Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đảng với hoạt động đối ngoại của chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam việt nam (1969 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 181 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LAN ANH

ĐẢNG VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA
CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI
CỘNG HỊA MIỀN NAM VIỆT NAM
(1969 – 1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2011

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LAN ANH

ĐẢNG VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA
CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI
CỘNG HỊA MIỀN NAM VIỆT NAM
(1969 – 1975)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: TS.



NGUYỄN THỊ MAI HOA

Hà Nội - 2011

2


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

4

Chương 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA
CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HỊA MIỀN NAM VIỆT
NAM TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1972

12

1.1. Sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam
Việt Nam

12

1.1.1. Yêu cầu lịch sử đối với việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam

12


1.1.2. Sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam

22

1.2. Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

28

1.2.1. Lãnh đạo tranh thủ sự công nhận quốc tế

28

1.2.2. Lãnh đạo phối hợp hoạt động và phát huy ưu thế ngoại giao “tuy
hai mà một, tuy một mà hai” trên bàn đàm phán Hội nghị Paris

31

1.2.3. Lãnh đạo đấu tranh cáo tội ác đế quốc Mỹ, tranh thủ dư luận thế
giới bên ngoài bàn đàm phán Hội nghị Paris

56

Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA
CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT
NAM TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1975

64


2.1. Bối cảnh lịch sử sau khi ký kết Hiệp định Paris và chủ trƣơng của
Đảng
2.1.1. Những diễn biến mới trên trường quốc tế và trong nước

64

2.1.2. Chủ trương của Đảng

69

2.2. Đảng chỉ đạo hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

73

2.2.1. Chỉ đạo hoạt động đấu tranh thi hành Hiệp định Paris

3

73


2.2.2. Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

99

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

110


3.1. Một số nhận xét cơ bản

110

3.1.1. Chủ trương phối hợp hoạt động và phát huy ưu thế ngoại giao hai
miền là một sáng tạo độc đáo của Đảng

110

3.1.2. Chủ trương đối với hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được Đảng hoạch định trên cơ sở phân
tích đặc điểm tình hình và nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn 1969 – 1975

114

3.1.3. Đảng đã chỉ đạo Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam triển khai các mũi tiến công ngoại giao khác nhau, nhằm tạo
hiệu quả ngoại giao cao nhất

118

3.1.4. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động đối ngoại của Chính phủ
Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam giai đoạn 1973 – 1975 vừa
có sự thống nhất căn bản, vừa có bước phát triển nhất định so với giai đoạn
1969 – 1972

123

3.1.5. Quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách

mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, tồn tại
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

125
132

3.2.1. Nắm vững tình hình, nhiệm vụ cách mạng cả nước, cũng như của
miền Nam, để xác định chủ trương đối ngoại thích hợp

132

3.2.2. Kiên trì các nguyên tắc đối ngoại, song có sách lược, biện pháp linh
hoạt, mềm dẻo trong chỉ đạo thực hiện

134

3.2.3. Kết hợp linh hoạt các mũi tấn công ngoại giao; đồng thời, kết hợp
các phương thức, cách thức ngoại giao khác nhau

140

KẾT LUẬN

146

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

149

PHỤ LỤC


161

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BBT:

Ban Bí thư

BCT:

Bộ Chính trị

BCHTƯ:

Ban Chấp hành Trung ương

BLHQS:

Ban Liên hợp quân sự

CHDC:

Cộng hòa dân chủ

CHND:


Cộng hòa nhân dân

CHMNVN:

Cộng hòa miền Nam Việt Nam

CNĐQ:

Chủ nghĩa đế quốc

CNTB:

Chủ nghĩa tư bản

CNTD:

Chủ nghĩa thực dân

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CPCMLT:

Chính phủ Cách mạng lâm thời

DCCH:

Dân chủ cộng hịa


ĐCS:

Đảng Cộng sản

ĐCSVN:

Đảng Cộng sản Việt Nam

MTDTGP:

Mặt trận dân tộc giải phóng

TBT:

Tổng Bí thư

USD:

Đơ la Mỹ

VNDCCH:

Việt Nam Dân chủ cộng hịa
5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thần thánh của dân tộc Việt Nam
là một bản trường ca bất hủ về tinh thần đấu tranh, lòng yêu nước và khát khao

độc lập, tự do. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khơng
tách rời đường lối đúng đắn của Đảng – đó là đường lối phát huy sức mạnh của
khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của các mặt
trận quân sự, chính trị, văn hóa, ngoại giao… làm nên sức mạnh nội lực, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đánh bại ý chí xâm lược của đế
quốc Mỹ - một đế quốc hùng mạnh, trong gần 200 năm lập quốc chưa từng nếm
mùi thất bại. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngoại giao trở
thành một trong những mặt trận quan trọng, ở đó, Đảng đã lãnh đạo kết hợp sức
mạnh ngoại giao hai miền, lãnh đạo hoạt động đối ngoại của
CPCMLTCHMNVN một cách hiệu quả từ khi Chính phủ ra đời (1969) đến khi
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi (1975), góp phần vào thắng lợi
chung của ngoại giao cả nước trong sự nghiệp giành độc lập, tự do và thống
nhất Tổ quốc.
Hiện nay, đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới - đưa công
cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thì việc “ơn cố tri
tân”, nhìn lại, đánh giá một cách thấu đáo những thành tựu, hạn chế của ngoại
giao cả nước những năm tháng hào hùng chống Mỹ nói chung, của
CPCMLTCHMNVN nói riêng dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, rút ra những kinh
nghiệm cho hiện tại là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Với những lý do đó, chúng tơi chọn chủ đề “Đảng với hoạt động đối ngoại của
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969 1975)” làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch sử ĐCSVN.

6


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về mảng đề tài này, lâu nay đã có một số sách, bài viết được cơng bố với
nhiều góc độ và phạm vi nghiên cứu. Có thể chia thành những nhóm tư liệu
như sau:
Các cơng trình của các nhà nghiên cứu trong nƣớc

- Các cơng trình chun khảo, tham khảo
Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000 [8]; Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì
sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945 - 1975) [76]; 50 năm ngoại giao Việt
Nam, tập 1, 2 [79]; Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1965 1975 [118]; Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh [85]; Các cuộc
thương lượng Lê Đức Thọ và Kissinger tại Paris [80]; Quá trình Đảng lãnh
đạo đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris về Việt Nam (1968 – 1973) [90]…
Đây là nhóm cơng trình khá phong phú, trong đó có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu của các nhà ngoại giao kỳ cựu – những người từng tham gia đấu
tranh trên mặt trận ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nhìn chung, các
cơng trình này tập trung trình bày chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước
Việt Nam và các quan hệ ngoại giao của Việt Nam từ năm 1945 trở đi. Các
cơng trình đã phân tích một cách khái quát đường lối đối ngoại của Đảng, các
sự kiện ngoại giao chủ yếu diễn ra từ sau khi nước ta giành độc lập và trong
mạch chảy chung ấy, đã đề cập đến hoạt động ngoại giao của
CPCMLTCHMNVN. Trong một số cơng trình, các tác giả cũng đã khái quát
quá trình Đảng lãnh đạo phối hợp hoạt động ngoại giao hai miền, hình thành
nên nền ngoại giao độc đáo “tuy hai mà một” chưa từng có trong lịch sử. Trong
nhóm các cơng trình này, hai cơng trình nghiên cứu: “Các cuộc thương lượng
Lê Đức Thọ và Kissinger tại Paris” (tác giả Lưu Văn Lợi, Lê Anh Vũ); “Quá
trình Đảng lãnh đạo đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris về Việt Nam
(1968 – 1973)” (tác giả Lương Viết Sang) đã cung cấp những tư liệu phong
phú, phản ánh khá rõ nét những hoạt động ngoại giao của CPCMLTCHMNVN.

7


- Các cơng trình mang tính chất hồi ức, hồi ký
Mặt trận dân tộc giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời tại Hội nghị
Paris về Việt Nam (Hồi ức) [9]; Chung một bóng cờ [47]; Trại Davis Sài Gịn mùa xuân 1973 [52]; Từ Geneva đến Paris [11]…
Các tác phẩm này là hồi ký của những người trực tiếp tham gia vào tiến

trình của Hiệp định Paris và quá trình thi hành Hiệp định nên rất sống động;
nguồn thơng tin phong phú, chi tiết. Qua các cơng trình này, có thể hình dung
một cách khá tồn diện, rõ nét diễn biến của quá trình đấu tranh ngoại giao.
Tuy nhiên, do mang tính chất hồi ký, nên một số sự kiện chưa hồn tồn chính
xác, cần có sự xác minh, đối chiếu cẩn trọng khi sử dụng.
- Các cơng trình mang tính chất biên niên
Biên niên lịch sử Chính phủ 1945 – 2005 [5]; Việt Nam những sự kiện
lịch sử 1945 – 1975, tập II, 1965 – 1975 [121]; Lịch sử biên niên xứ ủy Nam Bộ
và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975) [84]…
Các cuốn sách này đã tập hợp theo thứ tự thời gian các sự kiện quan
trọng trong lịch sử Việt Nam sau khi có chính quyền. Vì là các cơng trình biên
niên, nên khơng có các bình luận, đánh giá sự kiện, song, sự tập hợp đầy đủ các
sự kiện lịch sử nói chung, ngoại giao nói riêng của các cơng trình này đã có
đóng góp đáng kể cho các nghiên cứu lịch sử và lịch sử ngoại giao. Các cơng
trình này là tư liệu tra cứu hiệu quả cho tác giả luận văn trong q trình nghiên
cứu.
 Các bài báo, tạp chí
Qua khảo sát các tạp chí tiêu biểu (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí
Nghiên cứu quốc tế, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lịch sử
quân sự), theo con số thống kê chưa đầy đủ của tác giả, từ năm 1969 đến năm
2010, có khoảng 40 bài viết có nội dung liên quan tới các hoạt động của
CPCMLTCHMNVN. Có thể liệt kê một số bài viết đáng chú ý sau: Sự chỉ đạo
của Đảng trong đấu tranh thi hành Hiệp định Paris và giải phóng hồn tồn

8


miền Nam (1973 - 1975) [54], Phát huy nhân tố quốc tế trong sự nghiệp chống
Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam [55], Đàm phán và Hiệp định Paris [67],
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam với mặt trận

ngoại giao và cuộc đàm phán Paris [69], Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ
Việt Nam giai đoạn đàm phán Hiệp định Paris [96], Một số vấn đề về Hiệp
định Paris [124]… Khảo cứu kỹ nội dung các bài viết, có thể nhận thấy rằng,
về phạm vi thời gian, các bài viết này tập trung chủ yếu vào giai đoạn đấu tranh
ký Hiệp định Paris (1965 - 1973); đồng thời, đi sâu tổng kết nguyên nhân thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đánh giá thành tựu của đấu tranh ngoại
giao. Hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN dưới sự lãnh đạo của Đảng
đã được đề cập đến, nhưng ở mức độ tổng quát. Tuy nhiên, các bài viết này với
những góc độ tiếp cận khác nhau đã cung cấp cho tác giả luận văn những nhận
thức bổ ích xung quanh vấn đề nghiên cứu.
Các cơng trình của các nhà nghiên cứu nƣớc ngồi
Giải phẫu một cuộc chiến tranh, tập II (1969 - 1975) [26]; Nền hịa bình
mong manh – Washington, Hà Nội và tiến trình của Hiệp định Paris [2], “The
real war” [125]; “Việt Nam, The Ten Thousand Day War” [126]; “Cuộc chiến
tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam” [16]; "Những bí mật của
cuộc chiến tranh Việt Nam" [45]; “Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ”
[51]; …
Đây là cơng trình nghiên cứu nước ngoài hoặc bằng tiếng Anh, hoặc đã
đã được dịch ra tiếng Việt. Điều đáng lưu ý là đa phần các cơng trình nghiên
cứu này là của những nhà nghiên cứu người Mỹ. Qua các cơng trình này, có thể
nhận thấy cái nhìn từ phía người Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam và quá trình
đàm phán Hiệp định Paris. Với cách tiếp cận khá độc đáo và nguồn tư liệu rất
phong phú do các tác giả có điều kiện khai thác những nguồn tư liệu đa chiều,
cả đã giải mật và chưa giải mật, nên các công trình này đã cung cấp thêm một
số chi tiết, sự kiện, số liệu về quá trình kết hợp đấu tranh ngoại giao của ngoại
giao hai miền Nam, Bắc Việt Nam trên bàn đàm phán Paris; về những thành
9


công của ngoại giao Việt Nam giai đoạn này dưới góc nhìn của học giả nước

ngồi.
Tóm lại, qua thu thập, phân tích nguồn tư liệu liên quan đến hoạt động
đối ngoại của CPCMLTCHMNVN dưới sự lãnh đạo của Đảng những năm
1969 – 1975, có thể đưa ra những kết luận sau:
Thứ nhất, các cơng trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam khá phong
phú. Tác giả của các cơng trình chủ yếu là những nhà ngoại giao kỳ cựu, khơng
ít trong số họ là thành viên của các đoàn ngoại giao, đoàn Liên hợp quân sự,
nên các tác giả đã phân tích cặn kẽ bối cảnh, q trình đấu tranh cam go của
ngoại giao hai miền; từ đó, khẳng định vai trò quan trọng của đấu tranh ngoại
giao trong sự nghiệp cách mạng chung, làm rõ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN.
Trong khi đó, các cơng trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài tập trung lý
giải nguyên nhân thất bại của đế quốc Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, tuy
nhiên, trong một số cơng trình, một số nhận xét, đánh giá còn chưa thực sự
khách quan.
Một cách tổng quát, thành quả của những cơng trình nghiên cứu nêu
trên, ở những mức độ khác nhau đã soi rọi và là cơ sở để tác giả luận văn có
điều kiện đi sâu nghiên cứu về hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, trong những cơng trình nghiên cứu trên, chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về hoạt động đối ngoại của
CPCMLTCHMNVN dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN như đề tài luận văn mà
chúng tôi đã lựa chọn.
Thứ ba, quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của
CPCMLTCHMNVN những năm 1969 – 1975 cần phải tiếp tục nghiên cứu một
cách toàn diện, hệ thống, dựa trên việc khai thác thêm những tư liệu mới, khỏa
lấp những khoảng trống nghiên cứu vẫn còn tồn tại như làm rõ những chủ
trương, quan điểm của Đảng đối với hoạt động đối ngoại của
CPCMLTCHMNVN; chỉ ra vai trị, sự đóng góp to lớn, quan trọng hoạt động
10



đối ngoại của CPCMLTCHMNVN đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; làm
rõ những tồn tại, hạn chế, đúc rút những kinh nghiệm lịch sử quan trọng từ quá
trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN… Đó đồng
thời cũng là mục tiêu, nhiệm vụ mà luận văn cố gắng hồn thành.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động
đối ngoại của CPCMLTCHMNVN từ năm 1969 đến năm 1975; trên cơ sở đó,
rút ra những kinh nghiệm chủ yếu phục vụ hiện tại.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đi sâu phân tích, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với
hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN qua hai giai đoạn: 1969 – 1972;
1973 – 1975.
- Hệ thống hóa, khái quát hóa những tư liệu đã có, bổ sung thêm những tư
liệu mới, khôi phục một cách khách quan các hoạt động đối ngoại chủ yếu của
CPCMLTCHMNVN dưới sự lãnh đạo của Đảng qua hai giai đoạn: 1969 –
1972; 1973 – 1975.
- Nêu lên những thành tựu, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm
lịch sử từ quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của những năm
1969 – 1975.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động đối ngoại của
CPCMLTCHMNVN từ năm 1969 đến năm 1975.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những đường lối, chủ trương cơ bản của
Đảng trong quá trình chỉ đạo CPCMLTCHMNVN tiến hành các hoạt động đối
ngoại và những sự kiện chính, quan trọng, những mốc lớn trong hoạt động đối
11



ngoại của CPCMLTCHMNVN trong phạm vi thời gian từ năm 1969 (thời
điểm CPCMLTCHMNVN ra đời) đến năm 1975 (đất nước hồn tồn giải
phóng, hai cơ quan ngoại giao hai miền Nam, Bắc hợp nhất).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý luận
chung của chủ nghĩa Mác- Lênin, ngoài việc sử dụng rộng rãi các phương pháp
phổ quát của khoa học lịch sử như lịch sử, logic, logic – lịch sử, luận văn còn
sử dụng các phương pháp cơ bản khác của khoa học lịch sử như phân tích, tổng
hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh, để xử lý các sự kiện, con số, với mục đích
dựng lại q trình Đảng hoạch định chủ trương và chỉ đạo hoạt động ngoại giao
của CPCMLTCHMNVN.
Luận văn cũng đi sâu làm rõ những sự kiện chủ yếu, quan trọng, phản
ánh đặc điểm, sự phát triển trong quá trình hoạt động ngoại giao của
CPCMLTCHMNVN dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm rõ những thành tựu, hạn
chế của quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động ngoại giao của CPCMLTCHMNVN
bằng các phương pháp lịch sử, logic, nghiên cứu quốc tế, phân tích, đối chiếu,
thống kê... Để luận giải và rút ra những kinh nghiệm chủ yếu có giá trị lý luận
và thực tiễn phục vụ hiện tại, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp logic lịch sử, so sánh và hệ thống hóa.
6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày một cách khách quan, tương đối tồn diện, có hệ thống và
làm sáng tỏ các quan điểm, chủ trương, cũng như sự chỉ đạo của Đảng đối với
các hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN những năm 1969 - 1975; trên
cơ sở đó, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu phục vụ hiện tại.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu về quan hệ quốc tế, về đối
ngoại của Đảng và Nhà nước VNDCCH và của CPCMLTCHMNVN; đồng
thời, phục vụ công tác giảng dạy lịch sử và những mơn học có liên quan.

12



- Nguồn tài liệu tham khảo mà luận văn sưu tầm, khai thác và giới thiệu
là nguồn tư liệu có giá trị, có thể sử dụng phục vụ việc nghiên cứu về ngoại
giao, về quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết:
Chương 1. Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam từ năm 1969 đến năm 1972
Trong chương 1, luận văn tập trung làm rõ những yêu cầu lịch sử đối với
việc thành lập CPCMLTCHMNVN trong giai đoạn lịch sử mới; đồng thời đi
sâu phân tích những hoạt động đấu tranh ngoại giao của CPCMLTCHMNVN
dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN trên ba nội dung chính: 1). Tranh thủ sự công
nhận quốc tế; 2). Đấu tranh trên bàn đàm phán Hội nghị Paris; 3). Đấu tranh tố
cáo tội ác của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gịn bên ngoài bàn đàm phán.
Chương 2. Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam từ năm 1973 đến năm 1975
Chương 2 tập trung phân tích hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN
dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN sau khi Hiệp định Paris được ký kết đến khi đất
nước thống nhất. Đó là hoạt động đối ngoại tích cực tranh thủ mọi sự ủng hộ
quốc tế và buộc địch phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Paris. Những hoạt
động đối ngoại ấy đã tận dụng mọi cơ hội thuận lợi, đẩy mạnh cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước nhanh chóng đi tới thắng lợi.
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm
Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu đã giải quyết ở chương 1 và 2, tại
chương 3, luận văn đưa ra những nhận xét về quá trình hoạch định chủ trương,
đường lối và chỉ đạo thực hiện của ĐCSVN đối với hoạt động đối ngoại của
CPCMLTCHMNVN. Trong q trình đó, bên cạnh những thành tựu nổi bật,
vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Những nhận xét đó là cơ sở để luận

văn đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu vận dụng vào thời kỳ hiện tại.

13


Chƣơng 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA CHÍNH
PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM
TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1972

1.1. SỰ RA ĐỜI CỦA CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG
HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM

1.1.1. Yêu cầu lịch sử đối với việc thành lập Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Từ giữa những năm 60 (XX), các nước XHCN đã đạt được nhiều thành
tựu trong xây dựng kinh tế, phát triển khoa học – kỹ thuật và tăng cường khả
năng quốc phịng. Tính đến năm 1967, hệ thống các nước XHCN đã chiếm hơn
1/3 sản lượng công nghiệp thế giới [31, tr. 188-189]. Tốc độ phát triển của các
nước XHCN thuộc Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) tăng trung bình cao hơn
so với các nước TBCN trong Tổ chức các nước kinh tế phát triển. Điều đó đã
giúp cho các nước XHCN đương đầu với sự bao vây, phá hoại về kinh tế của
CNĐQ và là cơ sở để giúp đỡ các nước mới giành độc lập bảo vệ những thành
quả cách mạng của mình. Cho đến thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Việt Nam bước vào giai đoạn ác liệt, thì phe XHCN đã hình
thành và “trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội lồi người” [36,
tr. 94]. Điều đó có tác dụng cân bằng tương quan so sánh lực lượng có lợi cho
cách mạng, ngăn đe CNĐQ và là chỗ dựa cho phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, phong trào giải phóng dân tộc ở

các nước Á, Phi, Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ. Phần lớn các nước bị CNTD
thống trị lần lượt được giải phóng, trở thành những nước độc lập ở những mức
độ khác nhau. Hệ thống thuộc địa của CNĐQ ngày càng bị thu hẹp. Đầu những
năm 50 (XX), các nước mới giành độc lập tập hợp nhau trong Phong trào

14


khơng liên kết. Đến năm 1970, Phong trào đã có 54 thành viên, trở thành một
lực lượng chính trị mới trên vũ đài quốc tế. Từ Hội nghị cấp cao lần thứ 3 ở
Luxaca (tháng 9 – 1970), xu hướng chống đế quốc của Phong trào ngày càng
trở nên mạnh mẽ, trong đó có việc cổ vũ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Việt Nam.
Mặc dù có những thành tích trong xây dựng và phát triển kinh tế, khoa
học – kỹ thuật và quốc phòng, nhưng những khuyết tật của các nước XHCN
cũng đã sớm bộc lộ. Đến cuối những năm 60 (XX), trong phe XHCN xuất hiện
những vụ rối loạn chính trị nghiêm trọng tại một số nước và những bất đồng
trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng ngày càng trở nên phức
tạp. Đặc biệt, sự bất đồng giữa Liên Xô – Trung Quốc – hai nước XHCN lớn,
những nước viện trợ chủ yếu trên các phương diện khác nhau cho Việt Nam, là
một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của Mặt trận nhân dân thế giới
đoàn kết ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Dù có những khó khăn, bất đồng nhất
định, song, các nước XHCN vẫn luôn sát cánh và ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu
tranh của nhân dân Việt Nam, nhất là đối với chủ trương vừa đánh, vừa đàm
của chúng ta. Các nước XHCN nói chung vẫn tăng cường ủng hộ về chính trị
và vật chất cho chúng ta. Hai nước XHCN lớn là Liên Xô, Trung Quốc dù mâu
thuẫn ngày càng sâu sắc, song không ngừng giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam. Liên
Xô tuyên bố ủng hộ Chính phủ VNDCCH, ủng hộ Chính sách 10 điểm của
MTDTGP, coi đó là “những đề nghị chính đáng và hợp lý” và “kiên quyết ủng
hộ những đề nghị đó” [12, tr. 217]. Dù khơng tán thành việc chúng ta đàm phán

với Mỹ, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ
của nhân dân ta, sau này, đến giữa những năm 60 (XX), chuyển dần sang ủng
hộ chủ trương vừa đánh, vừa đàm của Việt Nam.
Bên cạnh đó, nội bộ phe ĐQCN cũng có sự biến đổi lớn trong lực lượng
so sánh giữa đế quốc Mỹ và các đế quốc khác.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành đế quốc giàu có nhất,
chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản, tuy nhiên, khi Mỹ
15


tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên và sau đó sa lầy trong chiến tranh Việt
Nam thì các nước tư bản khác đã tranh thủ cơ hội vươn lên xây dựng kinh tế,
thốt khỏi tình trạng lệ thuộc vào Mỹ, thậm chí nhiều nước trở thành những
địch thủ nguy hiểm của Mỹ trên mặt trận kinh tế (Pháp, Anh, Nhật Bản), mà sự
ly tâm đầu tiên trong thế giới tư bản chính là thuộc về nước Pháp. Pháp đã thể
hiện sự độc lập trong quan hệ của mình mà khơng bận tâm đến thái độ của Mỹ
bằng việc công nhận CHND Trung Hoa (năm 1964), sau đó cắt đứt quan hệ
ngoại giao với Đài Loan do Mỹ ủng hộ, quyết định rút quân ra khỏi các lực
lượng quân sự nhất thể hóa trong NATO, khơng chấp nhận trụ sở NATO đóng
trên đất Pháp, địi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, củng cố
quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác. Với những hành động đó, Pháp
được coi là “kẻ ương ngạnh” trong liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu. Tương
tự Pháp, từ năm 1965, CHLB Đức đã đẩy mạnh quan hệ với các nước XHCN.
Tháng 8 – 1970, Hiệp ước Liên Xô – CHLB Đức được ký kết, khẳng định
chính sách hịa bình, thừa nhận các đường biên giới hiện tại ở châu Âu và
khơng dùng qn sự làm thay đổi tình hình châu Âu. Như vậy, Mỹ đã khơng
cịn khống chế được hai nước Tây Âu lớn là Pháp và Đức như trước nữa.
Nhật Bản đã lợi dụng được chiếc ô an ninh của Mỹ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai và sự giúp đỡ ban đầu của viện trợ tái thiết từ Mỹ để phát triển kinh
tế. Đến đầu những năm 70 (XX), Nhật Bản được xếp vào các quốc gia đứng

đầu về trình độ phát triển khoa học – kỹ thuật, đặc biệt trong các ngành công
nghiệp dân dụng, được dư luận phương Tây suy tơn là “thần kì Nhật Bản”.
Trên cơ sở những thành tựu kinh tế, bằng hành động đấu tranh đòi chủ quyền
về quần đảo Okinawa mà Mỹ chiếm từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật
Bản đã tách dần ra khỏi ảnh hưởng của Mỹ.
Ở các nước Tây Âu, CNTB lũng đoạn nhà nước không chỉ dừng lại trong
phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, biểu hiện là sự ra đời của
Khối thị trường chung châu Âu (EEC, tháng 3 – 1957). Sự ra đời của cộng
đồng kinh tế này cho phép các nước Tây Âu thực hiện hiệu quả cuộc cạnh tranh
16


về kinh tế, tài chính và thương mại với những nước ngoài khối, đặc biệt đối với
Mỹ và Nhật Bản.
Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong thế giới tư bản dần dần
hình thành ba trung tâm kinh tế là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Trong thế chân
kiềng này, thế lực kinh tế của Mỹ ngày càng suy giảm so với sự phát triển của
Tây Âu và Nhật Bản. Điều đó đã thúc đẩy khuynh hướng các nước Tây Âu và
Nhật Bản tách khỏi sự khống chế của Mỹ về kinh tế và sau đó là về chính trị.
Cùng với sự gia tăng các mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước đế quốc khác,
các khối quân sự, liên minh quân sự như Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO), Hiệp định an ninh Mỹ - Nhật, khối ANZUS, SEATO, CENTO cũng
đã bộc lộ các bất đồng. Mâu thuẫn trong khối NATO xuất hiện ngay khi thành
lập với việc Anh – Mỹ tranh nhau quyền lãnh đạo và ảnh hưởng ngày càng trở
nên phức tạp hơn khi Pháp và Tây Đức cũng đấu tranh đòi Mỹ chia sẻ quyền
lực; các đồng minh khác cũng đòi độc lập hơn với Mỹ. Bên cạnh đó, các cuộc
khủng hoảng tiền tệ trong thế giới tư bản và các cuộc “chiến tranh kinh tế”
ngày một gay gắt. Sau thất bại quân sự năm 1968 và trước xu thế Mỹ phải
xuống thang chiến tranh ở Việt Nam, quan hệ giữa Mỹ và các nước chư hầu có
quân tham chiến ở Việt Nam cũng bớt gắn bó.

Tại các nước tư bản, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động vì các quyền dân sinh, dân chủ và hịa bình cũng phát triển với quy
mơ rộng lớn. Tình hình suy thoái kinh tế, lạm phát và thất nghiệp đã đẩy quần
chúng lao động vào cảnh nghèo khổ, làm nảy sinh các cuộc bãi cơng địi dân
sinh, dân chủ. Khi đế quốc Mỹ đưa quân vào Việt Nam và thất bại buộc phải
xuống thang chiến tranh, thì một nội dung nổi bật của phong trào đấu tranh tại
các nước tư bản là chống chiến tranh Việt Nam. Nội dung này đã thu hút được
sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân như Đảng nhận định: “Ngay
những vấn đề thiết thân đối với nhân dân các nước tư bản cũng không tập hợp
được quần chúng đông đảo như vấn đề Việt Nam” [36, tr. 84].

17


Trong nội bộ nước Mỹ, những mâu thuẫn cũng ngày một phát triển sâu
sắc sau những thất bại của Mỹ trên chiến trường Đơng Dương. Những khó
khăn chưa có chính sách giải quyết trong vấn đề tài chính do các cuộc khủng
hoảng kinh tế 1960 – 1961, 1964 – 1965, 1969 – 1970, trong vấn đề người da
đen, da đỏ - hậu quả của nạn phân biệt chủng tộc, vấn đề đơ thị, tình trạng thất
nghiệp, lạm phát trầm trọng, khiến niềm tin của nhân dân vào chính quyền bị
suy giảm. Đặc biệt, phong trào phản chiến ở Mỹ dâng lên mạnh mẽ và có bước
phát triển về chất so với các giai đoạn trước. Ý thức chống chiến tranh Việt
Nam đã thâm nhập sâu hơn trong các tầng lớp nhân dân, trong xã hội Mỹ, khiến
vấn đề Việt Nam trở thành một trong những vấn đề mấu chốt gây mất ổn định
của nước Mỹ. Nhiều cuộc bãi công, biểu tình của quần chúng nhân dân, binh
lính Mỹ xuất ngũ, những hành động tự thiêu phản đối chiến tranh Việt Nam …
nổ ra liên tiếp, một mặt, làm rung chuyển bộ máy chính quyền, đẩy chính quyền
Mỹ lún sâu thêm vào cuộc khủng hoảng; mặt khác, trở thành yếu tố thuận lợi
cho Việt Nam xây dựng Mặt trận nhân dân thế giới, tạp nên sức mạnh quan
trọng tiến công đế quốc Mỹ trên mặt trận ngoại giao. Tổng thống Nixon càng

cố rút bớt quân đội Mỹ ở chiến trường, thì phong trào phản chiến càng phát
triển, lan rộng trong xã hội Mỹ, thậm chí trong cả giới cầm quyền và cơ quan
lập pháp. Những rạn nứt trên buộc nhà cầm quyền Mỹ phải có những sự điều
chỉnh chiến lược, thậm chí phải sử dụng tới cả những trị lừa bịp hòng đạt được
mục tiêu cuối cùng.
Những mâu thuẫn trong nội bộ phe ĐQCN và nội bộ nước Mỹ đã làm
giảm đáng kể uy thế của Mỹ trên trường quốc tế. Tình hình đó tạo ra khả năng
thuận lợi cho Đảng ta lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ các nước đế quốc, lập
Mặt trận nhân dân thế giới chống Mỹ xâm lược Việt Nam.
Trong khi tình hình thế giới có nhiều biến động, thì cách mạng Việt Nam
cũng có những bước phát triển vượt bậc trên cả ba mặt trận: Chính trị, quân sự,
ngoại giao.

18


Những thắng lợi của quân và dân cả nước, đặc biệt là quân và dân miền
Nam trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho “ý
chí xâm lược của Mỹ bị lung lay rõ rệt” [36, tr. 118]. Thất bại nặng nề đó càng
đẩy đế quốc Mỹ vào tình thế phịng ngự, bị động, song vẫn ngoan cố tìm mọi
cách kéo dài chiến tranh xâm lược ở miền Nam nước ta. Thực hiện âm mưu đó,
đầu năm 1969, Tổng thống R. Nixon lên cầm quyền đã điều chỉnh chiến lược
toàn cầu phản cách mạng, đề ra “học thuyết Nixon” với mục tiêu giảm bớt các
“cam kết quốc tế” của Mỹ, đòi hỏi các nước đồng minh phải “chia sẻ trách
nhiệm” với Mỹ để chống lại phong trào cách mạng thế giới, ổn định tình hình
nội bộ, duy trì lực lượng quốc phịng, giữ thế cân bằng và răn đe, khai thác, lợi
dụng mâu thuẫn các nước XHCN, chia rẽ, lôi kéo các nước lớn, mua chuộc, uy
hiếp các nước nhỏ.
Ở Việt Nam, Tổng thống R. Nixon buộc phải xuống thang chiến tranh,
thực hiện “phi Mỹ hóa chiến tranh” - thực chất là thực hiện chiến lược “Việt

Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam, mở rộng chiến tranh sang Campuchia, tiến
đánh lực lượng giải phóng qn ở Lào, thực hiện âm mưu “Đơng Dương hóa
chiến tranh”, “dùng người châu Á đánh người châu Á”, biến Đông Dương
thành một chiến trường. Kế hoạch của Mỹ là thực hiện chiến lược chiến tranh
tổng lực, đầu tư mạnh, hy vọng vực dậy qn đội Sài Gịn có đủ sức đảm nhiệm
dần các cơng việc trước khi lính Mỹ và quân chư hầu “rút lui trong danh dự”
nhờ vào cố gắng đàm phán ngoại giao – như Mỹ tính toán. Với chiến lược này,
Mỹ đã sử dụng tối đa sức mạnh quân sự kết hợp với những thủ đoạn chính trị,
ngoại giao, hịng giành thế mạnh, cơ lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của
nhân dân ta. Bằng cách tuyên bố về các đợt rút quân nhỏ giọt, Tổng thống R.
Nixon hy vọng vừa có thời gian để xây dựng ngụy quân, ngụy quyền đủ mạnh,
xoa dịu phong trào phản chiến đang lên cao trong lòng nước Mỹ và trên thế
giới, vừa có thể chuyển được sức ép dư luận sang phía VNDCCH, tạo lợi thế
trên bàn đàm phán. Trên lĩnh vực đối ngoại, chính quyền Mỹ thực hiện chính
sách “tiến cơng hịa bình” với quy mơ chưa từng có trong hoạt động ngoại giao
19


của nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mục đích của chính sách ngoại
giao này là lơi kéo sự tham gia của các nước Tây Âu, Bắc Âu, châu Phi, châu
Á, một số nước XHCN, các nước Không liên kết… làm trung gian trong vấn đề
Việt Nam, hòng đánh lừa dư luận thế giới và nhân dân Mỹ, gây chia rẽ giữa các
nước với Việt Nam. Bên cạnh đó, Mỹ liên tục giằng dai trên bàn Hội nghị
Paris, gây nên những bế tắc về ngoại giao trong suốt những năm 1968 – 1971.
Được bảo trợ của Mỹ, chính quyền Sài Gòn đã tăng cường các cuộc
hành quân lấn chiếm, đánh phá ác liệt các vùng giải phóng với mục tiêu đánh
bật chủ lực của ta ra khỏi nơi đứng chân, tung những đội quân Phượng Hoàng
về vùng ven đơ làm nhiệm vụ chiêu hồi…, gây khó khăn khơng nhỏ cho cách
mạng miền Nam. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của
quân đội ta, quân đội Sài Gòn đã kịp chấn chỉnh lại, tiến hành bao vây các đô

thị miền Nam và đánh chiếm vùng nơng thơn ven đơ, gây khó khăn cho các
cuộc tấn công đợt 2 và 3 của chúng ta. Thực tế là, “khi tổng tấn công chúng ta
đã tung hết lực lượng ... cho nên đến khi địch phản kích thì chúng ta khơng có
lực lượng (…), chúng ta lâm vào tình hình rất khó khăn trong những năm 1969,
1970, 1971” [78, tr. 57]. Nhân cơ hội đó, địch tập trung đánh phá ác liệt các
vùng giải phóng, tiêu diệt và đẩy lùi các đơn vị chủ lực của ta ra khỏi các nơi
đứng chân ở Trị Thiên, Khu V, Nam Bộ… Lực lượng vũ trang của chúng ta bị
tổn thất, không kịp bổ sung, lương thực tiếp tế gặp khó khăn. Bước vào năm
1969, ở Đơng Nam Bộ và khu IV, địch lấn chiếm và hầu như kiểm soát tồn bộ
vùng nơng thơn bao quanh Sài Gịn và các tỉnh Phước Long, Bình Tuy và vùng
đồng bằng các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận… cơ sở ở nơng thơn bị tổn thất,
căn cứ bị thu hẹp nhiều nơi, chủ lực của ta khơng cịn chỗ đứng chân phải trú
chân trên đất bạn. Từ khi đế quốc Mỹ trực tiếp đưa quân vào miền Nam Việt
Nam, chưa bao giờ chúng ta gặp khó khăn như hai năm này (1969, 1970). Tóm
lại, thực hiện chủ trương “phi Mỹ hoá chiến tranh”, R. Nixon đã sử dụng “sức
mạnh tối đa về quân sự kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao rất
xảo quyệt, hịng giành thế mạnh, cơ lập và bóp nghẹt cuộc kháng chiến của
20


nhân dân ta” [43, tr. 18]. Rõ ràng, thực hiện “Việt Nam hoá chiến tranh”, đế
quốc Mỹ đặt mục tiêu phá vỡ khối đoàn kết thống nhất của dân tộc Việt Nam,
khối đồn kết ba dân tộc Đơng Dương; ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối
với miền Nam; cản trở sự ủng hộ của Mặt trận nhân dân thế giới đối với cuộc
kháng chiến của nhân dân ta.
Bên cạnh việc tăng cường hoạt động quân sự, đẩy mạnh bình định nơng
thơn, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gịn ra sức lơi kéo, tập hợp các phe phái
tay sai, nhất là lực lượng phản động trong các tôn giáo, các đảng phái để tạo
chỗ dựa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc
lãnh tụ các đảng phái chính trị với lời kêu gọi tập hợp xung quanh chính phủ,

đồn kết các phe phái để chống lại cộng sản. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
lơi kéo các phe phái chính trị và tơn giáo (như Đại Việt cách mạng, Việt Nam
dân chủ xã hội Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam nhân xã Đảng)
đứng dưới lá cờ Mặt trận quốc gia xã hội dân chủ mới được thành lập.
Trước tình hình đó, Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 16 (5 – 1969), Hội
nghị BCT (5 – 1969) đã phân tích tình hình miền Nam khẳng định những thắng
lợi to lớn; đồng thời, cũng chỉ ra những thiếu sót của ta. Các Hội nghị cũng xác
định các mũi tiến công chiến lược trong thời kỳ mới, trong đó, tiến cơng qn
sự là rất cơ bản, giữ vị trí ngày càng quan trọng; tiến cơng chính trị cũng rất cơ
bản và đang có khả năng rất to lớn; tiến cơng ngoại giao có ý nghĩa chiến lược
quan trọng. Phải nắm vững thời cơ, phối hợp tiến cơng qn sự với tiến cơng
chính trị, tiến cơng liên tục, sắc bén, kiên trì nguyên tắc, khéo vận dụng sách
lược, vừa kiên quyết vừa linh hoạt, buộc Mỹ phải rút quân và nhận một giải pháp
chính trị đáp ứng yêu cầu cơ bản của ta.
Từ khi ra đời, MTDTGPMN đã trở thành người đại diện chân chính duy
nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Mặt trận đã “đoàn kết tất cả các tầng
lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn
giáo, các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam Việt Nam, khơng phân biệt xu hướng
chính trị để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai
21


của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, thực hiện: độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh,
hịa bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới hịa bình thống nhất tổ quốc” [116, tr.
23]. Trên trường quốc tế, Mặt trận đã là buộc Mỹ nhường bước, phải ngồi nói
chuyện với Mặt trận, gián tiếp thừa nhận vị thế pháp lý của Mặt trận. Trên đà
thắng lợi đó, tính đến cuối năm 1968, đã có các tổ chức thuộc nhiều xu hướng
chính trị khác nhau của 23 nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Mặt trận. Ở
vùng giải phóng, MTDTGPMN các cấp đã thực hiện vai trị, chức năng của
chính quyền, đoàn kết toàn dân tổ chức kháng chiến và xây dựng đời sống cho

nhân dân. Cùng với sự phát triển của cuộc kháng chiến, Uỷ ban nhân dân giải
phóng cũng được thành lập ở nhiều vùng ven đô thị và cả trong lịng các đơ thị.
Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 14 (1 – 1968) đã khẳng định: “Phải nhanh
chóng tổ chức chính quyền cách mạng của nhân dân” [35, tr. 60]. Thực hiện
chủ trương trên, ngày 15 – 1 – 1968, Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban
Trung ương MTDTGPMN ra Chỉ thị “Tích cực, khẩn trương, củng cố, xây
dựng, phát triển chính quyền cách mạng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
ở xã, ấp”. Ngày 29 – 2 – 1968, Trung ương Cục ra Chỉ thị bổ sung, khẳng
định: Phải nhanh chóng xây dựng chính quyền cách mạng các huyện, quận,
tỉnh. Ngày 25 – 5 – 1968, Trung ương Cục và Ủy ban Trung ương
MTDTGPMN ra Chỉ thị quan trọng: “Ra sức xây dựng chính quyền cách mạng
các cấp theo kịp sự phát triển của tình hình”. Các Chỉ thị đều có chung nội
dung: Miền Nam Việt Nam đang tiến hành cuộc CMDTDCND, trước mắt là
đánh đổ chính quyền tay sai, thành lập chính phủ liên hiệp. Chính quyền này
phải bảo đảm tính chất chuyên chính và rộng rãi. Do vậy, Chính phủ Trung
ương và chính quyền ở các thành phố cần có sự liên hiệp rộng rãi. Trong chính
quyền cấp xã, huyện, tỉnh, cơng nơng phải là thành phần chủ yếu. Thông qua
bầu cử dân chủ mà hình thành Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân giải
phóng các cấp. Ấp khơng phải là cấp chính quyền nhưng có vị trí quan trọng
trong chiến tranh, nên cần tổ chức Ban giải phóng ấp. Những xã ở vùng tranh
chấp gay gắt không thể tổ chức bầu cử được thì lập Hội đồng quân dân xã.

22


Chủ trương của Trung ương Cục và Ủy ban Trung ương MTDTGPMN
được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Chỉ sau 6 tháng thực hiện các chỉ thị trên,
chính quyền cách mạng ở các cấp được xây dựng rộng rãi. Theo số liệu chưa
đầy đủ, đã có tới 516/1800 xã được xây dựng chính quyền; chính quyền cấp
huyện được xây dựng trong 21/170 huyện; 3/44 tỉnh (Cà Mau, Gia Lai, Mỹ

Tho) đã có chính quyền [47, tr. 412]. “Chính quyền cách mạng được thành lập
một cách dân chủ dưới bom đạn ác liệt của quân thù” và “thật sự đem lại cho
đồng bào quyền dân chủ, dân sinh, quyền sống tự do, bình đẳng, quyền được
thương yêu đùm bọc lẫn nhau, sống với nhau đầy tình người” [47, tr. 412].
Chính quyền cách mạng được hình thành, đã góp phần to lớn cho việc củng cố
và mở rộng khối đoàn kết dân tộc ở miền Nam.
Đứng trước những diễn biến mang tính bước ngoặt của tình hình trong
và ngồi nước, trước sự ngoan cố, liều lĩnh của quân đội Sài Gòn dưới sự hỗ trợ
của Mỹ và yêu cầu của cách mạng là phải đoàn kết hơn nữa mọi lực lượng cho
cuộc kháng chiến, trong đó khơng loại trừ lực lượng trung lập, trong và ngồi,
làm cho cán cân chính trị miền Nam nghiêng hẳn về phía cách mạng, cách
mạng miền Nam phải có những bước đi chiến lược, sách lược phù hợp với đòi
hỏi thực tiễn, giải quyết tốt những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đặc biệt, để đoàn
kết được mọi tầng lớp nhân dân miền Nam, tranh thủ cao nhất sự ủng hộ của
mọi lực lượng yêu chuộng hịa bình trong nước và quốc tế, khơng phân biệt chế
độ chính trị, cần phải thành lập một chính phủ u chuộng hịa bình, trung lập.
Lúc này, vấn đề thành lập chính quyền trung ương trở thành yêu cầu cấp bách
cả về đối nội lẫn đối ngoại và trên thực tế đã có những điều kiện để thành lập
một chính quyền như vậy - đó là ở miền Nam đã có vùng giải phóng rộng lớn,
có lực lượng vũ trang cách mạng lớn mạnh, có lực lượng chính trị hùng hậu
thống nhất trong mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi. Yêu cầu lịch sử đặt ra cho
cách mạng miền Nam phải nhanh chóng thành lập một chính phủ đảm nhận
chức năng đối nội, đối ngoại, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
đi tới thắng lợi cuối cùng.
23


1.1.2. Sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam
Để đáp ứng những yêu cầu của cách mạng cả nước, BCT chủ trương

tranh thủ tối đa sự ủng hộ rộng rãi của mọi lực lượng ở miền Nam trên cơ sở
mở rộng MTDTGPMN, lập ra một chính phủ liên hiệp lâm thời đại diện cho
nhân dân miền Nam trong mọi hoạt động, nhằm cô lập ngụy chính quyền Sài
Gịn, thúc đẩy Hội nghị Paris đạt kết quả.
Ngay từ giai đoạn cuối của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Trung
ương Đảng đã có chủ trương mở Hội nghị hiệp thương giữa MTDTGPMN với
Liên minh các lực lượng dân chủ và các phe phái khác ở miền Nam. Ngày 24 –
1 – 1964, BCT đã gửi Điện số 32 kèm Bản dự thảo lời kêu gọi của Ban vận
động hiệp thương tới đồng chí Phạm Hùng, gợi ý ba bước thực hiện hiệp
thương: Mở Hội nghị hiệp thương giữa MTDTGP miền Nam với Liên minh các
lực lượng dân tộc dân chủ và hịa bình miền Nam, nhằm “thống nhất nhận định,
chủ trương và phương hướng đấu tranh cho việc lập một nội các hịa bình ở Sài
Gịn” [84, tr. 712]; tổ chức vận động nhiều nhóm, cá nhân trong và ngồi nước
tham gia hiệp thương chính thức; mở Hội nghị hiệp thương chính thức. Bức
điện nhấn mạnh bước thứ hai là bước quan trọng nhất và nêu rõ mục đích của
Hội nghị hiệp thương là “nhằm đề ra một chương trình hành động tối thiểu phù
hợp với tình hình trước mắt, có khả năng tập hợp đông đảo lực lượng đẩy
phong trào đấu tranh đánh đổ Thiệu – Kỳ, lập nội các hịa bình, thương lượng
với MTDTGP, thúc đẩy Hội nghị Paris đi đến kết quả, đem lại hịa bình, độc
lập, chủ quyền, trung lập cho miền Nam” [84, tr. 713].
Để đẩy nhanh việc chuẩn bị cho Hội nghị hiệp thương ở miền Nam,
ngày 11 – 2 – 1969, BCT đã gửi thư chỉ đạo cho các đồng chí Trung ương Cục
về đẩy mạnh phong trào đấu tranh tiến tới thành lập Mặt trận thứ ba gồm những
lực lượng đứng giữa các xu hướng yêu nước chân chính chống bọn phản động
cực đoan tay sai của đế quốc Mỹ. Trong thư, BCT đã gợi ý một số ý kiến:
“Trong quá trình vận động thành lập Mặt trận thứ ba, ta nên tổ chức hiệp
24


thương giữa Mặt trận dân tộc giải phóng và Liên minh để thảo luận việc lập

chính phủ liên hiệp lâm thời và đề ra cương lĩnh hành động của chính phủ đó”
[84, tr. 716]. BCT đề cao ý nghĩa của việc thành lập Chính phủ liên hiệp lâm
thời, coi “chủ trương này là một mũi tiến công sách lược lớn của ta, nó có mặt
lợi là góp phần triệt để phân hóa địch, đẩy mạnh phong trào quần chúng ở các
thành thị miền Nam, thúc đẩy việc hình thành và sớm lập được Mặt trận thứ ba
làm cho Mỹ càng thêm lúng túng, bị động, đối với thế giới thì làm sáng tỏ thiện
chí của ta” [84, tr. 717].
Sau một thời gian chuẩn bị kỹ càng, được sự chỉ đạo trực tiếp của BCT,
ngày 23 – 5 – 1969, đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương MTDTGP và đoàn đại
biểu Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hịa bình
Việt Nam đã họp Hội nghị hiệp thương, bàn bạc những vấn đề trọng yếu về
kháng chiến và xây dựng đất nước, đã nhất trí triệu tập Đại hội đại biểu quốc
dân miền Nam để cử ra CPCMLTCHMNVN. Từ ngày 6 – 6 đến ngày 8 – 6 –
1969, Đại hội đại biểu quốc dân toàn miền Nam đã khai mạc trọng thể tại vùng
Tà Nốt (Tây Ninh). Thành phần tham gia Đại hội gồm 72 khách mời, 88 đại
biểu, đại diện cho các chính đảng, dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân và
lực lượng vũ trang cách mạng trên toàn miền Nam. “Tất cả các đoàn đại biểu,
các vị khách họp lại thành một đội ngũ thống nhất trong khơng khí đồn kết
chiến đấu vì tiền đồ và tương lai tươi sáng của dân tộc, thể hiện truyền thống
bất khuất quyết đánh thắng ngoại xâm của hội nghị Diên Hồng, của Đại hội Tân
Trào lịch sử, tiêu biểu cho ý chí nguyện vọng của 14 triệu nhân dân miền Nam
anh hùng” [49, tr. 224]. Đại hội là hình ảnh của một lực lượng đoàn kết rộng lớn
của toàn thể đồng bào miền Nam Việt Nam quyết tâm đánh bại quân xâm lược
Mỹ, đánh đổ chế độ Sài Gịn, giải phóng hồn tồn miền Nam, tiến tới thống
nhất nước nhà.
Đại hội đã phân tích những quyền dân tộc cơ bản, thiêng liêng của nhân
dân Việt Nam - đó là quyền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, những quyền dân tộc bất khả xâm phạm đã bị đế quốc Mỹ chà đạp nghiêm
25



×