Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thông điệp về vấn đề làm đẹp cho phụ nữ trên tạp chí heritage fashion, đẹp, thời trang trẻ ( khảo sát từ tháng 01 2010 đến tháng 06 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.52 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--o0o--

LÊ THỊ THẢO

THÔNG ĐIỆP VỀ VẤN ĐỀ LÀM ĐẸP CHO PHỤ NỮ TRÊN
TẠP CHÍ HERITAGE FASHION, ĐẸP, THỜI TRANG TRẺ
(Khảo sát từ tháng 01/2010 đến tháng 06/2014)

LUÂÂN VĂN THẠC SI
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--o0o--

LÊ THỊ THẢO

THÔNG ĐIỆP VỀ VẤN ĐỀ LÀM ĐẸP CHO PHỤ NỮ TRÊN
TẠP CHÍ HERITAGE FASHION, ĐẸP, THỜI TRANG TRẺ
(Khảo sát từ tháng 01/2010 đến tháng 06/2014)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những kết quả nghiên cứu “Thông điệp về vấn đề làm
đẹp cho phụ nữ trên tạp chí Heritage Fashion, Đẹp, Thời trang trẻ (Khảo
sát từ tháng 01/2010 đến tháng 06/2024)” là kết quả của cá nhân chưa từng
được công bố trên bất cứ tài liệu, ấn phẩm và các phương tiện truyền thông
đại chúng nào. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình khoa học
này của mình.

Tác giả

Lê Thị Thảo


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Thị
Minh Thái, người đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều
thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Báo chí và Truyền thơng,
các thầy cơ trong khoa, phịng quản lý khoa học Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm truyền đạt kiến
thức cho tơi trong suốt khóa học 2012 – 2014.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của tạp chí Heritage
Fashion, tạp chí Đẹp, tạp chí Thời trang trẻ đã tạo điều kiện cung cấp
thông tin, tư liệu để tơi có thể hồn thành luận văn này.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 01 năm 2015
Học viên

Lê Thị Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠP CHÍ VÀ THƠNG ĐIỆP TRÊN TẠP
CHÍ

11

1.1. Những vấn đề lý thuyết cơ bản về tạp chí.......................................................11
1.1.1. Khái niệm tạp chí............................................................................................11
1.1.2. Đặc điểm tạp chí.............................................................................................17
1.1.3. Phân loại tạp chí.............................................................................................20
1.1.4. Sự hình thành và phát triển tạp chí ở Việt Nam............................................24
1.1.5. Sự hình thành và phát triển tạp chí chun về làm đẹp cho phụ nữ ở Việt
Nam........................................................................................................................... 29
1.2 Đặc trưng của thông điệp trong bài viết trên tạp chí......................................32
1.2.1 Khái niệm thơng điệp.......................................................................................32
1.2.2 Quy trình tổ chức của thơng điệp....................................................................32
1.2.3 Tiêu chí của thơng điệp...................................................................................34
Tiểu kết chương 1....................................................................................................35
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THƠNG ĐIỆP LÀM ĐẸP CHO PHỤ NỮ TRÊN 3

TẠP CHÍ HERITAGE FASHION, ĐẸP, THỜI TRANG TRẺ (Từ tháng 1 năm
2010 đến tháng 6 năm 2014)....................................................................................37
2.1 Vài nét về tạp chí Heritage Fashion, Đẹp, Thời trang trẻ................................37
2.1.1 Tạp chí Thời trang trẻ.....................................................................................37
2.1.2 Tạp chí Đẹp......................................................................................................38
2.1.3 Tạp chí Heritage Fashion................................................................................39
2.2 Cách thức đưa tin về vấn đề làm đẹp trên tạp chí Heritage Fashion, Đẹp,
Thời trang tre........................................................................................................... 40
2.2.1 Cách thức tổ chức chuyên trang, chuyên mục...............................................41
2.2.2 Cách xây dựng bài “đinh” trên tạp chí...........................................................48
2.2.3 Thơng báo cốt lõi trong tác phẩm báo chí của tạp chí chuyên về làm đẹp
cho phụ nữ 52
2.2.4 Hệ thống thể loại.............................................................................................66
2.2.5 Cách thiết kế mỹ thuật trên tạp chí.................................................................68


2.2.6 Cách thức sử dụng ngôn ngữ..........................................................................77
2.3 Đối tượng công chúng........................................................................................78
2.4 Cách thức quảng cáo và phát hành..................................................................83
Tiểu kết chương 2....................................................................................................87
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THÔNG ĐIỆP VỀ VẤN ĐỀ LÀM ĐẸP CHO PHỤ NỮ TRÊN TẠP CHÍ..........90
3.1 Đánh giá chung..................................................................................................90
3.1.1 Bài học kinh nghiệm từ những thành công....................................................90
3.1.2 Những hạn chế cần khắc phục.......................................................................91
3.2 Giải pháp phát triển tạp chí chuyên về làm đẹp cho phụ nữ..........................93
3.2.1 Đổi mới nội dung và hình thức.......................................................................93
3.2.2 Đổi mới cách quản lý tạp chí...........................................................................99
3.2.3 Đổi mới tịa soạn, ban biên tập tạp chí..........................................................104
3.2.4 Đổi mới cách tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên...............................107

Tiểu kết chương 3..................................................................................................110
KẾT LUẬN............................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC VỀ BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, MƠ HÌNH
PHỤ LỤC VỀ HÌNH ẢNH
PHỤ LỤC PHỎNG VẤN SÂU


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu
thơng tin cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Đó cũng chính là cơ sở hình thành
và mở rộng dần hệ thống các sản phẩm đa dạng của báo chí. Tạp chí là một trong
những sản phẩm của báo chí, nên như một lẽ tất yếu, sự tồn tại và phát triển của
nó khơng nằm ngồi nhu cầu đáp ứng thông tin sâu rộng cho công chúng.
Nếu thời kỳ đầu của lịch sử phát triển, tạp chí thường được coi là cơ
quan ngôn luận của những ngành khoa học, góp phần vào sự phát triển của lý luận
và thực tiễn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội…., thì theo thời gian, cùng với xu
hướng đa dạng hóa của các loại hình báo chí, tạp chí cũng trở nên đa dạng về đề
tài, thể loại. Bên cạnh những tạp chí của các ngành nghề, lĩnh vực thì đã xuất hiện
cả những tạp chí dành cho từng bộ phận công chúng chuyên biệt, mà phụ nữ là
một đối tượng được nhiều tạp chí quan tâm, với nội dung thơng tin thiết thực, gắn
bó mật thiết tới cuộc sống và hình thức trình bày đẹp, bắt mắt.
Trong cơng cuộc đổi mới, tiến hành cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, chúng ta khơng ngừng đẩy mạnh giao lưu về hợp tác quốc tế. Trong q
trình này, báo chí nói chung, tạp chí nói riêng có một vai trị đặc biệt quan trọng
trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, kiến thức về chính trị, luật
pháp, kinh tế, quốc tế… Riêng loại hình tạp chí dành cho phụ nữ cịn mang đến
những thơng điệp hết sức đa dạng trong lĩnh vực làm đẹp cho chị em phụ nữ.
Làm đẹp là điều không thể thiếu trong cuộc sống văn minh. Cùng với sự

phát triển, tiến bộ của xã hội, nhu cầu về sáng tạo cái đẹp trở thành một nhu cầu
thiết yếu. Từ chỗ chỉ cần một gian nhà để che mưa nắng, con người địi hỏi phải
có một khơng gian ấm cúng, bố cục hài hịa, trang trí đẹp, lịch sự, thanh nhã, tiện
nghi. Khi cuộc sống đã yên ấm đầy đủ, con người lại càng phải có nhu cầu ăn mặc
sao cho đẹp hơn, thời trang hơn. Làm đẹp là một thứ mỹ thuật sáng tạo ứng dụng
gần gũi với tất cả mọi người để mỗi cá nhân đều cảm nhận thấy tự tin hơn trong
cuộc sống. Tại Việt Nam, vấn đề làm đẹp cũng đang là một nhu cầu thiết yếu đặc
biệt của phái đẹp. Đây chính là một mảnh đất đầy hấp dẫn và lôi cuốn để các tạp

1


chí khai thác và đưa ra những thơng điệp thiết yếu về vấn đề làm đẹp cho chị em.
Tác động tới phụ nữ là tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội, vì người phụ nữ có
những liên hệ chi phối trực tiếp từ trong ra tới ngoài cánh cửa mỗi gia đình. Chính
vì vậy, ở Việt Nam, tạp chí dành cho phụ nữ đang có những sự phát triển sơi động
trong thị trường báo chí nước ta hiện nay.
Chính vì số lượng tạp chí nói chung và tạp chí dành cho phụ nữ nói
riêng ở Việt Nam ngày càng tăng nên đã có khơng ít vấn đề của tạp chí cần được
thảo luận. Chẳng hạn như: Loại hình tạp chí dành cho phụ nữ có những đặc điểm
gì, sự tồn tại và phát triển của loại hình ấy trong thị trường báo chí Việt Nam ra
sao và những thơng điệp của tạp chí ảnh hưởng tới lĩnh vực làm đẹp của độc giả
nữ như thế nào? Mong muốn, nhu cầu và thái độ tiếp nhận của độc giả nữ đối với
các tạp chí này là gì? Làm thế nào để nâng cao chất lượng các tạp chí đó?
Việc phát triển lý luận, nghiên cứu về tạp chí nói chung và loại hình tạp
chí dành cho phụ nữ nói riêng là một yêu cầu khách quan, cấp thiết. Bởi lẽ với tỉ
lệ chiếm hơn 50% dân số của quốc gia, nữ giới được coi là lực lượng độc giả
“khổng lồ” và nhu cầu của đối tượng độc giả này luôn địi hỏi sự thay đổi theo
hướng tích cực.
Tất cả những lý do trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài “Thông điệp về

việc làm đẹp cho phụ nữ trên tạp chí Heritage Fashion, Đẹp, Thời trang trẻ
(từ tháng 01/2010 đến tháng 6/2014)” nhằm bổ sung những thiếu hụt về phương
diện lý thuyết và thực tiễn của loại hình tạp chí dành cho phụ nữ. Luận văn cũng
hướng sự quan tâm vào việc phân tích các thơng điệp về vấn đề làm đẹp cho chị
em phụ nữ trên tác tạp chí trong thời gian gần đây. Qua đó bước đầu đưa ra những
đóng góp ý kiến với các cơ quan báo chí nhằm có những thơng điệp về việc làm
đẹp cho phụ nhữ theo chiều hướng chân thực và tích cực hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với một nền báo chí khá phát triển với đầy đủ các loại hình truyền
thơng, chính vì thế tạp chí dành cho phụ nữ là một trong những hình thức ln
song hành và gắn liền với sự phát triển của báo chí Việt Nam. Trên thực tế hiện
nay, thông điệp về làm đẹp cho phụ nữ đang là một lĩnh vực hấp dẫn, hoạt động

2


sơi nổi. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, đó có thể là các yếu
tố tích cực, cũng có thể là những mặt hạn chế của vấn đề chỉ dẫn về làm đẹp trên
tạp chí.
Nghiên cứu về tạp chí ln thu hút sự quan tâm của nhà nghiên cứu,
nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên. Gần đây nhất có luận văn của Thạc sĩ báo
chí Mai Nữ Mĩ Nhân (2011) do PGS. TS Vũ Quang Hào hướng dẫn với đề tài: Sự
ảnh hưởng của dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn nước ngồi đối với tạp chí cùng
loại ở Việt Nam. Đây là luận văn được đánh giá cao về tính thực tiễn, tính khoa
học và tính hệ thống. Tác giả đã đưa ra khái niệm khá tổng quát, đầy đủ về dòng
tạp chí , đồng thời phác thảo thành cơng diện mạo dịng tạp chí giải trí – chỉ dẫn,
đưa ra những mặt hiệu quả và bất cập của hệ thống tạp chí giải trí – chỉ dẫn và đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tạp chí giải
trí – chỉ dẫn. Do đó, luận văn đã trở thành một nguồn tư liệu cho người viết trong
q trình thực hiện đề tài.

Dưới đây có thể kể ra một số đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên,
học viên khoa Báo chí và Truyền thơng về các vấn đề tạp chí như: Dịng tạp chí
chỉ dẫn – giải trí ở Việt Nam hiệu quả và bất cập (Luận văn Thạc sĩ của Đinh Thu
Hiền (2006); Cách tổ chức thơng tin trên tạp chí giải trí chỉ dẫn (Khảo sát Tiếp
thị và Gia đình, Thời trang trẻ và Thế giới phụ nữ) (Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị
Thủy – 2006); Vấn đề chỉ dẫn, tư vấn cho nông dân trên báo in hiện nay (Luận
văn của Thạc sĩ Hoàng Thị Liễu - 2006).
Ngoài ra, trong các cơng trình nghiên cứu khoa học, các luận án, luận
văn, khóa luận…, người viết đã tìm thấy nhiều bài viết, ý kiến đề cập hoặc có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Cụ thể như:
Bài viết của PGS.TS Mai Quỳnh Nam trên Tạp chí Xã hội học số 2,
2002 về “Thơng điệp về trẻ em trên báo hình, báo in” là một phần kết quả của
cuộc nghiên cứu phân tích quốc tế về “hình ảnh trẻ em trên báo chí” do trung tâm
truyền thơng ASIAN (AMIC) phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực
hiện năm 1999. Nghiên cứu đã đặt ra các kết luận thông qua việc phân tích thơng
điệp về trẻ em được thơng tin trong tháng 10/1999 trên 10 tờ báo in và 2 đài

3


truyền hình. Bên cạnh đó, tác giả đi sâu phân tích về số lượng tờ báo, vị trí, thể
loại, trang, mục, cách đưa tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên truyền hình
và báo in, đặc biệt là vấn đề của các trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Đây cũng chính
là một tài liệu quý giúp tơi trong q trình nghiên cứu của mình.
Cuốn “Truyền thơng đại chúng” của PGS. TS Tạ Ngọc Tấn đã cho
người viết một cái nhìn tồn cảnh về hoạt động của lĩnh vực truyền thông đại
chúng, những hiểu biết cơ bản, có hệ thống về các phương tiện truyền thơng đại
chúng hiện đại, các nguyên tắc, phương pháp chính nhằm quản lý, điều hành, phát
huy tốt vai trò, sức mạnh của các loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng
trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong cuốn sách này, tạp chí

được đặt trong hệ thống báo in ấn, và có mối quan hệ mật thiết với các loại hình
truyền thơng khác như phát thanh, truyền hình, quảng cáo… Tác giả cũng đã trình
bày quan niệm của mình về các vấn đề như: thế nào là tạp chí, đặc điểm của nó;
vai trị của tạp chí; vị trí của tạp chí trong truyền thơng đại chúng; có mấy dịng
tạp chí; số lượng các đầu tạp chí và số lượng các loại tạp chí. Những ý kiến của
tác giả Tạ Ngọc Tấn sẽ được người viết trở lại cụ thể trong các phần sau.
Bên cạnh đó cịn phải kể đến khóa luận tốt nghiệp của tác giả Ngơ Thùy
Dương với đề tài “Bước đầu khảo sát vấn đề tư vấn tiêu dùng trên báo chí hiện
nay”. Ở đây, thay vì dùng khái niệm “thơng điệp” như người viết thì tác giả khóa
luận đã chọn dùng khái niệm “tư vấn”, xét về bản chất hai khái niệm này có sự
gần gũi nếu khơng nói là đồng nhất. Tuy chỉ là một khóa luận tốt nghiệp, nhưng
bằng sự cơng phu, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học, tác giả Ngô Thùy Dương đã
khiến cho khóa luận của mình có được hàm lượng khoa học không nhỏ. Trong
Chương 1: “Lịch sử của tư vấn và tư vấn tiêu dùng trên báo chí”, tác giả đã đưa
ra được khái niệm tư vấn trên báo chí, khái quát được lịch sử tư vấn trên báo chí,
phân loại tư vấn trên báo chí thành 4 loại: tư vấn sức khỏe, tư vấn tâm lý, tư vấn
công việc, tư vấn tiêu dùng và đi sâu vào vấn đề tư vấn tiêu dùng trên báo in và
tạp chí. Thơng điệp hay tư vấn là một trong hai nội dung chính, quan trọng của
dịng tạp chí chỉ dẫn – giải trí, mà tư vấn tiêu dùng chỉ là một bộ phận rất nhỏ

4


trong đó nhưng những thống kê, khảo sát cụ thể của khóa luận vẫn là những tư
liệu có ý nghĩa với người viết.
Như vậy, có thể thấy đã có một số đề tài nghiên cứu về tạp chí nhưng
loại hình tạp chí dành cho phụ nữ thì cịn rất hạn chế. Vì vậy với đề tài “Thơng
điệp về việc làm đẹp cho phụ nữ trên tạp chí Heritage Fashion, Đẹp, Thời
trang trẻ (từ tháng 01/2010 đến tháng 6/2014)”, luận văn sẽ có ý nghĩa là một
cơng trình có tính bao quát về quy luật, đặc thù, phong cách làm tạp chí dành cho

phụ nữ ở Việt Nam hiện nay và sự ảnh hưởng của những thông điệp về vấn đề làm
đẹp cho độc giả nữ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
- Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá khoa học về thực trạng
tổ chức phát triển những thơng điệp của loại hình tạp chí chun về làm đẹp cho
phụ nữ. Thông qua việc khảo sát 3 ấn phẩm Đẹp, Heritage Fahion, Thời trang trẻ
từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 6 năm 2014 để chứng minh loại hình tạp chí
chun về làm đẹp cho phụ nữ là kênh thông tin quan trọng của nữ giới, có ảnh
hưởng sâu rộng tới vấn đề làm đẹp của phụ nữ Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó,
luận văn đưa ra những đề xuất, giải pháp góp phần để loại hình tạp chí dành cho
phụ nữ trở nên hấp dẫn hơn về hình thức, phong phú hơn về nội dung…từ đó làm
tốt nhiệm vụ thơng tin tun truyền của loại hình báo chí này.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ lý thuyết về tạp chí và thơng điệp được áp dụng trong luận văn
và các khái niệm: tạp chí, thơng điệp, vấn đề làm đẹp của phụ nữ.
- Tìm hiểu và phân tích về cách thức đưa thơng điệp của các tạp chí về
vấn đề làm đẹp cho phụ nữ.
- Phân tích các yếu tố của thơng điệp tác động đến việc làm đẹp của chị
em phụ nữ được đăng tải trên các tạp chí.
- Đề xuất những góp ý với các tạp chí về nội dung của thơng điệp liên
quan đến vấn đề làm đẹp, nhằm góp phần xây dựng những thơng điệp mang tính

5


chất tích cực để chị em phụ nữ áp dụng và học hỏi trong cuộc sống, nhất là vấn đề
làm đẹp.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Những tác phẩm báo chí chứa thơng điệp về lĩnh vực làm đẹp của chị
em phụ nữ trên ba tạp chí tại Việt Nam: Heritage Fashion, Đẹp, Thời trang trẻ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luâ ân văn của người viết khảo sát 3 tờ tạp chí tiêu biểu về làm đẹp cho
phụ nữ: Đẹp, Heritage Fashion, Thời trang trẻ trong khoảng thời gian từ tháng 01
năm 2010 đến tháng 6 năm 2014. Khách thể nghiên cứu của luận văn là 45 số tạp
chí với 373 tin, bài viết về vấn đề làm đẹp trên 3 tạp chí này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cụ thể về phương pháp phân tích tài liê âu trong nghiên cứu này chủ yếu tâ âp
trung vào phân tích nơ âi dung định lượng mơ ât cách có hê â thống các thơng điê âp về
vấn đề làm đẹp của phụ nữ trên 3 tạp chí Đẹp, Heritage Fashion, Thời trang trẻ.
Phần quan trọng nhất cho viê âc sử dụng phương pháp này là tiến hành
lâ âp bảng mã hóa dựa trên các khái niê âm được xác định nhằm lượng hóa mơ ât cách
có logic các thông tin từ những thông điê âp về vấn đề làm đẹp.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu Tổng biên tâ âp và Phó
tổng biên tâ âp 3 tạp chí Heritage Fashion, Đẹp, Thời trang trẻ
- Khung phân tích:

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa về mặt lý luận:

6


Luận văn đóng góp vào việc xây dựng những vấn đề lý luận nền tảng
cho tạp chí dành cho phụ nữ ở Việt Nam. Luận văn góp phần đưa ra những định
hướng bước đầu về việc phát triển tạp chí dành cho phụ nữ ở Việt Nam trong xu
thế hội nhập hiện nay. Với những kết quả trong luận văn, hy vọng sẽ đóng góp
phần nào cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và giảng dạy về loại hình tạp chí chuyên
về làm đẹp cho phụ nữ.

Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể được khai thác, sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
tịa soạn báo chí, các lãnh đạo, các cơ quan quản lý báo chí, nhất là các nhà xuất
bản và các cơ quan phát hành trong việc đáp ứng nhu cầu về làm đẹp cho phụ nữ
Việt Nam thơng qua kênh tạp chí giải trí.
Những phân tích, đề xuất của luận văn sẽ là cơ sở để người trực tiếp làm
báo tại tịa soạn tạp chí dành cho phụ nữ tiếp nhận để có những cải tiến về nội
dung và hình thức, phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của độc giả, nhất là đối
tượng độc giả nữ ở Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn được bố cục
trong 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung về tạp chí và thông điệp trên tạp chí.
Chương 2: Phân tích thông điệp làm đẹp cho phụ nữ trên 3 tạp chí
Đẹp, Heritage Fashion, Thời trang trẻ (Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 6 năm
2014).
Chương 3: Kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
thông điệp về vấn đề làm đẹp cho phụ nữ trên tạp chí.

7


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠP CHÍ VÀ THƠNG ĐIỆP
TRÊN TẠP CHÍ
1.1. Những vấn đề lý thuyết cơ bản về tạp chí
1.1.1. Khái niệm tạp chí
Tạp chí là loại hình báo chí, thuộc hệ thống báo in. Tạp chí là một khái
niệm đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng
không phải ai cũng hiểu đúng và hiểu hết nội hàm của khái niệm này với tư cách
là một khái niệm của báo chí học. Chính vì vậy trước hết người viết muốn xác

định lại nội hàm của khái niệm “tạp chí” trong sự đối sánh với khái niệm “báo”
đặt trong tổng thể hệ thống báo in.
Trên thế giới, tạp chí được gọi một cách phổ biến là “Magazine”. Lúc
đầu có quan niệm cho rằng Magazine chỉ là một loại hình tạp chí phục vụ cho
mục đích thư giãn. Quan niệm này xuất phát từ sự ra đời của tờ tạp chí
Gentlemen’s Magazine (Tạp chí dành cho q ơng) 1731 – 1907 ở nước Anh, bao
gồm các bài tiểu luận, truyện và thơ, đương thời rất có ảnh hưởng trong đời sống
xã hội. Nhưng trong tiến trình phát triển của mình, cùng với báo, tạp chí phục vụ
mọi nhu cầu thơng tin trong xã hội, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, do
đó magazine mở rộng phạm vi hoạt động, khơng cịn bó hẹp là phương tiện giải trí
nữa. Từ thực tế đó, quan niệm về tạp chí cũng được mở rộng cho sát với thực tế.
Theo “Microsoft Encarta 99 Encyclopedia” thì những ấn phẩm xuất
bản trong các khoảng thời gian dài hơn một ngày (hàng tuần, hai tuần, hàng tháng,
hàng quý thậm chí là hàng năm mới ra một số), in trên giấy tốt, với các trang đóng
nhỏ hơn báo được gọi là tạp chí xuất bản định kỳ (Periodicals). Như vậy
Periodicals – tạp chí xuất bản định kỳ bao gồm tất cả các xuất bản phẩm mang
tính định kỳ với khoảng cách xuất bản thường dài hơn báo. Mặt khác bài viết cho
Periodicals cũng khác, thường sử dụng những chất liệu đặc biệt để lôi cuốn bạn

8


đọc quan tâm chú ý. Những nội dung của các tạp chí xuất bản định kỳ thường ít
liên quan đến các thơng tin hiện hành. Trong q trình phân phối thơng tin thì
chúng thường tập trung vào các tin tóm tắt hoặc các bài bình luận. Theo quan
niệm này thì tạp chí là Magazine nhưng khởi thủy của nó là những tạp chí xuất
bản định kỳ với các đặc trưng nêu trên.
Lại có quan niệm: “Tạp chí cũng là một loại hình trong số các phương
tiện thơng tin đại chúng. Trên thực tế nó cũng quan trọng tương đương như sách
trên thị trường. Ảnh hưởng của nó cũng rất lớn, khơng thể đo đếm được. Cũng

khó có thể thống kê được có bao nhiêu ấn phẩm xuất bản dưới dạng định kỳ. Trên
các quầy bán báo, sự có mặt của tạp chí cũng khá vắng bóng, phần lớn các tạp
chí được đặt mua dài hạn thơng qua mạng bưu chính. Vì thế cũng có quan niệm
cho rằng tạp chí có nhiều nét tương đồng với loại hình sách” [17, tr. 5]
Trên thế giới, việc phân loại tạp chí cũng có nhiều cách khác nhau. Có khi
phân chia theo từng lĩnh vực hoạt động, có khi phân loại theo đối tượng bạn đọc, cũng có
khi phân thành “magazine đặc biệt” và “magazine thơng thường”…
Từ điển báo chí thực hành của B. Osvaldova & J. Halada đưa ra khái
niệm về tạp chí và phân tích một cách cụ thể hơn như sau: “Tạp chí là một loại ấn
phẩm xuất bản ở một khu vực, địa điểm nhất định, có tính thường kỳ đều đặn, ít
nhất là nửa năm, nhiều nhất là một tuần một số. Tạp chí khác với nhật báo ở chỗ:
tính thời sự thấp hơn nhật báo, tính khái quát đề tài lại cao hơn nhật báo. Tạp chí
thường hướng tới một phạm vi độc giả nào đó đã được thông tin một cách vắn tắt,
sơ lược về một vấn đề nhất định nhưng chưa thỏa mãn và đang đi tìm những số
liệu chi tiết tỉ mỉ và có tính chuyên ngành hơn. Khác với các loại tuần báo, báo
bán nguyệt san, tạp chí có số lượng. Tạp chí cịn bao hàm cả các loại tạp chí
khoa học chuyên ngành và các loại lược tin thông tấn, tập san (bulletin) xuất bản
theo quý hoặc nửa năm một quyển. Có nhiều kiểu phân loại tạp chí như:
- Phân loại theo lượng xuất bản.
- Theo tuổi tác độc giả (cho thanh niên, thiếu niên, người cao tuổi)
- Theo sở thích giải trí (ô tô – môtô, âm nhạc, vườn cảnh)

9


- Theo giới tính (cho phụ nữ, nam giới)
- Theo chun ngành (hóa học, tốn học, y học)
- Theo nội dung và thành phần độc giả (tạp chí gia đình, tạp chí phổ cập
tri thức, tạp chí chuyên ngành và không chuyên ngành)
Với sự phát triển của mạng Internet và CD ROM, tạp chí khơng chỉ là

một dạng ấn phẩm mà cịn là dạng văn hóa phẩm điện tử.
Tạp chí xuất hiện từ đầu thế kỷ XVII, ban đầu là tạp chí chuyên ngành.
Cùng với sự phát triển của nghề in, kỹ thuật minh họa, đến đầu thế kỷ XIX bắt
đầu xuất hiện các tạp chí có tính chính trị. Mỗi thời kỳ lịch sử và các thành tựu kỹ
thuật cơng nghiệp, đều mang đến cho tạp chí một bước phát triển độc đáo, làm
xuất hiện những loại hình tạp chí mới: tạp chí ảnh, tạp chí điện ảnh, tạp chí
chương trình truyền hình” [38, tr.7].
Ở Việt Nam, tạp chí có lịch sử non trẻ hơn rất nhiều so với tạp chí thế
giới. Vì thế cũng khơng q khó hiểu, khi khái niệm tạp chí ở Việt Nam cũng
chưa có được một nội hàm thật rõ ràng và thống nhất.
Do tính chất, quy mơ, nhiệm vụ của tạp chí Việt Nam nên nó có những
đặc điểm riêng biệt khác với tạp chí ở các nước phát triển. Có ý kiến cho rằng:
“Tạp chí trên thực tế là một tờ báo viết nhưng nó khác với báo ở chỗ: tạp chí là
cơ quan lý luận học thuật khoa học của một tổ chức, một đồn thể nào đó, chủ
yếu đi sâu vào nghiên cứu, hướng dẫn trao đổi nghiệp vụ khoa học về một lĩnh
vực nào đó thuộc phạm vi ngành mình, địa phương mình. Định kỳ phát hành của
tạp chí thường dài hơn định kỳ phát hành của báo” [26, tr.160]. Định nghĩa này đã
chỉ ra sự khác nhau của báo và tạp chí trên phương diện: cơ quan chủ quản, nội
dung thông tin, thời gian định kỳ phát hành. Tuy nhiên có thể thấy sự so sánh này
chỉ dựa trên đặc điểm của những tạp chí lý luận chính trị và khoa học, những tạp
chí mang tính chất chuyên ngành, nhóm tạp chí chỉ dẫn – giải trí dường như chưa
được đề cập đến.
Lần ngược trở lại lịch sử báo chí Việt Nam, năm 1917, tạp chí Nam
Phong ra đời – tờ tạp chí thứ hai ở Bắc Kỳ được xuất bản và đã cho đăng nhiều

10


bài viết về nghề làm báo, về cách thức làm báo. Chủ bút của tờ tạp chí này - Phạm
Quỳnh có lẽ là người Việt Nam đầu tiên nêu lên sự khác nhau giữa báo và tạp chí:

“Tờ báo, tiếng Anh gọi là “Newspaper” nghĩa là trở về các tờ nhật báo, tuần báo
xuất bản ra có định kỳ. Tính chất các tờ báo ấy chỉ cốt là thuật chép lấy thời sự
cho tường, so với các tờ tạp chí tùng san chuyên luận thuật về chính trị học thuật và
cơng việc xã hội tựu trung có hơi khác nhau” [57, tr.9].
Hoa Bằng – Hoàng Thúc Trâm một thành viên “gánh gạch xe vơi” của
nhóm Tri Tân cũng đưa ra cách phân chia các loại hình tạp chí như sau: “Tuần
san, bán nguyệt san, hoặc nguyệt san chia làm hai hạng. Thông tục và chuyên
môn. Thông tục là loại “chấp chi – nhặt nhạnh” nhét món gì vào cũng được miễn
đáp ứng được tiếng địi gọi của độc giả thì thơi. Cịn loại chun mơn, là những
tạp chí đi riêng từng đường chuyên khoa như sử học, văn học, khoa học, chính trị,
kinh tế, pháp luật… loại này chỉ hợp với một số độc giả lựa chọn, vì ai thích món
nào thì mới chuốc đến những tờ chun mơn ấy”[58, tr.12]. Cách hiểu và phân
chia của Hoa Bằng gần giống với cách phân chia tạp chí thành 2 loại: Tạp chí đặc
biệt và tạp chí thơng thường ở Mỹ trước đây.
Năm 1986 ở Việt Nam, Ủy ban Khoa học Xã hội (nay là Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia) có tổ chức một cuộc hội thảo lớn bàn về
tạp chí. Phần lớn các quan niệm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà
báo lão thành đều dựa trên sự phát triển tạp chí ở Việt Nam, theo đó: Đặc trưng
của tạp chí làm chức năng tuyên truyền, nghiên cứu lý luận và hoạt động khoa học
- khác với báo chí là cơ quan lý luận khoa học và để phân biệt giữa báo và tạp chí
thường dựa trên ý kiến của Lênin khi bàn về báo chí: “Tạp chí chủ yếu làm cơng
tác tuyên truyền, báo hàng ngày chủ yếu làm công tác cổ động” [60, tr.10].
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của tạp chí, thì quan niệm về nó
cũng khơng ngừng thay đổi. PGS. TS Đinh Hường trong bài giảng về tạp chí cho
rằng: “Trước đây tạp chí như một cuốn nhật ký ghi chép các sự kiện của tịa án,
chính phủ. Ngày nay, tạp chí thường là cơ sở lý luận, học thuật chuyên sâu về lĩnh
vực nào đó nhằm phục vụ người trong ngành. Tính định kỳ của tạp chí dài (tháng,
quý…). Dung lượng của tạp chí lớn để truyền tải được tác phẩm lớn. Tạp chí

11



thường có hai loại: tạp chí mang tính tun truyền phổ biến và tạp chí mang tính
chuyên ngành” [17, tr.9]
Theo Từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học xã hội năm 1994, tạp chí
được coi là “xuất bản phẩm định kỳ, đăng nhiều bài do nhiều người viết đóng
thành tập, thường có khổ nhỏ hơn báo”. Như vậy, theo cách định nghĩa này tạp
chí và báo chỉ được phân biệt với nhau bằng khổ in ấn, là một tiêu chí hồn tồn
khơng có tính cụ thể, xác định, khơng nói lên bản chất của từng loại báo cũng như
tạp chí.
Theo Từ điển Tiếng Việt của NXB Giáo dục năm 1996, tạp chí là “xuất
bản phẩm định kỳ đăng nhiều bài của nhiều tác giả khác nhau về một ngành nhất
định đóng thành tập”. Cách định nghĩa này khơng đặt ra sự so sánh giữa tạp chí
và báo nhưng đã bước đầu chỉ ra được một đặc điểm cơ bản của tạp chí đó là tính
chất chun ngành (mỗi tạp chí thường là của một ngành khoa học, ngành nghề…
nhất định và thể hiện các thông tin khoa học, thông tin thời sự liên quan đến hoạt
động của ngành đó).
Trong cuốn “Truyền thông đại chúng”, PGS. TS Tạ Ngọc Tấn lại định
nghĩa tạp chí trong tổng thể báo in ấn. Theo đó, “báo in là những ấn phẩm định kỳ
chuyển tải một nội dung thơng tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi
trong xã hội. Trong trường hợp này, thuật ngữ báo in dùng để chỉ hai bộ phận:
báo và tạp chí” . Từ đó, căn cứ theo tiêu chí định kỳ và tính chất nội dung thơng
tin, tác giả Tạ Ngọc Tấn chia báo in thành 5 loại trong đó có tạp chí (cùng với
nhật báo, báo thưa kỳ, tuần báo, báo nửa tháng). Tạp chí được định nghĩa là
“những ấn phẩm định kỳ có nội dung chuyên sâu vào một hay một số vấn đề, lĩnh
vực đời sống xã hội, khoa học, kỹ thuật”. Cụ thể, tác giả chỉ ra 5 đặc trưng của tạp
chí là:
Tính định kỳ: định kỳ xuất bản của tạp chí có thể là một tuần, nửa tháng,
một tháng, hai tháng và cũng có những tạp chí xuất bản theo định kỳ 3, 4, 5, 6
tháng một số.


12


Giới hạn công chúng hẹp: đối tượng đọc của tạp chí chọn lọc hơn nhiều
so với nhật báo và báo thưa kỳ. Có những tạp chí thơng tin về những lĩnh vực
nghiên cứu hẹp chỉ xuất bản 500 – 600 bản trong một kỳ.
Nội dung chuyên sâu: Nội dung của tạp chí là những thơng tin chun
sâu như những cơng trình khoa học, nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm, những tài
liệu phân tích, đánh giá các vấn đề, sự kiện, những bài viết dự báo và chiều hướng
vận động, phát triển của các hiện tượng trong xã hội hay trong tự nhiên…
Hình thức đơn giản: Việc trình bày các tạp chí đơn giản và khn khổ
tạp chí cũng tương đối nhỏ, thuận lợi cho mục đích đọc nghiên cứu.
Như vậy rõ ràng cho đến nay còn nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh
khái niệm tạp chí. Từ những tài liệu tham khảo được và thực tế phát triển của tạp
chí trong những năm gần đây, theo người viết, tạp chí là những ấn phẩm được
phát hành định kỳ (thời gian giữa hai kỳ phát hành của tạp chí thường dài hơn
báo), có nội dung chuyên sâu vào một hay một số vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã
hội, khoa học, kỹ thuật, khổ của tạp chí có 3 loại (khổ lớn, vừa và nhỏ) với hình
thức đẹp mắt. Đây là định nghĩa chung nhất để chúng ta có thể hiểu về tạp chí và
phân biệt sơ bộ tạp chí với báo.

1.1.2. Đặc điểm tạp chí
Căn cứ theo định nghĩa nêu trên, tạp chí có những đặc điểm sau:
- Tính định kỳ: Cũng là một loại báo in ấn nên tạp chí cũng được phát
hành định kỳ nhằm tạo thuận lợi cho bạn đọc. Nhưng nếu báo ngày, báo tuần, báo
cuối tuần thường có kỳ phát hành ngắn, hàng ngày hoặc một ngày cố định trong
tuần thì tạp chí có kỳ phát hành dài hơn, có tạp chí hai tuần phát hành một lần,
một tháng phát hành một lần, thậm chí một quý mới ra một ấn phẩm. Ví dụ: Tạp
chí Thời trang trẻ, Tiếp thị và gia đình phát hành hàng tuần trong khi đó tạp chí

Đẹp, Heritage Fashion mỗi tháng chỉ ra một số. Khoảng cách giữa hai lần phát
hành dài khiến cho tạp chí khơng thể cập nhật thông tin hàng ngày nhanh và nhiều
như báo ngày, báo tuần hay báo cuối tuần. Nhưng đổi lại điều này lại phù hợp với

13


nội dung chuyên sâu của tạp chí. Khoảng cách giữa hai lần phát hành khá dài
khiến cho những người làm tạp chí có thể bao qt, tổng kết được hoạt động,
thành tựu trên lĩnh vực của mình, có thể có những bài nghiên cứu chuyên sâu mà
không phải ngày một ngày hai có thể làm ra, đặc biệt là có thời gian để chú ý đến
hình thức của tạp chí, làm cho nó ngày càng chuyên nghiệp và hấp dẫn bạn đọc
hơn.
-

Nội dung thông tin: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa báo và tạp

chí. Nếu như nội dung thông tin của báo là những sự kiện của đời sống xã hội
hằng ngày thì nội dung thơng tin của tạp chí lại hẹp hơn chỉ tập trung vào một
hoặc một số lĩnh vực nào đó. Nếu như mục tiêu của báo là cung cấp bức tranh
toàn cảnh của xã hội thì mục tiêu của tạp chí là cung cấp bức tranh hoạt động của
một ngành nghề, một lĩnh vực khoa học, một lĩnh vực của đời sống xã hội…
Không hồn tồn tuyệt đối nhưng có thể nói thơng tin của báo thiên về chiều rộng
cịn thơng tin của tạp chí thiên về chiều sâu. Tất nhiên những người thực hiện tờ
báo cũng ngày càng muốn đi sâu vào các vấn đề của cuộc sống cũng như những
người làm tạp chí muốn bao qt rộng lĩnh vực của mình. Ví dụ như: Tạp chí Văn
học nước ngồi với những mục như “Lí luận – phê bình”, “Văn học dịch và dịch
văn học”, “Tư liệu văn học” và “Thông tin văn học thế giới” sẽ cố gắng làm cầu
nối giữa bạn đọc với văn học thế giới trên nhiều phương diện khác nhau.
- Đối tượng cơng chúng: Cũng chính từ đặc trưng về nội dung thông tin

nên đối tượng công chúng của tạp chí và báo là khác nhau. Nếu như có thể nói tất
cả các tờ báo đều cùng hướng tới một độc giả đó là đơng đảo nhân dân thì các tờ
tạp chí khơng cùng hướng tới một đối tượng cơng chúng. Nói cách khác, mỗi tờ
tạp chí hướng tới một đối tượng bạn đọc khác nhau. Đối tượng bạn đọc của một
tạp chí thường có phạm vi hẹp, đó phải là những người am hiểu hoặc quan tâm
đến lĩnh vực mà tạp chí đó đề cập đến. Bạn đọc của Tạp chí Tốn học sẽ là những
người quan tâm đến tốn học, cịn bạn đọc của Tạp chí Văn học sẽ là những người
yêu văn học. Tạp chí Thời trang trẻ hướng tới bạn đọc là phụ nữ hoặc những
người quan tâm đến những vấn đề của phụ nữ.

14


Nội dung thông tin và đối tượng công chúng của một tờ tạp chí có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Để phát hành một tờ tạp chí mới, việc đầu tiên những
người làm tạp chí đó cần xác định chính là đối tượng bạn đọc mà mình hướng tới
và những nội dung thơng tin mà mình sẽ chuyển tải đến bạn đọc. Hai điều này giữ
vai trò quan trọng, chi phối những mặt hoạt động khác của một tờ tạp chí, từ hình
thức đến hệ thống các chun mục, cách thiết kế layout… Việc xác định rõ ràng
đối tượng bạn đọc và nội dung thông tin của một tờ tạp chí cũng là cách để tờ tạp
chí đó có được một diện mạo riêng, không lẫn với những tờ tạp chí khác, tạo nên
tiếng nói và sức hút đối với độc giả. Nhưng cũng chính từ điều này mà số lượng
phát hành của tạp chí thường ít hơn báo (báo ngày, báo tuần).
- Hình thức: Trước đây người ta thường cho rằng tạp chí có hình thức
đơn giản nhưng điều đó đã khơng cịn đúng trong những năm gần đây. Sự phát
triển của công nghệ làm giấy, công nghệ in ấn đã làm ra những trang tạp chí có
chất lượng giấy rất đẹp. Sự phát triển của ngành thiết kế, đồ họa, việc sử dụng các
máy móc chuyên dụng hiện đại đã giúp cho tạp chí có những hình ảnh đẹp, bố cục
bắt mắt, có những điểm nhấn thu hút độc giả. Có thể nói hình thức đẹp là một
trong những thế mạnh nổi trội của tạp chí. Điều này thể hiện tính chuyên nghiệp

ngày càng cao của tạp chí Việt Nam. Đồng thời nó cũng nhằm đáp ứng thị hiếu
ngày càng cao của công chúng, bạn đọc hiện đại khơng chỉ địi hỏi nội dung hay
hấp dẫn mà cịn địi hỏi một hình thức đẹp, có như vậy mới làm tăng hiệu quả
cạnh tranh của tạp chí bên cạnh rất nhiều phương tiện truyền thông hiện đại khác.
Đây chính là một trong những thế mạnh của tạp chí so với báo ngày hay báo tuần.
Hiện nay có rất nhiều tạp chí mới ra đời, có thể nói đến một “cơn bão”
tạp chí, ngành ngành ra tạp chí, nghề nghề ra tạp chí, nhiều cơ quan ra tạp chí…
Theo số liệu của Cục báo chí, Bộ Thơng tin và Truyền thơng được cơng bố tại Hội
nghị báo chí tồn quốc tính đến tháng 6/2013, cả nước có 815 cơ quan báo chí in
với 1.084 ấn phẩm báo chí (trong đó các cơ quan Trung ương có 85 báo, 490 tạp
chí; địa phương có 113 báo, 127 tạp chí); 67 đài phát thanh, truyền hình Trung
ương và địa phương (trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ thuật số,

15


64 đài phát thanh, truyền hình địa phương); 75 báo và tạp chí điện tử; 1.110 trang
thơng tin điện tử và 382 mạng xã hội trực tuyến.
Trong số 617 tạp chí khơng phải tạp chí nào cũng có chất lượng như
mong đợi. Nhiều tạp chí ra đời khơng chứng tỏ được sự lớn mạnh của tạp chí Việt
Nam, mà điều quan trọng là ở chất lượng. Nhiều tạp chí ra đời dẫn đến tình trạng
chồng chéo, lấn sân báo, chỗ thừa vẫn thừa mà chỗ thiếu vẫn thiếu. Một trong các
lý do dẫn đến tình trạng đó là việc khơng phân định được rạch ròi ranh giới giữa
báo ngày, báo tuần và tạp chí. Chỉ ra các đặc điểm của tạp chí trong sự so sánh với
báo, người viết chúng tơi mong muốn những người làm tạp chí hiểu rõ hơn về đặc
trưng của tạp chí từ đó đưa hoạt động của tạp chí ở Việt Nam đi đúng hướng hơn,
hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

1.1.3. Phân loại tạp chí
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại tạp chí.

Phân loại tổng thể các tạp chí hiện có theo các tiêu thức khác nhau là một vấn đề
có ý nghĩa khoa học, vừa có tác dụng thực tế trong việc khảo sát nghiên cứu và tổ
chức quản lý, xác lập phương pháp hoạt động tạp chí thích hợp. (Bảng 1.1, Phụ lục
tr.4)
Theo như người viết được biết hiện có một số cách phân loại tạp chí, cụ thể
như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo nội dung thông tin của các lĩnh vực khoa học
người ta chia tạp chí ra thành hai khối: tạp chí thuộc khối khoa học tự nhiên, ví dụ
như: tạp chí Tốn học, tạp chí Cơ học… và tạp chí thuộc khối khoa học xã hội như
tạp chí Cộng sản, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, tạp chí Sân khấu… Cách phân loại
này không thể theo kịp tốc độ phát triển của tạp chí ở Việt Nam. Cùng với sự phát
triển của mọi mặt đời sống xã hội, số lượng tạp chí ra đời ngày càng nhiều, nội
dung thơng tin trên nhiều lĩnh vực khác nhau chứ khơng chỉ gói gọn trong khối
khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Sự ra đời của nhiều nhóm ngành kinh tế,
văn hóa, xã hội… hoạt động theo các chức năng khác nhau, tạp chí của một

16


ngành, một tổ chức chính trị xã hội thuộc các nhóm ngành mới này đã mở ra
nhiều tờ tạp chí đáp ứng từng nhóm nhu cầu thơng tin nhất định. Ví dụ: ở Bộ Tài
chính, theo đà sắp xếp phát triển tổ chức (bổ sung các tổng, cục) thì ngồi tờ Tạp chí
Tài chính cịn có Tạp chí Thuế Nhà nước, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Tạp chí Hải
quan, một số bộ phận tách ra khỏi Bộ, như Kiểm tốn nhà nước cũng có Tạp chí
Kiểm tốn. Trong điều kiện mới, hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và trong xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam ra
nhập WTO, xu thế hội nhập khiến cho nhu cầu cần nhiều thông tin mới cũng phát
triển dẫn đến một số tờ tạp chí ra đời như Đầu tư chứng khốn…
Thứ hai, căn cứ vào nội dung thơng tin và chức năng của các tạp chí
có thể chia tạp chí ra thành 3 loại:

+ Loại hình tạp chí lý luận khoa học: bao gồm nhóm các tạp chí lý luận
chính trị như: tạp chí Cộng sản, tạp chí Xây dựng Đảng, tạp chí Lý luận chính trị
và nhóm các tạp chí khoa học như: tạp chí Khoa học và cơng nghệ nơng nghiệp,
Triết học, Luật học…
+ Loại hình tạp chí giải trí: như tạp chí Người chơi cờ, Người làm vườn,
tạp chí Làm đẹp, Điện ảnh, Sân khấu… Những tạp chí này đều có nội dung thơng
tin mang tính giải trí.
+ Loại hình tạp chí ngành: có nội dung thông tin về một ngành hay một
lĩnh vực hoạt động nhất định gắn với đối tượng có nhu cầu thơng tin về ngành,
lĩnh vực đó. Ví dụ như: tạp chí Nơng thơn mới, tạp chí Gia đình…
Theo người viết, cách phân loại này gặp vấn đề ngay từ tiêu chí phân
loại. Chính vì khơng xác định được tiêu chí phân loại hợp lí nên đã dẫn đến sự lộn
xộn trong kết quả phân loại. Cụ thể chúng ta thấy có sự không thống nhất ở chỗ:
sự phân biệt giữa loại hình tạp chí lý luận khoa học và tạp chí giải trí là ở nội
dung, trong khi đó sự khác biệt của loại tạp chí thứ ba lại là ở cơ quan chủ quản
của nó. Rõ ràng tạp chí ngành cũng có thể phân thành tạp chí lý luận khoa học và
tạp chí giải trí. Trong khi đó cũng phải thừa nhận rằng trong xu thế phát triển hiện
nay các tạp chí chỉ đơn thuần mang tính giải trí khơng còn nhiều, những người

17


làm tạp chí giải trí đã ngày càng tăng cường hàm lượng thông tin chỉ dẫn - khoa
học cho tạp chí của mình để đáp ứng nhu cầu của độc giả.
Thứ ba căn cứ vào chủ thể quản lý và nội dung thơng tin người ta chia
tổng thể tạp chí ra thành các nhóm tạp chí khác nhau như:
+ Nhóm tạp chí về cơng tác chính trị
+ Nhóm tạp chí về khoa học kỹ thuật cơ bản và kỹ thuật ngành
+ Nhóm tạp chí của các tổ chức đồn thể, xã hội
+ Nhóm tạp chí của các địa phương

+ Nhóm tạp chí về tơn giáo
+ Nhóm tạp chí về văn hóa nghệ thuật
+ Nhóm tạp chí của các ngành (bộ, ngành, viện, trường)
+ Nhóm tạp chí nghiên cứu về nước ngồi
+ Nhóm tạp chí bằng tiếng nước ngồi
Cách phân loại hệ thống tạp chí thành 9 nhóm nhỏ như thế này dễ gây
chồng chéo và khó khăn cho người nghiên cứu khi nhân diện các loại tạp chí.
Bên cạnh 3 cách phân loại trên, hệ thống tạp chí cịn được phân loại căn
cứ theo kỳ hạn phát hành, bao gồm: tạp chí hàng tuần; nguyệt san – các tạp chí
phát hành một số một tháng, quý san – tạp chí phát hành mỗi quý một số, bán niên
san – tạp chí phát hành nửa năm một kỳ, thậm chí có tạp chí mỗi năm chỉ phát
hành một số (theo ).
Qua những cách phân loại trên cho thấy phương pháp luận và tiêu chí
phân loại cịn tồn tại những vấn đề cần thảo luận. Tất nhiên mỗi cách phân loại
đều có ưu nhược điểm nhất định và chỉ mang tính tương đối. Nhưng những tồn tại
trên đang đặt ra vấn đề nghiên cứu cách phân loại các tạp chí sao cho thật khoa
học, chuẩn xác và hợp lý để có thể theo kịp với đà phát triển của hệ thống tạp chí
ở nước ta.

18


×