1
Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam (1969 - 1975)
Nguyễn Thị Lan Anh
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Lịch sử
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Mai Hoa
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Phân tích, làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động
đối ngoại của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam qua hai
giai đoạn: 1969 – 1972; 1973 – 1975. Hệ thống hóa, khái quát hóa những tƣ liệu đã
có, bổ sung thêm những tƣ liệu mới, khôi phục một cách khách quan các hoạt động
đối ngoại chủ yếu của CPCMLTCHMNVN dƣới sự lãnh đạo của Đảng qua hai giai
đoạn: 1969 – 1972; 1973 – 1975. Nêu lên những thành tựu, hạn chế và đúc rút
những kinh nghiệm lịch sử từ quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của
những năm 1969 – 1975.
Keywords. Hoạt động đối ngoại; Chính phủ cách mạng lâm thời; Đƣờng lối lãnh
đạo; Lịch sử Đảng
Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc thần thánh của dân tộc Việt Nam là một bản trƣờng
ca bất hủ về tinh thần đấu tranh, lòng yêu nƣớc và khát khao độc lập, tự do. Thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc không tách rời đƣờng lối đúng đắn của Đảng – đó là đƣờng lối
phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của các
mặt trận quân sự, chính trị, văn hóa, ngoại giao… làm nên sức mạnh nội lực, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, đánh bại ý chí xâm lƣợc của đế quốc Mỹ - một đế quốc hùng mạnh,
trong gần 200 năm lập quốc chƣa từng nếm mùi thất bại. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
2
nƣớc, ngoại giao trở thành một trong những mặt trận quan trọng, ở đó, Đảng đã lãnh đạo kết hợp
sức mạnh ngoại giao hai miền, lãnh đạo hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN một cách
hiệu quả từ khi Chính phủ ra đời (1969) đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc thắng lợi
(1975), góp phần vào thắng lợi chung của ngoại giao cả nƣớc trong sự nghiệp giành độc lập, tự do
và thống nhất Tổ quốc.
Hiện nay, đất nƣớc đang bƣớc vào giai đoạn phát triển mới - đƣa công cuộc đổi mới đi vào
chiều sâu, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thì việc “ôn cố tri tân”, nhìn lại, đánh giá một cách thấu đáo
những thành tựu, hạn chế của ngoại giao cả nƣớc những năm tháng hào hùng chống Mỹ nói chung,
của CPCMLTCHMNVN nói riêng dƣới sự lãnh đạo của ĐCSVN, rút ra những kinh nghiệm cho
hiện tại là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Với những lý do đó, chúng tôi
chọn chủ đề “Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam (1969 -1975)” làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch sử ĐCSVN.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về mảng đề tài này, lâu nay đã có một số sách, bài viết đƣợc công bố với nhiều góc độ và
phạm vi nghiên cứu. Có thể chia thành các công trình của các nhà nghiên cứu trong nƣớc và các
công trình của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài. Trên cơ sở đó, tôi rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, các công trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam khá phong phú. Tác giả của các
công trình chủ yếu là những nhà ngoại giao kỳ cựu, không ít trong số họ là thành viên của các đoàn
ngoại giao, đoàn Liên hợp quân sự, nên các tác giả đã phân tích cặn kẽ bối cảnh, quá trình đấu tranh
cam go của ngoại giao hai miền; từ đó, khẳng định vai trò quan trọng của đấu tranh ngoại giao
trong sự nghiệp cách mạng chung, làm rõ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Trong khi đó, các công
trình của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài tập trung lý giải nguyên nhân thất bại của đế quốc Mỹ
trong chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên, trong một số công trình, một số nhận xét, đánh giá còn chƣa
thực sự khách quan.
Một cách tổng quát, thành quả của những công trình nghiên cứu nêu trên, ở những mức độ khác
nhau đã soi rọi và là cơ sở để tác giả luận văn có điều kiện đi sâu nghiên cứu về hoạt động đối
ngoại của CPCMLTCHMNVN dƣới sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, trong những công trình nghiên cứu trên, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một
cách toàn diện, hệ thống về hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN dƣới sự lãnh đạo của
Đảng CSVN nhƣ đề tài luận văn mà chúng tôi đã lựa chọn.
Thứ ba, quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN những năm
1969 – 1975 cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, dựa trên việc khai thác
thêm những tƣ liệu mới, khỏa lấp những khoảng trống nghiên cứu vẫn còn tồn tại nhƣ làm rõ những
chủ trƣơng, quan điểm của Đảng đối với hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN; chỉ ra vai
trò, sự đóng góp to lớn, quan trọng hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN đối với sự nghiệp
chống Mỹ, cứu nƣớc; làm rõ những tồn tại, hạn chế, đúc rút những kinh nghiệm lịch sử quan trọng
từ quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN… Đó đồng thời cũng là
mục tiêu, nhiệm vụ mà luận văn cố gắng hoàn thành.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trƣơng, đƣờng lối và sự chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động đối ngoại của
CPCMLTCHMNVN từ năm 1969 đến năm 1975; trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm chủ yếu
phục vụ hiện tại.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đi sâu phân tích, làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động đối ngoại
của CPCMLTCHMNVN qua hai giai đoạn: 1969 – 1972; 1973 – 1975.
- Hệ thống hóa, khái quát hóa những tƣ liệu đã có, bổ sung thêm những tƣ liệu mới, khôi phục
một cách khách quan các hoạt động đối ngoại chủ yếu của CPCMLTCHMNVN dƣới sự lãnh đạo của
Đảng qua hai giai đoạn: 1969 – 1972; 1973 – 1975.
- Nêu lên những thành tựu, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm lịch sử từ quá trình
Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của những năm 1969 – 1975.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN từ năm 1969
đến năm 1975.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những đƣờng lối, chủ trƣơng cơ bản của Đảng trong quá
trình chỉ đạo CPCMLTCHMNVN tiến hành các hoạt động đối ngoại và những sự kiện chính, quan
trọng, những mốc lớn trong hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN trong phạm vi thời gian
từ năm 1969 (thời điểm CPCMLTCHMNVN ra đời) đến năm 1975 (đất nƣớc hoàn toàn giải
phóng, hai cơ quan ngoại giao hai miền Nam, Bắc hợp nhất).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ
nghĩa Mác- Lênin, ngoài việc sử dụng rộng rãi các phƣơng pháp phổ quát của khoa học lịch sử nhƣ
lịch sử, logic, logic – lịch sử, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp cơ bản khác của khoa học lịch
sử nhƣ phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh, để xử lý các sự kiện, con số, với mục đích
dựng lại quá trình Đảng hoạch định chủ trƣơng và chỉ đạo hoạt động ngoại giao của
CPCMLTCHMNVN.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu
thành 3 chƣơng, 6 tiết:
Chương 1. Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam từ năm 1969 đến năm 1972
4
Chương 2. Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam từ năm 1973 đến năm 1975
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm
Chƣơng 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG
LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM
TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1972
1.1. SỰ RA ĐỜI CỦA CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN
NAM VIỆT NAM
1.1.1. Yêu cầu lịch sử đối với việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam
Những thành tựu trong xây dựng và phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật và quốc phòng của
các nƣớc trong hệ thống XHCN; Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở các
nƣớc Á, Phi, Mỹ Latinh. Phong trào không liên kết ra đời và trở thành một lực lƣợng chính trị mới
trên vũ đài quốc tế.
Những khuyết tật của các nƣớc XHCN cũng đã sớm bộc lộ, nhƣng nhìn chung các nƣớc vẫn
tăng cƣờng ủng hộ về chính trị và vật chất cho chúng ta.
Nội bộ phe ĐQCN cũng có sự biến đổi lớn trong lực lƣợng so sánh giữa đế quốc Mỹ và các đế
quốc khác, nhiều nƣớc trở thành những địch thủ nguy hiểm của Mỹ trên mặt trận kinh tế (Pháp,
Anh, Nhật Bản).
Tại các nƣớc tƣ bản, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì các quyền
dân sinh, dân chủ và hòa bình cũng phát triển với quy mô rộng lớn. Phong trào phản chiến ở Mỹ
dâng lên mạnh mẽ và có bƣớc phát triển về chất so với các giai đoạn trƣớc.
Cách mạng Việt Nam cũng có những bƣớc phát triển vƣợt bậc trên cả ba mặt trận: Chính trị,
quân sự, ngoại giao. Thắng lợi Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho “ý chí xâm lƣợc của Mỹ bị lung lay
rõ rệt” và buộc Tổng thống R. Nixon phải điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu phản cách mạng, đề ra
“học thuyết Nixon” với mục tiêu giảm bớt các “cam kết quốc tế” của Mỹ, đòi hỏi các nƣớc đồng
minh phải “chia sẻ trách nhiệm” với Mỹ để chống lại phong trào cách mạng thế giới, ổn định tình
hình nội bộ, duy trì lực lƣợng quốc phòng, giữ thế cân bằng và răn đe, khai thác, lợi dụng mâu
thuẫn các nƣớc XHCN, chia rẽ, lôi kéo các nƣớc lớn, mua chuộc, uy hiếp các nƣớc nhỏ. Ở Việt
Nam, Mỹ buộc phải xuống thang chiến tranh, thực hiện “phi Mỹ hóa chiến tranh” - thực chất là
thực hiện chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam, mở rộng chiến tranh sang
Campuchia, tiến đánh lực lƣợng giải phóng quân ở Lào, thực hiện âm mƣu “Đông Dƣơng hóa chiến
tranh”, “dùng ngƣời châu Á đánh ngƣời châu Á”, biến Đông Dƣơng thành một chiến trƣờng.
Trên lĩnh vực đối ngoại, chính quyền Mỹ thực hiện chính sách “tiến công hòa bình” với quy mô
chƣa từng có trong hoạt động ngoại giao của nƣớc Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm lôi
5
kéo sự tham gia của các nƣớc Tây Âu, Bắc Âu, châu Phi, châu Á, một số nƣớc XHCN, các nƣớc
Không liên kết… làm trung gian trong vấn đề Việt Nam, hòng đánh lừa dƣ luận thế giới và nhân
dân Mỹ, gây chia rẽ giữa các nƣớc với Việt Nam; liên tục giằng dai trên bàn Hội nghị Paris, gây
nên những bế tắc về ngoại giao trong suốt những năm 1968 – 1971.
Chính quyền Sài Gòn đã tăng cƣờng các cuộc hành quân lấn chiếm, đánh phá ác liệt các vùng
giải phóng với mục tiêu đánh bật chủ lực của ta ra khỏi nơi đứng chân, tung những đội quân
Phƣợng Hoàng về vùng ven đô làm nhiệm vụ chiêu hồi…, gây khó khăn không nhỏ cho cách mạng
miền Nam, dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc lãnh tụ các đảng phái chính trị với lời kêu gọi tập hợp
xung quanh chính phủ, đoàn kết các phe phái để chống lại cộng sản, lập nên Mặt trận quốc gia xã
hội dân chủ.
Để đoàn kết đƣợc mọi tầng lớp nhân dân miền Nam, tranh thủ cao nhất sự ủng hộ của mọi lực
lƣợng yêu chuộng hòa bình trong nƣớc và quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị, cần phải thành
lập một chính phủ yêu chuộng hòa bình, trung lập. Lúc này, vấn đề thành lập chính quyền trung
ƣơng trở thành yêu cầu cấp bách cả về đối nội lẫn đối ngoại và trên thực tế đã có những điều kiện
để thành lập một chính quyền nhƣ vậy - đó là ở miền Nam đã có vùng giải phóng rộng lớn, có lực
lƣợng vũ trang cách mạng lớn mạnh, có lực lƣợng chính trị hùng hậu thống nhất trong mặt trận
đoàn kết dân tộc rộng rãi.
1.1.2. Sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Từ ngày 6 – 6 đến ngày 8 – 6 – 1969, Đại hội đại biểu quốc dân toàn miền Nam đã khai mạc
trọng thể tại vùng Tà Nốt (Tây Ninh). Đại hội tuyên bố thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hoà miền Nam Việt Nam với nòng cốt là MTDTGPMN, do kiến trúc sƣ Huỳnh Tấn Phát làm
Chủ tịch và Hội đồng Cố vấn chính phủ, do luật sƣ Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch, luật sƣ Trịnh
Đình Thảo làm Phó chủ tịch. Trong phiên họp đầu tiên, ngày 10 – 9 – 1969, CPCMLTCHMNVN
đã phân công bà Nguyễn Thị Bình giữ chức Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao và Trƣởng đoàn đại biểu
CPCMLTCHMNVN tại Hội nghị Paris thay thế Đoàn đại biểu MTDTGPMNVN. Tại phiên họp,
Chính phủ lâm thời cũng đề ra Chương trình hành động 12 điểm, nêu rõ chính sách đối nội và đối
ngoại.
Sự ra đời của CPCMLTCHMNVN dƣới sự lãnh đạo của Đảng là kết quả tất yếu của quá
trình đấu tranh lâu dài, gian khổ và anh dũng của nhân dân miền Nam. Đó cũng là bƣớc trƣởng
thành của mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mỹ và tay sai ở miền Nam. Từ đây, Đoàn Ngoại giao
của CPCMLTCHMNVN sẽ đại diện cho nhân dân miền Nam với tƣ cách ngoại giao nhà nƣớc phối
hợp với Đoàn Ngoại giao VNDCCH đấu tranh trên trƣờng quốc tế, mà cụ thể trƣớc mắt là tại Hội
nghị Paris, nâng cao vị thế của chúng ta trên bàn đàm phán, kết hợp ngoại giao nhà nƣớc và ngoại
giao nhân dân, tạo nên thế trận ngoại giao “tuy hai mà một, tuy một mà hai”, buộc Mỹ và chính
quyền Sài Gòn ký Hiệp định, thực hiện Hiệp định, góp phần đƣa cách mạng đến thắng lợi cuối
cùng.
6
1.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA CHÍNH PHỦ CÁCH
MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM
1.2.1. Lãnh đạo tranh thủ sự công nhận quốc tế
Ngay sau khi CPCMLTCHMNVN ra đời, BBT đã ra Thông tri ngày 10 – 6 – 1969 về việc
hƣởng ứng và ủng hộ hoạt động của CPCMLTCHMNVN. Thông tri chỉ rõ rằng trƣớc hết,
CPCMLTCHMNVN “cần ra sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nƣớc, trƣớc hết là các nƣớc
xã hội chủ nghĩa”; tiếp đó “đòi Mỹ phải nghiêm chỉnh nói chuyện với Chính phủ cách mạng Lâm
thời, ngƣời đại diện chân chính, hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam”, trên cơ sở đó, tích
cực đấu tranh “đòi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lƣợc, rút hết và không điều kiện quân Mỹ và
chƣ hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam”.
Trong năm 1969, Đoàn Ngoại giao của CPCMLTCHMNVN đã đi thăm hữu nghị nhiều nƣớc.
Kết quả là trong tháng đầu khi mới đƣợc thành lập, CPCMLTCHMNVN đã đƣợc 23 nƣớc XHCN
và Dân tộc chủ nghĩa công nhận (Cuba, Algeria, Triều Tiên là ba nƣớc đầu tiên công nhận
CPCMLTCHMNVN), trong đó có 21 nƣớc đặt quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ, nhiều nƣớc mặc
nhiên chuyển các Cơ quan đại diện và các Phòng thông tin của MTDTGPMNVN thành các cơ
quan ngoại giao của CPCMLTCHMNVN nhƣ Thụy Điển, CHDC Đức
Bƣớc sang năm 1970, khi Đông Dƣơng đã trở thành một chiến trƣờng chung, Mỹ tìm cách hạ
thấp vai trò của Hội nghị bốn bên, Trung ƣơng Đảng chủ trƣơng: Tích cực tranh thủ sự đồng tình
ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa của các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em, các nƣớc dân tộc chủ nghĩa, các
nƣớc trung gian và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
Sự kiện đầu năm 1972, CPCMLTCHMNVN đƣợc công nhận là thành viên của Phong trào
không liên kết đã minh chứng cho địa vị pháp lý vững chắc của CPCMLTCHMNVN; đồng thời,
cũng mở ra cơ hội, khả năng tăng cƣờng Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nƣớc đầy cam go, gian khó của nhân dân ta
1.2.2. Lãnh đạo phối hợp hoạt động và phát huy ƣu thế ngoại giao “tuy hai mà một,
tuy một mà hai” trên bàn đàm phán Hội nghị Paris
Từ cuối năm 1965, trong Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 12, Trung ƣơng Đảng đã nêu
quan điểm mở mặt trận đấu tranh ngoại giao phối hợp với hai mặt trận quân sự và chính trị. Sau đó,
Hội nghị lần thứ 13 (tháng 1 – 1967) của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Đi đôi với đấu tranh quân sự và đấu
tranh chính trị ở miền Nam, ta cần tiến công địch về mặt ngoại giao, phối hợp với hai mặt đấu tranh
đó để giành thắng lợi to lớn hơn nữa”, tranh thủ khả năng vừa đánh, vừa đàm với nguyên tắc
“chúng ta chỉ có thể giành đƣợc trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành đƣợc trên chiến
trƣờng”. Trong khi phối hợp với đấu tranh quân sự và chính trị, “đấu tranh ngoại giao phải giữ vai
trò quan trọng, tích cực và chủ động”.
Cụ thể hóa chủ trƣơng trên, Điểm 12 của Chương trình hành động của Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chỉ rõ nhiệm vụ ngoại giao cơ bản, cụ thể của
7
CPCMLTCHMNVN và thể hiện rõ lập trƣờng hòa bình, trung lập ngoại thể hiện rõ lập trƣờng hòa
bình, trung lập
Suốt nửa cuối năm 1969, trên chiến trƣờng miền Nam, quân đội ta tiếp tục gặp khó khăn, giữa
lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Nhân cơ hội đó, Mỹ tích cực tìm kiếm thắng lợi trên chiến
trƣờng, hy vọng sau sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam sẽ nao núng ý chí
chiến đấu. Đồng thời, R. Nixon cũng tuyên bố: “Thời gian cho hòa bình đã tới”, kêu gọi đại biểu
các nƣớc trong Đại hội đồng Liên hợp quốc thuyết phục chính phủ VNDCCH đi vào “thƣơng lƣợng
nghiêm chỉnh”.
Nhiệm vụ ngoại giao đƣợc xác định: 1). Bóc trần âm mƣu ngoan cố của địch, rút quân nhỏ giọt
và kéo dài chiến tranh xâm lƣợc, bóc trần bộ mặt thối nát của ngụy quân, ngụy quyền, tiếp tục nêu
cao giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời;
2). Đòi Mỹ phải rút hết quân, đòi thành lập Chính phủ liên hiệp, do đó mà tranh thủ sự đồng tình và
ủng hộ rộng rãi và ngày càng mạnh mẽ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, của nhân dân Mỹ; 3). Kết
hợp với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, làm cho địch càng bị cô lập và phân hóa, cuối
cùng buộc chúng phải nhận một giải pháp chính trị có lợi cho ta.
Cuối năm 1970 nửa đầu 1971, âm mƣu của chính quyền R. Nixon là tách vấn đề quân sự và
chính trị; chỉ giải quyết vấn đề quân sự nhằm thực hiện rút quân, ngừng bắn toàn bộ với cả Mỹ và
ngụy để duy trì và củng cố ngụy. Quan điểm của Việt Nam là phải giải quyết toàn bộ và chỉ ngừng
bắn sau khi giải quyết cả vấn đề quân sự và chính trị, do đó phải giải quyết hai vấn đề quan trọng
là: Mỹ phải định thời hạn rút quân khỏi miền Nam và Mỹ phải chấm dứt việc ủng hộ nhóm cầm
quyền hiếu chiến hiện nay do Thiệu cầm đầu.
Chủ trƣơng của chúng ta là “nắm lấy thời cơ giành thắng lợi quyết định trong năm 1972”, “bây
giờ là lúc có khả năng kéo Mỹ xuống nữa để thắng một bƣớc căn bản tiến lên giành thắng lợi hoàn
toàn cho cuộc cách mạng miền Nam”. Hai Đoàn hiệp động mở đợt tấn công ngoại giao mới
Ngày 26 – 6 – 1971, Cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trƣởng Xuân Thủy gặp riêng Tiến sĩ Kissinger.
Bộ trƣởng Xuân Thủy đƣa ra Sáng kiến hòa bình 9 điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng
hòa
Ngày 1 – 7 – 1971, tại phiên họp thứ 119 của Hội nghị bốn bên, CPCMLTCHMNVN trình bày
Sáng kiến mới gồm 7 điểm nhằm giải quyết hòa bình vấn đề miền Nam. Nội dung Sáng kiến 7 điểm
gồm các vấn đề đã đƣợc đề cập trong Giải pháp 9 điểm (việc rút quân, thả tù binh, chấm dứt ủng hộ
Thiệu – Kỳ - Khiêm, bồi thƣờng chiến tranh, thực hiện ngừng bắn sau khi kí kết, thực hiện chính
sách đối ngoại hòa bình), nhƣng chỉ thu hẹp trong phạm vi miền Nam. Điều đáng nói là mỗi sáng
kiến đƣa ra đều kèm theo các giải pháp thực hiện. Để vận động dƣ luận ủng hộ lập trƣờng của ta,
Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN đã đi thăm các nƣớc châu Âu: Anh, Thụy Điển, Hà Lan,
Đan Mạch, Italia gặp gỡ các tổ chức, các nghị sĩ và nhân sĩ chống chiến tranh, tiếp xúc với các
báo, trả lời phỏng vấn, nói chuyện với sinh viên, gặp gỡ kiều bào.
Đến năm 1972, cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã đạt tới mức độ cao nhất về quân sự, cƣờng độ
và kỹ thuật, nhƣng cũng không đảo ngƣợc đƣợc tình thế trên chiến trƣờng; ngƣợc lại, gây nên
8
khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội và làm khó khăn cho thế chiến lƣợc, cũng nhƣ lợi ích toàn
cầu của Mỹ
Mặt khác, từ giữa năm 1972, nƣớc Mỹ đang bƣớc vào cuộc chạy đua nƣớc rút của bầu cử Tổng
thống, mà chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam là đề tài trung tâm trong cuộc vận động đối với cả hai
đảng ở Mỹ. Mặt khác, Mỹ đang lợi dụng tình hình mâu thuẫn Xô – Trung để tác động vào vấn đề
Việt Nam, đi tới một giải pháp thƣơng lƣợng.
Giữa tháng 9 – 1972, tình hình chiến sự ở Quảng Trị diễn biến phức tạp, chúng ta đã phải
chuyển sang phòng ngự sau khi mất Thành Cổ. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang ở thời điểm cuối
cùng. BCT chủ trƣơng tạm gác một số yêu cầu khác về nội bộ miền Nam, nới lỏng vấn đề chính
quyền ở miền Nam Việt Nam.
CPCMLTCHMNVN đã đƣa ra lập trƣờng công khai mới qua Tuyên bố ngày 11 – 9 – 1972. Lập
trƣờng nêu rõ: CPCMLTCHMNVN sẵn sàng thỏa thuận với chính phủ Mỹ và “chấp nhận một
chính phủ lâm thời hòa hợp dân tộc mà không bên nào đƣợc khống chế”, công khai thừa nhận “tình
hình thực tế ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội và các lực lƣợng chính trị khác” và đòi
hỏi việc giải quyết vấn đề nội bộ ở miền Nam phải xuất phát từ thực tế đó.
Đoàn Ngoại giao VNDCCH đƣa ra bản Dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam (8 – 10 – 1972), bao gồm tất cả các điểm trong Tuyên bố ngày 11 – 9 với hai nhân
nhƣợng: Công nhận sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn có Thiệu; giải quyết vấn đề Việt Nam theo
mong muốn của Mỹ, tách riêng vấn đề quân sự và chính trị; không đòi lập chính quyền hòa giải và
hòa hợp dân tộc trƣớc khi có ngừng bắn, mà để hai bên miền Nam giải quyết việc đó trong vòng ba
tháng đầu sau ngừng bắn
Mỹ lật lọng ném bom miền Bắc, Các cuộc đàm phán tạm ngừng sau ngày 13 – 12 – 1972. Các
Trƣởng đoàn Việt Nam không tới Hội nghị bốn bên thƣờng lệ ngày 21 – 12 – 1972, chỉ cử một số
thành viên chính thức có mặt. Sau khi lên án bƣớc leo thang chiến tranh của Mỹ, các thành viên
đứng dậy bỏ phòng họp ra về. Đoàn ngoại giao CPCMLTCHMNVN đã mở các cuộc họp báo tại
Phòng thông tin của mình để tố cáo đế quốc Mỹ; đồng thời, phát huy chiến thắng của quân dân hai
miền Nam – Bắc.
Ngày 27 – 1 – 1973, diễn ra lễ ký kết chính thức Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam, chấm dứt cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
1.2.3. Lãnh đạo đấu tranh tố cáo tội ác đế quốc Mỹ, tranh thủ dƣ luận thế giới bên
ngoài bàn đàm phán Hội nghị Paris
Trung ƣơng Đảng chủ trƣơng: “Lúc này vấn đề tố cáo tội ác của địch có một tầm quan trọng rất
lớn để khơi sâu lòng căm thù giặc của nhân dân ta, làm cho địch càng bị lên án ở Mỹ và trên thế
giới, buộc chúng phải chùn tay một phần nào trong chính sách dã man tàn bạo của chúng”. Đoàn
Ngoại giao miền Nam đã tố cáo tội ác man rợ mà đế quốc không run tay gây ra ở Việt Nam, đó là
vụ thảm sát Mỹ Lai (Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) do quân đội Mỹ gây ra ngày 16-3-1968, giết
hại hơn 500 đồng bào ta, hầu hết là ngƣời già, phụ nữ và trẻ em; việc giam giữ, đầy ải những ngƣời
yêu nƣớc trong các “chuồng cọp” ở Côn Đảo…
9
Khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dƣơng, các cuộc tiếp xúc đƣợc tổ chức khá thƣờng
xuyên bóc trần những thủ đoạn tấn công bịp bợm và ý đồ muốn dùng áp lực quân sự để thƣơng
lƣợng trên thế mạnh của Tổng thống R.Nixon.
Đánh giá về những hoạt động ngoại giao tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ tại Việt Nam mà hai
Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN và VNDCCH đã tiến hành, Hội nghị BCHTƢ Đảng lần thứ
18 (1 – 1970) đã biểu dƣơng: “Chƣa bao giờ cuộc chiến tranh xâm lƣợc đầy tội ác và những hành
động man rợ của Mỹ ở Việt Nam bị dƣ luận rộng rãi ở khắp thế giới lên án mạnh mẽ nhƣ ngày nay.
Ta đã tranh thủ đƣợc sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ ngày càng mạnh mẽ của các nƣớc xã hội chủ
nghĩa và nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ”.
Chƣơng 2
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG
LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM
TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1975
2.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ SAU KHI KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH PARIS VÀ CHỦ
TRƢƠNG CỦA ĐẢNG
2.1.1. Những diễn biến mới trên trƣờng quốc tế và trong nƣớc
Trong thập kỷ 70 (XX), trên thế giới, khi chiến tranh Việt Nam đang đi vào giai đoạn cuối của
cuối của cuộc chiến, nƣớc Mỹ lâm vào khủng hoảng chính trị, kinh tế, trong đó, suy thoái kinh tế và
lạm phát ngày càng trầm trọng,vụ Watergate đƣợc phanh phui. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ kéo theo
sự suy yếu của nhiều nƣớc tƣ bản đồng minh khác.
Hệ thống XHCN dù suy yếu nhƣng mỗi nƣớc vẫn giữ đƣợc thế ổn định
Phong trào công nhân và nhân dân lao động ở các nƣớc tƣ bản đấu tranh chống giai cấp tƣ bản
lũng đoạn diễn ra quyết liệt. Phong trào Không liên kết có bƣớc phát triển về lƣợng và chất, hƣớng
cuộc đấu tranh vào mục tiêu chống CNTD mới và cũ dƣới mọi hình thức, chống mọi áp đặt của
CNĐQ
Các phong trào ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ trên thế giới có những bƣớc chuyển biến
mới. Các nƣớc ca ngợi chiến thắng của Việt Nam, nhƣng cũng coi việc chống chiến tranh xâm lƣợc
của Mỹ ở Việt Nam đã hoàn thành, các cuộc xung đột ở Nam Việt Nam lúc này là vấn đề nội bộ.
Cách mạng Việt Nam cũng gặp khó khăn không nhỏ: Các nƣớc XHCN cắt giảm viện trợ cho
chúng ta trong khi chính quyền Sài Gòn lại đƣợc Mỹ tăng viện ồ ạt về kinh tế, quân sự, huấn luyện
và tăng cƣờng phá hoại Hiệp định. Những khó khăn trên đặt ra yêu cầu phải có các chủ trƣơng, giải
pháp ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo, nhằm hỗ trợ đắc lực cho cách mạng trong nƣớc và tận dụng
đƣợc tối đa sự ủng hộ mọi mặt của dƣ luận thế giới.
Về phía chúng ta, với việc ký Hiệp định Paris, một giai đoạn mới cho cách mạng miền Nam đã
đƣợc mở ra: Giai đoạn hoàn thành CMDTDCND và thực hiện hòa bình, thống nhất nƣớc nhà. CƠ
10
sở của chúng ta là LLVT miền Nam đang lớn mạnh, CPCMLT có uy tín cao ở trong nƣớc và trên
thế giới, có vùng căn cứ rộng lớn nối liền miền Nam với hậu phƣơng rộng lớn của cách mạng Lào
và cách mạng Campuchia.
Thắng lợi mới của nhân dân ba nƣớc Việt Nam, Lào và Campuchia đã dẫn đến sự thay đổi trong
so sánh lực lƣợng trên bán đảo Đông Dƣơng có lợi hơn bao giờ hết cho cách mạng miền Nam.
2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng
Trƣớc thái độ phá hoại Hiệp định của Mỹ - Thiệu, Trung ƣơng Đảng xác định nhiệm vụ đấu
tranh ngoại giao của hai miền là:“Nắm vững pháp lý của Hiệp định Paris về Việt Nam, giƣơng cao
ngọn cờ hòa bình và lập trƣờng chính nghĩa của ta, kiên quyết vạch trần trƣớc dƣ luận trong nƣớc
và dƣ luận thế giới mọi âm mƣu và hành động của địch vi phạm Hiệp định”.
Trên cơ sở những diễn biến theo chiều hƣớng thắng lợi cả trên trƣờng quốc tế cũng nhƣ ở trong
nƣớc, coi đấu tranh ngoại giao là một mũi đấu tranh quan trọng, Hội nghị BCT (7 – 1 – 1975) yêu
cầu: Sử dụng khôn khéo vũ khí đấu tranh ngoại giao, góp phần giƣơng cao ngọn cờ hoà bình, độc
lập, hoà hợp dân tộc nhằm cô lập bọn tay sai ngoan cố; làm sáng tỏ chính nghĩa của ta, tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ của các lực lƣợng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới; ngăn chặn âm
mƣu và thủ đoạn can thiệp, phá hoại của đế quốc Mỹ và bọn phản động quốc tế.
2.2. ĐẢNG CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA CHÍNH PHU CÁCH MẠNG
LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM
2.2.1. Chỉ đạo hoạt động đấu tranh thi hành Hiệp định Paris
Đấu tranh tại Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam và bên ngoài Hội nghị
Nhiệm vụ đấu tranh tại Hội nghị hiệp thƣơng hai bên miền Nam đƣợc coi là một trong
những mũi đấu tranh quan trọng.
Trong những phiên họp đầu tiên, Đoàn Sài Gòn đƣa ra cái gọi là Dự thảo thỏa ƣớc nhằm
vòng vo, kéo dài thời gian. Để mở đƣờng mau chóng đi tới giải quyết các vấn đề nội bộ của
miền Nam Việt Nam, Bộ trƣởng Nguyễn Văn Hiếu đã đƣa ra Đề nghị 6 điểm (18 – 4 – 1973),
tập trung yêu cầu thực hiện các vấn đề chủ yếu của Hiệp định nhƣ chấm dứt ngay mọi cuộc
xung đột, thực hiện ngừng bắn vững chắc và không thời hạn; trao trả nhân viên dân sự bị bắt, bị
giam giữ; bảo đảm đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam; tiến hành Tổng
tuyển cử tự do và dân chủ ở miền Nam Việt Nam …
Trong phiên họp ngày 7 – 6 – 1973, Bộ trƣởng Nguyễn Văn Hiếu ra Tuyên bố rõ thêm về
nội dung chủ yếu và các biện pháp cấp bách để giải quyết vấn đề nội bộ miền Nam Việt Nam,
trong đó, tiếp tục đặt ba vấn đề cấp bách lên hàng đầu, các vấn đề còn lại đƣợc nêu lên nhằm
khẳng định nội dung Hiệp định đạt đƣợc là thực tế ở miền Nam Việt Nam hiện nay có hai chính
quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lƣợng chính trị.
Từ tháng 7 – 1973 đến cuối năm 1973, phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn liên tục có những
biểu hiện coi thƣờng và phá hoại Hiệp định Paris (sự câu kết của về quân sự giữa Hoa Kỳ với
11
một số nƣớc và chính quyền Sài Gòn, nhằm bày tỏ sự ủng hộ chính quyền Thiệu và nhƣ một
thách thức đối với Hiệp định; chính quyền Sài Gòn tiếp tục không chịu trao trả hết nhân viên
dân sự bị bắt, thậm chí còn tiến hành các chiến dịch “bình định”, “Phƣợng Hoàng”, “thanh lọc”,
tiêu biểu là cuộc tiến công căn cứ Lệ Minh (9 – 1973); thực hiện các cuộc ném bom dã man của
máy bay Sài Gòn vào vùng giải phóng (Lộc Ninh, Bù đốp, Lò Gò, Thiện Ngôn); đồng thời, phía
Mỹ cho tàu chở máy bay, tàu khu trục tiến gần bờ biển Việt Nam để hỗ trợ quân đội Sài Gòn
Bộ trƣởng Nguyễn Văn Hiếu đã yêu cầu phía chính quyền Sài Gòn phải hoàn thành việc
trao trả tất cả nhân viên dân sự do họ giam giữ đúng thời hạn 45 ngày kể từ ngày ký Thông cáo
chung; xóa bỏ chế độ lao tù hà khắc và để hội đồng thập tự quốc gia thăm những nơi giam giữ
nhân viên dân sự bị bắt; mặt khác, đƣa ra Dự thảo Những quy định cơ bản bảo đảm các quyền
tự do dân chủ của nhân dân miền Nam gồm 7 chƣơng, 22 điều và đề nghị dùng nó làm cơ sở để
hai bên thảo luận và đi đến thỏa thuận về những quy định cơ bản bảo đảm các quyền tự do dân
chủ.
Bên ngoài Hội nghị, Hai Đoàn tranh thủ vận động dƣ luận quốc tế, để phối hợp với cuộc đấu
tranh trong Hội nghị, tăng tính hiệu quả của các hoạt động đòi chính quyền Sài Gòn thi hành
Hiệp định. Sau mỗi phiên họp, Đoàn CPCMLTCHMNVN tổ chức gặp gỡ một số nhân vật
thuộc lực lƣợng thứ ba và thông báo cho họ về diễn biến của Hội nghị; Bộ trƣởng Nguyễn Thị
Bình cũng đi thăm hữu nghị nhiều nƣớc: CHDC Yemen, Cộng hòa Mangas, Triều Tiên, CHDC
Đức, Tiệp Khắc, Anbanni, Bungari, Mông Cổ, Liên Xô.
Cuối tháng 12 – 1974 và đầu năm 1975, BCT họp Hội nghị mở rộng, thực hiện quyết tâm
giải phóng miền Nam trong hai năm 1975, 1976 và dự kiến phƣơng hƣớng hành động. Ngoại
giao có nhiệm vụ theo dõi đánh giá về khả năng Mỹ có thể trở lại can thiệp quân sự hay không
và đấu tranh ngăn chặn khả năng đó. Chúng ta đi tới nhận định: Khả năng can thiệp quân sự của
Mỹ là hạn chế, nhƣng chúng ta cũng đề phòng Mỹ can thiệp bằng không quân và hải quân.
Ngày 26 – 4 – 1975, CPCMLTCHMNVN ra Tuyên bố vạch rõ âm mƣu của Mỹ là muốn
duy trì “một chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không có Thiệu” và yêu cầu phải “xóa bỏ hoàn
toàn ngụy quyền và bộ máy chiến tranh kìm kẹp của ngụy”. Bản Tuyên bố này đã không còn
mang tính chất giải pháp theo Hiệp định Paris, mà thực chất là một tối hậu thƣ buộc địch đầu
hàng. Chính quyền Dƣơng Văn Minh thành lập, tuyên bố đòi Mỹ rút, yêu cầu thƣơng lƣợng và
cử đại diện đến gặp đoàn của CPCMLTCHMNVN, nhƣng đã quá muộn- cuộc tiến công vào Sài
Gòn đã bắt đầu.
Đấu tranh tại BLHQS bốn bên Trung ương
Theo điều 16 Hiệp định Paris, BLHQS bốn bên đƣợc thành lập, có nhiệm vụ bảm đảm sự
phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện các điều khoản về thực hiện ngừng bắn,
rút quân đội, hủy bỏ căn cứ quân sự Hoa Kỳ và các nƣớc ngoài khác khỏi miền Nam Việt Nam;
trao trả các nhân viên quân sự và dân sự nƣớc ngoài bị bắt; tìm kiếm tin tức về những nhân viên
quân sự của các bên và thƣờng dân nƣớc ngoài của các bên bị mất tích. BLHQS bốn bên sẽ bắt
đầu hoạt động ngay sau khi ký Hiệp định và chấm dứt trong thời hạn 60 ngày sau khi việc rút
12
quân của Hoa Kỳ và quân của các nƣớc ngoài khác và việc trao trả nhân viên quân sự, thƣờng
dân nƣớc ngoài của các bên bị bắt hoàn thành.
BLHQS bốn bên gồm bốn đoàn hợp thành: Đoàn Chính phủ VNDCCH,
CPCMLTCHMNVN, Chính phủ Hoa Kỳ và VNCH.
Tối 29 – 1 – 1973, phiên họp đầu tiên diễn ra, chậm hơn so với thời gian dự kiến, do những
rắc rối về vấn đề thủ tục phía bên kia gây cho hai Phó Trƣởng đoàn của chúng ta từ Paris về Tân
Sơn Nhất. Sau 8 phiên họp cấp Phó đoàn, ngày 2 – 2 – 1973, phiên họp cấp Trƣởng đoàn đầu
tiên đƣợc diễn ra và tới ngày 6 – 2 – 1973, BLHQS mới chính thức đi vào hoạt động, sau khi đã
thỏa thuận xong các vấn đề về thủ tục.
Trong suốt quá trình diễn ra các cuộc họp, các trƣởng đoàn CPCMLT liên tục yêu cầu phía
Sài Gòn và thực hiện đúng tinh thần của Nghị định thư về ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam và
về các BLHQS, chấm dứt đàn áp khủng bố nhân dân, bắt bớ những ngƣời yêu nƣớc, yêu hòa
bình, hòa hợp dân tộc, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ chính thức xác nhận họ đang chở trái phép vũ
khí vào miền Nam Việt Nam,
Ngày 29 – 3 – 1973, BLHQS bốn bên Trung ƣơng kết thúc thời gian làm việc, chỉ để lại các
Tổ liên hợp quân sự bốn bên làm nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Hiệp định
Nhƣ vậy, trong 60 ngày hoạt động, từ 28 – 1 đến 28 – 3 – 1973, “chính phủ Cách mạng lâm
thời đã trao trả cho Mỹ 128 nhân viên quân sự Mỹ và nƣớc ngoài bị bắt, trao trả cho phía Sài
Gòn 5.428 nhân viên quân sự; đồng thời, nhận về 26.492 ngƣời của ta. Chính phủ Việt Nam
Dân chủ cộng hòa đã trao trả cho phía Mỹ 459 phi công bị bắt ở miền Bắc”. Những con số này
chƣa phải là con số thực tế, hơn 20 vạn nhân viên dân sự chƣa đƣợc trao trả; Mỹ để lại hơn
25.000 nhân viên quân sự trá hình giúp đỡ chính quyền Sài Gòn.
Tuy nhiên, sau những ngày đấu tranh tích cực, chúng ta cũng đã buộc chính quyền Sài Gòn
phải thỏa thuận những thể thức bảo đảm 11 điều về quyền ƣu đãi miễn trừ ngoại giao đối với
Đoàn đại biểu quân sự của chúng ta tại Tân Sơn Nhất, tạo lợi thế cơ bản giúp Đoàn hoạt động
có hiệu quả trong BLHQS hai bên sau này.
Đấu tranh tại BLHQS hai bên Trung ương
BLHQS hai bên Trung ƣơng họp phiên đầu tiên tại sân bay Tân Sơn Nhất vào 10h sáng
ngày 29 – 3 – 1973, sau khi kết thúc 60 ngày làm việc của BLHQS bốn bên Trung ƣơng.
Trong các phiên họp, CPCMLT đòi chính quyền Sài Gòn phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định
Paris, trao trả hết nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam, tiếp tục
trao trả hết số nhân viên quân sự còn lại, bảo đảm mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Tại phiên họp ngày 11 – 5 – 1973, Thiếu tƣớng Hoàng Anh Tuấn nêu 5 điểm về chấm dứt
xung đột, yêu cầu thực hiện cho bằng đƣợc ngừng bắn lâu dài và vững chắc, trong đó, đƣa ra
các giải pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đó
Với viện trợ của Mỹ, chính quyền Thiệu tăng cƣờng bắt bớ những ngƣời đấu tranh, tăng
cƣờng ném bom nhiều vùng đông dân, tăng cƣờng phá hoại Hiệp định. Bộ Ngoại giao
13
CPCMLTCHMNVN tuyên bố: “Chính phủ Cách mạng lâm thời tự dành cho mình quyền giáng
trả mạnh mẽ các cuộc tiến công của quân đội Sài Gòn do Mỹ chỉ huy và giúp đỡ để bảo vệ vùng
giải phóng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Hiệp định Paris”.
Ngày 13 – 5 – 1974, trƣớc tình hình chính quyền Sài Gòn ngoan cố không chịu bàn bạc và
giải quyết bất cứ công việc gì, các đoàn đại biểu của CPCMLTCHMNVN tại Hội nghị hiệp
thƣơng ở Paris và BLHQS hai bên Trung ƣơng buộc phải đình chỉ việc tham dự các phiên họp
tại cả hai diễn đàn, Ngày 22 – 6 – 1974, tuyên bố đình chỉ vô thời hạn việc tham gia các phiên
họp của BLHQS hai bên Trung ƣơng và của Tổ liên hợp quân sự bốn bên cho đến khi nào Mỹ
và chính quyền Sài Gòn chấm dứt mọi hành động phá hoại đàm phán
Ngày 23 – 6 – 1974, chính phủ nƣớc VNDCCH ra tuyên bố ủng hộ quyết định đúng đắn của
CPCMLTCHMNVN và cũng tuyên bố đình chỉ tham dự các phiên họp của hai cơ quan liên hợp
quân sự này. Các trƣởng đoàn và một bộ phận nhân viên của VNDCCH và
CPCMLTCHMNVN trong các Ban Liên hợp rời Tân Sơn Nhất. Bộ phận còn lại (hơn 300 cán
bộ) tiếp tục làm nhiệm vụ đấu tranh dƣ luận.
Sau khi BLHQS đình chỉ hoạt động, hai Đoàn VNDCCH và CPCMLTCHMNVN vẫn duy
trì các cuộc họp báo vào thứ bảy hàng tuần; đông đảo các nhà báo quốc tế đến dự nghe tin chiến
sự, thăm dò quan điểm của chúng ta. Chúng ta vẫn giữ kín ý đồ quân sự của mình, tố cáo mạnh
mẽ chính quyền Sài Gòn lấn chiếm và đánh phá vùng giải phóng, nêu rõ chúng ta có quyền trả
đũa không chỉ ở nơi lấn chiếm mà ở nơi xuất phát cuộc tấn công, chuẩn bị dƣ luận hỗ trợ các
chiến dịch quân sự.
Ngày 26 – 4 – 1975, để hỗ trợ cho chiến trƣờng CPCMLTCHMNVN tuyên bố rõ ràng dứt
khoát “xóa bỏ hoàn toàn ngụy quyền và bộ máy chiến tranh kìm kẹp của ngụy”. Đây đƣợc coi
nhƣ một tối hậu thƣ.
2.2.2. Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, khẳng định vị thế của Chính phủ Cách mạng lâm
thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
Việc này đƣợc thể hiện qua các cuộc đấu tranh tại Tại Hội nghị Ngoại giao các nƣớc tham gia
Công ƣớc Geneva về luật quốc tế bảo hộ nạn nhân chiến tranh (đầu năm 1974); các hoạt động tăng
cƣờng tiếp xúc, theo dõi, thông báo tình hình và giữ thái độ chân thành, tin cậy trƣớc âm mƣu chia
rẽ, lợi dụng mâu thuẫn Xô – Trung để hạn chế sự ủng hộ, giúp đỡ của các nƣớc anh em cho cuộc
đấu tranh cách mạng ở miền Nam Việt Nam của Mỹ; tiếp tục khẳng định quan hệ ngoại giao gắn bó
bằng các cuộc viếng thăm chính thức các nƣớc XHCN khác, các nƣớc dân chủ, các nƣớc trung lập
là thành viên của Phong trào không liên kết; đồng thời, đẩy mạnh tiếp xúc với đại diện các phong
trào, các tổ chức quốc tế nhƣ Ủy ban đoàn kết Á – Phi, Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Lào yêu nƣớc,
Liên đoàn quốc tế các nhà khoa học, Hội Luật gia dân chủ thế giới, Tổ chức ân xá quốc tế, Liên
hiệp các hội quốc tế bảo vệ nhân quyền… CPCMLTCHMNVN tích cực tham dự các hội nghị quốc
tế: Hội nghị lần thứ 12 tổ chức đoàn kết Á – Phi tại Thủ đô nƣớc CHDCND Yemen (2 – 1973); Hội
nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris (2 – 1973);
14
Tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi về tinh thần và vật chất của các nước, các tổ chức dân chủ
quốc tế
Ngoài các tổ chức đã ủng hộ cuộc đấu tranh buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ký Hiệp định
Paris trƣớc năm 1973, chúng ta còn chú ý tới các tổ chức mang tính chất nghề nghiệp, tranh thủ tối
đa các tổ chức tôn giáo nhƣ Công đoàn dệt, may mặc, giầy, da quốc tế, Hội đồng Thiên chúa giáo vì
hòa bình…
Trong những tháng cuối năm 1974, hoạt động đối ngoại nhân dân cũng đƣợc tăng cƣờng. Các
đại biểu Ủy ban đoàn kết của Việt Nam với các nƣớc cũng tiến hành các hoạt động ngoại giao sôi
nổi. Bên cạnh những chuyến viếng thăm ra nƣớc ngoài, CPCMLTCHMNVN cũng đã đón nhiều
đoàn khách tới thăm và vùng giải phóng.
Với những nỗ lực tiếp xúc của Đoàn ngoại giao CPCMLTCHMNVN một số nƣớc, một số tổ
chức quốc tế đã ủng hộ mạnh mẽ cho cách mạng miền Nam về chính trị và vật chất. Nhiều nƣớc
viện trợ cho Việt Nam giai đoạn trƣớc khi ký Hiệp định Paris đã coi đó là những viện trợ không
hoàn lại (Đức, Tiệp Khắc, Mông Cổ ), tuy cắt giảm viện trợ, song Trung Quốc đã viện trợ kinh tế
bổ sung khẩn cấp không hoàn lại cho CPCMLTCHMNVN (7 – 1973) và gửi hàng giúp nhân dân
miền Nam (2 – 1974). Tháng 8 – 1973 và đầu năm 1974, Liên Xô cũng đã viện trợ kinh tế không
hoàn lại, gồm máy móc thiết bị, thực phẩm, thuốc men, hàng tiêu dùng… Sự ủng hộ này thể hiện
tình cảm chân thành của bạn bè đối với Việt Nam, sự đồng tình, ủng hộ đối với cuộc đấu tranh gian
khổ của nhân dân miền Nam. Những viện trợ đó lại đến vào thời điểm chúng ta đang dồn sức cho
trận Tổng tiến công, nên có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Tăng cường mối quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương
Cùng với việc phối hợp chiến đấu đánh bại các chiến dịch càn quét, lấn chiếm của ngụy quân ba
nƣớc, chúng ta cũng lên tiếng ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và Campuchia trƣớc dƣ luận
thế giới.
Ngày 18 – 8 – 1973, Bộ Ngoại giao CHMNVN ra Tuyên bố về tình hình cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nƣớc của nhân dân Campuchia, yêu cầu Mỹ chấm dứt dính líu và viện trợ cho chính
quyền Lonnol khi Mỹ vẫn tiếp tục dính líu quân sự, can thiệp vào Campuchia.
Ngày 10 – 9 – 1973, 5 – 6 – 1974, 10 – 6 – 1974, Bộ Ngoại giao VNDCCH ra các Tuyên bố về
tình hình thi hành Hiệp định Geneva năm 1962 và Hiệp định Viêng – chăn năm 1973 về Lào
Khi Hoa Kỳ và các nƣớc chƣ hầu đƣa ra trƣớc Đại hội đồng Liên hiệp quốc một Nghị quyết
nhằm ngăn cản việc khôi phục địa vị chính đáng, hợp pháp của chính phủ Vƣơng quốc Campuchia
tại Liên hiệp quốc, ngày 25 – 10 – 1974, Bộ Ngoại giao CPCMLTCHMNVN ra Tuyên bố nói rõ
âm mƣu của Mỹ và ủng hộ chính phủ Campuchia.
Sự ủng hộ của CPCMLTCHMNVN đối với công cuộc kháng chiến của nhân dân hai nƣớc
Đông Dƣơng thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó, tinh thần quốc tế trong sáng, cùng hợp tác đấu
tranh chống kẻ thù chung, vì sự nghiệp độc lập dân tộc của mỗi nƣớc.
15
Chƣơng 3
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT CƠ BẢN
3.1.1. Chủ trƣơng phối hợp hoạt động và phát huy ƣu thế ngoại giao hai miền Nam,
Bắc là một sáng tạo độc đáo của Đảng
3.1.2. Chủ trƣơng đối với hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam đƣợc Đảng hoạch định trên cơ sở phân tích đặc điểm tình hình
và nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn 1969 – 1975
3.1.3. Đảng đã chỉ đạo Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
triển khai các mũi tiến công ngoại giao khác nhau, nhằm tạo hiệu quả ngoại giao cao nhất
3.1.4. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng
lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam giai đoạn 1973 – 1975 vừa có sự thống nhất căn bản,
vừa bƣớc phát triển nhất định so với giai đoạn 1969 – 1972
3.1.5. Quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, tồn tại
3.2. NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.2.1. Nắm vững tình hình, nhiệm vụ cách mạng cả nƣớc, cũng nhƣ của miền Nam, để
xác định chủ trƣơng đối ngoại thích hợp
hoạt, mềm dẻo trong chỉ đạo thực hiện
3.2.2. Kiên trì các nguyên tắc đối ngoại, song có sách lƣợc, biện pháp linh hoạt, mềm
dẻo trong chỉ đạo thực hiện
3.2.3. Kết hợp linh hoạt các mũi tấn công ngoại giao; đồng thời, kết hợp các phƣơng
thức, cách thức ngoại giao khác nhau
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài “Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969 – 1975)”, luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả sau:
1. Tập hợp, mô tả, đi sâu phân tích chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động đối
ngoại của CPCMLTCHMNVN qua hai giai đoạn: 1969 – 1972; 1973 – 1975.
2. Luận văn khôi phục một cách khách quan các hoạt động đối ngoại chủ yếu của
CPCMLTCHMNVN dƣới sự lãnh đạo của Đảng qua hai giai đoạn: 1969 – 1972; 1973 – 1975.
3. Trong quá trình hoạch định chủ trƣơng, chỉ đạo thực hiện hoạt động đối ngoại của
CPCMLTCHMNVN, bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt đƣợc, cũng không tránh khỏi những
sai lầm, hạn chế nhất định.
16
4. Thông qua việc trình bày, làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động
đối ngoại của CPCMLTCHMNVN, luận văn đã đúc rút ra một số những kinh nghiệm lịch sử chủ
yếu.
References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giô-dép A. Am-tơ (1985), Lời phán quyết về Việt Nam – tiếng nói của một công dân,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội
2. Pierre Asselin (2005), Nền hòa bình mong manh – Washington, Hà Nội và tiến trình
Hiệp định Paris, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Pierri Asselin (2008), “Hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam và Hiệp định Paris 1973
– ngoại giao và thành tựu của cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1
(381), tr. 47 – 58
4. Ban biên tập Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (1969), “Chính phủ cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập trong điều kiện lịch sử nào”, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, số 123, tr. 1 – 4
5. Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam (2006), Biên niên lịch sử Chính
phủ 1945 – 2005, tập 5, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
6. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách
mạng Việt Nam (1945 – 1975), thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
7. Nguyễn Văn Bao (2009), “Hiệp định Paris: đỉnh cao của thắng lợi ngoại giao trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 1 (142), tr.10 – 13
8. Nguyễn Đình Bin – Cb (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội
9. Nguyễn Thị Bình và tập thể tác giả (2001), Mặt trận dân tộc giải phóng, Chính phủ
Cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam (Hồi ức), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
10. Mai Văn Bộ (1985), Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật - Hồi ký kỷ niệm 40 năm
hoạt động của ngành ngoại giao Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh
11. Mai Văn Bộ (2002), Từ Giơnevơ đến Paris: Hồi ký chính trị ngoại giao, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh
17
12. Bộ Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Ngoại giao Liên bang Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Xô – viết (1983), Việt Nam – Liên Xô: 30 năm quan hệ (1950 -
1980), Nxb Ngoại giao, Hà Nội
13. Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố nghiêm khắc lên án Hoa
Kỳ cho máy bay ném bom bắn phá vùng giải phóng (1973), Báo Nhân dân, ngày 13 –
5, tr.4
14. Bộ Ngoại giao ta ra tuyên bố về việc Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp
định Pari (1974), Báo Nhân dân, ngày 20 – 4, tr.4
15. Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố về vấn đề Campuchia tại
Liên hợp quốc (1974), Báo Nhân dân, ngày 26 – 10, tr.4
16. Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử Quân sự (1991), Cuộc chiến tranh thực dân mới của
Mỹ ở VIệt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội
17. Bộ Trƣởng Nguyễn Thị Bình tuyên bố rõ thêm một số điểm của giải pháp toàn bộ
mƣời điểm (1970), Báo Nhân dân, ngày 18 – 9, tr.1,4
18. Bộ Trƣởng Nguyễn Văn Hiếu đề nghị 6 điểm nhằm mở đƣờng mau chóng đi tới giải
quyết các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam (1973), Báo Nhân dân, ngày 26 - 4,
tr. 1,4
19. Bộ trƣởng Nguyễn Văn Hiếu nêu bật ba vấn đề cấp bách (1973), Báo Nhân dân, ngày
1 – 6, tr. 4
20. Bộ trƣởng Nguyễn Văn Hiếu tuyên bố rõ về nội dung chủ yếu và các biện pháp cấp
bách để giải quyết vấn đề nội bộ miền Nam Việt Nam (1973), Báo Nhân dân, ngày 29
– 6, tr. 1,4
21. Bộ trƣởng Nguyễn Văn Hiếu nghiêm khắc phê phán chính quyền Sài Gòn không chịu
trao trả hết nhân viên dân sự (1973), Báo Nhân dân, ngày 13 – 7, tr. 4
22. Bộ trƣởng Nguyễn Văn hiếu đƣa ra dự thảo văn kiện “Những quy định cơ bản bảo
đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân miền Nam” (1973), Báo Nhân dân, ngày
19 – 7, tr.1
23. Bị vong lục về trao trả nhân viên quân sự và dân sự (1974), Báo Nhân dân, ngày 8 –
10, tr. 4
24. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố về tình
hình hiện nay ở miền Nam Việt Nam (1974), Báo Nhân dân, ngày 9 – 10, tr. 1,4
18
25. Đặng Dũng Chí (1998), “Nỗ lực chiến tranh cuối cùng của Mỹ và Hiệp định Paris
1973”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1, tr.14 – 19.
26. G. Côn – cô (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh: Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm
lịch sử hiện tại, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội
27. Chủ tịch Đooc-ti-cot, Đảng Cộng sản Pháp và 20 Đảng Cộng sản ở Tây Âu đoàn kết
với nhân dân Việt Nam đấu tranh đòi Mỹ - Thiệu thi hành đầy đủ Hiệp định Paris
(1974), Báo Nhân dân, ngày 29 – 1, tr.1,3
28. Chính phủ Cách mạng lâm thời ra tuyên bố sáu điểm về việc thực hiện hòa bình và
hòa hợp dân tộc ở miền Nam (1974), Báo Nhân dân, ngày 23 – 3, tr. 1,3
29. Phạm Hồng Chƣơng (2003), “Từ thỏa thuận tháng Mƣời (1972) đến Hiệp định Paris
(1973)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1, tr. 16 – 23
30. Lê Duẩn (1975), Thư vào Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội
31. Lê Duẩn (1975), Tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta, Nxb Sự thật, Hà
Nội
32. Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng ra tuyên bố về việc chính quyền Sài
Gòn cố tình làm tê liệt tổ chức và hoạt động của Ban Liên hợp quân sự (1974), Báo
Nhân dân, ngày 11 – 5, tr. 1,6
33. Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đƣa ra
sáng kiến hòa bình mới, Bộ trƣởng Xuân Thủy hoàn toàn ủng hộ tuyên bố 7 điểm do
Bộ trƣởng Nguyễn Thị Bình nêu ra (1971), Báo Nhân dân, ngày 2 – 7, tr. 1,4
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 28 (1967), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 29 (1968), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 30 (1969), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 31 (1970), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 32 (1971), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 33 (1972), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
19
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 34 (1973), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 35 (1974), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36 (1975), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
43. Đảng Cộng sản Việt Nam (1980), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb
Sự thật, Hà Nội
44. Đại hội Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ nhất (1962), Giới
thiệu một số văn kiện chủ yếu của đại hội, Nxb Sự thật, Hà Nội
45. Phillip B. Đavitsson (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội
46. Hà Đăng (2008), “Hiệp định Paris về Việt Nam và ý nghĩa của nó”, Tạp chí Cộng sản,
số 783, tr. 41 – 45
47. Trần Bạch Đằng - Cb (1993), Chung một bóng cờ (về Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
48. Ilya V. Gaiduk (1998), Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội
49. Trần Văn Giàu (1978), Miền Nam giữ vững thành đồng, tập 5, Nxb Khoa học – Xã
hội, Hà Nội
50. Hai đoàn đại biểu ta tuyên bố không dự phiên họp ngày 25 – 11 của Hội nghị Pa-ri về
Việt Nam, Bộ trƣởng Xuân Thủy họp báo (1970); Báo Nhân dân, ngày 25 – 11, tr.4
51. G.C. Herring, Cuộc chiến dài ngày nhất nước Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
52. Trần Duy Hinh (2006), Trại Davis Sài Gòn - mùa xuân 1973, Nxb Lao động, Hà Nội
53. Vũ Quang Hiển (2010), “Sự chỉ đạo của Đảng trong đấu tranh thi hành Hiệp định
Paris và giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7,
tr. 26 – 35
54. Nguyễn Thị Mai Hoa (2010), “Phát huy nhân tố quốc tế trong sự nghiệp chống Mỹ,
cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, tr.35 – 39, 52
55. Hồ Chí Minh, Toàn tập (1996), tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
56. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2011), Biên niên lịch sử
Nam Bộ kháng chiến, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
20
57. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2011), Lịch sử Nam Bộ
kháng chiến, tập II (19554 – 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
58. Hội nghị quốc tế về Việt Nam thông qua nghị quyết đòi Mỹ và chính quyền Sài Gòn
thi hành nghiêm chỉnh và triệt để Hiệp định Paris (1974), Báo Nhân dân, ngày 2 – 4,
tr. 4
59. Hội nghị hiệp thƣơng hai bên miền Nam Việt Nam phiên thứ 10 (1973), Báo Nhân
dân, ngày 11 – 5, tr. 4
60. Hội nghị hiệp thƣơng hai bên miền Nam Việt Nam họp phiên thứ 41 (1974), Báo
Nhân dân, ngày 19 – 2, tr. 4
61. Hội nghị thế giới lần thứ 16 chống bom nguyên tử và khinh khí nhiệt liệt ủng hộ nhân
dân Việt Nam, Lào, Campuchia chống Mỹ xâm lƣợc (1970), Báo Nhân dân, ngày 12 –
8, tr. 4
62. Hội thánh Tin lành Việt Nam gửi thƣ cho cả nƣớc hành động (1974), Báo Nhân dân,
ngày 24 – 12, tr. 4
63. Nguyễn Tiến Hƣng, Jerrold L. Schecter (2003), Hồ sơ mật Dinh Độc lập, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội
64. Nguyễn Khắc Huỳnh (1996), “Đàm phán Paris và Hiệp định Paris về Việt Nam với
phƣơng châm giành thắng lợi từng bƣớc”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 11, tr. 22 –
28
65. Nguyễn Khắc Huỳnh (2005), “Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ cứu nƣớc 1954 – 1975”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4, tr.11 – 15
66. Nguyễn Khắc Huỳnh (2008), “Hiệp định Paris về Việt Nam: những bài học ngoại
giao”, Tạp chí Cộng sản, số 783, tr 46 – 51
67. Nguyễn Khắc Huỳnh (2008), “Đàm phán và Hiệp định Paris”, Tạp chí Nghiên cứu
quốc tế, số 1 (72), tr 15 – 19
68. Nguyễn Khắc Huỳnh (2008), “Lƣơng tri của loài ngƣời thức tỉnh: động lực của Mặt
trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3
(74), tr. 3 – 11
69. Nguyễn Khắc Huỳnh (2010), “Mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, tài trí
và nghệ thuật”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số tháng 2, tr.18 – 22
70. Nguyễn Khắc Huỳnh (2010), “Liên Xô với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của
nhân dân Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số tháng 4, tr. 31 – 36
21
71. Nguyễn Khắc Huỳnh (2010), “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam với mặt trận ngoại giao và cuộc đàm phán Paris”, Tạp chí Lịch sử quân sự,
số tháng 6, tr. 15 – 20
72. Vũ Nhƣ Khôi (2008), “Bài học về đánh giá kẻ thù trong thi hành Hiệp định Paris năm
1973”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1, tr. 11 – 14
73. Nguyễn Phúc Luân (2005), “Nhìn lại thành tựu và nhân tố thắng lợi của Mặt trận
ngoại giao trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc 1954 – 1975”, Tạp chí
Nghiên cứu quốc tế, số 1 (60), tr. 3 – 16
74. Nguyễn Thành Lê (1998), Cuộc đàm phán Paris về Việt Nam, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội.
75. Nguyễn Đình Liêm - Cb (2006), Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: những sự kiện
1961 – 1970, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội.
76. Đinh Nho Liêm, Lƣu Văn Lợi, Trịnh Ngọc Thái (2005), Hiệp định Paris về Việt Nam,
cuộc chiến đấu chiến lược (30 năm Hiệp định Paris), Nxb Lao động, Hà Nội
77. Nguyễn Phúc Luân – Cb (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc
lập, tự do (1945 – 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Lời kêu gọi chung của Ban Liên hợp quân sự 4 bên trung ƣơng (1973), Báo Nhân dân,
ngày 18 – 2, tr. 4
79. Lƣu Văn Lợi (1996,1998), 50 năm ngoại giao Việt Nam, tập 1, 2, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội
80. Lƣu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ (2002), Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kisinger
tại Paris, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
81. Quang Lợi (1959), Khi biên giới Mỹ kéo dài tới vĩ tuyến 17, Nxb Sự thật, Hà Nội
82. Ngay khi về Mỹ, Ních – xơn đã bị chỉ trích tại quốc hội Mỹ (1972), Báo Nhân dân,
ngày 26 – 5, tr. 4
83. Ngƣời phát ngôn Đoàn đại biểu chính phủ ta và ngƣời phát ngôn Đoàn đại biểu Chính
phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Pa-ri về Việt
Nam vạch trần luận điệu xằng bậy của Ních- xơn (1970), Báo Nhân dân, ngày 2 – 8,
tr. 2
84. Trịnh Nhu - Cb (2002), Lịch sử biên niên xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền
Nam (1954 – 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
22
85. Nguyễn Dy Niên, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Thị Bình, Phan Doãn Nam, Nguyễn
Khắc Huỳnh (2000), Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội
86. Phản đối Hoa Kỳ và chƣ hầu tiếp tục câu kết về quân sợ với chính quyền Sài Gòn
(1973), Báo Nhân dân, ngày 13 – 7, tr. 4
87. Phiên họp thứ bảy Hội nghị hiệp thƣơng hai bên miền Nam Việt Nam (1973), Báo
Nhân dân, ngày 20 – 4, tr. 4
88. Huỳnh Tấn Phát (1969), Tuyên bố về Chương trình hành động của Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nxb. Giải phóng
89. Sách trắng về 90 ngày thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam (1974), Báo Nhân dân,
ngày 8 – 5, tr.3
90. Lƣơng Viết Sang (2005), Quá trình Đảng lãnh đạo đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị
Paris về Việt Nam (1968 – 1973), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
91. Sáu điểm của Chính phủ Cách mạng rất cụ thể và thiết thực (1974), Báo Nhân dân,
ngày 27 – 3, tr. 4
92. 60 ngày thi hành Hiệp định (1973), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội
93. Trịnh Ngọc Thái (2008), “Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam giai đoạn đàm
phán Hiệp định Paris”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1 (72), tr.20– 26
94. Cao Thanh (1976), Tội ác và di hại: tội ác Mỹ - ngụy sau Hiệp định Paris, Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội
95. Thành thị miền Nam chống Thiệu (1974), Báo Nhân dân, ngày 13 – 11, tr. 4
96. Thiếu tƣớng Hoàng Anh Tuấn nêu 5 điểm về chấm dứt xung đột (1973), Báo Nhân
dân, ngày 14 – 5, tr. 4
97. Thiếu tƣớng Hoàng Anh Tuấn đòi chính quyền Sài Gòn trao trả nhân viên dân sự
(1973), Báo Nhân dân, ngày 23 – 4, tr. 4
98. Thiếu tƣớng Lê Quang Hòa phát biểu ý kiến tại cuộc họp trƣởng đoàn của Ban Liên
hợp quân sự 4 bên (1973), Báo Nhân dân, ngày 1 – 3, tr. 4
99. Phan Tiến Tích - Cb (1976), Thế giới tố cáo và lên án tội ác chiến tranh của Mỹ ở
Việt Nam – in lần 2, Nxb Sự thật, Hà Nội
100. Tin miền Nam (1973), Báo Nhân dân, ngày 26 – 2, tr. 2
101. Tin miền Nam (1973), Báo Nhân dân, ngày 26 – 11, tr. 4
102. Tin miền Nam (1973), Báo Nhân dân, ngày 20 – 12, tr. 4
23
103. Tin miền Nam (1973), Báo Nhân dân, ngày 28 – 12, tr. 4
104. Tin miền Nam (1974), Báo Nhân dân, ngày 16 – 1, tr. 4
105. Tin miền Nam (1974), Báo Nhân dân, ngày 20 – 2, tr. 4
106. Tin miền Nam (1974), Báo Nhân dân, ngày 22 – 2, tr. 4
107. Tin miền Nam (1974), Báo Nhân dân, ngày 27 – 2, tr. 4
108. Tin miền Nam (1974), Báo Nhân dân, ngày 6 – 3, tr. 4
109. Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về việc
bọn phản động Nông – pênh tuyên bố thành lập cái gọi là “chế độ Cộng hòa Khơ –
me” (1970), Báo Nhân dân, ngày 17-10, tr. 1,4
110. Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về việc
chấm dứt chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1972), Báo
Nhân dân, ngày 12 – 9, tr. 1,3
111. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao ta về cái gọi là “sáng kiến hòa bình mới” của Mỹ về vấn
đề Đông Dƣơng (1970), Báo Nhân dân, ngày 15 – 10, tr. 1,4
112. Trung tƣớng Trần Văn Trà tố cáo các hành động vi phạm trắng trợn, có hệ thống
Hiệp định Pa-ri của phía Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn (1973), Báo Nhân dân, ngày
28 – 2, tr. 4
113. Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Văn Sĩ, Đoàn Huyên (1997), Ban Liên hợp quân sự và trại
Davis, những tháng ngày, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội
114. Trung tƣớng Trần Văn Trà gửi công hàm cho Hoa Kỳ về việc rút quân đội Hoa Kỳ và
việc trao trả tù binh (1973), Báo Nhân dân, ngày 27 – 3, tr. 4
115. Trung tƣớng Trần Văn Trà tuyên bố về việc gửi công hàm cho Hoa Kỳ về việc rút
quân đội Hoa Kỳ và trao trả các nhân viên quân sự và dân sự Hoa Kỳ bị bắt (1973),
Báo Nhân dân, ngày 25 – 3, tr. 4
116. Nguyễn Duy Trinh (1967), Lập trường bốn điểm, ngọn cờ độc lập và hòa bình của
chúng ta hiện nay, Nxb Sự thật, Hà Nội
117. Nguyễn Duy Trinh (1973), Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt
Nam, Nxb Vụ thông tin báo chí - Bộ Ngoại giao nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa,
Hà Nội
118. Nguyễn Duy Trinh (1979), Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1965 –
1975, Nxb Sự thật, Hà Nội
24
119. Trung ƣơng Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1965), Mặt trận dân
tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là người đại diện chân chính duy nhất của nhân
dân miền Nam Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội
120. Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2001), Văn kiện đảng về Mặt trận
dân tộc thống nhất, tập 2 (1945 – 1977), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
121. Viện Sử học (1976), Việt Nam những sự kiện lịch sử 1945 – 1975, tập II, Nxb Khoa
học - Xã hội, Hà Nội
122. Viện Lịch sử (1990), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội
123. Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (1995), Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam 1954 – 1975, tập II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
124. Xuân Thủy (2008), “Một số vấn đề về Hiệp định Paris”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1,
tr. 7- 10,14
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
125. Richard Nixon (1981), The real war, Nxb Warner Books, New York
126. Micheal Maclear (1990), Việt Nam, The ten thousands day war, Nxb Sự thật, Hà Nội
CÁC WEBSITE
127.
128. />quoc-dan-mien-Nam-Chinh-phu-cach-mang-lam-thoi-cong-hoa-Viet-Nam/58239/noi-
dung.aspx