Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đảng bộ huyện nghi lộc ( tỉnh nghệ an) thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2000 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***********

NGUYỄN THỊ KIM PHONG

ĐẢNG BỘ HUYỆN NGHI LỘC (TỈNH NGHỆ AN)
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐẢNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội- 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***********

NGUYỄN THỊ KIM PHONG

ĐẢNG BỘ HUYỆN NGHI LỘC (TỈNH NGHỆ AN)
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐẢNG TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2013

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS HỒ KHANG

Hà Nội- 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... 3
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN NGHI LỘC (TỈNH NGHỆ AN) THỰC
HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TỪ NĂM 2000
ĐẾN NĂM 2005 ............................................................................................... 9
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nghi Lộc . 9
1.1.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội........................................................ 9
1.1.2.Thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở huyện Nghi Lộc ............. 11
1.1.3. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Nghệ An ............................................. 28
1.2 Đảng bộ huyện Nghi Lộc thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở
Đảng ............................................................................................................. 30
1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện ......................................................... 30
1.2.2. Chỉ đạo thực hiện ............................................................................... 33
Tiểu kết ........................................................................................................... 45
CHƢƠNG 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN NGHI LỘC (TỈNH NGHỆ AN ) THỰC
HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TỪ NĂM 2006
ĐẾN NĂM 2013 ............................................................................................. 48
2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện .......................... 48
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ............................................................................... 48
2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện ......................................................... 51
2.2. Chỉ đạo thực hiện .................................................................................. 56
2.2.1. Chỉ đạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ đảng viên................................ 56
2.2.2. Chỉ đạo xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh ... 64

2.2.3. Chỉ đạo kiện toàn các chi bộ, đảng bộ yếu kém ................................ 75

1


Tiểu kết ............................................................................................................ 78
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................ 80
3.1. Một số nhận xét ..................................................................................... 80
3.1.1. Về ƣu điểm ......................................................................................... 80
3.1.2. Về hạn chế .......................................................................................... 84
3.2. Kinh nghiệm.......................................................................................... 86
3.2.1. Quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát
triển cơ sở Đảng ........................................................................................... 86
3.2.2. Giữ vững và phát huy vai trò hạt nhân chính trị của các tổ chức đảng
ở cơ sở .......................................................................................................... 88
3.2.3. Coi trọng công tác phát triển đảng viên cả về số lƣợng và chất lƣợng
...................................................................................................................... 90
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 99

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TSVM

Trong sạch vững mạnh

BCH


Ban chấp hành

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

TW

Trung ƣơng

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

HTNV

Hồn thành nhiệm vụ.


KHTNV

Khơng hồn thành nhiệm vụ

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Chất lượng đảng viên của các TCSĐ thuộc Đảng bộ huyện Nghi
Lộc năm 2005
Bảng 2.2. Số lượng đảng viên được kết nạp hàng năm
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện kế hoạch giảm xóm khơng có chi bộ, khơng có
đảng viên giai đoạn 2005-2010.
Bảng 2.4. Phân loại chất lượng TCCSĐ huyện Nghi Lộc từ 2005 – 2009
Bảng 2.5. Tổng hợp tình hình đảng viên cơng giáo đến 30/01/2011.
Bảng 2.6. Kế hoạch chỉ đạo thành lập chi bộ ở các xóm chưa có chi bộ, chưa
có đảng viên từ 2011 - 2015

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong 85 năm qua đã chứng minh,
cách mạng muốn thắng lợi địi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng. Quá trình
lịch sử ấy cũng khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là
một đòi hỏi khách quan của lịch sử dân tộc mà khơng một lực lƣợng chính trị
nào có thể thay thế. Kiên định và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề có

tính ngun tắc, là quy luật giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Hiện nay, với tƣ cách là một Đảng cầm quyền, Đảng cộng sản Việt Nam
đang tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc,
thực hiện mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Sự nghiệp đổi mới đất nƣớc do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo đã thu đƣợc
nhiều thành tựu quan trọng, đồng thời đặt ra nhiều nhiều vấn đề với những
thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đan xen. Thực tế đó địi hỏi phải
có sự thay đổi trong nhận thức và phƣơng pháp cách mạng của Đảng. Hơn
bao giờ hết, Đảng cộng sản Việt Nam phải khẳng định và nắm vững vai trò
lãnh đạo, phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu để lãnh
đạo thành công sự nghiệp đổi mới đất nƣớc.
Sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nƣớc Đơng Âu đã làm
thay đổi cục diện chính trị thế giới, CNXH tạm thời lâm vào thoái trào. Trong
tình hình đó, Việt Nam khởi động cơng cuộc đổi mới, giữ vững định hƣớng
XHCN.
Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thu đƣợc nhiều thành tựu quan
trọng, có ý nghĩa lịch sử, khẳng định vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng
sản Việt Nam. Với vai trò của mình, Đảng đã kiên trì và nghiêm túc thực hiện
nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức. Tuy
nhiên, công tác xây dựng Đảng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Tình
trạng suy thối về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống; bệnh cơ hội, giáo
điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn diễn
ra phổ biến. Nhiều tổ chức cơ sở Đảng còn thiếu sức chiến đấu, chƣa đủ năng
lực để giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ thực tiễn.

4


Những vấn đề trên đang đặt ra cho Đảng cộng sản Việt Nam yêu cầu tự
đổi mới, tự chỉnh đốn để đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn cách

mạng, đủ sức, đủ tầm lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nƣớc, thực hiện mục
tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”.
Nghi Lộc là một huyện bán sơn địa của tỉnh Nghệ An gồm có vùng đồng
bằng, ven biển và miền núi, đồng thời là một huyện có đơng đồng bào theo
đạo Thiên chúa, tồn huyện có 24/33 xã có đồng bào giáo dân, đời sống kinh
tế, xã hội cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Xác định xây dựng Đảng là nhiệm
vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển kinh tế – xã hội của địa
phƣơng, Huyện uỷ Nghi Lộc đã đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, ban hành nhiều chủ trƣơng, nghị quyết, nhằm xây dựng, củng cố tổ
chức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ
chức cơ sở đảng. Nhờ vậy, phần lớn các tổ chức cơ sở đảng ở Nghi Lộc đã
thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, phát huy đƣợc vai trò hạt nhân lãnh đạo ở
cơ sở, làm cho kinh tế – xã hội của huyện có bƣớc phát triển khởi sắc.
Tuy nhiên, cơng tác xây dựng Đảng ở huyện Nghi Lộc còn bộc lộ nhiều
hạn chế, khuyết điểm. Một bộ phận cán bộ, đảng viên mơ hồ về tƣ tƣởng,
chính trị, suy thối về đạo đức, lối sống; vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh
hoạt Đảng; suy giảm lịng tin, hồi nghi về vai trị lãnh đạo của Đảng và sự
nghiệp đổi mới của đất nƣớc. Đặc biệt, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của một số tổ chức cơ sở đảng bị giảm sút, chƣa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ
cách mạng giai đoạn mới, chƣa đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy
sinh từ cơ sở… Những vấn đề đó đang đặt ra yêu cầu tiếp tục củng cố, kiện
toàn hệ thống tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ đảng
viên ở Nghi Lộc.
Từ góc nhìn đó, tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Nghi Lộc
(tỉnh Nghệ An) thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm
2000 đến năm 2013” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên nghành Lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam.

5



2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
Từ trƣớc đến nay vấn đề xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức cơ sở
Đảng đã đƣợc nhiều tác giả đề cập đến với những mức độ khác nhau. Các
cơng trình đã nghiên cứu cho tác giả những định hƣớng ban đầu về quá trình
xây dựng, củng cố, phát triển cơ sở Đảng, từ đó tác giả tiếp tục đi sâu vào tìm
hiểu cụ thể hơn về địa phƣơng.
Một là: các cơng trình nghiên cứu chung về cơng tác xây dựng Đảng.
Loại cơng trình này đề cập đến một số khía cạnh cụ thể về tổ chức cơ sở đảng.
Tiêu biểu trong số này là cơng trình của TS Ngô Kim Ngân về “ Nâng cao
chất lượng đảng viên trong sự nghiệp đổi mới”, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà
Nội, 1999; Nhiều tác giả, “Lý luận và nghiệp vụ cơng tác tổ chức cán bộ”,
Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1999...Những cơng trình này chỉ đề cập
đến tổ chức cơ sở đảng trên những nét chung nhất. Loại cơng trình này giúp
tác giả có cái nhìn tổng quan đối với vấn đề nghiên cứu, tạo cơ sở để đi vào
tìm hiểu những vấn đề cụ thể, chi tiết thuộc đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.
Hai là: Các tác phẩm nghiên cứu về hệ thống chính trị cơ sở, về dân chủ
hóa cơ sở. Loại cơng trình này có đề cập cụ thể hơn về tổ chức cơ sở đảng
với tƣ cách là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở. Nhƣ tác phẩm “ Hệ thống
chính trị cơ sở- đặc điểm, xu hướng và giải pháp”, của TS Hồng Cơng, Nxb
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2002; “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ
hóa đời sống xã hội nơng thơn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền
núi phía Bắc nước ta”, TS Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên), Nxb Chính Trị
Quốc Gia, Hà Nội, 2000....Những cơng trình này cho tác giả thấy rõ mối quan
hệ giữa tổ chức cơ sở đảng ở cơ sở với những thành tố khác trong hệ thống
chính trị.
Ba là: Những cơng trình nghiên cứu về phát triển tổ chức cơ sở đảng.
Tiêu biểu nhƣ bài viết “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng”, “Tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp”, “Tổ chức cơ sở
đảng ở nông thơn”, “Tập bài giảng xây dựng Đảng”, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2002; Nguyễn Khắc Bộ: “Tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo thực hiện quy
chế dân chủ ở xã”, Tạp chí xây dựng Đảng, số tháng 4- 1999; Phan Ngọc Anh

6


chủ biên: Vận dụng và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính Trị Quốc Gia; Chu Chí Hịa chủ biên, Đổi
mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn, Nxb Đại học Quốc Gia
Các luận văn thạc sĩ: Ngô Phƣơng Lan (2002), Qúa trình củng cố và phát
triển tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Thị xã Phủ Lí, tỉnh Hà Nam thời kỳ
1991- 2000 ; Đoàn Thị Kim Dung (2003), Đảng bộ huyện Mƣờng Khƣơng,
Lào Cai thực hiện nhiệm vụ củng cố, phát triển tổ chức cơ sở đảng thời kỳ
1991- 2000....
Các tài liệu trên đã cung cấp cho tác giả cách tiếp cận và những kiến
thức, tƣ liệu nhất định để thực hiện đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) đối với
thực hiện nhiệm vụ phát triển cơ sở Đảng từ năm 2000 đến năm 2012; chỉ rõ
thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế; đúc rút một số kinh nghiệm.
- Nhiệm vụ
- Phân tích những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) đối với thực hiện nhiệm vụ phát triển tổ chức cơ sở
đảng từ năm 2000 đến năm 2012.
-Trình bày và làm rõ chủ trƣơng, sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ
huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) đối với thực hiện nhiệm vụ phát triển tổ chức
cơ sở đảng những năm 2000 - 2012.
- Nhận xét, đánh giá về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong
sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) đối với thực hiện

nhiệm vụ phát triển tổ chức cơ sở đảng những năm 2000 - 2012; đúc rút một
số kinh nghiệm chủ yếu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các chủ trƣơng, biện pháp, giải
pháp của của Đảng bộ huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) trong xây dựng, củng
cố tổ chức cơ sở đảng.

7


Trong những năm 2000- 2013 (trong khoảng thời gian hai nhiệm kì Đại
hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV và XXVI).
5. Phương pháp nghiên cứu
Là một luận văn về lịch sử Đảng nên chúng tôi coi trọng việc sử dụng
các phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgic. Cụ thể là nghiên cứu công tác
củng cố, phát triển tổ chức cơ sở đảng ở Nghi Lộc theo một quá trình, với
từng bƣớc phát triển, có đánh giá về thành tựu và hạn chế để từ đó đƣa ra
những kết luận bƣớc đầu làm bài học kinh nghiệm.
Luận văn đi sâu vào tìm hiểu cơng tác củng cố, phát triển tổ chức cơ sở
đảng ở huyện Nghi Lộc trong một quá trình liên tục theo thời gian từ năm
2000 đến năm 2013. Ngồi ra, trong q trình thực hiện luận văn, chúng tơi
cịn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ phƣơng pháp thống
kê, phƣơng pháp tổng hợp, phân tích đánh giá các số liệu.
6. Đóng góp của luận văn
- Bƣớc đầu góp phần trình bày các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng ủy
huyện Nghi Lộc trong công tác củng cố phát triển cơ sở đảng trong những
năm từ 2000-2013.
Trên cơ sở phân tích, trình bày những chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng
ủy Huyện Nghi Lộc về quá trình củng cố, phát triển cơ sở đảng, luận văn góp
phần làm nổi bật lên những kết quả đạt đƣợc, từ đó rút ra những bài học kinh

nghiệm trong cơng tác xây dựng Đảng ở cấp cơ sở.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc chia làm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Đảng bộ huyện Nghi Lộc (Tỉnh Nghệ An) đối với nhiệm vụ
xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2000 đến năm 2005
Chƣơng 2: Đảng bộ huyện Nghi Lộc (Tỉnh Nghệ An) thực hiện nhiệm
vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2006 đến năm 2013
Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm

8


CHƢƠNG 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN NGHI LỘC (TỈNH NGHỆ AN) THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TỪ NĂM 2000
ĐẾN NĂM 2005
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Nghi
Lộc
1.1.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội
Nghi Lộc là huyện bán sơn địa của tỉnh Nghệ An, cách trung tâm tỉnh lỵ
10km về phía Bắc, nằm trong tọa độ từ 18 độ 40 đến 18 độ 55 vĩ độ Bắc, từ
105 độ 28 đến 105 độ 4 kinh độ Đông [37, tr.1]. Phía Đơng giáp biển Đơng và
thị xã Cửa Lị, phía Nam giáp thành phố Vinh và huyện Hƣng Nguyên, phía
Bắc giáp huyện Diễn Châu, phía Tây giáp huyện Yên Thành và huyện Đơ
Lƣơng; có quốc lộ 1A, đƣờng tránh thành phố Vinh và tỉnh lộ 534 chạy qua.
Nghi Lộc có tổng diện tích tự nhiên là 36.790 ha (trong đó diện tích
nơng nghiệp là 16.678 ha) bao gồm 3 vùng kinh tế: Vùng kinh tế phía Tây
Bắc chủ yếu là các xã miền núi có điều phát triển lâm nghiệp, kinh tế vƣờn
đồi, trang trại, trồng cây công nghiệp; Vùng kinh tế trung tâm gồm thị trấn

Quán Hành và các xã đồng bằng có điều kiện để phát triển kinh tế nông
nghiệp, trồng cây lƣơng thực, phát triển các ngành nghề thủ công, buôn bán
dịch vụ, thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp; Vùng kinh tế Đông Nam bao
gồm các xã vùng biển phía Đơng Nam của huyện có điều kiện phát triển kinh
tế biển, nuôi trồng chế biển thuỷ sản, phát triển du lịch, dịch vụ.
Toàn huyện đƣợc chia thành 30 đơn vị hành chính (29 xã, 1 thị trấn) với
tổng dân số là 180.385 ngƣời, trong đó dân số nông nghiệp, ngƣ nghiệp chiếm
trên 75% tổng dân số [36, Tr. 2].
Nghi Lộc là huyện giàu truyền thống cách mạng, ngay từ năm 1930 đã
thành lập chi bộ Đảng Cộng sản và tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm
lƣợc, phát huy truyền thống cách mạng, quân dân Nghi Lộc đã có nhiều đóng
góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với những đóng góp to lớn

9


đó, Nghi Lộc đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực
lƣợng vũ trang nhân dân và đƣợc tặng thƣởng huân chƣơng Độc lập hạng nhì.
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nghị quyết đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XXVI, Đảng bộ và nhân dân huyện Nghi Lộc đã nỗ lực phấn đấu quyết tâm
vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách phát triển kinh tế – xã hội, củng cố an ninh quốc
phịng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Kinh tế địa phƣơng có bƣớc phát triển khá tồn diện. Tốc độ tăng trƣởng
kinh tế trong 5 năm (2005 – 2010) bình quân đạt 12,01%. Tổng trị giá sản
xuất đến năm 2010 đạt: 1.944 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2000. [34,
Tr. 3]
Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 13,73 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế có
tiến bộ rõ rệt, tỷ trọng công nghiệp chiếm 36,8%, nông nghiệp 30,2%, thƣơng

mại – dịch vụ 33%. [34, Tr. 3]
Sản xuất nơng nghiệp giành thắng lợi tƣơng đối tồn diện cả trong trồng
trọt và chăn nuôi. Sản lƣợng lƣơng thực đạt 75.000 tấn/ năm. Giá trị sản xuất
trên 1 ha canh tác đạt bình qn 43.000.000đ/ năm.
Sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, giá trị sản
xuất tăng cao, tốc độ tăng bình quân hàng năm 16,3%. Công tác xây dựng kết
cấu hạ tầng nông thôn thu đƣợc nhiều kết quả. Giá trị đầu tƣ xây dựng cơ bản
trong 5 năm đạt 450 tỷ đồng, trong đó vốn do nhân dân đóng góp gần 100 tỷ
đồng.
Thƣơng mại, dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú, có tốc độ tăng
trƣởng nhanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;
từng bƣớc gắn phát triển dịch vụ, thƣơng mại với chuyển dịch cơ cấu lao
động.
Song song với phát triển kinh tế, đời sống văn hoá tinh thần của nhân
dân ngày càng đƣợc nâng cao. Công tác giáo dục - đào tạo phát triển cả về
quy mô lẫn chất lƣợng, cơ sở vật chất trƣờng lớp đƣợc đầu tƣ đồng bộ theo
chuẩn quốc gia. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở

10


khu dân cƣ đã đi vào chiều sâu, tạo đƣợc diện mạo mới cho đời sống nông
thôn Nghi Lộc.
Công tác dân số – kế hoạch hố gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ. Tỷ
lệ phát triển dân số hàng năm ổn định dƣới 1%; tỷ lệ ngƣời sinh con thứ 3 trở
lên giảm cịn 17,3%.
Chƣơng trình giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, nâng cao thu
nhập cho ngƣời lao động thu đƣợc những kết quả khả quan. Trong 5 năm đã
đào tạo nghề cho 5.400 lao động; tỷ lệ hộ nghèo còn 12% (giảm 11,07% so
với năm 2005). Các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn, đáp nghĩa đƣợc

triển khai rộng khắp thu hút đƣợc nhiều cá nhân, tập thể và tổ chức xã hội
tham gia.[34, Tr. 3]
Cơng tác an ninh, quốc phịng đƣợc tăng cƣờng. Tình hình an ninh chính
trị, trật tự an tồn xã hội đƣợc giữ vững, đặc biệt là vấn đề an ninh vùng công
giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng.
Chất lƣợng xây dựng cơ sở an toàn làm chủ – sẵn sàng chiến đấu, xây dựng
khu vực phòng thủ đƣợc nâng lên. Hồn thành cơng tác huấn luyện, chỉ tiêu
tuyển giao quân hàng năm.
Những kết quả đạt đƣợc đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn Nghi Lộc, góp phần xây
dựng và củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của các cấp uỷ
Đảng, sự điều hành của chính quyền, tạo tiền đề quan trọng đẩy mạnh sự
nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghi Lộc.
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nghị quyết Đại
hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ
XXV, Đảng bộ và nhân dân huyện Nghi Lộc đã nỗ lực phấn đấu quyết tâm
vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh
quốc phòng, xây dựng hệ thống cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh.
1.1.2.Thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở huyện Nghi Lộc
Nghi Lộc là huyện giàu truyền thống cách mạng. Đầu năm 1930, Hội
nghị thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Nghi Lộc đƣợc tổ chức tại nhà thờ cử

11


nhân Nguyễn Thức Tự ( xã Nghi Trƣờng). Nhờ có sự chỉ đạo trực tiếp của
Phân cục Trung ƣơng, Tỉnh ủy Vinh và hoạt động tích cực của Huyện ủy lâm
thời, cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng cách mạng ở Nghi Lộc phát triển
nhanh chóng. Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ Nghi Lộc đã tham gia phong
trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và

chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, quân
dân Nghi Lộc đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Trong lãnh đạo và chỉ đạo, cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các
đồn thể nhân dân huyện đã gắn bó mật thiết với cơ sở, chăm lo xây dựng cơ
sở vững mạnh; tổ chức giáo dục nhân dân làm cho hiệu quả lãnh đạo của tổ
chức Đảng và từng cán bộ, đảng viên khơng ngừng đƣợc phát huy và nâng
cao. Với những đóng góp to lớn vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc,
Nghi Lộc đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng
vũ trang nhân dân và đƣợc tặng thƣởng huân chƣơng Độc lập hạng nhì.
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng (30/4/1975), cả nƣớc vui
mừng trong khơng khí hịa bình, thống nhất đất nƣớc. Thời kỳ khôi phục và
xây dựng đất nƣớc bắt đầu. Song hành với những bƣớc tiến của toàn Đảng,
toàn dân, Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã khắc phục mọi khó khăn từng bƣớc
củng cố và phát triển cơ sở Đảng.
Từ năm 1976-1978, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV mở đầu thời
kỳ cả nƣớc xây dựng đất nƣớc theo con đƣờng chủ nghĩa xã hội. Đây là thời
kỳ khó khăn của cả nƣớc nói chung và Đảng bộ huyện Nghi Lộc nói riêng.
Thời kỳ vừa xây dựng phát triển kinh tế, vừa đấu tranh chống lại những hành
động khiêu khích vũ trang của thế lực bành trƣớng Trung Quốc ở biên giới
phía Bắc. Mặc dù vậy, song song với phát triển kinh tế, đời sống văn hoá tinh
thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao. Thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ toàn quốc lần thứ IV, Đảng bộ và nhân dân huyện Nghi Lộc đã nỗ
lực phấn đấu quyết tâm vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách phát triển kinh tế – xã
hội, củng cố an ninh quốc phịng, xây dựng hệ thống chính trị, tổ chức cơ sở Đảng
vững mạnh. Trong 3 năm từ 1976-1978, trƣờng Đảng của huyện đã liên tục mở 15 lớp
huấn luyện, trong đó có 8 lớp dài hạn từ 3 đến 6 tháng, 5 lớp ngắn hạn một tháng và 2

12



lớp tại chức cho 1.391 học viên là Đảng ủy viên, chi ủy viên, lãnh đạo ban nghành và
đội ngũ kế cận ở xã .
Thực hiện điều lệ Đảng về việc gắn các tổ chức Đảng ở cơ sở vào các
đơn vị kinh tế, Tỉnh ủy chuyển tất cả các Đảng bộ các đơn vị của tỉnh đóng
trên địa bàn huyện Nghi Lộc về sinh hoạt ở Đảng bộ huyện Nghi Lộc. Các xã
có nghề khác nhau đều thành lập ra các Đảng ủy bộ phận theo hợp tác xã từng
nghề. Từ tháng 7 năm 1977, Huyện ủy Nghi Lộc đã lần lƣợt ra quyết định
thành lập Đảng ủy bộ phận ở 8 xã: Nghi Công, Nghi Kiều, Nghi Yên, Nghi
Tiến, Nghi Thiết, Nghi Hòa, Nghi Hải, Nghi Xuân. Tất cả 87 hợp tác xã bao
gồm 41 hợp tác xã nông nghiệp, 29 hợp tác xã ngƣ nghiệp, 17 hợp tác xã thủ
công nghiệp đều thành lập Đảng ủy xã và Đảng ủy bộ phận; 680 đội sản xuất
(bao gồm 563 đội của hợp tác xã nông nghiệp và 118 đội của hợp tác xã ngƣ
nghiệp) thì 524 đội thành lập chi bộ Đảng, 101 đội thành lập tổ Đảng. Số cịn
lại khơng đủ điều kiện thành lập tổ Đảng thì có đảng viên phụ trách.[37, tr.
10]
Đi đơi với nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức, Đảng
bộ đã phát động mạnh mẽ phong trào cách mạng quần chúng; phong trào “Ba
xung kích của Đồn thanh niên”, phong trào “Ngƣời phụ nữ mới” của Hội
liên hiệp phụ nữ, phong trào “Phát huy sáng kiến, tiết kiệm ngun vật liệu”
của Liên hiệp cơng đồn.... Các phong trào này đã thúc đẩy mạnh mẽ phong
trào thi đua yêu nƣớc hoàn thành tốt các nhiệm vụ do Đảng bộ đề ra.
Trong thông báo ngày 23 tháng 6 năm 1979, Thƣờng vụ Tỉnh ủy Nghệ
Tĩnh đã đánh giá Đảng bộ Nghi Lộc: “ Qua phong trào, nhiều điển hình tốt
xuất hiện. Công tác xây dựng Đảng đã gắn với nhiệm vụ chính trị và gắn với
việc nâng cao chất lƣợng đảng viên, chất lƣợng tổ chức Đảng, chất lƣợng các
tổ chức quần chúng, giảm dần các cơ sở yếu kém...Đội ngũ cán bộ tuy nhiều
tuổi nhƣng khiêm tốn, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm, có
ý chí tiến cơng”.
Thời gian này, nhận định khả năng chiến tranh biên giới sẽ mở rộng, tình
hình trong nƣớc sẽ gặp khó khăn, Đảng ủy Nghi Lộc đã tích cực, nỗ lực vƣơn

cao hơn nữa để “vừa giải quyết nhu cầu cơ bản cho kinh tế, quốc phòng và

13


đời sống của nhân dân trong huyện, vừa đáp ứng một phần quan trọng cho
nhu cầu của thành phố Vinh”.
Từ ngày 18 đến ngày 23 tháng 7 năm 1979, dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy,
Đảng bộ huyện tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XIX tại hội trƣờng cơng
đồn tỉnh ở Cửa Lị. Trong hồn cảnh đất nƣớc vừa hịa bình, vừa có chiến
tranh, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ trong năm 1979-1980 là tăng cƣờng tiềm lực
kinh tế, quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu, giữ vững trật tự an ninh quốc phòng,
đập tan những âm mƣu hành động xâm lƣợc và phá hoại của địch. Kết hợp
chặt chẽ giữa kinh tế và quốc phòng trên địa bàn huyện làm cho kinh tế phát
triển, quốc phòng vững mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật và cơng trình phúc lợi.
Với chủ trƣơng “củng cố hợp tác xã, xây dựng cơ sở nông thôn, xây
dựng Đảng trong sạch vững mạnh”, Huyện ủy đã chỉ đạo thực hiện thí điểm ở
4 xã: Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Diên, Nghi Thạch. Đến năm 1980, mở rộng
ra toàn huyện. Chủ trƣơng này đã hạn chế dần những biểu hiện tiêu cực trong
các hợp tác xã cũng nhƣ trong các chi bộ. Sau 5 năm vận dụng thực hiện Nghị
quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đến cuối năm 1980 kết thúc kế
hoạch 5 năm 1976-1980, tình hình mọi mặt của huyện Nghi Lộc có những
bƣớc tiến quan trọng.
Bƣớc vào đầu năm 1981, cùng với toàn Đảng bộ, huyện Nghi Lộc tiến
hành Đại hội Đảng bộ cơ sở để thảo luận, góp ý kiến vào các văn kiện dự thảo
của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng. Sau khi hoàn thành Đại
hội ở các Đảng bộ cơ sở, từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 1 năm 1982, Đảng bộ
huyện tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XX (vòng I) tại hội trƣờng xã Nghi
Trung. Đại hội đã thông qua bản tổng hợp ý kiến của Đại hội các Đảng bộ cơ

sở, thảo luận và đề nghị những vấn đề sửa chữa, bổ sung vào các văn kiện dự
thảo, bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu lần thứ XI (vòng I) của Đảng
bộ tỉnh Nghệ Tĩnh.
Bƣớc vào kế hoạch 5 năm 1981-1985, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện
Nghi Lộc có nhiều bƣớc tiến đáng kể.

14


Những chuyển biến quan trọng đó bắt nguồn từ hiệu quả của công tác
xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Nghi Lộc. Từ năm 1981-1985, thực hiện
chỉ thị 72, 83, 55 của Ban Bí thƣ về xây dựng Đảng tồn diện về chính trị, tƣ
tƣởng, tổ chức. Đảng đã tiến hành phê bình và tự phê bình ở mỗi cấp mỗi
nghành, từ quá trình lãnh đạo đến thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cũng là dịp
vận động quần chúng tham gia xây dựng Đảng, làm tăng thêm mối quan hệ
giữa Đảng và quần chúng. Qua đó, chất lƣợng của tổ chức cơ sở Đảng và đội
ngũ đảng viên đƣợc nâng lên, giải quyết nhiệm vụ cấp bách của Đảng bộ đề
ra. Năm 1981- 1982, Nghi Lộc có 4 cơ sở Đảng đƣợc công nhận trong sạch
vững mạnh. Năm 1982, cơn bão số 7 có sức gió cấp 12 đổ bộ vào tỉnh Nghệ
Tĩnh, gây thiệt hại nghiêm trọng và toàn diện về mọi mặt đời sống. Sau cơn
bão, dƣới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền, nhân dân dồn sức khắc phục
hậu quả. Nhờ sự cố gắng vƣợt bậc của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận
huyện và cơ sở, cùng với sự hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của Trung ƣơng và
các đơn vị, huyện Nghi Lộc đã nhanh chóng vƣợt qua khó khăn, ổn định đời
sống, tiếp tục nhiệm vụ. Khi hậu quả cơn bão đƣợc khắc phục, từ ngày 28 đến
ngày 31 tháng 1 năm 1983, Đảng bộ Nghi Lộc tiến hành Đại hôi đại biểu lần
thứ XX( vòng II) tại hội trƣờng xã Nghi Trung. Đại hội đã thảo luận các biện
pháp lãnh đạo nhân dân, vừa ra sức khắc phục hậu quả cơn bão số 7, đẩy
mạnh sản xuất, giải quyết yêu cầu cấp bách về lƣơng thực. Năm 1983-1985
Đảng bộ Nghi Lộc là 1 trong 3 Đảng bộ huyện ở tỉnh Nghệ Tĩnh đƣợc tỉnh

công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh và năm 1985 đƣợc Trung ƣơng
Đảng tặng cờ “Đảng bộ vững mạnh 3 năm liên tục”. Ba Đảng bộ cơ sở : Nghi
Diên, Nghi Thu, Nghi Hƣơng 5 năm liên tục 1981-1985 đạt Đảng bộ trong
sạch vững mạnh. Trong 2 năm 1984-1985, Huyện ủy đã đƣa 70 cán bộ chủ trì
và 172 báo cáo viên của các Đảng bộ cơ sở đi bồi dƣỡng về lí luận chính trị,
36/38 Đảng bộ xã, 52/60 Đảng bộ cơ quan đã tổ chức cho đảng viên học tập
chuyên đề về các chính sách mới của Đảng. Đi đôi với việc bồi dƣỡng nâng
cao về trình độ nhận thức và trình độ chính trị, các Đảng bộ cơ sở thực hiện
tích cực chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng về “Thanh lọc đảng viên,
đảm bảo Đảng trong sạch vững mạnh, có chất lƣợng để phát thẻ đảng viên”.
Công tác kiểm tra đƣợc tăng cƣờng thêm một bƣớc, giải quyết một cách cơ

15


bản, tƣơng đối triệt để những vấn đề cơ sở Đảng, góp phần phát huy mặt tích
cực, khắc phục mặt tiêu cực. Qua thực hiện chỉ thị, Đảng bộ đã thi hành kỷ
luật và đƣa ra khỏi Đảng 264 ngƣời không đủ tƣ cách đảng viên. Công tác
phát triển đảng viên đƣợc chú trọng, phát thẻ Đảng đợt đầu cho 10.494 đảng
viên, kết nạp 158 đảng viên mới. Trong đó có 123 ngƣời là đồn viên thanh
niên, 8 ngƣời tốt nghiệp Đại học, 89 ngƣời tốt nghiệp Phổ thông trung học.
Đảng viên trẻ đƣợc đƣa vào cấp ủy Đảng ngày càng nhiều. Bên cạnh đó
huyện cũng tăng cƣờng bồi dƣỡng công tác tƣ tƣởng cho cán bộ đảng viên, tổ
chức Đảng và đảng viên yếu kém giảm dần, số khá và vững mạnh tăng nhanh.
Từ năm 1981-1985, thực hiện chỉ thị 72, 83, 55 của Ban Bí thƣ về xây
dựng Đảng tồn diện về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức. Đảng bộ huyện đã tiến
hành phê bình và tự phê bình ở mỗi cấp nghành, đồng thời cũng là dịp vận
động quần chúng tham gia xây dựng Đảng. Qua đó chất lƣợng của tổ chức cơ
sở và đội ngũ đảng viên đƣợc nâng lên, giải quyết đƣợc nhiệm vụ cấp bách
của Đảng bộ đề ra.

Trong 10 năm, sau ngày hịa bình, thống nhất đất nƣớc, Đảng bộ Nghi
Lộc đã lãnh đạo nhân dân thực hiện đƣờng lối xây dựng CNXH và bảo vệ tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng bộ đã phát huy truyền thống cách
mạng kiên cƣờng, biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nƣớc thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng
CNXH, tích cực hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, khắc phục hậu quả nặng nề
của thiên tai, giành đƣợc những thành tựu cực kỳ quan trọng, làm thay đổi
toàn bộ mọi mặt kinh tế- xã hội trong huyện. Tuy nhiên, trong cơng tác kiện
tồn tổ chức hệ thống Đảng chƣa thực sự đổi mới về căn bản. Nhiều địa
phƣơng trong huyện vẫn chƣa có cơ sở Đảng. Nội dung sinh hoạt của nhiều
cơ sở còn yếu kém sơ sài, thiếu tính lãnh đạo, thiếu tinh thần chiến đấu và
giáo dục. Từng đảng viên chƣa tích cực phát huy dân chủ xây dựng Đảng.
Cán bộ đảng viên cơ bản là tốt nhƣng việc đánh giá cán bộ chƣa đầy đủ, có
lúc chƣa đánh giá đúng cán bộ, chƣa thấy hết vai trò quan trọng của đội ngũ
đảng viên cơ sở. Công tác kiểm tra của Đảng chƣa hoạt dộng hết nội dung,
năng lực giải quyết những vụ việc vi phạm của đảng viên chƣa dứt điểm, kịp

16


thời, việc thực hiện đƣờng lối chính sách, Nghị quyết chƣa thành nề nếp. Nhƣ
vậy, muốn xây dựng cơ sở Đảng vững mạnh thì phải có sự chỉ đạo, hƣớng
dẫn, thực hiện đồng bộ giữa nhiệm vụ chính trị với công tác tƣ tƣởng và tổ
chức, phải quán triệt sâu sắc tính giai cấp, tính tiên phong của Đảng, phải có
biện pháp cụ thể đƣa mọi hoạt động của Đảng vào nề nếp và xây dựng đƣợc
đội ngũ cốt cán. Nhiệm vụ đó địi hỏi những năm tiếp theo Đảng bộ huyện
phải có chủ trƣơng đƣờng lối thích hợp để lãnh đạo có hiệu quả dƣới ánh sáng
chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc.
Cuối năm 1985, kế hoạch nhà nƣớc 5 năm 1980-1985 hoàn thành. Qua
10 năm thực hiện đƣờng lối xây dựng CNXH, đất nƣớc đã khắc phục đƣợc

một bƣớc sự lạc hậu, phân tán của nền kinh tế, giành thắng lợi lớn trong công
cuộc bảo vệ tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh quốc gia, làm trịn nhiệm vụ quốc
tế...Tuy vậy, Việt Nam đang đứng trƣớc những khó khăn, phức tạp mới nảy
sinh, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Trung ƣơng
Đảng (khóa V) về xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ
chế hạch tóan kinh doanh xã hội chủ nghĩa, lấy kế hoạch hóa làm trung tâm.
Thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh
ủy Nghệ Tĩnh, từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 9 năm 1986, Đảng bộ huyện
Nghi Lộc tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XXI tại Hội trƣờng cơng đồn
tỉnh ở Cửa Lị. Đại hội đã thảo luận góp ý kiến xây dựng vào các văn kiện dự
thảo của Trung ƣơng chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc. Qua thảo luận,
Đại hội đã liên hệ thực tế địa phƣơng, góp nhiều ý kiến vào các văn kiện dự
thảo của Trung ƣơng; đồng thời tổng kết đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm
về tổ chức, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân trong huyện thực hiện Nghị quyết của
Trung ƣơng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ XXI, BCH Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã chủ trƣơng
ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp, tập trung chỉ đạo các nghành kinh
tế tổ chức lại sản xuất, phân công lại lao động, nghành nghề, tiền hàng, quản
lí gía cả, quản lí thị trƣờng theo hƣớng xóa cơ chế quan liêu bao cấp, hạch
tốn kinh tế xã hội chủ nghĩa, lấy kế hoạch hóa làm trung tâm. Đặc biệt trong

17


thời kì này, cơng tác chính trị tƣ tƣởng thƣờng xuyên đƣợc chú trọng, vì vậy
cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đƣợc nâng lên một bƣớc về đổi mới
tƣ duy. Những định hƣớng tƣ tƣởng cũng nhƣ kinh nghiệm đấu tranh chống
tiêu cực, chống những quan điểm nhận thức sai trái, bảo vệ công cuộc đổi mới
của Đảng, thể hiện sự nhất trí năng động, nhạy bén trong nội bộ Đảng. Trong

công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ Nghi Lộc đã thực hiện công tác giáo dục tƣ
tƣởng một cách nghiêm túc, tuyên truyền các Nghị quyết của Trung ƣơng,
Tỉnh ủy, Huyện ủy. Tổ chức các buổi sinh hoạt, nói chuyện, mở các lớp chính
trị cho cán bộ chủ chốt xã. Các cuộc vận động quần chúng, vận động các đoàn
thể đã tập trung tuyên truyền giáo dục các đoàn viên, phối hợp các nghành để
đẩy mạnh sản xuất.
Bƣớc sang năm 1987-1988, tình hình đất nƣớc có nhiều khó khăn. Hiện
tƣợng tiêu cực đang có chiều hƣớng phát triển. Một bộ phận khơng ít cán bộ
“có chức, có quyền” bịn rút của dân, tham ơ của nhà nƣớc, của Hợp tác xã
đang gây bất bình trong cán bộ, đảng viên à quần chúng nhân dân. Trong lúc
đó, cuộc khủng hoảng chính trị trong nội bộ các nƣớc xã hội chủ nghĩa đang
tác động mạnh vào Việt Nam. Bọn phản động trong và ngoài nƣớc đang cấu
kết với nhau chống phá cách mạng. Trƣớc tình hình ấy, Huyện ủy Nghi Lộc
đã xác định rõ vị trí của mình trong tình hình mới, thảo luận các phƣơng án
thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội kết hợp xây dựng lực lƣợng quân sự địa
phƣơng, củng cố quốc phòng an ninh sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình
huống. Dƣới sự lãnh đạo của Huyện ủy, mọi mặt công tác trong huyện đều
đƣợc dấy lên với tinh thần mới.
Những năm 1987-1988, việc triển khai Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị
Trung ƣơng Đảng, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy đều đƣợc quán triệt
ở sơ sở Đảng. Tƣ tƣởng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đƣợc
củng cố. Trình độ lãnh đạo chính trị ở các cấp ủy đƣợc nâng lên một bƣớc, đã
thực hiện bƣớc đầu đổi mới về phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc. Tổng
kết cơng tác xây dựng năm 1987-1988, Trong tồn huyện có 10 Đảng bộ đƣợc
cơng nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Trong đó, có 8 Đảng bộ nơng
thơn, 2 Đảng bộ cơ quan, xí nghiệp. Các Đảng bộ : Nghi Thu, Nghi Hƣơng,

18



Nghi Diên, Nghi Vạn, Nghi Hoa và Bệnh viện chống lao đƣợc công nhận
trong sạch vững mạnh liên tục từ năm 1983 đến năm 1988. Các Đảng bộ mới
đƣợc công nhận là : Nghi Long, Nghi Thạch, Nghi Trung, Trƣờng cấp 3 Nghi
Lộc I.
Từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 1 năm 1989, Đảng bộ huyện Nghi lộc tổ
chức Đại hội, đại biểu lần thứ XXII tại hội trƣờng công đồn Tỉnh ở thị trấn
Cửa Lị. Tiếp tục vận dụng thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đại hội toàn quốc
lần thứ VI của Đảng và nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng bộ tỉnh Nghệ
Tĩnh, Đại hội đã tổng kết rút ra những ƣu khuyết điểm trong nhiệm kỳ qua,
đổi mới tƣ duy kinh tế, đề ra nhiệm vụ của hai năm 1989, 1990.
Sau đại hội Đảng bộ huyện Nghi Lộc, tất cả các đoàn thể quần chúng của
Đảng đều lần lƣợt tiến hành đại hội tổng kết phong trào và đề ra nhiệm vụ tiếp
tục thực hiện đƣờng lối đổi mới của đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng.
Tháng 9 – 1989 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện họp Đại hội lần thứ XIV.
Tiếp đến là bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp (tháng 12 - 1989). Cuộc bầu cử
có tới 97,5% tổng số cử tri trong huyện tham gia. Các sinh hoạt chính trị đã
tạo lên khơng khí sơi nổi, tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng bộ Nghi Lộc lãnh
đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Đại hội Đảng bộ lần thứ
XXII đề ra.
Cùng với sự chỉ đạo của các nghành, các mặt công tác đổi mới theo cơ
chế mới, huyện ủy Nghi Lộc đã tiến hành tích cực xây dựng tổ chức theo
Nghị định 979 ngày 6 tháng 4 năm 1990 cuả Chính phủ và Nghị quyết 16 của
Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh. Tất cả các thơn xóm trong huyện Nghi Lộc đều đƣợc xây
dựng thành đơn vị hành chính của chính quyền xã. Chi bộ Đảng, đội sản xuất,
các tổ chức quần chúng cơ sở đều thành lập theo đơn vị xóm. Ngân sách địa
phƣơng đƣợc xây dựng ở xã. Đi đôi với chuyển đổi tổ chức, chi bộ cơ sở tiến
hành sinh hoạt chính trị tự phê bình và phê bình trong cán bộ đảng viên theo
nghị quyết 22 của Thƣờng vụ Tỉnh ủy nhằm nâng cao sự đổi mới về tƣ duy
kinh tế, đả phá tƣ tƣởng bảo thủ, nếp suy nghĩ theo cơ chế cũ, qua đó rà sốt,
sắp xếp lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo theo yêu cầu mới. Trong 3 năm (1989 1991), mặc dù ngân sách khó khăn, huyện ủy Nghi Lộc đã hợp đồng với


19


trƣờng Đảng của Tỉnh mở các lớp học lý luận chính trị trung cấp tại chức ở
huyện cho cán bộ lãnh đạo chủ trì ở cơ sở. Đồng thời mở các lớp tập huấn cho
chi ủy và xóm trƣởng. Huyện đã lựa chọn và cử 42 cán bộ đi học dài hạn ở
trƣờng Đại học kinh tế quốc dân để chuẩn bị cho đội ngũ kế cận của cấp ủy
Đảng và Chính quyền.
Nhìn chung trong những năm 1986 - 1990 công tác xây dựng tổ chức cơ
sở Đảng ở Nghi Lộc đã đảm bảo đƣợc tính nguyên tắc tập trung dân chủ của
Đảng. Các tổ chức cơ sở Đảng ở Nghi Lộc đã thực hiện đƣợc bƣớc đầu đổi
mới về phong cách lãnh đạo, lề nối làm việc theo quy chế của Ban Thƣờng vụ
Tỉnh ủy và Huyện ủy đề ra. Dân chủ nội bộ trong Đảng bộ đƣợc giữ vững,
nguyên tắc sinh hoạt Đảng tự phê binh, phê bình thƣờng xuyên đƣợc duy trì ở
tất cả các tổ chức cơ sở Đảng. Cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức
chiến đấu của các tổ chức cở sở Đảng đƣợc tiến hành liên tục qua việc thực
hiện nghị quyết 04 của Bộ Chính trị, nghị quyết Trung ƣơng 05 về kiểm tra
Đảng viên, chấp hành điều lệ Đảng và phát triển Đảng. Toàn Đảng bộ đã
quyết tâm, coi việc làm trong sạch, củng cố, chỉnh đốn đội ngũ Đảng là mục
tiêu của các chi bộ. Ban Thƣờng vụ Huyện ủy và BCH Huyện ủy đã cử nhiều
đợt cán bộ xuống giúp đỡ các cơ sở Đảng, chú trọng những điểm mạnh,
những khó khăn yếu kém để củng cố và phát triển các tổ chức Đảng. Đảng bộ
đã phát huy dân chủ, tự do trong nội bộ Đảng, nâng thêm trình độ nhận thức
và năng lực cơng tác của độ ngũ cán bộ đảng viên.
Tuy nhiên đến năm 1990 thì Đảng bộ huyện Nghi Lộc vẫn cịn những
hạn chế: việc xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng còn chuyển biến chậm, các chi
bộ yếu kém còn nhiều, chƣa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của các tổ chức cơ
sở. Một số đảng viên giảm sút ý chí vƣơn lên, trình độ kiến thức, năng lực
lãnh đạo, quản lý của cán bộ đảng viên còn thấp chƣa chuyển biến kịp theo

yêu cầu đổi mới.
Từ đầu năm 1991, tình hình thế giới diễn biến cực kỳ phức tạp. Hệ thống
xã hội chủ nghĩa lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Các nƣớc
XHCN ở Châu Âu sụp đổ. Các thế lực phản động quốc tế đã liên kết với nhau
để chống phá hệ thống XHCN, hịng xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản, đƣa các nƣớc

20


trở lại con đƣờng chủ nghĩa tƣ bản. Ở Việt Nam, sau 5 năm thực hiện đƣờng
lối đổi mới của Đại hội tồn quốc lần thứ VI của Đảng, tình hình kinh tế xã
hội tuy đã có bƣớc chuyển biến tích cực song chƣa thốt khỏi khủng hoảng.
Một số khơng ít cán bộ, đảng viên và nhân dân dao động giảm lòng tin vào
đƣờng lối đổi mới, xây dựng CNXH của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bối
cảnh lịch sử ấy, Trung ƣơng Đảng tích cực chuẩn bị Đại hội toàn quốc lần thứ
XII. Tất cả các văn kiện dự thảo chuẩn bị cho Đại hội đề đƣợc Trung ƣơng tổ
chức thảo luận trong toàn Đảng và tham khảo ý kiến của các tổ chức quần
chúng. Đến giữa tháng 3 năm 1991 các tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức
quần chúng ở huyện Nghi Lộc đã hoàn thành Đại hội thảo luận văn kiện dự
thảo Đại hội toàn quốc lần thứ XII. Từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 3 năm
1991, Đảng bộ huyện Nghi Lộc tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XXIII ở
Cửa Lò. Sau khi nghe báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của các Đảng bộ cơ
sở, các tổ chức quần chúng, Đại hội đã thảo luận, kiến nghị lên Trung ƣơng
những vấn đề cần sửa chữa, bổ sung trong các văn kiện dự thảo. Đại hội cũng
bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội của Đảng bộ tỉnh Nghệ An.
Trong quá trình lãnh đạo, BCH Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã nhạy bén
tiếp thu và vận dụng năng động tinh thần, nội dung các Nghị quyết của Trung
ƣơng và của Tỉnh vào tình hình huyện nhà, nhất là nghị quyết hội nghị lần thứ
III của Trung ƣơng Đảng khoa XII về đổi mới và chỉnh đốn Đảng theo hƣớng
“ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt” và Nghị quyết

Hội nghị lần thứ 5 của Trung ƣơng Đảng về đổi mới kinh tế, xã hội ở nơng
thơn bằng các hình thức: Hội nghị học tập chun đề, báo cáo viên...Huyện ủy
Nghi Lộc đã đƣa tƣ tƣởng, nội dung các nghị quyết của Trung ƣơng vào cán
bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cán bộ đảng viên trong bộ máy lãnh đạo
của tổ chức Đảng và chính quyền, đồn thể từ huyện đến xã, xóm. Mặc dù
vậy, các tổ chức cơ sở Đảng còn lỏng lẻo về tổ chức, có những khâu trì trệ.
Một số tổ chức cơ sở Đảng rệu rã, tê liệt, không giữ đƣợc vai trò lãnh đạo,
một số bộ phận đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, lao động. Những hiện
tƣợng tiêu cực nhƣ tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí tài sản nhân dân
tăng. Những vấn đề đó đã đặt ra cho huyện ủy Nghi Lộc nhiệm vụ mới là phải

21


tăng cƣờng coi trọng hơn nữa công tác xây dựng Đảng. Ngày 29 tháng 6 năm
1992, BCH TW Đảng họp Hội nghị lần thứ 3 ra Nghị quyết “Về một số
nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”. Nghị quyết cụ thể hóa quan điểm Đại
hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tập trung
vào một số nhiệm vụ lớn, quan trọng, một số chủ trƣơng và giải pháp thiết
thực có tính khả thi trong cơng tác xây dựng Đảng.
Trong tình hình đó, Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã xác định cần tập trung
vào việc xây dựng, đổi mới cơ sở đảng, nâng cao chất lƣợng đảng viên. Bởi vì
tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân lãnh đạo trong hệ thống chính trị và quần
chúng nhân dân. Tổ chức cơ sở đảng là cầu nối giữa Đảng với quần chúng,
trực tiếp đƣa đƣờng lối chính sách của Đảng vào hoạt động thực tiễn của các
tầng lớp nhân dân cơ sở. Đổi mới và chỉnh đốn tổ chức cơ sở Đảng, đội ngũ
đảng viên trƣớc hết phải làm cho cấp ủy và đảng viên ở cơ sở hiểu rõ chức
năng lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng theo yêu cầu của công cuộc đổi mới.
Nhờ đó, trong 4 năm đầu thực hiện nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ 7 của
Đảng, đến cuối năm 1994, tình hình mọi mặt kinh tế xã hội của huyện Nghi

Lộc đã đƣợc đổi mới về căn bản.
Xuyên suốt quan điểm Nghị quyết hội nghị lần thứ III của BCH Trung
ƣơng Đảng “ Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là
nhiệm vụ then chốt”, trong 4 năm thực hiện nghị quyết Đại hội toàn quốc lần
thứ 7 của Đảng, huyện ủy Nghi Lộc đã đầu tƣ mạnh cho công tác tuyên
truyền, giáo dục, bồi dƣỡng cán bộ đảng viên. Huyện ủy đã phối hợp với
trƣờng Đảng của tỉnh duy trì lớp huấn luyện về chính trị tại chức cho 100 cán
bộ lãnh đạo của huyện. Mở 2 lớp huấn luyện về đƣờng lối, chủ trƣơng của
Đảng cho 97 ủy viên Đảng ủy. Mở một lớp huấn luyện chính trị sơ cấp cho 29
ủy viên và 1 lớp bồi dƣỡng cho 30 cán bộ quản lý nhà nƣớc, 6 lớp bồi dƣỡng
cho 360 đối tƣợng kết nạp Đảng. Cử 15 cán bộ lãnh đạo các ban nghành
huyện đi dự lớp đại học.[37, tr. 201]. Công tác kiểm tra Đảng đƣợc tiến hành
thƣờng xuyên, các đơn thƣ khiếu nại tố cáo đƣợc xử lý kịp thời. Những đang
viên vi phạm kỷ luật của Đảng bị kiểm điểm xử lý, số thối hóa biến chất vi
phạm đạo đức, phẩm chất đƣợc đƣa ra khỏi Đảng. Theo số liêu thống kê của

22


Ban Tổ chức huyện ủy từ năm 1991-1994 toàn huyện có 154 đảng viên bỏ
sinh hoạt, 289 đảng viên bị đƣa ra khỏi Đang, 339 đảng viên già yếu đƣợc
miễn sinh hoạt, 435 đang viên mới đƣợc kết nạp. Tổng số đảng viên còn sinh
hoạt là 7434 đảng viên, với 68 đảng bộ cơ sở. Qua phân loại 16 cơ sở đảng
đạt tiêu chuẩn đảng bộ trong sạch vững mạnh (23%), 46 cơ sở đạt đảng bộ
khá (60%), đảng bộ kém chỉ còn 6 cơ sở (7,5%) [37, tr. 201]. Sau bầu cử
HĐND ba cấp HĐND và UBND huyện, xã ở Nghi Lộc đƣợc củng cố, tăng
cƣờng lực lƣợng trẻ, có trình độ văn hóa. Các tổ chức quần chúng đƣợc xây
dựng và phát huy trong việc tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện các
chủ trƣơng chính sách của Đảng và Chính phủ.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng song

một thực tế ở Nghi Lộc là năng lực lãnh đạo chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đổi
mới, từ những thay đổi các cơ chế quản lý mới , nhận thức chƣa theo kịp với
đổi mới, khơng ít cơ sở lúng túng bị động. Đội ngũ đảng viên vẫn còn một bộ
phận dao động, thiếu niềm tin vào đƣờng lối chính sách của Đảng, một số
đảng viên có trình độ thấp, một số đảng viên có chức quyền lợi dụng sơ hở
trong cơ chế quản lý để tham nhũng vun vén cá nhân.
Trƣớc thực tế đó, Đảng bộ huyện Nghi Lộc đã xác định lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo quán triệt đƣờng lối chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nƣớc. Trên cơ sở thực tế ở huyện, các tổ chức cơ sở Đảng
có trách nhiệm tham gia đóng góp vào đƣờng lối chính sách của nhà nƣớc.
Đảng bộ phải nâng cao hơn nữa chức năng của tổ chức cơ sở Đảng, hoạt động
có chất lƣợng, thực hiện có hiệu quả mọi chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng,
biến Nghị quyết của Đảng thành sức mạnh quần chúng. Công tác kiểm tra ở
tổ chức cơ sở phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, gắn việc kiểm tra Đảng với
việc xây dựng dựng cơ sở Đảng và chấp hành Nghị quyết của cấp trên. Đồng
thời, Đảng bộ huyện Nghi Lộc kết hợp chặt chẽ với thanh tra nhà nƣớc, thanh
tra nhân dân để giải quyết, ngăn chặn kịp thời những việc tiêu cực, xử lí
nghiêm minh đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm
pháp luật của nhà nứớc, phát hiện những nhân tố tích cực để khuyến khích
động viên, khen thƣởng.

23


×