TiÓu luËn luËt kinh tÕ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I. ĐÔI NÉT VỀ CỔ PHẦN HOÁ DNNN
1. Một số khái niệm
2. Các hình thức cổ phần hoá
3. Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá thành Công ty cổ
phần
PHẦN II. QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM
1. Khái quát về tình hình cổ phần hoá DNNN
1.1. Tình hình cổ phần hoá DNNN
1.2. Một số kết quả sau khi cổ phần hoá
2. Những hạn chế và khó khăn khi cổ phần hoá
3. Đề xuất và kiến nghị đề thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
PHẦN III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẤY
HẢI PHÒNG SAU KHI CỔ PHẦN HOÁ
1. Đôi nét về Công ty giấy Hải Phòng
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.2. Một số thông tin khác
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HAPACO
2.1. Kết quả kinh doanh trong 2 năm gần đây
2.2. Các hoạt động của HAPACO
2.2.1. Các sản phẩm chính của HAPACO
2.2.2. Hoạt động marketing
2.2.3. Tình hình cạnh tranh thị phần
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
NguyÔn ThÞ Nh− Quúnh Líp 702
1
TiÓu luËn luËt kinh tÕ
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế là một điều tất yếu đối với
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Mà khu
vực kinh tế nhà nước với vai trò là đầu tàu. Vậy các doanh nghiệp đó với công
nghệ và sự quản lý còn lạc hậu đã làm gì để hội nhập đây? Một lối thoát rất có
hiệu quả là các doanh nghiệp đó phải liên minh, liên kết hoặc góp vốn thành một
công ty lớn để đủ sức cạnh tranh và giành ưu thế với các công ty khác. Có một
loại công ty có thể đủ sức làm điều đó, đó chính là công ty cổ phần hoá.
Đảng và Nhà nước đã hình thành khung pháp lý và những ưu đãi gì để thúc
đẩy các doanh nghịêp nhà nước cổ phần hoá chưa? Về phía doanh nghiệp đã tiến
hành cổ phần hoá theo luật doanh nghiệp, nghị định… chưa? Các doanh nghiệp đó
sau khi cổ phần hoá đã làm ăn ra sao? Đó là vấn đề mà em muốn đề cập tới trong
bài tiểu luận này mà tiêu biểu là quá trình cổ phần hoá của công ty Giấy Hải
Phòng Hapaco (HP_Paper Toinstock Company) Nhưng với kiến thức và hiểu biết
còn hạn chế em mong thầy cô giáo góp ý thêm
Em xin chân thành cảm ơn.
NguyÔn ThÞ Nh− Quúnh Líp 702
2
TiÓu luËn luËt kinh tÕ
PHẦN I
ĐÔI NÉT VỀ CỔ PHẦN HOÁ DNNN
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
- Công ty cổ phần (CTCP) là một doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở
góp vốn cổ phần của các cổ đông. Cổ đông được tham gia quản lý doanh nghiệp
theo phần vốn góp vào doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận và chịu trách nhiệm
về nó và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp,
được quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp. Số lượng cổ đông tối
thiểu là 3 và không hạn chế tối đa.
- Cổ phần: là vốn điều lệ của doanh nghiệp được chia thành nhiều phần
bằng nhau.
- Cổ đông: là những cá nhân hoặc tổ chức, pháp nhân sở hữu cổ phần của
CTCP
- Cổ phiếu: là chứng từ ghi nhận quyền sở hữu về tài sản của cổ đông đối
với cổ phần. Mệnh giá một cổ phiếu có thể bằng một hoặc nhiều cổ phần.
- Cổ tức: là một phần lợi nhuận sau thuế của CTCP chia cho các cổ đông.
2. CÁC HÌNH THỨC CỔ PHẦN HOÁ
Ở các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tiến hành cổ phần hoá sẽ theo các
hình thức sau:
- Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp phát hành
cổ phiếu thu hút thêm vốn.
- Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
- Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá.
- Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3. THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI DNNN ĐƯỢC CỔ PHẦN HOÁ THÀNH CTCP
Sau khi thực hiện cổ phần hoá,DN sẽ hoạt động theo chế độ công ty cổ
phần trong luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2000.
NguyÔn ThÞ Nh− Quúnh Líp 702
3
TiÓu luËn luËt kinh tÕ
DN đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hồ sơ đăng
ký những giấy tờ sau:
- Quyết định chuyển DN thành CTCP của cơ quan có thẩm quyền.
- Điều lệ công ty đã được đại hội cổ đông thông qua
- Biên bản bầu hội đồng quản trị và cử giám đốc điều hành.
- Giấy đăng ký kinh doanh của DNNN trước khi cổ phần hoá.
NguyÔn ThÞ Nh− Quúnh Líp 702
4
TiÓu luËn luËt kinh tÕ
PHẦN II
QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN Ở VIỆT NAM
1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN
1.1. Tình hình cổ phần hoá DNNN
Từ năm 1992 đến nay, cả nước đã có trên 1000 DNNN được chuyển đổi sở
hữu trong đó cổ phần hoá trên 850 doanh nghiệp, số còn lại là chuyển giao, bán và
khoán kinh doanh.
Chương trình sắp xếp, đổi mới 0DNNN mà trọng tâm là cổ phần được triển
khai thí điểm từ 1992. Mục đích của chương trình này là tạo ra loại hình DN có
nhiều chủ sở hữu, trong đó có chủ sở hữu là người lao động, để quản lý và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn tạo cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp đồng
thời giúp DN có thể huy động vốn trong nhân dân để đầu tư đổi mới công nghệ,
nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy phát triển DN . Song do chưa có đầy đủ các văn
bản, quy phạm pháp luật và các hướng dẫn cụ thể nên từ năm 1992 đến 1997, cả
nước mới chỉ có 38 DNNN được cổ phần hoá.
Quá trình cổ phần hoá DNNN thực sự có bước chuyển biến mạnh mẽ cả về
số lượng và chất lượng kể từ khi chính phủ ban hành Nghị định số 44/1989/NĐ -
CP ngày 29/6 năm 1998 của Chỉnh phủ qui định, về việc chuyển DNNN thành
CTCP vào tháng 6/1998, trong đó nêu rõ các chính sách ưu đãi đối với DN và
người lao động tại các DNCPH .Nghị định này đã trở thành đòn bảy đưa lộ trình
cổ phần hoá đi nhanh hơn.
1.2. Một số kết quả sau khi cổ phần hoá
Việc chuyển đổi DNNN thành CTCP không chỉ giúp nhà nước bảo tồn
nguồn vốn và còn tăng đáng kể tỉ suất lợi nhuận trên đồng vốn. Các DN hoạt
động năng động nhạy bén và chủ động hơn trong kinh doanh. Trong một cuộc
điều tra 300 DN đã cổ phần hoá trên một năm thì DN tăng 1,53 lần, lợi nhuận tăng
2,03 lần nộp ngân sách tăng 1,18 lần thu nhập người lao động tăng 22%.
2. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN KHI CỔ PHẦN HOÁ
Thứ nhất, do một số quan điểm, chủ trương chưa hoàn toàn thống nhất, nên
việc triển khai chỉ đạo từ các cấp đến cơ sở chưa mạnh, chưa thật kiên quyết.
NguyÔn ThÞ Nh− Quúnh Líp 702
5