Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thực trạng phát triển nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số tại huyện con cuông, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.9 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
go 0803*080308

THỰC TRẠNG PHÁT TRIẺN NGUổN n h â n
Lực TRẺ CÁC DÂN TỘC THIÊU số TẠI
HUYỆN CON c u ô n g ’ t ỉ n h n g h ệ a n

CHUYÊN NGÀNH : XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ
: 50109

Người hưóng dẫn khoa học : rp^Ẵ.cjs. rĐ ặnụ @ AnhD(Jkank
Người thực hiện
: (Đặng. < Jh ịM in h £ £

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TẨM THÔNG TIN THƠ VIỆN

V- L l í k t ứ
HÀ NỘI -11/2005


MỤC LỤC
Phần 1 - Mở đầu.........................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1

2.



Tinh hình nghiên cứu về vấn đề nguồn nhân lực trong những năm

vừa qua........................................................................................................................ 5
3. mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................9
3.1. Mục đích nghiên cứu:.......................................................................................... 9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 9
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................................... 10
4.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 10
4.2. Khách thể nghiên cí(u........................................................................................ 10
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................10
5.1. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................... 10
5.2. Không gian nghiên cứu........................................................................................ 11
6. Hệ phương pháp nghiên cứu................................................................................... 11
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu:......................................................................... 11
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi................................................................. 11
6.3. Phương pháp phỏng vấn s â u .............................................................................. 11
6.4. Phương pháp quan sát......................................................................................11
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.............................................. 11
7.1. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................... 11
7.2. Khung lý thuyết.....................................................................................................12
8. ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................. 12
8.1. ý nghĩa lý luận................................................................................................... 12
8.2. ý nghĩa thực tiễn................................................................................................ 13
8.3. Kết cấu của luận văn........................................................................................ 13
Phần 2 -Mội dung chính.............................................................................................14
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài....................................................... 14
1.

Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu........................................ 14


1.1. Khái niệm nguồn nhân lực................................................................................. 14


1.2.

ẢTtó/ rtỉêm nguồn nhân lực trẻ................................................................ 17

1.3.

Khái niệm phát triển nguồn nhân lực..................................................... 20

1.4.

Khái niệm dàn tộc thiểu s ố :....................................................................23

2. Cơ sở lý thuyết..................................................................................................... 23
2.1.

Lý í/ỉMyế/ cấM trúc - chức năng.................................................................... 23

2.2.

Lý thuyết về nguồn vốn con người............................................................... 25

2.3.

Lý thuyết giới............................................................................... 27

3.


Cơ sở phương pháp luận............................................................................... 27
4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội và nguồn
nhân lực vùng dân tộc, miền núi...................................................................... 28

4.1. Những định hướng chung của Đảng và Nhà nước........................................ .‘28
4.2. Chính sách của Nhà nước...............................................................................29
Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số
huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ A n.........................................................................37
1.

Sô' liệu chung về dân tộcthiểu số ở Việt nam ............................................. 36

1.1.Thực trạng nguồn nhân lực từ 13 - đến 34 tuổi của các dân tộcthiểu số. ... 40
1.2.

Thực trạng về đội ngũ cán bộ khoa học người dân tộc thiểusố.............40

1.3.

Cơ cấu nghành nghề của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số................. 41

2. Những đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội và dân tộc của huyện Con
Cuông........................................................................................................................ 42
3. Vấn đề sức khỏe, thể chất của thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số ở
huyện Con Cuông................................................................................................... 46
3.1. Thể chất của thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số....................................... 46
3.2. Tình hình bệnh tật và khám chữa bệnh:............................................................48
3.3. Những loại bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên miền núi.............................. 52
3.4. Tình trạng sử dụng các chất kích thích :........................................................... 54

4. Tình hình học tập lao động và đời sống văn hóa................................................. 59
4.1. Khái quát về công tác giáo dục đào tạo và tình hình học tập của các đối
tượng thanh thiếu niên dân tộc thiểu số................................................................... 59
4.2. Thực trạng học vấn của thanh thiếu niên dãn tộc thiểu số ............................ 64
4.3. Vấn đề lao động và nghề nghiệp........................................................................ 67
4.4. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào công việc của thanh thiếu niên


dân tộc miền núi...................................................................................................... 76
4.5. Trình độ tiếng phổ thơng.................................................................................. 78
4.6. Đời sống văn hoá tinh thẩn của thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số
ở huyện Con Cuông................................................................................................. 79
5.

Những yếu tố tác động đến việc rèn luyện và phát triển của nguồn nhân

lực trẻ ........................................................................................................................85
5.1. Những lĩnh vực được thanh thiếu niên quan tâm nhiều nhất hiện nay......... 85
5.2. Đối tượng và những yếu tố tác động đến việc rèn luyện phấn đấu và phát triển
của thanh thiếu niên dân tộc miên núi.......................................................................87
5.3. Nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của thanh thiếu niên dân tộc miền núi....... 89
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị........................................................................... 96
1)

Kết lu ận ......................................................................................................... 96

2 ) Khuyến nghị....................................................................................................... 99
2.1. Cần thống nhất quan điểm trong việc định hướng phát triển nguồn nhân lực trẻ các
dân tộc thiểu số phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa....................... 100
2.2. Những quan điểm cần quán triệt để phát triển nguồn nhân lực trẻ các dân tộc

tiểu số trong nền kinh tế thị trường hiện nay......................................................... 100
2.3. Những giải pháp trực tiế p ..................................................................................101
2.4. Những giải pháp cơ bản, lâu dài:.......................................................................103
2.5. Các khuyến nghị cụ thể:....................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TR ÍC H DAN
PHỤ LỤC
Phiếu trưng cầu ý kiến.
Phỏngvấn sâu thanh thiếu niên niền núi.


LỜI CẢM ƠN!
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và sự kính trọng tới thầy giáo PGS. TS
Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Thanh niên đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận vãn này. Xin cảm ơn TS.
Vũ Hào Quang, TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã
hướng dẫn góp ý cho tôi vê' đề cương nghiên cứu. cảm ơn các thầy cơ
giáo đã giảng dạy tơi trong q trình học cao học.
Tôi cũng xin cảm ơn ủ y ban Nhãn dân cùng bà con dân tộc
thiểu số huyện Con Cuông đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình điều tra khảo sát.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn Ban giám hiệu cùng tồn
th ể các đồng nghiệp bộ môn Khoa học x ã hội và Nhân văn trường
Đại học Vinh đã tạo điều kiện tốt cho tơi về mặt thời gian và kinh
p h í trong quá trình học tập.


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

KHKT :


Khoa học kỹ thuật

TTCN - XD:

Tiểu thủ cơng nghiệp - xây dựng

CNH - HĐH:

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

KHHGĐ - CSTE:

Kế hoạch gia đình - Chăm sóc trẻ em

GDĐT:

Giáo dục đào tạo

KHCN:

Khoa học cơng nghệ

[56, 688]

56 số thứ tự tài liệu tham khảo, 688 trang
của tài liệu tham khảo


PHẦN 1 - MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI.

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ
một nền kinh tế nông nghiệp, về cơ bản chưa thốt khỏi tình trạng sản xuất
nhỏ, chúng ta đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Nền kinh tế thế giới
phát triển với xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ, khoa học và cơng nghệ phát
triển với tốc độ chóng mặt, cả thế giới đang đi vào nền kinh tế tri thức. Trong
điều kiện đó, chúng ta có cơ hội để tiến hành những bước phát triển nhanh
chóng, rút ngắn thời gian trên con đường hiện đại hóa, tri thức hóa nền kinh tế
nước ta. Song, đây cũng là thời kỳ mà chúng ta phải đối mặt với những thách
thức mới bởi sự cạnh tranh gay gắt, sự bất lợi trong so sánh về kinh tế - kỹ
thuật, sự diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị.... diễn ra trên tồn
cầu và trong khu vực.
Việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển hiện đại và
bền vững có ý nghĩa quyết định. Phát huy nội lực, tự lực tự cường là một
yếu tố quan trọng.
Việt Nam xét trong qũãn hệ so sánh với các nước trên thế giới, có đủ
tiềm năng và những lợi thế nhất định, đảm bảo điều kiện cần và đủ để hoàn
thành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, tiềm năng
về con người là nhân tố hàng đầu, là một loại tiềm năng đặc biệt, quyết định
sự thành bại của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bởi
lẽ, “muốn xây dựng chủ nghĩa trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”,
bởi lẽ "chủ nghĩa xã hội là sản phẩm của họat động sáng tạo của đông đảo
quẩn chúng nhân dân". Mặt khác, lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định quá
trình vận động của một hình thái kinh tế - xã hội, trong lực lượng sản xuất,
người lao động là nhân tố hàng đầu, khơng có người lao động sẽ khơng có q
trình sản xuất. Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, lực lượng sản xuất vừa
1



tạo điều kiện vừa đòi hỏi người lao động phải đạt được những chuẩn mực nhất
định. Nghiên cứu về sự phát triển kinh tế, chúng ta không thể không nghiên
cứu về người lao động.
Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi phải trí thức hóa người
lao động. Người lao động phải được phát triển tồn diện khơng chỉ về mặt
chính trị, tư tưởng, đạo đức phẩm chất mà cả vể mặt thể lực, trí lực. Họ phải có
được một trình độ kiến thức phổ thơng làm nền tảng để đi sâu nắm vững kỹ
thuật, tinh thông nghề nghiệp. Vì vậy, họ phải được đào tạo và ln ln đào
tạo bổ sung. Nếu không, họ không thể làm chủ được công nghệ - kỹ thuật hiện
đại, không thể tiếp cận, không thể trở thành những chủ nhân sáng tạo trong
nền kinh tế tri thức.
Do vậy, Đảng ta khẳng định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào
tạo là một động lực trực tiếp của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, chính sách thuộc về vấn đề con
người được đề lên hàng đầu. Vấn đề nhân lực, nguồn nhân lực, người trực tiếp
lao động và người sẽ tham gia vào lực lượng lao động là một bộ phận đặc biệt
quan trọng trong quốc sách hàng đầu.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã
khẳng định "nguồn nhân lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [13 - 1 0 8 ] “con người và nguồn nhân lực là
nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa” [13-201]. Nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, do
đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực.
Là một huyện miền núi phía Tây Nam Nghệ An, Con Cng có dân số
66.000 người, có chung đường biên giới Việt - Lào dài trên 55km. Như một
món quà ban tặng của tự nhiên, Con Cuông chứa đựng một tiềm năng khá
phong phú chẳng những tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của
con người ở giai đoạn bình minh của lịch sử mà còn ở cả giai đoạn hiện đại.


2


Trên vùng đất này, các dân tộc anh em: Thái, Đan Lai, Kinh, Tày, Dao,
Mường đã chung lưng đấu cật cùng nhau lao động sản xuất, đấu tranh chống
thiên tai, địch họa suốt cả chiều dài của lịch sử hàng ngàn năm để có được một
Con Cng như ngày nay.
Nhân dân Con Cng sớm hình thành truyền thống đồn kết dân tộc,
yêu nước nồng nàn. Trước Cách mạng tháng tám nhân dân Con Cng đã có
những đóng góp xứng đáng cho cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ sau
Cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền
thống đó được phát huy và nhân lên gấp bội.
Từ vài thập niên lại đây, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, với sự tác
động của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhân
dân Con Cuông dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đã vươn lên từng
bước làm chủ đất rừng của mình, bước đầu hịa nhập vào sự phát triển chung
của cả nước. Con Cuông đã thay da đổi thịt. Bộ mặt của Con Cuông đã đổi
mới. Con Cuông đã gặt hái được những thành tựu đáng quý. Con Cuông đã và
đang sắp xếp lại hệ thống thơn bản mới, thực hiện chính sách định canh định
cư, xây dựng thơn bản văn hóa, gắn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo với
xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, chống tệ nạn xã hội, xây dựng nếp
sống mới, gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục. Con Cng
đã và đang đi vào xây dựng cơ cấu kinh tế mới nhằm khai thác và phát huy
mọi tiềm năng, đặc biệt là sự lợi thế của tự nhiên. Ánh sáng của Cách mạng
khoa học và kỹ thuật, của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã bắt đầu chiếu dọi
vào Con Cng. Con Cuông đã tập trung mũi nhọn vào lâm nghiệp, cây công
nghiệp, vàõ chăn nuôi lớn, vào khai thác quặng, vào du lịch sinh thái. Trường
học, trạm xá xã được tăng cường về cơ sở vật chất, thiết bị dụng cụ phục vụ
cho dạy và học, cho chữa bệnh. Con em đến tuổi được đi học, có trường nội
trú cho con em dân tộc. Điều kiện chăm sóc chữa bệnh được tốt hơn.

Những thành tựu mà nhân dân Con Cuông đã đạt được thật đáng được
cổ vũ, đáng trân trọng và đáng quý. Những thành tựu đó là cơ sở bước đầu,

3


hứa hẹn cho những thành tựu mới lớn hơn, chuẩn bị cho một bước phát triển
mới cao hơn.
Song, những thành tựu đã đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng vốn có
của Con Cng. Sự phát triển của Con Cng về mọi mặt vẫn chưa đuổi kịp,
chưa sánh ngang hàng với các huyện vùng xuôi và nếu so với yêu cầu của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cịn q xa. Con Cng cịn nhiều
mặt yếu, kém trong đó có mặt yếu kém về "sự phát triển nguồn nhân lực trẻ".
"Sự yếu kém về sự phát triển của nguồn nhân lực trẻ" được biểu hiện như sau.
- Trình độ học vấn nói chung cịn thấp. Tuy số trường học các cấp hiện
nay đã tăng lên đáng kể, huyện đã được cơng nhận phổ cập tiểu học và xóa
mù. Song chất lượng dạy và học nói chung cịn yếu, việc thu hút thanh thiếu
niên dân tộc vào học phổ thông trung học cơ sở, đặc biệt là phổ thông trung
học còn thấp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học còn nghèo
nàn. Ngay trường PTTH tại thị trấn vẫn còn phải học hai ca. Trường phổ thơng
hoặc chưa có thư viên, hoặc có nhưng sách cho học sinh đọc tham khảo không
đủ chủng loại và ít ỏi... Học sinh phải đi học xa (có trường hợp phải trên
lOkm đường rừng). Tỷ lệ học sinh đủ điểm lên lớp, tốt nghiệp, học sinh tiên
tiến thấp.
- Các chỉ số về thể chất, sức khỏe, chiều cao, cân nặng của thanh thiếu
niên dân tộc thiểu số còn thấp. Đời sống nhân dân các dân tộc tuy có được cải
thiện nhưng mức sống vẫn còn thấp đặc biệt là số dân tộc sống ở ngọn nguồn
thì nghèo đói. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đội ngũ y bác sĩ còn thiết nên
mức độ hưởng thụ từ khám chữa bệnh của đồng bào các dân tộc thiểu số còn
hạn chế.

- Điều kiện tiếp cận thông tin, khoa học bị hạn chế. Họ ít được đọc báo,
nghe đài, xem phim ảnh. Món ăn tinh thần của dân tộc miền núi chủ yếu là
món ăn cổ truyền (trong đó lẫn lộn cả yếu tố tiến bộ lẫn yếu tố lạc hậu). Trình
độ hiểu biết xã hội, hịa nhập vào xã hội chung cịn yếu. Xã hội miền núi vẫn
nặng tính chất thuần phác, đơn giản của nền kinh tế tự nhiên, nương rẫy, tự
cung tự cấp.
4


Tệ nạn uống rượu, cờ bạc, ma túy còn nặng nề và gay gắt, nhất là trong
tầng lớp thanh niên ở thôn bản.
Thực trạng phản ánh sự lạc hậu của Con Cng nói chung, của sự phát
triển nguồn nhân lực trẻ Con Cng nói riêng, xét về cả chiều rộng lẫn chiều sâu,
Con Cng khó có thể đáp ứng được u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đáp ứng được yêu cầu khai thác và phát huy tiềm lực vốn có đáng
quý của huyện, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Để sự phát triển nguồn nhân lực trẻ của Con Cng có thể đáp ứng được
u cầu sự phát triển của đất nước nói chung, của huyện Con Cng nói riêng
cẩn phải có những giải pháp khoa học. Những giải pháp đó phải được dựa trên sự
thật, một "sự thật đã được chứng minh và khơng gì có thể chối cãi". Giải pháp về
sự phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Con Cuông phải dựa trên sự phản ánh khách
quan và khoa học, phải dựa trên quan điểm "nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự
thật" cho dù sự thật đó có cay đắng đi chăng nữa cũng khơng lẩn tránh.
Phản ánh một cách khoa học "thực trạng phát triển nguồn nhân lực trẻ
các dân tộc thiểu số tại huyện Con Cng tỉnh Nghệ An để trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp vừa mang tính cách mạng vừa mang tính khoa học nhằm
thúc đẩy, nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực trẻ của các dân tộc
thiểu số tại huyện Con Cuông là một vấn đề cấp thiết. Nó vừa có ý nghĩa cấp
bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài, nó như một mắt xích chủ yếu trõrĩg
tồn bộ q trình vận động của sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhân dân

Con Cuông.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u VỂ VÂN ĐỂ NGUỔN NHÂN L ự c
TRONG NHŨNG NĂM VỪA QUA.
Trong những nãm gần đây, vấn đề con người và nguồn nhân lực đã
từng thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà lãnh đạo, quản lý, của giới lý
luận trong và ngồi nước. Do vậy, đã có nhiều cơng trình về vấn đề này được
công bố. Nổi bật nhất là chương trình khoa học - cơng nghệ cấp nhà nước:
"Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã
hội" mang mã số KX.07 do GS.TS Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm (1991 5


1995) với sự tham gia của gần 300 nhà khoa học có uy tín thuộc nhiểu ngành
khác nhau. Cơng trình nghiên cứu này đã phân tích sâu sắc nhiều khía cạnh
về con người như: Con người Việt Nam truyền thống và hiện đại, sự biến đổi
về định hướng các giá trị trong xã hội, những động lực chính trị - tinh thần
quan trọng nhất hiện nay, thực trạng và vấn đề đào tạo lại đội ngũ nhân lực,
v.v... Đáng chú ý là cơng trình này đã đưa ra được cái nhìn tổng thể mang
tầm chiến lược vể vấn đề con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Mặc dù vậy, theo các nhà khoa học đã tham gia chương trình này thì
đây là vấn đề lớn, cần được tiếp tục nghiên cứu lâu dài trên nhiều phương
diện khác nhau nhằm phát huy cao nhất vai trò của yếu tố con người cho sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Ngồi ra cịn có một số đề tài khoa học cấp bộ: "xây dựng cơ sở lý
luận cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Bộ
Khoa học, công nghệ và Môi trường do TS Nguyễn Thị Thu Anh làm chủ
nhiệm, HN, 7/1997; "lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020" của Ban nguồn nhân lực,
Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1/1998 do TS Trần Thị

Tuyết Mai làm chủ nhiệm...
Trên một số tạp chí và báo chuyên ngành đã xuất hiện các bài viết đề
cập đến những vấn đề nói trên. Chẳng hạn khi phân tích vị trí nguồn nhân
lực trong quan hệ với các nguồn lực khác, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn đã
khẳng định nguồn lực quan trọng nhất, quyết định nhất chỉ có thể là con
người. Từ đó, tác giả đề cập đến một số yếu tố cẩn thiết để kích thích tính
tích cực của con người, khai thác tốt nhất nguồn nhân lực ("Nguồn nhân lực
trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", tạp chí triết học, số 3 1994; "Nguồn nhân lực và phát triển", tạp chí giáo dục lý luận, số 4 - 1995;
"Vai trò động lực của dân chủ đối với sự họat động và sáng tạo của con
người", tạp chí triết học số 3 - 1993). Tác giả Phạm Thành Đức cho rằng, để
khai thác có hiệu quả nguồn lực con người phải thực hiện nhiều giải pháp
6


trong đó việc tạo ra cơ hội có việc làm là một giải pháp quan trọng và được
sử dụng như một công cụ quản lý hữu hiệu ("Một số giải pháp nhằm khai
thác có hiệu quả nguồn lực con người", Tạp chí triết học, số 2-1999). Một
số tác giả khác có những bài viết đề cập đến phương hướng phát triển
nguồn nhân lực, chẳng hạn, đề cập đến việc tạo nguồn nhân lực cho cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả Nguyễn Duy Quý nhấn mạnh sự cần thiết
phát triển con người và cho rằng, phát triển con người về thực chất là phát
triển và hoàn thiện nhân cách con người theo u cầu của thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ("phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa", tạp chí cộng sản số 19-1998). Tác
giả Lưu Đình Mạc, khi bàn về yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục trong việc xây dựng nguồn nhân
lực ("phát triển giáo dục Đại học là điều kiện đảm bảo cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa", tạp chí Đại học và giáo dục chun nghiệp, số 4-1995). Bàn về
xu thế trí tuệ hóa lao động, tác giả Phạm Tất Dong cho rằng phải quan tâm xây
dựng đội ngũ lao động trí tuệ ("suy nghĩ về xây dựng đội ngũ trí thức nước

ta", tạp chí cộng sản, số 4 -1994). Đề cập đến các yếu tố cần thiết để phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tác giả Nguyễn Văn Hiệu đặc biệt
nhấn mạnh vai trò, nội dung và nhất là cách thức của giáo dục và đào tạo
trong việc bồi dưỡng nhân tài ("phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài để
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", tạp chí cộng sản, số 1­
1997). Để phát huy sức mạnh của nguồn lực con người, theo tác giả Hồng
Xn Sính, trước hết phải tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển tài năng,
kích thích sức sáng tạo ở con người ("suy ngẫm về tương lai đất nước", tạp
chí cộng sản, số 5-1997)...
Ngồi các bài báo trên tạp chí, cịn có các ấn phẩm sách như: "vấn đề
con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Phạm Minh
Hạc (chủ biên), NXB chính trị quốc gia, HN, 1996; "Bồi dưỡng và đào tạo lại
đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới" của Nguyễn Minh Đường, "các giá trị
truyền thống và con người Việt Nam hiện nay" của Phan Huy Lê (chủ biên),
7


"Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực" của Trần
Khánh Đức "Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam" của Phạm Thành Nghị và
Vũ Hoàng Ngân (chủ biên)...
Mặt khác, cịn có những nghiên cứu để cập đến những kinh nghiệm về
quản lý và phát triển nguồn nhân lực, về sử dụng và phát huy yếu tố con người
của một số nước trong khu vực có ý nghĩa tham khảo đối với nước ta. Đó là
"quản lý nguồn nhân lực", NXB sự thật, HN, 1995 của Paul Hersey; "Con
người và nguồn lực con người trong phát triển, Viện thông tin Khoa học xã
hội, HN, 1995; "Phát triển nguồn nhân lực - Kinh nghiệm và thực tiễn nước
ta", NXB chính trị quốc gia, HN, 1996 của Trần Văn Tùng - Lê Ái Lâm;
"Chiến lược con người trong "Thần kỳ" kinh tế của Nhật Bản", NXB chính trị
Quốc gia, HN, 1996 của Lưu Ngọc Trịnh; "Hệ thống kích thích lao động ở các
xí nghiệp lớn của Nhật Bản, "tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 218 của

V.Khlưnốp, v.v...
Trên nền tảng chung của việc nghiên cứu con người, nguồn nhân lực
và phát triển nguồn nhân lực đã có một số cơng trình nghiên cứu về nguồn
nhân lực trẻ, nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số từ những bình diện khác
nhau như cơng trình của Trần Văn Miều: "phong trào thanh niên với việc
đào tạo nguồn nhân lực trẻ", NXB thanh niên, HN 2001; Nguyễn Văn
Trung: "phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nơng thơn để cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng thơn nơng nghiệp nước ta", NXB chính trị quốc gia, HN,
1998; Nguyễn Thị Hồi Đức: "tình hình phân bổ kinh phí chăm sóc sức
khỏe tại các vùng khó khăn", trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em;
dự án điều tra cơ bản 2002 -2003: "Điều tra thực trạng, đề xuất các giải
pháp phát triển nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do PGS Đặng Cảnh Khanh làm chủ
nhiệm; Ma Trung Tỷ: "Thực trạng đội ngũ cán bộ khoa học người dân tộc
thiểu số, vấn đề đặt ra và các khuyến nghị giải pháp" (Kỷ yếu đề tài "vấn đề
tạo nguồn cán bộ khoa học là người dân tộc thiểu số Viện dân tộc học, HN
2002); Lâm Bá Nam: "sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
8


yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ở vùng dân tộc và miền núi" (Trong: "Vấn
đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa", viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi.
NXB chính trị Quốc gia - HN 2002); Nguyễn Thành Khải, báo cáo chuyên
đề "các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trẻ các dân tộc
thiểu số", Viện nghiên cứu thanh niên, HN, 2002; Lê Ngọc Thắng, báo cáo
chuyên đề "Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp trong
việc thực hiện các chương trình chính sách về nguồn nhân lực trẻ các dân
tộc thiểu số", viện nghiên cứu thanh niên, HN, 2002.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu nêu trên đề cập đến con người phát

triển nguồn nhân lực ở những khía cạnh khác nhau và từ các góc độ khác
nhau: triết học, xã hội học, tâm lý học, sử học, kinh tế học.... tuy nhiên chưa
có cơng trình nào nghiên cứu toàn diện cả về cơ sở lý luận, thực trạng, chất
lượng và các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ các dân tộc
thiểu số. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, luận văn phát triển
nghiên cứu một cách toàn diện hơn vấn đề trên.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN c ứ u .
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực trẻ các dân tộc
thiểu số tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An từ đó đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số miền núi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để tìm hiểu được thực trạng phát triển nguồn nhân lực trẻ các dân tộc
thiểu số cần xác định những nhiệm vụ cụ thể sau:
■ Phần lý thuyết:
- Làm rõ các khái niệm: Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực trẻ, phát triển
nguồn nhân lực, dân tộc thiểu số.
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
■ Phần thực nghiệm:
- Tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số.
9


- Tìm hiểu về tình hình sức khỏe, thể chất của thanh thiếu niên các dân
tộc thiểu số:
+ Chiều cao, cân nặng.
+ Tình hình mắc bệnh.
+ Tình trạng sử dụng các chất kích thích.
- Tìm hiểu về thực trạng phát triển trí tuệ của thanh thiếu niên các dân
tộc thiểu số:

+ Trình độ học vấn.
+ Trình độ nghề nghiệp, chuyên mơn, nghiệp vụ.
+ Trình độ tiếp thu khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến.
+ Trình độ nhận thức chính trị xã hội.
- Tìm hiểu về thực trạng đời sống văn hóa tinh thần.
- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc rèn luyện và phát triển của
nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số.
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ các dân
tộc thiểu số miền núi phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH vùng dân tộc và miền núi.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN c ứ u .
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đứng ở góc độ xã hội học, đề tài tập trung vào việc điều tra, khảo sát
"chất lượng nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số” tại huyện Con Cuông
tỉnh Nghệ An (những yếu tố tạo thành nguồn nhân lực trẻ như thể lực, trí lực,
trình độ văn hố, đạo đức lối sống, chun mơn, kỹ thuật, khả năng giao tiếp
xã hội, khả năng hội nhập, phát triển
4.2. Khách thể nghiên cứu.
Thanh thiếu niên từ 11 - 30 tuổi các dân tộc thiểu số.

5. PHẠM VI NGHIÊN c ứ u .
5.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10-2004 đến tháng 11-2005.

10


5.2. Không gian nghiên cứu.
Các dân tộc thiểu số tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.


6. HỆ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
Phương pháp này nhằm kế thừa và sử dụng có chọn lọc các tài liệu, các
cơng trình, đề tài khoa học đã thực hiện có liên quan đến luận văn và các số
liệu điều tra được xử lý trên chương trình máy tính thống kê chuyên dụng cho
khoa học xã hội (SPSS).
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Là phương pháp chính được sử dụng trong luận văn với 250 phiếu hỏi
dành cho lứa tuổi 11-17 trong đó nam chiếm 46,4%, nữ chiếm 53,6% và 255
phiếu hỏi dành cho lứa tuổi 18-30: nam chiếm 45,5%, nữ chiếm 54,5%.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Tiến hành phỏng vấn sâu 20 đối tượng thanh thiếu niên từ 11-30 tuổi với
cơ cấu mẫu là: 10 em từ 11-17 tuổi, 10 em từ 18-30 tuổi và một số nhà quản
lý.
6.4. Phương pháp quan sát.
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN c ứ u VÀ KHUNG LÝ THUYẾT.
7.1. Giả thuyết nghiên cứu.
- Các chỉ số về sức khỏe của thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số thấp
hơn so với cả nước. Một số loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể
chất và trí tuệ của nguồn nhân lực trẻ vẫn cịn tồn tại.
- Những khó khăn trong học tập của thanh thiếu niên đang có xu hướng
chuyển vào những nỗ lực chủ quan của người học nhiều hơn.
- Tỷ lệ thanh thiếu niên có nguyện vọng muốn học nghề khá cao,
nhưng tỷ lệ những trường nghề được mở ra để đáp ứng nguyện vọng này lại
rất hạn chế.

11


-


Những người thân cận, thường xuyên tiếp xúc là những đối tượng ảnh

hưởng nhiều đến việc học tập, phấn đấu và phát triển của thanh thiếu niên các
dân tộc thiểu số.
7.2.

Khung lý thuyết.

8. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIẺN c ủ a đ ể t à i .
8.1.

Ý nghĩa lý luận.
Góp phần bổ sung cho những nghiên cứu về nguồn nhân lực trẻ các dân

tộc thiểu số ở Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung trên cơ sở vận dụng
-

những phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính.
Vận dụng các lý thuyết xã hội học đại cương, xã hội học gia đình, xã
hội học kinh tế và lao động, xã hội học phát triển....đề tài nghiên cứu nhằm
mơ tả và phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực trẻ các dân
tộc thiểu số nhằm tìm

ra mối liên hệ giữa trình độ học vấn, sức khỏe, đời

sống văn hóa tinh thần... với chất lượng nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu
số.
12



8.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Bổ sung thêm về thực trạng phát triển nguồn nhân lực trẻ các dân tộc
thiểu số và các giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu sô' phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước nói chung và miền núi nói riêng.
8.3. Kết cấu của luận văn.
Kết cấu luận văn gồm 3 phần:
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trẻ các dân tộc
thiểu số huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ.

13


PHẦN 2 - NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẺN CỦA ĐỂ TÀI.

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VÂN ĐỂ NGHIÊN c ứ u .
Từ thập kỷ 70, dựa trên quan điểm mới về phát triển và vị trí của con
người trong sự phát triển, các khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn
nhân lực và nguồn nhân lực trẻ là những khái niệm được sử dụng phổ biến, trở
thành phạm trù cơ bản của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn ở nhiều
nước trên thế giới.
Trong phạm vi các vấn đề nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đã sử
dụng một số khái niệm cơ bản sau:
Khái niệm nguồn nhân lực.

Khái niệm nguồn nhân lực trẻ.
Khái niệm phát triển nguồn nhân lực.
Khái niệm dân tộc thiểu số.
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực:
Mặc dù, trong những năm gần đây, nguồn nhân lực đã trở thành một
trong những khái niệm được sử dụng thường xuyên trong những văn bản có
liên quan về khoa học phát triển cũng như các chiến lược phát triển. Nó trở
nên quen thuộc với các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà
nghiên cứu tới mức dường như mọi sự giải nghĩa thêm đều có vẻ như không
cẩn thiết nữa. Tuy vậy, trên thực tế khái niệm nguồn nhân lực đơi lúc vẫn cịn
được hiểu khơng hồn tồn thống nhất.
Nguồn nhân lực là tồn bộ trình độ chun mơn mà con người tích luỹ
được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai.
Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong
quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai [4].

14


Xét theo phạm trù nhân khẩu học thì nguồn nhân lực là sức người trong
một giai đoạn nhân khẩu đang và sẽ có khả năng dùng trong lao động sản
xuất. Nguồn nhân lực này cũng có thể hiểu là nguồn lao động.
Từ điển Tiếng việt định nghĩa: “Nguồn nhân lực là sức người về mặt
dùng trong lao động sản xuất” [56, 688].
Nguồn lao động của một dân tộc tuỳ theo quy định và sự phát triển kinh
tế ở mỗi quốc gia, được tính từ tuổi lao động đến khi nghỉ hưu. Ớ Việt Nam
người lao động được tính từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với
nam (Theo quy định của Bộ Luật lao động).
Nguồn nhân lực là sức lao động đang tồn tại dưới nhiều hình thức như
những người lao động, sản xuất hoặc đang học tập, đào tạo hoặc chưa được

huy động vào trong lao động sản xuất, chưa có việc làm. Trong nguồn lao
động thì sức lao động là thành phần chủ yếu của lực lượng lao động.
Hiệu quả lao động xã hội nói chung phụ thuộc vào mức độ phát triển của
sức lao động (Tuy nhiên khơng thể tách rời nó với tư liệu sản xuất).
Sức lao động là tổng hợp khả năng về thể lực và trí lực của nhân lực
lao động.
Trong thành phần của nguồn lực lao động có:
- Nguồn nhân lực lao động tích cực: là tồn bộ những người đang tham
gia lao động xã hội trong lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất vật chất.
- Nguồn lực lao động tiềm năng: Đó là những người trong độ tuổi lao
động đang đi học, đang được đào tạo, làm nghĩa vụ qn sự

thốt ly

sản xuất. Đó là sự tồn tại khách quan của quy luật tồn tại xã hội [29,202].
Có nhiều nhà khoa học cho rằng nguồn nhân lực là thuật ngữ để chỉ
nguồn lực về con người (Human resources). Nguồn lực ở đây được hiểu như
một thứ tài nguyên, một vốn quý, một giá trị đối với sự phát triển. Bởi vậy,
bản thân khái niệm con người khơng hồn tồn đồng nghĩa với khái niệm
nguồn nhân lực con người. Tức là con người chỉ có nghĩa là nguồn nhân lực
15


trong trường hợp nó mang ý nghĩa của một động lực, một sức mạnh đối với sự
phát triển và sáng tạo.
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Bởi vậy,
đầu tư cho con người chính là tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững
và cường thịnh của mỗi quốc gia. Trong thời đại ngày nay, các quốc gia trên
thế giới đều coi trọng vai trò của nguồn nhân lực, như là một trong những
nhân tố được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển quốc gia.

Nói tới nguồn lực con người, với tư cách là khách thể của sự khai thác
và đầu tư người ta thường nói tới một số lượng và mặt chất lượng của nó. Số
lượng nguồn lực con người: chính là lực lượng lao động và khả năng cung cấp
lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế xã hội. Các chỉ số về số lượng
nguồn lực con người của một quốc gia là dân số, tốc độ tăng trưởng dân số,
tuổi thọ bình quân cấu trúc của dân số: số dân ở độ tuổi lao động, số người ăn
theo ...Số lượng nguồn lực con người đóng vai trị quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội. Nếu số lượng nguồn nhân lực con người không tương
xứng với sự phát triển (hoặc thừa hoặc thiếu) đều tác động không tốt với sự
phát triển kinh tế xã hội. Nạn thiếu việc làm gây nhiều hậu quả và là một
trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng phạm tội trong xã hội
Nhưng yếu tố quan trọng nhất trong nguồn nhân lực con người được thể—
hiện không phải là ở số lượng mà ở chất lượng nguồn lực con người. Đây là
yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng nguồn lực
con người được biểu hiện ở hàm lượng trí tuệ và kiến thức, trong đó phải kể tới
những người có học vấn, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được
đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một
nền khoa học, công nghệ hiện đại. Sở dĩ người ta nói đến tính vơ hạn, tính
khơng bị cạn kiệt, tính khai thác khơng bao giờ hết của nguồn lực con người
chính là nói tới yếu tố trí tuệ. Trí tuệ của con người ngày càng phát triển và có
tác động mạnh mẽ nhất đối với sự tiến bộ và phát triển xã hội [31, 96].

16


Nguồn nhân lực, theo GS Phạm Minh Hạc là tổng thể các tiềm năng lao
động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao
động nào đó [48].
Trong lý thuyết phát triển, nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu
như nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận

của các nguồn lực có khả năng huy động, tổ chức quản lý để tham gia vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội như nguồn lực vật chất (Physical Resourles),
nguồn lực tài chính (financial Resources).
Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và có thể lượng hóa được là một bộ
phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi quy định, đủ 15 tuổi trở
lên có khả năng lao động hay còn gọi là lực lượng lao động [53,41].
1.2. Khái niệm nguồn nhân lực trẻ.
Nguồn nhân lực trẻ là nguồn nhân lực trẻ tuổi. Nguồn nhân lực trẻ tuổi
có thể tuỳ thuộc vào quy định của từng quốc gia. Song nét cơ bản giống nhau
là nguồn nhân lực trẻ được bắt đầu từ lúc con người một tuổi. Còn sự khác
nhau là ở giới hạn trên của nguồn nhân lực trẻ. Ở Việt Nam tuỳ thuộc vào
quan điểm và tính chất cơng việc mà quy định giới hạn này.
Tác giả Lê Đăng Giảng - Trung tâm nghiên cứu nguồn lao động đã
viết: “Trên bình diện tổng quát, lực lượng lao động trẻ được xem xét
trong độ tuổi 15 đến 30”.
Nguồn nhân lực trẻ được phân loại theo tuổi, có thể phân độ tuổi từ 1
đến 34 là nguồn nhân lực trẻ. Trong nguồn nhân lực trẻ có nguồn lao động trẻ
ở độ tuổi từ 15 đến 34 [49].
Vậy chúng ta có thể hiểu rằng: Nguồn nhân lực trẻ là nguồn nhân lực ở
độ tuổi trẻ. Ở Việt Nam độ tuổi trẻ có thể dưới 34 tuổi.
Nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng
của nguồn nhân lực trẻ quốc gia. Tuy nhiên đây là nguồn nhân lực có
ĐẠI HỌC QUỔC GIA HÀ NÔI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯVỈỆN


nhiều yếu tố đặc thù về địa lý, kinh tế - xã hội và lịch sử nhất định nên
cũng mang những đặc trưng riêng và đòi hỏi sự quan tâm, chăm sóc, bồi
dưỡng, giáo dục đặc biệt.
Đề cập tới khái niệm nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số, PGS - TS

Lê Ngọc Thắng trong khi khẳng định đây là một bộ phận quan trọng của
nguồn nhân lực quốc gia, có những yếu tố đặc thù, đã lưu ý các nhà nghiên
cứu khoa học và hoạch định chính sách về sự cần thiết phải phân biệt rõ ràng
giữa hai khái niệm “Tuổi trẻ các dân tộc thiểu số” với “Nguồn nhân lực trẻ các
dân tộc thiểu số”. Theo Ông, sự phân biệt và làm rõ khái niệm này là rất quan
trọng để nhận thức sâu sắc hơn và có giải pháp hữu hiệu hơn với việc phát
triển nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số. Ông cho rằng “hai khái niệm
này khơng đồng nhất mặc dù chúng có nhiều điểm tương đồng. Với Ông, tuổi
trẻ các dân tộc thiểu số là tập hợp những thanh niên có độ tuổi từ 15 đến 34
sinh sống, học tập, lao động trong cộng đồng các dân tộc và các địa phương.
Khái niệm này vừa mang ý nghĩa sinh học vừa mang ý nghĩa xã hội trong đó ý
nghĩa sinh học có phần trội hơn.
Còn khái niệm nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số theo ông, cũng là
tập hợp những người trong độ tuổi từ 15 đến 34 nhưng số được đào tạo, có tay
nghề, nghiệp vụ chun mơn tham gia vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh
tế - xã hội chiếm tỷ lệ cao hơn so với khái niệm tuổi trẻ. Hay nói cách khác
tính được đào tạo về nghề nghiệp, về chuyên môn nghiệp vụ để sẵn sàng tham
gia vào hoạt động trong các nghành kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia là
yếu tố quyết định và tạo nên nội dung của khái niệm “Nguồn nhân lực trẻ”.
Với hai nội dung trên PGS - TS Lê Ngọc Thắng đã khẳng định: Tuổi trẻ
mới chỉ là một phần, một điều kiện tự nhiên của nguồn nhân lực, và để trở
thành nguồn nhân lực họ phải được đào tạo về chun mơn nghề nghiệp, về
phẩm chất chính trị và các yêu cầu khác để có thể sẵn sàng tham gia vào các
lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội khi địa phương và đất nước có u cầu.
Tuổi trẻ nếu khơng được đào tạo, khơng có chí tiến thủ, đứng ngồi lề xã hội,

18


khơng được học tập văn hố và chun mơn nghề nghiệp, không rèn luyện

phẩm chất đạo đức, không rèn luyện sức khoẻ ... mà thích hưởng thụ: ãn chơi,
lêu lổng, cờ bạc nghiện hút hoặc tham gia vào các tệ nạn xã hội khác ...thì
khơng thể gọi là nguồn nhân lực và nguồn nhân lực trẻ được [28,3]Trên tinh thần và ý nghĩa đó sự phân biệt hai khái niệm trên đây là cần
thiết để không đồng nhất tuổi trẻ và nguồn nhân lực trẻ như một sô' người vẫn
quan niệm hiện nay.
Tuổi trẻ là một tài nguyên, nhưng là thứ tài ngun đặc biệt cần được
gìn giữ, ni dưỡng, chăm sóc, phát triển khơng ngừng để có “giá trị sử dụng”
đối với cuộc sống. Không được nuôi dưỡng và khai thác thì tài nguyên tự
nhiên vẫn chỉ là tài ngun tự nhiên mà thơi, chưa thể có ý nghĩa như là một
nguồn nhân lực dù dó là nguồn nhân lực con người. Nhận thức rõ điều này
chúng ta mới thấy rõ tầm quan trọng của cơng việc chãm sóc, bồi dưỡng và
giáo dục với nguồn nhân lực trong tương lai như thế nào.
Để hiểu rõ hơn về nguồn nhân lực trẻ các dân tộc, chúng ta cần đi sâu
tìm hiểu, phân tích những đặc trưng, những vấn đề chung cơ bản của nó so với
nguồn nhân lực ở các khu vực khác. Ở phương diện này, theo chúng tồi có
những vấn đề chung sau đây cần được quan tâm:
- Nguồn nhân

lựG -trẻ

các dân tộc thiểu số nước ta được xuất thân từ cộng

đồng các dân tộc thiểu số với dân số ít và khơng đồng đều, sinh sống tại các
vùng miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế khó khăn, phát triển chậm.
- Nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số phản ánh những nhận thức và tập
quán, lối sống văn hoá phong phú, đa dạng với hai mặt tích cực và hạn chế
nhất định trước nhu cầu phát triển và hoà nhập của cộng đồng và khu vực hoà
nhập vào sự phát triển chung của quốc gia.
- Đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói cao. Những nhân
tố này đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển nhiều mặt của thanh thiếu

niên các dân tộc với tư cách là nguồn nhân lực cho sự phát triển.

19


×