Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) báo chí phật giáo với vấn đề phụ nữ trước năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

TẠ THỊ BÍCH LIÊN

BÁO CHÍ PHẬT GIÁO
VỚI VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRƢỚC NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

TẠ THỊ BÍCH LIÊN

BÁO CHÍ PHẬT GIÁO
VỚI VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRƢỚC NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:TS. Đặng Thị Vân Chi

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng Thị Vân Chi.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều
trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

Tạ Thị Bích Liên


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn luận
văn của tôi – Tiến sĩ Đặng Thị Vân Chi đã tạo mọi điều kiện, động viên, giúp
đỡ tơi hồn thành tốt luận văn này. Trong suốt q trình nghiên cứu, cơ đã
ln kiên nhẫn hướng dẫn, trợ giúp và chia sẻ với tơi những khó khăn trong
q trình thực hiện đề tài. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học cũng như kinh
nghiệm của cơ chính là tiền đề giúp tơi đạt được những thành tựu và kinh
nghiệm quý báu. Tôi xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đình Lê đã quan tâm, giúp
đỡ và chỉ dẫn cho tơi trong q trình hồn thành luận văn.
Xin cảm ơn Khoa Lịch sử, phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN; xin cảm ơn các cán bộ Thư viện Quốc Gia
Việt Nam, thư viện Viện Tôn giáo, thư viện Viện Thông tin KHXH… đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình hồn thành đề tài.
Tơi cũng xin cảm ơn bạn bè, các anh, chị em cùng lớp và gia đình đã
ln bên cạnh, cổ vũ và động viên những lúc khó khăn để tơi có thể vượt qua
và hồn thành tốt luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................3
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................7
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................7
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................8
7. Bố cục của luận văn ...........................................................................................9
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO VÀ PHONG
TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX......10
1.1. Sơ lược về giáo lý Phật giáo .........................................................................10
1.2. Khái lược lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XX ......13
1.3. Tình hình Phật giáo ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX và yêu cầu
Chấn hưng Phật giáo ............................................................................................16
1.3.1. Tình hình Việt Nam đầu thế kỷ XX .............................................................16
1.3.2. Sự giảm sút của Phật giáo .........................................................................18
1.3.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo .............................................................20
1.3.4. Thành tựu và tác động của phong trào Chấn hưng Phật giáo đối với tình
hình Phật giáo. .....................................................................................................23

1


CHƢƠNG 2: BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƢỚC NĂM 1945 ....29
2.1.Sơ lược về lịch sử báo chí Việt Nam .............................................................29
2.2.Sự ra đời và phát triển của báo chí Phật giáo.................................................34
2.3.Nội dung cơ bản của báo chí Phật giáo ..........................................................41

2.4. Thái độ của báo chí Phật giáo đối với vấn đề phụ nữ ...................................45
2.4.1. Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam trước 1945 ......................................................45
2.4.2.Quan niệm của Phật giáo về phụ nữ ...........................................................48
2.4.3. Thái độ của báo chí Phật giáo đối với vấn đề phụ nữ ...............................49
CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO Ở VIỆT
NAM TRƢỚC NĂM 1945 .................................................................................54
3.1. Vấn đề vai trò và địa vị của phụ nữ trong xã hội ..........................................54
3.2. Vấn đề giải thoát trí tuệ cho phụ nữ ..............................................................57
3.3. Vấn đề hoằng dương phật pháp bên nữ giới .................................................64
3.4.Vấn đề vận động, tập hợp ni giới tham gia gánh vác công việc xã hội .........70
3.5. Vấn đề tuyên truyền phụ nữ tham gia phong trào giải phóng dân tộc trong
cuộc vận động Cách mạng tháng Tám 1945 ........................................................74
PHẦN KẾT LUẬN ..............................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................83
PHỤ LỤC .............................................................................................................90

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX, cùng với nhiều diễn biến chính trị, xã hội và văn hóa,
trong đời sống tơn giáo ở Việt Nam đã xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật
giáo. Phong trào này khởi phát từ miền Nam nhưng nhanh chóng lan tỏa trở
thành phong trào sơi nổi, sâu rộng và tồn diện trong cả nước. Phong trào Chấn
hưng Phật giáo đã trở thành động lực, đòn bẩy cho sự phát triển của Phật giáo
Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn trong lịch sử Việt
Nam nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng.
Một trong những tác động của phong trào Chấn hưng Phật giáo là từ đây
Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức, khác với sự rời rạc, lỏng lẻo trước đó.

Các tổ chức Phật giáo ra đời ở khắp ba miền, có cơ quan ngơn luận là những
tạp chí, nguyệt san, nội san…với những bài viết thu hút được rất nhiều sự quan
tâm của giới Phật giáo cũng như dư luận xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội
Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, dưới tác động của chương trình khai thác
thuộc địa của Pháp, ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng dân chủ và phong trào
nữ quyền trên thế giới, “vấn đề phụ nữ” đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm
của toàn xã hội và được thảo luận trên báo chí Tiếng Việt nói chung và báo chí
Phật giáo nói riêng. Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phong
trào Chấn hungPhật giáo, tuy nhiên, thái độ của báo chí Phật giáo đối với vấn
đề phụ nữ ra sao vẫn đang còn là một khoảng trống chưa được quan tâm nghiên
cứu. Theo sự tìm hiểu của chúng tơi, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có
cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này một cách đầy đủ để có được
nhận thức khoa học tương xứng với vai trị và vị trí của nữ giới trên các diễn
đàn Phật giáo nói riêng và trong xã hội Việt Nam nói chung.
Bởi vậy, việc nghiên cứu thái độ của báo chí Phật giáo trước năm 1945
đối với vấn đề phụ nữ trong bối cảnh phong trào Chấn hưng Phật giáo và cuộc

3


đấu tranh nữ quyền đầu thế kỷ XX sẽ góp phần nâng cao về mặt nhận thức đối
với lịch sử xã hội và lịch sử tư tưởng cũng như lịch sử phong trào giải phóng
phụ nữ ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Với rất nhiều tạp chí, nguyệt san, nội san cịn lưu giữ lại cùng với việc
dịch, cơng bố rộng rãi nhiều tư liệu về Chấn hưng Phật giáo và vấn đề nữ
quyền trên báo chí như: Tạp chí Đuốc Tuệ; Tạp chí Từ Bi Âm, Duy Tân Phật
học; Tạp chí Viêm Âm… đề tài nghiên cứu về vấn đề nữ quyền trên báo chí
Phật giáo trước năm 1945 hồn tồn có thể thực hiện được.
Học viên từng tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Hà Nội chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam cận hiện đại, triển khai đề tài này với sự tán thành và khích lệ của

người hướng dẫn khoa học, hi vọng đề tài “Báo chí Phật giáo với vấn đề phụ
nữ trước năm 1945 (1929 – 1945)” được triển khai và thực hiện thành công sẽ
mở ra một hướng nghiên cứu lâu dài đối với học viên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, trước hết là
các nghiên cứu về vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945 của TS.
Đặng Thị Vân Chi. Có thể kể một số cơng trình như:Vấn đề nữ quyền và giải
phóng phụ nữ trên báo chí đầu thế kỷ XX, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4,
1997; Vấn đề giáo dục phụ nữ - nữ học qua báo chí những năm trước và sau
Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Kỷ yếu hội nghị khoa học cán bộ nữ Đại học
Quốc gia, số 2, 1997…; Đặc biệt, phải kể đến Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu
thế kỉ XX- trong Việt Nam học- Tập IV, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ nhất, Hà
Nội 15-17/7/1998 (nhiều tác giả), NXB Thế giới, Hà Nội, 2001. Tiêu biểu trong
số đó là cơng trình: Vấn đề phụ nữ trên báo chí Tiếng Việt trước năm 1945,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008. Các công trình này đã cho thấy một bức
tranh tổng thể về vấn đề phụ nữ ở Việt Nam, những cuộc thảo luận về vai trò và
địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội, quá trình nhận thức của phụ nữ, cũng

4


như nhận thức của họ về nữ quyền và giải phóng phụ nữ được thể hiện trên báo
chí Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiêncủa Đặng Thị Vân Chi dù có tiếp cận
bước đầu tới nguồn tư liệu báo chí Phật giáo nhưng lại chưa đi sâu tìm hiểu một
cách thỏa đáng.
Bên cạnh các cơng trình về vấn đề phụ nữ trên báo chí cịn có nhiều cơng
trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, phong trào Chấn hưngPhật giáo như:Lịch
sử Phật giáo Việt Nam,(NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1991),Mấy vấn đề về
Phật giáo trong lịch sử Việt Nam, (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2010)
của tác giả Nguyễn Đức Sự, Lê Tâm Đắc; Việt Nam Phật giáo sử luận, (NXB

Văn học, Hà Nội, 2000) của Nguyễn Lang…Các cơng trình này đã cho thấy
một bức tranh toàn cảnh về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ nguồn gốc đến thế
kỷ XIX, làm sống lại khơngkhí cũng như diện mạo cụ thể của sinh hoạt Phật
giáo qua các thời đại;vai trò, vị trí, những đóng góp quan trọng của Phật giáo
trong lịch sử dân tộc cũng như những sự kiện đặc biệt, những nhân vật điển
hình của Phật giáo. Có thể nói các cơng trình nghiên cứu này đã cho thấy một
bức tranh tổng thể vềPhật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng
trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng
nước, mở mang bờ cõi, đánh bại âm mưu xâm lăng và nơ dịch về văn hóa của
thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
Đồng thời các cơng trìnhPhong trào Chấn hưng Phật giáo qua tư
liệu báo chí Phật giáo Việt Nam từ 1929 – 1945, (NXB Tôn Giáo xuất bản
năm 2010) của Nguyễn Đại Đồng, Nguyễn Thị Minh; Luận án tiến sĩ Triết
học “Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ”, (Hà Nội, 2008) của Lê
Tâm Đắcđãgóp phần phục dựng lại phong trào Chấn hưng Phật giáo trong
những năm đầu thế kỷ XX ở Việt Nam. Tuy thế, những công trình này chỉ
dừng lại tìm hiểu phong trào ở từng khía cạnh cụ thể, chứ chưa có cái nhìn
bao qt nhất.

5


Những cơng trình nghiên cứu được coi là gần sát nhấtvới đề tài luận văn
cũng chỉ mới dừnglại ở chủ đề nghiên cứu báo chí Phật giáo với phong trào Chấn
hưng Phật giáo hoặc đôi nét về đời sống ni giới Việt Nam như“Báo chí Phật giáo
với phong trào Chấn hưng phật giáo đầu thế kỷ XX” của Nguyễn Thị Thảo (trên
tạp chíKhoa học Xã hội số 12 năm 2012); “Lịch sử ni giới Bắc tông Việt Nam”
(Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2009) của tác giả Tỳ kheo ni Như Đức...
Về các nghiên cứu của học giả nước ngồi có cuốn“Print and Power”
(Ấn phẩm và quyền lực- NXB Đại học Hawaii‟, 2004)của tác giả Shawn

McHall.Tác phẩm này đã phân tích ảnh hưởng của báo chí và sách trong mối
quan hệ với chính quyền thuộc địa, đặc biệtlà ảnh hưởng của nó đối với nhận
thức của phụ nữ trong vấn đề nam nữ bình quyền. Trong tác phẩm, Shawn
McHall cũng đã dành một vài chương để nói về vấn đề Phật giáo, phong trào
Chấn hưng Phật giáo và sự đóng góp của báo chí với phong trào này.
Có thể nói, các cơng trình trên là những cuốn sách, bài báo chuyên khảo,
tham luận giúp người đọc có được cái nhìn chung nhất, khái quát nhất về lịch sử
Phật giáo, phong trào Chấn hưng Phật giáo, báo chí Phật giáo và vấn đề phụ nữ ở
Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Cũng đã có khá nhiều cơng trình
nghiên cứu về những đóng góp của phụ nữ trong việc đấu tranh, giải phóng dân
tộc, về nhận thức của xã hội cũng như của phụ nữ trên các diễn đàn báo chí. Tuy
nhiên, lại chưa có một cơng trình nghiên cứu chuyên khảo hay đề tài nào trình bày
một cách hệ thống về vấn đề phụ nữ trên báo chí Phật giáo trướcnăm 1945. Vì vậy
chúng tơi phải hồn thành luận văn của mình một cách độc lập.
3.Mục đích nghiên cứu
3.1. Khảo cứu các nguồn tài liệu, phục dựng bản chất, vai trò của phong trào
Chấn hưng Phật giáo và sự xuất hiện của các tờ báo Phật giáo trước năm 1945.
3.2. Làm rõ nội dung, đặc điểm, bản chất, vai trò, ảnh hưởng của vấn đề
phụ nữ trên báo chí Phật giáo trước năm 1945.

6


3.3. Phân tích thái độ của báo chí Phật giáo trước năm 1945 đối với vấn đề
phụ nữ trong bối cảnh phong trào Chấn hưng Phật giáo và cuộc đấu tranh nữ
quyền đầu thế kỷ XX nhằm góp thêm về mặt nhận thức đối với lịch sử xã hội và
lịch sử tư tưởng cũng như lịch sử phong trào giải phóng phụ nữ ở Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề phụ nữ trên báo chí Phật giáo

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi bắt đầu từ khi tờ báo Phật giáo đầu tiên xuất
hiện (tức năm 1929) đến trước năm 1945đối với toàn bộ các bài báo, tạp chí,
nội san Phật giáo từ Bắc chí Nam còn được lưu giữ tại các thư viện Việt Nam
cũng như trung tâm lưu trữ mà chúng tơi có thể tiếp cận được.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Luận văn dựa vào các nguồn tài liệu chính
5.1.1. Nguồn tài liệu sơ cấp
Báo chí Phật giáo như: Tạp chí Đuốc Tuệ, Tạp chí Duy Tâm, Tạp chí
Viên Âm. Tạp chí Từ Bi Âm, Tạp chí Tiếng chng sớm…
5.1.2. Tài liệu thứ cấp
Các sách chuyên khảo, các bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên
ngành: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Lịch sử phật giáo đàng Trong, Phật học từ
điển, Việt Nam Phật giáo sử luận (3 tập), các cơng trình nghiên cứu và các tài
liệu tiếng Việt có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu giới, nghiên cứu báo chí và nghiên cứu tôn giáo.
Khi nghiên cứu các tư liệu báo chí Phật giáo, để làm rõ những nội dung
của vấn đề phụ nữ, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp phân tích, mơ tả, so

7



- V͉ÿ͡
LQJNJWiFJL
̫:

1KuQFKXQJFiFWӡEiR3KұWJLiR

ӣNKҳS
PӑLPLӅQFӫDWәTXӕF
.

p chíĈX
͙c Tu͏
gӗm FiF QKkQ
ӭc nә
Vƭ
i tiӃ
ng WUt
nhѭ SKy
WK
ҧ
ng BùiE


, các cӱnhân Hán hӑc DѭѫQJ%i7U
ҥ
c, NguyӉ
n ThiӋ
Q&KtQKFi
ĈӗNam TӱNguyӉ
n Trӑng Thuұ
W ÐQ
NguyӉ
1Kѭ
Q 9ăQ
ӑc, Phó
1Jbҧ

ng

NguyӉ
n Can Mӝng, Lê Toҥ
i...; các hӑc giҧQKѭ
Trҫ
n Trӑ
ng Kim, Trҫ
Q 9ăQ
Giáp...; danh tăQJQK
ѭKzDWKѭ
ӧng TӃCát, Trung Hұ
u, các thѭӧng toҥ
: Trí Hҧ
i,

Thái Hịa, TӕLiên và các cây bút trҿVDXQj\QKѭ7Ut4XDQ
Ӆluұ
t),
Tâm ҨQ7KDQKĈ
һ
cĈ
һ
c biӋ
t có tác giҧThiӅ
u Chӱu NguyӉ
n Hӳu Kha (1902-

1954) là mӝt trong nhӳng cây bút kiên trì nhҩ
t. Ơng cùng vӟL Vѭ

ҧ
i 7Ut

+

nhiӅ
X ÿyQJ JyS
Ӌ
c tәchӭ
FKR
c B̷c kǤ
YL
Ph̵
t giáo hӝ
L QKѭQJ {QJ
nhӳQJ ÿyQJ JyS
ӑng cho nӅ
TXDQ
Q YăQ
ӑ
c WU
Phұ
W
K JLiR
ӟc nhà. Khi
QѭTrҫ
n
TrӑQJ.LPÿѭ
ӧFQJѭ
ӡi Nhұ

WÿѭDÿL6LQJDSRUHÿ
Ӈchuҭ
n bӏviӋ
c lұ
Wÿ
әPháp ӣ
Ĉ{QJ'ѭѫQJ{QJOjQJѭ
ӡi thay cөTrҫ
n TrӑQJ.LPOjP7Uѭ
ӣng ban biên tұ
p
tuҫ
n báo ĈX
͙c Tu͏
.
Duy Tâm Ph̵
t h͕c là mӝt tӡEiRJk\ÿѭ
ӧc nhiӅ
u uy tín trong giӟi Phұ
t

giáo miӅ
n Hұ
u Giang vӟi các cây bút nәi tiӃ
QJQKѭTXê+zDWK
ӧng Lê Khánh
Hòa, HuӋQuang, Võ Khánh Anh; các TǤkheo: Thích Mұ
t ThӇ
, Trҫ
n HuǤ

nh,
ViӋ
t Liên Tӱ, Trҫ
Q9ăQ*LiF1JX\
Ӊ
Q9ăQ.K
ӓH«

/jFѫTXDQQJ{QOX
ұ
n chính cӫDFKѭVѫQP{Q7UXQJN
Ǥvà An Nam Ph̵
t

c h͡i, Viên Âm quy tөnhӳng cây bút sҳ
c sҧ
o sӱdө
ng tiӃ
ng ViӋ
t nhuҫ
n
nhuyӉ
Q ÿѭD
ӳngUD
luұ
n cӭ
QK

F EpQ
һ

c biӋ
Yj
t là cóÿnhӳQJ FKѭѫQJ
thiӃ
t thӵc: /rĈuQK7KiP+X
Ӌ&KѫQFѭVƭ0
ұ
t ThӇ
, Phҥ
P4XDQJ«

%rQFҥQKFiFFKӫE~WFKӫQKLӋPW
FӫDFiF

WiFJLҧQӳĈһFELӋWO
jFyVӵ[XҩWKLӋQFӫDFiFQ
WǤNKHRQL
WLrXELӇX
7̩S

44


chí Từ Bi Âm có: ni sư Diệu Tịnh, Diệu Minh, Diệu Nhựt,…;Tạp chí Duy tâm
Phật học có Sa di ni Lê Thị Trâm, Thích nữ Diệu Hữu, Nguyễn Thị Ngọc,
Thích Nữ Diệu Hường; Nguyệt san Viên Âm: Tỷ khiêu ni Huệ Tâm, ni sư Huệ
Phước, ni sư Diệu Không…; Tạp chí Đuốc Tuệ: ni sư Đàm Hướng, Đàm Hoa...
2.4. Thái độ của báo chí Phật giáo đối với vấn đề phụ nữ
2.4.1. Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam trước 1945
Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Ngay sau đó, chúng tiến

hành thiết lập bộ máy cai trị thực dân trên toàn cõi, nhằm cướp đoạt tài
nguyên, bóc lột nhân cơng rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Đầu thế kỷ XX, dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần 2
của Pháp, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến rõ rệt. Giai cấp công nhân
xuất hiện từ sau cuộc khai thác thuộc địa lần 1, đã tăng lên nhanh chóng.
Khơng chỉ có nam giới, phụ nữ cũng đã xuất hiện trong đội ngũ những người
lao động làm thuê này. Số công nhân nữ cũng tăng nhanh. Theo Niên biểu
thống kê Đông Dương năm 1939-1940, năm 1908, nữ công nhân là 6.687
người, chiếm 41% tổng số công nhân. Đến năm 1912, số nữ công nhân tăng
lên 7.500 người chiếm 45%. Ở một số ngành như ngành dệt tỷ lệ nữ công
nhân khá cao. Ví dụ, nhà máy dệt Nam Định năm 1900 số công nhân nữ
chiếm 66%, đến năm 1937, tỷ lệ nữ công nhân lên tới 71% [45, tr.
171]. Thế nhưng, họ lại là tầng lớp ít có trình độ chun mơn nhất, bị bóc lột
sức lao động, bị xúc phạm đến phẩm giá và có thể bị sa thải bất cứ lúc nào.
Cùng với sự gia tăng đáng kể của số lượng nữ sinh, đội ngũ nữ giáo
viên, nữ trí thức cũng ngày càng đơng đảo. Trong đó, nhiều phụ nữ đã tốt
nghiệp đại học, có người có bằng Tiến sĩ của Pháp như cơ Hồng Thị Nga... và
ra làm việc bằng chính nghề nghiệp họ được đào tạo. Dù thế trong điều kiện
của một xã hội thuộc địa, họ cũng có thể bị sa thải bất cứ lúc nào và dù thuộc

45


tầng lớp trên, họ cũng vẫn bị đối xử bất bình đẳng so với nam giới. Theo quy định
của năm 1918, lương của giáo viên nữ thường chỉ bằng 80% lương của giáo viên
nam, đôi khi chỉ hơn 60% so với giáo viên nam [5, tr. 397].
Như vậy, bên cạnh những thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội của
các tầng lớp phụ nữ lao động, trong những năm đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam
còn xuất hiện tầng lớp phụ nữ tiểu tư sản thành thị gồm những người thợ thủ
công, tiểu thương, vợ con các viên chức làm việc trong các công sở của

Pháp và của tư nhân, các nữ công chức (giáo viên, thư ký, y tá, hộ sinh) và
các nữ học sinh…
Sự phát triển này đã tạo nên những thay đổi lớn trong đời sống văn
hoá của phụ nữ và tác động đến tầng lớp trí thức trong xã hội cũng như nhận
thức của phụ nữ về quyền của phụ nữ trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế,
văn hóa và giáo dục…
Phan Bội Châu viết cuốn Vấn đề phụ nữ đã cho rằng “phụ nữ là một hạng
người ở trong loài người, cũng là một xuất dân ở trong dân nước... muốn nghiên
cứu vấn đề về loài người và vấn đề về quốc dân mà lại bỏ vấn đề phụ nữ, thiệt là
khuyết điểm cho nhà luân lý, và đến khi cải lương xã hội, thiệt là một chốn tệ hại
rất to” [3, tr. 192]. Và ông đã đặt vấn đề cần thiết phải vận động phụ nữ và liên kết
các đoàn thể phụ nữ, tạo nên sự thống nhất một lòng để “bẻ đôi gông vô đạo, chặt
đứt xiềng bất nhân”. Không chỉ có ơng, Trần Thiện Tỵ, Bùi Thế Phúc khi viết Vấn
đề phụ nữ ở Việt Nam cũng đã mạnh dạn cất tiếng nói thay cho phụ nữ “chị em cần
phải biết gió mát trời xanh. Luồng gió tự do đã thổi khắp đám phụ nữ tân thời...
trên mảnh đất Việt Nam này, phụ nữ đã thành một vấn đề rồi đó” [56, tr. 65].
Trên báo chí vấn đề phụ nữ cũng được quan tâm và thảo luận khá sôi nổi.
Năm 1934, báo Hồn cầu tân văn ngày 11/8 có nhận xét: “đã lâu phụ nữ xứ này
nổi lên cái phong trào vận động nữ quyền một cách nhiệt liệt. Những tiếng bình

46


đẳng, bình quyền, giải phóng hàng ngày vang dền trên diễn đàn. Ngồi việc mở
báo làm cơ quan chính thức cho cuộc vận động họ lại viết sách. Đến như các
báo hàng ngày cũng phải dành riêng mỗi tuần một trương viết về phụ nữ. Như
vậy cho biết rằng vấn đề phụ nữ đã chiếm một địa vị quan trọng ở xứ này.”
Qua những cuốn sách đã xuất bản và từ những cuộc thảo luận trên báo
chí về vấn đề nữ quyền và bình đẳng nam nữ, giải phóng phụ nữ… theo Đặng
Thị Vân Chi [5, tr.4] nội dung của vấn đề phụ nữ ở Việt Nam tập trung vào

một số vấn đề sau:
- Trước hết đó là vấn đề vai trị của phụ nữ trong gia đình và ngồi xã
hội. Trong điều kiện Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến thì vấn đề
vai trị của phụ nữ trong xã hội còn gắn chặt với vấn đề vai trị của phụ nữ trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến.
- Thứ hai là vấn đề quyền của phụ nữ trong các lĩnh vực văn hố, giáo
dục, kinh tế, chính trị …
- Thứ ba là vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi lễ giáo phong kiến, quan niệm
về trinh tiết, vấn đề thủ tiết của phụ nữ goá chồng, vấn đề hôn nhân tự do, nạn đa
thê và tảo hôn...
- Thứ tư là đạo đức phụ nữ: Vấn đề các cô gái mới, vấn đề mãi dâm ...,
thế nào là người phụ nữ lý tưởng thích hợp với xã hội mới.
Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề phụ nữ đã trở nên khá bức xúc. Vấn đề
này trở thành một vấn đề của lịch sử Việt Nam cận hiện đại, của cuộc vận động
xã hội, vận động giải phóng dân tộc của toàn thể nhân dân Việt Nam thời kì
trước năm 1945. Trong bối cảnh vận động nữ quyền trên thế giới những năm
đầu thế kỷ XX, vấn đề phụ nữ ở Việt Nam không chỉ mang yếu tố nội tại mà
cịn là vấn đề mang tính thời đại. Vấn đề của phụ nữ nói chung, của những ni
giới nói riêng trong xã hội cũng vì thế mà thu hút được sự quan tâm không nhỏ

47


của dư luận xã hội cũng như giới trí thức. Vấn đề này có sự tác động lớn từ
quan niệm của Phật giáo đối với phụ nữ.
2.4.2. Quan niệm của Phật giáo về phụ nữ
Vấn đề địa vị, vai trò của phụ nữ, bình đẳng giới ln là một trong những
chủ đề hấp dẫn của toàn xã hội, của nhiều tôn giáo, không chỉ riêng đối với Phật
giáo. Công giáo thì tin Đức Chúa Trời được tạo ra bởi người đàn ơng và đàn bà,
trong đó có sự kết hợp hồn hảo giữa nam giới và nữ giới, từ đó nêu cao vai trò

của nữ giới, của người mẹ. Hồi giáo nhấn mạnh sự bình đẳng của nam nữ cần xây
dựng song song, chủ trương nam nữ phải được bình đẳng trước mặt Thánh A La.
Cơ Đốc giáo đề cao vai trò thiết yếu của phụ nữ trong cuộc sống gia đình hay hoạt
động xã hội. Đạo giáo là một trong ba trụ cột tư tưởng cùng tồn tại với Phật giáo
và Nho giáo trong xã hội phong kiến, chủ trương coi trọng cả âm lẫn dương, ủng
hộ vũ trụ quan nữ giới. Cịn Phật giáo thì cho rằng, chúng sinh có cùng một bản
thể, vơ nhị vơ biệt, tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Sự khác biệt giữa giới tính
nam nữ chỉ là thứ yếu, và sự giác ngộ của tâm tính mới là quan trọng nhất.
Thật vậy, từ khi Đạo Phật xuất hiện, Đức Phật đưa phụ nữ lên một vị trí
danh giá. Nếu như trong đạo Bà La Môn truyền thống, phụ nữ sống trong cảnh
trọng nam, khinh nữ, phải chịu 5 nỗi khổ:
1. “Khi còn nhỏ người phụ nữ phải sống trong nhà của cha mẹ và người
thân của họ. Lớn lên, họ phải sống với nhà chồng.”
2. Phải trải qua những kỳ kinh hàng tháng.
3. Phải mang thai.
4. Phải sinh con.
5. Phải thức đợi người đàn ơng của mình.[18, tr.375]
Thì Phật giáo lại cho phụ nữ quyền tự do tham gia vào các hoạt động tôn
giáo, được sống thoải mái dưới sự hướng dẫn của đức Phật… Phật coi tất cả
mọi chúng sinh đều có quyền bình đẳng. Theo đó, trong tư tưởng Phật giáo,

48


phụ nữ không được xem như là một phần của người chồng, không phải là tài
sản hay thuộc quyền sở hữu của người chồng, mà họ tồn tại một cách độc lập
trong xã hội.Trong gia đình, vai trị của phụ nữ chính là vai trị của một người
mẹ, mẹ của đàn ơng, người ln xứng đáng nhận được sự kính mộ và tôn
sùng, đảm nhận công việc của người nội trợ trong gia đình.
Theo Phật giáo, tất cả tánh thiện, ác; tốt, xấu ... đều có cả trong hai giới,

nam và nữ. Do vậy trong giáo huấn, Phật giáo đặt mỗi giới vào đúng vị trí của
họ. Nam hay nữ khơng cịn là trở ngại cho việc thanh lọc thân tâm hay phục vụ
độ tha. Đấy cũng chính là tinh thần bình đẳng giành cho nữ giới được thể hiện
trong giáo lý Phật giáo.
Rõ ràng chỉ điểm qua một vài khía cạnh như trên, chúng ta đã có thể
thấy cụ thể địa vị người phụ nữ trong giáo lý đạo Phật. Giáo lý nhà Phật cho
mọi người thấy rằng: người phụ nữ xứng đáng có một chỗ đứng danh dự ngang
hàng với nam giới trên các phương diện.Họ có khả năng vươn lêntới đỉnh cao
nhất bằng chính năng lực của họ giống như những gì nam giới có thể đạt được.
Như vậy, Phật giáo đã có cái nhìn khách quan nhất, đúng đắn nhất về
vai trò, địa vị của phụ nữ thể hiện trong giáo lý của mình. Tuy nhiên sống trong
xã hội phong kiến lâu dài, khi nhà nước phong kiến lấy Nho giáo làm hệ tư
tưởng chính thống, phụ nữ Việt Nam nói chung cũng như ni giới nói riêng đều
chịu ảnh hưởng và chưa được đánh giá xứng đáng với những đóng góp của họ
cho xã hội và cho đất nước. Trong những năm nửa đầu thế kỷ XX, trong bối
cảnh xã hội Việt Nam chịu nhiều tác động của phong trào nữ quyền thế giới,
cái nhìn thiện cảm của Phật giáo đối với phụ nữ đã trở thành động lực, tiền đề
cho việc tiếp nhận những tư tưởng mới về phụ nữ ở Việt Nam .
2.4.3. Thái độ của báo chí Phật giáo đối với vấn đề phụ nữ
Chịu ảnh hưởng từ phong trào Chấn hưng Phật giáo thế giới và trong
điều kiện nền văn học báo chí quốc ngữ đã có những phát triển nhất định, báo

49


chí Phật giáo Việt Nam là một trong những phương tiện quan trọng làm lan tỏa
tư tưởng Chấn hưng Phật giáo. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp,
xây dựng nền văn học Phật giáo trong văn học chữ quốc ngữ, bảo tồn di sản
văn hóa cổ Việt Nam, báo chí Phật giáo đã bước đầu chú tâm tới vấn đề bình
đẳng giới, nhất là vấn đề phụ nữ.

Tạp chí Đuốc Tuệ - cơ quan ngơn luận của Ban trị sự Phật giáo Bắc kỳ,
ra số đầu tiên ngày 10/12/1935 do ông Nguyễn Năng Quốc làm chủ nhiệm.
Đứng tên chủ bút là thiền sư Trung Thứ trụ trì chùa Bằng Sở. Phó chủ bút là
thiền sư Dỗn Hài (Dương Văn Hiển), trụ trì chùa Tế Cát. Quản lý là ơng Cung
Đình Bính. Hơn mười năm tồn tại, Đuốc Tuệ đã cho ra mắt gần ba mươi bài
viết về phụ nữ - những người có nhiều đóng góp trong phong trào Chấn hưng
Phật giáo và ngày một tăng dần tỷ lệ trong giới tu sĩ. Nổi bật có các bài Địa vị
đàn bà con gái đối với đạo Phật (Thiều Chửu), Phải giải thốt trí tuệ cho phụ
nữ (Nguyễn Trọng Thuật) giảng tại chùa Quán Sứ, Hà Nội đã thu hút rất
nhiều thính giả. Bài diễn thuyết Phật giáo với phụ nữ Việt Nam, của bà Đinh
Chí Nghiêm tại chùa Sơn Thủy (Non Nước), Ninh Bình, đã có ảnh hưởng lớn
trong quần chúng. Lời than phiền của ni cô Tâm Nguyệt; Vấn đề ni học của
các sư ni Đàm Hướng, Đàm Hoa ... phản ánh nhu cầu mở trường Phật học
cho ni giới lúc bấy giờ. Tuy nhiên tính so với thời gian tồn tại hơn mười năm,
vấn đề phụ nữ vẫn chưa được đặt vị trí tương xứng trên các số báo.
Tạp chí Từ Bi Âmđược thống đốc Nam Kỳ ký giấy phép thành lập vào
ngày 31-4-1931, và ra số đầu tiên vào ngày 1-1-1932, là cơ quan ngôn luận của
Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học Hội.Trụ sở tờ Từ Bi Âm đặt ở số 149 đường
Douaumont (nay là đường Cơ Giang) Sài Gịn. Tờ báo này phát hành vào ngày
mồng 1 và 15 mỗi tháng. Nhờ phần đông độc giả là các chùa và đồng bào Phật
tử nên số lượng xuất bản khá nhiều, đồng thời tờ báo có nhiều mạnh thường
quân là hội viên Nam kỳ Nghiên cứu Phật học Hội ủng hộ tài chánh. Từ Bi

50


Âmra được hơn 200 số (tính đến tháng 8 năm 1945) với những nội dung phong
phú góp phần đáng kể vào hoạt động hoằng dương Phật pháp. Đặc biệt, trong
lịch sử báo chí Phật giáo, có thể nói Từ Bi Âm là diễn đàn đầu tiên của Ni giới.
Các bài viết “Lời than phiền của một cô vãi” số 27 năm 1933, “Cái án ngụy

quyền chánh Pháp” số 73 năm 1935, “Vấn đề hoằng dương Phật pháp bên nữ
giới” số 116, 117, 118/11,12/1936, các bài biết của ni sư Diệu Tịnh, Diệu
Minh… đều tập trung vào mục đích kêu gọi chấn hưng Ni giới và sự bình
đẳng. Các bài viết là tiếng nói của chính người trong cuộc địi bình đẳng, đòi
mở trường cho ni lưu, kêu gọi chị em phải đồng tâm, đồn kết…
Tạp chí Duy tâm Phật học ra đời số đầu tiên ngày 01/10/1935 dày 53
trang. Trong q trình hoạt động, có nhiều cây bút nữ xuất hiện với các bài: Sự
tích cơ Huệ Tâm vào Nam của Sa di ni Lê Thị Trâm, bài Cái khổ của con người
của Thích nữ Diệu Hữu, Cảm tưởng đối với Phật, Pháp, Tăng và tại gia tín
ngưỡng của Nguyễn Thị Ngọc… Đặc biệt là Thích Nữ Diệu Hường với loạt bài
trình bày Ý kiến của nữ lưu được đăng trên 3 số liền. Trong bài phát biểu tại lễ
khai giảng Thích học đường của Lưỡng Xuyên Phật học, đăng ở số 1 ra ngày
01/10/1935, sư cơ Thích Nữ Diệu Hường trình bày nguyện vọng mong sớm có
trường Thích nữ học đường cho giới nữ lưu: “Việc khai trường hôm nay mới
là Thích học đường cho nam giới. Cịn bên nữ giới chúng tôi cũng ước mong
sao quý vị để lịng quan niệm mà chiếu cố đến thì chúng tơi đặng mãn vọng”.
Hội trả lời như sau: “Vì lúc đầu tiên sơ bộ của Hội, cơng việc thì phiền phức,
mà tài chính lại hiếm hoi, thành thử Thích nữ học đường phải tạm đình bản
trong một khoảng thời gian nhất định. Vấn đề cần kíp hệ trọng này, đặng
thành tựu viên mãn, hãy nhờ nơi quý ngài tâm đạo, giàu lòng từ bi bác ái
ngoại hộ Phật pháp quan niệm đến”. Như vậy, thơng qua diễn đàn báo chí,
nữ lưu đã phần nào bày tỏ được tâm tư, nguyện vọng của mình.

51


Ngày 1-12-1933, Nguyệt san Viên Âm - cơ quan hoằng pháp của Hội
An Nam Phật học (Hội Phật học Trung kỳ) ra số đầu tiên. Ban Biên tập gồm
hai Chứng minh Đạo sư là Hòa thượng Giác Tiên - trụ trì chùa Diệu Đế, Hịa
thượng Giác Nhiên - trụ trì chùa Túy Ba và cư sĩ Lê Đình Thám. Chủ nhiệm

là Chánh Hội trưởng Nguyễn Đình Hịe, Chủ bút là Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình
Thám. Tịa soạn đặt tại số 113 đường Champeau (tức đường Hà Nội hiện
nay), Huế. (từ 1940 là Route Nam Giao, Huế), in tại nhà in Viên Đế, Huế (từ
năm 1943, in tại nhà in Đuốc Tuệ, 73 phố Richaud tức phố Quán Sứ, Hà Nội
ngày nay). Trong 78 số được xuất bản từ 1935 đến 1945 có 19 bài của 10 cây
bút nữ là Sa di ni và Tỷ khiêu ni. Đặc biệt trong số đó phải kể đến 3 cây bút
tiêu biểu, đại diện cho giới Ni lưu ba miền: Tỷ khiêu ni Huệ Tâm với bài “Ý
kiến phụ nữ đối với Phật học ở xứ ta” đăng trên số 17 (tháng 9-10/1935); ni
sư Huệ Phước với bài “Phụ nữ với Phật pháp", đăng trên số 17, “Một bức thư
dài xin hỏi ý kiến của các chị em nữ lưu” số 17; ni sư Diệu Không với hàng
loạt bài “Chị em thanh niên có nên học Phật khơng?” Số 15, ra tháng 56/1933, “Câu chuyện phụ nữ” số 21 tháng 5-6/1936… Có thể nói, mỗi bài
viết của các Tỷ khiêu và Sa di là một nỗi niềm thao thức và tâm huyết đối với
nữ lưu trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo. Nó có sức lan tỏa và hấp dẫn chị
em phụ nữ trên bước đường học Phật, phần nào thức tỉnh chị em nữ lưu lâu
nay bị trói buộc trong lễ giáo Khổng Mạnh, hoặc sa sút bởi lối sống Âu hóa
vươn lên làm chủ cuộc sống, vươn lên tự giải phóng mình.
Tiểu kết:
Dưới tác động của phong trào Chấn hưng Phật giáo, những năm đầu thế
kỷ XX, các tờ báo Phật giáo lần lượt ra đời ở khắp ba miền với nội dung hết
sức phong phú. Trước những tác động khách quan và chủ quan, từ yêu cầu cấp
thiết của thời cuộc, vấn đề phụ nữ thực sự đang nổi lên là một vấn đề được toàn
xã hội quan tâm và thảo luận trên hầu khắp các tờ báo.

52


Mặc dù mục đích chính là hoằng dương phật pháp, bảo tồn những di sản
văn hóa Việt, xây dựng nền văn học Phật giáo… thì báo chí Phật giáo giai đoạn
này đã bước đầu chú tâm tới vấn đề bình đẳng giới, vấn đề nữ quyền cho phụ nữ.
Tuy nhiên, so với dung lượng của các số báo, vấn đề này chưa được

quan tâm một cách tương xứng. Ngoài Bồ đề tạp chí có riêng mục thứ 7 là “Ý
kiến của phụ nữ” thì chưa có tờ báo nào dành cho ni nữ một mục riêng như
vậy. Tuy nhiên, vấn đề phụ nữ đặc biệt là bình đẳng giới được hầu khắp ni lưu
và giới ni chúng lên tiếng thông qua các bài viết trên các trang báo. Các vấn đề
được đề cập, dù ít dù nhiều đã làm được những điều mà tác giả mong đợi.

53


CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO Ở VIỆT
NAM TRƢỚC NĂM 1945
3.1 .Vấn đề vai trò và địa vị của phụ nữ trong xã hội
Báo chí Phật giáo trước năm 1945 đề cập tới nhiều vấn đề của phụ nữ
trong xã hội. Trước hết, đó là vấn đề vai trò và địa vị của phụ nữ trong gia
đình, xã hội và giáo lý nhà Phật,
Khi bàn về địa vị của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử, theo Phạm Quỳnh,
phụ nữ Việt Nam vẫn giữ được vị trí xứng đáng trong xã hội. Vì phụ nữ nước
ta không chỉ là những người con ngoan trong gia đình, vợ hiền của chồng, mẹ
tốt của các con mà cịn có “nhiều phụ nữ làm nên sự nghiệp vẻ vang” như Bà
Trưng, Bà Triệu… Song vì “nước ta từ xưa câu nệ về mấy câu sáo ngữ sách
Tàu, nói đàn bà chẳng khơn khéo gì, cốt lo bề bếp nước”, “vì tin vào thuyết âm
dương” nên coi phụ nữ là vật phụ thuộc vào nam giới, đàn bà phải “tam tịng”
nên khơng chú ý đến giáo dục…
Tuy nhiên, khi bàn về vấn đề này, các tác giả hiện nay đều có những cái
nhìn khá mới mẻ. Hầu hết họ đều thừa nhận những đóng góp to lớn của họ
trong nền sản xuất xã hội, trong gia đình và ni dạy con cái. Đặc biệt trong
gia đình, khi người chồng theo đuổi việc học hành, thi cử, thì mọi việc trong
nhà từ phụng dưỡng cha mẹ, nuôi dạy con cái đều do phụ nữ đảm nhiệm. Sư
Thích Diệu Viên có khẳng định: “Phụ nữ có trách nhiệm trọng yếu về gia đình
giáo dục. Trong gia đình, vai trị của người mẹ rất quan trọng. Đức hạnh của

người con thường chiu ảnh hưởng của lối dạy của bà mẹ. Bà mẹ hiền đức, hiểu
nghĩa lý, bỏ điều dữ làm điều lành, thời cái ảnh hưởng ấy sẽ thuộc về người
con, và chắc chắn người con sẽ trở thành một người hiền lành, đủ nhân cách”.
Và từ gia đình sẽ ảnh hưởng đến xã hội: “Người con ấy tức là một người dân
của một nước có đủ nhân cách. Người dân đủ nhân cách, dân cách nước có đủ

54


nhân cách, thì thế giới cịn đâu sự xâm lấn lẫn nhau, cuộc hịa bình trong
tương lai há khơng phải chờ cơng đức của bà mẹ đó sao?”. Ngược lại, nếu như
người mẹ ham chơi, không dạy dỗ được con cái, thì cái tác hại của nó đối với
người con, gia đình là vơ cùng to lớn: “Nếu bà mẹ ham chơi, khơng có đức
hạnh thì người con khi lớn lên, dẫu rằng có học thức, có chức tước nhưng lắm
khi phải chịu nạn hữu tài vô dụng. Kiêu căng khinh người, lấn lướt kẻ nghèo,
làm những việc phi pháp, tự hại mình, hại đến kẻ khác, làm cho nhân loại
thường xuyên xảy ra những sự xung đột ghê gớm.” [78, tr. 11-15]
Thật vậy, vai trò của người phụ nữ trong gia đình là khơng thể phủ nhận
qua các thời đại. Nhưng có một thực tế là họ lại chưa hề có ý thức về quyền và
nghĩa vụ của mình. Đây là một hệ quả của một thời gian dài phụ nữ bị ấn định
bởi quan niệm Nho giáo: Nam ngoại, nữ nội, phụ nữ chỉ lo việc trong nhà,
không được đi học. Người phụ nữ trong gia đình phải làm bổn phận của người
vợ: “phải thương yêu, kính nể, sắm sửa đồ ăn thức mặc, thường nghĩ đến chỗ
đáng thương, đáng q của chồng, việc gì cũng nói thiệt cho chồng biết khơng
hề dấu diếm; chồng đi về thì đón rước, thấy mặt chồng thì vui vẻ, coi ngó việc
nhà, chăm sóc con cái cho chu đáo, lúc nào cũng yêu mến chồng con, siêng
năng tiết kiệm” [79, tr. 28].
Vì thế, ngay từ khi xuất hiện, các tờ báo Phật giáo đã đặt nhiều mối quan
tâm đến vấn đề này. Cùng với các diễn báo chí khác, vấn đề bình đẳng nam nữ
được bàn luận hết sức sơi nổi. Hầu hết các bài đều cho rằng “Nam nữ không

khác gì nhau, khác hay khơng là bởi hồn cảnh hiện tại và chế độ nhân tạo mà
chia rẽ đó thơi” [68, tr. 17]. Và nếu phụ nữ muốn được bình đẳng với nam giới
thì trước hết phải được học hành, nâng cao trình độ, mở mang kiến thức và
tham gia gánh vác các công việc của xã hội: “Cái đức dục của chị em trước kia
bị ghép vào cái chế độ gia đình, do nơi luân lý của Khổng Mạnh. Ngày nay cái
luân lý ấy nó bất hợp với chị em nữa, chị em quyết đánh đổ nó, tránh xa xó bếp

55


xó buồng, ra giao tiếp với xã hội, chia vai gánh vác với bọn nam tử.” [41, tr.
23]. Trên rất nhiều tờ báo Phật giáo còn đăng nhiều bài của ni lưu địi quyền
bình đẳng: “Lời than phiền của Ni cơ Tâm Nguyệt” đăng trên tạp chí Đuốc Tuệ
số 60 năm 1937 lên tiếng muốn được mở trường cho ni giới theo học; “Lời
than phiền của một cô vãi” đăng trong tạp chí Từ Bi Âm số 27, năm 1933 cũng
là tiếng nói của ni chúng nói chung về vấn đề bình đẳng, được học hành….
Cịn có những bài diễn thuyết của chị em nói tại các chùa: Bài diễn thuyết của
bà Trạc Tri tài chùa Thắng Sơn (Tạp chí Đuốc Tuệ số 108, năm 1939), bài
diễn văn của bà hội viên thay mặt chúc mừng (Tạp chí Đuốc Tuệ số 9, năm
1936), bài diễn thuyết ở chùa Cả (Tạp chí Đuốc Tuệ số 81, năm 1936)…
Trên tạp chí Viên âm có mở riêng một mục “Ý kiến của phái phụ nữ đối
với Phật học” để đăng bài của phái phụ nữ về “vấn đề Phật học, hoặc bài hát,
hoặc tán dương, miễn là có nghĩa lý thì bản san xin đăng lên, để trong phái
phụ nữ bàn bạc xát đáng cùng nhau cho rõ các lẽ phải. Hiện nay ở Bắc Kỳ của
ni cô Huệ Tâm, ở Trung kỳ thì trong Tăng già, ngồi cư sĩ đã có nhiều bà tinh
tường Phật pháp như bà Đạm Phương, bà Diệu Viên…, tưởng cũng có lẽ giúp
ích đơi phần về mục này để cho chơn tinh thần của đạo Phật được phô bày
giữa phái phụ nữ” [22, tr. 38]. Mục này trở thành nơi các trí thức yêu nước kêu
gọi, khích lệ lòng yêu nước và trách nhiệm đối với dân tộc đang bị đè nén dưới
ách thực dân của nhân dân, kêu gọi phụ nữ học tập phật pháp, tiếp thu lòng từ

bi hỉ xả: “Nếu phụ nữ hấp thụ được cái chơn tinh thần của Phật pháp, chẳng
những có huệ nhãn, quan sát rõ việc thiện, ác, pháp chánh, pháp tภphân biệt
được kẻ giả người thật, người ngu kẻ tri¸ lại cịn hiểu rõ chân tướng của vũ trụ,
căn bản của nhân sinh, đủ tinh thần đối phó với khoa học vật chất, đủ cơ
phong phấn đấu với ngoại đạo là sư, đủ nghị lực đảm đương phật pháp, dám
hy sinh với chủ nghĩa lợi tha, mà hoạt động theo thời đại, không chấp nhận
quyền thiện, ứng dụng tùy cơ…” [19, tr. 324]

56


×