Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xác định danh mục hồ sơ, tài liệu của tổng cục thuế cần nộp lưu vào trung tâm lưu trữ quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THỊ LÀNH

XÁC ĐỊNH DANH MỤC HỒ SƠ, TÀI LIỆU CỦA TỔNG CỤC
THUẾ CẦN NỘP LƯU VÀO TRUNG TÂM
LƯU TRỮ QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Lưu trữ học

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THỊ LÀNH

XÁC ĐỊNH DANH MỤC HỒ SƠ, TÀI LIỆU CỦA TỔNG CỤC
THUẾ CẦN NỘP LƯU VÀO TRUNG TÂM
LƯU TRỮ QUỐC GIA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ học
Mã số: 60320301

Người hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Văn Hàm

Hà Nội - 2018



LỜI CẢM ƠN

Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q
Thầy Cơ, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời
gian học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy PGS. Nguyễn Văn Hàm,
người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận
văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trong khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng và khoa Sau đại học Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt
q trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các anh, chị Phịng Hành chínhLưu trữ Văn phịng Tổng cục Thuế đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh./.

Hà Nội, tháng 9 năm 2018
Học viên

Đinh Thị Lành


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực.
Luận văn có tham khảo, kế thừa các cơng trình nghiên cứu của những

người đi trước và có bổ sung thêm tư liệu mới.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đinh Thị Lành


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT

Tên loại

Chữ viết tắt

1

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa

CHXHCN

2

Giá trị gia tăng

GTGT

3

Nghiệp vụ


NV

4

Ngân sách nhà nước

NSNN

5

Thành phố

TP

6

Thất thu ngân sách

TTNS

7

Thủ tướng

TTg

8

Thu nhập cá nhân


TNCN

9

Thu nhập Doanh nghiệp

TNDN

10

Tiêu thụ đặc biệt

TTĐB

11

Tổ chức cán bộ

TCCB

12

Văn phòng

VP

13

Việt Nam


VN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 8
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10
7. Nguồn tài liệu tham khảo ............................................................................ 11
8. Đóng góp của đề tài................................................................................... 12
9. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 12
Chương 1: Thành phần nội dung và giá trị của tài liệu lưu trữ hình thành
trong hoạt động của Tổng cục Thuế ............................................................ 14
1.1 Sơ lược về quá trình hình thành Tổng cục Thuế ....................................... 14
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế 17
1.3.Thành phần, nội dung và giá trị tài liệu của Tổng cục Thuế .................... 35
1.3.1. Thành phần, nội dung tài liệu của Tổng cục Thuế................................ 37
1.3.2. Giá trị tài liệu lưu trữ của Tổng cục Thuế............................................. 42
Tiểu kết Chương 1........................................................................................... 48
Chương 2: Cơ sở để xác định danh mục hồ sơ, tài liệu của ..................... 49
Tổng cục Thuế cần nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia ................ 49
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................. 49
2.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 63
2.2 Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 70
Tiểu kết Chương 2........................................................................................... 74
Chương 3: Đề xuất Danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế cần nộp
lưu vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia .......................................................... 75

3.1 Căn cứ xác định Danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế ................ 75
cần nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia ................................................ 75
3.2 Quy trình và phương pháp xây dựng Danh mục hồ sơ, tài liệu của ........ 76
Tổng cục Thuế cần nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia ....................... 76
3.3 Cấu tạo Danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế cần nộp lưu vào .. 78
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia ........................................................................... 78
1


3.4 Hướng dẫn sử dụng Danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế. .......... 80
cần nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia ................................................ 80
3.5. Danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế cần nộp lưu vào Trung .... 83
tâm Lưu trữ Quốc gia ...................................................................................... 83
Tiểu kết Chương 3........................................................................................... 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuế ra đời tồn tại và phát triển cùng nhà nước, được nhà nước sử
dụng như một công cụ quan trọng nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách
nhà nước để thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của mình. Trong nền kinh
tế thị trường, Thuế là một trong những công cụ hữu hiệu để nhà nước thực
hiện chức năng quản lý, điều tiết thị trường thúc đẩy và tăng cường sức cạnh
tranh của nền kinh tế đất nước. Ngành thuế là một ngành quản lý có vị trí
quan trọng trong hệ thống các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách Tài

chính, thuế của đất nước. Một hệ thống chính sách thuế đúng đắn sẽ góp phần
thúc đẩy kích thích phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu
hướng dẫn tiêu dùng, đảm bảo bình đẳng, cơng bằng xã hội đồng thời đảm
bảo hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong quá trình hình thành và
phát triển ngành Thuế đã hình thành nên một khối lượng lớn tài liệu.
Việc lựa chọn hồ sơ tài liệu có giá trị lịch sử để bảo quản trong các
phòng kho lưu trữ khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngành Thuế mà
cịn có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với cả dân tộc, quốc gia, đây là một thành
phần không thể thiếu của phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam.
Tại khoản 2 và 3, Điều 2 Luật lưu trữ

số 01/2011/QH13 ngày

11/11/2011 có quy định về tài liệu và tài liệu lưu trữ như sau:
- Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết
kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê, âm bản, dương bản
phim,ảnh, vi phim, băng đĩa ghi âm, ghi hình, tài liệu điện tử, bản thảo tác
phẩm văn học nghệ thuật, sổ cơng tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết
tay, tranh vẽ hoặc in, ấn phẩm và các vật mang tin khác. [26]
3


- Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn,
nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ bao
gồm bản gốc, bản chính, trong trường hợp khơng có bản gốc, bản chính thì
được thay thế bằng bản sao hợp pháp. [26]
Theo Điều 9 Luật Lưu trữ có quy định “ Người được giao giải quyết,
theo dõi cơng việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc
được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; trước khi nghỉ hưu,

thơi việc hoặc chuyển cơng tác khác thì phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu
cho người có trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm quản lý tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ
quan, người đứng đầu đơn vị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức
thực hiện việc lập hồ sơ, bảo quản và nộp lưu hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào
Lưu trữ cơ quan. Ngoài ra tại điều 18 của Luật lưu trữ cũng quy định “Hội
đồng xác định giá trị tài liệu được thành lập để tham mưu cho người đứng đầu
cơ quan, tổ chức trong việc xác định thời hạn bảo quản, lựa chọn tài liệu để
giao nộp vào Lưu trữ cơ quan, lựa chọn tài liệu lưu trữ của Lưu trữ cơ quan để
giao nộp vào Lưu trữ lịch sử và loại tài liệu hết giá trị. [26]
Hiện nay việc thu thập hồ sơ tài liệu có giá trị lịch sử thuộc Phông lưu
trữ Nhà nước Việt Nam thuộc thẩm quyền của các cơ quan lưu trữ nhà nước,
song thực tế cho thấy công tác lưu trữ tài liệu nói chung, tài liệu chun mơn
của các Ngành còn nhiều hạn chế, bất cập. Phần lớn tài liệu thu thập về không
đủ thành phần, hồ sơ tài liệu hình thành ra có lập hồ sơ nhưng chỉ mang tính
đối phó khơng đảm bảo chất lượng, xác định thời hạn bảo quản theo cảm tính,
chính vì thế khi giao nộp vào lưu trữ lịch sử thì các phịng kho lưu trữ này lại
phải tiến hành chỉnh lý lại khối tài liệu thu được. Điều đó gây lãng phí tiền,
kho tàng, thời gian cán bộ nhân viên lưu trữ. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp

4


hữu hiệu, kịp thời để xác định được những tài liệu có giá trị lịch sử để từ đó
làm căn cứ xây dựng danh mục những hồ sơ tài liệu có giá trị của từng ngành,
cơ quan cần nộp vào lưu trữ lịch sử là một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp
bách.
Tổng cục Thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức
năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản

thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu
khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý
thuế theo quy định của pháp luật. Tài liệu hình thành trong hoạt động của
Tổng cục Thuế có ý nghĩa về nhiều mặt như : chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội và là nguồn nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia .
Tại cơ quan Tổng cục Thuế đã thực hiện định kỳ việc nộp lưu vào lưu
trữ lịch sử, tuy nhiên cơ quan chưa xây dựng được danh mục hồ sơ để thống
nhất trong việc xác định những hồ sơ tài liệu nào cần nộp lưu trữ lịch sử, loại
nào cần để lại lưu trữ hiện hành.Một nguyên nhân khách quan nữa do nhiều
đơn vị chưa thực hiện việc giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành đúng quy
định, nhiều tài liệu có giá trị vĩnh viễn đều đang được lưu trữ tại các Vụ, đơn
vị soạn thảo dẫn đến hồ sơ tài liệu tại kho lưu trữ cơ quan không đầy đủ,
không phản ánh được chức năng, nhiệm vụ, các mặt hoạt động của cơ quan,
gây khó khăn cho cơng tác khai thác hồ sơ và công tác giao nộp vào kho lưu
trữ lịch sử. Chính vì thế rất khó khăn cho công tác xác định danh mục tài liệu
giao nộp vào lưu trữ lịch sử. Xuất phát từ thực tế đó tôi quyết định lựa chọn
vấn đề “Xác định danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế cần nộp lưu
vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia ” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là:

5


+ Khảo sát và đánh giá những quy định hiện hành về hồ sơ, tài liệu của Tổng
cục Thuế cần nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định danh mục hồ sơ, tài liệu cần nộp
vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.
+ Xây dựng danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế cần giao nộp vào
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề sau:
+ Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về xác định giá trị tài liệu trong cơng tác lưu
trữ;
+ Tìm hiểu các văn bản quy định về xác định thành phần tài liệu nộp lưu vào
lưu trữ lịch sử.
+ Tìm hiểu lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của Tổng cục Thuế;
+Tìm hiểu thành phần nội dung và giá trị của tài liệu tại cơ quan Tổng cục
Thuế.
+Tìm hiểu rõ vai trị, vị trí của Tổng cục Thuế trong hệ thống cơ quan Nhà
nước.
+Vận dụng cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để nghiên cứu xác định danh
mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế cần nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ;
- Các văn bản quy định về xác định giá trị tài liệu, bảng thời hạn bảo quản hồ
sơ tài liệu ngành Thuế.

6


- Các tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Tổng cục Thuế để từ
đó làm căn cứ xác định danh mục hồ sơ, tài liệu cần nộp lưu Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để xác định danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế cần nộp lưu
Trung tâm Lưu trữ quốc gia, thì trước hết đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu khối tài liệu

hành chính hình thành trong q trình hoạt động của Tổng cục Thuế. Do tài
liệu thuế mang tính đặc thù nên chúng ta quan tâm nghiên cứu khối tài liệu
chun mơn của Tổng cục Thuế, bởi vì những tài liệu này được sản sinh trong
hoạt động và phản ảnh chức năng, nhiệm vụ của các Vụ, đơn vị trong cơ
quan.
Có một số lý do để chúng tơi quyết định chọn năm 2003 làm giới hạn
thời gian nghiên cứu của đề tài:
Tài liệu trước năm 2003 khối lượng tài liệu khơng đầy đủ, hệ thống
thuế thời gian đó chưa thống nhất, vì vậy theo chúng tơi khơng có tính đại
diện cho tài liệu của một phông lưu trữ cơ quan.
Tài liệu sản sinh từ năm 2003 đến nay là tài liệu hình thành đã phản
ánh đầy đủ theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan. Ngày 7/8/1990 Hội đồng
Bộ trưởng đã ban hành nghị định số 281/ HĐBT về việc thành lập hệ thống
thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Từ đây ngành Thuế nhà nước
được hợp nhất từ 3 hệ thống tổ chức: Thu quốc doanh, thuế công thương
nghiệp, thuế nông nghiệp, thực hiện sự đổi mới cơ bản về hệ thống tổ chức
thống nhất, kiện toàn bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm các mục
tiêu cải cách hệ thống thuế mới với hiệu quả cao nhất. Ngành thuế nhà nước
được tổ chức qua 3 cấp từ Tổng cục Thuế, Cục Thuế đến Chi cục Thuế ở
trung ương, tỉnh, TP và huyện được xác định rõ quyền hạn trách nhiệm và sự
phân công cụ thể hợp lý giữa cơ quan thuế ngành dọc cấp trên và chính quyền

7


từng cấp trong tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách
chế độ thuế chung cả nước và trên địa bàn lãnh thổ theo nguyên tắc song hành
lãnh đạo....
Từ năm 2003 thực hiện Chỉ thị số 44/CT-TW ngày 04/11/1998 của Bộ
Chính trị, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thành lập Ban soạn thảo để nghiên

cứu trình Thủ tướng sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ
chức sắp xếp lại ngành Thuế thay thế Nghị định 281/HĐBT ngày 07/8/1990
của Hội đồng Bộ trưởng theo hướng củng cố lại bộ máy, cán bộ đủ để hoạt
động, nâng cao năng lực, thẩm quyền ý thức trách nhiệm, phát huy vai trò của
cơ quan quản lý nhà nước về Thuế, tăng cường hỗ trợ hướng dẫn, kiểm tra thi
hành các luật thuế. Ngày 28/10/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Tài liệu sản
sinh trong thời kỳ này phản ánh chân thực và đầy đủ mọi hoạt động cũng như
chia tách, sáp nhập của các Phòng lên thành các Vụ, đơn vị của Tổng cục
Thuế.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu để xác định danh mục hồ sơ, tài liệu cần nộp lưu vào
Trung tâm Lưu trữ quốc gia là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nước
trên thế giới. Ở Việt Nam nhiều xuất bản phẩm, đề tài nghiên cứu khoa học,
bài viết, luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học của cán bộ,
nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, học viên cao học, sinh viên đã đề cập đến
vấn về nộp lưu trữ lịch sử cụ thể :
Về sách lý luận có cuốn “Lý luận và thực tiễn cơng tác lưu trữ” (NXB
Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990) do nhóm tác giả Đào
Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền , Nguyễn Văn Thâm,

8


biên soạn; “Văn bản và Lưu trữ học đại cương” (NXB giáo dục năm 1997) do
Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Hàm biên soạn.
Đề tài nghiên cứu khoa học có một số cơng trình như : “Nghiên cứu cơ
sở khoa học để xây dựng nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ
cấphuyện” [33] ; “Nghiên cứu xác định thành phần tài liệu tiêu biểu thuộc

diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3 của các cơ quan quản lý nhà
nước Trung ương” (Nguyễn Thị Tâm làm chủ nhiệm, mã số 99-98-030).
Các bài viết đăng trên tạp chí như: “Xác định giá trị tài liệu – nhiệm
vụ khó khăn nhất trong các lưu trữ hiện nay” [22] ; “Bàn về tiêu chuẩn đánh
giá tài liệu lưu trữ” ( Văn Lưu, Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 2, năm 1975,
trang 18); “Những nghiên cứu về xác định giá trị tài liệu ở nước ta nửa thế kỷ
qua”( Thanh Mai, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 8, năm 2012, trang
50); “Bàn về vấn đề xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu phổ biến hình
thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức” ( Thanh Mai, Tạp chí Văn
thư Lưu trữ Việt Nam, số 5, năm 2011, trang 14).
Về luận văn thạc sỹ, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học của học
viên cao học, sinh viên đã có nhiều đề tài tài nghiên cứu về xác định giá trị tài
liệu, xác định nguồn tài liệu nộp vào Trung tâm lưu trữ tỉnh, thành phố; xác
định thành phần và nội dung tài liệu cần nộp vào Trung tâm lưu trữ quốc gia;
xác định nguồn và thành phần tài liệu bổ sung vào lưu trữ hiện hành.
VD: “Xác định giá trị tài liệu phông lưu trữ cơ quan Bộ Văn hóa Thơng tin” (Trần Thị Thương Huyền, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 1995, Tư
liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) ; “Xác định thành phần và nội
dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm
lưu trữ Quốc gia 3” [9] .
Những công trình nghiên cứu ở trên đều đã đề cập các vấn đề về xác
định giá trị tài liệu, thành phần nội dung tài liệu đến từng cơ quan, nhưng

9


chưa đề cập đến cụ thể vấn đề về xác định danh mục hồ sơ, tài liệu để giao
nộp vào Trung tâm lưu trữ quốc gia đối với tài liệu Thuế. Với đề tài này
chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu giải quyết những vấn đề mà chưa có cơng trình
nào nghiên cứu về xác định danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế cần
nộp lưu vào Trung tâm lưu trữ quốc gia .

6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nhận thức luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử và lưu trữ học để làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng
giữa lý luận và thực tiễn của việc xác định giá trị tài liệu của Tổng cục Thuế ở
hai phương diện giá trị thực tiễn và giá trị lịch sử đối với cơ quan để từ đó
phân tích đánh giá được chính xác giá trị tài liệu làm căn cứ xác định danh
mục hồ sơ, tài liêu nộp lưu trữ lịch sử. Cụ thể chúng tơi có sử dụng một số
phương pháp sau:
+ Phương pháp lịch sử: Để tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của
Tổng cục Thuế.
+ Phương pháp hệ thống: là phương pháp cơ bản được sử dụng trong khi thực
hiện đề tài, khi nghiên cứu tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan
chúng tơi đã đặt tài liệu trong hệ thống để đánh giá mối liên hệ, vai trò của tài
liệu đối với hoạt động của cơ quan. Nhờ đó chúng tơi có được cái nhìn tổng
quát về cơ cấu, về thành phần nội dung tài liệu hình thành trong quá trình hoạt
động của cơ quan, đơn vị đó.
+ Phương pháp phân tích chức năng: Phương pháp này được chúng tôi vận
dụng trong xác định vai trị của Tổng cục Thuế có vị trí quan trọng trong hệ
thống các các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách Tài chính, thuế của đất
nước , và tầm quan trọng của tài liệu hình thành trong hoạt động của Tổng
cục, từ đó giúp chúng tơi lựa chọn được những hồ sơ, tài liệu có giá trị cần
nộp vào Lưu trữ cố định. Ví dụ hồ sơ về xây dựng văn bản quy phạm pháp

10


luật Thuế, Hồ sơ giao dự toán năm của Tổng cục Thuế… sẽ được ưu tiên nộp
vào Trung tâm lưu trữ quốc gia . Tài liệu Tổng cục Thuế làm ra sẽ mang tính
chỉ đạo, hướng dẫn, tổng kết về chuyên môn đối với ngành Thuế, vận dụng
phương pháp phân tích chức năng của Tổng cục Thuế và tài liệu do Tổng cục

Thuế sản sinh ra đã giúp chúng tôi xác định được những tài liệu có giá trị để
xây dựng danh mục hồ sơ, tài liệu nộpvào Trung tâm lưu trữ quốc gia .
+ Phương pháp điều tra, khảo sát : Chúng tơi chọn phương pháp này nhằm
tìm hiểu những ý kiến, quan điểm của lãnh đạo và cán bộ của cơ quan trực
tiếp làm công tác lưu trữ để thấy được quan điểm, suy nghĩ của cán bộ trong
việc nghiên cứu nhằm đổi mới công tác lưu trữ tại cơ quan. Ngồi ra chúng
tơi cịn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tài liệu lưu trữ của Tổng cục
Thuế hiện đang bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia. Trên cơ sở đó rút ra
những kết luận, nhận xét về công tác nộp lưu tài liệu lưu trữ nói chung, tài
liệu chun mơn nói riêng của Tổng cục Thuế trong thời gian qua.
+ Phương pháp tổng hợp: Những kết quả thu hoạch trong quá trình khảo sát,
điều tra thực tế đã được chúng tôi tổng hợp, phân tích, đánh giá để xác định
Danh mục hồ sơ, tài liệu lưu trữ của Tổng cục Thuế cần nộp lưu vào Trung
tâm Lưu trữ quốc gia .
7. Nguồn tài liệu tham khảo
- Các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn của Nhà nước, của Tổng cục
Thuế về công tác lưu trữ, hướng dẫn thành phần tài liệu giao nộp vào lưu trữ
lịch sử .
- Các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Thuế ;
- Các giáo trình về lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ
- Các bài viết trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam liên có liên quan đến
xác định giá trị tài liệu, xây dựng danh mục hồ sơ, tài liệu.

11


- Các luận văn thạc sĩ của học viên cao học Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phịng có liên quan đến xác định giá trị tài liệu, xác định thành phần tài liệu
giao nộp vào Trung tâm lưu trữ quốc gia.

8. Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu xác định danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế cần nộp
lưu vào Trung tâm lưu trữ quốc gia theo Danh mục số 1 Nhà nước quy định.
- Là cơ sở giúp người quản lý, người thực hiện công tác lưu trữ dễ dàng triển
khai nhiệm vụ của mình khi tiến hành giao nộp tài liệu vào Lưu trữ lịch sử,
hạn chế việc giao nộp tài liệu thực sự chỉ có giá trị hiện hành vào lưu trữ lịch
sử.
- Giúp Trung tâm lưu trữ Quốc gia có cơ sở tiếp nhận, kiểm tra tài liệu của
Tổng cục Thuế khi giao nộp vào được chính xác.
- Làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên và học viên cao học ngành Lưu trữ
học và Quản trị văn phòng.
9. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1. Thành phần, nội dung và giá trị của tài liệu lưu trữ hình
thành trong hoạt động của Tổng cục Thuế.
Nội dung của chương 1 chủ yếu là nêu sơ lược về quá trình hình thành
và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Thuế; Tìm hiểu về thành phần, nội dung, giá trị của tài liệu lưu trữ của Tổng
cục Thuế;. Đây sẽ là tiền đề để tác giả đưa ra các cơ sở xác định danh mục hồ
sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế cần nộp lưu vào Trung tâm lưu trữ quốc gia .
Chương 2. Cơ sở để xác định danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế
cần nộp lưu vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia
Trong chương này chúng tôi đề cập tới việc vận dụng một số căn cứ
để xác định những tài liệu có giá trị lịch sử và dựa trên những cơ sở lý luận,

12


thực tiễn, pháp lý để từ đó xác định Danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục
Thuế cần nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia .

Chương 3. Đề xuất Danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế cần nộp
lưu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
Đây là chương chính của đề tài, kết quả nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa
bằng Danh mục hồ sơ, tài liệu của Tổng cục Thuế cần nộp lưu vào Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia.

13


CHƯƠNG 1
THÀNH P HẦN, NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA
TÀI LIỆU LƯU TRỮ HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔNG CỤC THUẾ
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành Tổng cục Thuế
Thuế ra đời phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà
nước. Thuế là một đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà
nước. Từ khi nhà nước ra đời thì thuế cũng đã xuất hiện, thuế là sản phẩm tất
yếu khi hình thành bộ máy nhà nước, ngược lại thuế là công cụ đảm bảo cung
cấp phương tiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của hệ thống bộ
máy nhà nước.
- Trước năm 1945, thuế tồn tại ở nước ta như một gánh nặng dưới sự cai trị
của giai cấp phong kiến và cả những chính sách vơ vét, bóc lột của thực dân
Pháp.
- Từ năm 1945 đến năm 1958:
Ngày 10/9/1945 Chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 27/SL đặt ra Sở
Thuế quan và Thuế gián thu (trực thuộc Bộ Tài chính) để đảm nhiệm công
việc của Sở Tổng thanh tra độc quyền muối, thuốc phiện và các Sở thương
chính Bắc, Trung, Nam kỳ.
Ngày 29/5/1946; Theo sắch lệnh 75/SL, cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ
Tài chính được thay đổi. Về thuế, có nha thuế quan và thuế gián thu; Nha thuế

trực thu; Nha thuế trước bạ - Công sản - điền thổ (sau chuyển thành Nha cơng
sản trực thu - địa chính được gọi là Nha Công - Trực - Địa). Riêng về thuế
quan và thuế gián thu, ở từng kỳ có Sở thuế quan và thuế gián thu; ở tỉnh có
Ty chánh thu thuế quan; ở các khu vực có nguồn thu quan trọng hoặc có đồng
muối thì có Ty phụ thu thuế quan. Thuế trực thu và các loại thu khác phổ biến
có một phịng trong Uỷ ban hành chính phụ trách.

14


Sau khi có hệ thống chính sách thuế mới dưới chính quyền cách mạng
(1951 -1958). Ngày 14/7/1951 Bộ Tài chính đã thành lập Vụ thuế Nông
nghiệp (nằm trong Bộ Tài chính) với nhiệm vụ nghiên cứu thuế nơng nghiệp,
lập kế hoạch, hướng dẫn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chung cả nước.
Ngày 17/7/1951 Bộ Tài chính đã thành lập hệ thống tổ chức ngành
thuế công thương nghiệp theo ngành dọc trong cả nước (Sở thuế trung ương,
Phân sở thuế liên khu….) để tổ chức thực hiện việc thu thuế công thương
nghiệp trong cả nước.
Từ cuối năm 1954, sau khi Miền Bắc được giải phóng, Nhà nước đã
cơng bố chính sách thuế mới hoàn chỉnh và lần lượt ban hành áp dụng thống
nhất trên toàn Miền Bắc.
- Thời kỳ cải tạo xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc (1959 – 1975):
Ngày 7/4/1959 Bộ Tài chính đã ban hành điều lệ tổ chức, trong đó Sở
thuế Trung ương cũ được chuyển thành Sở thuế Công Thương Nghiệp,
chuyên trách xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách thuế cơng thương
nghiệp, thuế rượu, thuế muối.
Ngày 07/11/1961 Chính phủ có Nghị định số 197-CP về việc quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính, trong đó Sở thuế
Cơng Thương Nghiệp được chuyển thành Vụ Thu quốc doanh và Thuế. Vụ
thuế nông nghiệp được chuyển thành Vụ Tài vụ Hợp tác xã và Thuế nông

nghiệp. Ngành thuế cơng thương nghiệp khơng cịn tổ chức theo hệ thống
dọc. Ở địa phương, tổ chức thu quốc doanh và thuế nằm trong cơ quan Tài
chính.
Ngày 20/3/1974 theo Nghị định số 61/CP của Hội đồng Chính phủ
quy định Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bộ Tài chính, trong đó Vụ thu
Quốc doanh và thuế cùng với Vụ tài Vụ Hợp tác xã và thuế Nông nghiệp

15


được giải thể để thành lập Cục thu quốc doanh và Vụ thuế tập thể - cá thể
(đều thuộc Bộ Tài chính).
- Sau năm 1975:
Ngày 15/10/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số
155/HĐBT và 156/HĐBT quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức Bộ Tài
chính và kiện toàn bộ máy thu quốc doanh và thuế trong cơ quan Tài chính.
Trải qua nhiều biến đổi để phù hợp với từng thời kỳ chiến tranh, hồ
bình, thống nhất đất nước, bước đầu xây dựng đất nước và đổi mới thì tổ chức
bộ máy ngành Thuế đã từng tách, sáp nhập, đổi tên, thay đổi chức năng nhiệm
vụ…. không ít lần.
Ngày 7/8/1990 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số
281/HĐBT về việc thành lập ngành thuế nhà nước đươc thống nhất từ ba hệ
thống tổ chức: Thu quốc doanh, thuế công thương nghiệp thực hiện sự đổi
mới cơ bản về hệ thống tổ chức thống nhất, kiện toàn bộ máy đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, bảo đảm các mục tiêu cải cách hệ thống thuế mới với hiệu quả
cao nhất.
Từ đây, hệ thống thuế của Việt Nam đã tương đối ổn định, Ngành thuế
được tổ chức qua ba cấp từ Tổng cục Thuế, Cục Thuế đến Chi cục Thuế;
được xác định rõ quyền hạn trách nhiệm và sự phân công cụ thể hợp lý giữa
cơ quan thuế ngành dọc cấp trên và chính quyền từng cấp trong tổ chức lãnh

đạo chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chế độ thuế chung cả nước và
trên địa bàn lãnh thổ theo nguyên tắc song hành lãnh đạo...
Tổng cục Thuế là cơ quan đứng đầu Nhà nước trong lĩnh vực Thuế,
trực thuộc Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước Bộ, trước Nhà nước về lĩnh
vực Thuế.
Với số lượng cán bộ ban đầu cịn ít, trình độ chưa đồng đều và hạn chế
về nhiều mặt, đến nay số lượng cán bộ Tổng cục Thuế đã tăng gấp nhiều lần

16


cả về số lượng và chất lượng. Qua thời gian, với sứ mệnh cao cả của mình “là
nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước” các cán bộ ngành Thuế, đặc biệt
là Tổng cục Thuế đã không ngừng cố gắng, tự hồn thiện bản thân, hồn thiện
chính sách thuế và quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao nhất, góp phần to lớn vào
việc tăng thu ngân sách Nhà nước để xây dựng đất nước ngày càng giàu
mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của giai
đoạn cách mạng hiện tại và những thách thức của thời đại mới, hướng tới xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Thuế
Năm 1990, cùng với đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước
các thành phần kinh tế ở Việt Nam đã phát triển nhanh theo cơ chế thị trường
định hướng XHCN. Đảng và Nhà nước cũng chủ trương thực hiện cải cách
thuế, bắt đầu áp dụng một hệ thống thuế thống nhất gồm 9 sắc thuế đối với
mọi thành phần kinh tế. Để thống nhất công tác quản lý thu thuế trong cả
nước, phù hợp với sự chuyển đổi từ nền kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang
nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước.
Ngày 21/8/1990, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 316TC/QĐTCCB về việc thành lập Tổng cục Thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.

Ngày 21/8/1990, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 314TC/QĐTCCB về việc thành lập Cục thuế Nhà nước.
Ngày 26/12/1990, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số
314TC/TCT quy định tạm thời về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
phòng thuộc Tổng cục Thuế.

17


Ngày 24/6/1993, Bộ Tài chính ban hành quyết định số 385TC/QĐTCCB; ngày 9/5/1994 Bộ Tài chính ban hành quyết định số 407TC/QĐTCCB về việc chia tách thành lập mới các phòng thuộc Tổng cục Thuế.
Ngày 03/10/1994,Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số
633TCT/TCCB/QĐ quy định chức năng, nhiệm vụ của một số phòng chia
tách, thành lập mới thuộc Tổng cục Thuế.
Việc hình thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Tổng cục Thuế được chia thành các giai đoạn như sau:
1.2.1. Giai đoạn từ năm 2003-2008
Ngày 28/10/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
218/2003/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Theo Quyết định này, Tổng
cục Thuế có chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa, bao
gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy
định của pháp luật.
Tổng cục Thuế thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
của các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, năm năm và hàng năm của ngành thuế;
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các văn bản quy phạm pháp luật quy định về
quản lý thu thuế; đề xuất, tham gia việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn
bản quy phạm pháp luật về thuế;
- Lập dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà

nước;

18


- Tổ chức thực hiện các luật, pháp lệnh thuế và các văn bản quy phạm pháp
luật khác về thuế, dự toán thu thuế hàng năm, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển của ngành thuế sau khi được phê duyệt;
- Hướng dẫn nghiệp vụ về kê khai thuế, tính thuế, phát hành thông báo thuế,
lệnh thu thuế, thủ tục thu, nộp thuế, các nghiệp vụ khác có liên quan và tổ
chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức và cá nhân thực hiện nghiêm
chỉnh nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện các hoạt
động hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân nộp thuế;
- Trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc
miễn, giảm, hoàn thuế, truy thu thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
quyết định việc ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản
thuế;
- Được quyền yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng
từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; được yêu
cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan cung cấp tài
liệu và phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề
nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa
vụ, trách nhiệm cung cấp tài liệu hoặc không phối hợp với cơ quan thuế để
thu thuế theo quy định của pháp luật;
- Được quyền ấn định thuế theo quy định của các luật thuế; thực hiện các biện
pháp cưỡng chế thi hành pháp luật về thuế; được quyền thông báo công khai
trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế;
- Soạn thảo, đàm phán các Điều ước quốc tế, các hiệp định song phương hoặc
đa phương về thuế theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và tổ chức thực

hiện các Điều ước, các Hiệp định, các dự án, các hoạt động hợp tác quốc tế về
thuế theo quy định của pháp luật;

19


- Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, hồn thuế, miễn, giảm thuế,
nộp thuế, quyết tốn thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với tổ
chức và cá nhân nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được
ủy nhiệm thu thuế; xử lý vi phạm hành chính về thuế, quyết định xử phạt vi
phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ
chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn, thống kê thuế và chế độ báo cáo Tài
chính theo quy định;
- Quản lý hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ
sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định;
- Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành
thuế; hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống ngành thuế;
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động
trong hệ thống tổ chức ngành thuế; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức thuế theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ
Tài chính;
- Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao theo quy
định của pháp luật; thực hiện cơ chế khốn kinh phí do Thủ tướng Chính phủ
quy định;
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng
hoạt động, cơng khai hố thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp
thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho tổ chức và cá nhân thực hiện chính
sách, pháp luật về thuế;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Ngày 14/11/2003, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số
188/2003/QĐ-BTC quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các
20


×