Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN VIỆT DŨNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2009

luận văn thạc sĩ lịch sử

H NI - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN VIỆT DŨNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2009

Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
MÃ số

: 60 22 56

luận văn thạc sĩ lịch sử

Ngi hng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ ĐĂNG TRI



HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG
TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2000

9

Tình hình kinh tế nơng nghiệp tỉnh Hải Dương trước năm
1997

9

1.1.

1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương

9

1.1.2 Thực trạng kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương trước năm
1997


17

Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp
trong những năm 1997 - 2000

23

1.2.1 Chủ trương phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương trong những năm 1997 - 2000

23

1.2.2 Sự chỉ đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương trong những năm 1997 - 2000

34

1.2.

Tiểu kết chương 1

43

Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM
2009

44

Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông

nghiệp giai đoạn 2001 - 2005

44

2.1.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển nông
nghiệp giai đoạn 2001 - 2005

44

2.1.2 Quá trình chỉ đạo phát triển nơng nghiệp của Đảng bộ tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2001 - 2005

55

2.1


Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp từ năm 2006 đến năm 2009

68

2.2.1 Chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của Đảng bộ
tỉnh Hải Dương từ năm 2006 đến năm 2009

68

2.2.2 Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của
Đảng bộ tỉnh Hải Dương từ năm 2006 đến năm 2009


81

2.2

Tiểu kết chương 2
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM
CHỦ YẾU
3.1

Nhận xét chung

3.1.1 Thành tựu và nguyên nhân
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân
3.2

Những kinh nghiệm chủ yếu và một số vấn đề đặt ra

92
93
93
93
102
105

3.2.1 Những kinh nghiệm chủ yếu

105

3.2.2 Một số vấn đề đặt ra


110

Tiểu kết chương 3

113

KẾT LUẬN

114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

118

PHỤ LỤC

127


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

HTX

: Hợp tác xã


KH-CN

: Khoa học và công nghệ

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

VAC

: Vườn ao chuồng


Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>

AnyBizSoft

PDF Merger
 Merge multiple PDF files into one
 Select page range of PDF to merge

 Select specific page(s) to merge
 Extract page(s) from different PDF

files and merge into one


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xét về mặt lịch sử phát triển, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất
hình thành đầu tiên của xã hội lồi người. Cùng với sự phát triển của ngành
công nghiệp, nông nghiệp luôn ln là một ngành kinh tế lớn, có vai trị rất
quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết quốc gia trên
thế giới. Nông nghiệp có vai trị quan trọng như vậy, bởi vì nông nghiệp là
ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình sản xuất ra tư liệu tiêu
dùng thiết yếu nhất cho con người như lương thực, thực phẩm, mà khơng
một ngành sản xuất nào có thể thay thế được.
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, Đảng ta
luôn đặt ngành nông nghiệp ở vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành
kinh tế. Đại hội IV chỉ rõ “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách
hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Đại hội lần
thứ V cũng khẳng định “trong 5 năm 1981 – 1985 và những năm 80, cần
tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN… kết hợp
nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một
cơ cấu cơng – nơng nghiệp hợp lý. Đó là những nội dung chính của cơng
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt”. Thông qua
các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, nhiệm vụ đó lại được cụ thể hơn và
nhận thức rõ nét hơn cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới. Trong
từng thời kỳ, từng giai đoạn lại có nhiệm vụ và kế hoạch phát triển khác
nhau.
Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên,
đất đai và du lịch. Đồng thời đây còn là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, có
nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Cơn Sơn, Kiếp Bạc; làng nghề,

đặc sản truyền thống như: bánh đậu xanh ở thành phố Hải Dương, vải thiều

1


– Thanh Hà, gốm Cậy – Bình Giang, gốm Chu Đậu – Nam sách,… Hải
Dương còn nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc và tam giác
kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (tháng 1/1997)
đến nay, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã có những quan điểm đúng đắn, với tư
duy kinh tế năng động, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh và truyền thống
vẻ vang của quê hương, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài
nước. Hải Dương đang được biết đến như một vùng kinh tế khởi sắc và hứa
hẹn phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa.
Đảng bộ tỉnh Hải Dương sau khi đã quán triệt và vận dụng sáng tạo
đường lối của Đảng đã đạt được những kết quả đáng kích lệ về nơng nghiệp
trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt
được trong việc thực hiện đường lối chính sách phát triển nơng nghiệp địa
phương cịn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết, chưa đáp ứng đầy
đủ yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh.
Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương quán triệt và
vận dụng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của nhà
nước để lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009 để
thấy được những thành tựu đạt được cũng như những mặt còn hạn chế, qua
đó rút ra những kinh nghiệm, bài học thực tiễn để góp phần đẩy mạnh nền
sản xuất nơng nghiệp, nơng thôn của tỉnh ở hiện tại cũng như trong tương
lai.
Với những ý nghĩa đó và được sự gợi ý của PGS.TS. Ngô Đăng Tri,
tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông
nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành

lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian qua, đứng trước công cuộc đổi mới của Đảng đặc
biệt là khi đất nước tiến hành CNH-HĐH, mở cửa giao lưu hội nhập khu
vực thì đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của các cơ quan, các nhà quản
lý đã nghiên cứu đề cập tới vấn đề phát triển nông nghiệp ở nước ta. Các
tác giả đã nghiên cứu, tiếp cận dưới các góc độ khác nhau về kinh tế nơng
nghiệp, có thể nêu ra một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
được chia thành các nhóm sau:
- Các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về phát
triển kinh tế nông nghiệp được đăng trên các báo, tạp chí. Đáng chú ý là:
Phó Thủ Tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (2002): “Cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Báo Nhân
dân, ngày 19 tháng 3; Phó Thủ Tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng (2002): “Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững người dân
giàu lên”, Tạp chí Cộng sản, tháng 10 (số 28), tr 6-11; Phó Thủ Tướng
Thường trực Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (2005): "Cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp nông thôn, thành tựu và giải pháp", Báo Nhân dân,
ngày 28 tháng 7; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Phan Diễn
(2002): “Tạo bước chuyển biến nơng nghiệp hơn nữa tiến trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn”, Tạp chí Cộng sản, tháng 10 (số
28), tr 3-5; Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Nông nghiệp Việt Nam nửa đầu kế
hoạch 5 năm 2001 - 2005”, Tạp chí Cộng Sản, (6), tr 59-63.
- Một số cơng trình khoa học đề cập đến nội dung của kinh tế nông
nghiệp, quan trọng như: Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý

kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; PGS.TS
Nguyễn Điền (1994), Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp nông
thôn ở các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

3


Hồng Vinh (chủ biên - 1998), Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Trần Đình Thiên (2002), Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
phác thảo lộ trình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đỗ Đình Giao (1994),
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền
kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Ngọc Hiên (1997), Mối
quan hệ công - nông nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành nền kinh tế thị trường
ở nước ta, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Văn
Bích (1994), Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu, vấn đề và
triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; PGS.TS Lê Đình Thắng (chủ
biên - 2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; TS Đặng Văn
Thắng – TS Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công,
nông nghiệp ở đồng bằng sơng Hồng thực trạng và triển vọng, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Hữu Tiến
(2008), Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam của Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội; Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp nông thôn Việt
Nam sau 20 năm đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
Chu Hữu Quý - Nguyễn Kế Tuấn (đồng Chủ biên) (2002), Con đường cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
Những cơng trình nghiên cứu này ở những góc độ khác nhau đều

khẳng định vai trò to lớn của nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế
quốc dân. Một số tác phẩm đã phân tích khá sâu thực trạng, dự kiến xu
hướng phát triển và đề ra những giải pháp chung nhất cho q trình phát
triển kinh tế nơng nghiệp.

4


- Các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng đề cập đến
vấn đề này như: Phạm Ngọc Dũng (2002), Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và giải
pháp, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội; Luận văn tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Việt Hùng (2001): Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nơng dân ngoại thành phát triển sản xuất
nông nghiệp, xây dựng nông thơn (1986 - 1996), Học Viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh; Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng của Đào Thị Vân (2004):
“Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH-HĐH giai đoạn 1997 - 2003”, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn
thạc sĩ Lịch sử Đảng của Đào Trọng Độ (2007): Đảng bộ Thái Bình lãnh
đạo phát triển kinh tế nơng nghiệp (1986 - 2000), Đại học Quốc gia Hà
Nội; Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng của Nguyễn Thị Hằng (2008): Đảng bộ
tỉnh Gia Lai lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nông nghiệp từ năm
1996 - 2006, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng của
Nguyễn Tuấn Thành (2009): Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển
nông nghiệp, nông thôn trong những năm 1997 - 2006, Đại học Quốc gia
Hà Nội. Những cơng trình nghiên cứu này phần nào làm rõ sự vận dụng
của một số Đảng bộ địa phương trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp gợi mở cho chúng tôi nhiều điều về lý luận, thực tiễn trong quá trình
thực hiện luận văn.
Đề cập trực tiếp đến kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn Hải Dương có:

luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng của Hoàng Thị Ánh Nga (2006): Q trình
thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn ở tỉnh Hải
Dương từ 1997 đến 2005, Đại học Quốc gia Hà Nội; những báo cáo tổng
kết hàng năm do Ủy Ban Nhân dân tỉnh công bố.
Bên cạnh đó, cũng đã có một số cơng trình viết về sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh như: Hải Dương thế và lực mới trong thế kỷ XXI, xuất

5


bản năm 2001; Địa chí tỉnh Hải Dương, xuất bản năm 2008. Tuy nhiên,
những cơng trình này chỉ viết một cách tổng quát, chung chung mà không
đi sâu nghiên cứu, phân tích cụ thể, chi tiết có hệ thống về tình hình phát
triển nơng nghiệp của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2009.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ, toàn diện và khách quan sự
lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đối với vấn đề phát triển
nông nghiệp trong những năm từ 1997 đến 2009; đánh giá những thành tựu
và hạn chế của kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh; bước đầu rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nơng nghiệp thời kì 1997 - 2009.
* Nhiệm vụ của luận văn
- Tập hợp và hệ thống hóa lại các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài.
- Mơ tả một cách khách quan và tồn diện chủ trương, biện pháp và
quá trình chỉ đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong
thời gian từ năm 1997 đến năm 2009.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu cũng như hạn chế của
nông nghiệp ở Hải Dương và các kinh nghiệm lãnh đạo phát triển nông
nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong những năm 1997 - 2009.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về lãnh
đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ở Hải Dương trong những năm
1997 - 2009.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung: Luận văn tìm hiểu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh Hải Dương đối với vấn đề phát triển nông nghiệp.

6


+ Về mặt thời gian: là từ năm 1997 đến năm 2009.
Sở dĩ đề tài lấy mốc thời gian khởi đầu là năm 1997 là vì đó là năm
tỉnh Hải Dương được tái lập và năm 2009 là thời điểm tác giả bắt đầu thực
hiện đề tài.
+ Về mặt không gian: là trong phạm vi tỉnh Hải Dương hiện nay.
Tuy nhiên, để thấy được q trình phát triển nơng nghiệp tỉnh Hải
Dương từ năm 1997 đến năm 2009, đề tài có đề cập ở mức độ nhất định
đến thời gian trước năm 1997, trong phạm vi tỉnh Hải Hưng.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh.
* Nguồn tài liệu:
Nguồn tư liệu chính của luận văn là các Nghị quyết Đại hội, Hội
nghị của tỉnh ủy Hải Dương, các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND
tỉnh Hải Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, niên giám
thống kê các năm của Hải Dương từ 1997 đến 2009; các Chỉ thị của Đảng
về phát triển nông nghiệp. Chúng tôi cũng thực hiện sự khảo sát thực tế ở

một số địa phương trong tỉnh Hải Dương nơi bản thân đang cơng tác.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng tư liệu thơng qua các sách, tạp chí, đặc
biệt là các sách viết về chủ trương chính sách phát triển kinh tế nơng
nghiệp của Đảng, Nhà nước có liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu:
Với nội dung và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn sử dụng
những phương pháp truyền thống trong nghiên cứu lịch sử, chủ yếu là
phương pháp lịch sử và phương pháp lơ gic, ngồi ra cịn có các phương
pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh số liệu để làm rõ nội
dung cần nghiên cứu.

7


6. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách tương đối hệ thống và toàn diện sự lãnh
đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đối với vấn đề phát triển nông
nghiệp ở Hải Dương; trên cơ sở đó nêu lên những thành tựu đã đạt được,
những hạn chế còn mắc phải và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm trong
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với vấn đề phát triển nông nghiệp.
Đồng thời luận văn còn cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy
lịch sử Đảng bộ địa phương trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được bố cục làm 3 chương:
Chương I: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển nông nghiệp
trong những năm 1997 – 2000
Chương II: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2009
Chương III: Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu.


8


Chương 1
Q TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NƠNG
NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG
1997 - 2000
1.1. Tình hình kinh tế nơng nghiệp Hải Dương trước năm 1997
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương
* Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý:
Hải Dương là tỉnh nằm giữa Đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc. Từ ngàn xưa nơi đây đã là lá chắn cửa ngõ phía Đơng
của kinh thành Thăng Long. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đất và
người Hải Dương luôn kiên cường trong đấu tranh, cần cù và sáng tạo
trong lao động, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước Việt Nam.
Hải Dương tiếp giáp với 6 tỉnh: phía Bắc giáp các tỉnh Bắc Ninh,
Bắc Giang và Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên; phía Nam giáp
tỉnh Thái Bình; phía Đơng giáp thành phố Hải Phịng. Trên địa bàn, nhiều
trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua với chất lượng tốt như: đường
5, đường 18, đường 183,… thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên
ngoài. Hải Dương nằm giữa khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng
– Quảng Ninh và là điểm trung chuyển giữa thành phố Cảng Hải Phòng và
Thủ đơ Hà Nội, cách Hải Phịng 45 km về phía đơng và cách Hà Nội 57 km
về phía tây. Phía bắc của tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua, nối sân
bay quốc tế Nội Bài với cảng Cái Lân (Quảng Ninh); đường sắt Hà Nội –
Hải Phòng, Kép – Bãi Cháy đi qua Hải Dương, tạo điều kiện giao lưu hàng
hóa từ vùng Bắc Bộ ra biển và giao lưu với các nước trong khu vực và trên

thế giới.
Về điều kiện địa hình:

9


Do cấu trúc địa hình nghiêng và thấp dần từ tây sang đơng nam.
Tồn tỉnh Hải Dương được chia ra làm hai vùng chính:
Vùng đồng bằng chiếm khoảng 89% diện tích đất tự nhiên do sự bồi
đắp phù sa của hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình, có độ cao trung
bình 3 - 4 m, đất đai bằng phẳng, màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương
thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên gồm 13 xã
thuộc huyện Chí Linh và 18 xã của huyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi núi
thấp, phù hợp xây dựng các cơ sở công nghiệp, du lịch, trồng cây ăn quả,
cây lấy gỗ và cây cơng nghiệp.
Với địa hình này, Hải Dương có khả năng phát triển mạnh và đa
dạng các ngành sản xuất, nhất là sản phẩm nông, lâm nghiệp.
Về tài nguyên thiên nhiên:
Khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió
mùa, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đơng bắc (từ tháng 10 đến tháng 3,
4 năm sau) và gió nồm đơng nam (tháng 5 đến tháng 9). Thời kỳ chuyển
tiếp giữa hai mùa (tháng 5, tháng 6) thường xuất hiện 1 đến 2 đợt gió Lào
nóng, khơ. Khí hậu Hải Dương khá ẩm, trị số ẩm tương đối trung bình hàng
năm giao động từ 80 – 90%. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.600 –
1.700 mm, mưa nhiều tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ bình quân
năm là 23,3 oC, tổng bức xạ khoảng 100 kcal/cm2/năm, số giờ nắng trung
bình 1.600 – 1.700 giờ/năm.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho sự phát triển hệ
sinh thái động thực vật cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ và du

lịch. Đặc biệt, vụ đơng thích hợp trồng một số loại cây rau màu thực phẩm
vụ đông, phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rau xuất khẩu.
Đồng thời với nhiệt độ thay đổi trong năm, độ ẩm lớn, cũng là điều kiện để

10


phát sinh các loại dịch bệnh, sâu bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi, ảnh
hưởng tới sức khỏe con người.
Tài nguyên đất: Năm 2009, diện tích tự nhiên của tỉnh là 165.400 ha,
trong đó đất nơng nghiệp chiếm 54,3%; đất lâm nghiệp chiếm 5,3%; đất
chuyên dùng chiếm 17%, đất ở chiếm 8,4%. Theo các tài liệu thổ nhưỡng
hiện có, đất Hải Dương gồm 2 nhóm chính:
Nhóm đất đồng bằng có diện tích khoảng 147.900 ha chiếm 89%
diện tích đất tự nhiên trong tỉnh, chủ yếu là phù sa sông Thái Bình có xen
kẽ phần nhỏ phù sa sơng Hồng, thuận tiện cho việc thâm canh và sản xuất
nhiều loại cây trồng cho năng suất cao. Trên một số diện tích đất canh tác
thuộc các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành,… đã
trồng luân canh được 3 – 4 vụ trong một năm, do vậy nâng hệ số quay vòng
đất của tỉnh từ 2 đến 4 lần hiện nay lên 2,7 – 2,8 lần trong các năm tới là
hướng khai thác có hiệu quả nguồn đất đang sử dụng.
Nhóm đất đồi núi có diện tích 18.320 ha chiếm khoảng 11% diện
tích tự nhiên trong tỉnh, phân bố ở phía đơng bắc tỉnh, thuộc hai huyện Chí
Linh và Kinh Mơn. Nhóm đất này nghèo dinh dưỡng, tầng mặt mỏng,
nghèo mùn, độ phì thấp, chủ yếu phù hợp trồng các loại cây lấy gỗ, cây ăn
quả như: vải thiều, dứa; cây công nghiệp như lạc, chè,..
Tài nguyên nước: Hệ thống sơng ngịi của Hải Dương khá dày đặc,
bao gồm hệ thống sơng Thái Bình, sơng Luộc, các sơng trục Bắc Hưng Hải
và An Kim Hải, có khả năng bồi đắp phù sa đồng ruộng, cung cấp nguồn
nước cho nhu cầu sản xuất của các ngành, đồng thời cũng là những tuyến

giao thông thủy, tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa trong tỉnh, cũng
như giữa Hải Dương với các tỉnh khác trong vùng. Tuy nhiên, sơng ngịi
thường gây nên úng lụt, rất khó khăn trong việc phịng chống lụt và ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống dân sinh.

11


Cùng với nguồn nước mặt khá phong phú, trữ lượng nước ngầm của
Hải Dương cũng khá dồi dào. Lượng nước ngầm tại các giếng khoan có thể
khai thác từ 30 – 50 m3/ngày đêm. Nguồn nước ngầm nằm chủ yếu trong
tầng chứa nước lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng Cl dưới 200 mg/lít. Tầng khai
thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ 40 – 120 m. Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh
cũng đã phát hiện một số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250 – 350 m, nhiều
nơi có chất lượng nước tốt, trữ lượng lớn, là tiềm năng cung cấp nước ổn
định phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Tài ngun khống sản: Hải Dương có tiềm năng về khoáng sản phi
kim loại, gồm các loại đá vôi, đất sét, cao lanh, than đá, than bùn, bơ xít
thủy ngân, cung cấp cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, xi
măng, gạch chịu lửa và hóa chất, chủ yếu phân bố ở khu vực đơng bắc
thuộc hai huyện Chí Linh và Kinh Mơn.
Đất đá vơi có trữ lượng 200 triệu tấn, có thể sản xuất 4 – 5 triệu tấn
xi măng/năm.
Cao lanh có trữ lượng 40 vạn tấn, đất sét 8 triệu tấn, quặng bơ xít Lỗ
Sơn trữ lượng 151 ngàn tấn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp đá mài.
Hiện đã xác định được quặng thủy ngân Trại Gạo (Chí Linh) hàm lượng 10
– 30 gram/tấn, trữ lượng 110 tấn, vào loại mỏ trung bình của thế giới.
Ngồi ra ở nhiều lịng sơng trong tỉnh cịn có khối lượng cát lớn,
đang được khai thác cho nhu cầu xây dựng và san lấp.
Có thể nói Hải Dương là một tỉnh đồng bằng có điều kiện tự nhiên

khá điển hình và thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế nhất là đa
dạng các mơ hình sản xuất trong nơng nghiệp. Đảng bộ và các cấp lãnh đạo
trong tỉnh cần có những chủ trương, chính sách và có những biện pháp cụ
thể hữu hiệu để khai thác tốt các điều kiện tự nhiên đi vào phục vụ đời sống
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
* Điều kiện kinh tế - xã hội:

12


Hải Dương là một vùng đất văn hiến, giàu truyền thống anh hùng,
yêu nước và cách mạng. Từ khi có Đảng lãnh đạo, Đảng bộ và nhân dân
trong tỉnh đã lập được nhiều chiến công xuất sắc trong các cuộc kháng
chiến cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bước vào thời
kỳ đổi mới, nhân dân Hải Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã kết
hợp lao động, sản xuất và trưởng thành đạt được nhiều thành tựu lớn lao,
đưa Hải Dương tiến nhanh, tiến kịp với bối cảnh đi lên của cả nước.
Về truyền thống lịch sử: Khơng chỉ nổi danh với “Lị tiến sĩ xứ
Đơng”, Hải Dương cịn là mảnh đất quật cường, giàu truyền thống chống
giặc ngoại xâm, có thời là một trong “tứ trấn” bảo vệ kinh thành Thăng
Long, Hải Dương đã trải qua mọi biến động của lịch sử đất nước. Lịch sử
của tỉnh cũng là lịch sử của những chiến công hào hùng.
Năm 905, Khúc Thừa Dụ, người làng Cúc Bồ (Ninh Giang) đã lãnh
đạo nhân dân lật đổ chính quyền cai trị của phong kiến phương Bắc, giành
chính quyền tự chủ cho dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, Hải Dương đi vào lịch sử dân tộc với những truyền thống lịch sử hào
hùng còn vang dấu ấn của một Vạn Kiếp tiêu diệt quá nửa quân Mông –
Nguyên. Năm 1873, quân Pháp bắt đầu xâm lược Hải Dương, nhưng đã
phải thua chạy trước sự chống trả quyết liệt của nhân dân Hải Dương, phải
10 năm sau (1883), quân Pháp mới quay lại và chiếm đóng Hải Dương.

Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển rầm rộ, lan rộng trong toàn
tỉnh. Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản
dấy lên mạnh mẽ ở Hải Dương. Điển hình là phong trào Đông Du, Đông
Kinh Nghĩa Thục (1905 - 1907); phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu, để
tang cụ Phan Chu Trinh (1925 - 1926). Từ năm 1930, dưới ngọn cờ lãnh
đạo của Đảng, nhân dân Hải Dương đã kiên cường bất khuất cùng cả nước
đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) và tiến hành hai cuộc kháng

13


chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đi đến thắng lợi cuối
cùng.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, Hải Dương đã đóng góp xứng đáng vào
cơng cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới
đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân Hải Dương không ngừng nỗ lực phát huy truyền thống của quê
hương và đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Hải Dương đang được biết đến như một vùng kinh tế khởi sắc và hứa hẹn
phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa.
Về dân số, lao động:
Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009, tỉnh Hải Dương có 1.650.624
người, tỷ lệ tăng bình quân là 0,3%, mật độ dân số trung bình tồn tỉnh là
1.044 người/km2. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội trong
toàn tỉnh là 929.039 người, chiếm 55% dân số [27, tr 24].
Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng cao chiếm 86% tổng dân số, chủ
yếu làm nơng nghiệp, giàu truyền thống u nước, có bề dày văn hóa, khéo
tay. Ngồi canh tác lúa nước, cư dân Hải Dương còn nổi tiếng với các nghề
truyền thống như kim hoàn, chạm khắc gỗ,…
Trong bối cảnh phát triển mới, cư dân trong tỉnh vừa cố gắng gìn giữ

phát triển các ngành nghề truyền thống, vừa tiếp thu KH-CN hiện đại. Với
óc sáng tạo, năng lực cải tiến, đã hình thành thêm những ngành nghề mới,
tạo cục diện mới trong phân công và sắp xếp lao động, nâng cao hiệu quả
kinh tế, tăng thu nhập cho chính mình và toàn cộng đồng.
Nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ
lao động đào tạo thấp (23%), năng suất lao động chưa cao. Thời gian sử
dụng lao động trong nông nghiệp chiếm 78% [27, tr 25]. Cơ hội kiếm việc
làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc cịn
nhiều bất cập. Chất lượng lao động nhìn chung cịn chưa đáp ứng yêu cầu

14


phát triển: tỷ lệ được đào tạo thấp, thể lực, trí lực, tính kỷ luật, tác phong
cịn ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ.
Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế
quốc dân tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các
ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi số lao động khu vực
nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng lớn.
Số lao động hàng năm tăng lên nhanh, trung bình khoảng 6.000
người/năm. Nếu cộng cả số lao động cịn dơi dư và thiếu việc làm thì vấn
đề giải quyết việc làm đặt ra là một bài tốn rất khó khăn của địa phương.
Việc cải thiện bất hợp lý trong chuyển dịch cơ cấu lao động là rất
khó khăn vì trong nền kinh tế thị trường luôn diễn ra cạnh tranh gay gắt.
Mặt khác trong tiến trình CNH-HĐH, nhu cầu nâng cao năng suất lao động
dẫn đến việc đào thải lao động khơng có kỹ năng và chất lượng thấp, tạo ra
thất nghiệp trong khi khả năng đào tạo và đào tạo lại kỹ năng cho hàng loạt
lao động hiện tại đang cịn gặp nhiều khó khăn [ Xem thêm phụ lục 2].
Như vậy, có thể nói lực lượng lao động của Hải Dương còn rất dồi
dào, tuy nhiên chủ yếu là lao động phổ thơng. Trong nơng nghiệp, để có thể

chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành sản xuất khác như cơng
nghiệp – xây dựng và dịch vụ địi hỏi đào tạo cơ bản ngay từ giai đoạn này
để những năm tới Hải Dương có được đội ngũ lao động có tay nghề cao và
trình độ quản lý giỏi, đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn tới.
Về tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn
trước đã tạo ra động lực cho việc tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Trong những năm qua, dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, kinh tế Hải Dương đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, nền kinh tế tăng trưởng khá và có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đáng kể. Những thành tựu tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu

15


kinh tế thời gian qua là tiền đề kinh tế - xã hội vô cùng quan trọng cho phát
triển kinh tế của tỉnh nói chung và kinh tế nơng nghiệp nói riêng, đưa nền
nơng nghiệp của tỉnh nhanh chóng chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng
hóa và ngày càng phù hợp với con đường CNH-HĐH mà Đảng đề ra.
Quán triệt một cách toàn diện và đồng bộ đường lối đổi mới của
Đảng, sau 10 năm (1986 -1996), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Hưng,
kinh tế Hải Dương đã bước đầu thu được nhiều thành tựu quan trọng.
Giai đoạn 1990 – 1995, nền kinh tế đã thoát ra khỏi suy thối, tuy
cịn một số mặt chưa vững chắc. Tổng sản phấm trong tỉnh GDP tăng bình
quân 9,3%. Năm 1995 thu nhập bình qn đầu người đạt 256 đơ la. Cơ cấu
kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, tỷ trọng nông
nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ đạt 40,6% - 34,9% - 24,5% [76,
tr 15].
Về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất:
Hải Dương có mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý

và đầy đủ với các loại hình giao thơng: đường bộ, đường sắt, đường sông
thuận lợi cho việc giao lưu trong tồn tỉnh.
Mạng lưới giao thơng đường bộ của tỉnh gồm 9.206 km, trong đó có
2.200 km đường ơ tơ. Mật độ đường ô tô của tỉnh đạt 0,47 km/km2, cao
nhất so với bình quân chung cả nước (0,21), đồng bằng sơng Hồng (0,43).
Tồn bộ 5 tuyến quốc lộ chạy qua tỉnh với chiều dài 146 km đều được cải
tạo nâng cấp. Tồn tỉnh có 3 tuyến đường sắt đi qua (với chiều dài 70 km)
đó là các tuyến: Hà Nội – Hải Phịng (có 44 km qua tỉnh), tuyến Kép –
ng Bí (10 km), tuyến Cổ Thành – ga Chí Linh (16 km).
Tổng chiều dài các tuyến sông đã được quản lý khai thác vận tải là
393,5 km, trong đó: 274,5 km sông do Trung ương quản lý, 119 km sông
do Tỉnh quản lý. Trên các tuyến sông này đều được lắp đặt hệ thống báo
hiệu đường thủy, nội địa theo đúng quy định hiện hành.

16


Tồn tỉnh có 100% số xã được cấp điện, 100% số hộ khu vực thành
thị, 99,98% số hộ khu vực nơng thơn được cấp điện. Bưu chính viễn thơng
phát triển với tốc độ cao, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cấp
mạng hiện có, nâng cao chất lượng phục vụ.
* Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương đối với vấn đề phát triển kinh tế
nông nghiệp:
Qua những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đã trình bày ở trên ta
có thể thấy: điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh rất thuận lợi cho sự phát
triển hệ sinh thái động, thực vật, phát triển nền nông nghiệp đa đạng và
chăn nuôi hàng hóa. Đặc biệt điều kiện khí hậu mùa đơng thuận lợi cho
việc phát triển các loại rau, màu ôn đới phục vụ cho xuất khẩu. Với vị trí
địa lý thuận lợi trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều hướng tác

động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trị quan trọng là cầu nối Thủ
đơ Hà Nội với thành phố Cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long,
cung cấp sản phẩm, hàng hóa thiết yếu và là địa bàn tham gia q trình
trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển và các thành phố, khu cơng
nghiệp lớn, vừa có cơ hội đóng vai trị là một trong những động lực phát
triển, vừa phải đối mặt với các thách thức cạnh tranh, khai thác và phát
triển các ngành hàng có cùng lợi thế.
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội của
tỉnh Hải Dương, những đặc điểm đó có tác động rất lớn, là cơ sở để Đảng
bộ tỉnh hoạch định chủ trương, chính sách đúng đắn trong q trình lãnh
đạo phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nơng nghiệp nói riêng
theo hướng CNH-HĐH.
1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương
trước năm 1997
* Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực:

17


Trước năm 1997, Hải Dương nằm trong tỉnh Hải Hưng (gồm có Hải
Dương và Hưng yên). Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Hưng lần thứ VII
(tháng 5/1996) đã đánh giá những thành tựu kinh tế nổi bật trong 5 năm
1991 – 1995 của Hải Hưng là: đã thoát ra khỏi suy thối, tuy cịn một số
mặt chưa vững chắc, các chương trình kinh tế - xã hội triển khai sớm và
thực hiện có hiệu quả. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân
9,3%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 94,78 triệu USD. Năm 1995, thu nhập
bình quân đầu người đạt 256 USD. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch
theo hướng CNH-HĐH, tỷ trọng nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng –
dịch vụ đạt 40,6% - 34,9% - 24,5%. Trong đó, nơng nghiệp Hải Hưng có
tốc độ tăng 7,43%. Sản lượng lương thực bình quân 1,1 triệu tấn/năm; riêng

năm 1995 đạt 1,3 triệu tấn, năng suất lúa đạt 103 tạ/ha, lương thực bình
quân đầu người đạt 485kg/năm [76, tr 32].
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đa dạng và phong phú, giá trị thu
nhập trên một đơn vị diện tích đạt 26 triệu đồng/ha. Tỷ trọng nơng – lâm –
thủy sản là 48% - 24% - 28%, tính đến năm 1996, bình qn quỹ đất nơng
nghiệp/khẩu nơng nghiệp là 742 m2, trong đó đất canh tác là 596 m2/người.
Quỹ đất có khả năng mở rộng sản xuất nơng nghiệp cịn khơng đáng kể.
Đây là đặc trưng nổi bật nhất của một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hướng chính
để mở rộng sản xuất nông nghiệp của Hải Dương là đi sâu vào thâm canh,
tăng vụ và tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Trong nhiều năm qua
sản xuất nông nghiệp đã giải quyết đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho
dân cư tại địa phương và có một khối lượng nông sản dư thừa khá lớn.
Nhưng việc tiêu thụ lượng nơng sản này gặp khó khăn do nhiều ngun
nhân: Do chất lượng nông sản thấp, chưa tạo được các vùng chuyên canh,
tập trung để đáp ứng cho ngành công nghiệp chế biến. Quy mô ruộng đất
nhỏ, manh mún, do vậy, khi tiến hành CNH-HĐH nơng nghiệp gặp rất
nhiều khó khăn. Do nhận thức của nhà nơng cịn hạn chế để phòng ngừa rủi

18


ro và bảo đảm tự túc lương thực, thực phẩm cho nên họ đã lựa chọn mơ
hình đa dạng hóa sản xuất. Chưa có vùng nguyên liệu đủ tiêu chuẩn dẫn
đến chưa có một mạng lưới chế biến nơng sản có cơng nghệ tiên tiến, hiện
đại, đủ sức cạnh tranh với thị trường trong khu vực và trên thế giới.
Đầu năm 1988, Quốc hội thông qua Luật đất đai, đánh dấu một bước
phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nước giao quyền sử dụng
đất ổn định, lâu dài cho các đơn vị và hộ xã viên, cho phép hộ xã viên có
quyền chuyển nhượng, sang bán thành quả lao động và kết quả đầu tư trên
mảnh đất đã giao khoán; nghiêm cấm việc mua bán ruộng đất trái phép.

Để cụ thể hóa nội dung đổi mới trong nơng nghiệp theo nghị quyết
Đại hội VI của Đảng, ngày 5/4/1988, Bộ chính trị (khóa VI) ra nghị quyết
10NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, giao quyền tự chủ sản
xuất cho hộ nông dân, cho lưu thông lương thực, giải phóng sức sản xuất,
giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ sản xuất và lợi ích của nơng dân,
nơng nghiệp cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã có bước
phát triển mới, bộ mặt nơng nghiệp có nhiều thay đổi. Đặc biệt với đường
lối Đại hội VII (1991), cơ chế thị trường đã được khẳng định và đi vào
cuộc sống, nhất là sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VII
(6/1993) về Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn và
Luật Đất đai năm 1993 thì xu thế chuyển dịch cơ cấu ngày càng được mở
rộng rất đa dạng và phong phú.
Kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương cũng đã có sự chuyển dịch từ
độc canh lương thực sang nền nơng nghiệp hàng hóa đa canh phù hợp với
đặc điểm từng vùng:
- Đối với vùng ven đô: từ ngày hộ nông dân được xác định là đơn vị
kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng lâu dài, họ đã thực sự yên tâm,
phấn khởi sản xuất, tìm tòi và áp dụng nhiều biện pháp thâm canh mới,
điều kiện thời tiết lại tương đối thuận lợi, do đó Hải Dương được mùa liên

19


×