Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đảng bộ huyện thường tín (thành phố hà nội ) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

MUỘN LỆ THU

ĐẢNG BỘ HUYỆN THƢỜNG TÍN (THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

MUỘN LỆ THU

ĐẢNG BỘ HUYỆN THƢỜNG TÍN (THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.03.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG HỒNG


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Hoàng Hồng.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2017.
Tác giả luận văn

Muộn Lệ Thu


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin gửi lịng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy Hồng Hồng - người đã tận
tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình làm luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi
lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô, bạn bè, những người thân, đã quan
tâm đóng góp ý kiến, động viên, khích lệ tơi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất tới các chú, các cô, các anh, chị, bạn bè đang cơng tác tại huyện
Thường Tín đã nhiệt tình cung cấp tư liệu để tơi hồn thành luận văn này.
Luận văn của tơi chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, tơi rất mong được sự góp
ý của các thầy cơ, bạn bè, những người quan tâm đến vấn đề này để nội dung
của luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2017.
Tác giả luận văn

Muộn Lệ Thu



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCĐ

: Ban chỉ đạo

CNH,HĐH

: Cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa

NTM

: Nơng thơn mới

BCH

: Ban chấp hành

HTXNN

: Hợp tác xã nhà nước

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

KT - XH


: Kinh tế xã hội

THCS

: Trung học cơ sở



: Trung ương

PTTH

: Phổ thông trung học

UBND

: Uỷ ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ...................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .................................... 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................. 7

5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................ 8
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................... 9
7. Bố cục luận văn..................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG
BỘ HUYỆN THƢỜNG TÍN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI................ 10
1.1. Các yếu tố tác động tới xây dựng nơng thơn mới ở huyện Thường Tín. ....... 10
1.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. ................................................. 10
1.1.2. Thực trạng nơng thơn huyện Thường Tín trước năm 2008 .............. 15
1.1.3. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ Thành phố Hà Nội về xây dựng
nông thôn mới. ......................................................................................... 23
1.1.3.1. Chủ trương của Đảng ................................................................... 23
1.1.3.2. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội. ............................... 31
1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Thường Tín về xây dựng nông thôn mới. ... 34
1.2.1. Bối cảnh lịch sử .............................................................................. 34
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Thường Tín .................................. 36
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................... 43
CHƢƠNG 2: SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THƢỜNG TÍN
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015. .. 44
2.1. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và xây dựng mơ
hình điểm nơng thơn mới xã Nhị Khê ..................................................... 44
2.1.1. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ............................. 44
2.1.2. Xây dựng mơ hình điểm nơng thơn mới xã Nhị Khê ........................ 47


2.2. Chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thừa ................................................ 51
2.3. Chỉ đạo quy hoạch nông thôn mới. .................................................. 56
2.4. Chỉ đạo xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội ....................................... 58
2.5. Chỉ đạo phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất................................. 64
2.5.1. Phát triển nông nghiệp ...................................................................... 64
2.5.2. Phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ ............................. 69

2.6. Chỉ đạo phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường ................ 70
2.7. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh........................... 74
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................... 82
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................. 84
3.1. Một số nhận xét ................................................................................ 84
3.1.1. Ưu điểm .......................................................................................... 84
3.1.2. Hạn chế ......................................................................................... 93
3.2. Một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện
Thường Tín ............................................................................................. 95
KẾT LUẬN ........................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 106
PHỤ LỤC.................................................................................................. 1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế nơng nghiệp truyền thống. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam
ngày 11/04/1946: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh
tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà,
Chính phủ trơng mong vào nơng dân, trơng cậy vào nơng nghiệp một phần
lớn. Nơng dân ta giàu thì nước ta giàu. Nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta
thịnh” [46,tr.215]. Trong sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, Người đặc
biệt coi trọng vai trị của nơng dân, Người cho rằng trong thời đại cách
mạng mới, người nông dân không chỉ cần cơm no, áo ấm, mà còn cần được
nâng cao dân trí, để đóng góp được nhiều hơn cho đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới vấn đề kinh tế nông nghiệp, nông thôn được
Đảng quan tâm. Trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2000, Đảng xác định: xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Kinh tế - xã hội phát triển gắn

với xây dựng nông thôn mới. Đảng chủ trương phát triển mạnh các ngành
nghề, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, đưa nhanh kỹ thuật
nông nghiệp và công nghệ mới đến từng hộ nông dân, giảm bớt việc làm và
thay đổi cơ cấu lao động, giảm bớt số lao động sản xuất nông nghiệp [32,
tr.163].
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X (2008) khẳng định: Nơng nghiệp, nơng dân,
nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..., CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân,
nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước [33, tr.123].
Nghị quyết 24/2008/NQ-CP về Ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
1


Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn ngày 28
tháng 10 năm 2008 đã triển khai xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông mới: “xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nơng thơn
theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hố và mơi trường sinh
thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ” [13, Tr.3]. Theo đó, nơng thơn
mới là một trạng thái phát triển cao, tồn diện của xã hội nơng thơn, kết
hợp đầy đủ các khía cạnh từ kinh tế, sản xuất tới phát triển văn hóa, giáo
dục, mơi trường, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và hệ thống chính trị. Chính
vì vậy, việc thực hiện chương trình nơng thơn mới thực sự là một luồng
sinh khí thúc đẩy nơng nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ là tiền đề để
cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thường Tín là một huyện nằm ở phía Nam của Thành phố Hà Nội, đời
sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơ sở vật chất, hạ tầng còn
thấp kém, hơn thế nữa đây là vùng đất với rất nhiều làng nghề truyền thống,

việc chuyển đổi tỷ trọng sao cho phù hợp để phát triển kinh tế bền vững là một
thách thức hiện nay. Vì vậy giải quyết vấn đề nơng nghiệp, nông dân và nông
thôn lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn của địa bàn nơng thơn
huyện Thường Tín, thực hiện chương trình 02-CTr/TU của Ban chấp hành
Đảng bộ Thành phố Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông
thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2008 – 2015
Đảng bộ huyện Thường Tín đã tập trung lãnh đạo và đề ra nhiều chủ
trương, chính sách, biện pháp để xây dựng nơng thơn mới.
Việc phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan q trình lãnh
đạo xây dựng nơng thơn mới của Đảng bộ huyện Thường Tín là một vấn đề
có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế của huyện nói
riêng và của thành phố Hà Nội nói chung.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đó, tác
giả đã chọn đề tài: “Đảng bộ Huyện Thường Tín ( thành phố Hà Nội )

2


lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015” làm luận văn
thạc sỹ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thôn và xây dựng nông thôn
mới được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu trong đó có thể kể đến một
số nhóm cơng trình:
Các cơng trình nghiên cứu về nơng nghiệp, nông thôn, nông dân
thời kỳ đổi mới.
- Con đường CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Việt Nam do Ban
Tư tưởng - Văn hóa Trung ương cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổ chức biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. Nội dung cuốn

sách làm rõ quá trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng về CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn; kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; phương hướng, giải pháp
và những vấn đề đặt ra trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn;
giới thiệu bài học kinh nghiệm của một số điểm sáng như Ngành chè Việt
Nam, Công ty Vinamilk...
- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước
đi của Nguyễn Kế Tuấn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. Tác giả đã đi
sâu làm rõ lý luận quan điểm CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn và con
đường của nó. Bên cạnh đó, tác giả đã đánh giá thực trạng nơng nghiệp, nông
thôn nước ta khi bước vào thời kỳ CNH, HĐH; những nhân tố tác động và nội
dung con đường CNH, HĐH nông thôn. Không chỉ dừng lại ở đây, cơng trình
cịn đề xuất một số định hướng mục tiêu, giải pháp và chính sách cụ thể để
phát triển nơng nghiệp, nông thôn.
- Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn trong thời kỳ mới của
Lê Quang Phi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007. Cuốn sách phân tích sự
lãnh đạo của Đảng trước yêu cầu khách quan của q trình CNH, HĐH nơng
3


nghiệp, nông thôn trong những năm 1996 - 2006. Một số kinh nghiệm Đảng
lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới - Quá khứ và
hiện tại của Nguyễn Văn Bích, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2007. Cơng
trình đã nhìn nhận một cách tồn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn
nước ta trong tiến trình lịch sử, nhất là trong 20 năm đổi mới. Với cách nhìn khái
qt, cơng trình này được coi như một bản tổng kết về lĩnh vực nông nghiệp
nước ta được phản ánh khá đầy đủ, tồn diện, có thống kê số liệu qua các thời kỳ
lịch sử xây dựng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng.

- Nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam - 20 năm đổi mới và phát triển do
Đặng Kim Sơn biên soạn, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2007. Cuốn sách đã
đánh giá thực trạng nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trước khi đổi mới;
nghiên cứu đổi mới thể chế, đổi mới chính sách, quá trình chuyển dịch cơ cấu và
phát triển nơng nghiệp, nơng thôn, và một số vấn đề đặt ra trong thời gian tới.
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong quá trình đổi mới do
Đặng Kim Sơn biên soạn, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2008. Tác giả đã
nhận định: Trong suốt chặng đường đổi mới, nông dân là lực lượng nòng cốt tạo
nên bước đột phá phát triển kinh tế, phát triển nông thôn, mở ra cục diện mới của
đất nước. Tác giả khẳng định những chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế
nông nghiệp từ ngày đổi mới là đúng đắn. Tác giả trăn trở khi nhìn thấy tình
trạng manh mún và năng lực thấp về sản xuất của kinh tế trang trại và nông hộ
hiện nay tại Việt Nam, từ đó tác giả đặt ra yêu cầu phải tổ chức lại theo hướng
liên kết thành các vùng chuyên canh nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa.
- Vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân Việt Nam trong q trình
phát triển đất nước theo hướng hiện đại do Nguyễn Danh Sơn chủ biên, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010. Công trình đã đề cập một cách tương đối có hệ
4


thống một số vấn đề lý luận liên quan tới vai trị, vị trí của nơng dân, nơng thơn,
nơng nghiệp trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong
bối cảnh mới. Từ đó, các tác giả đề xuất những kiến nghị về lý luận chính trị liên
quan đến vấn đề tam nơng trong q trình phát triển đất nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn từ 1991 đến 2002, luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam của Lê Quang Phi, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội,
2005. Luận án trình bày sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn. Làm rõ những thành tựu, yếu kém, đồng thời đưa ra một số

kinh nghiệm trong q trình Đảng lãnh đạo CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn
từ năm 1991 đến năm 2002. Luận án xác định: Tiến hành CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn là yêu cầu khách quan, một trong những nhiệm vụ chiến lược
quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến thực hiện thắng lợi sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam.
- “Nông nghiệp nông thôn trước yêu cầu phát triển nhanh và bền
vững” của TSKH Phạm Xuân Dũng, Tạp chí Cộng Sản, số 82 năm 2005.
Trong bài báo này, tác giả đã đánh giá tổng quan nông nghiệp, nông thôn
sau 20 năm đổi mới do Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng, chỉ ra những khó
khăn mà nơng nghiệp, nơng thôn Việt Nam đang gặp phải, kiến nghị một
số biện pháp để nông nghiệp nông thôn Việt Nam phát triển nhanh và bền
vững.
- “Xây dựng nông thôn Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” của
Đặng Kim Oanh, Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 12/2013. Tác giả làm rõ
những quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn Việt Nam thông qua
các Văn kiện Đại hội của Đảng và các chỉ thị, nghị quyết Hội nghị Trung
ương từ năm 1996 đến năm 2011. Đồng thời, tác giả nêu lên những thành
tựu biến đổi nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

5


Các cơng trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng với việc xây
dựng Nông thôn mới.
- Vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới là một vấn đề mới,
có thể kể đến một số cơng trình như: Vũ Thị Mười (2012): Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình lãnh đạo xây dựng Nông thôn mới từ năm 2001 đến năm 2010,
Luận văn Thạc sĩ, Trung Tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính
trị; Đỗ Thùy Dung (2013): Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo xây dựng
Nơng thơn mới từ 2001 đến 2012, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH

KHXH&NV; Phạm Anh Đào (2013): Đảng bộ Bắc Giang lãnh đạo nhân
dân xây dựng Nông thôn mới, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH KHXH&NV;
Nguyễn Thị Nga (2014): Công tác vận động nông dân xây dựng Nông thôn
mới của Đảng bộ xã Hiệp hòa – Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH
KHXH&NV; Nguyễn Thị Phương Thảo (2015): Đảng bộ huyện Đan
Phượng (Hà Nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm
2014, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH KHXH&NV... Các cơng trình này đã
đi sâu tìm hiểu về thực trạng và nêu lên phương hướng, giải pháp xây dựng
nông thôn mới tại các địa phương
- Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu trên cịn có những bài viết,
bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí của trung ương và địa phương
cũng đề cập đến nội dung liên quan đến nông thôn mới.
Như vậy, vấn đề xây dựng Nông thôn mới mà đề tài xác định đã được
nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, trên phạm vi cả nước hoặc ở những địa
phương khác nhau trong những giai đoạn nhất định, song cho đến nay chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về xây dựng nơng thơn mới ở huyện Thường Tín từ
năm 2008 đến năm 2015.
Luận văn Đảng bộ huyện Thường Tín (thành phốHà Nội) lãnh đạo
xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 tập trung nghiên cứu
và giải quyết các vấn đề sau:
6


- Phân tích và chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn của huyện Thường
Tín khi tiến hành xây dựng nông thôn mới.
- Làm rõ các chủ trương, kế hoạch xây dựng nơng thơn mới của Đảng
bộ huyện Thường Tín.
- Làm rõ các hoạt động và kết quả xây dựng nơng thơn mới ở huyện
Thường Tín.
- Đánh giá khách quan ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ huyện Thường

Tín trong q trình lãnh đạo xây dựng nơng thơn mới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
- Làm rõ q trình Đảng bộ huyện Thường Tín lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015.
- Nêu được những thành tựu cũng như những hạn chế cần khắc phục
và rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn cấp huyện hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích làm rõ các yếu tố tác động và chi phối xây dựng nơng
thơn mới của huyện Thường Tín.
- Trình bày theo hệ thống các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ
huyện Thường Tín trong lãnh đạo xây dựng nơng thơn mới từ năm 2008
đến năm 2015.
- Đánh giá nhận xét quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của
Đảng bộ huyện Thường Tín.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng
Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thường Tín về xây
dựng nơng thơn mới từ năm 2008 đến năm 2015.

7


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện
Thường Tín - Thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Đề tài lấy mốc thời gian từ năm 2008, là năm huyện
Thường Tín thuộc tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội và đây cũng là năm ban
hành Nghị quyết số 26 (ngày 05/08/2008) của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng Cộng sản Việt Nam về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Năm 2015 là
năm tổng kết 5 năm triển khai xây dựng nông thơn mới ở huyện Thường Tín,
là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thường Tín lần thứ
XXII.
- Về nội dung: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến xây dựng nông thơn mới ở huyện Thường Tín trọng tâm là các chủ
trương và các biện pháp của Đảng bộ huyện Thường Tín chỉ đạo phát triển
xây dựng nơng thơn mới ở địa phương bao gồm các nhóm vấn đề: dồn điền
đổi thửa; quy hoạch nông thôn; xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội; kinh tế và
tổ chức sản xuất; văn hóa, xã hội và mơi trường; hệ thống chính trị.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Các tài liệu chủ yếu để thực hiện đề tài gồm:
- Các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội
và của Đảng bộ huyện Thường Tín liên quan đến xây dựng nông thôn mới.
- Các Chỉ thị, Kế hoạch, các Báo cáo Tổng kết về xây dựng nơng
thơn mới ở huyện Thường Tín.
- Các Cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ
yếu đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như: phương pháp tổng
hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh.

8


6. Đóng góp của luận văn
- Cung cấp một số cơ sở khoa học để Đảng bộ huyện Thường Tín có
thể tham khảo trong lãnh đạo xây dựng nơng thơn mới.
- Góp phần khơi phục lịch sử đảng bộ huyện Thường Tín, đặc biệt là

trong lĩnh vực lãnh đạo phát triển nông thôn, nông nghiệp.
- Là tài liệu tham khảo giảng dạy địa phương.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương
Chương 1: Các yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ huyện
Thường Tín về xây dựng nông thôn mới.
Chương 2: Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thường Tín xây dựng nơng
thơn mới từ năm 2008 đến năm 2015.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm.

9


CHƢƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ CHỦ TRƢƠNG CỦA
ĐẢNG BỘ HUYỆN THƢỜNG TÍN VỀ XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI.
1.1. Các yếu tố tác động tới xây dựng nông thơn mới ở huyện
Thƣờng Tín.
1.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Thường Tín là một huyện ngoại thành của Hà Nội, có danh giới tiếp
giáp với:
- Phía Bắc giáp với huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội
- Phía Đông giáp với sông Hồng, bên kia sông Hồng là tỉnh Hưng Yên
- Phía Tây giáp huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội
- Phía Nam giáp huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội
Thường Tín cách trung tâm Hà Nội 20km về phía Nam, với tổng
diện tích đất tự nhiên 12.770.000 ha, trong đó:
Đất nơng nghiệp đang khai thác 8.051,75ha (63,05%);
Đất chuyên dùng: 2.459,36ha (19,29)
Đất ở: 1202,93ha (19,29%)

Đất chưa sử dụng và sơng suối: 1055,96ha (8,24%) [13; Tr38].
Địa hình của Thường Tín được chia làm 3 vùng:
Vùng bắc huyện: gồm các xã Khánh Hà, Hịa Bình, Hiền Giang,
Dun Thái, Nhị Khê, Văn Bình, Ninh Sở, Liên Phương và thị trấn Thường
Tín, có diện tích tự nhiên 3149,6 ha chiếm 24,6% gồm 2 cụm và 6 điểm
công nghiệp hoạt động có hiệu quả. Hơn thế nữa, đây là khu vực có nhiều
làng nghề truyền thống như: điêu khắc Hiền Giang; sơ chế da - lược sừng ở
Hịa Bình; tre đan Ninh Sở; tiện gỗ xương sừng Nhị Khê; gia công Kim
Khí Khánh Hà.
Vùng giữa huyện: gồm các xã Vân Tảo, Hồng Vân, Văn Phú, Hà
Hồi, Tiền Phong, Tân Minh, Nguyễn Trãi, Quất Động, Thư Phú, Tự Nhiên,
Dũng Tiến, Chương Dương, Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên, Lê Lợi. Đây là

10


vùng có quy mơ lớn, thuộc phạm vi trên 1/2 lãnh thổ huyện, diện tích đất tự
nhiên 7380,4ha, là vùng đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho các loại cây rau,
màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm và là trọng điểm sản xuất lúa của huyện.
Các nghề truyền thống như thêu ở Quất Động, Thắng Lợi, Lê Lợi, Dũng Tiến;
dệt đũi ở Nghiêm Xuyên; bông len Trát Cầu; nghề mộc Tự Nhiên vẫn duy trì
và phát triển.
Vùng nam huyện: gồm các xã Minh Cường, Vạn Điểm, Văn Tự, Tô
Hiệu, Thống Nhất với diện tích tự nhiên của vùng là 2240ha, chiếm 17,5
diện tích tự nhiên của huyện có địa hình cao, đất sét pha nhẹ màu mỡ,
thuận lợi trồng lúa, rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ngồi sản xuất nơng nghiệp, các nghề thủ cơng truyền thống phát triển khá
như lưới vó Minh Cường; mộc cao cấp Vạn Điểm, cơ khí - chế biến lâm
sản Văn Tự; thủy tinh - vật liệu xây dựng Thống Nhất, Chế biến nông sản
Tô Hiệu.

Đặc điểm chia thành các vùng rõ rệt tạo điều kiện cho huyện trong
việc định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế cho phù hợp với đặc điểm,
điều kiện tự nhiên cả từng vùng, khiến cho nền kinh tế, văn hóa xã hội phát
triển đa dạng, mỗi cụm lại mang một đặc trưng riêng.
Thường Tín nằm trên vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng nên đất
đai màu mỡ, điều kiện về thủy văn thuận lợi nên kinh tế nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, làng nghề, thương mại, dịch vụ ở đây phát sớm phát triển.
Chính sự phát triển của kinh tế đã tạo điều kiện cho Thường Tín phát triển
văn hóa, xã hội và đặc biệt là xây dựng nơng thơn mới.
Nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng, mưa nhiều có mùa đơng giá rét
ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28oC - 290C, chế độ mưa gắn
liền với sự thay đổi theo mùa và đạt mức bình quân hàng năm khoảng 1676
mm. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Do sự khác biệt về chế độ

11


mưa nên thủy lợi là yếu tố hết sức quan trọng và thực sự là biện pháp hàng
đầu tác động mạnh đến sản xuất nơng nghiệp của huyện.
Huyện có 3 con sơng lớn chảy qua:
Sơng Hồng chảy giáp phía Đơng huyện với chiều dài 16km (từ xã
Ninh Sở đến xã Vạn Điểm)
Sơng Nhuệ nằm ở phía Tây Thường Tín có chiều dài khoảng 16km
Sơng Tơ Lịch nằm về phía Bắc huyện Thường Tín có chiều dài
khoảng 9km
Trong huyện có khoảng 600ha ao, đầm nuôi trồng thủy sản cho thu
nhập khá cao, ngồi ra cịn khoảng 200ha mặt nước chưa sử dụng đó là các
thùng đào, hố đấu, sơng cụt chưa khai thác được… Hệ thống sơng ngịi tạo
điều kiện cho Thường Tín có khả năng phát triển vận tải thủy đáp ứng được
một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nơng nghiệp. Đó là những điều

kiện tự nhiên vơ cùng thuận lợi để huyện Thường Tín có thể đẩy mạnh phát
triển nơng nghiệp và xây dựng Chương trình Nơng thơn mới.
Tồn huyện có 29 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn và 28 xã
với 70 tổ chức cơ sở đảng trong đó có 29 đảng bộ xã, thị trấn; 7 đảng bộ cơ
quan, 34 chi bộ trực thuộc huyện ủy với 8438 đảng viên (tính đến ngày
02/03/2017).
Là huyện có hệ thống giao thơng đường thủy, đường bộ đặc biệt
chạy dọc huyện là quốc lộ 1A và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thuận lợi cho
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thương mại, dịch
vụ; đất đai màu mỡ, nhân dân có truyền thống yêu nước, kiên cường cách
mạng, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất. Huyện đang trong q trình
đơ thị hóa nhanh, mơi trường đầu tư thuận lợi cùng với sự năng động, sáng
tạo của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể các cấp và
sự đồng thuận cao trong nhân dân. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt,
sáng tạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND, sự tập trung điều hành
12


sáng tạo, dứt điểm, hiệu quả của chính quyền và sự nỗ lực của cả hệ thống
chính trị các cấp, do đó đã hồn thành các nhiệm vụ chính trị, phát triển
kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng mà nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp
đề ra trong đó, một trong những kết quả quan trọng đó là việc xây dựng
Nơng thơn mới.
Huyện Thường Tín ở gần nội thành Hà Nội và các khu công nghiệp
đây là thị trường rộng lớn cho các sản phẩm lương thực, rau quả, gia súc,
gia cầm đến các sản phẩm công nghiệp, làng nghề được tiêu thụ với số
lượng lớn ở nội thành. Cùng với sự phát triển của Thủ Đô, nhu cầu về sản
phẩm nông sản ngày càng lớn, thị trường tiêu thụ hàng hóa của huyện sẽ
được mở rộng đồng thời Thường Tín sẽ là cơ sở gia cơng các mặt hàng cho
các xí nghiệp thủ đơ. Thêm vào đó sự phát triển mạnh của các làng nghề

truyền thống với các sản phẩm nổi tiếng trong nước và quốc tế tạo điều
kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu
lao động.
Với điều kiện trên, Thường Tín là huyện ven đơ, có điều kiện tự
nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nơng nghiệp nói
riêng. Đất đai màu mỡ, tưới tiêu thuận lợi, có kinh nghiệm thâm canh nơng
nghiệp, có khả năng tiếp thu và ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường; hạ tầng nông nghiệp cơ
bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Nhân dân trong huyện có truyền thống yêu nước, kiên cường cách
mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất lại có trình độ dân trí khá
cao lại ln có sự đồn kết, đồng thuận, nhất trí nên thuận lợi cho việc xây
dựng nông thôn mới của huyện.
Những điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, dân cư trên là một lợi thế
của Thường Tín và có tác động lớn thúc đẩy q trình xây dựng nơng thôn
mới của huyện.
13


Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó cũng cịn tồn tại
những khó khăn nhất định đó là: từ năm 2008, tình hình kinh tế xã hội thế
giới cũng như trong nước có nhiều biến động, sự suy thối kinh tế kéo theo
hàng loạt ảnh hưởng về chính trị, văn hóa, xã hội. Mặc dù từ năm 2008 đến
2015, nền kinh tế đang thoát dần khỏi khủng hoảng song vẫn cịn tồn tại
những khó khăn nhất định. Thực trạng đó tác động khơng nhỏ đến sự phát
triển của huyện Thường Tín trong đó trực tiếp nhất là nguồn thu ngân sách
gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nơng thơn mới cịn
hạn chế.
Hiện nay, khả năng mở rộng diện tích đất nơng nghiệp của huyện
Thường Tín hầu như khơng cịn, trong khi đó đất nơng nghiệp bị sức ép của

q trình đơ thị hóa và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Việc cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng đất nơng
nghiệp, địi hỏi phải tn thủ quy hoạch, kế hoạch, đồng thời phải nghiên
cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp,
cùng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đầu tư thâm canh để thu
nhập ngành càng cao trên diện tích cho phép. Đó là một bài tốn lớn cho
huyện trong q trình xây dựng Nơng thơn mới.
Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đồng bộ, chậm được
hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi như chính sách đầu tư, chính sách đất đai, giải
phóng mặt bằng...đã ảnh hưởng đến việc huy động nguồn vốn trong xây
dựng nông thơn mới.
Cơ chế chính sách cho phát triển nơng nghiệp chậm đổi mới chưa có
sức thu hút đầu tư của xã hội và nhà nước. Một số cơ chế, chính sách, pháp
luật chưa đồng bộ, chậm được hướng dẫn, sửa đổi. Quy hoạch phát triển
nông nghiệp chậm, thiếu ổn định, đầu tư cho nông nghiệp thấp.
Đa số người dân nông thơn vẫn cịn khó khăn về vốn đầu tư phát
triển nơng nghiệp hàng hóa chất lượng cao, chưa mạnh dạn xây dựng mô
14


hình sản xuất nơng nghiệp quy mơ lớn và phát triển mạnh các ngành phi
nông nghiệp để tạo việc làm và nguồn thu nhập.
Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
là cơ sở quan trọng quyết định đến quá trình xây dựng nơng thơn mới của
huyện Thường Tín. Những thuận lợi trên là động lực, là đòn bẩy quan trọng
của huyện trong việc xây dựng nông thôn mới.
1.1.2. Thực trạng nông thôn huyện Thường Tín trước năm 2008
Trước 8/2008 Thường Tín là một huyện thuộc tỉnh Hà Tây. Cũng
giống như các vùng nông thôn ở đồng bằng sông Hồng nền kinh tế của
Thường Tín phụ thuộc chủ yếu vào nơng nghiệp. Chính vì thế, cơ sở hạ

tầng Thường Tín trước năm 2008 có nhiều khó khăn, đời sống của người
dân vẫn cịn thấp. Đa số các tuyến đường liên xã liên thôn đều được xây
bằng gạch và chủ yếu đã xuống cấp hoặc là đường đất không thuận lợi cho
giao thông và phát triển kinh tế. Các cơng trình cơng cộng được xây dựng
từ lâu và đã xuống cấp nên không đảm bảo an tồn cho người dân...
Về kinh tế nơng thơn
Ngành nơng nghiệp khẳng định vị trí và vai trị quan trọng trong nền
kinh tế của huyện. Mặc dù còn những khó khăn do thiên tai, sâu bệnh song
ngành nơng nghiệp đã có những bước phát triển tốt.
Trồng trọt là ngành sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Cây lương thực như lúa, ngô vẫn là cây trồng chủ yếu, ngồi ra cịn có đỗ
lạc và đặc biệt là sản xuất rau an toàn, và cây ăn quả như chuối, bưởi...Cây
trồng được gieo cấy đúng thời vụ, việc đánh bắt chuột và phòng trừ sâu
bệnh được quan tâm đồng thời đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ được chú
trọng ở cả hai vụ nên mặc dù diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp, song sản
xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển. Năm 2006, diện tích gieo trồng đạt
bình qn 18.475ha/năm, trong đó diện tích gieo trồng vụ đơng đạt trên
3.850ha/năm, tổng sản lượng lương thực đạt 79.088 tấn, giá trị kinh tế trên
1ha canh tác đạt bình quân 38,5 triệu đồng.
15


Nhìn chung, năng suất cây trồng và sản lượng lương thực bình quân
đầu người trên địa bàn huyện qua các năm đều tăng nên đáp ứng đủ nhu
cầu lương thực của cư dân trên địa bàn huyện và một số khu vực lân cận.
Ngành trồng trọt của huyện đã có những chuyển biến theo hướng tích cực,
khai thác tốt nguồn tài nguyên đất, nước và lao động.
Ngành chăn nuôi của huyện đã tận dụng tốt được nguồn lực để phát
triển đó là nguồn tài nguyên đất, nguồn thức ăn dồi dào và thị trường tiêu
thụ rộng lớn để có những bước phát triển tốt và ngày càng chiếm tỷ trọng

cao và là ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp. Năm 2007, ngành chăn
nuôi và thủy sản đã chiếm 44,5% trong tổng giá trị nơng nghiệp. Năm
2007, đàn gia cầm có 628.000 con, đàn bị đàn lợn tăng bình qn 4%/năm.
Trên địa bàn huyện, nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm được phát
triển như ni lợn, bị, dê, gà, vịt... trong đó hai ngành chăn ni bị, gia
cầm là hai ngành chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi. Các dự án chăn
ni bị, lợn quy mơ lớn, xa khu dân cư bắt đầu được triển khai đồng thời
diện tích sơng, ao, hồ trên địa bàn huyện trước chỉ phục vụ tưới tiêu cho
trồng trọt đã được đưa vào nuôi trồng thủy sản.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng
của huyện ngày càng tăng và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của
huyện.
Toàn huyện thu hút 77 dự án vào các cụm công nghiệp với tổng số vốn
đầu tư đăng ký là 6.100 tỷ đồng, trong đó đã thực hiện là 2.700 tỷ đồng. Để
đảm bảo cho sản xuất thủ công nghiệp phát triển, huyện mở 31 lớp đào tạo
nhân cấy ngành nghề và nâng cao tay nghề cho 1.245 học viên. Đến năm
2007, tồn huyện có 43 làng được UBND tỉnh Hà Tây cơng nhận làng nghề.
Thường Tín là huyện có nhiều làng nghề lâu đời với những sản phẩm
nổi tiếng như: đan lưới ở Trần Phú xã Minh Cường, Tiện gỗ ở xã Nhị Khê,
Sơn mài ở Duyên Thái, Thêu ở xã Quất Động, Thêu ở xã Dũng Tiến... Các
16


làng nghề ngày càng được mở rộng về quy mô và chất lượng hàng hóa tăng
lên. Các làng nghề đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nơng thôn, giải
quyết việc làm cho lao động đồng thời đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp tăng trưởng bình qn 28,5%/
năm. Tỷ trọng cơng nghiệp - xây dựng trong GDP của huyện tăng từ 42%

(năm 2005) lên 46% (năm 2007). Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp tăng từ 514 tỷ đồng (năm 2005) lên 878 tỷ đồng (năm 2007). Giá trị
thương mại, dịch vụ tăng bình quân 19,4%/ năm; từ 463,19 tỷ đồng (năm
2005) tăng lên 660,1 tỷ đồng (năm 2007) lên 800 tỷ đồng (năm 2008) lên
967,5 tỷ đồng (năm 2009). [14,tr.456]
Tiến độ xây dựng được đẩy mạnh qua từng năm, huyện đã đầu tư 159
tỷ đồng (2007) triển khai các cơng trình xây dựng cơ bản trọng điểm như hạ
tầng cơ sở cụm, điểm công nghiệp, giao thông nông thôn, trường học, trạm y
tế, nhà văn hóa...
Chính sự phát triển của cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
đã thúc đẩy dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Huyện ủy chỉ đạo UBND huyện ban
hành các chương trình hành động về một số chủ trương giải pháp để kinh tế
của huyện phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của
WTO. Hệ thống chợ trên địa bàn huyện được quy hoạch. Các hợp tác xã trên
địa bàn huyện chuyển hướng sang kinh doanh dịch vụ cho hộ nông dân. Hệ
thống chợ trên địa bàn huyện có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của
nền kinh tế hàng hóa, kích thích trao đổi hàng hóa giữa các xã, thị trấn và
trong nội bộ nhân dân trên địa bàn huyện.
Về văn hóa - xã hội - mơi trường nơng thôn
Song song với phát triển kinh tế, vấn đề văn hóa xã hội ln được quan
tâm phát triển. Các giá trị văn hóa truyền thống được phát huy bên cạnh việc
17


tiếp cận các yếu tố văn hóa mới, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng đa
dạng, phong phú. Các hủ tục lạc hậu dần dần được xóa bỏ. Tinh thần đồn kết,
gắn bó xóm làng ngày càng khăng khít. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể
dục thể thao được tổ chức.
Phát huy tốt truyền thống hiếu học của quê hương đồng thời ngành giáo
dục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, chất

lượng giáo dục trên địa bàn huyện luôn được nâng cao. Xác định giáo dục và
đào tạo là một trong những mục tiêu trọng điểm của vấn đề văn hóa xã hội
nên Huyện ủy luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, cơ sở vật chất của
giáo dục và đội ngũ giáo viên. Việc xây dựng cơ sở vật chất trường học được
chú trọng. Trong năm 2007 huyện đã đầu tư 26 tỷ đồng xây dựng 153 phòng
học, xây dựng phịng học chức năng và tồn huyện có 27 trường đạt chuẩn
quốc gia trong đó có 1 trường mầm non, 15 trường tiểu học, 10 trường trung
học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục ngàng càng
được nâng cao, số học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao
đẳng hàng năm chiếm tỷ lệ cao.
Công tác quản lý, tu bổ di tích lịch sử văn hóa được chính quyền và nhân
dân chăm lo. Huyện đầu tư 1,8 tỷ đồng củng cố các cơng trình bị xuống cấp, triển
khai thực hiện dự án bảo tồn nghệ chèo làng Nghiêm Xá xã Nghiêm Xun.
Cơng tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn huyện được thực
hiện có hiệu quả. Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan
tâm. Các xã, thị trấn nghiêm túc thực hiện các chương trình y tế cộng đồng, vệ
sinh phịng bệnh, kiểm tra, giám sát dịch bệnh. Năm 2007, huyện kịp thời
khoanh vùng, dập dịch, khống chế được dịch tiêu chảy cấp. Tỷ lệ trẻ em dưới
5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 18,5% (năm 2005) xuống 16,5% (năm 2007).
Trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ ở bệnh viện đa khoa huyện, trạm y
tế được nâng lên.

18


×