước.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài luận văn được nghiên cứu dựa trên những tri thức lý luận được
trang bị và những kinh nghiệm được chia sẻ trong sản xuất chương trình phát
thanh tiếng dân tộc của đồng nghiệp tại Đài PT-TH Lạng Sơn. Đây là luận
văn đầu tiên khảo sát một cách có hệ thống về chất lượng các chương trình
phát thanh dân tộc. Về mặt thực tiễn những kết quả phân tích, nghiên cứu sẽ
giúp cho bản thân tác giả và những người làm chương trình phát thanh tiếng
dân tộc nâng cao hoạt động nghề nghiệp; làm tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy, học tập, nghiên cứu của sinh viên ngành báo chí và những ai quan

tâm. Với những cứ liệu phong phú sẽ giúp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý báo
chí nói chung và cấp ủy, chính quyền địa phương hiểu sâu sắc hơn về vị trí, vai
trị của các chương trình phát thanh tiếng dân tộc. Từ đó có chủ trương, cơ chế
chính sách phù hợp trong việc đầu tư phát triển và quản lý chương trình phát
thanh dân tộc hiệu quả hơn.
21


×