Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm của khái niệm trong tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.37 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN



V—



TRẤN THỊ BÍCH HUỆ

ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁI NIỆM TRONG T ư DUY

LUẬN VÃN THẠC SỸ TRIÊT HỌC

CHUYÊN NGÀNH

: CNDVBC VÀ CNDVLS

MÃ SỐ

: 5.01.02

Giáo viên hướng dẫn: P G S. B ù i T h an h Q u ấ t

Hà Nội - 2005


MỤC LỤC

A. Phần mở đáu



1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Tinh hình nghiên cứu đề tài

2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

4

4. Phạm vi nghiên cứu của luận vãn

3

5. Cơ sở lý luận và phương phápnghiên cứu

4

6. Đóng góp của luận văn

4

7. Kết cấu của luận văn

4


B. Phần nội dung

5

Chương 1: Tư duy hình thức và tư duy biệnchứng

5

1.1. Bản chất của tư duy

5

1.2. Đặc trưng của tư duy hình thức và tư duy hiện chứng
1.3. Sự khác nhau và mối liên hệ giữa tưduy hìnhthức và tư duy biện

10
18

ùhứng
Chương 2: Sự thống nhất của khái niệmtrongtư duy hình thức và khái 28
liệm trong tư duy biện chứng
2.1. Đặc trưng cơ bản của khái niệm

28

2.2. Khái niệm trong tư duy hình thức

35


2.3. Khái niệm trong tư duy biện chứng

44

2.4. Mối quan hệ giữa khái niệm trong tưduy hìnhthức và khái niệm 5 4
rong tư duy biện chứng
c . Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

67

70


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người và xã hội loài người muốn tồn tại, phát triển thì tất yếu phái
hiểu thế giới xung quanh để tác động vào nó nhằm phục vụ cho mục đích của
mình. Nhận thức của con người về thố giới xung quanh là một q trình biện
chứng, trong đó tư duy đem lại cho

con

người những hiểu biết về bản chất, về

những quy luật vận động của thế giới khách quan. Trong hoại động của tư
duy, khái niệm là một thành phần khơng thể thiếu được. Do đó việc nghiên
cứu khái niệm như một hình thức của tư duy đã được đặt ra từ rất lâu, ngay từ

thời Hy Lạp cổ đại.Vấn đề này còn tiếp tục được đặt ra và giải quyết theo
những cách mới trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Sơ dĩ có tình hình đó là
do: khái niệm và bản chất của nó ln là tiêu điểm của cuộc đấu tranh giữa
các trường phái triết học khác nhau, giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm, giữa phương pháp nhận thức biện chứng và siêu hình. Mặt khác theo
quan điểm duy vật biện chứng, khái niệm vừa là kết quả của sự phản ánh thế
giới bởi con người, vừa là phương tiện để con người nhận thức thế giới. Tuy
nhiên thế giới đó lại khơng phái là bất biến, nó ln ln vận động, biến đổi
và phát triển, vậy làm thế nào để khái niệm có thể tham gia vào quá trinh nhận
thức thế giới?
Để có thể sử dụng các khái niệm trong quá trình nhận thức về thế giới
một cách có hiệu quả, chúng ta cần có nhận thức đúng về chính các khái
niệm, hiểu được vai trò của khái niệm trong tư duy.
Là một hình thức cơ bản của tư duy, nên khái niệm trở thành đối tượng
nghiên cứu của lơgíc học. Việc trả lời câu hỏi trên là một trong các nhiệm vụ
của lơgíc học.
Hiện nay mơn lơgíc học, và chú yếu là lơgíc học hình thức đã được
giảng dạy ở nhiều trường Đại học và Cao đẳng. Điều đó tạo ra khả năng to lớn
cho việc ròn luyện và nâng cao năng lực tư duy lơgíc, tư duy khoa học. Để góp


phán vào việc tìm hiểu bản chất cùa khái niệm nói riêng, cũng như để phục vụ
cơng tác nghiên cứu và học tập mơn lơgíc học nói chung, và nhất là nhằm ròn
luyèn, phát triển năng lực tư duy khoa học của bản thân, phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng đất nước, chúng tôi chọn vấn đề "Đặc điếm của khái niệm
trong tư d u y ” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Khái niệm là một hình thức tư duy, một "đơn vị" cơ bản của tri thức con
nguời, nó đã được nghiên cứu từ rất lâu. Thời kỳ Hylạp cổ đại nhà triết hoc vĩ

đại Arixtot (384 - 322 tr. CN), người được đánh giá là bộ óc bách khoa của
thờ cổ đại, đã nghiên cứu khá chi tiết các hình thức của tư duy, trong đó có
khái niệm. Trong lơgíc học của Arixtot, khái niệm được xem là sự phản ánh
các thuộc tính của các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, song trong
suốc thời kỳ dài người ta đã quan niệm, khái niệm một khi đã định hình thì
khcng biến đổi. Cịn đối với Hêghen (1770-1831), khái niệm biểu hiện dưới
ba hình thức: chung, đặc thù, riêng; chúng nằm irong mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Các khái niệm không bất động mà luôn luôn vận động và phát triển.
Tu' nhiên ơng đã giải thích ban chất khái niệm trên lập trường duy tâm. Mác
và Kngghen đã cải tạo và kế thừa những hạt nhàn hợp lý trong logic học biện
chíng của Hêghen và đã sáng lập nên lơgíc học biện chứng duy vật.
Kế tục cơng việc của Mác và Ảngghen, Lênin đã phát triển lơgíc học
biệi chứng, tiếp tục tìm tịi những hạt nhân hợp lý ẩn dấu trong lớp vỏ duy
tân thần bí của logic học Hêghcn và phát triển chúng trên cơ sở duy vật, điều
nà) được thể hiện rất rõ trong "Bứt ký triết học".
Trong sách "Lơgíc học" của Đ.p. Gorki cũng như trong một số sách
giá) khoa hoặc chuyên khảo khác về lơgic học, các tác giả đã trình bày về

khá niệm và các hình thức lơgíc cơ bán khác của tư duy dưới góc nhìn của
lơgc học hình thức. Các tác giả đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về khái
niện như là một hình thức cơ bán của tư duy (nội dung căn bản của các định
nglĩa về khái niệm là thống nhất). Tuv nhiên họ chưa đi sâu phân tích vị trí,


vai trò của khái niệm trong mối quan hệ với các hình thức tư duy khác như
phán đốn, suy lý hay trong các q trình tư duy nói chung. Trong các sách
của M.M. Rodentan, Ảnđơreép..., khái niệm được trình bày dưới góc độ của
Logic học biện chứng.
Ở Việt Nam trong các sách, các giáo trình "Lơgíc học" của Bùi Thanh
Quất, Nguyễn Đức Dân, Vương Tất Đạt, Nguyễn Thuý Vân và Nguyễn Anh

Tuấn cũng đã trình bày về khái niệm trong Lơgíc học hình thức.
Ngồi ra, những tri thức về khái niệm có thể tìm thấy trong các sách và
bài viết về lơgíc học, chẳng hạn "Lơgíc biện chứng" của Hồng Long, và một
số bài viết của các tác giả: Vũ Văn Viên, Lại Văn Tồn, Tơ Duy Hợp, Lê Hữu
Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hà

V. V ...

Kế thừa các quan điểm của những người đi trước, luận văn của chúng tôi
là sự nghiên cứu và trình bày có hệ thống những vấn đề liên quan đến khái
niệm, nhất là khái niệm trong tư duy hình thức và khái niệm trong tư duy biện
chứng .
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là: phân tích làm rõ bản chất và những đặc điểm
của khái niệm trong tư duy hình thức và trong tư duy biện chứng, mối quan hệ
giữa chúng.
Để đạt dược mục đích đó, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phân tích bản chất của tư duy trong quá trình nhận thức, các bộ phận
cơ bản của tư duy và mối quan hệ giữa chúng.
- Phân tích một số đặc điểm, vai trị của khái niệm trong tư duy hình
thức, tư duy biện chứng .
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Khái niệm được chủ yếu xem xét dưới góc độ triết học nhằm lý giải
chúng trên cơ sư của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong khuôn khổ của luận

3



văn thạc sĩ, tác giả chí tập trung nghiên cứu khái niệm trong tư duy hình thức,
tư duy biện chứng ơ phạm vi đối tượng và phương thức phản ánh của chúng.
5. Cơ sở lý luận VÌ1 phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật hiện chứng và chú
nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là phép biện chứng duy vật với tính cách học
thuyết về nhận thức, về tư duy.
- Luận văn sử dụng có hệ thống và nhất quán các phương pháp nhận
thức biện chứng: phân tích, tổng hợp, SG sánh, trừu tượng hố, khái qt hố,

lơgíc-lịch sử...
6. Đóng góp của luận văn
-

Góp thêm phần nhỏ giải quyết các vấn đề về lý luận nhận thức, về tư

duy, khái niệm và làm rõ đặc điếm của khái niệm trong tư duy hình thức, tư
duy biện chứng.
- Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho mơn lơgíc học, đặc biệt ở những
phần liên quan đến tư duy, khái niệm.
7. Kết câu của luận văn

Ngoài phán mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được kết cấu thành: 2 chương , 7 tiết.

4


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: T ư DUY HÌNH THỨC VÀ T ư DUY BIỆN CHÚNG
1.1. Bản chất của tu duy


Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người khơng thỏa mãn với
những gì có sẩn trong tự nhiên mà luôn luôn tác động vào giới tự nhiên, cải
biến nó, để tạo ra những vật phẩm cần thiết phục vụ cho đời sống của mình.
Chính trong q trình hoạt động vật chất đó mà con người nảy sinh nhu cầu
phải nhận thức cho được thế giới khách quan tồn tại xung quanh mình. Quá
trình nhận thức của con người liên quan tới tư duy và ý thức.
Có người quan niệm rằng: các khái niệm "tư duy", "nhận thức lý tính"
và "ý thức" đồng nhất với nhau, có thể thay thế cho nhau, chúng tơi nghĩ
khơng phải chúng hồn tồn đồng nhất với nhau mà có sự khác biệt.
Ý tlĩức bao gồm các yếu tố như: nhu cầu, xúc cảm, tri thức... trong đó tri
thức đóng vai trị cốt lõi của ý thức. Có thể so sánh một cách hình ảnh rằng tri
thức như “hạt nhân” của ý thức. Tri thức là “kết quả của quá trình nhận thức
của con người về thế giới hiện thực. Làm tái hiện trong tư iưởng những thuộc
tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngơn
ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác”[31, 471]. Như vậy, nhận thức và ý thức
là gần nhau. Kết quả của quá trình nhận thức là ý thức. Theo Lênin ý thức là
“hình ảnh chủ quan của th ế giới khách qitan”[ 13, 138]. Vậy có thể khái quát
theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách
quan trong bộ não người một cách năng động và sáng tạo.
Trong quá trình lao động sinh sống của con người đã diễn ra một quá
trình gồm hai chiều liên quan mật thiết với nhau: Chiều thứ nhất: hoạt động
được vật hóa vào trong sán phẩm, tức lao động được chuyển từ hình thái
“động” sang “tĩnh”[16, 271]. Chiểu th ứ hai: “Di chuyên” các khách thể vào
bộ não người, cái biến đi và tạo ra trong đó những hình ảnh chủ quan hay ý
thức. Đó chính là hoạt động phan ánh của con người, sản sinh ra ý thức.


Có thê chia hoạt độniỊ phàn ánli của con người một cách tương đối
thành hai mặt: mặt xúc cám và mặt nhận thức gắn bó mật thiết với nhau. Xúc

cảm tạo ra những tình cảm nói lên mục đích và điều khiển các hành động của
con người với đối tượng bằng cách gán giá trị cho các mục tiêu của chúng.
Nhận thức thể hiện sự phản ánh hướng đến nắm bắt khách thể bằng các
phương tiện, phương pháp hoạt động và sán sinh ra những tri thức cung cấp
“cái kỹ thuật” cho con người trong các hành động của họ. Xúc cảm và nhận
thức trong hoạt động phản ánh của con người gắn bó mật thiết với nhau. Sự
gắn bó hữu cơ giữa xúc cảm và nhận thức làm cho có thể coi hoạt động phản
ánh của con người như là nhận thức và do đó khơng có nhận thức thì nói
chung cũng khơng có ý thức.
Thoạt đầu ý thức thường chỉ là những hình ảnh giúp cho con người nhìn
thấy thế giới sự vật, hiện tượng bên ngồi. Sự phát triển xã hội ngày càng làm
cho lao động trở thành phương thức sinh sống duy nhất của tồn tại người và do
đó, cũng làm cho ý thức trở thành hình thức phản ánh phổ biến mang đặc
trưng người. Khi đó ý thức được mở rộng ra bao qt tồn bộ đời sống con
người, gồm thế giới sự vật bên ngoài và cả hoạt động của họ. Thế là bản thân
hoạt động với đối tượng cũng được con người ý thức, tức con người ý thức về
các hành động của mình, v ề điều này Mác đã nhận xét rằng, con vật khơng tự
phân biệt nó với hoạt động sinh sống của nó, cịn con người thì biến bản thân
hoạt động sinh sống của mình thành đối tượng của ý thức.
Khi con người ý thức được hoạt động của mình thì các hành động được
di chuvển vào trong đầu óc người và mang ý nghĩa, đồng thời được bộ óc ghi
lại, cải biến lại thành những hành động và thao tác trí óc, làm cho “ý thức hình ảnh” trở thành “ý thức - hoạt động”. Với tư cách là hoạt động, ý thức có
tính độc lập tương đối với thế giới đối tượng và ở chừng mực nhất định đã
được giải thoát khỏi sự chi phối trực tiếp của thực tiẽn cam tính của con người.
Ý thức-hoạt động, về đại thể cũng có mặt xúc cám và mặt nhận thức.

6


Mặt xúc cảm vãn tạo ra nhũng tình cảm xác định mục đích và gán giá trị

cho các mục tiêu hành động của con người. Nhưng lúc này xúc cảm có trình
độ cao hơn, nó trớ thành một hoạt động bcn trong ý thức, những đánh giá của
nỏ được nâng lên dưới sự chỉ dần của tri thức làm cho các tình cảm hàm chứa
nhiều yếu tố trí tuệ hơn. Mặt nhận thức vẫn là hoạt động nắm hiểu khách thể
cùng với các phương thức và phương tiện hoạt động, sản sinh ra những tri thức
cung cấp kỹ thuật cho các hành động của con người. Song lúc này nhận thức
được nâng lên trình độ cao hơn, trở thành hoạt động trí óc diễn ra ngay bên
trong các hiện tưựng ý thức. Nhận thức trỏ' thành hoạt động của tri thức sản
sinh ra tri thức. Ớ bình diện ý thức-hoạt động, nhận thức con người phản ánh
đưực cả bản thân hoạt động của họ. Khi hoạt động được nhận thức thì các tri
thức sản sinh ra trở nên có nội dung hoạt động. Mỗi tri thức có nội dung hoạt
động bao giờ cũng là một “hình ảnh tổng thể” về đối tượng, về phương tiện và
phương pháp hoạt động. Vậy tri thức có nội dung hoạt động thực sự là một hệ
thống. Nội dung hoạt động của tri thức là thực tiễn của con người đã được
phản ánh trong nhận thức của họ.
Với những tri thức có nội dung hoạt động thì xuất hiện một dạng nhận
thức cao hơn của con người - đó là tư duy. Nếu nhận thức nói chung được hiểu
là sự phản ánh có cải biến thế giới khách quan trong đầu óc con người và sản
sinh ra ở trong đó những tri thức, thì tư duy là hệ tri thức hoạt động sản sinh tri
thức. Tư duy là mặt nhận thức của V thức - hoạt động, cho nên nếu khơng có
nhận thức, khơng có ý thức thi con người cũng khơng có tư duy. Dĩ nhiên
cũng khơng phải cứ có nhận thức và ý thức là con người đã có ngay tư duy.
Con người có tư duy khi nhận thức của họ phan ánh dược hoạt động của mình
vào trong ý thức. Điều đó cho thấy tư duy khơng hồn tồn đồng nhất với ý
thức, nó là mặt nhận thức của ý thức - hoạt động, tư duy cũng không đồng
nhất với nhận thức nói chung mà là nhận thức ở trình độ cao, trình độ con
người phản ánh được hoạt động của họ vào trong ý thức. Cùng với tư duy của

7



mình, con người chính thức trở thành chủ thể của các quá trình cải tạo tự nhicn
và xã hội của họ. Đicu đó làm nên những dặc tniị cơ bán của tư duy như sau:
1. Tư duy là dạng hoạt động tri thức diễn ra bcn trong ý thức của con
người, có nguồn gốc thực tiễn. Dạng hoạt động này có cơ cấu gồm các hành
đơng và thao tác trí óc. Những hành độnu và thao tác trí óc có nsuồn sốc từ
những hành động và thao tác thực tiễn irong lao động của con người (lao động
xét như là phương thức tồn tại phổ biến của cộng đồng người). Chính là nhận
thức đã phản ánh lao động vào trong bộ não người, lao động được cải biến đi ở
trong đó thành các hành động và thao tác trí óc. Sự phát triển của lao động
quyết định sự xuất hiện và hồn thiện các hành động, các thao tác trí óc trong
tư duy của con người, ngược lại sự phát triển tư duy con người cũng có tác
dụng hồn thiện các hành động và thao tác thực tiễn trong lao động của họ.
2. Tư duy là một dạng nhận thức gián tiếp chỉ náy sinh khi có những hệ
thống tri thức làm tiền đề. Các tri thức tiền đề đều được đem lại bởi nhận thức,
nhưng đê’ được đưa vào q trình tư duy nào đó chúng phải có nội dung hoạt
động và phù hợp với logic vận động của lao động, tức là phù hợp với những
hành động và thao tác thực tiễn của lao động. Khơng có hệ tri thức làm tiền
đề, thì chỉ có thể có nhận thức cảm tính mà chưa có tư duy. Tư duy cũng là sự
vận động của các hệ thống tri thức. Nếu chỉ dựa trên một số hữu hạn những tri
thức làm tiền đề thì q trình tư duy sẽ có lúc phải dừng lại. Cho nên để tư duy
liên tục diễn ra phải thường xuyên bổ sung them những tri thức mới, những tài
liệu mới được đem lại bởi nhận thức trên cơ sở sự vận động của hiện thực và
sự phát triển của lao động.
3. Tư duy là hệ tri thức hoạt động sán sinh tri thức nên nó địi hỏi một
bộ máy cơng cụ và phương tiện. Khơng có bộ máy này hệ tri thức khổng thể
đi vào hoạt động và vì thế cũng khơng có tư duy. Các cơng cụ tư duy như khái
niệm, phán đốn, suy lý..., là những hình thức trong đó tri thức được tập
trung, tổ chức lại và đi vào hoạt động. Tư duy còn đòi hỏi các phương tiện để
cố định lại (nói một cách tương đối), khách quan hố và truyền bá tri thức.


X


Chính các tín hiệu, dấu hiệu và ngơn ngữ là phương tiện như vậy của tư duy
con người, trong đó ngôn ngữ là phưưng tiện hữu hiệu và phổ biến nhất. Ngơn
ngữ tham gia vào các q trình tư duy với tính cách là cái chứa đựng các nghĩa
biêu đạt cho sự vật, lúc đầu có hình thái vật chất bcn ngồi với chức năng phát
âm thơng báo, về sau chức năng này giám dần chuyển thành lời nói bên trong
có chức năng chuyên chở các ý nghĩ. Dù vậy sự phát triển của tư duy cũng
không làm cho các hình thức vật chất bên ngồi của ngón ngữ mất đi, ngược
lại nó ln được duy trì và phát triển. Nhờ bộ máy cơng cụ và phương tiện đó
mà các q trình tư duy khơng bị hỗn loạn, trở nên xác định và được duy trì.
4.

Tư duy ln có đối tượng nhất định. Tư duy xuất hiện khi trong cuộc

sống con người vấp phải những vấn đề và do đó nó ln có đối tượng nhất
định. Tư duy khơng xảy ra nếu con người không vấp phải những vấn đề trong
cuộc sống của họ và với tính cách là hoạt động, tư duy khơng thể khơng có đối
tượng. Khi có một vấn đề thực tiễn hay nhận thức mà với những tri thức cũ
hay cách làm cũ con người không giải quyết được hoặc giải quyết khơng có
hiệu quả thì quá trình tư duy diễn ra nhằm huy động khối tri thức mà họ lĩnh
hội được để tìm ra các giải pháp mới. Vì đó là các giải pháp cho hoạt động,
cho nên tư duy chỉ tìm ra chúng trên những đối tượng nhất định. Cùng với việc
tìm ra các giải pháp cho hoạt động của con người, tư duy sản sinh ra những tri
thức mới.
5.

Tư duy là một chức năng của bộ não người có tính lịch sử - xã hội và


là sán phẩm của lịch sử xã hội.
Tư duy với tư cách là một chức năng của não người là một quá trình tự
nhiên, mặt khác tư duy cũng khơng tồn tại bên ngồi xã hội, bên ngồi khối
kiên thức cùng các phương thức hoạt động mà loài người đã sáng tạo ra và tích
luỹ dược. Mỗi con người cụ thể trớ thành chủ thể tư duy không chỉ vì họ có bộ
não mà quan trọng hơn, vì trong quan hệ - giao tiếp xã hội họ nắm được ngôn
ngữ và thông qua ngôn ngữ họ lĩnh hội được các tri thức, các công cụ, các

9


thao tác logic do loài người sáng tạo ra. Vậy tư duy là một chức năng của bộ
não người có tính xã hội - lịch sử và là sán pliám của lịch sử xã hội.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư duy là chức năng
của một cơ quan vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người. Nhận thức
của con người nói chung, tir duy của con người nói riêng hình thành trong quá
trình hoạt động thực tiễn.
Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh gián tiếp,
tích cực và sáng tạo về thế giới. Ở giai đoạn nhận thức bằng tư duy, sự vật
được phán ánh một cách gián liếp và khái quát trong các khái niệm, phán đoán
và suy lý. Tư duy là sự phản ánh một cách gián tiếp và khái quát hiện thực
khách quan vào đầu óc con người, được thực hiện bởi con người xã hội trong
quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới xung quanh.
Những đặc trưng trên đày cho phép chúng ta hình dung mỗi quá trình tư
duy với hai chiều. Chiều thứ nhất - chiều phản ánh: thể hiện tư duy là quá
trình gồm các hành động và thao tác trí óc thâm nhập vào thế giới đối tượng
bằng cách sử dụng các công cụ, các phương tiện nhận thức để sản sinh ra
những tri thức mới, đáp ứng yêu cầu giúi quyết các vấn đề thực tiễn và nhận
thức mà con người đang đặt ra. Chiều thứ hai thể hiện tư duy là q trình cũng

thơng qua việc sử dụng các công cụ, các phương tiện nhận thức nhưng để củng
cố, hệ thống hoá và duy trì khối tri thức mà con người đã có. Đây là hai chiều
đồng thời vừa thống nhất với nhau trong inỗi q trình tư duy nhất định, vừa có
tác dụng khác nhau: chiều thứ nhất đảm bảo cho tư duy một sự phát triển và biến
hoá, chiều thứ hai lại đảm bảo cho các q trình tư duy có tính xác định, cho
phcp nó tạm thời chấm dứt để được khách quan hoá và hiện thực hoá.
1.2.

Đặc trưng của tu duy hình thức và tư duy biện chứng

Trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan, để phản ánh được các
quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, ur duy không thể không
phán ánh trạng thái xác định, ổn định của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, để hiếu

10


dược bản chất của tư duy (với tư cách là một chỉnh thể thống nhất) và đặc biệt
là để vận dụng các công cụ của tư duy một cách hiệu q, chúng ta khơng thê’
khơng phân tích các hộ phận cư bán của tư duy .
Nhưng từ nhiều góc độ nghiên cứu người ta có thể phân tích tư duy
thành nhiều loại khác nhau, xem tư duy từ nhiều lát cắt khác nhau. Chẳng hạn
có thể phân thành: tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng - theo trình độ, hoặc
thành: tư duy kinh tế, tư duy chính trị và tư duy văn hoá xã hội - theo lĩnh vực
xã hội được phản ánh, hoặc thành: tư duy triết học, tư duy khoa học và tư duy
nghệ thuật - theo các hình thức ý thức xã hội... Ớ đây chúng tôi chỉ quan tâm
đến cách phân loại thành tư duy hình thức và tư duy biện chứng.
7.2.7. Những đặc trưng của tư duy hình thức
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mọi sự vật, hiện
tượng trong quá trình tồn tại và phát triển của minh đều nằm trong trạng thái

vận động, biến đổi không ngừng, nhưng khơng loại trừ trạng thái đứng im
tương đối.
Từ đó có thể nói rằng sự vật, hiện tượng nằm trong sự thống nhất của
hai trạng thái: trạng thái tĩnh và trạng thái động. Trạng thái tĩnh của sự vật
chính là sự đứng im tương đối, là trạng thái của sự vật, hiện tượng thể hiện tự
nó ở phẩm chất xác định trong một thời điểm xác định, một không gian xác
định. Trạng thái động là tuyệt đối, là trạng thái của sự vật, hiện tượng thể hiện
trong mối quan hệ phụ thuộc, chuyển hoá lẫn nhau với các sự vật, hiện tượng
khác, trong sự vận động và phát triển của sự vạt.
Trạng thái tĩnh, xác định của sự vậl được xem xét bởi tư duy hình thức.
Trạng thái động của sự vật được phản ánh bởi tư duy biện chứng. Như vậy nếu
logic biện chứng là khoa học về tư duy biện chứng - tư duy phản ánh trạng
thái dộng của sự vật, hiện tượng thì logic học hình thức là khoa học về tư duy
hình thức - tư duy phản ánh trạng thái tĩnh của sự vật. Quan niệm như vậy
hoàn toàn phù hợp với bản chất của logic học hình thức, là mơn khoa học lấy
sự “đồng nhất trừu tượng” làm cơ sở cho quá trình nhận thức sự vật, hiện

11


tượng. Chính vì vậy trong tư duy khoa học cần thiết phải có tư duy hình thức
cũng như phải có tư duy biện chứng.
Tư duy hình thức phản ánh sự vật trong trạng thái tĩnh ổn định. Nhưng
mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan luôn nằm trong quá trình vận
động, biến đổi và phát triển cho nên khơng thể có “đồng nhất” tuyệt đối. Tư
duy hình thức phản ánh sự vật trong tính “đồng nhất trừu tượng”. Tính “đồng
nhất trừu tượng” được áp dụng trong một phạm vi nhất định và trong một thời
gian ngắn, nhưng lại là cần thiết để có thể hiểu được sự vật trong q trình vận
động, phát triển của nó. Ngồi phạm vi xác định “tính đồng nhất trừu tượng”
sẽ khơng đáp ứng được nhu cầu nhận thức của con người. “Tính đồng nhất

trừu tượng (a=a; và cả dưới hình thức phủ định, a không thể đồng thời vừa là a
vừa không phải là a) cũng không thể dùng được trong giới hữu cơ. Cái cây,
con vật, mỗi tế bào, trong mỗi lúc của đời nó là đồng nhất với nó nhưng lại
khác biệt với bán thân nó, do sự đồng hố và bài tiết các chất, do sự hô hấp, sự
tạo thành và sự huỷ diệt các tế bào, do qúa trình diễn biến cuả sự tuần
hồn”[ 15, 698]. Sự đồng nhất thực sự ngay cả trong giới vô cơ cũng khơng thể
có được. Mỗi sự vật, hiện tượng là một cái riêng, thể hiện sự phong phú, đa
dạng của giới tự nhiên. Tính “đồng nhất trừu tượng” và sự đối lập của nó với
cái khác biệt chỉ cịn có ở trong tốn h ọ c - một khoa học có đối tượng nghiên
cứu là các chính thể trừu tượng.
Xét trên bình diện nhận Ihức luận thì việc quan niệm như trên cũng
hoàn toàn phù hợp với thực chất biện chứng c ủ a quá trình nhận thức. Nhận
thức con người đi từ hiện tượng đến hán chất, từ bản chất cấp 1 đến bản chất
cup 2... đến vô hạn. Sự vận động của nhận thức bao giờ cũng hướng từ hiện
tượng đến ban chất. Nhân gặp tư tưởng Hêghen về việc, “bản tính của nội
dung đang vận động trong nhận thức khoa học” là phương pháp của triết học,
Lênin ghi lại: “Sự vận độnq của nhận thức khoa học - đó là thực chất”[14, 96].
Tiếp theo Lênin nhấn mạnh tư tưởng: nghiên cứu sự vận động của nhận thức
phai là cơ sở của phép biện chứng: “con đường tự cấu thành bán thân”, và đặt

12


dấu bằng “= con đường (...), của quá trình nhận thức, của sự vận động từ
không biết đến biết”[ 14, 96]. Từ đó suy ra đối tượng của lơgíc học chính là
““sự phát triển” của tư duy trong tính tất yếu của nó” [ 14, 103],
Lênin cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng, sự phát triển của nhận thức “phải
được quy định bởi bản tính của sự vật và của chính nội dung”[ 14, 111 ]. Cụ
thể, vận động riêng của nhận thức là “ 11) q trình vơ hạn của sự đi sâu của
nhân thức của con người về các sư vật, hiện tương, quá trình


V.

V...... đi từ hiện

tượng đến bản chất, từ ban chất ít sâu đến hán chất sâu sắc hơn”[14, 240]. Khi
nghiên cứu “Những bài giảng về lịch sử triết học” của Hêghen Lênin đã phát
triển thêm luận điểm đó: “Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ
hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản
chất cấp hai V. V., c ứ n h ư t h ế m ã r [ 14, 2 6 8 ].

Trong hiện thực bản chất và hiện tượng không thể tách rời nhau. Lênin
viết: “chúng ta thấy sự chuyển hoá, sự tràn cái nọ sang cái kia: bản chất hiện
ra. Hiện tượng là có tính bản chất”. Vì thế “khơng phải chỉ riêng hiện tượng là
có tính tạm thời, chuyển động, lưu động, bị tách rời bởi những giới hạn..., mà
bản chất của sự vật cũng như thể”[ 14, 268].
Nhưng nếu về mặt khách quan bản chất và hiện tượng thống nhất và hoà
làm một trong một chỉnh thể, thì về mặt chủ quan, trong tiến trình nhận thức,
chúng được vạch ra không phải đồng thời trong sự thống nhất, mà như những
nấc thang lần lượt kế tiếp nhau: đầu tiên là hiện tượng, sau đó là bản chất cấp
một... Cũng chính xác như vậy, lúc đầu mặt ngồi của đối tượng, sau đó mới
là mặt bcn trong... cho đến tận những mặt ngày càng sâu sắc hơn lần lượt
được nghiên cứu. Cơ sở của sự vận động đó của nhận thức vào chiều sâu của
sự vật là bán tính khách quan (cấu trúc) của các sự vật vốn bị phân ra làm hai
mặt đối lập - bán chất và hiện tượng, ơ đây chúng ta có thể quan niệm các
cấp độ ban chất khác nhau về sự vật và hiện tượng mà nhận thức của chúng ta
đạt được là những trạng thái tĩnh về sự phát triển của nhận thức. Logic học

13



hình thức có nhiệm vụ nghiên cứu nắm bắt được những dấu hiệu, thuộc tính
bán chất của mỗi cấp độ ấy trong sự “dồng nhất trừu tượng” của chúng, còn
logic học biện chứng phái nghiên cứu q trình chuyển hố của các dấu hiệu,
thuộc tính ấy, q trinh chuyển hố từ cấp độ thấp đến cấp độ cao hơn. Xét
dưới góc độ tự ý thức về tư duy, thì tư duy với tư cách là một hiện tượng đặc
thù cũng có q trình vận động phát triển của mình. Trong quá trình ấy bản
thân tư duy cũng là sự thống nhất của hai trạng thái động và tĩnh. Vì vậy việc
nghiên cứu tư duy cũng phải được xem xét từ cả hai trạng thái đó.
Tư duy phán ánh các sự vật, hiện tượng ở phẩm chất xác định và được
định hình dưới dạng các hình thức của tư duy như khái niệm, phán đốn và
suy lý - đó là tư duy hình thức. Trạng thái tĩnh của tư duy chỉ là tạm thời tương
đối. Nó nằm trong quá trinh vận động, phát triển của tư duy. Do đó có thể khái
qt một sơ'đặc trưng cơ bản của tư duy hình thức như sau:
l.Tư duy hình thức xem xét sự vật, hiện tượng “trong tính đồng nhất
trừu tượng” khơng thấy sự liên hệ, tác động của sự vật với những sự vật, hiện
tượng khác. Nó phản ánh các sự vật, hiện tượng trong trạng thái tĩnh, xác định,
trong trạng thái đứng im tương đối, trong sự tồn tại hiện có của nó mà chưa
thấy q trình phát sinh, phát triển và tiêu vong của nó, gạt bỏ một cách trừu
tượng khỏi q trình vận động, phát triển của sự vật đó. Việc tư duy hình thức
phản ánh sự vật trong trạng thái xác định, trong sự tồn tại hiện có của nó
khơng thể khơng phiến diện, khơng thể khơng làm “chết cứng” sự vật, tách rời
sự vật ra khỏi qúa trình vận động của nó. Nhưng sự phản ánh đó là rất cần
thiết cho nhận thức của chúng ta về thế giới khách quan.
2.Về thực chất, quá trình nhận thức diễn ra một cách mâu thuẫn bằng con
đường phân chia mâu thuẫn ban đầu thành các mặt đối lập để rồi sau đó lại tái
thống nhất vào chính thể lúc đầu. Ở đây có sự tác động của mâu thuẫn giữa
phân tích vốn chia nhỏ đối tượng nghiên cứu và tổng hợp lại tái lập đối tượng
đó về chính thể cụ thể ban đầu: “7) phân tích và tổng hợp, - phân tích những
bộ phận riêng biệt và..., tổng của những bộ phận ấy”[ 14, 239].


14


Mọi mâu thuẫn đều phái được nhận thức theo cách đó: “Sự phân đơi cái
thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó... đó là thực chất
(...) của phép biện chứng”[ 14, 378). Nói khác, để nhận thức mâu thuần thực,
sống động, thì lúc đầu cán phải chia cát nó ra thành các bộ phận riêng hiệt và
trình bày từng bộ phận đó dưới dạng trừu tượng như là mặt này cô lập với mặt
khác, đối lập với nó của cùng một mâu thuẫn đó. Sau đó tư tưởng bắt đầu vận
động ngược lại: từ nhận thức đối tượne với các mặt được tách ra trừu tượng và
được nghiên cứu riêng rẽ quy về mối liên hệ lẫn nhau, về sự thống nhất khởi
đâu của chúng nhờ tổng hợp và đến đây thay vì tiếp cận trừu tượng là xem xét
cụ thể mâu thuẫn thực sống động như nó vốn có trong chính thực tại. Tại đây
diễn ra điều mà ở trường hợp chung Lênin đã ghi nhận khi nói về tính mâu
thuẫn của q trình nhận thức nói chung: “Sự vận động của nhận thức hướng
đến khách thể bao giờ cũng chí có thể thực hiện một cách biện chứng: lùi để
đạt tới chính xác hơn, (lùi lại để nhảy...) mạnh hơn”[14, 298],
Từ giác độ này nhận thức như sự phân chia đối tượng trong tư tưởng là
sự lùi xa khỏi nó về mặt chỉnh thể và cụ thể, nhưng lại là sự thụt lùi cho phép
nhảy chính xác hơn vào mục tiêu. Lênin cho luận điểm: “Cái... gây khó khăn,
đó là tư duy, bởi vì nó xét những vịng khâu của một đối tượng trong sự tách
rời nhau, mà trong hiện thực, chúng là gắn liền với nhau” của Hêghen là chính
xác. Kiến giải lại luận điểm đó một cách duy vật, Lênin viết: “Chúng ta khơng
thể biểu hiện, thể hiện đo lường, hình dung sự vận động mà khơng cắt đứt tính
liên tục của nó, khơng dơn giản hóa, khơng làm thơ lỗ, khơng tách rời, khơng
giết chết cái gì đang sống. Việc tư duy (khơng những tư duy mà cả cảm giác)
hình dung sự vận động (không những sự vận động mà tất cả các khái niệm)
bao giờ cũng làm thô lỗ, làm chết cứng”[ 14, 275].
1.2.2. Những đặc trưng của tư duy biện chứng

Tư duy biện chứng phản ánh sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ
biến, đa dạng với các sự vật hiện tượng khác. Thuộc tính, đặc tính của sự vật là
sự thể hiện của sự vật đổ trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.

15


Phép biện chứng duy vật khẳng định mọi sự vật, hiện tượng nằm trong q
trình vận động, biến đổi khơng ngừng. Trạng thái động là tuyệt đối, là vĩnh
viễn. Nhưng để có thê hiểu được hay nói cách khác để có thể nhận thức được
sự vật đó khơng có cách nào khác là trước hết phải tách một cách trừu tượng
sự vật đó ra khỏi những mối liên hệ phức tạp. mn hình, mn vẻ với các sự
vật, hiện tượng khác đế nhận thức.
Tư duy biện chứng phản ánh mọi sự vật, hiện tượng là những biểu hiện
cụ thể của thế giới vật chất. Giữa chúng ln ln có những mối liên hệ chằng
chịt với nhau. Khái niệm “liên hệ” phản ánh sự phụ thuộc, ràng buộc, quy
định lẫn nhau, làm điều kiện, tiền đề tồn tại cho nhau của mọi sự vật, hiện
tượng. Khái niệm “liên hệ” còn phản ánh sự tác động qua lại của chúng. Đó là
kiểu liên hệ đặc biệt mà trong đó các sự vật, hiện tượng là đối tượng biến đổi
của nhau một cách trực tiếp hay gián liếp, nhờ đó sự vận động, biến hoá của
thế giới được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Tư duy biện chứng phản ánh các sự vật, hiện tượng, các yếu tố, các bộ
phạn cấu thành của các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ hữu cơ với nhau.
Các giai đoạn trong một quá trình và cá các quá trình trước, quá trình sau của
sự vận động, phát triển của thế giới nói chung và của từng sự vật, hiện tượng
nói riêng cũng ln ln liên hệ với nhau. Chúng ta khơng thể tìm thấy bất cứ
ở đâu, ở bất cứ thời gian nào, bất cứ lĩnh vực nào có những sự vật, hiện tượng
tồn tại một cách hồn tồn cơ lập. Sự liên hệ đó mang tính khách quan và tính
phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Ngày nay, dưới
ánh sáng của khoa học hiện đại, chúng ta càng thấy rõ hơn yếu tố quyết định

hình thức tồn tụi của sự vật, hiện tượng ớ một dạng cụ thể nào đó là ở cách
thức liên hệ với nhau của các yếu tố, các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng
đó. Cịn yếu tố quyết định sự biến đổi của các sự vật, hiện tượng là sự tác động
qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành của nó, mà chủ yếu là sự liên
hộ, tác động qua lại giữa các mặt đối lập. Mặt khác, bản thân sự tồn tại của
các sự vật, hiện tượng cùng với sự liên hộ, tác dộng qua lại giữa chúng là cơ sở

1 6


hiện thực đê các sự vật, hiện tưựng quy định lẫn nhau, phân biệt với nhau. H ơn
nữa, những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chí được bộc lộ ra khi các
sự vật, hiện tượng liên hệ tác động qua lại với nhau. Tuỳ theo diện (rộng hay
hẹp) và mức độ (nông hay sâu) của sự liên hệ, tác động mà bản chất của sự
vật, hiện tượng được bộc lộ ra như thế nào. Chỉ có trên cơ sở như vậy tư duy
của chúng ta mới có thể ngày càng nắm bắt được bán chất sâu sắc của sự vật,
hiện lượng cùng với tính đa dạng, mn hình mn vẻ, sinh động và vơ tận
của thế giới hiện thực. Tư duy biện chứng phản ánh sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan, trong các mối liên hệ phong phú và đa dạng. Mỗi mối
liên hệ đóng vai trị, vị trí khác nhau trong sự tồn tại, vận động và phát triển
của chúng. Có những mối liên hệ bên trong, có mối liên hệ bên ngồi, có mối
liơn hệ chung, có mối liên hệ riêng, có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ
gián tiếp... Sự liên hệ, tác động qua lại của các sự vật, hiện tượng chẳng
những là vô cùng phong phú, đa dạng, mà còn rất phức tạp. Đặc biệt trong lĩnh
vực xã hội, tính chất phức tạp của sự liên hệ, tác động qua lại tăng lên do sự
đan xen, chồng chéo lẫn nhau của vơ vàn những hoạt động có mục đích, có ý
thức của con người. Chính vì vậy mà việc nhận thức bán chất của các hiện
tượng xã hội là rất khó khăn. Tuỳ theo tính chất và vai trị của từng mối liên hệ
mà có thể khái qt bằng những khái niệm khác nhau. Sự khái quát này chỉ có
ý nghĩa tương đối vì tính chất đa dạng và phức tạp của các mối liên hệ. Do đó

khơng thể xem mối liên hệ tách rời khỏi hệ thống của nó hoặc là khơng thể
tuyệt đối hố bất kỳ mối liên hộ nào.
Như vậy, có thể nói tư duy biện chứng phản ánh các sự vật, hiện tượng
trong sự vận động, phát triển khơng ngừng; nó xem xét một cách toàn diện,
bao quát sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, tìm ra bản chất và
những quy luật phổ biến của quá trình vận động, phát triển của các sự vật,
hiện tượng, phán ánh sự vật hiện tượng trong quá trình lịch sử, từ sự ra đời,
phát triển đến tiêu vong của nó. Chính su' mất đi của các sự vật hiện tượng này
sẽ là điều kiện cho sự ra đời của các sự vật, hiện tượng khác. Bới vì sự ra đời


{j■
»

rr>;jNC-

17

:.'C o u õ c

G m

HA N

THÕNG TIN TH*

V

■-


EN



!


của các sự vật, hiện tượng không phái từ hư vô mà từ các sự vật, hiện tượng cũ,
được chuẩn bị từ hcn trong các sự vật, hiện tượng cũ. Tư duy biện chứng xem
xét sự phát triển đối lập với tư duy siêu hình, cứng nhác. Tư duy siêu hình xem
xết các sự vật, hiện tượng như những cái được sinh ra một lần là mãi mãi như
thế. không có sự thay đổi từ sự vật này sang sự vật khác. Tuy nhiên cũng có
những nhà tư duy siêu hình thừa nhận có sự phát triển, nhưng sự phát triển đối
voi họ chỉ là sự tăng lên về mặt số lượng, từ ít đến nhiều hoặc là sự biến đổi
tuần hồn lặp lại theo vịng trịn khép kín chứ khơng phái là sự chuyển hố từ
sụr vật này sang sự vật khác, khơng có sự xuất hiện cái mới.
Tư duy biện chứng xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái ln ln
biến đổi, chun hóa từ sự vật này, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng
khác. Cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn trước làm tiền đề, điều kiện cho giai
đoạn sau, tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi. Nguyên nhân của sự phát
triiển là ở sự tác động, liên hệ qua lại của các mặt đối lập vốn có ở trong bản
th ân sự vật, hiện tượng đó. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cơng
thức: Tích luỹ về lượng để đến một thời điểm có nhảy vọt về chất. Con đường,
XUI hướng của sự phát triển không phải theo đường thẳng tắp cũng khơng theo
đường trịn khép kín mà được diễn tả như đường “ xoáy ốc” tạo thành xu
hướng phát triển tiến lên từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
1.3.

Sự khác nhau và môi liên hệ giữa tư duy hình thức và tư duy


bi ện chứng

Theo quan điểm duy vật biện chứng, cả tư duy hình thức và tư duy biện
chứng đều là hoạt động nhận thức của con người phản ánh thế giới khách quan
trên cơ sở thực tiễn lịch sử xã hội của họ. Nhưng đó là tư duy ở hai hình thức
khác nhau về đối tượng phán ánh, phương thức tiếp cận khách thể, nội dung và
tính chất của tri thức do chúng sán sinh ra.

18


- Vê dối tượniị plián ánli:

Tư duy hình thức có đối tượng là những gì được cảm nhận giác quan,
tức những gì thuộc về khách thể được mách bảo trực tiếp bởi giác quan của
con người. Những đối tượng như thê xuất hiện trước tư duy dưới hình thức cái
hiện có trực tiếp, nhận biết được hàng các quan sát, thực nghiệm. Các “hình”
trong hình học là những trừu tượng vé các quan hệ và thuộc tính khơng gian
cho nên chúng khơng có sự tồn tại hiện có trực tiếp, nhưng trong tư duy hình
thức chúng xuất hiện dưới dạng cảm tính (hình vẽ); tức là tư duy hình thức gán
cho những “hình” đó một sự tồn tại hiện có trực tiếp và nghiên cứu chúng trên
bình diện ấy. Tư duy hình thức là hoạt dộng nhận thức với những đối tượng
tồn tại hữu hình trong khơng gian và thời gian cụ thể, trong thực tiễn cảm tính
của chủ thể với khách thể. Đó là những đối tượng có khn hình tồn tại trong
tính cá thể đơn nhất, thơng qua các cảm giác, tri giác và biểu tượng .
Tư duy biện chứng có đối tượng là những gì vượt hết thảy mọi cảm
nhận giác quan, không tồn tại dưới dạng cái hiện có trực tiếp. Xuất phát từ các
cảm nhận giác quan nhưng vượt bỏ những gì có tính hữu hình, đơn nhất cá thể,
bằng trừu tượng hố và khái quát hoá, tư duy này tiến đến chỗ tự tạo dựng nên

đối tượng cho mình. Những đối tượng này khơng có sẵn, mà do tư duy xây
dựng nên và chỉ tồn tại với tính cách là cái đã được ý tưởng hố. Những đối
tượng đó là hình thức khái qt hố các đối lượng của tư duy hình thức trong
cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Như vậy tư duy biện chứng khắc phục tính
hữu hình, cá thể, đơn nhất của các đối tượng của tư duy hình thức, tạo ra đối
tượng cho mình là lĩnh vực của những trừu tượng phổ quát, thuần khiết và hoạt
động trong lĩnh vực ấy nhằm vạch ra quy luật này hay quy luật khác của
chúng. Đối tượng của tư duy biện chứng dường như là cái vô hạn, vươn vượt
khỏi không gian và thời gian cụ thể và là cái phổ biến siêu cảm tính. Khơng
một đối tượng nào của tư duy hình thức có thể chứa hết đối tượng của tư duy
biện chứng, nhưng đối tượng của tư duv biện chứng lại có trong mọi đối tượng
của tư duy hình thức.

19


- v ề phương thức tiếp cận khách thề:
Tư duy hình thức tiếp cận khách thể như 1Ì1 lĩnh vực mà đối tượng của nó
đã có một cách trực tiếp. Nó xét khách thể trong giới hạn thực tiễn kinh
nghiệm, cảm tính của từng chủ thể nhận thức riêng biệt, tức là nó xét khách
thể của thực tiễn trực tiếp. Đicu đó dẫn đến các hệ quả: tư duy hình thức lấy
làm đối tượng những gì hiện ra ở bề mặt khách thể có sự tồn tại cảm tính, xem
như đối tượng đã thể hiện đầy đu trong những cảm nhận giác quan, coi như
cảm nhận giác quan đã có đủ tính xác thực và ln bám chặt vào chúng để lấy
làm căn cứ cho những tri thức của nó. Các cảm nhận giác quan như chúng tồn
tại luôn là những hình thức phán ánh của cái bề ngồi, đơn nhất và tạm thời.
Do đó tư duy hình thức là sự tiếp cận khách thể trong tính phân hóa, ehú trọng
tính tách biệt và cơ lập, tính cá thể và đơn nhất, tính đứt đoạn và ổn định. Cịn
nếu tìm được ở khách thể những liên hệ và ràng buộc, tính phổ biến, tính liên
tục và biến hóa thì cũng khơng thể giải thích chúng từ bề sâu bản chất. Tư duy

hình thức quẩn quanh trong cái nhìn phân hố về khách thể cho nên đó là sự
nhận thức phiến diện và khi bị đẩy cao lên một cách cực đoan thì thường rơi
vào siêu hình. Tư duy hình thức thường xét khíìch thể trong phạm vi hoạt động
thực tiễn cảm tính của mỗi người nhận thức, ncn đó cũng là cái nhìn đơn nhất,
tĩnh tại và gián đoạn về hiện thực. Vậy nếu ta mở rộng một cách máy móc
cách nhìn ấy cũng sẽ dãn đến chia cắt hiện thực có tính chỉnh thể và tính sinh
thành lịch sử ra từng mảnh, từng mặt phiến điện.
Tư duy biện chứng cấu tạo nên đối tượng từ những tính quy định được
nhận thức tìm thấy trong khách thể. Xuyên qua những cảm nhận giác quan, tư
duy hướng vào những liên hệ bên trong của khách thể, từ đó rút ra các tính
quy định phổ biến tức là cái tạo nên tính thống nhất nội tại của khách thể. Các
tính quy định ấy được “lẫy ra” khỏi khách thể và tổ chức lại trong tư duy
thành những cấu trúc trừu tượng phổ quát. Trong tư duy, hình thức thể hiện
đầy đủ nhất của loại đối tượng này là các khái niệm, cho nên tư duy biện
chứng khơng thể khơng có các khái niệm. Những đối tượng của tư duy biện

20


chứng dường như là “cái tuyệt đối” mà không một kinh nghiệm nào có khả
nâng giới hạn được chúng. Tư duy biện chứng hướng đến nhũng liên hệ nội
tại, cho nên đó là cái nhìn chỉnh thể về khách thế từ tẩm cao của cái phổ biến.
Tư duy biện chứng tiếp cận khách thể gắn với toàn bộ thực tiễn xã hội lịch sử
của con người chứ không dừng lại trong ranh giới hạn hẹp của thực tiễn cụ thể
trực tiếp. Đó cũng là cách xem xét khách thê dưới “hình thức sinh thành lịch
sử, tự phát triến”[21, 39], xuyên qua không gian và thời gian cụ thể, các quan

hệ cụ thể giữa chủ thể và khách thể.
- Vê phương pháp:
Tư duy hình thức chủ yếu sử dụng thường xuyên phương pháp quan sát

và thực nghiệm. Đây là những phưưng pháp nhận thức có tính thực tiễn trực
tiếp. Với quan sát và thực nghiệm, tư duy hình thức mơ tả được cái bộc lộ ra ở
bề mặt hiện tượng, còn những gì ẩn dấu bên trong thì thường tỏ ra bất lực và
thậm chí có thể phủ nhận. Điều đó làm cho tính bề ngồi, tính đơn nhất trực
tiếp thường chiếm ưu thế trong nội dung tri thức kinh nghiệm. Tư duy hình
thức cũng sử dụng các phương pháp nhận thức logic như: phân tích và tổng
hợp, quy nạp và diễn dịch, trừu tượng và cụ thể... Nhưng tư duy hình thức
khơng sử dụng các phương pháp này ihường xun và không đưa chúng vào
logic vận động của tri thức, cho nên tư duy hình thức bất lực với tính quy luật
và trong trường hợp nhất định thì nó thể hiện thành từng mặt hay bộ phận hết
sức phiến diện.
Tư duy biện chứng sử dụng thường xuycn và có hệ thống các thao tác,
phương pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, logic và lịch sử,
trìru tượng và cụ thể..., và đưa chúng vào nội dung logic vận động nội tại của
tri thức. Nhờ vậy tư duy biện chứng vươn tới tính quv luật phổ biến, thốt khỏi
tính bề ngồi trực tiếp, tính khn hình đơn nhất của lĩnh vực đối tượng nhận
thức. Điếu đó làm cho tính thống nhất nội tại, tính phổ hiến của khách thể
đ ư ợ c q u á n tr iệ t và c h iế m ƯU th ế tr o n g n ộ i d u n g c ủ a tư d u y b iệ n c h ứ n g . T ư d u y

biện chứng cũng sử dụng quan sát và

21

th ự c

nghiệm nhằm kiểm tra tính xác


thực của các tài liệu để xây dựng giá thiết và tạo dựng nên đối tượng, nhưng
không bao giờ hiến các phương pháp đó thành logic vận động của tri thức.

- V é hình thức, n ộ i chìm ’:

Tư duy hình thức có hình thức tri thức là cái đơn nhất, diễn tả cái chung
dưới hình thức cái đơn nhất ncn cái chung thường bị chia cắt, cá thể hố thành
những trừu tượng xa lạ với tính cụ thể của khách thể. Nội dung của tư duy
hình thức là những quy định có khn hình cụ thể và hữu hạn. Tư duy hình
thức gặp khó khăn rất lớn khi thâm nhập vào bản chất của khách thể. Ỏ mức
cỉộ nhất định, tư duy hình thức chi có ihế thâm nhập được vào lừng mặt, từng
mãnh mà không bao giờ có thể quán triệt đầy đủ bản chất của khách thể.
Tư duy biện chứng có hình thức tri thức là cái phổ biến cho nên chúng
trở thành yếu tố của những cái chưng, thâm nhập và cấu tạo nên cái chung.
Nội dung là những quy định phổ biến vượt khỏi tính khn hình cụ thể và vơ
hạn. Tư duy biện chứng có khả năng đi sâu một cách vơ hạn vào bản chất
khách thể, có thể diễn tả một cách tương đối đầy đủ và triệt để tính quy luật
của khách thể.
Những khác nhau trên đây giữa tư duy hình thức và tư duy biện chứng
cho thấy nhận thức của con người có thể nắm bắt đối tượng ở hai cấp độ khác
nhau về chất. Nhưng giữa hai cấp độ đó khơng bao giờ có một giới hạn thực sự
tuyệt đối mà có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tư duy biện chứng phải trải
qua một quá trình phủ định biện chứng phức tạp và phải vừa vượt bỏ những
hạn chế của tư duy hình thức vừa kế thừa những yếu tố hợp lý của nó thì mới
hình thành tư duy biện chứng .

Tư duy hình thức và tư duy biện chứng có mối quan hệ gắn bó, liên hệ
hữu cơ với nhau. Chúng có vai trị, vị trí xác định trong quá trình nhận thức
của con người, phan ánh đúng đắn, đầy đủ, toàn diện về thế giới khách quan.
Tư duy hình thức là điều kiện để có tư duy biện chứng. Ngược lại, nếu khơng
có tư duy biện chứng, nhận thức của con nsười không thể phản ánh được đầy
đủ, toàn diện về thế giới khách quan. Tư duy hình thức là yếu tố khơng thể


22


thiếu trong mọi quá trinh lư duy khoa học. Bới vì nó giúp chúng ta nhận thức
đúng đán các trạng thái tĩnh của mọi cấp độ bản chất của mọi sự vật, hiện
tưíựng và “để năm bắt được q trình phát triển của sự vật, hiện tượng trước
tiên nhận thức phải hiểu những sự vật đó như những sự vật đồng nhất, khơng
phát triến”[22. 62].
Nếu nhìn một cách tổng thế thì tư duy hình thức và tư duy biện chứng
đề u là những bộ phận của tư duy nói chung, song phần (tỷ lệ) của chúng trong
CO! cấu tư duy thay đổi theo hướng ngày càng tăng phần của tư duy biện chứng

và giảm phẩn của tư duy h ìn h thức xét cả về tư duy nhân loại nói chung theo
ch iều phát triển lịch sử, lẫn ur duy của từng cá nhân có học thức theo chiểu từ
nhỏ tuổi đến trưởng thành. Còn nếu tư duy là sự phản ánh lại hiện thực khách
quian, trong đó có các hình thái vận động của nó, thì đương nhiên nó cũng phải
phán ánh các hình thái vận động của vật chất. Và nếu như khơng phải tất cả
các hình thái vận động của vật chất là như nhau, mà có những hình thái thấp
và những hình thái cao, trong đó các hình thái cao hơn bao giờ cũng bao chứa
cả những hình thái đứng trước, thấp hơn nó, như là bộ phận của mình, thì
dường như đó cũng là cơ sở khách quan để kết luận rằng, tư duy hình thức xét
như vậy cũng là một bộ phận cơ bản và có tính độc lập tương đối của tư duy
biện chứng. Việc phân chia như trên tạo điều kiện để nghiên cứu về bản chất
củ.a tư duy một cách sâu sắc hơn và đầy đủ hơn. Để thấy rõ vị trí, vai trị của tư
duy hình thức, thiết nghĩ cùng cần phân biệt nó với tư duy siêu hình. Tư duy
hình thức có vị trí, vai trị rất quan trọng trong q trình tư duy nhận thức,
nh ưng khơng được lẫn lộn tư duy hình thức với tư duy siêu hình.
Xét theo một nghĩa nào đó phương pháp tư duy siêu hình là sự tuyệt đối
ho.á các quy luật của logic học hình thức cổ điển, trong đó có các quy luật của
kh'oa học tự nhiên cổ điển, xem nó là những quy luật duy nhất và biến nó

thành những quy luật phổ biến của mọi sự vật, quá trình của thế giới khách
quan.

CH
dL


×