Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu rủi ro trong xây dựng nhà cao tầng khi cung cấp bảo hiểm xây dựng, áp dụng cho khách sạn lavista đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 93 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Tú

i


LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin chân thành cám ơn quý thầy cô Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng –
Khoa Cơng trình đã truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập ở trường.
Tác giả xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy TS Đinh Thế Mạnh đã nhiệt
tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Cám ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, các nhân viên tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm
Quân đội đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong việc tìm hiểu và
thu thập thơng tin có liên quan để hoàn thiện luận văn này.
Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả còn
được sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị, các bạn trong lớp cao học
24QLXD21 và bạn bè đồng nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này.
Thời gian làm luận văn chưa phải là nhiều, bản thân kinh nghiệm của tác giả còn hạn
chế nên chắc chắn luận văn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự góp ý của các đồng nghiệp và sự chỉ bảo của q thầy cơ. Đó là sự giúp đỡ quý báu
để tác giả cố gắng hoàn thiện hơn nữa trong q trình nghiên cứu và cơng tác sau này.

Xin trân trọng cảm ơn!

ii




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN.................................................................................................................................. ii
mục lục ........................................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ......................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1
1.1 Khái quát chung về rủi ro trong xây dựng ...................................................................... 4
1.2 Đánh giá chung về rủi ro và bảo hiểm trong xây dựng.................................................... 5
1.2.1 Đánh giá chung về rủi ro trong xây dựng ................................................................... 5
1.2.2 Bảo hiểm trong xây dựng.......................................................................................... 11
1.3 Tổng quan về quản lý rủi ro trong xây dựng.................................................................. 16
1.3.1 Các rủi ro chung của các đơn vị liên quan đến dự án .............................................. 17
1.3.2 Các rủi ro có thể gặp phải của chủ đầu tư ............................................................... 17
1.3.3 Các rủi ro có thể gặp phải của nhà thầu .................................................................. 17
1.3.4 Các rủi ro có thể gặp phải của đơn vị tư vấn............................................................ 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................................. 19
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ RỦI RO VÀ BẢO HIỂM XÂY
DỰNG CƠNG TRÌNH NHÀ CAO TẦNG ................................................................................ 21
2.1 Cơ sở lý thuyết về Quản lý rủi ro ...................................................................................... 21
2.1.1 Các phương pháp xử lý rủi ro .................................................................................. 21
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về quản lý rủi ro ............................................................................... 23
2.2 Các quy định về bảo hiểm trong xây dựng cơng trình nhà cao tầng .............................. 26
2.2.1 Các văn bản pháp lý quy định chung về bảo hiểm .................................................... 26
2.2.1 Các văn bản pháp lý quy định về bảo hiểm xây dựng ............................................... 26
2.3 Điều kiện cung cấp bảo hiểm xây dựng nhà cao tầng theo mức độ rủi ro ...................... 33
2.3.1 Rủi ro thiết kế trong xây dựng nhà cao tầng ............................................................. 33

2.3.2 Rủi ro thi công trong xây dựng nhà cao tầng ........................................................... 36
2.3.3 Rủi ro an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong xây dựng nhà cao tầng .............. 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 46

iii


3.1 Giới thiệu chung về cơng trình Khách sạn Lavista Đà Nẵng ........................................... 47
3.1.1 Giới thiệu chung về khí hậu, địa chất khu vực dự án ............................................... 47
3.1.2 Biện pháp thi công của dự án................................................................................... 49
3.2 Thực trạng về quản lý rủi ro và cung cấp bảo hiểm xây dựng nhà cao tầng tại các
công ty bảo hiểm ....................................................................................................................... 52
3.2.1 Thực trạng về quản lý rủi ro thiết kế trong cung cấp bảo hiểm xây dựng nhà cao tầng
.......................................................................................................................................... 53
3.2.2 Thực trạng về quản lý rủi ro kỹ thuật thi công trong cung cấp bảo hiểm xây dựng nhà
cao tầng ............................................................................................................................ 54
3.2.3 Thực trạng về quản lý rủi ro an tồn lao động, vệ sinh mơi trường trong cung cấp
bảo hiểm xây dựng nhà cao tầng ...................................................................................... 55
3.3 Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro khi cung cấp bảo hiểm xây dựng cơng trình
Khách sạn Lavista Đà Nẵng ..................................................................................................... 57
3.3.1 Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro thiết kế trong cung cấp bảo hiểm xây dựng cơng
trình Khách sạn Lavista Đà Nẵng..................................................................................... 57
3.3.2 Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật thi công trong cung cấp bảo hiểm xây
dựng cơng trình Khách sạn Lavista Đà Nẵng ................................................................... 64
3.3.3 Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro an tồn lao động, vệ sinh mơi trường trong cung
cấp bảo hiểm xây dựng cơng trình Khách sạn Lavista Đà Nẵng ...................................... 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 83
Kết luận ..................................................................................................................................... 83
Kiến nghị ................................................................................................................................... 83

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................................... 85

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Cứu hộ vụ sập giàn giáo Vũng Áng .............................................................................. 56
Hình 3.2: Năng lực của cơng ty A.S.P.T ...................................... Error! Bookmark not defined.8
Hình 3.3: Hình ảnh khách sạn Mường Thanh Đà Nẵng ................................................................ 60
Hình 3.4: Sơ đồ khối thể hiện công tác quản lý rủi ro thiết kế ...................................................... 61
Hình 3.5: Sơ đồ khối thể hiện cơng tác quản lý rủi ro thi cơng ..................................................... 70
Hình 3.6: Sơ đồ khối thể hiện công tác quản lý rủi ro an tồn lao động và vệ sinh mơi trường.....76

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Danh mục cơng trình, hạng mục cơng trình có ảnh hưởng đến an tồn cộng đồng............... 28
Bảng 3.1: Một số cơng trình tiêu biểu của công ty A.S.P.T .......................................................... 59

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
ATLĐ An tồn lao động

MIC Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội
HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
VSMT Vệ sinh môi trường


vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Hiện nay, dân số ở các thành phố lớn ở nước ta gia tăng với tốc độ rất nhanh. Điển
hình như Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm tăng khoảng 250.000 người, cịn Hà Nội,
mỗi năm tăng khoảng 200.000 người. Mật độ dân số của Thành phố Hồ Chí Minh là
3.888 người/km2, cao nhất cả nước, Hà Nội là 2.171 người/km2, cao thứ 2 cả nước.
Với lượng dân tăng như vậy, nhu cầu về chỗ ở là hết sức cần thiết. Để giải quyết vấn
đề chỗ ở, nhà chung cư cao tầng là xu hướng tất yếu.
Từ năm 2006 trở lại đây, các dự án nhà chung cơ cao tầng liên tục được triển khai với
số lượng ngày càng gia tăng. Để phục vụ nhu cầu của người dân, các nhà chung cư này
mở dịch vụ trông xe cho người dân. Và để phục vụ nhu cầu thiết yếu này, các tòa nhà
chung cư cần có tầng hầm để phục vụ nhu cầu gửi xe. Vì vậy, các tịa nhà chung cư
hiện nay đều có thiết kế hầm gửi xe. Tùy theo số lượng người, nhà mà thiết kế số
lượng hầm cho phù hợp, nhưng thơng thường sẽ là có từ 2 đến 3 tầng hầm.
Các tòa nhà chung cư được xây dựng ở các thành phố lớn, nên điều kiện địa chất
thường là tốt, thiên tai cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất khi xây dựng
các nhà chung cư có hầm là có thể làm sụt lún, nứt những cơng trình xung quanh. Vì ở
các thành phố, mật độ xây dựng thường rất cao. Các nhà thầu thi công tuy đã áp dụng
công nghệ thi công mới: top-down, khoan cọc nhồi,… nhưng có một số trường hợp
khơng tránh khỏi làm sụt lún, nứt cơng trình bên cạnh. Điển là vụ sập nhà số 43 Cửa
Bắc, Hà Nội vào ngày 04/08/2016, nguyên nhân là do nhà số 41 bên cạnh sửa chữa
móng. Trường hợp xảy ra sụt lún, nứt cơng trình bên cạnh sẽ làm thiệt hại cho nhà
thầu, tài sản, tính mạng của cơng trình, người ở bên cạnh. Theo Nghị định
119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015, cơng trình nhà chung cư, nhà tập thể, ký túc xá,
nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên đều phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư

xây dựng [1]. Việc mua bảo hiểm này có lợi cho 3 bên: Nhà nước, nhà thầu thi cơng,
chủ sở hữu cơng trình bên cạnh bị ảnh hưởng.
Vì quy định bắt buộc phải mua bảo hiểm, nên các nhà thầu hoặc chủ đầu tư sẽ tìm đến
các cơng ty bảo hiểm. Tuy nhiên, khi xem xét có trường hợp cơng ty bảo hiểm đồng ý,
1


cũng có trường hợp từ chối do: Nguyên tắc của bảo hiểm là bảo hiểm cho những rủi ro
không lường trước được, tức là khơng biết rủi ro đó có chắc chắn xảy ra hay khơng.
Đối với cơng trình mà đánh giá là chắc chắn hoặc gần như sẽ xảy ra rủi ro thì sẽ từ
chối bảo hiểm. Trường hợp bị từ chối, nhà thầu hoặc chủ đầu tư sẽ tìm đến cơng ty bảo
hiểm khác hoặc thay đổi thiết kế, biện pháp thi công, bởi nếu không được bảo hiểm thì
sẽ khơng thể xây dựng cơng trình.
Xuất phát từ thực tế phát sinh như vậy và sự đồng ý của khoa cơng trình- trường Đại
học Thủy Lợi cũng như sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của Tiến sĩ Đinh Thế Mạnh cùng
ban Tài sản Kỹ thuật, ban Giám định Bồi thường – Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm
Quân đội, nên học viên chọn đề tài “Nghiên cứu rủi ro trong xây dựng nhà cao tầng khi
cung cấp bảo hiểm xây dựng. Áp dụng cho Khách sạn Lavista Đà Nẵng” làm đề tài
nghiên cứu thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro khi cung cấp bảo hiểm xây dựng công trình
nhà cao tầng, áp dụng đối với Khách sạn Lavista Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rủi ro trong thời gian xây dựng cơng trình khách sạn Lavista Đà
Nẵng đứng trên góc độ của cơng ty bảo hiểm.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro khi cung cấp bảo hiểm xây dựng
cơng trình nhà cao tầng, áp dụng đối với dự án xây dựng Khách sạn Lavisa Đà Nẵng.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận
Tiếp cận các nghiên cứu về công tác quản lý rủi ro và thực trạng về công tác đánh giá
rủi ro khi cung cấp bảo hiểm xây dựng.
2


Các văn bản luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơng trình.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu;
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
Phương pháp thống kê;
Phương pháp phân tích so sánh;
Một số phương pháp kết hợp khác để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề được đặt ra.
5. Kết quả đạt được
Đồng ý cung cấp bảo hiểm cho dự án xây dựng khách sạn Lavista Đà Nẵng. Đề xuất
một số biện pháp phòng ngừa, một số biện pháp xử lý rủi ro thường gặp nhằm khắc
phục, giảm thiểu thiệt hại một cách nhanh và an toàn nhất.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO VÀ BẢO HIỂM
TRONG XÂY DỰNG
1.1 Khái quát chung về rủi ro trong xây dựng
Theo nghiên cứu, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro. Tuy nhiên, qua quá trình
học bộ mơn Phân tích rủi ro của PGS.TS Mai Văn Cơng, Giảng viên Bộ mơn Cơng
Trình Cảng – Đường thủy, Khoa Cơng Trình, trường Đại học Thủy Lợi, học viên nhận
thấy một số định nghĩa về rủi ro đơn giản, dễ hiểu như sau [1]:
Rủi ro là xác xuất xảy ra một sự cố ngoài ý muốn trong một quy trình/quá trình hay của
một đối tượng.

Rủi ro là hậu quả của một sự cố ngồi ý muốn.
Rủi ro là tích số của xác xuất xảy ra sự cố và hậu quả do sự cố.
Rủi ro là một hàm của xác xuất xảy ra thiệt hại và hậu quả thiệt hại.
Như vậy, khái niệm rủi ro liên quan phần lớn đến những hành động mang tính chất
quyết định của con người. Hậu quả của những hành động này là không thể lường trước
được. Rủi ro thể hiện trên rất nhiều khía cạnh: thời gian, chi phí, chất lượng, các hoạt
động xây dựng khác,….
Nghiên cứu rủi ro đề cập đến những sự kiện không may, xảy ra gây thiệt hại về lợi ích
của con người như thiệt hại về sức khỏe, tài sản,….. Rủi ro luôn hiện diện trong mọi
hoạt động của con người. Khi rủi ro xảy ra, ta không thể dự đốn được chính xác kết quả
của rủi ro đó mang lại. Như vậy, rủi ro gây ra sự bất định. Sự bất định là sự nghi ngờ về
khả năng của con người trong việc dự đoán kết quả khi biết được có nguy cơ xảy ra rủi
ro. Nguy cơ xảy ra rủi ro là bất cứ khi nào và khơng có cách nào dự đốn được.
Qua các phân tích trên, học viên cho rằng, khái niệm về rủi ro đầy đủ như sau: Rủi ro là
tổng hợp của những sự kiện ngẫu nhiên tác động lên sự vật, hiện tượng làm thay đổi kết
quả của sự vật, hiện tượng và những tác động ngẫu nhiên đó có thể đo được bằng xác
xuất. Rủi ro có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, khi nhắc đến rủi ro, mọi người
phần lớn đều nghĩ đến tiêu cực. Và trong ngành bảo hiểm cũng vậy, rủi ro được hiểu là
sự kiện không mong muốn, ảnh hưởng xấu đến công việc, sự vật, sự việc,….
4


Như vậy, rủi ro trong xây dựng là tổng hợp của những sự kiện ngẫu nhiên tác động lên
dự án xây dựng thông qua các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến dự án (chủ đầu tư, nhà
thầu chính, nhà thầu phụ, đơn vị tư vấn giám sát,…) làm thay đổi tiến độ, chi phí của dự
án. Nói chung, rủi ro xảy ra làm cho dự án thực hiện không đúng như dự kiến ban đầu.
1.2 Đánh giá chung về rủi ro và bảo hiểm trong xây dựng
1.2.1 Đánh giá chung về rủi ro trong xây dựng
Các dự án xây dựng từ nhỏ đến lớn thì có thời gian thi công khác nhau, tuy nhiên,
trong phạm vi luận văn, học viên chỉ xét đến những dự án xây dựng cho các cơng trình

nhà cao tầng có hầm. Ngày nay, việc xây dựng tầng hầm cho các tòa nhà cao tầng là
hết sức phổ biến. Xây dựng tầng hầm cần được hết sức coi trọng, nó khơng chỉ ảnh
hưởng đến cơng trình tịa nhà cao tầng đang thi cơng mà cịn ảnh hưởng đến các cơng
trình kiến trúc xung quanh. Hiện nay, vấn đề sự cố trong xây dựng nói chung và trong
xây dựng nhà cao tầng nói riêng được báo chí phản ánh rất nhiều. Do đó, nếu các cơng
ty bảo hiểm đánh giá rủi ro không kỹ, sẽ gặp những dự án xảy ra rủi ro trong quá trình
dự án đó thi cơng, dẫn đến việc phải bồi thường, ảnh hưởng đến an tồn tài chính. Các
sự cố có thể gặp phải khi thi công tầng hầm rất phúc tạp, bao gồm cả nguyên nhân
khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do các yếu tố thời tiết như giông,
bão, lốc, sạt lở đất. Đối với nguyên nhân khách quan, con người khơng thể phịng ngừa
được mà chỉ có thể sử dụng các biện pháp để giảm thiểu thiệt hại. Nguyên nhân chủ
quan là do con người tạo ra trong q trình thi cơng. Đối với ngun nhân này, con
người hồn tồn có thể phịng ngừa được trong q trình thi cơng. Học viên xin được
trình bày một số rủi ro xảy ra do con người gây ra theo hai ngun nhân chính sau:
Do khơng khảo sát địa chất kỹ lưỡng:
Sự cố tại cơng trình tịa nhà văn phòng ở Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội [2]:
Đây là cơng trình có diện tích mặt bằng vào khoảng 164

, cao 8 tầng, có 1 tầng

hầm. xây ngay sát ngơi nhà 4 tầng, có kết cấu khung, móng bằng với cốt đáy khoảng 1,2 m. Để thi công móng cọc ép và tầng hầm cho tịa nhà mới, đơn vị thi cơng ép cừ
xung quanh chu vi móng và tầng hầm bằng cọc ván thép U200 dài 6m. Cọc ép làm
móng chỉ cách căn nhà 4 tầng khoảng 0,5m nên đã thấy ảnh hưởng đến móng và độ ổn
định của căn nhà 4 tầng trong lúc thi công. Sau khi thi cơng xong tường vây hố móng,
5


đơn vị thi công đã đào hố để rút nước để thi công cọc và tầng hầm. Theo kết quả quan
trắc trong khoảng 04 tháng, độ lún của ngôi nhà 4 tầng về phía hố đào của tịa nhà cao
tầng đã lên đến 5cm, làm cho ngôi nhà bị lún nghiêng, tách hẳn khỏi nhà liền kề có sẵn

ở trên mái khoảng 15cm. Khi đó, cơng trình tịa nhà cao tầng chưa xong phần móng
nhưng phải dừng lại để tìm biện pháp xử lý. Nguyên nhân của sự cố được xác định là
do khi thi công ép cọc ván thép làm tường cừ đã gây chấn động đến nền và móng của
ngơi nhà 4 tầng. Ngồi ra, khi hút nước trong hố đào đã làm cho nền đất của móng căn
nhà 4 tầng lún. Độ lún không đều đã làm cho căn nhà 4 tầng nghiêng về phía hố đào.
Sự cố gây nứt tường nhà dân xung quanh khi xây dựng tòa nhà văn phòng trên đường
Nguyễn Trãi, Đống Đa, Hà Nội [2]:
Tòa nhà được thiết kế với 15 tầng nổi và 2 tầng hầm. Cơng trình có hố đào sâu 10m
được bảo vệ bằng tường cừ Larsen sâu 16m với hệ thống thanh chống bằng thép hình
để ổn định hố đào. Trong q trình thi cơng ép cọc Larsen và bơm hút nước trong hố
móng đã làm cho nền đất dưới móng của một số nhà dân gần đó bị lún khơng đều, gây
nứt tường nhà. Cơng trình đã phải ngừng thi công để xử lý sự cố. Nguyên nhân được
xác định là do chân tường cừ chưa được đặt vào tầng đất sét dẻo cứng mà đặt vào tầng
cát pha chứa nước. Trong khi đó, mực nước ngầm ngồi hố móng chỉ cách mặt đất
khoảng 1m. Vì vậy, khi bơm nước hạ mực nước trong hố móng đã hạ mực nước chênh
lệch làm cho áp lực nước trong lỗ rỗng thay đổi và làm cho nền đất dưới hố móng bị
lún. Một phần cũng là do tường vây bằng cọc Larsen cũ khơng kín nước, làm cho nước
ở trong và ngồi hố đào thơng nhau qua chân và thân tường vây.
Sự cố tạo hố sâu trên vỉa hè khi xây dựng tầng hầm tòa cao ốc Residence tại Thành
phố Hồ Chí Minh [2]:
Tịa cao ốc Residence được thiết kế với 13 tầng nổi và 1 tầng hầm. Khi đào ở độ sâu 8m, dưới đáy hố móng phát hiện nước ngầm phun lên rất mạnh kèm theo các hạt cát
nhỏ. Hậu quả của việc này là ngày 31/10/2007, vỉa hè đường Nguyễn Siêu xuất hiện
hố sụt kích thước 4x4m và có độ sậu 3-4m. Tịa chung cư Casaco trên đường Thi Sách
bị lún nghiêm trọng. Nguyên nhân được xác định là do tường cừ bằng cọc Larsen
không ngăn được nước nên khi hút nước để thi công tầng hầm thì cột nước chênh áp
ngồi thành hố đào đã tạo nên áp lực lớn đẩy nước qua chân tường vây đẩy trồi đáy
móng lên, đồng thời cuốn theo cát làm sụt lún nền của các cơng trình xung quanh.
6



Biện pháp xử lý được đưa ra là lấp ngay các hố đào sâu và hố sụt nhằm tạo cân bằng
áp lực, tránh tình trạng sụt lún tiếp. Đồng thời, lắp đặt thiết bị quan trắc dịch chuyển,
lún và động thái của nước dưới mặt đất để kịp thời phát hiện sự cố.
Sự cố nứt tường hẻm và làm nghiêng tường ngăn khi xây dựng tầng hầm tòa cao ốc
văn phịng Bến Thành TSC – 186 Lê Thánh Tơn [2]:
Cơng trình có diện tích mặt bằng 10x40m với thiết kế 2 tầng hầm. Cuối năm 2007, khi
đang đào hố móng phục vụ cho cơng tác thi cơng tầng hầm thì nước ngầm ở đáy hố
đào phun lên rất mạnh, đồng thời làm phồng đáy hố và làm xê dịch tường cừ bằng cọc
Larsen. Đất nền bị sụt lún làm nứt tường hèm lân cận và làm nghiêng tường ngăn.
Cơng trình đã lập từng dừng thi công và dùng biện pháp khoan giếng để hạ mực nước
ngầm.
Nghiêng căn nhà bên cạnh khi thi cơng cơng trình Lim Tower tại 9-11 Tơn Đức
Thắng, quận 1, Tp HCM [2]:
Lim Tower được thiết kế với 32 tầng nổi và 2 tầng hầm. Khi xây dựng cơng trình Lim
Tower, trong q trình thi cơng tầng hầm, tại độ sâu -12m, nước ngầm kéo theo cát
chảy mạnh qua cơng trình đang thi cơng gây sụt lún, nghiêng khoảng

căn nhà

28/1A Ngô Văn Năm. Hậu quả là đã làm nguy hại đến những căn nhà liền kề, nhiều hộ
dân đã phải di dời khỏi nhà của họ để đảm bảo an tồn tính mạng. Ngun nhân được
xác định là do tác động của nước ngầm qua lỗ thủng của tường vây.
Do chất lượng thi công chưa tốt:
Sụt lún cơng trình trung tâm thương mại Đà Nẵng [2]:
Cơng trình được xây dựng trên nền cơng trình của Trung tâm thương mại Đà Nẵng cũ
do tập đoàn Nguyễn Kim làm chủ đầu tư. Cơng trình gồm 3 hạng mục chính:
Cơng trình xây chợ mới – Siệu thị Đà Nẵng với diện tích 2630

: 1 tầng hầm và 5


tầng nổi.
Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim có diện tích 1271

: 1 tầng hầm và 5 tầng nổi.

Trung tâm thương mại phức hợp Đà Nẵng có diện tích khn viên lên tới 14.600

:1

tầng hầm và 13 tầng nổi.
Sự cố xảy ra vào đêm ngày 31/5/2011, trong khi đang thi cơng, cơng trình đã bị sập 35
m taluy vỉa hè, làm nứt 15 m đường nhựa và vết nứt ăn sâu vào hơn 2 m mặt đường
hẻm. Nguyên nhân của sự cố được xác định là do đoạn tường Barrette bao quanh tòa
7


nhà vị trí phí Đơng tầng hầm bị nứt bục khiến đất đá phía ngồi sụt vào bên trong tầng
hầm. Biện pháp xử lý được Ban quản lý dự án đưa ra là đổ bêtông bịt lại chỗ bục, ngăn
không cho đất sụt tiếp. Tiến hành khắc phục phần đường và vỉa hè bị sụt, nứt. Cơng
trình được thực hiện dưới sự giám sát của 3 đơn vị: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng
công nghiệp và đô thị Việt Nam (tư vấn quản lý dự án); Công ty cổ phần tư vấn kiến
trúc xây dựng TT-AS và Công ty cổ phần tư vấn phát triển công nghệ xây dựng (tư
vấn thiết kế).
Sập nhà gần cao ốc M&C tại Thành phố Hồ Chí Minh [2]:
Tịa cao ốc M&C (Saigon One Tower) tại thửa đất số 33, tờ bản đồ số 4, 34 Tơn Đức
Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp HCM. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần
Địa ốc Sài Gòn M&C với tổng mức đầu tư khoảng 256 triệu USD. Hiện tại, cơng trình
này vẫn chưa xây xong cho dù vào cuối năm 2011, lúc ngưng thi cơng, khoảng 80%
khối lượng cơng việc đã được hồn thành. Có 3 ngun nhân chính dẫn đến việc qua
hơn 6 năm, dự án vẫn không được thực hiện: cổ đông chưa thu xếp được vốn; giãn tiến

độ để chờ thị trường bất động sản hồi phục; đền bù giải phóng mặt bằng. Dự án sử
dụng chiểu yếu là vốn vay nên cho dù ngưng thi cơng thì vẫn phải chịu chi phí 1 tỷ
VNĐ tiền lãi/ngày. Vào tháng 11/2015, Cơng ty Cổ phần Địa ốc Sài Gịn M&C đã bị
Cục thuế Tp HCM thơng báo phong tỏa hóa đơn vì nợ thuế quá hạn. Ngày 21/8/2017,
cao ốc M&C bị Cơng ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) thu giữ. Tài sản
cụ thể khi đó bao gồm: 14.954

diện tích thương phẩm của khu căn hộ cao cấp,

quyền sở hữu và khai thác kinh doanh toàn bộ cơng trình tầng hầm, khu trung tâm
thương mại, văn phịng cho th và cơng trình phụ trợ. Khi thi cơng tầng hầm thứ 3 đã
xảy ra sự cố, làm cho 2 ngôi nhà: ngôi nhà 3 tầng tại số 3 Hàm Nghi bị sụp đổ hồn
tồn; ngơi nhà 3 tầng tại số 5 Hàm Nghi bị kéo vách sụp đổ khoảng 50% diện tích.
Nguyên nhân được xác định là do lỗ hổng của tường vây, nước ngầm cùng bùn đất
chảy vào tầng hầm cơng trình gây sụt lún nền móng và sập đổ 2 căn nhà nêu trên.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư đã tiến hành bịt ngay lỗ hổng tường vây, đồng
thời khắc phục hậu quả đối với 2 căn nhà bị sụp đổ nêu trên.
Sự cố nứt tường nhà, vỡ ông nước của các hộ dân xung quanh cơng trình Trung tâm
thương mại thuộc khu chợ Đà Lạt [2]:

8


Cơng trình Trung tâm thương mại được thiết kế với 4 tầng hầm và 10 tầng nổi. Khi thi
công tầng hầm, đã xuất hiện vết nứt dài khoảng 200 m chạy qua khu dân cư gần đó,
làm ảnh hưởng tới khoảng 20 hộ. Vết nứt làm vỡ một loạt ống nước, nứt tường nhà,
chỗ rộng nhất khoảng 7 cm và tụt sâu 20 cm so với mặt đất. Nguyên nhân được xác
định là do tường vây của đơn vị thi cơng khơng đảm bảo nên đã làm đất đá phía ngoài
tường vây mất ổn định và gây ra các hiện tượng nếu trên. Ngay sau khi phát hiện sự
cố, đơn vị thi công đã phụt vữa hàn gắn các vết nứt, lún xung quanh và phối hợp với

các hộ dân để khắc phục hậu quả.
Sập căn nhà 4 tầng tại số 792A Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí
Minh [2]:
Đây là sự cố do chính người dân gây ra cho nhà của họ. Chủ căn nhà 4 tầng đã tiến
hành xây một căn nhà với 2 tầng hầm ngay bên cạnh căn nhà cũ. Khi đào hố móng sâu
khoảng 6 m, dài 9 m, rộng 3 m ngay sát với căn nhà cũ thì căn nhà cũ bị đổ sập hồn
tồn. Điều đáng nói là căn nhà cũ được xây kiên cố với 4 tầng và việc xây dựng căn
nhà mới của chủ nhà chưa được cơ quan chính quyền cấp phép xây dựng. Nguyên
nhân xác định là do khơng có biện pháp chống đỡ kiên cố, chỉ đóng cọc để đảm bảo sự
ổn định cho ngơi nhà cũ là chưa đủ nên đã xảy ra trường hợp đáng tiếc trên.
Sạt lở móng tịa nhà MD Complex Tower trên đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Hà
Nội [2]:
Cơng trình tịa nhà MD Complex Towe do cơng ty TNHH MTV đầu tư và phát triền
nhà đô thị làm chủ đầu tư. Cơng trình xảy ra sự cố sạt lở đoạn móng dài hơn 10 m
trong giai đoạn thi cơng. Khu vực sạt lở tiếp giáp với đường Nguyễn Cơ Thạch nên đã
làm ảnh hưởng tới một phần đường ống tuynel ngầm dưới lòng đất. Nguyên nhân được
xác định là do hố móng sâu 10 m đã được cắm 2 lớp cừ Larsen nhưng do mùa mưa
làm cho đất đá đẩy cong tường cừ gây sạt lở. Biện pháp xử lý ngay sau đó là ép lại cừ
phần bị sạt lở và thêm một lớp nữa ở sát đường Nguyễn Cơ Thạch.
Sự cố đổ sập tòa nhà Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ ở Tp Hồ Chí Minh khi xây
dựng tịa nhà Pacifi [2]c:
Cơng trình tịa cao ốc Pacific do cơng ty Bia Thái Bình Dương làm chủ đầu tư, nằm tại
số 43-45-47 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, quận 1, Tp Hồ Chí
Minh: phía Bắc giáp với tòa nhà YOCO cao 12 tàng của Báo Tuổi trẻ, phía Đơng giáp
9


với đường Nguyễn Thị Minh Khai, phía Đơng Nam tiếp giáp tòa nhà 2 tầng của Viện
Khoa học xã hội vùng Nam bộ, phía Tây giáp Sở Ngoại vụ. Cơng trình tịa nhà Pacific
được cấp phép xây dựng vào tháng 2/2005 với diện tích mặt bằng 1.750


, cao 78,5

m, 4 tầng hầm (11,8 m), 20 tầng nổi. Tổng diện tích sàn xây dựng là trên 22.000

.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công, chủ đầu tư cao ốc Pacific đã điều chỉnh thiết kế
thành 6 tầng hầm (21 m) và 21 tầng nổi mà chưa được Sở xây dựng thành phố cho
phép. Cơng trình sử dụng móng bêtơng cốt thép đặt trên 65 cọc barrette với kích
thước 2,8x1,2m sâu 67m. Theo thiết kế được phê duyệt, hệ tường vây gồm 50 tấm
panel kích thước từ 2,8 đến 5,7 m, dày 1 m, sâu 45 m nhưng khi thi công, đã thay đổi
thành 24 tấm panel kích thước ,28 đến 7,7 m, dày 1 m, sâu 45 m. Đến tháng 10/2007,
trong quá trình thi cơng tầng hầm của tịa nhà Pacific, tịa nhà 2 tầng của Viện Khoa
học xã hội vùng Nam bộ đã bị sập hồn tồn. Qua q trình giám định, Cơng ty Kiểm
định Xây dựng Sài Gịn kết luận: Nguyên nhân gây ra sự cố là do có khuyết tật tại các
vị trí roan tiếp giáp giữa 2 đột tường vây giáp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ
tại cao trình khoảng -21 m so với cốt nền tầng 1 xuất hiện một lỗ thủng dài 169 cm,
rộng 30-35 cm. Khuyết tật này xuất hiện trong quá trình đổ bêtơng cho tường vây, kết
hợp với áp lực nước ngầm rất mạnh tại vị trí lỗ thủng cũng như xuất hiện các túi nước,
túi bùn do cấu tạo địa chất dẫn đến tràn một lượng rất lớn nước và đất từ phía Viện
Khoa học xã hội Nam bộ. Việc này dẫn đến sụp đổ hoàn toàn căn nhà 2 tầng của Viện
Khoa học xã hội Nam bộ. Ước tính thiệt hại là 4,6 tỷ đồng (chưa tính thiệt hại về hồ
sơ, tài liệu).
Như vậy, có thể thấy rằng, rủi ro xảy ra trong q trình thi cơng dự án do con người,
cụ thể là do khảo sát địa chất chưa kỹ hoặc do chất lượng thi công không đảm bảo là
có thể phịng tránh được dựa vào báo cáo địa chất, quy trình, biện pháp thi cơng đã
được thiết kế. Ngoài ra, bên cạnh các rủi ro do ngun nhân từ con người, cịn có
những rủi ro từ thiên nhiên, đó là giơng, bão, sạt lở đất,…. Những rủi ro do thiên nhiên
gây ra thì khơng thể phịng tránh được, chỉ có thể sử dụng những biện pháp nhằm hạn

chế tổn thất do rủi ro đó gây ra mà thôi. Bởi vậy, để hạn chế, quản lý được rủi ro thì
chúng ta phải quản lý thật chặt ngay từ khi khảo sát dự án cho đến khi dự án được
nghiệm thu.

10


Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại mà cho tới
nay vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện từ khi nào. Từ xa xưa, kinh nghiệm cho
thấy rằng đôi khi cũng sẽ xảy ra việc mất mùa hoặc quân xâm lược ngăn cản người dân
của một thành phố thu hoạch lương thực ở những vùng xung quanh. Mặc dù, mỗi gia
đình đều có thể tự phịng cho trường hợp này nhưng họ đã nhận ra rằng việc dự trữ
chung hoặc theo từng nhóm sẽ hiệu quả hơn. Mỗi người sẽ đóng một khoản thuế nhỏ
trong những năm được mùa, khi đó, giá lương thực sẽ thấp. Khi mất mùa hoặc thành
phố bị vây hãm, họ sẽ dùng lượng lương thực dự trữ đó để sống. Vì vậy, ý tưởng lập
một quỹ chung đã xuất hiện, đó là tiền đề của bảo hiểm.
1.2.2 Bảo hiểm trong xây dựng
Cuối thế kỷ XV, khi châu Âu thực hiện những chuyến buôn bán bằng tàu thủy đến châu
Á và châu Mỹ. Do có một số tàu trên đường đi hoặc trên đường về gặp rủi ro, khơng
hồn thành chuyến đi. Một số tàu bị chìm do bão tố, cạn kiệt nhiên liệu, đá ngầm, lạc
đường,… hoặc gặp cướp biển. Những người tham gia vào chuyến đi đã cảm thấy việc
chia sẻ rủi ro để tránh việc một số người bị mất trắng khoản đầu tư do những rủi ro ngẫu
nhiên trên. Người ta đã tìm ra hai cách để đáp ứng nhu cầu này. Cách thứ nhất là thành
lập một liên danh có góp vốn cổ phần, một nhóm các nhà đầu tư sẽ cùng đầu tư vào một
chuyến hàng chung. Như vậy, khi xảy ra rủi ro, mỗi người sẽ chịu một ít. Cách thứ hai là
mỗi nhà đầu tư đề nghị trả một khoản tiền cho người nào đó nếu người đó đồng ý sẽ bồi
thường cho họ nếu con tàu của họ khơng hồn thành chuyến đi với một lịch trình cụ thể.
Một số cá nhân hoặc cơng ty đã thu phí bằng tiền mặt để đổi lấy cam kết sẽ bồ thường
cho nhà đầu tư nếu xảy ra các rủi ro ngẫu nhiên. Đó chính là tiền thân của các công ty
bảo hiểm.

Thời gian đầu tiên, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các công ty bảo hiểm là hỏa hoạn.
Những thành phố đông đúc ở châu Âu vào thế kỷ XVII hầu hết nhà cửa đều làm bằng
gỗ, người ta dùng lửa để sưởi, đun nấu và chiếu sáng. Do vậy, rủi ro xảy ra cháy là rất
cao. Với một cộng đồng ở nông thôn, khi một căn nhà bị cháy, những người hàng xóm
sẽ hợp sức giúp xây dựng lại ngôi nhà. Nhưng ở thành phố, hàng xóm của gia đình bị
cháy đều có những cơng việc chun mơn riêng, họ khơng có thời gian để giúp đỡ hàng
xóm xây dựng lại căn nhà. Do vậy, chủ nhân của mỗi ngơi nhà sẽ đóng một khoản phí
11


cho công ty bảo hiểm để nhận được hai cam kết: cung cấp dịch vụ cứu hỏa (dập lửa,
ngăn không cho lửa cháy lan sang nhà khác, hạn chế tối đa thiệt hại của vụ cháy) và bồi
thường bằng tiền mặt cho người được bảo hiểm để tạo điều kiện cho họ th mướn
những người thợ có chun mơn cần thiết, sửa chữa hoặc xây lại ngôi nhà.
Người bán bảo hiểm khơng bán một sản phẩm hữu hình mà là bán cam kết. Người sở
hữu đơn bảo hiểm được cấp một văn bản, đơn bảo hiểm để làm bằng chứng cho việc đã
xác lập một hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Cảm kết
trong hợp đồng là cam kết thanh toán bằng tiền theo giá trị tương đương với tổn thất.
Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm chỉ được chứng minh vào một thời điểm tại tương lai.
Nếu xảy ra rủi ro trong thời gian hiệu lực của hợp đồng và rủi ro đó không bị loại trừ,
công ty bảo hiểm sẽ phải thanh tốn tiền bồi thường cho người được bảo hiểm.
Có rất nhiều định nghĩa về bảo hiểm:
Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phát triển, phân
phối và sử dụng các quỹ tập trung nhằm xử lý các rủi ro, đảm bảo cho việc sản xuất, đời
sống xã hội được diễn ra bình thường.
Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của một số ít người cho cả cộng
đồng những người có khả năng gặp rủi ro tương tự bằng cách mỗi người trong cộng
đồng đóng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp
thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may gặp phải rủi ro.
Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro,

được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, sức
khỏe.
Bảo hiểm được xem là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng
từ một cá thể sang cộng đồng thông qua chi phí bảo hiểm.
Qua q trình làm việc, học hỏi từ những người đồng nghiệp, học viên nhận thấy, Bảo
hiểm là một ngành kinh doanh, mà đối tượng kinh doanh của ngành này là rủi ro. Công
ty bảo hiểm sẽ nhận một số rủi ro từ người khác và chịu trách nhiệm nếu những rủi ro đó
xảy ra. Tuy nhiên, khơng phải tất cả các rủi ro đều có thể được bảo hiểm. Theo cuốn
12


sách Insrance Principles and Practice (tạm dịch là: Bảo hiểm Nguyên tắc và thực hành)
của Tiến sĩ David Bland [3], từng là Tổng Giám đốc Học viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh
thì chỉ những rủi ro có đầy đủ các tính chất sau thì có thể được bảo hiểm:
Rủi ro mang tính chất ngẫu nhiên: Đối với người được bảo hiểm, một rủi ro có thể được
bảo hiểm phải hồn toàn ngẫu nhiên. Những rủi ro chắc chắn xảy ra sẽ khơng được bảo
hiểm do ở đây khơng có yếu tố khơng chắc chắn về tổn thất, và vì vậy việc chuyển giao
rủi ro sẽ không diễn ra.
Những rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra như thiệt hại do sự hao mòn, hư hỏng, khấu hao gây ra
sẽ bị loại trừ. Bất cứ thiệt hại hoặc tổn thất nào do người được bảo hiểm gây ra cũng sẽ
bị loại trừ. Hành động cố ý của người khác sẽ không bị loại trừ với điều kiến hành động
đó là hồn tồn ngẫu nhiên đối với người được bảo hiểm.
Chỉ có một rủi ro chắc chắn xảy ra nhưng vẫn được bảo hiểm, đó là rủi ro chết. Con
người ai cũng sẽ chết, và mọi người ai cũng có thể mua bảo hiểm nhân thọ. Dường như
đây là điều sai với quy tắc này? Câu trả lời là không. Rủi ro này được bảo hiểm bởi vì
thời điểm chết là ngẫu nhiên và bảo hiểm nhân thọ thì quan tâm đến điều này.
Rủi ro gây ra thiệt hại định mức được về mặt tài chính: Điều cốt yếu của bảo hiểm là
hoạt động giống như một cơ chế chuyển giao rủi ro và bồi thường về mặt tài chính cho
người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất. Bảo hiểm không loại trừ được rủi ro nhưng nó
lại cố gắng bảo vệ về mặt tài chính trước những hậu quả của rủi ro gây ra. Như vậy, rủi

ro được bảo hiểm phải dẫn đến tổn thất có thể lượng hóa được bằng phương diện tài
chính. Mọi người dễ dàng nhận ra điều này trong trường hợp tổn thất về mặt tài sản. Giá
trị tiền tệ của tài sản bị tổn thất có thể xác định được bảo bồi thường theo các điều khoản
của đơn bảo hiểm. Chỉ sau khi xảy ra rủi ro, chúng ta mới có thể biết được chính xác giá
trị của tổn thất. Riêng đối với bảo hiểm nhân thọ, vì tính mạng của con người là vơ giá
nên khoản tiền bồi thường cần phải được thỏa thuận ngay trong hợp đồng.
Rủi ro xảy ra với số lượng đủ lớn: Nếu có đủ số lượng các tình huống xuất phát từ
những rủi ro tương tự nhau, công ty bảo hiểm có thể dự đốn được mức độ tổn thất. Khi
đó, sẽ xác định được mức phí bảo hiểm. Nếu khơng có đủ số lượng rủi ro cùng loại thì
việc dự đoán mức độ tổn thất sẽ chỉ là dựa trên sự phỏng đoán. Trong trường hợp này,
13


các cơng ty bảo hiểm có thể đưa ra mức phí bảo hiểm khơng chính xác, song chắc chắn
cơng ty bảo hiểm sẽ bảo vệ cho chính họ bằng cách ấn định một mức phí bảo hiểm trong
đó đã tính đến trường hợp xấu nhất xảy ra.
Rủi ro không được trái với đạo đức, pháp luật: Có nguyên tắc chung đó là các hợp đồng
khơng được trái với chuẩn mực về đạo đức và lẽ phải được xã hội công nhận. Những
hợp đồng bảo hiểm về việc giết người, trộm cắp,… là hồn tồn khơng thể chấp nhận
được. Xã hội không thể chấp nhận được ý tưởng rằng bọn trộm cướp có thể được cấp
một đơn bảo hiểm, mà theo đó chúng sẽ được trả một khoản tiền dự định kiếm được sau
vụ trộm trong trường hợp vụ trộm không được thực hiện thành cơng.
Để có được một hợp đồng bảo hiểm, người nhân viên khai thác đóng vai trị quan trọng
nhất. Nhiệm vụ của một nhân viên khai thác là đánh giá rủi ro mà khách hàng muốn
mua bảo hiểm; quyết định chấp nhận hay không chấp nhận các rủi ro đó, nếu chấp nhận
thì chấp nhận ở mức độ nào; đưa ra điều khoản, điều kiện và phạm vi bảo hiểm; đưa ra
mức phí bảo hiểm thích hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là đề xuất của nhân viên khai thác, cịn
quyết định có chấp nhận những đề xuất của nhân viên khai thác hay không và nếu chấp
nhận thì chấp nhận ở mức độ nào, cần thêm hay bớt điều kiện, điều khoản, phạm vi
khơng, tỷ lệ phí bảo hiểm đã hợp lý chưa lại là quyết định của bộ phận Nghiệp vụ.

Có 2 loại hình bảo hiểm chính: Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm phi nhân thọ:
Bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm mà
trong đó, cơng ty bảo hiểm có trách nhiệm trả số tiền cho người tham gia có những rủi
ro đã được định trước nhưng không biết thời điểm nào xảy ra rủi ro đó. Chẳng hạn như
chết, thương tật tồn bộ vĩnh viễn, hết hạn hợp đồng, sống đến một thời hạn nhất định.
Trong khi đó, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí đầy đủ và đúng kỳ hạn.
Như vậy, bảo hiểm nhân thọ giống như một hình thức tiết kiệm, mỗi người khi tham gia
bảo hiểm nhân thọ sẽ nộp định kỳ những khoản tiền nhỏ trong một khoảng thời gian dài
đã được thỏa thuận trước. Công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả lại số tiền lớn đã định
trước cho người được bảo hiểm khi họ đạt đến độ tuổi nhất định, khi hết thời hạn bảo
hiểm, khi họ xảy ra một sự kiện (kết hôn, nghỉ hưu,…) và trả cho người nhà của họ nếu
trong trường hợp họ không may bị chết. Với việc này, bảo hiểm nhân thọ góp phần xóa
14


đi khó khăn của những gia đình khơng may lao động trụ cột qua đời. Như một hình thức
tiết kiệm, việc triển khai bảo hiểm nhân thọ là một hình thức tập trung nguồn vốn tiết
kiệm dài hạn trong nhân dân, góp phần tạo nên nguồn vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh
tế.
Bảo hiểm phi nhân thọ là một thể loại rộng hơn bảo hiểm nhân thọ, nó bảo hiểm cho cả
con người và mọi thứ khác. Bảo hiểm phi nhân thọ là một chính sách để bảo vệ một cá
nhân khỏi những tổn thất và thiệt hại khác với những gì mà bảo hiểm nhân thọ cung cấp.
Thời hạn bảo hiểm của bảo hiểm phi nhân thọ thường là 1 năm, có thể dài hơn đối với
những dự án xây dựng, lắp đặt và phí bảo hiểm thường thanh tốn 1 lần. Cơng ty bảo
hiểm sẽ cam kết chi trả, bồi thường cho những cá nhân, tổ chức được bảo hiểm nếu xảy
ra tổn thất về mặt vật chất, pháp lý, cơ thể.
Bảo hiểm xây dựng là một phần của bảo hiểm phi nhân thọ. Đối tượng được bảo hiểm là
dự án xây dựng, máy móc tham gia vào cơng việc phục vụ xây dựng dự án đó, chi phí
dọn dẹp hiện trường, trách nhiệm đối với bên thứ ba, tài sản xung quanh công trường.
Đối tượng mua bảo hiểm là chủ đầu tư, các nhà thầu (cả nhà thầu chính và nhà thầu

phụ), kiến trúc sư, kỹ sư, những người có liên quan đến dự án. Thời hạn bảo hiểm được
tính từ khi cơng trình khởi cơng đến khi cơng trình hồn thành, bàn giao, đưa vào sử
dụng (tùy thời điểm nào đến trước), có thể bao gồm cả thời hạn bảo hành. Tuy nhiên,
mỗi công ty bảo hiểm sẽ giới hạn thời hạn bảo hiểm (bao gồm cả bảo hành) khác nhau,
nhưng trên thị trường thế giới hiện nay, thời hạn tối đa thường được các cơng ty bảo
hiểm áp dụng là 78 tháng. Thường thì thời hạn bảo hiểm sẽ được tính bằng 120% ÷
140% thời gian theo tiến độ thi công được phê duyệt, nếu quá thời hạn đó mà dự án
chưa thực hiện xong, khách hàng có thể yêu cầu gia hạn thêm một khoảng thời gian theo
thỏa thuận và việc đóng thêm phí cho khoảng thời gian này cũng là theo thỏa thuận.
Các rủi ro được bảo hiểm thường sẽ là: Tổn thất vật chất của cơng trình do cháy, sét, nổ,
máy bay rơi, nước chữa cháy hoặc do tiến hành các biện pháp chữa cháy; bão gió, lũ lụt,
mưa, tuyết, tuyết lở, sóng thần; động đất, đất lún, đá lở, đất lở; trộm cắp; tay nghề kém,
thiếu kinh nghiệm, sơ suất, hành động cố ý hay nhầm lẫn của người tham gia dự án.

15


Trách nhiệm bồi thường bên thứ ba: Trách nhiệm dân sự phát sinh theo luật định của
Người được bảo hiểm đối với các thiệt hại mà Người được bảo hiểm gây ra ra bên thứ
ba có liên quan trực tiếp đến dự án được bảo hiểm và xảy ra trong thời hạn bảo hiểm.
Ngoài các rủi ro được bảo hiểm cơ bản theo quy tắc chuẩn đã được nêu ở trên, dựa theo
mong muốn của khách hàng cũng như công ty bảo hiểm và khả năng đáp ứng của cả 2
bên, hợp đồng sẽ được thêm những sửa đổi bổ sung theo thỏa thuận nhằm mở rộng hoặc
hạn chế các rủi ro được bảo hiểm. Bởi lẽ, bảo hiểm là một ngành kinh doanh, mà trong
kinh doanh thì ln có sự thỏa thuận giữa các bên.
1.3 Tổng quan về quản lý rủi ro trong xây dựng
Rủi ro đối với doanh nghiệp xây dựng là gì? Một khách khái quát, rủi ro là bất cứ sự
khơng chắc chắn nào có thể là nguy cơ đối với khả năng thực hiện thành công mục tiêu
khi thi công xây dựng của doạnh nghiệp [1]. Doanh nghiệp hồn tồn có thể nhận diện
được các rủi ro tiềm ẩn để quản lý chúng. Quản lý rủi ro là một q trình xem xét đánh

giá tồn diện các hoạt động của doanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có
thể tác động xấu đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các
giải pháp ứng phó, phịng ngừa phù hợp đối với từng nguy cơ . Cũng có thể hiểu quản lý
rủi ro là một quá trình được tổ chức một cách chính thức và được thực hiện liên tục để
xác định, kiểm soát và báo cáo các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được những
mục tiêu của doanh nghiệp [1]. Hiện nay, trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực xây
dựng nói riêng, vấn đề rủi ro được chú ý rất nhiều. Quản lý rủi ro trở thành một nhu cầu
thiết yếu. Quản lý rủi ro có nhiều loại, tuy nhiên, đối với một dự án xây dựng, quản lý
rủi ro gồm các loại chính sau:
Quản lý rủi ro thiết kế
Quản lý rủi ro về kỹ thuật thi công
Quản lý rủi ro về mơi trường, an tồn lao động
Trong một dự án xây dựng, quản lý rủi ro trong q trình thi cơng là rất quan trọng, nó
đem đến hiệu quả rõ rệt nhất. Quản lý rủi ro trong thi công là việc nhận dạng, đo lường
mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn, triển khai và quản lý các hoạt động nhằm khắc
phục rủi ro trong suốt vòng đời của dự án.
16


Trên thực tế, nhiều rủi ro trong giai đoạn thi công đã để lại nhiều bài học lớn. Sau khi
phân tích rủi ro để rút kinh nghiệm, chúng ta có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa để
mỗi rủi ro chỉ dẫn đến hậu quả ở mức chấp nhận được. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra
rủi ro đối với dự án xây dựng thông qua những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới dự án đó.
Một số nguyên nhân chủ yếu từ những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến dự án xây dựng
như sau:
1.3.1 Các rủi ro chung của các đơn vị liên quan đến dự án
Thiết vật tư thi công: Rủi ro xảy ra trong việc cung ứng vật tư không đúng chủng loại,
yêu cầu thiết kế phục vụ công tác thi công. Chất lượng của vật liệu và chế phẩm xây
dựng kém: tính năng cơ học của vật liệu kết cấu ko tốt, thành phần hóa học khơng đảm
bảo, cường độ cốt thép thấp, cường độ bê tông không đạt yêu cầu,cấu kiện kết cấu

không đạt u cầu.
Thiếu cơng nhân có trình độ.
1.3.2 Các rủi ro có thể gặp phải của chủ đầu tư
Khó khăn về kinh phí: Đây là rủi ro của chủ đầu tư trong việc huy động nguồn vốn cho
dự án. Chủ đầu tư không chi trả đúng hạn các khoản tiền cho các nhà thầu như trong hợp
đồng, huy động vốn chậm, ngân hàng giải ngân chậm,…. Ảnh hưởng của rủi ro này đến
cơng trình thường rất nặng nề, có thể làm gián đoạn, thậm chí dừng hẳn dự án.
Chậm thanh tốn các hạng mục đã hồn thành: Đây là việc thanh toán chậm các hạng
mục đã được nghiệm thu. Việc này làm cho nhà thầu ngưng hoặc giảm dần khối lượng
công việc thực hiện Đây là rủi ro khá phổ biến đối với các nhà thầu, nhất là các dự án do
Chính phủ tài trợ, q trình thanh tốn thường kéo dài rất lâu.
Bàn giao mặt bằng không đúng thời hạn: Chủ đầu tư khơng giải quyết được việc giải
phóng mặt bằng do giá thành đền bù, tái định cư,… dẫn đến việc khơng có mặt bằng để
các nhà thầu triển khai dự án. Rủi ro này thường gặp đối với các dự án không được sự
đồng thuận của người dân.
1.3.3 Các rủi ro có thể gặp phải của nhà thầu
Quản lý và giám sát thi công yếu kém: Rủi ro xảy ra do trình độ yếu kém của kỹ sư
giám sát trong việc tổ chức, quản lý thi công của nhà thầu. Đây là rủi ro rất phổ biến đối
với các Nhà thầu thiếu kinh nghiệm ở nước ta.
17


×