Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật huyện quảng hòa, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.21 KB, 32 trang )

MỤC LỤC

1

1


DANH MỤC VIẾT TẮT
CTXH: Công tác xã hội
NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội
KT: Khuyết tật
TKT: Trẻ khuyết tật
NAWS: Hiệp hiệp các nhân viên xã hội Mỹ
IFSW: Hiệp hội các nhân viên xã hội thế giới
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
LĐ-TB&XH: Lao động- Thương Binh và Xã hội

2

2


Lý do chọn chủ đề:
Chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những ưu tiên, quan tâm hàng
đầu của xã hội. Bởi vì trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì vậy
Đảng và nhà nước nói chung và các gia đình nói riêng ln tạo điều kiện cho trẻ
em phát triển toàn diện về thể chất và tâm lý
Trước tình hình có nhiều diễn biến phức tạp như nội chiến, nạn khủng bố,
khủng hoảng người di cư, dịch bệnh; sự biến đổi khí hậu tồn câu, ơ nhiễm mơi
trường, thiên tai, tai nạn đã làm người khuyết tật, trẻ em khuyết tật tăng lên đáng
kể trong những năm gần đây. Nhiều tổ chức thế giới như Tổ chức Lao động


quốc tế, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên Hợp Quốc, Tổ chức y
tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc … đã tiếp tục khẳng định quyền con
người, quyền trẻ em, quyền của người khuyết tật cũng như quyền của trẻ em
khuyết tật trong các Hiến chương, Công ước, Nghị quyết đồng thời xây dựng
nhiều chương trình, đề án hỗ trợ người khuyết tật đặc biệt là trẻ em khuyết tật,
tuy nhiên nhiều trẻ khuyết tật vẫn đang gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều thiệt
thịi hay bị lãng quên.
Điều này ảnh hưởng rất rõ rệt đến đời sống của trẻ, trẻ khuyết tật có nhiều
nguyên nhân bẩm sinh hoặc phát sinh trong cuộc sống. Có rất nhiều nguyên
nhân: Do bẩm sinh kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sinh hoạt mất vệ sinh, di truyền,
tai nạn, ảnh hưởng của mơi trưởng, do hậu quả của chiến tranh, chăm sóc, tai
nạn lao động… Vì vậy số lượng ngày càng tăng lên theo thời gian. Cụ thể theo
Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) có 15% dân số thế giới là người khuyết tật. Theo
thống kê có khoảng 110 đến 190 triệu người trưởng thành gặp khó khăn đáng kể
trong vân động. Tỷ lệ người khuyết tật đang tăng dần lên do tình trạng già hóa
dân số và do sự gia tăng tồn cầu về những biểu hiện mãn tính trong sức khỏe
của con người. Theo số liệu của Tổng cục thống kê và UNICEF ngày
11/01/2019 công bố kết quả điểu tra về người khuyết tật tại Việt Nam được tiến
hành trong hai năm 2016 và 2017 thì hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên – khoảng 6,2
riệu người là người khuyết tật. Bên cạnh đó, có 13% dân số - gần 12 triệu người
3

3


sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật. Tỉ lệ này tăng lên cùng với xu
hướng già hóa dân số.
Theo báo cáo thống kê tỉnh Cao Bằng có khoảng 8076 người khuyết tật
trong đó 3533 NKT nặng. Huyện Quảng Hịa có khoảng 280 người khuyết tật,
trong đó có hơn 115 người là trẻ em. Trong khi đó, đội cán bộ nhân viên làm

CTXH chưa được đào tạo bài bản nên làm việc theo kinh nghiệm, thiếu kỹ năng
cần thiết về CTXH dẫn đến hiệu quả giải quyết các vấn đề không cao và thiếu
bền vững. Qua khảo sát thực trạng đời sống vật chất và tinh thần ở trẻ khuyết tật
huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng cho thấy đa số trẻ khuyết tật còn nhiều thiệt
thòi. Hầu hết các em sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khổ, tình trạng vật
chất thấp kém, thiếu thốn, ít được tiếp cận với các dịch vụ xã hội, không có kỹ
năng sống, mặc cảm tật nguyền nên hoạt động vui chơi của trẻ cịn khó khăn
trong việc hồ nhập cộng đồng. Do vậy việc chăm sóc hỗ trợ cho trẻ trở thành
nhiệm vụ cấp bách của các cấp, các ngành và tồn xã hội phải quan tâm.
Chính vì vậy, là sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội, khoa Công
tác xã hội, nhận thức được yêu cầu thực tiễn của huyện nên tôi đã chọn đề tài “
Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng” làm
tiểu luận. Nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn của trẻ và gia đình trẻ, nhằm ổn
định cuộc sống, loại bỏ những mặc cảm, hội nhập của trẻ khuyết tật vào xã hội
một cách tốt nhất.

4

4


I.Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp trẻ khuyết tật
1. Khái niệm công tác xã hội
Năm 1970, Hiệp hội các nhân viên xã hội Mỹ (NASW) đã đưa ra khái
niệm: “ Công tác xã hội là một hoạt động mang tính chun mơn nhằm giúp đỡ
những cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hồn cảnh khó khăn để họ tự phục hồi
chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được mục đích cá
nhân”
Đến năm 2000, Hiệp hội nhân viên xã hội quốc tế (IFSW) định nghĩa:
“Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết vấn

đề trong các mối quan hệ con người và sự quyền lực và giải phóng người dân
nhằm gíup cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý
thuyết về hành vi và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương
tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là
các nguyên tắc căn bản của nghề công tác xã hội”
Năm 2010, theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai: Công tác xã hội được xem là
một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và
cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội,
đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội về chính sách , nguồn lực và dịch vụ nhằm
giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội
góp phần đảm bảo an sinh xã hội
Từ những khái niệm và phân tích trên tơi đưa ra khái niệm như sau:
Công tác xã hội là một khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế năng cao năng lực, tăng cường các
chức năng xã hội nhằm ứng phó với những vấn đề xã hội tiêu cực xảy ra từ đó
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
2. Khái niệm người khuyết tật
2.1. Khái niệm người khuyết tật
Taị Điều 1 của Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật năm
2006 đã khẳng định: “ Người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết
5

5


lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc các giác quan mà khi tương tác với các
rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã
hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội”
Tại khoản 1, Điều 2 của Luật Người khuyết tật Việt Nam ban hành ngày
17/06/2010 định nghĩa về người khuyết tật như sau: Người khuyết tật là người bị

khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được
biểu hiện dứơi dạng tật khiến lao động, sinh hoạt , học tập gặp khó khan
Với Việt Nam việc sử dụng khái niệm người Khuyết tật thay cho khái
niệm người tàn tật là một bước tiến mới trong cách nhìn nhận về người khuyết
tật.
2.2. Phân loại người khuyết tật
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại trẻ khuyết tật thành 08
dạng khuyết tật như sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)

Khó khăn về vận động
Khó khăn về nhìn
Khó khăn về nghe – nói
Khó khan về học
Hành vi xa lạ, khác thường
Động kinh
Mất cảm gíac
Đa tật
Ở Việt Nam, theo Luật người khuyết tật (năm 2010), người khuyết tật
được phân thành 6 dạng như sau:

(1)
(2)

(3)
(4)
(5)
(6)

Khuyết tật vận động
Khuyết tật nghe- nói
Khuyết tật nhìn
Khuyết tật thần kinh, tâm thần
Khuyết tật trí tuệ
Khuyết tật khác
3.Khái niệm trẻ khuyết tật và các khái niệm liên quan
3.1. Khái niệm trẻ khuyết tật
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO), trẻ khuyết tật là những trẻ có thiếu
hụt cấu trúc cơ thể hoặc suy giảm các chứ năng dẫn đến những dhạn chế nhất
6

6


định trong hoạt động của cá nhân và gặp khó khăn, trở ngại ( do môi trường
sống đem lại) trong việc tham gia đầy đủ và có hiệu quả mọi hoại động trong xã
hội, cộng đồng.
Theo Điều 1 Pháp lệnh người tàn tật của Việt Nam năm 1998: “ Trẻ tàn
tật là những trẻ từ 0-18 tuổi, không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật, thiếu
một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng biểu hiện dưới những
dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt đông, khiến cho lao động, sinh
hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”
3.2.Mức độ khuyết tật
Theo điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ,

về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật người khuyết tật, có
3 mức độ khuyết tật:
(1) Khuyết tật đặc biệt nặng: Những trẻ do khuyết tật dẫn đến mất hồn tồn chức

năng, khơng tự kiểm sốt hoặc khơng tự thực hiện được các hoạt động đi lại,
mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá
nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hồn tồn
(2) Khuyết tật nặng: Trẻ mất một phần hoặc suy giảm chức năng, khơng tự kiểm
sốt hoặc khơng tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh
cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhan hằng ngày mà
cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc
(3) Khuyết tật nhẹ là những trẻ không thuộc trường hợp khuyết tật đặc biệt nặng và
khuyết tật nặng
3.3.Các dạng tật thường gặp ở trẻ khuyết tật
Bại não: là rối loạn vận động và tư thế do tổn thương ở não bộ gây ra. Bại
não khơng trở thành tiến triển nặng hơn nhưng lại có nhiều biến chứng như co
rút các khớp, vẹo cột sống, bệnh lý do nằm lâu: loét da, viêm phổi.
Hội chứng đao: là hội chứng có 3 NST 21 trong đó các tế bào gây ra các
trẻ có bị hội chứng đao có biểu hiện bên ngồi gần giống nhau: trán rông, gáy
bằng, mắt xách mông lỗ…thường là trể chậm phát triển trí tuệ theo những mức
7

7


độ khác nhau, có trẻ có khả năng ngơn ngữ có trẻ khơng, có trẻ lại chậm phát
triển cả vận động
Trẻ chậm phát triển tâm thần: Là các trẻ có khả năng học tập kém, kỷ
năng tự phục vụ kém, kỷ năng xã hội kém. Các trẻ thường thụ động dễ bị e
thẹn, khả năng chú ý và tập trung kém hay lăng xăng không biết giới hạn, đôi

khi dễ nổi nóng.
Trẻ tự kỷ: Là những trẻ bị mất hoăc kém khả năng liên hệ, giao tiếp với
người khác, trẻ này thường khơng nhìn người khác, tránh các giao tiếp, xoay
người chơi tay lắc tay, nhiều khi chống lại các thay đổi.
Trẻ bị di chứng sốt bại liệt: Thường bị teo cơ một bên hoặc hai bên kèm
theo yếu cơ, các trẻ này có khả năng về trí tuệ nhưng cũng thường lại thiếu tự
tin, mặc cảm do bị khuyết tật, do bị giới hạn trong vận động.
Trẻ bị khiếm thính: Có thể mất khả năng nghe hồn tồn hay cịn một
phần nếu sự suy kém thính giác xảy ra sớm, trẻ khó khăn về ngơn ngữ, do sự
giới hạn trong việc tiếp nhận thơng tin nên trẻ cũng khó khăn trong việc diển
đạt, kèm theo bị đối xữ phân biệt, điều này dể làm cho trẻ ấm ức khó chịu.
Trẻ khiếm thị: Có thể khơng nhìn thấy hồn tồn tồn hay cịn nhìn thấy
một phần. Do bị giới hạn tiếp nhận thông tin qua thị giác nên cũng làm cho trẻ bị
giới hạn trong việc tương tác với môi trường các trẻ nay thường có khả năng tốt
về thính giác và khối hình tri giác.
3.4. Các dấu hiệu giúp phát hiện sớm trẻ khuyết tật
- Trẻ hay quấy khóc, khó ăn khó bú, hay bị sặc sữa, ni kém phát triển
- Trẻ có nét mặt hay dáng người khác thường.
Ví dụ: Tai vềnh, long mày rậm, dư ngón, ngón dính hay ngón quẹo (ngón
cong)
- Trẻ mềm nhão hoặc trẻ quá gồng cứng
- Trẻ chậm phát triển vận động theo độ tuổi
Ví dụ: Trẻ 6 tháng chưa biết nâng đầu, chưa biết lật
- Trẻ có phát triển vận động bất đối xứng
8

8


Ví dụ: Trẻ chỉ lật được 1 bên, chỉ sử dụng được 1 tay để cầm nắm

- Trẻ chậm nói theo độ tuổi
- Trẻ khơng có hoặc ít giao tiếp với người khác
Ví dụ: Trẻ khơng quay đầu lại nhìn khi kêu trẻ, trẻ khơng biết cười khi mẹ
nhìn mặt trẻ cười lúc 5-6 tháng
- Trẻ bị thoái triển: Đang phát triển tốt thì từ từ chậm lại và mất chức năng
Ví dụ: Trẻ đang biết nói tự dung khơng nói nữa, trẻ đang có giao tiếp tự
dưng mất khả năng giao tiếp khơng nhìn người khác, thích chơi một mình, trẻ
đang có khả năng sử dụng tay tốt sau đó mất khả năng cầm nắm, vụng về
- Các trẻ có nguy cơ khuyết tật cao: Trẻ non tháng, đặc biệt cân nặng thấp
hơn 1,5kg. Trẻ có mẹ bị suy dinh dưỡng, mẹ nghiện rượu, thuốc lá hay thuốc
phiện, mẹ phải dung thuốc chống động kinh lâu dài…
4. Một số đặc điểm về trẻ khuyết tật
4.1.Đặc điểm tâm lý
Trẻ em khuyết tật dễ bị kích động, khó kiểm sốt phản ứng do bị phân biệt
đối xử và thiếu tôn trọng. Ngồi ra trẻ thường có tâm lý mặc cảm, tự ti, ln cho
rằng số phận của mình khơng được may mắn, là gánh nặng cho người thân, gia
đình. Do đó họ thường sống khép kín, ngại giao tiếp với mọi người. Trong quá
trình tương tác với người khác trong gia đình, cộng đồng họ thường có cảm xúc
buồn , thất vọng và hay tự ái. Nếu sống trong gia đình khó khan thường người
khuyết tật có cảm giác bị bỏ rơi.
Biểu hiện qua nhận thức
Trẻ khuyết tật cho rằng mình bị người khác coi thường, thiếu tôn trọng,
không thừa nhận họ, nhận thức bị bóp méo, xun tạ, khơng phản ánh hiện thực
khách quan
Người khuyết tật thấy mình là nạn nhân của các dịch vu không thể tiếp cận
được, của sự phân biệt hơn là làm chủ bản thân và ít khi quyết định được vận
mệnh của mình
Người khuyết tật có mặc cảm khơng nhận thức được nhu cầu dịch vụ đích
9


9


thực của mình là gì, khơng biết mình thực sự là ai, nhìn mình và người khác có
chiều hướng tiêu cực. Mọi tình huống trong xã hội, họ bị cản trở về mọi mặt nên
thấy mình thua thiệt, bất hạnh và cơ đơn
Biểu hiện qua xúc cảm
Tình cảm ln cảm thấy mình thua thiệt, bất hạnh, ln cảm thấy mình là
gánh nặng của gia đình và xã hội, có những dự đốn bi quan và ln sống trong
sợ hãi. Khi có những khó khan trong việc đi lại, tiếp cận giao thơng hay cơng
trình cơng cộng đều có tư tưởng đổ lỗi hoặc đi từ cảm xúc oán trách này đến ốn
trách khác
Biểu hiện qua hành vi
Khơng phát huy khả năng của bản thân, có thể dẫn đến huỷ hoại bản thân,
ngại giao tiếp, chỉ thích ngồi, ngại đi lại, sợ đám đông, trong mối quan hệ xã hội
thấy rõ sự thua kém
Khi ở trong những hồn cảnh khó khăn, các em thường có những phản
ứng như:
-

Thường ở trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi
Hay nhớ lại những sự kiện bạo lực, những hình ảnh xấu
Thường tự ti, mặc cảm, né tránh giao tiếp khiến trẻ khó tạo lập mối quan hệ xã

-

hội
Dễ có giá trị, suy nghĩ hay nhận định sai lệch
Dễ có hành vi chống đối như ăn căp, lừa dối… và cho đó là cách thức để tồn tại
Thường hay cáu giận, bực tức

Khó khăn trong hồ nhập với môi trường xung quanh
Dễ xung đột với bố mẹ, anh chị em, ơng bà …
Hay có cảm giác cơ đơn, bị mọi người xa lánh
Dễ có nghi ngờ với người xung quanh
4.2. Nhu cầu của trẻ khuyết tật
Là một nhà Công tác xã hội, muốn giúp đỡ và giải quyết những khó khăn
của người khuyết tật thì trước hết phải hiểu về tâm lý, nhu cầu của các nhóm
người khuyết tật - nhóm yếu thế. Ngồi những nhu cầu chung nhất họ cịn có
những địi hỏi riêng mà nhà Công tác xã hội cần chú ý:
Sự thiếu hụt về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của người
10

10


khuyết tật có thể bị giảm sút, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong sinh
hoạt, lao động, học tập… Do đó gia đình và xã hội cần có hỗ trợ, ưu tiên đặc biệt
cho nhóm đối tượng này như: chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, làm tay
chân giả, cung cấp xe lăn, máy trợ thính, thiết bị tiện nghi, nhà ở … cần có được
các dịch vụ giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật.
Ví dụ: Dạy chữ nổi Braile cho người mù, chương trình giáo dục đặc biệt
cho trẻ câm điếc,…
Cơ chế bù trừ chức năng của các cơ quan cảm giác ở người khuyết tật được
thể hiện rõ nét: khi họ mất đi khả năng hoạt động của cơ quan cảm giác nào đó
thì ở họ khả năng hoạt động của các cơ quan còn lại rất phát triển và sự nhận
biết thế giới xung quanh thực hiện chủ yếu thông qua giác quan cịn lại này.
Ví dụ: Người mù do mất đi khả năng thị giác nên độ nhạy cảm của cơ quan
thính giác, xúc giác phát triển. Với đặc điểm trên, khi thực hiện các hoạt động
dạy học, dạy nghề… ta cần vận dụng tối đa sự tham gia của các cơ quan cảm
giác còn lại (cần nghiên cứu, thiết kế nhiều đồ dùng học tập để khi giảng dạy

người câm điếc ta tăng cường sử dụng hình ảnh trực quan, các động tác tay chân
để mô phỏng, ngược lại với người mù phải tích cực hỗ trợ bằng các phương tiện
nghe, sờ…
Do mất hoặc giảm khả năng hoạt động một trong các cơ quan tiếp nhận
thông tin cần thiết cho hoạt động nhận thức nên phần lớn một số người khuyết
tật giác quan, tật thần kinh… hoạt động tư duy có phần bị giảm sút về tốc độ do
khối lượng thông tin cần tiếp thu bị hạn chế (những người tật vận động thì vẫn
bình thường). Chính vì vậy trong hoạt động giáo dục, dạy nghề ta cần cung cấp
thông tin qua nhiều kênh, nhiều nguồn bằng nhiều biện pháp để tăng cường
lượng thông tin cho hoạt động nhận thức của đối tượng.
Ví dụ: Dạy trẻ câm điếc ta dùng hình ảnh để trẻ nhìn, dùng vật mà trực tiếp
tiếp xúc được, thậm chí dùng độ rung của âm thanh để trẻ được cảm nhận.
Do bị bệnh tật, khó khăn đi lại hoặc giao tiếp nên hoạt động lao động, giao
lưu hạn chế hơn so với người bình thường nếu khơng có hỗ trợ xã hội thì phạm
11

11


vi quan hệ xã hội ở người khuyết tật sẽ bị thu hẹp. Do đó, gia đình và xã hội cần
tạo điều kiện cho đối tượng hòa nhập vào cuộc sống xã hội của những người
bình thường.
Ví dụ: Tổ chức các câu lạc bộ, các sinh hoạt giải trí, thể thao… để họ có dịp
được gặp, tạo cơ hội để trẻ khuyết tật học chung lớp với trẻ em bình thường để
xóa bỏ mặc cảm.
Họ cần được học văn hóa, học nghề phù hợp với dạng tật: các công việc
thủ cơng địi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn có thể phù hợp với họ. Việc làm vừa đem lại
cho họ niềm vui trong lao động, vừa giúp họ có thu nhập… điều này giúp họ
giảm bớt tâm lý bị phụ thuộc vào kinh tế, tâm lí bị bỏ đi…
Mơi trường cộng đồng và gia đình cũng cần được thích ứng với hồn cảnh

của người khuyết tật.
Ví dụ: Trong gia đình, tại trường học, các khu công cộng cần được thiết kế
các phương tiện sinh hoạt phù hợp với nhu cầu người khuyết tật.
Do sự thiếu hụt dẫn đến những cản trở trong sinh hoạt, lao động trên nên
người khuyết tật thường bị ức chế dẫn đến bi quan, chán nản, tự ti hay cáu gắt,
nóng nảy… Ngay cả khi này, họ cũng cần được chấp nhận, tôn trọng. Cộng đồng
và xã hội cần giáo dục mọi người tránh cử chỉ, hành vi miệt thị xa lánh, cần loại
bỏ những tên gọi theo dị tật như “thằng què, con cụt”… xúc phạm đến họ.
Cần động viên khuyến khích, phát huy những mặt tích cực của than chủ.
Bên cạnh những khó khăn trên mà người khuyết tật phải trỉa qua, nhưng họ lại là
người rất giàu về nghị lực để vượt qua khó khăn của tật ngun. Với sự hỗ trợ
thích hợp của gia đình và xã hội một số người khuyết tật đã đạt được nhiều
thành tích cao trong lao động và học tập.
Mặt khác họ là người có đời sống nội tâm rất nhạy cảm và tế nhị, họ rất
thông cảm với những khó khăn của người khác hơn cả so với người bình
thường. Chính vì vậy, họ là những người hoạt động rất có hiệu quả trong các
nhóm tự giúp. Tại đây họ giúp nhau vượt qua khó khăn của bệnh tật, chia sẻ
kinh nghiệm với nhau để thích nghi tốt hơn
12

12


5. Khái niệm CTXH với trẻ khuyết tật
Công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật là việc đánh giá nhu cầu về khía cạnh
xã hội của đối tượng, đồng thời đóng vai trị là người quản lý trường hợp, hỗ trợ
trẻ khuyết tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các
dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết nhân viên công tác xã hội
cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho trẻ khuyết tật. Như vậy, bằng những kiến thức,
kỹ năng và phương pháp, nhân viên công tác xã hội sẽ trợ giúp cá nhân, gia đình

và cộng đồng trẻ khuyết tật phục hồi các chức năng xã hội mà họ bị suy giảm
6. Một số hoạt động của CTXH trong hỗ trợ trẻ khuyết tật
6.1.Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng kết hợp với hoà
nhập cộng đồng
Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng kết hợp với giáo dục
hòa nhập cộng đồng là chương trình lồng ghép vừa giáo dục trẻ về văn hóa, lối
sống, học chữ học nghề, vừa phục hồi chức năng cho trẻ ở cộng đồng. Nguồn
kinh phí hỗ trợ Chương trình do trung ương cấp và một phần kinh phí do ngân
sách địa phương hỗ trợ.
Hằng ngày các em được người thân trong gia đình và cộng đồng quan tâm
chăm sóc phục hồi chức năng, được đến học lớp tình thương và các lớp cơng lập
để học tập. Được áp dụng trong 29 tỉnh với số lượng các em được quan tâm
chăm sóc rất nhiều. Riêng chương trình giáo dục hòa nhập cộng động đồng đã
áp dụng 36 tỉnh hơn 35 nghìn em tham gia hịa nhập.
Hội bảo trợ trẻ em khuyết tật đã hỗ trợ dạy nghề cho gần 2000 trẻ khuyết
tật và đã tạo được việc làm cho các em.
Chương trình giáo dục trẻ em khuyết tật tại các trung tâm bảo trợ xã hội
trong cả nước có trên 150 trung tâm đã chăm sóc gần 4500 em, phần lớn được
phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng.
Trợ giúp cộng đồng: Bao gồm các dịch vụ cần thiết cho trẻ khuyết tật như
trị liệu, can thiệp thời kỳ trẻ thơ, can thiệp hành vi, tham vấn (cá nhân, gia đình
và nhóm). Các hoạt động này được vận hành bởi các bộ phận và nhân viên công
13

13


tác xã hội khu vực, các chương trình hợp tác và phát triển của từng cộng đồng.
Tuy nhiên hoạt động này trợ giúp chưa nhiều vì đội ngũ trợ giúp chưa thông
qua đạo tạo chuyên môn.

Trợ giúp việc tiếp cận cộng đồng: Các hoạt động dịch vụ này được hình
thành nhằm tạo cơ hội cho người khuyết tật sử dụng và đạt được những khả
năng riêng của bản thân nhằm tăng sự độc lập trong cuộc sống. Với những trẻ
khuyết tật khơng có cơ hội đến trường, những người khơng được làm việc đều
có thể sử dụng dịch vụ này của cộng đồng. Các hoạt động rất đa dạng từ việc
học tập (định hướng học tập suốt đời), đến việc giải trí, vui chơi ở cộng đồng,
các sự kiện văn hóa; từ việc được hưởng dịch vụ tại gia đình hoặc tại các cơ sở
chung của cộng đồng. Như các dịch vụ xe buýt công cộng dành cho người
khuyết tật…
6.2.Giáo dục trẻ khuyết tật
Quan niệm ngày nay là hoà nhập trẻ vào hệ thống giáo dục chung càng lâu
càng tốt, sử dụng chung nguồn tiềm năng, làm cho trẻ có khả năng giao tiếp với
người khác. Trẻ khuyết tật được học trong các trường gần nhà với các bạn cùng
trang lứa. Mỗi lớp có khoảng một đến hai trẻ khuyết tật và giáo viên được tập
huấn về điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy sao cho đáp ứng trong
một lớp bình thường có trẻ khuyết tật. Kết quả của giáo dục hoà nhập là trẻ được
phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và xã hội đồng thời trình độ văn hố
cũng được nâng cao. Tại Việt Nam, từ đầu những năm 1990 cho đến nay,
chương trình giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật đã được triển khai ở mức tiểu học
tại 44/61 tỉnh với 1197 trường tiểu học tham gia nhưng đã đưa được trên 60,000
trẻ khuyết tật đến trường. Định hướng phát triển giáo dục trẻ khuyết tật theo
hướng hoà nhập ở nước ta hiện nay đã và sẽ tạo điều kiện cho hàng triệu trẻ
khuyết tật Việt Nam được đến trường, được học tập và phát triển đầy đủ mọi khả
năng để trở thành những người hữu ích cho xã hội
Ví dụ như tỉnh Vĩnh Long hiện có 14.610 người khuyết tật, trong đó có
14

14



6.057 người đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội và được cấp thẻ BHYT khám
chữa, bệnh. Trong năm 2011, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí chữa bệnh và phẫu thuật
mổ mắt cho: 2.232 người; phẫu thuật tim: 132 người; Cấp 730 xe lăn, 27 xe lắc
cho người khuyết tật và 20 xe chuyên dùng cho trẻ bại não…
Năm học 2010-2011 có 1.256/1.661 trẻ em khuyết tật được đến trường học
giáo dục hòa nhập cộng đồng, chiếm tỷ lệ 75,6%. Ngồi ra, các ngành chun
mơn cịn đến tận gia đình có người bị khuyết tật để tập huấn, hướng dẫn cách tập
vật lý trị liệu cho 11.520 lượt người. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh vận
động nhà tài trợ thơng qua các chương trình từ thiện xã hội tham gia hỗ trợ vốn
cho người khuyết tật có hồn cảnh khó khăn với tổng giá trị trên 1.5 tỷ đồng.
6.3. Tập huấn cho phụ huynh kỹ năng hỗ trợ trẻ khuyết tật
Việc phục hồi chức năng và giáo dục trẻ khuyết tật khơng chỉ là vai trị
của giáo viên tại trường mà chính vai trị của bố mẹ, phụ huynh của trẻ khuyết
tật là quan trọng nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được đày đủ các kiến
thức, kỹ năng về chăm sóc, hỗ trợ trẻ khuyết tật. Vì vậy hoạt động tập huấn
nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ khuyết tật cho phụ huỳnh là rất
quan trọng.. Đa phần phụ huynh đã biết cho trẻ ăn uống, nghỉ ngơi đúng cách.
Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn chưa hiểu được tâm lý của trẻ, không am hiểu
những dụng cụ luyện tập tại nhà hỗ trợ PHCH của trẻ. Vì vật từng tỉnh, huyện
trên cả nước phối hợp với bệnh viện tuyến tỉnh và NVCTXH mở lớp tập huấn
cho phụ huynh trẻ. Cả nước đã tổ chức được nhiều hoạt động tập huấn cho phụ
huynh, gia đình trẻ khuyết tật và đạt nhiều thành công đáng kể. Phụ huynh trẻ
khuyết tật nắm rõ được tâm lý, nhu cầu của trẻ cùng với việc hỗ trợ trẻ sử dụng
các dụng cụ luyện tập tại nhà góp phần quan trọng giúp trẻ hoà nhập với cuộc
sống và PHCN tốt nhất.
7. Một số kỹ năng của nhân viên công tác xã hội cần sử dụng khi làm việc
15

15



với NKT
-

KN tạo dựng mối quan hệ tin cậy giữa NVXH và thân chủ KT
KN giao tiếp với thân chủ KT trên nguyên tắc lấy con người làm trung tâm
KN đánh giá
+ KN phỏng vấn
+ KN quan sát
+ KN tài liệu hố
II. Thực trạng về cơng tác xã hội trong can thiệp trợ giúp trẻ khuyết tật
huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
1. Khái quát chung về công tác xã hội với trẻ khuyết tật huyện Quảng Hòa,
tỉnh Cao Bằng
Huyện Quảng Hịa hiện có 482 người khuyết tật, chủ yếu là khuyết tật vận
động, nghe, nói, nhìn, thần kinh tâm thần. Phần lớn người khuyết tật đều có
hồn cảnh rất khó khăn
Trong đó có 200 trẻ khuyết tật đa số các em đều có hồn cảnh rất khó khăn.
Nhằm giúp đỡ, bảo vệ, chăm sóc, tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật hoà nhập cộng
đồng, hằng năm huyện chỉ đaọ các xã chủ động rà soát trẻ khuyết tật trên địa bàn
để hoàn thiện hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội. Phòng Lao độngThương binh và Xã hội huyện đã kịp thời chi trả các chế độ cho trẻ khuyết tật
bảo đảm đúng thời gian, đúng chế độ quy định với số tiền hàng trăm triệu đồng
mỗi năm.
Từ đầu năm đến nay, hiện cũng đã kịp thời trích ngân sách và kêu gọi các
tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: thăm hỏi,
tặng hang tram suất quà cho các đối tượng khuyết tật đặc biệt nặng có hồn cảnh
khó khăn về trẻ mồ côi với tổng số tiền trên 40 triệu đồng
Ngoài ra, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ cơi huyện cịn phối hợp với
Phịng Giáo dục và Đào tạo, phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện và
các tổ chức đoàn thể, các xã động viên, tổ chức cho 111 trẻ em khuyết tật được

16

16


học tập ở các cấp học, tạo điều kiện cho các em hồ nhập cộng đồng, học tập,
vui chơi bình đẳng như những trẻ bình thường
Cùng với hỗ trợ về vật chất, các cấp, ngành trong huyện, đặc biệt là Hội
Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi đã tổ chức nhiều chương trình toạ đàm, giao
lưu văn nghệ… nhằm tạo sân chơi lành mạnh, giúp cho trẻ khuyết tật được
hưởng thụ đời sống văn hoá tinh thần, tiếp sức cho các em vượt qua mặc cảm để
cố gắng vươn lên trong học tập, phục hồi chức năng…
Nhiều tấm gương người khuyết tật vươn lên làm chủ cuộc sống đã có sức
lan toả mạnh mẽ, như: anh Bế Hiền Lương ( xã Phúc Sen) với việc mở cửa hàng
sửa chữa điện tử không những đưa lại nguồn thu nhập khá mà còn giải quyết
việc làm cho 5 lao động trong xã.
2. Giới thiệu chung về huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng
Vị trí địa lý:
Huyện Quảng Hịa nằm ở phía đơng tỉnh Cao Bằng, có vị trí địa lý:
Phía đơng giáp Quảng Tây, Trung Quốc và huyện Hạ Lang
Phía tây giáp huyện Hịa An
Phía nam giáp huyện Thạch An
Phía bắc giáp huyện Trùng Khánh.
Hành chính
Huyện Quảng Hịa có diện tích 668,95 km2, dân số năm 2019 là 66.620
người, mật độ dân số đạt 100 người/km2. Huyện lỵ là thị trấn Quảng Uyên, cách
trung tâm thành phố Cao Bằng 28 km, cách thành phố Hà Nội 286 km theo
17

17



Quốc lộ 3. Ngồi ra, huyện có một cửa khẩu quốc tế thông thương với Trung
Quốc là cửa khẩu Tà Lùng ở thị trấn Tà Lùng.
Huyện Quảng Hịa có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3
thị trấn: Quảng Uyên (huyện lỵ), Hòa Thuận, Tà Lùng và 16 xã: Bế Văn Đàn,
Cai Bộ, Cách Linh, Chí Thảo, Đại Sơn, Độc Lập, Hạnh Phúc, Hồng Quang, Mỹ
Hưng, Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen, Quảng Hưng, Quốc Toản, Tiên Thành,
Tự Do
Lịch sử
Huyện được thành lập từ ngày 8 tháng 3 năm 1967 trên cơ sở hợp nhất
huyện Quảng Uyên và huyện Phục Hòa.
Khi hợp nhất, huyện Quảng Hòa có thị trấn Quảng Un và 26 xã: Bình
Lăng, Cách Linh, Cai Bộ, Chí Thảo, Đà Sơn, Đại Tiến, Đồi Khơn, Độc Lập,
Hạnh Phúc, Hồng Hải, Hồng Đại, Hồng Định, Hồng Quang, Lương Thiện, Mỹ
Hưng, Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen, Quảng Hưng, Quốc Dân, Quốc Phong,
Quốc Toản, Quy Thuận, Tiên Thành, Triệu Ẩu, Tự Do.
Ngày 15 tháng 9 năm 1969, huyện tiếp nhận 8 xã: Thanh Nhật, Thái Đức,
Việt Chu, Quang Long, An Lạc, Thị Hoa, Cô Ngân, Vinh Quý từ huyện Hạ Lang
vừa giải thể.
Từ đó, huyện Quảng Hịa có 1 thị trấn và 34 xã.
Ngày 10 tháng 6 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 245CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Quảng Hịa. Theo đó:
Điều chỉnh địa giới hành chính hai xã Mỹ Hưng và Quy Thuận, đổi tên xã
Quy Thuận thành xã Tà Lùng.
Hợp nhất xã Đại Tiến và xã Đà Sơn thành một xã lấy tên là xã Đại Sơn.
18

18



Chuyển xã Quốc Toản về huyện Trà Lĩnh quản lý.
Ngày 1 tháng 9 năm 1981, chuyển 8 xã: Thanh Nhật, Thái Đức, Việt Chu,
Quang Long, An Lạc, Thị Hoa, Cô Ngân, Vinh Quý về huyện Hạ Lang vừa tái
lập.
Huyện Quảng Hòa còn lại thị trấn Quảng Uyên và 24 xã: Bình Lăng, Cách
Linh, Cai Bộ, Chí Thảo, Đại Sơn, Đồi Khơn, Độc Lập, Hạnh Phúc, Hồng Hải,
Hồng Đại, Hồng Định, Hồng Quang, Lương Thiện, Ngọc Động, Phi Hải, Phúc
Sen, Quảng Hưng, Quốc Dân, Quốc Phong, Mỹ Hưng, Tà Lùng, Tiên Thành,
Triệu Ẩu, Tự Do.
Ngày 11 tháng 8 năm 1999, chia xã Tà Lùng thành thị trấn Tà Lùng và xã
Hòa Thuận.
Đầu năm 2001, huyện Quảng Hịa có 2 thị trấn: Quảng Uyên (huyện lỵ), Tà
Lùng và 24 xã: Bình Lăng, Cách Linh, Cai Bộ, Chí Thảo, Đại Sơn, Đồi Khơn,
Độc Lập, Hạnh Phúc, Hịa Thuận, Hồng Hải, Hồng Đại, Hồng Định, Hồng
Quang, Lương Thiện, Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen, Quảng Hưng, Quốc Dân,
Quốc Phong, Mỹ Hưng, Tiên Thành, Triệu Ẩu, Tự Do.
Ngày 13 tháng 12 năm 2001, huyện Quảng Hòa lại được tách trở lại thành
2 huyện Quảng Uyên và Phục Hịa.
Huyện Phục Hịa có thị trấn Tà Lùng và 8 xã: Cách Linh, Đại Sơn, Hòa
Thuận, Hồng Đại, Lương Thiện, Mỹ Hưng, Tiên Thành, Triệu Ẩu.
Huyện Quảng Uyên có thị trấn Quảng Un và 16 xã: Bình Lăng, Cai Bộ, Chí
Thảo, Đồi Khơn, Độc Lập, Hạnh Phúc, Hồng Hải, Hồng Định, Hồng Quang,
Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen, Quảng Hưng, Quốc Dân, Quốc Phong, Tự Do.
Đến đầu tháng 2 năm 2020:
19

19


Huyện Phục Hịa có 2 thị trấn: Hịa Thuận (huyện lỵ), Tà Lùng và 5 xã: Bế

Văn Đàn, Cách Linh, Đại Sơn, Mỹ Hưng, Tiên Thành.
Huyện Quảng Uyên có thị trấn Quảng Uyên (huyện lỵ) và 10 xã: Cai Bộ,
Chí Thảo, Độc Lập, Hạnh Phúc, Hồng Quang, Ngọc Động, Phi Hải, Phúc Sen,
Quảng Hưng, Tự Do.
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị
quyết số 897/NQ-UBTVQH14. Theo đó, tái lập huyện Quảng Hịa trên cơ sở sáp
nhập tồn bộ 251,67 km² diện tích tự nhiên và 23.625 người của huyện Phục
Hịa; tồn bộ 385,73 km² diện tích tự nhiên và 40.898 người của huyện Quảng
Un và tồn bộ 31,55 km² diện tích tự nhiên, 2.097 người của xã Quốc Toản,
huyện Trà Lĩnh vừa giải thể.
Huyện Quảng Hịa có 3 thị trấn và 16 xã như hiện nay.
3. Thực trạng trẻ khuyết tật ở nước ta
Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam hiện nay vẫn rất cần sự quan tâm, bảo vệ và
chăm sóc hơn nữa của Nhà nước và cộng đồng xã hội để bù đắp những thiệt thòi
phần nào so với trẻ em bình thường. Trẻ khuyết tật cũng cần được đối xử bình
đẳng như bao trẻ em bình thường khác tránh sự kì thị, xã lánh của cộng đồng, xã
hội điều đó giúp trẻ xóa đi rào cản về mặc cảm bản thân khơng dám hịa nhập
với mọi người xung quanh. Hiện nay cả nước có khoảng 8 triệu người khuyết tật
chiếm 7,8% dân số, trong đó có 2.264.000 trẻ khuyết tật chiếm 28,3% tổng số
người khuyết tật.
Thực trạng người khuyết tật Việt Nam nói chung và Thực trạng trẻ khuyết
tật ở Việt Nam nói riêng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống về vật
chất và tinh thần. Bởi vì phần lớn người khuyết tật ở và Trẻ em khuyết tật ở Việt
Nam thuộc đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách, có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn. Do đó việc chăm sóc sức khỏe, học tập, tham gia các hoạt động xã hôi của
20

20



trẻ khuyết tật đều bị hạn chế nên trẻ khuyết tật có nguy cơ bị bạo hành, lạm dụng
rất cao.
Trẻ em là tương lai của đất nước, bảo về trẻ em nói chung và trẻ em khuyết
tật nói riêng là mục tiêu lớn của Chính phủ và xã hội. Trẻ khuyết tật chịu rất
nhiều thiệt thòi so với các trẻ bình thường nên cần được quan tâm đặc biệt. Trẻ
khuyết tật ln có tâm lý sợ sệt, mặc cảm, e dè nên cần nhận được sự trợ giúp,
cần có các Chính sách dành cho trẻ khuyết tật nhiều hơn nữa để trẻ có thể tự tin
hịa nhập cộng đồng.
Những ngun nhân gây ra trẻ em khuyết tật ở Việt Nam:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khuyết tật của trẻ em ở Việt
Nam, sau đây là một số nguyên nhân chính.
- Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật của trẻ
em Việt Nam hiện nay là do di chứng hậu quả của chiến tranh để lại. Các em
được sinh ra ở thế hệ thứ 2, thứ 3 trong các gia đình có ơng, cha là những người
đã tham gia kháng chiến và bị nhiễm chất độc da cam Dyoxin. Vì vậy tỉ lệ trẻ
em khuyết tật ở Việt nam được sinh ra ở trường hợp này chiếm phần lớn trong
những nguyên nhân gây ra các dạng dị tật.
- Trẻ khuyết tật được sinh ra do ảnh hưởng của biến chứng thai nhi trong
quá trình mang thai.
- Do di truyền gen hay do rối loạn nhiễm sắc thể.
* Các dạng khuyết tật của trẻ khuyết tật ở Việt Nam như sau:
Căn cứ vào thực trạng trẻ khuyết tật ở Việt Nam mà các dạng dị tật được
chia thành các loại sau:
+ Trẻ bị khuyết tật vận động bao gồm thiếu, yếu, mất một hay nhiều phần
tứ chi gây khó khăn trong q trình di chuyển, sinh hoạt hàng ngày.
+ Trẻ bị khuyết tật suy giảm các giác quan như mù, điếc, không cảm nhận
được ánh sáng, mùi vị...
+ Trẻ bị khuyết tật tâm lý: bại não, tâm thần.
+ Trẻ bị khuyết tật về ngôn ngữ ảnh hưởng trong quá trình phát âm như
21


21


câm, ngọng...
+ Trẻ bị thiểu năng trí tuệ, mắc bệnh tự kỷ
* Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế về trẻ em khuyết tật thì tỷ lệ
trẻ khuyết tật ở Việt Nam được chia thành các mức như sau:
+ Tỉ lệ trẻ khuyết tật chiếm 2% tổng số trẻ cùng độ tuổi.
+ Tỉ lệ trẻ em khuyết tật nặng/tổng số trẻ có tật chiếm 30%
+ Tỉ lệ trẻ có tật trí tuệ chiếm 27%
+ Tỉ lệ trẻ khuyết tật vận động chiếm 195.
+ Tỉ lệ trẻ khuyết tật ngơn ngữ chiếm 17%.
+ Tỉ lệ trẻ có tật thị giác chiếm 15%.
+ Tỉ lệ trẻ có tật về thính giác chiếm 12%.
+ Tỉ lệ trẻ đa tật 4,2%.
+ Trẻ có hành vi xa lạc chiếm 1,7%.
Như vậy thực trạng trẻ em khuyết tật ở nước ta đang là một vấn đề cần
quan tâm. Điều đó vừa thể hiện truyền thống đạo lý của dân tộc vừa thể hiện sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm sóc bảo vệ giáo dục trẻ em
khuyết tật
* Những khó khăn mà trẻ em khuyết tật đang gặp phải:
Nhận xét một các tổng quan về trẻ khuyết tật ở Việt Nam bên vẫn cịn có
rất nhiều điểm cần được Nhà nước và cộng đồng quan tâm hơn nữa như:
Nạn bạo hành, ngược đãi bị lạm dụng thể xác của trẻ khuyết tật vẫn còn
xảy ra trong xã hội.
Trẻ khuyết tật còn chưa được đối xử cơng bằng như những trẻ bình thường
khác trong học tập.
Trẻ khuyết tật còn thiếu những sân chơi, các hoạt động dành riêng cho
người khuyết tật.

Hiện nay nhiều tỉnh thành khơng có các trường chun biệt trong khi thực
tế nhu cầu học trong các trường chuyên biệt đối với những trường hợp khơng thể
học hịa nhập là rất khó khăn. Việc quy hoạch hệ thống trung tâm hỗ trợ giáo
22

22


dục hòa nhập và cơ sở giáo dục chuyên biệt cần sớm được nghiên cứu và hoàn
chỉnh.
Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy còn chưa được trang bị đầy đủ các
kiến thức cơ bản liên quan đến trẻ khuyết tật trong khi những đặc điểm tâm sinh
lý, kiến thức về dạng tật và mức độ khuyết tật có ý nghĩa quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng học tập của trẻ.
Các trung tâm bảo trợ xã hôi, trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật cịn ít,
nhỏ, trang thiết bị còn thiếu và cũ.
4. Thực trạng trẻ khuyết tật ở huyện Quảng Hịa
Tồn huyện có khoảng 280 người khuyết tật trong đó trẻ khuyết tật có 115
người. Tỷ lệ trẻ khuyết tật giữa các xã có sự chênh lệch được thể hiện qua bảng
số liệu sau:

TT

Xã, Thị trấn

Số trẻ khuyết tật

Số trẻ khuyết tật

năm 2016


năm 2018

1

Quảng Un

3

4

2

Hồ Thuận

5

5

3

Chí Thảo

12

13

4

Tự Do


8

8

5

Cách Linh

3

3

23

23


6

Đại Sơn

5

5

7

Phi Hải


4

5

8

Phúc Sen

8

8

9

Quảng Hưng

6

6

10

Tà Lùng

4

4

11


Bế Văn Đàn

8

9

12

Tiên Thành

6

7

13

Ngọc Động

9

10

14

Mỹ Hưng

5

7


15

Độc Lập

6

11

93

115

Tổng cộng:15 đơn vị

Theo kết quả cho thấy trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện cho thấy trẻ
khuyết tật ở các xã nghèo hơn, điều kiện kinh tế khó khăn hơn là cao hơn.
5. Hoạt động cơng tác xã hội với trẻ khuyến tật ở huyện Quảng Hòa
5.1. Hoạt động dạy nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm
Tổ chức các lớp học tình thương cho trẻ em khuyết tật, dạy nghề cho phù
hợp với từng em. Trong những năm qua, huyện Quảng Hịa nói chung và một số
địa phương trên địa bàn huyện đã tổ chức được nhiều lớp học dạy chữ cho các
24

24


trẻ em khơng có điều kiện để được đi học tại các xã Chí Thảo, Cách Linh…
Hội Người khuyết tật Huyện Quảng Hòa đã cùng với những đơn vị hảo tâm
tổ chức các lớp dạy nghề cho người khuyết tật nói chung trẻ em khuyết tật nói
riêng trên tồn địa bàn huyện. Đào tạo cho các em những nghề, những việc làm

phù hợp với bản thân từng em, giúp cho các em khi về nhà có thể cải thiện hoặc
giúp sức mình vào cải thiện cuộc sống gia đình.
Ngồi ra, Hội và các tình nguyện viên trẻ cịn đi đến tận nhà của những em
có hồn cảnh đặc biệt khó khăn để giúp đỡ động viên các em vươt qua được
những mặc cảm, tự ti về bản thân và luôn giữ vững tinh thần lạc quan, ln u
cuộc sống.
Chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm cũng như các tình nguyện
viên trẻ ln quan tâm, giúp đỡ giúp các em vượt qua mặc cảm, phát triển tồn
diện, ln quan tâm, chăm sóc đầy đủ về thể chất và tinh thần cho các em.
Em Hà Văn Minh ở xã Chí Thảo, dân tộc Tày bị câm điếc bẩm sinh, đã
chữa chạy ở nhiều nơi nhưng vẫn khơng có kết quả. Năm 2014, nhờ chính quyền
địa phương và các tình nguyện viên của Hội Người khuyết tật đến tận nơi để
động v iên cũng như góp ý với gia đình về việc đă em Minh đến Trung tâm Phục
hồi chức năng và Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Cao Bằng, gia đình đưa
em đến Trung tâm. Tại đây ngồi học văn hố Minh cịn tham gia các hoạt động
văn nghệ của trung tâm. Sau 5 năm học tập, điều trị, đến nay Minh phần nào
phục hồi được chức năng nghe, nói, biết giao tiếp với bạn bè, thầy cơ bằng thủ
ngữ, thuộc nhiều bài hát và làm toán khá nhanh.
Trường hợp em Nguyễn Văn Nam, xã Tự Do dân tộc Nùng bị khuyết tật
vận động, sức khoẻ yếu, điều kiện gia đình khó khăn, cũng vì đó mà Nam cảm
thấy tự ti, hay cáu gắt mỗi khi đi đến lớp học. Em đã được các nhân viên công
tác xã hội của huyện đến thăm hỏi và đưa Nam đến tham gia các lớp học, các
hoạt động hỗ trợ cũng như các chương trình giao lưu cho các em khuyết tật mỗi
khi được tổ chức nên Nam đã có thể tự tin đi học cùng với các bạn bình thường,
hịa đồng hơn với mọi người xung quanh.
25

25



×