Tải bản đầy đủ (.pdf) (252 trang)

(Luận văn thạc sĩ) khảo luận thơ từ trong hồng lâu mộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 252 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGUYỄN THANH DIÊN

KHẢO LUẬN THƠ TỪ
TRONG HỒNG LÂU MỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60 22 40

HÀ NỘI – 2012
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THANH DIÊN

KHẢO LUẬN THƠ TỪ
TRONG HỒNG LÂU MỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60 22 40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN

HÀ NỘI, 2012


2


BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

KHXH

Khoa học Xã hội

ĐH KHXH&NV

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

HLM

Hồng lâu mộng

TQ

Trung Quốc

VN


Việt Nam

Nxb

Nhà xuất bản

Tr, tr

Trang, trang

v.v

vân vân

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................
2
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
...................................................10
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..........................................11
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƯ LIỆU ........................................
11
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .......................................................................

12
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ............................................... ............................... 13
8. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY .................................................................................
14

CHƯƠNG 1
DUNG HỢP VĂN THỂ VÀ ĐẶC ĐIỂM THƠ TỪ
TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG
1.1. HIỆN TƯỢNG DUNG HỢP VĂN THỂ TRONG HLM .................................... 15

1.1.1. Hiện tượng dung hợp văn thể trong tiểu thuyết cổ điển TQ ...15
1.1.2. Hiện tượng dung hợp văn thể trong tiểu thuyết HLM .............16
1.1.3. Nguyên nhân của hiện tượng dung hợp văn thể ...........................18
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ TỪ TRONG HLM ............................................................... 20

1.2.1. Về thể tài, thể thức của thơ từ trong HLM ................................21
1.2.2. Về nội dung của thơ từ trong HLM …............................................. 27
1.2.3. Về nghệ thuật của thơ từ trong HLM ...............................................32
6


1.2.4. Về chức năng của thơ từ trong HLM …………………………….. 35
1.3. TIỂU KẾT ..................................................................................................... 36

CHƯƠNG 2
THƠ TỪ TRONG HỒNG LÂU MỘNG VỚI
CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG TÁC PHẨM
2.1. THƠ TỪ TRONG HLM VỚI CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM ......................................... 38

2.1.1. Trực tiếp thể hiện chủ đề ………………………………………… 38

2.1.2. Mỹ thích tỉ hứng thể hiện chủ đề .............................................. 42
2.2. THƠ TỪ TRONG HLM VỚI TƯ TƯỞNG TÁC PHẨM ………………………... 49
2.3. TIỂU KẾT .................................................................................................................. 55

CHƯƠNG 3
THƠ TỪ TRONG HỒNG LÂU MỘNG VỚI
NGHỆ THUẬT KẾT CẤU VÀ KHẮC HỌA NHÂN VẬT
3.1. THƠ TỪ TRONG HLM VỚI NGHỆ THUẬT KẾT CẤU ..................................... 56

3.1.1. Thơ từ trong HLM với bố cục tác phẩm ..................................... 56
3.1.2. Thơ từ trong HLM với nghệ thuật tổ chức tình tiết tác phẩm 59
3.2. THƠ TỪ TRONG HLM VỚI VIỆC KHẮC HỌA NHÂN VẬT .............................. 61

3.2.1.Thơ từ trong HLM với việc dự báo số phận nhân vật ................. 61
3.2.2.Thơ từ trong HLM với việc khắc họa tính cách nhân vật ......... 67
3.3. TIỂU KẾT .............................................................................................................. 86

KẾT LUẬN ................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 95
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 102

7


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Đọc tiểu thuyết cổ điển TQ thời kỳ Minh Thanh, chẳng hạn như các bộ
Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký và đặc biệt là HLM, độc giả thường
thấy có khá nhiều thơ, từ, khúc, phú... (tức các thể loại văn vần) xen lẫn trong
văn bản tự sự. Đối với giới phê bình văn học TQ, điều đó là bình thường, song

đối với độc giả VN hiện đại, thậm chí cả độc giả TQ đương đại, hiện tượng đó
là khá lạ lẫm. Chúng tôi coi đây là hiện tượng thi pháp thú vị và đáng chú ý
của tiểu thuyết cổ điển TQ cần phải được tìm hiểu thấu đáo ở VN, khơng chỉ
trên phương diện văn học, mà cịn trên cả bình diện văn hóa học.
Trong số bốn “danh tác” kể trên, HLM là tác phẩm tiêu biểu nhất cho
hiện tượng dung hợp các thể loại thơ từ, vận văn vào tiểu thuyết1. Đó là lý do
chính khiến chúng tơi chọn khảo sát văn bản tác phẩm HLM của Tào Tuyết
Cần. Thơng qua đó, một mặt chúng tơi muốn tìm hiểu bản thân các văn bản
tác phẩm thơ từ trong tiểu thuyết HLM; mặt khác, và được xác định là phần
trọng tâm hơn, chúng tôi muốn quan sát chức năng nghệ thuật của bộ phận thơ
từ trong tiểu thuyết HLM.
Các thể loại thơ từ và vận văn trong HLM rất phong phú, tuy nhiên thơ
và từ được coi là hai thể tài tiêu biểu nhất, hàm chứa những điều thú vị và
phong phú cả về phương diện văn học và văn hóa của một đất nước được
mệnh danh là “thi quốc”. Đó là lý do thứ ba khi chúng tơi chọn đề tài khảo sát
về bộ phận thơ từ trong tiểu thuyết HLM.
Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, bao gồm HLM, có ảnh hưởng rất sâu
rộng đối với văn học VN thời trung đại, nghiên cứu hiện tượng thi pháp tiêu
biểu này, theo chúng tơi, sẽ là cơ sở để tìm hiểu vấn đề ảnh hưởng và tiếp
1

Học giới TQ gọi hiện tượng đó là đặc điểm “văn bị chúng thể” (文备众体) hay “chúng
thể kiêm bị” (众体兼备) hoặc “tản vận tương gian” (散韵相间) (chẳng hạn Chu Lôi viết
trong Bài tựa cho cuốn HLM thi từ giải tích của Lưu Canh Lộ, Nxb Văn Sử Cát Lâm,
1999).

8


nhận tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc nói chung HLM nói riêng trong văn

học VN, một chủ đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn học so sánh mà chúng tôi
rất chú ý và mong muốn sau này thực hiện. Tuy nhiên, để nghiên cứu một
cách thấu triệt vấn đề mang tính căn cốt của thi pháp tiểu thuyết cổ điển là
hiện tượng tích hợp văn thể này địi hỏi một cơng trình dài hơi, đầu tư nhiều
cơng sức và tâm huyết, bởi thế, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ,
chúng tơi chỉ đặt ra cho mình nhiệm vụ bước đầu tìm hiểu bộ phận thơ từ
trong HLM - tác phẩm tiêu biểu cho hiện tượng độc đáo này của tiểu thuyết
cổ điển Trung Quốc.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Tại TQ:
Tình hình nghiên cứu thơ từ trong tiểu thuyết cổ điển TQ:
Vài trăm năm trở lại đây, các học giả TQ đã bàn luận rất nhiều về hiện
tượng thi từ khúc phú... trong tiểu thuyết cổ điển TQ, đặc biệt là trong HLM. Họ
đều cho rằng, đưa thơ từ vận văn vào tiểu thuyết là hiện tượng phổ biến của tiểu
thuyết cổ đại TQ. Đặc biệt, trong tiểu thuyết bạch thoại, dung hợp thơ từ vận
văn đã trở thành một thể thức cố định, thành một trong những đặc điểm dân tộc
của tiểu thuyết bạch thoại cổ đại TQ.
Với Túy ông đàm lục, La Diệp đời Tống được coi là người đầu tiên chú
ý đến hiện tượng dung hợp thơ từ vận văn trong tiểu thuyết cổ đại TQ. Hồ
Ứng Lân đời Minh trong Thiếu Thất Sơn Phòng bút tùng cũng đã đề cập đến
thơ từ vận văn trong tác phẩm Thủy hử truyện. Mao Tôn Cương, trong Phàm
lệ của bộ Tam Quốc chí diễn nghĩa, cũng cho rằng, đưa thơ từ vào trong tiểu
thuyết bạch thoại vốn là chỗ cực kì tuyệt diệu của văn chương. Tuy nhiên, ông
cũng phê phán hiện tượng tiểu thuyết tài tử giai nhân cuối Minh đầu Thanh
đưa thơ từ vận văn vào quá nhiều... Có thể nói, học giới TQ trước năm 1919,
tuy đã chú ý đề cập hiện tượng dung nhập thơ từ vận văn trong tiểu thuyết
bạch thoại, song thành tựu nghiên cứu còn hạn chế.

9



Người đầu tiên nghiên cứu thơ từ vận văn trong tiểu thuyết bạch thoại
một cách có ý thức phải kể đến Lỗ Tấn. Năm 1920, trong thiên 12 Tống chi
thoại bản sách TQ tiểu thuyết sử lược, Lỗ Tấn đã nói về Lương sử bình thoại,
đồng thời chú ý đến thơ từ “thiên thủ” và “nhập thoại” trong “tiểu thuyết” Tống
Nguyên. Trong thiên 13 Tống Nguyên chi nghĩ thoại bản, ông còn đề cập đến
thể “thi thoại”, “từ thoại” trong tiểu thuyết bạch thoại; hay thiên 26 Thanh chi
hiệp tà tiểu thuyết, ơng phê bình Hoa nguyệt ngân của Ngụy Tử An.
Sau Lỗ Tấn, năm 1924, La Chấn Ngọc trong Đơn Hồng linh thập tự đã
đề cập đến tình hình mượn phương thức biểu diễn truyền đạt giảng xướng và
vận dụng vận văn của tiểu thuyết bạch thoại tàng quyển Đơn Hồng: “Tiểu
thuyết tàn thư cộng hơn chục loại, trong đó có thất ngơn thơng tục vận ngữ,
loại hậu thế xướng bản, hoặc hữu bạch hữu xướng..., đều là thứ cổ nhất của
tiểu thuyết”. Năm 1929, Trịnh Chấn Đạc trong bài Văn học tục Đơn Hồng
cũng chỉ ra rằng: “Tục văn và biến văn, hai loại thể chế này hiển nhiên đều
chịu ảnh hưởng ngoại lai. Trong văn học Ấn Độ - kể cả văn học Phật giáo, thể
tài giống loại này đều rất thịnh hành, hí khúc của họ như vậy, tiểu thuyết cũng
có một số như vậy: trong kinh điển cũng thường là trong tản văn có xen lẫn cổ
thi, hoặc trong thơ ca xen lẫn tản văn. Trước đây, thơ ca của chúng ta quyết
không bao gồm tản văn, tản văn cũng quyết không bao gồm thơ ca”1.
Năm 1951, một giáo sư người Mĩ ở Đại học Harvard đăng bài Bàn về
một số hạn chế của tiểu thuyết TQ, cho rằng tiểu thuyết truyền thống TQ lạm
dụng thơ từ, ban đầu những thơ từ chêm vào có thể có những chức năng nhất
định, nhưng về sau chỉ là “hữu thi vi chứng” (có thơ làm chứng), chỉ có thể
kéo dài cao trào, thậm chí chỉ là đưa vào làm vì, khơng có tác dụng gì, khơng
liên quan gì đến ý chính, “thực sự là hạn chế của tiểu thuyết TQ”2.
Sau khi thành lập nước TQ mới, nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý đến
hiện tượng dung nhập thơ từ vận văn trong tiểu thuyết bạch thoại. Tháng 3
1


Trịnh Chấn Đạc: Văn học tục Đơn Hồng, in trên tạp chí Tiểu thuyết nguyệt báo, quyển
20, số 3/1929.
2
Tất Tuyết phủ: Bàn về một số hạn chế của tiểu thuyết TQ, far eastern, quarterly, 1951.

10


năm 1953, Tôn Khải Đệ trong cuốn Quy phạm tục giảng đời Đường và thể tài
của nó đã bàn luận tường tận thể thức “vận tản tương gian” của tiểu thuyết
bạch thoại tàng quyển Đơn Hồng. Tháng 11 năm 1953, Trịnh Chấn Đạc trong
Truyền thống tiểu thuyết trong văn học cổ điển TQ đã chỉ rõ: rất nhiều tiểu
thuyết cổ đại TQ là giảng xướng, giảng xong một đoạn lại kèm theo một đoạn
ca, khi hình dung một người hoặc vật nào đó, cũng hát một đoạn, cho nên đặc
điểm của tiểu thuyết TQ đã có hình thức “hữu thi vi chứng” hoặc “hữu từ vi
chứng”1. Năm 1961, Trình Nghị Trung trong Mấy điểm tìm tịi về biến văn, lại
đưa ra những bàn luận tỉ mỉ về thể chế và ảnh hưởng của biến văn, trong đó
đặc biệt đưa ra những tổng kết xác đáng về tình hình phát triển của việc dung
nhập thơ từ vận văn trong tiểu thuyết bạch thoại - từ tiểu thuyết bạch thoại
trong tàng quyển Đơn Hồng đến tiểu thuyết bạch thoại Tống Ngun2.
Từ sau thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nhiều từ điển thưởng thức ra đời, dành
sự quan tâm đặc biệt cho bộ phận thơ từ vận văn trong tiểu thuyết. Chu Lơi
trong bài tựa cuốn HLM thi từ giải tích của Lưu Canh Lộ đã đề cập đến nguồn
gốc của việc đưa thơ từ vào tiểu thuyết: “Văn học truyền thống TQ, từ đời
Tống trở về trước lấy thơ văn làm chính tơng, 3 đời Ngun Minh Thanh, hí
khúc và tiểu thuyết phát triển mạnh. Nguồn gốc diễn biến giữa các văn thể qua
các triều đại đan xen phức tạp, văn ngôn và ngữ thể, vận văn và tản văn, văn
bút và thi bút đan xen lẫn nhau, có lúc trong văn có thơ, có lúc trong thơ có
văn, có lúc thơ văn dung hợp, rất khó phân giải”[58, 4].
Chu Nhất Huyền trong bài tựa cuốn Kim Bình Mai thi từ giải tích đã

khẳng định thành quả nghiên cứu quan niệm sáng tác của tác giả Kim Bình
Mai. Ở phương diện này, Ngụy Tử Vân, Vương Lợi Khí, Từ Sóc Phương,
Trương Binh… đã có nhiều đóng góp có ý nghĩa. Trong bài tựa viết cho cuốn
Tam Quốc diễn nghĩa thi từ giám thưởng của Đặng Thiết Sinh, Lỗ Đức Tài
cho rằng, thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca TQ, quan hệ rất lớn đến việc thơ
1
2

Trịnh Chấn Đạc: Trịnh Chấn Đạc toàn tập, Nxb Văn Nghệ Hoa Sơn, 1998, tr 189.
Trình Nghị Trung: Mấy điểm tìm tịi về biến văn, in trong cuốn Đơn Hồng biến văn luận
văn lục, Nxb Cổ tịch Thượng Hải, 1982.

11


từ được dung nhập vào trong tiểu thuyết đời Đường, bút pháp này có ảnh
hưởng đối với thể chế của tiểu thuyết bạch thoại đời sau. Ông chỉ rõ “thơ vịnh
sử đời Đường đã cung cấp tư liệu phán đoán cho tiểu thuyết lịch sử sau này”,
đồng thời đã có những miêu tả phù hợp thực tế về quỹ đạo phát triển: “Tiểu
thuyết lịch sử thời kì đầu nhồi nhét quá nhiều thơ ca, đến cuối Minh đầu
Thanh tiểu thuyết lịch sử dần dần thoát khỏi quy cách của tiểu thuyết giảng sử
Tống Nguyên, chuyển hướng sang tiểu thuyết hóa tiểu thuyết, cắt bỏ toàn bộ
hay một phần thơ từ trong tiểu thuyết, giữ tiết tấu hài hòa thống nhất của tiểu
thuyết”1. Trần Đông Hữu, trong bài tựa cuốn Kim Bình Mai thi từ văn hóa
giám tích chỉ ra 10 động cơ lớn khiến tiểu thuyết chương hồi vận dụng thơ từ
vận văn, đồng thời căn cứ vào tình hình vận dụng thơ từ trong HLM, suy luận
“tiểu thuyết chương hồi phát triển đến đời Thanh, quan hệ với thơ từ đã có sự
diễn biến tương đối lớn trong một số tác phẩm. Thơ từ từ chỗ đóng vai trị phụ
trợ trước đây chuyển biến thành sự hợp thành hữu cơ của chủ thể tự thuật, từ
“tính thêm vào” của tác giả chuyển biến thành tính biểu đạt của nhân vật, từ ý

nghĩa kết cấu chuyển sang ý nghĩa tình tiết”2.
Cùng với việc đi sâu triển khai nghiên cứu tiểu thuyết bạch thoại cổ đại,
những đề tài nghiên cứu về việc dung hợp thơ từ vận văn trong tiểu thuyết
bạch thoại cũng dần dần được chú trọng. Ngay từ năm 1975, học giả Đài Loan
Trương Kính viết Ứng dụng thơ từ trong tiểu thuyết hí khúc cổ điển TQ, đã có
sự phân tích nghiên cứu sơ bộ về tình hình đặc thù của việc đưa thơ từ vào tiểu
thuyết hí khúc cổ đại. Năm 1983, học giả Đài Loan Hầu Kiện đã xuất bản
chuyên luận Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết TQ, trong đó có bài Hữu thi vi
chứng, Bạch Tú Anh và Thủy hử truyện, đã phản bác quan điểm của học giả
người Mĩ ở Đại học Harvard cho rằng, việc dung nhập thơ từ vận ngữ trong
tiểu thuyết bạch thoại cổ đại “thực sự là hạn chế của tiểu thuyết TQ”. Cùng

1

Lỗ Đức Tài: Bài tựa cho cuốn Tam Quốc diễn nghĩa thi từ giám thưởng của Đặng Thiết
Sinh, Nxb Tân Hoa, 2007.
2
Trần Đông Hữu: Bài tựa cho cuốn Kim Bình Mai thi từ văn hóa giám tích, Ba Thục thư
xã, 1994.

12


với việc thừa nhận thơ từ đưa vào tiểu thuyết bạch thoại cổ đại “thực sự hơi
nhàm”, học giả này đã phân tích khá xác đáng tính tất yếu lịch sử của vấn đề
dung nhập thơ từ trong tiểu thuyết bạch thoại cổ đại. Đồng thời chỉ ra việc tiểu
thuyết bạch thoại dung nhập thơ từ vận văn có hàm ẩn văn hóa nhất định, có
tác dụng nhất định trong việc khắc họa nhân vật tiểu thuyết, tăng cường hiệu
quả nghệ thuật của tiểu thuyết1.
Năm 1987, Trần Bình Nguyên trong luận án tiến sĩ Sự chuyển biến của

mô thức tự sự tiểu thuyết TQ, ở chương 7 “Truyền thống tự sự và truyền thống
Thi Tao”, đã tiến hành phân tích nghiên cứu sâu về “ảnh hưởng của Thi Tao
đối với tiểu thuyết TQ”, trong đó có một số quan điểm mang tính gợi mở2.
Năm 1995, Quách Kiệt đăng bài Nguồn gốc và sự phát triển truyền
thống dung hợp thơ văn trong tiểu thuyết cổ điển TQ, từ góc độ tác giả và
nhân vật trong tác phẩm, đã khảo sát tình hình dung nhập thơ văn trong tiểu
thuyết cổ đại3.
Năm 1996, Lí Vạn Qn cơng bố bài Chức năng của “thơ” trong tiểu
thuyết cổ điển TQ, bàn về chức năng của thơ từ trong 4 bộ tiểu thuyết bạch
thoại trường thiên nổi bật: Thơ trong Tam Quốc diễn nghĩa phần lớn dùng để
bình luận; thơ trong Thủy hử truyện đa phần dùng để miêu tả; Kim Bình Mai
dùng nhiều khúc từ, chủ yếu miêu tả đời sống thị dân; còn thơ trong HLM
đóng vai trị quan trọng trong việc kết cấu tiểu thuyết4.
Tình hình nghiên cứu thơ từ trong HLM:
Thơ từ và các thể vận văn trong HLM từ rất sớm đã được các học giả
TQ chú ý, thú vị hơn nữa, có học giả đã đặt vấn đề: rốt cuộc thì bộ phận vận

1

Hầu Kiện: “Hữu thi vi chứng” - Bạch Tú Anh và Thủy hử truyện, in trong chuyên luận
Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết TQ, Công ti hữu hạn sách Đơng Văn,1983.
2
Trần Bình Ngun: Sự chuyển biến của mô thức tự sự tiểu thuyết TQ, Luận án Tiến sĩ,
Nxb Đại học Bắc Kinh, 2003.
3
Quách Kiệt: Nguồn gốc và sự phát triển truyền thống dung hợp thơ văn trong tiểu thuyết
cổ điển TQ, in trên Trung Quốc văn học nghiên cứu, số 4/1995.
4
Lí Vạn Quân: Chức năng của “thơ” trong tiểu thuyết cổ điển TQ, in trên Văn sử triết, số
3/1996.


13


văn gồm thơ, từ, khúc, phú … của Tào Tuyết Cần đã tiếp thu ảnh hưởng của
những nhà thơ hay tác phẩm nào trước đó? Chẳng hạn, từ năm 1922, nhà
Hồng học Du Bình Bá đã bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc bài Táng hoa ngâm của
Lâm Đại Ngọc, hay Nhất Túc trong bài Vị hải đường thi tiến nhất giải (Thêm
một cách hiểu về thơ hải đường) đăng trên tờ Văn hối báo Thượng Hải ngày
14/7/1962 đã chỉ ra rằng, liên thơ “偷来梨蕊三分白,借得梅花一缕魂”
(Thâu lai lê nhụy tam phân bạch / Tá đắc mai hoa nhất lũ hồn) trong thơ vịnh
hải đường của Đại Ngọc, mặc dù có phần mượn câu thơ Tống “梅须逊雪三

分白/ 雪却输梅一段香” (Mai tu tốn tuyết tam phân bạch / Tuyết khước
thâu mai nhất đoạn hương), nhưng chính xác hơn là mượn của chính người
thân trong gia đình”, xuất xứ của nó là một liên trong câu phụ lục ở cuối
quyển cuối cùng tập Luyện Đình thi sao của Tào Dần – ông nội Tào Tuyết
Cần: “ 轻含豆蔻三分露 / 微漏莲花一线香 ” (Khinh hàm đậu khấu tam
phân lộ / Vi lậu liên hoa nhất tuyến hương) v.v. Sau này cịn có Chu Nhữ
Xương chỉ ra câu “闲谈不说红楼梦 / 读尽诗书是枉然” (Nhàn đàm bất
thuyết HLM / Độc tận thi thư thị uổng nhiên), là bài nằm trong trúc chi từ
Thảo Châu nhất xuyến bản khắc năm thứ 22 niên hiệu Gia Khánh đời Thanh;
Đặng Tiểu Quân cho rằng, bài Lâm giang tiên mà Tiết Bảo Thoa làm ở hồi 70
vốn là bài từ Lâm giang tiên trong mục “Hầu mông” cuốn Từ lâm kỷ sự quyển thất - Tống ngũ của Trương Tư Nham đời Thanh v.v1.
Cùng với hướng nghiên cứu trên, nhiều học giả đi sâu tìm hiểu hàm
nghĩa của thơ từ trong HLM. Chẳng hạn, Trương Chí Nhạc, Mạnh Chí Bân,
Ngưu Duy Đỉnh, Tưởng Tinh Dục, Vương Nhân Ân, Vương Nhữ Đào v.v2.

1


2

Chu Nhữ Xương: Bắc Kinh trúc chi từ và HLM (Văn hối báo ra ngày 20-10-1962); Đặng
Tiểu Quân: Xuất xứ bài Liễu nhứ từ của Tiết Bảo Thoa (HLM học san, tập 1/1981).
Trương Chí Nhạc: Lược luận vấn đề đánh giá thơ từ HLM (HLM học san, tập 2/1981);
Mạnh Chí Bân: Khúc Uổng ngưng mi trong HLM rốt cuộc là hát về ai (Học báo Đại học
Sư phạm Hà Bắc, số 4/1987); Ngưu Duy Đỉnh: Từ Liễu nhứ từ của Tiết Bảo Cầm xem tư
tưởng của Tào Tuyết Cần – Độc HLM trát ký (Học báo Cao đẳng Sư phạm Phụ Dương,
số 3/1988); Tưởng Tinh Dục: Một cách hiểu về thơ ca HLM (Nghiên cứu văn học Trung
Quốc, số 2/1990); Vương Nhân Ân: Cách hiểu mới (tân thích) về bài Xuân dạ tức sự của

14


Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều là đặc điểm thơ từ trong
HLM. Thái Nghĩa Giang trong bài Bàn về thơ từ khúc phú trong HLM cho
rằng: “Bắt đầu từ truyền kì đời Đường, văn bị chúng thể tuy đã trở thành một
đặc điểm của thể loại tiểu thuyết Trung Quốc, nhưng suy cho cùng đa số
trường hợp vẫn là thêm vài bài thơ từ hoặc một đoạn biền văn tán phú vào
những chỗ mà tình tiết câu chuyện cần tô vẽ phô trương hoặc biểu thị cảm
khái vịnh thán để tăng thêm hiệu quả. Cái gọi là chúng thể thực ra là rất hạn
chế. HLM thì khơng như vậy” [56, 1].
Một số nhà nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm các thể vận văn khác như
Vương Thì Hoa bàn về câu đối, Vu Cảnh Tường bàn về văn biền ngẫu; cũng
có người từ góc độ văn hóa, lịch sử, tư tưởng, tôn giáo v.v bàn về thơ từ trong
HLM như Đào Kiếm Bình, Phó Thuật Tiên, Vương Chí Quân, Trần Thế
Trừng, Vu Cảnh Tường, Tiêu Bân, Khương Chí Qn...”1.
Cùng với đặc điểm thì vai trị của thơ từ trong HLM cũng được chú ý.
Chẳng hạn: Lan Linh cho rằng, thơ từ HLM “kết hợp chặt chẽ với sự phát triển
cốt truyện và tính cách nhân vật”, thơ từ HLM “hé lộ bí mật trong tâm hồn

nhân vật, miêu tả cá tính của nhân vật, từ đó làm phong phú và tăng thêm sức
hấp dẫn của hình tượng nghệ thuật”; Vương Vĩnh cho rằng, “Trong HLM, cho
dù là thơ do nhân vật trong tác phẩm làm, hay là thơ bình luận do tác giả đứng
trên lập trường khách quan viết ra, đều có liên quan mật thiết với chủ đề,
chúng thường được dùng để phát triển và làm phong phú tình tiết câu chuyện,
hoặc là phản ánh và nhấn mạnh tính cách nhân vật”, hoặc Lý Hy Phàm nói về

1

Giả Bảo Ngọc (HLM học san, tập 4/1995), Vương Nhữ Đào: Bước đầu tìm hiểu triết lý
hàm ẩn trong Mười hai khúc HLM (HLM học san, tập 4/1989) v.v.
Vương Thì Hoa: Bàn về câu đối trong HLM (HLM học san, tập 4/1989); Vu Cảnh Tường:
HLM và văn biền ngẫu (HLM học san, tập 1/1991), Đào Kiếm Bình: Truyền thống văn
hóa và việc vận dụng thơ phú trong HLM (Học báo Đại học Hàng Châu, số 3/1990), Phó
Thuật Tiên: Sử và thơ trong HLM (HLM học san, tập 1/1995), Vương Chí Quân, Trần
Thế Trừng: Nồng đượm: Sắc thái Phật Đạo của thơ từ HLM (HLM học san, tập 3/1996),
Vu Cảnh Tường: Thành tựu kiệt xuất của HLM trong việc vận dụng nhiều thể thức thơ ca
(HLM học san, tập 2/1997), Tiêu Bân: Sự sinh thành và sức hút thẩm mỹ của ý cảnh thơ
ca (thi cảnh) trong HLM (HLM học san, tập 4 năm 1998), Khương Chí Quân: Ấm áp:
Vườn tinh thần của thơ từ HLM (HLM học san, tập 1/2000) v.v.

15


thơ từ và tính cách Lâm Đại Ngọc, Vương Học Thái mạn đàm về vận văn
trong HLM , Vương Bài bàn về những sáng tạo của Tào Tuyết Cần qua vận
văn, Hồ Phượng Lâm bàn về thơ từ thi xã Hải đường và Đào hoa, Dương Nhữ
Cảnh nói về phương thức độc đáo trong khắc họa hình tượng, Ngơ Tân Lơi
bàn về văn biền thể trong HLM v.v1.
Ngồi ra, các học giả TQ còn nghiên cứu một vài chủ đề khác mà khuôn

khổ Luận văn không cho phép chúng tôi trình bày hết được, chẳng hạn như tư
tưởng văn nghệ thể hiện qua thơ từ trong HLM, vấn đề hay dở của thơ từ trong
HLM v.v.
Dưới đây là một số cuốn sách bình chú, giám thưởng thơ từ trong HLM:
-HLM thi từ, Học báo Đại học Hà Hắc, tháng 6 năm 1977;
-HLM thi từ bình chú của Đinh Quảng Huệ, Nxb Nhân Dân Hắc Long
Giang, tháng 5 năm 1979;
-HLM thi từ dịch thích, Khoa Trung văn Đại học Giang Tây biên soạn,
Nxb Nhân Dân Giang Tây, tháng 12 năm 1979;
-HLM thi từ khúc phú bình chú của Thái Nghĩa Giang, Nxb Bắc Kinh,
tháng 10 năm 1979;
- HLM thi từ khúc phú giám thưởng của Thái Nghĩa Giang, Trung Hoa
thư cục, tháng 10 năm 2001;
-HLM thi từ liên ngữ bình chú, Vu Đan và Ngưu Vũ biên soạn, Nxb
Nhân Dân Giang Tây, tháng 5 năm 1980;
-HLM thi từ giải tích của Lưu Canh Lộ, Nxb Văn sử Cát Lâm, tháng 4
năm 1986.
1

Lan Linh: Thơ từ trong HLM với tính cách nhân vật (Tân quan sát, số 22/1954), Vương
Vĩnh: Thơ từ khúc trong HLM (Ngôn ngữ học tập, số 12/1957), Lý Hy Phàm: Thơ từ và
tính cách Lâm Đại Ngọc (HLM học san, tập 1/1983), Vương Bài: Từ vận văn HLM xem
sáng tạo của Tào Tuyết Cần, (HLM học san, tập 1/1984), Hồ Phượng Lâm: Lạm bàn về
thơ HLM - Đôi điều tâm đắc khi thưởng thức thơ từ Hải đường xã, Đào hoa xã (HLM
học san, tập 3/1984), Dương Nhữ Cảnh: Phương thức độc đáo trong khắc họa hình
tượng—Đơi điều tâm đắc khi đọc thơ ca HLM (HLM học san, tập 3/1984), Ngô Tân Lôi:
Bàn về văn biền thể trong HLM (HLM học san, tập 4/1990) v.v.

16



-HLM thi từ giám thưởng từ điển của Vương Sĩ Siêu, Nxb Nhân dân
Nội Mông Cổ, tháng 2 năm 2001.
Trong số các cuốn sách kể trên, HLM thi từ khúc phú bình chú của Thái
Nghĩa Giang là cuốn có ảnh hưởng lớn nhất.
2.2.Tại VN:
Trước đây, do ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu xã hội học và
tác động của chủ nghĩa hiện thực trong phê bình văn học, các nhà nghiên cứu
chủ yếu quan tâm đến bức tranh cuộc sống được mô tả chân thực trong HLM,
chẳng hạn: sự suy vong của chế độ phong kiến và số phận các nhân vật, hồn
cảnh điển hình và nhân vật điển hình, bi kịch tình yêu v.v. Các vấn đề về thi
pháp tiểu thuyết nói chung và hiện tượng thơ từ, vận văn trong tiểu thuyết cổ
điển TQ nói riêng chưa được tìm hiểu đúng mức.
Hiện nay, dưới sự chỉ dẫn của các lý thuyết phê bình văn học như thi
pháp học, tự sự học v.v, vấn đề “văn bị chúng thể” trong tiểu thuyết cổ điển
TQ nói chung, trong HLM nói riêng, đã được các nhà nghiên cứu và độc giả
chú ý; tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu về hiện tượng này và nhất là mở rộng tìm
hiểu khía cạnh ảnh hưởng và tiếp nhận của hiện tượng này trong văn học VN,
thì hầu như cịn vắng bóng.
Đề tài Luận văn của chúng tôi bước đầu lựa chọn khảo sát thơ từ trong
HLM làm điểm đột phá, vì vậy đã gặp khơng ít khó khăn, đặc biệt là phương
pháp tiếp cận đối tượng. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng, với sự nỗ lực của
mình, đề tài này sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới, đặt nền tảng cho việc nghiên
cứu tiểu thuyết cổ điển TQ hiện nay ở VN.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài Luận văn của chúng tơi hướng đến hai mục đích:

17



-Tìm hiểu đặc điểm của tiểu thuyết cổ điển TQ nói chung, tiểu thuyết
HLM nói riêng thơng qua tìm hiểu đặc điểm của bản thân bộ phận thơ từ và
chức năng nghệ thuật của chúng trong tiểu thuyết HLM.
-Trên cơ sở những nhận thức về đặc điểm tiểu thuyết HLM, sẽ tiến hành
nghiên cứu so sánh về tiểu thuyết cổ điển VN thời trung đại sau này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Tiến hành phiên dịch, chú giải, phân loại thơ từ trong tiểu thuyết HLM,
qua đó phân tích, nhận xét, đánh giá chúng từ góc độ văn học sử;
-Mơ tả, phân tích và lý giải chức năng nghệ thuật của bộ phận thơ từ
trong văn bản tự sự - tiểu thuyết HLM.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận văn chính là một trong những
khía cạnh thi pháp chủ yếu của tiểu thuyết HLM - đặc điểm dung hợp thơ từ
trong tiểu thuyết HLM - phần chính yếu trong đặc điểm “văn bị chúng thể”;
trong đó, nội dung của đề tài Luận văn vừa hướng tới đặc điểm của bản thân
bộ phận thơ từ, vừa chủ yếu đi sâu tìm hiểu chức năng nghệ thuật của bộ phận
đó trong tiểu thuyết HLM.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
-Trên bình diện phương pháp luận, chúng tơi tìm sự chỉ dẫn từ thi pháp
học hiện đại, trong đó tiêu biểu là lý thuyết tự sự học. Bên cạnh đó, chúng tơi
cịn tiếp thu những tri thức quan trọng từ thi học truyền thống của TQ.
-Về mặt thao tác nghiên cứu, chúng tôi áp dụng rộng rãi các thủ thuật
thống kê, phân loại, các phương pháp đối sánh, phân tích, lý giải, khái quát, hệ
thống v.v...
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƯ LIỆU
5.1. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu mà Luận văn của chúng tơi theo đuổi có một phạm vi
khá rộng, chí ít theo chủ đề nghiên cứu (thể loại), bao gồm tất cả các thể văn

18


vần trong tiểu thuyết HLM, như hí khúc, phú, đối liên v.v; tuy nhiên, với yêu
cầu và dung lượng của một Luận văn, chúng tôi tạm giới hạn đề tài của mình
trong phạm vi hẹp nhưng tiêu biểu: đó là bộ phận thơ từ trong tiểu thuyết
HLM. Tất nhiên, Luận văn khơng hề chỉ gói gọn trong phạm vi ấy, chúng tôi
tự giới hạn như vậy là để tăng thêm sự chú ý và làm nổi bật chủ đề nghiên cứu
chính, khi khảo sát, trong nhiều trường hợp, chúng tơi vẫn đặt đối tượng
nghiên cứu chính của mình (thơ từ) trong chỉnh thể và hệ thống (văn vần).
5.2. Phạm vi tư liệu:
-Theo phạm vi nghiên cứu chúng tôi giới hạn ở trên, thì tư liệu nghiên
cứu trực tiếp mà chúng tơi sử dụng chính là những văn bản tác phẩm thơ từ
được trích xuất ra từ tiểu thuyết HLM. Ở Việt Nam, độc giả đã biết đến bộ
phận thơ từ qua các bản dịch tiếng Việt. Tuy nhiên, trong Luận văn này, vì
khảo sát chúng từ góc độ thi pháp, nên chúng tơi khơng sử dụng các bản dịch
đó, mà sử dụng nguyên bản chữ Hán và tham khảo thêm các bản chú giải của
học giả TQ.
-Ngoài tư liệu trực tiếp đó ra, chúng tơi cịn sử dụng và tiếp thu rộng rãi
thành tựu phê bình văn học và văn hóa học của học giới TQ từ xưa đến nay:
đó là các tác phẩm thi học, các bài tựa bạt, các bài phê bình trên tạp chí, báo
chí chun ngành, hay các cơng trình khoa học tiêu biểu được xếp vào kho
tàng Hồng học đồ sộ của TQ.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Luận văn của
chúng tôi được bố cục thành 3 chương:
Chương 1:
Dung hợp văn thể và đặc điểm thơ từ trong tiểu thuyết HLM.
Chương này, Luận văn đi vào tìm hiểu 2 khía cạnh:


19


1.Hiện tượng dung hợp văn thể trong tiểu thuyết HLM: Tuy phạm vi
được giới hạn trong HLM, song chúng tôi cũng sơ lược đề cập đến hiện tượng
này trong tiểu thuyết cổ điển TQ nói chung.
2.Đặc điểm thơ từ trong tiểu thuyết HLM. Mặc dù thơ từ trong tiểu
thuyết chỉ là bộ phận sáng tác có tính độc lập tương đối, song đó lại là những
trước tác của một thời, theo những thể thức hoàn chỉnh, chịu sự chế ước của
bản thân thể loại, nên chúng vẫn xứng đáng được tìm hiểu với một thái độ vừa
khách quan vừa tơn trọng. Chúng tôi coi đây là phần quan trọng của chương
này, được khái quát từ công việc phiên dịch văn bản tác phẩm thơ từ tiêu biểu
mà chúng tôi đã thực hiện (xin xem phần Phụ lục).
Chương 2:
Thơ từ trong HLM với chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Chương này, chúng tôi bắt đầu đi sâu khảo sát một trong những chức
năng quan trọng của thơ từ trong HLM, đó là sự thể hiện chủ đề tư tưởng của
tác phẩm. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm HLM được thể hiện trên nhiều
phương diện, trong đó thơ từ giữ một vai trò quan trọng.
Chương 3:
Thơ từ trong HLM với nghệ thuật kết cấu và khắc họa nhân vật.
Chương này nối theo Chương 2, tiếp tục đi sâu tìm hiểu hai chức năng
nghệ thuật khác của thơ từ liên quan đến nghệ thuật kết cấu và khắc họa nhân
vật trong tiểu thuyết HLM. Về chức năng liên quan đến nghệ thuật kết cấu tiểu
thuyết HLM, chúng tơi khảo sát 2 khía cạnh, đó là bố cục tác phẩm và nghệ
thuật tổ chức tình tiết cốt truyện; về chức năng liên quan đến nghệ thuật khắc
họa nhân vật, chúng tôi tiến hành khảo sát 2 khía cạnh chính: thứ nhất là dự
báo số phận của nhân vật; thứ hai là khắc họa tính cách nhân vật.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
-Thực hiện đề tài Luận văn này, chúng tôi đã tiến hành phiên dịch và

chú giải toàn bộ bộ phận thơ từ trong tiểu thuyết HLM (Phụ lục). Chúng tôi
cho rằng, cùng với các bản dịch thơ (đã xuất bản), thì bản phiên dịch, chú giải

20


công phu của chúng tôi (nếu được xuất bản) cũng là cuốn sách thú vị cho
những độc giả ham mê thưởng thức văn chương trong HLM. Hiện tại, Phụ lục
của chúng tơi có ý nghĩa khơng nhỏ đối với việc nghiên cứu HLM từ góc độ
thi pháp. Nó vẫn tiếp tục phát huy tác dụng khi chúng tôi thực hiện tiếp đề tài
ở cấp độ khác cao hơn.
-Luận văn của chúng tơi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu một vài khía cạnh về
thi pháp tiểu thuyết HLM. Các khía cạnh này, đối với học giới ở TQ khơng có
gì lạ, nhưng ở VN, đó vẫn là vấn đề mới. Chúng tơi hy vọng, Luận văn của
mình sẽ có tác dụng nhất định trong việc đổi mới nhận thức đối với những đối
tượng cũ. Từ Luận văn này, quan tâm của chúng tôi không chỉ dừng lại ở các
vấn đề thi pháp tiểu thuyết cổ điển, mà dựa trên nền tảng của những vấn đề đó,
cịn đi sâu tìm hiểu những vấn đề văn hóa ẩn sâu trong những hiện tượng thi
pháp. Chúng tơi nghĩ, đó cũng là những gợi mở thú vị từ đề tài này.
-Đề tài Luận văn của chúng tôi, với những nghiêm túc và nỗ lực đi sâu
tìm hiểu văn bản tác phẩm, cũng sẽ giúp ích không nhỏ cho việc giảng dạy và
học tập tiểu thuyết cổ điển TQ nói chung, tiểu thuyết HLM nói riêng.
8. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
Ngồi Bảng quy ước viết tắt áp dụng cho toàn bộ Luận văn (đặt ở đầu
Luận văn), chúng tơi trình bày nghiêm túc theo Quy định của Trường Đại học
KHXH&NV cho Luận văn Cao học.

21



NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1
DUNG HỢP VĂN THỂ VÀ ĐẶC ĐIỂM THƠ TỪ
TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG
1.1.HIỆN TƯỢNG DUNG HỢP VĂN THỂ TRONG HLM
1.1.1.Hiện tượng dung hợp văn thể trong tiểu thuyết cổ điển TQ:
Trước hết, cần phải nói, trong truyền thống thi ca trữ tình TQ, chúng ta
đã từng thấy sự xuất hiện của yếu tố tự sự trong những bài thơ trữ tình trường
thiên. Chẳng hạn, ngay từ Thi Kinh đã thấy những bài như Manh (Vệ Phong),
Công Lưu, Miên (Đại Nhã); sau này trong dân ca Nhạc phủ đời Hán có Khổng
tước đơng nam phi (cịn gọi là Tiêu Trọng Khanh thê), Mộc Lan thi; hay đến
đời Đường xuất hiện các tác phẩm thơ tự sự của Đỗ Phủ (chùm Tam lại, Tam
biệt...), của Bạch Cư Dị (Trường hận ca, Tỳ bà hành, Tần phụ ngâm...) v.v.
Tuy nhiên, sự chú ý của học giả TQ lại có phần nghiêng về hiện tượng
các thể vận văn như thi, từ, khúc, phú v.v hiện diện “tự nhiên nhi nhiên” trong
tác phẩm văn xi tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng; đặc biệt là ở tiểu
thuyết bạch thoại thời Minh - Thanh, với những tác phẩm được coi là “tứ đại
danh tác” như Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử truyện, Tây du ký, HLM.
Ngược trở lại lịch sử văn học TQ, chúng ta thấy thơ ca đã xuất hiện
trong truyền kì của văn nhân đời Đường, lại thấy hiện diện trong cả biến văn
đời Đường (phát hiện trong hang động Đơn Hồng); sau đó, thấy thơ từ xuất
hiện đan xen trong thoại bản đời Tống - thủy tổ của tiểu thuyết bạch thoại
Minh - Thanh; còn sau này, như chúng ta đều biết, không chỉ thơ từ, mà cả các
thể vận văn khác như khúc, phú, đối liên v.v, đều thấy xuất hiện trong tiểu
thuyết bạch thoại Minh - Thanh. Điều đó cho thấy rõ ràng, sự ảnh hưởng và
thẩm thấu của loại hình văn thể này đối với loại hình văn thể khác.

22



Theo thống kê của học giả TQ, chỉ tính riêng “tứ đại danh tác” thời
Minh - Thanh, các tác giả đã dẫn thơ tổng cộng hơn 1700 bài, nhiều gấp hàng
chục, thậm chí hàng trăm lần so với truyền kì đời Đường, thoại bản thời Tống
Nguyên và phỏng thoại bản thời Minh; trong đó, Tam Quốc diễn nghĩa dẫn
300 bài, Thủy hử truyện dẫn 576 bài, Tây du kí 714 bài và HLM 268 bài [74,
1].
Mối liên hệ giữa thơ từ, vận văn với văn xuôi tự sự trong tiểu thuyết cổ
điển TQ cũng thể hiện chiều hướng diễn tiến từ ít đến nhiều, từ thơ đến tinh,
từ điểm xuyết rời rạc đến gắn bó chặt chẽ, thống nhất hữu cơ. Chẳng hạn, số
lượng thơ trong Thủy hử gần gấp đơi Tam Quốc diễn nghĩa, Tây du kí vượt xa
Thủy hử; cịn thơ từ trong HLM tuy ít hơn Tây du kí, nhưng thể thức lại phong
phú đa dạng (đạt tới hơn 20 loại) và xuất hiện nhiều giai tác; đặc biệt hơn, thơ
trong HLM khơng cịn chỉ là “chất phụ gia” được tác giả thêm vào một cách
cứng nhắc, hay chỉ là người khách xa lạ đến tạm trú để tăng thêm vinh hạnh
cho chủ, mà đã trở thành một bộ phận hữu cơ gắn bó chặt chẽ, khơng thể tách
rời với tình tiết cốt truyện và hình tượng nhân vật.
1.1.2.Hiện tượng dung hợp văn thể trong tiểu thuyết HLM:
Đối với tiểu thuyết HLM, hiện tượng dung hợp văn thể biểu hiện rất rõ.
Các thể tài vận văn mà HLM đưa vào, có thể nói là phong phú đa dạng, vượt
xa các tiểu thuyết trước đó. Nhà Hồng học Thái Nghĩa Giang trong HLM thi từ
khúc phú bình chú cho rằng, thể tài vận ngữ trong HLM có “thơ, từ, khúc, phú,
ca dao, ngạn ngữ, tán, văn điếu, kệ ngữ, câu đối, biển ngạch, đố đèn, tửu lệnh,
biền văn, văn phỏng cổ…, khơng thiếu thể nào. Nói về thơ, có ngũ tuyệt, thất
tuyệt, ngũ luật, thất luật, bài luật, ca hành, tao thể; thể tài có thơ vịnh hồi, thơ
vịnh vật, thơ hoài cổ, thơ tức sự, thơ tức cảnh, thơ đố; hình thức có hạn đề, hạn
vận, hạn thể, cùng đề phân vịnh, phân đề hợp vịnh; có thơ ứng chế, liên cú,
phỏng cổ, có thơ mơ phỏng theo cách luật bài Xuân giang hoa nguyệt dạ thời
sơ Đường, có thơ mơ phỏng theo Trường hận ca, Kích âu ca thời Trung Vãn
Đường, có thơ theo lối Li tao, Chiêu hồn nước Sở nhưng mạnh dạn sáng


23


tạo…, mn màu mn vẻ, phong phú đa dạng. Đó thực sự là “văn bị chúng
thể”, là điều chưa từng thấy trong các tiểu thuyết khác”.[55, 1-2]
Chu Lôi trong bài tựa cuốn sách HLM thi từ giải tích của Lưu Canh Lộ,
cũng có những thống kê cụ thể về các thể vận văn trong tiểu thuyết HLM:
TT

Thể loại

Số bài

1

Thơ

81

2

Từ

18

3

Khúc

18


4

Phú

1

5

Ca

3

6

Kệ

4

7

Ca dao

1

8

Ngạn ngữ

1


9

Tán văn

1

10

Văn điếu

1

11

Thơ đố đèn

13

12

Đố thơ

11

13

Đố khúc

1


14

Tửu lệnh

16

15

Lệnh bài xúc xắc

7

16

Biền văn

1

17

Văn phỏng cổ

1

18

Thư tín

3


19

Lời đốn

1

20

Đối cú

2

21

Đối liên

22

22

Biển ngạch

18

Thống kê ở trên bao gồm 225 bài, trừ đi 18 biển ngạch, còn lại 207 bài
thơ văn. Qua bảng trên ta thấy, riêng thơ có tới 81 bài và từ gồm 18 bài. Cụ
24



thể hơn, về thể tài bộ phận thơ, bao gồm: ngũ ngôn tuyệt cú 4 bài, thất ngôn
tuyệt cú 26 bài, ngũ ngôn luật thi 9 bài, thất ngôn luật thi 37 bài, bài luật 2 bài,
ca hành 2 bài và nhạc phủ 1 bài.
1.1.3.Nguyên nhân của hiện tượng dung hợp văn thể:
Một câu hỏi chắc chắn sẽ được người đọc đương đại nêu ra: nguyên
nhân nào khiến các tác gia tiểu thuyết ưa thích đưa văn vần vào tiểu thuyết
(trên thực tế, hiện tượng này đã từ trào lưu thời thượng định hình thành thể
thức của thể loại tiểu thuyết)?
Học giả Lý Vạn Quân, trong bài viết Chức năng của “thơ” trong tiểu
thuyết trường thiên cổ điển TQ, cho rằng có 5 nguyên nhân khiến các nhà tiểu
thuyết cổ điển TQ đưa thơ vào tiểu thuyết:
Thứ nhất, do thơ cổ của TQ đa phần là thơ ngắn, dễ đưa vào tiểu thuyết.
Thứ hai, đưa thơ vào để nâng cao địa vị của tiểu thuyết, vì tiểu thuyết
vốn khơng được xếp vào hàng “cửu lưu” (chính thống).
Thứ ba, đưa thơ vào để tăng thêm ý vị của tiểu thuyết. Không ít tác giả
của truyền kì đời Đường là những nhà thơ lớn, tiểu thuyết mà họ viết bản thân
đã có chất thơ, lại thêm vào một số thơ nữa, nên ý vị thơ ca càng thêm nồng
đượm, ý cảnh càng thêm sâu sắc.
Thứ tư, trường thiên tiểu thuyết có nguồn gốc từ thoại bản, mà trong
thoại bản, thuyết thoại nhân đã đưa hàng loạt thơ từ vào. Thủy hử truyện, Tây
du kí với số lượng thơ từ rất lớn, chính là minh chứng cho điều đó.
Thứ năm, chịu ảnh hưởng của kinh Phật Ấn Độ, trong kinh Phật có
“kệ”, nghĩa là “tụng”, tức “xướng từ”, thường do 4 câu có số chữ cố định hợp
thành, “kệ” cũng chính là thơ. Cuốn Lục tổ đàn kinh do tăng nhân TQ viết có
30 bài. Đây là bằng chứng có sức thuyết phục về việc văn xuôi tự sự TQ chịu
ảnh hưởng của kinh Phật Ấn Độ. Lục tổ đàn kinh có ảnh hưởng đến các tiểu

25



thuyết như Tây du kí, HLM. Trong Thủy hử truyện đã có kệ, cịn kệ trong Tây
du kí xuất hiện càng nhiều1.
Một học giả khác đã lý giải thêm về nguyên nhân của hiện tượng này
qua 2 khía cạnh:
Một là, do di sản thơ ca của TQ phong phú. Văn Nhất Đa trong cuốn
Động hướng lịch sử của văn học từng nói: “Từ Tây Chu đến đời Tống, hơn
một nửa bộ văn học sử của chúng ta, thực chất chỉ là một bộ lịch sử thơ ca”.
Quả vậy, từ sau khi Thi Kinh ra đời, thì Sở từ, Hán phú, Nhạc phủ Lưỡng Hán,
thơ văn nhân Ngụy Tấn, Đường thi, Tống từ, đều là những mốc son trong lịch
sử văn học, là báu vật trong di sản thơ từ của dân tộc Trung Hoa. Có thể thấy,
kho báu thơ từ phong phú đó đã cung cấp tư liệu, tạo cơ sở tiền đề cho việc
đưa thơ từ vào tiểu thuyết.
Hai là, do khí chất tinh thần mang đậm tính thơ của TQ.
Sự thực lịch sử chứng minh, bất kể là phương Tây hay phương Đông, sự
xuất hiện của hiện tượng văn học nghệ thuật mang đặc sắc dân tộc bao giờ
cũng có mối quan hệ to lớn với khí chất tinh thần của dân tộc đó. Hiện tượng
đưa thơ từ vào tiểu thuyết liên quan mật thiết tới khí chất tinh thần văn hóa
mang đậm tính thơ hết sức độc đáo của TQ.
Khổng Tử sáng lập nên học thuyết Nho gia lấy nhân học làm hạt nhân,
đã bảo lưu không ít “trí tuệ tính thơ”. Đạo gia ban đầu, cội nguồn tư tưởng của
nó là tư tưởng tơn giáo ngun thủy và tư tưởng thần tiên thượng cổ, phương
thức tư duy của nó có mối liên hệ tự nhiên với phương thức tư duy mang tính
thơ ngun thủy; vì vậy cho dù triết học Lão, Trang giàu tư tưởng biện chứng
pháp chất phác cổ đại, nhưng trong tinh thần lí tính của nó vẫn ln lấp lánh
hào quang tính thơ. “Phật” nghĩa gốc là “ngộ”, Thích Ca Mâu Ni vì giác ngộ
mà thành Phật, thiền tông của Phật giáo cũng coi trọng “ngộ đạo”, phương
thức tư duy trực giác chỉnh thể này là tương thơng với văn hóa tính thơ TQ.
1

Lý Vạn Quân là Giáo sư Khoa Trung Văn, Đại học Sư phạm Phúc Kiến. Bài viết trên của

ông đăng trên tạp chí Thi từ tổng vựng, số ra ngày 17/7/2005.

26


Chính vì vậy, văn hóa Nho Phật Đạo TQ tiếp tục kế thừa tính thơ của
văn hóa cổ đại buổi đầu và mang đặc sắc văn hóa tính thơ. Tiểu thuyết cổ điển
Minh - Thanh thể hiện nhiều đặc điểm của văn hóa tính thơ truyền thống. Các
tác phẩm đều mang sắc thái thần kì nhất định, thỉnh thoảng lại xuất hiện
những nhân vật hoặc câu chuyện kiểu thần thoại. Chưa nói đến bộ tiểu thuyết
thần ma Tây du kí, chỉ cần đọc Tam Quốc diễn nghĩa đã thấy xuất hiện những
câu chuyện thần kì kiểu như “Thất tinh đàn Gia Cát tế phong”, “Bốc Chu dịch
Quản Lộ tri cơ”, “Ngũ Trượng nguyên Gia Cát nhượng tinh”, “Vũ hầu hiển
thánh định quân sơn” v.v. Thuyết “thiên la địa sát” trong Thủy hử truyện lại
càng thần kì, cịn thuyết “mộc thạch tình duyên”, “trả nợ nước mắt” giữa Bảo
Ngọc và Đại Ngọc trong HLM thì quả thực là vơ cùng thơ mộng, kỳ ảo. Tất cả
những điều này liên quan mật thiết đến trí tuệ tính thơ thời kì đầu của TQ [74,
5-8].
Tóm lại, tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh vừa “cõng” theo truyền thống
văn hóa, văn học truyền thống, hịa nhập phương thức tư duy thẩm mĩ mang
tính thơ, hòa trộn các thể tài thơ từ vận văn vào tiểu thuyết; vừa qua đó phá bỏ
sự hạn chế của tự sự thuần túy, mở rộng chiều kích cho thể loại tiểu thuyết,
đem lại nét riêng cho tiểu thuyết cổ điển TQ.
1.2.ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ TỪ TRONG HLM
Một số học giả TQ, do quá nghiêng về quan sát chức năng nghệ thuật
của thơ từ trong HLM, mà coi nhẹ việc tìm hiểu về bản thân chúng. Có hai lý
do khiến chúng tơi thực hiện việc tìm hiểu bộ phận thơ từ này:
Thứ nhất, mặc dù tồn tại chủ yếu với tư cách là nhân tố cấu thành chỉnh
thể của tiểu thuyết, thực hiện chức năng nghệ thuật tự sự là chính, song thơ từ
trong HLM vẫn có tư cách độc lập tương đối, vẫn là những tác phẩm hoàn

chỉnh, xứng đáng được tìm hiểu.
Thứ hai, những bài thơ từ trong HLM, ngoài một số thực hiện chức năng
tự sự đơn thuần ra, thì nhiều bài lại được thai nghén và ra đời trong những
hồn cảnh khơng khác là bao so với những danh tác. Nó khơng chỉ có lai lịch

27


×