Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ mẫu trên địa bàn hà nội (qua nghiên cứu trường hợp phủ tây hồ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGUYỄN QUANG TRUNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI CÁC DI TÍCH THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
(QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP PHỦ TÂY HỒ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGUYỄN QUANG TRUNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI CÁC DI TÍCH THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
(QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP PHỦ TÂY HỒ)

Chuyên ngành: Du lịch
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƢƠNG VĂN SÁU



Hà Nội - 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả luận văn đã nhận đƣợc sự giúp đỡ
rất nhiệt tình từ phía các thầy cơ giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè cả về
tinh thần cũng nhƣ kiến thức khoa học.
Đầu tiên, ngƣời viết xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Dƣơng
Văn Sáu - ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình, tạo cho tác giả động lực mạnh mẽ, say
mê nghiên cứu với ý thức làm việc nghiêm túc trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, tác giả cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ
nhiệm, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Du lịch học - Trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, hƣớng
dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu để luận văn này đƣợc hoàn thành.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình đã ln bên cạnh động viên, giúp đỡ tác giả vƣợt qua những quãng thời
gian khó khăn nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Trung


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Tổ chức hoạt động du lịch tại
các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội. (Qua nghiên cứu trường hợp phủ
Tây Hồ)” là một cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân. Các tài liệu tham
khảo, tài liệu trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác và có đề dẫn
nguồn. Các kết luận khoa học chƣa đƣợc cơng bố ở bất kỳ cơng trình nghiên

cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Trung


DANH MỤC VIẾT TẮT
BQLDT:

Ban quản lý di tích

CLB:

Câu lạc bộ

DLVH:

Du lịch văn hóa

DTTN:

Di tích tín ngƣỡng

GS:

Giáo sƣ

HDVDL:


Hƣớng dẫn viên du lịch

UBND:

Ủy ban nhân dân

UNESCO:

United Nations Educational Scientific and Cultural
Organiation (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên Hiệp Quốc)

TNDG:

Tín ngƣỡng dân gian

TCHĐ DL:

Tổ chức hoạt động du lịch

TNTM:

Tín ngƣỡng thờ Mẫu

TN-VH:

Tín ngƣỡng – Văn hóa

VH:


Văn hóa

BVHTT & DL:

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích của luận văn .................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ của luận văn .................................................................................. 4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
7. Đóng góp khoa học của luận văn .................................................................. 6
8. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 7
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................. 7
1.1. Những vấn đề chung ................................................................................ 7
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................... 7
1.1.2. Cơ sở lý luận về tín ngưỡng và tơn giáo ............................................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn của tổ chức hoạt động du lịch .................................... 26
1.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động du lịch .............. 26
1.2.2. Vai trò của tổ chức hoạt động du lịch ................................................... 28
1.2.3. Những nội dung cần tiến hành khi tổ chức hoạt động du lịch .............. 29
1.3. Du lịch tín ngƣỡng .................................................................................. 32
1.3.1. Hoạt động du lịch tại một số thờ Mẫu ở Việt Nam ............................... 34
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 39
Chƣơng 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH THỜ MẪU TẠI PHỦ TÂY HỒ (HÀ NỘI)............................... 41

2.1. Một số tiên đề ......................................................................................... 41
2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 41
2.1.2. Lịch sử và truyền thuyết ........................................................................ 42
2.1.3. Phủ Tây Hồ trong tâm thức của người Việt ở Bắc bộ .......................... 45
2.2. Sự giao thoa văn hóa của tam giáo và tục thờ Mẫu ............................ 46
2.2.1. Sự giao thoa của Phật giáo trong tục thờ Mẫu..................................... 46


2.2.2. Giao thoa của Đạo giáo trong tục thờ Mẫu.......................................... 48
2.2.3. Giao thoa của Nho giáo trong tục thờ Mẫu .......................................... 48
2.3. Tiềm năng tài nguyên du lịch thờ Mẫu ................................................ 49
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 49
2.3.2. Tiềm năng về văn hóa phi vật thể trong tín ngưỡng Mẫu .................... 51
2.3.3. Tiềm năng về văn hóa vật thể trong tín ngưỡng Mẫu .......................... 53
2.3.4. Vai trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống xã hội ........................ 58
2.3.5. Vai trị của tín ngưỡng Mẫu trong hoạt động du lịch .......................... 59
2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch tại di tích phủ Tây Hồ ........... 60
2.4.1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật .................................. 60
2.4.2. Thực trạng bảo tồn các giá trị văn hóa thờ Mẫu tại phủ Tây Hồ ........ 61
2.4.3. Thực trạng tổ chức quản lý di tích phủ Tây Hồ .................................... 62
2.4.4. Thực trạng sinh hoạt tín ngưỡng ở phủ Tây Hồ ................................... 64
2.4.5. Thực trạng các dịch vụ du lịch ở phủ Tây Hồ ...................................... 67
2.4.6. Thực trạng về nguồn khách du lịch tại phủ Tây Hồ ............................. 70
2.5. Tác động của du lịch đến các di sản văn hóa ....................................... 72
2.5.1. Tác động tích cực của du lịch đến di sản .............................................. 72
2.5.2. Tác động tiêu cực của du lịch đến di sản .............................................. 74
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 74
Chƣơng 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH THỜ MẪU TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI ................................................................................................. 75

3.1. Những căn cứ cho đề xuất các giải pháp .............................................. 75
3.1.1. Căn cứ khoa học.................................................................................... 75
3.1.2. Căn cứ thực tiễn .................................................................................... 76
3.1.3. Căn cứ pháp lý ...................................................................................... 77
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tổ chức hoạt động du lịch
tại các di tích thờ Mẫu .................................................................................. 78


3.2.1. Giải pháp: Quy trình tổ chức du lịch tại các di tích thờ Mẫu .............. 78
3.2.2. Giải pháp: Ứng xử văn hóa trong di tích thờ Mẫu ............................... 83
3.2. 3. Giải pháp đào tạo chuyên biệt và phổ cập ................................................. 84
3.2.4. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch .................................................... 86
3.2.5. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng ....................................................... 87
3.2.6. Giải pháp liên kết vùng du lịch ................................................................ 88
3.2.7. Giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa .................................................. 88
3.3. Những kiến nghị nhằm nâng cao tổ chức hoạt động du lịch tại các di
tích thờ Mẫu................................................................................................... 90
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý ....................................................................... 90
3.3.2. Đối với địa phương ............................................................................... 91
3.3.3. Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch .................................................. 91
Tiểu kết chương 3........................................................................................... 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hƣớng hội nhập kinh tế toàn cầu đang rút ngắn khoảng cách văn hóa
các quốc gia. Cộng đồng thế giới xích lại với nhau trong sự quan tâm chung

về nhiều lĩnh vực khác nhau. Kinh nghiệm của các nƣớc phát triển cho thấy
việc giữ gìn các giá trị văn hóa, bảo tồn những đặc trƣng của dân tộc, bên
cạnh đó vừa đẩy mạnh truyền thông đến cộng đồng thế giới nhằm phát triển
những giá trị xã hội và văn hóa bền vững. Trong xu thế hội nhập toàn cầu này
Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã có những
chỉ đạo kịp thời với chủ trƣơng „„Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu
quốc tế, công nghiệp hóa đất nước, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, song
phải luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết
khơng được tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của
người khác” [42, tr.45].
Một trong những ngành kinh tế đóng góp nhiều trong công cuộc đổi mới
và phát triển đất nƣớc giàu mạnh là ngành Du lịch. Cũng khơng ngồi chỉ đạo
của Đảng và Nhà Nƣớc nhằm đẩy mạnh đƣợc ngành du lịch trong nƣớc đến
cộng đồng thế giới thì việc quan trọng trƣớc nhất là phải giữ gìn những giá trị
văn hóa dân tộc truyền thống, song cần bảo tồn đƣợc tính đặc thù của văn
hóa, tín ngƣỡng và tơn giáo. Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn phong phú du lịch Việt Nam nói chung và trung tâm
du lịch Hà Nội nói riêng sẽ luôn thu hút đƣợc thị phần khách du lịch lớn của
thế giới.
Nghiên cứu đề tài là góp phần khẳng định đƣợc tính chất văn hóa dân
tộc và tính sáng tạo trong ngành du lịch. Trên thế giới các nƣớc tiên tiến ln
có những chính sách giữ gìn nền văn hóa và hoạt động quảng bá truyền thơng
về nét đẹp riêng biệt đến du khách nhằm thu hút sự đầu tƣ cơ sở phát triển du
lịch, các dự án bảo tồn bản sắc dân tộc và tham quan du lịch nhiều hơn đến các
quốc gia khác.
1


Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích văn hóa mang đậm tính tâm linh
nhƣ: Chùa, đình, đền, miếu…đặc biệt là các Phủ thờ Mẫu đối với ngƣời làm

du lịch và du khách chƣa tiếp cận thông tin hoặc có biết nhƣng chƣa rõ ràng
và đúng theo phong tục tín ngƣỡng về những nội dung, các khía cạnh của tục
thờ Mẫu của ngƣời Việt. Hoạt động du lịch mang tính đặc thù trong hệ thống
các chƣơng trình du lịch văn hóa tín ngƣỡng hiện chƣa đƣợc khai tác đúng
tiềm năng, hoặc chƣa đƣợc xây dựng một cách có hệ thống và có quy chuẩn.
Là một ngƣời nghiên cứu về văn hóa - du lịch, một ngƣời làm trong
ngành du lịch. Trên hết là tình yêu đất nƣớc, cùng sự nhiệt tình, say mê muốn
tìm hiểu văn hóa, tín ngƣỡng dân gian, đặc biệt là tín ngƣỡng thờ Mẫu của
ngƣời Việt. Tác giả đã nhận thấy rằng đề tài: “Tổ chức hoạt động du lịch tại
các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội. (Qua nghiên cứu trường hợp phủ
Tây Hồ), là một vấn đề khoa học cần thiết trong việc tổ chức hoạt động du
lịch đồng thời góp phần quảng bá văn hóa dân tộc Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các cơng trình nghiên cứu về tục thờ Mẫu đã và đang thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều học giả. Các nhà nghiên cứu nhƣ GS. Ngô Đức
Thịnh, Đặng Văn Lung, Nguyễn Đăng Duy, Đỗ Thị Hảo, Mai Ngọc Chúc,
Nguyễn Đình San… đã cơng bố các cơng trình nghiên cứu về tục thờ Mẫu đã
phần nào đó giải mã những mật mã văn hóa dân gian, lịch sử trải qua các thời
kỳ của dân tộc. Có thể kể đến các tác giả và cơng trình nghiên cứu nhƣ:
- Vũ Ngọc Khánh, Tục Thờ Mẫu và Đức Thánh Trần, Nxb Văn hóa
thơng tin. Cuốn sách với tổng số trang là 245 trang, tác giả nghiên cứu đã chỉ
rõ về thần tích, nguồn gốc và các nghi lễ trong tục thờ Đức Mẫu và Đức
Thánh Trần trong tâm thức của ngƣời dẫn Việt Nam từ bao đời xƣa.
- Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu Việt Nam, Nxb Tôn giáo. Cuốn sách với
tổng số trang 815 trang bao gồm các phần nội dung nghiên cứu về tín ngƣỡng
thờ Mẫu của các vùng trên cả nƣớc.

2



- Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb. Hà Nội, Cuốn sách
của tác giả nghiên cứu đã thể hiện quan điểm văn hóa tâm linh với việc đƣa ra
các khái niệm, quan điểm và hiện tƣợng trong cuộc sống sinh hoạt tâm linh.
Cuốn sách bao gồm 313 trang. Với các nội dung nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Đăng Duy đã cho thấy nét cơ bản trong tín ngƣỡng Việt Nam với văn
hóa ln song hành và tƣơng hỗ nhau cùng tồn tại và phát triển.
Về tờ báo, tạp chí có thể kể đến bài viết của một số tác giả nhƣ:
- Đinh Gia Khánh với bài "Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hoá
dân gian ở Việt Nam" (Tạp chí văn học, số 5, tr 7-13, 1992)
- Đặng Văn Lung với bài "Thử tìm hiểu cách xây dựng hình tượng Mẫu
Liễu" (Tạp chí Văn học, số 5, tr 24-28, 1992)… Ngồi ra cịn nhiều cuộc hội
thảo về tín ngƣỡng Mẫu thu hút đơng đảo các nhà nghiên cứu trong nƣớc và
quốc tế tham gia, tiêu biểu là cuộc Hội thảo quốc tế: "Tín ngưỡng Mẫu và lễ
hội Phủ Dầy" tổ chức năm 2001 tại Hà Nội.
- Phan Thị Thu Thủy, Nguyễn Quang Trung (2010), Tìm hiểu du lịch
văn hóa tâm linh trong City Tour Hà Nội, Giải thƣởng nghiên cứu khoa học
sinh viên 2009-2010. Bƣớc đầu nhóm tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu về
những hoạt động sinh hoạt tín ngƣỡng trên địa bàn Hà Nội với các danh thắng
và di tích văn hóa tâm linh của thủ đô. Mạnh dạn đề cập đến những giải pháp
trong lĩnh vực du lịch áp dụng với chƣơng trình City tour Hà Nội.
- Đƣờng Ngọc Hà (2012), Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học
phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ.
Tác giả đã đề cập nhiều góc gìn của di sản Nho học và đề ra những giải pháp
khai thác giá trị di sản phục vụ cho hoạt động du lịch của Hà Nội.
- Nguyễn Văn Tú (2011), Tổ chức và quản lý phục vụ du lịch tại các di
tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp Văn Miếu
Quốc Tử Giám, khu di tích Hồng thành Thăng Long, phủ Chủ Tịch). Luận
văn đã khát quát những thông tin về việc đề cập đến cấp độ quản lý du lịch tại
3



các khu di tích lịch sử văn hóa tín ngƣỡng tôn giáo trên địa bàn Hà Nội, nhằm
làm rõ các yếu tố cấu thành việc tổ chức và quản lý về Du lịch.
Tín ngƣỡng thờ Mẫu có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội cũng
nhƣ hoạt động du lịch. Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ chức hoạt động du lịch tại các
di tích thờ Mẫu hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài này.
3. Mục đích của luận văn
Luận văn nhằm đóng góp một phần trong việc nghiên cứu những giá trị
văn hố tín ngƣỡng dân gian Việt Nam. Thơng tin nghiên cứu này sẽ trở thành
một trong những tài liệu hữu ích trong việc tìm hiểu và nghiên cứu khoa học
nói chung và văn hóa tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng ở Việt Nam.
Qua nghiên cứu hoạt động du lịch tại phủ Tây Hồ (Hà Nội). Luận văn
đƣa ra các Quy trình tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa
bàn Hà Nội.
Luận văn chỉ ra những ứng xử văn hóa khi du khách tham gia chƣơng
trình du lịch hành hƣơng và vãn cảnh trong khơng gian thiêng liêng tại các di
tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội.
4. Nhiệm vụ của luận văn
Làm rõ các khái niệm tín ngƣỡng, tục thờ Mẫu, những cơ sở hình thành
và tồn tại của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt.
Thực hiện khảo sát thực trạng du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn
Hà Nội, nhằm thu thập thông tin phục vụ cho luận văn.
Quan sát các sinh hoạt tín ngƣỡng của nhân dân xung quanh các di tích
thờ Mẫu và các điểm du lịch có thờ Mẫu, nhằm đƣa ra các quy trình tổ chức
hành hƣơng và tham quan tại các di tích này.
Thực hiện thử nghiệm tổ chức một số chƣơng trình tham quan tại các di
tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội, nhằm đƣa ra những ứng xử đúng đắn với
du khách tham quan tại đây.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


4


Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề tổ chức hoạt động du lịch tại các di
tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội. Qua nghiên cứu trƣờng hợp phủ Tây Hồ.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội, qua nghiên
cứu trƣờng hợp tại phủ Tây Hồ (Hà Nội).
- Phạm vi về thời gian: Luận văn đƣợc nghiên cứu và thực hiện trong
thời gian từ đầu tháng 1 năm 2013.
Bên cạnh việc tìm hiểu các giá trị văn hóa trong tục thờ Mẫu tại các di
tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội; trong đó có hệ thống các đền, điện thờ Tam
Phủ và Tứ Phủ khác ở nhiều nơi trong cả nƣớc. Giới hạn thực hiện đề tài, nội
dung của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu về một số ngơi đền chính thờ mẫu
Tam tịa góp phần hồn thành đề tài nghiên cứu về hoạt động du lịch văn hóa.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận văn là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
phƣơng pháp liên ngành văn hóa cùng các ngành liên quan văn hóa dân gian,
Sử học, Dân tộc học, Tơn giáo học, Nghệ thuật dân gian, kiến trúc mĩ thuật
dân gian. Các Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phân tích và tổng hợp nghiên cứu tài liệu: Đây là phƣơng pháp thu nhập
thông tin chủ yếu qua sách, báo chí có liên quan đến đề tài.
Phương pháp điền dã: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả đề
tài đã đi điền dã thực tế tại các ngôi đền, miếu phủ thờ Mẫu trên địa bàn Hà
Nội, để thu thập những thông tin hữu ích, tài liệu, ghi hình, chụp ảnh tìm tƣ
liệu liên quan( bia đá, văn tự, truyền thuyết, giấy chứng nhận…), nhằm giúp
cho việc nghiên cứu có tính thực tế cao và giá trị thực tiễn.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn có sử dụng phƣơng pháp
phỏng vấn chun gia nhằm thu thập thơng tin giải thích hiện tƣợng sự việc
có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Hệ thống thông tin nội dung trong

nghiên cứu khoa học đƣợc ngƣời nghiên cứu thu thập từ nhiều kênh khác
nhau. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu là phƣơng pháp nghiên cứu khoa học mà
5


ngƣời nghiên cứu thu thập đƣợc những thông tin là những nhận định của
những chuyên gia, những ngƣời nghiên cứu, am hiểu hoặc có liên quan đến
đối tƣợng đƣợc nghiên cứu. Những nhận định đó có tính bổ trợ cơ sở khoa
học cho những lập luận, hay nhận định của tác giả trong nghiên cứu
Phương pháp thử nghiệm: Luận văn có sử dụng phƣơng pháp thử nghiệm
xây dựng các sản phẩm du lịch, chƣơng trình du lịch văn hóa tín ngƣỡng
trong việc tổ chức hoạt động du lịch từ đó đề xuất giải pháp áp dụng vào thực
tế nhằm kiểm chứng hiệu quả đạt đƣợc của vấn đề đƣợc đƣa ra có tính khả thi.
Phương pháp miêu thuật: Khi nghiên cứu đề tài tác giả có sử dụng
phƣơng pháp miêu thuật là việc thuật lại những sự việc, hiện tƣợng quan sát đƣợc
hay nói cách khác là sự tái hiện lại những sự vật, hiện tƣợng, trạng thái con ngƣời
nghiên cứu tín ngƣỡng đã chứng kiến và trải nghiệm.
Phương pháp giải mã: Trong q trình nghiên cứu đề tài có sử dụng
phƣơng pháp giải mã văn hóa nhằm làm rõ các hiện tƣợng, hình tƣợng, kiến
trúc, mĩ thuật trong tín ngƣỡng thờ Mẫu, cung cấp thông tin cần thiết cho nội
dung nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Tác giả sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu chuyên ngành du lịch học để khai thác và làm rõ nội dung về tổ
chức du lịch, tƣ vấn, hỗ trợ tổ chức, hƣớng dẫn các chƣơng trình du lịch tới du
khách tham quan. Bên cạnh các phƣơng pháp nêu trên tác giả còn sử dụng
một số phƣơng pháp khoa học khác nhằm hỗ trợ thực hiện đề tài một cách
hiệu quả nhất.
7. Đóng góp khoa học của luận văn
Về mặt khoa học:
Kết quả luận văn sẽ góp thêm tƣ liệu cho việc nghiên cứu văn hóa tín

ngƣỡng dân gian – tục thờ Mẫu. Đồng thời củng cố thêm những hiểu biết về
văn hóa tín ngƣỡng dẫn gian. Hiểu một cách sâu sắc những giá trị văn hố
thơng qua tục thờ Mẫu, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về văn hóa - lịch
6


sử của tục thờ nữ thần, làm rõ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể
phục vụ cho phát triển du lịch.
Về mặt thực tiễn:
Tìm hiểu về văn hóa dân gian thơng qua tục thờ Mẫu, vai trị của tín
ngƣỡng thờ Mẫu trong phát triển du lịch; hiểu thêm về việc bảo tồn và khai
thác, phát triển văn hóa tín ngƣỡng dân gian một cách hợp lí. Khai thác những
giá trị văn hóa dân gian cần bảo tồn và phát huy, phát triển du lịch bền vững.
Đề tài còn là nguồn tƣ liệu khoa học để các nhà nghiên cứu văn hóa, quản lý
văn hóa và kinh doanh du lịch khai thác, xây dựng kế họach phát triển tuyến
điểm du lịch văn hoá hấp dẫn trong tục thờ Mẫu.
8. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm các phần: phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo cùng phục lục. Bố cục luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2. Tiềm năng và thực trạng tổ chức hoạt động du lịch thờ Mẫu tại
phủ Tây Hồ (Hà Nội).
Chƣơng 3. Một số đề xuất giải pháp nâng cao tổ chức hoạt động du lịch tại
các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội.

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Những vấn đề chung
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Khái niệm Du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong
cuộc sống hiện đại hóa đất nƣớc và nó cũng trở thành một nhu cầu thiết yếu
7


của xã hội. Về lợi ích kinh tế, du lịch đã trở thành một sự bùng nổ, một ngành
kinh tế mũi nhọn của nhiều nƣớc trên thế giới và Việt Nam cũng không là
ngoại lệ. Vậy nghĩa từ của Du lịch đƣợc hiểu nhƣ thế nào trong quá trình đẩy
mạnh tổ chức hoạt động này trong xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu đó của du lịch ngƣời làm cơng tác du lịch cần phải
đƣợc đào tạo, cần có vốn hiểu biết về văn hóa, đặc biệt là những hiểu biết về
văn hóa liên quan đến du lịch nhƣ những di tích lịch sử, những lễ hội, tín
ngƣỡng dân gian, kể cả văn hóa ẩm thực, văn hóa địa phƣơng dân cƣ nơi có
những điểm tham quan du lịch.
“Về nguồn gốc chữ nghĩa, từ du lịch là một từ gốc Hán, thì du lịch có ý
nghĩa là đi chơi và trải nghiệm đời sống (du = đi chơi; lịch = trải nghiệm).
Như vậy, tự nghĩa gốc từ du lịch đã nói lên mục đích của du lịch khơng chỉ đi
chơi mà còn để học hỏi và trải nghiệm” [32, tr.10]
Du lịch là (kinh tế). 1, Một dạng nghỉ dƣỡng sức tham quan tích cực
của con ngƣời ở ngồi nơi cƣ trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hóa, nghệ thuật…2, Một ngành
kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về
thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng
thêm tình u đất nƣớc...mang lại hiệu quả rất lớn; du lịch có thể coi là hình
thức xuất khẩu hàng hóa và lao động dịch vụ tại chỗ [39, tr.684].
„„Du lịch nhìn chung là Đi chơi và Trải nghiệm. Con người biết đi từ
thời tiền sử, khi đã đứng được trên hai chân. Lúc đầu đi là để kiếm cái ăn,
sau là đi công chuyện, đi chơi hoặc kết hợp cả hai”....[2, tr.20].
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi
nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm

hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”[14, tr.15]
Trên đây là một số khái niệm tiêu biểu về du lịch. Bên cạnh những
quan điểm khác nhau về du lịch cũng có nhiều khái niệm khác nhằm sáng tỏ ý
nghĩa của du lịch.
8


1.1.1.2. Du lịch văn hóa
Quan niệm về văn hóa đƣợc cho rằng đó chính là tồn bộ những hoạt
động, sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nƣớc, một dân tộc về mặt
sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc. Khái
niệm văn hóa đƣợc hiểu theo nghĩa nhân văn rất rộng: “Văn hóa bao gồm tất
cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm
tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao
động” [39, tr.798]
Khái niệm văn hóa cũng đƣợc Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng:
“ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa” [43, tr.473]
Văn hóa bao gồm hai loại đó là: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
Văn hóa vật thể, là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời
sống tinh thần của con ngƣời dƣới hình thức vật chất: là kết quả của hoạt
động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ
vật có giá trị sử dụng và thẩm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống con ngƣời.
“Đó là các phương tiện: tài nguyên năng lượng, dụng cụ lao động,
cơng nghệ sản xuất, các cơng trình kiến trúc phục vụ nhu cầu ăn ở, tâm linh,
làm việc và giải trí, các phương tiện tiêu khiển, tiêu dùng…Tóm lại những giá
trị thuộc về vật chất đều là kết quả lao động của con người” [39, tr. 817].

“Văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể), trong dân tộc học một trong
ba hình thái văn hóa của mỗi tộc người, bao gồm: tơn giáo, tín ngưỡng,
phong tục tập quán, kiêng cữ, văn học dân gian, âm nhạc hội họa, điêu khắc,
giáo dục, nghệ thuật dân gian, các tri thức khoa học, các nghi lễ, lễ hội, thờ
cúng tổ tiên, thờ Mẫu” [39, tr. 818].

9


Qua đó, chúng ta cũng có thể quan niệm: “văn hóa du lịch”, là một hiện
tƣợng khách quan. Văn hóa và du lịch đều có những mối quan hệ mật thiết,
chúng tƣơng tác với nhau, cùng phát triển duy trì sự bền vững. Du lịch và văn
hóa có những mối tƣơng tác qua lại với nhau chúng đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Sự tương tác giữa văn hóa và du lịch
-

Các sản phẩm văn hóa khi phục vụ nhu cầu đƣợc làm vui và thỏa
mãn du khách qua việc mua sắm.

-

Thỏa mãn nhu cầu của du khách về tinh thần, văn hóa giao tiếp
của con ngƣời bản địa.

-

Nền nơng nghiệp của một nƣớc.

-


Hệ thống giáo dục của đất nƣớc đến du khách.

-

Các thành tựu về khoa học kỹ thuật tiên tiến.

-

Ngôn ngữ quốc gia đến các du khách quốc tế.

-

Hoạt động khí hậu của một quốc gia với du khách.

-

Tơn giáo và tín ngƣỡng của một quốc gia.

Sự tương tác giữa ảnh hướng từ du lịch vào văn hóa
-

Có thể xâm hại với văn hóa bản địa của một quốc gia

-

Có thể do lợi ích trƣớc mắt mà ngƣời ta trình diễn văn hóa nghệ
thuật sai lệch với ý nghĩa văn hóa.

-


Do sự thiếu nhiều hiểu biết, văn hóa bị thƣơng mại hóa, kinh
doanh các sản phẩm văn hóa từ các loại hình du lịch.

-

Do lợi nhuận dẫn đến sản xuất sản phẩm du lịch hàng loạt, làm cho
du khách nhàm chán và khơng thích sử dụng chúng.

-

Văn hóa bản địa bị thay đổi và biến dạng khi bị các văn hóa khác
du nhập vào bản địa quốc gia mình.

-

Thái độ ứng xử của du khách với cộng đồng dân cƣ tại nơi tham
quan nghỉ dƣỡng.

Khái niệm du lịch văn cũng đã đƣợc Luật Du lịch thể hiện nhƣ sau:

10


“ Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với
sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống”.[14, tr.20].
Một số quan điểm khác thì du lịch văn hóa đƣợc diễn là hoạt động nhƣ sau:
“ Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình,
thiết kế các tour lữ hành tham quan các cơng trình văn hóa cổ kim” [3, tr. 8]
Nhƣ vậy, du lịch và văn hóa ln song hành tồn tại và gắn bó mật thiết

với nhau để cùng, phát triển và trở thành nguồn tài ngun du lịch vơ giá
trong q trình phát triển du lịch.
1.1.1.3. Tổ chức hoạt động du lịch
“Tổ chức là hình thức tập hợp, liên kết các thành viên trong xã hội (cá
nhân, tập thể) nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích của các thành
viên; cùng nhau hành động vì mục tiêu chung” [15, tr.722].
Các tổ chức trong xã hội lồi ngƣời đƣợc hình thành, đào thải, phát
triển khơng ngừng theo tiến trình phát triển của xã hội với nhiều hình thức tập
hợp, quy mơ, nội dung và cách thức hoạt động khác nhau
Các tổ chức trong xã hội hiện đại rất phong phú, đa dạng, đƣợc hình
thành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ở từng ngành, từng địa
phƣơng, từng cơ sở, có quy mơ cả nƣớc. Có loại tổ chức đƣợc liên kết chặt
chẽ, hoạt động lâu dài (đảng chính trị, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức Liên hợp
quốc, tổ chức ASEAN, vv.). Có loại tổ chức chỉ có hình thức liên kết và nội
quy hoạt động đơn giản, linh hoạt. Phân loại các tổ chức trong xã hội hiện đại
thƣờng là: tổ chức chính trị; Tổ chức chính trị - xã hội; Tổ chức tôn; Tổ chức
kinh tế; Tổ chức văn hoá, thể thao .. vv.).
“Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan đến du lịch” [14, tr. 15].
Hoạt động du lịch còn bao gồm cả việc tham quan vui chơi, nghỉ dƣỡng
của khách du lịch trong thời gian ấn định tại nơi có nhiều cảnh quan và dịch
11


vụ du lịch hấp dẫn. Tại đây du khách có nhu cầu du lịch với mục đích tìm
hiểu, sự khác biệt ở các địa phƣơng khác nơi mình ở, vừa để thỏa mãn nhu
cầu tìm hiểu văn hóa, khám phá thiên nhiên vừa giải trí ở những vùng đất mới
trong thời gian nhất định đó mà khơng bị lặp đi lặp lại cái mình đã biết.
Tổ chức hoạt động du lịch là việc hƣớng du khách tham gia vào hoạt

động tham quan du lịch đã đƣợc giới thiệu tổng quát trong các chƣơng trình
du lịch ngay từ khi các nhà kinh doanh du lịch, lữ hành thiết kế và chào bán
chƣơng trình đến khách hàng là những cá nhân, tổ chức có nhu cầu đi du lịch.
Trong khoa học du lịch khái niệm “tổ chức” cũng đƣợc sử dụng với cả
hai nghĩa đã đƣa ra trên đây. “Tổ chức” chỉ những đơn vị thực hiện các hoạt
động có liên quan tới ngành dịch vụ du lịch. “Tổ chức” với nghĩa thứ hai đƣợc
sử dụng nhƣ là một quá trình sắp xếp và thực hiện các hoạt động nhƣ: ăn, lƣu
trú, tham quan, hƣớng dẫn… mà những vấn đề này là những hợp phần tạo nên
hoạt động du lịch nói chung.
Với đề tài luận văn “Tổ chức hoạt động tham du lịch tại các di tích thờ
Mẫu trên đại bàn Hà Nội. Nghiên cứu trƣờng hợp Phủ Tây Hồ”, thì khái niệm
về “tổ chức” đƣợc nghiên cứu theo nghĩa thứ hai phản ánh đúng hƣớng và sát
với nội hàm của đề tài.
1.1.1.4. Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch
Thực hiện tổ chức hoạt động du lịch phải kể đến việc nghiên cứu, thực
hiện, và sáng tạo ra các loại hình sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của
du khách. Hay nói cách khác, chính hoạt động lữ hành là việc xây dựng, bán
và tổ chức thực hiện một phần hoặc tồn bộ chƣơng trình du lịch cho khách
du lịch yêu cầu.
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [14, tr.14].
“Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thơng tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [14, tr.15].
12


“ Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình
được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm
kết thúc chuyến đi” [14, tr.16].

“Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương
trình du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn
viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.” [14, tr.17].
Đáp ứng nhu cầu khác nhau của du khách, việc đa dạng hóa sản phẩm
du lịch là một nội dung quan trọng trong chiến lƣợc phát triển du lịch của các
vùng miền. Vì vậy, trong những năm qua ngành du lịch luôn phát huy, sáng
tạo đổi mới các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch mới, trong đó phải kể đến
loại hình du lịch tín ngƣỡng, du lịch tâm linh…thu hút du khách tham gia.
1.1.1.5. Hệ thống các di tích thờ Mẫu
Di tích cũng chính là một chữ Hán Việt theo nghĩa là: Di là sót lại, rớt lại,
để lại; Tích: tàn tích, dấu vết.... Trong đó có Di tích lịch sử - văn hóa là cơng
trình xây dựng, các địa điểm và các di vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình,
địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Khái niệm về Di tích đƣợc hiểu là: “Di tích là tàn tích, dấu vết cịn để lại
của q khứ” [17, tr. 28].
Các cơ sở kiến trúc thuộc hệ thống tín ngƣỡng, tơn giáo cũng đều có
những nét đặc trƣng dễ nhận thấy chẳng hạn nhƣ: Thiên chúa giáo thì có kiến
trúc nhà thờ phƣơng tây, thành Hồng làng thì gắn liền kiến trúc thờ tự là ngơi
Đình, đối với Phật giáo có kiến trúc là các ngơi Chùa… trong khi đó tín
ngƣỡng thờ Mẫu cũng có hệ thống thờ tự khang trang, lộng lẫy trong không
gian thiêng liêng của thiên nhân đạo. Trong đó:
Đền thờ cũng chính là nơi tôn nghiêm, với hệ thống ban thờ đa dạng và
đƣợc sắp xếp theo nguyên tắc thiết chế riêng của tín ngƣỡng thờ Mẫu, thƣờng
các ngôi đền đƣợc quản lý theo quy mô của cấp nhà nƣớc.
Đền thờ: “là một nơi thờ nhiều nhà thờ, ban thờ điện thờ khác nhau là
cơng trình kiến trúc tín ngưỡng" [11, tr.92].
13


Phủ thờ: “Khái niệm trong dân gian ở nước ta được hiểu khác rộng rãi:

Phủ là một cõi (cõi trời, cõi đất, cõi nước). Phủ là một nơi thờ gồm nhiều nhà
thờ, nhiều điện. Phủ có thể thờ ở một ban, một cái tĩnh ở trong nhà, phủ có
thể là một khu kiến trúc tín ngưỡng” [11, tr.278].
Hơn nƣớc Phủ là nơi di tích từ xƣa các vị thánh Mẫu đã giáng trần hiển
linh giúp dân cứu độ mn lồi. Thƣờng thì trong các phủ thờ chính là Mẫu
Liễu Hạnh và Tam tịa thánh Mẫu nhƣ có phủ Tiên Hƣơng (Nam Định), phủ
Văn Cát (Nam Định), phủ Nấp (Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội), cấp quản
lý là cơ quan nhà nƣớc.
Miếu thờ cũng nơi tu cấp lập thờ nhân vật lịch sử, thánh Mẫu Tam tịa Tứ
phủ cơng đồng,và các bị thần linh khác của tín ngƣỡng Mẫu. Miếu thƣờng do
cấp quản lý của địa phƣơng, dân gian thƣờng gọi là miếu làng.
Điện thờ là loại hình kiến trúc tín ngƣỡng cấp độ và phạm vi nhỏ hơn
thƣờng đƣợc xây dựng theo tƣ nhân, riêng biệt của một cá nhân hay một
nhóm ngƣời hƣng cơng xây dựng và chăm nom tu cấp tôn thờ thánh Mẫu và
hệ thống thần linh tín ngƣỡng Tứ phủ và Tam phủ. Cấp quản lý hoàn toàn là
do cá nhân phụng thờ sùng bái thánh Mẫu.
Ở những hệ thống kiến trúc Đền, Phủ, Miếu, Điện nêu trên của các khu di
tích đền thờ Mẫu, ngồi việc là nơi thờ tự cịn có tiềm năng khai thác du lịch
rất rõ rệt. Tiềm năng này sẽ đƣợc phát huy nếu biết phát huy tốt đƣợc lợi thế
đó của thiên nhiên và khơng gian thiêng liêng đƣợc hội tụ nơi đây. Để giúp du
khách thấy rõ đƣợc ý nghĩa và cách ứng xử đúng khi vào đền thờ, tác giả đã
tập hợp đƣợc những trải nghiệm khi hƣớng dẫn du khách tham quan, vãn cảnh
du lịch tại các khu di tích văn hóa tín ngƣỡng Mẫu.
1.1.1.6. Khái niệm về Mẫu
Khái niệm về Mẫu (dân tộc):
Hình ảnh Mẫu, là một biểu hiện của tín ngƣỡng dân gian rất phổ biến ở
Việt Nam từ Bắc chí Nam. Đối tƣợng thờ cúng là Bà Mẹ đƣợc thần thánh hóa,
xem nhƣ có sức mạnh siêu nhiên, có khả năng ban phƣớc và mang lại sự tốt
14



lành cho cá nhân, gia đình và cộng đồng làng xã. Cơ sở xã hội của tục thờ
Mẫu là vai trò to lớn của nữ giới Việt Nam trải qua lịch sử trƣờng kỳ của dân
tộc, trong gia đình ngồi xã hội, trong sản xuất và chiến đấu, trong dựng nƣớc
và giữ nƣớc. Theo quan niệm dân gian, có các Tòa (phủ) Thánh Mẫu: Thiên
phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ, Địa phủ. Tục thờ Mẫu Việt Nam quan trọng đến
mức chiếm vị trí cao nhất trong Tứ bất tử là thánh mẫu Liễu Hạnh đƣợc dân
gian tôn xƣng.
Tục thờ Mẫu và Tam tồ Thánh Mẫu có gốc từ tƣ duy thờ Nữ thần. Mẫu
là Nữ thần nhƣng không phải tất cả các nữ thần đều là Mẫu, mà chỉ có một số
nữ thần đƣợc tôn vinh là Mẫu. Danh từ Mẫu là gốc Hán - Việt (母), còn thuần
Việt gọi là Mẹ. Ngồi ý nghĩa xƣng hơ thơng thƣờng đó, từ ngữ Mẫu và Mẹ
có ý nghĩa rộng rãi tơn vinh những bà Mẹ chung của mọi ngƣời.

15


Khái niệm về Thánh Mẫu:
„„Các vị thánh đứng đầu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam tịa: Mẫu Liễu
Hạnh, Mẫu Thượng thiên, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Thiên
YaNa…đều được gọi là Thánh Mẫu. Các vị Hồng hậu, Cơng chúa có tài
năng, cơng lao lớn, hiển linh được tơn xưng là Mẫu: Quốc Mẫu, Vương Mẫu
như Ỷ Lan (Hà Nội), ở trong đền thờ Bà Tấm (Hà Nội)”. [26, tr. 17].
Trong tín ngƣỡng thờ Mẫu với trung tâm là Mẫu Tam Tịa có thứ tự bài
trí theo thiết chế riêng (Bảng1 trong phần phụ lục 1)
1.1.2. Cơ sở lý luận về tín ngưỡng và tơn giáo
Theo các góc độ tiếp cận khác nhau nên có những định nghĩa và quan
điểm khác nhau về tín ngƣỡn và tơn giáo. Song hành tồn tại với lịch sử phát
triển lồi ngƣời, tơn giáo là do con ngƣời sáng tạo ra nhƣ định nghĩa của
L.Phơbách cho rằng: „„Con ngƣời tƣ duy thế nào, đƣợc sắp đặt thế nào thì

Chúa của họ cũng là thế. Ý thức về Chúa là ý thức mà con ngƣời rút ra từ bản
thân nó”. Một quan điểm khác đƣa ra:
„„Sự khổ ải tôn giáo vừa là sự biểu hiện sự khổ ải hiện thực, lại vừa là sự
phản kháng lại sự khổ ải hiện thực đó. Tơn giáo là tiếng thở dài của chúng
sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng giống như nó là
tinh thần của trạng thái khơng có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân
dân. Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân của minh”.[35, tr.79]
Tơn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển hàng ngàn năm
nay. Trong quá trình tồn tại và phát triển, dù chủ ý hay tự nhiên, tơn giáo đã
tác động khá sâu sắc và tồn diện đến đời sống xã hội, từ thiết chế chính trị
đến pháp luật; từ văn hóa, xã hội đến tâm lý, đạo đức, lối sống; từ các quan
điểm triết học nhận định thế giới đến những ứng xử xã hội; từ các dạng thức
nghệ thuật đến phong tục, tập quán… của nhiều quốc gia, dân tộc. Ở nƣớc ta,
tôn giáo là vấn đề lớn liên quan đến chính sách ln đƣợc Đảng, Nhà nƣớc
quan tâm, tạo điều kiện.

16


Cũng nhƣ ở nhiều quốc gia khác, tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng, có sự
xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới, nhƣ Phật giáo, Đạo giáo,
Nho giáo,…,và nhiều tôn giáo nội sinh khác. Bản thân mỗi tôn giáo chứa
đựng nội dung phong phú về lịch sử, tƣ tƣởng, triết học, đạo đức, văn hóa…
riêng biệt. Việc tìm hiểu sâu để có cái nhìn tổng quát về các tôn giáo không
chỉ ở trong nƣớc và trên thế giới, về phía các tổ chức tơn giáo là để củng cố,
phát triển tơn giáo mình trong tính nhân văn, tình đồn kết, sự thân hữu. Đó là
điều cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay, đặc biệt trong việc phát huy các
giá trị nhân bản, ƣu việt của các tơn giáo vì mục đích chung phục vụ cuộc
sống hịa bình và sự phát triển của xã hội.
1.1.2.1. Phật Giáo

Vị Giáo chủ sáng lập ra đạo Phật là Phật Thích Ca Mâu Ni (Sàkyàmuni),
lấy ý nghĩa Ngài là một bậc trí tuệ trong giịng họ Thích Ca. Tên chính của
Ngài là Cù Đàm Tất Đạt Đa (Gautama Siddhàtha). Cù Đàm nghĩa là Giác Giả
(Budha), hay là Thế Tôn (Bhagavat). Giác Giả và Thế Tôn là danh hiệu tơn
xƣng về đức độ của Ngài. Giịng họ Thích Ca cƣ trú ở nƣớc Ca Tỳ La Vệ
(Kapilavastu), thuộc phía Bắc Trung Ấn.
Sau những ngày tu hành khổ cực, Thái Tử đến dƣới cây Tất-bà-la
(Pippala, tức là cây Bồ-đề, Bodhydruma) ở Già Da (Yàyà) rải cỏ cát tƣờng
làm tòa, ngồi kiết già, hƣớng mặt về phía Đơng. Khi bắt đầu ngồi, Thái Tử thề
rằng: “Nếu ta ngồi tòa này mà khơng chứng đƣợc đạo Vơ Thƣợng Bồ Đề, thì
thân này dù nát, ta cũng quyết không chịu đứng dậy”. Phát nguyện xong, Thái
Tử lặng lẽ vào thiền định, suy nghĩ luôn trong 49 ngày đêm, Ngài suy nghĩ
biết đƣợc kiếp trƣớc của mình, của ngƣời, của mọi chúng sinh. Đến nửa đêm
thứ 49, nhằm vào ngày mồng 8 tháng 12, giữa lúc sao Mai mọc thì trong tâm
Thái Tử tự nhiên đại ngộ, sạch hết phiền não, chứng đƣợc đạo quả Vơ
Thƣợng Đại Bồ Đề, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni, vào năm Thái Tử 35 tuổi
(có thuyết 30 tuổi). Quãng đời còn lại của Phật, Ngài đi các nơi để truyền bá
học thuyết của mình. Năm 80 tuổi, Phật nhập niết bàn.
17


×