Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn vay chính thức của hộ gia đình ở nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC LÂM

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NGUỒN VỐN VAY CHÍNH THỨC
CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
nguồn vốn vay chính thức của hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam” này là bài
nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tơi cam
đoan rằng, toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2015


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồ Ngọc Phương,
người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian định hướng và
góp ý cho Tơi trong suốt q trình thực hiện để hoàn thành luận văn này.

Xin cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,
những người đã trang bị cho tơi những kiến thức quý báu trong thời gian Tôi theo
học tại Trường.

Và cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý và động viên Tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.

Một lần nữa xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy Cơ, đồng nghiệp, bạn bè
và gia đình.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2015

.


TĨM TẮT
Nơng nghiệp – nơng thơn là nền tảng cơ bản của kinh tế Việt Nam. Phát triển
khu vực nông thôn và nâng cao phúc lợi cho người dân là một trong những mục tiêu
cơ bản để đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài hạn. Với mục tiêu đó, nhà nước
đã có nhiều chương trình thúc đẩy tín dụng và khả năng tiếp cận tín dụng đến với
nơng thôn và nông dân.
Bằng dữ liệu điều tra nguồn lực Việt Nam VARHS năm 2012, bài nghiên cứu
này được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và mức
độ vay nợ chính thức của các nơng hộ. Kết quả phân tích và ước lượng với 2 mơ
hình Probit và Tobit từ 1.672 quan sát nông hộ từ mẫu VARHS cho thấy: (1) việc
tiếp cận nguồn vốn chính thức của nơng hộ có những thuận lợi quan trọng về chính

sách, nguồn vốn vay, lãi suất vay cũng như các điều kiện thế chấp; (2) các yếu tố về
nhân khẩu học ít ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay cũng như lượng vốn vay
của nông hộ nhưng các điều kiện về nền tảng sinh kế, quan hệ xã hội và điều kiện
vay vốn có ảnh hưởng mạnh đến khả năng tiếp cận dòng vốn tín dụng chính thức
cũng như mức độ vay nợ của hộ nơng dân; (3) Lượng vốn vay chính thức của nông
hộ phụ thuộc lớn vào tài sản thế chấp (sổ đỏ) cũng như khả năng tích lũy tài sản của
hộ; đồng thời, nghiên cứu cũng xác nhận về xu hướng các gia đình có quan hệ xã
hội cao thường vay thấp hơn gia đình bình thường và các gia đình trẻ có xu hướng
vay nhiều hơn so với các hộ gia đình cao tuổi.
Các hàm ý chính sách từ nghiên cứu này là cần mở rộng quy mơ và hình thức
cho vay đối với các hộ nơng dân khơng có tài sản thế chấp. Ngồi ra, ngân hàng
chính sách xã hội có thể thơng qua các hiệp hội để mở rộng hơn nữa các hình thức
cho vay thơng qua các hiệp hội vì đây là những hiệp hội đi sát với điều kiện sống,
sản xuất và khả năng cải thiện phúc lợi của từng hộ dân trong khu vực.


MỤC LỤC

1.1.

Lý do nghiên cứu .................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3


1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 4

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4

1.6.

Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 5

1.7.

Cấu trúc của đề tài .................................................................................................. 5

2.1.

Tổng quan về lý thuyết ........................................................................................... 7

2.1.1. Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 7
2.1.2. Lý thuyết liên quan ............................................................................................. 9
2.2.

Tổng quan nghiên cứu trước liên quan đến khả năng tiếp cận và lượng vốn vay 12

2.2.1. Nghiên cứu trong nước liên quan đến khả năng tiếp cận và lượng vốn vay ..... 12
2.2.2. Nghiên cứu nước ngoài liên quan đến khả năng tiếp cận và lượng vốn vay..... 14
2.3.


Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ...................................................................... 16

3.1.

Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 19

3.2.

Xây dựng mơ hình nghiên cứu.............................................................................. 20

3.2.1. Mơ tả biến nghiên cứu và phương pháp đo lường ............................................ 21
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.3.

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................ 29

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 30

3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................ 30
3.4.2. Phương pháp hồi quy tuyến tính ....................................................................... 30
i


4.1.

Tổng quan tình hình .............................................................................................. 33

4.2.


Mơ tả mẫu dữ liệu ................................................................................................. 34

4.2.1. Các thông tin về nhân khẩu học của hộ ............................................................ 34
4.2.2. Các thông tin về sinh kế -phúc lợi hộ gia đình ................................................. 36
4.2.3. Các thơng tin về vay vốn .................................................................................. 38
4.3.

Kiểm định khác biệt các đặc tính giữa hai nhóm vay và khơng vay .................... 40

4.4.

Phân tích tương quan và đa cộng tuyến ................................................................ 42

4.5.

Ước lượng mô hình hồi quy .................................................................................. 43

4.5.1. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tiếp cận nguồn vốn vay ................................... 43
4.5.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức ........................ 47
4.6.

Phân tích kết quả ................................................................................................... 50

4.6.1. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn vay ............................ 50
4.6.2. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức ........................ 53

5.1.

Kết luận ................................................................................................................. 55


5.2.

Kiến nghị chính sách ............................................................................................. 56

5.3.

Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 57

ii


DANH MỤC BẢNG

iii


DANH MỤC HÌNH

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

TC

Tổ chức


NH

Ngân hàng

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHNo&PTNT

Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

DVTCVM

Dịch vụ tài chính vi mơ

NHTM

Ngân hàng thương mại

QTDNDTW

Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương

QTDNDCS


Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở

TCTD

Tổ chức tín dụng

TDCT

Tín dụng chính thức

TDNT

Tín dụng nơng thơn

UBND

Uỷ ban nhân dân

VARHS

Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nơng thơn Việt Nam
(Vietnam Access to Resources Household Survey)

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới
(World Trade Organization)

v



PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1 trình bày tổng quan chung về nội dung của nghiên cứu, bao gồm: lý
do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu.

1.1. Lý do nghiên cứu
Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nơng nghiệp được coi là
nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt khi Việt Nam thực
hiện chính sách mở cửa, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương
mại nông nghiệp đã đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập cho khu
vực nông nghiệp, cải thiện đời sống của người dân nơng thơn. Vì vậy trong thời
gian qua NHNN cũng đã rất chú trọng đến việc phát triển tín dụng nơng nghiệp,
nơng thơn, xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng nơng thơn phát triển,
nâng cao năng lực của các định chế tài chính, nhất là các định chế tài chính hoạt
động trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn, kêu gọi các nguồn vốn nước ngồi cho
vay trong lĩnh vực này.
Mục tiêu của hoạt động tín dụng của NH trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn là đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển tồn
diện lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức
sống của người nông dân. Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian qua hoạt động
tín dụng nơng nghiệp nơng thơn đã có những bước phát triển nhất định, thể hiện ở
việc: mạng lưới cho vay nông nghiệp, nông thôn ngày càng gia tăng; doanh số cho
vay và dư nợ tín dụng ngày càng tăng; đối tượng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngày
càng mở rộng. Hoạt động tín dụng đã thực sự gắn với làng, bản, xóm thôn, gần gũi
với bà con nông dân. Vốn cho vay đã tạo thêm nghề mới, khôi phục các làng nghề
truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng phát
triển sản xuất hàng hố, cơng nghiệp, dịch vụ.


1


Ở Việt Nam, khoảng 75% dân số và 90% người nghèo sinh sống ở vùng
nông thôn. Nguồn thu nhập của họ phụ thuộc chủ yếu vào nơng nghiệp, do đó bị
ảnh hưởng đáng kể bởi thiên tai và dịch bệnh. Cung cấp cho người nghèo các dịch
vụ tài chính hiệu quả sẽ giúp họ đối phó với tính dễ tổn thương và do đó có thể
giảm nghèo. Tiếp cận tín dụng cho các hộ quy mô nhỏ là một yếu tố quan trọng
trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi. Nó tạo thành một yếu tố
thiết yếu của bất kỳ chiến lược giảm nghèo nào cho sự phát triển trong tương lai của
hệ thống tài chính (Barslund & Tarp, 2007). Tuy nhiên, các cá nhân nông thôn bị
hạn chế do thị trường tài chính nơng thơn kém phát triển.
Hoạt động tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn trong nhiều năm qua tuy đạt
được những kết quả nhất định, song so với mức tăng tín dụng chung của tồn bộ
nền kinh tế cịn thấp. Điều đó cho thấy tín dụng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp
ứng đủ cho nhu cầu và mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hiệu quả của tín
dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn cịn
chưa cao, chưa gắn kết được giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị
trường tiêu thụ. Mặt khác, thu nhập của các hộ nơng dân cịn thấp, cùng với việc xử
lý quyền sử dụng đất của người nơng dân cịn có những bất cập, nên việc cho vay
các khoản vốn lớn để mở rộng sản xuất của hộ gia đình nơng thơn là rất hạn chế.
Hiện nay nguồn cung tín dụng cho nơng nghiệp, nơng thơn nước ta bao gồm
tín dụng chính thức (TDCT) và tín dụng phi chính thức, trong đó TDCT ngày càng
phát triển, thể hiện ở tính đa dạng, nhiều thành phần sở hữu, và mở rộng về quy mô.
Mạng lưới TDCT cho vay đến nông nghiệp - nông thôn không chỉ các Ngân hàng
thương mại (NHTM) như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NHNo&PTNT), Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), Quỹ tín dụng Nhân
dân (QTDND), mà cịn cả các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể. Nguồn vốn,
doanh số cho vay và dư nợ tín dụng trong những năm gần đây ngày càng tăng, đối
tượng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng cũng ngày càng được mở rộng... Mặc dù đã

có những thành cơng nhất định, song so với mức tín dụng chung của cả nền kinh tế,
mức tín dụng cho lĩnh vực nơng nghiệp - nơng thơn cịn thấp, chưa đáp ứng được
nhu cầu và mục tiêu phát triển của khu vực này. Nơng dân - những người “đói vốn”

2


vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với TDCT, do vậy họ vẫn phụ thuộc vào
mạng lưới tín dụng phi chính thức ở nơng thơn (Trần Tiến Khai, 2014).
Theo đánh giá nghèo Việt Nam trong năm 2012 của Ngân hàng Thế giới, các
hộ gia đình nghèo của Việt Nam sống chủ yếu ở khu vực nơng thơn. Vì vậy, xóa đói
giảm nghèo, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn luôn được đặt ưu
tiên đầu tiên và nó là một trong những chủ trương lớn của Nhà nước Việt Nam để
cải thiện thu nhập và đời sống tinh thần của người nghèo cũng như thu hẹp khoảng
cách về trình độ phát triển giữa các vùng, các địa phương, quốc gia và các nhóm.
Do vậy, việc tạo điều kiện cho các hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam tiếp cận được
tín dụng, thốt nghèo thì nhà nước cần có các chính sách để người dân có thể tiếp
cận các nguồn vay để tăng gia sản xuất góp phần giảm nghèo tránh tạo áp lực cho
xã hội. Vì lý do đó, việc nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn
vốn vay chính thức của hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam” là đề tài mang tính
cấp thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn vay chính thức của hộ gia đình ở
nơng thơn Việt Nam.
Mức độ tác động của các yếu tố đó đến nguồn vốn vay chính thức của các hộ
gia đình ở nơng thôn Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên cứu để tìm câu
trả lời cụ thể như sau:
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nguồn vốn vay chính thức của các hộ gia đình ở

Nơng thơn Việt Nam ?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó như thế nào đến việc tiếp cận nguồn vốn
vay chính thức của các hộ gia đình ?
Những đề xuất, gợi ý chính sách nào được rút ra nhằm nâng cao khả năng tiếp
cận nguồn vốn vay chính thức của các hộ gia đình ở Nơng thơn Việt Nam ?

3


1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tác giả kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng tiếp cận và
lượng vốn vay chính thức gồm: Đặc điểm chủ hộ (Giới tính, tuổi, tình
trạng hơn nhân, trình độ), đặc điểm hộ (Tỷ lệ phụ thuộc, Số lượng lao
động), Đặc điểm tải sản sinh kế (Diện tích đất, Giá trị tài sản, Giá trị
tiết kiệm, Thu nhập), Vốn xã hội, Lãi vay, Có sổ đỏ,.. của các hộ gia
đình trong tồn quốc ở Nơng Thơn Việt Nam được khảo sát trong Bộ
dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nơng thơn Việt Nam –
VARHS (Vietnam Access to Resources Household Survey) năm
2012.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Dựa trên các nguồn số liệu thu thập từ nguồn đáng
tin cậy Bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn
Việt Nam – VARHS năm 2012.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên mẫu dữ
liệu bao gồm tồn bộ các hộ gia đình trong tồn quốc ở Nông Thôn
Việt Nam được khảo sát trong Bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực
hộ gia đình nơng thôn Việt Nam – VARHS.
1.5.


Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, tác giả nghiên cứu các mơ hình lý thuyết tổng qt trên thế
giới nhằm xác định mơ hình nghiên cứu phù hợp. Sau đó, trích lọc dữ
liệu từ Bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nơng thôn
Việt Nam – VARHS.
Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, tổng
hợp, mã hóa và làm sạch, sẽ tiến hành xử lý và phân tích số liệu bằng
phần mềm Stata 13.0. Trình tự thực hiện: thống kê mô tả, kiểm định
khác biệt trung bình (t test), ước lượng và kiểm định mơ hình bằng
phương pháp Probit để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp

4


cận vốn vay chính thức của các hộ gia đình nơng thơn Việt Nam và
phương pháp Tobit để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay
chính thức của các hộ gia đình nơng thơn Việt Nam.
1.6. Đóng góp của đề tài
Tìm ra các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận và lượng vốn chính thức của
các hộ gia đình qua đó đánh giá mức độ tác động và đề xuất một số giải pháp giúp
các hộ gia đình tiếp cận được nhiều hơn các nguồn vay (tín dụng) nhằm phục vụ
việc tăng gia sản xuất, xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu, phát triển kinh tế xã
hội.
1.7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài nghiên cứu được thực hiện và báo cáo trong luận văn này với cấu trúc
như sau:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

Nội dung này bao gồm lý do chọn đề tài; trình bày mục tiêu nghiên cứu; câu
hỏi nghiên cứu; phạm vi và đối tượng nghiên cứu; cấu trúc đề tài; đồng thời tóm

lược về phương pháp và số liệu nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết liên quan như các khái niệm, các lý
thuyết nghiên cứu, tóm lượt các nghiên cứu trong nước và ngồi nước trước có liên
quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Chương 3 này, tác giả giới thiệu về thủ tục nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
được thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Qua đó sẽ chỉ ra cách mà tác giả trả lời
và giải thích các hiện tượng và tuyên bố đã nêu trong chương 1, bao gồm: Thiết kế
nghiên cứu, tổng thể của nghiên cứu, nguồn dữ liệu, các công cụ nghiên cứu cơ bản,
các biến xử lý được sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

5


Chương 4 trình bày kết quả thống kê mơ tả, phân tích và kiểm định khác biệt
trung bình giữa các hộ gia đình có vay vốn và khơng vay vốn, ước lượng và kiểm
định mơ hình bằng phương pháp Probit để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận vấn vay chính thức của các hộ gia đình nơng thơn Việt Nam và phương
pháp Tobit để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của các hộ
gia đình nơng thơn Việt Nam. Phân tích các kết quả nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và đề xuất các chính sách.
Từ những kết quả đã phân tích ở chương 4, chương 5 sẽ tóm lược kết quả
nghiên cứu chính, đưa ra kết luận và gợi ý chính sách. Đồng thời nêu lên những hạn
chế trong nghiên cứu và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

6



CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến khái niệm, lý thuyết nghiên cứu.
Bên cạnh đó, kết hợp các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận vốn vay chính thức của các hộ gia đình nơng thơn Việt Nam và về các yếu tố ảnh
hưởng đến lượng vốn vay chính thức. Trên cơ sở đó, Tác giả tổng hợp các nghiên cứu và
các biến làm cở sở đưa ra mơ hình nghiên cứu lý thuyết cho nghiên cứu của mình.
2.1. Tổng quan về lý thuyết
2.1.1. Các khái niệm liên quan
Hộ gia đình: Khái niệm hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên

trong một gia đình có tài sản chung, cùng có quyền chiếm hữu sử dụng, định đoạt và
cùng có trách nhiệm dân sự đối với khối tài sản đó (Bộ luật Dân sự năm 2005).
Nông thôn: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Nông thôn là khái

niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nơng
thơn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội... Kinh tế
nơng thơn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông
thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất, về cơ chế kinh tế... vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nơng nghiệp, nơng
thơn.
Tín dụng: Theo Nguyễn Đăng Dờn (2009) tín dụng là quan hệ vay mượn được biểu

hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật dựa trên nguyên tắc người đi vay phải hoàn trả
cho người cho vay cả vốn lẫn lãi sau một thời hạn nhất định. Nguyên tắc tín dụng: Nợ
vay phải được hồn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn cam kết; Khách hàng sử
dụng vốn vay đúng mục đích; Việc bảo đảm tiền vay phải được thực hiện theo quy định
của chính phủ và Thống đốc NHNN.
Tín dụng chính thức: Theo Trần Tiến Khai (2014), tín dụng chính thức là hình thức


tín dụng hợp pháp được sự cho phép của nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt

7


động dưới sự giám sát và chi phối của ngân hàng nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động
phải tuân theo luật NH như quy định về khung lãi xuất, huy động vốn, cho vay…và
những dịch vụ mà chi có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp được. Các tổ
chức tín dụng chính thức bao gồm các NH thương mại, NH phục vụ người nghèo (NH
CSXH), Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp chính phủ (theo luật NHNN
VN).
Vốn vay chính thức: Ở Việt Nam, vốn vay chính thức được cung cấp cho các hộ gia

đình ở khu vực nơng thơn thơng qua: Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN&PTNT), Ngân hàng thương mại
(NHTM), các tổ chức quỹ tín dụng nhân dân, các hiệp hội và các quỹ khác theo chương
trình hỗ trợ của chính phủ. Nhằm mục tiêu giảm nghèo thông qua việc cung cấp các
khoản vay không cần tài sản thế chấp, vay với lãi suất thấp cho người nghèo với mục
đích đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hoặc kinh doanh khác. Các hộ gia đình đủ điều kiện
vay vốn là các hộ gia đình nghèo theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và đơn xin vay vốn được chứng nhận bởi
Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã. (Trần Tiến Khai, 2014).

8


CÁC NHÀ CUNG CẤP
DVTCVM


CHÍNH THỨC

PHI CHÍNH THỨC

BÁN CHÍNH THỨC

NHTM

6 TC/50% khách
hàng của TCTCVM

NHCSXH

44 TC /quy mô nhỏ

Họ/Phường
Họ hàng và bạn bè
Người cho vay

QTDNDTW
QTDNDCS
CH cầm đồ

Nhà GD nhỏ

Nhà CC đầu vào

ĐL Marketing

TYM, M7


Nguồn: Ngân hàng phát triển ASIAN 2010

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống tài chính vi mơ Việt Nam

2.1.2. Lý thuyết liên quan
Theo nhiều nghiên cứu học thuật phổ quát đã nhấn mạnh rằng: Hỗ trợ tín dụng cho
người nghèo các hộ gia đình là điều quan trọng giúp ích cho họ để thúc đẩy quyền tự chủ
trong sản xuất và kinh doanh, thúc đẩy sản xuất hàng hoá và cũng cải thiện khả năng tiếp
cận thị trường. Nó sẽ tiếp tục góp phần tăng thu nhập hộ gia đình nghèo cũng như chi tiêu
và sẽ cải thiện của cuộc sống nghèo đói (Armendáriz & Morduch, 2010). Hỗ trợ với các
khoản tín dụng sẽ trao quyền cho các hộ gia đình nghèo liên quan đến khả năng tiếp cận
của khu vực tài chính. Nó sẽ cung cấp cho các lợi ích khác nhau cho các hộ gia đình
nghèo chẳng hạn như cơ hội việc làm mới, thu nhập mới, dòng tiêu thụ. Đây là một cơ
hội cho họ để thoát khỏi cảnh nghèo đói của họ. Ngồi ra, tín dụng được xem như là một

9


cơng cụ quan trọng đối với các hộ gia đình để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và cũng để
giảm biến động tiêu thụ. Trong đó, tín dụng vi mơ và các dịch vụ tài chính khác sẽ cho
phép người nghèo tích lũy được tài sản và làm giảm áp lực cho nền kinh tế (Khandker,
2003).
Theo các nhà kinh tế học thuộc trường phái Ohio như Adams (1984), Von Pischke
(1978), Gonzalez & Vega (1984) tranh luận rằng chỉ có một bộ phận rất nhỏ của nông
dân nghèo tiếp cận và sử dụng được nguồn tín dụng với lãi suất thấp trong các nước đang
phát triển. Những nỗ lực của hệ thống ĐCTDNT thuộc khu vực chính thức ít khi mang lại
lợi ích cho người nghèo vì: u cầu về tài sản thế chấp như là điều kiện tiên quyết; Các
định chế thường giới hạn cung cấp tín dụng đến nơng dân nghèo để giảm chi phí giao
dịch vì chi phí giao địch sẽ rất cao so với số tiền vay rất nhỏ và với số người mượn đông;

Do khống chế của chính sách lãi suất trần, các định chế thường tìm thấy hiệu quả và ít rủi
ro khi cho vay đối với nơng dân có qui mơ sản xuất lớn (nơng dân giàu); Có nhiều người
nghèo khơng có khả năng trả lại nợ và điều này làm ảnh hưởng chung đến uy tín người
nghèo về khả năng thanh tốn.
Theo Deaton (1992) và Attanasio (1999), bằng mơ hình hóa hành vi tiêu dùng với
giả thuyết thu nhập cả đời, lập luận rằng sự khác biệt giữa thu nhập và tiêu dùng (tiết
kiệm hoặc vay) được xác định bởi các hộ gia đình lựa chọn mức độ tiêu dùng tối ưu trong
từng thời kỳ, với ràng buộc ngân sách liên thời gian. Thu nhập cả đời thường có dạng
hình “bướu”: thấp ở thời gian đầu trong cuộc sống cũng như sau này khi con người hoàn
toàn hoặc một phần rút khỏi thị trường lao động. Do đó, mơ hình này dự đốn là vay
mượn sẽ cao hơn đối với hộ gia đình trẻ và các hộ gia đình trong độ tuổi trung niên sẽ tiết
kiệm cho hưu trí sau này. Hơn nữa, Deaton và Attanasio cũng chỉ ra rằng hành vi tiêu
dùng cịn bị chi phối bởi qui mơ hộ gia đình cũng như đặc điểm nhân khẩu học của các
thành viên và các khoản vay có thể phụ thuộc quan trọng vào sự khơng chắc chắn của
dịng thu nhập suốt đời. Mơ hình hành vi tiêu dùng cũng chỉ ra những yếu tố khác có ảnh
hưởng tới vay tiêu dùng của hộ: hàng hóa lâu bền và khó khăn về thanh khoản.

10


Stiglitz & Weiss (1981) cho rằng phân phối tín dụng theo cơ chế phi giá cả không
chỉ là kết quả của sự can thiệp của chính phủ, mà cịn từ hành vi của người cho vay và
người đi vay trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường tín dụng. Vai trị
quan trọng của thơng tin về người vay đối với quyết định chấp thuận của người cho vay
được Hoff & Stiglitz (1993) chỉ ra qua bước đánh giá mức độ tín nhiệm của người xin
vay. Thơng tin bất cân xứng tạo ra ít nhất hai vấn đề trong tín dụng vi mơ – lựa chọn bất
lợi và rủi ro đạo đức. Lựa chọn bất lợi phát sinh trong q trình sàng lọc, những người
cho vay khơng phân biệt được khách hàng “tốt” và “khơng tốt” và vì vậy không cho
những khách hàng “tốt” vay, thị trường không cung cấp các khoản tín dụng đến đối tượng
khách hàng mục tiêu. Rủi ro đạo đức liên quan đến các cơ chế giám sát và thực thi sau

khi khoản vay được chấp thuận do người cho vay không nỗ lực hồn trả vốn vay vì họ
biết các TCTD chia sẻ một phần rủi ro của khoản vay đó (Phạm & Lensink, 2007). Vì
vậy các TCTD quyết định cho vay hay khơng và quyết định mức tín dụng bao nhiêu dựa
trên các thơng tin mà họ có được về khách hàng vay. Như vậy, không phải tất cả các
khách hàng vay sẽ nhận được tín dụng mà họ áp dụng cho. Do đó, khách hàng vay phải
đối mặt với sàng lọc tín dụng bất kể khả năng trả nợ của họ. (Theo Phan Đình Khơi
(2012).
Theo Nguyễn Thị Bích Đào (2008) tín dụng có vai trị trong phát triển nơng thơn
và xóa đói giảm nghèo như sau:
Tín dụng góp phần thúc đẩy hình thành thị trường tài chính nơng thơn.
Giảm chi phí trao đổi và giao dịch, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ và phạm
vi phân cơng lao động.
Tín dụng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp
thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
Tín dụng góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao cuộc sống tinh thần, vật
chất cho người nơng dân. Hoạt động tín dụng thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế nạn cho
vay nặng lãi trong nông thôn.

11


Cung cấp nguồn cần thiết để đầu tư cho sản xuất nơng nghiệp, kinh doanh.
Đẩy mạnh thương mại hóa nơng nghiệp, thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp
Tiếp cận được tín dụng được coi là cơng cụ chủ chốt nhằm phá vỡ vịng luẩn quẩn
của đói nghèo.
Tín dụng thúc đẩy phát triển nơng thơn, giảm nghèo đói, thu nhập người nghèo
tăng sẽ làm cho hệ thống tín dụng ở nơng thôn phát triển hơn.
Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nơng hộ trong
sản xuất nơng nghiệp: Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng có thể chịu sự tác động chia phối
bởi các yếu tố như: giá trị tài sản của nông hộ, diện tích đất mà nơng hộ nắm giữ, giới

tính chủ hộ, tuổi của chủ hộ, mức độ quen biết trong xã hội, mục đích sử dụng nguồn vốn
tín dụng, thu nhập và chi tiêu bình quân trong hộ, số thành viên trong hộ và số người phụ
thuộc trong hộ,... Mỗi yếu tố sẽ tác động khác nhau đến khả năng tiếp cận tín dụng của
nơng hộ. Tùy vào đặc trưng của từng vùng, từng địa phương cách quản lý của chính
quyền địa phương mà mỗi nhân tố sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng tiếp
cận nguồn vốn tín dụng.
2.2. Tổng quan nghiên cứu trước liên quan đến khả năng tiếp cận và lượng vốn
vay
2.2.1. Nghiên cứu trong nước liên quan đến khả năng tiếp cận và lượng vốn vay
Theo nghiên cứu của Võ Hồng Phượng & Lê Minh Tiến (2007) khi nghiên cứu
“Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định nhu cầu vay vốn của các nơng hộ
ở huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long”. Đã rút ra kết luận các yếu tố: tuổi, giới tính, số
người phụ thuộc, trình độ học vấn, diện tích đất, thu nhập, tiết kiệm là các nhân tố ảnh
hưởng đến nhu cầu vay và quy mô vay vốn, trong đó tiết kiệm là yếu tố ảnh hưởng nhiều
nhất.
Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hà (1999) về “So sánh sự đóng góp của nguồn tín
dụng chính thức và phi chính thức cho các khoản tín dụng nhỏ cho người nghèo ở Việt
Nam”. Bằng việc sử dụng mơ hình mơ hình Probit và Logit, tác giả chỉ ra rằng các nhân

12


tố: số thành viên trong hộ và chi tiêu trên đầu người của hộ có tác dụng mạnh mẽ đến khả
năng vay mượn của nông hộ và giá trị của món vay. Tuy nhiên, tuổi tác lại có tác động
tiêu cực đến khả năng năng vay mượn nhưng lại có tác động tích cực đối với giá trị của
món vay. Ngồi ra, quy mơ của hộ lại có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận cũng
như việc vay mướn.
Nghiên cứu Trần Thơ Đạt (1998) về “Khả năng tiếp cận tín dụng ở nơng thơn Việt
Nam”. Với việc sử dụng mơ hình Logit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ
nhất, tác giả chỉ ra rằng các biến độc lập như quy mơ đất, diện tích đất nơng nghiệp, số

thành viên trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, việc quen biết và địa vị xã hội có ảnh hưởng tích cực
đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ.
Nghiên cứu của Trương Đông Lộc Và Trần Bá Duy (2008), “Các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang”. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức của nơng hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tác giả sử dụng mơ
hình Probit để phân tích những tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của nơng hộ, kết
quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nơng
hộ bao gồm: tuổi chủ hộ, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, diện
tích đất của chủ hộ, khả năng đi vay từ các nguồn khơng chính thức, thu nhập của hộ và
tổng tài sản của hộ.
Nghiên cứu của Vương Quốc Duy & Lê Long Hậu (2012), “Vai trò của tín dụng
chính thức trong đời sống nơng hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Bài nghiên cứu sử
dụng phương pháp Tobit và Probit, kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ có vay vốn sẽ
có điều kiện tốt hơn để gia tăng thu nhập, tăng giá trị tài sản, tăng chi tiêu cho giáo dục và
chi tiêu cho thực phẩm hơn là hộ khơng vay vốn. Do đó, việc tiếp cận tín dụng có thể
giảm tỷ lệ hộ nghèo đói ở vùng ĐBSCL - Việt Nam.
Nghiên cứu của Lâm Chí Dũng (2003), khi nghiên cứu về “Tín dụng phi chính
thức ở nơng thơn miền Trung”. Cho thấy, những hộ có trình độ học vấn càng thấp thì khả
năng vay vốn ở khu vực chính thức càng ít, ngược lại họ tìm kiến nguồn tài trợ từ khu
13


vực phi chính thức. Các hộ có thu nhập có xu hướng tiếp cận vốn từ khu vực phi chính
thức nhiều hơn hộ có thu nhập cao.
Nghiên cứu của Trần Ái Kết (2009) “Một số giải pháp chủ yếu về vốn tín dụng
của trang trại ni trồng thủy sản ở Trà Vinh”, nghiên cứu về vốn tín dụng tại 310 trang
trại nuôi tôm sú tại 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành - tỉnh Trà Vinh.
Đề tài đã sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến và mơ hình Logit nhị phân để xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của trang trại nuôi trồng

thủy sản. Kết quả phân tích hồi qui mơ hình Logit nhị phân cho biết có nhiều yếu tố trong
mơ hình tác động ở mức có ý nghĩa tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của trang
trại. Một số yếu tố tương quan nghịch với khả năng bị giới hạn tín dụng của trang trại:
nghề nghiệp của chủ trang trại, tổng giá trị tài sản của trang trại; tiết kiệm, diện tích đất
thổ cư có sổ đỏ. Các yếu tố có tác động thuận như tuổi, trình độ học vấn của chủ trang
trại, có sử dụng tín dụng thương mại, tỷ lệ diện tích mặt nước ni thực tế và thu nhập
phi sản xuất của trang trại.
2.2.2. Nghiên cứu nước ngoài liên quan đến khả năng tiếp cận và lượng vốn vay
Nghiên cứu Hawley & Fujii (1991), phân tích thơng tin từ dữ liệu khảo sát tài chính
tiêu dùng ở các tổ chức tín dụng của 3.665 hộ gia đình ở Hoa Kỳ năm 1983 bằng hồi qui
mơ hình Probit, cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng tiêu dùng
của hộ: chủng tộc, tuổi, giới tính và tình trạng hơn nhân của chủ hộ, thu nhập và chi tiêu
của hộ. Trong đó, chủ hộ là nam, lớn tuổi, có con cái và gia đình có thu nhập cao trong
khi chi tiêu thấp và chủ hộ da trắng có khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn chủ hộ da màu.
Nghiên cứu của Diagne (1999), thông qua việc sử dụng giá trị log của hàm gần
đúng, tác giả cho thấy rằng nguồn hình thành nên tài sản của hộ thì quan trọng hơn nhiều
so với tổng giá trị tài sản hoặc số đất mà hộ nắm giữ và nguồn hình thành nên tài sản
được xem là nhân tố quyết định khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ. Đặc
biệt, giá trị của đất và giá trị vật nuôi trong tổng giá trị tài sản của hộ càng cao thì nó càng
có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ. Tuy nhiên, diện

14


tích đất mà hộ năm giữ cũng có tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng phi chính
thức.
Nghiên cứu Chien & DeVaney (2001), sử dụng dữ liệu khảo sát về tài chính tiêu
dùng của 4.305 hộ gia đình năm 1998 ở Hoa Kỳ, bằng phân tích hồi qui mơ hình Tobit,
cho thấy nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lượng tín dụng tiêu dùng ở tổ chức tín dụng của hộ.
Chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn, có gia đình và có chun mơn cũng như có thái độ

rõ ràng đối với nghĩa vụ trả nợ sẽ có lượng tín dụng cao hơn. Hộ gia đình có nhiều nhân
khẩu và có thu nhập thấp cũng có khả năng vay được nhiều hơn.
Nghiên cứu của Okurut (2006), nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng của người nghèo và người da màu ở Nam Phi đối với thị trường
chính thức và phi chính thức. Bằng việc sử dụng mơ hình Probit và mơ hình Logit, tác giả
chỉ ra rằng người nghèo và người da màu bị hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn tín
dụng này. Trong phạm vi quốc gia, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức chịu sự
chi phối mạnh mẽ bởi giới tính, độ tuổi, số thành viên trong hộ, trình độ học vấn, chi tiêu
và chủng tộc của hộ. Việc nghèo khó có tác động xấu đến việc tiếp cận nguồn tín dụng
chính thức. Ở thị trường tín dụng phi chính thức, việc tiếp cận các khoản tín dụng này
chịu sự tác động tích cực bởi số thành viên trong hộ và vị trí khu vực nơng thơn. Trong
khi đó các nhân tố có tác động xấu đến việc tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức đó là
nam giới, vị trí nơng thơn, việc nghèo khó và bần cùng.
Guangwen & Lili (2005), trong nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của các nơng hộ ở
huyện Tongren, Trung Quốc; qua phân tích hồi qui Probit đã kết luận các yếu tố tác động
đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nơng hộ là: trình độ học vấn của chủ
hộ và mức giàu có của hộ có tương quan thuận tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức;
nguồn thu nhập và chính sách của địa phương cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh tới khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ; tuổi của chủ hộ, giá trị tiết kiệm và số con
dưới tuổi lao động trong hộ cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tiếp cận tín dụng chính
thức của nơng hộ.

15


Nghiên cứu tại Bangladesh, Khandker (2003), chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận tín dụng là tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ, đối với các hộ để vay
được vốn thì trình độ học vấn của chủ hộ và diện tích đất sở hữu là yếu tố quan trọng.
Để chứng minh cho những nghiên cứu trên, Vaesen (2001) đã khảo sát khả năng
tiếp cận tín dụng nơng thơn ở các ngân hàng Nơng nghiệp ở miền Bắc Nicaragua. Bằng

việc sử dụng mơ hình hồi qui Logit, kết quả cho thấy rằng khả năng tiếp cận tín dụng
chịu ảnh hưởng bởi trình độ học vấn, số thành viên trong hộ, những hoạt động phi nông
nghiệp, việc tiếp cận thông tin và việc giới thiệu.
2.3. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước đây
Tác giả

Khu vực

Phương
pháp

Võ Hồng
Phượng &
Lê Minh
Tiến (2007)

Huyện Tam
Bình, Tỉnh
Vĩnh Long,
Việt Nam

Phương
pháp Probit
và Tobit

Vũ Thị
Thanh Hà
(1999)


Việt Nam

Phương
pháp Probit
và Logit

Trần Thơ
Đạt (1998)

Nông thôn
Việt Nam

Phương
pháp Logit
và OLS

Tỉnh Kiên
Giang

Phương
pháp Probit

Trương
Đông Lộc
& Trần Bá
Duy (2008)

Kết quả
Tuổi, giới tính, số người phụ thuộc, trình độ học
vấn, diện tích đất, thu nhập, tiết kiệm là các nhân tố

ảnh hưởng đến nhu cầu vay và quy mơ vay vốn,
trong đó tiết kiệm là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất.
Số thành viên trong hộ và chi tiêu trên đầu người
của hộ có tác dụng mạnh mẽ đến khả năng vay
mượn của nông hộ và giá trị của món vay.
Tuổi tác có tác động tiêu cực đến khả năng năng
vay mượn nhưng lại có tác động tích cực đối với
giá trị của món vay.
Quy mơ của hộ có tác động tiêu cực đến khả năng
tiếp cận cũng như việc vay mượn.
Quy mơ đất, diện tích đất nơng nghiệp, số thành
viên trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc, việc quen biết và địa
vị xã hội có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp
cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ.
Các yếu tố tác động gồm: tuổi, quy mơ hộ, học vấn,
diện tích đất, thu nhập và tổng tài sản.

16


×