EC N
KH
G
NG
VI N
S
C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân và một
số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học
Tài Nguyên và môi trường, năm 2019
Nguyễn Tiến Quyền1, Hồ Thị Minh Lý2
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 532 sinh
viên trường Đại học Tài nguyên và môi trường năm 2019
cho thấy hơn 1/5 số sinh viên tham gia nghiên cứu đã
từng có hành vi quan hệ tình dục trước hơn nhân (chiếm
tỷ lệ 22,2%). Độ tuổi sinh viên có quan hệ tình dục lần
đầu nhỏ nhất là 15 tuổi, cao nhất là 23 tuổi, tuổi trung bình
là 18,5±1,89 tuổi. Trong số 118 sinh viên có quan hệ tình
dục trước hơn nhân, 6,7% sinh viên làm bạn tình mang thai
hoặc bản thân mang thai ngoài ý muốn. Nghiên cứu đã xác
định được một số yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình
dục trước hơn nhân của sinh viên bao gồm: giới (OR=3,18;
95%CI: 2,087-4,850; p<0,05), tuổi (OR=1,96; 95%CI:
1,289-2,989; p<0,05), năm học (OR=1,93; 95%CI: 1,2652,931; p<0,05), từng xem phim/ hình ảnh kích dục trên
internet (OR=3,78; 95%CI: 2,18-6,55, p< 0,05), có người
yêu (OR=4,26; 95%CI: 2,778-6,559, p< 0,05).
Từ khóa: Quan hệ tình dục trước hôn nhân, sinh viên.
Abstract:
Behavior
of
premarital
sex
and some related factors among
students of University of Natural
Resources and Environment, 2019
This cross-sectional descriptive study conducted
on 532 students of the University of Natural Resources
and Environment in 2019 showed that more than 1/5 of
the students participated in the study had premarital sex
(22.2%). The average age of students having sex for the
first time was 18.5 ± 1.89 years, varieted from 15 years
old to 23 years old. Among 118 students who have sex
before marriage, 6.7% made partners being pregnant or
been unintended pregnant. The study has identified a
number of factors related to pre-marital sexual behavior
including: gender (OR = 3.18; 95% CI: 2.087-4,850; p
<0.05), age (OR = 1.96, 95% CI: 1,289-2,989, p <0.05),
the school year (OR = 1.93; 95% CI: 1,265-2,931; p
<0,05), watching movies / pictures internet about sex (OR
= 3.78; 95% CI: 2.18-6,55, p <0.05) and having a lover
(OR = 4.26; 95% CI: 2,778-6,559, p < 0.05).
Key words: Premarital sex, students.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, quan hệ tình dục trước hơn nhân đang trở
thành vấn đề nổi cộm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tình
dục trước hơn nhân gây ra nhiều hậu quả nghiêm trong.
Hàng năm có khoảng 15 triệu nữ vị thành niên tuổi từ 15
-19 tuổi sinh con, chiếm hơn 10% số trẻ em sinh ra trên
thế giới. Trong số các trường hợp mắc các bệnh lây truyền
qua đường tình dục cứ 20 người mắc bệnh thì có 1 người
là vị thành niên. Tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi này
ngày một gia tăng [1].
Việt Nam không nằm ngồi tình hình chung của thế
giới. Tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên của nước ta
cao nhất Đông Nam Á và nằm trong top 5 trên thế giới
[2], [3]. Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em,
năm 2010 cả nước có hơn 9.000 trường hợp phá thai là
vị thành niên. Đến năm 2015 con số này là khoảng hơn
5.500 trường hợp phá thai thực hiện ở hệ thống công,
chưa kể các cơ sở y tế tư nhân. Cũng trong năm 2015,
có hơn 42.000 trường hợp đẻ là vị thành niên, chiếm hơn
3,5% [3].
Sinh viên trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội chủ yếu tuổi từ 18 đến 24 tuổi, từ các tỉnh
thành trong cả nước. Với mong muốn tìm hiểu hành vi
quan hệ tình dục trước hơn nhân (QHTDTHN) của sinh
viên trường Đại học Tài Nguyên và môi trường hiện
nay như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến thức
trạng trên? Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về “Hành
vi quan hệ tình dục trước hơn nhân và một số yếu tố
1. Trường Đại học Tài nguyên và môi trường
2. Trường Đại học Thăng Long
Tác giả chính: Nguyễn Tiến Quyền; Điện thoại: 0945238999; Email:
Ngày nhận bài: 04/09/2020
Ngày phản biện: 18/09/2020
Ngày duyệt đăng: 02/10/2020
Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn
137
2020
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
liên quan của sinh viên trường Đại học Tài Nguyên Môi
trường năm 2019”.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất và năm
thứ 4, Đại học Tài nguyên và mơi trường Hà Nội.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Sinh viên có mặt tại thời điểm
nghiên cứu; chưa lập gia đình; đồng ý tham gia nghiên
cứu; có khả năng giao tiếp và trả lời các câu hỏi; khơng có
vấn đề về tâm thần
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành tại Trường Đại học Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội, số 41A đường Phú Diễn, quận Bắc
Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Từ tháng 4/2019 đến tháng
10/2019.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích, sử dụng
công cụ điều tra là bảng câu hỏi phát vấn
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng
tỉ lệ cho nghiên cứu mơ tả cắt ngang
n = Z2(1-α/2)
p(1- p)
d2
Trong đó: n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu; Z2(1-α/2): Hệ
= 1,96; p: Là tỷ
số tin cậy ứng với 95% (α=0,05),
lệ sinh viên đã quan hệ tình dục trước hơn nhân. Lấy p =
0,28 [4]; d: Sai số mong muốn tuyệt đối so với p, chọn d =
0,04. Thay vào cơng thức trên tính được n= 484. Trên thực
tế chúng tôi đã chọn được 532 sinh viên cho nghiên cứu.
Chọn mẫu: Do tỉ lệ sinh viên năm thứ nhất và năm
thứ 4 của trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà
Nội tương đương nhau nên tại mỗi nhóm sinh viên chúng
tơi chọn 265 sinh viên bằng phương pháp lấy mẫu thuận
tiện cho đến khi đủ số lượng sinh viên thì dừng. Trên thực
tế, trong tổng số 532 sinh viên tham gia nghiên cứu, sinh
viên năm nhất là 265 em và sinh viên năm tư là 267 em.
2.5. Kỹ thuật phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1; xử lý số
liệu bằng phần mềm Stata 12.0; sử dụng các thuật toán
trong thống kê mô tả để đưa ra các tỷ lệ và tỷ lệ %; sử
dụng phương pháp kiểm định khi bình phương để so sánh
hai tỷ lệ và tỷ suất chênh OR, CI 95% và giá trị p để xác
định mối liên quan.
2.6. Đạo đức nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được Hội đồng duyệt đề
cương Trường Đại học Thăng Long thông qua và được
Ban Giám hiệu trường Đại học Tài Nguyên – Môi trường
Hà Nội cho phép thực hiện nghiên cứu. Đối tượng tham
gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện. Các thơng tin về đối
tượng được giữ bí mật và chỉ được sử dụng với mục đích
nghiên cứu khoa học.
III. KẾT QUẢ
3.1. Hành vi quan hệ tình dục trước hơn nhân của
sinh viên trường Đại học Tài nguyên và môi trường
năm 2019
Bảng 1. Thực trạng quan hệ tình dục trước hơn nhân của sinh viên (n=532)
Đã từng QHTD
Số lượng
Tỷ lệ %
Có
118
22,2
Khơng
382
71,8
Khơng biết/ khơng trả lời
32
6,0
Đa số đối tượng chưa có QHTD (71,8%). Tỷ lệ đối tượng đã có QHTD trong nghiên cứu là 22,2%.
Bảng 2. Tuổi khi lần đầu thực hiện hành vi quan hệ tình dục (n=118)
Tuổi khi QHTD lần đầu tiên
Số lượng
Tỷ lệ %
Khơng nhớ
37
31,4
Có nhớ
81
68,6
Min - Max
TB±SD
138
15 - 23
18,5±1,89
Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn
EC N
KH
G
NG
VI N
S
C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Độ tuổi trung bình của các đối tượng có QHTD lần đầu là 18,5±1,89; nhỏ nhất là 15 tuổi, cao nhất là 23 tuổi.
Bảng 3. Thực trạng mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai của sinh viên (n=118)
Làm bạn tình mang thai, bản thân mang thai ngồi ý muốn
Số lượng
Tỷ lệ
8
6,7
110
93,3
Có
Khơng
Nam sinh viên (n=67)
Làm cho bạn tình có thai
SL
%
7
10,5
Nữ sinh viên (n=51)
Đã từng mang thai
Tuổi khi lần đầu làm bạn tình mang thai
Khơng trả lời/ không nhớ: 3
Min: 15
Max: 20
TB ± SD: 16,5 ±2,36
Đã từng làm bạn tình có thai
sau đó phải nạo phá thai
%
1
2,0
Tuổi khi mang thai lần đầu: 18 tuổi
5
Đã từng nạo phá thai
Lý do việc nạo phá thai (n=5)
1
Lý do việc nạo phá thai
Do chưa muốn có con
4
do chưa muốn có con
Do khơng muốn giới tính đứa
con đó
Do gia đình ép buộc
SL
Do khơng muốn giới tính đứa
con đó
1
Do gia đình ép buộc
Do bạn tình ép buộc
Do bạn tình ép buộc
Lý do kinh tế
Lý do kinh tế
Trong 118 sinh viên đã từng QHTD có 8 sinh viên
(6,7%) đã từng làm bạn tình mang thai hoặc bản thân
mang thai ngồi ý muốn. Có 7/67 sinh viên nam đã từng
làm bạn tình mang thai. Tuổi khi lần đầu làm bạn tình
mang thai thấp nhất là 15 tuổi và tuổi trung bình là 16,5.
1
1
Có 5/7 sinh viên làm bạn tình mang thai cho biết bạn tình
sau đó phải nạo phá thai. Lý do đưa ra chủ yếu do chưa
muốn có con và gia đình ép buộc. Chỉ có 1 nữ sinh trong
nghiên cứu mang thai ngoài ý muốn. Tuổi mang thai lần
đầu là 18 tuổi.
Bảng 4. Mối liên quan giữa giới tính, độ tuổi, năm học và nơi ở và hành vi quan hệ tình dục
trước hơn nhân của sinh viên (n=532)
Đặc điểm
Quan hệ tình dục trước hôn nhân
Đã từng (SL (%))
Không (SL (%))
Nam
69 (35,2)
127 (64,8)
Nữ
49 (14,6)
287 (85,4)
p
OR (95%CI)
Giới tính
3,18
2,087-4,850
<0,01
Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn
139
2020
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
Tuổi
> 20
74 (27,9)
191 (72,1)
≤ 20
44 (16,5
223 (83,5)
Năm tư
74 (27,7)
193 (72,3)
Năm nhất
44 (16,6)
221 (83,4)
1,96
1,289-2,989
<0,01
1,93
1,265-2,931
<0,01
Năm học
Nam sinh viên có khả năng có QHTD THN gấp
3,18 lần so với nữ sinh viên (OR=3,18; 95%CI: 2,0874,850; p<0,05). Sinh viên trên 20 tuổi có khả năng có
QHTD THN gấp 1,96 lần so với sinh viên từ 20 tuổi trở
xuống (OR=1,96; 95%CI: 1,289-2,989; p<0,05). Sinh
viên năm tư có khả năng có QHTD THN gấp 1,93 lần
so với sinh viên năm nhất (OR=1,93; 95%CI: 1,2652,931; p<0,05).
Bảng 5. Mối liên quan giữa một số đặc điểm các nhân và hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân
của sinh viên (n=532)
Đặc điểm
QHTD THN
Đã từng (SL (%)) Khơng (SL (%))
OR (95%CI)
p
Xem phim hoặc hình ảnh kích dục trên internet
Đã từng
101 (28,5)
253 (71,5)
17 (9,6)
161 (90,4)
Có
73 (39,0)
114 (61,0)
Khơng
45 (13,0)
300 (87,0)
Chưa từng
3,78
2,18-6,55
< 0,01
4,26
2,778-6,559
< 0,01
Có người yêu
Sinh viên đã từng xem phim/ hình ảnh kích dục trên
internet có khả năng có hành vi QHTD THN gấp 3,78 lần
so với nhóm chưa từng xem (OR=3,78; 95%CI: 2,18-6,55,
p<0,05). Sinh viên có người yêu có khả năng có hành vi
QHTD THN gấp 4,26 lần so với nhóm chưa có người yêu
(OR=4,26; 95%CI: 2,778-6,559, p<0,05).
IV. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 22,2% sinh viên đã
từng có QHTD. Kết quả này cao hơn kết quả của SAVY2
(9,5%) [5]. Tuy nhiên, so với nghiên cứu của Nguyễn
Trường Sơn tại trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh năm 2018
(63,5%) thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn
[6].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tuổi QHTD lần
đầu sớm nhất của sinh viên là 15 tuổi. Như vây, ĐTNC của
140
Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn
chúng tơi có độ tuổi QHTD lần đầu sớm hơn so với nghiên
cứu của Lê Thị Thương (16 tuổi) [7]. Tuổi QHTD lần đầu
trung bình của sinh viên trường Đại học Tài nguyên – môi
trường là 18,5. Độ tuổi này trẻ hơn so với nhóm đối tượng
nghiên cứu tại Cao đẳng y tế Bạc Liêu (19,5 tuổi) [8]. Có
thể nhận thấy, xu hướng QHTD THN ở sinh viên ngày
càng sớm hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tơi có 6,7% sinh viên
đã từng làm bạn tình mang thai hoặc bản thân mang thai
ngoài ý muốn. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của
Nguyễn Trường Sơn (28,4%) [6]. Số nam sinh viên đã
từng làm cho bạn tình mang thai là 7 người, chiếm tỷ lệ
10,5% . Tỷ lệ đã từng mang thai ở nữ là 2,0%. Những con
số này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Mai Thị
Kim Thoa (2015) với tỷ lệ tương ứng là 19,7% và 16,6%
[9]. Đáng lưu ý, tuổi khi lần đầu làm bạn tình mang thai
EC N
KH
G
NG
VI N
S
C
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
của nam sinh viên nhỏ nhất là 15 tuổi, tuổi trung bình là
16,5 tuổi. Tuổi khi mang thai lần đầu của nữ là 18 tuổi.
Như vậy, các em làm bạn tình mang thai (nam sinh viên)
và đã từng có thai ngồi ý muốn (nữ sinh viên) khi cịn rất
trẻ. Điều này có thể do các em nhận thức còn chưa đầy đủ
của việc QHTD trước hơn nhân. Cũng vì mang thai và làm
bạn tình mang thai khi còn rất trẻ nên dẫn đến thực trạng
phải nạo phá thai (NPT) (5/7 bạn tình của nam sinh viên
phải NPT và 1 nữ sinh viên NPT). Lý do chính được đưa
ra là do chưa muốn có con và gia đình ép buộc.
Trong nghiên cứu này, chúng tơi thấy sinh viên là
nam giới có khả năng QHTD THN gấp 3,18 lần so với
sinh viên là nữ giới. Kết quả này tương đồng với nghiên
cứu tại trường Đại học Y Hà Nội năm 2015 (OR = 2,7;
p<0,05) [10].
Ngoài yếu tố giới, nghiên cứu của chúng tơi tìm
thấy mối liên quan giữa tuổi, năm học và hành vi QHTD
THN của sinh viên. Sinh viên trên 20 tuổi có khả năng
có QHTD THN gấp 1,96 lần so với sinh viên từ 20 tuổi
trở xuống (OR=1,96; 95%CI: 1,289-2,989; p<0,05). Sinh
viên năm tư có khả năng có QHTD THN gấp 1,93 lần so
với sinh viên năm nhất (OR=1,93; 95%CI: 1,265-2,931;
p<0,05). Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Trường Sơn. Nghiên cứu của Nguyễn Trường
Sơn chưa tìm được các mối liên quan giữa tuổi và năm
học với hành vi QHTD THN [6].
Một yếu tố khác có liên quan đến hành vi QHTD
THN ở sinh viên trong nghiên cứu này là đã từng xem
phim hoặc hình ảnh kích dục trên internet. Việc tiếp xúc
nhiều với các văn hoá phẩm đồi truỵ là yếu tố nguy cơ
làm tăng khả năng thực hiện hành vi QHTD THN. Mối
liên quan giữa việc xem phim/ ảnh kích dục với hành vi
tình dục của thanh thiếu niên đã được tìm thấy trong một
số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Trần Văn
Hường, Lê Thị Thương và Trần Thị Mỹ Hạnh [4], [7],
[11]. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy sinh viên
đã từng xem phim/ hình ảnh kích dục trên internet có khả
năng có hành vi QHTD THN gấp 3,78 lần so với nhóm
chưa từng xem (OR=3,78; 95%CI: 2,18-6,55, p<0,05).
Việc có người yêu cũng được xác định là yếu tố
liên quan đến hành vi QHTDTHN của đối tượng nghiên
cứu. Sinh viên có người yêu có khả năng có hành vi
QHTD THN gấp 4,26 lần so với nhóm chưa có người yêu
(OR=4,26; 95%CI: 2,778-6,559, p<0,05). Sinh viên có
người u có khả năng khơng làm chủ được cảm xúc khi
tiếp xúc với người yêu dẫn đến làm tăng nguy cơ thực
hiện hành vi QHTD trước hôn nhân.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ sinh viên có hành vi quan hệ tình dục trước
hơn nhân là 22,2%, ở độ tuổi trung bình 18,5±1,89 (1523 tuổi). 6,7% sinh viên làm bạn tình mang thai hoặc bản
thân mang thai ngoài ý muốn. Một số yếu tố liên quan đến
hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân gồm giới, tuổi,
năm học, từng xem phim/ hình ảnh kích dục trên internet
và có người u.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình. Kết quả khảo sát, đánh giá kiến thức thái độ và thực hành về dân số
kế hoạch hóa gia đình; phòng chống STDs cho thanh niên, vị thành niên tại địa bàn và ngồi địa bàn đề án kiểm sốt
dân số các vùng biển đảo, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2012, 2012, Hà Nội.
2. Hải Linh. Việt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới truy cập ngày 02/07/2019, tại trang
web http://trithucvn,net/chinh-tri-xa-hoi/viet-nam-la-1-trong-3-nuoc-co-ty-le-nao-pha-thai-cao-nhat-the-gioi,html.
3. Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình. Số liệu thống kê chuyên ngành, 2015.
4. Trần Văn Hường. Thực trạng, quan điểm và các yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hơn nhân của sinh
viên Trường đại học Sao Đỏ tỉnh Hải Dương năm 2012. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, 2012 Trường Đại học Y
tế công cộng.
5. Bộ Y tế. Điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên (SAVY) lần thứ 2, 2008.
6. Nguyễn Trường Sơn. Kiến thức, thái độ về quan hệ tình dục an tồn của sinh viên Trường Cao Đẳng Y tế Trà
Vinh và một số yếu tố liên quan.Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, 2018, Trường Đại học Y tế công cộng.
7. Lê Thị Thương. Thực trạng, quan điểm về quan hệ tình dục trước hơn nhân và một số yếu tố liên quan của
sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2015. Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, 2015, Trường Đại học Y tế
công cộng.
Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn
141
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
2020
8. Lâm Thị Bạch Tuyết. Mô tả thực trạng hành vi quan hệ tình dục trước hơn nhân và các yếu tố liên quan của
sinh viên cao đẳng Trường Cao đẳng y tế Bạc Liêu năm 2011. Luận văn (Chuyên khoa I Y tế công cộng), 2011, Trường
Đại học Y tế công cộng.
9. Mai thị Kim Thoa. Quan niệm, hành vi và một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hơn nhân của
sinh viên trường Đại học Đồng Tháp, năm 2015. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, 2015, Trường Đại học Y tế công
cộng.
10. Lê Thanh Hà và Nguyễn Hữu Thắng. Quan hệ tình dục trước hơn nhân của sinh viên Trường đại học Y Hà
Nội năm 2015 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Nghiên cứu y học. 2016, 104 (6)-2016: 85-91.
11. Trần Thị Mỹ Hạnh. Mối liên quan của việc xem phim ảnh đồi trụy tới quan niệm và hành vi tình dục của thanh
thiếu niên Gia Lâm Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, 2008, Trường Đại học Y tế công cộng.
142
Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn