Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) vai trò của hệ thống siêu thị TP hồ chí minh đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản (nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng nai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

PHẠM VĂN HANH

Vai trò của hệ thống siêu thị TP.Hồ Chí Minh đối với
hoạt động sản xuất hàng hóa nơng sản
(Nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Đồng Nai)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội, 10 - 2010


Lời cảm ơn
Luận văn đƣợc hoàn thành dựa trên những số liệu khảo sát thực địa đối với
các hộ chăn nuôi lợn ở Đồng Nai và đại diện của một số siêu thị tại TP. Hồ Chí
Minh. Những số liệu khác đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này đƣợc thu nhập từ các
nguồn thông tin đã công bố công khai của các cơ quan, tổ chức có uy tín nhƣ Tổng
cục Thống kê, Bộ Công Thƣơng, Bộ NN&PTNT và báo cáo của các địa phƣơng.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn BCN Khoa Xã hội học, trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và các thầy, cô trong Bộ môn Nông thôn –
Đô thị đã giúp đỡ tơi hồn thành nghiên cứu này.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới ngƣời hƣớng dẫn khoa học
– TS. Nguyễn Thị Thu Hà, ngƣời đã tận tình chỉ bảo và đóng góp ý kiến giúp tơi


hồn thiện luận văn.
Tơi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở Công
Thƣơng tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo các siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh và các hộ chăn
ni lợn tại huyện Xuân Lộc, Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) đã tạo điều kiện và cung
cấp thông tin cho nghiên cứu.
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của tôi ở Trung tâm Thơng
tin, Viện Chính sách và Chiến lƣợc Phát triển Nơng nghiệp Nơng thơn đã có những
đóng góp q báu cho việc hoàn thành nghiên cứu.
Trân trọng,
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010

Học viên
PHẠM VĂN HANH

ii


iii


Mục lục
Lời cảm ơn .................................................................................................................ii
Mục lục ....................................................................................................................... 1
Danh mục hình .......................................................................................................... 3
Danh mục bảng .......................................................................................................... 4
Các chữ viết tắt .......................................................................................................... 5
Mở đầu ....................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 6
2. Ý nghĩa lý khoa học và thực tiễn ..................................................................... 7
2.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 7

2.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................... 8
3. Mục đích, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 8
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 8
3.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 8
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 8
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................. 9
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................... 9
4.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................... 9
4.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 10
5.1. Phân tích tài liệu ......................................................................................................10
5.2. Phỏng vấn bảng hỏi ................................................................................................10
5.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ..................................................................................15
6. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................... 16
7. Khung lý thuyết ............................................................................................... 16
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................. 17
1.1. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu .................................... 17
1.1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu.....................................................................................17
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận ................................................................................................18
1.1.3. Một số khái niệm liên quan .................................................................................20
1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................. 26
1.2.1. Một số nghiên cứu về vai trò của siêu thị trong kinh doanh thực phẩm ..........26
1.2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ...................................................... 26
1.2.1.2. Các nghiên cứu về Việt Nam ..................................................... 27
1


1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu ............................................30
Chƣơng 2. Vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM đối với hoạt động chăn nuôi
lợn tại Đồng Nai ....................................................................................................... 33

2.1. Những vấn đề chung về hệ thống siêu thị tại TP.HCM và chuỗi cung ứng
thịt lợn tại Đồng Nai ............................................................................................. 33
2.1.1. Thực trạng các siêu thị tại TP.HCM hiện nay ...................................................33
2.1.1.1. Tình hình phát triển siêu thị TP.HCM ...................................... 33
2.1.1.2. Hoạt động kinh doanh thực phẩm trong các siêu thị TP.HCM .. 36
2.1.1.3. Xu hướng gia tăng vai trò của siêu thị với tư cách là kênh phân
phối chính nhóm hàng thực phẩm............................................................ 38
2.1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng thịt lợn tại Đồng Nai .........................................40
2.2. Thực trạng vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM đối với hoạt động
chăn nuôi lợn tại Đồng Nai ................................................................................... 44
2.2.1. Vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM trong việc định hƣớng hoạt động
chăn nuôi lợn tại tỉnh Đồng Nai.................................................................................45
2.2.1.1. Vai trò của siêu thị trong việc gắn kết hoạt động sản xuất với thị
trường ..................................................................................................... 45
2.2.1.2. Vai trò của siêu thị trong việc định hướng sản phẩm đầu ra và
điều chỉnh qui mô sản xuất ...................................................................... 48
2.2.2. Vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM trong việc tăng cƣờng khả năng
liên kết chăn nuôi lợn tại Đồng Nai...........................................................................52
2.2.2.1. Hệ thống siêu thị với việc tăng cường liên kết “4 nhà” ............ 53
2.2.2.2. Hệ thống siêu thị với việc tăng cường khả năng liên kết giữa các
hộ sản xuất .............................................................................................. 60
2.2.3. Vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM trong việc nâng cao hiệu quả sản
xuất của nông hộ ..........................................................................................................61
Kết luận và khuyến nghị ......................................................................................... 67
3.1. Kết luận ......................................................................................................... 67
3.2. Khuyến nghị ................................................................................................. 69
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 72
Phụ lục ....................................................................................................................... iv
4.1. Bảng hỏi hộ chăn nuôi lợn ......................................................................................iv
4.2. PVS hộ chăn nuôi lợn tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị ...............................xi

4.3. PVS đại diện kinh doanh siêu thị Co.opMart .......................................................xv

2


Danh mục hình
Hình 1.1. Tình hình phát triển đàn lợn tại Đồng Nai 2008 ..................................... 31
Hình 2.1. Thực trạng lựa chọn kênh phân phối đối với thịt lợn tƣơi sống ............. 39
Hình 2.2. Thực trạng lựa chọn kênh phân phối đối với thực phẩm chế biến .......... 39
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức kênh phân phối lợn phổ biến tại Đồng Nai ...................... 41
Hình 2.4. Chuỗi cung ứng thịt lợn của hộ chăn nuôi ở Đồng Nai cho các siêu thị tại
TP.HCM .................................................................................................................... 43
Hình 2.5. Cơ cấu hàng hóa thực phẩm tại một số siêu thị ở TP.HCM ................... 46
Hình 2.6. Mơ hình hóa vai trị của siêu thị trong việc cung cấp thông tin thị trƣờng
cho các hộ chăn ni lợn ........................................................................................... 47
Hình 2.7. Những thơng tin hộ chăn nuôi tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị
đƣợc cung cấp ........................................................................................................... 48
Hình 2.8. Hƣớng điều chỉnh hoạt động chăn nuôi trong các hộ nông dân khi đƣợc
cung cấp thông tin bởi siêu thị .................................................................................. 51
Hình 2.9. Quan hệ với “các nhà” của hai nhóm hộ chăn ni tham gia và không
tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị ........................................................... 55
Hình 2.10. Đánh giá hiệu quả tham gia liên kết “4 nhà” của hai nhóm hộ tham gia
và không tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị ........................................... 57
Hình 2.11. Các hình thức hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ chăn nuôi lợn tham gia chuỗi
cung ứng cho siêu thị tại Đồng Nai ........................................................................... 61

3


Danh mục bảng

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn siêu thị, hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại siêu thị ........... 23
Bảng 2.1. Diện tích bình qn một số hạng mục của các siêu thị tại TP.HCM ...... 34
Bảng 2.2. Qui mô của kênh phân phối siêu thị tại TP.HCM theo số lƣợng đơn vị
trong kênh .................................................................................................................. 35
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn hàng nông sản trong các siêu thị tại TP.HCM ................ 37
Bảng 2.4. Qui mơ và hình thức chăn ni của hai nhóm hộ khảo sát ..................... 42
Bảng 2.5. Mức độ sử dụng hợp đồng của các hộ chăn nuôi lợn tại Đồng Nai ....... 59
Bảng 2.6. Giá bán thịt lợn tại hệ thống cửa hàng thực phẩm Visan và chợ truyền
thống .......................................................................................................................... 63
Bảng 2.7. Hạch tốn chi phí & lợi nhuận trên 1 đầu lợn của các hộ chăn nuôi tại
Đồng Nai ................................................................................................................... 64

4


Các chữ viết tắt
ADB
AGROINFO
BCN
Big C
CIRAD

:
:
:
:
:

Co.opMart


:

HTX
IPSARD

:
:

NN&PTNT
NTD
MALICA

:
:
:

M4P

:

TACN
VISSAN

:
:

VSATTP
PCCC
PVS
TP.HCM

THCS
THPT
WB

:
:
:
:
:
:
:

Ngân hàng Phát triển Châu Á
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
Ban chủ nhiệm
Hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam, thuộc tập đoàn Casino
Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu phát triển nông nghiệp
Pháp
Hệ thống siêu thị Co.opMart, Liên hiệp HTX Thƣơng mại
TP.HCM
Hợp tác xã
Viện Chính sách và Chiến lƣợc Phát triển Nông nghiệp Nông
thôn
Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn
Ngƣời tiêu dùng
Nhóm Nghiên cứu Quan hệ giữa thị trƣờng và nông nghiệp ở
các thành phố Châu Á
Making Markets Work Better for the Poor – Dự án Nâng cao
Hiệu quả Thị trƣờng cho Ngƣời nghèo
Thức ăn chăn nuôi

Hệ thống cửa hàng bán lẻ thực phẩm, thuộc Công ty TNHH
Vissan
Vệ sinh an tồn thực phẩm
Phịng cháy chữa cháy
Phỏng vấn sâu
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung học Cơ sở
Trung học Phổ thơng
World Bank – Ngân hàng Thế giới

5


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thị trƣờng hàng hóa nông sản Việt Nam hiện nay rất manh mún với sự tham
gia của nhiều loại hình tổ chức mua bán và tƣ thƣơng nhỏ lẻ. Đó là hệ quả của một
nền sản xuất nơng nghiệp nhỏ lẻ, mang nặng tính chất tự cấp, tự túc. Việc thiếu tính
liên kết giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi phân phối thƣờng dẫn tới hệ quả là
ngƣời tiêu dùng phải mua các sản phẩm nông sản với giá cao hơn rất nhiều so với
giá trị thực; ngƣời sản xuất thiếu thông tin thị trƣờng (về chủng loại, chất lƣợng, giá
cả, mẫu mã....v.v.) dẫn đến tình trạng sản xuất thừa, thiếu hoặc sản xuất ra những
sản phẩm mà ngƣời tiêu dùng khơng có nhu cầu; nhà phân phối bán lẻ gặp nhiều
khó khăn và tốn kém chi phí cho hoạt động thu gom và thƣờng bị động do khơng có
nguồn hàng ổn định.
Kể từ sau thời kỳ đổi mới, chính sách khốn 101 đã đƣa Việt Nam từ một
nƣớc nhập khẩu lƣơng thực trở thành một nƣớc xuất khẩu lƣơng thực và có nhiều
loại nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới nhƣ gạo, cà phê, hồ tiêu, điều...Tuy
vậy, cho tới nay về cơ bản Việt Nam chƣa có một nền sản xuất hàng hóa nơng sản
phát triển bởi hầu hết các sản phẩm sản xuất với qui mô nhỏ lẻ, phục vụ tại chỗ là

chủ yếu, các hoạt động sản xuất cũng chƣa gắn với thị trƣờng. Trong rất nhiều
ngành hàng nhƣ vậy, chăn ni đƣợc xem nhƣ ngành hàng có tính chất sản xuất
hàng hóa tƣơng đối rõ rệt bởi mức độ gắn kết khá chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu
dùng. Chính vì vậy, nghiên cứu lựa chọn ngành chăn ni làm trƣờng hợp điển hình
để đánh giá những tác động của một trong những mối liên kết rất quan trọng giữa
ngƣời sản xuất và kênh phân phối siêu thị.
Để đẩy mạnh các hoạt động sản xuất hàng hóa, cần phải tăng cƣờng khả
năng liên kết giữa các khâu sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Trong xu hƣớng hiện
nay, kênh phân phối nói chung và hệ thống các siêu thị nói riêng ngày càng đóng

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5 tháng 4 năm 1988 về đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết này đƣợc gọi dƣới tên khác là Chính sách khoán 10 với 3 nội dung
cơ bản là : (i) Giao quyền sử dụng đất cho nông dân; (ii) Tự do hóa thƣơng mại, tạo điều kiện cho
ngƣời dân kinh doanh tự do cả đầu vào, đầu ra trên thị trƣờng; (iii) Chuyển hợp tác xã, cơ quan
chịu trách nhiệm toàn bộ về tổ chức quản lý sản xuất, sang làm dịch vụ cho nông dân.
1

6


vai trò quan trọng nhƣ là một tác nhân liên kết và định hƣớng trong chuỗi giá trị từ
đầu cho đến cuối sản phẩm.
Suốt hai thập kỷ vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc tăng
trƣởng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đơ thị hóa nhanh và hội nhập mạnh mẽ hơn với
nền kinh tế toàn cầu, các siêu thị đóng vai trị quan trọng trong hệ thống bán lẻ
lƣơng thực, thực phẩm và chấp nhận những tác động đến hệ thống sản xuất và hệ
thống phân phối. Một trong những dấu hiệu có thể nhìn thấy đƣợc của tồn cầu hóa,
đơ thị hóa và hội nhập gia tăng của các hệ thống kinh tế đó là sự tăng nhanh của các
siêu thị nhƣ một loại hình vƣợt trội của việc bán lẻ thực phẩm trên toàn thế giới. Sự
xuất hiện của nhiều siêu thị dẫn đến những thay đổi nhanh trong thói quen mua

hàng và và sản xuất trong lịch sử loài ngƣời [18; trang 14].
Sự phát triển của hệ thống siêu thị giúp tăng cƣờng khả năng liên kết giữa
các tác nhân trong chuỗi giá trị, có vai trị to lớn trong việc định hƣớng đối với hoạt
động sản xuất hàng hóa nơng sản. Từ những lý do trên, việc tiến hành nghiên cứu
vai trò của hệ thống siêu thị đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nơng sản là cần
thiết nhằm đánh giá thực trạng, đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng khả năng liên kết,
đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng hóa nơng sản, nâng cao thu nhập cho ngƣời nông
dân. Với ý nghĩa quan trọng nhƣ vậy, tơi đã lựa chọn tìm hiểu đề tài báo cáo cho
luận văn thạc sĩ của mình về “Vai trị của hệ thống siêu thị TP.HCM đối với hoạt
động sản xuất hàng hóa nơng sản”, nghiên cứu trƣờng hợp đối với các hộ chăn
nuôi lợn tại tỉnh Đồng Nai.
2. Ý nghĩa lý khoa học và thực tiễn

2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này cho phép vận dụng các cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên
cứu xã hội học vào nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể phân phối hàng hóa
nơng sản (siêu thị) và nhóm hộ nơng dân sản xuất (nơng hộ).
Việc tiến hành nghiên cứu thực sự là một cơ hội tốt để thực hành và tích lũy
kinh nghiệm triển khai nghiên cứu thực địa.

7


2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu, đánh giá vai trò của hệ thống siêu thị đối với hoạt động sản
xuất hàng hóa nơng sản có ý nghĩa thực tiễn cao. Các giải pháp, khuyến nghị đƣa ra
trong nghiên cứu này có thể đƣợc sử dụng trong việc hoạch định chiến lƣợc đối với
việc qui hoạch và phát triển hệ thống siêu thị gắn với các vùng sản xuất, tăng cƣờng
khả năng liên kết với nơng dân.
3. Mục đích, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của hệ thống siêu thị trong việc định
hƣớng thị trƣờng, tăng cƣờng khả năng liên kết và nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất của các hộ chăn ni lợn, thơng qua đó chỉ ra thực trạng, những hạn chế
trong mối liên kết giữa siêu thị với các hộ chăn nuôi và đề xuất các khuyến nghị
nhằm tăng cƣờng khả năng liên kết giữa các tác nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất cho các hộ nông dân.

3.2. Câu hỏi nghiên cứu
 Hệ thống siêu thị có vai trị gì đối với hoạt động sản xuất của nơng hộ?
 Vai trị này đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong việc định hƣớng, liên kết sản
xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của nông hộ?
 Những hạn chế trong liên kết sản xuất giữa nơng dân với siêu thị là gì?
Ngun nhân do đâu? Các biện pháp khắc phục hạn chế, tăng cƣờng khả
năng liên kết và nâng cao hiệu quả sản xuất cho nơng hộ là gì?

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu vai trò của hệ thống siêu thị trong việc định hƣớng hoạt động sản
xuất của nông hộ thông qua việc gắn kết hoạt động sản xuất với thị trƣờng;
định hƣớng về hình thức, về chất lƣợng các sản phẩm đầu ra đáp ứng nhu cầu
của ngƣời tiêu dùng;
 Đánh giá vai trò của hệ thống siêu thị trong việc tăng cƣờng khả năng liên
kết trong sản xuất thông qua liên kết giữa ngƣời sản xuất với nhà quản lý,
nhà khoa học và nhà kinh tế, và liên kết giữa những ngƣời sản xuất với nhau;
8


 Làm rõ vai trò của hệ thống siêu thị với việc nâng cao hiệu quả sản xuất
thông qua phân tích chi phí sản xuất, giá bán, lợi nhuận và thu nhập của các

hộ sản xuất tham gia chuỗi liên kết và các hộ không tham gia chuỗi liên kết;
 Đề xuất một số khuyến nghị đối với các bên liên quan trong chuỗi phân phối
nông sản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của nông hộ cũng nhƣ
tăng cƣờng vai trò của hệ thống siêu thị trong hợp tác với ngƣời nông dân.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vai trò của hệ thống siêu thị đối với hoạt động sản xuất của các hộ chăn nuôi
lợn tại tỉnh Đồng Nai.

4.2. Khách thể nghiên cứu
 Các hộ chăn nuôi lợn tại 2 huyện Xuân Lộc và Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
 Một số siêu thị kinh doanh mặt hàng thịt lợn tại TP. HCM

4.3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung
Phạm vi nội dung của nghiên cứu này không đánh giá những tác động của hệ
thống siêu thị đối với tất cả các tác nhân tham gia trong chuỗi liên kết nhƣ thƣơng
lái, doanh nghiệp phân phối mà chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ và những tác động
của hệ thống siêu thị đối với ngƣời chăn nuôi.


Phạm vi thời gian
Từ tháng 6/2009 đến tháng 10/2010



Phạm vi không gian
-


Các hộ chăn nuôi lợn tại địa bàn 2 huyện Xuân Lộc, Thống Nhất tỉnh
Đồng Nai.
Các siêu thị có kinh doanh mặt hàng thịt lợn tại TP. HCM, bao gồm:
o Big C Miền Đông
9


o Siêu thị Co.opMart Bà Chiểu
o Cửa hàng kinh doanh thực phẩm Vissan (Q. Bình Thạnh)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phân tích tài liệu
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm phân tích một số tài liệu đã có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Qua đó, bổ sung cho những thiếu hụt trong việc phân
tích các số liệu định lƣợng thu đƣợc từ phỏng vấn bảng hỏi.

5.2. Phỏng vấn bảng hỏi
Nghiên cứu sử dụng phiếu thu thập thông tin đƣợc thiết kế dành cho cả hai
đối tƣợng: (i) hộ chăn ni có tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị và (ii)
hộ chăn nuôi không tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị. Nội dung thông
tin thu thập cho phép đánh giá, so sánh sự khác biệt giữa hai loại hộ trong các vấn
đề nhƣ: định hƣớng thị trƣờng, định hƣớng sản phẩm và chi phí, lợi nhuận thu đƣợc
trong chăn nuôi.
Dung lƣợng mẫu và cách thức chọn
 Khách thể nghiên cứu chính của nghiên cứu này là những hộ chăn ni có tham
gia vào chuỗi cung ứng thịt lợn cho các siêu thị tại TP.HCM. Dựa trên danh sách
thống kê của Phòng NN&PTNT 2 huyện Xuân Lộc và Thống Nhất, ngƣời
nghiên cứu đã lọc ra đƣợc 36 hộ chăn nuôi lợn tại 4 xã khảo sát đảm bảo yêu cầu
về mẫu nghiên cứu. Trong quá trình triển khai, đại diện một số hộ chăn ni đi
vắng, một số hộ khác từ chối tham gia trả lời phiếu khảo sát do lo sợ dịch bệnh

nên nhóm nghiên cứu đã khảo sát đƣợc 31 hộ theo yêu cầu. Trên thực tế, tổng số
các hộ chăn nuôi tham gia vào chuỗi cung ứng thịt lợn cho các siêu thị tại
TP.HCM tại địa bàn nghiên cứu chỉ có 36 hộ, do vậy kết quả khảo sát đối với 31
hộ chăn nuôi (lớn hơn qui mô mẫu tối thiểu 30; tƣơng đƣơng với 86,1%) là đảm
bảo tính đại diện cho qui mô mẫu tại địa bàn khảo sát. Ngƣời nghiên cứu tự
nhận thấy rằng, việc chọn mẫu trong nghiên cứu này chƣa thể suy rộng nếu xét
trên phạm vi rộng của vấn đề nghiên cứu. Chính vì vậy, nghiên cứu này chỉ xem
xét vấn đề trong phạm vi hẹp với trƣờng hợp vai trò của các siêu thị tại TP.HCM
với hoạt động chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tại Đồng Nai.

10


 Có 86 hộ chăn ni lợn khơng tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị tại
TP. HCM đƣợc chọn khảo sát để so sánh, đối chứng. Đối với nhóm hộ chăn ni
khơng tham gia chuỗi cung ứng siêu thị, nghiên cứu sử dụng cách thức chọn
mẫu phân tầng kết hợp với chọn ngẫu nhiên. Các hộ sản xuất đƣợc phân loại
theo hình thức chăn ni, bao gồm (i) chăn ni hộ gia đình, (ii) chăn ni trang
trại, (iii) chăn ni theo hình thức hợp tác xã và (iv) hình thức cơng ty, doanh
nghiệp. Q trình khảo sát thực tế tại các địa bàn này cho thấy, hình thức chăn
ni hộ gia đình phổ biến nhất. Chăn ni theo hình thức trang trại và cơng ty ít
hơn. Tại địa bàn khảo sát, khơng có trƣờng hợp chăn ni lợn theo mơ hình hợp
tác xã.
Ma trận thu thập thơng tin với các đối tƣợng liên quan
ĐỐI TƢỢNG

PHƢƠNG PHÁP

Lãnh đạo Sở NN&PTNT
Đồng Nai


Phỏng vấn sâu
Tài liệu, báo cáo

Lãnh đạo một số siêu thị
tại TP.HCM

Phỏng vấn sâu

Hộ chăn nuôi tham gia
chuỗi cung ứng siêu thị

- Phiếu khảo sát
- Phỏng vấn sâu

SỐ LƢỢNG
- 1 PVS đối với PGĐ Sở
NN&PTNT tỉnh Đồng Nai
- 1 PVS với chun viên Phịng
Chăn ni, PGĐ Sở
NN&PTNT tỉnh Đồng Nai
PVS đối với đại diện 3 siêu thị:
- Siêu thị Big C miền Đông
- Siêu thị Co.opMart Bà Chiểu
- Cửa hành thực phẩm Vissan
Tổng số: Khảo sát phiếu hỏi với
31 hộ, tiến hành 4 PVS
- H. Xuân Lộc: 16 hộ và 2 PVS
- H. Thống Nhất: 15 hộ và 2
PVS


Hộ chăn nuôi không tham
gia chuỗi cung ứng cho
siêu thị

Phiếu khảo sát

Tổng số: Khảo sát phiếu hỏi với
86 hộ, tiến hành 2 PVS
- H. Xuân Lộc: 46 hộ và 1 PVS
- H. Thống Nhất: 40 hộ và 1
PVS

11


12


Mô tả chung về mẫu khảo sát
Ở nội dung này, ngƣời nghiên cứu muốn làm rõ những hộ chăn nuôi hiện
đang tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị là ai thông qua việc mô tả những
đặc điểm chung về họ. Đây là nhóm mục tiêu, có ý nghĩa quyết định đối với việc
cung cấp thông tin cho những phân tích trong báo cáo này. Đồng thời, để giúp cho
những phân tích và lý giải ở các phần tiếp sau đƣợc chặt chẽ, việc mô tả đặc điểm
của nhóm mục tiêu đƣợc đặt trong tƣơng quan so sánh với nhóm đối chứng – là
những hộ chăn ni khơng tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu thị.
Tỷ lệ nam giới tham gia khảo sát khảo sát khá lớn. Trong đó nhóm mục tiêu
có tỷ lệ nam giới tham gia lớn hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Chăn nuôi lợn với
qui mô lớn là công việc vất vả, đòi hỏi sự tham gia lao động của hầu hết các thành

viên trong gia đình. Thực tế cho thấy, ít có sự khác biệt trong phân cơng lao động
gia đình theo giới, theo vai trị vợ-chồng trong liên quan đến công việc chăn nuôi.
Tuy nhiên, cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác, các hoạt động xã hội (tiếp khách, hội
họp hay tham gia tập huấn .v.v..) vẫn thể hiện sự khác biệt giới khá rõ nét khi có
đến 69,8% nam giới tham gia vào cuộc khảo sát này.
Các hộ chăn ni lợn có độ tuổi phổ biến từ 35 cho đến trên 55 tuổi. Trong
đó, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm từ 35 tuổi đến dƣới 45 tuổi. Đây là
nhóm tuổi vừa có kinh nghiệm sản xuất, vừa có khả năng tiếp thu tốt nhất các hoạt
động tập huấn, đào tào về kỹ thuật chăn ni. Nhóm tuổi này ảnh hƣởng nhiều đến
tình hình phát triển chung về hoạt động chăn ni tại địa phƣơng. Khơng có sự khác
biệt quá lớn giữa nhóm mục tiêu và nhóm đối chứng.
Nhìn chung, những hộ nơng dân chăn ni lợn có trình độ học vấn/chun
mơn tƣơng đối cao, có thể tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong
chăn ni. Có 77,6% những ngƣời đƣợc hỏi có trình độ THCS và THPT. Trình độ
trung cấp trở lên chiếm 5,1% số ngƣời đƣợc hỏi. Sự khác biệt về trình độ học
vấn/chun mơn giữa nhóm mục tiêu và nhóm đối chứng khá rõ nét. Khơng có
ngƣời chăn ni nào ở nhóm mục tiêu khơng biết chữ hoặc chƣa tốt nghiệp tiểu học,
cũng tỷ lệ này ở nhóm đối chứng là 2,3%. Ở trình độ học vấn/chun mơn cao nhất
cũng cho thấy, ở nhóm mục tiêu có 13,3% những ngƣời chăn ni có trình độ từ
trung cấp trở lên, trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm đối chứng chỉ có 2,3%. Điều này
cho thấy, trình độ học vấn/chun mơn là yếu tố quan trọng, có ảnh hƣởng đến cách
13


thức tổ chức hoạt động chăn ni của các nhóm hộ. Những ngƣời có trình độ học
vấn/chun mơn cao hơn tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu
thị.
Đặc điểm nhân khẩu học của ngƣời tham gia khảo sát
NHÓM
MỤC TIÊU

(%)

NHÓM
ĐỐI CHỨNG
(%)

MẪU
KHẢO SÁT
(%)

Nam

76,7

67,4

69,8

Nữ

23,3

32,6

30,2

Dƣới 25 tuổi

0,00


0,00

0,00

Từ 25 đến dƣới 35 tuổi

13,3

09,3

10,3

Từ 35 đến dƣới 45 tuổi

40,0

36,0

37,1

Từ 45 đến dƣới 55 tuổi

23,3

33,7

31,0

Trên 55 tuổi


23,3

20,9

21,6

Không biết chữ, chƣa tốt
nghiệp Tiểu học

0,00

2,30

1,70

Tốt nghiệp Tiểu học

26,7

11,6

15,5

Tốt nghiệp THCS

26,7

54,7

47,4


Tốt nghiệp THPT

33,3

29,1

30,2

Trung cấp/CNKT trở lên

13,3

2,30

5,10

Chủ hộ

60,0

62,8

62,1

Vợ/chồng chủ hộ

30,0

32,6


31,9

Bố/mẹ của chủ hộ

06,7

2,30

3,40

Con của chủ hộ

03,3

2,30

2,60

Quan hệ khác

06,7

0,00

0,00

Giới tính

Cơ cấu nhóm tuổi


Học vấn, chun mơn

Quan hệ với chủ hộ

14


Có 86,7% những ngƣời chăn ni tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho siêu
thị đƣợc hỏi có nghề nghiệp chính2 là nơng dân. Có 10,0% bn bán, kinh doanh và
3,3% là nhân viên hành chính. Các hộ bn bán, kinh doanh chủ yếu là kinh doanh
mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TACN). Những hộ này tận dụng đƣợc nguồn TACN
với giá rẻ. Phần đông trong số họ chăn nuôi theo hình thức trang trại với qui mơ
hàng nghìn con lợn. Họ cùng với nhóm nhân viên hành chính là những ngƣời có
đầu óc, biết tạo dựng quan hệ nên tham gia rất sớm vào chuỗi cung ứng thịt lợn cho
siêu thị.
Qui mô chăn nuôi của các hộ tham gia khảo sát
Những hộ chăn nuôi lợn tham gia chuỗi cung ứng siêu thị có qui mơ chăn
ni lớn, trung bình 1 hộ hiện có 391,2 đầu lợn thịt, nhiều hơn gấp 4,5 lần so với
những hộ không tham gia chuỗi cung ứng.

5.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu đã tiến hành 11 cuộc phỏng vấn sâu. Hai cuộc PVS đối với cán
bộ Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai, trong đó có ông Nguyễn Văn Buôn, Phó Giám
đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai về tình hình phát triển chung của ngành chăn ni lợn
tại Đồng Nai, các chính sách khuyến khích, định hƣớng, qui hoạch vùng chăn nuôi
tập trung, đầu ra cho sản phẩm, liên kết sản xuất theo hợp đồng .v.v..
Có 4 trƣờng hợp PVS đƣợc tiến hành với các hộ chăn ni lợn có tham gia
chuỗi cung ứng thịt lợn hơi cho các siêu thị tại TP.HCM và 2 trƣờng hợp PVS các
hộ chăn nuôi lợn không tham gia chuỗi cung ứng này nhằm đánh giá mức độ

chuyên nghiệp hóa trong hoạt động sản xuất ở hai nhóm hộ này trong các vấn đề
nhƣ tính tốn đến các yếu tố nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng trong quá trình sản
xuất, định hƣớng đầu ra cho sản phẩm, chi phí, giá cả, thu nhập...
PVS cũng đƣợc tiến hành đối với đại diện của 3 siêu thị tham gia chuỗi cung
ứng với các hộ chăn nuôi. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề nhƣ chính
sách giá và các hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho các hộ chăn nuôi; vấn đề thực hiện hợp

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng quan điểm về nghề nghiệp chính là hoạt động lao động
chiếm nhiều thời gian nhất và mang lại nguồn thu nhập lớn nhất.
2

15


đồng nơng sản; những khó khăn, trở ngại của doanh nghiệp phân phối; các giải pháp
tăng cƣờng khả năng liên kết nông dân – siêu thị.
6. Giả thuyết nghiên cứu
 Hệ thống siêu thị có vai trị quan trọng trong việc cung cấp các thông tin thị
trƣờng, định hƣớng sản xuất; nâng cao chất lƣợng và hình thức sản phẩm
nơng sản nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và tạo ra sự gắn kết giữa các
hộ sản xuất, giữa ngƣời sản xuất với nhà khoa học, nhà quản lý và nhà kinh
tế.
 Thông qua liên kết sản xuất theo hợp đồng, hệ thống siêu thị góp phần làm
tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi.
 Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và tâm lý tiểu nông là những trở ngại lớn nhất có
thể phá vỡ liên kết nông dân – siêu thị và làm giảm sút vai trị của siêu thị.
7. Khung lý thuyết
Chính sách
phát triển
thƣơng mại


Điều kiện KT-XH
tại TP.HCM
Vai trò của các siêu
thị tại TP.HCM

Định hƣớng
hoạt động sản xuất

Gắn sản
xuất với
thị
trƣờng

Định
hƣớng
sản phẩm
đầu ra

Khả năng
liên kết

Liên kết
giữa các
nhóm
chăn
ni

Liên kết
“4 nhà”


16

Hiệu quả
sản xuất

Chi phí
đầu vào

Lợi
nhuận


Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu
Nghiên cứu lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
làm phƣơng pháp luận nghiên cứu.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khơng chỉ nhìn nhận thế giới tồn tại xung
quanh chúng ta là thế giới vật chất không ngừng vận động, phát triển mà còn vạch
ra những quy luật khách quan chi phối đến sự vận động và phát triển đó. Trong đời
sống xã hội, mỗi cá nhân ln ln tồn tại trong quan hệ nhóm, quan hệ cộng đồng,
xã hội và hành vi của mỗi cá nhân cũng bị chi phối, phụ thuộc bởi các quan hệ xã
hội đó.
Hoạt động chăn ni của các hộ gia đình nằm trong mối quan hệ ràng buộc
chặt chẽ với hoạt động cung ứng nguyên liệu đầu vào (vốn, con giống, thức ăn chăn
nuôi) và định hƣớng đối với ngƣời mua (thị trƣờng). Sản phẩm chăn nuôi từ khâu
sản xuất cho đến khi đƣợc đƣa đến tay ngƣời tiêu dùng cuối có sự tham gia của
nhiều tác nhân nhƣ thu mua, giết mổ, chế biến, phân phối. Giữa các tác nhân có mối

liên kết lẫn nhau về mặt lợi ích, do vậy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
đòi hỏi khi xem xét bất kỳ tác nhân nào hay mối quan hệ nào đều phải đặt chúng
trong bối cảnh chung. Trong nghiên cứu này, làm rõ vai trò của siêu thị đối với hoạt
động chăn nuôi của nông hộ không thể không làm rõ chuỗi cung ứng mà hai chủ thể
đó cùng tham gia.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng, khi xem xét một vấn đề cần phải
nhìn nhận đối tƣợng nghiên cứu trong những bối cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể.
Với cơ sở lý luận nhƣ vậy, khi đánh giá vai trò của các siêu thị đối với hoạt động
chăn nuôi lợn của các hộ nơng dân, nghiên cứu tn thủ cách nhìn nhận vấn đề
trong bối cảnh của quá trình vận động và phát triển kinh tế – xã hội chung của đất
nƣớc, đặc biệt là các quan điểm, chính sách về phát triển kinh tế nơng hộ, kinh tế
trang trại; các chính sách qui hoạch vùng chăn nuôi tập trung của địa phƣơng…
17


Việc đặt vấn đề nghiên cứu vào một bối cảnh cụ thể sẽ giúp ngƣời nghiên cứu có
những cơ sở để phân tích một cách sâu sắc và tồn diện hơn.

1.1.2. Lý thuyết tiếp cận
Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý là hai trong số những lý thuyết có
nguồn gốc đa dạng nhất trong hệ thống lý thuyết xã hội học. Cơ sở cho sự xuất hiện
quan điểm này bắt nguồn từ những quan điểm của nhiều ngành khoa học khác nhau
nhƣ Kinh tế học, Nhân loại học, Tâm lí học. Dẫu vậy, phải thừa nhận rằng nguồn
gốc kinh tế với các khái niệm chi phí – lợi nhuận là một trong những luận điểm gốc
của quan điểm này.
 Lý thuyết trao đổi của Thibaut và Kelley
Thibaut và Kelley là các tác giả chính của nhóm tâm lý xã hội, tập trung
nghiên cứu mối tƣơng quan giữa phần thƣởng và chi phí mà các thành viên của một
nhóm có thể đạt đƣợc sẽ có tác động tích cực so với phần thƣởng của từng ngƣời
với tƣ cách là thành viên của nhóm. Nguyên nhân là do khi con ngƣời tụ họp với

nhau thành một nhóm xã hội thì hành vi của từng cá thể sẽ khác về chất so với hành
vi đơn lẻ của các cá nhân.
Trong một nhóm, nếu cả hai ngƣời đều có khả năng tạo ra những phần
thƣởng tối đa của họ cho những ngƣời khác với chi phí tối thiểu mà họ phải bỏ ra
thì mối quan hệ giữa họ khơng những chỉ có tính tích cực mà cịn có cả lợi thế để cả
hai chủ thể cùng có khả năng đƣợc tƣơng quan thƣởng – chi phí thấp nhất.
Những phân tích của Thibaut và Kelley là cơ sở quan trọng cho những lý giải
về sự khác biệt trong so sánh giữa hai nhóm hộ chăn ni lợn tại Đồng Nai. Chi phí
và lợi nhuận của nhóm hộ khơng tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn cho các siêu thị
là hành vi của những cá nhân đơn lẻ. Trong khi đó, các hộ chăn nuôi tham gia chuỗi
cung ứng thịt lợn cho các siêu thị có mối liên kết mạnh mẽ hơn với nhà quản lý, nhà
khoa học và các doanh nghiệp, đặc biệt là mối liên kết giữa các hộ cùng tham gia
chuỗi cung ứng.
 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con ngƣời hoạch định hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một
18


cách duy lý nhằm đạt đƣợc kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tức là trƣớc khi
quyết định một hành động nào đó con ngƣời ln ln đặt lên bàn cân để cân đo,
đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn
lợi nhuận sẽ dẫn đến quyết định thực hiện hành động và ngƣợc lại nếu chi phí lớn
hơn lợi nhuận thì họ khơng hành động.
Khi nhắc đến lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý, có lẽ khơng ai có thể
vƣợt qua đƣợc tên tuổi của Georg Simmel. Ơng nêu ra ngun tắc “cùng có lợi”
trong mối tƣơng tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân ln phải cân
nhắc, toan tính thiệt hơn để theo đuổi các nhu cầu cá nhân, thỏa mãn các nhu cầu cá
nhân. Simmel cho rằng mối tƣơng tác giữa ngƣời với ngƣời đều dựa vào cơ chế cho
– nhận, tức là trao đổi mọi thứ ngang giá nhau.

Quan niệm này về sau đƣợc phát triển thành học thuyết trong nghiên cứu xã
hội học hiện đại. Thuyết trao đổi coi tƣơng tác xã hội nhƣ là một sự trao đổi hàng
hóa, dịch vụ giữa các bên tham gia. Mỗi bên ln xem xét chi phí bỏ ra và lợi nhuận
mang về của từng món hàng, từng dịch vụ trƣớc khi đƣa chúng ra trao đổi với nhau.
Quan điểm này không đƣợc mặn mà mấy với các nhà xã hội học nhƣng thực tế cho
thấy ở mọi lúc, mọi nơi con ngƣời ta đều sử dụng nó. Nhất là trong thời đại kinh tế
thị trƣờng nhƣ hiện nay thì quan điểm này ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong
việc lý giải các hiện tƣợng xã hội.
Hai đại diện quan trọng của lý thuyết trao đổi là George Homans và Peter
Blau. Nếu nhƣ Homans xây dựng lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu hành vi xã hội ở
cấp vi mơ là các cá nhân và các nhóm nhỏ thi lý thuyết Trao đổi xã hội do Peter
Blau đƣa ra trên cơ sở tiếp cận cấu trúc xã hội ở cấp độ vĩ mơ - nhóm lớn.
Homans đƣa ra chủ trƣơng “trả lại con ngƣời cho xã hội học”, ông cho rằng
mọi lý thuyết xã hội học khổng lồ thực chất đều là xã hội học về nhóm và các hiện
tƣợng xã hội cần đƣợc giải thích bằng các đặc điểm của cá nhân chứ không phải
bằng đặc điểm của cấu trúc xã hội. Vì vậy, cách lý giải hợp lý nhất đối với hiện
tƣợng xã hội là cách giải thích tâm lý học. “Hành vi sơ đẳng” của con ngƣời là cơ
sở của sự trao đổi xã hội giữa hai hoặc nhiều ngƣời. Ông định nghĩa hành vi sơ đẳng
là hành vi mà con ngƣời lặp đi lặp lại, khơng phụ thuộc vào việc nó đƣợc hoạch
định hay khơng, diễn ra dƣới nhiều hình thức từ phản xạ có điều kiện đến kỹ năng,
kỹ xảo đến thói quen. Con ngƣời là một chủ thể duy lý trong việc xem xét và sự lựa
chọn hoạt động để đem lại phần thƣởng lớn nhất và có giá trị nhất. Ơng cho rằng

19


quyền lực cũng tham gia vào quá trình trao đổi, nó có khả năng đem lại các phần
thƣởng có giá trị. Vì vậy, quan hệ quyền lực cũng là quan hệ trao đổi.
Khác với Homans, Blau quan tâm nghiên cứu sự trao đổi xã hội trong quan
hệ với cấu trúc xã hội vĩ mô. Blau cho rằng sự trao đổi xã hội khơng chỉ là một khía

cạnh, một mặt của hành vi xã hội mà cịn có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự
hội nhập, đoàn kết, thống nhất xã hội. Ông cho rằng, yếu tố cốt lõi của sự trao đổi
xã hội là sự phụ thuộc của cá nhân này vào cá nhân kia về sản phẩm, hàng hóa hay
dịch vụ nào đó. Blau cũng đƣa ra quan điểm cho rằng trong trao đổi xã hội chứa
đựng yếu tố quyền lực và quan hệ trao đổi là quan hệ làm nảy sinh quan hệ quyền
lực. Trong trao đổi xã hội, quyền lực là thứ có thể đem trao đổi để lấy thứ khác. Do
đó, ngƣời có quyền lực vẫn phải tham gia vào tƣơng tác, quan hệ với ngƣời khác để
dành những thứ có giá trị. Điều đặc biệt trong nghiên cứu “trao đổi xã hội” của Blau
là ông đã đƣa các lý thuyết xã hội của mình vƣợt khỏi phạm vi của các định đề tâm
lý học về sự lựa chọn của cá nhân. Thay vì nhấn mạnh các yếu tố tâm lý của hành vi
lựa chọn, Blau đặc biệt chú ý đến vai trò của “cấu trúc xã hội”. Ông nghiên cứu cấu
trúc xã hội vi mô với tƣ cách là cấu trúc tế bào của xã hội, tức là cấu trúc nhóm đơi,
nhóm cặp. Trên cơ sở đó, ơng triển khai nghiên cứu đặc điểm, tính chất của cấu trúc
xã hội vĩ mơ gồm nhiều ngƣời, nhiều nhóm xã hội, nhiều thiết chế xã hội và hệ
thống xã hội.
Trong nghiên cứu này, hành vi giữa ngƣời mua và ngƣời bán lợn tại Đồng
Nai đƣợc xem xét dƣới góc độ của hành vi trao đổi. Đây là các hoạt động mang tính
chất kinh tế, do vậy đƣơng nhiên nó đƣợc nhìn nhận trên cơ sở tính tốn và cân đối
sự hợp lý về mặt chi phí và lợi nhuận. Hành vi này khơng đơn thuần là hành vi diễn
ra giữa hai cá nhân ngƣời bán và ngƣời mua mà đƣợc xem xét theo quan điểm “trao
đổi xã hội” của Blau trong mối quan hệ với các cấu trúc vĩ mơ khác. Nói cách khác,
hành vi mua-bán đối với sản phẩm thịt lợn đƣợc đặt trong mối quan hệ cung ứng
giữa nhiều tác nhân liên hệ, ràng buộc về mặt lợi ích. Thơng qua mối quan hệ trao
đổi này, nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ vai trò của các quan hệ mua-bán đối với các
chủ thể, đặc biệt là vai trò siêu thị đối với hoạt động chăn nuôi của các hộ nông dân.

1.1.3. Một số khái niệm liên quan
 Vai trò

20



Theo nghĩa chung nhất, từ điển tiếng Việt định nghĩa vai trò (Role) là tác
dụng, là chức năng trong sự hoạt động hoặc sự phát triển của một cái gì đó.
Trong Xã hội học, khái niệm vai trị đƣợc nói đến cụ thể hơn khi gắn vị thế
xã hội của từng cá nhân, đó là vai trị xã hội (Social role). Xã hội học định nghĩa vai
trò xã hội là mơ hình hành vi đƣợc xác lập một cách khách quan, căn cứ vào đòi hỏi
của xã hội với từng vị thế nhất định, để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tƣơng
ứng với các vị thế đó [15; trang 273].
Sự khác biệt căn bản trong hai khái niệm này ở chỗ, vai trị với nghĩa nói
chung có thể sử dụng với tất cả các chủ thể là ngƣời hay vật. Ngƣợc lại, vai trò xã
hội thƣờng chỉ đƣợc sử dụng để nói đến vai trị của các cá nhân con ngƣời, khi đƣợc
gắn với vị thế xã hội của chính cá nhân đó trong đời sống xã hội. Do vậy, nghiên
cứu này sử dụng khái niệm vai trò với nghĩa vai trị nói chung để phân tích vai trị
của siêu thị đối với hoạt động chăn nuôi lợn của các hộ nông dân.
 Hệ thống phân phối
Trong nền kinh tế thị trƣờng, hàng hoá từ ngƣời sản xuất đi đến ngƣời tiêu
dùng hoặc ngƣời sử dụng cuối cùng phải qua một chuỗi các hoạt động mua và bán.
Hệ thống phân phối hàng hố là thuật ngữ mơ tả tồn bộ q trình lƣu thơng tiêu thụ
hàng hố trên thị trƣờng. Chúng là những dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá
qua các doanh nghiệp và tổ chức khác nhau để tới ngƣời mua cuối cùng. Từ những
quan điểm nghiên cứu khác nhau, chúng ta có thể có những quan niệm khác nhau về
hệ thống phân phối.
Từ góc độ của các doanh nghiệp - chủ thể kinh doanh, hệ thống phân phối
hàng hóa là các hình thức liên kết của các doanh nghiệp trên thị trƣờng để cùng thực
hiện một mục đích kinh doanh. Ngƣời sản xuất (hay nhập khẩu) phải qua các trung
gian thƣơng mại để đƣa sản phẩm của họ đến ngƣời tiêu dùng. Vì vậy hệ thống
phân phối hàng hóa là các hình thức lƣu thơng sản phẩm qua các trung gian khác
nhau.
Từ hoạt động quản lý việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, hệ thống

phân phối hàng hóa đƣợc hiểu là một sự tổ chức hệ thống các quan hệ bên ngoài
doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối hàng hoá nhằm đạt các mục tiêu
kinh doanh.

21


Nhƣ vậy, hệ thống phân phối hàng hóa là hệ thống các quan hệ của tập hợp
các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào q trình
đƣa hàng hố từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Nó là chuỗi các mối
quan hệ giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua và bán hàng hố. Mỗi doanh
nghiệp trong kinh doanh chắc chắn tham gia vào một hoặc một số hệ thống phân
phối hàng hóa nhất định.
Hàng hố lƣu thơng qua các hệ thống phân phối thông qua cơ chế "kéo đẩy".
Cơ chế “kéo” nghĩa là các doanh nghiệp dùng các biện pháp tác động vào nhu cầu
của ngƣời tiêu dùng cuối cùng để tạo ra mong muốn của họ, để họ tạo nên lực hút
hàng hoá ra thị trƣờng. Cơ chế “đẩy” nghĩa là doanh nghiệp sử dụng các biện pháp
thúc đẩy các thành viên của hệ thống phân phối hàng hóa tăng cƣờng hoạt động tiêu
thụ tạo thành lực đẩy hàng hoá ra thị trƣờng. Sự hoạt động của hệ thống phân phối
hàng hóa rất phức tạp do có nhiều dịng vận động. Sự vận động liên tục chính là bản
chất của các hệ thống phân phối hàng hóa.
 Siêu thị và hệ thống siêu thị
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị. Có tác giả dịch từ
“suppermarket” trong từ ghép này với supper nghĩa là “siêu” và market có nghĩa là
“thị” hay chợ. Vì vậy có nhiều ý kiến cho rằng siêu thị là một loại chợ văn minh.
Mặc dù đƣợc định nghĩa là chợ nhƣng thực chất đây là một loại chợ văn minh, đƣợc
tổ chức và quy hoạch cụ thể, có cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ ngƣời mua một
cách văn minh. Siêu thị mang những đặc điểm chủ yếu nhƣ:
o Là một loại cửa hàng riêng nằm trong mạng lƣới bán lẻ hàng hoá và dịch vụ,
với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các hàng hoá phục vụ nhu cầu hàng

ngày.
o Tự phục vụ là một phƣơng thức kinh doanh trọng yếu nhƣng không phải bất
cứ đâu có phƣơng thức bán hàng tự phục vụ đều là siêu thị.
Tại Pháp, ngƣời ta định nghĩa siêu thị là đơn vị bán lẻ hàng hoá, bán hàng
theo phƣơng thức tự phục vụ có diện tích lớn. Hàng hố trong siêu thị rất đa dạng,
từ 5.000 đến 10.000 mặt hàng tiêu dùng thông thƣờng (thực phẩm, quần áo, giầy
dép).
Tại Hoa Kỳ, siêu thị đƣợc định nghĩa là cửa hàng tự phục vụ tƣơng đối lớn,
có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận khơng cao và khối lƣợng hàng hố bán ra lớn,
22


×