Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ LOẠI HÌNH DỊCH vụ lưu TRÚ ở đà NẴNG – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.06 KB, 11 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ LOẠI HÌNH DỊCH VỤ LƯU TRÚ Ở ĐÀ
NẴNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
ThS. Lê Đức Thọ, ThS. Hồ Thị Thanh Tâm
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng

(Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia: “Kinh doanh dịch vụ lưu trú
chia sẻ trong kỷ nguyên số”, ISBN 978-604-65-5296-3, Nxb. Lao động –
Xã hội, tr.315-321. Năm 2020)
TÓM TẮT
Bài viết sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp nghiên cứu về
thực trạng loại hình dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện
nay. Kết quả cho thấy, giai đoạn 2011 – 2019, số lượng cơ sở dịch vụ lưu
trú ở Đà Nẵng tăng nhanh từ 260 cơ sở năm 2011 lên 943 cơ sở lưu trú năm
2019. Việc tăng trưởng quá nhanh các cơ sở lưu trú cũng gây ra những hạn
chế nhất định trong kinh doanh du lịch, nhất là trong tác động của đại dịch
Covid-19. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng hiện nay.
Từ khóa: Dịch vụ lưu trú; du lịch Đà Nẵng; phát triển dịch vụ lưu trú.
ABSTRACT
The article uses the method of collecting secondary documents to
research the current status of accommodation services in Da Nang city
today. The results show that, in the period of 2011 - 2019, the number of
accommodation establishments in Da Nang increased rapidly from 260
establishments in 2011 to 943 accommodation establishments in 2019. The
rapid growth of accommodation also causes limitations in tourism business,
especially in the impact of the Covid-19 pandemic. The article also
proposes a number of solutions to improve the business efficiency of
1


accommodation services in Da Nang today.


Keywords: Accommodation services; Da Nang tourism; development
of accommodation services.
1. MỞ ĐẦU
Dịch vụ lưu trú không chỉ là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn mà
chúng cịn vơ cùng cần thiết và quan trọng. Trong những năm qua, ngành
du lịch Đà Nẵng tăng trưởng khá nhanh, số lượng khách du lịch quốc tế và
nội địa đến Đà Nẵng ngày càng nhiều1, trong đó, năm 2019, tổng lượt
khách đến tham quan, du lịch tại Đà Nẵng ước đạt 8.692.421 lượt, tăng
13,4% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 106,1% kế hoạch; trong đó, khách
quốc tế ước đạt 3.522.928 lượt, tăng 22,5% so với cùng kỳ 2018. Tổng thu
du lịch ước đạt 30.973 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018, đạt
113% kế hoạch2. Để phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch, loại hình
dịch vụ lưu trú được chú trọng phát triển, đặc biệt, năm 2019 có sự tăng
mạnh số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Đà Nẵng (ước tăng thêm
158 cơ sở với 4.459 phòng so với cùng kỳ năm ngối; trong đó có 28 khách
sạn 3 – 5 sao, 130 cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ dưới 2 sao,
homestay, căn hộ du lịch mini…)3. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, đầu tư
các cơ sở lưu trú du lịch vẫn cịn thiếu kiểm sốt, từ đó đã dẫn tới sự cạnh
tranh gay gắt và chia sẻ lượng khách giữa các cơ sở lưu trú với nhau. Chính
1 Lê Đức Thọ, Nguyễn Đồn Quang Thọ (2019), “Phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Đà Nẵng thời kỳ
cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Nxb. Văn học, tr.330-339.

2 Thanh Thúy (2019), “Đà Nẵng đón gần 8,7 triệu lượt khách du lịch năm 2019”, .
3 Hải Châu (2019), “Đà Nẵng: Cơ sở lưu trú tăng mạnh, cơng suất buồng phịng đạt thấp”,
.

2



vì vậy, mặc dù số lượng khách tiếp tục gia tăng nhưng cơng suất sử dụng
buồng phịng lưu trú du lịch tại Đà Nẵng năm 2019 chỉ đạt 50%. Lượng
khách các cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 7,1 triệu lượt, tăng 22%; trong đó
khách quốc tế ước đạt 2,17 triệu lượt, tăng 24%; doanh thu dịch vụ lưu trú
và lữ hành ước đạt 9.781 tỉ đồng, tăng 10,2% (kế hoạch tăng 8,1%) 4. Chính
vì vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ lưu trú để từ đó đề xuất
được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả loại hình hình kinh doanh
dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng hiện nay là việc làm cần thiết.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm về loại hình dịch vụ lưu trú
Theo Luật Du lịch 2017, “Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch
vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch”5. Nói một cách đơn giản thì
dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh cung cấp các cơ sở lưu trú ngắn
hạn cho những người có nhu cầu (cơng tác, du lịch…). Ngồi ra, kinh
doanh dịch vụ lưu trú còn bao gồm cả các loại hình dài hạn dành cho sinh
viên, cơng nhân… Ngồi cung cấp dịch vụ lưu trú thì một số cơ sở còn
cung cấp thêm các dịch vụ khác như ăn uống, giải trí, sức khỏe… Tuy
nhiên, dịch vụ lưu trú giới hạn và loại trừ hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú
dài hạn được coi như cơ sở thường trú (ví dụ cho thuê căn hộ hàng tháng
hoặc hàng năm được phân loại trong ngành Bất động sản).
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, tiêu chí phân loại dịch vụ lưu trú
như sau:
Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mơ từ 10 buồng ngủ
trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần
thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ. Hình thức khách sạn bao
4 Hải Châu (2019), “Đà Nẵng: Cơ sở lưu trú tăng mạnh, cơng suất buồng phịng đạt thấp”,
.
5 Quốc hội (2017), Luật Du lịch, .

3



gồm các loại sau:
Khách sạn thành phố (city hotel): là khách sạn được xây dựng tại các
đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan
du lịch với quy mô dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sao từ 1 – 5 sao.
Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort): là khách sạn được xây dựng
thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, bungalow ở khu vực
có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham
quan của khách du lịch.
Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần đường
giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương
tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
Làng du lịch (tourist village) là cơ sở tập họp các biệt thự hoặc căn hộ,
bungalow, bãi cắm trại thường nằm tại các vị trí có tài ngun du lịch, cảnh
quan thiên nhiên đẹp. Trong làng du lịch, ngoài các cơ sở lưu trú thì cịn có
nhà hàng, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ tiện ích
khác.
Biệt thự du lịch (villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách
du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự du
lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.
Căn hộ du lịch (serviced apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện
nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ
mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.
Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch
ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang
thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng
không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.

4


Nhà ở có phịng cho khách du lịch th (homestay) là nơi sinh sống
của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú
du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có
dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.
Kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong những hoạt động chính của
ngành du lịch và thự hiện những nhiệm vụ quan trọng của ngành du lịch.
Sự phát triển của du lịch phụ thuộc trực tiếp vào sự phát triển kinh doanh
dịch vụ lưu trú, phát triển hệ thống dịch vụ lưu trú phản ánh sự phát triển –
xã hội ở địa phương và phản ánh sự phát triển du lịch ở địa phương và quốc
gia. Mối liên hệ giữa kinh doanh dịch vụ lưu trú và ngành du lịch của một
quốc gia không chỉ là quan hệ một chiều mà ngược lại, kinh doanh dịch vụ
lưu trú cũng tác động đến sự phát triển của ngành du lịch ngành du lịch và
đời sống kinh tế - xã hội nói chung của một quốc gia.
Sự hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ lưu trú chủ yếu ở những
nơi có tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, phát triển kinh doanh dịch vụ lưu trú
có tác dụng khai thác mọi tiềm năng ở địa phương và góp phần thúc đẩy
nền kinh tế địa phương phát triển. Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ lưu trú
phát triển sẽ thu hút lượng lớn các đặc sản và hàng tiểu thủ công mỹ nghệ
tại địa phương cũng như lượng lao động lớn. Điều đó chứng tỏ kinh doanh
dịch vụ lưu trú giữ vị trí quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương
phát triển.
2.2. Thực trạng hệ thống dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà
Nẵng, lượng cơ sở lưu trú phát triển nhanh, phong phú về quy mô và xuất
hiện nhiều loại hình lưu trú mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng khách đến với

5



Đà Nẵng6. Với sự phát triển “nóng” của ngành du lịch trong thời gian qua,
hệ thống khách sạn ở Đà Nẵng gia tăng một cách nhanh chóng, rung bình
mỗi năm tăng khoảng 86 cơ sở với 6.000 phòng7.
Bảng 1: Số lượng cơ sở lưu trú ở Đà Nẵng trong giai đoạn 2011 – 2019
Số lượng cơ sở lưu
Số lượng phòng
trú
2011
260
8.736
2013
391
13.634
2015
490
18.223
2017
693
28.780
2019
943
40.000
(Nguồn: Kết quả điều tra tổng hợp từ nguồn thống kê của Sở Du lịch Đà
Năm

Nẵng)
Với tình hình phát triển nhanh các loại hình cơ sở lưu trú du lịch trên
địa bàn Đà Nẵng cũng như việc tăng trưởng lượng khách du lịch và công

vụ tới Đà Nẵng tăng cao trong thời gian qua địi hỏi Đà Nẵng cần chuẩn
hố dịch vụ du lịch của mình cũng như hướng tới phát triển du lịch bền
vững.
Thực tiễn phát triển quả nhanh các cơ sở lưu trú cũng gây nên những
hạn chế:
Thứ nhất, sự phát triển quá nhanh về số lượng cũng bộc lộ những hạn
chế, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh, nảy sinh cạnh tranh
không lành mạnh như hạ giá phòng, chia sẻ lượng khách. Điều dễ nhận
thấy nhất là sự tăng trưởng quá nhanh của phân khúc khách sạn 1-3 sao dẫn

6 Hà Khuê (2018), “Phát triển bền vững loại hình lưu trú”, baodanang.vn.
7 Đức Hồng (2018), “Cơ sở lưu trú ở Đà Nẵng tăng mạnh”, .
6


đến cung đã vượt cầu vào mùa thấp điểm khách du lịch; cơng suất buồng
phịng của các cơ sở lưu trú hạng 4-5 sao cao hơn hẳn so với các cơ sở lưu
trú có quy mơ hạng sao thấp hơn cả mùa cao điểm lẫn thấp điểm. Nguyên
nhân được chỉ ra là do phần lớn các khách sạn này được xây dựng một cách
vội vàng, tự phát, thiếu định hướng thị trường, thiếu kinh nghiệm trong
việc quản lý và kinh doanh khách sạn… nên cơng suất phịng rất thấp, hoạt
động kinh doanh chưa hiệu quả.
Thứ hai, ngành Du lịch Đà Nẵng đang gặp khó khăn trong việc quy
hoạch phát triển cơ sở lưu trú, cơ chế giám sát chưa thực hiện được do luật
Quy hoạch không cho phép quy hoạch ngành. Thành phố Đà Nẵng đang
thiếu dữ liệu cảnh báo quá tải hạ tầng để có biện pháp tạm dừng cấp phép
xây dựng các cơ sở lưu trú tại một số khu vực.
Thứ ba, sự phân bố các cơ sở lưu trú đang gặp phải sự mất cân đối,
một số tuyến đường ven biển tập trung quá đông các khách sạn, ảnh hưởng
tiêu cực đến hệ thống giao thông, diện tích đậu đỗ xe, hệ thống cấp nước,

hệ thống thốt nước và xử lý nước thải.
Thứ tư, Đà Nẵng vẫn còn thiếu các sản phẩm du lịch để tăng chi tiêu
của khách, sản phẩm du lịch đêm vẫn còn khá đơn điệu. Các khu vui chơi
giải trí về đêm có quy mô lớn, đặc sắc phục vụ du khách không nhiều. Biển
là sản phẩm du lịch chủ lực, vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường biển đã
được đặt ra nhưng tiến độ còn chậm so với yêu cầu.
Thứ năm, một tỉ lệ không nhỏ khách đến Đà Nẵng theo tour giá rẻ, chi
phí sử dụng các dịch vụ khơng cao, chủ yếu khai thác lợi nhuận từ mua
hàng hóa; trong khi đó việc quản lý giá, kê khai doanh thu và phương thức
thanh toán qua các ứng dụng điện tử trái phép ở các điểm kinh doanh chưa
được kiểm soát.
Thứ sáu, từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng

7


nghiêm trọng đến hoạt động du lịch ở Đà Nẵng, các hoạt động kinh doanh
dịch vụ lưu trú gần như tê liệt, các cơ sở lưu trú, các đơn vị hoạt động trong
lĩnh vực du lịch tạm dừng việc tổ chức đón khách du lịch đến Đà Nẵng.
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ lưu trú ở Đà
Nẵng hiện nay
Một là, trong thời gian tới, Đà Nẵng cần tiếp tục rà soát khảo sát số
liệu, dữ liệu chung, số liệu dự báo tình hình lượng khách du lịch trong thời
gian tới… nhằm đưa ra những thông tin tư vấn, những khuyến nghị sát thực
nhất về đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững
của dịch vụ lưu trú du lịch và hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.
Hai là, Sở Du lịch Đà Nẵng cần nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực
hiện các chuẩn chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh du lịch gồm:
“Chuẩn chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch”,
“Chuẩn hướng dẫn viên”, “Chuẩn sản phẩm du lịch” và “Chuẩn môi trường

du lịch”. Các chủ đầu tư cũng như các nhà quản lý dịch vụ lưu trú 1-3 sao
cũng nên sử dụng những phần mềm quản lý dịch vụ lưu trú mới nhất, ứng
dụng các xu hướng mới nhất vào công tác quản lý và phát triển thị trường
khách, giúp đổi mới và tạo sự khác biệt trong quản lý, tăng chất lượng dịch
vụ chăm sóc khách hàng, đáp ứng nhu cầu của cả dịch vụ lưu trú và khách
hàng bằng những giải pháp hợp lý.
Ba là, Sở Du lịch Đà Nẵng cần phân tích về phân bố, quy mơ hiệu quả
hoạt động kinh doanh của hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố,
định hướng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú trong những giai đoạn tiếp
theo bao gồm các loại hình lưu trú khuyến khích hoặc khuyến nghị hạn chế
xây dựng phù hợp với từng địa bàn quận, huyện; từ đó, cung cấp thơng tin
tư vấn, khuyến nghị về đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng. Cần quy hoạch phân bổ cụ thể đất cho xây dựng cơ sở
dịch vụ du lịch, trong đó bao gồm cả cơ sở lưu trú phù hợp với định hướng
8


phát triển cơ sở lưu trú trên từng địa bàn quận, huyện; hoàn thiện cập nhật
dữ liệu về hệ thống cơ sở lưu trú và các chỉ tiêu liên quan như số lượt
khách đến Đà Nẵng, số lượng khách lưu trú, thời gian lưu trú, cơng xuất
buồng phịng, mức chi tiêu… bảo đảm độ tin cậy, chính xác, đồng thời thực
hiện công tác dự báo sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú cho từng giai đoạn
để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng phát triển du lịch và nhu
cầu thị trường.
Bốn là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
bảo vệ môi trường nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường
đất, nước, khơng khí và các tài ngun khác tại các cơ sở lưu trú ven biển
và khu vực bán đảo Sơn Trà.
Năm là, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nhất là đội ngũ quản lý các cơ
sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đối với các cơ sở đào tạo du

lịch trên địa bàn thành phố, cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống
học liệu phục vụ đào tạo; thường xuyên cập nhật, ứng dụng khoa học công
nghệ vào đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản trị khách sạn. Các cơ sở lưu trú
cũng cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, khuyến khích và
phát huy hiệu quả đào tạo trực tuyến, sử dụng đội ngũ đào tạo viên để đào
tạo tại chỗ. Tổ chức đào tạo lại tại chỗ thường xuyên, phối hợp với các cơ
sở đào tạo chuẩn bị lực lượng, đặc biệt các vị trí quản lý cấp cai và cấp
trung để kịp thời bổ sung lực lượng nhân sự cao khi có sự chuyển dịch lao
động sang các vùng khác.
Sáu là, Đà Nẵng cần có những phản ứng chính sách kịp thời và hiệu
quả trong bối cảnh hậu Covid-19 đối với ngành du lịch. Đà Nẵng cũng cần
triển khai các cơ chế chính sách của Chính phủ và Hội đồng nhân dân
thành phố để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch khôi phục và phát triển hoạt động
kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19, rà sốt, sửa đổi, bổ sung và hồn thiện
các chính sách hiện có, rút ngắn các thủ tục hành chính liên quan như thủ
9


tục về đầu tư, xuất nhập cảnh, lao động nước ngoài, nhập khẩu trang thiết
bị… để tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
3. KẾT LUẬN
Việc thị trường khách sạn đang tăng trưởng “nóng” tại Đà Nẵng đã và
đang để lại nhiều hệ lụy cho chính địa phương. Trong đó, có thể kể đến
việc cơ sở hạ tầng tại những khu vực xuất hiện nhiều khách sạn đang trở
nên quá tải, ảnh hưởng đến an tồn giao thơng, trật tự đơ thị và mơi trường
sống. Vì vậy, trong thời gian tới, Đà Nẵng cần tăng cường kiểm tra cơ sở
vật chất, nhân sự hoạt động kinh doanh sau dịch bệnh của các cơ sở lưu trú
du lịch; Phát hành các Bộ tiêu chí đến các cơ sở lưu trú du lịch; Tổ chức
các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng và chia sẻ kinh nghiệm phục
vụ thị trường khách Nga, Ấn Độ, Hồi Giáo, tư duy dịch vụ. Bên cạnh đó,

phải nhanh chóng cập nhật các dịch vụ quản lý khách sạn, cung cấp những
sản phẩm mới nhất nhằm góp phần đổi mới, tạo sự khác biệt trong chất
lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
khách hàng trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Đức Thọ, Nguyễn Đoàn Quang Thọ (2019), “Phát triển nguồn
nhân lực du lịch ở Đà Nẵng thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học Quốc gia: “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thời
kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Nxb. Văn học, tr.330-339.
[2]. Thanh Thúy (2019), “Đà Nẵng đón gần 8,7 triệu lượt khách du
lịch năm 2019”, .
[3]. Hải Châu (2019), “Đà Nẵng: Cơ sở lưu trú tăng mạnh, cơng suất
buồng phịng đạt thấp”, .
[4]. Hải Châu (2019), “Đà Nẵng: Cơ sở lưu trú tăng mạnh, công suất
10


buồng phòng đạt thấp”, .
[5]. Quốc hội (2017), Luật Du lịch, .
[6]. Hà Khuê (2018), “Phát triển bền vững loại hình lưu trú”,
baodanang.vn.
[7]. Đức Hồng (2018), “Cơ sở lưu trú ở Đà Nẵng tăng mạnh”,
.

11



×