Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.28 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐẶNG THỊ HƯƠNG LIÊN

TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT
NHÌN TỪ GĨC ĐỘ VĂN HĨA VÀ THI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học

Hà Nội-2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐẶNG THỊ HƯƠNG LIÊN

TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT
NHÌN TỪ GĨC ĐỘ VĂN HĨA VÀ THI PHÁP

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học
Mã số: 60 22 01 21

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Xuân Thạch


Hà Nội-2013
2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 5
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 6
3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 13
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 13
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 14
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 15
NỘI DUNG............................................................................................................. 16
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRIỆU LUẬT .......................................................... 16
1.1 Khái lược về tiểu thuyết lịch sử ..................................................................... 16
1.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 16
1.1.2. Khái quát về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945
.............................................................................................................................. 19
1.2 Khái lược về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật ..................................... 22
1.2.1 Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. ......................... 22
1.2.2. Nguyên nhân lựa chọn thể tài tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. 24
1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật trong bối cảnh chung của tiểu
thuyết lịch sử giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX đến 1945............................. 27
Chương 2: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT TỪ GÓC ĐỘ
VĂN HÓA……………………………………………………… .......................... 34
2.1. Giới thuyết về khái niệm văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 34
2.1.1. Khái niệm văn hóa ..................................................................................... 34
2.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ....................................................... 36
2.2. Các thành tố văn hóa trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật .............. 38

3


2.2.1. Khơng gian văn hóa miền Bắc Việt Nam thời Lê mạt............................... 40
2.2.2. Con người trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật – những chủ
thể văn hóa ........................................................................................................... 53
2.2.2.1. Hình tượng vua chúa ............................................................................... 54
2.2.2.2. Hình tượng người phụ nữ........................................................................ 58
2.2.2.3. Hình tượng những trung thần .................................................................. 63
Chương 3: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT TỪ GÓC ĐỘ
THI PHÁP………………………………………………………………. ............ 66
3.1. Giới thuyết về khái niệm thi pháp và thi pháp học ....................................... 66
3.2. Các yếu tố thi pháp của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật ................... 68
3.2.1. Mối quan quan hệ giữa tính chân sử và hư cấu nghệ thuật........................ 68
3.2.1.1. Hư cấu từ những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử .............................. 69
3.2.1.2. Hư cấu hoàn toàn .................................................................................... 74
3.2.2. Nghệ thuật kết cấu...................................................................................... 78
3.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................... 80
3.2.3.1. Khắc họa tính cách nhân vật thơng qua giới thiệu tiểu sử và miêu tả
ngoại hình. ............................................................................................................ 80
3.2.3.2. Khắc họa tính cách nhân vật thơng qua miêu tả hành động ................... 84
3.2.3.3. Khắc họa tính cách nhân vật qua độc thoại nội tâm và miêu tả tâm lý
nhân vật ................................................................................................................ 85
3.2.4. Ngôn ngữ.................................................................................................... 88
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 97

4



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt thế kỷ XX, tiểu thuyết lịch sử được đánh giá là một trong số ít
các bộ phận tiểu thuyết có sự phát triển liên tục qua nhiều thời kỳ mà mỗi thời kỳ
đều gặt hái được thành tựu. Tiểu thuyết lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến trước năm
1945 nở rộ các tên tuổi Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai, Ngô Tất
Tố, Nguyễn Huy Tưởng… với số lượng lớn các tác phẩm giá trị đóng góp khơng
nhỏ vào sự nghiệp hiện đại hóa văn học Việt Nam. Mặc dù trong giai đoạn 1945 –
1950, các sáng tác tiểu thuyết lịch sử có chiều hướng tạm lắng nhưng ngay sau đó
từ những năm 50, 60 trở đi tiểu thuyết lịch sử đã phát triển trở lại. Đặc biệt là từ
sau Đổi mới tới nay, thể tài này phát triển rầm rộ với đơng đảo các tác giả, nổi bật
trong đó là Nguyễn Quang Thân, Hồng Cơng Khanh, Nguyễn Mộng Giác,
Nguyễn Xuân Khánh, Hàn Thế Dũng, Lê Đình Khanh, Võ Thị Hảo… Cho nên,
việc tìm hiểu thể tài có sự phát triển liên tục như vậy sẽ có những đóng góp hữu ích
vào việc làm sáng tỏ quy luật phát triển của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Ngoài
ra, tiếp cận tiểu thuyết lịch sử trên nhiều khía cạnh cịn giúp chúng ta có được
những hiểu biết về các vấn đề văn học đương đại và có được cái nhìn sâu sắc hơn
về lịch sử và cuộc sống hiện tại.
Có một thực tế là việc nghiên cứu văn học nói chung, nghiên cứu tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam nói riêng (cho đến nay) còn tồn tại một số bộ phận tác giả, tác
phẩm ít được nhắc tới, thậm chí cịn bị bỏ quên, vì thế, tiếp cận, tìm hiểu các tác
giả, tác phẩm này sẽ chúng ta ngày một hoàn chỉnh bức tranh chung về tiểu thuyết
lịch sử, về nền văn học nước nhà. Xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ trước,
nhà văn Nguyễn Triệu Luật đã để lại cho chúng ta một gia tài văn chương, trong đó
có đến 8 tiểu thuyết lịch sử hồn chỉnh được lưu lại đến nay: Hòm đựng người (in
từng kỳ trên báo Nhật Tân vào năm 1936, thành sách năm 1938), Bà chúa
Chè (1938), Loạn kiêu binh (1939), Ngược đường Trường thi (Phổ thông bán
nguyệt san số 46, 1939), Chúa Trịnh Khải (1940), Rắn báo oán (1941), Thiếp
5



chàng đơi ngả (in chung với Rắn báo ốn, 1941), Bốn con yêu và hai ông
đồ (1943). Các tác phẩm này được nhiều nhà phê bình, nhà văn đương thời như
Lan Khai, Trúc Khê, Nguyễn Nhất Lang, Hiên Chy đánh giá cao và được dư luận
thời bấy giờ ưu ái, ủng hộ, tuy nhiên sau khi ông mất, những tác phẩm trên cũng
không xuất hiện và không được đề cập đến nữa. Vì thế, cho đến thời điểm hiện tại,
số lượng nghiên cứu về tác giả này vẫn còn thưa thớt, chưa thực sự đánh giá được
đầy đủ và thuyết phục các giá trị của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, đồng
thời chưa định hình rõ nét được vị trí, vai trị của tác giả Nguyễn Triệu Luật trong
dịng chảy lịch sử phát triển của tiểu thuyết lịch sử nước nhà. Tiếp cận và tìm hiểu
một tác giả như Nguyễn Triệu Luật khơng chỉ giúp chúng ta có cơ hội nhìn nhận
lại phong cách, tài năng của tác giả, mà cịn giúp ta hồn chỉnh bức tranh chung về
tiểu thuyết lịch sử nước nhà.
Ngoài ra, đối với việc phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, hoặc một
bộ phận tác phẩm văn học thì việc tìm hiểu từ góc độ văn hóa và thi pháp sẽ giúp
chúng ta có được một cái nhìn khái qt hơn về tác phẩm cả về tư tưởng lẫn nghệ
thuật. Tiếp cận tác phẩm dưới góc độ văn hóa và thi pháp khơng chỉ cho ta một
hình dung tổng thể về tác phẩm văn học, tránh được việc nhìn nhận một cách phiến
diện, khiên cưỡng, từ đó cịn giúp chúng ta thấy được chân dung hoàn chỉnh về tài
năng cũng như tâm hồn của tác giả.
Những lý do trên đây đã cho tôi thấy được sự cấp thiết của một cơng trình
lần đầu tiên nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật từ góc độ văn hóa và
thi pháp.
2. Lịch sử vấn đề
Sinh thời, Nguyễn Triệu Luật là một tác giả tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng trên
văn đàn. Đời viết văn của ông đã thu hoạch được số lượng các tác phẩm tiểu thuyết
lịch sử không nhỏ (gồm tám cuốn tiểu thuyết hồn thiện) và ln được các nhà
nghiên cứu đương thời đánh giá cao, song sau khi ông mất, ông và các tác phẩm
của mình trong một thời gian dài hầu như khơng được nhắc tới. Các cơng trình
6



nghiên cứu về tác phẩm mà cụ thể là tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật
không nhiều, chỉ lẻ tẻ các bài viết đăng trên một số tạp chí, sách, báo, nhất là
những bài phê bình về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật trước năm 1945 thì
cịn lại rất ít.
Cho tới nay chưa thực sự có một cơng trình nào nghiên cứu tiểu thuyết lịch
sử Nguyễn Triệu Luật từ góc độ văn hóa và thi pháp, cũng chưa hề có một cơng
trình nghiên cứu về ơng với một dung lượng thích đáng. Chúng tơi xin được tổng
hợp tóm lược một vài ý kiến đánh giá xung quanh tiểu thuyết lịch sử của ông dựa
vào hai nguồn tư liệu: đó là Phụ lục các bài viết, phê bình, nghiên cứu trong tuyển
tập Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật do ông Nguyễn Triệu Căn, con trai nhà
văn sưu tập và các bài viết tham luận tham dự Hội thảo Nguyễn Triệu Luật (1903 1946) Con người và sự nghiệp của Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức vào ngày
23/8/2012 đã được hợp in trong cuốn Nguyễn Triệu Luật – Con người và tác phẩm,
Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2013.
Bàn về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật có những ý kiến trái
ngược nhau. Một số nhà nghiên cứu khi tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Triệu
Luật cho rằng: chúng “khơ khan, dài dịng, mải khoe kiến thức” [38], nhiều khi
giảm bớt tính văn chương do các đoạn trữ tình ngoại đề, thuyết minh về lịch sử quá
nhiều. Tiểu thuyết lịch sử của ông khi vừa mới ra đời đã ngay lập tức bị nhắc lên
bàn cân để soi xét xem tác phẩm của ơng có thực sự là tiểu thuyết lịch sử không?
Dẫn theo nhà văn Trúc Khê thì trên tờ Pháp Việt tạp chí số 254 ra ngày 16/1/1939,
Vũ Ngọc Phan đã có bài viết phê bình quyển Bà chúa Chè của Nguyễn Triệu Luật.
Trong bài viết đó, Vũ Ngọc Phan khẳng định tính chất quyển Bà chúa Chè là của
một quyển lịch sử ký sự, bởi vì viết Bà chúa Chè Nguyễn Triệu Luật đã hết sức
chú ý vào việc sử dụng các sử liệu, chỉ muốn có thế nào thì nên thế ấy. Vũ Ngọc
Phan thậm chí cịn kết luận: ơng Luật đề lịch sử tiểu thuyết ở bìa ngồi là sai [19,
tr.165]. Sau này, chính Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, đã xếp Nguyễn
Triệu Luật vào nhóm " Những nhà viết lịch sử ký sự và truyện ký" gồm Đào Trinh
Nhất, Trần Thanh Mại, Phan Trần Chúc, Ngô Văn Triện [17].

7


Ngay sau đó, Trúc Khê đã có bài bút chiến nêu ra quan điểm ngược chiều
với Vũ Ngọc Phan mang tên: Bà chúa Chè có phải là cuốn lịch sử ký sự khơng,
trong đó Trúc Khê đã lên tiếng bảo vệ Nguyễn Triệu Luật với những lập luận khá
đanh thép. Bài viết Trúc Khê khơng hồn tồn bác bỏ lập luận của Vũ Ngọc Phan
(tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật là lịch sử ký sự) nhưng cho rằng tuy có chỗ
hợp lý song không đầy đủ và sâu sắc dẫn đến đánh giá khơng chính xác. Ơng
khẳng định Bà chúa Chè “vẫn là cuốn tiểu thuyết chứ không nên coi là lịch sử ký
sự” và nêu ra quan điểm rằng một cuốn lịch sử ký sự phải nêu toàn bộ sự thực,
không được bịa đặt, được ghi chép những chuyện tỉ mỉ của cá nhân dù không ảnh
hưởng đến quần chúng, miễn là có “hứng vị”, nhưng sự tưởng tượng phải trong
khuôn khổ. Cuốn Bà chúa Chè tuy chuyên về sự thực nhưng trong đó đã có nhiều
chỗ được “tiểu thuyết hóa”, thêm thắt một số chi tiết khơng có trong sách sử, thậm
chí sai so với sách sử, ví dụ như Đặng Thị cầm dao tự đâm vào cổ mình chết trước
bàn thờ Tĩnh Vương thì trong sách sử nói rằng nàng uống thuốc độc. Tuy nhiên,
Trúc Khê vẫn nhấn mạnh khả năng “kê cứu” lịch sử của tiểu thuyết Nguyễn Triệu
Luật vì khi viết tác giả đã hết sức chú ý đến sử liệu và đây có thể nguyên nhân dẫn
đến hiểu lầm của ông Vũ Ngọc Phan [19, tr.165].
Cũng với hướng khẳng định khả năng viết tiểu thuyết lịch sử theo lối “chú
trọng về sự thực” của Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai lại nhận xét nó như là một ưu
điểm: “Cũng như tôi, ông Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết lịch sử. Nhưng, khác
với tôi, ông Luật riêng chú trọng về sự thực, trong khi tôi chỉ khuynh hướng về
nghệ thuật. Đọc Gái thời loạn, Ai lên Phố Cát, Chiếc ngai vàng, Cái hột mận, nếu
người ta mơ màng, say đắm bởi những cái có thể có được thì đọc Hịm đựng người
và Bà chúa Chè, người ta phải sống đầy đủ những cái đã có rồi. Cái hay của ông
Luật là ở chỗ ấy”. Lan Khai ví von việc đọc tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật như
là “xem các bức ảnh” khiến cho sự việc, cảnh vật khơng cịn nữa vẫn hiện lên được
như thật: “Người có thể mất đi rồi, cảnh có thể khác đi rồi, mà hình ảnh vẫn là hình

ảnh thực của những người và cảnh đã có thực” [19, tr.163].

8


Cũng qua tác phẩm Bà chúa Chè, nhà văn Nguyễn Tuân (lúc bấy giờ với bút
danh là Nhất Lang) đã có bài phê bình, trong đó khẳng định cái tài của người viết
tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật trong việc xử lý thành cơng một thể tài “khó
xơi”: “Viết đến chính sử, người ta thường kể đến cái học – học khảo cứu – của sử
gia. Viết tiểu thuyết, người ta thường bàn tới nghệ thuật của tác giả. Nói về lịch sử
tiểu thuyết, ngồi cái học kê cứu sở cứ vào tài liệu, người ta còn phải đếm xỉa tới
cái tài của bố cục, của tưởng tượng. Cuốn Bà chúa Chè toàn thể được cả”. Tuy
nhiên, Nguyễn Tuân cũng chỉ ra một số hạn chế của tác phẩm một cách thẳng
thừng: nếu có chỗ khiến người ta phải phàn nàn về tác phẩm này thì chính là những
chỗ chú thích của tác giả. Ơng phê bình Nguyễn Triệu Luật trong việc chú thích
q nhiều, có người cịn cho là thừa, “nếu không ngờ là tác giả muốn khoe chữ
Hán” hay “người ta có thể nói rằng lúc này Nguyễn Triệu Luật viết truyện lịch sử
đã đi vắng và chỉ cịn lại Nguyễn Triệu Luật giáo học thơi”. Cả về đoạn Đặng Thị
gặp biến tác giả có nhắc đến chính chuyện riêng tư của bản thân mình nhưng lại dễ
khiến độc giả đặt câu hỏi “tương quan ở đâu” [Nguyễn Nhất Lang, Bà chúa Chè và
Nguyễn Triệu Luật, Phổ thông Bán nguyệt san số 32, 4/1939 dẫn theo Tài liệu 19,
tr.170].
Nhân đọc Hòm đựng người, Hiên Chy trong một bài viết đăng trên tờ Phổ
thông bán nguyệt san đã khẳng định mục đích viết Hịm đựng người của Nguyễn
Triệu Luật là: “Muốn bạn đọc được biết những phong tục cổ hủ, những lâu đài
cung điện tự ngàn xưa, những nỗi khổ tâm của những oan hồn đã khuất” [19,
tr.178]. Tác giả còn chỉ ra những nét hấp dẫn, độc đáo trong cốt truyện, nhân vật,
thủ pháp miêu tả,... của tác phẩm và nhắc đến Nguyễn Triệu Luật với hai vai trò
“nhà văn” và “nhà khảo cổ” (vừa cung cấp những khung cảnh chân thực của các hủ
tục phong kiến tàn khốc lại vừa thêu dệt một mối tình đầy bi kịch của đôi trai tài

gái sắc Lê Duy Lễ - Đặng Ấu Mai). Qua đó, Hiên Chy nhận định: cuốn tiểu thuyết
đạt được giá trị cao về cả hai phương diện: lịch sử và văn chương. Tác giả còn
đánh giá rất cao khả năng tái hiện bối cảnh lịch sử của Nguyễn Triệu Luật: “ơng đã
lồng truyện Hịm đựng người của ông như in vào thời đại” [19, tr.181].
9


Sau năm 1945, tên tuổi cũng như tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật
vắng bóng hẳn trên văn đàn. Cho đến tận những năm 90 của thế kỷ XX, sau gần
nửa thế kỷ, người ta mới xuất bản trở lại những tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật,
và một lần nữa các tác phẩm của ông lại bắt đầu nhận được sự quan tâm trở lại.
Phần lớn các ý kiến đánh giá về tác giả và tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật đều
thống nhất về vai trò của tác giả đối với tiểu thuyết lịch sử nước nhà đầu thế kỷ XX
đến 1945.
Tác giả Phạm Toàn nhận xét những tác phẩm của ơng mang một tầm vóc
đáng kể khơng chỉ trong văn học nước nhà mà cịn có thể so sánh với văn học thế
giới: “những cuốn tiểu thuyết lịch sử của ơng cuốn nào cũng hay, những văn phẩm
của trí tưởng tượng ngang ngửa về giá trị nghệ thuật với những tác phẩm cùng thể
loại của các đại tác gia nước ngoài” [19, tr.54]. Phạm Toàn khẳng định Nguyễn
Triệu Luật là một cây bút luôn trung thành với sự thực lịch sử song cũng nhắc tới
khả năng hư cấu, sáng tạo ở nhà văn với những đánh giá khả quan. Tác giả cho
rằng: đóng góp to lớn của Nguyễn Triệu Luật với tư cách nhà văn viết tiểu thuyết
lịch sử là ở hai điểm: thứ nhất là có cơng dùng văn phong tiểu thuyết để miêu tả và
dựng lại bối cảnh cho sinh động như thật; thứ hai là đã tơn cao đươc đặc điểm tâm
lý nhân vật. Từ đó, Phạm Toàn cũng chỉ ra cái “động cơ viết văn” của Nguyễn
Triệu Luật, đó là: “khai sáng cho người đương thời – kể cả khai sáng trong tuyệt
vọng thì vẫn cứ vần đá từng viên mà vá trời!” [19, tr.75].
Phạm Tú Châu trong bài Tính lịch sử: khả năng và mức độ qua tiểu thuyết
Bà chúa Chè thì cho rằng tuy tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật như thật nhưng
không hề thiếu đi các yếu tố hư cấu, chỉ lấy sử làm cái khung để từ đó tưởng tượng

mà thơi [19, tr.105]. Phạm Tú Châu trước khi viết bài này đã dành nhiều cơng sức
để tìm hiểu bối cảnh lịch sử của Bà chúa Chè. Qua những tìm hiểu ấy, tác giả
khẳng định lịch sử nguyên sinh giai đoạn này khơng có, Nguyễn Triệu Luật đã dựa
vào cuốn Hồng Lê nhất thống chí để làm tư liệu viết nên tác phẩm này. Phạm Tú
Châu đã so sánh hai tác phẩm và liên tiếp chỉ ra những nét khác biệt, những chi tiết
hư cấu của Bà chúa Chè so với Hoàng Lê nhất thống chí để độc giả thấy được khả
10


năng sáng tạo của cây bút Nguyễn Triệu Luật. Tác giả nhận định tác phẩm dựa trên
tư liệu lịch sử xác thực mà vẫn có sự tơ vẽ hợp lý, khơng hề khơ khan, gị bó. Được
như vậy một phần là nhờ “kiến thức song trùng” (vừa thông thạo Hán học vừa am
hiểu Tây học) của nhà văn [19, tr.114].
Lý giải vấn đề tồn tại những đóng góp của Nguyễn Triệu Luật kể trên,
Nguyễn Xuân Khánh cho rằng nhà văn sở dĩ có cách miêu tả tâm lý nhân vật như
vậy, cách sử dụng xen lẫn hư cấu và sử sách như vậy là do chịu ảnh hưởng sâu sắc
của tiểu thuyết phương Tây du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX [19, tr.77]. Bài
viết Những quan niệm sáng tác tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Triệu Luật,
ông đã phân chia các tiểu thuyết lịch sử của nhà văn làm ba loại: Loại thứ nhất là
loại có nhân vật và sự kiện có thật 100%, loại thứ hai là câu chuyện nhân vật
khơng có thật trong lịch sử, loại thứ ba là loại trộn lẫn “cái hư và cái thực” [19,
tr.81]. Nguyễn Xuân Khánh còn dựa vào ba bài tựa trong ba cuốn tiểu thuyết Hòm
đựng người, Bà chúa Chè và Ngược đường Trường thi do chính Nguyễn Triệu
Luật viết để phân tích lý giải những quan niệm sáng tác của nhà văn.
Qua bài viết Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật, tác giả Nguyễn Chí
Tình đã đánh giá: “Nguyễn Triệu Luật đã nghiên cứu khá cơng phu và tỏ ra có
trách nhiệm với sự thực lịch sử cả những khi ơng đã đẩy ngịi bút hư cấu của mình
đi khá xa. Thiết tưởng những người viết lịch sử, làm phim lịch sử ngày nay, và cả
những người chỉ nghĩ đến chính sử, có thể tìm thấy ở tác phẩm của Nguyễn Triệu
Luật khơng ít trang viết bổ ích”. Trong bài viết của mình, tác giả đã khoanh vùng

thời đại lịch sử mà tác giả Nguyễn Triệu Luật hay sử dụng trong tiểu thuyết lịch sử
của mình đó là thời vua Lê chúa Trịnh (trừ Rắn báo ốn và Thiếp chàng đơi ngả).
Ơng đánh giá cao việc nghiên cứu lịch sử công phu và tinh thần trách nhiệm của
nhà văn với lịch sử “cả những khi ơng đẩy ngịi bút hư cấu của mình đi khá xa”,
đồng thời nhận định các nhà viết tiểu thuyết lịch sử, các nhà làm phim lịch sử ngày
nay có thể học hỏi được nhiều điều bổ ích từ tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật [19,
tr.214].

11


Mặc dù có nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà như vậy nhưng sau
khi Nguyễn Triệu Luật qua đời, các tác phẩm của ông cũng biến mất. Dương Yến,
Hồng Mây trong bài viết Đau đáu về người viết lịch sử bị lãng quên từng nêu lên
một sự thực: “Tuy là một người viết sách về lịch sử nhưng bản thân ơng thì lại bị
người đời lãng qn. Chọn viết về những giai đoạn đau thương của đất nước, nhà
văn Nguyễn Triệu Luật là người có nhiều đóng góp đối với dòng tiểu thuyết lịch sử
và văn học Việt Nam những năm 1930. Thế nhưng, một thời gian dài, tên ông gần
như đi vào quên lãng, không hề được nhắc, được biết đến trong các sử sách văn
học”, trong khi ơng có cả “một khối lượng tác phẩm có giá trị”, “đủ để định vị
Nguyễn Triệu Luật trong văn học Việt Nam” (Phạm Xuân Nguyên). Tác giả cũng
nhận định rằng: ông Luật đã để lại cho đời một gia tài văn chương q giá, nhưng
cuộc đời của ơng chính người nhà cũng không biết rõ [19, tr.261]. Cho đến hiện
nay, theo tư liệu chúng tôi sưu tầm được mới chỉ có duy nhất một cơng trình có
quy mơ lớn về Nguyễn Triệu Luật là luận văn thạc sĩ Phong cách tiểu thuyết lịch
sử Nguyễn Triệu Luật của tác giả Mai Thị Thanh Hà ở Đại học Vinh, năm 2009.
Trong Luận văn, tác giả Thanh Hà đã xem xét phong cách tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Triệu Luật trên nhiều phương diện: phương diện lựa chọn đề tài, cảm hứng
sáng tạo và phương diện hình thức nghệ thuật. Qua đó, tác giả đã phần nào đã nêu
bật được phong cách đặc sắc của Nguyễn Triệu Luật trong bức tranh chung của

tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX – 1945 [20].
Như vậy, đa số các nhà phê bình, nghiên cứu đều khẳng định tài năng và vị
trí to lớn của tác giả Nguyễn Triệu Luật trong nền văn học nước nhà, đặc biệt là
mảng tiểu thuyết lịch sử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Tuy chưa
phải độc giả nào cũng đồng tình hồn tồn với cách viết tiểu thuyết của Nguyễn
Triệu Luật nhưng tất cả đều thấy rõ ở ông kiến thức sâu rộng về lịch sử nước nhà,
về các phong tục, lễ nghi, lề lối, về các nhân vật lịch sử đã lùi xa vào quá khứ…
Mặc dù vậy, các bài viết không nhiều, dung lượng các bài viết không lớn, đa phần
là những ý kiến sơ lược, còn thiếu vắng những bài viết chi tiết, cụ thể hơn với dung
lượng lớn. Nếu xem xét tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật dưới góc độ thi pháp
12


và văn hóa thì vẫn chưa có một cơng trình cụ thể nào tìm hiểu. Đơi khi một vài yếu
tố thi pháp được nhắc tới nhưng cũng còn nhiều điểm cần hệ thống lại, và bổ sung
cho đầy đủ.
3. Mục đích nghiên cứu
- Mở ra một xu hướng tiếp cận mới cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các tác
phẩm tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
- Đưa ra những lý giải về quan điểm sáng tác tiểu thuyết lịch sử, các nhân tố
ảnh hưởng đến việc sáng tác của tác giả Nguyễn Triệu Luật.
- Giúp mọi người hình dung được phần nào vị thế của một tác giả tiểu thuyết
lịch sử tiêu biểu trong nền văn học nước nhà.
- Thông qua việc tìm hiểu các tiểu thuyết lịch sử cả từ góc độ văn hóa lẫn thi
pháp của giúp ta hiểu thêm về tiếu thuyết lịch sử những năm đầu thế kỷ XX.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khác với nhiều tác giả tiểu thuyết lịch sử đương thời, hầu hết các tiểu thuyết
lịch sử của Nguyễn Triệu Luật chỉ xoay quanh một giai đoạn lịch sử nhất định: giai
đoạn lịch sử Việt Nam thời Lê Trịnh, thế kỷ XVII, XVIII (ngoại trừ Thiếp chàng
đôi ngả (nhà Hồ) và Rắn báo oán (nhà Lê)). Để nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử

của Nguyễn Triệu Luật trong phạm vi của luận văn chúng tôi xin lược chọn một số
tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu của ông viết về giai đoạn này. Trong đời viết văn của
mình, Nguyễn Triệu Luật chỉ để lại ba Lời tựa (hoặc Lời nói đầu) trong ba tác
phẩm khác nhau thể hiện quan niệm sáng tạo nghệ thuật của mình và coi các tác
phẩm văn học đó là tiêu biểu cho những quan niệm đó, Hịm đựng người và Bà
chúa Chè là hai trong số đó. Riêng Lời nói đầu của Bà chúa Chè có vẻ như là dành
cho cả ba cuốn Bà chúa Chè, Loạn kiêu binh, Chúa Trịnh Khải, trong đó tác giả
nhắc tới cả ba tác phẩm trong một mối liên kết mạnh mẽ về nội dung, về kết cấu,
như “ba việc dính liền nhau” được chép riêng (vì thế, tìm hiểu tác phẩm Bà chúa
Chè chúng ta khơng thể khơng tìm hiểu về hai tác phẩm Chúa Trịnh Khải và Loạn
kiêu binh). Bên cạnh đó, khơng tính những lần xuất bản riêng lẻ, qua hai lần xuất
bản Tuyển tập các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật vào năm 1998 (Đinh
13


Xuân Lâm tuyển chọn, Nxb Giáo dục phát hành) và 2011 (Nguyễn Triệu Căn
tuyển chọn, Nxb Khoa học xã hội phát hành), bốn tiểu thuyết Hòm đựng người, Bà
chúa Chè, Loạn kiêu binh, Chúa Trịnh Khải là bốn trường hợp duy nhất xuất hiện
ở cả hai cuốn sách, được coi như những tác phẩm tiêu biểu trong tuyển tập tiểu
thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Dựa vào những yếu tố sàng lọc kể trên,
trong giới hạn của luận văn, chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu đề tài của
mình trong bốn quyển tiểu thuyết hồn chỉnh tiêu biểu của Nguyễn Triệu Luật mà
ông Nguyễn Triệu Căn, con trai của nhà văn đã sưu tầm trong cuốn tuyển tập Tiểu
thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2011: Hòm đựng
người, và bộ ba tác phẩm Bà chúa Chè, Loạn kiêu binh, Chúa Trịnh Khải (Bởi
các tư liệu về tác phẩm Nguyễn Triệu Luật vẫn còn đang trong giai đoạn thu thập,
bổ sung nên ở các cơng trình tiếp theo chúng tơi xin mở rộng phạm vi nghiên cứu
cho hoàn chỉnh hơn nữa).
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp tiếp cận thi pháp học: là nghiên cứu hình thức nghệ thuật

của tác phẩm văn học bằng cách tìm hiểu văn bản qua việc phân tích các biểu hiện
ngôn từ của tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật (mối quan hệ giữa tính chân thực và hư
cấu, cách xây dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ).
+ Phương pháp tiếp cận văn hóa học: tiếp cận văn học từ quan điểm văn hóa
học ưu tiên cho việc phục nguyên khơng gian văn hóa, trong đó tác phẩm văn học
đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tơn giáo, đạo đức, chính
trị, luật pháp, thẩm mỹ, quan niệm về con người… từng tồn tại trong một khơng
gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mơ
típ, hình tượng, ngơn ngữ,… trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
+ Phương pháp lịch sử - xã hội: là phương pháp có cơ sở là hồn cảnh, điều
kiện xã hội và tiến trình phát triển lịch sử của chính bản thân văn học. Nó là đặt tác
giả Nguyễn Triệu Luật và các tác phẩm vào bối cảnh xã hội để nghiên cứu. Bằng
cách đó, hiện tượng văn học sẽ được nhìn nhận trong những mối quan hệ ngoại

14


sinh, được đánh giá đúng với những quy luật khách quan của chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
+ Các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh: phân tích – tổng hợp giúp cắt
nghĩa, phát hiện các yếu tố văn hóa, thi pháp; đối sánh giữa các các văn bản, tác
giả, các hệ thống giá trị văn hóa khác nhau để nhận diện nét độc đáo trong phong
cách cũng như tài năng, vị trí của nhà văn Nguyễn Triệu Luật.
6. Cấu trúc luận văn
Chương một: KHÁI LƯỢC VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ TIỂU
THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT
Chương hai: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT TỪ GÓC
ĐỘ VĂN HÓA
Chương ba: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT TỪ GÓC
ĐỘ THI PHÁP


15


NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN TRIỆU LUẬT
Trong chương này, người viết sẽ làm rõ khái niệm về tiểu thuyết lịch sử,
khái quát về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945 để có
được một hình dung tổng thể bức tranh chung về tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này.
Từ việc tìm hiểu bối cảnh chung đó, chúng tơi đi vào làm sáng tỏ một cách khái
lược về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật bằng cách tìm hiểu quan niệm về
tiểu thuyết lịch sử, nguyên nhân lựa chọn thể tài này của tác giả và các tác phẩm
của ông trong bối cảnh chung của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn những năm đầu thế
kỷ XX đến 1945.
1.1 Khái lược về tiểu thuyết lịch sử
1.1.1 Khái niệm
Cho đến nay có thể thống kê khá nhiều những quan niệm khác nhau khi bàn
về khái niệm tiểu thuyết lịch sử, tuy nhiên trong khuôn khổ công trình này, chúng
tơi chỉ xin dẫn ra vài ý kiến tiêu biểu như sau:
Về khái niệm tiểu thuyết lịch sử, Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên - 1999) có quan niệm như sau (mục Thể
loại văn học lịch sử/ Tiểu thuyết lịch sử): “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này
có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự
kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn
tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác
phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những
bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song
khơng vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại
này. Đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử và kịch lịch sử đòi hỏi nhà văn vừa phải là

người nghệ sĩ, vừa là nhà nghiên cứu, có vốn sống và hiểu biết phong phú, có quan
điểm lịch sử đúng đắn và tiến bộ” [21, tr.256]
16


Cũng bàn về khái niệm tiểu thuyết lịch sử, Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb
Thế giới lại quan niệm như sau: “Tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội
dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát, là quá trình phát triển của tự nhiên và
xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được gọi là các khoa học lịch sử) đều nghiên
cứu quá khứ của lồi người trong tính cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy những
tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thường
là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong
đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia như chiến
tranh, cách mạng cuộc sống và sự nghiệp của những nhân vật có ảnh hưởng đến
tiến trình lịch sử” [17, tr.1728].
Là một thể tài mang ít nhiều tính đặc thù, tiểu thuyết lịch sử có những quy
luật sáng tạo riêng so với các thể tài khác. Người viết phải tuân thủ những yêu cầu
sáng tạo, phải đảm bảo màu sắc lịch sử, bên cạnh quyền hư cấu. Nó phải giải quyết
một nhiệm vụ kép đúng như Chế Lan Viên đã nói: tiểu thuyết lịch sử phải nhảy
qua hai vòng lửa “lửa lịch sử” và “lửa tiểu thuyết”. Cần lưu ý, đề tài lịch sử ở đây
có thể hiểu đơn thuần là nói về câu chuyện xảy ra trong quá khứ mà ở đó, nhân vật
của nó đã khơng cịn.
Trước hết, tiểu thuyết lịch sử phải là tiểu thuyết do đó nó mang trọn những
đặc trưng của thể loại tiểu thuyết: nó phải có tính hư cấu bởi nó là sản phẩm của trí
tưởng tượng, của sự hư cấu. Công việc của một nhà văn khác với nhà sử gia thông
thường là đưa đến cho bạn đọc những sản phẩm hấp dẫn của trí tưởng tượng chứ
khơng phải là liệt kê, phân tích sử liệu. Nhận biết được tính chất đặc thù của tiểu
thuyết lịch sử là phải xử lý được mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu nghệ
thuật trong tác phẩm, bài Vài ý kiến về sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong
truyện sử phục vụ các em, nhà văn Hà Ân từng khẳng định: “người sáng tác phải

xem các nguồn tài liệu và phải có kiến giải riêng”, “nhà văn xây dựng nhân vật lịch
sử thành nhân vật tiểu thuyết và đem tới cho các em triết lý mà mình ứng tâm chứ
khơng nhằm mục đích trình bày đầy đủ bối cảnh lịch sử” [2].

17


Bên cạnh việc tiểu thuyết lịch sử là một bộ phận của thể loại tiểu thuyết thì
đặc điểm nổi bật của nó là viết về đề tài lịch sử: về các nhân vật lịch sử, sự kiện
lịch sử hay giai đoạn lịch sử… Với loại tiểu thuyết lấy lịch sử làm đề tài thì mà yếu
tố tính chân xác của lịch sử vơ cùng quan trọng. Nhà văn có thể sáng tạo nhưng
nhất thiết phải tôn trọng sự thực lịch sử, phải bám sát những cái “đinh treo lịch sử”
để từ đó viết nên câu chuyện của mình. Cân bằng được hai việc vừa phải hư cấu
sáng tạo vừa phải dựa trên sự thực lịch sử là một công việc hết sức khó khăn bởi nó
địi hỏi ở tác giả tri thức uyên bác của một nhà sử học kết hợp với nhiều kỹ năng
(mục đích là biến những tri thức đó thành tác phẩm nghệ thuật). Chúng tơi đồng ý
với quan điểm của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong cuốn Văn học Việt Nam thế
kỷ XX: “Trong quá trình sáng tác, các nhà tiểu thuyết lịch sử vừa phải tôn trong các
sự kiện lịch sử, vừa phải phát huy cao độ vai trò hư cấu, sáng tạo của nghệ thuật”
[13, tr.164]. Việc xử lý mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu sáng tạo của
tiểu thuyết lịch sử là công việc cần chú trọng hàng đầu, tạo nên sự thành bại của
tác phẩm. Như khi đánh giá cao thành tựu của Hồ Quý Ly, cuốn tiểu thuyết lịch sử
tiêu biểu cho thể tài này trong giai đoạn văn học sau Đổi mới, Lại Nguyên Ân đã
xem xét mối quan hệ giữa sự thực lịch sử - hư cấu nghệ thuật của tiểu thuyết lịch
sử qua Hồ Quý Ly và chỉ ra rằng: giá trị của Hồ Quý Ly thể hiện ở việc vừa đáp
ứng yêu cầu tái hiện đầy đủ kiến thức lịch sử, vừa vẫn rất tự do sáng tạo khi nhà
văn đã khắc họa sống động chân dung nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly, “vừa khai thác
tối đa các nguồn sử liệu, vừa phóng khống trong hư cấu tạo ra một thực tại tiểu
thuyết vừa tương đồng với những thơng tin cịn lại về một thời đã lùi xa vừa in dấu
cách hình dung và trình bày riêng của tác giả” [3].

Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử ln chiếm một vai trị vơ cùng quan trọng
trong lịch sử văn học nước nhà. Bộ phận tiểu thuyết này được nhận định là một
trong những dạng tiểu thuyết ra đời sớm tại Việt Nam, khi văn học Quốc ngữ vừa
mới được nhen nhóm, tiểu thuyết lịch sử đã hiện diện qua những sáng tác của
Nguyễn Tử Siêu như Tiếng sấm đêm đông, Trần Nguyên chiến kỷ, Việt Thanh
chiến sử, Giọt máu chung tình của Tân Dân hay Trùng Quang tâm sử của Phan Bội
18


Châu. Theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch trong bài viết Văn xuôi tự sự trong
giai đoạn chuyển đổi hệ hình văn học thì: nó là “sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc
khi âm ỉ, khi bùng cháy dữ dội trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX”
[55, tr.389]. Trong bối cảnh Đất nước đứng trước nhiều đổi thay như hiện nay, tiểu
thuyết lịch sử xuất hiện khơng chỉ với chức năng giải trí mà cịn để làm tròn vai trò
giáo dục lịch sử và giải quyết chính những vấn đề của hiện tại. Trong một thời
điểm mà giao lưu văn hóa, lịch sử, xã hội diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó là việc
giới trẻ Việt đang ngày càng “sính đồ ngoại”, thạo sử nước ngồi hơn sử nước
mình thì việc viết những thể tài như vậy quả là mang rất nhiều ý nghĩa mới. Tiểu
thuyết lịch sử như là một “khí cụ để vẽ nên những điểm tương đồng giữa quá khứ
và hiện tại, và do đó làm sáng tỏ hiện tại” [9, tr.132].
1.1.2. Khái quát về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến
năm 1945
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam là một bộ phận tiểu thuyết hiếm hoi có những
bước phát triển liên tục và có được thành tựu qua nhiều giai đoạn của thế kỷ XX:
đầu thế kỷ XX – đến 1945, từ 1945 đến 1954, từ 1954 đến 1960, từ sau 1960 –
1985, 1985 đến nay, trong đó, giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945, tiểu thuyết
lịch sử và sự phát triển của nó đã đóng góp khơng nhỏ cho cơng cuộc hiện đại hóa
văn học nước nhà. Ta có thể chia q trình vận động và phát triển của tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX đến 1945 thành hai chặng:
chặng thứ nhất là từ 1900 đến 1930, chặng thứ hai là từ 1930 đến 1945.

Vào những năm đầu của thể kỉ XX (khoảng ba mươi năm đầu thể kỉ XX)
với các tác phẩm tiêu biểu: Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu, Tiếng sấm
đêm đông, Vua Bố Cái của Nguyễn Tử Siêu, Giọt máu chung tình của Tân Dân
Tử... Thời kỳ này số lượng các tác phẩm chưa thực sự nhiều, về nghệ thuật còn
chịu ảnh hưởng từ tiểu thuyết chương hồi, nhân vật chủ yếu thiên về hành động để
khắc họa tính cách, tâm lý nhân vật chưa được đào sâu tìm hiểu, câu văn cịn mang
dấu ấn của câu văn biền ngẫu. Các tác phẩm này nhìn chung đều xoay quanh hai
nội dung chính: u nước và thế sự: Ở nội dung yêu nước, các tác phẩm đi vào
19


phản ánh các sự kiện quan trọng, ghi lại những chiến công dựng nước và giữ nước
của cha ông, khơi gợi những truyền thống văn hóa tốt đẹp (tiêu biểu như Trùng
Quang tâm sử của Phan Bội Châu, Vua Bố Cái của Nguyễn Tử Siêu). Với nội dung
thế sự, các tác phẩm lại tập trung phản ánh cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn phong
kiến, phản ánh chân thực cuộc sống cùng cực của nhân dân… (như trong Đinh
Tiên Hoàng của Nguyễn Tử Siêu, Gia Long phục quốc, Hoàng tử Cảnh như Tây
của Tân Dân Tử).
Từ năm 1930 đến năm 1945, tiểu thuyết lịch sử phát triển nhanh chóng,
mạnh mẽ hơn hẳn giai đoạn trước, lan rộng khắp Bắc Nam với hàng loạt các tên
tuổi như Nguyễn Tử Siêu (Trần Nguyên chiến kỉ, Hai bà đánh giặc), Đinh Gia
Thuyết (Ngọn cờ vàng), Lan Khai (Cái hột mận, Ai lên phố Cát, Gái thời loạn),
Tân Dân Tử (Gia Long tẩu quốc, Gia Long phục quốc), Nguyễn Triệu Luật (Hòm
đựng người, Bà chúa Chè, Chúa Trịnh Khải, Loạn kiêu binh),… Tiểu thuyết lịch
sử lúc này mở rộng sang theo hướng “dã sử” (một loại kí ức lịch sử được lưu
truyền trong dân gian, khác với chính sử do nhà nước tổ chức hoặc các học giả
biên soạn và ấn hành, phần lớn dã sử được truyền miệng từ đời này qua đời khác)
chứ khơng chỉ đóng khung trong chính sử. Bấy giờ phong trào yêu nước đang dâng
cao, sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử chính là sự cổ vũ nhiệt tình cho lịng u nước
đó. Ðây là thời kỳ tiểu thuyết lịch sử có được bước phát triển mạnh mẽ với số

lượng nhiều hơn hẳn thời kỳ trước đó. Theo tác giả Bùi Văn Lợi trong Luận án
Tiến sĩ Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX đến 1945:
số lượng tác giả, tác phẩm thời kỳ này có sự tăng lên đáng kể so với giai đoạn
trước năm 1930: Nếu như trước năm 1930 số lượng tác giả mới chỉ vỏn vẹn 6
người thì đến giai đoạn 1930 – 1945 đã tăng thêm 10 người nâng tổng số tác giả
lên con số 16. Số lượng tác phẩm cũng tăng từ 14 tác phẩm ở giai đoạn trước lên
47 tác phẩm (giai đoạn sau xuất hiện tới 33 tác phẩm mới) [31, tr.81]. Các tác
phẩm giai đoạn này đã có quy mơ lớn hơn hẳn như: Trần Nguyên chiến kỷ dày 244
trang, Vua Quang Trung dày 219 trang, Hai bà đánh giặc dày 383 trang so với Vua
Bố Cái 63 trang, Lê Đại Hành 56 trang ở thời kỳ trước quả là một bước phát triển
20


lớn. Những con số này đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết lịch sử
giai đoạn 1930 – 1945 và cho ta hình dung được phần nào sự phát triển chiều
hướng đi lên của bộ phận văn học này trong bối cảnh văn học nói chung.
Nếu xét trên phương diện lựa chọn đề tài: Các tác phẩm nhìn chung vẫn đi
vào thể hiện hai đề tài chính: yêu nước và thế sự. Đề tài chống xâm lược nổi bật
lên là các tác phẩm như Ngọn cờ vàng của Đinh Gia Thuyết, An Tư của Nguyễn
Huy Tưởng, Trần Nguyên chiến kỷ của Nguyễn Tử Siêu. Ở đề tài nội trị là các tác
phẩm Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng, Ai lên phố Cát của Lan Khai, Bà
chúa Chè của Nguyễn Triệu Luật… Một thực tế là lúc này, đất nước chúng ta đang
bị giặc ngoại xâm đô hộ, các nhà văn đều muốn thể hiện thái độ, tình cảm của
mình với đất nước, dân tộc. Do vậy, nội dung chính trong tiểu thuyết lịch sử thời
kỳ này là ca ngợi lịch sử dân tộc, ca ngợi con người Việt Nam anh hùng. Qua đó,
các nhà văn muốn khơi gợi lịng tự hào dân tộc, khích lệ lịng u nước của người
đọc.
Nhìn chung ở giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945, các tác giả tiểu thuyết lịch
sử đã bắt đầu khai tâm lí nhân vật rất sắc sảo, lối kết cấu tác phẩm đã bắt đầu có sự
biến chuyển, xuất hiện nhiều tác phẩm có lối kết cấu khơng theo trật tự tuyến tính,

kết cấu theo hai tuyến nhân vật... Tuy nhiên, ở thời gian đầu, các tác phẩm văn còn
bị ảnh hưởng của lối viết kể chuyện chương hồi, kết cấu thời gian đơn tuyến, ngơn
ngữ biền ngẫu, kết thúc có hậu như các tác phẩm của Nguyễn Tử Siêu, (Vua bà
Triệu Ẩu, Tiếng sấm đêm đông...), Phạm Minh Kiên (Việt Nam Lý trung hưng)...
Như vậy, qua những nét khái quát nói trên ta có thể thấy được sự phát triển
mạnh mẽ của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945. Đó
là một sự phát triển ngày một đi lên cả về số lượng lẫn chất lượng: từ việc gia tăng
số lượng tác giả, tác phẩm lẫn hình thức thể hiện. Các tiểu thuyết càng về sau càng
có sự chuyển biến trong kết cấu tác phẩm, khai thác tâm lý nhân vật,… chịu ảnh
hưởng từ tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Đây là những chuyển biến tích cực của
một bộ phận tiểu thuyết và sự chuyển biến ấy đã đóng góp một phần khơng nhỏ
vào gia tài chung của văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đến 1945.
21


1.2 Khái lược về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật
1.2.1 Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật.
Trong q trình sáng tác của mình, khơng chỉ một lần nhà văn Nguyễn Triệu
Luật đề cập đến quan niệm sáng tác. Riêng về tiểu thuyết lịch sử, ông để lại cho
đời ba bài tựa để làm rõ quan niệm sáng tác của mình, đó là Lời tựa của ba tác
phẩm Hòm đựng người (1936), Bà chúa Chè (1938), Ngược đường Trường thi
(1939).
So với cách viết tiểu thuyết trước đó Nguyễn Triệu Luật có quan điểm hồn
tồn mới. Bàn về cách viết tiểu thuyết lịch sử, ông khẳng định: “Trái lại, viết tiểu
thuyết lịch sử (Roman historique) không cần theo phép của sử học, khơng cần có
sự thật. Tác giả chỉ phải tưởng tượng ra một câu chuyện “có thể có” ở một thời đại,
rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy. Mục đích là lấy một chuyện không
đâu mà làm sống một thời đại. Những tiểu thuyết “Notre dame de Paris”, “Quatre
vingt treize” của Victor Hugo đều là bịa đặt, nhưng đọc chuyện đó ta thấy cả thời
đại hồi vua Louis hồi Đại Cách mạng sống lại” (trích Lời nói đầu cuốn Hịm đựng

người) [33, tr.11]. Như vậy, ta thấy tác giả Nguyễn Triệu Luật đề cao cả tính chân
xác của lịch sử và tính hư cấu trong một tiểu thuyết lịch sử. Đối với nhà văn này
dường như sự thực lịch sử và hư cấu đều hết sức quan trọng không thể coi nhẹ:
“Phần chân sử trong tự cũng như có giá mà phần lơng bơng thêm thắt may ra cũng
có giá. Tưởng đó là một lối viết lịch sử tiểu thuyết nên cho nhập cả vào địa hạt văn
chương…” (trích Lời tựa cuốn Ngược đường Trường thi) [33, tr.362].
Mặc dù yếu tố hư cấu rất quan trọng nhưng là một nhà tiểu thuyết lịch sử có
tâm phải có trách nhiệm trung thành với lịch sử có sẵn. Theo lời Nguyễn Triệu
Luật thì dường như ông muốn lịch sử phải luôn được tôn trọng, có thế nào phải
viết thế đấy, nhất định khơng được bóp méo lịch sử: “Tơi chỉ là thợ vụng, có thể
nào làm nên thế, gốc tre già cứ để là gốc tre già, chứ khơng có thể, và cũng khơng
muốn, hun khói lấy màu, vẽ vân cho thành gốc trúc hóa rồng” (trích Lời tựa cuốn
Bà chúa Chè, 1938) [33, tr.162]. Như vậy, ở đây tác giả muốn vạch định rõ
phương châm sáng tác của mình, trong đó việc đánh giá lịch sử phải được xuất
22


phát từ lý trí khách quan, tránh đánh giá bằng tình cảm chủ quan, dễ làm sai lệch
lịch sử. Cũng vì ý thức tơn trọng lịch sử ấy mà mỗi tác phẩm của nhà văn đều được
tác giả viết dựa trên việc nghiên cứu tỉ mỉ, công phu những dữ liệu lịch sử, tránh
việc quá dựa vào hư cấu mà làm sai lệch lịch sử. Bộ ba tiểu thuyết Bà chúa Chè,
Chúa Trịnh Khải, Loạn kiêu binh đã làm hiện lên cả một thời kỳ rối ren, u ám của
đất nước xưa với cái nền lịch sử chân thực: đó là một cơ chế quyền lực phức tạp
luôn ngấm ngầm tranh giành, đấu đá, chi phối lẫn nhau của vua Lê – chúa Trịnh;
đó là việc phế trưởng lập thứ của Trịnh Sâm; việc quân Tam phủ làm cuộc bạo
loạn lập Trịnh Khải lên ngôi Chúa rồi lại ỉ công mà gây nhũng nhiễu, nhiều lần gây
sức ép với triều đình, tác oai, tác qi khắp nơi; đó là cuộc Bắc phạt của quân nhà
Tây Sơn khiến Trịnh Khải phải bỏ kinh thành chạy trốn, …
Từ những quan điểm kể trên, chúng tơi hồn tồn đồng ý với ý kiến của tác
giả Nguyễn Xuân Khánh: quan niệm tiểu thuyết lịch sử của tác giả Nguyễn Triệu

Luật có thể chia ra làm ba ý chính như sau:
Thứ nhất: Đối với tiểu thuyết mà nhân vật và sự kiện là những điều có thật
một trăm phần trăm thì những gì có thật trong lịch sử được đưa vào tiểu thuyết
phải được tôn trọng, đánh giá một cách công bằng nhất, không được để tình cảm
làm thiên lệch.
Thứ hai: Cũng có khi nhà văn phải tưởng tượng ra một câu chuyện có thể có
trong q khứ rồi tự mình viết lại. Bởi trước hết nhà tiểu thuyết lịch sử là một
người viết tiểu thuyết chứ không phải là nhà sử học. Việc đề cao yếu tố hư cấu
trong tác phẩm tiểu thuyết lịch sử là do chịu ảnh hưởng từ phương Tây.
Thứ ba: Dạng tiểu thuyết thứ ba mà Nguyễn Triệu Luật đề cập là dạng tiểu
thuyết trộn lẫn chân sử và hư cấu. Trong đó vai trị giữa chân sử và hư cấu đều hết
sức quan trọng. Đây là loại tiểu thuyết lịch sử hay được sử dụng ngày nay.
(Nguyễn Xuân Khánh, Những quan điểm sáng tác tiểu thuyết lịch sử của
nhà văn Nguyễn Triệu Luật, 8/2012) [19, tr.77].
Những quan niệm nghệ thuật này đã có tác động khơng nhỏ đến các sáng tác
tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật, đã giúp định hướng phong cách, sự
23


nghiệp của nhà văn trong suốt quá trình cầm bút. Từ việc tìm hiểu những quan
niệm này ta có thể tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật dễ dàng hơn, đồng
thời nó cịn góp phần giúp chúng ta hiểu biết được phần nào về con người và tài
năng của tác giả.
1.2.2. Nguyên nhân lựa chọn thể tài tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Triệu Luật.
Nguyễn Triệu Luật là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam từ những
năm 30 thế kỷ trước. Ông cùng với nhiều tác giả tên tuổi bấy giờ như Ngọc Giao,
Nguyễn Công Hoan, Lan Khai, Lê Văn Trương, Vũ Bằng, Trần Huyền Trân, Thâm
Tâm,… tham gia vào nhóm Tân Dân hay cịn gọi là nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy,
viết và xuất bản nhiều ấn phẩm văn hóa có giá trị, gây tiếng vang trên văn đàn bấy

giờ. Song, không giống như đa phần các bạn văn của mình chọn đề tài về cuộc
sống hiện tại bấy giờ, Nguyễn Triệu Luật tự tìm cho mình một con đường riêng:
tìm về quá khứ. Cùng với Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật là một trong hai cây bút
viết tiểu thuyết lịch sử của nhóm Tân Dân, giúp cho đề tài lịch sử có chỗ đứng
vững chắc trong khối lượng không nhỏ các tác phẩm với đề tài khác của nhóm.
Lựa chọn một thể tài khó viết như tiểu thuyết lịch sử lại sáng tác nhiều, sáng
tác nhuần nhuyễn, nhận được sự yêu mến của đông đảo bạn đọc và giới phê
bình,… tất cả địi hỏi một bản lĩnh khơng nhỏ ở Nguyễn Triệu Luật. Ngun cớ
tìm đến với thể tài này của nhà văn có thể kể đến các nguyên nhân sau: nguyên
nhân xuất phát từ bối cảnh xã hội bấy giờ; nguyên nhân xuất phát từ gia thế của
nhà văn; nguyên nhân xuất phát từ công việc nhà văn làm cùng với nghề viết báo;
cuối cùng là nguyên nhân xuất phát từ hoài bão cá nhân của Nguyễn Triệu Luật.
Thứ nhất, bối cảnh xã hội rối ren của đất nước bấy giờ đã có tác động khơng
nhỏ đến các sáng tác của nhà văn Nguyễn Triệu Luật. Sống giữa một xã hội thuộc
địa nửa phong kiến đầu thế kỷ XX, nhà văn với tư cách một người dân của một đất
nước nô lệ, đã sớm thấu hiểu sâu sắc nỗi đau khổ, nhục nhã dưới ách áp bức, bóc
lột của thực dân, phong kiến. Cùng với cơng cuộc khai thác thuộc địa, thực dân
Pháp thi hành nhiều đạo luật dã man và hà khắc đối với người dân Việt Nam.
24


Trong bối cảnh đó, từ người nơng dân thấp cổ bé họng đến người trí thức tiểu tư
sản đều sống trong cuộc sống khiếp nhược, lo sợ, buồn bã, chán nản. Thực dân
Pháp còn cho xây dựng nhiều nhà tù hơn trường học, áp dụng chính sách ngu dân,
bắt người Việt Nam học tiếng Pháp, viết chữ Pháp, văn hóa, lịch sử hàng ngàn năm
của nước Việt Nam không được phổ biến hay nhắc tới. Tình hình xã hội ấy đã thơi
thúc Nguyễn Triệu Luật một nhà văn có nhân tâm chọn đề tài lịch sử làm đề tài
chính cho các sáng tác của mình. Qua đó nhắc lại cho cả dân tộc những bài học
lịch sử của ông trong quá khứ, đem câu chuyện lịch sử soi sáng các vấn đề đương
đại để từ đó khơi dậy, thức tỉnh mỗi con người Việt Nam trước cảnh đất nước lầm

than đang hiển hiện ngay trước mắt. Chính Nguyễn Triệu Luật đã từng tâm sự
rằng: “Với tơi thì khơng phải những khi đất nước bình yên, thịnh vượng mà những
khi đất nước tang thương, khốn đốn, tôi mới càng yêu đất nước hơn” (dẫn theo
Nguyễn Chí Tình) [19, tr.33]. Cũng chính lý do này mà tác giả không lựa chọn
những thời điểm lịch sử hào hùng, tươi đẹp trong quá khứ mà lại chọn viết về một
thời điểm lịch sử nhiều rối ren, biến động như thời Lê mạt, Nguyễn Triệu Luật cho
rằng: “chính trong thời kỳ lắm cái đau, cái khổ ấy, lịch sử và dân tộc mới để lộ hết
thực chất, hết mn mặt có thực của nó, và chúng ta cũng rút ra nhiều bài học hơn”
[19, tr.33].
Thứ hai, việc sinh trưởng trong một gia đình Nho học truyền thống và q
trình lớn lên đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc lựa chọn thể tài của tác giả. Nguyễn
Triệu Luật xuất thân từ gia đình khoa bảng tiếng tăm. Ơng nội tác giả, Hồng Giáp
Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890), từng làm đến Thượng thư Bộ lại dưới triều Tự
Đức, cũng từng là một tác giả để lại cho đời nhiều áng văn thơ. Ông cũng là cháu
năm đời của Nguyễn Án, một danh sĩ nổi tiếng thời Lê Mạt – Nguyễn sơ, tác giả
Tang thương ngẫu lục (viết chung với Phạm Đình Hổ) nổi tiếng đương thời. Gia
đình khoa bảng nền nếp đã sớm tơi rèn cậu bé Nguyễn Triệu Luật trong cái nôi của
giá trị văn hóa, lịch sử Việt Nam. Chịu ảnh hưởng của Nho học, lớn lên lại theo
học trường Tây (ông từng là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương,
ban xã hội) cho nên Nguyễn Triệu Luật am hiểu văn hóa, lịch sử một cách đa dạng,
25


×