Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(Luận văn thạc sĩ) chính sách đối ngoại của mỹ dưới thời tổng thống bill clinton từ năm 1993 đến năm 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

LỘC THỊ THỦY

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI
THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2001

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.02.06
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thế Quế

Hà Nội, 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

LỘC THỊ THỦY

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI
THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2001

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ


Hà Nội, 2012


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................ 3
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
Chương 1.NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON ....... 11
1.1.Tình hình quốc tế ................................................................................ 11
1.2. Tình hình nước Mỹ ............................................................................ 14
1.3. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bush (Cha) .. 18
Chương 2.CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ TỪ NĂM 1993 ĐẾN
NĂM 2001 ...................................................................................................... 22
2.1. Mục tiêu, nội dung và lợi ích quốc gia của Mỹ trong chính sách đối
ngoại dưới thời Tổng thống Bill Clinton ................................................. 22
2.1.1. Mục tiêu ........................................................................................ 22
2.1.2. Nội dung ........................................................................................ 26
2.1.3. Lợi ích quốc gia............................................................................. 35
2.2. Sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ...................................... 37
2.2.1. Đối với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương ................................ 37
2.2.2. Đối với khu vực Châu Âu ............................................................. 51
2.2.3. Đối với khu vực Trung Đông ........................................................ 57
2.2.4. Đối với Châu Phi ........................................................................... 62
2.2.5. Đối với khu vực Mỹ La Tinh ........................................................ 65
2.3. Nhận xét về sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của chính
quyền Clinton ............................................................................................ 72
Chương 3. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ DƯỚI
THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM....................................................... 78
3.1. Một số đánh giá về việc triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ

dưới thời Tổng thống Bill Clinton ........................................................... 78
3.1.1. Những thành tựu............................................................................ 78
1


3.1.2. Những hạn chế ............................................................................. 86
3.2. Tác động của chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống
Bill Clinton đối với quan hệ quốc tế và quan hệ Việt - Mỹ ................... 90
3.2.1. Đối với quan hệ quốc tế ................................................................ 90
3.2.2. Đối với quan hệ Việt –Mỹ ............................................................ 96
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 119

2


DANH MỤC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á


AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN

APEC

ARF

Asia Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu

Cooperation

Á-Thái Bình Dương

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn An ninh khu vực
ASEAN

ASEAN

ASEM
BTA


The Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông
Asian Nations

Nam Á

Asia - Europe Meeting

Hội nghị cấp cao Á-Âu

Bilateral Trade Agreement

Hiệp định Thương mại song
phương

EAS

Forum East Asia Summit

Diễn đàn Đông Á

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

FTAA

FDI


Free Trade

Area of the Khu vực thương mại tự do

Americas

Châu Mỹ

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

General Agreement on Tariffs Hiệp ước chung về thuế quan
and Trade

và thương mại

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc dân

KLA


Kosovo Liberation Army Forces Lực lượng quân giải phóng

GATT

Kosovo
3


MIA

Người mất tích trong chiến

Missing in Action

tranh
MFN

Most Favoured Nations

Quy chế đối xử tối huệ quốc
Khối thị trường chung Nam

MERCOSUR
South

Common Mỹ

American


Market
NATO

Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

North Atlantic Treaty
Organization

NMD

National Missible Defense

Hệ thống phịng thủ quốc gia

NICs

Newly Industrialized Countries

Các nước cơng nghiệp mới
Quy chế quan hệ thương mại

NTR
Normal Trade Relation

bình thường

Organization of American

Tổ chức các Quốc gia Châu


States

Mỹ

OAU

Organization of African Unity

Tổ chức Thống nhất Châu Phi

POW

Prisoners of War

Tù binh chiến tranh

WHO

World Health Organiazation

Tổ chức y tế thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

WB


World Bank

Ngân hàng thế giới

SNG (CIS)

Sodrujestvo

Cộng đồng các quốc gia

NezavisimykhGosudarstv (tiếng

độc lập

OAS

Nga)
Commonwealth of Independent
States (tiếng Anh)
TNCs
TMD

Trans National Corporations
Theater Missile Defense

Tập đồn xun quốc gia
Hệ thống phịng thủ tên lửa
chiến trường

4



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xơ và Đơng Âu. Tình hình thế giới có nhiều biến động và thay đổi lớn.
Đứng trước tình hình đó, các quốc gia trên thế giới đều phải có những sự thay
đổi và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực.
Để phù hợp với sự thay đổi của tình hình nói trên, Mỹ cũng đã có sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại.
Đây là giai đoạn trật tự thế giới hai cực khơng cịn nữa, lợi thế nghiêng
về phía Mỹ. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton
đã có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế cũng như an ninh chính
trị của các quốc gia trên thế giới.
Sau khi nhậm chức ngày 20/1/1993, về đối nội, chính quyền của Tổng
thống Bill Clinton tập trung giải quyết những vấn đề nước Mỹ đang phải đối
mặt như: sức mạnh quân sự bị giảm sút do cuộc chạy đua vũ trang làm cho
chi phí quốc phịng tăng, khiến cho nền kinh tế của Mỹ bị giảm sút nghiêm
trọng, các cuộc xung đột sắc tộc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.
Điều này đã dẫn đến những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội của
nước Mỹ.
Về đối ngoại, Mỹ tiếp tục thực hiện mục tiêu duy trì "vị trí siêu cường
số một" thế giới. Để đạt được mục tiêu trên, chính quyền Clinton đã đưa ra
các biện pháp tiếp cận mềm dẻo, linh hoạt, thực dụng đối với các vấn đề quan
hệ quốc tế, kết hợp sức mạnh quân sự với sức mạnh mềm, chuyển từ ngoại
giao đơn phương sang đa phương, thúc đẩy quan hệ đồng minh với các đối tác
chiến lược như Nhật Bản, NATO, tăng cường hợp tác với các nước thuộc lục
địa Á - Âu. Bên cạnh đó, chính quyền Clinton luôn sử dụng các chiêu bài dân
chủ và nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để gây sức ép và can thiệp vào công việc
nội bộ của các nước khác.


5


Trong bối cảnh chính quyền Clinton đã thực hiện và điều chỉnh chính
sách đối ngoại đối với các nước và khu vực trong đó có Việt Nam. Do đó,
việc nghiên cứu sự điều chỉnh và hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với các nước và khu vực, đánh giá sự điều chỉnh này đối với các nước, khu
vực trong đó có Việt Nam mang tính chiến lược có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn quan trọng. Với lý do trên tác giả chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của
Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ năm 1993 đến năm 2001)” làm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Nhằm làm rõ cơ sở hình thành, mục tiêu, nội dung và sự triển khai
chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton trong hai
nhiệm kỳ (từ năm 1993 đến năm 2001) và tác động của nó đến quan hệ quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện những
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời Tổng thống Bill Clinton (từ năm 1993 đến năm 2001);
- Phân tích nội dung và sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ với
các nước, khu vực trên thế giới;
- Đánh giá những tác động của chính sách từ năm 1993 đến năm 2001
đến quan hệ quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng và những đối sách
của Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới
thời Tổng thống Bill Clinton trong hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước

- Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài về chính sách đối ngoại
của Mỹ từ năm 1993 đến năm 2001.

6


4. Tình hình nghiên cứu
Có thể nói chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill
Clinton đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học giả và các nhà nghiên
cứu của nước Mỹ, Việt Nam, cũng như các nhà nghiên cứu nước ngồi. Cơng
trình nghiên cứu đó có thể chia thành các nhóm sau:
Trong nhóm cơng trình nghiên cứu về Chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời Tổng thống Bill Clinton có thể kể một số cơng trình tiêu biểu của
các nhà nghiên cứu Mỹ như sau: Preparing America's Foreign Policy for the
21th Century của David L. Bore and Edward J. Perkin xuất bản năm 1999.
Trong cuốn sách này tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ và những sự điều chỉnh để chuẩn bị đối phó với những biến
động của thế kỷ XXI. Nhóm nghiên cứu của những học giả nước ngồi khác
về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton như: Bill
Clinton (A Taking Part Book); Sherrow Victoria; Library Binding; Published
1993; The Agenda: Inside the Clinton White House; Bob Woodward, Julie
Rubenstein (Editor); Ngoài ra, cịn có những cơng trình nghiên cứu về chính
sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam như Why the US should Normalize
with Vietnam của tác giả Frederick. Brown đăng trên VBJ tháng 12/1993.
Trong bài này tác giả đi sâu vào phân tích ngun nhân vì sao Hoa Kỳ phải
bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Mass Market Paperback, Published
1995; Clinton’world: Remarking America Foreign Policy, William G.
Hyland. Smith, Tony (1994). American mission: The United States and the
worldwide strugger for democracy in the twentieth century, Princetor, NJ.
Princeton University Press. Thomas Dye. R. (1997), Politics in America,

Prentice Hall Inc, New Jersey. US Vietnam Normalize – Past, Present, Future
của Frederick. Brown xuất bản năm 1997. Trong cơng trình này, tác giả đi sâu
vào phân tích q trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ quá
khứ đến hiện tại và tương lai.
Trong nhóm các cơng trình nghiên cứu Chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời Tổng thống Bill Clinton của các nhà nghiên cứu Việt Nam tiêu biểu
7


như: Về chiến lược toàn cầu “mở rộng” của Mỹ của Trần Bá Khoa xuất bản
năm 1994, trong cuốn tạp chí này tác giả đi sâu vào nghiên cứu chiến lược mở
rộng của Mỹ đối với các nước trên thế giới; Hoa kỳ Cam kết và mở rộng của
Lê Linh Lan, xuất bản năm 1997, trong cuốn sách này tác giả đi sâu nghiên
cứu và phân tích chiến lược của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton; Hay
trong cuốn Hoa Kỳ cam kết và mở rộng của tác giả Lê Bá Thuyên xuất bản
năm 1997, đi sâu vào phân tích chiến lược mới của Hoa Kỳ sau chiến tranh
Lạnh. Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ từ G.Bush (cha) đến Bill
Clinton của Hà Mỹ Hương. Châu Mỹ ngày nay, số 1/2001 Trong bài viết này
tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu
của Hoa Kỳ sau chiến tranh Lạnh: từ chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" của
Tổng thống G.Bush đến chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Tổng thống
Bill Clinton; Nhân tố địa chính trị trong chiến lược tồn cầu của Mỹ với khu
vực Đông Nam Á của tác giả Nguyễn Văn Lan xuất bản năm 2001, nêu lên
những nhân tố quan trong về địa lý, chính trị ảnh hưởng đến chiến lược của
Mỹ đối với các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam; Chính sách của
Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh Lạnh của tác giả Lê Khương
Thùy xuất bản năm 2003. Trong cuốn sách này tác giả đi sâu vào phân tích
chính sách đối ngoại của Mỹ trong và sau chiến tranh Lạnh đối với các nước
ASEAN.
Nhìn chung, các bài viết và các cơng trình nghiên cứu này có rất nhiều

cách tiếp cận khác nhau, nó chỉ ra sự phong phú và đa dạng, những thuận lợi
và khó khăn trong việc hoạch định đường lối đối ngoại của Mỹ sau chiến
tranh Lạnh. Tuy nhiên, các cơng trình nói trên phần lớn đi sâu vào nghiên cứu
những khía cạnh chung, có ít cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam,
Hoa Kỳ hay nước ngồi đi sâu nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới chính quyền Tổng thống Bill Clinton trong hai nhiệm kỳ. Trên cơ sở kế
thừa những bài viết, cơng trình đã cơng bố, tác giả đi sâu vào nghiên cứu và
phân tích đề tài này.

8


5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn "Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống
Bill Clinton (từ năm 1993 đến năm 2001) là một đề tài nghiên cứu mang tính
chất liên ngành, vừa là một vấn đề của lịch sử thế giới hiện đại, vừa là vấn đề
thuộc lịch sử quan hệ quốc tế. Do đó, trong việc nghiên cứu đề tài tác giả đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp nghiên cứu quan hệ
quốc tế.
Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng một số các phương pháp như: phương
pháp logic; phương pháp hệ thống hóa và khái qt hóa; phương pháp phân
tích, tổng hợp, phương pháp so sánh.
5.2. Nguồn tư liệu
Các văn bản gốc bao gồm các bài diễn văn, tuyên bố, hiệp định, thông
điệp liên bang của chính quyền Tổng thống Bill Clinton.
Các cơng trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung
và chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton nói riêng do các học giả Mỹ,
nước ngồi và Việt Nam nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn

- Thơng qua việc phân tích, nghiên cứu, đề tài góp phần làm rõ cơ sở
hình thành, mục tiêu, nội dung và sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời Tổng thống Bill Clinton và những tác động của nó đến quan hệ
quốc tế.
- Luận văn sẽ đóng góp thêm vào tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu và giảng dạy về lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời Tổng thống Bill Clinton
Trong chương này, tác giả trình bày khái quát những nhân tố tác động
đến chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton.
9


Chương 2: Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill
Clinton
Chương này tập trung vào phân tích cơ sở hình thành, mục tiêu nội
dung và sự triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ ở các khu vực, các quốc
gia trên thế giới trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton: nhiệm kỳ thứ
nhất (1993 - 1997) với chiến lược "Cam kết và mở rộng" và nhiệm kỳ thứ hai
(1997- 2001) với chiến lược "An ninh quốc gia cho thế kỷ mới".
Chương 3: Đánh giá chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống
Bill Clinton
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chương 1 và 2, trong chương này, tác
giả rút ra những nhận xét, đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong chính
sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton.

10



Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BILL CLINTON
1.1.Tình hình quốc tế
Dưới thời tổng thống Bill Clinton, những biến động của mơi trường chính
trị, an ninh và kinh tế quốc tế ln là nhân tố chi phối mạnh mẽ đến chính
sách cũng như hoạt động đối ngoại Mỹ. Trước hết, đó là sự kết thúc của trật
tự thế giới hai cực, một hình thái biểu hiện của cuộc đối đầu Đơng - Tây khốc
liệt kéo dài gần nửa thế kỷ kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, cùng với
sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Hệ thống xã hội
chủ nghĩa thế giới tan rã, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế khủng
hoảng, chủ nghĩa xã hội lâm vào thối trào, so sánh lực lượng thế giới
nghiêng về có lợi cho Mỹ và chủ nghĩa tư bản. Những sự kiện này làm thay
đổi sâu sắc cục diện thế giới, cơ cấu địa - chính trị và sự phân bố quyền lực
tồn cầu bị đảo lộn.
Trong bối cảnh đó, trên thế giới đã diễn ra những thay đổi mang tính
đan xen nhau rất phức tạp, thậm chí trái chiều nhau. Hồ bình, hợp tác và phát
triển trở thành một xu thế lớn trong quan hệ quốc tế. Với nhiều cấp độ khác
nhau, tiến trình cải thiện quan hệ giữa các nước được thúc đẩy, hình thành
nhiều phương thức hợp tác, liên kết mới trên các lĩnh vực theo xu hướng chú
trọng lợi ích dân tộc và mục tiêu phát triển. Các quốc gia độc lập, có chủ
quyền nỗ lực vươn lên khẳng định vị thế là những chủ thể có vai trò ngày
càng tăng trong hệ thống các quan hệ quốc tế hiện đại. Ý thức độc lập tự chủ,
tự cường quốc gia, tự cường khu vực của các nước vừa và nhỏ, các nước đang
phát triển trỗi dậy mạnh mẽ.[77, 5]
Mặt khác, trật tự thế giới hai cực mất đi làm giảm các cuộc xung đột
bắt nguồn từ cuộc đối đầu Xơ - Mỹ trước đó, nhưng đồng thời nó cũng làm
mất đi giới hạn kiềm chế đối với các xung đột khác, hoặc làm bộc lộ rõ nét và
ngày càng gay gắt thêm một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn. Mơi trường an ninh

tồn cầu sau chiến tranh Lạnh vẫn tiếp tục trở nên không chắc chắn. Xung đột
11


vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo,
chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp về lãnh
thổ và tài nguyên thiên nhiên xảy ra ở nhiều nơi, nhất là ở các nước đang phát
triển. Nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống xuất hiện bên cạnh những vấn đề
tồn cầu cấp bách, mà khơng một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết
được nếu khơng có sự hợp tác đa phương. Tính chất nghiêm trọng và phức tạp
của những vấn đề này rõ ràng đòi hỏi các nước, nhất là các nước phát triển
cần đóng góp tích cực hơn nữa trong sự phối hợp, hợp tác hành động một
cách hiệu quả thiết thực.
Dưới tác động của cách mạng khoa học- cơng nghệ và tồn cầu hố,
q trình tự do hóa kinh tế và cải cách thị trường diễn ra phổ biến. Các nền
kinh tế dựa vào nhau, liên kết với nhau, xâm nhập lẫn nhau, khiến cho tính
tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng. Tồn cầu hố thúc đẩy phân
cơng lao động quốc tế sâu rộng và phát triển kinh tế, đồng thời tạo điều kiện
mở rộng giao lưu văn hoá. Song tồn cầu hố là một q trình đầy mâu
thuẫn, trước hết, đó là mâu thuẫn giữa một bên là lợi ích của các thế lực tư
bản, đế quốc bá quyền với một bên là chủ quyền của các quốc gia dân tộc;
giữa tăng trưởng kinh tế với bất công xã hội; giữa áp lực của tư bản độc
quyền xuyên quốc gia với sự lựa chọn con đường phát triển của các dân tộc;
giữa các lực lượng lợi dụng toàn cầu hóa để bóc lột về kinh tế, áp đặt về
chính trị với các lực lượng đấu tranh chống tồn cầu hóa phi nhân bản, bảo
vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự tiến bộ xã hội. Do đó, tồn
cầu hóa khơng chỉ thuần t là một q trình kinh tế - kỹ thuật, mà cịn là
cuộc đấu tranh kinh tế - xã hội, kinh tế - chính trị và văn hố- tư tưởng rất
gay gắt với thời cơ và thách thức đan xen nhau đối với nhiều nước, nhất là
các nước đang phát triển.

Sau chiến tranh Lạnh, tính chất và nội dung giao lưu quốc tế cũng thay
đổi một cách cơ bản. Trong quan hệ quốc tế, vị trí ưu tiên hàng đầu thuộc về
yếu tố kinh tế. Phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới cũng thay đổi
mạnh và được quy định trước hết và chủ yếu từ lợi ích kinh tế - chính trị của
12


các quốc gia. Mặt khác, phương thức tập hợp lực lượng quốc tế ngày càng trở
nên cơ động, linh hoạt, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Sự tập trung quyền lực
và sự hình thành các trung tâm quyền lực trên thế giới dựa trên cơ sở tập trung
sức mạnh kinh tế- chính trị và hình thành các trung tâm kinh tế- chính trị hùng
mạnh. Việc mở rộng khơng gian, tăng cường về lực lượng của các trung tâm đó
làm cho cuộc cạnh tranh quyền lực trên thế giới, cũng như ở các khu vực ngày
càng trở nên gay gắt. Đây là một tiền đề thúc đẩy khuynh hướng hình thành trật
tự thế giới đa cực trong quan hệ quốc tế hiện đại. Các trung tâm quyền lực quốc
tế, mặc dù có sự khác biệt về quyền lợi quốc gia và chế độ chính trị- xã hội,
nhưng khơng đối đầu với nhau, mà vừa đấu tranh quyết liệt kiềm chế lẫn nhau,
lại vừa có khả năng thỏa hiệp và hợp tác với nhau.[77, 85]
Trong điều kiện cách mạng khoa học- cơng nghệ và tồn cầu hố, sự
cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn đang làm thu hẹp đáng kể khoảng cách
chênh lệch về thực lực kinh tế với nhau. Mối quan hệ giữa các nước thay đổi
nhanh chóng, từ chỗ mất cân bằng chuyển sang tìm kiếm sự cân bằng mới,
kiềm chế bất đồng, tránh xung đột mang tính chất đối kháng. Đặc biệt là sau
sự kiện 11/9/2001 các nước đều tiến hành điều chỉnh chiến lược và chính sách
một cách linh hoạt, coi trọng việc xác lập và củng cố những điều kiện quốc tế
có lợi, tăng cường hệ số an toàn quốc gia, tập trung phát huy nội lực làm nền
tảng cho sức mạnh tổng hợp quốc gia nhằm duy trì, mở rộng ảnh hưởng,
giành giật lợi ích về nhiều mặt.
Sự thay đổi tương quan so sánh thực lực giữa các nước lớn sau chiến
tranh Lạnh khiến Mỹ đang phải theo đuổi mục tiêu duy trì vị trí siêu cường

và chi phối tình hình quốc tế sang thỏa hiệp nhiều hơn với các nước lớn khác.
Đối với Trung Quốc, ưu tiên duy trì mơi trường hồ bình, ổn định ở trong
nước và khu vực nhằm phục vụ cho lợi ích cao nhất là tăng cường thế và lực
thông qua phát triển kinh tế, đồng thời ổn định quan hệ với các nước lớn khác,
chủ động can dự và phát huy ảnh hưởng ở khu vực, từng bước thể hiện vai trò
nước lớn. Với Nhật Bản, tiếp tục cải cách kinh tế, nỗ lực nâng cao vị thế trên
trường quốc tế kể cả về chính trị và an ninh. Liên Bang Nga, tập trung ổn định
13


tình hình trong nước, phát triển kinh tế, thực hiện chính sách đối ngoại thực
dụng trên nhiều hướng, với nhiều đối tượng, nhất là các nước lớn, đồng thời
ngày càng tỏ rõ sự kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích sống cịn ở khơng gian
SNG trước sự lấn lướt của Mỹ và phương Tây nhằm thu hẹp phạm vi ảnh
hưởng của Nga. Liên minh châu Âu (EU) chú trọng vào các vấn đề mở rộng
và thống nhất nội bộ, theo đuổi chủ nghĩa đa phương, tăng cường quan hệ với
các nước lớn khác nhằm đối phó với chủ nghĩa đơn phương của Mỹ. Ấn Độ
đẩy mạnh cải cách và phát triển kinh tế, điều chỉnh lại quan hệ với Mỹ, đồng
thời triển khai mạnh mẽ chính sách hướng sang phía Đơng, gắn chặt hơn với
Đơng Á- Thái Bình Dương.[74, 57]
Cùng với việc phải đối phó trước sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa
các cường quốc và xu hướng hình thành các trung tâm quyền lực quốc tế mới,
Mỹ còn đứng trước những thách thức nan giải do sự bất ổn định ở một số khu
vực trên thế giới có ảnh hưởng đến lợi ích thiết yếu của Mỹ, sự trỗi dậy của
chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các mối đe dọa xuyên quốc gia khác. Mặt
khác, quá trình triển khai chiến lược tồn cầu của Mỹ đối với phong trào cách
mạng, tiến bộ trên thế giới sau chiến tranh Lạnh diễn ra không như Mỹ dự
kiến. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tuy chưa hồn tồn vượt qua
khủng hoảng, nhưng có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Các nước xã hội chủ
nghĩa không chỉ tiếp tục đứng vững, mà còn giành được nhiều thành tựu quan

trọng trong cải cách, đổi mới và nâng cao vị thế quốc tế. Làn sóng cánh tả
ngày càng lan rộng tại khu vực Mỹ Latinh vốn được coi là “sân sau” của Mỹ.
Những biến động của tình hình nước Mỹ và quốc tế như đã nêu vừa tạo
ra những cơ hội thuận lợi, vừa đem lại khó khăn, thách thức đối với chính
quyền Tổng thống Bill Clinton trong q trình triển khai chiến lược tồn cầu,
cũng như việc hoạch định, thực thi và điều chỉnh chính sách đối ngoại thời kỳ
sau chiến tranh Lạnh.
1.2. Tình hình nước Mỹ
Nước Mỹ (Hợp chúng quốc Hoa Kỳ- The United States of America)
được thành lập ngày 04/7/1776, nằm ở tây bán cầu, phía bắc lục địa Châu Mỹ.
14


Sau hơn 300 năm phát triển, ngày nay nước Mỹ gồm 50 tiểu bang và 2 quận
Liên bang, với diện tích hơn 9,6 triệu km2, đứng thứ tư trên thế giới sau Liên
bang Nga, Canađa, Trung Quốc và chiếm 6,2% diện tích tồn cầu.[40, 54]
Ngồi hai tiểu bang là Alaska nằm phía Tây Bắc Canađa và Hawaii
nằm trên Thái Bình Dương, phần lục địa chính của nước Mỹ hai mặt giáp
biển: Đại Tây Dương ở phía Đơng, Thái Bình Dương ở phía Tây; từ Bắc
xuống Nam rộng 2500 km, từ Đông sang Tây rộng 4500 km, trải dài trên bốn
múi giờ. Dân số của nước Mỹ khoảng 300 triệu người (năm 2006), đứng thứ
ba thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Thành phần dân cư đa chủng tộc, với
31 nhóm sắc tộc có số dân trên 1 triệu người, người Mỹ da trắng chiếm
73,9%, người Mỹ gốc châu Phi- 12,4%, người Mỹ gốc châu Á- 4,4%, số còn
lại là người gốc bản địa và các chủng tộc khác [32, 10]. Với đặc điểm địa lý
tự nhiên và xã hội đa dạng, nguồn tài nguyên phong phú, nước Mỹ có điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh,
mở rộng giao lưu quốc tế và phát huy ảnh hưởng trên thế giới về nhiều mặt.
Trong thời Tổng thống Bush (cha) nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn
do cuộc chạy đua vũ trang trong cuộc đối đầu Xô- Mỹ gay gắt. Sau khi chiến

tranh Lạnh kết thúc, nước Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức về tình hình
kinh tế, chính trị và xã hội. Điều này đòi hỏi Mỹ phải đề ra chính sách phù
hợp để giải quyết các vấn đề trong nước và quốc tế trước sự thay đổi của tình
hình thế giới.
Dưới thời tổng thống Bill Clinton trong những nhân tố hàng đầu chi
phối quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ là những
ưu thế vượt trội của Mỹ trên lĩnh vực kinh tế, quân sự và khoa học - công nghệ.
Về kinh tế, Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới và là một trong
ba trung tâm kinh tế tư bản quốc tế lớn nhất hiện nay. Thập niên 90 của thế kỷ
XX là thời kỳ kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục và khá ổn định, GDP của Mỹ từ
chỗ chiếm 21,5% tổng GDP của toàn thế giới năm 1993 tăng lên 31% vào
năm 2000, bằng 4 nền kinh tế lớn tiếp sau Mỹ (Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh)
cộng lại.
15


Bên cạnh thực lực kinh tế lớn, quan hệ thương mại và đầu tư rộng khắp
hành tinh, Mỹ cũng là nước đóng vai trị chủ đạo trong các tổ chức quốc tế,
các thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt của thế giới. Mỹ đóng
góp tài chính lớn nhất cho Liên hợp quốc (22%) và chiếm 38% cổ phần của
Ngân hàng thế giới (WB), đóng góp lớn nhất vào ngân sách của Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) với mức 18,25%..[36, 34]. Do đó, Mỹ có tiếng nói và giữ vai
trò chi phối trong các thiết chế quốc tế lớn như đã nêu. Thị trường chứng
khốn của Mỹ có vai trị trung tâm trong đời sống tài chính, tiền tệ quốc tế.
Các công ty xuyên quốc gia khổng lồ của Mỹ phát triển nhanh chóng và cứ 10
cơng ty xuyên quốc gia lớn nhất của thế giới thì Mỹ chiếm 7 công ty.
Về quân sự, Mỹ là siêu cường về tiềm lực và sức mạnh với đội quân
thường trực 1,4 triệu người được triển khai ở 1.100 căn cứ quân sự trong
nước, 270 nghìn quân ở 209 căn cứ quân sự tại 35 nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới. Mỹ có kho vũ khí hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới, khoảng

7.100 đầu đạn hạt nhân với 3 loại là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn
đạo đặt trên tàu ngầm nguyên tử và máy bay ném bom chiến lược mang đầu
đạn hạt nhân. Mỹ đi đầu trong các công nghệ quân sự và có nguồn tài chính,
nhân lực lớn để có thể biến nhiều ý tưởng quân sự thành hiện thực. Ngân sách
quốc phòng của Mỹ liên tục tăng, chiếm 41% ngân sách quốc phòng của thế
giới, năm 1999 Mỹ chi 276,2 tỷ USD cho các vấn đề an ninh Quốc phòng. Mỹ
đã cam kết hỗ trợ phòng thủ hoặc ủng hộ các nỗ lực quân sự của 31 nước và
ký hiệp định hợp tác quân sự với 29 nước khác. Sức mạnh quân sự của Mỹ
không chỉ ở số quân và các căn cứ trên tồn cầu, mà cịn thể hiện ở trình độ
cơng nghệ cao và kỹ thuật ứng dụng hiệu quả trong quốc phịng, tỷ trọng vũ
khí cơng nghệ cao được Mỹ sử dụng ngày càng tăng.
Về khoa học công nghệ, giữa thập niên 90 của thế kỷ XX có 30 nước
trong tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chiếm 85% thành tựu
khoa học công nghệ mới của thế giới, thì riêng Mỹ chiếm 65% số bản quyền
của thế giới. 2/3 số người đạt giải Nobel về kinh tế và khoa học trên thế giới
là công dân Mỹ. Chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Mỹ chiếm
16


40,6% của tồn thế giới và bằng 6 nước cịn lại trong Nhóm G7 cộng lại.
Trong tổng số 29 ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn, Mỹ đứng đầu 20
ngành, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, khơng
gian điều khiển học, v.v.
Về chính trị - xã hội, từ sau chiến tranh Lạnh Mỹ với vị thế siêu cường
duy nhất, có vai trị chi phối đáng kể nền chính trị thế giới. Tình hình chính
trị- xã hội trong nước nhìn chung ổn định với sự thay nhau cầm quyền, điều
hành đất nước của hai đảng tư sản lớn là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hồ.
Việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của cả hai đảng này
thường chịu ảnh hưởng của hai trường phái lý luận là chủ nghĩa hiện thực và
chủ nghĩa tự do.

Quan điểm của chủ nghĩa hiện thực cho rằng, các quốc gia phải dựa
vào chính sức mạnh của mình để bảo vệ an ninh và tăng cường vị thế quốc tế.
Sức mạnh quốc gia bao gồm sức mạnh quân sự, kinh tế, ảnh hưởng và sức thu
hút của thể chế chính trị, mơ hình phát triển, ảnh hưởng văn hố... Khi các
quốc gia ln tăng cường sức mạnh nhằm bảo vệ an ninh và giành ưu thế
trong quan hệ với các nước khác, thì khả năng xảy ra chiến tranh luôn rất tiềm
tàng. Khác với chủ nghĩa hiện thực, quan niệm của chủ nghĩa tự do lại nhấn
mạnh có thể tạo ra sự hồ hợp lợi ích giữa các quốc gia cho dù chiến tranh là
thực tế tồn tại trong nhiều thế kỷ. Một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, thì khả
năng xảy ra chiến tranh thấp hơn. Sự tồn tại và phát triển của các thể chế quốc
tế tạo nên những ràng buộc, luật chơi được quốc tế cơng nhận, có thể góp
phần giải quyết xung đột một cách hồ bình và thúc đẩy hợp tác.
Chính sách đối ngoại Mỹ còn chịu sự chi phối của các quan điểm cạnh
tranh khác trong giới hoạch định chính sách, cũng như ảnh hưởng khơng nhỏ
của các nhóm lợi ích. Trên thực tế, dù thiên về chủ nghĩa tự do nhưng chính
sách của Đảng Dân chủ cũng có những thành tố của chủ nghĩa hiện thực, còn
Đảng Cộng hòa cũng chịu ảnh hưởng quan trọng của chủ nghĩa tự do.
Tuy có những ưu thế nổi trội của một siêu cường trên các lĩnh vực như
đã nêu, song nước Mỹ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh cũng luôn phải đối mặt
17


với khơng ít khó khăn nội bộ, ảnh hưởng đến việc hoạch định và triển khai
chính sách đối ngoại. Việc này đặt nước Mỹ đứng trước thách thức lớn của
vấn đề an ninh phi truyền thống. Các cuộc chiến do chính quyền Mỹ phát
động nhân danh chống khủng bố quốc tế ở Afganistan và nhằm “ngăn chặn
phổ biến vũ khí giết người hàng loạt” ở Iraq, đang làm phân hóa nội bộ nước
Mỹ bởi sự hao tổn nguồn lực tài chính, con người và nguy cơ bị sa lầy. Mặt
khác, đầu năm 2000 nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy giảm tăng trưởng. Vì vậy,
trên phương diện chính sách đối ngoại, chính quyền B.Clinton cũng hướng tới

việc duy trì và củng cố vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ trên thế giới.
1.3. Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bush (Cha)
Có thể nói rằng, mỗi một thời kỳ Tổng thống Mỹ đều có những chính
sách đối ngoại riêng để phù hợp với từng mục tiêu và thời kỳ phát triển trên
thế giới và nước Mỹ. Nếu như các đời Tổng thống trước của Mỹ đều lấy tên
của mình để đặt cho chính sách đối ngoại của nhiệm kỳ đó như Tổng thống
Truman có "học thuyết Truman", Tổng thống Kenedy có "học thuyết
Kenedy", thì Tổng thống Bush (Cha) lại lấy học thuyết “Vượt trên ngăn chặn”
làm chính sách đối ngoại cho nhiệm kỳ của mình.
Chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" được xuất hiện trong một diễn văn
của Tổng thống Bush (cha) vào 12/5/1989, trong đó Tổng thống Bush (Cha)
cũng nêu rõ mục tiêu của Mỹ đối với chiến lược này là: "Mục tiêu của Mỹ là
ngày càng vượt quá một sự bao vây đơn giản đối với chủ nghĩa bành trướng
Xơ Viết. Chúng ta có ý định đưa Liên Xô nhập vào cộng đồng các dân tộc, và
trong một chừng mực Liên Xô đi đến một sự cởi mở lớn hơn và dân chủ hơn,
trong chừng mực người ta đối phó với nhiều thách thức bằng một thái độ
quốc tế có trách nhiệm thì chúng ta cũng sẽ có những biện pháp của chúng
ta". [48, 22]
Những mục tiêu chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" của Tổng thống
Bush (cha)
Thứ nhất, tăng cường sự ổn định chiến lược có lợi cho Mỹ bằng cách
theo đuổi những hiệp định kiểm sốt vũ khí, đồng thời hiện đại hóa lực lượng
18


răn đe, phát triển các kỹ thuật phòng thủ chiến lược và tăng cường khả năng
vũ khí thơng thường của Mỹ.
Thứ hai, thực hiện quan điểm "An ninh quốc gia và sức mạnh kinh tế
không thể tách rời" ra sức "phát triển một nền kinh tế Mỹ hùng mạnh, thịnh
vượng và có sức cạnh tranh".

Thứ ba, duy trì thế cân bằng chiến lược ổn định ở các khu vực trong đó
Hoa Kỳ có vị trí khống chế "để ngăn chặn những cường quốc nào địch thủ
của Mỹ, tìm cách thống trị khu vực".
Thứ tư, hợp tác toàn diện với Liên Xơ trong q trình thực hiện kế
hoạch đẩy lùi, làm thất bại Liên Xơ và các nước XHCN "Nhằm xóa bỏ
CNXH vào năm 2000.[39, 56]
Chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" của Tổng thống Bush (Cha) triển
khai chưa được bao lâu thì hệ thống XHCN ở Liên Xơ và Đơng Âu tan rã và
chiến lược này cũng rơi vào tình trạng phá sản.
Về chiến lược an ninh quốc gia, Tổng thống Bush (cha) cũng đưa ra
những nội dung như sau:
Thứ nhất, tăng cường an ninh của Mỹ ở trong và ngoài nước, trong đó
ba bộ phận là hình thành mơi trường an ninh quốc tế, đối phó với những thách
thức, khủng hoảng và chuẩn bị cho một tương lai bất trắc có thể xẩy ra. Để
hình thành mơi trường an ninh quốc tế theo quan điểm của Mỹ, Nhà Trắng
xác định những hoạt động như ngoại giao, hợp tác kinh tế, kiểm sốt vũ khí
hạt nhân. Những hoạt động trên phải tăng cường an ninh khu vực, hỗ trợ các
hoạt động quân sự, duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở các khu vực chiến lược.
Trong các hoạt động an ninh Mỹ dành ưu tiên cao nhất cho việc giám
sát các mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh của Mỹ. Đó là những
quốc gia được coi là thù địch với Mỹ, những mối đe dọa xuyên quốc gia như
khủng bố, buôn bán ma túy, các tội ác quốc tế khác, các cuộc xung đột khu
vực đang tiềm tàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ. Hoa Kỳ đặc biệt
coi trọng ba khu vực quan trọng là bán đảo Triều Tiên, Trung Đông và Tây
Nam Á.
19


Đối với việc triển khai hoạt động quân sự chiến lược, Mỹ duy trì sự có
mặt ở nước ngồi để thúc đẩy ổn định khu vực, ngăn ngừa phát triển những

khoảng trống quyền lực. Chính quyền Bush (Cha) ln duy trì vai trị lãnh
đạo của Mỹ tại các khu vực ảnh hưởng của mình.
Sau chiến tranh Lạnh, có thể thấy quan điểm sức mạnh là quan điểm cố
hữu của các chính quyền Mỹ. Sức mạnh Mỹ được coi là sức mạnh tổng hợp
bao gồm kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, trong đó sức mạnh quân sự
vẫn giữ vai trò quan trọng. Tháng 8/1991, Tổng thống Bush (cha) đưa ra
quan điểm sức mạnh quân sự của Mỹ là nguồn đảm bảo và là cơ sở cho nền
an ninh trên phạm vi khu vực toàn cầu.
Thứ hai, thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ thơng qua nỗ lực trong và
ngồi nước. Đây là mục tiêu cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau
chiến tranh Lạnh. Tổng thống Bush (cha) khẳng định những lợi ích kinh tế và
an ninh Mỹ gắn chặt với nhau, không tách rời nhau. Sự thịnh vượng ở trong
nước phụ thuộc vào ổn định ở khu vực chủ chốt mà Mỹ buôn bán hoặc xuất
nhập khẩu hàng hóa. Chính mục tiêu thúc đẩy sự thịnh vượng này địi hỏi Mỹ
phải có sự lãnh đạo khu vực và thế giới theo cách của Mỹ thì mới có thể thực
hiện được những mục tiêu đề ra như việc thúc đẩy một hệ thống buôn bán mở
cửa, tăng cường tính cạnh tranh của nước Mỹ trên cơ sở duy trì những lợi thế
về cơng nghệ.
Thứ ba,thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Sau chiến tranh Lạnh chính
quyền Tổng thống Bush (Cha) đã tìm cách khuếch trương vấn đề dân chủ và
nhân quyền, coi đó là quốc sách để nâng cao vị thế của Mỹ trên trường quốc
tế. Mỹ coi phát triển dân chủ nhân quyền trên thế giới là để đảm bảo về an
ninh của Mỹ ở các khu vực có liên quan.[37, 23- 24]
Nếu như chiến lược "ngăn chặn" chủ trương dùng các biện pháp cứng
rắn như đối đầu qn sự, cơ lập chính trị, bao vây kinh tế để chống lại Liên
Xô và các nước XHCN, thì đến chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" chính
quyền Bush lại dùng chính sách và các biện pháp tồn diện hơn trên tất cả các
lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, quân sự, ngoại giao. Hình thức thực hiện
20



chiến lược này chính là dùng con bài "Diễn biến hịa bình" để trấn áp các
quốc gia trên thế giới, gây ra các cuộc xung đột, chiến tranh. Tuy nhiên, đứng
trước sự biến đổi nhanh chóng ở các nước Liên Xơ và Đơng Âu, chính quyền
Bush lại một lần nữa phải điều chỉnh chiến lược. Chiến lược mới của chính
quyền Tổng thống Bush là xây dựng một "Trật tự thế giới mới" (8/1991) và
Liên Hợp Quốc là trung tâm chính trị ngoại giao chủ chốt trong "Trật tự thế
giới mới" của Mỹ. Chính quyền Bush nhận thấy mối đe dọa từ Liên Xơ khơng
cịn nữa và thay đổi mục tiêu chiến lược quân sự từ việc chuẩn bị cho một
cuộc chiến tranh tồn cầu sang chiến lược phịng thủ.
Tóm lại, việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng
thống Bill Clinton diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang đứng trước những cơ
hội thuận lợi và thách thức rất lớn, đó là do những nhân tố trong nước và
quốc tế tác động lên. Nhân tố bên trong đó là tiềm lực về kinh tế, chính trị- an
ninh, quân sự, quốc phòng và quan điểm của giai cấp cầm quyền. Nhân tố
quốc tế là sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng trong hệ thống quan hệ
quốc tế và những biến động trong môi trường an ninh quốc tế sau chiến tranh
Lạnh. Sự vận động của những nhân tố bên trong và bên ngoài đều tác động
đến việc xây dựng, điều chỉnh và triển khai chính sách đối ngoại để phục vụ
lợi ích quốc gia của Mỹ. Nhưng trong tất cả những nhân tố trên, nhân tố được
coi là đóng vai trị hàng đầu chi phối định hướng chiến lược đối ngoại của Mỹ
là xác lập vị trí siêu cường số một trên thế giới. Đây chính là lí do vì sao tư
tưởng chỉ đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ là dựa vào sức mạnh quốc
gia là chính.

21


Chương 2
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2001

2.1. Mục tiêu, nội dung và lợi ích quốc gia của Mỹ trong chính sách đối
ngoại dưới thời Tổng thống Bill Clinton
2.1.1. Mục tiêu
Chiến lược toàn cầu của Mỹ được triển khai ngay sau khi chiến tranh thế
giới thứ II kết thúc đó là vươn lên làm bá chủ thế giới. Trong suốt thời kỳ chiến
tranh Lạnh, nước Mỹ nhiều lần điều chỉnh chiến lược toàn cầu, mà nội dung
trọng tâm là làm thế nào để ngăn chặn ảnh hưởng và đi đến thủ tiêu chủ nghĩa
cộng sản, địch thủ số một cản trở tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ. Bởi vậy,
đối với giới hoạch định chính sách ở Mỹ, sự tan rã của Liên Xơ và hệ thống xã
hội chủ nghĩa là thời cơ thuận lợi để nước Mỹ hoàn tất mục tiêu chiến lược
toàn cầu đã được vạch ra.
Các đời tổng thống Mỹ, dù thuộc Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ đều
khẳng định mục tiêu chiến lược bao trùm trong chính sách đối ngoại là duy trì
và củng cố vị trí siêu cường duy nhất, xác lập vai trò “lãnh đạo thế giới” của
nước Mỹ, phục vụ cho mục tiêu chiến lược toàn cầu xuyên suốt, mang tính
nhất quán, lâu dài là trở thành bá chủ thế giới trong tất cả các lĩnh vực chính trị,
tư tưởng, kinh tế- thương mại, quân sự - an ninh...Tổng thống Bill Clinton
trong diễn văn nhậm chức Tổng thống ngày 20/1/1993 nhấn mạnh, “Được sự
hỗ trợ bởi một nền quốc phịng có hiệu quả và một nền kinh tế mạnh mẽ hơn,
dân tộc chúng ta sẽ sẵn sàng lãnh đạo một thế giới đang bị thách thức ở khắp
mọi nơi”[17, 8].
Cũng trong bài diễn văn trên Tổng thống B.Clinton tuyên bố: "... Ngày
hôm nay chúng ta cầu cho kỷ nguyên bế tắc, trôi giạt sẽ ra đi và cho một mùa
đổi mới trên đất nước Hoa Kỳ bắt đầu. Để thay đổi nước Hoa Kỳ, chúng ta
cần phải cả gan và dám làm những gì mà các thế hệ trước chưa làm,..." [81,
1319]. Sự "thay đổi" mà Tổng thống W.J. Clinton nói đến là phải phục hồi sự
phát triển của nền kinh tế và thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo.
22



Để đạt được điều đó, chính quyền Clinton tập trung xây dựng chiến lược mới
thay thế cho chiến lược "Vượt trên ngăn chặn" khơng cịn phù hợp nữa.
Tháng 9/1993, chiến lược "mở rộng" đã được tuyên bố. Tháng 7/1994, chính
quyền Clinton đưa ra chiến lược "Cam kết và mở rộng". Chiến lược “Cam kết
và mở rộng” nhấn mạnh phải tích cực tham gia vào công việc quốc tế để mở
rộng lợi ích và quan niệm giá trị Hoa Kỳ, từ đó đảm bảo hơn nữa vị trí lãnh
đạo của Mỹ trong công việc quốc tế.
Quan điểm này tiếp tục được B.Clinton đề cập trong “Chiến lược an
ninh quốc gia cam kết và mở rộng” (1995), khi cho rằng: “Sự lãnh đạo của
nước Mỹ trên thế giới chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này”, do đó Mỹ
“Chống lại bất cứ một cường quốc hay nhóm cường quốc nào nổi lên thách
thức vị trí lãnh đạo của Mỹ”. [12, 36- 42]
Để thực hiện mục tiêu chiến lược bao trùm nêu trên, chính sách đối
ngoại Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton tập trung vào các mục tiêu cụ
thể, được xác định trên cơ sở ba mục tiêu có ý nghĩa trụ cột trong tổng thể
chiến lược đối nội và đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh.
Một là, củng cố và tăng cường an ninh cho Mỹ và đồng minh của Mỹ.
Mục tiêu này bao gồm ba bộ phận là hình thành mơi trường an ninh quốc tế
có lợi cho Mỹ, đối phó với những thách thức, khủng hoảng và chuẩn bị cho
một tương lai bất trắc. Để hình thành mơi trường an ninh quốc tế, chính quyền
Mỹ chủ trương thông qua các hoạt động khác nhau như ngoại giao, hợp tác
kinh tế, giúp đỡ quốc tế, kiểm soát phổ biến vũ khí, các sáng kiến trong lĩnh
vực nhân đạo, v.v... Những hoạt động đó chú trọng vào an ninh khu vực, tăng
cường tiến bộ kinh tế, hỗ trợ các hoạt động quân sự, hợp tác thực thi luật pháp
quốc tế, duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở các khu vực chủ chốt.
Trong hoạt động tăng cường an ninh, Mỹ dành ưu tiên cao nhất cho
việc giám sát các mối đe doạ đối với an ninh quốc gia. Trước hết, đó là các
nước được coi là thù địch với Mỹ, các nước có lực lượng hạt nhân chiến lược;
những mối đe doạ xuyên quốc gia như khủng bố, buôn bán ma tuý, tội phạm
quốc tế, các cuộc xung đột khu vực tiềm tàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc

23


×