Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em mồ côi tại trung tâm bảo trợ xã hội phường tân hà, thành phố tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.9 KB, 27 trang )

Đề tài “Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ
xã hội phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang”
I. Lý do chọn đề tài.
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất
nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho phát triển
bền vững, cho nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tể.
Ngày nay cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế và xã hội, trẻ em
ngày càng được quan tâm, chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, vấn đề ln có những
mặt trái của nó. Xã hội ngày càng phát triển thì tình trạng trẻ em mồ côi,lang
thang, khuyết tật, phạm pháp, bị lạm dụng…gọi chung là trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt lại có chiều hướng gia tăng. Một trong những đối tượng dễ bị tổn
thương nhất chính là trẻ em. Từ lâu nay, trẻ em vẫn luôn được xem xét và xếp
là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Nguyên do là vì trẻ em
vẫn chưa phát triển để có đủ năng lực về kiến thức, suy nghĩ và hành vi. Vì vậy,
trẻ em rất dễ bị các tác động của bối cảnh môi trường gây ảnh hưởng đặ biệt là
các tác động gây tổn thương xấu cho các em. Sớm nhận thức được nhu cầu giúp
đỡ của nhóm trẻ em và trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, nghề công tác xã hội
chuyên nghiệp nhấn mạnh về việc cung cấp các dịch vụ CTXH cho trẻ em và trẻ
em cần sự bảo vệ đặc biệt là một trong những lĩnh vực hỗ trợ quan trọng.
Trên hơn một thế kỷ hình thành và phát triển như một nghề chuyên nghiệp
trên thế giới, ngành công tác xã hội đã và đang làm tốt vai trị của mình trong
việc hỗ trợ những cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực đáp
ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thười thúc đẩy môi trường
xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng
đồng giải quyết và phịng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã
hội. Hiện nay, ngành CTXH đã có nhiều đóng góp quan trọng trong cơng tác với
trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm trẻ em mồ cơi và trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn. Trong nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn thì trẻ em
mồ cơi là nhóm xã hội đặc thù và có những đặc điểm riêng biệt cả về hồn cảnh
lẫn đặc tính xã hộn, chịu nhiều tổn thương và thiệt thòi. Theo số liệu thống kê, ở




Việt Nam có khoảng hơn 1.500.000 trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn,
trong đó có khoảng 176.000 trẻ mồ cơi, trẻ bị bỏ rơi. Vì vậy, trong những năm
qua Đảng và Nhà nước ta đã luôn giành sự quan tqâm đặc biệt tới nhóm trẻ em
mồ cơi thơng qua các chương trình, chính sách có liên quan. Các đề án có nội
dung về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được phê duyệt tạo điều kiện những mơ
hình chăm sóc thiết thực cho các em, để giúp các em có được sống một cuộc
sống hạnh phúc bên các mái âm gia đình thay thế. Tại đây các em không chỉ
được sống một cuộc sống đầy đủ về vật chất mà cịn ấm áp về tinh thần, các em
ln được tạo điều kiện tốt nhất để đến trường như các bạn đồng trang lứa.Tuy
nhiên mơi trường sống và hồn cảnh sống đã tạo nên những cản trở khó khăn
đối với các em trong việc hòa nhập với cộng đồng. Các em không chỉ phải đối
mặt với sự khác biệt về hồn cảnh sống , tính cách, lối sống mà còn rất tự ti mặc
cảm về bản thân. Các em cảm thấy mặc cảm, tư ti vì mình là trẻ mồ cơi, khơng
có gia đình, khơng nhận được tình u thương từ bố mẹ như các bạn bè đồng
trang lứa. Chính vì mặc cảm, tự ti nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc
hịa nhập mơi trường xã hội. Xác định đây là một trong những vấn đề cấp bách
mang tính thời sự các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương cần có
những biện pháp can thiệp, hỗ trợ để giúp các em dễ dàng hòa nhập với xã hội.
Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ chỉ giải quyết các vấn đề bề nổi, không thể
giúp các trẻ em cảm thất bớt mặc cảm, tự ti để có thể dễ dàng hịa nhập cộng
đồng. Vì vậy CTXH trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em mồ cơi rất quan trọng, bằng
những kiến thức,kỹ năng của mình , NVCTXH có thể đưa ra các biện pháp hỗ
trợ về mặt tâm lý, xây dựng các chương trình can thiệp theo nhóm, cá nhân để
giúp các em dễ dàng hịa nhập với cộng đồng, có cái nhìn lạc quan hơn về bản
thân, có thái độ lạc quan hơn trong cuộc sống. Thông qua các gải pháp can
thiệp, hỗ trợ CTXH , trẻ em mồ cơi có cách nhìn nhận cuộc sống thay đổi tích
cực hơn, nâng cao khả năng hịa nhập với cộng đồng cho nhóm trẻ mồ cơi để
giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống.

Trong quá trình tiếp xúc và làm việc với trẻ em mồ côi tại Trung tâm nuôi
dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật tại địa bàn phường Tân Hà, thành phố Tuyên
Quang, tôi nhận thấy được nhiều khó khăn vất vả về đời sống vật chất lẫn tinh


thần cũng như việc hòa nhập với cộng đồng của nhóm trẻ em mồ cơi.Vì vậy
việc hỗ trợ các em vể vật, chất, tinh thần và hòa nhập với cộng đồng là vấn đề
mà CTXH cần quan tâm, để giúp các em có tâm thế vững vàng, tự tin hơn khi
hịa nhập với mơi trường xã hội mới.
Xuất phát từ lý do trên , em đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và thực
hành hỗ trợ cho trẻ em mồ côi thông qua đề tài: “Công tác xã hội cá nhân đối
với trẻ em mồ côi tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật trên địa
bàn phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang”. Với mong muốn thông qua
công trình nghiên cứu của em có thể góp một phần cơng sức của mình trong
việc trợ giúp xã hội đối với trẻ em mồ cơi để có thể hịa nhập với cộng đồng.
PHẦN II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận về vấn đề trẻ mồ cơi:
Chăm sóc, giáo dục trẻ em là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, góp phần
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp háo, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nhận thức được vấn đề cấp bách này các tổ chức trẻ em trên thế giới và Việt
Nam luôn giành sự quan tâm đặc biệt tới trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn
nhất là đối với những trẻ em mồ cơi.
1.1. Tình hình trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn trên thế giới
Theo ước tính của UNICEF, đến năm 2015 vẫn cịn:170 triệu trẻ em khơng
được sống trong mơi trường vệ sinh thích hợp; 80 triệu trẻ em ở độ tuổi tiểu học
không được đến trường; 70 triệu trẻ em thiếu nguồn nước sạch và50 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi không được hưởng chế độ dinh dưỡng phù hợp như đã cam kết
trong Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Hàng năm, 55% trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển (trừ Trung quốc) –
tức là hơn 50 triệu trẻ em – không được đăng ký khai sinh. Những trẻ em này

bắt đầu cuộc sống mà khơng có tên tuổi và có nguy cơ sẽ bị loại khỏi những
dịch vụ xã hội cơ bản khi các em lớn lên.


Hơn 143 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển bị mồ côi – tức là cứ 13
em lại có một em bị mồ cơi. Mất đi cha mẹ cũng có nghĩa là các em mất đi hàng
rào bảo vệ đầu tiên. Cứ ba bé gái ở các nước đang phát triển thì có một bé lấy
chồng trước 18 tuổi. Hôn nhân sớm sẽ kết thúc việc học hành của các em và các
em cịn có thể bị tử vong sớm nếu mang thai q sớm.
1.2.Tình hình nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990 và
chưa đầy một năm sau nước ta đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em(năm
1991). Hiện nay, số lượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn có xu hướng
tăng. Đến năm 2012, có 975.650 trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn trên
phạm vi cả nước, bao gồm 176.000 trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi, 200.000
trẻ em bị khuyết tật nặng và nhiễm chất độc hóa học, 16.150 trẻ nhiễm
HIV/AIDS, 500.000 trẻ tự kỷ, bị down, bị thiểu năng trí tuệ và 83.000 trẻ em là
nạn nhân của thảm họa thiên tai.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật nhằm triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp cho trẻ em
mồ cơi nói riêng và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung như: Luật
số 25/2004/QH11 ban hành ngày 15/5/2004, Luật bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ
em do Quốc Hội nước Việt Nam thông qua năm 1991 và sửa đổi vào các năm
2004,2005; Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 25/3/2005 về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ mồ côi không nơi nương
tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học và
trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010”; Nghị định
số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ
giúp các đối tượng bảo trợ xã hôi; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, ngày

21/10/2013; Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/3/2013 phê duyệt Đề án chăm
sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.


Các hình thức trợ giúp, các chính sách trợ giúp của Nhà nước đối với trẻ
em mồ côi không chỉ là tiền bạc, vật chất mà còn là sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước, và long nhân ái cảm thương của cả xã hội đối với những mảnh đời bất
hạnh trong cuộc sống. Hiện nay trên cả nước có hơn trên 400 cơ sở cahưm sóc
tập trung các đối tượng xã hội, trong đó có trên 300 cơ sở của Nahf nước và trên
100 cơ sở do các tổ chức xã hội, tôn giáo tư nhân thành lập, nuôi dưỡng khoảng
hơn 20.000 trẻ có hàon cảnh đặc biệt, trong sđó có hơn 10.300 em hiện đang
được chăm ni trong 313 cơ sở do Nhà nước thành lập và hơn 12.500 em
được chăm nuôi trong 314 cưo sở do các tổ chức xã hội và tư nhân thành lập.
Song song với mơ hình chăm sóc thay thế tập trung sang mơ hình chăm sóc thay
thế hăọc nhà xã hội đối với trẻ em HIV/AIDS, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật
và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khác. Đối với trẻ em mồ cơicó gần 30% số trẻ
được chăm ni trong các cơ sở Bảo trợ xã hội. Cịn rất nhiều các địa phương
có số klượng trẻ mồ cơi rất đông và Nhà nước hầu như không đủ sức thực hiện
cơng tác chăm sóc trẻ mồ cơi nên chính quyền các cấp thường xuyên kêu gọi sự
hảo tâm của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hõ trợ trong lĩnh
vực này.
Tuy nước ta đang trong giai đoạn từng bước hoàn thiện tổ chức mạng lưới
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ trung ương đến cơ sở nhưng hiện nay,
nhưng nước ta vẫn chưa phổ biến được đội ngũ cán bộ xã hội được đào tạo bài
bản ở cấp cơ sở để ứng phó kịp thời đối với những đối tượng cần sự trợ đặc biệt.
Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm việc với trẻ em mồ côi ở tất cả các cấp vẫn
còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. CTXH được công nhận là một nghề
nhưng chưa thực sự phát triển. Chính sách tiếp cận nói chung và hướng tiếp cận
bảo vệ quyền cịn mang tính nhân đạo chứ chưa dựa hẳn trên quyền. Việc cung
cấp các dịch vụ cho trẻ em vẫn phụ thuộc chủ yếu vào những lỗ lực tình

nguyện, sự kêu gọi ủng hộ và sự tài trợ của những tổ chức nhân đạo hơn là dựa
vào đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp được đào tạo bài bản và được trả
lương.


Nói tóm lại, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật, nhiều chính
sách khác nhau trên tất cả các mặt về y tế, giáo dục, nhà ở, mức trợ cấp,…để hỗ
trợ cho trẻ mồ cơi nói riêng và trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung.
2. Khái niệm trẻ em mồ côi, đặc điểm tâm lý và nhu cầu xã hội
2.1. Các khái niệm trong nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm trẻ em
Theo công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em: “Trẻ em là bao gồm
những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có quy
định tuổi thành niên sớm hơn”
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm (2004): “Trẻ em quy
định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” (Điều 1) (bao gồm cả trẻ
em là người nước ngaoì cư trú tại Việt Nam).
2.1.2. Trẻ em mồ côi:
Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và bị bỏ rơi là những trường hợp trẻ
khơng có được sự chăm sóc, giáo dục của gia đình và người giám hộ như:
Trẻ em mồ cơi là những trẻ mất cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mất mẹ hoặc cha,
nhưng (cha/mẹ) mất tích, khơng đủ năng lực pháp lý để nuôi dưỡng (bị tâm
thần, đang trong thời kỳ chấp hành án) theo quy định của pháp luật. Những trẻ
em bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra được coi là trẻ mồ côi ( Bài giảng tóm tắt cơng
tác xã hội trẻ em_ Đặng Thị Thanh Thủy- 2011).
Từ các định nghĩa trên tác giả trên quan điểm cá nhân của mình tác giả rút
định nghĩa: Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị
bỏ rơi, bị mất nguồn dinh dưỡng và khơng cịn người thân thích ruột thịt (ông,
bà nội ngoại, bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa.
2.1.3. Khái niệm công tác xã hội

Tháng 7 năm 2011 Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH
quốc tế thống nhất định nghĩ về CTXH như sau: “Công tác xã hội là nghề
nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người


và thúc đẩy sự thay đổi xã hội. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con
người và lý luận về hệ thống xã hội can thiệp sự tương tác của con người và môi
trường sống”
Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,
nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và
phịng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội
Từ những khái niệm trên về CTXH, có thể khẳng định CTXH là một
nghề, một ngành khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng, có hệ thống
lý luận và phương pháp nghiên cứu riêng.
2.2. Đặc điểm tâm lý trẻ mơ cơi
Về tình cảm: Do thiếu thốn về tình cảm nên các em có nhu cầu về tình
thương rất lớn. Đời sống tình cảm thiếu thốn đã chi phối đến rất nhiều hoạt
động tâm lý của trẻ. Ngôn ngữ nghèo nàn do hạn chế trong giao tiếp. Thiếu cha,
mẹ và gia đình trẻ em lớn lên thường có những biểu hiện rối loạn về tâm lý hoặc
dễ bị kích động đi vào con đường phạm pháp hoặc quá tự ti, mặc cảm, sợ sệt,
rụt rè. Sự thiếu hụt về tình cảm có thể cịn làm cho trẻ chậm phát triển về trí tuệ.
Về thái độ: Khó khăn về vật chất và sự thiếu vắng về tình thương khiến
cho trẻ mặc cảm, tự ti dễ dẫn đến mất các động cơ kích thích học tập rèn luyện.
Bên cạnh đó các em rấy trân trọng sự giúp đỡ của mọi người, có ý trí, nghị lực
vươn lên.
Về hành vi: Các em rất dễ bị kích động hoặc ngược lại thờ ơ, lãnh đạm đối
với cuộc sống và xã hội, đơi khi cịn có những rối nhiễu về hành vi vận động
như co giật, tật gật đầu, lắc đầu...Trẻ mồ cơi thường có cử chỉ lập dị, thiếu

chuẩn mực trong hành vi giao tiếp xã hội, khó thiết lập mối quan hệ xã hội ở
tuổi trưởng thành.
Về lịng tin: Khó khăn về vật chất, thiếu thốn về tình cảm làm cho trẻ ít tin
tưởng, nghi ngờ hoặc tỏ thái độ bất cần nếu khơng có người nâng đỡ. Tuy nhiên
khi được sự quan tâm, u mến của ai đó thì tình cảm của trẻ rất sâu nặng, biết


ơn với người đó, lấy đó là niềm tin, nghị lực cho cuộc sống và mỗi khi gặp khó
khăn các em sẵn sàng tìm đến chia sẻ, xin lời khuyên.
2.3. Nhu cầu trẻ em mồ côi
Là con người xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu riêng đó là nhu cầu
về vật chất lẫn nhu cầu về tinh thần. Các nhu của con người thường rất đa dạng,
phong phú và luôn luôn phát triển cùng sự tiến bộ của xã hội. Trẻ em mồ côi
chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường xung quanh và các yếu tố bên trong bản
thân cá nhân nên trẻ cũng có những nhu cầu khác nhau.
Thứ nhất nhu cầu về sinh lý, vật chất: Trẻ mồ cơi là đối tượng chịu nhiều
thiệt thịi và gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Cũng như bao người khác trẻ
cần được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống để tồn tại và duy
trì sự sống. Là trẻ nhỏ các em ăn phải đủ lo, đúng bữa và đầy đủ các chất dinh
dưỡng. Bên cạnh đó trẻ cần phải được nghỉ ngơi, sinh hoạt đúng nhịp sinh học
của từng lứa tuổi. Ngoài ra trẻ mồ côi cũng rất chú trọng đến việc ăn mặc sao
cho bằng bạn, bằng bè. Trẻ mong muốn có thật nhiều quần áo, được mặc những
bộ quần áo mà mình ưa thích, phù hợp với độ tuổi và xu hướng thười đại. Ăn
uống đầy đủ chất, ngủ nghỉ đúng giờ và có nhiều quần áo mới là nhu cầu tối
thiểu mà trẻ em mồ côi rất cần. Đây là một nhu cầu quan trọng, là nền tảng cơ
bản để trẻ mồ cơi có thể phát triển tốt nhất về mặt thể chất và trí tuệ như những
đứa trẻ cùng trang lứa.
Thứ hai nhu cầu về an toàn và an sinh: Trẻ mồ cơi dễ bị tổn thương và có
nhiều lo lắng đến nơi ăn, chốn ở. Trẻ mong muón được sống trong một mơi
trường an tồn, đầy đủ tiện nghi, an ninh trật tự, được đảm bảo không bị ai bắt

nạt, không bị lạm dụng sức lao động,...Đặc biệt nhu cầu đảm bảo sức khỏe cũng
được đặt lên hàng đầu khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển và q trình phát
triển của trẻ khơng thể tránh khỏi những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
gây mất cân bằng trạng thái ổn định của cơ thể như: ốm đau, bệnh tật hay tai
nạn bất ngờ. Do đó trẻ mong muốn được tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc tư
vấn sức khỏe, điều trị kịp thời.


Thứ ba nhu cầu thừa nhận được yêu thương: Trẻ ln khao khát có một
mái ấm gia đình hạnh phúc, được sống trong một gia đình trọn vẹn có vịng tay
che chở, dạy bảo của các anh chị em, cha mẹ, ông bà và những người thân xung
quanh. Một gia đình lành mạnh sẽ góp phần cho trẻ hồn thiện nhân cách.
Thứ tư nhu cầu được tôn trọng: Trẻ mồ côi rất coi trọng đề và ao nhu cầu
được tôn trọng các em mong muốn được xã hội, đặc biệt là môi trường trường
học đối xử công bằng , tôn trọng những quyền và chấp nhận những giá trị sự cố
gắng của các em trogn cuộc sống, trong học tập. Trẻ em được sống trong môi
trường được tôn trọng sẽ có sự tự tin, tăng cường nghị lực để có thể giúp trẻ chủ
động, hòa nhập tốt hơn với cuộc sống.
Thứ năm nhu cầu được khẳng định mình: Trẻ mong muốn mình được xã
hội thừa nhận là một con người bình thường, được bày tỏ những quan điểm, suy
nghĩ của mình trước mọi tình huống.
Nói tóm lại đối với trẻ mồ côi cần được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu. Nhu
cầu của trẻ rất đa dạng, phong phú, phát triển theo từng nấc thang từ thấp tới
cao.
2. Thực trạng các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ trẻ em mồ côi tại Trung
tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi trên địa bàn phường Tân Hà - thành phố Tuyên
Quang.
2.1. Thực trạng các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc trẻ em mồ côi tại
Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật.
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi

gia đình. Xác định việc chăm sóc trẻ em là một trong những mục tiêu quan
trọng hành đầu của đất nước. Được sự quan tâm của các cấp chính quền từ trung
ương đến địa phương tháng 11/1990, Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết
tật đã được đặt trụ sở tại phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang. Qua nhiều
năm được thành lập và hỗ trợ cho rất nhiều trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn. Đến này hiện tại trung tâm hiện là ngơi nhà chung của 125 trẻ em mồ côi
không nơi lương tựa đến từ khắp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, chiếm tỷ lệ 12% số trẻ em mồ côi hiện đang


sinh sống trại các Trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Tuyên
Quang,tỉnh Tuyên Quang. Số lượng trẻ em mồ côi đang sinh sống tại trung tâm
chiếm tỷ lệ tương đối lớn, tất cả các em đang sinh sống tại trung tâm đều có
những những hồn cảnh và những ngun nhân dẫn đến tình trạng mồ cơi khác
nhau, có những em mất cả cha lẫn mẹ, có những em mất cha hoạc mất mẹ
nhưng một trong hai người cịn lại khơng có đủ khả năng chăm sóc nuôi dưỡng
các em hoặc không đủ hành vi dân sự để chăm lo cho các em một cuộc sống
bình thường. Trong số các em sống tại Trung tâm có 35 em thuộc đối tượng bảo
trợ xã hội. Lý do các em mất cả cha lẫn mẹ, khơng cịn người thân, số còn lại là
còn cha hoặc còn mẹ. Theo số liệu báo cáo của Trung tâm thì có 35 trẻ mồ côi
cả cha lẫn mẹ chiếm tỷ lệ là 28%, số trẻ mồ côi mẹ là 65 trẻ, chiếm tỷ lệ là 52%,
số trẻ mồ côi cha là 25 trẻ em chiếm tỷ 20%.
Đối tượng mà Trung tâm nuôi dưỡng các em nhỏ trong độ tuổi từ 6 đến 16
tuổi, ngồi ra cịn rất nhiều em nhỏ ở các độ tuổi khác nhau, thậm chí có những
em chỉ vài tháng tuổi bị gia đình bỏ rơi hoặc khơng có đủ khả năng nuôi dưỡng,
cũng được ban lãnh đạo, cán bộ, giáo viên nơi đây mở lịng đón nhận. Theo số
liệu báo cáo của Trung tâm số lượng trẻ e từ đủ 6 đến 16 tuổi chiếm tỷ lệ 93%,
7% còn lại là trẻ em từ 0 đến dưới 6 tuổi.
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc đối với trẻ em mồ cơi, trung tâm có 27 cán
bộ cơng nhân viên phụ trách giảng dạy văn hóa cho các em theo chương trình 8

năm, 1 y sĩ và nhiều điều dưỡng viên phụ trách việc hồi phục chức năng cho các
em. Bằng tấm lòng bao dung và sự nhiệt huyết, sự yêu nghề của các cán bộ,
giáo viên, tại đây các em được khai thơng trí tuệ, hồi phục chức năng để có thể
trở về với cuộc sống bình thường như bao người khác.
Trong những năm gần đây Trung tâm đã hồn thành tốt các hoạt động hỗ
trợ, chăm sóc đối với trẻ em mồ côi như: Trong năm trung tâm đã nhận hơn 10
trường hợp là trẻ em mồ côi bị khuyết tật nặng, đồng thời trung tâm đã hoàn
thành q trình học vănh hóa cho 20 em ở độ tuổi 17 -18 để đưa các em trở về
với cuộc sống. Hơn nữa, trung tâm còn kết hợp với Trường Trung cấp nghề tạo
điều kiện dạy các em nghề may,giúp các em sau này có thể tự lập với cuộc sống


bên ngồi. Ngồi ra, có 2 em đã hồn thành quá trình học và được học cao lên
hệ trung cấp của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương …
Đó khơng chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của các em nhỏ mà còn là niềm
tự hào của cán bộ nơi đây.Các gia đình có con em là trẻ mồ cơi ở trung tâm
hồn tồn khơng phải đóng góp bất kỳ khoản chi phí nào. “Các cháu ở đây được
ni 3 bữa một ngày với thực đơn thay đổi liên tục nhằm mang đến cho các
cháu chế độ dinh dưỡng tốt nhất, đồng thời Nhà nước cũng đã hỗ trợ cho mỗi
cháu 1.400.000 đồng/1 tháng nên về khoản chi phí ni dưỡng, các gia đình hầu
như khơng cịn gặp khó khăn” – ông Nguyễn Đinh Nghĩa giám đốc Trung tâm
cho biết. Đồng thời trung tâm cũng đã kết hợp với một số cơ quan, tổ chức Nhà
nước kêu gọi người dân địa phương chung tay góp sức, ủng hộ cho các em nhỏ
cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tại đây, các em được giảng dạy trong môi trường lành mạnh cùng đầy đủ
điều kiện vật chất. Từ khu vực dạy học, thể chất đến khu nhà ăn, vui chơi,… tất
cả đều được phân bố hợp lý để chuẩn bị cho các em những hành trang tốt nhất
để các em có thể nhanh chóng hịa nhập với cộng đồng, 100% các em sống tại
Trung tâm được phổ cập Tiểu học bằng chương trình giáo dục đặc biệt thơng
qua các lớp văn hóa, dạy bằng ngơn ngữ cử chỉ.

Nói tóm lại, qua tìm hiểu thực trạng cơng tác chăm sóc hỗ trợ trẻ em mồ
côi tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi tại địa bàn huyện Chương Mỹ trên ta có
thể thấy rằng, tuy với quy mô và số lượng trẻ em mồ côi sống tại Trung tâm
tương đối lớn cùng với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ xã hội và giáo viên tại Trung
tâm đã hoàn thành tốt việc hỗ hỗ trợ trẻ em mồ côi, không nơi lương tựa về cả
vật chất lẫn tinh thần, là mái nhà để các em tìm thấy nụ cười niềm vui đằng sau
những mất mát lớn lao thiệt thòi mà các em đã phải gánh chịu. Qua đó cũng thể
hiện được sự quan tâm chăm sóc của Đảng và Nhà nước tới những mảnh đời bất
hạnh cần phải quan tâm chăm sóc.
2.2. Thực hiện Luật trẻ em, các chính sách đang triển khai với trẻ em
mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội.
2.2.1. Công tác thực hiện Luật trẻ em tại Trung tâm


Chủ tịch Hồ Chính Minh lúc sinh thời đã từng nói “Trẻ em như búp trên
cành, biết ăn, biết học hành là ngoan”, kể từ khi mới sinh ra trẻ em đang mang
trong mình những quyền được học hành, được vui chơi được tổ chức quốc tế và
Việt Nam công nhận cụ thể như:
Theo pháp luật quốc tế quy định đối với trẻ em mồ côi, không lương tựa.
Tại điều 20 Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định:
1. Những trẻ em tạm thơi hay vĩnh viễn mất đi mơi trường gia đình của
mình hoặc vì những lợi ích tốt nhất của chính bản thân mình mà khơng được
phép tiếp tục ở với mơi trường ấy có quyền được hưởng và sự trợ giúp đặc biệt
của Nhà nước.
2. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho các trẻ em như thế được
hưởng sự chăm sóc thay thế tương ứng phù hợp với Luật pháp quốc gia.
3. Sự chăm sóc thay thế bao gồm nhiều hình thức: như gửi con nuôi, nhận
con nuôi hăọc gửi vào các cơ sở chăm sóc trẻ em thích hợp.
Theo pháp luật Việt Nam quy định đối với trẻ em mồ côi, không lương
tựa.

Điều 51 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định:
1.Trẻ em mồ cơi khơng có nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được UBND địa
phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc ni dưỡng tại
các cưo sở trợ giúp trẻ em cơng lập, ngồi cơng lập.
2. Nhà nước khuyến khích, gia đình, cá nhân nhận ni con ni; cơ quan,
tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không
nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
3. Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp
trẻ em ngồi cơng lập nhận chăm sóc, ni dưỡng trẻ mồ côi không nơi nương
tựa, trẻ em bị bỏ rơi.
Tất cả những quy định trên đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước Việt
Nam đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như tren. Luật đã quy định cơ quan


cso trách nhiệm trong việc giúp đỡ trẻ em tìm nơi nương tựa. bên cạnh đố Nhà
nước cịn có chính sách trợ giúp các cơ sở chăm sóc trẻ em nhằm đảm bảo mục
đích cho các nhóm trẻ được chăm sóc, giáo dục trong mơi trường tốt nhất. Như
vậy Viêt Nam đã nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế.
2.2.2. Các chính sách đã triển khai
Việc chăm sóc trẻ em khơng chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình mà
cịn là của tồn xã hội. Nhất là những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa thì
trách chăm sóc hỗ trợ thuộc về tồn bộ xã hội mà còn là nhiệm vụ, trách nhiệm
của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước. Đối với các trẻ em
mồ côi không nơi nương tựa hiện đang sinh sống tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ
mồ côi tại thành phố Tuyên Quang đã nhận được sự quan tâm ưu ái của tất cả
các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức trong và ngoài
nước và toàn thể nhân dân trên địa bàn cả nước nói chung và thành phố nói
riêng. Tại đay các em đã được hưởng các chính sách hỗ trợ đối với trẻ mồ cơi
như:
2.2.2.1. Chính sách hỗ trợ chăm sóc đời sống về vật chất, tinh thần

Nhu cầu vật chất là nhu cầu cơ bản của trẻ em, trẻ em cần được ăn uống đủ
chất dĩnh dưỡng, có khơng gian an tồn để học tập và có thể phát triển thể chất
và tâm lý bình thường. Qua quá trình tìm hiểu và chinh sách trợ giúp chăm sóc
đời sống vật chất và tinh thần của các trẻ em sinh sống tại Trung tâm thì đa phần
trẻ mồ cơi khi mới vào trung tâm thì có thể trạng thấp cịi, ốm yếu, suy dinh
dưỡng do các em phải trải qua một cú sốc tâm lý mạnh khi mất đi sự yêu thương
vô bờ bến của cha mẹ. Nhưng sau một thời gian về sống tại mái nhà Trung tâm ,
thể trạng các em đã được cải thiện rõ rang, tại đây các em được ăn uống đủ chất,
được ăn ngày ba bữa với khảu phần ăn đa dạng. Theo như ông Lê Mạnh Hoàng
giám đốc trung tâm cho biết “Các cháu ở đây được nuôi 3 bữa một ngày với
thực đơn thay đổi liên tục nhằm mang đến cho các cháu chế độ dinh dưỡng tốt
nhất” và qua kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng tháng tại Trung tâm báo
cáo thì 90% trẻ em mồ cơi sống tại trung tâm không thuộc đối tượng bị suy dinh


dưỡng, 10% cịn lại có thể trạng hơi thấp cịi do các em lười ăn, hay ốm đau
bệnh vặt do thay đổi thời tiết.
Đối với trẻ em mồ côi do thiếu vắng cha mẹ nên đời sống tình cảm của các
em thường bị xáo trộn, những mất mát mà các em phải chịu, những khó khăn
mà các em phải trải qua sẽ khiến các em trở nên nghi ngờ,mất niềm tin vào cuộc
sống, để có thể là vơi đi nỗi đau tinh thần của các em, tập thể cán bộ và giáo
viên của Trung tâm thường xuyên quan tâm, chăm sóc về đời sống vật chất cũng
như tinh thần cho các em, sau mỗi giờ học là những buổi giao lưu trị chuyện
giữa các thầy cơ giáo đối với các em tại trung tâm, qua những buổi trò chuyện
các em có thể mở lịng mình ra hơn có thể trút bầu tâm sự với những người cha,
người mẹ thay thế đang ngày đêm bù đắp lại những tình cảm thiếu thốn mà các
em phải gánh chịu. Qua trao đổi với cô Đặng Thị Hạnh nhân viên côn tác xã hội
của Trung tâm cho biết Trung tâm thường giành những buổi giao lưu ngoại khóa
để trị chuyện tâm sự với các em, cịn đối với những em nhỏ có nhiều đêm các
cô phải thay phiên nhau bế các em do các em thiếu vắng tình hơi ấm của người

mẹ, các em cần những người mẹ thay thế như các cô tiếp tục thắp nên niềm tin
và hơi ấm tình thương cho các em.
Qua tìm hiểu như trên chúng ta có thể thấy rằng chính sách hỗ trợ chăm
sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với trẻ mồ côi tại Trung tâm đã được thực
hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả, giúp các em có được cuộc sống ấm lo đầy
đủ dưới mái nhà thay thế của mình.
2.2.2.2. Chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
Trẻ em muốn phát triển khỏe mạnh thì phải có sức khỏe tốt, chăm sóc sức
khỏe cho trẻ em cần phải kết hợp nhiều yếu tốnhư dĩnh dưỡng, điều kiện nhà ở,
nước sạch, kết hợp với các hoạt động học tập, vui chơi hợp lý. Theo Luật bảo vệ
và chăm sóc giáo dục trẻ em thì trẻ em dưới 6 tuổi đều được tiêm chủng và
khám chữa bệnh miễn phí, 100% các em sống tại Trung tâm đều được tiêm
chủng và nhỏ vắc xin miền phí. Tại Trung tâm có 01 y sỹ và nhiều cán bộ điều
dưỡng phụ trách việc phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe cho các em.
Hàng tháng định kỳ các em vẫn thường xuyên được kiểm tra sức khỏe. Qua tìm


hiểu em Nguyễn Thị Vân 9 tuổi trẻ mồ côi hiện đang sống ở Trung tâm cho biết
“Chúng em sống ở đây được hỗ trợ chăm sóc đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh
thần, chúng em được thăm khám chữa bệnh thường xuyên, khi ốm đau nếu nhẹ
thì được đưa xuống phòng y tế của Trung tâm để thăm khám và cấp thuốc miễn
phí, cịn nếu nặng thì được đưa vào bệnh viện đa khoa thành phố chữa trị”.
Ngoài việc được hỗ trợ miễn phí thăm khám chữa bệnh các em cịn được cấp
thẻ BHYT miễn phí đi khám chữa bệnh.
Như vậy, có thể thấy rằng đa số trẻ em mồ côi sống tại trung tâm đều được
thụ hưởng chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất các em được
tiêm chủng và nhỏ vắc xin miễn phí, được hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh và
100% các em được cấp thẻ BHYT miễn phí.
2.2.2.3. Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên
Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên đối với trẻ em mồ côi là một

trong những chính sách hỗ trợ nhân đạo mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng
tời nhắm giải quyết những nhu cầu khó khăn của các đối tượng về vật chất. Các
em sống tại Trung tâm mỗi tháng được Nhà nước hỗ trợ cho mỗi cháu
1.400.000 đồng/1 tháng. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, hàng năm vào các
dịp lễ , tết Trung tâm vẫn nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức các nhân từ thiện ở
khắp mọi nơi trong cả nước về trao hơi ấm, tình thương em nhỏ nơi đây lại được
nhận những món quà từ những nhà hảo tâm, những người dân địa phương xung
quanh. Những món quà của các cơ quan ban, ngành, đồn thể đóng trên địa bàn
thành phố Tun Quang về thăm tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết thiếu
nhi 1/6, rằm Trung thu.Những món q đơi khi nhỏ bé nhưng đối với các em, đó
lại là một điều gì khích lệ, động viên tinh thần thật lớn lao, để các em có thể yên
tâm với cuộc sống hiện tại và từng bước cố gắng hoàn thiện bản thân.
2.2.2.4. Chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề nghiệp
Giáo dục là một trong những chính sách được Nhà nước ưu tiễn hỗ trợ phát
triển hàng đầu bởi con người và xã hội chỉ thực sự phát triển khi có đầy đủ tri
thức và kiến thức. Sống trong mơi trường Trung tâm 100% các em đến tuổi đi
học đều được cắp sách tới trường và đượ Nhà nước hỗ trợ chi phí học tập. Trong


năm đã hồn thành q trình học vănh hóa cho 20 em ở độ tuổi 17 -18 để đưa
các em trở về với cuộc sống. Hơn nữa, trung tâm còn kết hợp với Trường Trung
cấp kinh tế nghề tạo điều kiện dạy các em nghề may, giúp các em sau này có thể
tự lập với cuộc sống bên ngồi. Ngồi ra, có 2 em đã hồn thành q trình học
và được học cao lên hệ trung cấp của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
Tất cả các em sống tại Trung tâm đều được theo đuổi học hết Trung học phổ
thông . Sau khi học song Trung học phổ thông các em được trung tâm giới thiệu
học nghề ở các trung tâm hỗ trợ việc làm để sau này khi ra hịa nhập với xã hội
các em có thể hịa nhập xã hội và khẳng định mình trong cuộc sống mới của các
em.
2.3. Thực trạng kỹ năng công tác xã hội cá nhân đã áp dụng trong việc

can thiệp,hỗ trợ trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố
Tuyên Quang.
2.3.1. Phương pháp công tác xã hội cá nhân
Kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của nhân viên công tác
xã hội là sự vận dụng kinh nghiệm, kiến thức về công tác xã hội chuyên nghiệp
trpng việc trong việc tổ chức các hoạt động trợ giúp trẻ mồ côi phục hồi tăng
cường chức năng xã hội của trẻ như thiết lập mối quan hệ với trẻ em, chia sẻ
cảm súc, biện hộ và hướng dẫn trẻ tái hòa nhập cộng đồng một cách có hiệu qủa
thơng qua quan hệ làm việc một – một.
Để tiến hành nghiên cứu em đã sử dụng phương pháp công tác xã hội cá
nhân với trẻ em mồ côi
Trong ngày đầu tiên, tôi đã được đồng chí Nguyễn Thị Thoa cán bộ quản
giáo của Trung tâm giới thiệu với Ban lãnh đọa trung tâm để có thể tiếp cận với
các em trong Trung tâm để có được một buổi làm việc hiệu quả và ý nghĩa.
1. Mô tả ca
S năm nay 14 tuổi, em hiện đang sống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tại
phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang. Em được Trung tâm nhận nuôi từ lúc
em lên 5 tuổi. Lúc em lớn lên thì được các cơ giáo trong Trong trung tâm kể lại
rằng, gia đình em có 02 chị em, bố mẹ em trong một hôm đi làm về bị tai nạn


giao thơng nên đã qua đời. Gia đình chỉ cịn lại bà nội nay đã già yếu, chị gái thì
mới học lớp 5, gia đình khơng đủ khả năng ni em nên đã gửi em vào Trung
tâm Bảo trợ xã hội thành phố Tuyên Quang. Sống tại Trung tâm mặc dù thiếu
thốn tình cảm của cha mẹ và gia đình nhưng song bên cạnh đó em ln nhận
đươc sự u thương chăm sóc của các các các chú là cán bộ, giáo viên tại Trung
tâm. Bên cạnh đó gia đình vẫn thỉnh thoảng vào thăm em cũng giúp em vượt
qua được những mất mát mà em phải gánh chịu.
2.Tiến trình công tác xã hội cá nhân
Giai đoạn 1- Tiếp cận thân chủ

- Phương thức tiếp nhận thân chủ: thông qua Ban lãnh đạo Trung tâm và
cán bộ giáo viên và bạn bè của thân chủ tại Trung tâm để tạo mối quan hệ ban
đầu với thân chủ và tìm hiểu vấn đề thân chủ đang gặp phải.
- Thông báo cho đối tượng về mục đích của buổi làm việc: Trong buổi
làm việc NVCTXH đóng vai trị: nhà tham vấn,vai trị của người kết nối, vai trò
biện hộ, vai trò giáo dục.
+ Mục tiêu hỗ trợ: giao tiếp với thân chủ giúp thân chủ đề hiểu rõ hơn
vấn đề mình đang gặp phải, hỗ trợ, tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề
cho thân chủ
Thiết lập mối quan hệ với thân chủ.
- Phúc trình lần thứ: 1
- Đối tượng phúc trình: Họ và tên thân chủ: H. V. S
- Tuổi: 14 tuổi
- Thời gian: 15h15 – 16h30, thứ 2 ngày 15 tháng 5 năm 2020.
- Địa điểm: Tại trung tâm Bảo trợ xã hội đóng trên địa bàn phường Tân
Hà, thành phố Tuyên Quang.
- Mục tiêu cuộc vấn đàm: Thiết lập mối quan hệ, tạo ấn tượng lâu dài,
đưa ra những nhận định ban đầu của bản thân về đối tượng.
- Sinh viên thực hiện: .................
Sau khi tìm hiểu về hoàn cảnh của S qua cán bộ Trung tâm, em quyết
định đến gặp thân chủ để bước đầu thu thập thơng tin và tìm hiểu vấn đề mà S
đang gặp phải. S là trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Khi em đến, S đang ngồi chơi với
một nhóm bạn.


SV: Chào em, anh là Quân, hiện đang là sinh viên năm cuối trường Đại
Học Lao Động Xã Hội hôm nay có cơ hội được về giao lưu với các em. Em là S
đúng không? ( tự giới thiệu về bản thân cho thân chủ được biết, tránh những
hiểu lầm khơng đáng có, Kỹ năng thiết lập mối quan hệ)
- TC: Dạ, sao anh biết em ạ.

- SV: Anh được các cô các chú trong Trung tâm giới thiệu về em, anh đến
để thăm hỏi động viên và hiểu hơn về em. ( Kỹ năng đặt vấn đề)
- TC: Dạ, anh ngồi xuống đây với em. (Tâm trạng vui vẻ)
- SV: Anh cảm ơn.
- TC: anh học ở dưới Hà Nội ạ ?( KN quan sát, vẻ mặt tò mò)
- SV: đúng rồi em.
- TC: được đi học như anh thích nhỉ, sau này ra trường cịn được làm cán
bộ nữa.
- SV: Hihi, sao em biết vậy, ừ em cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên
được đi học đại học giống như anh nhé (KN động viên )
- TC: Sau này em cũng muốn được như anh, nhưng chắc đấy chỉ là giấc
mơ thơi anh ạ, vì những đứa trẻ mồ cơi như chúng em đây có mấy ai được như
anh đâu ạ.( nét mặt em thoáng buồn)
- SV: Em phải cố gắng học giỏi lên, nếu em học giỏi thì sau này em cịn
giỏi hơn cả anh nữa cơ. ( KN động viên)
- TC: Dạ vâng, Nhưng em chỉ mong muốn học song cấp 3 học một cái
nghề gì đó thật nhanh để có thể ra đời kiếm sống đỡ đần cho chị gái em và có
thời gian về ở gần với bà nội để chăn sóc bà nội em thơi ạ.
- SV: S sinh năm bao nhiêu em nhỉ? ( kỹ năng đặt câu hỏi để bắt đầu thu
thập thông tin về thân chủ)
- TC: Dạ, em sinh năm 2006 anh ạ, Anh chắc hơn chị gái em 1, 2 tuổi thui
nhỉ? Chị gái em do hồn cảnh khó khăn nên khơng được đi học hết cấp 3 phải đi
làm thuê khổ lắm anh ạ.
- SV: Anh sinh năm 1997 em ạ, chị gái em có gia đình chưa? ( kỹ năng
đặt câu hỏi thu thập thơng tin liên quan đến gia đình thân chủ)
- TC: dạ, chị gái em chưa lấy chồng anh ạ, chị em đang đi làm thuê để
kiếm thêm tiền giúp bà nội em và gửi thêm vào cho em nữa.
- SV: Bà nội em hiện nay bao nhiêu tuổi rồi?
- TC: Bà em năm nay gần 80 tuổi rồi anh ạ. Bà em vất vả nên mấy năm
nay sức khỏe yếu lắm, chị gái em phải đi làm thường xuyên để lấy tiền thuốc

thang cho bà.
- SV: Em có hay về thăm bà không?(KN đặt câu hỏi thu thập thông tin)


- TC: Dạ thỉnh thoảng khi nào chị gái em được nghỉ làm chị cũng xin
phép ban lãnh đạo Trung tâm cho em về thăm bà một hôm anh ạ.
- SV: Ở Trung tâm em có được các cơ chú trong trung tâm quan, chăm
sóc khơng?(KN đặt câu hỏi khai thác thông tin)
- TC: Dạ, ở đây các cô, chú trong trung tâm thương yêu em lắm anh ạ. Ở
đây em nhận được rất nhiều tình cảm của các cơ các chú, giúp em vơi đi được
phần nào nỗi nhớ gia đình và người thân.
- SV: Ở trung tâm em có được ăn uống và được đến trường đi học đầy đủ
không?
-TC: Ở đây chúng em được ăn uống đầy đủ, ngày 03 bữa anh ạ đầy đủ
chất. Bọn em được đến trường học văn hóa như các bạn bình thường anh ạ, đối
với các bạn mà khuyết tật được học lớp năng khiếu đặc biệt riêng ở trường, còn
đối với những bạn như em thì được đến trường học văn hóa cùng với các bạn ở
phường.
- SV: Ở trường các thầy cơ giáo và bạn bè có đối sử thân thiện và quan
tâm tới e không?
-TC: Thầy cô giáo trong trường luôn giành sự quan tâm đặc biệt đến với
em. Còn các bạn đa phần các bạn rất tốt với em, nhưng một số bạn vẫn tỏ ra
khơng hịa đồng với em. Chắc các bạn ý chê em mồ cơi khơng có cha mẹ anh ạ?
-SV: Chắc khơng phải đâu em ạ. Do các bạn chưa hiểu rõ về em nên chưa
thân thiện được với e thôi. (KN động viên,khích lệ tinh thần đối với TC)
- TC: Khơng đâu anh ạ, các bạn ý chê em là trẻ mồ cơi khơng có bố mẹ
đấy anh ạ. Có bao giờ các bạn ấy trò chuyện với em đâu anh, mặc dù em đã chủ
động nói chuyện với các bạn, nhưng các bạn luôn tỏ ra không hợp tác với em.
Chắc các thầy cô giáo cũng tỏ ra thương hại em nên mới giành sự quan tâm ưu
ái với em anh nhỉ? Những đứa trẻ mồ côi như chúng em thiệt thòi đủ đường quá

anh ạ.(Kĩ năng quan sát, lắng nghe tâm trạng TC buồn, thất vọng khi chia sẻ)
-SV: Không đâu em, em đừng có cái nhìn bi quan như vậy, chắc các bạn
vẫn chưa hiểu về em thôi và giữa em với các bạn có một khúc mắc gì đấy, anh
tin là các bạn sẽ sớm hiểu được em và chơi bình thường với em.
- TC: Em cũng mong là như vậy.
-SV: Thôi hôm nay muộn rồi , anh về có chút việc,hơm tới anh lại qua
thăm em nhé.
-TC: vâng ạ, em chào anh hôm nào anh lại qua thăm em nhé
Kết thúc buổi nói chuyện.
- Các kỹ năng đã sử dụng trong buôi làm việc với thân chủ:


+ Kỹ năng thiết lập mối quan hệ: bằng cách nói chuyện nhỏ nhẹ, thân
tình, tạo cho thân chủ cảm giác thoải mái và khơng đề phịng.
+ Kỹ năng đặt câu hỏi: em sử dụng tương đối nhiều để thu thập các thơng
tin liên quan đến thân chủ, gia đình thân chủ , môi trường sống ở trung tâm, môi
trường giáo dục nơi các em đang theo học.
+ Kỹ năng chia sẻ: chia sẻ về hồn cảnh gia đình và cuộc sống tại Trung
tâm nơi em đang sống, và môi trường giáo dục nơi các em đang theo học.
+ Kỹ năng lắng nghe: đây là một kỹ năng không thể thiếu trong bất cứ lần
gặp mặt làm việc nào, vì nhờ vào đó, thân chủ sẽ thấy mình được tơn trọng.
Thơng qua buổi nói chuyện với thân chủ em xác định được mối quan hệ
giữa thân chủ với cán bộ nhận viên tại trung tâm và mối qua hệ giữa nhà trường,
thầy cô giáo và bạn bè trong môi trường giáo dục mà thân chủ đang theo học.
+ Mối quan hệ giữa thân chủ và cán bộ trung tâm: là mối quan hệ mật
thiết gắn bó, tạo niềm tin cho các em để các em cảm thấy được đây là mái nhà
thân yêu, bù đắp mọi tổ thương, thiếu thốn mà các em đã phải trải qua.
+ Mối quan hệ giữa thân chủ và thày cô giáo và bạn bè trong lớp học:
Mối quan hệ bạn bè thường rộng và đa dạng , đây cũng là nguồn lực hết sức
quan trọng . Bạn bè sẽ có sự tác động tích cực ở nhiều khía cạnh và em S cũng

cần tạo lập mối quan hệ bạn bè gắn bó để hỗ trợ tâm lý nhiều hơn. Tuy nhiên
mối quan hệ này cịn lỏng lẻo và xa cách vì các em có cái nhìn thiếu tự tin về
hồn cảnh xuất thân của mình.
+Gia đình đối với thân chủ rất quan trọng. Gia đình có mối quan hệ rất thân
thiết và quan trọng trong cuộc đời của em . Gia đình là hậu phương vững chắc
khi cho em, là chỗ dựa tinh thần, là nguồn sống của em, nên cá nhân em cũng
chịu một phần trách nhiệm với gia đình của mình.Tuy nhiên, do hồn cảnh gia
đình khó khăn nên thân chủ vẫn cịn cảm thấy cơ đơn lạc lõng khi bố mẹ mất
sớm, bà nội, già yếu, chị gái vất vả kiếm tiền, khơng có nhiều thời gian được
gần gũi với những người thân cịn lại.
2.1. Nguồn thu thập thơng tin
- Từ thân chủ,
- Từ cán bộ quản giáo của Trung tâm
2.2. Các thông tin thu thập về TC
Sau buổi làm việc với thân chủ xác định vấn đề thân chủ đang gặp phải
và cần được can thiệp như sau:
- Tên: H.V.S.


- Tuổi: 14
- Hồn cảnh gia đình: Bố mẹ qua đời vì tai nạn giao thơng.
-Vấn đề sức khỏe: Tốt.
- Trình trạng đi học: Đang là học sinh lớp 9.
- Các vấn đề TC gặp phải
+ Mặc cảm tự ti về bản thân  Hỗ trợ TC xóa bỏ cảm giác mặc cảm tự ti về
bản thân, khơng cịn cảm giác buồn chán.
+ Tự tách biệt mình ra khỏi thế giới bên ngoài do cảm giác thất vọng, chán
nản,  Giúp TC hòa nhập cộng đồng
-


Xác định các yếu tố liên quan:
Yếu tố bảo vệ:
- Sự quan tâm của thầy cô giáo trong trường và bạn bè trong Trung Tâm.
Yếu tố nguy cơ
-Sự quan tâm của thầy cô, bạn bè trong trường học còn hạn chế.
Yếu tố rào cản
Tâm lý mặc cảm, về hoàn cảnh của bản thân.
Yếu tố phản ứng phịng vệ
-Tự ti khép mình với mọi người xung quanh và xã hội.


5. Lập kế hoạch can thiệp/hỗ trợ em S.
Mục đích: Sau khi xác định được vấn đề mà thân chủ đang gặp phải và xác
định được các mối quan hệ của thân chủ em đã lập kế hoạch can thiệp, hỗ trợ
như sau: Giúp em S giúp anh B xóa bỏ sự tự ti mặc cảm về tự ti về hồn cảnh
của bản thân, sống tự tin hơn, hịa nhập với mọi các bạn xung quanh trên lớp.
BẢNG KẾ HOẠCH CAN THIỆP/ HỖ TRỢ EM S
ST
T
1.

Mục tiêu cụ
thể

Hoạt động của NV CTXH

Thân chủ
H.V.S

Xóa bỏ cảm

giác mặc
cảm tự ti về
bản than

- Trò chuyện cùng với TC để
giúp thân chủ suy nghĩ lạc quan
hơn khơng cịn buồn, chán và
mặc cảm,tự ti về hồn cảnh xuất
thân của mình.

Tham gia,
tương tác tích
cực trước các
hoạt động cân
bằng tâm lý

Nguồn lực huy độ
phối hợp
Bên
Bên ngo
trong
Thân
Nhân viê
chủ
CTXH;
-TC

- Để TC giao lưu trò chuyện với
người đồng cảnh ngộ.


2.

Kết nối S với các thầy cô và bạn
bè trong lớp học để TC tham gia
Giúp TC hòa
vào các hoạt động của lớp,
nhập với các trường.
bạn bè, thầy - Khuyến khích các thầy cô và
cô trong lớp. các bạn học trong lớp quan tâm
chia sẻ, tránh phân biệt đối xử…

- Tham gia,
hưởng ứng và
thực hiện các
hoạt động
được nhân
viên CTXH
hướng dẫn

Thân
chủ

- Nhân
viên
CTXH;
Thầy cô
giáo tron
trường, b



Hạn chế:
Kỹ năng thấu hiểu: em trong buổi gặp mặt đầu tiên qua những gì thân chủ
chia sẻ và bản thân em biết được mà đã cố tỏ ra hiểu thân chủ đôi lúc dẫn đến
hiểu sai và mất hứng thú cho thân chủ.
Trong quá trình tiếp xúc với thân chủ do còn thiếu kinh nghiệm cùng với
sự ảnh hưởng, tác động từ nhiều phía nên cịn hạn chế nhiều mặt.
- Sử dụng kỹ năng còn chưa thật hiệu quả như kỹ năng tham vấn.
- Đôi khi từng buổi làm việc cịn sa vào nói chuyện, cịn chưa chú ý đến mục đích,
đến việc sử dụng các kỹ năng.


2.2.3. Đánh giá các hoạt động trợ giúp xã hội đã triển khai tại Trung
tâm
Kết quả đạt được
Qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với trẻ em mồ cơi nói trên tại
Trung tâm ni dưỡng trẻ mồ côi trên địa bàn phường Tân Hà, thành phố Tuyên
Quang, có thể thấy rằng các em sống trong mơi trường ở đây đã nhận được sự
quan tâm chăm sóc nhiệt tình của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên tại Trung
tâm. Trẻ em được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vật chất, tinh thần, sức khỏe,
giáo dục hướng nghiệp và trợ cấp xã hội thường xuyên, vui chơi giải trí , hoạt
động xã hội. Trong năm Trung tâm đã tiếp nhận ni dưỡng và chăm sóc cho 12
cháu mới được tiếp nhận vào Trung tâm, các chế độ chính sách đối với các trẻ
trong Trung tâm được giải quyết đúng người, đúng đối tượng. Công tác giải
quyết chế độ chính sách đối với các em trong trung tâm được giải quyết nhanh
chóng kịp thời.
Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn cịn một số hạn chế như: Đội ngũ
giáo viên còn hạn chế, nhiều khi số lượng trẻ sinh sống học tập tron Trung tâm
đông những số lượng giáo viên, giáo vụ trong trung tâm ít khơng đáp ứng được
nhu cầu thiết yếu của các em. Cơ sở vật chất hạ tầng cũng như trang thiết bị

phục vụ cho học tập, sinh sống của các em còn hạn chế nên chưa đáp ứng được
những nhu cầu tối thiểu của các em. Chế độ hỗ trợ của Nhà nước cũng như địa
phương còn hạn chế nên việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt cho các em trong
Trung tâm cũng còn rất nhiều hạn chế.
III. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP.
1.Kết luận:
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình là chủ nhận tương lai kế nghiệp sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em chính là sụ bảo
vệ và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Tất cả các trẻ em đều được hưởng
quyền rẻ em trong đó có cả trẻ e mồ cơi.


Tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật số lượng trẻ mồ côi
tương đối đông, nhưng em đều được sống trong mái nhà thay thế với môi
trường sống tốt nhất, tại đây các em nhận được sự yêu thương vô bờ bến của các
cô chú nhân viên của Trung tâm cũng là những người cha, người mẹ thứ hai của
các em để giúp các em tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống để các em cảm khơng
cịn cảm thấy cô đơn và vơi đi những đau thương mất mát mà các em đã phải
trải qua.
Môi trường sống tại trung tâm cũng đã giúp được sống một cuộc sống đày
đủ về vật chất cũng như tinh thần giống như bao trẻ em khác. Các em được ăn
uống đầy dủ, đươc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, được hỗ trợ chăm
sóc sức khỏe y tê, được học tập, được trợ hưởng trợ cấp hàng tháng từ Nhà nước
và hơn hết các em nhận được tình yêu thương vô bờ bến của những người cha
người mẹ thứ hai tại Trung tâm.
Các em sống tại Trung tâm cũng đã được tạo điều kiện học hết Trung học
phổ thông và được hỗ trợ học nghề để sau này khi ra đời các em có thể vững
bước trên con đường tương lai mà các em đã chọn.
2. Khuyến nghị:
Cần tạo điều kiện quan tâm đến các rem hơn nữa, huy động mọi nguồn lực

trong và ngoài nước để giúp các em có được mơi trường sống tốt hơn, được hỗ
trợ về vật chất cũng như tinh thần nhiều hơn.
Cần liên kết với các Trung tâm giới thiệu viêc làm để giúp các em sau khi
kết thúc Trung học phổ thông để có thể học nghề và có được định hướng cho
tương lai.
Cần bố trí thêm nguồn nhân lực cán bộ, nhân viên của Trung tâm để có thể
hỗ trợ, chăm sóc các em được đầy đủ và chu đáo hơn.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm.
Cải tạo nâng cấp khuôn viên của Trung tâm để các em được vui chơi giải
trí sau mỗi giờ học căng thẳn.


DANH MỤC TỪU VIẾT TẮT

1.NVCTXH
2. CTXH
3. TC
4. UBND
5. KN

Nhân viên công tác xã hội.
Công tác xã hội.
Thân chủ.
Ủy ban nhân dân.
Kỹ năng.


×