Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tư tưởng giáo dục của jiddu krishnamurti

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.08 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

ĐINH THỊ TUYẾT

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA
JIDDU KRISHNAMURTI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

ĐINH THỊ TUYẾT

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA
JIDDU KRISHNAMURTI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60.22.03.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Công Sự

Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Tư tưởng giáo dục của
Jiddu Krishnamurti” là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tơi và những
kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Đinh Thị Tuyết


LỜI CẢM ƠN!
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô
giáo trong khoa Triết học - Trường Đại Học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn,
ĐHQGHN, đã đào tạo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học vừa qua và đã
tạo điều kiện cho tôi được thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê
Cơng Sự - Giáo viên hướng dẫn trực tiếp đã giúp tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp một cách thuận lợi. Thầy đã luôn bên cạnh để đóng góp, sửa chữa
những thiếu sót, khuyết điểm tơi mắc phải và đề ra hướng giải quyết tốt nhất
từ khi tôi bắt đầu viết luận văn cho tới khi hồn thành.
Tơi cũng xin cảm ơn gia đình và các bạn trong tập thể lớp đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót, tơi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ cùng tồn thể các bạn để đề
tài của tơi được bổ sung và phát triển hồn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10, năm 2014



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................ 6
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 6
Chƣơng 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
GIÁO DỤC CỦA JIDDU KRISHNAMURTI .............................................. 7
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Jiddu Krishnamurti .............................. 7
1.1.1. Gia đình, tuổi thơ và trường học .................................................... 7
1.1.2. Hành trình diễn thuyết và các tác phẩm cơ bản .......................... 20
1.2. Những điều kiện, tiền đề hình thành tƣ tƣởng giáo dục của
Jiddu Krishnamurti .............................................................................. 25
1.2.1. Điều kiện kinh tế- xã hội ............................................................... 25
1.2.2. Tiền đề văn hoá và tư tưởng .......................................................... 30
Chƣơng 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG
GIÁO DỤC CỦA JIDDU KRISHNAMURTI ............................................ 34
2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung của giáo dục ................................ 34
2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của giáo dục .............................................. 34
2.1.2. Nội dung của giáo dục ................................................................ 42
2.2. Những nguyên tắc tiến hành giáo dục .......................................... 45
2.2.1. Giáo dục dựa trên tinh thần tự do, tình thương yêu và thiện tâm... 45
2.2.2. Giáo dục phải giúp con người hướng tới sự hiểu biết, từ đó
xác định mục đích và lý tưởng sống ........................................... 58
2.3. Vai trò của các bậc phụ huynh và ngƣời thầy trong giáo dục ... 63
2.3.1. Vai trò của các bậc phụ huynh trong giáo dục ........................... 63
2.3.2. Vai trò của người thầy trong giáo dục ........................................ 69

2.4 Tƣ tƣởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti đối với thế giới
và Việt Nam hiện nay ..................................................................... 77
2.4.1. Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti đối với thế giới........ 77
2.4.2. Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti trong sự nghiệp
giáo dục ở Việt Nam hiện nay..................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 97


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định phát huy tiềm năng trí tuệ cũng
như khả năng sáng tạo của con người, là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, đưa nước ta nhanh chóng hội
nhập với khu vực và thế giới. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm
việc mở mang dân trí, chăm lo sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá cao vai trò
của giáo dục đối với sự hưng thịnh đất nước, với nhiệm vụ trọng đại là nâng cao
dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đưa nước nhà
tiến tới giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Người luôn nhấn
mạnh yêu cầu của nền giáo dục và đào tạo nước ta là phải gắng sức phấn đấu
theo kịp trình độ và chất lượng của các nước văn minh, tiên tiến.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng và
Nhà nước ta ln kiên trì mục tiêu giáo dục là hướng tới việc phát triển con
người và nguồn nhân lực. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đồng
thời đưa ra chủ trương: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội
dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo” [6, tr. 41].
Tuy nhiên, hiện nay, thực trạng nền giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều

bất cập, hạn chế trong việc xác định mục tiêu, quan điểm giáo dục, nội dung,
phương pháp, chương trình đào tạo cũng như đội ngũ thầy giáo, hệ thống tổ
chức và công tác quản lý. Tình hình đó địi hỏi chúng ta phải có những biện
pháp đổi mới "căn bản và tồn diện" nền giáo dục nước nhà, nâng cao chất
lượng của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất
nước. Đây là yêu cầu bức thiết đặt ra không chỉ với những người trực tiếp làm
công tác giáo dục mà cịn đối với tồn xã hội. Do vậy, trong thời gian vừa
qua, có rất nhiều kiến nghị cũng như những biện pháp đưa ra nhằm cải cách
nền giáo dục nước ta cho phù hợp với trình độ phát triển của thế giới.
1


Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tư tưởng của các nhà giáo dục lớn trên thế giới
có vai trị và ý nghĩa quan trọng. Thông qua việc nghiên cứu những quan niệm giáo
dục tiến bộ và có ảnh hưởng lớn trên thế giới, chúng ta có thể học hỏi để tìm ra một
triết lý giáo dục phù hợp với hồn cảnh của Việt Nam nhưng không tách rời xu thế
chung của thời đại. Trong tiến trình đó, hàng loạt những tác phẩm của các nhà giáo
dục tiêu biểu trên thế giới cũng như những nghiên cứu về tư tưởng của họ được phổ
biến rộng rãi và ảnh hưởng đến quan niệm giáo dục của nước ta.
Là một trong số những nhân vật có ảnh hưởng lớn của thế kỷ XX, tư
tưởng của Jiddu Krishnamurti đã soi sáng cuộc sống cho hàng triệu người
khắp thế giới: cả những người trí thức và những người bình thường, trong đó
có những nhân vật nổi tiếng về triết học, tôn giáo, nghệ thuật, văn hố, tâm lý
học, phân tâm học, chính trị học, khoa học như Adous Huxley, Henry Miller,
Andre Niel, Indira Gandhi, David Bohn, Dalai Lama… Nhân dịp kỷ niệm 40
năm ngày thành lập Liên Hiệp Quốc, Krishnamurti được mời đến trụ sở tại
New York để nói chuyện với tư cách một triết gia thế tục vĩ đại. Bên cạnh vai
trò là một hiền nhân, một triết gia, Krishnamurti còn là một nhà giáo dục có
tầm ảnh hưởng ở nhiều nước. Những người ủng hộ ông, từng làm việc trong
các tổ chức phi lợi nhuận hoặc trông nom một số trường học độc lập đã thực

hiện nhiều quan điểm của ông về giáo dục tại Ấn Độ, Anh và Mỹ. Người ta đã
sao chép và phổ biến hàng nghìn bài nói chuyện, các cuộc thảo luận nhóm,
các tác phẩm khác, xuất bản chúng dưới nhiều hình thức như sách, sách điện
tử, audio, video, internet bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Ở Việt Nam, một số tác phẩm của Krishnamurti mới chỉ được dịch và
xuất bản trong thời gian gần đây. Những nghiên cứu về tư tưởng của
Krishnamurti, đặc biệt là tư tưởng giáo dục của ơng cịn ít. Do vậy, việc tìm
hiểu tư tưởng của Krishnamurti, đặc biệt là những tư tưởng về giáo dục là một
việc làm cần thiết. Điều đó khơng chỉ giúp chúng ta có hiểu biết về một nhà tư
tưởng lớn của thế kỷ XX mà cịn giúp ích cho việc học hỏi, tìm tịi một quan
niệm giáo dục phù hợp với đất nước ta trong thời đại ngày nay.
Vì tất cả những lý do trên, tôi chọn đề tài luận văn là: “Tư tưởng giáo
dục của Jiddu Krishnamurti”.
2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những đóng góp của Jiddu Krishnamurti có ảnh hưởng rất lớn và để lại
dấu ấn rõ nét trong suốt thế kỷ XX. Khi đánh giá về Krishnamurti, người ta
xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau. Có người xem ơng là nhà giáo dục,
nhà tư tưởng; có người lại thích những điều huyền bí nên xem ông như một
giáo chủ, bậc thầy tâm linh, là hiện thân của Bồ Tát hay một đấng tiên tri nào
đó; nhiều người khơng thích tư tưởng của ơng thì gọi ơng là kẻ phản kháng,
thậm chí phá hoại… và cịn nhiều quan điểm khác nữa. Dù vậy, khơng ai có
thể phủ nhận một điều rằng Krishnamurti là một triết gia u chuộng hồ
bình; một người thuyết giảng đầy tài năng, cả cuộc đời có lẽ chỉ làm duy nhất
một việc: nói và nói. Ở Việt Nam, do nhiều lý do khác nhau, việc nghiên cứu
tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng giáo dục của ông chưa được chú trọng.
Nghiên cứu về Krishnamurti có thể kể đến cơng trình của các tác giả
trong nước. Trước hết là tác phẩm Krishnamurti - Người nhập cuộc (Nxb.

Thanh niên, 2004) của tác giả Mộc Nhiên. Tác phẩm đã giới thiệu tiểu sử và
cuộc đời của Krishnamurti, trình bày những điểm mấu chốt trong tư tưởng
của ông về triết học và đạo Phật. Ở đây tư tưởng giáo dục không được tác giả
bàn đến một cách đầy đủ và độc lập.
Gần đây nhất có bài báo: “Krishnamurti và quan niệm của ơng về giáo
dục” của tác giả Lê Công Sự được đăng trên tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, số
16, 9-2008. Tác giả đã tập trung nêu những điểm cơ bản trong quan niệm của
Krishnamurti như mục đích, ý nghĩa của giáo dục cũng như vai trò của người
thầy trong nền giáo dục. Bên cạnh đó, tác giả cũng bước đầu chỉ ra một số giá
trị của tư tưởng giáo dục của Krishnamurti đối với nền giáo dục trên thế giới
và ở Việt Nam hiện nay. Trong bài: “Jiddu Krishnamurti và triết lý nhân
sinh” đăng trên tạp chí Khoa học xã hội, số 314, 2-2009, tác giả Lê Công Sự
đã nêu những nội dung nổi bật trong triết lý nhân sinh của Krishnamurti,
trong đó khơng thể khơng kể đến quan niệm của ơng về giáo dục. Có thể nói,
hai bài báo trên chính là những gợi mở để chúng tôi tiếp cận và nghiên cứu tư
tưởng giáo dục của Krishnamurti.
3


Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng của Krishnamurti
cũng đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt. Đầu tiên có thể kể đến là cuốn
“Krishnamurti cuộc đời và tư tưởng” (Nxb. Văn hố Sài Gịn, 2007) của
Rene Fouere do dịch giả Võ Văn Quế dịch. Trong tác phẩm này, tác giả đã
nêu tóm tắt về cuộc đời của Krishnamurti và trình bày những tư tưởng cơ bản
của ông. Tuy nhiên, tác phẩm này mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết
như chính tác giả đã thừa nhận: “Để nói về Krishnamurti là một việc làm khó
khăn và mạo hiểm, vì ơng là một người mà tôi tin, là một trong những người
đáng kể nhất của tất cả mọi thời đại” [37, tr.15]. Bên cạnh đó, tác giả cũng
khơng đề cập cụ thể đến tư tưởng giáo dục của Krishnamurti.
Dịch giả Nguyễn Ước dày công biên dịch bộ sách: “Krishnamurti:

cuộc đời và tư tưởng” (Nxb. Văn học, 2002). Đây là tập sách đồ sộ với ba tập
bao quát tư tưởng của Krishnamurti qua các thời kỳ. Tập I: “Krishnamurti
tinh yếu” là tuyển tập nguyên văn những bài diễn thuyết và thảo luận quan
trọng nhất trong hơn 60 năm thuyết giảng của ông. Cuốn sách đề cập đến mọi
vấn đề thuộc về cuộc sống hàng ngày, các đề tài đạo đức học và tơn giáo, tu
trì và thế tục, hạnh phúc và đau khổ, nô lệ và giải thoát, cá nhân và thế giới…
Tập II: “Đời khơng tâm điểm” nói về phần đầu cuộc đời Krishnamurti, từ lúc
ông ra đời cho tới năm 1977. Đây là cuốn sách ghi lại những lời kể và đánh
giá của bà Tayakar- một người gần như cũng thời và là cộng sự của
Krishnamurti. Bà đặt tường trình của mình trong bối cảnh lịch sử, xã hội hiện
đại của Ấn Độ, với những vấn đề quen thuộc của một đất nước mới được giải
phóng: sự phân ly, chiến tranh, nghèo đói và các hội chứng trong cơn lốc đổi
mới. Tập III: “Dịng sơng thanh tẩy” tiếp tục bản tường trình của Jayakar và
các bản tóm tắt lời giảng từ năm 1978 cho đến ngày ơng từ trần. Bên cạnh đó,
tập sách cũng ghi lại những tán đồng hoặc tranh luận về lối sống và tư tưởng
của Krishnamurti từ những người thân cận. Ba tập sách trên chứa đựng nội
dung phong phú và tương đối đầy đủ về cuộc đời và tư tưởng của
Krishnamurti nhưng nó khá dàn trải, đặc biệt khơng có mục nào viết về tư
tưởng giáo dục của Krishnamurti.

4


Ngồi ra cịn có cuốn “Từ điển tơn giáo và các thể nghiệm siêu việt”
(Nxb. Tôn giáo, 2005) của tác giả Rosemary Ellen Guiley, Nguyễn Kiên
Cường và nhóm cộng sự dịch. Trong cuốn sách này, Krishnamurti được đề
cập đến như là người sáng lập ra Hội Ngôi sao Phương Đông (The
International Order of the Star in the East) và là người Thầy thế giới - hoá
thân của Thượng đế theo quan niệm của Hội Thơng Thiên học.
Ngồi những cơng trình của các tác giả nghiên cứu về Krishnamurti và tư

tưởng của ông, chúng tôi cũng tập trung vào các tác phẩm của chính
Krishnamurti viết chuyên về đề tài giáo dục đã được dịch ra tiếng Việt. Đáng kể
nhất trong số đó là tác phẩm “Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống” (Nxb. Văn hố
Sài Gịn, 2007) do dịch giả Hồi Khanh dịch. Cuốn sách tập trung hầu như toàn
bộ các quan niệm của Krishnamurti về giáo dục như ý nghĩa, mục đích của giáo
dục cũng như vai trị của các nhà giáo dục đối với việc hình thành nhân cách của
những đứa trẻ. Ngồi ra cịn có một số tác phẩm khác của Krishnamurti như
“Đường vào hiện sinh” (Nxb. Lao động, 2010) do dịch giả Thanh Lương Thích
Thiện Sáng dịch; tác phẩm “Thoát khỏi tri kiến thức” (Nxb. Thời đại, 2010) do
dịch giả Đào Hữu Nghĩa dịch (2010); dịch giả trên cũng dịch nhiều tác phẩm
khác của Krishnamurti như “Chân lý và thực tại” (Nxb. Thời đại, 2010), “Chất
vấn Krishnamurti” (Nxb. Sách Thời đại, 2010). Chúng tôi coi đây là nguồn tư
liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Krishnamurti,
đồng thời cũng là căn cứ trích dẫn trong tồn luận văn.
Việc nghiên cứu về cuộc đời và tư tưởng của Krishnamurti đã được bàn
đến trong nhiều cơng trình, nhưng nghiên cứu chun sâu về tư tưởng giáo
dục của ơng thì cho đến nay chưa có tác phẩm nào đề cập đến. Kế thừa những
giá trị trong các cơng trình đã kể trên, tác giả luận văn cố gắng bám sát nội
dung đã trình bày trong tác phẩm “Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống” để làm rõ
tư tưởng của Krishnamurti về giáo dục.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn làm rõ tư tưởng giáo dục của Krishnamurti, từ đó chỉ ra giá
trị của tư tưởng trên đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
5


- Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản:
+ Trình bày những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng giáo dục của
Krishnamurti.
+ Trình bày tư tưởng giáo dục của Krishnamurti.

+ Chỉ ra giá trị của tư tưởng giáo dục của Krishnamurti đối với sự
nghiệp giáo dục ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu những tư tưởng giáo dục của Krishnamurti và
giá trị của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tư tưởng giáo dục của
Krishnamurti thông qua các tác phẩm của ông, chủ yếu là những tác phẩm đã
đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Krishnamurti dựa trên nền tảng
quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngoài ra, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp hệ thống, phương pháp
phân tích - tổng hợp, phương pháp thống nhất giữa lôgic - lịch sử, phương
pháp so sánh và các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Krishnamurti một cách
tương đối đầy đủ và hệ thống, làm sáng tỏ những điều kiện, tiền đề hình thành
tư tưởng giáo dục của Krishnamurti, qua đó chỉ ra những giá trị trong tư
tưởng giáo dục của Krishnamurti với thế giới.
Luận văn nghiên cứu giá trị của những quan niệm giáo dục của
Krishnamurti đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 6 tiết.
6


Chƣơng 1
NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC

CỦA JIDDU KRISHNAMURTI
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Jiddu Krishnamurti
1.1.1. Gia đình, tuổi thơ và trường học
Krishnamurti sinh ngày 12 tháng 5 năm 1895 trong một gia đình theo
đạo Bà la môn tại một thị trấn nhỏ thuộc Madanapalle, miền Nam Ấn Độ.
Đây là mảnh đất thiêng liêng, nơi những thánh nhân đã sống, đã để lại lời
giảng và thân thể của họ trên mảnh đất này. Tổ tiên của Jiddu Krishnamurti
thuộc tầng lớp tri thức, có nguồn gốc từ Giddu hay Jiddu, một ngôi làng nằm
giữa những cánh đồng lúa phì nhiêu của bờ biển Andhra. Cha của
Krishnamurti là Marianiah Jiddu - một viên chức làm việc cho chính quyền
Anh. Mẹ của ông là Sanjeevamma, một phụ nữ nhân từ và sùng đạo. Bà được
cho là có nhãn quan tâm linh, kinh nghiệm, và có thể thấy màu sắc trong
những hào quang của con người. Khi mang thai Krishnamurti, bà cảm nhận
được sự kỳ lạ của đứa trẻ đang hình thành trong thân thể. Krishnamurti được
sinh ra trong căn phòng puja của nhà Marianiah Jiddu. Đây là một điều đặc
biệt đối với truyền thống Ấn Độ. Theo quan niệm truyền thống, phòng puja là
nơi thiêng liêng, trung tâm của ngôi nhà, nơi những vị thần giữ nhà được thờ
phụng. Nó là một căn phịng được làm để báo điềm tốt lành. Trong căn phịng
ln có hoa và hương trầm cùng với những câu thần chú thiêng liêng. Căn
phòng dành cho những vị thần này chỉ có thể được đi vào sau một nghi thức
tắm và mặc những bộ quần áo sạch sẽ. Sinh tử và chu kỳ kinh nguyệt được
coi như là sự ô uế của nghi thức. Khi có hiện tượng sinh tử, người chủ nhà và
gia đình của anh ấy cùng chia sẻ sự ô uế và bị cấm không được thực hiện nghi
thức puja hàng ngày. Thay vì vậy một tư tế từ ngơi đền địa phương được mời
đến để thực hiện nghi lễ. Krishnamurti được sinh ra trong căn phòng này là
theo ước nguyện của mẹ ơng. Sanjeevamma có linh cảm rằng đứa con thứ tám
này chắc chắn sẽ phi thường theo cách nào đó. Do vậy, bất chấp sự phản đối
7



từ phía người chồng, bà kiên quyết địi sinh Krishnamurti trong phịng nghi lễ.
Trong căn phịng nhỏ xíu được thắp sáng bởi những cây đèn dầu, trong sự
hiện diện của thần giữ nhà, Krishnamurti đã chào đời.
Sáng hôm sau lá số tử vi của đứa trẻ được tiên đoán bởi Kumara
Shrowthulu, người chiêm tinh nổi tiếng của vùng. Ông báo cho Narianiah biết
rằng đứa trẻ sẽ là một con người vĩ đại. Lá số tử vi rất phức tạp; đứa trẻ sẽ gặp
phải nhiều trở ngại trước khi lớn lên để trở thành một người thầy vĩ đại.
Suốt mười một ngày của thời kỳ được quy định, đứa trẻ nghỉ ngơi trong
một bầu khơng khí tái tạo trong mơi trường tử cung. Đứa trẻ nằm trong bóng
tối lờ mờ, được ru nhẹ trong một cái nôi vải đặt kế cận người mẹ. Giống như
tất cả những đứa trẻ được sinh ra theo truyền thống của Ấn Độ, đường vào
ánh sáng chói lịa của mặt trời và thế giới của Krishnamurti phải diễn ra dần
dần. Vào ngày thứ sáu sau khi sinh ra, nghi thức đặt tên được tổ chức. Do gia
đình bị trói buộc bởi truyền thống, chắc chắn đứa con trai thứ tám phải được
đặt tên là Krishnamurti, biểu tượng của Krishna, sự hoá thân thứ tám của thần
Vishnu trong Ấn giáo. Thần Krishna thường được miêu tả là một đứa trẻ sơ
sinh hoặc cậu bé chơi một cây sáo, cũng có khi là hình ảnh một hồng tử trẻ
tuổi, người thích đùa giỡn, người u mơ hình, vị anh hùng tối cao.
Khi Krishnamurti lên sáu, nghi lễ gia nhập đạo Bà la môn được thực
hiện. Đây là thời kỳ kỷ luật, là chặng đầu tiên trong cuộc sống của một người
theo đạo. Nghi lễ diễn ra tại Kadiri, nơi Narianiah - cha của Krishnamurti đã
được thâu nhận trước kia. Khi tất cả mọi người trong gia đình tụ họp đông đủ,
Krishnamurti được tắm và được mặc vào bộ quần áo mới. Sau đó cậu bé được
mang vào và đặt trên hai đầu gối người cha, trong khi bàn tay vươn dài của
Narianiah đỡ một cái khay bạc rắc đầy hạt gạo. Mẹ cậu, ngồi bên cạnh
Narianiah, cầm ngón trỏ bàn tay phải đứa bé, và vẽ ngón tay đó trên gạo từ
ngữ thiêng liêng AUM – câu thần chú linh thiêng biểu hiện sức mạnh tinh
thần, giúp thanh tẩy mà mang linh hồn đến Đấng tối cao. Sợi chỉ thiêng liêng
được choàng quanh hai vai của Krishnamurti và câu thần chú huyền bí để cầu
8



khẩn mặt trời, được thì thầm vào tai của Krishna bởi người cha. Ông được
dạy để lặp lại câu thần chú bằng ngữ điệu, nhấn giọng và thực hiện cử chỉ cho
đúng. Ông cũng dạy Krishnamurti lặp lại câu thần chú cầu khẩn mặt trời vào
lúc bình minh và thực hiện những nghi lễ vào hồng hơn, tắm theo nghi thức
để tránh sự ô uế. Sau nghi lễ tại nhà, Krishnamurti được đưa đến ngôi đền
Narasimhaswami để bày tỏ sự sùng kính và cầu nguyện cho sự thành cơng
trong tương lai. Từ đó, Krishna được đưa đến ngơi trường gần nhất, nơi cậu
được giao cho thầy giáo để cậu được dạy dỗ theo truyền thống tơn giáo.
Khi cịn nhỏ, Krishnamurti là một đứa trẻ yếu ớt và phải chịu đựng
những cơn sốt rét nghiêm trọng. Lúc hai tuổi, Krishna suýt chết vì bệnh sốt
rét. Do vậy, cậu thường xuyên bị những cơn co giật và chảy máu cam. Thậm
chí, cậu phải nghỉ ở nhà một năm vì bị chảy máu ở mũi và miệng. Trong
khoảng thời gian này, cậu thường theo mẹ đến các ngôi đền, được nghe kể về
Mahabharata và Ramayana. Cậu cũng rất chăm chỉ thực hiện các nghi lễ theo
truyền thống Ấn Độ.
Ở trường, Krishnamurti không được đánh giá cao về khả năng học
hành. Cậu bị coi là một đứa trẻ kém thông minh và tinh thần không phát triển.
Krishnamurti rất hay mơ mộng và lơ đãng. Cậu thích nhìn ngắm những đám
mây, những con ong, những con kiến và những con cơn trùng, nhìn vào
những khoảng khơng mênh mơng. Cậu cũng có bản tính rộng lượng, một nét
đặc trưng mà cậu mang theo suốt cuộc đời. Khi từ trường học trở về, cậu
thường không mang theo bảng, phấn, vở hay bất cứ thứ gì vì chúng đã được
mang cho các bạn nghèo hơn. Theo tập quán, khi những người ăn mày đến
nhà, mẹ cậu sai ra phát gạo thì cậu sẽ quay vào và xin thêm. Khi được mẹ thết
đãi đồ ăn ngon, cậu chỉ giữ lấy một ít và chia sẻ phần cịn lại cho các anh em.
Krishna cũng có một đặc điểm khác trong tính cách của cậu mà xem ra có vẻ
mâu thuẫn với tính lơ đãng - một tình u đáng kinh ngạc với máy móc. Có
một ngày Krishnamurti trốn học. Người mẹ đi tìm và phát hiện ra cậu đang ở

một mình trong phịng, đang mê mải tháo tung cái đồng hồ. Cậu sẽ không rời
9


khỏi phịng và khơng ăn uống gì cho đến lúc cậu đã tháo rời mọi bộ phận của cái
đồng hồ, sau khi đã hiểu rõ nó vận hành ra sao rồi lắp các bộ phận trở lại vị trí cũ.
Có một mối ràng buộc giữa Krishnamurti với người em Nityananda. Nitya rất
lanh lẹ và thông minh ở trường trong khi Krishna lại khơng thể học hành gì được.
Khi họ lớn lên, Krishnamurti càng phụ thuộc vào cậu em này.
Năm 1904, người chị gái đầu của Krishnamurti - một người có bản tính
duy tâm - qua đời. Sau cái chết của người chị, Krishnamurti bộc lộ khả năng
thấu suốt lần đầu tiên của mình. Một năm rưỡi sau, khi Krishna được mười
tuổi, thảm kịch thực sự đã xảy ra cho gia đình. Người mẹ - bà Sanjeevamma
qua đời. Cái chết của bà có ảnh hưởng rất lớn đến những người trong gia đình,
đặc biệt là cậu bé Krishna, vì cậu là người quyến luyến mẹ nhất trong số các
anh chị em. Cái chết của bà mẹ khiến cho Krishnamurti và các anh em của cậu
mất đi người thương yêu và chăm sóc cho chúng nhiều nhất. Người cha quá
bận rộn với cơng việc nên khơng chăm sóc các con của mình được nhiều.
Năm 1907, Narianiah phải thôi việc khi mới năm mươi hai tuổi cùng
với tiền lương hưu chỉ bằng nửa tiền lương lúc trước. Với đồng lương ít ỏi,
ơng thấy khơng thể duy trì gia đình đơng người cùng với trách nhiệm phải cấp
dưỡng cho người chị và các cháu trai. Ông viết một lá thư xin Annie Besant lãnh đạo hội “Thông Thiên học” tại Ấn Độ - một cơng việc để có thể ni
sống gia đình của mình tại Adyar. Lá thư bị từ chối vì Mrs Besant cho rằng
trường học gần nhất cũng cách đó 3 dặm và những đứa trẻ sẽ gây náo động
trong khu vực. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần nài nỉ, cuối cùng, Narianiah cũng
được chấp nhận làm thư ký trợ tá trong tổ chức. Ơng cùng gia đình dọn đến
Adyar ngày 23 tháng giêng năm 1909. Vì khơng có sẵn nhà trong khu vực nên
gia đình ơng phải ở trong ngơi nhà tranh xiêu vẹo bên ngồi, khơng có cơng
trình vệ sinh trong nhà và điều kiện sống tồi tệ. Hàng ngày, Krishna và em trai
Nytia phải đi bộ sáu dặm để đến trường - nơi mà Krishnamurti bị đánh đập

thường xuyên vì ngu dốt. Trong khi đó, anh trai cả Sivaram muốn trở thành
bác sỹ nên đã theo học tại trường Presidency College ở Madra. Krishnamurti
10


và các em được chăm sóc bởi người chị gái của cha cậu - một người không
giỏi giang việc nội trợ.
Cha của Krishnamurti làm cho Hội “Thông Thiên học” (Hội Thần trí)
và gia đình được ở trung tâm của tổ chức đã có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc
đời của ông sau này. Người sáng lập ra hội Thông Thiên học là Madame
Helena Petrovna Blavatsk (HPB). Bà sinh ngày 12 tháng 8 năm 1831, tại
Ukraine. Năm 1849, bà kết hôn và sau đó bắt đầu du lịch vịng quanh thế giới
trong suốt 20 năm. Hành trình này đã giúp bà tiếp xúc với truyền thống thần
bí trên thế giới. Thơng Thiên học là một tổ chức không giáo điều, phi chính
trị, khơng bè phái và mang tính quốc tế. Cơ sở lý luận của Hội là thuyết Thần
trí (Theosophy) - một học thuyết cho rằng người ta có thể hiểu biết được thực
tại siêu việt bằng cách mặc khải hoặc truyền thống huyền bí. Thuật ngữ
“theosophy” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: theos - thần thánh và sophia - hiểu
biết. Nếu được rèn luyện trong thời hiện đại, thuyết Thần trí khẳng định mọi
tơn giáo đều bắt nguồn từ một nguồn gốc cổ xưa, lặp lại truyện thần thoại và
biểu tượng. Việc nghiên cứu những bí ẩn này sẽ dẫn đến chân lý và sự duy
nhất tâm linh. Blavatsk cho rằng thuyết Thần trí có từ thế kỷ III sau CN. Theo
thuyết này thì mọi tơn giáo đều có chung ba quan điểm chính: đức tin vào một
vị thần tuyệt đối được coi là nguồn tạo thành vạn vật; tính bất tử của nhân loại
xuất phát từ vị thần ấy; nếu làm cho mình trở nên thuần khiết thì có thể nhận
được những bí mật thần thánh. Blavatsk cũng cho rằng những nền văn minh đầu
tiên, chẳng hạn như Ai Cập và Hy Lạp, hiểu biết bí truyền tốt hơn các xã hội
hiện đại và những người thầy của họ rất tinh thơng thuật huyền bí. Những bậc
Thầy này sống qua hàng thế kỷ với nhiều lần hoá thân khác nhau, gìn giữ kiến
thức ấy cho những mơn đệ xứng đáng. Hầu hết những người Thầy, theo

Blavatsk, đều sống ở những nơi hẻo lánh thuộc Tây Tạng, Mông Cổ hay Ấn Độ.
Năm 1909, Krishnamurti có cơ hội gặp gỡ với Charles Webster
Leadbeater - một nhà huyền bí học nổi tiếng và có vị trí cao trong Hội Thơng
Thiên học tại một khu đất thuộc trụ sở chính của Hội ở Adyar thuộc Madras
11


(bây giờ là Chennai). C.W.Leadbeater nhận thấy ở Krishnamurti có một hào
quang lạ thường, khơng bị ơ uế bởi tính vị kỷ. Ơng quả quyết rằng ngày nào
đó chính Krishnamurti sẽ trở thành một người thầy tinh thần và một người
giảng thuyết vĩ đại. Khơng lâu sau đó, Leadbeater thuyết phục Narianiah cho
Krishna và Nitya được nghỉ học và cho phép các cậu được giáo dục dưới sự
trông nom của ông trong khi các cậu vẫn sống cùng cha và gia đình. Việc giáo
dục Krishna và Nitya được giao cho bốn giáo viên thuộc Hội Thông Thiên
học nhưng môn học quan trọng nhất được dạy là tiếng Anh để các cậu có thể
nói chuyện với Mrs Besant khi bà quay trở lại Ấn Độ. Ngồi việc học, các cậu
cịn được chăm lo về trang phục và được huấn luyện các mơn thể thao. Điều
này đặc biệt mang lại lợi ích khi Krishnamurti vốn là một đứa trẻ yếu đuối.
Những chuyến đi xe đạp, dài, những buổi tập thể dục mang lại nhiều hứng thú
cho Krishna. Cậu thích các hoạt động ngoài trời và giống như một vận động
viên bẩm sinh nhưng vẫn khơng có hy vọng gì về các mơn học khác. Thay vì
nhìn vào giáo viên, cậu thường nhìn ra ngồi cửa sổ và khơng tập trung hẳn
vào một cái gì. Bên cạnh việc học, Leadbeater cũng quan tâm đến việc giáo
dục huyền bí cho các cậu.
Ngày 17 tháng mười một năm 1909, Mrs Besant trở lại Ấn Độ và gặp
Krishnamurti lần đầu tiên. Cuộc gặp gỡ này có vai trò rất quan trọng, ảnh
hưởng sâu sắc đến cuộc sống của Krishnamurti sau này. Sau đó, Mrs Besant
đã ni dưỡng Krishnamurti với một tình yêu sâu sắc và sự quan tâm đặc biệt.
Một nhóm các cậu trai đặc biệt được tuyển chọn để chơi đùa cùng Krishna;
không người nào được phép ngồi trên ghế của cậu hay sử dụng cây vợt tennis

của cậu. Mọi việc cậu làm đều được theo dõi chặt chẽ. Bên cạnh đó, bà cũng
tìm mọi cách để quyền giám hộ Krishnamurti và Nitya được chuyển giao cho
bà. Bà tin rằng Krishnamurti chính là Thầy thế giới mà bà đã tiên đốn sự
xuất hiện trước đó nhiều năm.
Đầu năm 1911, Hội Ngôi sao Phương Đông (The International Order of
the Star in the East) được thành lập tại Adyar, Ấn Độ với người đứng đầu là
12


Krishnamurti; Leadbeater, Mrs Besant với tư cách là người bảo hộ của tổ
chức. Mục đích của tổ chức là lơi kéo những người có cùng niềm tin vào Thầy
thế giới và chuẩn bị tinh thần cho quần chúng đón nhận sự xuất hiện của
Ngài. Sau đó, Krishnamurti được đưa đến Anh. Tại đây, cậu được chào đón
một cách nồng nhiệt và có rất nhiều người tình nguyện gia nhập Hội Ngôi sao
Phương Đông, sẵn sàng hiến nhà và xe để Mrs Besant và Krishnamurti sử
dụng. Trong thời gian này, Krishnamurti và em trai được đi xem những nơi
đẹp nhất ở nước Anh và tham gia những buổi họp của Hội Thông Thiên học.
Leadbeater và Mrs Besant muốn các cậu được giáo dục tại Anh và học tại
trường Oxford. Vì vậy, tháng 8 năm 1912, Krishnamurti và Nitya được ghi
danh học tại New College - nơi Krishnamurti chờ đợi để được xét quyền cư
trú vào năm 1914.
Ngày 4 tháng 8 năm 1914, chiến tranh thế giới bùng nổ nhưng điều này
không ảnh hưởng nhiều đến chuyện học của hai anh em Krishnamurti. Họ vẫn
được sống trong ngôi nhà với đầy đủ tiện nghi do những người trong tổ chức
hiến tặng. Nitya theo học cùng một gia sư tại Oxford và điều đó làm cho
Krishna cảm thấy cơ đơn. Cậu hầu như khơng có bạn cùng lứa tuổi để vui đùa
bị ngăn cản gặp người ngoài. Cuối tháng 3 năm 1915, Nitya cũng rất buồn bã
và mệt mỏi vì bị nhồi nhét quá nhiều bởi người thầy tại Oxford. Do vậy, cậu
đã trốn tới Pháp như một người biệt phái đưa tin cho Hồng thập tự của Pháp.
Krishna rất hào hứng và muốn đi cùng em trai nhưng vào phút cuối, nguyện

vọng đó của cậu khơng được chấp nhận. Mrs Besant cho rằng việc quan trọng
nhất của hai cậu là phải thi đậu vào trường Oxford. Tuy nhiên, cả hai cậu đều
không thể nhập học vì những kiện tụng xung quanh chuyện Krishnamurti
được lan truyền là Đấng cứu thế. Chẳng có trường đại học nào lại muốn học
sinh của mình dính vào những rắc rối như vậy. Vậy là các cậu phải chuyển
sang thi vào trường London University - một nơi còn khó khăn hơn Oxford
rất nhiều. Krishnamurti cảm thấy thực sự mệt mỏi khi phải học những mơn
mà mình khơng có năng khiếu. Cậu cố gắng học để làm vừa lòng Mrs Besant
13


hơn là vì lợi ích cá nhân. Tháng giêng năm 1918, hai anh em Krishnamurti đi
London để dự thi đại học. Krishna cảm thấy mình làm bài khá tốt nhưng cuối
cùng không đủ điểm đỗ trong khi Nitya đỗ hạng danh dự. Nitya ở lại London
để học ngành Luật nhưng Krishnamurti phải chuyển sang Pháp và theo học tại
Đại học Sorbone. Việc học tập của cậu không diễn ra thuận lợi vì cậu cảm
thấy sự tẻ nhạt và gị ép trong những môn học tại trường. Cuối cùng, những
nỗ lực đào tạo cậu tại một trường đại học đành phải dừng lại. Bên cạnh việc
học, Krishnamurti cũng theo các lớp diễn thuyết và có buổi nói chuyện tại Hội
Thơng Thiên học. Buổi diễn thuyết tại hội diễn ra tốt đẹp, mọi người chăm
chú lắng nghe và vỗ tay tán thưởng khi kết thúc. Điều này đã để lại ấn tượng
sâu đậm và có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời Krishnamurti, lần đầu tiên cậu
cảm thấy có thể làm tốt một công việc với niềm say mê lớn lao. Trong thời
gian này, Krishna học tiếng Phạn (Sanskrit) mà theo cậu sẽ rất có ích cho
cơng việc sau này tại Ấn Độ. Vào các kỳ nghỉ, Krishnamurti và em trai
thường đi du lịch khắp các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Úc. Trong
hành trình này, Krishnamurti có dịp được đến nhiều trường đại học nổi tiếng,
quan sát cách giáo dục của họ. Điều này đã để lại dấu ấn đậm nét trong quan
niệm về giáo dục của Krishnamurti sau này.
Năm 1925, người em sau bao năm chung sống cùng Krishnamurti qua

đời. Đây là một cú sốc lớn trong cuộc đời ơng. Ơng đã viết về sự đau khổ của
mình: “Em tơi đã chết. Tơi đã khóc than trong nỗi cơ đơn trơ trọi. Bất kỳ đi
đến đâu tôi cũng đều nghe thấy giọng nói của nó và tiếng cười vui vẻ của nó.
Tơi sẽ tìm kiếm khn mặt của nó giữa những khách quan đường và hỏi họ
không biết họ có thấy em tơi khơng. Nhưng khơng một ai có thể đem đến cho
tôi sự an ủi. Tôi đã cầu nguyện, tôi đã thờ phượng, song các vị Thần vẫn im
lặng” [37, tr. 19]. Biến cố này đã làm thay đổi tư tưởng cũng như thái độ của
ông đối với bậc thầy huyền bí. Điều này cũng góp phần vào việc ơng chối bỏ
vai trị của một Bậc Thầy thế giới - một việc mà ông đã chán nản từ rất lâu.
Trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1926 đến tháng 4 năm 1927, ông cùng
14


với Mrs Besant ở tại Ojai (Canifonia - Mỹ). Thành phố tuyệt đẹp này đã để lại
cho ông trong nhiều ấn tượng sâu sắc. Ông đã dành nhiều thời giờ để trồng
cây và suy ngẫm về những điều huyền bí xảy ra trong con người ông. Năm
sau, mùa hè 1928, Krishnamurti có mặt tại Hà Lan. Ơng đã bắt đầu nói với
bạn bè về việc có thể giải tán hội Ngơi sao Phương Đơng. Ơng đã tổ chức một
buổi diễn thuyết kéo dài mười ngày để nói về sự cần thiết phải loại bỏ tất cả
những nền tảng của uy quyền, đặc biệt uy quyền của bậc Thầy Thế giới. Ngày
3 tháng 8 năm 1929, dưới sự chứng kiến của ba ngàn hội viên Hội Ngôi sao
Phương Đông, ông tuyên bố giải tán hội. Việc Krishnamurti từ chối chấp
nhận vai trò của Đấng Cứu thế được xếp đặt bởi Tổ chức Thông Thiên học đã
làm Mrs Besant suy sụp tinh thần, thậm chí cịn ngất xỉu khi nghe tin này. Sau
đó, bà bị bệnh rất nặng, những khả năng tinh thần của bà biến dần từ từ; bà bị
mất trí nhớ và khơng bao giờ hồn tồn hồi phục. Sau đó, nhiều tổ chức và
những quỹ khác nhau dưới danh nghĩa Hội Ngơi sao Phương Đơng bị đóng
cửa, những đất đai và những điền trang rộng lớn được giao lại cho những
người dâng tặng ban đầu. Krishnamurti nổi lên như một triết gia thế tục, hoàn
toàn căm ghét tất cả những niềm tin tơn giáo, và nhiều hội viên tích cực của

Tổ chức Thông Thiên học khẳng định rằng Thầy Thế giới sắp đến đã bị hư
hỏng. Nhưng chuyện này không làm ảnh hưởng đến Krishnamurti. Năm 1930,
ông tuyên bố rút khỏi Tổ chức Thông Thiên học. Mọi mối dây liên hệ với tổ
chức đều cắt đứt và ông cũng khơng nhận bất kì khoản trợ cấp hay ưu đãi nào
từ tổ chức này nữa. Từ chối vai trò của người Thầy thế giới và từ bỏ tất cả
những gì đã được sửa soạn cho mình sau hơn 20 năm, Krishnamurti đơn độc
tiếp tục cuộc hành trình của mình.
Năm 1933, ông đến Ấn Độ để thăm Mrs Besant. Lúc này bà đã rất yếu
nhưng vẫn nhận ra đứa con mà bà đã thương yêu chăm sóc trong suốt một
thời gian dài. Đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa bà và Krishnamurti. Annie
Besant chết tại Adyar ngày 20 tháng chín năm 1933. Krishnamurti không hề
được thông báo về cái chết của bà, ông chỉ đọc được thông tin này trên một tờ
15


The New York Times. Sau cái chết của Mrs Besant, mọi liên hệ với tổ chức
Thông Thiên học bị cắt đứt hồn tồn. Có thể nói trong số tất cả những người
của tổ chức Thông Thiên học mà Krishnamurti đã từng gặp, Mrs Besant là
người có ảnh hưởng lớn nhất đến ông. Những ràng buộc của họ vượt ra khỏi
thời gian và khơng gian. Khi cịn là một cậu bé, mỗi tuần Krishna đều đặn viết
cho bà diễn tả những giấc mơ của mình, những câu chuyện về việc học hành,
về cuộc sống hàng ngày, và những vấn đề mà ông gặp phải trong ngày. Trước
tiên, Mrs Besant giống như một người mẹ, lo âu rằng nguy hiểm nào đó xảy
đến cho cậu con trai. Tiếp theo bà là người thầy. Khi năm tháng trôi qua, bà
thỉnh thoảng trở thành người môn đệ và ngồi ngay tại chân Krishnamurti lắng
nghe những lời giảng của ơng. Khi trí năng của bà cạn kiệt, những khả năng
về tinh thần của bà giảm đi và những lá thư gởi tới Krishnamurti của bà trở
nên ít quan trọng; những lá thư của ơng vẫn biểu lộ sự trìu mến, trang trọng.
Tình yêu và sự kính trọng của Krishnamurti đối với bà khơng suy giảm. Bà
ảnh hưởng không phải trong việc đúc khuôn hay đưa ra phương hướng cho trí

tuệ và lời giảng của ơng, nhưng trong việc cung cấp nền tảng cho sự an tồn
tổng thể của tình u. Bà đã truyền tình u và sự nhiệt tình vào trong đời
sống Krishnamurti. Chính tình yêu lớn lao của bà đã để lại dấu ấn đậm nét
trong tất cả các buổi nói chuyện sau này cũng như quan niệm của
Krishnamurti về tình yêu trong sự nghiệp giáo dục.
Chiến tranh Thế giới lần thứ hai bùng nổ ở Châu Âu. Gần tám năm
Krishnamurti sống ở Ojai trong sự biệt lập tương đối. Chiến tranh đã kiềm
chế những di chuyển của ông và ông cũng không thể tiếp tục các cuộc diễn
thuyết của mình. Krishnamurti cịn bị triệu tập bởi Uỷ ban Nghĩa vụ quân sự
của Mỹ, và phải đưa ra những giải thích chi tiết về vấn đề tại sao ông không
thể chiến đấu và gia nhập quân đội. Ủy ban đề nghị ông nên trở về Ấn Độ.
Ông đồng ý và yêu cầu họ gửi ông về, nhưng không có phương tiện vận
chuyển. Thế là họ cho phép ông ở lại, nhưng ông bị cấm tổ chức những buổi
nói chuyện và phải báo cáo đều đặn cho cảnh sát. Trong suốt khoảng thời gian
16


từ năm 1938 đến năm 1947, Krishnamurti sống cô đơn ở Ojai. Những người
bạn trong tổ chức rời bỏ ông khiến ông cảm thấy lạc lõng và tuyệt vọng. Tiền
bạc lại không dễ kiếm. Những lá thư của ông gửi cho bạn bè thời kỳ này bày
tỏ khao khát được quay về Ấn Độ. Tuy vậy, thời kỳ này cũng giúp
Krishnamurti có nhiều thời gian để hồ mình vào thiên nhiên và suy nghĩ về
công việc tiếp theo ông phải làm. Ông dành nhiều thời gian dạo bộ trong
khung cảnh tĩnh mịch của những ngọn núi vây quanh Ojai. Ông cũng đi bộ rất
nhiều, trải qua những ngày dài trong vùng hoang dã một mình, ăn uống cẩu
thả, lắng nghe và nhìn ngắm, dị dẫm thế giới bên trong và xung quanh. Cái trí
đang nhìn ngắm của Krishnamurti, tự do khỏi bất kỳ áp lực và phương hướng
bên trong. Ông lắng nghe và quan sát đất đai, những viên đá, cây cỏ, những
chồi xanh đang nhú, những con côn trùng, những con bò sát, những con chim,
những con thú chuyển tải câu chuyện về lịch sử quả đất và sự bí mật của hố

sâu thăm thẳm của thời gian. Những năm tháng chìm đắm suy tư trong một sự
tĩnh lặng tuyệt đối giúp ơng định hình những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống,
cách cảm nhận về thế giới như một tổng thể mà điều này được ông đề cập đến
nhiều trong tư tưởng giáo dục. Sự thích thú mãnh liệt đối với máy móc, mà
ơng đã có từ niên thiếu, sẽ tiếp tục. Ơng vẫn thích tháo rời những chiếc đồng
hồ và những động cơ xe hơi để hiểu rõ chúng vận hành như thế nào, và sau đó
ráp chúng lại. Ông được tặng một chiếc xe hơi bởi vài người bạn. Xăng hiếm
lắm, nhưng bất kỳ khi nào có thể, Krishnamurti thích lái hết tốc độ theo
những con đường quanh co của thung lũng. Chắc chắn thời gian rút lui thật
lâu ở Ojai đã tạo điều kiện cho những năng lượng bùng nổ có thể hội tụ lại.
Một sự thơng minh đang hình thành, một sự hồn hảo của cái trí, quả tim, và
thân thể đẹp đẽ, uy nghi, và tỉnh táo lạ thường được kết tụ trong con người
Krishnamurti. Có lẽ việc cảm nhận về vẻ đẹp của tự nhiên đã làm tâm hồn
Krishnamurti bình yên và thanh thản. Sau này, ông thường xuyên nhấn mạnh
đến việc cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên trong giáo dục hơn là cố gắng nhồi
nhét những kiến thức quá khó với học sinh.
17


Vào ngày 15 tháng tám năm 1947, Ấn Độ được độc lập và Jawaharlal
Nehru là thủ tướng đầu tiên. Krishnamurti trở về Ấn Độ hai tháng sau độc lập.
Thời gian này và những năm tiếp sau trong suốt cuộc đời mình, Krishnamurti
dành rất nhiều thời gian để tổ chức những cuộc nói chuyện tại nhiều nơi trên
Ấn Độ. Khi trở về quê hương, hành động đầu tiên của ông là cởi bỏ quần áo
phương Tây và mặc vào quần áo Ấn Độ. Cùng sự thay đổi quần áo này, tính
cách, thái độ, và những phản ứng của ông cũng thay đổi. Ở phương Tây ông
trang trọng hơn, với những cách cư xử tế nhị và một cuộc sống khép kín. Khi
ở Ấn Độ, bằng trang phục cũng như phong cách của mình, Krishnamurti xuất
hiện như một Người Thầy. Bước đi của ơng có sự oai vệ của voi chúa trong
một cánh rừng. Những người đến nghe ông diễn thuyết đến từ nhiều ngành

khác nhau – chính trị, văn chương, học thuật và xã hội. Trong số họ có những
người tham gia đấu tranh giành tự do và được tôn vinh là những anh hùng
chính trị. Krishnamurti cảm nhận được sự bất lực và sợ hãi của con người.
Ơng đã nói chuyện và mang lại cho họ một cảm giác an tồn từ chính sự rạng
rỡ và từ bi của ơng.
Trong những năm tiếp theo của cuộc đời mình, Krishnamurti dành hết
thời gian để đi khắp mọi nơi trên thế giới, tổ chức những cuộc nói chuyện
thường xuyên với mọi tầng lớp trong xã hội. Cũng trong những năm này, ông
đã xây dựng nhiều trường học để giáo dục học sinh theo cách riêng. Sự cống
hiến và niềm đam mê của Krishnamurti không hề giảm khi ông đã già và phát
hiện một khối u trên gan. Khi phát hiện khối u và sự vơi hố lá lách,
Krishnamurti phải sống trong bệnh viện và được sự chăm sóc đặc biệt của bác
sỹ. Ông được truyền chất bổ vào tĩnh mạch và cảm thấy khá hơn. Những
người bạn luôn túc trực bên cạnh vì sợ ơng sẽ ra đi đột ngột. Các khối u trong
người làm Krishnamurti đau đớn rất nhiều. Ông biết rằng luật pháp cho phép
ông được rút các ống truyền chất bổ vào người và chọn một cái chết êm dịu.
Tuy nhiên, ông không muốn gây phiền hà cho bác sĩ và những người bạn khi
buộc họ phải làm việc đó. Thay vì vậy, ơng cố gắng chịu đựng và coi đó như
18


một cách thức chăm sóc thân thể. Ơng cũng viết thư cho những người bạn Ấn
Độ hỏi về truyền thống đối với thân thể của một con người có tơn giáo khi họ
chết. Khi nghe được câu trả lời, ông đã không chấp nhận bất kỳ một cách nào
được đưa ra. Ơng khơng muốn mọi người đến viếng thân xác mình và càng
khơng muốn có nhiều người dự lễ hoả táng thân thể ông. Vào những ngày cuối
cùng của cuộc đời, ông yêu cầu được trở về ngôi nhà trước kia ông từng sống
chứ không muốn chết trong bệnh viện. Ngày 17 tháng 2 năm 1986, ông qua đời
tại nhà riêng. Theo ước nguyện của Krishnamurti, thi hài ông được hoả thiêu và
chia thành nhiều phần nhỏ gửi tặng bạn bè ở khắp ba quốc gia (Ấn Độ, Anh và

Mỹ) nơi ông đã từng sống và cống hiến phần lớn cuộc đời mình.
Có thể nói, Krishnamurti đã có một chặng đường dài với rất nhiều
những biến cố lớn xảy ra trong cuộc đời. Từ một cậu bé thuộc tầng lớp bình
dân của xã hội, bị coi là chậm phát triển về mặt tư duy, Krishnamurti trở
thành bậc Thầy thế giới sau phát hiện của Leadbeater. Cuộc gặp gỡ định
mệnh này đã làm thay đổi cuộc đời của ông. Sau này trong các cuốn hồi ký
của mình, ơng đã cho rằng nếu khơng có Leadbeater thì có lẽ ơng đã chết
trong nghèo đói và bệnh tật. Tuy nhiên viêc trở thành bậc Thầy thế giới lại
không hấp dẫn Krishnamurti. Ngay từ khi cịn nhỏ, mặc dù được đối xử cung
kính, được vái lạy ở mọi nơi nhưng ông không tự hào về điều đó; trái lại ơng
cịn cho rằng đó là sự ngu muội cố hữu ở con người. Việc giải tán Hội Ngôi
sao Phương Đông và rút khỏi tổ chức Thông Thiên học là quyết định táo bạo
và gây nhiều tranh cãi trong cuộc đời ông. Sự chối bỏ lợi ích về vật chất và uy
quyền về tinh thần của bậc Thầy thế giới cho thấy một con người mong muốn
được hồn tồn tự do, thốt khỏi mọi ràng buộc về thể xác và tinh thần. Trong
suốt cuộc đời, Krishnamurti ln tách mình ra khỏi tơn giáo hiện hành, kịch
liệt đả phá cơ chế phẩm trật, những mê tín đa dạng và những nghi thức phù
phiếm đang làm tha hoá các tôn giáo. Trong những năm cuối cuộc đời, dù nổi
tiếng và được trọng vọng trên khắp thế giới, ông vẫn sống một cuộc đời giản
dị, chân thành với tất cả mọi người theo phương châm mà ông đã nêu ra: “Tôi
19


chỉ có mục đích: sao cho con người tự do, thúc giục con người hướng tới giải
thoát; giúp con người phá vỡ mọi giới hạn để chỉ riêng hành động đó cũng đã
cho con người hạnh phúc vĩnh cửu, cho con người sự nhận biết khơng bị điều
kiện tha hố bản ngã của mình”[55, tr. 4].
1.1.2. Hành trình diễn thuyết và các tác phẩm cơ bản
Với tư cách là người đứng đầu Hội Ngôi sao Phương Đông và là một
thành viên của tổ chức Thông Thiên học, Krishnamurti được nhiều người

chào đón như một bậc vĩ nhân. Trên thực tế, ông cũng được coi là Bậc Thầy
thế giới qua lời tiên đoán của Leadbeater và sự bảo đảm của Mrs Besant. Khi
đến Pháp để học đại học, lần đầu tiên Krishnamurti có buổi nói chuyện với
các thành viên của tổ chức Thơng Thiên học. Lúc đó, Krishnamurti mới chỉ
25 tuổi, là một thanh niên Ấn Độ được bao bọc bởi Mrs Besant và
Leadbeater. Cậu chưa từng diễn thuyết trước đám đơng và cũng khơng biết sẽ
phải nói gì với các thành viên của tổ chức. Tuy nhiên, buổi diễn thuyết rất
thành cơng. Những thành viên hài lịng và thoả mãn khi được nghe cậu nói.
Điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong Krishnamurti. Cậu bắt đầu đam mê
công việc diễn thuyết và cảm thấy mình có thể làm rất tốt việc này. Đây là lần
đầu tiên cậu có hứng thú với một cơng việc vì trước đây cậu phải làm mọi
việc theo ý muốn của người khác.
Năm 1929, sau rất nhiều suy nghĩ và lựa chọn, Krishnamurti tuyên bố
giải tán Hội Ngôi sao Phương Đông. Đây là một tun bố vơ tiền khống hậu,
Krishnamurti đã từ bỏ tất cả địa vị cũng như danh vọng được hưởng với tư
cách Bậc Thầy thế giới. Trong buổi nói chuyện với hơn 3000 hội viên và hàng
nghìn người theo dõi trên đài phát thanh Hà Lan, ơng đã trình bày quan điểm
của mình: “Tơi quả quyết rằng Chân lý là một lục địa khơng có con đường và
bạn khơng thể tiến đến đó bằng bất kỳ con đường nào, bất cứ tôn giáo nào, bất
kỳ giáo phái nào”[37, tr.23]. Những lời tuyên bố này cũng là quan điểm mà
ông theo đuổi và gìn giữ suốt cuộc đời. Ơng khơng muốn có những môn đệ,
những tông đồ dù đang sống trên mặt đất hay trong lĩnh vực của tinh thần.
20


×