Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin – thư viện trường đại học đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.47 KB, 111 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trờng đại học khoa học xà hội và nhân văn
------ ------

đinh thị nhàn

Phát triển nguồn lực thông tin
Tại trung tâm thông tin - th viện trờng đại học đồng
nai

Luận văn thạc sĩ thông tin - TH viƯn

Hµ Néi - 2013


Đại học quốc gia hà nội
Trờng đại học khoa học xà hội và nhân văn
------ ------

đinh thị nhàn

Phát triển nguồn lực thông tin
Tại trung tâm thông tin - th viện trờng đại học đồng
nai
Chuyên ngành: Khoa học Th viện
MÃ số: 60 32 20

Luận văn thạc sĩ thông tin - TH viƯn

Ngêi híng dÉn khoa häc: TS. Ngun ViÕt NghÜa


Hµ Néi - 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn ‘‘Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm
thông tin thư viện Trường Đại học Đồng Nai’’ tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cùng
các Quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành Thông tin – Thư viện Trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực
hiện đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến người hướng dẫn khoa học,
thầy : Tiến sĩ Nguyễn Viết Nghĩa, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để đề tài có
thể được hồn thành.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo khoa, trường, Trung tâm Thông
tin thư viện và các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin trân trọng gửi đến gia đình, bạn bè, người thân những tình cảm chân
thành đã luôn giúp đỡ, động viên trong suốt khóa học và hồn thành đề tài.
Tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của
q thầy cô, anh chị em đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01/05/2013
Tác giả

Đinh Thị Nhàn

1



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
CĐ :

: Cao đẳng

ĐH

: Đại học

CNH-HĐH

: Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CN

: Cử nhân

CNTT

: Công nghệ thông tin

CSDL

: Cơ sở dữ liệu

TT TT-TV

: Trung tâm thông tin – thư viện


ĐN

: Đồng Nai

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

NDT

: Người dùng tin

NCT

: Nhu cầu tin

OPAC

: Online Public Access Cataloge

VTL

: Vốn tài liệu

CSVCKT

: Cơ sở vật chất kỹ thuật

2



MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................6
2. Tình hình nghiên cứu..........................................................................................7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................8
5. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................8
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................8
7. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................8
8. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài............................................................9
9. Dự kiến kết quả nghiên cứu.................................................................................9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC
THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ĐỒNG NAI

.......................................................................................................10

1.1 Cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin............10
1.1.1 Khái niệm nguồn lực thông tin..................................................................10
1.1.2 Phát triển và quản trị nguồn lực thông tin................................................11
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển và quản trị nguồn lực thơng tin.........12
1.2 Vai trị của nguồn lực thông tin đối với hoạt động giáo dục, đào tạo tại Trường
Đại học Đồng Nai....................................................................................................15
1.2.1 Giới thiệu về Trường Đại học Đồng Nai...................................................15
1.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển........................................15

1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức...................................................................16
1.2.1.3 Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại nhà trường
.......................................................................................................16
1.2.2 Khái quát về Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Đồng Nai...........17
1.2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ.....................................................17
1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức...................................................................20
1.2.2.3 Người dùng tin và nhu cầu tin...........................................20
3


1.2.3 Nguồn lực thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu
khoa học

.......................................................................................................26

1.2.4 Nguồn lực thông tin hỗ trợ sinh viên nâng cao chất lượng học tập.........27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN VÀ CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI..........................................................................28
2.1 Công tác phát triển, quản trị nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học
Đồng Nai

.......................................................................................................28

2.1.1 Chính sách phát triển nguồn lực thơng tin...........................................28
2.1.2 Kinh phí bổ sung tài liệu.....................................................................34
2.1.2.1 Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.............................35
2.1.2.2 Nguồn kinh phí khác..........................................................36
2.1.3 Quy trình bổ sung tài liệu....................................................................37
2.1.4 Các hình thức phát triển nguồn tin......................................................38

2.1.5 Các nguồn bổ sung tài liệu..................................................................41
2.1.5.1 Nguồn mua.........................................................................41
2.1.5.2 Nguồn biếu tặng.................................................................42
2.1.5.3 Nguồn lưu chiểu.................................................................43
2.1.6 Bảo quản nguồn lực thông tin.............................................................44
2.1.7 Thanh lọc tài liệu.................................................................................45
2.1.8 Cán bộ làm công tác phát triển nguồn tin tại Trung tâm.....................47
2.1.9 Phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin................................49
2.2 Thực trạng nguồn lực thông tin của Thư viện Trường Đại học Đồng Nai.........50
2.2.1 Tiêu chí phát triển nguồn tin / lựa chọn tài liệu..................................50
2.2.2 Cơ cấu loại hình tài liệu......................................................................51
2.2.3 Thành phần tài liệu theo môn loại.......................................................53
2.2.4 Ngôn ngữ cuả tài liệu..........................................................................55
2.3 Nhận xét về nguồn lực và công tác phát triển quản trị nguồn lực thông tin tại
Thư viện Đại học Đồng Nai....................................................................................55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ
VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI................................................................58
4


3.1 Hồn thiện chính sách phát triển và quản trị nguồn tin.....................................59
3.2 Đảm bảo kinh phí cho phát triển, quản trị nguồn tin.........................................60
3.3 Tăng cường bổ sung tài liệu ngoại văn và tài liệu điện tử.................................60
3.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.......................................................63
3.5 Tăng cường phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thơng tin...........................68
3.6 Nâng cao trình độ của cán bộ thư viện và người dùng tin.................................69
3.7 Nhóm biện pháp cải tiến cơng tác phục vụ người dùng tin................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................86
PHỤ LỤC


.......................................................................................................79

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Thơng tin là tất cả trong một xã hội tri thức” đã là thông điệp cho mọi
người, mọi ngành để tiến đến một nền kinh tế tri thức, một xã hội tri thức. Trong đó
vị trí ngành Thơng tin - Thư viện là vơ cùng quan trọng vì rằng chính thư viện đóng
vai trị quản lý và biến thơng tin thành tri thức, đồng thời giúp cho mọi người hình
thành tri thức. Ngành Thơng tin - thư viện trên thế giới do đó đã được xã hội trân
trọng. Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, ngành Thông tin
- thư viện đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có - một sự phát triển
đồng bộ, chuẩn hố, trong đó Khoa học cơng nghệ tiên tiến được áp dụng một cách
triệt để. Ngành Thông tin - Thư viện Việt Nam cũng được tác động trong sự phát
triển chung đó, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài cho sự nghiệp CNH–HĐH đất nước.
Sự phát triển cực kỳ mau lẹ của công nghệ thông tin và viễn thông với năng
lực của máy tính điện tử tăng lên hàng năm tương ứng với quy luật Moorse và khả
năng của mạng máy tính cũng tăng lên tương ứng với quy luật Met Calfe đã tác
động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nguồn thông tin khổng lồ được sản sinh
làm khủng hoảng thơng tin tồn cầu, dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát chất
lượng nội dung. Thực trạng này là một yêu cầu và cũng là thách thức đối với xã hội,
các cơ quan thơng tin-thư viện với vai trị là cầu nối giữa người dùng tin và kho
tàng tri thức nhân loại cần nhận thức rõ điều này. Vấn đề được đặt ra là: làm thế nào
các cơ quan thơng tin - thư viện có thể kiểm sốt, thu thập, chọn lọc được thơng tin
nhanh chóng, hiệu quả; làm thế nào để tạo lập cho đơn vị mình được bộ sưu tập có
giá trị về nội dung, đa dạng về loại hình để có thể thoả mãn cao nhất nhu cầu tin cho

người dùng tin.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và
nghiên cứu khoa học của thầy và trò ở trường đòi hỏi thư viện trường phải thường
xuyên phát triển nguồn lực thông tin sao cho độc giả luôn được tiếp cận với những
tài liệu mới phù hợp với sự phát triển khoa học kỹ thuật. Trong các hoạt động thơng
tin - thư viện thì phát triển nguồn lực thơng tin là một trong những khâu quan trọng
nhất bởi nó quyết định sự phát triển của thư viện đó.
6


Trung tâm Thông tin - Thư viện (TT TT – TV) Đại học Đồng Nai với vai trò
là “giảng đường thứ 2” của sinh viên và cán bộ giảng dạy trong nhà trường, trong
những năm qua đã phát triển lớn mạnh không ngừng. Tuy được xem là một cơ quan
Thông tin - Thư viện “mới phát triển”, nhưng với sự ưu tiên, quan tâm của ban lãnh
đạo Trường, Trung tâm đã xây dựng được bộ sưu tập vốn tài liệu có giá trị, hoạt
động thư viện có những khởi sắc và bước đầu đi vào nề nếp. Dù đã có những có
gắng và đạt được nhiều thành quả nhất định song công tác phát triển nguồn lực
thông tin ở TT TT – TV Đại học Đồng Nai vẫn cịn có nhiều bất cập cần phải có
hướng giải quyết để nâng cao chất lượng nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu tin của
cán bộ, học sinh sinh viên trong toàn Trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “ Phát
triển nguồn lực thông tin tại TT TT – TV trường Đại học Đồng Nai” cho luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài
Đề tài nghiên cứu về phát triển nguồn lực thông tin là đề tài đã được đề cập
rất nhiều trong các khoá luận trước đây. Tuy nhiên, nghiên cứu về phát triển nguồn
lực thông tin tại TT TT – TV Đại học Đồng Nai thì đây là khố luận đầu tiên đề cập
đến. Do đó tơi đã tìm hiểu đề tài ở nhiều khía cạnh khác nhau của công tác phát
triển nguồn tin tại Trung tâm.
Trong tương lai, khi nhà trường tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, TT TT –

TV Trường sẽ có những đầu tư để tăng cường chất lượng hoạt động, kéo theo đó sẽ
là những thay đổi mạnh mẽ trong phát triển lực thơng nguồn tin. Do vậy, đề tài này
có thể tiếp tục được nghiên cứu phát triển thêm để góp phần tăng cường hiệu quả
phục vụ người dùng tin của Trung tâm.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu khảo sát thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin
tại TT TT – TV Đại học Đồng Nai, đánh giá những thành tựu đạt được cũng như
những hạn chế trong phát triển lực thơng nguồn tin. Từ đó, đề xuất ra một số giải
pháp nhằm góp phần hồn thiện phát triển nguồn lực thông tin, nâng cao hiệu quả
khai thác và sử dụng vốn tài liệu của Trung tâm, tạo lập nền tảng vững chắc để trở
thành Thư viện điện tử thực sự.
7


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Tổng quan về vấn đề phát triển nguồn lực thông tin; Nhận diện
một số đặc điểm của Trường Đại học Đồng Nai, của TT TT – TV Trường
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hiện trạng phát triển nguồn lực thông tin tại TT TT –
TV Trường Đại học Đồng Nai.
Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn lực thông tin cho
Trung tâm.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nguồn lực thông tin của thư viện chưa mạnh, nếu đề tài được thực hiện thì sẽ tạo
lập được nguồn lực thơng tin phong phú về số lượng, nâng cao về chất lượng để
thỏa mãn nhu cầu tin cho người dùng tin của thư viện.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu
Là tồn bộ nguồn lực thơng tin của Thư viện
Là các hoạt động liên quan đến phát triển nguồn lực thông tin để làm giàu
thư viện.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là hiện trạng phát
triển nguồn lực thông tin của TT TT – TV Đại học Đồng Nai.
Phạm vi thời gian: Công tác phát triển nguồn tin của TT TT – TV Đại học
Đồng Nai trong giai đoạn 2010 -2013.
7. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận khoa học: Sử dụng cơ sở lí luận chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin, dựa trên đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển khoa học cơng
nghệ nói riêng. Đồng thời dựa trên các nghiên cứu, tổng hợp về các tài liệu lý luận,
tham khảo các cơng trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu có nội dung liên quan
khác.
Các phương pháp cụ thể: Để hoàn thành đề tài, trong q trình nghiên cứu và
triển khai, tơi đã sử dụng các phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là :
8


- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp đánh giá
- Phương pháp tổng hợp.
8. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Về mặt lý luận: Trước hết đề tài khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị
thiết thực của phát triển nguồn lực thơng tin; sau đó đề tài giúp ta nắm rõ được
những vấn đề chính của công tác này trong hoạt động thông tin - thư viện nói chung
và trong Trung TT TT – TV Đại học Đồng Nai nói riêng.
Về mặt thực tiễn: Đề tài phản ánh thực trạng hoạt động phát triển nguồn lực

thông tin tại TT TT – TV Đại học Đồng Nai, đưa ra những nhận xét đánh giá về
những thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại. Đề tài cũng đề xuất một số giải
pháp thiết thực góp phần hồn thiện cho nguồn lực thơng tin, thoả mãn cao nhất cho
người dùng tin, phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học nước nhà.
9. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết
tắt, phụ lục, mục lục, thì Luận văn dự kiến dài khoảng 80 trang, gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về phát triển nguồn lực thông tin tại TT TT
– TV trường Đại học Đồng Nai.
Chương 2: Thực trạng nguồn lực thông tin và công tác phát triển nguồn lực
thông tin tại TT TT – TV trường Đại học Đồng Nai
Chương 3: Giải pháp tăng cường nguồn lực thông tin tại TT TT – TV trường
Đại học Đồng Nai.

9


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC
THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
1.1 Cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin
1.1.1 Khái niệm nguồn lực thông tin
“Nguồn lực thông tin” (information resources) là thuật ngữ chuyên ngành,
theo tiến sĩ Lê Văn Viết, cho đến nay, nội hàm của thuật ngữ này vẫn chưa được
thống nhất Nguồn lực thông tin là một từ ghép, được cấu thành từ “nguồn lực” và
“thông tin”
Nguồn lực: Theo nghĩa hẹp, nguồn lực thường được hiểu là các nguồn lực
vật chất cho phát triển. Theo nghĩa rộng, nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi
thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nào
đó. Nguồn lực phát triển của một quốc gia được hiểu là khả năng cung cấp các yếu

tố cần thiết cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
“Thông tin” theo nghĩa thông thường, là sự phản ánh về một vật, sự vật, hiện
tượng hay q trình nào đó của thế giới tự nhiên, xã hội và con người được tiếp
nhận trực tiếp hoặc gián tiếp.
Theo quan điểm của Lý thuyết thông tin: “Thông tin là lượng đo trật tự nhân
tạo chống lại sự hỗn độn của tự nhiên”
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng (1996): “Thông tin là tin tức về các sự
kiện diễn ra trong thế giới xung quanh” [3]
Theo từ điển Triết học (2001): “Thông tin trước hết là những tin tức, tập hợp
nhưng tài liệu, những sự hiểu biết nào đó. Lý thuyết thơng tin thường gắn bó chặt
chẽ với sự phản ánh. Đặc tính phản ánh và nhận thức thế giới xung quanh là một
khâu trong sự phát triển của những quá trình liên quan với việc truyền, xử lý thơng
tin” [4]
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thông tin, nhưng cùng nhận
thấy rằng: Thông tin là một khái niệm cơ bản của khoa học, là khái niệm trung tâm
của xã hội, được xem là nguồn lực của sự phát triển.
10


Và trong cách hiểu về “nguồn lực thông tin” cũng có rất nhiều quan điểm
khác nhau. “Có người cho rằng nó tương đương như vốn tài liệu trong các cơ quan
thông tin, thư viện. Người khác lại đưa ra quan điểm nguồn lực thông tin không chỉ
bao hàm các nguồn lực về tài liệu mà còn gồm các thành phần khác nhau như tài
liệu thông tin, nhân lực thông tin … có người lại đồng nghĩa nó với nguồn tin”. “Ở
dạng chung nhất, nguồn lực thông tin được hiểu là tổ hợp các thơng tin nhận được
và tích lũy được trong quá trình phát triển khoa học và hoạt động thực tiễn của con
người, để sử dụng nhiều lần trong sản xuất và quản lý xã hội”[1, tr. 163-165].
“Nguồn lực thông tin” bao gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản, hình ảnh,
âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy ước hoặc không theo quy ước, các
sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức và ngành

công nghiệp thông tin [2]
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng “ Nguồn lực thông tin là một dạng sản
phẩm trí óc, trí tuệ của con người, là phần tiềm lực thơng tin có cấu trúc được kiểm
sốt và có ý nghĩa thực tiễn trong q trình sử dụng”
“Nguồn lực thơng tin” là sản phẩm của trí tuệ con người, là sản phẩm lao
động khoa học, phản ánh những kiến thức được kiểm soát, và ghi lại dưới một dạng
vật chất nào đó. Chúng phải được tổ chức, cấu trúc lại để người dùng tin có thể truy
cập, tìm kiếm, khai thác và sử dụng được, phục vụ cho nhiều lợi ích khác nhau
trong xã hội.
1.1.2 Phát triển và quản trị nguồn lực thông tin
Hoạt động thông tin - thư viện là quá trình lưu giữ, chọn lọc đánh giá, phân
tích, phân phối thơng tin chính xác cần thiết theo yêu cầu của NDT bao gồm các
công đoạn: thu thập, xử lý phân tích - tổng hợp thơng tin ( xử lý hình thức và xử lý
nội dung), lưu trữ và bảo quản, tra cứu và phổ biến thơng tin. Trong đó, cơng tác
phát triển nguồn tin là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng bởi nó đóng vai
trị quyết định đến chất lượng VTL của thư viện đó.
Cơng tác phát triển nguồn tin hay cịn được gọi theo tên khác là cơng tác bổ
sung, công tác phát triển VTL. Bổ sung theo tiếng Latinh là “completes” có nghĩa là
trọn bộ, đủ các thành phần của một cái gì đó. Hiểu theo nghĩa rộng là sưu tập trọn
bộ, bổ khuyết và tăng cường tới mức độ đầy đủ.
11


Nguồn tin là tập hợp có hệ thống các thơng tin được lưu trữ trên các vật
mang tin khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ, loại hình của thư viện và diện nhu cầu
thông tin của NDT, được sử dụng và bảo quản trong suốt thời gian nó cịn ý nghĩa.
Sách là vật có khả năng lưu trữ thơng tin bền và hiệu quả. Nói đến vai trị của
sách, theo A. I. Ghecxen – nhà văn, nhà dân chủ Nga thế kỷ 19 đã khẳng định:
“sách đó là di huấn về thông tin của thế hệ này đối với thế hệ khác…Toàn bộ cuộc
sống của loài người đều được phản ánh trong sách”. Đối với thư viện các trường đại

học, VTL đóng vai trị hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của
trường. VTL cung cấp cho nguời dùng hệ thống kiến thức từ cơ bản đến chuyên
sâu về các ngành đào tạo cũng như những tri thức nhân loại đã được lưu giữ trong
kho thư viện. Chất lượng của nguồn tin phụ thuộc vào hiệu quả của công tác phát
triển nguồn tin. Nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ tạo lập được bộ sưu tập VTL
có giá trị, phục vụ cho nhu cầu học tập và giảng dạy học sinh sinh viên và cán bộ
trường. Ngược lại, sẽ làm lãng phí cơng sức, thời gian và của cải, không thu hút
được NDT đến với thư viện.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển và quản trị nguồn lực thông tin
- Các quy luật đặc trưng của tài liệu:
Dưới tác động của khoa học, cơng nghệ và truyền thơng, tài liệu đã có sự
thay đổi mạnh mẽ về quy mô, cơ cấu, tạo nên các quy luật đặc trưng cho tài liệu.
Những quy luật này đặc biệt tác động đến nhóm tài liệu khoa học kỹ thuật.
+ Quy luật gia tăng số lượng tài liệu
Nội dung quy luật này nói rằng, số lượng tài liệu gia tăng hàng năm, và thậm
chí “cứ trong vòng 12 đến 15 năm, số lượng tài liệu khoa học kỹ thuật tăng lên gấp
đôi”, “ mỗi ngày trên thế giới có khoảng 2000 trang tạp chí khoa học kỹ thuật được
in ra, mỗi năm có tới 5 triệu bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học xuất bản
định kỳ”. [5, tr. 152]
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
kỹ thuật đã tạo ra nhiều loại vật mang tin, kỹ thuật ghi chép, phương tiện truyền tin
nhanh chóng, hiệu quả, chất lượng. Đồng thời đội ngũ những nhà khoa học và
người dùng tin tăng lên nhanh chóng làm cho số lượng tài liệu tăng theo hàm số mũ
12


+ Quy luật S. Bradford
Quy luật mang tên nhà thư viện học đồng thời là nhà hóa học người Anh.
Ơng đã phát hiện rằng: Nếu sắp xếp số tạp chí khoa học theo thứ tự giảm dần số bài
báo về một chun ngành nào đó thì trong danh sách nhận được ta có thể tìm thấy

các tạp chí hạt nhân. Số tạp này không lớn, chỉ chiếm 10-15% số tạp chí, nhưng
chứa đựng tới 90% số bài báo liên quan đến ngành đó [5, tr. 153]. Đó chính là sự
tập trung và tản mạn thông tin. Các đơn vị thư viện muốn xây dựng và phát triển
nguồn lực thông tin hiệu quả cần phải chú ý quy luật này nhằm thu thập được bộ
sưu tập các tài liệu có giá trị.
+ Quy luật lỗi thời của thông tin
Tuổi thọ của tài liệu được tính từ khi nó cơng bố đến khi khơng được sử
dụng nữa. Mỗi tài liệu có tuổi thọ khác nhau, phụ thuộc lĩnh vực tri thức, giá trị nội
dung của tài liệu, tính cập nhật và khả năng tương thích với nhu cầu của người dùng
tin. Tài liệu nào có nội dung thường xuyên thay đổi, cập nhật thì tài liệu đó càng
nhanh chóng lỗi thời. Ngược lại, khoa học nào càng ổn định thì tuổi thọ của tài liệu
lại càng lâu. Tuy nhiên, với nhóm tài liệu q hiếm hay khảo cổ thì nằm ngồi quy
luật này.
+ Quy luật giá cả tăng liên tục
Giá của tài liệu phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản: Lao động trí tuệ và giá vật
chất của tài liệu. Người làm khoa học có quyền sở hữu những đứa con tinh thần của
mình và được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, khi thơng tin độc chiếm thì người cung
cấp thơng tin phải ghánh chịu một khoản chi phí để bảo vệ thơng tin trong khi chờ
bán nó với một giá cao hơn [5, tr.30]. Giá vật chất của tài liệu thường được định giá
bằng giá trị của thị trường. Giá vật chất tăng chủ yếu là do sự phát triển lạm phát
của kinh tế, các vật mang tin, phương tiện truyền tin ngày càng hiện đại, ứng dụng
nhiều thành tựu khoa học cơng nghệ.
- Chính sách phát triển nguồn tin
Chính sách phát triển nguồn tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng công tác phát triển nguồn tin của đơn vị. Vì vậy Trung tâm cần xây dựng
chính sách phát triển nguồn tin khoa học, phù hợp và bán sát với các nhiệm vụ của
nhà trường. Đây được coi là cơ sở phát lý, căn cứ khoa học để Trung tâm chủ động
trong chiến lược phát triển nguồn lực thơng tin của mình.
13



- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Đây là yếu tố vật chất hỗ trợ đắc lực để nguồn lực thông tin phát triển. Cơ sở
vật chất ở đây không chỉ là bàn ghế, phòng ốc mà còn là hệ thống máy tính, hệ
thống mạng, truyền thơng…là vật chứa đựng, truyền tải nguồn thơng điện điện tử
khổng lồ. Vì vậy, đầu tư được cơ sở vật chất vững chắc, hiện đại sẽ giúp cho nguồn
lực thông tin phát triển mạnh hợn, đáp ứng nhu cầu tin cho bạn đọc tốt hơn.
- Cán bộ phát triển nguồn lực thơng tin
Trình độ cán bộ làm công tác phát triển nguồn lực thông tin sẽ có ảnh hưởng
quyết định đối với chất lượng nguồn lực thông tin. Đặc biệt trong giai đoạn “bùng
nổ thông tin” như hiện nay, người cán bộ làm công tác phát triển nguồn tin cần có
trình độ chun mơn vững vàng, hiểu biết rộng, có nhiều kinh nghiệm để có thể ra
quyết định lựa chọn nguồn lực thông tin phù hợp với đơn vị.
- Kinh phí phát triển nguồn lực thơng tin
Kinh phí là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến quy mơ, chất lượng, loại
hình của nguồn lực thông tin. Hiện nay trung tâm đang trong giai đoạn đổi mới,
phát triển, hướng đến xây dựng nguồn tài nguyên số, đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị, các sản phẩm và dịch vụ mới nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của bạn đọc
nên có được nguồn kinh phí lớn sẽ giúp trung tâm có thể hoạt động và phát triển tốt,
hồn thành sứ mệnh của mình.
- Phối hợp, chia sẻ nguồn lực thông tin
Phối hợp trong công tác bổ sung là vấn đề quan tâm và được đánh giá có rất
nhiều ý nghĩa rất, nhưng cho đến nay công tác này vẫn chưa thể thực hiện tốt bởi
còn nhiều rào cản và thiếu kinh nghiệm.
- Bảo quản tài liệu:
Bảo quản tài liệu tốt sẽ giúp Trung tâm duy trì và phát triển nguồn lực thơng
tin của đơn vị mình. Từ trước đến nay, các đơn vị thư viện trường đại học chưa
quan tâm nhiều đến vấn đề này bởi vốn tài liệu khơng nhiều và ít tài liệu quý hiếm.
Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển nguồn tài nguyên số thì bảo quản tài liệu là
vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.


14


1.2 Vai trị của nguồn lực thơng tin đối với hoạt động giáo dục, đào tạo
tại Trường Đại học Đồng Nai
1.2.1 Giới thiệu về Trường Đại học Đồng Nai
1.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Đồng Nai được thành lập ngày 20/08/2010, Thủ Tướng
chính phủ Quyết định về việc thành lập trường Đại học Đồng Nai trên cơ sở nâng
cấp từ trường Cao Đẳng Sư Phạm cũ:
Năm 1976 - 1986: là Trường Sư phạm cấp II, đào tạo giáo viên cấp II hệ
12 + 2.
Năm 1987 - 1997: Trường được nâng cấp thành Cao đẳng sư phạm Đồng
Nai.
Năm 1998 - 2010: Trở thành trường Cao đẳng sư phạm đa cấp và đa hệ.
Năm 2010 – 2011: Trường được chính thức là trường Đại học Đồng Nai.
Trường Đại học Đồng Nai là trường đại học công lập đầu tiên của tỉnh Đồng
Nai được nâng cấp từ trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai có chức năng nhiệm vụ
đào tạo giáo viên đa cấp, đa hệ và các ngành ngồi sư phạm. Trường đặt trụ sở
chính tại số 4, đường Lê Q Đơn, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai.
Nhiều năm trở lại đây, trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai được biết đến
như một địa chỉ đào tạo giáo dục chất lượng và tin cậy. Hàng năm, nhà trường đã
đào tạo thêm cho tỉnh hàng trăm giáo viên có năng lực chun mơn, phẩm chất đạo
đức tốt và phối hợp với các trường đại học tổ chức đào tạo đa ngành phục vụ nguồn
nhân lực cho tỉnh.
Cơ sở vật chất, trường đã có 116 phịng học (trong đó xây mới 40 phịng
học), 35 phịng làm việc, 1 hội trường 800 chỗ, 2 giảng đường 500 chỗ, có nhà ăn
cho sinh viên và các khu chức năng khác. Ngoài ra, trường cũng đang xây mới ký
túc xá 5 tầng, khu nhà xưởng và cải tạo khu thể dục thể thao...

Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục trong cả nước nói riêng và ngành
giáo dục của tỉnh nói chung thì trường Đại học Đồng Nai cũng từng bước phát triển,
nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của giáo viên, cán bô ̣ công nhân viên
nhà trường và sinh viên.
15


Đội ngũ giảng viên, cán bộ, công nhân viên của nhà trường ngày càng lớn
mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay tâ ̣p thể sư phạm của trường có tổng số
268 người (không kể số hợp đồng làm lao công và bảo vê ̣):
Trình đô ̣ tiến sĩ: 04 người; Thạc sĩ: 66 người; Đại học: 160 người.
- Số lượng sinh viên các hệ nhà trường đào tạo mỗi năm lên đến trên 5.000.
- Cơ sở vật chất ban đầu chỉ là một trường tiểu học do chế độ cũ để lại, thì
nay đã trở thành một ngơi trường khang trang bề thế, có đầy đủ phịng học, phịng
thí nghiệm, trụ sở trang thiết bị - thư viện, sân chơi, bãi tập…
1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Phòng ban gồm có:
 Phịng đào tạo
 Phịng tổ chức cán bộ
 Phịng kế hoạch - tài vụ
 Phịng hành chính tổng hợp
-

Các khoa gồm: Tự Nhiên, Xã Hội, Ngoại Ngữ, Thể Dục - Nhạc Họa

- Kỹ Thuật, Tổng Hợp, Tiểu Học - Mầm Non.
-

Các tổ trực thuộc bao gồm: Quản lý, Tâm lý, Thư viện, Chính trị


Mác – Lênin
-

Các nghành đạo tạo sư phạm: Tốn tin, Vật Lý KTCN, Hóa sinh,

Sinh KTNN, Văn GDCD, Sử - GDCD, Sử - địa, Anh văn, Giáo dục thể chất, Nhạc
công tác đội, Họa KT phục vụ, Tiểu học, Mầm non.
-

Các nghành đào tạo ngoài sư phạm: Thư viện - Thơng tin, Kế tốn,

Anh văn thương mại, Cơng nghệ thơng tin, Tài chính – Ngân hàng, Công nghệ Thông tin,…
1.2.1.3. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại nhà trường.
Sứ mệnh của trường Đại học Đồng Nai là đào tạo nguồn nhân lực có trình
độ, chất lượng cao; nghiên cứu, triển khai và chuyển giao khoa học công nghệ phục
vụ cho công cuộc cơng nhiệp hóa-hiện đại hóa,, sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Đồng Nai, khu vực Đông Nam bộ và cả nước.
Tầm nhìn của trường Đại học Đồng Nai là đến năm 2020, xây dựng trường
trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ có chất
16


lượng, uy tín hàng đầu của tỉnh Đồng Nai và khu vực phụ cận; là nơi tập trung các
chuyên gia, cán bộ, giảng viên trình độ cao; có các chương trình đào tạo hợp tác và
liên kết quốc tế sâu rộng; có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, phục vụ
tốt cho nhiệm vụ chính trị của trường..
Chương trình hành động
+ Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức quản lý của nhà trường
+ Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên.
+ Xây dựng chương trình, giáo trình các ngành đào tạo trình độ đại học.

+ Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường nhằm thực
hiện hiệu quả việc cải cách hành chính, nâng cao năng suất các hoạt động của nhà
trường
+ Tăng cường đầu tư, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu
khoa học trong nhà trường.
+ Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học
+ Quan tâm, chú trọng công tác đối ngoại, hợp tác với các cơ sở giáo dục có
uy tín, các đơn vị trong và ngồi nước.
1.2.2 Khái qt về Trung tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Đồng Nai
1.2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ
Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Đồng Nai được thành lập
ngay từ những ngay đầu thành lập trường, năm 1976. Trong thời gian dài, với sự
thay đổi qui mô của trường cũng như việc nâng cấp chức năng đào tạo hầu như
không đem lại một chuyển biến nào đối với quá trình phát triển của Thư viện. Thư
viện vẫn chỉ là một bộ phận hết sức khiêm tốn của nhà trường, vẫn hoạt động với
phong cách của một thư viện trường phổ thơng. Chưa nói đến việc chuẩn bị đón đầu
q trình phát triển của nhà trường, thực lực Thư viện vẫn cách xa yêu cầu của
giảng viên và sinh viên trong việc học tập và giảng dạy: vốn tài liệu ít về số lượng
nghèo nàn về nội dung, thấp về trình độ và lạc hậu về giá trị thông tin. Cơ sở vật
chất hẹp và bố trí khơng hợp lý. Trang thiết bị thiếu và khơng đúng qui cách. Đội
ngũ cán bộ ít và thiếu năng động. Phương thức hoạt động của Thư viện vẫn mang
tính truyền thống trong tất cả các khu của chu trình cơng nghệ từ việc bổ sung tài
liệu đến việc xử lý kỹ thuật và tổ chức kho tài liệu, từ việc lưu trữ đến cung ứng
17


thông tin ... Thư viện chưa thể hiện là nơi tích tụ nguồn lực thơng tin đáng tin cậy.
Tóm lại, Thư viện trường Cao Đẳng Sư phạm Đồng Nai cho đến khi chính thức trở
thành Trường ĐH Đồng Nai vẫn chỉ là một phương tiện giữ sách và đáp ứng một
cách thụ động những nhu cầu đơn lẻ, thời vụ và tự phát của người dùng tin, chưa thể

trở thành một địa chỉ đáng tin cậy và hấp dẫn đối với giảng viên, sinh viên và xã
hội, chưa thể là một trung tâm tư vấn và cung cấp khả năng khai thác tối ưu nguồn
lực thơng tin được tích tụ tại chỗ hoặc được nối kết từ các nguồn tài nguyên thông
tin khác.
Từ tháng 8 năm 2011, Sau khi trở thành Trường Đại học ĐồngNai, trong
nhận thức của Ban Giám Hiệu và toàn thể cán bộ, giảng viên đã xem Thư viê ̣n là bô ̣
phâ ̣n không thể tách rời trong công tác giáo dục, nghiên cứu khoa học và học tâ ̣p
của một trường học. Nhu cầu thông tin hiê ̣n tại trong xã hô ̣i ngày càng phong phú,
đa dạng, đòi hỏi phải được đáp ứng kịp thời, nhanh chóng, chính xác bằng những
phương tiê ̣n hiê ̣n đại. Hội đồng trường đã đổi tên gọi là Trung tâm Thông tin – Thư
viện Trường ĐH Đồng Nai.
Việc xây dựng chiến lược phát triển hoạt động thông tin – thư viện của
trường phải phù hợp với trào lưu và xu thế phát triển hệ thống thông tin - thư viện
các trường đại học. Thực hiện chức năng phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu,
triển khai ứng dụng khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường. Đồng thời
Trung tâm Thơng tin - Thư viện có nhiệm vụ thu thập, xử lý và tổ chức cung cấp
thông tin, tư liệu khoa học công nghệ, phục vụ các lĩnh vực hoạt động của trường.
Chức năng chính của Trung tâm Thông tin - Thư viện là: Tổ chức phục vụ
các loại tài liệu về thông tin khoa học kỹ thuật,  báo và tạp chí, giáo trình, các tư
liệu khác cho người dùng tin, góp phần đắc lực và có hiệu quả vào công tác đào tạo
và nghiên cứu khoa học của trường. Tổ chức quản lý, lưu trữ, bổ sung, bảo quản các
dạng tài liệu (dạng in ấn và tài liệu số hóa).
 Đối tượng phục vụ: Giảng viên, cán bộ, cơng nhân viên, và sinh viên thuộc
Trường Đại học Đồng Nai.
 Hệ thống các bộ phận phục vụ và các dịch vụ:
+ Phòng đọc mở dành cho sinh viên, 140 chỗ ngồi.

18



+ Phòng Tham khảo dành cho giảng viên, 30 chỗ ngồi và 05 máy vi tính để
truy cập tra cứu, phục vụ theo phương thức mở.
+ Bộ phận Lưu hành với kho tài liệu hơn 130.000 ấn phẩm.
+ Phòng truy cập Internet gồm 61 máy phục vụ sinh viên.
+ Hiện tại, Trung tâm sử dụng hệ thống quản lý Trung tâm Thông tin - Thư
viện tích hợp Libol 6.0, có website riêng (). Trung tâm cũng đã
xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên nội sinh bằng phần mềm nguồn mở
DSpace () và Greenston () với
hơn 3000 tài liệu dạng số hóa. Ngồi ra Trung tâm cịn được sự hổ trợ của công
ty tailieu.vn cung cấp Thư viện số () với hơn 900.000 tài
liệu thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
+ Hệ thống wifi với nhiều điểm phát sóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người
dùng tin truy cập internet miễn phí tại Trung tâm.
Phương thức phục vụ:
+ Phục vụ theo phương thức kho mở tại các phòng đọc, tạo sự tiếp cận thuận
lợi cho người dùng tin trong việc tra cứu, tìm kiếm thơng tin,  tài liệu nhanh chóng,
kịp thời, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập tốt nhất.
+ Hướng dẫn người dùng tin tìm kiếm tài liệu, thơng tin thơng qua hệ thống
tra cứu trên mạng máy tính tại Trung tâm TT-TV.
+ Trung tâm Thông tin - Thư viện đang từng bước xây dựng cơ sở vật chất
và các nguồn lực, ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa các hoạt động nghiệp
vụ, chun mơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học cho
cán bộ, giảng viên và sinh viên trường Đại học Đồng Nai.
Trường đã tiến hành khởi công xây dựng Trung tâm TT-TV mới có diện tích
gần 9000 m2, tổng vốn đầu tư hơn 82 tỷ đồng, trong đó có 30 tỷ  dành cho mua sắm
trang thiết bị và tài liệu các loại. Trung tâm TT-TV mới sẽ hoạt động vào tháng 9
năm 2013.

19



1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức

1.2.2.3 Người dùng tin và nhu cầu tin.
Theo TCVN: “người dùng tin là cá nhân hay tập thể, có nhu cầu và sử dụng
thơng tin trong hoạt động thực tiễn”
Người dùng tin dù là cá nhân hay tập thể đều thu thập và sử dụng thông tin
nhằm mục đích thực hiện chức năng và nhiệm vụ lao động của cá nhân hay tập thể
do xã hội phân công.
Người dùng tin là đối tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu, họ vừa là
khách hàng của các dịch vụ thông tin, vừa là người sản sinh ra các thông tin mới.
Người dùng tin (NDT) là nhân tố cấu thành nên thư viện, là mục tiêu hướng
đến của bất cứ hoạt động thư viện nào. Khi nghiên cứu về cơng tác thư viện, khơng
thể khơng tìm hiều về người dùng tin và nhu cầu tin của họ. Đây là ơ sở để đơn vị
vạch ra đường lối, hướng đi phù hợp để đạt được mục tiêu cuối cùng là thỏa mãn
nhu cầu tin cho người dùng tin của Trung tâm.
Để nghiên cứu NDT và nhu cầu tin tại Trung tâm, tác giả đã sử dụng các
phương pháp quan sát, phỏng vấn, thống kê số liệu và điều tra anket. Trong đó điều
tra anket là phương pháp chủ yếu. Trên cơ sở phiếu điều tra đã thu được, kết hợp
20


với các biện pháp nghiên cứu kể trên, tác giả đã tiến hành thống kê, phân tích, đánh
giá tổng hợp, từ đó xác định được thành hàn người dùng tin, các lĩnh vực thơng tin,
loại hình thơng tin mà người dùng tin quan tâm, ngôn ngữ tài liệu mà họ thường sử
dụng, đồng thời tác giả còn xác định được mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người
dùng tin tại Trung tâm.
Đặc điểm NDT.
NDT là một trong bốn yếu tố cấu thành thư viện, là mục tiêu cuối cùng mà
mọi hoạt động thư viện hướng tới. Họ vừa là người sử dụng thông tin vừa là người

sáng tạo, phát triển nguồn tin. Do đó, thoả mãn NCT cho NDT là nhiệm vụ hàng
đầu của Trung tâm.
NDT ở Trung tâm hiện có khoảng 7.220 người. Để đáp ứng yêu cầu của
NDT một cách tốt nhất cần thiết phải phân nhóm đối tượng NDT. Việc phân nhóm
sẽ giúp xác định được NCT, loại hình tài liệu, ngơn ngữ tài liệu…phù hợp với mỗi
nhóm. Căn cứ vào NCT và qua khảo sát thực tế tại Trung tâm Trung tâm có thể
phân chia NDT thành 3 nhóm chính:
- Thành phần người dùng tin căn cứ vào nhiệm vụ đảm trách tại trường.

Nhóm NDT

Số lượng (người)

Tỷ lệ %

Lãnh đạo – quản lý

45

0,62

Cán bộ, giảng viên

223

3,09

Sinh viên, học viên

6952


96,29

Nhóm 1: Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý
Nhóm người dùng tin này bao gồm: Ban Giám hiệu, trưởng phó các khoa,
trưởng phó các phòng ban chức năng và các cán bộ - cơng nhân viên thuộc các
phịng ban chức năng
Nhóm 2: NDT là cán bộ giảng viên của Trường hiện có 223 người, chiếm
3,09 % tổng số NDT tại Trung tâm. Đây là nhóm có trình độ chun mơn cao, có
kiến thức sâu rộng nên NCT của họ cao và phong phú.

21


Nhóm 3: NDT là sinh viên, có tỉ lệ cao nhất, chiếm 96,29% tổng số NDT ở
Trung tâm. Do sự đa dạng của các hình thức đào tạo như: chính quy, vừa học vừa
làm, liên thơng, liên kết nên có sự khác biệt về trình độ và nhu cầu tiếp cận thông tin.
Đặc điểm NCT của NDT
Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử
dụng thơng tin để duy trì sự phát triển hoạt động của mình. NCT ln tồn tại và phát
triển theo sự phát triển của đời sống xã hội, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Người dùng tin là người tham gia các hoạt động xã hội khác nhau và có nhu
cầu thơng tin để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ, mục đích mà họ đảm nhận, hướng
tới. NDT được nhìn nhận theo 2 khía cạnh: Thứ nhất, NDT được coi là đối tượng
phục vụ của hệ thống thông tin tư liệu, là khách hàng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ
của các cơ quan thông tin thư viện giống như bất kỳ khách hàng khác nào của các
dịch vụ xã hội; Thứ 2, NDT được coi là người sản xuất ra “nguyên liệu thông tin”
cho các hoạt động thông tin tư liệu.
Những yếu tố tác động đến NCT của NDT:
-


Chiều rộng cảm thụ cảm thông tin tư liệu của NDT, ở đây muốn

nói đến nền tảng tri thức khoa học của mỗi người.
-

Chiều sâu thụ cảm thông tin, tức là khả năng tiếp nhận thông tin tư

liệu ở trình độ chuyên sâu.
-

Đặc điểm sử dụng kiến thức, ở đây muốn nói đến mức độ gắn bó

giữa việc làm của các nhà khoa học
Theo từng nhóm NDT ở Trung tâm mà họ sẽ có yêu cầu tin khác nhau.
Thông tin tối ưu mà một tiến sỹ sẽ khác rất xa với các thông tin đối với một học
sinh trung cấp mong muốn. Và trong chính mỗi nhóm NDT, chuyên ngành đào tạo
khác nhau, trình độ nhận thức khác nhau nên NCT của mỗi nhóm, trong nhóm có sự
khác biệt.
NCT của NDT nhóm 1:
-

Nhóm người dùng tin này bao gồm: Ban Giám hiệu, trưởng phó các

khoa, trưởng phó các phòng ban chức năng và các cán bộ - cơng nhân viên thuộc
các phịng ban chức năng
-

Đặc điểm lao động


+ Đối tượng lao động là thông tin.
22


+ Hoạt động ra quyết định là một quá trình thơng tin: Người lãnh đạo/ quản
lý trong q trình chuẩn bị giải pháp quản lý ( ra quyết định) thường phải thực hiện
các chức năng thông tin sau:
 Thu thập thơng tin có tính chỉ đạo ( văn bản pháp quy, điều luật) thơng tin
về tình hình hoạt động của đơn vị/ trường mình.
 Tiếp thu/ nắm bắt thơng tin: đọc tài liệu, nghe báo cáo
 Xử lý và chuyển hóa thơng tin: đánh giá thơng tin, đưa ra giải pháp
 Đưa ra thông tin mới, quyết định về giải pháp được lựa chọn.
+ Không gian hoạt động rộng và bao quát, thường xem xét vấn đề dưới con
mắt kinh tế-chính trị-xã hội
+ Thời gian dành cho việc thực hiện chức năng thông tin rất hạn hẹp, trong
khi ra quyết định lại rất gấp, tức thời
+ Việc lựa chọn phương án quyết định đòi hỏi các kiến thức chuyên ngành,
liên ngành và mang tính kinh tế - kỹ thuật, cũng như kiến thức về tổ chức-quản lý
- Đặc điểm nhu cầu thông tin
+ Nội dung :
 Phổ bao quát rộng, nhưng mức độ tổng quát cao


Mức độ phân tích-tổng hợp thơng tin cao



Có tính kiến nghị và dự báo




Gần sát với nội dung chuẩn bị quyết định và lựa chọn phương

án quyết định
+ Hình thức
 Cơ đọng, ngắn gọn, dễ hiểu;
 Nêu dữ kiện/số liệu/ bảng/đồ thị thay nhiều lời
+ Chất lượng
 Phù hợp ngữ nghĩa: chính xác, tin cậy, khách quan, đầy đủ và mới
 Phù hợp thời gian: Nhanh, kịp thời
 Phù hợp phương thức tiếp nhận và thuận tiện.
Các dịch vụ thông tin phù hợp:

23


×