Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

TÔN NỮ THÙY TRANG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở
HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - Năm 2015

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

TÔN NỮ THÙY TRANG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở HUYỆN PHÚ LỘC,
TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ

Luận văn Thạc sĩ ngành Việt Nam Học
Mã số: 60 22 01 13



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TSKH TRƢƠNG QUANG HỌC

Hà Nội - Năm 2015

ii


LỜI CẢM ƠN

Hồn thành luận văn này, trƣớc tiên tơi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc về sự hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình của GS. TSKH Trƣơng Quang
Học. Sự nhiệt tâm và những chỉ bảo tận tình của Thầy là bài học q báu cho
tơi khơng chỉ trong thời gian học tập mà còn trong suốt cuộc đời sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân, Phịng Văn hóa – thơng
tin huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực tế, thu tập tài liệu và viết luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của Viện Việt Nam
học và Khoa học phát triển cùng các Thầy giáo, Cô giáo đã giảng dạy, hỗ trợ
và giúp đỡ tôi suốt q trình học tập.
Tơi vơ cùng biết ơn sự quan tâm động viên, ủng hộ, chia sẻ của gia
đình. Cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp tơi
hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu là trung thực, các thơng tin và trích dẫn trong luận văn đã được
ghi rõ nguồn gốc. Các kết quả nghiên cứu của tác giả chưa từng được công
bố.
Tác giả luận văn

Tôn Nữ Thùy Trang

iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu ............................................... 11
1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................... 11
1.1.1. Những khái niệm liên quan tới nội dung của luận văn ............ 11
1.1.2. Nguyên tắc, đặc trưng và yêu cầu cơ bản của phát triển du lịch
sinh thái .............................................................................................. 17
1.1.3. Tài nguyên du lịch sinh thái ........................................................ 21
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................... 26
1.2.1. Nghiên cứu trên Thế giới .......................................................... 26
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam............................................................. 29
1.2.3. Nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế ................................................. 33
Chƣơng 2: Tình hình và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................... 35
2.1. Khái quát về huyện Phú Lộc ............................................................ 35
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................ 35
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên..................................................................... 36
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................... 37
2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc ................................. 40
2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên ....................................... 40

2.2.2. Tài nguyên du lịch xã hội - nhân văn ....................................... 48
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc ....... 55
2.3.1. Kết cấu hạ tầng ......................................................................... 55
2.3.2. Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật ........................................................... 58
2.3.3. Nguồn lao động du lịch ............................................................ 59
2.3.4. Biển đổi khí hậu (BĐKH) ......................................................... 60
2.4. Đánh giá chung tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Phú Lộc ... 63
2.5. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Phú Lộc ............................... 63
2.5.1. Hiện trạng khách du lịch sinh thái ở Phú Lộc.......................... 63

1


2.5.2. Hiện trạng hoạt động của các khu du lịch ở Phú Lộc .............. 68
2.5.3. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Phú
Lộc ...................................................................................................... 71
Chƣơng 3: Đề xuất định hƣớng và giải pháp thực hiện nhằm phát triển du lịch
sinh thái tại huyện Phú Lộc ............................................................................. 73
3.1. Cơ sở để xây dựng định hƣớng phát triển du lịch sinh thái tại huyện
Phú Lộc ................................................................................................... 73
3.1.2. Bối cảnh trong nước và địa phương ......................................... 74
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phú Lộc ..... 76
3.2. Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phú Lộc
................................................................................................................. 78
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế - chính sách .................................... 78
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quy hoạch ..................................... 79
3.2.3. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư .................................................. 80
3.2.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực .......................................... 81
3.2.5. Nhóm giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ
thuật..................................................................................................... 83

3.2.6. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch .... 84
3.3. Khuyến nghị ..................................................................................... 85
3.3.1. Khuyến nghị với tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................... 85
3.3.2. Khuyến nghị với Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lộc .................. 85
3.3.3. Khuyến nghị với các nhà đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái
trên địa bàn huyện Phú Lộc ............................................................... 85
3.3.4. Khuyến nghị đối với nhân dân huyện Phú Lộc......................... 86
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87
TÀI LIỆU KHAM KHẢO .............................................................................. 89
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 92

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DLST

Du lịch sinh thái

EU

European Union
Liên minh châu âu

UNWTO

World Tourism Organization
Tổ chức du lịch thế giới


WB

World Bank
Ngân hàng thế giới

WTTC

World Travel And Toursim Council
Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1.

Một số di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Phú Lộc

48

2.2.

Số lƣợng khách du lịch đến huyện Phú Lộc thời kì 2010 2014


64

2.3.

Doanh thu từ du lịch huyện Phú Lộc thời kì 2010 -2014

67

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

2.1.

Tổng lƣợng khách du lịch huyện Phú Lộc thời kì 2010 - 2014

35

2.2.

Khách du lịch nội địa và quốc tế huyện Phú Lộc du lịch

64

thời kì 2010 - 2014
2.3.


Doanh thu từ du lịch huyện Phú Lộc thời kì 2010 - 2014

65

2.4.

Bản đồ hành chính huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

65

4


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng đã
và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi tồn cầu. Du lịch không chỉ là
một hoạt động phổ biến đáp ứng nhu cầu của con ngƣời mà nó cịn tác động
mạnh mẽ và làm thay đổi đến đời sống kinh tế, xã hội của một đất nƣớc. Đặc
biệt, trong những năm gần đây DLST nhƣ một hiện tƣợng và xu thế phát triển
ngày càng chiếm đƣợc sự quan tâm của các nƣớc trên thế giới. DLST không
chỉ là một loại hình du lịch thiên nhiên hấp dẫn mà cịn là du lịch có trách
nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi trƣờng tự nhiên, các giá trị văn hóa
bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói
riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Ở Việt Nam, năm 1986 đánh dấu một bƣớc đột phá quan trọng trong
đƣờng lối đổi mới đất nƣớc, nhất là trong những năm gần đây, Việt Nam với xu
thế hội nhập, hợp tác hữu nghị giữa các nƣớc, đặc biệt là đã gia nhập nhiều tổ
chức hợp tác lớn trên thế giới. Chính điều đó đã tạo nhiều cơ hội hợp tác và phát
triển nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, trong đó DLST cũng đã đạt đƣợc

nhiều thành tựu. Hòa nhập vào sự phát triển chung của các nƣớc, DLST tỉnh
Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phú Lộc nói riêng cũng đã có những bƣớc
phát triển. Trong nghị Quyết đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ XIII nhiệm
kỳ 2000 - 2015 đã khẳng định: “Phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế,
chuyển dịch theo mơ hình “dịch vụ - cơng nghiệp - nơng nghiệp”.
Phú Lộc có vị trí địa lý thuận lợi, với vị trí là huyện nằm ở phía Nam
tỉnh Thừa Thiên Huế, là điểm nối hai trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là
Huế và Đà Nẵng. Đồng thời là nơi có điều kiện tự nhiên đa dạng và phong

5


phú cả rừng, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, biển đảo. Điều đó đã mang lại cho
huyện Phú Lộc nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên
DLST tự nhiên nói riêng. Với hệ thống đồi núi nhƣ Mũi Né, Vinh Phong,
Bạch Mã, Đầm phá tự nhiên nhƣ Cầu Hai, Lập An và những bãi biển đẹp Tƣ
Hiền, Cảnh Dƣơng, Lăng Cơ. Bên cạnh đó, Phú Lộc còn chứa đựng những giá
trị nhân văn hết sức phong phú, tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Điều này đƣợc
thể hiện qua những phong tục tập quán, lễ hội, cơng trình kiến trúc, tín
ngƣỡng và thực tiễn lao động sản xuất. Những năm gần đây, cùng với sự quan
tâm của các ban, ngành Trung ƣơng, địa phƣơng, Phú Lộc đón tiếp nhiều
chƣơng trình, dự án đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch nói chung và DLST nói riêng
tạo ra những điểm tham quan nghỉ dƣỡng du lịch lý thú. Và cũng đã đạt đƣợc
nhiều kết quả ban đầu, đóng góp phần nào vào sự phát triển của huyện Phú
Lộc nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Tuy nhiên, DLST huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian
qua cũng chƣa đƣợc khai thác đúng với tiềm năng sẵn có, chƣa thực sự trở
thành thế mạnh chủ lực của du lịch huyện nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế
nói chung. Việc nghiên cứu, đánh giá và tìm ra những giải pháp để phát triển
DLST là cần thiết, khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có giá trị thực

tiễn cao. Do vậy tơi chọn đề tài “Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển
du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ của mình.
Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính của luận văn là nhằm tập trung nghiên cứu phát triển
DLST của huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu

6


những tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Từ trên những cơ sở đó xây dựng một số giải pháp và định hƣớng
phát triển DLST của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
 Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt đƣợc những mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận liên quan đến du lịch và du lịch sinh thái.
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của của huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái của huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất các định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch nói chung và
DLST nói riêng ở Phú Lộc trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là thực trạng và tiềm năng, của DLST
và các giải pháp để phát huy vai trò của DLST đối với phát triển kinh tế - xã hội.
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành trong 5 năm 2010 - 2014

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận
Sử dụng phƣơng pháp luận hay cách tiếp cận nghiên cứu khu vực học:
tiếp cận một cách hệ thống và liên ngành. Điển hình nhƣ khi nghiên cứu hệ
sinh thái, các nhân tố tự nhiên tạo thành các hệ sinh thái tự nhiên; các hệ sinh
thái nhỏ tạo thành các hệ sinh thái lớn hơn; các yếu tố xã hội mà trung tâm là

7


con ngƣời tạo nên hệ xã hội với các thành tố khác nhau. Bên cạnh đó, hệ tự
nhiên và hệ xã hội tƣơng tác lẫn nhau tạo nên các hệ sinh thái nhân văn. Ở
mức độ cao hơn hiện nay, các hệ sinh thái không chỉ bao gồm các yếu tố tự
nhiên: quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh mà con ngƣời đƣợc coi là trung
tâm của các hệ sinh thái. Từ đó tạo nên cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái để
nghiên cứu phát triển. Ngoài ra, khi nghiên cứu du lịch, phát triển du lịch phải
dựa trên các tiềm năng du lịch hay tài nguyên dụ lịch của địa phƣơng, nguồn
lực du lịch (con ngƣời, cơ sở hạ tầng và tài chính); thể chế, chính sách, định
hƣớng phát triển. Hơn thế nữa, các hoạt động phát triển nói chung và phát
triển du lịch nói riêng bao giờ cũng chịu sự tác động của những yếu tố không
gian (địa phƣơng, vùng, quốc gia và quốc tế) và thời gian (quá khứ, hiện tại
và tƣơng lai),… Vì vậy, cách tiếp cận theo hƣớng khu vực học một cách hệ
thống và liên ngành là phƣơng pháp luận tối ƣu.
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu thứ cấp: Tác
giả đã tiến hành thu thập và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài du
lịch và DLST thông qua tài liệu đã đƣợc công bố nhƣ các cơng trình luận văn,
luận án, tạp chí, sách, mạng internet, tài liệu do các hãng lữ hành du lịch, báo
cáo của UBND huyện Phú Lộc qua các năm.
- Phương pháp liên ngành: với trọng tâm là nghiên cứu DLST ở một

khu vực là huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nên để đạt đƣợc kết quả tốt
nhất tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, vì khi nghiên cứu
một khu vực sử dụng phƣơng pháp liên ngành là phƣơng pháp tối ƣu. Nghiên
cứu DLST thì đối tƣợng nghiên cứu không thể chỉ là nghiên cứu chuyên
ngành về du lịch mà còn là sự kết hợp giữa các nghiên cứu chuyên ngành

8


khác nhƣ kinh tế, sinh học, nhân học, văn hóa, địa lý,… nhằm đem lại cái
nhìn tổng quát và kết quả chính xác nhất về DLST ở khu vực này.
- Phương pháp thống kê : Tác giả tiến hành thu thập, thống kế các số
liệu, các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã đƣợc cơng bố, tạp chí, sách,
mạng internet có liên quan đến nội dung nghiên cứu nhƣ tài liệu về DLST và
bảo tồn đa dạng sinh học, tài liệu do các hãng lữ hành du lịch, sở văn hóa thể
thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, báo
cáo của UBND huyện Phú Lộc qua các năm, số liệu cập nhật về hoạt động du
lịch do phịng Văn hóa thơng tin huyện Phú Lộc...
- Phương pháp nghiên cứu thực địa: đây đƣợc coi là phƣơng pháp nghiên
cứu truyền thống có vai trị quan trọng. Q trình thực hiện phƣơng pháp này dựa
vào sự quan sát, ghi chép thực tế hiện trạng khu vực nghiên cứu bao gồm:
+ Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
+ Đánh giá các nguồn tài nguyên du lịch có thể phát triển DLST
+ Đánh giá sâu thực trạng hoạt động DLST tại Phú Lộc nhằm đƣa ra
các giải pháp và kiến nghị thích hợp.
Ý nghĩa của luận văn
 Ý nghĩa khoa học
- Đây là một trong những cơng trình đầu tiên nghiên cứu sâu về du
lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nó sẽ là tài liệu tham
khảo, cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và hoạch định chính sách phát

triển du lịch huyện Phú Lộc cũng nhƣ các tỉnh thành khác trong cả nƣớc.
- Khu vực nghiên cứu là một khu vực đang rất nhạy cảm về việc bảo
tồn đa dạng sinh học, tận dụng đƣợc những khu sinh thái còn chƣa đƣợc khai

9


thác nhƣng vẫn giữ đƣợc nét nguyên sơ của nó, đặc biệt tạo nguồn sinh kế cho
cộng đồng địa phƣơng tại khu vực. DLST là một hƣớng đi mới nhằm giải
quyết các vấn đề trên.
 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn phát triển
DLST ở huyện Phú Lộc và những địa phƣơng khác có hồn cảnh tƣơng tự.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu.
Chƣơng 2: Tình hình và tiềm năng du lịch sinh thái tại huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chƣơng 3: Đề xuất định hƣớng và giải pháp thực hiện nhằm phát triển
du lịch sinh thái tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

10


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những khái niệm liên quan tới nội dung của luận văn
1.1.1.1. Du lịch
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài

ngƣời. Sự ra đời của sự kiện Olympic vào năm 776 TCN tại Hy Lạp cổ đại đã
dấy lên một làn sóng kéo rất nhiều ngƣời từ những khu vực khác nhau đến
tham gia. Năm 1271, Marco Polo đã cùng cha và chú sang Trung Quốc trong
một chuyến bn. Năm 1492, Colombus đã cùng đồn thủy thủ đặt chân lên
đảo Guanahani (San Sanvador), Haiti và CuBa. Năm 1493, ông đến đảo Ăngti
nhỏ, Puertorico, Jamaica. Điều đó chứng tỏ một điều là: từ xa xƣa con ngƣời đã
ln có tính tị mị và muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh bên ngoài nơi họ
sinh sống. Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ
biến. WTTC đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất, vƣợt trên cả
ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp.
Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát
triển với tốc độ nhanh nhƣ vậy, song cho đến nay khái niệm “Du lịch” đƣợc
hiểu rất khác nhau trên các cơ sở và góc độ tiếp cận khác nhau. Theo Nguyễn
Văn Đính (2004) cũng đã kể ra một số định nghĩa tiêu biểu về du lịch.
Ở Anh năm 1811 có định nghĩa về du lịch nhƣ sau: “Du lịch là sự
phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình
với mục đích giải trí”.[5, tr.15-16]
Giáo sƣ, tiến sỹ Hunziker và giáo sƣ, tiến sỹ Krapf: “Du lịch là tập
hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình
và lưu trú của những người ngồi địa phương, nếu việc lưu trú đó khơng

11


thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. [5,
tr.15-16]
Định nghĩa của Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa Canada
diễn ra vào tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi
ngồi mơi trường thường xun (nơi ở thường xun của mình), trong một
khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy

định trước, mục đích của chuyến đi khơng phải là để tiến hành các hoạt động
kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. [5, tr.19]
Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ “Du lịch” đƣợc
hiểu “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”. [5, tr. 15-20]
Nhƣ vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành
phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa
có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội.
1.1.1.2. Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm mới và có nội hàm
rộng. Tùy vào từng góc độ tiếp cận mà khái niệm về DLST lại đƣợc thể hiện
một cách khác nhau. Đối với một số ngƣời, DLST đơn giản đƣợc hiểu là sự
kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc.
Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quan hơn thì một số ngƣời quan niệm
DLST nghĩa là du lịch thiên nhiên.
Trong cơng trình nghiên cứu về đề tài “DLST những vấn đề lý luận
và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” (2002), tác giả Phạm Trung Lƣơng đã đề
cập và liệt kê một số loại hình khác nhau, cùng với các quan điểm, khái
niệm của các cá nhân, tổ chức, hiệp hội, các quốc gia trong và ngoài nƣớc
liên quan đến DLST. Cụ thể:

12


Về một số loại hình khác nhau của DLST. Theo tác giả DLST cịn
đƣợc biết đến dƣới nhiều loại hình khác nhau nhƣ:
- Du lịch thiên nhiên (Natural tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-based tourism)
- Du lịch môi trƣờng (Environmental tourism)

- Du lịch đặc thù (Particular tourism)
- Du lịch xanh (Green tourism)
- Du lịch thám hiểu (Adventure tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism)
- Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable tourism)
Về các quan điểm, khái niệm của các cá nhân, tổ chức, hiệp hội, các
quốc gia trong và ngoài nƣớc liên quan đến DLST.
 Ở phạm vi cá nhân
Theo Hector Ceballos - Lascurain đƣa ra năm 1987: “DLST là du
lịch đến những khu vực tự nhiên cịn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc
biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và
những giá trị văn hóa được khám phá”. [13, tr.8]
Theo Wood (1991): “DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối
hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử mơi trường tự nhiên và văn hóa mà
khơng làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ
hội về kinh tế để ủng hộ về bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính
cho người dân địa phương”. [13, tr.9]
Theo Allen (1993): “DLST được phân biệt với loại hình du lịch tự
nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua

13


những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ
giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để
biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ
môi trường. Phát triển du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác động của khách

du lịch đến văn hóa và mơi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng
nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài
chính của việc bảo tồn thiên nhiên”. [13, tr.9]
 Ở phạm vi quốc gia
Định nghĩa của Nêpan: “DLST là loại hình du lịch đề cao sự tham gia
của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng
cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du
lịch, đồng thời sử dụng thu thập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành
du lịch phụ thuộc vào”. [13, tr.10-12]
Định nghĩa của Malaysia: “DLST là hoạt động du lịch và thăm viếng
một cách có trách nhiệm về mặt mơi trường, tới những khu thiên nhiên còn
nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và
những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt
động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách khơng lớn
và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực,
có lợi về xã hội và kinh tế”. [13, tr.10-12]
Định nghĩa của Australia: “DLST n mọi mặt, trong đó có du lịch. Du lịch đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn trong thời kì hội nhập và phát triển đất nƣớc.
Việt Nam không chỉ đƣợc biết đến là một đất nƣớc kiên cƣờng anh
dũng cần cù, sáng tạo mà còn là một đất nƣớc rất thân thiện và hiếu khách.
Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, có nhiều tiềm năng để
phát triển du lịch, nhất là DLST. Chính điều đó, cũng đã góp phần xây dựng

73


hình ảnh đẹp đất nƣớc Việt Nam, Việt Nam cũng đƣợc lựa chọn là một trong
những điểm du lịch, trong đó có DLST hấp dẫn và thú vị trên thế giới.
Hệ thống tổ chức, chỉ đạo và quản lý ở nƣớc ta từng bƣớc đƣợc củng
cố và kiện toàn. Ban chỉ đạo Nhà nƣớc về du lịch đƣợc thành lập, phối hợp

các hoạt động du lịch giữa các cấp, các ngành, các bên tham gia, giải quyết
kịp thời các vƣớng mắc cũng nhƣ tổ chức các sự kiện và có những định
hƣớng phát triển du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của đất nƣớc đƣợc đầu tƣ xây
dựng và nâng cấp. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các
tiềm năng du lịch to lớn của đất nƣớc, một phần quan trọng đó là tạo ra sự liên
kết giữa các vùng, các điểm, tuyến du lịch trong nƣớc và nƣớc ngồi, góp
phần thúc đẩy sự khai đầu tƣ khai thác và phát triển du lịch.
Hệ thống luật pháp liên quan đến du lịch đƣợc củng cố và hồn thiện.
Điều này đƣợc thể hiện qua đó là pháp lệnh du lịch và luật du lịch đã ban hành
tạo cơ sở pháp lý trực tiếp, toàn diện hơn cho hoạt động du lịch. Nhiều văn bản
pháp luật liên quan đến du lịch đƣợc xây dựng, bổ sung với tình hình mới nhƣ
luật doanh nghiệp, luật đầu tƣ nƣớc ngồi, luật liên quan đến việc xuất nhập
cảnh, cƣ trú, đi lại... đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch phát triển.
3.1.2. Bối cảnh trong nước và địa phương
Phú Lộc là một huyện có điều kiện về địa lý cũng nhƣ tiềm năng để
phát triển du lịch, nhất là DLST. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc
lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định mơ hình kinh tế của huyện sẽ
chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nơng nghiệp, trong đó
du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao
động và cộng đồng dân cƣ, tăng nguồn thu ngân sách, làm tiền đề thúc đẩy
các ngành dịch vụ khác phát triển.

74


Phú Lộc là Huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, mà
Phú Lộc có vị trí khá thuận lợi cho phát triển du lịch, là địa bàn nằm giữa hai
thành phố lớn là Huế và Đà Nẵng, trên con đƣờng di sản miền Trung Phong
Nha - Kẻ Bàng - Cố đô Huế - Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, trên hành

lang kinh tế Đông Tây đang trên đà hội nhập và phát triển.
Phú Lộc có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú cả về tài nguyên
tự nhiên và nhân văn cho phép Phú Lộc phát triển nhiều loại hình và sản
phẩm du lịch, nhất là DLST.
Phú Lộc là quê hƣơng giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách
mạng với nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích, có cảng nƣớc sâu Chân Mây và
vịnh Lăng Cô đƣợc tổ chức các vịnh biển đẹp thế giới bầu chọn là vịnh biển
thứ 28 trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Phát triển du lịch đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: Sự bất lợi của
thời tiết, trình độ dân trí cịn thấp, nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn
chƣa đáp ứng nhu cầu, chƣa có định hƣớng đào tạo nghề,...
Sự quan tâm của các ngành, các cấp cịn thiếu, chƣa có sự quan tâm
đúng mức đến sự phát triển của ngành, công tác quản lý nguồn tài nguyên
cũng nhƣ các hoạt động còn chồng chéo, chƣa đƣợc chú trọng đồng bộ, khả
năng quản lý của các cấp còn hạn chế.
Nguồn vốn huy động để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng chƣa đáp ứng
đƣợc nhu cầu phát triển du lịch và DLST của Phú Lộc trong tình hình mới.
Sản phẩm du lịch của Phú Lộc còn nghèo nàn, các sản phẩm vui chơi
giải trí hầu nhƣ chƣa có, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch trong
và ngoài địa phƣơng.
Về mặt chủ quan, chƣa có quy hoạch các cụm tuyến, điểm du lịch, sự
phối hợp giữa các ngành còn nhiều hạn chế, các định hƣớng về sự phát triển
du lịch bền vững còn nhiều bất cập.

75


3.1.3. Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phú Lộc
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quảng bá về những sản phẩm du
lịch đặc trƣng của các điểm đến du lịch dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động

của website du lịch Phú Lộc, kết nối các điểm du lịch trên địa bàn và các đơn
vị lữ hành đƣa khách đến ngày càng đông hơn.
- Mở rộng các điểm du lịch sinh thái có thế mạnh nhƣ đầm Cầu Hai,
Đồng Dƣơng - Hàm Rồng Vinh Hiền, Hành hƣơng bí ẩn Lộc Bình, Thác Mơ
thị trấn Lăng Cơ, hồ Truồi, Bạch Mã, Suối Voi, các điểm du lịch sinh thái,
tâm linh, di tích lịch sử văn hóa và cách mạng trên địa bàn huyện.
- Thƣờng xuyên tổ chức tốt cơng tác kiểm tra chấn chỉnh tình trạng
chèo kéo khách, bán hàng rong, vệ sinh môi trƣờng, gian lận thƣơng mại, an
ninh trật tự, an tồn giao thơng tại các điểm kinh doanh du lịch.
- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng về phát triển du
lịch, xây dựng nội quy quản lý du lịch tại các điểm đến, cảnh báo nguy hiểm,
tổ chức các đội cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn cho du khách tạo ấn tƣợng
tốt đẹp về con ngƣời và cảnh quan tại các điểm đến du lịch.
- Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng: Tranh thủ các nguồn vốn đầu
tƣ trong và ngoài nƣớc để xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao
thông, điện, nƣớc tại các điểm du lịch. Tiếp tục kêu gọi đầu tƣ một số khu du
lịch mới nhƣ: khu du lịch Đồng Dƣơng - Hàm Rồm (xã Vinh Hiền), Hành
Hƣơng bí ẩn (xã Lộc Bình), ven đầm Cầu Hai, khu du lịch khám phá đại
dƣơng (thị trấn Lăng Cô) và các điểm du lịch cộng đồng (Homestay).
- Huy động tối đa các nguồn lực, tạo cơ chế thơng thống thu hút
nguồn vốn đầu tƣ:
+ Hồn thành cơng tác quy hoạch phát triển dịch vụ - du lịch, đẩy
mạnh công tác lập quy hoạch chi tiết những khu du lịch trọng điểm.
+ Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, ƣu tiên thu hút

76


vốn đầu tƣ nƣớc ngồi để tranh thủ cơng nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên
tiến, mở rộng khả năng tiếp cận thị trƣờng.

+ Xây dựng các chính sách kêu gọi đầu tƣ thơng thống, ƣu đãi, tạo
mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục, về hạ tầng cơ sở để thu hút nhiều nhà đầu
tƣ trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ kinh doanh du lịch.
- Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch và nâng cao chất lƣợng
phục vụ du lịch:
+ Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển các loại hình
du lịch, phát triển đồng bộ các loại hình du lịch nhƣ tham quan, nghỉ dƣỡng,
du lịch biển - đầm phá - sơng suối, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, làng
nghề truyền thống và sinh hoạt cộng đồng.
+ Phát triển du lịch phải gắn với công tác bảo tồn, phát huy những giá
trị văn hóa dân tộc, văn hóa Huế, giá trị của những danh lam thắng cảnh, giá
trị về truyền thống yêu nƣớc và cách mạng của quê hƣơng Phú Lộc. Hồn
thiện các thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở phục vụ nhu cầu
hƣởng thụ văn hóa và tập luyện thể thao. Tổ chức các hoạt động văn hóa dân
gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các hoạt động dịch vụ
du lịch, đặc biệt du lịch đầm Cầu Hai, du lịch cộng đồng.
+ Đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm nhằm
thu hút khách du lịch lƣu trú tại địa phƣơng.
+ Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ du lịch, bảo đảm an toàn cho du khách, an tồn giao thơng đƣờng bộ,
đƣờng thủy nội địa và vệ sinh an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các hiện
tƣợng chèo kéo khách, ăn xin, bán hàng rong, phát ngơn thiếu văn hóa, gian
lận thƣơng mại làm ảnh hƣởng đến hình ảnh và sự phát triển chung của du
lịch Phú Lộc.

77


- Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch: Khuyến khích, hỗ trợ các doanh
nghiệp đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực, chất lƣợng nguồn lao động

hoạt động trong ngành du lịch. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, cơ
quan tƣ vấn, các doanh nghiệp để đào tạo và sử dụng nguồn lao động trong vùng.
- Đẩy mạnh công tác quảng bá, thông tin về du lịch: Tiếp tục đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tƣ,
hợp tác của du lịch Phú Lộc thông qua website du lịch của huyện và các ấn
phẩm tuyên truyền về du lịch độc đáo, ấn tƣợng. Phối hợp tổ chức những sự
kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tầm quốc gia, quốc tế. Xây dựng chƣơng
trình quảng bá trong nƣớc và quốc tế về “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới”.
- Chú trọng công tác quản lý giá cả, bảo vệ môi trƣờng sinh thái: Xây
dựng môi trƣờng du lịch văn minh, thân thiện, thực hiện tốt việc niêm yết giá
các mặt hàng, sản phẩm du lịch, phát triển du lịch phải gắn liền với công tác
bảo vệ môi trƣờng, tạo sự đồng bộ giữa khai thác và xử lý chất thải. Các địa
phƣơng, vùng du lịch, khu dân cƣ tập trung đều phải có khu vực thu gom rác
thải, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và phát triển bền vững.
- Tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, thực hiện quy
hoạch, rà soát, bổ sung quy hoạch. Hoàn thành và phê duyệt quy hoạch tổng
thể phát triển các nhà hàng, dịch vụ ăn uống trên mặt nƣớc đầm phá Cầu Hai;
quy hoạch khu du lịch Suối Mơ (Lăng Cô). Tăng cƣờng công tác quản lý nhà
nƣớc về dịch vụ - du lịch. Tổ chức sắp xếp lại các điểm dịch vụ, du lịch. Xử
lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm quy hoạch.
3.2. Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phú Lộc
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế - chính sách
Cơ chế chính sách là một trong những nhân tố quan trọng để DLST
của huyện Phú Lộc phát triển. Do vậy các cơ quan ban ngành liên quan của

78


Trung ƣơng và địa phƣơng phải bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách đồng
bộ và thống nhất theo hƣớng:

- Ƣu tiên, khuyến khích việc khai thác các tiềm năng DLST, đặc biệt
đối với các khu DLST có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng phát triển.
- Hiện nay DLST ở huyện Phú Lộc đã hấp dẫn và thu hút khá nhiều
thành phần xã hội tham gia, tuy nhiên, cần tạo môi trƣờng thuận lợi hơn nữa với
những cơ chế có tính khuyến khích để các thành phần kinh tế có thể đầu tƣ phát
triển các khu DLST điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi việc thu hồi vốn từ các dự
án này thƣờng dài và khả năng rủi ro cao.
- Phải có quy định và chế tài để đảm bảo các chủ thể tham gia vào
hoạt động DLST có sự cam kết trong việc quản lý, điều hành hoạt động DLST
đúng với nguyên tắc của loại hình du lịch này và đảm bảo đúng với những
quan điểm và mục tiêu định hƣớng của Nhà nƣớc và của huyện Phú Lộc nói
riêng cũng nhƣ tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra.
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quy hoạch
Trên địa bàn huyện Phú Lộc hiện nay có nhiều điểm và cụm du lịch
hạt nhân thiên nhiên có ý nghĩa vùng và địa phƣơng nhƣ: điểm du lịch Nhị
Hồ, Cảnh Dƣơng, cụm du lịch Cảnh Dƣơng - Bạch Mã - Lăng Cô, cụm thác
Nhị Hồ - Suối Voi... Tuy nhiên việc thực hiện ở các điểm và khu du lịch trên
địa bàn huyện vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu tính định hƣớng. Chính vì
vậy, trong thời gian tới việc xây dựng, quy hoạch du lịch trên địa bàn huyện
Phú Lộc cần phải tiến tới quy hoạch tổng với một số nội dung nhƣ:
+ Có sự quy hoạch về môi trƣờng và các điểm phục vụ khách du lịch.
Thực hiện việc quy hoạch về cảnh quan thiên nhiên, phân vùng các khu dân
cƣ, khu thƣơng mại và các cơng trình khác.
+ Quy hoạch du lịch phải định hƣớng phịng ngừa các loại hình du lịch
mang tính tàn phá tràn lan bằng việc lập một sơ đồ phân bố vùng nghiêm

79


ngặt. Các ràng buộc tự nhiên của các điểm du lịch trên địa bàn huyện phải

đƣợc xem nhƣ là một nhân tố chủ yếu trong việc nghiên cứu quy hoạch vùng.
+ Các bƣớc triển khai du lịch vùng phải bao gồm cả việc xét đến yếu
tố môi trƣờng, do trong phạm vi địa bàn của huyện tập hợp nhiều hệ sinh thái
rất mảnh mai, phụ thuộc vào chất lƣợng của các mối liên hệ giữa chúng, với
sông, biển. Phát triển du lịch không đƣợc biến vùng thành nơi hội trụ các
nguồn ơ nhiễm cũng nhƣ làm suy giảm tính đa dạng sinh học của các loài
động, thực vật, dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Khuyến khích
phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp văn hố nghiên cứu khoa học.
3.2.3. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư
Để giúp cho ngành du lịch của huyện Phú Lộc phát triển một cách
mãnh mẽ và tồn diện, thì một yếu tố đóng góp quyết định là các nguồn vốn
đầu tƣ. Chính vì vậy, Phú Lộc cần biết sử dụng và huy động các nguồn vốn từ
bên trong cũng nhƣ bên ngồi.
Vốn từ ngân sách Nhà Nƣớc: Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ
từ ngân sách Nhà nƣớc để huy động và sử dụng các nguồn vốn của các thành
phần kinh tế trong và ngoài nƣớc. Để xây dựng bộ máy quản lý, kết cấu hạ
tầng thiết yếu nhƣ: hệ thống giao thông, bến cảng, cung cấp điện, cấp thốt
nƣớc, phát thanh truyền hình. Bên cạnh đó, cần sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn điều tiết của Chính phủ trong cơng tác quản lý thu thuế, phí và các nguồn
thu khác. Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng phải gắn liền với việc đầu tƣ cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch theo phƣơng châm phát huy hiệu quả và chú trọng
những nơi có tiềm năng lợi thế để khai thác, tránh dàn trải. Đặc biệt, tăng
cƣờng hơn nữa tính chủ động, với phƣơng châm tự lực là chính, tích cực vận
động các cấp, các ngành, các địa phƣơng trong việc phối hợp với các ngành
cấp Tỉnh và kêu gọi các nhà đầu tƣ vào địa bàn huyện.

80



×