Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) động cơ thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp của thanh niên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------o0o-----TRẦN ANH CHÂU

ĐỘNG CƠ THÀNH ĐẠT TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------o0o-----TRẦN ANH CHÂU

ĐỘNG CƠ THÀNH ĐẠT TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY

Chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 80

Luận văn Thạc sĩ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Thanh Hƣơng

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là cơng
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Anh Châu


LỜI CẢM ƠN!
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Thị Thanh Hương.
Cô đã chỉ bảo, tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Viện Tâm lý học và các
bạn đồng nghiệp Viện Tâm lý học, đã tạo điều kiện, chia sẻ, giúp đỡ trong quá
trình học tập của tơi.
Cuối cùng với tất cả tấm lịng, tơi biết ơn gia đình đã ln ở bên động
viên, chia sẻ, giúp đỡ để tơi có thể hồn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Học viên

Trần Anh Châu


MỤC LỤC


Trang
Phần mở đầu

5

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về động cơ thành đạt của thanh niên

9

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

9

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi

10

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước

27

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về động cơ thành đạt của thanh niên

29

Chƣơng 2. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu

45

2.1. Tổ chức nghiên cứu


45

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

45

Chƣơng 3. Các kết quả nghiên cứu thực tiễn

50

3.1. Thực trạng động cơ thành đạt của thanh niên hiện nay

50

3.2. Một số nhân tố tác động đến động cơ thành đạt của thanh niên

65

3.3. Một số biện pháp nhằm hoạt hoá và phát triển động cơ thành đạt của
thanh niên

88

Kết luận và kiến nghị

90

Tài liệu tham khảo


92

1


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ĐCTĐ:

Động cơ thành đạt

ĐTB:

Điểm trung bình

2


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Tên bảng số liệu, biểu đồ, hình vẽ

STT

Trang

1


Bảng 1. ĐTB các khía cạnh của động cơ thành đạt

52

2

Bảng 2. Những động lực cụ thể thôi thúc thanh niên nỗ lực làm

58

việc (%)
3

Bảng 3. Ba điều thanh niên mong muốn đạt được nhất liên quan

60

đến nghề nghiệp trong 5 năm tới (%)
4

Sơ đồ 1. Tương quan giữa các khía cạnh của ĐCTĐ và với tính

64

ganh đua
5

Bảng 4. Đánh giá của thanh niên về sự quan tâm của Nhà nước và


66

các tổ chức sử dụng lao động đối với việc khuyến khích họ vươn
tới thành đạt
6

Bảng 5. Các biểu hiện của sự quan tâm khuyến khích người lao

67

động vươn tới thành đạt.
7

Bảng 6. Các biểu hiện của sự khơng quan tâm khuyến khích người

68

lao động vươn tới thành đạt.
8

Bảng 7. Đánh giá của thanh niên về cách ứng xử của cha và mẹ đối

73

với con
9

Bảng 8. Sự khác biệt trong đánh giá của thanh niên về cách ứng xử

75


của cha và mẹ
10

Bảng 9. Đánh giá của thanh niên về cách ứng xử của cha đối với

76

con xét theo các nhóm khách thể khác nhau
11

Bảng 10. Đánh giá của thanh niên về cách ứng xử của mẹ đối với

77

con xét theo các nhóm khách thể khác nhau
12

Sơ đồ 2. Tương quan giữa cách ứng xử của cha và mẹ với động cơ
thành đạt của thanh niên

3

80


14

Bảng 11. Dự báo những thay đổi về động cơ thành đạt từ những


80

thay đổi trong cách ứng xử của cha, mẹ đối với thanh niên
15

Biểu đồ 1. Điểm trung bình của các đặc điểm nhân cách của thanh

82

niên
16

Bảng 12. Tương quan giữa các đặc điểm nhân cách và động cơ

85

thành đạt
17

Bảng 13. Kết quả hồi quy giữa các đặc điểm nhân cách và động cơ
thành đạt

4

85


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước cơng nghiệp hố, hiện đại hoá vào

năm 2020 mà Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định địi hỏi mỗi người Việt Nam
phải khơng ngừng cố gắng vươn lên trong công việc cũng như trong cuộc sống
nhằm góp phần vào việc thực hiện những nhiệm vụ chung của cả nước trong thời kỳ
lịch sử này.
Trong Tâm lý học, ĐCTĐ là một hiện tượng tâm lý giữ vai trò quan trọng
trong cấu trúc nhân cách và là một loại động cơ được xem là nội lực thúc đẩy con
người vươn tới sự điêu luyện, thành thạo với kết quả cao nhất trong thực hiện cơng
việc. Vì vậy, việc nghiên cứu ĐCTĐ của thanh niên hiện nay - lực lượng lao động
đầy tiềm năng của đất nước sẽ là một nghiên cứu có khả năng góp phần cung cấp cơ
sở khoa học và thực tiễn cho việc giáo dục và hình thành những nguồn nhân lực đáp
ứng những đòi hỏi của sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, góp phần
cho thấy thực trạng các khía cạnh biểu hiện của ĐCTĐ của thanh niên hiện nay. Về
mặt lý luận, nghiên cứu này sẽ góp phần bổ xung thêm những tri thức mới về những
phạm trù cơ bản của tâm lý học như động cơ, nhu cầu, về mặt thực tiễn, giúp chúng
ta hiểu rõ hơn thực trạng ĐCTĐ của thanh niên hiện nay, những nhân tố tác động
đến sự hoạt hoá loại động cơ này, từ đó có thể đề xuất những biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả làm việc, học tập của họ, nâng cao sự đóng góp của họ vào việc thực
hiện những nhiệm vụ mà quá trình xây dựng và phát triển đất nước đặt ra.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu ĐCTĐ của thanh niên hiện nay, đề xuất các khuyến
nghị nhằm hoạt hoá và thúc đẩy ĐCTĐ ở thanh niên, góp phần tạo điều kiện cho họ
làm việc có hiệu quả hơn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những khía cạnh biểu hiện ĐCTĐ của
thanh niên ở Hà Nội hiện nay, cụ thể là khát vọng thành đạt, xúc cảm liên quan đến

5


thành đạt, nỗ lực thành đạt, mục đích vươn tới… và một số biến tác động như tinh

thần trách nhiệm, tính kỷ luật, niềm tin vào bản thân và mơi trường làm việc…
4. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là những thanh niên Hà Nội (bao gồm một
số sinh viên và một số thanh niên đã đi làm).
5. Giả thuyết nghiên cứu:
- ĐCTĐ của thanh niên hiện nay khơng cao, trong đó những khía cạnh thể hiện
nhận thức và những xúc cảm chủ quan thể hiện rõ nét hơn những khía cạnh thể hiện
mặt ý chí, mục đích vươn tới nổi trội hơn mục đích né tránh thất bại.
- ĐCTĐ của thanh niên chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó tác
động của tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, niềm tin vào bản thân và mơi trường
làm việc có tác động rõ nét nhất.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu thực tiễn:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề.
- Xác định khái niệm cơng cụ - khái niệm “ĐCTĐ” phục vụ nghiên cứu thực tiễn:
làm rõ bản chất, các khía cạnh biểu hiện, các nhân tố tác động đến ĐCTĐ.
6.2. Tìm hiểu thực trạng ĐCTĐ một số nhân tố tác động đến ĐCTĐ của thanh
niên hiện nay.
- Những biểu hiện nội dung của ĐCTĐ: Thanh niên hiện nay hướng tới những điều
gì, coi trọng các giá trị nào trong cuộc sống và trong công việc, thứ bậc ưu tiên các
giá trị đó trong hệ thống các giá trị.
- Khía cạnh lực (độ mạnh) của ĐCTĐ: Những khía cạnh khác nhau của ĐCTĐ của
thanh niên được thể hiện ở mức độ nào?
- Trên cơ sở phân tích các khía cạnh nêu trên, phác hoạ những nét đặc trưng trong
ĐCTĐ của thanh niên hiện nay.
- Một số nhân tố tác động đến ĐCTĐ của thanh niêm hiên nay như một số đặc điểm
nhân cách của thanh niên (niềm tin vào bản thân, vào công bằng xã hội, hứng thú
nghề, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, tính ganh đua…); mơi trường làm việc:

6



bao gồm cả môi trường vĩ mô (môi trường xã hội) và môi trường vi mô (nơi làm
việc); đặc điểm của giáo dục trong gia đình: tấm gương của bố, mẹ, cách thức giáo
dục của bố, mẹ đối với con liên quan đến hiệu quả và trách nhiệm đối với cơng việc
v.v...
6.3. Trên cơ sở phân tích các mối tương quan giữa các nội dung được nghiên cứu,
xác định cấu trúc ĐCTĐ như một hiện tượng tâm lý đặc trưng của con người; đề
xuất các biện pháp hoạt hoá và phát triển ĐCTĐ của thanh niên.
6.4. Đề xuất các kiến nghị nhằm thúc đẩy ĐCTĐ của thanh niên
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu những biểu hiện của ĐCTĐ trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của
nhóm khách thể nghiên cứu.
+ Tìm hiểu tác động của một số nhân tố khách quan (môi trường xã hội, phong cách
giáo dục gia đình, phong cách quản lý) và một số đặc điểm nhân cách của bản thân
khách thể nghiên cứu.
- Về địa bàn và khách thể nghiên cứu:
Hà Nội là một thành phố lớn, có thể đại diện cho các đô thị trong cả nước.
Tuy nhiên, trong thành phố Hà Nội có nhiều trường đại học và các tổ chức nghề
nghiệp khác nhau, có khả năng thu hút nhiều đối tượng thanh niên từ các vùng miền
khác nhau của đất nước, Hà Nội có các khu vực nội thành và các vùng ngoại thành
sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, trên cơ sở chọn mẫu nghiên cứu theo nguyên tắc
ngẫu nhiên kết hợp với nguyên tắc phân nhóm theo một số tiêu chí (ngành nghề,
tuổi, giới tính, địa bàn sinh sống...) sẽ có được một mẫu nghiên cứu tốt.
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ở những địa bàn sau: 03 trường đại học và
các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội (bao gồm cả các quận trung tâm, huyện
nông thôn và quận mới thành lập từ huyện).
Khách thể nghiên cứu: 416 thanh niên từ 18 đến 35 tuổi. Trong đó có 160
sinh viên năm thứ 4 các trường đại học kinh tế - ĐHQGHN; ĐH Nông nghiệp I HN;


7


ĐH Sư phạm I HN; 247 thanh niên đang làm việc tại Hà Nội; 9 thanh niên tham gia
phỏng vấn sâu.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận:
Việc nghiên cứu ĐCTĐ của thanh niên dựa trên cơ sở một số nguyên tắc
phương pháp luận trong tâm lý học sau:
- Nguyên tắc phát triển: Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, ĐCTĐ của con
người không phải là một hiện tượng tâm lý tĩnh, mà luôn thay đổi, chịu tác động của
nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau.
- Nguyên tắc hoạt động: ĐCTĐ là một nội lực thúc đẩy con người hoạt động, song
chính trong hoạt động, ĐCTĐ mới có cơ sở phát triển.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phân tích tài liệu: Nhằm khai thác các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến đề
tài.
- Phỏng vấn bằng bảng hỏi (phiếu phỏng vấn nhân cách) soạn sẵn nhằm thu thập
thông tin định lượng về các nội dung mà đề tài quan tâm.
- Phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thơng tin định tính, bổ sung cho phương pháp
bảng hỏi.
- Một số phương pháp thống kê toán học bằng chương trình SPSS, với việc sử dụng
một số phép thơng kê chủ yếu sau: thống kê mơ tả (tính phần trăm, điểm trung
bình), thống kê suy luận (phép phân tích độ tin cậy, phép phân tích tương quan,
phép phân tích hồi quy).

8



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ THÀNH ĐẠT CỦA THANH NIÊN
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Việc tổng quan tình hình nghiên cứu động cơ trong tâm lý học cho phép nêu
ra 3 vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Đó là các vấn đề sau:
1.1.1.1. Động cơ thành đạt và hành vi - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận hành của
động cơ thành đạt
Những biểu hiện trong hành vi là những tiêu chí đánh giá ĐCTĐ tốt nhất.
Tuy nhiên, giữa ĐCTĐ của con người và hành vi khơng phải bao giờ cũng có mối
tương quan tuyến tính, bởi sự hoạt hố ĐCTĐ cịn tuỳ thuộc rất nhiều vào các tình
huống cụ thể và vào nhiều nhân tố khách quan khác nhau. Nghiên cứu của nhiều tác
giả cho thấy rõ điều này.
ĐCTĐ là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu, đặc biệt là các nhà tâm lý học nghiên cứu về hành vi và động cơ. ĐCTĐ của
con người đã được nghiên cứu từ những năm 30 thế kỷ XX với những cơng trình
nghiên cứu của H.A.Murray, sau đó vấn đề này bắt đầu được chú ý đến nhiều hơn
với nghiên cứu “Động cơ thành đạt” của McClelland và Atkinson năm 1953.
Những nghiên cứu, lý thuyết đầu tiên về động cơ được xây dựng theo mối
quan hệ liên kết và củng cố, với những quan điểm cho rằng hành vi được điều chỉnh
bởi một hệ thống (cơng thức) kích thích - đáp ứng tình huống (S - R), được phát
triển thêm bằng các qúa trình củng cố, các yếu tố trung gian. Nhiều tác giả đã đánh
giá những quan điểm này là mang tính máy móc, cịn thiếu sót do chưa đề cập đến
các yếu tố tâm lý ví dụ như ý thức, và do đó, nghiên cứu vai trị của những yếu tố
như quá trình nhận thức của cá nhân (yếu tố O - “Hệ thống bản thân nội tại” của
Bandura, yếu tố C - Nhận thức theo lý thuyết Nhận thức hành vi…) trong điều
khiển hành vi.
Lý thuyết nghiên cứu về nhu cầu tâm lý và sự chọn lọc có mục đích là một
trong những hướng lý thuyết đề cập đến vai trò của yếu tố tâm lý trong nghiên cứu


9


hành vi. Murray (1938) đã đề xuất học thuyết về động cơ với việc nhấn mạnh vai
trò của tâm lý. Ông cho rằng chức năng của nhu cầu tâm lý như một cơ cấu sức
mạnh điều khiển tinh thần, lời nói và q trình tâm lý theo một tiến trình nào đó.
Ơng định nghĩa về nhu cầu tâm lý như những đặc điểm đặc trưng lâu dài mang tính
cá nhân, là cái được tạo lập, điều khiển và lựa chọn hành vi cũng như kinh nghiệm.
Nhu cầu được tạo ra bởi sức mạnh của hồn cảnh xung quanh, hay cịn gọi là sức
ép; nó có thể là thật, hoặc được nhìn nhận là như vậy (Murray và Kluckholn, 1953).
Mặc dù Murray đã thống kê nhiều loại nhu cầu tâm lý, nhưng chỉ có 4 loại nhận
được sự chú ý nghiên cứu rộng rãi: nhu cầu cho sự thành công, cho quyền lực, cho
hội nhập (thừa nhận tư cách) và cho sự tự quyết định.
Phương pháp trắc nghiệm phóng chiếu nhân cách TAT (Thematic
Apperception Test) được phát triển bởi những người nghiên cứu động cơ thành đạt
đầu tiên, John Atkinson và David McClelland (McClelland, Atkinson, Clark và
Lowell, 1953). Đây là một phương pháp quan trọng đo nhu cầu thành đạt dựa trên
cơ sở phóng chiếu và giải thích được đề xuất bởi Murray (1938). Trong trắc nghiệm
này, người tham gia được xem một tập tranh có chủ đề mơ hồ (khơng rõ ràng) về
cuộc sống đời thường và được yêu cầu viết tóm tắt chủ đề câu chuyện mà họ nghĩ
rằng đang xảy ra trong mỗi bức tranh. Nhà tâm lý học đánh giá câu chuyện theo các
tiêu chí về động cơ thành đạt. McClelland phát triển hệ thống đo đạc chi tiết đối với
các câu chuyện theo cách thức tìm ra những yếu tố có thể lượng giá được.
McClelland, Atkinson, Clark và Lowell (1953) đã tìm hiểu nghiên cứu
những tác động đặc biệt của ĐCTĐ đối với sự tưởng tượng. Họ cố gắng gợi ra
ĐCTĐ bằng cách nói với các thanh niên rằng trắc nghiệm mà họ tham gia sẽ đem
lại các thơng tin liên quan đến trí thơng minh và năng lực lãnh đạo của họ, và qua
đó họ nhận được đánh giá về mức độ của thành công hay thất bại của bản thân. Các
nghiệm thể được đề nghị mơ tả tóm tắt chủ đề trong khoảng 5 phút của một loạt từ 4
đến 6 bức tranh trong trắc nghiệm TAT. Các câu chuyện được mô tả trong tình

huống có sự gợi ý trước chứa đựng nhiều những sự kiện (được quy chiếu) về công
việc tốt hơn so với những người khơng được gợi ý trước (nhóm đối chứng). Phân

10


tích sâu hơn cịn cho thấy trong tưởng tượng của những nghiệm thể được gợi ý
trước dường như bao hàm những chi tiết biểu hiện cảm xúc tích cực về sự thành
cơng, và chỉ ra khả năng khắc phục khó khăn trên con đường đi đến thành công.
Những sắc thái khác nhau này được tập hợp thành chỉ báo “nhu cầu thành đạt”
(need for achievement, viết tắt là n Ach), nhu cầu này phản ánh số lượng những câu
chuyện có biểu tượng, hình ảnh về việc thực hiện tốt cơng việc và phạm vi của
những biểu tượng cụ thể này trong sự phối hợp của các tư tưởng, cảm xúc và hành
vi liên quan đến thành đạt.
Mặt khác trong TAT, con người hành động theo rất nhiều cách, phản ánh nhu
cầu thành đạt của họ. Những người với nhu cầu thành đạt mạnh mẽ thường chọn
mục đích nghề nghiệp phù hợp nhất với năng lực của họ hơn những người có nhu
cầu thành đạt thấp (Morris, 1966). Người với nhu cầu thành đạt cao thường chọn
nghề kinh doanh, có tính cạnh tranh mà (với nghề đó) họ có thể nhận được những
dấu hiệu cụ thể về thành công hay thất bại của họ, ví dụ như lợi nhuận (McClelland,
1961 - 1965). Người có nhu cầu thành đạt cao có thể trì hỗn sự hài lịng lâu hơn
người khác (chấp nhận sự thoả mãn đến chậm hơn), thường đạt được thứ bậc cao
nhất trong những môn học liên quan đến nghề nghiệp mà họ lựa chọn và có nhiều
thành cơng trong nghề nghiệp kinh doanh (McClelland, 1961 - 1965; Mischel,
1961; Raynor, 1970).
Rất nhiều nghiên cứu hướng tới việc tìm kiếm mối quan hệ giữa điểm số của
nhu cầu thành đạt và các hành vi thực tế. Có một điều được phát hiện ra là người có
điểm số cao có mục đích nghề nghiệp phù hợp với khả năng bản thân (Morris,
1966), bộc lộ khả năng làm việc tốt khi có những mục đích thành đạt rõ ràng (Elliot
& Harackiewicz, 1944), cố gắng làm việc để đạt được mục đích (Havari, 1991) và

đạt được thứ bậc cao trong học tập, nếu những vị trí này là quan trọng đối với thành
cơng trong tương lai (Raynor, 1969). Những người có nhu cầu thành đạt cao luôn
đánh giá cao về năng lực bản thân, coi trọng trách nhiệm cá nhân trong các thành
công của họ (Kukla, 1974), trong học tập họ thường ngồi ở phía trước trong lớp

11


(Rebata và cộng sự, 1993), họ chỉ nghỉ ngơi sau khi đã hồn thành cơng việc, đạt
được thành cơng và làm việc chăm chỉ hơn khi họ thất bại (Weinerr, 1980).
Các nhà tâm lý học còn sử dụng TAT để đo nỗi lo sợ thất bại của con người.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người rất hay lo sợ thất bại thường
phản ứng với TAT bằng các chủ đề phản ánh (về) sự phê bình, chỉ trích, thất bại và
đặt ra những mục đích thấp cho bản thân (Heckhausen, Schmalt và Schneider,
1985).
Một nghiên cứu cho thấy những con người với điểm số nhu cầu thành đạt
thấp thường có xu hướng rất lo sợ thất bại (Atkinson và Birch, 1978). Khi có thể tự
do lựa chọn mục đích, những người có nhu cầu thành đạt thấp và điểm số lo sợ thất
bại cao thường chọn những công việc rất dễ dàng (như vậy tránh được thất bại )
hoặc những việc quá mức khó khăn, khó thực hiện (tránh né được sự phê bình, chỉ
trích về các thất bại). Tuy nhiên, người với nhu cầu thành đạt cao và ít lo sợ thất bại
thường chọn những mục đích có mức độ khó khăn hợp lý, thực tế, có thể thất bại
nhưng cũng có cơ hội đạt được mục đích.
Ví dụ, McClelland (1958) lập một nhóm trẻ chơi trị ném quả chuông. Những
đứa trẻ với nhu cầu thành đạt cao thường đứng ở khoảng cách vừa phải so với điểm
móc. Những trẻ có điểm cao về động cơ thành đạt có xu hướng chọn những mục
tiêu tương đối khó, phải cố gắng khi thực hiện, nhưng không phải là không thể đạt
được. Những trẻ này cảm thấy rất hạnh phúc khi thành cơng, cịn khi thất bại chúng
tự thấy phải cố gắng hơn nữa. Theo McClelland, những trẻ này dường như chuẩn bị
tốt hơn trong việc đối đầu với thất bại, so với những trẻ có nhu cầu thành đạt thấp,

mặc dù chúng thực tế hơn trong việc đánh giá cơ hội thành cơng. Những trẻ có điểm
thấp về động cơ thành đạt có xu hướng hoặc chọn những mục tiêu đảm bảo không
bao giờ thất bại hoặc chọn những mục tiêu rất khó đảm bảo thành cơng.
Theo J.Atkinson, sức mạnh của xu hướng đạt được thành công bị chi phối
bởi 3 yếu tố: 1. Sức mạnh của động cơ thúc đẩy đạt được thành công, yếu tố này
tương tự như nhu cầu thành đạt của McClelland; 2. Nhận thức về khả năng thành
cơng trong các tình huống cụ thể; 3. Giá trị khuyến khích của thành cơng: là yếu tố

12


bị tác động bởi sự tự hào và những thú vị mà bạn mong đợi sẽ có được nếu bạn
thành công. Tương tự như vậy, sức mạnh của xu hướng tránh né thất bại chịu tác
động bởi 3 yếu tố: 1. Sức mạnh của động cơ thúc đẩy việc né tránh thất bại; 2. Nhận
thức về khả năng thất bại; 3. Giá trị tác động tiêu cực của thất bại: bạn cho rằng
mình sẽ tồi tệ đến như thế nào nếu bạn thất bại.
Mơ hình thành đạt của Atkinson: Động cơ thành đạt là sản phẩm của
xu hướng đạt được thành công và né tránh thất bại
Sức mạnh của động cơ
thành cơng

Nhận thức về khả năng
thành cơng

Giá trị khuyến khích của
hành động

Sức mạnh của xu hướng đạt được thành công

Động cơ thành đạt (kết quả)


Sức mạnh của xu hướng né tránh thất bại

Sức mạnh của động cơ
thất bại

Nhận thức về khả năng
thất bại

Giá trị tác động tiêu cực
của thất bại

Sơ đồ trên đây của Atkinson là sự phát triển từ cơng thức nghiên cứu động
cơ thành đạt trước đó của ông, T = M x P x I (T : xu hướng đạt được thành công, M:
động cơ đạt được thành công, P: khả năng thành công, I: Giá trị khuyến khích của
thành cơng) (Theo Terry F. Pettijohn, 1992).
Theo John Atkinson (ơng là một thành viên trong nhóm nghiên cứu của
McClelland) và McClelland, hai loại động cơ tạo thành động cơ thành đạt là nhu
cầu thành đạt và sự lo sợ thất bại . Cá nhân vừa có nhu cầu thành đạt mạnh mẽ, vừa
ít lo sợ thất bại là người có ĐCTĐ mạnh. Nhu cầu thành đạt của con người càng
cao, khả năng thành công càng nhiều và giá trị khuyến khích (incentive value) thành

13


cơng càng mạnh thì ĐCTĐ của con người càng cao. Như vậy, khả năng thành cơng
càng cao thì ngược lại giá trị khuyến khích càng thấp, những mục đích có thể dễ
dàng đạt được thì giá trị khuyến khích cũng thấp. Nó khơng thể làm cho con người
cảm thấy tự hào bằng khi thành đạt với những mục đích phải rất cố gắng mới đạt
được.

Những nghiên cứu của J.Atkinson cho thấy trong nghiên cứu ĐCTĐ cần chú
ý phân biệt: Động cơ hướng tới thành tích và động cơ né tránh thất bại. Ơng thấy
rằng những người có ĐCTĐ cao thường có xu hướng lựa chọn những nhiệm vụ có
độ khó (phức tạp) ở mức trung bình hoặc trên trung bình một chút. Cịn những
người có động cơ né tránh thất bại lựa chọn những nhiệm vụ rất dễ hoặc rất khó.
Việc lựa chọn những nhiệm vụ thật dễ đảm bảo cho sự thành cơng, cịn nếu thất bại
trong việc thực hiện những nhiệm vụ rất khó sẽ khơng làm anh ra cảm thấy xấu hổ
và bị hạ thấp trước mặt người khác.
Những nghiên cứu khác cũng cho thấy kết quả tương tự. Những người có
ĐCTĐ cao có xu hướng chọn những nhiệm vụ đòi hỏi phải cố gắng, song việc hồn
thành nhiệm vụ phải có tính hiện thực. Có lẽ điều quan trọng với họ là tích cực theo
đuổi thành công và muốn trải nghiệm những nỗi nguy hiểm. Kinh nghiệm từ việc
thực hiện thành công nhiệm vụ làm cho họ hài lịng. Nhìn chung những người có
ĐCTĐ cao muốn làm việc với kết quả tốt nhất và trong quá trình làm việc hay sau
khi kết thúc cơng việc họ muốn nhận được ý kiến phản hồi, dù cay nghiệt từ một
người có năng lực chun mơn hơn là những lời tán dương từ một người bạn kém
năng lực (McClelland 1983, Atkinson và Bireh, 1978). Những người này thích vật
lộn với vấn đề hơn là muốn được yêu cầu giúp đỡ. Cịn những người có ĐCTĐ thấp
cũng muốn thành cơng, song sự thành công đem lại cho họ không phải là sự hài
lòng vui vẻ được trải nghiệm nguy hiểm, được thể hiện khả năng mà là xoa dịu
mong muốn né tránh thất bại ở họ. Họ không chờ đợi ý kiến phản hồi và có xu
hướng trốn chạy, bỏ cuộc khi thất bại (Veiner, 1980).
Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người có nhu cầu thành đạt cao
thường chọn mục đích nghề nghiệp phù hợp với năng lực của họ hơn những người

14


có nhu cầu thành đạt thấp (Morris, 1966). Những người có nhu cầu thành đạt cao
thường chọn nghề kinh doanh, những nghề có tính cạnh tranh cao và với những

nghề đó họ có thể cơ cơ sở (những tiêu chí) đánh giá rõ ràng, cụ thể những thành
công hay thất bại của họ. Người có nhu cầu thành đạt cao có thể trì hỗn sự hài lịng
lâu hơn người khác, tức là chấp nhận sự hài lòng đến muộn hơn, họ thường đạt
được thứ bậc cao trong những môn học liên quan đến nghề nghiệp mà họ lựa chọn
và có nhiều thành tích trong nghề (Raynor, 1970). Những người có nhu cầu thành
đạt cao luôn đánh giá cao về năng lực bản thân, coi trọng trách nhiệm cá nhân trong
các thành công của họ (Kukla, 1974), trong học tập họ thường ngồi ở phía trước
trong lớp (Rebata và cộng sự, 1993), họ chỉ nghỉ ngơi sau khi đã hoàn thành công
việc, đạt được thành công và làm việc chăm chỉ hơn khi họ thất bại (Weinerr, 1980).
Kết quả của nhiều nghiên cứu đã phác hoạ chân dung của những người có
ĐCTĐ cao như sau: - Tình huống thành đạt cuốn hút họ; - Họ tin vào việc đạt thành
tích; - Họ tìm kiếm các thơng tin để bàn luận về các thành tích của mình; - Họ sẵn
sàng tiếp nhận trách nhiệm; - Họ kiên định trong những tình huống khơng ổn định; Họ kiên định để đạt mục đích; - Họ rất thoả mãn với những nhiệm vụ thú vị; - Họ
thích thực hiện những cơng việc ít nhiều phức tạp, nhưng có tính khả thi; - Họ
khơng thích những công việc quá phức tạp hay quá đơn giản; - Họ khơng bỏ qua
những tình huống cạnh tranh hay thể hiện được khả năng của mình; - Họ mạo hiểm;
- Mức kì vọng của họ trung bình; - Họ nỗ lực cao để khắc phục khó khăn.
Tuy nhiên sự khác biệt về mức độ ĐCTĐ ở những cá nhân khác nhau không
phải bao giờ cũng thể hiện ra trong việc thực hiện các công viêc khác nhau của họ.
Nghiên cứu của Elizabeth G.French: Nghiệm viên đề nghị học viên trường sĩ
quan không quân làm một số bài tập viết mật mã đơn giản trong 3 trường hợp: a)
Trong điều kiện nới lỏng: những nghiệm thể được nói cho biết một cách ngẫu nhiên
rằng nghiệm viên muốn thử kiểm tra tính hợp lý của một số trắc nghiệm; b) Trong
điều kiện động cơ hố cơng việc: những nghiệm thể được nói cho biết rằng các trắc
nghiệm dùng để do trí lực của họ và kết quả thực hiện trắc nghiệm sẽ có ảnh hưởng
tới nghề nghiệp của họ; c) Trong trường hợp thứ ba động cơ làm việc được kích

15



thích từ bên ngồi bằng phần thưởng: 5 người có điểm số cao nhất sẽ được ra khỏi
hoàn cảnh trắc nghiệm sớm hơn 1 giờ.
Mức độ ĐCTĐ được đo bằng phương pháp phỏng theo TAT của
McClelland. Trong mỗi trường hợp thực nghiệm, các nghiệm thể được chia ra làm
hai nhóm: Nhóm có ĐCTĐ cao và nhóm có ĐCTĐ thấp.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong trường hợp thứ nhất không thấy có sự
khác nhau trong hiệu quả cơng việc của nhóm có ĐCTĐ cao và nhóm có ĐCTĐ
thấp. Trong trường hợp này những người có ĐCTĐ cao đã khơng được kích thích
bởi các thách thức. Trong trường hợp thứ hai những người có ĐCTĐ cao đã thực
hiện cơng việc tốt hơn. Trong trường hợp thứ ba thì những người có ĐCTĐ thấp có
phản ứng đáp lại chút ít “miếng mồi nhử” là phần thưởng, cịn người có ĐCTĐ cao
khơng có phản ứng gì.
Kết quả nghiên cứu này cũng như một số nghiên cứu khác cho thấy:
a) Các công việc quá đơn giản khơng có tác dụng hoạt hố ĐCTĐ của con
người. Các cơng việc phức tạp có độ khó tương đối hay có tính mạo hiểm thường có
tác dụng “tích cực hố” loại động cơ này hơn.
b) Khơng phải bao giờ phần thưởng cũng có thể kích thích, thúc đẩy người
có ĐCTĐ cao làm việc tốt. Trong nhiều trường hợp, những người này làm tốt khi
họ có được sự thoả mãn về cơng viêc, họ tự tin, thích thử nghiệm và thể hiện tri
thức của mình.
Những nghiên cứu của Koester và McClelland (1990) và của những người
khác cho thấy, ĐCTĐ của những người có ĐCTĐ cao chỉ bộc lộ rõ ở hành vi của họ
khi các yếu tố hoàn cảnh đánh thức (kích thích) động cơ đó. Người ta thấy rằng chỉ
những cơng ty có định hướng đặc biết đến sự thành đạt thì những người có ĐCTĐ
cao mới làm việc có hiệu quả hơn những người có ĐCTĐ thấp. Con người làm việc
với ĐCTĐ thấp chủ yếu là do họ cảm thấy mơi trường làm việc khơng được kiểm
sốt hoặc kiểm soát lỏng lẻo. Khi so sánh với những nơi có cơng việc được tổ chức
chặt chẽ, người ra thấy rằng cơng nhân có xu hướng hài lịng hơn và làm việc có
hiệu quả hơn khi: a) Họ được khuyến khích tham gia vào việc quyết định xem cơng


16


việc cần được làm thế nào cho tốt; b) Được tham gia tháo gỡ các khó khăn vướng
mắc; c) Trong cơng việc có khả năng nâng cao kĩ năng nào đó; d) Được trao nhiều
trọng trách; e) Được nhóm thừa nhận vì thực hiện tốt cơng việc.
Để cho con người tự xác định mục đích và đạt được mục đích đã xác định
của mình cũng là một cách làm tăng hiệu quả cơng việc và tăng trạng thái hài lịng ở
họ. Tuy nhiên theo Katzenll và Thompson (1998) các mục đích có hiệu quả nhất
trong việc duy trì động cơ làm việc của con người có 3 tính chất:
a) Các mục đích có ý nghĩa nhân cách: Nếu một người quản lý nói với cơng
nhân rằng các mục đích của họ phải hướng vào việc tăng hiệu quả công việc thì
cơng nhân sẽ cảm thấy rõ ràng họ bị bóc lột và điều đó sẽ khơng kích thích họ đạt
mục tiêu nữa.
b) Các mục đích có hiệu quả phải đặc biệt và cụ thể: Thơng thường mục đích
“làm tốt hơn” khơng có tính thúc đẩy mạnh. Mục tiêu cụ thể, chẳng hạn “tăng tỉ lệ
bán hàng lên 10%” sẽ là một mục tiêu có khả năng thúc đẩy mạnh hơn.
c) Mục tiêu sẽ rất có hiệu quả khi ban quản lý ủng hộ, nâng đỡ cơng nhân
trong q trình thực hiện mục đích, dành phần thưởng cho việc đạt mục đích và
nâng đỡ, an ủi sau mỗi lần thất bại.
Một trong các hướng nghiên cứu là tìm hiểu tác động của phần thưởng (bên
ngồi) tới việc hoạt hố ĐCTĐ của con người. Tuy nhiên hiện nay đang có những
kết quả nghiên cứu trái ngược nhau. Có những nghiên cứu khẳng định ảnh hưởng
tích cực của phần thưởng được báo trước tới hiệu quả thực hiên cơng việc của
những người có ĐCTĐ cao. Song lại có những nghiên cứu khẳng định hiệu quả tiêu
cực của phần thưởng được báo trước và nhấn mạnh tác động tích cực của phần
thưởng ngẫu nhiên. Thiết nghĩ, vấn đề này có liên quan chặt chẽ với các đặc điểm
văn hoá dân tộc.
John Nicholls (1984) cho rằng mục đích của ĐCTĐ của cá nhân là để thể
hiện bản thân hay năng lực. Con người có thể được thúc đẩy đến thành đạt khi họ

muốn chứng minh năng lực của họ, so sánh bản thân với những người khác. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu con người thực hiện một công việc , mà trong công

17


việc đó khơng có sự so sánh với người khác thì cá nhân có nhu cầu thành đạt cao
hay thấp cũng đều thực hiện công việc như nhau, nhưng nếu công việc tạo ra sự
cạnh tranh và so sánh với người khác thì những người có nhu cầu thành đạt cao
hoặc thấp sẽ thực hiện công việc một cách khác nhau. Khi con người thực hiện các
công việc mà việc thực hiện nó khơng tạo ra cơ hội thể hiện năng lực của họ trong
so sánh với những người khác thì họ sẽ chọn những cơng việc thu hút sự chú ý và
duy trì hứng thú của họ. Nhưng khi việc thực hiện cơng việc có thể thể hiện thơng
tin về năng lực của họ, thì những người có nhu cầu thành đạt cao thường chọn
những công việc phù hợp để đảm bảo thành cơng. Những người có nhu cầu thành
đạt thấp sẽ né tránh những đánh giá năng lực.
Những nghiên cứu về yếu tố khả năng, năng lực và kèm theo đó là các yếu tố
niềm tin vào bản thân, xúc cảm cịn được nghiên cứu dưới góc độ động cơ bên trong
và động cơ bên ngoài (nội động cơ và ngoại động cơ).
Với quan điểm đánh giá dựa theo nhận thức, Deci và Ryan (1980) cho rằng
động cơ bên trong liên quan đến các hoàn cảnh cho phép một người trải qua các
cảm xúc của sự kích thích, năng lực và sự tự đánh giá. Những kích thích tốt nhất sẽ
thường kích thích động cơ bên trong vì nó cho con người cơ hội tốt để tận dụng khả
năng của bản thân (Csikszentmihalyi, 1975). Nếu các tác động bên ngoài tạo cảm
giác về năng lực, như khi ai đó nói bạn đã làm một việc gì đó rất tốt, thì động cơ
bên trong có thể tăng lên. Ngược lại, các sự kiện đưa đến các cảm giác về sự kém
cỏi sẽ làm giảm động cơ bên trong. Bandura (1989) cũng có chung quan điểm, cho
rằng động cơ đối với một hành động sẽ rất mạnh khi có sự tin tưởng khả năng bản
thân mạnh mẽ và thêm một chút khơng chắc chắn về kết quả (ví dụ khi một người
cảm thấy có đủ khả năng và bị thách thức).

Các yếu tố xúc cảm, nhận thức có thể được tìm thấy trong nghiên cứu của
Deci về động cơ. Deci (1971) đã chỉ ra rằng các khách thể sinh viên đại học được
nhận một khoản tiền thưởng để tham gia một trị chơi thú vị thì sau đó đã thể hiện
các cấp độ giảm bớt sự hứng thú trong hành vi đối với các trò chơi, so với những
khách thể khơng có thưởng. Những nghiên cứu tương tự cũng cho thấy các kiểu

18


phần thưởng khác, như các phần thưởng hay giải thưởng cho người chơi giỏi, đều
tạo ra các tác động tương tự bên trong (Harackiewicz, 1979; Lepper, Green &
Nisbett, 1973). Deci (1975) đưa ra giả thuyết rằng việc từng trải qua các lần được
thưởng sẽ dẫn con người tới sự thay đổi về quan điểm nhận thức về nguyên nhân
mà họ tham gia trị chơi từ bên trong (“Tơi tham gia chơi vì tơi thấy những trị chơi
này thú vị”) đến bên ngồi (“Tơi chơi vì tơi được trả tiền để làm vậy”). Khi con
người lựa chọn hành vi của họ dựa trên cơ sở của nhận thức, những người mà đã
thay đổi theo quan điểm bên ngoài của nguyên nhân sẽ chỉ tiếp tục theo đuổi hoạt
động khi họ nghĩ rằng một phần thưởng sắp đến.
Thuyết đánh giá nhận thức và quan điểm niềm tin vào bản thân của Bandura
đã dự đốn rằng chính sự phản hồi về năng lực trong khi thực hiện hành động đã
làm thúc đẩy và duy trì động cơ bên trong cho mỗi hoạt động. Cùng với quan điểm
này, một vài nghiên cứu đã chỉ ra sự phản hồi năng lực tích cực sẽ thúc đẩy động cơ
hành động hơn là những phản hồi tiêu cực hoặc trung tính (Boggiano & Ruble,
1979; Deci, 1972; Vallerand & Reid, 1984). Tuy nhiên, các nghiên cứu đã đề xuất
hai yếu tố có thể làm giảm sự ảnh hưởng của phản hồi việc thực hiện hành động với
đáp ứng bên trong là giới tính và sự phân cơng lao động xã hội (công việc được
giao). Các nghiên cứu đã cho thấy nam giới có thái độ thiện cảm hơn với những
phản hồi tích cực so với nữ giới (Deci, 1972; Deci, Cascio & Krusell, 1975; Zinser,
Young & King, 1982). Người ta cho rằng nguyên nhân là do vai trò xã hội truyền
thống, khía cạnh biểu lộ năng lực của lời khen quan trọng hơn với nam giới, trong

khi khía cạnh biểu lộ sự kiểm sốt thì lại quan trọng hơn với nữ giới (Deci & Ryan,
1985).
Nghiên cứu những quá trình liên quan tới động bên trong, người ta thấy rằng
các điều kiện thúc đẩy những hành vi mà về bản chất là các động cơ, xét về mặt nào
đó cũng giống như các điều kiện thúc đẩy các chức năng thích ứng. Theo một vài
nghiên cứu, những người mà hành động dựa trên kiểu động cơ thúc đẩy bên trong
thì cảm thấy hứng thú và chú ý hơn trong các hoạt động của mình (Harackiewicz,

19


1979). Những người hoạt động dựa trên thúc đẩy về năng lực, thường có những đặc
điểm:
- (1)

Họ có khuynh hướng lựa chọn những gì mà họ sẽ làm sắp tới (Haddad,

1982).
- (2)

Khi có nhiều sự lựa chọn thì họ sẽ chọn cơng việc nào có tính thách thức

(Koestner và đồng nghiệp, 1987; Shapira, 1976).
- (3)

Sau những thất bại, họ hành động với sự tập trung lớn nhất và bền bỉ

(Boggiano và Barrett, 1985).
- (4)


Họ cho rằng sự phát triển của năng lực là quá trình lĩnh hội nhận thức

(Grolnick và Ryan, 1987).
- (5)

Họ tỏ ra linh hoạt khi nhận thức các vấn đề của bản thân (Condry, 1977;

McGraw và McCullers, 1979).
- (6)

Họ cho thấy tính sáng tạo, tính tự quyết, tính biểu cảm ở một mức độ cao

(Amabile, 1983; Koestner và đồng nghiệp, 1984).
(Theo Richard Koestner & Davit C. McClelland, Handbook of personality - Theory
and Research).
Đánh giá của con người về những nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất
bại cũng là những nhân tố có ảnh hưởng đến nỗ lực thành đạt của họ. Một số nghiên
cứu (Kukla, 1972; Arkin, Dechon, Maruyama, 1982) cho thấy rằng, những người có
ĐCTĐ cao tin rằng họ là những người thành đạt, có phẩm chất tốt, có nhiều năng
lực và mong muốn chứng tỏ điều đó với bản thân và những người khác. Những
người có ĐCTĐ yếu thường tin rằng họ khơng đủ khả năng và thường né tránh
những thử thách về năng lực. Những niềm tin đó đến từ đâu? Có thể khẳng định
rằng một phần là do mức độ thành công hay kinh nghiệm trong cuộc sống. Những
người thường hay thành cơng thích thử thách bản thân trong tương lai hơn những
người thường hay thất bại. Nhưng mặt khác, cũng có thể giải thích niềm tin một
phần do sự quy gán, tự tạo ra nguyên nhân của thành công hay thất bại (Weinerr,
1985). Những quy gán cho thành công hay thất bại rất có thể sẽ đưa đến những

20



thành công hay thất bại trong tương lai. Con người có thể quy gán cho thành cơng
hay thất bại theo những cách khác nhau. Ví dụ:
- Vị trí nguyên nhân:
+ Hướng nội (yếu tố chủ quan) - nguyên nhân từ đặc điểm bên trong con
người: “Tơi thi trượt vì tơi đau đầu”.
+ Hướng ngoại (yếu tố khách quan) - nguyên nhân từ các yếu tố bên ngồi
con người: “Tơi đánh trượt quả bóng vì bãi cỏ mấp mơ”.
- Tính ổn định:
+ Tính ổn định - ngun nhân có tính ổn định tương đối: “Tơi được điểm A
vì nội dung của mơn học ln ln dễ dang”.
+ Tính khơng ổn định - nguyên nhân liên quan đên tính hay thay đổi: “Tơi thi
tốt bởi vì tơi khơng mệt mỏi như mọi ngày”.
- Tính kiểm sốt, khả năng kiểm sốt:
+ Tính kiểm soát - nguyên nhân nằm trong sự kiểm soát của con người: “Tơi
bắt được nhiều cá vì tơi biết cách thả dây câu chính xác”.
+ Tính khơng kiểm sốt - ngun nhân nằm ngồi khả năng kiểm sốt của
con người: “Bữa ăn được làm đơn giản vì lị nướng hỏng”.
Với mơ hình trên thì một nữ sinh đạt điểm A trong đợt kiểm tra rất có khả
năng duy trì sự cố gắng, nếu cơ ấy cho rằng trí thơng minh và tinh thần làm việc
chăm chỉ của cô là nguyên nhân của kết quả đó. Trí thơng minh là yếu tố bên trong,
có tính ổn định, tinh thần làm việc chăm chỉ là yếu tố nằm trong sự kiểm soát của
cơ. Ngồi ra, cơ nữ sinh đó cũng sẽ khơng nản lòng nếu cho rằng (quy gán) việc thi
trượt là ngun nhân khách quan (yếu tố bên ngồi), khơng ổn định, sự mất kiểm
sốt: “Tơi thi trượt vì tơi bị ốm, không học được bài”. Ngược lại, nếu con người quy
gán cho sự thành công là do những yếu tố khách quan, khơng ổn định )ví dụ, sự
may mắn) hoặc quy gán cho sự thất bại là do các đặc điểm chủ quan, ổn định thì họ
có thể ngừng cố gắng thành đạt. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể huấn luyện,
đào tạo con người thay đổi mơ hình quy gán của họ để gia tăng tinh thần nỗ lực cố


21


×