Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng thư viện số tại học viện hành chính quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

NGUYỄN THỊ MINH PHƢỢNG

XÂY DỰNG THƢ VIỆN SỐ
TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN- THƢ VIỆN

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

NGUYỄN THỊ MINH PHƢỢNG

XÂY DỰNG THƢ VIỆN SỐ
TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin-Thư viện
Mã số: 60 32 02 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN- THƢ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thanh Huyền

Hà Nội, 2018




i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ................................ vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2.Tổng quan nghiên cứu của đề tài ............................................................... 5
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................... 9
4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 9
5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 11
6. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................... 11
7. Ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn..................................................... 12
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu và cấu trúc nội dung .................................. 13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG THƢ VIỆN
SỐ TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ..................................... 14
1.1. Một số khái niệm cơ bản về thƣ viện số ........................................... 14
1.1.1. Khái niệm thư viện số.................................................................... 14
1.1.2. Khái niệm phần mềm thư viện số .................................................. 16
1.1.3. Khái niệm bộ sưu tập số và định dạng dữ liệu ............................. 17
1.1.4. Khái niệm xây dựng thư viện số .................................................... 18
1.2. Các yếu tố cấu thành thƣ viện số ...................................................... 18
1.2.1. Người dùng thư viện số ................................................................. 18
1.2.2. Tài nguyên thông tin số ................................................................. 18
1.2.3. Nguồn nhân lực thư viện số .......................................................... 19
1.2.4. Phần mềm, phần cứng & trang thiết bị ngoại vi của thư viện số ........ 20
1.3. Yêu cầu đối với thƣ viện số ............................................................... 25

1.3.1. Cấu trúc của thư viện số ............................................................... 25
1.3.2. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật .................................................................. 25


ii
1.3.3. Kho tư liệu số hóa ......................................................................... 26
1.3.4. Lưu trữ & bảo quản thông tin số .................................................. 26
1.3.5. Phát triển và xử lý thông tin số ..................................................... 27
1.3.6. Dịch vụ thông tin và chia sẻ thông tin .......................................... 28
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển thƣ viện số ...................... 28
1.4.1. Nhận thức của các bên liên quan .................................................. 28
1.4.2. Chính sách đầu tư tài chính .......................................................... 29
1.4.3. Vấn đề bản quyền .......................................................................... 30
1.4.4. Vấn đề ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ ......................................... 31
1.4.5. Năng lực thông tin của người dùng tin ......................................... 34
1.5. Khái quát về Học viện Hành chính Quốc gia .................................. 35
1.5.1. Lịch sử hình thành & phát triển .................................................... 35
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ..................................................................... 37
1.5.3. Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 38
1.5.4. Chiến lược phát triển .................................................................... 40
1.6. Vai trò của thƣ viện số đối với Học viện Hành chính Quốc gia..... 41
1.6.1. Đối với công tác quản lý ............................................................... 41
1.6.2. Đối với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học......................................... 42
1.6.3. Đối với giảng dạy & học tập ......................................................... 42
1.6.4. Đối với công tác quản lý người học .............................................. 43
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƢ VIỆN SỐ TẠI HỌC
VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA.............................................................. 44
2.1. Thực trạng các yếu tố hình thành thƣ viện số tại Học viện Hành
chính Quốc gia ........................................................................................... 44
2.1.1. Đặc điểm người dùng tin............................................................... 44

2.1.2. Đặc điểm vốn tài liệu .................................................................... 46
2.1.3.Đặc điểm nguồn nhân lực .............................................................. 48
2.1.4. Đặc điểm phần cứng, phần mềm & trang thiết bị ngoại vi .......... 52


iii
2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến xây dựng thƣ viện số tại Học
viện Hành chính Quốc gia ........................................................................ 54
2.2.1. Nhận thức của các bên liên quan .................................................. 54
2.2.2. Chính sách đầu tư ......................................................................... 55
2.2.3. Vấn đề bản quyền .......................................................................... 56
2.2.4. Thực hiện các chuẩn nghiệp vụ..................................................... 56
2.2.5. Năng lực thông tin của người dùng tin ......................................... 60
2.3. Đánh giá về thƣ viện của Học viện Hành chính Quốc gia .............. 63
2.3.1. Khả năng khai thác thông tin/tài liệu ........................................... 63
2.3.2. Số lượng người truy cập................................................................ 64
2.3.3. Các điểm truy cập thông tin .......................................................... 65
2.3.4. Mức độ lưu trữ & bảo quản thông tin ........................................... 65
2.3.5. Hoạt động phát triển và xử lý tài liệu ........................................... 66
2.3.6. Các loại hình sản phẩm & dịch vụ thơng tin ................................ 68
2.3.7. Vấn đề quản lý & chia sẻ thông tin/tài liệu .................................. 70
2.4. Nhận xét chung ................................................................................... 70
2.4.1. Điểm mạnh .................................................................................... 70
2.4.2. Điểm hạn chế................................................................................. 71
2.4.3. Nguyên nhân.................................................................................. 73
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƢ VIỆN SỐ TẠI HỌC VIỆN
HÀNH CHÍNH QUỐC GIA......................................................................... 75
3.1. Xây dựng chính sách thƣ viện số phù hợp ....................................... 75
3.1.1. Mục tiêu của chính sách................................................................ 75
3.1.2. Cấu trúc & nội dung của chính sách ............................................ 76

3.2. Phát triển tài nguyên thông tin số .................................................... 78
3.2.1. Phát triển tài nguyên số nội sinh .................................................. 79
3.2.2. Phát triển tài nguyên số ngoại sinh .............................................. 80
3.3. Đầu tƣ trang thiết bị và hạ tầng công nghệ thông tin ..................... 80


iv
3.3.1. Đầu tư các phần mềm thư viện số ................................................. 80
3.3.2. Đầu tư đường truyền và trang thiết bị ngoại vi ............................ 82
3.3.3. Mở rộng diện tích cho thư viện ..................................................... 83
3.4. Phát triển nguồn nhân lực thƣ viện số ............................................. 83
3.4.1. Chú trọng bổ sung thêm nhân lực cho thư viện ............................ 83
3.4.2. Nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực......................................... 84
3.5. Ứng dụng chuẩn nghiệp vụ và quản lý bản quyền số ..................... 85
3.5.1. Chuẩn biên mục & xử lý thông tin ................................................ 85
3.5.2. Triển khai quản lý bản quyền số ................................................... 91
3.6. Đa dạng hóa & nâng cao chất lƣợng sản phẩm & dịch vụ thông tin
hiện đại ....................................................................................................... 92
3.6.1. Phát triển sản phẩm thông tin hiện đại......................................... 92
3.6.2. Phát triển các dịch vụ thông tin hiện đại ...................................... 93
3.7. Nâng cao năng lực thông tin cho ngƣời dùng tin ............................ 95
3.7.1. Trách nhiệm của giảng viên .......................................................... 95
3.7.2. Trách nhiệm của đội ngũ làm công tác thư viện........................... 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

TỪ VIẾT TẮT

TỪ GỐC

1

CNTT

Công nghệ thông tin

2

ĐHKHXH & NV

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

3

ĐHQG HN

Đại học Quốc gia Hà Nội

4

HVHCQG


Học viện Hành chính Quốc gia

5

NDT

Người dùng tin

6

ThS

Thạc sĩ

7

TT-TV

Thông tin – Thư viện

8

TV

Thư viện

9

TVS


Thư viện số


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Danh mục các bảng biểu
Bảng 2.1: Cơ cấu độ tuổi và giới tính nhân lực thư viện ..................................... 49
Bảng 2.2: Trình độ đội ngũ làm công tác thư viện .............................................. 49
Biểu đồ 2.1: Mức độ quan tâm đến loại hình tài liệu thư viện............................. 61
Biểu đồ 2.2: Mức độ sử dụng sản phẩm thư viện ................................................ 63
Biểu đồ 2.3: Mức độ truy cập phần mềm thư viện............................................... 64
Danh mục các sơ đồ, hình vẽ
Sơ đồ1.1: Phần mềm quản lý TVS ....................................................................... 17
Sơ đồ1.2: Cơ cấu tổ chức Trung tâm Tin học – Thư viện ................................... 39
Hình 1.1 Mơ hình làm việc giữa máy chủ và máy trạm....................................... 24
Hình 2.1: Trang chủ Dspace................................................................................. 53
Hình 2.2: Các đơn vị chính trong Dspace ............................................................ 57
Hình 2.3: Các đơn vị con trong Bộ sưu tập Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính
cơng ...................................................................................................................... 57
Hình 2.4: Giao diện biên mục tài liệu số.............................................................. 59
Hình 2.5: Khâu kiểm duyệt tài liệu đã biên mục ................................................. 59
Hình 3.1: Chọn mục tiêu đề tài liệu ..................................................................... 85
Hình 3.2: Trường tác giả ...................................................................................... 86
Hình 3.3: Trường nhan đề tài liệu ........................................................................ 86
Hình 3.4: Trường ngày tháng năm xuất bản ........................................................ 86
Hình 3.5: Trường nhà xuất bản ............................................................................ 87
Hình 3.6: Trường ký hiệu kho & ký hiệu phân loại tài liệu ................................. 87
Hình 3.7: Trường loại hình tài liệu ...................................................................... 87
Hình 3.8: Trường mơ tả nội dung tài liệu ............................................................ 88

Hình 3.9: Tải tập tin ............................................................................................. 89
Hình 3.10: Mục chỉnh sửa nội dung đã biên mục ................................................ 90
Hình 3.11: Cấp phép tài liệu ................................................................................ 90
Hình 3.12: Hồn thành 1 tài liệu trong bộ sưu tập ............................................... 91


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, sự phát triển đột phá
vượt bậc của khoa học và côngnghệ (KH&CN), mà đặc biệt là công nghệ
thông tin (CNTT) đã tác động sâu sắc vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó có lĩnh vực thơng tin-thư viện (TT-TV).Đồng thời hệ quả cùng với
sự phát triển của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại này là các nướctiên tiến
trên thế giới đã dần chuyển mình từ “xã hội cơng nghiệp”sang “xã hội hậu
cơng nghiệp” hay cịn gọi là “xã hội thông tin”. Sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ, sự ra đời của nhiều môn loại khoa học mới,… đã làm
cho khối lượng thông tin, tài liệu gia tăng nhanh chóng dẫn tới hiện tượng
“bùng nổ thơng tin”. Bên cạnh đó, CNTT phát triển đã làm cho hàng loạt các
phương tiện truyền thông hiện đại, các vật mang tin hiện đại xuất hiện…dẫn
tới nhu cầu tin của con người cũng ngày một đa dạng và phức tạp hơn. Họ
luôn mong muốn được đáp ứng thông tin một cách nhanh chóng, chính xác,
kịp thời và đầy đủ nhất, phù hợp nhất với họ ở mọi lúc mọi nơi. Chính sự mâu
thuẫn đó đã địi hịi hoạt độngTT-TV phải khơng ngừng được hoàn thiện và
nâng cao chất lượng, hiệuquả hoạt động để có thể quản trị một cách khoa học
nguồn tài nguyên thông tin đáp ứng tối đa nhu cầu tin cho người dùng ở mọi
lúc, mọi nơi. Chính vì vậy, các thư viện số/thư viện điện tử/thư viện ảo đã ra
đời (sau đây gọi là Thư viện số - TVS).
Thư viện số ra đời đã làm biến đổi mọi hoạt động nghiệp vụ TT-TV về

chất. TVS giúp cho không chỉ nâng cao hiệu quả tra cứu khai thác thông tin
tiện ích nhất để thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin mà còn giúp
cho các chuyên gia TT-TV nâng cao hiệu quả hoạt động từ khâu quản lý cơ
quan TT-TV đến hoạt động tác nghiệp vụtrong việc thu thập, xử lý, tổ chức,
bảo quản và tạo dựng các sản phẩm, dịch vụ thông tin để phục vụ người dùng


2
tin. Như vậy, TVS ra đời làm biến đổi từ việc phát triển và khai thác thông
tin; gia tăng giá trị các sản phẩm & dịch vụ thông tin; hạn chế tối đa sự “nhiễu
tin”, thỏa mãn tối đa nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng. Nhằm khắc
phục sự “bùng nổ thông tin” và giải quyết sự phát triển tất yếu của ngành TTTV, các thư viện bắt buộc phải phát triển theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại
hóa thư viện sẽ làm thay đổi cơ bản các hoạt động nghiệp vụ và các dịch vụ
của thư viện: Các hoạt động bổ sung, xử lý tài liệu sẽ được chuẩn hóa, được
mở rộng liên kết, chia sẻ và tự phát huy giá trị trong nó; Các dịch vụ TT-TV
cũng sẽ đa dạng và chất lượng hơn khi mục tiêu hướng đến của nó là thân
thiện với người dùng, cung cấp nhiều tiện ích và cách thức tiếp cận phù hợp
hướng đến người dùng tin.
Vấn đề xây dựng TVS ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan
tâm chỉ đạo thể hiện trong Quyết định số 10/2007/QĐ- BVHTT về “Quy
hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam tới năm 2010 và định hướng phát
triển tới năm 2020”[4]. Đặc biệt, việc ứng dụng thành tựu CNTT trong đổi
mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng cũng đã được Đảng và
Nhà nước quan tâm hơn bao giờ hết nhằm đổi mới toàn diện giáo dục đại học
Việt Nam. Bởi các cơ sở đào tạo đại học là “xưởng sản xuất” mà đầu ra là
nguồn nhân lực cần có trình độ cao đủ khả năng tiếp nhận tri thức mới để ứng
dụng tri thức đó và tạo ra tri thức mới. Sứ mệnh của giáo dục đại học Việt
Nam phải tạo ra nguồn nhân lực đủ về lượng và chất, đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế tri thức, là nguồn nhân lực “chủ công” mở đường cho việc xây
dựng nền kinh tế tri thức của Việt Nam. Để hồn thành sứ mệnh của mình,

một trong những nhiệm vụ cấp bách của ngành Giáo dục & Đào tạo là cần
phải đổi mới giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng
đào tạo. Điều đó có nghĩa là đổi mới giáo dục đại học, cần phải đổi mới một
cách đồng bộ nhiều hoạt động trong đó có hoạt động thơng tin-thư viện. Để hệ
thống giáo dục đại học nước ta dễ dàng hội nhập với khu vực & thế giới, một


3
trong những tiêu chuẩn bắt buộc trong Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo đòi hỏi là”các
trường đại học phải có thư viện với những yêu cầu hết sức cụ thể cho nhiều
mức đánh giá khác nhau về số lượng và chất lượng đội ngũ, về cơ sở vật chất,
hạ tầng công nghệ; Về số lượng và chất lượng tài liệu dành cho một ngành/bộ
môn đào tạo để đảm bảo tốt nhu cầu khai thác tài liệu, sách báo của cán bộ
quản lý, giảng viên và người học trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập theo
phương thức của đào tạo tín chỉ; Về mức độ được tin học hóa hoạt động
nghiệp vụ thơng tin thư viện; Về tỷ lệ gia tăng số cán bộ và học viên, sinh
viên, nghiên cứu sinh đến thư viện; Về công tác chia sẻ, hợp tác quốc tế; Về
mức kinh phí đầu tư dành cho phát triển thư viện...” (Trần Thị Quý. Cơ sở lý
luận và thực tiễn để xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Thư viện đại
học Việt Nam/ Đề tài cấp bộ ĐHQGHN, nghiệm thu năm 2014)”.
Trong“Pháp lệnh thư viện” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số
31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Tại Điều 13 của Pháp lệnh có quy
định rõ một trong các nhiệm vụ của thư viện là “Nghiên cứu, ứng dụng thành
tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào công tác thư viện, từng bước hiện đại
hóa thư viện” [41]; Trong Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06/8/2002 của
Chính phủ đã quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thư viện. Cụ thể Điều 8
vềquyền và nhiệm vụ thư viện đã chỉ rõ:“Thư viện của các trường đại học và
cao đẳng có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu,
giảng dạy và học tập của người dạy và người học”[5]; Văn kiện Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ IX về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 đã chỉ
rõ nhiệm vụ: “Xây dựng thư viện trường học. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử
kết nối giữa các trường đại học trong từng vùng tiến tới kết nối với các thư viện
trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế”.Trong “Quy chế mẫu về tổ chức
và hoạt động thư viện trường đại học” được ban hành ngày 10 tháng 03 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo Quyết định số


4
13/2008/QĐ-BVHTTDL đã chỉ rõ tại điều 3 về chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của thư viện đại học cần “Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa
học & công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác của thư viện”
[3]. Như vậy, việc xây dựng TVS cho các trường đại học Việt Nam là nhu cầu
tất yếu khách quan của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Học viện Hành chính Quốc gia (HVHCQG) có vai trị là một trung tâm
quốc gia đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng cán bộ, công chức về quản
lý nhà nước. Đây là cái nôi đào tạo những nhà quản lý, lãnh đạo tại các cơ
quan nhà nước từ cấp vụ đến cấp phòng. Thư viện HVHCQGlà đơn vị trực
thuộc Trung tâm Tin học - Thư viện, Học viện Hành chính Quốc gia. Thư
viện có chức năng thực hiện nghiệp vụ công tác thư viện, phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng… Thư viện đã xây dựng chiến lược
phát triển hoạt động TT-TV phù hợp với xu thế phát triển hệ thống TT-TV
các trường đại học trong cả nước như áp dụng chuẩn nghiệp vụ thư viện là
một ví dụ. Nhưng với khó khăn như lúc đầu trực thuộc Chính phủ, rồi thuộc
Bộ Nội vụ, sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh rồi lại
tách ra, trực thuộc Bộ Nội vụ nên Thư viện chưa được các cấp lãnh đạo quan
tâm, đầu tư để trở thành thư viện hiện đại/thư viện sốở mức như các cơ quan
TT-TV của các trường đại học khác. Vì vậy, đến nay, Thư viện vẫn hoạt động
theo phương thức của một cơ quan TT-TV truyền thống là chủ yếu.Với nhu
cầu ngày càng cao của nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên cũng như cán bộ,

giảng viên của Học viện, việc tra cứu, cung cấp thông tin chọn lọc, tra cứu
trực tuyến, sử dụng tư liệu điện tử với các cơ sở dữ liệu toàn văn, khai thác
internet, chia sẻ tài nguyên thông tin với các cơ quan trong và ngồi nước…
thì hoạt động thơng tin thư viện hiện tại chưa đáp ứng được. Trong khi đó
HVHCQG đang có sứ mệnh rất quan trọng cần đổi mới giáo dục đào tạo để
đầu ra có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
của Đảng & Nhà nước đã và đang triển khai.


5
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng thư viện
số tại Học viện Hành chính Quốc gia” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao
học chuyên ngành thông tin - thư viện. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn
vận dựng những kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong quá trình học tập và
kinh nghiệm thực tiễn trong q trình cơng tácđể đánh giá thực trạng hoạt
động TT-TV từ đó nghiên cứu, đề xuất những giải pháp khả thi nhằm xây
dựng thư viện số cho HVHCQG, đáp ứng nhu cầu thông tin/tài liệu ngày càng
cao của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên , nghiên cứu sinh...trong quản
lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Hoạt động TT-TV đã được phát triển qua nhiều giai đoạn, từ thư viện
truyền thống sang thư viện điện tử và gần đây nhất là thư viện số. Cùng với sự
phát triển của internet và hạ tầng CNTT hiện đại, các thư viện số được xây
dựng giúp NDT có nguồn thơng tin khổng lồ, không phụ thuộc vào không
gian, thời gian, địa lý. Nghiên cứu về thư viện số có nhiều tài liệu, trong đó:
Về xây dựng thƣ viện số có những tài liệu nhƣ:
- Luận văn “Xây dựng, quản lý và khai thác tài liệu số tại thư viện
Học viện Kỹ thuật Quân sự” của tác giả Nguyễn Thị Khanh (2015) [19]. Luận
văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và quá trình xây dựng, khai thác sử dụng
nguồn tài nguyên số tại thư viện, đồng thời đề xuất được một số giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn tài liệu số.
- Luận văn “Tổ chức và khai thác tài liệu số tại Thư viện Tạ Quang
Bửu, Đại học Bách khoa Hà Nội” của tác giả Trần Thị Thanh Thủy (2012)
[37]. Luận văn nghiên cứu thực trạng tổ chức thư viện số, hoạt động khai thác
tài liệu số tại Thư viện Tạ Quang Bửu,
- Kỷ yếu “Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam: quá khứ, hiện
tại, tương lai” của Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
(2016) [10]. Kỷ yếu gồm 52 bài viết và chia sẻ kết quả nghiên cứu xoay


6
quanh chủ đề công nghệ thư viện số, tài nguyên thư viện số, dịch vụ thư viện
số, chính sách- quy trình quản lý thư viện số...
- “Nghiên cứu thư viện số thế giới và định hướng nghiên cứu thư viện số ở
Việt Nam”của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn (2007) [33]trong Kỷ yếu hội thảo khoa
học “Tiếp cận xây dựng thư viện số ở Việt Nam: hiện trạng và vấn đề”. Bài viết
đã nêu lên thực trạng thư viện tại Việt Nam nói chung trước xu hướng thư viện số
trên thế giới cách đây một thập kỷ để từ đó đưa ra những định hướng phát triển
thư viện số tại Việt Nam.
Các cơng trình trên có những nghiên cứu về thực trạng khi chuẩn bị xây
dựng thư viện số gần với thực trạng của thư viện HVHCQG. Từ những đánh giá
thực trạng, các cơng trình này đã đưa ra một số định hướng, giải pháp để từ đó
chúng tơi lấy làm cơ sở trong việc xây dựng thư viện số tại HVHCQG.
Về phần mềm thƣ viện số có những tài liệu nhƣ:
- Luận văn“Nghiên cứu phần mềm Dspace và khả năng triển khai tại
Trung tâm Thông tin khoa học và Tư liệu giáo khoa Trường Đại học Phòng
cháy chữa cháy” của tác giả Phạm Thành Trung (2016)[39]. Luận văn nghiên
cứu phần mềm mã nguồn mở Dspace, những ưu điểm, hạn chế khi triển khai
tại Thư viện Đại học Phòng cháy chữa cháy.
- Luận văn“Ứng dụng phần mềm Kipos tại Trung tâm Thông tin Thư

viện Đại học Mở” của tác giả Lê Thúy Hằng (2015) [11]. Luận văn đưa ra
tính tích hợp hồn chỉnh, hỗ trợ tối đa cơng tác quản lý mọi dạng thông tin tư
liệu từ truyền thống tới tài liệu số và xuất bản điện tử của thư viện bằng công
nghệ và kỹ thuật mới nhất của phần mềm này.
- “Sự phát triển và sử dụng phần mềm Greenston trên thế giới” của
tác giả Nguyễn Tuyến[38] trên Bản tin Thư viện – Công nghệ thông tin số
tháng 10/2004. Bài viết nêu những tính năng của phần mềm Greenston cùng
hình ảnh minh họa và xu thế phát triển của phần mềm này trong các thư viện
trên thế giới.


7
Các cơng trình trên đây đã nghiên cứu tính năng của các phần mềm
thư viện số được dùng phổ biến tại Việt Nam, đánh giá được những ưu điểm,
những hạn chế của từng phần mềm để qua đó luận văn có cơ sở lựa chọn phần
mềm khi xây dựng thư viện số tại HVHCQG.
Về hoạt động của thƣ viện số có những tài liệu nhƣ:
- Luận văn“Hoạt động của thư viện số tại Trung tâm Khoa học Quân
sự Bộ Quốc phòng” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh (2014) [1]. Luận văn đi
sâu nghiên cứu thực trạng và tổ chức hoạt động thư viện số tại Trung tâm
Khoa học Quân sự.
- Luận văn “Thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học Quốc gia” của
Trần Thị Kiều (2013) [21]. Luận văn nêu tổ chức và hoạt động của thư viện
số tại Cục Thông tin khoa học Quốc gia.
- “Học liệu mở và hướng phát triển tài nguyên số tại các thư viện đại
học Việt Nam” của tác giả Nguyễn Huy Chương và Nguyễn Tiến Hùng (2011)
[ 9] trong kỷ yếu “Hội thảo khoa học 50 năm đào tạo nguồn nhân lực TT- TV
trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
- “Số hóa tài liệu – Từ nhận thức đến triển khai đào tạo tại khoa
TTTV, trường Đại họcKHXH&NV,ĐHQGHN” tại Hội thảo do Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội, tác giả Trần Thị Quý (2012) [26].
- “ Phát triển tài liệu số-Yếu tố quan trọng cho sự phát triển giáo dục
đại học Việt Nam” của tác giả Trần Thị Quý (2013) [27]trong Kỷ yếu “Chuẩn
hóa Mục lục trực tuyến và xây dựng thư viện số”.
- “Le livre numérique, planche de sollution pour la lecture” của
Vincent Chabault [47]. Bài viết thông qua khảo sát đối với sinh viên đại học
trong sử dụng sách in và sách điện tử, nêu bật vai trò của sách điện tử và tài
liệu số đối với sinh viên.
Một thư viện số sau khi được xây dựng cần phải có những hoạt động
nhằm phát triển nguồn tài nguyên số hóa và phổ biến tới người dùng. Các


8
cơng trình trên đây đã đi sâu nghiên cứu hoạt động, việc số hóa và khai thác
nguồn tài liệu số hóa của một vài thư viện số trong nước. Đây là cơ sở để luận
văn xây dựng giải pháp nhằm phát huy hiệu quả hoạt động sau khi triển khai
xây dựng thư viện số tại HVHCQG.
Liên quan đến Trung tâm Tin học – Thƣ viện, Học viện Hành
chính Quốc gia có những tài liệu nhƣ:
- Đề án cấp cơ sở “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phục
vụ, hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Tin học – thư viện,
Học viện Hành chính Quốc gia” của Trung tâm Tin học – Thư viện, Học viện
Hành chính Quốc gia (2014) [40]. Đề án mới chỉ đưa ra những giải pháp
nhằm tin học hóa các hoạt động trong hoạt động thư viện và tư liệu của Trung
tâm mà chưa đi sâu phân tích thực trạng, yếu tố cần thiết để hiện đại hóa hoạt
động này.
- Bản thảo dự án “Xây dựng thư viện điện tử tại Học viện Hành chính
Quốc gia” vào các năm 2009 và 2014 của Trung tâm Tin học – Thư viện. Dự
án đã khảo sát thực trạng, xây dựng mơ hình thư viện điện tử cho Thư viện
của Học viện vào năm 2009 và năm 2014. Tuy nhiên, dự án chưa được duyệt

đi vào thực hiện do thời điểm xây dựng dự án trung vào thời điểm Học viện
Hành chính Quốc gia trong q trình sát nhập Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh (2009) và sát nhập vào Bộ Nội vụ (2014).
- “Tự động hóa thư viện- Khó khăn và thách thức của Thư viện Học viện
Hành chính Quốc gia” của Nguyễn Thị Minh Phượng, kỷ yếu hội thảo “Giải pháp
xây dựng, quản lý, khai thác và xuất bản nguồn tài nguyên thông tin số: thực tiễn
tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” (2014) [25]. Bài viết mới chỉ nêu lên những
khó khăn nếu tiến hành tự động hóa của Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia,
chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng của Thư viện.
Trong các cơng trình kể trên, một số cơng trình đã được Ban lãnh đạo
HVHCQG và một số cơng trình được Ban giám đốc Trung tâm Tin học – Thư
viện cùng đội ngũ làm công tác thư viện xem xét và góp ý. Đây là cơ sở để luận


9
văn đánh giá đúng thực trạng của thư viện HVHCQG, thấy được những khó khăn,
tồn tại và những vướng mắc trong việc xây dựng thư viện số tại HVHCQG.
Như vậy, hiện nay có khá nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học đề
cập đến vấn đề về thư viện số. Mỗi tác giả lại có cách tiếp cận và giải quyết
vấn đề khác nhau, song đến nay, chưa có một luận văn nào nghiên cứu về thư
viện số tại HVHCQG. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài “Xây dựng thƣ viện
số tại Học viện Hành chính Quốc gia” là đề tài hồn tồn mới và khơng
trùng lặp với các cơng trình đã cơng bố trước đây. Các vấn đề nghiên cứu của
luận văn là cần thiết và giải quyết những vấn đề không được triển khai trong
các công trình trên; đóng góp vào cơng cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng
đào tạo cho HVHCQG.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài “Xây dựng thƣ viện sốtại Học viện Hành chính Quốc
gia”được triển khai nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng

tối đa nhu cầu tin của người dùng tin ở mọi lúc, mọi nơi. Góp phần nâng cao
chất lượng nghiên cứu, học tập, giảng dạycho cán bộ, giảng viên, nghiên cứu
sinh, học viên cao học và sinh viên của Học viện Hành chính Quốc gia.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xây dựng thư viện số;
- Nghiên cứu thực trạng việc triển khai xây dựng thư viện số tại Học
viện Hành chính Quốc gia;
- Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng thành công thư viện số tại Học
viện Hành chính Quốc gia.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trong mơi trường công nghệ thông tin & truyền thông phát triển rất
mạnh mẽ và đã đang tác động ngày càng sâu rộng làm biến đổi về chất các cơ
quan thông tin, thư viện truyền thống trở thành các cơ quan thông tin, thư


10
viện số. Các cơ quan thông tin, thư viện điện tử, thư viện số/thư viện ảo đã ra
đời và đang ngày càng phát triển tạo ra những tiện ích vơ cùng vì người dùng
tin trong việc đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin/tài liệu cho họ ở mợi lúc, mọi
nơi. Đồng thời giảm thiểu đáng kể sự đầu tư nguồn lực sức người, sức của,
thời gian... trong công tác quản lý điều hành trực tuyến, tổ chức họat động
nghiệp vụ đạt hiệu quả caonhư chia sẻ tài nguyên thông tin trong công tác bổ
sung; Biên mục sao chép trong cơng tác xử lý; Số hóa tài liệu xây dựng các
bộ sưu tập số trong công tác lưu trữ, bảo quản, phục vụ các dịch vụ trực
tuyến....Việt Nam đang trong quá trình đổi mới giáo dục đại học, đổi mới
phương thức đào tạo theo tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng NCKH & đào tạo
đáp ứng nhu cầu xã hội. Với việc đổi mới này đòi hỏi việc tự học, tự nghiên
cứu rất nhiều từ người học và người dạy. Vì vậy, các cơ quan thơng tin, thư
viện của các cơ sở đào tạo đại học nếu đượcđầu tư hiện đại hóa,để nhanh

chóng trở thành các cơ quan thơng tin, thư viện số thì chắc chắn sẽ góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo & nghiên cứu khoa học. Nhu cầu thực tiễn là
vậy, nhưng hiện nay hoạt động thông tin, thư viện của HVHCQG vẫn chưa có
hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách từ xã hội nói chung và người
dùng tin nói riêng. Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân do đâu? Trong quá trình làm
việc, quan sát chúng tơi nhận thấy có thể một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng trực tiếp là do hoạt động TT-TV của Học viện cịn q lạc hậu. Có thể
do lãnh đạo Học viện chưaquan tâm, chú trọng đầu tư để hiện đại hóa; Nguồn
tài ngun thơng tin/tài liệu số cịn q ít; hạ tầng CNTT và thơng tin cùng
các trang thiết bị ngoại vi chưa đủ, còn thiếu và lạc hậu; Trình độ nguồn nhân
lực số chưa đáp ứng; Năng lực thông tin của NDT chưa được chú trọng; Các
chuẩn nghiệp vụ theo yêu cầu của thư viện số trong cơng tác bổ sung, biên
mục, xử lý hình thức, xử lý nội dung thông tin cũng như trong tổ chức lưu trữ,
bảo quản, tổ chức tra cứu và phổ biến thơng tin, quản lý bạn đọc... vẫn hồn
tồn truyền thống....


11
Vậy làm thế nào khắc phục những hạn chế trên là vấn đề cần tiếp tục
được giải quyết. Theo chúng tơi, trước hết, có thể cần phải nâng cao nhận
thức của lãnh đạo về tầm quan trọng của việc xây dựng thư viện số; Chú trọng
đầu tư kinh phí hiện đại hóa hạ tầng cơng nghệ thơng tin (phần cứng, phần
mềm, thiết bị ngoại vi); Xây dựng & phát triển các bộ sưu tập số, tăng cường
chia sẻ thông tin; Đào tạo và đào tạo lại chuyên gia thông tin đáp ứng yêu cầu
của thư viện số; Áp dụng các chuẩn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thư viện số;
Nâng cao năng lực thơng tin.Nếu các giải pháp đó được triển khai đồng bộ, có
thể sẽ “dịch chuyển” thư viện của HVHCQG từ một thư viện truyền thống
sang thư viện hiện đại / thư viện điện tử/ thư viện số góp phần nâng cao chất
lượng nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của cán bộ quản lý, giảng
viên, học viên, sinh viên, nghiên cứu sinh, đáp ứng yêu cầu cải cách hành

chính của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
hiện nay.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứucủa luận văn là xây
dựngthư viện số tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi khơng gian: Học viện Hành chính Quốc gia
- Phạm vi thời gian:Trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay: năm Học
viện Hành chính Quốc gia tách khỏi Học viện Chính trị - Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh và trực thuộc Bộ Nội vụ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
6.1.Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng các quan điểm của Đảng, Nhà nước về
phát triển sự nghiệp TT-TV trong môi trường giáo dục đại học.


12
6.2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tư liệu: phương pháp
này được thực hiện dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu/các cơng trình nghiên
cứu liên quan đến thư viện số nói chung và hoạt động thông tin – thư viện tại
HVHCQG nói riêng.
- Phương pháp quan sát: quan sát cơ sở vật chất, hoạt động của thư
viện Học viện Hành chính Quốc gia.
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếpngẫu nhiên với cán bộ thư
viện, bạn đọc là học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, sinh viên những vấn
đề liên quan đến xây dựng thư viện số tại Học viện.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: thu thập ý kiến của bạn đọc
(cán bộ, giảng viên, học viên, nghiên cứu sinh, sinh viên) và đội ngũ làm công

tác thư viện về những vấn đề liên quan đến việc xây dựng thư viện số tại Học
viện Hành chính Quốc gia.Tác giả dự kiến phát phiếu hỏi cho 200 người dùng
tin với các đối tượng khác nhau như: 30 cán bộ giảng dạy; 130 sinh viên các
ngành học, các khóa học khác nhau theo tỷ lệ số người học/mỗi ngành/khóa
học; 30 học viên cao học người học và 10 nghiên cứu sinh cũng phân bổ theo
tỷ lệ số người học/mỗi ngành/khóa học.
- Phương pháp so sánh: so sánh mơ hình, hoạt động của thư viện
truyền thống với thư viện số, so sánh thực trạng của thư viện Học viện Hành
chính Quốc gia với mặt bằng chung trong việc xây dựng thư viện số của thư
viện các trường đại học, so sánh tỷ lệ trong phiếu điều tra.
- Phương pháp thống kê: thống kê kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.
7. Ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn
7.1.Ý nghĩa về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hồn thiện lý luận về thư
viện số trong mơi trường giáo dục đại học ở Việt Nam.


13
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là hệ thống những giải pháp khả thi để
xây dựng thành công thư viện số tại HVHCQG nhằm nâng cao hiệu quảhoạt
động trong việc phục vụ thông tin/tài liệu cho cán bộ, giảng viên, sinh viên,
học viên cao học và nghiên cứu sinh trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy.
Luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu hiệu cho tất cả những ai quan
tâm đến thư viện số, xây dựng thư viện số trong môi trường giáo dục đại học.
8.Dự kiến kết quả nghiên cứu và cấu trúc nội dung
8.1. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Luận văn dự kiến có dung lượng khoảng 100 trang chính văn trên khổ
giấy A4 (không kể tài liệu tham khảo,mục lục và phụ lục bảng, hình minh họa
...)

8.2.Cấu trúc nội dung của luận văn
Dự kiến ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài sẽ được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng thư viện số tại Học
viện Hành chính Quốc gia
Chương 2: Thực trạng xây dựng thư viện số tại Học viện Hành
chính Quốc gia
Chương 3: Giải pháp xây dựng thành công thư viện số tại Học viện
Hành chính Quốc gia


14
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG THƢ VIỆN
SỐ TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
1.1. Một số khái niệm cơ bản về thƣ viện số
1.1.1. Khái niệm thư viện số
Cùng với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin và
truyền thông, thư viện số (TVS) đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trên thế
giới, khái niệm này đã được sử dụng trong thập niên 1970 khi mà việc sử
dụng máy tính đã thay đổi nhiều khía cạnh của dịch vụ thư viện. Thập kỷ 80
đã chứng kiến sự ra đời của các hệ thống quản lý thư viện tích hợp cho phép
xử lý cục bộ trong mỗi thư viện toàn bộ dây chuyền tư liệu truyền thống: theo
dõi đơn đặt, đăng ký tài liệu, biên mục, xây dựng mục lục tra cứu trực tuyến
(OPAC) cho bạn đọc và theo dõi việc cho mượn tài liệu. Từ thập niên 90 đến
nay, khái niệm này được sử dụng rộng rãi.
Hiện nay, nhiều thư viện điện tử và TVSđã được xây dựng ở các nước
phát triển. Nhiều khái niệm đã được công bố trong giới học giả toàn cầu về thư
viện nhằm định nghĩa rõ ràng một TVS. Một số định nghĩa tiêu biểu về TVS:
Hiệp hội Thư viện số Hoa kỳ (Digital Library Federation) đã đưa ra
một khái niệm“TVS là các tổ chức cung cấp tài nguyên, gồm các nhân viên

chuyên biệt giúp lựa chọn, tổ chức, cung cấp khả năng truy cập thơng minh,
chỉ dẫn, phân phối, bảo quản tính tồn vẹn và sự thống nhất của các bộ sưu
tập số theo thời gian để đảm bảo làm sao cho chúng ln sẵn có để truy xuất
một cách dễ dàng và kinh tế nhất đối với một cộng đồng ngườu dùng hoặc
một nhóm cộng đồng người dùng”(Raitt, 1999).
Theo quan điểm của Liên đoàn Thư viện số thếgiới (DLF - Digital
Library Federation):“TVS là tổ chức cung cấp nguồn lực – tài nguyên, bao
gồm cả các chuyên gia để lựa chọn, cấu trúc, cung cấp khả năng truy cập tới
các nguồn tri thức, phân phối, bảo đảm tính vẹn tồn và tính lâu dài của các


15
bộ sưu tập số để cho một cộng động hoặc một tập hợp cộng đồng người dùng
tin xác định luôn có thể sử dụng một cách nhanh chóng, kịp thời và kinh tế”.
Theo quan điểm của Liên hiệp TVScủa Mỹ (American Digital Feder ADF) thì: “TVS là cơ quan, tổ chức có các nguồn lực, kể cả nguồn nhân lực
chuyên mơn hố để lựa chọn cấu trúc, diễn giải, phổ biến, bảo quản sự toàn
vẹn, đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài của bộ sưu tập các công trình số
hố mà chúng ta cóở dạng sẵn sàng để sử dụng một cách kinh tế cho một hay
một số cộng đồng nhất định”.
Hai học giả người Nga là Sokolova và Liyabev cho rằng: “TVS
là một hệ thống phân tán có khả năng lưu trữ và tận dụng hiệu quả các loại
tài liệu điện tử khác nhau, màgiúpngườidùng có thể truy cập và được chuyển
giao thông tin dễ dàng qua mạng máy tính” (Xiao, 2003).
Năm 2004, trong cuốn Từ điển khoa học thông tin thư việncủa Nhà
xuất bản Libraries Unlimited, tác giả Joan M.Reitz lại khẳng định thư viện
điện tử và thư viện số là một. Theo tác giả: “TVSlà bộ sưu tập thơng tin có tổ
chức, là tập hợp các đối tượng dữ liệu số bao gồm cả văn bản, hình ảnh, âm
thanh ... được quản trị, truy cập, khai thác thông qua hệ thống hạ tầng công
nghệ thông tin và truyền thông”.
Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu về TT-TV cũng đưa ra những khái

niệm về TVS.
Theo tác giả Bùi Loan Thùy và Lê Văn Viết: “TVSlà thư viện chứa
đựng các thông tin và tri thức được lưu trữ dưới dạng điện tử số trên các
phương tiện khác nhau: bộ nhớ điện tử, đĩa quang, đĩa từ” (Thư viện học đại
cương, tr. 201)[36]
Theo ThS. Cao Minh Kiểm: “TVSlà một thực thể, là một thư viện được
tổ chức theo những phương thức mới và với nguồn tài liệu ngày càng đa dạng,
có chất lượng phục vụ ngày càng cao, thời gian phục vụ ngày càng lớn” ( Thư
viện số định nghĩa và vấn đề / Cao Minh Kiểm, Thông tin – Tư liệu .- 2000 .-


16
số 3.- tr.6).[20]
Theo PGS.TS. Hoàng Đức Liên và Thư viện viên chính Nguyễn Hữu
Ty: “TVS là một thư viện điện tử cao cấp trong đó tồn bộ các tài liệu của thư
viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên ngiệp có tổ
chức giúp người dùng dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung tồn
văn của chúng từ xa thơng qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện
truyền thông”(Giải pháp xây dựng các bộ sưu tập tài liệu số phục vụ đào tạo,
nghiên cứu của các trường đại học[22]).
TVS là một bước tiến xa hơn của thư viện điện tử hay nói cách khác, là
thư viện điện tử cấp cao, cho phép đọc được thơng tin tồn văn sau khi đã số
hoá hầu hết tư liệu, đặc biệt là các tư liệu dưới dạng đồ hoạ (nhưtranh ảnh,
bảnđồ,...) và đa phương tiện (multimedia) nóichung.
Như vậy, TVS được hiểu là một thư viện điện tử trong đó tồn bộ các
tài liệu của thư viện đã được số hóa và quản lý bằng một phần mềm chuyên
nghiệp có tổ chức giúp người dùng dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được
nội dung tồn văn của chúng từ xa thơng qua hệ thống mạng thông tin và các
phương tiện truyền thông.
1.1.2. Khái niệm phần mềm thư viện số

Phần mềm TVS là một hệ thống phần mềm có chức năng tạo lập, quản
lý và khai thác các bộ sưu tập số.
Về cấu trúc, phần mềm quản lý bộ sưu tập số gồm 2 nhóm chính:
- Nhóm tác nghiệp: gồm các chức năng dành cho người làm thư viện
xây dựng cấu trúc cho các bộ sưu tập số, thực hiện biên mục và tải tài liệu vào
bộ sưu tập số.
- Nhóm khai thác: bao gồm những chức năng dành cho NDT để khai
thác thông tin trong các bộ sưu tập theo hai phương thức là duyệt xem thơng
tin và tìm tin.


17
Chuẩn biên mục

Xây dựng
cấu trúc
BST

Biên mục TL
vào BST

Duyệt TT
Tìm tin

Nhóm tác nghiệp

Xem TL
tồn văn,
TL gốc
TL


Nhóm khai thác

Sơ đồ1.1: Phần mềm quản lý TVS
Nguồn: Tập bài giảng môn Đánh giá phần mềm thư viện-PGS.TS. Đoàn Phan Tân

1.1.3. Khái niệm bộ sưu tập số và định dạng dữ liệu
Bộ sưu tập số là những kho tài liệu số hóa, tập hợp những tài liệu số
thuộc cùng một loại, theo chuyên đề, được tổ chức và lưu trữ sao cho người
sử dụng có thể truy cập trên môi trường mạng.
Các bộ sưu tập số có thể bao gồm các tài liệu số dưới nhiều dạng thức
khác nhau: văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động ...
Các tài liệu được lưu trữ trong những tệp tin với nhiều định dạng khác
nhau:
- Định dạng văn bản: .doc; .pdf; .rtf ...
- Định dạng ảnh: gif; jpg ...
- Định dạng âm thanh: wav; mp3 ...
- Định dạng video: mp4; fiv...
- Các tài liệu không thuộc dạng chữ được liên kết với các tài liệu dạng
chữ hoặc được mơ tả dạng chữ (ví dụ chú thích cho ảnh) để hỗ trợ việc tìm
kiếm theo nội dung.


×