Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại trường đại học dược hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

NGUYỄN THỊ HUẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN - THƢ VIỆN
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN
NGƢỜI HNG DẪN: PG
S. TS. TRẦ

HÀ NỘI, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

NGUYỄN THỊ HUẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ
VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện
Mã số: 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng


TRẦ

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu “Tổ chức và hoạt động thông tin - thƣ viện tại
Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân
tơi và chƣa đƣợc cơng bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của ngƣời
khác. Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc
đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu,
khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn
đều đƣợc trích dẫn tƣờng minh, theo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình./.
Hà Nội, ngày ..… tháng …. năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huế


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các quý Thầy, Cô
giảng viên Khoa Thông tin - Thƣ viện, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Những ngƣời "Thầy" đã tận tình truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt thời gian học tập tại Trƣờng.
Tác giả cũng trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Thƣ viện Trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội - Những ngƣời đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả rất nhiều
trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tác giả không thể hồn thành luận văn này nếu khơng có sự giúp đỡ của các

cán bộ thƣ viện Trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Thƣ viện trƣờng Đại
học Văn hóa Hà Nội. Bằng tất cả lịng biết ơn, tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng
tới các anh chị em cán bộ thƣ viện. Mong rằng sẽ gặp lại các anh chị em đồng
nghiệp trong những công trình nghiên cứu tiếp theo.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS
Nguyễn Hữu Hùng - Thầy là một trong những giảng viên rất tâm huyết với ngành
nghề thông tin - thƣ viện. Với sự tậm tâm hƣớng dẫn và sự giúp đỡ nhiệt tình của
Thầy, tác giả đã hồn thành luận văn này.
Bằng sự cố gắng cao nhất và trong khả năng cho phép, tác giả đã hoàn thành
đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian hạn chế nên luận
văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, tác giả kính mong nhận đƣợc
sự đóng góp ý kiến của q Thầy, Cơ và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …/… / 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Huế


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 4
DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU ............................................................................ 5
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 7
1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 7

2.


Tình hình nghiên cứu .......................................................................................... 9

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 11

4.

Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................... 12

5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 12

6.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 12

7.

Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ........................................................ 13

8.

Dự kiến kết quả nghiên cứu .............................................................................. 13

9.

Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 13


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI ...... 14
1.1 Khái niệm về tổ chức và hoạt động thông tin thƣ viện ................................... 14
1.1.1 Tổ chức Thông tin thư viện................................................................................... 14
1.1.2 Hoạt động Thông tin thư viện .............................................................................. 17
1.1.3 Mối quan hệ giữa tổ chức và hoạt động .............................................................. 19
1.1.4 Các yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động thư viện đại học ...................... 20
1.1.5 Các tiêu chí đánh giá tổ chức và hoạt động thông tin – thư viện ...................... 24
1.2 Khái quát về trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội .................................................... 25
1.3 Khái quát về Thƣ viện Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội ................................... 27
1.3.1 Lịch sử ra đời và phát triển .................................................................................. 27
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức ................................................................. 29
1.3.3 Cơ sở vật chất........................................................................................................ 31
1.4 Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin ......................................................... 31

1


1.5 Vai trò của Thƣ viện Trƣờng Đại học Dƣợc HN đối với sự nghiệp giáo dục
và đào tạo của Nhà trƣờng .................................................................................... 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƢ
VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI................................................... 41
2.1 Thực trạng công tác tổ chức của Thƣ viện Đại học Dƣợc Hà Nội ................ 41
2.1.1 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ....................................................................... 41
2.1.2 Cơ sở vật chất- hạ tầng, trang thiết bị ................................................................. 46
2.1.5 Nhận xét về công tác tổ chức của Thư viện Đại học Dược Hà Nội .................. 53
2.2 Thực trạng hoạt động thông tin -thƣ viện ....................................................... 55
2.2.1 Tạo lập và phát triển nguồn lực thông tin ........................................................... 55
Nguồn lực thơng tin........................................................................................................ 55

2.2.2 Xử lí tài liệu ........................................................................................................... 63
2.2.3 Số hóa tài liệu ........................................................................................................ 68
2.2.4 Tổ chức và bảo quản kho tài liệu ......................................................................... 69
2.2.5 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện ...................................................... 73
2.2.6 Đào tạo Người dùng tin ........................................................................................ 81
2.2.7 Ứng dụng công nghệ thông tin............................................................................. 82
2.2.8 Các hoạt động khác .............................................................................................. 85
2.3 Nhận xét, đánh giá chung về công tác tổ chức và hiệu quả hoạt động của Thƣ
viện Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội ...................................................................... 88
2.3.1 Ưu điểm ................................................................................................................. 88
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................................. 92
2.3.3. Nguyên nhân......................................................................................................... 94
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI. ..... 96
3.1 Giải pháp cho công tác tổ chức Thƣ viện ....................................................... 96
3.1.1 Kiện toàn cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ....................................................... 96
3.1.2 Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất-kĩ thuật .......................................... 101
3.1.3 Chú trọng đầu tư kinh phí cho hoạt động thư viện ........................................... 102

2


3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin-thƣ viện ................ 104
3.2.1 Tăng cường nguồn lực thông tin, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nguồn tài liệu. ... 104
3.2.2 Hồn thiện cơng tác xử lí tài liệu ....................................................................... 106
3.2.3 Chú trọng công tác tổ chức và bảo quản kho tài liệu....................................... 107
3.2.4 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin. .... 108
3.2.5 Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin.......................................... 110
3.2.6 Tăng cường hoạt động đào tạo, hướng dẫn người dùng tin ............................ 112
3.3 Các giải pháp hỗ trợ khác ............................................................................. 116

3.3.1 Tăng cường giao lưu, trao đổi, hợp tác với các cơ quan thông tin – thư viện
trong và ngoài nước ..................................................................................................... 116
3.3.2 Marketing cho Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội ................................. 119
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 124
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 129

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
CBTV

Cán bộ Thƣ viện

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐHDHN

Đại học Dƣợc Hà Nội

NDT

Ngƣời dùng tin

GD ĐH


Giáo dục Đại học

TT-TV

Thông tin – Thƣ viện

TT TT-TV

Trung tâm Thông tin – Thƣ viện

Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
AACR2

Anglo-American Cataloguing Rules 2 nd
Quy tắc biên mục Anh Mỹ xuất bản lần thứ hai

BBK

Bibliotechno - Bibliograficheskaja klassifikacija.
Khung phân loại BBK

CD-ROM

Compact disc Read Only Memory
Bộ nhớ chỉ đọc dùng cho đĩa compact

DDC

DeWey Decimal Classification
Khung phân loại thập phân Dewey


ISBD

International Standard Bibliographic Description
Quy tắc mô tả thƣ mục theo tiêu chuẩn quốc tế

MARC 21

Marchine Readable Cataloguing
Khổ mẫu biên mục có thể đọc đƣợc trên máy tính

OPAC

Online Public access catalog

World Health Organization
WHO

Tổ chức y tế thế giới

4


DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU

Tên Danh mục

STT

Trang


1

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trƣờng ĐHDHN

25

2

Hình 2.1.1-1 Sơ đồ tổ chức thƣ viện

41

3

Hình 2.1.2-1 Sơ đồ hiện trạng mặt bằng Thƣ viện

47

4

Hình 2.1.2-2 Các chức năng của phần mềm ABBY 11

53

5

Hình 2.1.2-3 Website thƣ viện

53


6

Hình 2.2.2-1 Quy trình xử lý tài liệu

65

7

Hình 2.2.2-2 Giao diện nhận dạng tài liệu của phần mềm

71

ABBY 11
8

Hình 2.2.2-3 Giao diện biên mục tài liệu số

71

9

Hình 2.2.3 Ký hiện xếp giá

74

10

Hình 2.2.4-1 Hệ thống mục lục phiếu


77

11

Hình 2.2.4-2 Giao diện OPAC trong phần mềm Libol 6.0

78

12

Hình 2.2.4-3 Giao diện tra cứu tồn văn LibolDigital

79

13

Hình 2.2.4-4 Giao diện trang web thƣ viện

80

14

Hình 2.2.6 Phần mềm ABBY 11

89

15

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Thƣ viện trong tƣơng lai


103

Bảng
1

Bảng 1.3.4-1 Mức độ sử dụng thƣ viện của NDT

34

2

Bảng 1.3.4-2 Loại hình tài liệu NDT quan tâm

35

3

Bảng 2.1.1-1 Bảng thể hiện tỷ lệ giới tính cán bộ thƣ viện

42

4

Bảng 2.1.1-2 Bảng thể hiện tỷ lệ cán bộ theo độ tuổi

42

5

Bảng 2.1.1-3 Bảng thể hiện trình độ chun mơn của CBTV


43

6

Bảng 2.1.1-4 Bảng thể hiện trình độ ngoại ngữ của cán bộ thƣ 44
viện

7

Bảng 2.1.1-5 Bảng phân công lao động của thƣ viện

5

45


8

Bảng 2.1.2-1 Bảng hiện trạng thiết bị CNTT

51

9

Bảng 2.2.1-1 Bảng thống kê tài liệu tại tủ sách các bộ môn

57

10


Bảng 2.2.1-2 Bảng số liệu CSDL thƣ mục

58

11

Bảng 2.2.1-3 Bảng số liệu CSDL toàn văn

59

12

Bảng 2.2.1-4 Bảng thể hiện tài liệu thƣ viện theo ngôn ngữ

60

13

Bảng 2.2.1-5 Bảng thể hiện tài liệu theo nội dung

61

14

Bảng 2.2.1-6 Bảng kê kinh phí bổ sung

63

15


Bảng 2.2.4-5 Mức độ sử dụng sản phẩm thông tin thƣ viện

81

16

Bảng 2.2.4-6 Mức độ sử dụng dịch vụ thông tin thƣ viện

83

17

Bảng 2.2.5-1 Thống kê NDT tham gia lớp đào tạo NDT

85

18

Bảng 2.2.5-2 Bảng số liệu thống kê nguyên nhân NDT

85

không tham gia đào tạo
Biểu đồ
1

Biểu đồ 2.1.1-3 Biểu đồ trình độ học vấn của cán bộ

43


2

Biểu đồ 2.2.1 Biểu đồ thể hiện kinh phí bổ sung

64

3

Biểu đồ 2.3-1 Mức độ đáp ứng tài liệu về số lƣợng

96

4

Biểu đồ 2.3-2 Mức độ đáp ứng tài liệu về nội dung

95

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà Nƣớc ta luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc và phát
huy yếu tố con ngƣời. Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn
lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con ngƣời, chủ thể của tất cả những sáng
tạo, những nguồn của cải vật chất và văn hóa, những nền văn minh của các quốc
gia. Xây dựng và phát triển con ngƣời có trí tuệ cao, cƣờng tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực, đồng thời cũng là

mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Để đạt đƣợc điều đó, giáo dục - đào tạo có vai trị
quyết định. Giáo dục - đào tạo là môi trƣờng để phát triển và bồi dƣỡng nhân tài
cho đất nƣớc.
Nhận thức vai trò của giáo dục - đào tạo, Nghị quyết của Hội nghị ban Chấp
hành Trung ƣơng lần thứ 2 ( khóa VIII ) đã khẳng định: " Thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với
khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển
xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính
sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục - đào tạo đặc biệt là chính sách đầu tư và
chính sách tiền lương. Có giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục." [2].
Khi nói đến vai trị của Giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh tế,
không thể khơng kể đến vai trị của giáo dục đại học.
Giáo dục đại học hiện đại là một trong những thành tích vĩ đại nhất của nền
văn minh nhân loại. Nhƣng giá trị của giáo dục đại học không chỉ nằm trong các
kiến thức chính xác và sâu sắc mà giáo dục đại học đem đến cho thế hệ trẻ, mà
còn trong các giá trị đạo đức mà giáo dục đại học có thể giúp thế hệ trẻ đóng góp
cho các tiến bộ xã hội khi họ ra trƣờng và trở thành những ngƣời chín chắc và
trƣởng thành thực sự. Alexander Griboyedov, một nhà soạn kịch Nga thế kỷ 19
đã từng nói: "Con người càng được giáo dục nhiều thì mức độ hữu dụng của họ
đối với đất nước của họ càng tăng."

7


Ở Việt Nam hiện nay, đã hình thành mạng lƣới giáo dục đào tạo bậc đại học
với đầy đủ các lĩnh vực. Trong số những lĩnh vực đƣợc quan tâm là lĩnh vực y tế và
chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trƣờng ĐH Dƣợc HN, với sứ mạng lịch sử là nơi tiên phong trong việc đào
tạo đội ngũ cán bộ Dƣợc cho ngành Y tế Việt Nam có trình độ cao ngang tầm khu
vực và thế giới. Trƣờng là một trong những trung tâm hàng đầu của cả nƣớc về
nghiên cứu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, là đầu mối giao lƣu quốc tế

trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành Dƣợc. Góp phần làm nên
sứ mạng lịch sử chung của Trƣờng phải kể đến sự đóng góp khơng nhỏ của Thƣ
viện.
Thƣ viện luôn gắn liền với giáo dục và là công cụ đắc lực của giáo dục trong
việc truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải
trí của mọi tầng lớp nhân dân. Trong thời đại mới, Thƣ viện mang một sắc thái mới:
là trung tâm thơng tin “ góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, phát triển khoa học, cơng nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ cơng cuộc cơng
nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước”.
Thƣ viện Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội là môi trƣờng tốt để sinh viên rèn
luyện khả năng tƣ duy độc lập, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu. Đây cũng là
nơi cán bộ, giảng viên cập nhật, trau dồi kiến thức , qua đó nâng cao chất lƣợng bài
giảng, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng. Thƣ viện Trƣờng
có vai trị to lớn trong việc cải tiến nội dung chƣơng trình giảng dạy của Nhà
Trƣờng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ Dƣợc sĩ ở trình độ
đại học và sau đại học của cả nƣớc.
Trong những năm gần đây, hoạt động TT-TV của Thƣ viện Trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội đã có một số đổi mới và đạt đƣợc những thành quả quan trọng. Tuy
nhiên, so với yêu cầu phát triển của nhà trƣờng và so với các TT TT-TV y dƣợc
trong và ngồi khu vực thì Thƣ viện nhà trƣờng cần phải có những bƣớc đột phá
hơn nữa, để có thể xứng với thƣơng hiệu riêng “Đại học Dược Hà Nội”.

8


Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng đó, Tác giả đã chọn đề tài: “
Tổ chức và hoạt động Thông tin – Thư viện tại Trường Đại học Dược Hà Nội" làm
đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cơng tác Thƣ viện Trƣờng đại học đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, trong

Kỷ yếu hội nghị Thƣ viện các Trƣờng Đại học, cao đẳng lần thứ nhất do Bộ văn
hóa, thể thao và du lịch , Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức, trong đó có
chuyên luận của Vụ Thƣ viện về “ Đầu tư xây dựng thư viện hiện đại đáp ứng yêu
cầu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
trong các trường đại học ở nước ta”[43], Vụ giáo dục đại học cũng có chuyên luận
về “ Hướng đến một mơ hình thư viện đại học hiện đại phục vụ chiến lược nâng cao
chất lượng giáo dục đại học.”[42]. Hai chuyên luận này đã nêu rõ thực trạng Thƣ
viện các trƣờng Đại học và đƣa ra các phƣơng hƣớng phát triển thƣ viện đại học
trong thời gian tới. Tuy nhiên đây chỉ mới là định hƣớng chung cho tất cả các Thƣ
viện đại học mà chƣa đi sâu chi tiết vào từng Thƣ viện đại học của các khối ngành
cụ thể.
Nói về vấn đề tổ chức và hoạt động Thông tin – Thƣ viện, không thể không
kể đến những đề tài vừa mang tính hệ thống lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
của một số tác giả nổi tiếng trong ngành TT-TV nhƣ: đề tài: “ Một số vấn đề về tổ
chức và quản lý Thư viện đại học”[11], Đề xuất đổi mới thư viện đại học Việt Nam
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội nghị quốc tế “Thƣ viện Việt Nam
hội nhập và phát triển”, 2006.[12] của Nguyễn Huy Chƣơng và Một số vấn đề đổi
mới hoạt động thông tin thư viện đại học”[36] của Trần Mạnh Tuấn
“ Thư viện các trường Đại học với việc nâng cao chất lượng giáo dục” của tác giả
Nguyễn Thị Lan Thanh [31]
"Xử lý tài liệu tại Trung tâm thông tin - thư viện đại học quốc gia Hà Nội" [18] của
Trần Thị Quý [ 26]
“Đổi mới hoạt động thông tin- thư viện tại các trường đại học phục vụ đào tạo theo
học chế tín chỉ”, “Trần Thị Minh Nguyệt.[23]

9


Cũng nghiên cứu cụ thể về tổ chức và hoạt động thơng tin thƣ viện nói
chung, nhƣng áp dụng cụ thể vào các đơn vị thông tin - thƣ viện Việt Nam phải kể

đếncác đề tài luận văn nhƣ:Trần Văn Hồng: "Tổ chức và hoạt động của mạng lưới
thư viện huyện ở thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp.(2013) [17]. Đề
tài đã làm rõ nét cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động, thực trạng công tác tổ chức
và hoạt động của mạng lƣới thƣ viện huyện ở TPHCM và đƣa ra những giải pháp
hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các thƣ viện trong mạng lƣới thƣ viện
huyện.
Cũng nghiên cứu chi tiết tổ chức và hoạt động thông tin thƣ viện nhƣng ở các
đơn vị là Thƣ viện trƣờng đại học phải kể đến nhƣ:
đề tài: “ Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TT TT-TV Trường Đại
học Hà Nội trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp đào tạo của nhà trường” của Phạm
Lan Anh.(2009)[1]
“Tổ chức và hoạt động của Thư viện Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong giai đoạn
hội nhập quốc tế” của tác giả Phạm Việt Hiếu, (2010) [16]
“Đổi mới hoạt động thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ
tại Đại học Quốc Gia Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2011)[33]
Gần đây có các đề tài nhƣ:
"Tổ chức và hoạt động tại kho mượn thư viện Tạ Quang Bửu Trường ĐH Bách
Khoa HN phục vụ đào tạo tín chỉ" của Trần Thị Tuyến (2014) [39]
Các đề tài này đã nêu ra đƣợc những vấn đề cụ thể trong hoạt động TT-TV
của từng TT TT – TV khác nhau và đƣa ra đƣợc những biện pháp nhằm hoàn thiện,
tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TT TT-TV cụ thể.
Nhìn chung, ở các đề tài này đã mang những sắc thái mới mẻ hơn trong việc
đề cập đến những vấn đề cơ bản trong hoạt động thông tin – thƣ viện và giải pháp
tăng cƣờng hoạt động thông tin – thƣ viện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, phục
vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Mỗi đề tài đi sâu chi tiết vào hoạt động của từng
cơ quan thông tin - thƣ viện cụ thể.

10



Cũng đề cập đến vấn đề hoàn thiện hoạt động thông tin thƣ viện nhƣ trên
nhƣng mang sắc thái riêng cho một số cơ quan thông tin thƣ viện hoạt động trong
lĩnh vực y tế, cũng đã có một số đề tài đề cập đến nhƣ:, Luận văn thạc sĩ “Tăng
cường hoạt động TT-TV tại Viện Công nghệ thông tin - Thư viện Y học Trung
ương” của Dương Thị Thu Bảo (2011)[3]. Đầu năm 2014 có luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Thị Hồng Thiện "Tổ chức và hoạt động tại Thư viện trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định. [34]. Các đề tài này đã khái quát đƣợc sứ mạng và tầm quan
trọng của Thƣ viện đối với các trƣờng ĐH trong ngành y tế. Nêu đƣợc thực trạng và
đƣa ra những giải pháp rất cụ thể đối với thƣ viện từng trƣờng trong ngành y tế.
Tuy nhiên, cùng một vấn đề nghiên cứu này nhƣng trên đối tƣợng cụ thể và
phạm vi nghiên cứu cụ thể là tổ chức và hoạt động TT-TV tại Trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội thì chƣa có một cơng trình nghiên cứu nào đề cập tới.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu nhƣ vậy, có thể khẳng định đề tài “ Tổ chức
và hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Dược Hà Nội ” là một đề tài
có nội dung nghiên cứu mang tính mới mẻ và khơng trùng lặp với đề tài nào trong
và ngồi nƣớc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
- Nghiên cứu thực trạng cơng tác tổ chức và hoạt động thông tin – thƣ viện của
Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động TT-TV của trƣờng trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nhiệm vụ và yêu cầu đào tạo của Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội trong sự
nghiệp đào tạo đội ngũ dƣợc sĩ ở Việt Nam
- Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin của Ngƣời dùng tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động TT-TV tại Trƣờng ĐHDHN, đánh giá
khả năng đáp ứng thông tin phục vụ việc học tập, nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực y dƣợc.


11


- Luận chứng và đƣa ra những giải pháp cụ thể, có tính khả thi đối với cơng tác tổ
chức và hoạt động TT-TV tại trƣờng ĐHDHN góp phần đáp ứng yêu cầu học tập,
nghiên cứu khoa học đào tạo đội ngũ Dƣợc sĩ của Nhà Trƣờng.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu đặt ra là: Hoạt động TT-TV của Trƣờng ĐHDHN hiện còn
những bất cập dẫn tới Thƣ viện chƣa đáp ứng đƣợc công cuộc giáo dục & đào tạo
đội ngũ dƣợc sĩ của Trƣờng ĐHDHN. Do đó, để góp phần nâng cao chất lƣợng giáo
dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trƣờng cần phải nghiên cứu nâng cao
chất lƣợng về tổ chức và hiệu quả hoạt động của Thƣ viện.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thông tin – thƣ viện của trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Thƣ viện trƣờng, tủ sách các bộ môn của trƣờng Đại học Dƣợc Hà
Nội
+ Thời gian: từ khi Thƣ viện đƣợc quyết định là một đơn vị độc lập đến nay (2009nay)
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà
nƣớc về phát triển sự nghiệp thông tin-thƣ viện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
và đào tạo
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu, các trang web liên quan đến đề
tài.
- Phƣơng pháp khảo sát thực tiễn, điều tra bằng bảng hỏi
- Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

12


- Thống kê số liệu
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Luận văn góp phần vào việc hệ thống hóa những nghiên cứu lý luận về tổ
chức và hoạt động TT-TV đồng thời làm sáng tỏ vị trí, vai trị và u cầu của hoạt
động TT-TV đối với các Trung tâm TT-TV trong công cuộc đổi mới giáo dục đại
học ở Việt Nam hiện nay.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ đƣa ra những biện pháp cụ thể, mang tính khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động TT-TV tại Trƣờng ĐHDHN nói riêng và các cơ quan
TT-TV đại học ở Việt Nam nói chung.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Đánh giá đúng vai trò của hoạt động TT-TV đối với sự nghiệp giáo dục và đào
tạo
- Kết quả nghiên cứu sẽ nêu rõ thực trạng hoạt đông TT-TV tại Trƣờng
ĐHDHN, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động của Thƣ viện.
- Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động TT-TV của đơn vị
đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trƣờng
ĐHDHN.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động Thông tin – Thƣ
viện tại Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động Thông tin –Thƣ viện của

Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao tổ chức và hoạt động TT-TV của
Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.

13


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
1.1 Khái niệm về tổ chức và hoạt động thông tin thƣ viện
1.1.1 Tổ chức Thông tin thư viện
Có rất nhiều cách hiểu về tổ chức. Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê
chủ biên[25], khái niệm tổ chức đƣợc xem xét với ba định nghĩa sau:
- Làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức
năng chung nhất định.
- Làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có đƣợc
hiệu quả tốt nhất
- Tập hợp ngƣời đƣợc tổ chức lại, hoạt động vì những quyền lợi chung,
nhằm mục đích chung.
Theo Từ điển tiếng Việt do tác giả Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm chỉnh lý và
bổ sung (1994) [30] thì khái niệm tổ chức đƣợc định nghĩa nhƣ là: “Sắp xếp các bộ
phận cho ăn nhịp với nhau để toàn bộ là một cơ cấu nhất định”
PGS.TS Trần Thị Quý trong tập bài giảng môn Thông tin học nâng cao cho
rằng: “Tổ chức là tổ hợp các thành phần, thông qua các luồng thông tin có quan hệ
chặt chẽ với nhau, cùng hỗ trợ và thúc đẩy nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung
trong một môi trƣờng nhất định” [28, tr44-53]
Nhƣ vậy, tổ chức là cơng việc khởi đầu, hạt nhân để hình thành một cơ quan,
xí nghiệp…vv đồng thời tổ chức ln song song tồn tại và phát triển trong đời sống
xã hội. Trong cơng việc mỗi ngƣời thƣờng tự bố trí, sắp xếp mối liên hệ các cơng
việc với nhau nhằm hồn thành các cơng việc đƣợc giao.

Tổ chức đóng vai trị rất quan trọng trong các chế độ xã hội, các lĩnh vực và
ngành nghề. Tổ chức đóng vai trị quyết định sự hình thành phát triển trong cơng
việc nói riêng và quản lý nói chung.
Cơng tác tổ chức trong thƣ viện đƣợc hiểu là bố trí nhân sự, sắp xếp các bộ
phận trong dây truyền tài liệu, động viên các nguồn lực (nguồn lực thông tin, cơ sở
vật chất, trang thiết bị, ..) để đƣa thƣ viện vào hoạt động một cách hiệu quả.

14


Công tác tổ chức là công việc đầu tiên phải thực hiện khi thành lập hay cải tổ
một thƣ viện. Nội dung của công tác tổ chức là thiết lập bộ máy tổ chức của thƣ
viện, bố trí, sắp xếp nhân sự, xây dựng quy chế vận hành của thƣ viện.
Cơ quan thông tin – thƣ viện là một thiết chế văn hóa giáo dục có nhiệm vụ
thu thập, xử lý, bảo quản vốn tài liệu hợp lí và đƣa tài liệu phục vụ NDT một cách
tiết kiệm và hiệu quả nhất. Tổ chức thƣ viện là một phần của tổ chức văn hóa. Để tổ
chức một cơ quan thơng tin – thƣ viện phải luôn bám vào nội dung và u cầu của
tổ chức quản lý văn hóa.
Đích hoạt động thông tin – thƣ viện xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin
của NDT. Nhu cầu tin là tính chất của một đối tƣợng cá nhân, tập thể, thể hiện sự
cần thiết tiếp nhận thông tin phù hợp với hành vi hay cơng việc mà đối tƣợng đó
đang thực hiện.
Tổ chức hoạt động thông tin – thƣ viện là sự tổng hợp các phƣơng pháp lao
động khoa học nhằm mục đích phục vụ tối đa nhu cầu tin của NDT với thời gian,
chi phí ít nhất.
Tổ chức và hoạt động thông tin – thƣ viện là việc thiết lập cơ cấu thích hợp
để thƣ viện tồn tại và phát triển, đó là xây dựng cơ quan TT-TV với hệ thống phòng
ban chức năng, qui định nhiệm vụ, chức năng, bố trí nhân sự, trang thiết bị, đào tạo
cán bộ và hƣớng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ để vận hành thƣ viện.
Trong thƣ viện các trƣờng đại học, thiết lập cơ cấu tổ chức là công việc đầu

tiên phải tiến hành khi xây dựng thƣ viện. Cơ cấu tổ chức phù hợp là một trong
những yếu tố quan trọng, có tác động tích cực đến sự tồn tại và phát triển bền vững
của thƣ viện.
Thông thƣờng, thƣ viện đại học đƣợc tổ chức theo các cơ cấu sau đây:
- Cơ cấu tổ chức trực tuyến: trong cơ cấu này ngƣời quản lý thƣ viện (giám
đốc) nắm toàn quyền điều hành thƣ viện, ra quyết định và chịu trách hồn tồn về
mọi quyết định mà mình ban ra cũng nhƣ mọi hoạt động của thƣ viện. Đây là cơ cấu
tổ chức đơn giản, phù hợp với phần lớn thƣ viện đại học có quy mơ nhỏ, số lƣợng
tài liệu cũng nhƣ số lƣợng ngƣời dùng tin không lớn. Ƣu điểm của kiểu tổ chức theo

15


cơ cấu trực tuyến là sự chỉ đạo mang tính tập trung, mọi quyết định nhanh chóng
đƣợc thi hành. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức này cũng có nhƣợc điểm là thiếu linh hoạt,
đòi hỏi ngƣời lãnh đạo cao nhất phải có kiến thức đủ rộng, phải có tầm nhìn bao
quát và có trách nhiệm cao.
- Cơ cấu tổ chức trực tuyến – tham mƣu: cơ cấu này tƣơng tự nhƣ cơ cấu tổ
chức trực tuyến nhƣng bên cạnh giám đốc thƣ viện có thêm bộ phận tham mƣu, cố
vấn (hội đồng khoa học hay nhóm cố vấn). Ƣu điểm của cơ cấu này là tránh đƣợc
sự độc đoán, cá nhân và giúp cho quyết định của lãnh đạo chính xác hơn. Tuy nhiên
cơ cấu này cũng có nhƣợc điểm là khi bộ phận tham mƣu không thật sự giỏi hay bộ
phận này bị chi phối bởi lãnh đạo thì tham mƣu chỉ là hình thức, che đậy sự độc
đốn của lãnh đạo.
- Cơ cấu tổ chức chức năng: Kiểu tổ chức này phân chia thƣ viện thành các
bộ phận chức năng, căn cứ vào năng lực chuyên môn của cán bộ và yêu cầu của
từng bộ phận. Ƣu điểm của kiểu tổ chức này là tính chun mơn hóa cao, sử dụng
đƣợc tối đa năng lực của cán bộ, tuy nhiên cơ cấu này cũng có nhƣợc điểm là có thể
dẫn đến xung đột giữa các bộ phận nếu nhƣ việc phân chia các bộ phận không hợp
lý.

- Cơ cấu tổ chức dự án: cơ cấu này tập hợp một nhóm cán bộ có trình độ
chun mơn phù hợp để thực hiện một cơng việc nào đó (dự án, chƣơng trình,,)
trong một khoảng thời gian nhất định cho tới khi cơng việc hồn thành. Cơ cấu này
có ƣu điểm là linh hoạt, mềm dẻo, thích ứng với hồn cảnh có nhiều thay đổi, biến động
- Cơ cấu tổ chức ma trận: là kiểu tổ chức kết hợp giữa cơ cấu chức năng với
kiểu tổ chức theo cơ cấu dự án. Ƣu điểm của kiểu tổ chức này là vừa mềm dẻo, linh
hoạt vừa phù hợp với sự thay đổi, biến động của hoàn cảnh. Cơ cấu này phù hợp với
các thƣ viện lớn, phục vụ đông đảo bạn đọc, có nhiều chƣơng trình, dự án hay khi
thƣ viện muốn tiến hành cải tổ, xây dựng,..[27, tr.44 – 53].
Trong quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động Thƣ viện đại học (ban hành kèm
theo quyết định số 13/2008/QĐ - BVHTTDL ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xác định thƣ viện các trƣờng đại học là

16


một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của trƣờng đại học với các bộ phận (phòng, ban)
tƣơng ứng với chức năng và nhiệm vụ về nghiệp vụ chuyên môn [9]
1.1.2 Hoạt động Thông tin thư viện
 Khái niệm hoạt động
Trên quan điểm triết học, khái niệm “hoạt động” đƣợc hiểu là một phƣơng
pháp đặc thù của con ngƣời trong mối quan hệ với thế giới xung quanh nhằm cải tạo
thế giới theo hƣớng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của mình. Trong mối quan hệ
ấy, chủ thể của hoạt động là con ngƣời, khách thể của hoạt động là tất cả những gì
mà hoạt động tác động vào, qua đó tạo ra đƣợc sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của chủ
thể. Mục đích trên đây thể hiện trong nhiều lĩnh vực và trên nhiều dạng hoạt động
khác nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, do Hoàng Phê chủ biên,
khái niệm “hoạt động” đƣợc hiểu là làm những việc khác nhau nhằm đạt đƣợc một
mục đích nhất định trong đời sống xã hội.[25]

Các nhà tâm lý học lại cho rằng “hoạt động” là một chuỗi các hành động kế
tiếp nhau, tác động vào một đối tƣợng nhất định nhằm một mục đích nhất định và
có một ý nghĩa nhất định.
Với tƣ cách là đơn vị cấu thành đời sống xã hội nói chung, đời sống của
mỗi con ngƣời nói riêng, hoạt động có thể đƣợc coi là tổng hợp các hành động
của con ngƣời, tác động vào một đối tƣợng nhất định nhằm đạt một mục đích
nhất định và có ý nghĩa xã hội nhất định [32, tr.48-50.]
Nhƣ vậy, có thể hiểu khái niệm “hoạt động” là tiến hành thực hiện các nhiệm
vụ có liên quan mật thiết với nhau theo chức năng để đạt đƣợc mục tiêu chung của
một tổ chức/đơn vị nhất định.
Thƣ viện với chức năng cơ bản của mình, vừa là thiết chế văn hóa - giáo dục,
vừa là cơ quan truyền bá thông tin, phổ biến kiến thức cho mọi tầng lớp nhân dân
trong xã hội, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dƣỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trên cơ sở này, có thể xác định khái niệm

17


“hoạt động” trong lĩnh vực TT-TV là tiến hành toàn bộ các công việc nghiệp vụ
thuộc chức năng và nhiệm vụ của một cơ quan TT-TV.
 Khái niệm hoạt động thông tin – thư viện
“Thông tin” là một khái niệm phức tạp đƣợc biểu đạt khác nhau, tùy theo góc
độ tiếp cận. Tiếp cận dƣới góc độ triết học theo nghĩa rộng, có thể coi thơng tin là
thuộc tính phản ánh của vật chất. Theo nghĩa hẹp, dƣới góc độ xã hội, thông tin là
các tin tức, sự kiện, tri thức đƣợc thông báo, đƣợc truyền đi, đƣợc tiếp nhận và sử
dụng bởi con ngƣời. Tin tức, dữ kiện chỉ thực sự trở thành thơng tin khi nó đƣợc
truyền đi và đƣợc tiếp nhận, sử dụng [29].
“Hoạt động thông tin” đƣợc hiểu là một quá trình tác động, cải biến để thơng
tin, tri thức theo cách nào đó để nó có thể đƣợc truyền đi, đƣợc tiếp nhận và sử dụng

không ngừng với hiệu quả cao. Và nhƣ vậy, hoạt động thông tin sẽ bao gồm các
hành động sáng tạo, thu thập, xử lý, lƣu trữ và phổ biến thông tin nhằm đáp ứng nhu
cầu tin của ngƣời sử dụng và duy trì hoạt động sống của con ngƣời [3].
Xuất hiện từ khi lồi ngƣời có chữ viết và tồn tại để đáp ứng nhu cầu đọc của
con ngƣời, “Thư viện” có thể hiểu một cách khái quát là nơi tàng trữ và sử dụng tài
liệu có tính chất tập thể và xã hội. Nhƣ vậy “hoạt động thư viện” sẽ phải đảm bảo
hai mặt có mối quan hệ hữu cơ là tàng trữ tài liệu và tạo mọi điều kiện cho ngƣời
đọc sử dụng tài liệu đó. Nói cách khác, “hoạt động thư viện” là quá trình thu thập,
xử lý, lƣu trữ và phổ biến tài liệu cho ngƣời đọc [3].
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và truyền
thông, cũng nhƣ sự xâm nhập sâu rộng của chúng vào các hoạt động hàng ngày của
thƣ viện đã xóa nhịa ranh giới giữa thƣ viện và cơ quan thông tin. Trong các cơ quan
TT-TV thật khó có thể tách bạch giữa “hoạt động thư viện” và “hoạt động thơng tin”
giữa chúng có mối quan hệ khăng khít, đan xen, gắn kết và tƣơng tác hữu cơ với
nhau, kết cục đã trở thành khái niệm chung “hoạt động TT-TV”.
Xu thế phát triển trong kỷ nguyên thông tin hiện nay ở Việt Nam và trên thế
giới là hình thành các trung tâm TT-TV với chức năng kép – vừa phục vụ thƣ viện
vừa phục vụ thông tin. Xu hƣớng này thể hiện khá rõ nét ở hệ thống các thƣ viện

18


chuyên ngành. Theo đó, khái niệm “hoạt động thư viện” và “hoạt động thơng tin”
gần nhƣ hịa quyện vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong một khối thống nhất, đồng thời
là lý do tồn tại của nhau [32, tr. 310-315]
Nếu tiếp cận từ góc độ thơng tin tƣ liệu, thì hoạt động TT-TVchính là khái niệm
hoạt động thơng tin khoa học, đƣợc trình bày trong Nghị định số 159/2004/NĐ-CP
của Chính phủ, ngày 31-8-2004 về hoạt động thông tin khoa học và cơng nghệ
[21]đó là hoạt động nghiệp vụ về tìm kiếm, thu thập, xử lý, lƣu trữ và phổ biến thơng
tin. Những hoạt động này chính là sự cụ thể hóa chức năng và nhiệm vụ về chun

mơn nghiệp vụ đƣợc giao cho cơ quan thƣ viện hoặc trung tâm TT-TV.
Điều này là xu hƣớng tất yếu bởi quá trình hiện đại hóa các hoạt động thƣ viện
đã làm thay đổi cơ bản vai trò của các thƣ viện trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội theo hƣớng tăng cƣởng chức năng phục vụ và phổ biến thông tin của các thƣ
viện hiện đại. Đó cũng chính là lý do vì sao hầu hết các nƣớc trên thế giới hiện nay
đều coi sự nghiệp thƣ viện là một bộ phận cấu thành khơng thể tách rời của chính
sách thông tin quốc gia.
1.1.3 Mối quan hệ giữa tổ chức và hoạt động
Hai khái niệm “Tổ chức” và “Hoạt động” có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau
và khơng thể tách rời, đồng thời là điều kiện tồn tại của nhau, đó là hai mặt của một
vấn đề. Một tổ chức nào đó đƣợc thiếp lập là để triển khai các hoạt động cho thực
hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức đó. Đồng thời việc thực hiện có hiệu quả
chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao không thể thiếu công tác tổ chức, nghĩa là triển
khai các hoạt động chỉ có hiệu quả khi nào có một cơ cấu tổ chức nhất định. Nói
cách khác, khơng có tổ chức thì khơng thể hồn thành chức năng, nhiệm vụ của
mình và đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra của một hoạt động nhất định.
Mối quan hệ giữa “Tổ chức” và “Hoạt động” nhìn từ góc độ triết học đƣợc
hiểu là hình thức và nội dung. Trong đó, “Tổ chức” là biểu hiện của hình thức và
“Hoạt động” là biểu hiện của nội dung. Hình thức và nội dung là hai phạm trù của
phép duy vật biện chứng. Theo đó, mọi sự vật, hiện tƣợng tự nhiên và xã hội đều có
nội dung và hình thức của nó. Nội dung là mặt quan trọng nhất của sự vật, biểu thị

19


bản chất sâu kín, thực chất căn bản của sự vật mà đƣợc thể hiện qua tính chất và đặc
tính của sự vật. Hình thức là tổ chức bên trong của nội dung, liên hệ những yếu tố
của nội dung thành một khối thống nhất. Khơng có hình thức, khơng thể có đƣợc
nội dung. Theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin, hình thức khơng phải nhƣ một sự vật tự
thân đã đầy đủ rồi, mà là sự biểu hiện của một nội dung nhất định. Tổ chức chung

qui là hình thức, tất cả đều do nội dung lồng trong hình thức đó quyết định. Hình
thức khơng bao giờ và khơng thể đóng vai trị độc lập đƣợc, cũng nhƣ khơng bao
giờ có nội dung khơng hình thức và ngƣợc lại. Một nội dung nhất định, cụ thể chỉ
có thể tồn tại dƣới một hình thức nhất định mà thơi.
Hình thức tác động đến nội dung bằng cách thúc đẩy hoặc ngăn trở sự phát
triển của một nội dung. Tuy nhiên, sự phát triển luôn bắt đầu bằng nội dung là yếu
tố hoạt động nhất trong các sự vật và quá trình. Vì nội dung ở trong tình trạng ln
phát triển nên khơng thể có sự thích hợp tuyệt đối giữa nội dung và hình thức. Bởi
vậy, trong quá trình phát triển mâu thuẫn xuất hiện giữa nội dung và hình thức. Khi
mâu thuẫn đó trở thành trầm trọng thì địi hỏi phải thay thế hình thức hiện có, vì khi
đó hình thức đã mất hết khả năng của mình và biến thành trở ngại cho sự phát triển.
Vì nội dung quyết định hình thức, nên hình thức cần phải đƣợc thay đổi cho phù
hợp với toàn bộ nội dung, [8, tr. 213- 215]
Nhƣ vậy, trong lĩnh vực thông tin-thƣ viện, mối quan hệ giữa tổ chức bộ máy
với các nội dung hoạt động cũng chịu sự tác động tƣơng hỗ lẫn nhau. Sự phát triển
các nội dung hoạt động đòi hỏi phải kiện tồn tổ chức để có thể đáp ứng yêu cầu
triển khai thực hiện hoạt động cũng nhƣ quản lý q trình thực hiện thơng qua sự
thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện hoạt
động đó.
1.1.4 Các yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động thư viện đại học
* Hệ thống văn bản pháp quy về thư viện đại học
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về cơng tác TT-TV giữ vị
trí rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp TT-TV Việt Nam
thơng qua các vai trị chỉ đạo, điều tiết, can thiệp, tiêu chuẩn hóa cơng tác TT-TV.

20


Trên cơ sở định hƣớng của các văn bản này, các cơ quan hoạch định kế hoạch thực
hiện phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.

Bằng các quy định cụ thể trong các VBQPPL, nhà nƣớc sử dụng nhiều công
cụ khác nhau để điều tiết sự phát triển của sự nghiệp thƣ viện và thực hiện quản lý
nhà nƣớc đối với hoạt động TT-TV của từng đơn vị cụ thể nhƣ: chính sách ƣu đãi,
miễn giảm thuế nhập khẩu tài liệu thƣ viện và trang thiết bị chuyên dùng; chế độ
phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho cán bộ, nhân viên thƣ viện; mức phí tạo lập nguồn
tin điện tử; hỗ trợ kinh phí cho việc khai thác mạng thơng tin – thƣ viện trong nƣớc
và nƣớc ngồi; chính sách đầu tƣ bảo đảm kinh phí cho các thƣ viện phát triển vốn
tài liệu, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật theo hƣớng hiện đại hóa; điều tiết, điều
chỉnh kinh phí của các thƣ viện hoạt động bằng ngân sách nhà nƣớc; quy định quy
mô hoạt động, phạm vi hoạt động, đối tƣợng phục vụ chính của từng loại hình thƣ
viện khác nhau.
Trong thực tiễn, hệ thống VBQPPL về công tác TT-TV là cơ sở pháp lý
quan trọng, góp phần tích cực vào việc vận hành thơng suốt, có hiệu quả hoạt động
của các cơ quan TT-TV trên phạm vi toàn quốc. Việc hoàn thiện hệ thống
VBQPPL, chế độ chính sách trong hoạt động TT-TV sẽ tạo cơ sở và hành lang pháp
lý ngày càng thuận lợi hơn cho sự phát triển của từng đơn vị.
* Nhận thức và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đơn vị
Công tác thông tin – thƣ viện chịu sự tác động không nhỏ bởi nhận thức của
lãnh đạo đơn vị (trong trƣờng đại học là Ban Giám hiệu nhà trƣờng). Hoạt động
của thƣ viện sẽ hiệu quả hơn, phát triển hơn nếu nhƣ có sự quan tâm, lãnh đạo
thƣờng xuyên của Ban giám hiệu nhà trƣờng khi họ thấy đƣợc vai trò to lớn của thƣ
viện đối với sự nghiệp giáo dục. Ngƣợc lại, nếu Ban Giám hiệu nhà trƣờng còn coi
nhẹ tầm quan trọng của thƣ viện, thiếu sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, chƣa có kế
hoạch đầu tƣ thích đáng đối với cơng tác thƣ viện thì hiệu quả hoạt động của thƣ
viện sẽ không cao, không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển chung của Nhà trƣờng.
Trong thực tiễn hoạt động của các thƣ viện, nhất là thƣ viện trƣờng cao đẳng,
đại học, không hiếm trƣờng hợp công tác thông tin - thƣ viện bị xem nhẹ. Có ngƣời

21



×