Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quan hệ mỹ việt từ năm 2001 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN THANH HUYỀN

QUAN HỆ MỸ - VIỆT TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

HÀ NỘI – 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

NGUYỄN THANH HUYỀN

QUAN HỆ MỸ - VIỆT TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH THỦY

HÀ NỘI – 2014



2


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT QUAN HỆ MỸ - VIỆT TRƢỚC

7

NĂM 2001
1.1. QUAN HỆ MỸ - VIỆT GIAI ĐOẠN 1975-1995

7

1.1.1. Tình hình Việt Nam và Mỹ

7

1.1.2. Tình hình khu vực Đơng Nam Á


10

1.1.3. Tình hình thế giới tác động đến quan hệ Mỹ - Việt

11

1.2. QUAN HỆ MỸ - VIỆT GIAI ĐOẠN 1996-2000

16

1.2.1. Bình thƣờng hóa về ngoại giao

16

1.2.2. Bình thƣờng hóa về kinh tế

19

1.3. NHẬN XÉT

20

CHƢƠNG 2. QUAN HỆ MỸ - VIỆT TRÊN CÁC LĨNH VỰC

21

TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ -


21

VIỆT TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
2.1.1. Tình hình nƣớc Mỹ và chính sách đối ngoại của các chính

24

quyền Mỹ
2.1.1.1. Chính sách đối ngoại của chính quyền George W. Bush

24

2.1.1.2. Chính sách đối ngoại của chính quyền Barack Obama

26

2.1.2. Tình hình Việt Nam và chính sách đối ngoại của Việt

32

2.1.3. Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam

35

Nam

3


2.2. QUAN HỆ MỸ - VIỆT TRÊN CÁC LĨNH VỰC


40

2.2.1. Chính trị - ngoại giao

40

2.2.2. Kinh tế

45

2.2.3. An ninh - quốc phòng

52

2.2.4. Quan hệ Mỹ - Việt trong các lĩnh vực khác

59

2.3. Nhận xét

66

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO XU THẾ PHÁT

67

TRIỂN QUAN HỆ MỸ - VIỆT
3.1. Đánh giá thực trạng quan hệ Mỹ - Việt từ năm 2001 đến nay


67

3.1.1. Kết quả đạt đƣợc

67

3.1.2. Những trở ngại, mâu thuẫn, hạn chế còn tồn tại

70

3.2. Dự báo xu thế phát triển quan hệ Mỹ - Việt

72

3.3. Đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả

76

quan hệ hợp tác Mỹ - Việt
KẾT LUẬN

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

4



BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB

Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á

AFTA

ASEAN Free Trade Area
Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAM

ASEAN Ministerial Meeting
Hội nghị cấp Bộ trƣởng các nƣớc Đông Nam Á

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BIT

Bilateral Investment Treaty
Hiệp định đầu tƣ song phƣơng

BTA

US-Vietnam Bilateral Trade Agreement
Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Mỹ - Việt

DOC

Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông

EAS

East Asia Summit
Hội nghị thƣợng đỉnh Đông Á

EC

European Community
Cộng đồng châu Âu

JPAC

Joint Prisoners of War, Missing in Action Accounting

Command
Bộ Tƣ lệnh hỗn hợp tìm kiếm tù binh và ngƣời Mỹ mất
5


tích trong chiến tranh
IMET

International Military Education and Training
Chƣơng trình huấn luyện quân sự quốc tế

IMF

International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế

GDP

Gross domestic product
Tổng sản phẩm quốc nội

POW/MIA

Prisoners of war/Missing in action
Vấn đề tù binh chiến tranh và ngƣời mất tích trong
chiến tranh

PNTR

Permanent Normal Trade Relations

Quy chế quan hệ thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn

TIFA

Trade and Investment Framework Agreement
Hiệp định khung về thƣơng mại và đầu tƣ

USAID

United States Agency for International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ

USIA

United States Information Agency
Cơ quan Thông tin Mỹ

USTDA

United States Trade and Development Agency
Cơ quan Phát triển Thƣơng mại Mỹ

VNOSMP

Vietnamese Office For Seeking Missing Persons
Văn phịng tìm kiếm ngƣời mất tích Việt Nam

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

6


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng chủ yếu từ Việt

93

Nam sang Mỹ trong năm 2012 và so với năm 2011
Bảng 2.2: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu,

94

nhập khẩu Mỹ - Việt giai đoạn 2007-2013
Bảng 2.3: 10 mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

95

trong năm 2012 và 2013
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Mỹ - Việt giai đoạn

96

2007-2012
Biều đồ 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thƣơng mại


97

Mỹ - Việt giai đoạn 2010-2013
Biểu đồ 2.3: Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Mỹ vào Việt

98

Nam 6 tháng năm 2013 so với 6 tháng năm 2012
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu chính từ Mỹ vào
Việt Nam

7

99


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói quan hệ Mỹ - Việt trong nhiều thập kỷ qua là những chƣơng đặc
biệt quan trọng, để lại những dấu ấn vô cùng sâu sắc trong lịch sử quan hệ giữa
hai nƣớc. Quan hệ Mỹ - Việt đã có từ lâu, với nhiều thăng trầm đi theo dòng chảy
của lịch sử thế giới. Có những lúc quan hệ ấy gay gắt đến mức tƣởng nhƣ hai
nƣớc không thể đội trời chung. Nhƣng rồi với ý thức “khép lại quá khứ, hƣớng tới
tƣơng lai”, quan hệ hai nƣớc những năm gần đây đã có bƣớc tiến mới, đánh dấu
bằng những kết quả tốt đẹp mà cách đây vài thập kỷ ít ai có thể hình dung nổi. Sự
phát triển mối quan hệ ấy góp phần quan trọng làm cho Việt Nam “cất cánh” và
góp phần tạo ra cục diện mới ở khu vực. Chính vì vậy, quan hệ Mỹ - Việt ln là
một hƣớng nghiên cứu chứa đựng trong nó tính mới, tính đa dạng, phong phú và
hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu.
Mỹ là một siêu cƣờng, có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống chính

trị, kinh tế tồn cầu, có ảnh hƣởng lớn trên trƣờng quốc tế và khu vực. Trên thực
tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những nghiên cứu khoa học rất sâu về nƣớc
Mỹ để có những đối sách phù hợp trong quan hệ song phƣơng. Có thể khẳng
định trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam, cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nƣớc là cuộc kháng chiến gian khổ, vĩ đại nhất và đây cũng
là cuộc xung đột vũ trang tàn khốc nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nói
cách khác, Mỹ là một trong những nƣớc có nhiều “ân ốn và dun nợ” nhất đối
với Việt Nam. Mỹ đã và đang có những ảnh hƣởng vô cùng to lớn đối với sự
phát triển của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Việt
đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu và chiều rộng, việc nghiên
cứu về quan hệ giữa hai nƣớc giai đoạn từ năm 2001 đến nay là cần thiết. Hơn
8


nữa chọn mốc nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Việt từ năm 2001 đến nay xuất phát
từ những lý do sau:
Năm 2001 đánh dấu bƣớc ngoặt trong chính sách đối ngoại của Mỹ với
việc Tổng thống G.W.Bush lên nắm quyền trong hai nhiệm kỳ (2001-2005 và
2005-2009). Năm 2001 còn để lại những dấu ấn không thể quên đối với ngƣời
Mỹ về vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 gây một cú sốc lớn đối với Mỹ
và toàn thế giới. Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng để Mỹ phát động cuộc
chiến chống khủng bố toàn cầu, tăng cƣờng tìm kiếm đồng minh và mở rộng
hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
Trong nhiệm kỳ của Tổng thống B.Obama, Mỹ cũng không che dấu chiến
lƣợc quay trở lại châu Á, khẳng định vị trí của mình tại khu vực Đơng Á để làm
đối trọng và kìm chế sự mạnh lên của Trung Quốc, cụ thể là phản ứng với những
tham vọng quá mức của Trung Quốc ở biển Đông. Việt Nam là nƣớc láng giềng
“có nhiều vấn đề” của Trung Quốc nên Mỹ cũng không thể dễ dàng bỏ qua trong
danh sách các nƣớc cần phải tăng cƣờng quan hệ.
Năm 2001 cũng là năm Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng (BTA) giữa

Mỹ và Việt Nam có hiệu lực, mở ra triển vọng hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực
thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc, đồng thời Hiệp định còn đƣợc xem nhƣ
“bàn đạp” cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) vào
năm 2007.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn: “Quan hệ Mỹ - Việt từ năm
2001 đến nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quan hệ quốc tế của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, các
đề tài, sách, báo, tài liệu ở Việt Nam và ở Mỹ có đề cập đến quan hệ Mỹ - Việt
trên các lĩnh vực: Chính trị; Kinh tế; Quân sự; Văn hóa - Xã hội; Khoa học 9


Cơng nghệ, có thể kể đến nhƣ: Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế về “Tác động
của quan hệ chính trị - ngoại giao đến quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ giai
đoạn 1995 - 2010” của học viên Hồ Ngọc Vinh, trƣờng Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn tập trung trình bày những cơ
sở về mặt thực tiễn, tổng hợp, phân tích, đánh giá sự tác động của quan hệ chính
trị đến quan hệ kinh tế Việt Nam - Mỹ qua các giai đoạn. Qua đó, những biểu
hiện và khuynh hƣớng đặc trƣng của sự tác động ấy đƣợc nhận ra. Đồng thời,
nhận định về khuynh hƣớng của sự tác động trong thời gian tới, kiến nghị về
những giải pháp nhằm thúc đẩy chiều hƣớng tác động tích cực, cũng nhƣ hạn
chế mặt tiêu cực của sự tác động từ quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế hai
nƣớc. Bên cạnh đó, cuốn sách chuyên khảo “Việt Nam - Hoa Kỳ quan hệ thƣơng
mại và đầu tƣ”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004 của tác giả
Nguyễn Thiết Sơn đã trình bày một cách khái qt, có hệ thống tiến trình bình
thƣờng hoá quan hệ kinh tế Việt Nam và Mỹ, những kết quả đạt đƣợc trong
quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ giữa hai nƣớc, những vấn đề, những khó khăn bƣớc
đầu mà Việt Nam đang vấp phải và triển vọng quan hệ kinh tế Việt - Mỹ.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu nêu trên, có thể kể đến một vài bài

viết tổng quan về quan hệ Mỹ - Việt nhƣ bài “Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau 15
năm bình thƣờng hóa quan hệ” của tác giả Cù Chí Lợi; bài viết “Quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ hƣớng tới một tầm cao mới” của tác giả Lƣu Ngọc Trịnh; bài viết
“Quan hệ Việt - Mỹ: Từ bình thƣờng hóa đến hợp tác phát triển” của tác giả Bùi
Thành Nam đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học “Quan hệ Việt - Mỹ sau 15 năm
bình thƣờng hóa”, Viện Nghiên cứu châu Mỹ, 2010. Các tác giả đã đem đến cho
độc giả cái nhìn tổng quát về những thay đổi trong quan hệ chính trị, ngoại giao,
kinh tế, an ninh, quốc phịng, văn hóa, giáo dục và một số lĩnh vực khác sau 15
năm hai nƣớc bình thƣờng hóa quan hệ. Đồng thời, các bài viết nêu trên cũng
đánh giá một số tồn tại, hạn chế trong quan hệ cũng nhƣ những triển vọng,
nguyên tắc để thúc đẩy quan hệ đó.
10


Nhìn chung, mỗi cơng trình nghiên cứu và bài viết nêu trên đều có cách
tiếp cận, phạm vi nghiên cứu và sự đánh giá khác nhau về chính sách của Mỹ
đối với thế giới, đối với khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam cũng nhƣ về các
lĩnh vực hợp tác giữa hai nƣớc Mỹ - Việt, có giá trị tham khảo hữu ích liên quan
đến đề tài.
Tuy nhiên, nhƣ đã nêu ở trên, do tính chất đặc biệt quan trọng, do phạm vi
rộng và nội dung phức tạp của vấn đề nên những kết quả nghiên cứu khoa học
nêu trên chƣa thể hiện hết mọi khía cạnh của sự phát triển quan hệ Mỹ - Việt
thời gian qua, nhất là từ năm 2001 trở lại đây.
Yêu cầu của lịch sử, lợi ích của hai nƣớc địi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu
đầy đủ hơn, sâu hơn, toàn diện hơn về những kết quả, thực trạng và triển vọng
quan hệ Mỹ - Việt, đặc biệt giai đoạn từ 2001 đến nay.
3. Mục tiêu và giới hạn của đề tài
- Mục tiêu của đề tài: Đề tài tập trung phân tích những đặc điểm cơ bản của
quan hệ Mỹ - Việt từ 2001 đến nay trên các lĩnh vực nhƣ chính trị, ngoại giao,
kinh tế, an ninh quốc phịng,... Trên cơ sở đó đánh giá và dự báo triển vọng quan

hệ Mỹ - Việt và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ này theo đƣờng lối
ngoại giao của Đảng và Nhà nƣớc ta.
- Giới hạn của đề tài:
Về nội dung: Nghiên cứu, phân tích thực trạng của quan hệ Mỹ - Việt trên
các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh quốc phòng,...
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ Mỹ - Việt từ năm 2001 đến nay
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu:

11


- Các tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh cơng bố kết quả nghiên cứu về
chính sách của Mỹ đối với thế giới, khu vực; về quan hệ Mỹ - Việt, quan hệ của
Mỹ với các nƣớc và khu vực Đông Nam Á;
- Các bài viết về quan hệ Mỹ - Việt đƣợc đăng trong các Tạp chí chuyên
ngành;
- Một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn có liên quan đƣợc
cơng bố trong thời gian gần đây;
- Các bài viết phân tích, nhận định, đánh giá về quan hệ Mỹ - Việt đƣợc
đăng tải trên các trang web chính thống.
* Phƣơng pháp nghiên cứu: Ngồi phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc
tế, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, phƣơng pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, xử lý số liệu đã đƣợc công bố,... nhằm đƣa ra những
nhận xét, đánh giá có căn cứ khoa học và thực tiễn, rút ra những nhận định có
tính tổng hợp, khái qt, phục vụ cho việc nghiên cứu đƣợc chi tiết, xác thực.
5. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài danh mục các chữ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát quan hệ Mỹ - Việt trƣớc năm 2001: đề cập đến quan hệ

Mỹ - Việt với hai giai đoạn chính: 1975-1994 và 1995-2000 để thấy đƣợc sự thay
đổi trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam cũng nhƣ những thăng trầm trong
lịch sử quan hệ hai nƣớc, đi từ nghi kỵ, cấm vận, thắt chặt kinh tế đến bình thƣờng
hóa quan hệ và đi đến đàm phán ký kết Hiệp định thƣơng mại song phƣơng giữa
hai nƣớc.
Chƣơng 2: Quan hệ Mỹ - Việt trên các lĩnh vực từ năm 2001 đến nay:
Nghiên cứu quan hệ giữa hai nƣớc trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh
tế, an ninh quốc phòng...
12


Chƣơng 3: Đánh giá và dự báo xu thế phát triển quan hệ Mỹ - Việt: Đánh
giá những đặc điểm nổi bật trong quan hệ Mỹ - Việt, những kết quả đạt đƣợc,
những hạn chế và trở ngại còn tồn đọng, từ đó đƣa ra một số kiến nghị góp phần
củng cố và cải thiện hơn nữa quan hệ giữa hai nƣớc. Tác giả cũng đƣa ra một số
giải pháp nhằm tăng cƣờng quan hệ giữa hai nƣớc trong thời gian tới.

13


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT QUAN HỆ MỸ - VIỆT TRƢỚC NĂM 2001
1.1. QUAN HỆ MỸ - VIỆT GIAI ĐOẠN 1975-1995
1.1.1. Tình hình Việt Nam và Mỹ
Cuộc tổng tấn cơng chiến lƣợc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc
là chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Đây
cũng là sự kiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử thế giới hiện đại và cũng là cú
sốc nhất đối với nƣớc Mỹ, để lại những dấu ấn và di chứng không thể phai mờ
trong lịch sử Mỹ và làm thay đổi căn bản quan hệ Mỹ - Việt. Sau khi cuộc chiến
tranh kết thúc năm 1975, quan hệ giữa hai nƣớc Mỹ - Việt trên các mặt ngoại

giao, kinh tế đã rơi vào tình trạng đóng băng hồn tồn trong một thời gian dài.
Những di sản của chiến tranh đã đè nặng lên các quan hệ ngoại giao, sự xung
đột về ý thức hệ trong Chiến tranh lạnh đã chế ngự các nỗ lực hƣớng đến một
quan hệ mới và hai nƣớc đã thực hiện một chiến lƣợc đối đầu suốt hai thập kỷ
sau khi chiến tranh kết thúc.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 2/7/1976 nƣớc Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức ra đời, cả nƣớc thống nhất, non sông thu về
một mối cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Cũng trong thời gian này, Mỹ và Việt
Nam đã bắt đầu đàm phán để thiết lập quan hệ ngoại giao. Phía Việt Nam đã bày
tỏ quan điểm của mình: Mỹ phải thực hiện đúng Hiệp định Paris năm 1973, theo
đó Mỹ đã cam kết viện trợ tái thiết cho Việt Nam sau chiến tranh. Nhƣng Tổng
thống Mỹ G.Ford đã bác bỏ yêu cầu này và đặt ra 2 điều kiện tiên quyết cho việc
bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao; 2 điều kiện đó là: kiểm kê đầy đủ những
ngƣời Mỹ bị coi là mất tích trong chiến tranh mà họ gọi là MIA và giải trình
“những hành động gây căng thẳng liên tiếp của Việt Nam” ở Đông Nam Á [17,
tr.273].
14


Trong 2 năm 1975-1976, Mỹ 3 lần phủ quyết việc Việt Nam gia nhập Liên
hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển châu
Á. Mỹ làm ngơ trƣớc thiện chí mà Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ để
tạo điều kiện cho hai bên có thể gặp nhau, nhằm giải quyết vấn đề còn lại giữa
hai bên. Đầu năm 1977, Jimmy Carter lên làm Tổng thống. Ngày 16/3/1977 cử
đoàn phái viên của Tổng thống sang Việt Nam để thăm dò khả năng bình thƣờng
hóa quan hệ với Việt Nam. Cũng trong tháng 3/1977, Tổng thống J.Carter cho
phép tàu thủy, máy bay các nƣớc khác chở hàng cho Việt Nam đƣợc ghé qua các
sân bay của Mỹ để lấy nhiên liệu. Đây là cố gắng của chính phủ Mỹ nhằm đạt
đƣợc sự bình thƣờng hóa với Việt Nam.
Đối với Việt Nam, việc theo đuổi đƣờng lối phát triển kinh tế dựa trên cơ

chế kế hoạch hoá, tập trung đã đƣa nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng
khủng hoảng gay gắt. Ngay từ đầu những năm 1980, quá trình cải cách kinh tế
của hầu hết các nƣớc trong hệ thống XHCN, cho dù diễn ra với những cách tiếp
cận khác nhau (liệu pháp Shock của Đơng Âu, “Dị đá qua sơng” của Trung
Quốc), đã triển khai rộng khắp. Trƣớc những khó khăn nội tại và trào lƣu đổi
mới trong bối cảnh mới của thế giới, Việt Nam khơng thể đứng ngồi dịng chảy
cải cách đó. Cũng cần nhận thấy rằng đổi mới kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh
đó khơng thể chỉ là thay đổi mơ hình phát triển từ nền kinh tế chỉ huy chuyển
sang nền kinh tế thị trƣờng mà đổi mới ở đây phải bao hàm cả nội dung đổi mới
trong quan hệ đối ngoại. Bởi lẽ, nhìn vào thực lực kinh tế thời gian đó, các
doanh nghiệp nhà nƣớc xƣơng sống của nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng
của một ngơi nhà xây dở, việc “tự lực cánh sinh” trong phát triển kinh tế là
nhiệm vụ bất khả thi, đồng thời những nƣớc có quan hệ “truyền thống” cũng
đang vật lộn với cuộc cải cách của chính họ nên sự ủng hộ và giúp đỡ đối với
Việt Nam là khó khăn. Chính vì vậy, việc tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nƣớc
là sự lựa chọn duy nhất cho Việt Nam.
15


Thêm vào đó, việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989 đƣợc Mỹ
thừa nhận với ý nghĩa tích cực. Việt Nam có thái độ hợp tác trong việc tìm kiếm
ngƣời Mỹ mất tích, và các vấn đề nhân đạo khác cũng đƣợc Mỹ ghi nhận là có
thiện chí. Hơn nữa, chính quyền và dƣ luận Mỹ ngày càng nhận thức rõ hơn một
Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới. Vào tháng 5/1988, Bộ Chính trị
khóa VI đã ra Nghị quyết số 13 về "nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình
hình mới" nhấn mạnh chính sách "thêm bạn bớt thù", đa dạng hóa quan hệ trên
nguyên tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi [20, tr.324]. Hội nghị
Trung ƣơng 6, khóa VI (tháng 3.1989) đã cụ thể hoá đƣờng lối đối ngoại thời
gian này là chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu
sang quan hệ chính trị - kinh tế [20, tr.325]. Với cách tiếp cận mới trong tình

hình mới, Việt Nam đã lần lƣợt thu đƣợc nhiều thành tích hoạt động đối ngoại
những năm đầu thập niên 1990, từng bƣớc thốt ra khỏi thế cơ lập trong bối
cảnh tan vỡ của hệ thống XHCN, hội nhập từng bƣớc vào khu vực và thế giới.
Ngày 20/01/1988, Tổng thống Regan tuyên bố: Trong khung cảnh một giải
pháp cho vấn đề Campuchia bao gồm Việt Nam rút hoàn toàn quân đội ra khỏi
Campuchia, Mỹ sẵn sàng đi vào bình thƣờng hóa quan hệ với Việt Nam trên cơ
sở tiến bộ trong vấn đề MIA trở lại trại cải tạo [17, tr.275].
Năm 1989, Tổng thống G.H.W. Bush đắc cử và đã quyết định thay đổi
chính sách đối với Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới với nhiều hy vọng.
Chính vì thế, đối với Mỹ, Việt Nam từ chỗ đơn giản chỉ là một đối thủ về
hệ tƣ tƣởng, một kẻ chiến thắng cần phải tiêu diệt bằng những biện pháp cứng
rắn, chuyển dần sang cần phải xem xét Việt Nam theo một cách khác, trên
phƣơng diện là một thực thể với tổng hợp của nhiều yếu tố: nhân đạo, an ninh
khu vực, tiềm năng kinh tế, dân chủ. Do vậy, Mỹ cần thiết phải có quan điểm
mềm dẻo hơn, chi tiết hơn trong việc hoạch định chính sách đối với Việt Nam.

16


1.1.2. Tình hình khu vực Đơng Nam Á
Sau thắng lợi của cách mạng Đơng Dƣơng năm 1975, tình hình khu vực
Đơng Nam Á cũng có những chuyển biến mới. Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á,
khối quân sự SEATO tan rã. Tháng 2/1976, các nƣớc ASEAN ký Hiệp ƣớc thân
thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ƣớc Bali), mở ra cục diện hồ bình, hợp
tác trong khu vực. Tuy nhiên, những bất đồng giữa Đông Dƣơng và ASEAN
trong khu vực Đông Nam Á vẫn tồn tại. Một trong số các nguyên nhân chủ yếu
của tình trạng này là do các nƣớc trong khu vực lo ngại trƣớc tiềm lực quân sự
của Việt Nam, họ cho rằng Việt Nam có thể can thiệp vào tình hình đất nƣớc của
họ. Chính vì thế sự căng thẳng giữa hai nhóm nƣớc càng trở nên gay gắt xoay
quanh “vấn đề Campuchia”, khi Việt Nam đƣa quân tình nguyện sang giúp đỡ

nhân dân Campuchia chống lại họa diệt chủng năm 1979.
Bế tắc này chỉ đƣợc khai thông bắt đầu từ năm 1989 khi Việt Nam rút quân
khỏi Campuchia và thực hiện các biện pháp đổi mới mạnh mẽ nhằm thốt khỏi
tình trạng cơ lập kinh tế và ngoại giao do chính sách cấm vận của Mỹ với sự tiếp
tay của phƣơng Tây và châu Á khác tạo ra.
Những phản ứng thuận lợi đầu tiên với chính sách mới của Việt Nam đến
từ các nƣớc ASEAN. Sau chuyến thăm của Thủ tƣớng Thái Lan Chartchai
Choonhawan, ngƣời chủ trƣơng “biến Đông Dƣơng từ một chiến trƣờng thành
một thị trƣờng” năm 1989 và sau khi Hiệp ƣớc Paris chấm dứt chiến tranh
Campuchia đƣợc ký kết năm 1991, bang giao giữa Việt Nam và các nƣớc
ASEAN chuyển từ nghi kỵ và đối đầu sang thân hữu và hợp tác. Ngay trong
năm đó, tiến trình hội nhập của Việt Nam vào khối ASEAN bắt đầu với việc ký
kết Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác, xu thế hoà giải, hồ nhập ở Đơng Nam Á
đã diễn ra mạnh mẽ.

17


1.1.3. Tình hình thế giới tác động đến quan hệ Mỹ - Việt
Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho q trình
tồn cầu hố với sự tiếp sức của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra sôi
động ở mức độ sâu rộng chƣa từng có trƣớc đó. Nhân loại đứng trƣớc một triển
vọng phát triển, đồng thời lợi ích của từng quốc gia, dân tộc riêng lẻ cũng đƣợc
đặt trƣớc những cơ hội lớn.
Bị chi phối bởi những lợi ích chiến lƣợc, các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Trung
Quốc, các nƣớc lớn trong Liên minh châu Âu (EU) đều xúc tiến điều chỉnh
mạnh chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. Nội dung bao trùm
trong sự điều chỉnh chính sách của các nƣớc này là củng cố và tăng cƣờng quan
hệ với khu vực, nhằm mục tiêu phát huy tối đa ảnh hƣởng. Động cơ đó đã tạo ra
tiền đề cho hàng loạt những cuộc “quay lại châu Á” của Nhật Bản, thực hiện

“Chiến lƣợc châu Á mới” của EU,...
Để đặt chân lên những mảnh đất giàu tiềm năng này, việc thiết lập quan hệ
với những quốc gia có mối liên hệ lịch sử và văn hoá là thuận lợi cơ bản. Nằm
trong viễn cảnh chung của một vùng kinh tế năng động, Việt Nam là một mắt
xích trong việc điều chỉnh chiến lƣợc chung của các nƣớc lớn. Quá trình thiết
lập quan hệ ngoại giao của Việt Nam đối với các đối tác quan trọng có nhiều cơ
sở thực tiễn do những mối liên hệ trong quá khứ cũng nhƣ lịch sử đƣơng đại.
Trên thực tế Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với EU năm 1990, nhận
những khoản hỗ trợ phát triển (ODA) của Nhật Bản những năm đầu thập niên
90, bình thƣờng hố quan hệ với Trung Quốc năm 1991.
Có những lợi ích chiến lƣợc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, trƣớc sự
thay đổi nhanh chóng của tình hình khu vực, Mỹ đã thúc đẩy việc tiếp cận khu
vực châu Á - Thái Bình Dƣơng mạnh mẽ hơn. Hội chứng “Chiến tranh Việt
Nam” đã giảm ở Mỹ sau những “chiến thắng” của quân đội Mỹ ở Vùng Vịnh và
sự kết thúc của Chiến tranh lạnh. Những mặc cảm về sự thất bại đã vơi bớt trong
tâm trí ngƣời Mỹ. Các thế lực quyết liệt chống lại việc bình thƣờng hố với Việt
18


Nam cũng thay đổi thái độ. Đây là những tiền đề quan trọng cho q trình đàm
phán bình thƣờng hố giữa hai nƣớc.
Trên cơ sở những diễn biến quan hệ Mỹ - Việt dƣới tác động của tình hình
nội bộ hai nƣớc cũng nhƣ xét trên phƣơng diện quan hệ với các nƣớc trong khu
vực, năm 1991, Mỹ thực hiện chính sách nới lỏng cấm vận từng phần đi đến xố
bỏ cấm vận và bắt đầu có thái độ mềm dẻo hơn trong việc cùng Việt Nam thảo
luận những bƣớc đi để tiến tới việc bình thƣờng hố quan hệ hai nƣớc. Chính sách
này đƣợc biểu hiện bằng những động thái cụ thể nhƣ sau:
Tháng 12/1990, Bộ trƣởng Ngoại giao Việt Nam gặp Bộ trƣởng Ngoại giao
Mỹ tại Washington. Đây là cuộc gặp rất có ý nghĩa, đƣợc cơng luận ghi nhận nhƣ
một sự kiện lớn trong quan hệ Mỹ - Việt nói chung và trên lĩnh vực chính trị

ngoại giao nói riêng. Nhiều chính khách và nhà bình luận có tên tuổi của các báo
lớn ở Mỹ nhƣ USA Today, New York Times... đã so sánh sự kiện này có tầm vóc
và ý nghĩa tƣơng tự nhƣ cuộc gặp giữa Lê Đức Thọ và Kissinger năm 1972 tại
Paris và đƣa đến việc ký kết hiệp định Paris năm 1973.
Sự kiện quan trọng tiếp theo là ngày 9/4/1991 tại New York, Trợ lý Ngoại
trƣởng Mỹ R. Solomon đã trao cho Đại sứ Việt Nam Trịnh Xuân Lãng “bản lộ
trình” bốn giai đoạn về tiến trình bình thƣờng hố quan hệ hai nƣớc. Với việc
trao cho Việt Nam bản lộ trình này, Mỹ đã thể hiện quan điểm tích cực mang ý
nghĩa bƣớc ngoặt trong việc thực hiện một chính sách mềm dẻo hơn trên lĩnh
vực chính trị ngoại giao nói riêng và trong quan hệ hai nƣớc nói chung. Song,
cần nói thêm rằng, thời điểm mà Mỹ trao cho Việt Nam bản lộ trình là lúc cuộc
chiến tranh Vùng Vịnh đã kết thúc đƣợc một tháng, cuộc chiến tranh mà theo
quan điểm của Tổng thống George H. W. Bush là đã chấm dứt “hội chứng Việt
Nam”. Điều đó cũng nói lên rằng, từ đây Mỹ phải thay đổi cách nhìn nhận và
đánh giá trong việc hoạch định chính sách đối với Việt Nam. Trên thực tế, các
diễn biến theo chiều hƣớng tích cực trong quan hệ ngoại giao hai nƣớc vẫn tiếp
tục gia tăng, bằng hàng loạt động thái nhƣ: Năm 1992, Mỹ và Việt Nam đã có
19


nhiều cuộc tiếp xúc để thảo luận vấn đề quân nhân Mỹ mất tích trong chiến
tranh Việt Nam. Chính phủ Mỹ đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong
việc giải quyết vấn đề MIA. Đồng thời, đến đây phía Mỹ cho rằng vấn đề
Campuchia khơng cịn là trở ngại trong quan hệ ngoại giao hai nƣớc; Ngày
27/2/1992, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo sẽ cử một phái đoàn cấp cao tới Việt
Nam để cùng thảo luận về những vấn đề nhân đạo và một số bất đồng giữa hai
nƣớc kể từ sau khi cuộc chiến tranh kết thúc năm 1975; Trong ba ngày từ 1719/10/1992, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ J. Vessey đến Hà Nội nhằm thảo
luận về các biện pháp tăng cƣờng hợp tác việc tìm kiếm các qn nhân Mỹ bị
mất tích trong chiến tranh Việt Nam; Tháng 11/1992, cựu Tổng thống George
H.W. Bush lần đầu tiên gửi thƣ cho Chủ tịch nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam Lê Đức Anh qua phái viên đặc biệt của Tổng thống Mỹ Vessey đến
Hà Nội về vấn đề quan hệ ngoại giao hai nƣớc. Ngày 14 tháng 12 năm 1992,
Tổng thống Mỹ Bush tuyên bố bãi bỏ một phần lệnh cấm vận của Mỹ đối với
Việt Nam [54].
Đặc biệt, tháng 11/1992, khi Bill Clinton đắc cử Tổng thống, đây là vị
Tổng thống đầu tiên của nƣớc Mỹ thuộc thế hệ sau Chiến tranh thế giới thứ II và
là ngƣời theo trƣờng phái chống việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Vì vậy, khi
chính thức điều hành Nhà Trắng Bill Clinton thấy rõ yêu cầu cấp thiết phải chấm
dứt "hội chứng Việt Nam" nhằm thống nhất nội bộ, vực dậy nền kinh tế đất
nƣớc và đối phó với những thách thức phía trƣớc. Vì thế, tháng 5/1993, Tổng
thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức gửi thƣ cho Chủ tịch nƣớc CHXHCN Việt
Nam Lê Đức Anh, khẳng định lại chủ trƣơng của Mỹ trong việc thúc đẩy q
trình bình thƣờng hố quan hệ ngoại giao hai nƣớc.
Với chủ trƣơng chính sách nhƣ trên của Mỹ, trải qua hàng loạt các nỗ lực
vừa đấu tranh vừa hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam để giải quyết những vấn đề bất
đồng mà cả hai phía đặt ra. Cuối cùng, sự kiện quan trọng đánh dấu một bƣớc tiến
mới trong quan hệ Mỹ - Việt đã diễn ra, đó là việc ngày 3/2/1994, Tổng thống
20


Bill Clinton đã tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán đối với Việt Nam. Mặc dù,
tuyên bố này mang mầu sắc kinh kế, nhƣng nó là một dấu hiệu hết sức quan trọng
chứng tỏ quá trình "ấm dần" lên trong quan hệ hai nƣớc trên tất cả các lĩnh vực.
Đồng thời, là bƣớc đi quan trọng của Mỹ tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao đầy
đủ với Việt Nam.
Tiếp sau đó, hai bên đã tiếp tục mở các cuộc đàm phán về việc lập cơ quan
liên lạc tại thủ đô hai nƣớc và giải quyết các vấn đề tài sản do chiến tranh để lại.
Cụ thể:
Ngày 26/6/1994, Mỹ và Việt Nam đã đi đến nhất trí trao đổi các văn phòng
đại diện liên lạc - đây là những bƣớc đi đầu tiên của việc thiết lập quan hệ ngoại

giao chính thức giữa hai nƣớc. Ngày 28/1/1995, Mỹ và Việt Nam chính thức ký
Hiệp định giải quyết các vấn đề về bồi thƣờng và thiết lập Văn phòng liên lạc tại
thủ đô của mỗi nƣớc. Ngày 15/5/1995, Việt Nam trao cho Phái đoàn của Tổng
thống Mỹ một bộ tài liệu về ngƣời Mỹ bị mất tích trong chiến tranh, mà sau này
đƣợc Lầu Năm Góc đánh giá là tài liệu chi tiết và đầy đủ thông tin nhất cho đến
nay liên quan đến vấn đề này. Đến tháng 6/1995, Hội Cựu chiến binh Mỹ công
bố ủng hộ cho tiến trình bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Và
thời điểm Việt Nam chờ đợi cũng đã đến, ngày 11/7/1995, Tổng thống William
J. Clinton cơng bố “bình thƣờng hóa quan hệ” với Việt Nam, đánh dấu một bƣớc
ngoặt và mở ra trang mới trong lịch sử quan hệ của hai nƣớc. Tiếp theo sự kiện
này, một loạt các hoạt động cụ thể hoá mối quan hệ Mỹ - Việt đƣợc triển khai.
Ngày 6/8/1995, Ngoại trƣởng Warren Christopher thăm Hà Nội và chính thức
mở Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Việt Nam cũng mở Đại sự quán tại
Washington D.C; Ngày 7-10/10/1995, Cựu Bộ trƣởng Quốc phòng Robert S. Mc
Namara thăm chính thức Việt Nam. Có thể nói, năm 1995 là năm Việt Nam đạt
đƣợc nhiều kết quả trong hoạt động đối ngoại: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á-ASEAN, ký Hiệp định khung với Liên minh Châu Âu-EU
và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ.
21


Từ khi Việt Nam tiến hành Đổi mới và có Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, Mỹ là
một trong những nƣớc đầu tƣ vào Việt Nam chậm nhất do lệnh cấm vận của
chính quyền Mỹ đối với Việt Nam. Trong 5 năm, từ năm 1988 đến năm 1993,
do còn bị cấm vận, số dự án của các công ty Mỹ vào Việt Nam chỉ là 10 với số
vốn là 23 triệu USD, trong khi đó, tổng đầu tƣ nƣớc ngồi vào Việt Nam giai
đoạn này là 836 dự án với tổng số vốn là 7,5 tỷ USD [38].
Tuy nhiên, sau khi Tổng thống B. Clinton tuyên bố bỏ cấm vận đối với Việt
Nam, mặc dù khơng có sự đầu tƣ ồ ạt vào Việt Nam, nhƣng các hoạt động đầu
tƣ của các cơng ty Mỹ đã có bƣớc phát triển nhanh chóng. Chỉ riêng năm 1994,

năm đầu tiên Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam, đã có 12 dự án đầu tƣ với tổng số vốn
là 120 triệu USD so với 10 dự án của 5 năm trƣớc. Trong danh sách các nhà đầu
tƣ lớn nhất vào Việt Nam thời điểm đó, Mỹ xếp thứ 14. Sang năm 1995, Tổng
thống Mỹ tuyên bố bình thƣờng hóa quan hệ với Việt Nam, việc đầu tƣ của Mỹ
vào Việt Nam đã có bƣớc chuyển biến lớn với 19 dự án và tổng số vốn lên tới
397 triệu USD [38].
Nhƣ vậy, thông qua những diễn biến trên đây chứng tỏ, từ năm 1991 đến
1995, do tình hình thế giới và nƣớc Mỹ có nhiều thay đổi Mỹ buộc phải điều
chỉnh chính sách đối với các nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Giai đoạn
này, Mỹ đã thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, thân thiện hơn đối với
Việt Nam nhằm một số mục tiêu chính trị chủ yếu nhƣ mục tiêu nhân đạo thông
qua giải quyết vấn đề POW/MIA, mục tiêu an ninh khu vực thông qua yêu sách
về vấn đề Campuchia, nhằm duy trì sự lãnh đạo thế giới của Mỹ trong tình hình
mới với việc ƣu tiên tăng cƣờng sức mạnh kinh tế của nƣớc Mỹ. Hơn nữa, cả hai
vấn đề đó cịn là thƣớc đo cho sự thoả mãn đến mức nào của Việt Nam đối với
các lợi ích của Mỹ nói chung.

22


1.2. QUAN HỆ MỸ - VIỆT GIAI ĐOẠN 1996-2000
1.2.1. Bình thƣờng hóa về ngoại giao
Sau khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với
Việt Nam ở cấp Đại sứ, Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt đã hoan nghênh và thể hiện thái
độ Việt Nam sẵn sàng trao đổi Đại sứ. Đầu tháng 8/1996, Chính quyền Clinton đã
quyết định bổ nhiệm hạ nghị sĩ Douglas Peterson làm Đại sứ tại Việt Nam và đề
nghị Quốc hội Mỹ thơng qua theo Luật của Mỹ. Về phía Việt Nam đã cử ông Lê
Văn Bàng làm Đại sứ tại Hoa Kỳ. Với việc bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao,
việc tạo lập cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức bộ máy cho hoạt động của Đại sứ quán
ở thủ đô của mỗi nƣớc đã đƣợc tiến hành tuần tự theo từng bƣớc một. Ngày

9/5/1997, ông Lê Văn Bàng tới Washington trong khi cùng ngày ông Peterson
cũng đến Hà Nội. Ngày 14/5/1997, tại Nhà Trắng, ơng Lê Văn Bàng trình thƣ ủy
nhiệm lên Tổng thống Bill Clinton. Cùng ngày tại Phủ Chủ tịch, ơng Peterson
trình thƣ ủy nhiệm lên Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bình. Có thể nói, đây là kết quả
quan trọng và cao nhất về mặt ngoại giao, là điều kiện tiên quyết về mặt pháp lý
để mở rộng các quan hệ khác cho cả hai bên. Là đại diện chính thức của Chính
phủ mỗi bên ở nƣớc sở tại, các Đại sứ là kênh chính để hai bên trao đổi thông tin
về nhau, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ song phƣơng, để các bên
thâm nhập, trực tiếp tìm hiểu nhau. Do đó, mọi vấn đề đều nhanh chóng đƣợc
phản ánh một cách chính thức tới Chính phủ hai nƣớc và những cơ hội cũng đƣợc
tận dụng, không bị bỏ lỡ.
Thời kỳ từ 1996 đến 2000, quan hệ Mỹ - Việt khơng ngừng có những bƣớc
phát triển mới, từng bƣớc loại bỏ những bất đồng cản trở sự hợp tác đầy đủ, toàn
diện và tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nƣớc thơng qua việc tăng
cƣờng trao đổi các đồn quan chức chính phủ, các nghị sĩ quốc hội, tận dụng cơ
hội để tiếp xúc với nhau ở các diễn đàn, tổ chức khu vực cũng nhƣ quốc tế. Điều
này thể hiện qua một số hoạt động nổi bật sau: Tháng 5/1996, Mỹ trao cho Việt
Nam tài liệu phác thảo về Hiệp định Thƣơng mại; Ngày 12/7/1996, đoàn quan
23


chức cấp cao của Chính phủ Mỹ do cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Anthony Lake
dẫn đầu sang thăm Hà Nội. Một trong những sứ mệnh chủ chốt của đoàn tới
Việt Nam lần này là hai bên cùng kiểm điểm, đánh giá lại tình hình phát triển
quan hệ giữa hai nƣớc một năm sau ngày bình thƣờng hố quan hệ. Trong các
cuộc tiếp xúc, gặp gỡ các nhà Lãnh đạo Việt Nam ông phát biểu rằng “Việc hợp
tác hơn nữa trong việc kiểm kê MIA là điều kiện tiên quyết có thêm những bƣớc
tiến mới” và “trong quan hệ song phƣơng, Mỹ luôn giành ƣu tiên hàng đầu cho
vấn đề MIA và cảm ơn phía Việt Nam đã hợp tác hết sức mình trên lĩnh vực
này” [32, tr.41]; Ngày 7/4/1997, Bộ trƣởng Bộ Tài chính Mỹ, Robert Rubin và

Bộ trƣởng Bộ Tài chính Việt Nam, Nguyễn Sinh Hùng ký thỏa thuận tại Hà Nội
về việc Việt Nam trả khoản nợ 145 triệu USD của chính quyền miền Nam Việt
Nam cũ; Ngày 24/6/1997, sau chuyến thăm của ông A.Lake, tân Ngoại trƣởng
Mỹ bà Madeline Albright thăm chính thức Việt Nam. Chuyến viếng thăm của bà
nhằm khảo sát và đánh giá quan hệ hai nƣớc sau 02 năm bình thƣờng hóa. Đặc
biệt nhiệm vụ trọng tâm của bà Albright trong chuyến viếng thăm này là nhằm
hối thúc hai phía tăng cƣờng phát triển kinh tế, thƣơng mại. Vì vấn đề
POW/MIA là vấn đề mà Mỹ lấy làm điều kiện tiên quyết trƣớc khi bình thƣờng
hóa thì chính bản thân phía Mỹ cũng phải cơng nhận sự hợp tác rất có hiệu quả
của Việt Nam trong lĩnh vực này, do đó, vấn đề nổi lên cả trong quan hệ hai
nƣớc lúc này là vấn đề hợp tác kinh tế, thƣơng mại; Ngày 27/6/1997, Mỹ và Việt
Nam ký kết Hiệp định về quyền tác giả.
Quan hệ Mỹ - Việt đƣợc đánh dấu bƣớc phát triển mới khi Tổng thống
William J. Clinton sang thăm Việt Nam từ ngày 16-20/11/2000, cùng đi có Bộ
trƣởng Thƣơng mại Norman Mineta, Đại diện Thƣơng mại Charlene
Barshefsky, Thƣợng Nghị sĩ John Kerry (D-MA), Nghị sỹ Earl Blumenauer (DOR), Vic Snyder (D-Ark), Mike Thompson (D-CA) và nữ dân biểu Loretta
Sanchez (D-CA). Các đoàn doanh nghiệp và lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Mỹ
cũng tham gia trong đoàn. Ngày 17/11/2000, Bộ Lao động Mỹ và Bộ Lao động,
24


Thƣơng binh và Xã hội Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác lao động.
Ngày 19/11/2000, dƣới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ William J. Clinton,
Trợ lý Giám đốc USAID phụ trách khu vực châu Á và Cận Đông Robert C.
Randolph đã cắt băng khánh thành Văn phòng của Cơ quan Phát triển Quốc tế
Mỹ USAID tại Hà Nội. Từ đó, thơng qua các hoạt động của mình, USAID đã
hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, phòng và
chống HIV/AIDS, và giúp các nhóm dễ bị tổn thƣơng tiếp cận đến các dịch vụ
giáo dục và xã hội khác. Tổng cộng, USAID đã đóng góp 330 triệu đơla Mỹ cho
các hoạt động phát triển và cứu trợ ở Việt Nam.

Nhanh chóng, kịp thời, chủ động thích nghi với những biến chuyển quốc tế,
Đảng và Nhà nƣớc ta đã thực hiện chính sách đổi mới với phƣơng châm “đa
phƣơng hóa, đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại. Do đó, về phía Việt Nam cũng có
nhiều đồn quan chức cao cấp của Việt Nam sang thăm Mỹ nhƣ Bộ trƣởng Bộ
Tài chính, Bộ trƣởng Bộ Cơng nghiệp, Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Thứ
trƣởng Bộ Khoa học công nghệ và Mơi trƣờng. Từ ngày 29/9 đến ngày
02/10/1998, Phó Thủ tƣớng Nguyễn Mạnh Cầm thăm chính thức Mỹ, đây là
chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao của Việt Nam sau 3 năm bình
thƣờng hóa quan hệ giữa hai nƣớc.
1.2.2. Bình thường hóa về kinh tế
Sau những hoạt động bình thƣờng hóa về ngoại giao, hai bên khơng ngừng
nỗ lực triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế. Đến tháng 8/1997, Chính phủ
Mỹ thơng qua quy chế đặc biệt cho phép Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ
(USAID) hỗ trợ Việt Nam cải thiện hoạt động thƣơng mại thơng qua chƣơng
trình hỗ trợ kỹ thuật về luật thƣơng mại và chính sách thƣơng mại. Ngày
11/3/1998, Tổng Thống William J. Clinton ban hành quy chế tạm miễn áp dụng
Đạo luật Sửa đổi bổ sung Jackson - Vanik đối với Việt Nam, mở đƣờng cho hoạt
động của nhiều công ty và tổ chức của Mỹ tại Việt Nam nhƣ Cơ quan Hỗ trợ
25


×